Tác Giả
DƯƠNG THU HƯƠNG


Tiểu sử

Dương Thu Hương sinh ra ở Thái Bình, sống nhiều năm ở Hà Nội. Lúc 8 tuổi trong thời kỳ Cải cách Ruộng đất, bà đã phải đi theo các đoàn học sinh để chứng kiến các cuộc đấu tố địa chủ. Năm 1967, bà tình nguyện tham gia Thanh niên xung phong, phong trào Tiếng hát át tiếng bom, phục vụ trong một đoàn văn công tại một trong những khu vực chiến tranh ác liệt nhất lúc đó: Bình Trị Thiên. Bà là một trong bốn người trong đoàn sống sót trở về. Sau chiến tranh, trở ra Bắc, bà cầm bút viết văn và công tác trong ngành điện ảnh. Bà tham dự khóa đầu tiên Trường viết văn Nguyễn Du (1980). Các tác phẩm của bà nhanh chóng nổi tiếng và nằm trong số những tác phẩm được nhiều người đọc nhất lúc đó trong phong trào Cởi Mở. Bà từng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng đã bị khai trừ khỏi Đảng vào năm 1989 do "đấu tranh cho tự do dân chủ" và phê phán thể chế hiện hành. Bà viết nhiều tác phẩm nổi tiếng như Bên kia bờ ảo vọng, Những thiên đường mù… nói lên sự vỡ mộng của mình đối với chế độ cộng sản, và được Bộ trưởng Văn hóa Pháp, ông Jacques Toubon, trao tặng Huân chương Văn hóa Nghệ thuật Chevalier des Arts et des Lettres năm 1994 [1][2]

Các tác phẩm của bà hiện nay không được phép lưu hành tại Việt Nam vì lý do chính trị. Bà đã từng phải vào tù do viết sách và phát biểu phê phán việc áp dụng chủ nghĩa Marx-Lenin vào Việt Nam, phản đối độc quyền của Đảng Cộng sản.[cần dẫn nguồn] Có 6 tác phẩm (truyện) của bà được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp  tiếng Đức nhưng bản tiếng Việt thì khó tìm thấy.[3] Đặc biệt, với cuốn Chốn vắng, bà đã lêntruyền hình Pháp TF1. Đây được xem là cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất của bà, nằm trong danh sách đề cử giải Femina và nhận Giải thưởng lớn Đọc giả của tạp chí Elle (Grand prix des lectrices de Elle) 2007. [cần dẫn nguồn]

Trong tháng 4 năm 2006, bà được mời sang Paris (Pháp) và sau đó sang New York (Mỹ) dự một hội nghị Văn bút Quốc tế, chuẩn bị viết thêm tác phẩm mới, và cũng để ra mắt bạn đọc khắp nơi. Kết thúc chuyến đi này, bà trở lại Pháp xin lưu trú, nói là để tiếp tục sáng tác và không can dự vào chính trị nữa.[cần dẫn nguồn]

Giữa năm 2008, bốn tác phẩm của bà đã được đưa vào bộ sách Bouquins ở Pháp: Bên kia bờ ảo vọng, Những thiên đường mù, Tiểu thuyết vô đề  Chốn vắng.[4]

Đề cử Nobel

Năm 2009, Dương Thu Hương được GS.TS. Joseph Pivato, dạy môn văn chương Anh ngữ tại đại học Athabasca ở Alberta, Canada đề cử vào danh sách cứu xét cho giải Nobel văn chương của năm.[5]

Tác phẩm

Tiểu thuyết

  • Hành trình ngày thơ ấu (bản tiếng Pháp được in với tựa Itinéraire d'enfance), 1985
  • Bên kia bờ ảo vọng (bản tiếng Pháp: Au-delà des illusions), 1987
  • Những thiên đường mù (bản tiếng Pháp: Paradis aveugles), 1988
  • Quãng đời đánh mất, 1989
  • Tiểu thuyết vô đề (còn có tên là Khải hoàn môn; bản tiếng Anh: Novel Without a Name)
  • Lưu ly (bản tiếng Anh: Memories of a Pure Spring, 1996; bản tiếng Pháp: Myosotis, 1998)
  • Chốn vắng (bản tiếng Anh: No Man's Land; bản tiếng Pháp: Terre des oublis), 2002
  • Đỉnh cao chói lọi (được dịch sang tiếng Pháp với tựa Au Zénith), 2009[6]
  • Hậu cung của con tim (tên tiếng Pháp Sanctuaire du cœur) (2011)[7]
  • Đồi bạch đàn (tên tiếng Pháp Les Collines d'Eucalyptus) (2013)[7]

Tập truyện

  • Những bông bần ly, 1980
  • Một bờ cây đỏ thắm, 1980
  • Ban mai yên ả, 1985
  • Đối thoại sau bức tường, 1985
  • Chân dung người hàng xóm, 1985
  • Chuyện tình kể trước lúc rạng đông, 1986
  • Các vĩ nhân tỉnh lẻ, 1988

Truyện dài, truyện ngắn khác

  • Truyện dài Hoa tầm xuân của mùa thu
  • Truyện ngắn Loài hoa biến sắc
  • Truyện ngắn Miền cỏ tơ

Phim tài liệu

  • Đền đài của những niềm thất vọng

Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0%C6%A1ng_Thu_H%C6%B0%C6%A1ng
STT
 Tác Phẩm (bấm vào đề tài để đọc tiếp)
Tác Giả
1
Đỉnh Cao Chói Lọi
Dương Thu Hương
2
Những Thiên Đường Mù
Dương Thu Hương
3
Dương Thu Hương
Nguyễn Đăng Mạnh
4
Tôi Là Phật Tử Theo Cách Riêng Của Tôi
Dương Thu Hương
5
Bên Kia Bờ Ảo Vọng
Dương Thu Hương


















        Trở lại trang mặt