Đi Tìm Cổ Nguyệt
Đường
và
Mối
Tình Hồ Xuân Hương và Nguyễn
Du
TS Phạm
Trọng Chánh
|
|
I . Ba năm
vẹn mối tình Nguyễn Du & Hồ Xuân Hương |
I . 1.
Mùa hè 2011,
sau một chuyến du hành khắp nước, tôi dành 5
ngày về ở tại Làng Nghi Tàm trên đường Xuân
Diệu. Suốt năm ngày dù trời mưa gió, hay
nắng tốt tôi cũng đi khắp làng Nghi Tàm,
khắp các đình, chùa, vườn hoa kiểng quanh Hồ
Tây, tôi hỏi thăm, trò chuyện cùng các cụ
già, thăm dấu vết từng di tích ghi dấu trong
thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ
và nhất là 31 bài thơ của Tốn Phong Nham
Giác Phu, viết ca tụng nữ thi sĩ: Tao
đàn xuất hiện vị thơ thần và
cũng là người đẹp Phi
Mai xuân sắc nhất kinh thành, mà hai
trăm năm qua cả nước tốn không biết bao
nhiêu là bút mực tìm kiếm về nàng.
Hồ Xuân
Hương, tên thật là Hồ Phi Mai, con cụ Hồ
Phi Diễn, chánh quán tại Quỳnh Lưu, Hà
Tỉnh,và bà mẹ họ Hà quê Hải Dương, nhưng
sinh ra và lớn lên tại làng Nghi Tàm, nơi
nổi tiếng nghề dệt lụa, làm giấy, dệt lĩnh
đen. Tây Hồ có cảnh đẹp " Tây Hồ Bát Cảnh
". Một thi xã đời Vĩnh Hựu (1735-1739) nhà
Lê đã ca tụng tám cảnh đẹp quanh Tây Hồ:
- Bến trúc
Nghi Tàm: bến tắm chúa Trịnh Giang dưới
dãy trúc ngà làng Nghi Tàm.
- Rừng bàng
Yên Thái: khu rừng bàng trên núi đất làng
Bưởi do chúa Trịnh Giang bắt trồng.
- Đàn thề
Đồng Cổ: Đàn do vua Lý Thái Tông
(1028-1054) xây để hàng năm quần thần đến
đây, để hàng năm quần thần đến thề để tỏ
lòng trung hiếu.
- Phật say
làng Thụy. Chùa làng Thụy Chương có pho
tượng Phật chống gậy, người thợ điêu khắc
sai trông giống như dáng người say rượu,
lại hóa ra một kiệt tác, ai xem cũng thích
thú.
- Sâm cầm
rợp bóng: Nghề săn chim sâm cầm ở các làng
quanh Hồ Tây.
- Đồng hoa
Nghi Tàm: Làng Nghi Tàm làm nghề trồng hoa
có những vườn hoa rất đẹp.
- Chợ đêm
Khán Xuân: Chúa Trịnh thường họp hội chợ
đêm cùng các cung nữ, thái giám tại đền
Khán Xuân để mua vui. Phạm Đình Hổ trong
Tang Thương ngẫu lục bài chuyện cũ trong
vương phủ có tả cảnh hội chợ: nội thị,
cung nữ bắt chước việc mua bán ngoài đời
làm trò vui.Chợ đêm vào dịp Trung Thu,
hàng ngàn chiếc đèn lồng do các cung nữ
chế tạo bằng gấm trong cung, treo khắp
nơi. Các quan nội thị chít khăn như đàn bà
ngồi bán đủ các thứ hàng, các cung nữ đi
lại vừa mua vừa tranh cướp, bắt chước
những tiếng thường dùng nơi chợ búa. Nửa
đêm Chúa Trịnh ngự xuống thuyển rồng,
thuyền bơi qua bơi lại đàn sáo, người hát
xướng hoà ca cho đến khi gà gáy.
- Tiếng đàn
hành cung: Tiếng đàn các cung nữ nơi hành
cung chúa Trịnh nay là chùa Trấn Quốc.
|
I . 2.
Cổ Nguyệt
Đường nơi đâu ? Tôi đi nhiều lần trên con
đường nhỏ không tên từ chùa Kim Liên đến
đình Nghi Tàm và đọc lại thơ các danh sĩ,
Nhà nàng là một khu đất rộng trên đường này,
nằm bên Bến trúc Nghi Tàm. Tốn Phong gọi nhà
nàng là đình, hay viện Thơ
Tốn Phong : Ai đến đình mai hỏi chủ nhân
Bài 3) Chủ nhân trước viện trắng mai hoa,
Bài 5, Riêng tựa đình mai một ánh trăng
Bài 7 Đình nguyệt tròn xoe sáng ánh rằm
,Bài23..
Cổ Nguyệt
Đường là một ngôi nhà lớn, năm cụ Hồ Phi
Diễn thọ 80 tuổị, năm 1783, học trò cụ
lớn, bé, kẻ làm quan đỗ đạt đã chung góp
tiền lại xây nhà cho thầy, năm ấy vì bận
rộn xây cất, Xuân Hương Hồ Phi Mai được
gửi về Quỳnh Lưu quê cha một thời gian. Đó
là tục lệ mừng thượng thọ 80 cho thầy ngày
xưa, cụ sống đến 83 tuổi, và bà mẹ Xuân
Hương họ Hà sống đến năm 1814. Năm 1813
Tốn Phong còn gặp.Năm 1814 Trần Phúc Hiển
cưới Xuân Hương, nhưng vì cư tang mẹ một
năm, nên năm sau mới về Vịnh Hạ Long. Đình
làng Nghi Tàm xưa là một khu đất rất rộng,
xưa có Đài Khán Xuân của Chúa Trịnh, nay
chỉ còn một cái đình nhỏ khu đất hẹp lại.
Cạnh đài Khán Xuân còn có ngôi gác tía của
Nguyễn Khản, anh Nguyễn Du, ông thường ra
đây đi câu cùng Chúa Trịnh. Từ năm 1790
đến 1793, Nguyễn Du về với anh Nguyễn Nể ở
Bích Câu, dinh thự cha anh ở Bích Câu bị
kiêu binh phá hủy, Nguyễn Nể khi ra làm
quan Tây Sơn có lẽ đã cho xây dựng lại một
ngôi nhà trên đất này, nhưng Nguyễn Du thì
thường ở nơi ngôi gác tía cạnh đền Khán
Xuân.
Cổ Nguyệt
Đường cạnh chùa Kim Liên, cho nên Phạm
Đình Hổ đã viết: Từ
thuở làm thân khách Cố kinh. Kim Liên
qua lại đã bao lần, anh chàng này
từng là học trò cụ Đồ Diễn, nên biết Xuân
Hương từ thuở còn thiếu nữ. Trong Vũ Trung
tùy bút tr 42, cho biết năm 1798-1799 có
dạy học tại thôn Khánh Văn, hạ lưu sông Tô
Lịch không xa nhà Xuân Hương.. Trong Tang
Thương Ngẫu lục,q 2 tr 231 có bài ký tả
cảnh chùa Kim Liên. " Mùa
thu năm Đinh Tỵ (1797) tôi cùng các ông
Nguyễn Thạch Hiên, Nguyễn Kính Phủ,
Hoàng Hy Đỗ đến vãn cảnh chùa Kim Liên ở
làng Nghi Tàm, nơi trụ trì của Hoà
Thượng Huệ (nội thị của chúa Uy Vương) "
Phạm Đình Hổ đến thăm Xuân Hương cùng các
bạn nhân đó ra về thăm chùa Kim Liên.Qua
Vũ Trung Tùy bút ta biết Phạm Đình Hổ nhà
ở phố Hàng Buồm và Nguyễn Kính Phủ (Nguyễn
Án) ở cạnh đền Lý Quốc Sư bên Hồ Gươm,
(nay là phố Nhà Thờ).
Quang cảnh
chung quanh Cổ Nguyệt Đường thế nào? :
Theo thơ Tốn Phong, người viết tựa cho Lưu
Hương Ký.:
Phía trước
nhà có trồng một cây bàng lớn: Cội
bàng trăng khuất chiếu mai đình bài 6.
Chung quanh
nhà có trồng nhiều cây mai (mơ) Chủ
nhân trước viện trắng mai hoa Bài 5, Bên
quán người hoa chỉ thích mai.Bài 9 Tiết
hàn mai tự nở ngàn hoa bài 26.
Nhà nàng
cạnh bến trúc làng Nghi Tàm: Vàng
bay lá trúc ngõ chuyền oanh. Bài 6,
Phượng cầm tự khóm trúc vang thanh, bài
14, Khóm trúc đình mai ta với ta, bài
21,Bến trúc mừng vui gặp mỹ nhân bài 25
Trên bến có
trồng vài cây liễu: Bến nước đìu hiu
liễu rủ cành, bài 6
Trong vườn
có trồng cây vông và cây mận: Ngô
đồng lá cũ mơ hồn phượng, ngõ hạnh lạnh
tàn chuyển bóng oanh ,bài 17.
Nhà Xuân
Hương có trồng nhiều hoa, hoa đào, để bán
như các nhà khác trong làng Nghi Tàm:
Nàng đây đối mặt giữa hoa ngàn, bài 7.
Gió mát từng cơn quét ngấn hồng (hoa
đào) bài 8. Muôn tía ngàn hồng xuân sắc
tới, bài 9 . Hoa trời khai nở rộ đình
xuân, bài 25.
Hồ Xuân
Hương có nuôi một con chim phượng hoàng
đất do người bà con từ Quỳnh Lưu gửi cho: Biếc
rụng cành ngô sân phượng múa bài 6. Thơ
thời niên thiếu Hồ Xuân Hương có bài Vịnh
ông cắn đánh nhau, tả hai con chim phượng
hoàng đất bài 35 phần C văn bản Landes.
Nhà nàng
quay mặt về hướng Đông nhìn ra Hồ Tây:: Đối
mặt trời xanh, mưa móc thuận Bài I.
Nhà được xây
cất theo hình chữ khẩu: Có tả viện làm nơi
tiếp khách, bán giấy,mực, sách. Hoa
đơm tả viện hương còn ẩm, bài 22.
Hữu viện là nơi dạy học, tiền viện là nhà
thờ, hậu viện là khuê phòng Hồ Xuân
Hương.Chính giữa, sân trống có hòn non bộ
và chậu kiểng: Chim
hót non hàn khói biếc dâng, bài 22
|
I . 3.
Cổ Nguyệt Đường cũng không
xa Đền Khán Xuân, nay là khu đình làng Nghi
Tàm, nơi đó cha, anh Nguyễn Du có ngôi nhà
mát để câu cá.. Nguyễn Du sau ba
năm(1787-1790) chu du Vân Nam, Trường An,
Hàng Châu gặp anh Nguyễn Nể và Đoàn Nguyễn
Tuấn tại Hoàng Châu, trở về ở Thăng Long ở
với anh Nguyễn Nể. Trong bài Mộng đắc thái
liên, Nguyễn Du gọi Xuân Hương là lân nữ, cô
hàng xóm, và hẹn hò cùng nàng hái sen. Mối
tình ba năm (1790-1793) Chữ
tình chốc đã ba năm vẹn .Thơ
Hồ Xuân Hương bài Cảm Cựu. Kiêm Trình Cần
Chánh học sĩ Nguyễn Hầu, hầu Nghi Xuân, Tiên
Điền nhân..
Mơ thấy hái sen |
Mộng đắc thái liên |
I .
Xắn gọn quần cánh bướm,
Chèo thuyền nan hái
sen.
Nước hồ dâng lai
láng,
Bóng người soi nước
trong. |
I .
Khẩn thúc giáp điệp quần
Thái liên trạo tiểu
dĩnh.
Hồ thủy hà xung dung,
Thủy trung hữu nhân ảnh. |
II .
Tây Hồ, hái, hái
sen,
Hoa, gương chất mạn
thuyền,
Hoa tặng người mình
kính,
Gương tặng người mình
thương. |
II .
Thái, thái Tây Hồ liên,
Hoa thực câu thướng
thuyền.
Hoa dĩ tặng sở úy,
Thực dĩ tặng sở liên. |
III .
Sáng nay đi hái sen.
Hẹn láng giềng đi với.
Nàng đến tự bao giờ ?
Cách hoa nghe cười nói . |
III .
Kim thần khứ thái liên,
Nãi ước đông lân nữ,
Bất tri lai bất tri,
Cách hoa văn tiếu ngữ. |
IV.
Hoa sen ai cũng yêu,
Cọng sen nào ai
thích,
Trong cuống có tơ
bền.
Vấn vương hoài không
dứt. |
IV .
Cộng tri liên liên hoa,
Thùy giả liên liên cán.
Kỳ trung hữu chân ty,
Khiên liên bất khả đoạn. |
V.
Lá sen màu xanh
xanh,
Hoa sen đẹp xinh
xinh,
Hái chớ làm lìa ngó,
Năm sau sen chẳng
sinh. |
V.
Liên diệp hà thanh thanh,
Liên hoa kiều doanh doanh.
Thái chi vật thương ngẫu,
Minh niên bất phục sinh. |
Thơ chữ Hán Nguyễn Du,
Nhất Uyên dịch thơ |
Bài Mộng đắc thái liên, Nguyễn Du
làm khoảng năm 1804-1805, sau khi được triệu
vào kinh đô Huế thăng chức Đông Các Học Sĩ,
chức vụ thân cận vua Gia Long, hàng ngày
dâng sách cho vua đọc, bàn luận cùng vua về
trị nước, thảo các chiếu biểu cho vua. Nhìn
hồ sen hồ Tịnh Tăm, Nguyễn Du không khỏi nhớ
đến những ngày mơ mộng hơn mười năm xưa đã
cùng nàng cô hàng xóm, hẹn nàng đi hái
sen,nàng đã đến trong lòng chàng từ lúc nào,
tiếng nàng vọng từ sau khóm hoa. Nguyễn Du
kín đáo ví von tình mình như sợi tơ bền vấn
vương hoài không dứt. Xắn gọn chiếc quần ống
rộng có dây thun phiá dưới, phùng ra như
cánh bướm, chèo thuyền đi hái sen, nước hồ
lai láng, dưới nước in bóng hai người. Hái
sen Hồ Tây, hái hoa và hái gương, hoa tặng
người mình kính, gương tặng người mình
thương. Hôm ấy đi hái sen, hoa Nguyễn Du
tặng cho bà Hà, mẹ của Xuân Hương và anh
Nguyễn Nể, và gương có lẽ tặng hết cho Phi
Mai để nấu chè hột sen !. Sáng sớm đi hái
sen, hẹn với nàng láng giềng, nàng đến không
biết tự lúc nào, sau khóm hoa đã nghe nàng
cười nói ròn rã.. Ai cũng thích hoa sen,
nhưng mấy ai thích thân hoa sen, có những
sợi tơ bền, vấn vương không bao giờ dứt.
Nguyễn Du đã kín đáo ví lòng mình, mối tình
với nàng không bao giờ dứt.. Lá sen màu xanh
xanh, hoa sen đẹp xinh xinh, vì đâu ai hái
đã làm lìa ngó, mà năm sau chẳng có hoa
sen.?
|
I . 4.
Trong
bài Chơi Tây Hồ nhớ bạn, Hồ Xuân Hương trả lời
bài Độc Tiểu Thanh Ký có câu: Trấn
Quốc rêu phong vẫn ngấn thơ. Lời thơ đề
chùa Trấn Quốc rêu phong cổ kính còn vang
vọng. Bài Đề Trấn Quốc Tự Hồ Xuân Hương chép
trong Hương Đình Cổ Nguyệt thi tập, tập thơ
này gồm những bài ngâm vịnh rất đứng đắng, có
lẽ Đại Thần Trương Đăng Quế, Tùng Thiện Vương
đã đọc tập này nên sánh với Mai Am Công Chúa
với Hồ Xuân Hương và Phạm Lam Anh (Thế kỷ 19,
các nhà thơ đương thời nhìn Hồ Xuân Hương là
một nhà thơ đứng đắn, lãng mạn, không có
chuyện là một nhà thơ dâm tục)
Ai là người đến đó khách đài
trang, dòng dõi quyền quí, cơn gió nam nhẹ
lướt êm êm, trăng nước sóng lồng cánh sen
vừa mới nở, non nõn tinh khiết. Khói hương
chùa như chiếc tàng lộng quý báu, lại bay
lên, như cánh cò cánh hạc nối mây. Đóa hoa
sen mới nở như nụ cười hàm tiếu nhẹ nhàng
rửa tan niềm tục, cỏ xanh mùa xuân như gợi
tỉnh niềm mơ. Đến cảnh muốn nhìn lại hỏi
chàng. Nguyễn Du lòng đang muốn về quê Hồng
Lĩnh, tung tay áo vẫy gọi đàn hồng nhạn bay
về phía Đông Nam.
Đề chùa Trấn Quốc |
Đề Trấn Quốc tự |
Ai người đến đó, khách đài
trang,
Nhẹ lướt êm êm cơn gió
Nam.
Trăng nước sóng lồng sen
nõn cánh,
Khói hương tàn báu hạc bay
ngàn.
Rửa niềm trần tục hoa hàm
tiếu,
Gợi tỉnh niềm mơ cỏ thấm
xuân.
Đến cảnh quay đầu người
muốn hỏi,
Đông Nam tay vẫy nhạn tung
đàn. |
Trang lâm thùy thị cảnh
trung nhân,
Tế tế thanh phong phiến
phiến huân.
Thủy nguyệt ba lung liên
quải choát,
Hương yên bảo thoại lộ
liên vân.
Tẩy không trần lự hoa hàm
thoại,
Hoán tỉnh mê đồ thảo diệc
xuân.
Đáo cảnh linh nhân hồi thủ
vấn,
Đông Nam phất tụ nhạn
thành quần. |
Thơ chữ Hán Hồ Xuân
Hương, Nhất Uyên dịch thơ |
|
I . 5.
Bài
Hỏi Trăng trong thơ truyền khẩu Hồ Xuân Hương,
văn bản Landes do Lê Quý chép năm 1882 từ một
bản của con cháu Tử Minh, học trò Xuân
Hương.ghi lại tâm sự một người con gái mới
biết yêu. Yêu Nguyễn Du rồi Xuân Hương tự hỏi
với lòng mình. Hỏi vầng trăng muôn thuở, mấy
thu qua vẫn tròn, câu hỏi vu vơ cớ sao trăng
tròn lại khuyết, hỏi thỏ trên cung trăng bao
nhiêu tuổi. Hỏi chị Hằng Nga vợ Hậu Nghệ đã
mấy con rồi. Đêm tối cớ chi soi duyên nàng đến
với Nguyễn Du con nhà quyền quí ở gác
tía lầu son. Khiến cho
ngày xanh gặp nhau thẹn với mặt trời đang lên.
Năm canh lơ lửng trằn trọc nhớ ai, hay đã có
tình riêng với nước non, với chàng.
Hỏi trăng
Trải mấy thu nay vẫn hãy còn,
Cớ sao khi khuyết lại khi tròn ?
Hỏi con Bạch Thố đà bao tuổi ?
Hỏi chị Hằng Nga đã mấy con ?
Đêm tối cớ chi soi gác
tía ?
Ngày xanh còn thẹn với vừng son.
Năm canh lơ lửng chờ ai đó,
Hay có tình riêng với nước non.
|
I . 6.
Bài
Duyên kỳ ngộ trong văn bản Landes. Xuân Hương
tin rằng gặp Nguyễn Du là duyên kỳ ngộ. Vì
dinh thự cha anh ở Bích Câu bị kiêu binh đốt
phá, nên mới ra ở nơi gác tía câu cá của ông
anh Nguyễn Khản nên có dịp gần gủi với Xuân
Hương. Hồ Phi Mai tin ở duyên số, dù có xa
nhau ngàn dậm, có duyên thì sự cũng thành, sẽ
cưới nhau. Xin đừng lo lắng mà phí cả tuổi
xuân xanh. Gặp nhau nói chuyện thơ văn, thơ
họa nhau không dứt; tình trong sáng nguyên
vẹn, dù có ai dương cung đe doạ hay nói xấu
việc gì, mình cũng như lá lành, cung tên bắn
gần lá trợt lớt, chẳng sao. Sẳn bút đề thơ,
chúng ta cứ đàng hoàng, chỉnh tề cư xử chẳng
sợ ai. Không cần thả lá đề thơ như cung nữ Hàn
Thúy Tần với chàng Vu Hựu. Lòng ta như chim
tới vườn đào, tình sẽ đẹp tươi.
Duyên kỳ ngộ
Nghìn dậm có duyên sự cũng thành,
Xin đừng lo lắng hết xuân xanh,
Tấc gang tay họa thơ không dứt,
Gần gụi cung dương lá vẫn lành.
Tên sẳn bút đề đường chỉnh chiện,
Trống mang dùi cắp đã phanh phanh,
Tuy không thả lá trôi dòng ngự.
Chim tới vườn đào thế mới xinh.
|
I .7.
Rồi
một ngày cuối mùa hạ năm Quý Sửu 1793, mối
tình đúng ba năm vẹn. Mùa Xuân 1790 hẹn gặp
Đoàn Nguyễn Tuấn ở Thăng Long, Nước
nhà hẹn gặp lại xuân sang Thơ
Đoàn Nguyễn Tuấn tặng bạn văn chương họ Nguyễn
tại Hoàng Châu,Trung Quốc, mùa hạ sen nở, gần
đến cuối hạ mới đi hái sen hái gương quen Hồ
Phi Mai. Nguyễn Du báo tin cho Hồ Phi Mai biết
chàng trở về Hồng Lĩnh cùng em Nguyễn Ức, xây
dựng lại từ đường, đình chùa, cầu Tiên cùng
làng Tiên Điền đã bị tướng Tây Sơn Lê Văn Dụ
làm cỏ, đốt phá năm 1790 do cuộc khởi nghĩa
Nguyễn Quýnh.
Anh Nguyễn Nể sau khi đi sứ về,
làm quan ba năm tại Bắc Hà, Vua Quang Trung
mất năm 1792, nay được Vua Cảnh Thịnh thăng
Đông Các Đại học sĩ, gia thăng Thái Sử, Thự
tả Nghị lang, được lệnh về Phú Xuân trông
coi văn thư Cơ Mật Viện. Chức vụ gần như
thường trực, thầy dạy bên cạnh vị vua trẻ
mới lên mười. Nguyễn Nể không thể trông coi
việc xây cất nên giao việc này cho hai em là
Nguyễn Du và Nguyễn Ức, nhất là Nguyễn Ức có
tài kiến trúc, vẽ kiểu ,tính toán, chỉ huy
thợ về sau cung điện Phú Xuân thời Gia Long
Minh Mạng đều do ông chỉ huy xây cất.
Biết tin này Hồ Xuân Hương đau đớn
viết bài Tưởng đáo nhân tình minh nhiên hạ
lệ tẩu bút phụng trình. Nghĩ đến tình đời
sụt sùi rơi lệ, nhân đó cầm bút viết nhanh
thơ đưa Nguyễn Du để gửi trình bày tỏ nỗi
lòng mình. Mối tình đầu thắm thiết Xuân
Hương thệ nguyện ba kiếp hẹn nghĩa non vàng
với Nguyễn Du, buồn man mác lòng mình nên
thổ lộ cùng chàng..Em chẳng vượt đèo mây Tam
Điệp cùng chàng về Hồng Lĩnh, nhưng lời thề
nguyền hương lửa ngỡ cũng lên đường theo
chàng. Lời nào mình thề hẹn với nhau cùng
nước non, chàng có vì trăng gió mà chán
chường lòng em chăng ? Dù em có đầy đọa tấm
thân em chẳng tiếc. Mình thương nhau làm sao
cho trọn tấm lòng. Bài thơ chữ nôm, tựa chữ
Hán, chép trong Lưu Hương ký.
Tưởng đáo nhân tình minh
nhiên hạ lệ tẩu bút phụng trình
Ba sinh tự hẹn nghĩa non vàng
Man mác lòng riêng lại ngỡ càng.
Lối bước đèo mây đành chẳng đã,
Mảnh nguyền hương lửa ngỡ lên
đường.
Nước non lời nọ nào chuông chắn,
Trăng gió lòng kia mãi chán
chường.
Đày đoạ thân này thôi chẳng tiếc.
Thương sao cho trọn tấm lòng
thương.
Chú thích:
Ba sinh: ba
kiếp sống tích ba sinh hương hỏa, Sách Quần
Ngọc chú chép: Tỉnh Lang tới chơi, chùa Nam
Huệ tự nằm chơi ngủ quên thấy mình đi chơi non
Bồng, gặp một ông thầy ngồi niệm kinh trước
mặt có cây hương đang cháy. Tỉnh Lang hỏi, ông
thầy đáp: khi trước có một người đi chùa thắp
cây nhang này, khấn nguyện, nhang hãy còn
cháy, mà người ấy đả trải qua ba kiếp rồi.:
Kiếp đầu làm quan Phủ Sứ đất Kiến Nam,thời
Đường Huyền Tôn, kiếp sau làm quan, Tây Thục
đời Đường Hiến Tôn. Và kiếp thứ ba tên Tĩnh
Lang. Tĩnh lang nghe tên giật mình tỉnh dậy,
nửa tin nửa ngờ.
|
I .8.
Bài
Giang nam phụ níp kiêm lưu biệt hữu nhân, Lưu
biệt bạn khăn gói sang sông Nam, Hồ Xuân Hương
viết năm 1793 để tiễn Nguyễn Du về Hồng Lĩnh.
Cuộc tiễn đưa nơi trường đình phía Nam sông
Hồng, tên gọi là sông Vị Hoàng, Nam Định ngày
nay. Nguyễn Du, Nguyễn Ức mang một số tiền khá
lớn, có lẽ là tiền thưởng Nguyễn Nể sau khi đi
sứ về, đi thuyền kín đáo, an toàn hơn đi đường
bộ. Ngày xưa chưa có va-li, người Việt xưa
dùng một tấm khăn vải lớn, bọc hết đồ đạc, hai
đầu cột chặt để giữ hành lý, hai đầu kia thắt
dây dài mang trên vai. Khăn gói bây giờ chia
tay nhau vạn dậm, vạn dậm đây chỉ là một cách
nói đi xa xăm, vì từ Vị Hoàng về đến Hồng Lĩnh
chỉ vài trăm dậm. Nơi trường đình rót chén
rượu đặt trên khay mời trao nhau.Cánh buồm sẽ
căng lên đôi cánh vì sầu làm thuyền nghiêng
nặng. Chàng đi vì nặng việc gia đình, Em cố
nén lòng như nước sông sâu để nước mắt chẳng
trào. Nhìn lại cây cỏ cũ mùi hương chửa mất.
Xa quê bóng lại núi non Hồng Lĩnh cao ngất. Xa
nhau rồi còn sẽ có ngày chúng ta gặp lại nhau.
Nếu lỗi lời thề non hẹn biển thì thà chết đi
trên ngọn sóng đào.
Lưu biệt bạn
khăn gói sang sông Nam |
Giang Nam phụ níp
khiêm lưu biệt hữu nhân |
Khăn gói bây giờ vạn dặm
nao,
Trường đình rượu tiễn chén
mời trao.
Buồm căng đôi cánh sầu
nghiêng nặng.
Sầu nén sông sâu nước
chẳng trào.
Cỏ cũ lặng nhìn hương chửa
mất.
Xa quê quay ngóng núi quê
cao.
Xa nhau còn có ngay gặp
lại,
Thề biển tha cho ngọn sóng
đào. |
Phụ níp kim tòng vạn lý
dao,
Trường đình tửu tiễn
thượng thù giao.
Muộn đôi phàm tịch thuyền
thiên trọng,
Sầu áp giang tâm thủy bất
trào.
Cựu thảo ngưng mâu hương
vị tán.
Tha hương hồi thủ vọng cô
cao
Tuy nhiên thượng hữu tương
phùng nhật,
Thệ hải minh sơn nhất lãng
đào. |
Thơ chữ Hán Hồ Xuân
Hương, Nhất Uyên dịch thơ |
Chú thích:
Giang Nam:
Dữu Tín người đời Nam Bắc Triều, làm quan xa
nhà lâu ngày không về, có làm bài Ai Giang Nam
phú tỏ lòng nhớ thương quê hương, từ đó chữ
Giang Nam còn có nghĩa là lòng nhớ thương quê
hương..
|
I .9.
Thạch
đình tặng biệt. Trường đình nơi sông Vị Hoàng
là một cái đình bằng đá, xây chắc chắn vì ven
biển nhiều gió bão lớn., nên còn gọi là thạch
đình. Đình đá Vị Hoàng là một bến cảng lớn
trên đường đi thuyền vào Phú Xuân, các cuộc đi
sứ đi thuyền đến đây, có lẽ sợ đường bộ có
truông nhà Hồ và phá Tam giang nguy hiểm. Bản
Lưu Hương ký thiếu chữ biệt nên các ông Trần
Thanh Mại, Đào Thái Tôn lầm tưởng là một người
tên Thạch Đình làm thơ tặng Hồ Xuân Hương..
Nguyễn Du đã ứng khẩu bài thơ tặng Hồ Xuân
Hương. Bài thơ chữ Nôm của Nguyễn Du.
Bấy lâu nay ta đã quen biết nhau,
có tình có nghĩa với nhau nhiều kỷ niệm, nay
nặng lòng với việc nhà, việc nước anh phải
về quê hương. Khúc phượng cầu kỳ hoàng, lời
tỏ tình anh chưa nói cùng em, lòng em đã mơ
màng giấc chiêm bao. Có chắc ta yêu nhau
chưa cho lửa tình bén cháy, những giọt lệ
tình tiếc mùa xuân đi qua. Tình như lá xanh
hoa vàng nếu chẳng phụ lòng nhau, thì rồi
đây chúng ta sẽ có ngày sum họp. Bài thơ khá
chua chát hay Nguyễn Du muốn thử lòng nàng
có thật yêu mình không ? hay. Xuân Hương yêu
tha thiết Nguyễn Du, nhưng chàng có lẽ vì
bận hoài bảo công danh, muốn đi vào Nam theo
chúa Nguyễn Ánh, nên lòng còn hờ hững. Tròn
trặn gương tình cũng có khi.
Thạch đình tặng biệt
Đường nghĩa bấy lâu trót vẽ vời,
Nước non sầu nặng muốn đi về.
Cung hoàng dịu vợi đường khôn
lọt,
Đường nguyệt mơ màng giấc hãy
mê.
Đã chắc hương đâu cho lửa bén,
Lệ mà hoa lại quyến xuân đi.
Xanh vàng chẳng phụ lòng ân ái,
Tròn trặn gương tình cũng có
khi..
Thơ chữ Nôm
Thanh Hiên Nguyễn Du,
Hồ Xuân Hương chép trong Lưu
Hương ký.
|
I . 10
Bài
thơ này Nguyễn Du xứng đáng bị một tát tai,
nếu gặp phải người yêu ngày nay, Nhưng Hồ Xuân
Hương đã chua xót họa lại bằng bài Họa Thanh
Hiên nguyên vận. Văn bản chép là họa Thanh
Liên nguyên vận, nhưng Thanh Liên là bút hiệu
thi hào Lý Bạch. Bút hiệu Thanh Hiên từ khi về
Quỳnh Hải cưới vợ năm 1797 mới dùng, năm 1796
Nguyễn Du còn dùng bút hiệu Chí Hiên. Có lẽ
lúc này Nguyễn Du dùng bút hiệu Thanh Liên Chí
Hiên chăng ?
Bài thơ Hồ Xuân Hương viết: Tay em
còn chờ chàng dạy khúc Phượng cầu kỳ hoàng,
chờ chàng ngỏ lời cưới em, chàng như cánh
phượng đường mây, chàng có tài cao, đường
công danh thênh thang đã vội chi. Chua xót
đọc bài thơ chàng viết để lại cho em, sao
chàng hững hờ duyên em bấy lâu nay mà nở bỏ
đi. Thử vàng đá, em treo giá ngọc mà đợi
chàng, dù hoa có quý báu như phong gấm, hoa
nở cũng có thời gian, em là gái chưa chồng,
tuổi xuân nở cũng có lúc, lòng như đào thắm
mận xanh còn nhiều niềm vui, chàng ơi, sao
đành nở dứt ra đi.
Họa Thanh Liên Chí Hiên nguyên
vận
Khúc hoàng tay nguyệt còn chờ
dạy,
Cánh phượng đường mây đã vội
chi.
Chua xót lòng xem lời để lại,
Hững hờ duyên bấy bước ra đi.
Thử vàng đá nọ treo từng giá,
Phong gấm hoa kia nở có thì,
Đào thắm mận xanh còn thú lắm,
Xuân ơi đành nở đứt ra về.
Thơ Hồ Xuân
Hương chép trong Lưu Hương ký.
Nguyễn
Du có dạy đàn cho Hồ Xuân Hương. Trong thơ
Phạm Đình Hổ bài Sở hữu cảm có câu: Buông
đàn cười chẳng gảy. Ngại làm ai chạnh lòng.
Tốn Phong từ xa đi ngựa đến, đã
nghe tiếng nàng đàn: Phượng
cầm tự khóm trúc vang thanh, bài 14. Tốn
Phong đã từng thổi sáo và Hồ Xuân Hương đánh
đàn:Thần vào sáo ngọc tung sao đẩu, Hứng
nhập ly quỳnh chén cổ kim. Đàn chuyển
tiếng thu vang tỉnh viện, Mộng chuyền xuân
bướm ngát thơm chăn, bài 7.
Thuyền Nguyễn Du ra khơi, để lại
một mình Xuân Hương Hồ Phi Mai trên thạch
đình khóc nức nở
|
II Những bài thơ tình gửi đáp Hồ
Xuân Hương & Nguyễn Du từ Tiên Điền
đến Nghi Tàm (1794-1796) |
II .1
Nguyễn
Du về đến Tiên Điền, Hồng Lĩnh không nhà, anh
em lưu lạc.Thật sự thì anh em Nguyễn Du chẳng
bao giờ ở tại Tiên Điền cả. Những năm cuối
cùng nhà Lê -Trịnh . Nguyễn Khản làm Thượng
Thư Bộ Lại, chức vụ ngang với Thủ Tướng ngày
nay, lại kiêm trấn thủ Hưng Yên, Thái Nguyên
và Sơn Tây. . Tại Sơn Tây Nguyễn Khản giao
quyền cho Nguyễn Điều làm Đốc Trấn, có Nguyễn
Nể phụ tá. Nguyễn Nghi, Nguyễn Trứ nắm giữ
binh quyền tại Hưng Yên. Và tại Thái Nguyên,
Nguyễn Quýnh giữ chức Trấn Tả Đội, Nguyễn Du
làm Chánh thủ Hiệu, quân Hùng hậu hiệu, đội
quân mạnh nhất Thái Nguyên, Cai Gia tức Nguyễn
Đại Lang làm Quân Sư.. Cai Gia nhân vật này có
tên trong Hoàng Lê Nhất Thống Chí, vốn là
người Phản Thanh Phục Minh Trung Quốc, là tay
'giặc già' , được Nguyễn Khản thu nạp làm môn
hạ, để dạy võ cho các em, . Thái Nguyên là nơi
nhiều dân Trung Quốc sang khai mỏ, trộm cướp,
trốn thuế. Cai Gia là người trị nổi đám người
này; Nguyễn Du kết nghĩa sống chết với Cai Gia
(Sinh Tử giao tình tại. Bài Tiễn biệt Nguyễn
Đại Lang) nên gọi là anh Cả. Khi nhà Trịnh sụp
đổ, Nguyễn Du, Nguyễn Đại Lang và Nguyễn Sĩ
Hữu (tức Nguyễn Quýnh) chạy sang Vân Nam. (Tôi
bác bỏ việc Nguyễn Du nhận tập ấm cha nuôi họ
Hà, giữ một chức quan võ nhỏ như gia phả
ghi.Thật sự Nguyễn Du là đại diện binh quyền
cho anh Nguyễn Khản tại Thái Nguyên).
Hai anh lớn Nguyễn Khản, Nguyễn
Điều đã mất năm 1786, Nguyễn Nể làm quan ở
Phú Xuân, Nguyễn Quýnh bị Tây Sơn giết năm
1790 tại Hà Tỉnh, Nguyễn Nghi, Nguyễn Trứ
đại diện binh quyền cho Nguyễn Khản từ Hưng
Yên về ở Chu Kiều, Bắc Ninh làm nghề thuốc.
Nguyễn Nghi viết truyện thơ Quân Trung Đối
dài 1116 câu, và có con là Nguyễn Toản đỗ
Tiến Sĩ đời Minh Mạng làm quan đến chức Viên
Ngoại Lang. Nguyễn Trứ làm nghề thuốc, đậu
Tam Trường năm 1779 đời Gia Long có ra làm
quan Tri phủ Nam Sách, có con là Nguyễn
Thích tri phủ Nghĩa Hưng, Nam Định, Nguyễn
Trù tri phủ Vĩnh Tường, và Nguyễn Thị Uyên
làm thuốc giỏi được mời vào cung chữa bệnh
cho các cung nữ đời Gia Long .Trong anh em
Nguyễn Du có lẽ chỉ có Nguyễn Nhưng là ở Hà
Tỉnh.
Theo Gs Hoàng Xuân Hãn, trong danh
sách những người ra cộng tác với La Sơn Phu
Tử Nguyễn Thiếp ở Sùng Chính Viện đời Tây
Sơn, có Nguyễn Công con Nguyễn Khản, và
Nguyễn Thiện con Nguyễn Điều.
Nguyễn Hành con thứ hai Nguyễn
Điều, nhà thơ tài hoa trong năm nhà thơ nhất
nước đương thời, lúc này cũng đang ở Hồng
Lĩnh, nên có nhiều kỷ niệm về các cuộc đi
săn của Hồng Sơn Liệp Hộ Nguyễn Du.
Về Tiên Điền, hai anh em Nguyễn
Du, ở trong một căn nhà nhỏ trên bến Quế
Giang, đầu sông Long Vĩ, cạnh Giang Đình, để
tiện việc chở gạch, ngói, gỗ, đá về xây cất
bằng thuyền. Nguyễn Du có lẽ nằm nhà trông
coi việc trả lương thợ và tiếp nhận vật
liệu. Công việc xây dựng lại làng Tiên Điền
khá quy mô. Có đến bốn đền thờ họ Nguyễn
Tiên Điền: Đền thờ ông Nguyễn Lĩnh Nam tức
cụ Nguyễn Quỳnh, ông nội Nguyễn Du, đề thờ
ông Nguyễn Tiên Lĩnh Hầu tức Nguyễn Huệ
(1705-1733) chú Nguyễn Du, đền thờ Xuân Quận
Công tức Nguyễn Nghiễm(1708-1776) cha Nguyễn
Du, đền thờ Nguyễn Lam Khê tức Nguyễn Khản
(1734-1786). Đền thờ Điền Nhạc Hầu tức
Nguyễn Điều (1745-1786).ngoài ra còn có chùa
Trường Ninh và Cầu Tiên.
Mọi chi phí đều do Nguyễn Nể cung
ứng, cuối năm 1794, Nguyễn Du có vào Phú
Xuân nhận món tiền thứ hai.
Về Tiên Điền, Nguyễn Du chỉ còn
người bạn hiệu là Thực Đình (ăn ở đình làng) tặng
cho chiếc áo vải, người bạn dạy học lây lất
không đủ sống. Sách vở họ Nguyễn Tiên Điền,
không kém gì Phúc Giang thư viện họ Nguyễn
Trường Lưu hàng vạn quyển sách, được triều
đình sắc phong, bị cháy mười phần còn một
hai, chất quanh vách nhà, ngoài cửa một khóm
cúc vàng, bếp vắng lặng vì thiếu người đàn
bà bếp núc. Nguyễn Du hớp rượu cho hồng sắc
diện. Về đây sau cuộc khởi nghĩa Nguyễn
Quýnh, Nguyễn Du phải Khóc
cười thời loạn theo trần thế, bệnh yếu
lặng câm mà giữ thân.
Về Tiên Điền bệnh cũ mười năm
trước ở Vân Nam tái phát, NguyễnDu:
Nằm bệnh mười tuần bến Quế Giang.Ngày
xưa tuần là tuần trăng, nửa tháng, từ trăng
tròn đến trăng khuyết. và từ không trăng
đến tròn trăng.
|
II .2
Nhân
có một người quen về Hồng Lĩnh, Hồ Xuân Hương
gửi Nguyễn Du bài Nhân tặng, bài này chép
trong Lưu Hương ký.: Chàng đã về quê quán, nơi
từ đường của danh gia vọng tộc, cách xa bao
non núi. Xuân Hương chẳng có dịp may nào để
xông pha về thăm chàng. Mấy hàng chữ viết thăm
chàng, nước mắt rơi lai láng, một bài thơ, một
mảnh giấy lòng em đợi tin chàng. Muốn thả lá
đề thơ nhưng e ngại ngọn nước triều không đưa
đến, muốn gửi quà nhièu hơn nhưng e ngại mỏi
cánh chim hồng. Ước gì có người tiên hiện
xuống nơi trần thế giúp tình ta, có vầng trăng
soi tỏ tấm lòng.
Nhân tặng
Nghiêm thẳm hầu môn biết mấy
trùng,
May chăng khôn lẽ dám pha xông.
Mấy hàng chữ mực châu lai láng,
Một mảnh tờ mây ý mộng mong.
Buông thả luống e khơi ngọn
nước.
Gửi trao còn ngại mỏi vai hồng.
Người tiên ví chẳng soi trần
thế,
Cậy có vầng xanh tỏ tấm lòng.
|
II .3
Nguyễn
Du đã trả lời bài Nhân tặng của Xuân Hương
bằng bài Ký hữu, Gửi bạn bài số 33 trong Thanh
Hiên thi tập. Xuân Hương viết: Cậy
có vầng xanh tỏ tấm lòng, Nguyễn
Du đáp lại:Một vầng trăng sáng tình ta đó.
Mờ mịt không trung cát bụi đầy
trời, tình hình chính trị mờ mịt, nay Quang
Trung mất, triều đình rối loạn các đại tướng
đem quân đánh nhau. Nguyễn Ánh đang nổi lên
ở phương Nam ngày một mạnh, đã chiếm Gia
Định, chưa biết tình hình ra sao. Từ ngày về
Tiên Điền, đóng cửa nằm khàn trong nhà, một
vầng trăng sáng tình ta đó, non Hồng dài
trăm dậm, đôi ta chung chính khí tổ tiên hun
đúc. Việc đời trước mắt như đám mây nổi, sớm
hiện rồi tan, thanh trường kiếm dắt ngang
lưng chưa dùng vào việc gì phất phơ trong
gió thu. Một mình không nói nhìn khóm trúc
trước sân.Sương tuyết tan đi trúc sẽ hóa
rồng, tài năng kẻ sĩ sẽ được trọng dụng.
Gửi bạn |
Ký hữu |
Mờ mịt không trung gió bụi
trần,
Cửa gài, kê gối mãi nằm
không.
Một vầng trăng sáng tình
ta đó,
Trăm dậm Hồng sơn chính
khí cùng.
Trước mắt phù vân, ôi thế
sự,
Bên lưng trường kiếm nổi
thu phong.
Đầu sân ngóng trúc lòng
không nói,
Sương tuyết tiêu tan sẽ
hóa rồng. |
Mạc mạc trần ai mãn thái
không.,
Bế môn cao chẩm ngọa kỳ
trung.
Nhất thiên minh nguyệt
giao tình tại,
Bách lý Hồng Sơn chính khí
cùng.
Nhãn để phù vân khan thế
sự,
Yêu gian trường kiếm quải
thu phong.
Vô ngôn độc đối đình tiền
trúc.
Sương tuyết tiêu thời hợp
hoá long. |
Thơ chữ Hán Nguyễn Du.
Thanh Hiên thi tập. Nhất Uyên dịch |
|
II .4
Bài
Thu dạ hữu hoài trong Hương Đình Cổ Nguyệt thi
tập, Xuân Hương gửi Nguyễn Du: Câu Bóng
nhạn về đâu, mây ở lại, Nhạn là Nguyễn
Du đã bay xa, mây là Xuân Hương còn ở lại.Bài
thơ viết khoảng năm 1794. Đêm tàn, Xuân Hương
còn thức, ngơ ngẩn thương nhớ chàng đi xa, nơi
lầu mây, rượu rót nhưng không tri âm, không
uống để lạnh, nửa vầng trăng tà chiếu lóng
lánh bạc.Nước chảy, gió thổi mãi, giọt nước
trong hồ đồng rơi đều. Hoa hay trăng tự lòng
Xuân Hương, lòng Xuân vắng vẻ, Xuân hứng không
nhiều ư ? Bóng chàng như bóng chim nhạn bay về
đâu ? Chỉ còn nghe tiếng dế trùng than khóc,
dòng nước trôi mãi, đêm tàn thêm lo..
Đêm thu cảm hoài |
Thu dạ hữu hoài. |
Đêm tàn người thức lòng
ngơ ngẩn,
Rượu lạnh lầu mây bạc ánh
tà.
Nước chảy gió đùa trơ mặt
ngọc,
Hoa hoa, nguyệt nguyệt nỗi
lòng ta.
Xuân vắng vẻ,
Xuân hứng chẳng nhiều ư ?
Bóng nhạn về đâu mây ở
lại,
Dế trùng than khóc nước
trôi hờ,
Đêm tàn nên lo. |
Dạ thâm nhân tỉnh độc trù
trù
Vân lâu tửu lãnh ngân hoàn
bán.
Thủy khoát phong trường
ngọc lậu cơ.
Hoa hoa, nguyệt nguyệt chủ
nhân cô.
Xuân tịch tịch,
Xuân hứng bất đa hồ ?
Nhạn ảnh hà qui vân tự
trụ.
Trùng thanh như khốc thủy
không lưu;
Tuế án tu liên. |
Nhất Uyên dịch thơ |
Thơ chữ Hán Hồ Xuân
Hương. |
|
II . 5
Nguyễn
Du phúc đáp bài Thu da hữu hoài của Hồ Xuân
Hương bằng bài Thu dạ I. trong Thanh Hiên thi
tập: Anh đã nghe tiếng dế trùng than khóc nơi
tường đông, vì mây ở lại Thăng Long với em nên
Hồng Lĩnh trời lạnh ngắt không một vầng mây.
Trời đầy sao sáng, sương móc trắng
như bạc, tường đông dế gặp lạnh kêu buồn
thảm, chua xót.(tiếp ý dế khóc bài Thu dạ
hữu hoài) Bầu trời một màu lạnh ngắt không
một làn mây. Mây ở hết bên em rồi, anh chỉ
là cánh chim đơn côi trong trời lạnh giá.
Thấm thoát thời gian qua nhanh, tuổi càng
cao, tóc bạc vì nhiều suy nghĩ trông rất
thảm thương. Ở mãi nơi đây, núi xanh chưa
chán người, người đi chơi xa bên trời lòng
mỏi mệt, Suốt năm nằm bệnh bến Quế Giang.
Sông Quế là một tên khác của sông Lam, dưới
chân núi Hồng Lĩnh.
Đêm thu I |
Thu Dạ I |
Đầy trời sao sáng bạc
sương dâng,
Dế lạnh tường đông thảm
thiết buồn.
Vạn dậm tiếng thu rung lá
rụng,
Một trời khí lạnh vắng mây
vương.
Già rồi tóc bạc lòng thêm
xót,
Ở mãi non xanh chẳng chán
chường.
Ngán nỗi bên trời lòng
khách mệt,
Suốt năm nằm bệnh Quế
giang tân. |
Phồn tinh lịch lịch lộ như
ngân,
Đông bích hàn trùng bi
cánh tân.
Vạn lý thu thanh thôi lạc
diệp,
Nhất thiên hàn sắc tảo phù
vân.
Lão lai bạch phát khả liên
nhữ,
Trú cửu thanh sơn vị yếm
nhân.
Tối thị thiên nhai quyện
du khách,
Cùng niên ngọa bệnh Quế
giang tân. |
Thơ chữ Hán Nguyễn Du,
Thanh Hiên thi tập, Nhất Uyên dịch
thơ |
|
II .6
Xuân
Hương đã phúc đáp bài Thu Dạ I của Nguyễn Du
bằng bài Thu Vũ. Mưa Thu. Nàng đã khóc khi
nghe Nguyễn Du bệnh gần cả năm, tóc đã nhuốm
bạc. Trời ảm đạm mây mù dăng mờ mịt, lòng em
như mây (tiếp ý mây bài Thu dạ hữu hoài và Thu
Dạ I), nhưng mây đầy trời ảm đạm và mù mịt, tí
tách mưa thu rơi trên sân vắng. Đầu cành cây
khô giọt lệ dài ngắn, trên lá chuối vàng,
tiếng thưa mau. Ngâm đọc xong bài Thu Dạ (I) ,
đê mê như mơ thương nhớ chàng cách xa ngàn
dậm, sầu vấn vương dăng mắc mối tình năm canh.
Nơi khuê phòng, người nhan sắc, mặt hoa đau
khổ vô cùng, một mảnh lòng sầu vẽ mãi không
thành.
Mưa thu |
Thu vũ |
Trời thảm mây dăng tối mịt
mùng,
Mưa thu tí tách nhỏ ngoài
sân.
Cây khô dài ngắn rơi hàng
lệ.
Tàu chuối vàng tơi tiếng
chậm nhanh.
Ngâm dứt đê mê sầu vạn
dặm,
Buồn dâng quạnh quẽ nỗi
năm canh.
Khuê phòng riêng khổ người
nhan sắc,
Một phiến sầu vương vẽ
chẳng thành. |
Thiên cách vân âl thảm bất
minh,
Tiêu tiêu thu vũ lạc nhàn
đình.
Doản trường khô thụ chi
đầu lệ,
Thư cấp hoàng tiêu diệp
thượng thanh.
Ngâm đoạn đê mê thiên lý
mộng,
Sầu khiên liêu tịch ngũ
canh tình.
Thâm khuê tối khổ như hoa
diện
Nhất phiến sầu dung họa
bất thành. |
Thơ chữ Hán Hồ Xuân
Hương, Nhất Uyên dịch thơ. |
|
II . 7
Nguyễn
Du trả lời bài Thu Vũ của Hồ Xuân Hương bằng
bài Thu Dạ II..
Tiết
bạch lộ tháng tám âm lịch, hơi thu đã già, qua
tháng chín tà tiết sương dâng, không phải chỉ
lòng em đầy mây mù đâu, lòng anh cũng lạnh lẽo
sương dâng mờ mịt cây cỏ quanh bến giang thành
đìu hiu. Bên đèn khuya quạnh quẽ ngóng đợi.Vắt
tóc như Chu Công bận lo việc nước, vừa gội đầu
vừa tiếp sĩ phu, phải vắt ba lần mới gội đầu
xong.Lo cái chí nguyện tàn phai theo ngày
tháng, non sông nghìn dậm càng nghĩ càng nhớ
càng lo lắng trong ngày dài. Phong cảnh bốn
mùa thay đổi riêng mình ngậm ngùi buồn, trời
chớm lạnh, mới hay không áo là khổ, nghe tiếng
chày người khuê phụ đập vải trong chiều, lòng
nhớ đến em nơi khuê phòng trông ngóng.
Đêm thu II. |
Thu Dạ II. |
Móc trắng sương thu dăng
mịt mùng,
Dìu hiu cây cỏ bến giang
thành.
Đèn khuya quạnh quẽ đêm
dài ngóng,
Vắt tóc lo hoài chí nhạt
tan.
Vạn dặm giang sơn dài nỗi
nhớ,
Bốn mùa mây nước ngậm ngùi
trông.
Chớm lạnh mới hay không áo
khổ,
Tiếng chày khuê phụ, bóng
chiều phong. |
Bạch lộ sương vi thu khí
thâm,
Giang thành thảo mộc cộng
tiêu sâm.
Tiễn đăng độc chiếu sơ
trường dạ,
Ác phát kinh hoài mạt nhật
tâm.
Thiên lý giang san tần
trường vọng,
Tứ thời yên cảnh độc trầm
ngâm.
Tảo hàn dĩ giác vô y khổ,
Hà xứ không khuê thôi mộ
châm.. |
Thơ chữ Hán Nguyễn Du
Thanh Hiên Thi tập. Nhất Uyên dịch
thơ. |
Chú Thích:
Bạch lộ:
sươn,g móc trắng, tiết bạch lộ là tháng 8 âm
lịch.
Ác phát: Chu
Công bận lo việc nước có kháh lại, ông vắt tóc
lên ra tiếp, phải vắt ba lần mới gội đầu xong.
|
II .8
Rồi
mùa thu sau. Xuân Hương lại gửi đến Nguyễn Du
bài thơ chữ Hán. Cố kinh thu nhật, trong Hương
Đình Cổ nguyệt thi tập.: Thấm thoát đã bao mùa
thu qua, bóng trăng xế bóng, tuổi càng cao
ngày một quá thì, nơi chốn cũ phồn hoa nhớ xưa
cùng mời rượu chàng. Dòng sông Tô nước chảy về
hướng Tây không ngừng nghỉ, trời quang đảng
trông rõ bóng núi Tam Đảo phía Bắc xa xa..
Dưới đèn nơi Cổ Nguyệt Đường thương chăn
xanh, vật cũ di sản nho học dòng dõi cha
ông. Sương móc xuống rơi đọng quanh nhà.,
sương móc trắng không chỉ rơi nơi anh (bài Thu
Dạ II), mà nơi em cũng rơi đọng quanh nhà. Ước
gì đôi ta thử gặp lại nhau cho đỡ mong nhớ?
Năm hết, tết sắp đến, anh mãi xa thế mãi a ?
Ngày thu kinh đô
cũ |
Cố kinh thu nhật |
Thấm thoát đường thu ánh
nguyệt tà
Chốn xưa rượu chuốc chén
phồn hoa.
Dòng Tô nước cuốn về Tây
mãi,
Tam Đảo trời quang vọng
Bắc xa.
Đèn nguyệt chăn
xanh thương
vật cũ,
Sương buông móc trắng đọng
bên nhà.
Ước gì gặp lại vơi mong
nhớ
Khách cũ, năm tàn mãi thế
ai ? |
Nhiễm nhiễm chinh đồ thu
nguyệt tà.
Nhất bôi hoàn đối cựu phồn
hoa.
Nhất Tô thủy lạo Tây vô
tận,
Tam Đảo tình quang Bắc
vọng xa.
Đăng nguyệt thanh chiên bi
cố vật,
Sương tiền bạch lộ lạc
thùy gia.
Thử lai tương đối trùng
tương đắc
Khách cũ niên thâm nhược
nại hà ? |
Thơ chữ Hán Hồ Xuân
Hương, Hương Đình Cổ Nguyệt thi
tập. Nhất Uyên dịch thơ. |
Chú thích:
Thanh
Chiên: chăn xanh lót bằng tơ tằm thô, hay
bông vải, làm mền đắp cho khỏi lạnh. Vương
Hiến Chi đời Tấn, đêm thấy kẻ trôm vào nhà
lấy nhiều đồ vật. Ông ung dung bảo với tên
trộm rằng: Lấy gì thì lấy nhưng cái chăn
xanh là vật cũ của nhà ta, nên bỏ trả lại
ta. Về sau người ta dùng chữ thanh chiên để
chỉ những nhà dòng dõi nho học.
|
II .9
Nguyễn
Du phúc đáp bài Cố kinh thu nhật của Hồ Xuân
Hương bằng bài Khai song, dùng lại điển tích thanh
chiên và cũng ý mùa
thu. Nguyễn Du vẫn giữ mãi cái chăn xanh, như
tấm lòng yêu thương nàng, và cho biết đang
chữa bệnh nên chậm thư phúc đáp.
Cảnh vật trước nhà nay ra sao,
thong thả mở cửa sổ, thấy cảnh vật tươi vui,
anh nằm đóng cửa, bệnh chẳng biết trời trăng
gì. Sáu tháng qua có gió lớn đưa cánh chim
Bằng bay mãi không nghỉ. Phải chăng chim
Bằng là Bằng quận công, gặp thời nhứ gió bay
cao. Nguyễn Hữu Chỉnh thuộc hạ Hoàng Đình
Bảo, khi Bảo bị kiêu binh giết, trốn vào Nam
phò Tây Sơn, đem quân ra Bắc diệt Trịnh thao
túng quyền hành Bắc Hà rồi bị tướng Tây Sơn
là Vũ Văn Nhậm giết.. Tuy nhiên tình hình
lúc Nguyễn Du làm bài này là lúc Gia Long
liên tiếp thắng nhiều trận lớn từ Gia Định
đang đánh tới, Bình Thuận, Diên Khánh Nha
Trang. Một sân mưa đọng kiến bò cao, xã hội
đầy những kẻ thấp kém bất tài thừa cơ nước
lụt bò lên cao. Nguyễn Du ám chỉ quân Tây
Sơn thời mạt vận chăng ? Khác với anh Nguyễn
Nể phò nhà Tây Sơn, được vua Quang Trung
trọng dụng, ưu đãi, hai lần được đi sứ, được
giao cho trấn đóng Thành Bình Định, quê
hương nhà vua, được dâng sách, dạy vua đọc
hàng ngày và thảo chiếu biểu cho Vua Cảnh
Thịnh. Nguyễn Du theo Gia Long và khinh miệt
Tây Sơn, khi cho Tây Sơn là kiến, khi là sâu
trùng.(Cóc nhái quần bếp vắng, Sâu trùng bò
mé ngoài, bài Bất Mị) Dòng dõi nho gia,
chiếc chăn xanh vật cũ, anh vẫn giữ mãi,
giấy rách giữ lấy lề, giữ thanh danh ông cha
mình. Tóc bạc rồi, tài năng chí khí mình như
thế mà chưa làm nên được việc gì thật quái
lạ. Bệnh tái phái, anh đang lo chạy chữa nên
chậm thơ phúc đáp thơ em.
Mở cửa sổ |
Khai song |
Trước nhà cảnh vật đã ra
sao,
Mở cửa ngày nhàn sinh ý
nhiều.
Sáu tháng gió tung bằng
lượn mãi;
Một sân mưa đọng kiến bò
cao.
Chăn xanh vật
cũ khư khư giữ.
Tóc bạc hùng tâm luống
nghẹn ngào.
Trở bệnh hãy còn lo chạy
chữa,
Biết chi Phạm Trọng Chánh
đến nhà nao ? |
Môn tiền yên cảnh cận như
hà ?
Nhàn nhật khai song sinh ý
đa.
Lục nguyệt bồi phong bằng
tỉ địa.
Nhất đình tích vũ nghĩ di
oa.
Thanh chiên cựu
vật khổ trân tích,
Bạch phát hùng tâm không
đốt ta.
Tái bệnh thương tu điều
nhiếp lực,
Bất tri Phạm Trọng Chánh
đáo thùy gia. |
Thơ chữ Hán Nguyễn Du,
Thanh Hiên thi tập, Nhất Uyên dịch
thơ. |
Chú thích:
Lục nguyệt
bồi phong bằng tỉ địa: Sách Trang Tử, thiên
Tiêu dao du: Loài chim ấy thấy biển động bèn
bay sang biển Nam. Chim Bằng bay qua biển
Nam, làm sóng nước nổi lên ba ngàn dậm,
nương gió bay lên chín vạn dậm, bay sáu
tháng mới nghỉ. Bởi vậy khi chim bằng bay
lên cao, cưỡi lên lớp gió dưới nó.
|
II .10
Xuân
Hương lại gửi cho Nguyễn Du một bài thơ khác,
bài Thu nhật tức sư.:. Ngọn gió Tây đêm qua
mang lạnh về, dậu cúc dìu hiu dù không có
tuyết. Mưa rơi nặng mặt nước sông mờ mịt, mưa
dứt, trơ trọi một đám mây núi như có ai vẽ
đường nét mi. Sen tàn cuối hạ còn lưu lại một
chút hương mùa xuân cũ. Chim hót có thấu chăng
cõi lòng mình,mỗi lời còn đọng mối tình thương
nhớ quê. Trong thơ Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương,
gió Tây không chỉ là gió Lào từ hướng Tây, mà
là quân Tây Sơn ra Bắc, do đó ta có thể đọc
một cách khác những ẩn ý trong bài thơ tả cảnh
để nói lên tình hình chính trị đương thời.
Quân Tây Sơn ra Bắc làm cho tình hình đìu hiu.
Cuộc chiến đang diễn ra trong Nam với quân
Chúa Nguyễn, tình hình vẫn còn mờ mịt. Nay chỉ
còn một mình Vua Tây Sơn nơi đất Bắc, triều
đại nhà Lê suy tàn nhưng lòng người cũng còn
nhớ đến. Có ai thấu chăng lòng mình còn nhớ
đến quê hương.
Ngày Phạm Trọng Chánhc
cảnh |
Thu nhật tức sự |
Đêm qua lành lạnh gió Tây
về,
Dậu cúc đìu hiu tuyết chửa
đi.
Mưa nặng sông chia mờ mặt
nước,
Mây trơ núi biếc vẽ đường
mi
Sen tàn cuối hạ làn xuân
rớt,
Liễu rũ hương thừa áo biếc
che.
Chim hót nỗi mình ai có
thấu,
Lời lời còn đọng mối tình
quê. |
Tây phong tạc dạ áp hàn
chi,
Ly cúc tiêu sơ tuyết vị
chi.
Mật vũ tà phi phân thủy
diện,
Cô vân miêu chức viễn sơn
mi.
Liên dư tàn hạ lưu xuân
đới,
Liễu bạng hương du lão
thúy y,
Đề điểu mạc phi tri ngã
huống.
Thanh thanh trường động cố
hương tri. |
Thơ chữ Hán Hồ Xuân
Hương. Hương Đình Cổ Nguyệt Thi
tập. Nhất Uyên dịch thơ. |
|
II .11
Nguyễn
Du lại viết một bài thơ Thu nhật ký hứng, mở
đầu bằng chữ Tây Phong đáp lại bài thơ Thu
nhật tức sự của Hồ Xuân Hương.. Gió Tây mới
đến, anh vẫn chưa về mà đã thấy khí trời lạnh
lắm. Non sông nước cũ ngắm trông buổi chiều
tà. Dù có xa em thân thế mặc như đám mây trôi
nổi. Giật mình sợ cái cảnh già đến, đêm qua
tiếng gió thu ở đâu nổi lên. Cười mình đầu bạc
mà còn vụng thu xếp, đầy sân. Ta đọc lại bài
thơ bằng hậu ý, Nguyễn Du tâm sự: Vì Tây Sơn
ra Bắc nên chàng chưa về Thăng Long, không khí
chính trị làm cho lòng dạ tái tê. Nhìn non
nước cũ nhà Lê thời vận đã tàn, ở quê mình mà
cũng như quê người, thân phận tha hương vẫn
như đám mây trôi nỗi (khóc cười theo thời thế,
im lặng giữ thân) Sợ rằng tuổi ngày một cao mà
chưa làm nên việc gì, Đêm trước có nghe gió
thu, từ phương Nam (Lạy trời cho có gió Nồm,
để thuyền chúa Nguyễn dong buồm thẳng ra) mọi
người đều hay biết. .Tự trách mình bạc đầu còn
vụng tính, nhìn lá vàng rơi rụng đầu hè.
Ngày thu cảm hứng |
Thu nhật ký hứng |
Gió Tây mới đến khách chưa
về,
Khí lạnh mười phần dạ tái
tê.
Nước cũ non sông trời lặng
ngắm,
Quê người thân thế gửi mây
che.
Cái già chợt sợ nay đà
đến,
Thu đến nơi nơi đêm trước
nghe.
Tự trách bạc đầu ta vụng
tính,
Lá vàng rơi rụng, rụng đầu
hè. |
Tây phong tái đáo bất qui
nhân,
Đốc giác hàn uy dĩ thập
phần.
Cố quốc hà sơn khan lạc
nhật,
Tha hương thân thế thác
phù vân.
Hốt kinh lão cảnh kim
triêu thị,
Hà xứ thu thanh tạc dạ
vân,
Tự thẩn bạch đầu khiếm thu
thập
Mãn đình hoàng lạc diệp
phân phân. |
Thơ chữ Hán Nguyễn Du,
Thanh Hiên thi tập. Nhất Uyên dịch
thơ. |
Chú thích:
Bạch đầu.
Nguyễn Du thường tả mình dầu bạc, có lẽ ông bị
bệnh bạc tóc sớm. Thế kỷ 18,19 tuổi thọ trung
bình người Việt Nam chỉ trên năm mươi.Đặc biệt
làng Tiên Điền có tục ăn lão năm 53 tuổi, trên
tuổi này được xếp vào hạng trưởng lão, ăn trên
ngồi trước trong làng.. Anh em Nguyễn Du chỉ
sống trên dưới 55 tuổi.
Tha hương
:Nguyễn Du còn ở Hà Tỉnh, đang nghĩ chuyện tha
hương, vào Nam theo chúa Nguyễn Ánh
|
II. 12
Thời
gian xa cách thấm thoát đã hai năm. Nguyễn Du
vẫn biền biệt nơi Hồng Lĩnh. Mẹ Xuân Hương
thúc ép nàng lấy chồng, Có anh thầy Lang xóm
Tây làng Nghi Tàm, con cụ Lang, cậy người mai
mối. Nhân có người về Hà Tỉnh. Hồ Xuân Hương
gửi thơ cấp báo:
Vài hàng viết thư gửi chàng mà
chạnh lòng nước mắt rơi, tưởng rằng thức
suốt năm canh ánh trăng vẫn còn đó, tưởng
rằng em (nguyệt) có thể chờ đợi anh lâu hơn,
nhìn lá nhuộm sương mai buổi sớm mà lòng
thẹn (vì đã hẹn với chàng), màu sương khói
chỉ làm rộn ràng nỗi buồn, bước ra ngoài nhà
thẩn thơ trước gió, xa xa tiếng địch ai thổi
chói tai (lời anh Lang xóm Tây theo ve vản
nàng), muốn hỏi trăng già sao khe khắc với
tình duyên đôi ta, trêu nhau làm chi mà xe
mối tơ không trọn vẹn để đôi ta xa nhau.
Phạm Đình Hổ đã chứng kiến, việc mẹ gã Xuân
Hương cho anh thầy Lang, có lẽ cũng là học
trò cụ Đồ Diễn, thư sinh ngày xưa không thi
cử làm quan thì cũng hành nghề: Y, Lý, Bốc,
Số, anh Lang không thi cử, trở về tiếp tục
nghề nghiệp của cha. Bài Hoài Cổ. (Nhớ xưa)
Phạm Đình Hổ viết về Xuân Hương, tôi dịch
như sau: Năm xưa hoa
đào nở, Em tôi học cài trâm. Năm nay hoa
đào nở. Mẹ gả xóm
Tây gần. Năm nay hoa đào nở, Gió
xuân sao lạnh lùng. Em nhìn hoa mà khóc.
Sầu vương nét mi cong. Năm nay hoa đào nở,
Cỏ xuân mượt trời mơ. Bên hoa em cười nụ,
Ngâm thành tự đề thơ.Phạm Đình Hổ là
người ham học hỏi, thấy người tài là đến
chơi, thấy nhà ai có nhiều sách hay thì đến
đọc, thấy việc gì cũng ghi chép. Trong thơ
văn ông, tôi khám phá, ông chứng kiến mối
tình Xuân Hương với Nguyễn Du, với anh Thầy
Lang, với Mai Sơn Phủ, và cho Xuân Hương
mượn tiền để mở quán sách Phố Nam thành
Thăng Long, cạnh đền Lý Quốc Sư và trường
ông Nghè Phạm Quý Thích, sau khi Xuân Hương
dứt tình với Tổng Cóc Nguyễn Công Hoà. Xuân
Hương không tự đề thơ, mà viết bài thơ cuối
cùng cho Nguyễn Du.
Họa nhân..
Vài hàng chữ gấm chạnh niềm
châu;
Nghĩ tưởng năm canh nguyệt hé
lâu.
Lá nhuộm thức lam thêm vẻ thẹn,
Sương pha khói biếc rộn thêm
sầu.
Thẩn thơ trước viện, nhà khoe
gió,
Đồng vọng bên tai, địch thét
đâu,
Ướm hỏi trăng già khe khắc bấy,
Trêu nhau chi những sợi cơ cầu.
Thơ chữ Nôm Hồ Xuân Hương. Lưu
Hương ký
|
II. 13
Nguyễn
Du phúc đáp bằng bài thơ Ký Mộng, mơ Xuân
Hương, bỏ mẹ, bỏ lớp dạy trẻ , vượt đèo Tam
Điệp đầy hổ báo, vượt Sông Lam lắm cá sấu,
đường đi thật hiểm trở, vào Hồng Lĩnh thăm
mình. Tỉnh dậy viết bài Ký mộng gửi Xuân
Hương, nên năm 1813 khi tình duyên tan vỡ, đò
đã qua mấy chuyến, trong bài Cảm Cựu Khiêm
Trình Cần Chánh Học sĩ Nguyễn Hầu, mừng chàng
làm Chánh Sứ: Xuân Hương nhắc lại: Giấc
mộng rồi ra nửa khắc không .
Đáp lại các câu thơ: Mộng
đến ngọn đèn sáng, mộng đi gió lạnh lùng,
giai nhân nào thấy nữa, lòng ta rối tơ vương.
Bài Ký mộng Nguyễn Du viết: Thời
gian như nước chảy suốt ngày đêm, người đi
xa mãi chưa về, bao năm rồi không gặp mặt
nhau,biết làm sao vơi hết nỗi nhớ thương.
Nay trong mộng thấy rõ ràng, nàng đến tìm ta
nơi bến sông (Giang Đình). Vẻ mặt vẫn như
xưa, nhưng áo quần nàng không buồn chăm sóc.
Thoạt tiên nàng kể nỗi đau ốm, rồi than thở
nỗi chờ mong những ngày xa cách. Sụt sùi
không nói hết lời, phản phất như cách nhau
một bức màn sa. Bình sinh vốn không biết
đường. Mộng hồn chẳng rõ thực hay hư. Núi
Tam Điệp (Ba Dội) nhiều hổ báo, sông Lam có
lắm cá sấu. Đường đi hiểm trở khó khăn, thân
gái biết nhờ cậy ai ? Mộng đến ngọn đèn cô
đơn giọi sáng, Mộng tàn gió thổi lạnh lùng,
Mỹ nhân không thấy nữa, Lòng ta rối như tơ
vương, Nhà trống ánh trăng nghiêng soi vào,
chiếu xuống tấm áo cô đơn của ta.. Ngày
trước ông Đào Duy Anh, trong cuốn Khào luận
Truyện Kiều căn cứ vào câu Du
tử hành vị quy, cho rằng Nguyễn Du nhớ
vua Lê Chiêu Thống. Các ông Lê Thước, Trương
Chính trong thơ Chữ Hán Nguyễn Du cho rằng
nhớ một người bạn cũ, sau đó lại cho rằng
nhớ người vợ trước em Đoàn Nguyễn Tuấn.
Riêng tôi, Nguyễn Du không gọi là hiền thê,
vợ hay bạn hay vua mà gọi là mỹ nhân, Mỹ
nhân đó chính là Xuân Hương Hồ Phi Mai., lúc
đó Nguyễn Du còn cô đơn chưa vợ. Ba mươi
tuổi Nguyễn Du mới về Quỳnh Hài cưới vợ, lúc
ở Hồng Lĩnh chỉ ở một mình bếp lạnh hoang
vắng.
Ghi lại giấc mộng |
Ký mộng |
Dòng nước ngày đêm
chảy,
Người biệt chốn cố
hương.
Bao năm không gặp
mặt,
Làm sao hết nhớ
thương.
Trong mộng rành rành
thấy,
Tìm ta nơi bến sông,
Dung nhan vẫn như
trước,
Y trang buồn biếng chăm.
Trước kể nỗi đau ốm,
Rồi than những ngày
xa.
Nghẹn ngào không nói
hết,
Dường cách bức màn
sa.
Bình sinh không thuộc
lối,
Mộng hồn biết thật chăng
?
Núi Điệp đầy hổ báo,
Sông Lam lắm thuồng
luồng,
Đường đi thật hiểm
trở,
Phận gái nhờ ai không
?
Mộng đến đèn côi
sáng,
Mộng tan gió lạnh
lùng,
Người đẹp nào thấy
nữa,
Lòng ta rối tơ
vương.
Nhà trống vầng trăng
xế,
Soi manh áo cô đơn, |
Thệ thủy nhật dạ lưu,
Du tử hành vị qui.
Kinh niên bất tương kiến,
Hà dĩ úy tương ti (tư).
Mộng trung phân minh kiến,
Tầm ngã giang chi mi.
Nhan sắc thị trù tích,
Y sức đa sâm si.
Thỉ ngôn khổ bệnh hoạn,
Kế ngôn cửu biệt ly.
Đái khấp bất chung ngữ,
Phảng phất như cách duy.
Bình sinh bất thức lộ,
Mộng hồn hoàn thị phi ?
Điệp sơn đa hổ trĩ,
Lam thủy đa giao ly,
Đạo lộ hiểm thả ác,
Nhược chất tương hà y ?
Mộng lai cô đăng thanh
Mộng khứ hàn phong xuy,
Mỹ nhân bất tương kiến,
Nhu tình loạn như ti.
Không lâu ốc tà nguyệt,
Chiếu ngã đan thường y. |
Thơ chữ Hán Nguyễn Du,
Nhất Uyên dịch. |
Chú thích:
Cách duy:
cách bức màn. Hoàng hậu vua Hán Vũ Đế là Lý
phu nhân, sắc đẹp, múa giỏi, chết sớm. Vũ Đế
rất thương tiếc. Có người phương sĩ nói có
thể chiêu hồn Lý phu nhân về, vua bằng lòng.
Ban đêm, người ấy bèn giương màn, đốt nến,
để vua ngồi tron màn, nhìn sang một bức màn
khác, thấy bóng một người giống Lý phu nhân.
Nhược chất:
tư chất phụ nữ yếu đuối.
Nhu tình:
mối tình vương vấn thắm thiết
|
II .14
Sau
khi gửi bài thơ này cho Hồ Xuân Hương năm
1795.Hồ Xuân Hương hiểu mối tình mình chỉ là
giấc mộng. Nguyễn Du thôi làm Hồng Sơn Liệp Hộ
mà làm Nam Hải Điếu Đồ, đi câu cá biển Nam
Hải. Tâm sự Nguyễn Du lúc này trong bài Tạp
thi I viết: Bạc đầu tráng
sĩ ngửng trời than, Dựng nghiệp mưu sinh
thảy lỡ làng, Thu Cúc, Xuân Lan thành mộng
ảo. Hạ nồng, đông lạnh cướp ngày xanh..
Nguyễn Du cho rằng chuyện tình của mình với cô
Cúc làng Trường Lưu hay với Xuân Hương làng
Nghi Tàm đều đã thành mộng ảo.Về Hồng Lĩnh,
Nguyễn Du tâm sự với người bạn cũ Thực Đình
(bút hiệu có nghĩa là người ăn ở đình làng) Họp
bạn khó tìm người mắt biếc. Sau vụ khởi
nghĩa Nguyễn Quýnh, làng Tiên Điền bị làm cỏ,
người sống sót chẳng ai dám tỏ một thái độ gì.
Do đó Nguyễn Du không thể ở lại, dạy học, cũng
không thể tìm ra thủ hạ, do đó, tôi bác bỏ
đoạn gia phả Nguyễn Tiên Điền chép: Nguyễn
Du từ Hà Tỉnh dẫn thủ hạ mang quân lương ra
tiếp rước Vua Gia Long. Và được đưa ra Bắc
phong tri huyện Phù Dung trấn Sơn Nam. Trên
bước đường tìm mánh mung vượt biên vào Nam
theo chúa Nguyễn Ánh, có lẽ Nguyễn Du đã rơi
vào bẫy của công an biên phòng của Hiệp Trấn
Hà Tĩnh Nguyễn Văn Thận, nên thay vì vào Khánh
Hoà, Nguyễn Du bị chở thẳng vào tù. Nguyễn Văn
Thận nể tình bạn thân với Nguyễn Nể, và tài
thơ văn Nguyễn Du nên chỉ cho học tập cải tạo
sơ sơ mười tuần (ba tháng) trong . Bài Cảm
Hứng trong tù Nguyễn Du cho rằng nổi lòng mình
không ai biết: Tâm sự
chút lòng, ai biết tỏ, Như sông Quế sâu dưới
non Hồng. Nguyễn Văn
Thận giữ vững Hà Tĩnh cho đến năm 1802, vua
Gia Long tiến đánh, Thận thua trận chạy ra
Thanh Hóa và bị giết ở đó.
Tin tức Nguyễn Du bị tù đã ra tới
Thăng Long. Hồ Phi Mai lên đường về nhà
chồng anh thầy Lang xóm Tây làng Nghi Tàm.
Nguyễn Du sau khi ra tù , ban đêm
Nguyễn Du đã đi bộ trốn ra Thăng Long bài Dạ
hành: Trăng xế biển Nam
ngàn dậm chiếu, Đường xa gió lộng một
người trông. Đêm đen mờ mịt bao giờ sáng,
Đầu bạc mà còn vụng dấu thân. Trên
đường đi Nguyễn Du phải đi ăn xin: Bài Khuất
Thực, Nguyễn Du viết: Chống
gươm ngạo nghễ thét trời xanh, Ba chục năm
trong bùn hôi tanh, Chữ nghĩa ích gì cho
cuộc sống, nào ngờ đói rách người thương
tâm.
Đến Thăng Long Nguyễn Du đến một
quán khách quen biết bên bờ Hồ Tây, chủ quán
cho hay Xuân Hương Hồ Phi Mai đã đi lấy
chồng, anh thầy Lang xóm Tây làng Nghi Tàm.
Chủ quán mời một bình trà, Nguyễn Du uống
bao nhiêu lần, không tiền nên chỉ xin nước
sôi uống trà lạt, ngồi viết hai bài thơ ký
tên Chí Hiên. Bài thơ oán trách Hồ Xuân
Hương thậm tệ, nhưng nàng vẫn trân trọng lưu
trong tập thơ Lưu Hương ký. Đã giao du với
nhau mấy năm tròn, thề thốt tình thâm giao
xe, nón mãi mãi còn.. Xe nón do chữ Xạ lạp
theo sách Phong thổ ký, phong tục nước Việt
thuần phác. Trong buổi sơ giao, hai bên làm
lễ kết nghĩa thường có lời thề: Anh cỡi xe,
tôi đội nón, khi gặp nhau sẽ xuống xe vái
chào tôi., anh cầm ô tôi cỡi ngựa, khi gặp
nhau tôi sẽ xuống ngựa chào anh.. Thơ Khổng
Bình Trọng: Việc đời
biến đổi khôn lường, chớ vì cởi xe mà
khinh kẻ đội nón. Vì thế tình thân là
xạ lạp chi giao, mối giao tình xe nón..
Không biết tại lòng nàng tham giàu sang mà
thay dạ đổi lòng, lòng đen tựa mực đi lấy
chồng thầy thuốc, còn tôi học tập cải tạo
mới ra, tình tôi vẫn thắm như son, một lòng
yêu nàng. Tai tôi chưa quên lời vàng ngọc
của nàng, nàng có mắt hãy xem tôi làm nên sự
nghiệp với nước non. Chớ trách chúa xuân, vì
sợ chờ đợi tôi mà mỏi mệt sợ lỡ thì. Tình
nàng sớm mận tối đào như thế có xứng đáng
dòng dõi con nhà quyền quí chăng. ? Còn có
bài thơ trách móc nào đau đớn hơn.
Chí Hiên tặng I
Chữ giao nguyền với mấy năm
tròn,
Xe nón tình kia mãi mãi còn.
Chẳng biết dạ người đen tựa mực,
Sao hay lòng khách thắm như son.
Còn tai chữa lãng lời vàng ngọc,
Có mắt mà xem mặt nước non.
Chớ trách chúa Xuân lòng mỏi
mệt;
Mận đào được thế tiếng công môn.
Thơ chữ Nôm
Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương lưu trong Lưu
Hương ký.
|
II .15
Bài
Chí Hiên tặng II. Nguyễn Du không trách móc
nữa mà bày tỏ lòng mình. Rủi may nào xá gì,
nghĩ rằng cùng tắc thông, thông tắc biến, biến
tắc hóa theo Kinh Dịch.. Ra Bắc phen này
(1796) mong làm nổi việc, Nghĩ lại việc vào
Nam (1794) cũng hoài công, Hà Tỉnh chẳng ai
theo, chẳng thể lập cứ địa chống Tây Sơn, cũng
chẳng thể vượt biển vào Nam theo chúa Nguyễn
Ánh.. Bạn thơ cũ nay đâu, ngồi uống trà một
mình, uống bao nhiêu bình nước rồi ấm trà đã
nhạt. Quán trọ đêm qua năm canh không ngủ được
vì manh áo quá mong manh, trời đã vào lập
đông.. Trông ra sông hồ mù mịt sương khói từ
biển thổi vào.Người xưa Cổ Nguyệt đường lòng
như tấm gương trong nào thấy đâu?
Chí Hiên tặng II.
Rủi may nào sá nghĩ cùng thông,
Chưa dễ tri âm tỏ nỗi lòng.
Ra Bắc phen này mong nổi việc.
Vào Nam ngẩm trước cũng hoài
công.
Bạn tao năm hết mâm trà lạt.
Quán khách canh chảy mảnh áo
mong.
Gớm nhẽ trông ra mù khói bể
Nguyệt đường bao nã thấy gương
trong
Nguyễn
Du tìm đến nhà Đoàn Nguyễn Tuấn, bên bờ sông
Nhị, Đoàn đang làm quan Tây Sơn, nhà cao cửa
rộng: Trên bờ sông Nhị
nhà chen gần, Đã chiếm cả thành hết cảnh
xuân, Cầu gác Đông Tây cao ngất dựng.
Chẳng kém gì các biệt thự các vị quan ngày
nay. Nguyễn Du được Đoàn Nguyễn Tuấn gả em gái
út, và giao cho gia trang tại Quỳnh Hải năm
1797. Từ đây Mùa Xuân Quỳnh Hải, sau khi góc
biển chân trời ba chục tuổi, Nguyễn Du mới
biết đến hạnh phúc: Trăng
sáng đầu xuân tỏa ngập tràn, Bao giờ trăng
chẳng nhạt thuyền quyên, Một trời xuân hứng
nhà ai lạc. Muôn dậm Quỳnh Châu nguyệt sáng
ngần. Ở đây Nguyễn Du chấm dứt cuộc đời
Mười năm gió bụi có vợ con, dạy học, dạy văn
và võ, hoàn tất Truyện Kiều. Năm năm Quỳnh Hải
(1797-1802) Nguyễn Du đã giàu có, nên khi Vua
Gia Long kéo quân ra đất Bắc đánh bắt vua Tây
Sơn, Cảnh Thịnh. Nguyễn Du từ Quỳnh Hải dẫn
thủ hạ, học trò và tráng đinh Quỳnh Hải, đem
theo lương thực, ngựa ,bò, heo dâng sớ đón
rước nhà vua. Đến Phù Dung trấn Sơn Nam thì
gặp Vua Gia Long, vua phong ngay cho làm tri
huyện Phù Dung. Sự kiện này tương tự như Phi
Tử thời Chiến Quốc, người đất Phù Ngưu dâng
ngựa lên Vua Chu Hiếu Vương được phong chức
Phụ Dung nước phụ chư hầu. Từ đó Nguyễn Du có
tên Phi Tử, Nguyễn Hành trong Minh Quyên thi
tập bài Đi săn có nhắc đến bút hiệu này. |
III Độc Tiểu Thanh ký bài thơ
Nguyễn Du gửi Hồ Xuân Hương. |
III .1
Nhờ
ba năm lưu lạc (1786-1799) thành nhà sư Chí
Hiên đi muôn dậm chu du Trung Quốc, Nguyễn Du
nói thạo tiếng Trung Quốc, nên khi ra làm quan
được mấy tháng từ Tri huyện Phù Dung, Nguyễn
Du được thăng lên Tri phủ Trường Tín đặc trách
tiếp sứ Thanh sang phong vương vua Gia Long.
(Nguyễn Án được bổ làm tri huyện thay Nguyễn
Du ở Phù Dung).. Đường công danh thăng tiến,
nhưng người vợ họ Đoàn qua bốn lần sanh, chỉ
để lại một con Nguyễn Tứ và qua đời.Mùa thu
năm 1804, Nguyễn Du xin nghĩ bệnh một tháng.
Từ Thường Tín, Nguyễn Du về thăm lại Cổ Nguyệt
đường bên Hồ Tây, đến nơi thì vườn cảnh đã
hoang vu thiếu bàn tay chăm sóc của Hồ Phi
Mai.
Từ khi lấy anh thầy Lang xóm Tây
làng Nghi Tàm, chẳng bao lâu anh thầy Lang
mất, nàng lại trở về với mẹ, Cổ Nguyệt đường
dạy học, rồi yêu Mai Sơn Phủ, mối tình để
lại những bài thơ nồng nàn thắm thiết, thề
thốt.. trong Lưu Hương ký. Mai Sơn Phủ cũng
người ở Vinh (Vịnh Phố) trở về quê để cậy
cha mẹ cưới hỏi, chàng về quê thì biệt tăm
trong chiến tranh, trong trận đánh cuối cùng
vua Gia Long và Tây Sơn. Hồ Xuân Hương lánh
nạn lên Vĩnh Phú thì gặp một học trò cũ của
cha, là Tổng Cóc Nguyễn Công Hoà., Xuân
Hương nhận làm lẽ, nhưng vợ cả ghen tuông,
nàng đang đau ốm, có thai 6 tháng, thân phận
như nàng Tiểu Thanh.
Bên song cửa Cổ Nguyệt đường,
Nguyễn Du viết bài Độc Tiểu Thanh ký gửi
Xuân Hương Hồ Phi Mai.. Vườn cảnh Cổ Nguyệt
đường nơi Tây Hồ đã hoang vu vì thiếu bàn
tay chăm sóc của nàng, Son phấn có thần dù
chôn vẫn còn hận. Văn chương vô mệnh dù đốt
cháy vẫn còn dư âm. Mối hờn xưa nay chỉ có
biết hỏi trời, vì đâu những người phong lưu
tài sắc lại có cái án oan nghiệt như thế. Ba
trăm năm lẽ nữa, kể từ nàng Tiểu Thanh đến
nay, ba trăm năm lẽ sao ai sẽ khóc nàng Xuân
Hương Hồ Phi Mai. Hai chữ tố như trong bài
này tra tự điển Thiều Chửu: Tố là tơ trắng,
nghĩa bóng là người có phẩm hạnh cao khiết,
như là như cũ, như vậy, giống như. Nghĩa hai
câu cuối là: không biết rồi đây ba trăm năm
lẽ nữa, ai khóc người phẩm hạnh cao quý như
nàng Tiểu Thanh.
Đọc Tiểu Thanh ký |
Độc Tiểu Thanh ký |
Tây Hồ vườn cảnh đã hoang
vu,
Bên cửa viếng nàng một áng
thư.
Son phấn có thần chôn vẫn
hận,
Văn chương vô mệnh cháy
còn dư.
Mối hờn kim cổ trời khôn
hỏi,
Cái án phong lưu khách lụy
sầu.
Ba trăm năm nữa trong
thiên hạ,
Còn Nàng ai khóc một niềm
đau. |
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành
khư,
Độc điếu song tiền nhất
chỉ thư.
Chi phấn hữu thần liên tử
hậu.
Văn chương vô mệnh lụy
phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan
vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự
cư.
Bách tri tam bách dư niên
hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp tố
như ? |
Thơ chữ Hán Nguyễn Du,
Thanh Hiên thi tập, Nhất Uyên dịch
thơ |
Chú thích:
Hoa uyển, có
bản chép mai uyển theo thơ Tốn Phong trước nhà
Xuân Hương có trồng nhiều mai trắng. Tốn Phong
còn gọi nhà nàng là Mai đình. Tại Tây Hồ Hàng
Châu trước nhà Tiểu Thanh cũng có rừng mai
rộng bát ngát, thi sĩ Lâm Bô đời Tống vào rừng
mai thưởng hoa đi lạc không biết đường về.
Bài Độc Tiểu
Thanh Ký trong các văn bản đều đặt cuối Thanh
Hiên Thi tập thời điểm sáng tác năm 1804.,
không ai hiểu làm sao, cụ Đào Duy Anh có đem
qua Bắc Hành Tạp lục, nhưng Nguyễn Du khi đi
sứ không ghé đến Hàng Châu.. Nếu Nguyễn Du
viết năm 1799 trong thời gian lưu lạc Trung
Quốc thì bài này phải nằm kế 5 bài thơ Vịnh
Miếu Nhạc Phi, Tần Cối, Vương Thị. Cách cắt
nghĩa của tôi duy nhất đáp ứng được thời điểm
sáng tác. Ý nghĩa hai chữ tố như, tên tự hay
bút hiệu thường lấy từ một điển tích, hay có ý
nghĩa, tố như không có nghĩa nào khác và cũng
không điển tích. Tôi cắt nghĩa và tìm ra mối
liên hệ bài này với bài Giả từ Tổng Cóc (khóc
Tổng Cóc) và bài Chơi Tây Hồ nhớ bạn của Hồ
Xuân Hương viết năm 1805.
|
III .2
Sau
khi nhận được bài thơ Độc Tiểu Thanh Ký của
Nguyễn Du. Hồ Xuân Hương dứt khoát dứt tình
với Tổng Cóc. Bài thơ làm nàng thức tỉnh, nàng
không thể nào tủi buồn, uất hận vì phận làm lẽ
mà chết như nàng Tiểu Thanh. Không thể kéo dài
cuộc sống: Cầm bằng làm
mướn, mướn không công. Chịu đấm ăn xôi, xôi
lại hẩm vì Tổng Cóc
làm tình như chuộc vọc: Tiếc
dĩa hồng ngâm cho chuộc vọc, Một tháng đôi
lần có cũng không. Chàng Cóc ơi, Chàng
Cóc ơi, thiếp bén duyên với chàng thế là đủ
rồi. Thiếp xin dứt tình với chàng từ đây như
nòng nọc đứt đuôi. Dù chàng có cho thiếp nghìn
vàng, thiếp cũng như con cóc bị bôi vôi không
bao giờ trở lại với chàng. . Cóc hay vào nhà
trốn vào xó bếp hay gầm giường, đuổi đi, hay
bắt bỏ ra xa cũng quay đầu trở lại, chỉ có bôi
vôi vào đầu là đi biệt luôn không dám trở lại
nữa.
Giã từ Tổng Cóc
Chàng Cóc ơi ! Chàng cóc ơi !
Thiếp bén duyên chàng chỉ thế
thôi,
Nòng nọc đứt đuôi từ đấy nhé !
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi
vôi.
Hồ
Xuân Hương, trở về Cổ Nguyệt đường, dù mang
thai 6 tháng, sợ dư luận dị nghị, nàng ra phố
Nam, mở tiệm bán sách, bút giấy mực, cạnh
trường ông nghè Phạm Quý Thích gần đền Lý Quốc
Sư. Mượn tiền Phạm Đình Hổ và bè bạn, Xuân
Hương đã mở quán sách này. Tốn Phong đến thăm
Xuân Hương sau hai lần hỏng thi khoa 1806 và
1813. Tốn Phong đến gặp Xuân Hương tại hiệu
sách, sau khi nàng đã sinh con: Mai
lạnh vẫn thường than nỗi khổ, Chốn dời Mai
mới nở thêm cành.(bài 15) Tiếc thay đứa
con gái mất sớm, nàng không nuôi được. Năm ấy
nàng 35 tuổi, sắc đẹp mặn mà làm tốn phong ca
tụng tít trời xanh. Quán sách nàng là nơi các
học trò ông nghè Phạm Quý Thích lui tới, để
ngắm bà chị.
Trong đám học trò thường đến hiệu
sách của nàng có cậu bé lên tám bị mắng là: Dê
cỏn buồn sừng húc dậu thưa, có
lẽ là Phương Đình Nguyễn Văn Siêu về sau sẽ
cùng Cao Bá Quát nổi tiếng: Văn như Siêu,
Quát vô tiền Hán.
|
III .3
Xuân
Hương trở lại Cổ Nguyệt đường bên Hồ Tây,
Nguyễn Du về quê một tháng, sau đó được lệnh
vào Phú Xuân thăng Đông Các học sĩ hàm ngũ
phẩm, tước Du Đức Hầu, chức vụ dâng sách cho
vua đọc mỗi ngày, và soạn thảo chiếu biểu cho
vua. Gia Long
Hồ Xuân Hương viết bài Chơi Tây Hồ
nhớ bạn trả lời bài Độc Tiểu Thanh ký của
Nguyễn Du. Nguyễn Du viết: Tây
Hồ vườn cảnh đã hoang vu. (Tây Hồ hoa uyển
tẩn thành khư). Xuân Hương trả lời:
Phong cảnh Tây Hồ chẳng khác xưa. Em đã trở
về, em không chết như nàng Tiểu Thanh đâu ?
Vườn cảnh có tay em chăm sóc đã trở lại như
xưa. Người đồng châu, cùng quê Nghệ Tĩnh với
em biết bao giờ trở lại. Nhật Tân đê lở, như
duyên em dù lỡ làng cũng còn lối vào. Chùa
Trấn Quốc rêu phong vẫn còn lưu lại bài thơ
em viết ngày nào đề thơ cùng chàng. Nơi vực
Trâu vàng trăng lặng bóng. Kìa non Phượng
đất khói tuôn mờ những kỷ niệm đôi ta; Hồ
kia thăm thẳm sâu bao nhiêu cũng không bằng
lòng em nhớ chàng.
Chơi Tây Hồ nhớ bạn
Phong cảnh Tây Hồ chẳng khác
xưa,
Người đồng châu trước biết bao
giờ.
Nhật Tân đê lỡ nhưng còn lối,
Trấn Quốc rêu phong vẫn ngấn
thơ,
Nọ vực Trâu vàng trăng lặng
bóng,
Kìa non Phương đất khói tuôn mờ.
Hồ kia thăm thẳm sâu dường mấy,
So dạ hoài nhân dễ chưa vừa.
Chú thích:
Vực Trâu
vàng: tích Sư Minh Không quốc sư Triều Lý
xin đồng nhà Tống về đúc chuông, tiếng
chuông ngân xa, con trâu vàng trong cung nhà
Tống ngỡ tiếng mẹ kêu, chạy sang Hồ Tây và
biến mất trong khu vực này. Phủ Tây Hồ có
đền thờ Trâu Vàng và đền bà Chúa Liễu Hạnh.
Non Phượng
đất: hay mõ phượng, gò đất nhô ra ở Hồ Tây,
nay thuộc khu vực Trường Bưởi, Chu Văn An.
Nguyễn Du
cưới và vợ họ Võ sanh một con, để cai quản
gia trang Tiên Điền, và có ba vợ thứ ba theo
hầu bên cạnh nên sanh luôn một chục đứa
con., nuôi mệt nhỉ.
|
IV . Hồ Xuân Hương gặp Nguyễn Du
trên đường đi sứ năm 1813.. |
IV.1
Tháng
2 năm Quí Dậu 1813 Nguyễn Du được thăng Cần
Chánh Học Sĩ tước Du Đức Hầu, được chọn làm
Chánh Sứ đi tuế cống triều nhà Thanh.Thiêm sự
Bộ Lại Trần Văn Đại, Thiêm sự Bộ Lễ Nguyễn Văn
Phong làm Phó Sứ. Cống phẩm gồm: 200 lạng
vàng, 1000 lạng bạc, lụa và cấp mỗi thứ 100
cây, hai bộ sừng tê giác, 100 cân ngà voi, 100
cân quế; Sứ đoàn gồm 27 người, đi đến mỗi địa
phương đều có bàn hương án và quan quân hộ
tống. Đoàn đi từ Phú Xuân đến Vị Hoàng bằng
thuyền và từ đó đi đường bộ. Theo gia phả con
đầu là Nguyễn Tứ, 12 tuổi, có theo cha đi sứ.
Tin này ra đến Thăng Long, Hồ Xuân
Hương đã gửi đến Nguyễn Du bài thơ: Cảm cưụ
kiêm trình Cần Chánh Học sĩ Nguyễn Hầu (Hầu
Nghi Xuân Tiên Điền nhân). Bài thơ này là
một chứng cớ rõ ràng, không thể chối cải,
nhưng thoạt đầu chẳng mấy ai tin. Ngay cả
Xuân Diệu đọc bao nhiêu lần cứ viết: Xuân
Hương phục người có tài hơn mình.
Chẳng ai tin việc này, vì là thật nó kéo
theo sự sụp đổ của một Hồ Xuân Hương dâm tục
cả thế kỷ đã bàn tán và viết về nàng. Toàn
bộ sách giáo khoa viết về Hồ Xuân Hương và
Nguyễn Du phải viết lại.
Chàng đi sứ hoàng hoa, xa quê
hương, nơi đất khách ngàn dậm lòng em muôn
nghìn nỗi nhớ nhung. Mượn ai tới đó để gửi
thơ cho chàng, nói rõ tấm lòng em. Chữ tình
đôi ta ba năm trọn vẹn (1790-1793), nhưng
rồi tình như mộng như bài thơ Ký Mộng chàng
đã gửi cho em, tan mộng rồi chẳng còn thấy
nhau. Em trộm mừng cho chàng từ ngày ra làm
quan, xe ngựa đưa đón, có nhiều thê thiếp,
nhiều mối duyên tình. Riêng phận em làm gái,
phấn son càng tủi cho mình phận long đong.
Biết chàng có bịn rịn vấn vương đến mối tình
em, nơi Cổ Nguyệt đường năm canh em vẫn một
mình phòng không thao thức.
Cảm cựu kiêm trình
Cần Chánh Học Sĩ Nguyễn Hầu
(Hầu Nghi Xuân, Tiên Điền nhân)
Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ
nhung,
Mượn ai tới đấy gửi cho cùng.
Chữ tình chốc đã ba năm vẹn,
Giấc mộng rồi ra nửa khắc không.
Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập,
Phấn son càng tủi phận long
đong.
Biết còn mảy chút sương siu mấy,
Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng
chong.
Thơ chữ Nôm Hồ Xuân Hương trong
Lưu Hương ký.
Chú thích:
Sương siu
theo GS Hoàng Xuân Hãn có nghĩa là bịn rịn.
Sách Thiên Nam ngữ lục: Quốc Tuấn nhớ lời
cha truyền, gặp cơn khổng tổng lòng bèn
sương siu. Tuồng Thù Thế Tân Thanh: Sương
siu vì một chữ tình.. Ông Trần Thanh Mại âm
là : Sương đeo mái, Hồ Tuấn Niêm chữa đeo ra
treo hai cách đều vô nghĩa.
|
IV.2
Sứ
đoàn từ Phú Xuân đến Thạch Đình sông Hoàng
Giang, một cuộc tiếp rước long trọng của quan
Tổng Trấn Bắc Thành bấy giờ là Nguyễn Huỳnh
Đức và quan Tổng Hiệp Trấn (Phó) Lê Chất. Xe
ngựa, lính hầu đi chật đường đưa từ Thạch Đình
về dinh Tuyên Vũ. Qua mỗi địa phương đều có
bàn hương án quan huyện, trấn tiếp rước.. Thời
gian Nguyễn Du đi sứ là 12 tháng rưỡi.. Từ
Lạng Sơn đến Bắc Kinh, các quan địa phương
Trung Quốc chu cấp nơi ăn ở, tiếp rước. Qua
cửa Nam Quang đi Quế Lâm đến Võ Xương rồi đến
Bắc Kinh. Tôi đã đi lại cuộc hành trình này
năm 2009 để dịch toàn bộ các thơ Nguyễn Du
trên đường đi sứ, so sánh thời nay và những
điều Nguyễn Du mô tả;
Hồ Xuân Hương đã đến sông Hoàng
Giang chờ đợi từ nhiều ngày đầu tháng 4 năm
Quý Dậu, gặp lại Nguyễn Du sau hai mươi năm
từ biệt cũng bến sông này, nơi Thạch Đình từ
biệt năm xưa.. Nhưng than ôi, Hồ Xuân Hương
chỉ trông thấy Nguyễn Du từ xa, nào dám lại
cầm tay tâm tình, vì chàng đường đường là
một vị Chánh Sứ, quan trên trông xuống,
người ta dòm vào, muôn cặp mắt phủ, huyện,
lính lệ. Hồ Xuân Hương về nhà viết bài Hoàng
giang ngộ hữu hỉ phú; Mừng gặp bạn trên sông
Hoàng Giang: Từ độ em biết yêu lần đầu, như
người con gái tuổi xuân vừa biết mùa xuân
đầu tiên, mỗi khắc thời gian như vàng em lấy
làm quí trọng. Đã hò hẹn nhau, lòng em nhớ
cả kiếp sống mình. Tình đôi ta rất nặng em
không quên dù hóa kiếp cả trăm thân. Dòng Tô
Lịch chưa cạn, đôi ta vẫn còn duyên nợ.Sông
Vị Hoàng còn đầy những giọt nước mắt ái ân
em tiễn đưa chàng ngày nào, nhưng hôm nay
chàng là quan Chánh Sứ, bao cặp mắt từ quan
đến dân trông vào, em dù nồng ấm hay phai
nhạt nào có dám thổ lộ. Nhưng lòng son em
vẫn thương chàng, mười phân vẹn mười.
Mừng gặp bạn ở sông Hoàng.
Nhà xuân từ được bén hơi xuân,
Nửa khắc vàng xem trọng mấy cân.
Trót hẹn nhớ cho đành một kiếp,
Nặng nề quên cả đến trăm thân.
Cạn dòng Tô Thủy còn duyên nợ,
Đầy giọt Hoàng giang những ái
ân.
Nồng nhạt mặc dù đâu nhẽ dám,
Tất son này vẫn thắm mười phân.
Thơ chữ Nôm
Hồ Xuân Hương trong Lưu Hương Ký.
|
IV.3
Các
bài thơ này cất kỷ trong Lưu Hương Ký, Nguyễn
Du nào đọc được.. Năm đó nàng 41 tuổi, đã trải
qua những mối tình:sau mối tình với Nguyễn Du,
Thầy Lang xóm Tây làng Nghi Tàm, Mai Sơn Phủ
rồi Tổng Cóc Nguyễn Công Hoà, Quan Hiệp Trấn
Sơn Nam Hạ Trần Quang Tĩnh, quan Hiệp Trấn Sơn
Nam Thượng Trần Ngọc Quán, và giờ đây người
cuối cùng Tri phủ Tam Đái Vĩnh Tường Trần Phúc
Hiển sẽ được thăng lên chức Tham Hiệp Trấn Yên
Quảng.. Các mối tình này được người bạn Phạm
Đình Hổ chứng kiến, và Tốn Phong Nham Giác Phu
họ Phan Huy. viết tựa cho Lưu Hưong ký.Bài
Hoài cựu là bài thơ tự than trách phận mình:
Chữ tình ngang ngữa biết bao nhiêu, tình em đã
trái ngang cùng chàng.Một chút duyên xưa lắm
điều dang dỡ. Phận mình như bèo lạc hoa trôi,
không trẻ lại như ngày xưa. Mối tình trăng hoa
thêm tủi cái già đã đến. Vì ta tài tình mà
mang nợ nên phải trả.. Nhìn phong cảnh nào vui
đâu lòng đã gửi nhiều thơ vịnh Đưa đón gặp
nhau mới biết tỏ tường bàn tay đấng tạo hóa.
Đời mình như cánh hoa trôi trên dòng, mới thắm
thía khi tin nước thủy triều đưa đẩy ngược
dòng.
Hoài cựu
Nhớ bạn cũ
Chữ tình ngang ngửa biết bao
nhiêu,
Một chút duyên xưa dỡ lắm điều.
Bèo lạc không kinh còn trẻ lại.
Trăm hoa thêm tủi cái gì theo.
Tài tình nợ ấy vay nên trả,
Phong cảnh vui đâu đã gửi nhiều.
Đưa đón biết tường tay đại tạo,
Cánh hoa trên nước thắm tin
triều.
Thơ chữ Nôm
Hồ Xuân Hương, Lưu Hương ký.
Biết
rằng mối tình ngang trái, không còn gì nữa. Hồ
Xuân Hương dứt khoát để yêu Tri phủ Tam Đái
Vĩnh Tường Trần Phúc Hiển sau được thăng làm
Tham Hiệp Trấn Yên Quảng. Cuộc đời hạnh phúc
ngắn ngủi; Xuân Hương góp thơ thành tập cuối
cùng Hương Đình Cổ Nguyệt thi tập.. Tập này bị
phân tán thành nhiều mãnh. Tôi sẽ sắp xếp lại
toàn bộ tập thơ vịnh cảnh này..
Một biến cố làm chấn động Tao đàn
thời bấy giờ. Vì một bài thơ Nguyễn Văn
Thuyên bị khép tội mưu phản, án chém. Cha
nguyên Tổng Trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành,
người nổi tiếng với bài Văn Tế Trận Vong
Chiến Sĩ, phải tự tử năm 1816. Binh bộ
Thượng Thư Đặng Trần Thường, một tay cự
phách trong làng văn thơ, người từng đánh
chết Ngô Thời Nhiệm, đánh Phan Huy Ích trước
Văn Miếu, bị bắt tội ẩn lậu ao đầm tội phải
thắt cổ. Tiến Sĩ Vũ Trinh, anh rễ Nguyễn Du
thầy dạy Nguyễn Văn Thuyên bị đày vào Quảng
Nam 12 năm. Hiệp Trấn Sơn Nam Thượng Trần
Ngọc Quán, bạn thi ca của Hồ Xuân Hương, thi
tướng tao đàn Cổ Nguyễ đường và cũng là bạn
của Thuyên chết bất ngờ năm 1818, có lẽ tự
tử.Tham Hiệp Yên Quảng Trần Phúc Hiển, chồng
Hồ Xuân Hương, con người bạn Nguyễn Văn
Thành đã chết trận, được ông xem như con
nuôi che chỡ, bị bắt tội tham nhũng 700 quan
tiền hối lộ, vì bắt buộc dân không được bỏ
nghề đồng ruộng. Các vụ án xảy ra trên cùng
một địa bàn cùng thời điểm có quan hệ chồng
chéo với nhau, khiến cho mọi người sợ hải,
cất dấu thơ văn. Đó là lý do thơ Hồ Xuân
Hương bị cất dấu, gần như biến mất, nhưng
danh tiếng nàng, một nhà thơ trữ tình, lãng
mạn đã làm các bậc mày râu làm thơ gán ghép
để thỏa lòng dâm dục.
Tam Nguyên Vị Xuyên, Trần Bích San
bốn mươi hai năm sau, trong Xuân Đường đàm
thoại, làm hai bài phú viếng Hồ Xuân Hương
thay cho Nguyễn Du và Phạm Quý Thích, đã
tiết lộ tình Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du có
thể viết nên thiên tình sử.
Sau khi chồng bị tử hình, nàng có
mặt trong buổi hành hình khóc cười điên
dại.: Giọt sương dưới chiếu chau mày khóc,
Giọt máu trên tay mỉm miệng cười.. Hồ Xuân
Hương đi tu núi Yên Tử, rồi trở về Cổ Nguyệt
đường vài năm sau cũng mất, bên cạnh nàng có
gia đình Tử Minh: không ruột nhưng mà thương
quá ruột, có hai người con trai, và học trò
nàng có cô Nguyễn Thị Hinh sau trở thành Bà
huyện Thanh Quan. Mộ Hồ Xuân Hương nằm bên
hồ sen trước chùa Kim Liên, Năm 1842 Tùng
Thiện Vương theo anh là Vua Thiệu Trị ra
Bắc, đến cúng dường chùa Kim Liên, dặn cô
hầu gái đi hái sen Chớ
trèo qua mộ Xuân Hương, Suối vàng còn hận
tơ duyên lỡ làng.. Mực nước Hồ Tây đầu
thế kỷ 20 vì đắp đê nên đã dâng cao một
thước, ngôi mộ nàng nằm trong lòng nước.
Tôi đến đến đây, trước chùa Kim
Liên, ngồi trong mưa, nghe tiếng sóng Hồ Tây
thét gọi: những người yêu văn chương Việt
nam ở đâu, mà để nàng còn nằm trong lòng
nước lạnh. Tôi mơ ước một ngày nào đó ngôi
Cổ Nguyệt đường sẽ được dựng lại bên cạnh
chùa Kim Liên, cho khách du lịch văn hóa đến
thăm.
Còn Nguyễn Du, tình yêu với nàng
như tơ trong cuống sen vấn vương hoài không
đứt. Trước khi nhắm mắt năm 1820 vì trận
dịch (cả nước hàng trăm ngàn người chết) nếu
Nguyễn Du có ngâm câu: Bách
tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân
khấp tố như. Không phải Nguyễn Du muốn
ai khóc mình đâu, mà Nguyễn Du tiếc thương
người con gái tên Hồ Phi Mai, hồng nhan như
bạc mệnh, mong manh như một cành mai trước
gió xuân.
|
TS Phạm Trọng Chánh
Tiến Sĩ
Khoa Học Giáo Dục. Viện Đại Học Paris V;
Sorbonne.
tác giả:
Hồ Xuân Hương, nàng là ai ? Khuê Văn
Paris xb 2000
Nguyễn Du
mười năm gió bụi và mối tình Hồ Xuân
Hương. Khuê văn Paris xb.2011
Liên lạc: phamtrongchanh@free.fr
|
Nguồn:http://chimviet.free.fr/vanhoc/phamtrongchanh/PhamTrongChanh_DiTimMoiTinhHXH_ND.htm
|