Duy
Khánh |
Ca-nhạc sĩ
Duy Khánh lúc sinh thời
|
Thông
tin nghệ sĩ |
Tên khai sinh |
Nguyễn Văn
Diệp |
Sinh |
1936
Triệu
Phong, Quảng
Trị, Đông Dương thuộc
Pháp |
Mất |
12 tháng
2, 2003 (66–67 tuổi)
Quận
Cam, California, Hoa
Kỳ |
Thể
loại |
Nhạc quê
hương, nhạc
vàng |
Nghề nghiệp |
Nhạc sĩ, ca sĩ |
Hợp tác với |
Phạm
Duy, Trầm
Tử Thiêng, Anh
Bằng, Trúc
Phương... |
Ca khúc tiêu biểu |
Ai ra xứ
Huế
Thương về miền Trung I & II
Xin anh giữ trọn tình quê |
Duy Khánh (1936–2003),
tên thật Nguyễn Văn Diệp,
còn có nghệ danh Tăng
Hồng, Hoàng Thanh,
là nam ca
sĩ người Việt. Ông nổi danh từ thập niên 1960,
ban đầu với những bài hát mang âm hưởng dân ca và
"dân ca mới" của Phạm Duy, nhạc về quê hương, về
sau ông được xem như là 1 trong 4 giọng nam
của nhạc vàng thời
kỳ đầu (Tứ trụ nhạc vàng), 3 người còn
lại là: Nhật Trường, Hùng Cường, Chế Linh.
Ông còn được biết đến như một nhạc sĩ tài
năng với hơn 30 ca khúc như: Thương
về miền Trung, Lối về đất mẹ, Ai ra xứ Huế, Xin
anh giữ trọn tình quê....
Tiểu sử
Duy Khánh sinh năm 1936 tại
làng An Cư, xã Triệu Phước, huyện Triệu
Phong, Quảng Trị, là con áp út trong một gia đình vọng
tộc gốc thuộc dòng dõi Quận công Nguyễn Văn Tường,
Phụ chánh đại thần triều Nguyễn. Dòng họ Nguyễn này
có vợ của Trung tướng Hoàng Xuân Lãm.
Năm 1964,
ông thành hôn với Âu Phùng, một phụ nữ gốc
Hoa, sinh ra 2 người con. Về sau. hai người đã
ly dị.
Sau sự kiện 30 tháng
4 năm 1975, ông ở lại Việt Nam.
Do ông hát một số bài hát liên quan
với Việt Nam Cộng
hòa nên ông bị cấm hát
thời gian dài.
Giữa thập niên 1980,
ông cưới bà Thúy Hoa rồi sống tại Vũng Tàu.
Đến 1988,
ông được bảo lãnh sang Hoa
Kỳ, tại đây ông tiếp tục ca hát và
sáng tác.
Ông mất vào 12 giờ trưa ngày 12 tháng 2 năm 2003,
tại bệnh viện Fountain Valley, Quận Cam, California,
thọ 68 tuổi.
Sự nghiệp
Năm 1952,
Duy Khánh đoạt giải nhất cuộc thi tuyển lựa ca
sĩ của đài
Pháp Á tại Huế với
bài hát Trăng thanh bình.
Sau đó ông chuyển vào Sài Gòn để
theo đuổi nghề ca hát.
Vào Sài Gòn, ông bắt đầu ghi âm đĩa
nhựa và đi diễn khắp
nơi với tên Hoàng Thanh. Ông trở thành một
trong ba giọng nam được yêu thích nhất, cùng
với Duy Trác, Anh Ngọc. Thời kỳ này tên tuổi
của ông gắn liền với những bài có âm hưởng dân
ca và "dân ca mới" của Phạm Duy: Vợ
chồng quê, Ngày trở về, Nhớ người thương
binh, Tình nghèo, Quê nghèo, Về miền trung...
rồi đổi nghệ danh là Duy Khánh. Chữ "Duy"
trong Phạm Duy, còn "Khánh" là tên một người
bạn thân của ông.
Năm 1965,
ông cùng với nữ danh ca Thái Thanh thu
thanh bản trường ca Con
đường cái quan của
Phạm Duy. Sau đó cả hai người cùng hát trường
ca Mẹ Việt Nam. Cho
đến nay, hai bản trường ca này vẫn gắn liền
với giọng hát Thái Thanh, Duy Khánh.
Ông bắt đầu viết nhạc từ năm 1959,
nhạc ông thường nói về tình yêu quê hương,
mang hơi dân ca xứ Huế và được đón nhận nồng
nhiệt, ngay từ hai sáng tác đầu tay: Ai
ra xứ huế, Thương về miền trung. Ngoài
ra, từ những năm cuối thập niên 1960 cho đến
năm 1975, Duy Khánh còn lập nhóm chủ trương
xuất bản tờ nhạc mang tên 1001
Bài Ca Hay quy tụ được
nhiều tác phẩm của các nhạc sĩ như Trịnh Lâm Ngân, Đỗ Kim Bảng, Duy Khánh, Trúc Phương... Tờ nhạc do nhóm
xuất bản được giới mộ nhạc đánh giá cao vì in
ronéo bản đẹp và minh họa công phu do chính
Duy Khánh chỉ đạo thực hiện.
Sau 30 tháng 4 năm 1975, ông bị cấm
hát thời gian dài, sau đó thành lập đoàn nhạc
Quê Hương, quy tụ nhạc sĩ Châu Kỳ, Nhật
Ngân, ca sĩ Ngọc Minh, Nhã Phương, Bảo Yến,...
Sau khi sang Mỹ vào
năm 1988,
ông hát độc quyền cho trung tâm Làng Văn, và
xuất hiện trên một số cuốn video của trung
tâm Asia, sau đó, thành lập trung tâm
Trường Sơn tiếp tục ca hát và dạy nhạc cho đến
cuối đời.
Nhận xét
“ |
Trong giọng
ca Duy Khánh, nghe âm hưởng tiếng
trống cổ thành, tiếng thông reo trên
đồi Vọng Cảnh |
” |
— Phạm Duy |
Sáng tác
- Ai ra xứ
Huế (1964)[1]
- Anh lên
rừng núi cao nguyên
- Anh về một
chiều mưa (1964)[2]
- Bao giờ em
quên (1963)
- Biết trả
lời sao (1965)
- Chuyện
buồn ngày xưa (1962)
- Đâu bóng
người xưa (1961)
- Đêm bơ vơ
- Đêm nao
trăng sáng (1959)
- Điệu buồn
chia xa (1994)
- Đi từ đồng
ruộng bao la
- Đường trần
lá đổ
- Giã từ Đà
Lạt (1964)
- Hoài ca (1956)
- Lối về đất
mẹ (1965)
- Màu tím
hoa sim (1964)[3]
- Một lần
trong đời
- Mưa bay
trong đời (1966)
- Mừng anh
chiến sĩ
- Mùa chia
tay (1965)
- Nỗi buồn
20 (1967)
- Nỗi niềm
riêng (1988)
- Nén hương
yêu (1964)[4]
- Ngày tháng
đợi chờ (1961)
- Ngày xưa
lên năm lên ba (1974)[5]
- Người anh
giới tuyến (1968)
- Ơi người
bạn Sài Gòn (1994)
- Sao không
thấy anh về (1962)[6]
- Sao đành
bỏ quê hương (1976)
- Sầu cố đô
- Ta hát
trên đỉnh đèo
- Thư về em
gái thành đô (1967)
- Thương về
miền Trung (1962)
- Tình ca
quê hương (1966)
- Trăm năm
bến cũ (1967)
- Trường cũ
tình xưa (1969)
- Vùng quê
tương lai (1967)
- Xin anh
giữ trọn tình quê (1966)
Băng
nhạc, CD
- Trường Sơn
1: Hát giữa quê hương (1969)
- Trường Sơn
2: Quê hương và tuổi trẻ (cuối 1970, đầu
1971)
- Trường Sơn
3: Người tình và quê hương (1971)
- Trường Sơn
4: Ca khúc thịnh hành (1971)
- Trường Sơn
5: Tình trong khói lửa
- Trường Sơn
6: Quê hương và tuổi loạn (1972)
- Trường Sơn
7: Quê hương, mùa trăng, mùa thu (1972)
- Trường Sơn
8:
- Cỏ May 1
- Cỏ May 2
- Cỏ May Xuân
1973
- Trường Sơn
Nhạc tuyển
- Tiếng hát
DUY KHÁNH 1
- Tiếng hát
DUY KHÁNH 2
- Tiếng hát
DUY KHÁNH 3 (1975)
- Trường Sơn
Duy Khánh 1: Quê hương ta (1990)
- Trường Sơn
Duy Khánh 2: Tình đời, Tình bạn, Tình yêu
(1990)
- Trường Sơn
Duy Khánh 3: Lính và đời lính (1990)
- Trường Sơn
Duy Khánh 4: Xa nguồn yêu thương
- Trường Sơn
Duy Khánh 5: Sớm muộn tôi cũng về (1991)
- Trường Sơn
Duy Khánh 6: Không chủ đề 1 (1991)
- Trường Sơn
Duy Khánh 7: Mẹ trong lòng người đi (1991)
- Trường Sơn
Duy Khánh 8: Vườn dâu xanh (1991)
- Trường Sơn
Duy Khánh 9: Những chiều không có em (1991)
- Trường Sơn
Duy Khánh 10: Những mảnh tình quê (1992)
- Trường Sơn
Duy Khánh 11: Lời đầu năm cho con (1992)
Chú thích