Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

 

 

 

ĐỰƠC CHỌN GIỮA LOÀI NGƯỜI
VÀ CHO LOÀI NGƯỜI  (x. Dt, 5.1)

 

GIÁO SĨ:

Xuất phát từ giáo dân, hiện diện vì giáo dân và cậy dựa vào giáo dân

 

ĐỂ CÙNG LÀM VINH DANH THIÊN CHÚA

 

www.conggiaovietnam.net                          giaosivietnam@gmail.com

Đặc San Điện Tử    Giáo Sĩ Việt Nam    Số 184, Chúa Nhật 18.11.2012


MỤC LỤC 

TÔNG THƯ – TỰ SẮC Porta Fidei   
WHD

SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHO NGÀY RA ĐI   
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

 ĐỨC GIÊ-SU, NHÀ CHÚ GIẢI KINH THÁNH   
Chuyển ngữ: Thérèse Trần Thiết + Fr. Marie Bảo Tịnh O.Cist

SỐNG ĐỨC TIN
Lm. Vĩnh Sang, DCCT
LINH ĐẠO HIỆP HỘI THÁNH MẪU - CON ĐƯỜNG NÊN THÁNH CỦA HỘI VIÊN HHTM 
LM Giám Huấn Hiệp hội Thánh Mẫu
NĂM ĐỨC TIN: Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ CỦA SỰ ĐAU KHỔ
Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn 
GIÚP CON TRẺ THÍCH NGHI VÀO CUỘC SỐNG XÃ HỘI
Lm Lê Văn Quảng Psy.D.

TÔI ĐÃ ĐƯỢC LOAN BÁO TIN MỪNG 
Mẩu Bút Chì

ĐỌC CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU 
Lm. Minh Anh chuyển ngữ
CÁC KHỦNG HOẢNG CÓ THỂ XẢY RA TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ LM GIÁO PHẬN 
Lm. Micae-Phaolo Trần Minh Huy, pss
NGƯỜI CAO TUỔI VỚI ĂN CHAY
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
THẬP ĐẠI BỊNH
HY.Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận 

Tông thư – Tự sắc Porta Fidei             WHD 

 1. “Cánh cửa đức Tin” (x. Cv 14, 27) dẫn vào đời sống kết hiệp với Thiên Chúa, đồng thời mở ra con đường bước vào Giáo hội, vẫn luôn mở rộng cho chúng ta. Chúng ta có thể bước qua ngưỡng cửa đó khi Lời Chúa được loan báo và để cho ơn biến đổi uốn nắn tâm hồn. Bước qua cánh cửa đó là dấn bước vào một cuộc hành trình kéo dài suốt đời. Hành trình này bắt đầu bằng bí tích Rửa Tội (x. Rm 6, 4), nhờ đó chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là Cha, và hoàn tất với việc vượt qua cái chết, tiến đến sự sống đời đời, là hoa quả sự phục sinh của Chúa Giêsu, Đấng đã dùng ơn Chúa Thánh Thần mà muốn cho tất cả những ai tin nơi Người đều được thông phần vào vinh quang của Người (x. Ga 17, 22). Tuyên xưng niềm tin nơi Chúa Ba Ngôi – Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần – chính là tin vào một Thiên Chúa duy nhất, Đấng là Tình yêu (x. 1 Ga 4, 8): Chúa Cha, khi đến thời viên mãn, đã sai Con của Người đến cứu độ chúng ta; Chúa Giêsu Kitô đã chuộc tội trần gian trong mầu nhiệm sự chết và phục sinh của Người; Chúa Thánh Thần dẫn dắt Giáo hội qua các thời đại, đang khi mong chờ cuộc quang lâm vinh hiển của Chúa.

2. Khi bắt đầu đảm nhận sứ vụ Kế vị Thánh Phêrô, tôi đã nhắc đến việc cần phải tái khám phá hành trình đức Tin để luôn làm nổi bật niềm vui và niềm hưng phấn mới của việc gặp gỡ Đức Kitô. Trong Bài giảng Thánh lễ khai mạc sứ vụ Giáo hoàng, tôi đã nói: “Toàn thể Giáo hội và các Mục tử trong Giáo hội, cũng như Đức Kitô, phải lên đường để đưa con người ra khỏi sa mạc, đến nơi có sự sống, đến việc làm bạn với Con Thiên Chúa, đến với Đấng ban cho chúng ta sự sống, sự sống dồi dào” [1].Tuy nhiên, các Kitô hữu lại thường quan tâm nhiều hơn tới những kết quả của sự dấn thân về phương diện xã hội, văn hóa và chính trị, cứ tưởng rằng đức Tin là tiền đề hiển nhiên của đời sống xã hội. Nhưng thực tế cho thấy tiền đề ấy không chỉ không còn được coi là hiển nhiên nữa mà thậm chí còn thường bị phủ nhận. [2]. Trong khi ngày xưa, có thể nhận ra một hệ thống văn hóa thống nhất, được nhiều người chấp nhận, có tham chiếu nội dung đức Tin và những giá trị chịu ảnh hưởng của đức Tin, thì ngày nay, trong các lãnh vực lớn của xã hội có lẽ không còn như vậy nữa, do cuộc khủng hoảng sâu sắc về đức Tin đã ảnh hưởng tới nhiều người.

3. Chúng ta không thể chấp nhận để muối nhạt đi và ánh sáng bị che khuất (x. Mt 5, 13-16). Con người ngày nay, cũng giống như người phụ nữ Samaria, có thể cũng lại cảm thấy cần phải đến bên giếng nước để lắng nghe Chúa Giêsu, Đấng mời gọi hãy tin vào Người và múc lấy nước hằng sống từ Người trào ra (x. Ga 4, 14). Chúng Giáo hội trung thà nh truyền lại, và bằng Bánh Hằng Sống, được ban cho để nâng đỡ tất cả những ai làm môn đệ Chúa (x. Ga 6, 51). Quả thật, giáo huấn của Chúa Giêsu vẫn còn vang dội mạnh mẽ trong thời đại chúng ta: “Các con hãy làm việc không phải để được của ăn hay hư nát, nhưng để được lương thực thường tồn” (Ga 6, 27). Câu hỏi đã được mọi người nghe Chúa nói đặt ra, cũng là câu hỏi của chúng ta ngày nay: “Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn?” (Ga 6, 28). Chúng ta biết Chúa Giêsu trả lời ra sao: “Việc Thiên Chúa muốn là: Anh em hãy tin vào Đấng mà Người đã sai đến” (Ga 6, 29). Vậy, tin vào Chúa Giêsu Kitô chính là con đường chắc chắn đạt tới ơn cứu độ.

4. Từ những điều nói trên, tôi quyết định mở một Năm Đức Tin. Năm Đức Tin sẽ bắt đầu từ ngày 11 tháng Mười 2012, nhân kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng Vatican II, và sẽ kết thúc vào ngày đại lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, 24 tháng Mười Một 2013. Ngày 11 tháng Mười 2012, cũng sẽ diễn ra lễ kỷ niệm 20 năm xuất bản Sách Giáo Lý Hội Thánh Công giáo, được vị Tiền nhiệm của tôi, Đức Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II [3] ban hành, với mục đích trình bày cho mọi tín hữu sức mạnh và vẻ đẹp của đức Tin. Văn kiện này là thành quả đích thực của Công đồng Vatican II. Thượng Hội đồng Giám mục khóa họp ngoại thường năm 1985 đã mong ước văn kiện này được sử dụng trong việc dạy giáo lý [4]; và toàn thể hàng Giám mục của Giáo hội Công giáo đã cộng tác thực hiện văn kiện này. Chính tôi cũng đã triệu tập Đại hội toàn thể Thượng Hội đồng Giám mục vào tháng Mười năm 2012 về đề tài Tân Phúc âm hóa để thông truyền đức Tin Kitô giáo. Đây sẽ là một cơ hội thuận lợi để đưa toàn Giáo hội bước vào một giai đoạn suy tư đặc biệt và tái khám phá đức Tin.Đây không phải lần đầu tiên Giáo hội được kêu gọi cử hành Năm Đức Tin. Vị Tiền nhiệm đáng kính của tôi, Tôi tớ Chúa Phaolô VI cũng đã ấn định Năm Đức Tin tương tự vào năm 1967, để kỷ niệm cuộc tử đạo của hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, nhân 1900 năm cuộc làm chứng cao cả của các ngài. Đức cố giáo hoàng đã nghĩ đến việc kỷ niệm này là một thời điểm long trọng để toàn thể Giáo hội chính thức và chân thành “tuyên xưng cùng một đức Tin”; ngoài ra, ngài mong muốn đức Tin được củng cố “về phương diện cá nhân cũng như tập thể, có tự do và ý thức, nơi nội tâm cũng như bên ngoài, khiêm tốn và chân thành” [5]. Ngài tin rằng bằng cách này toàn thể Giáo hội sẽ “ý thức rõ rệt hơn về đức Tin của mình, để làm tươi mới đức Tin, thanh luyện, củng cố và tuyên xưng đức Tin” [6]. Những xáo trộn lớn diễn ra trong Năm Đức Tin ấy càng cho thấy rõ cần phải có một cuộc cử hành như thế.Năm Đức Tin ấy đã kết thúc với Bản Tuyên xưng Đức Tin của Dân Chúa [7], cho thấy có biết bao nội dung cốt yếu từ các thế kỷ qua, vốn là gia sản của mọi tín hữu, cần phải được củng cố, hiểu biết và ngày càng đào sâu hơn, để đưa ra chứng từ phù hợp với hoàn cảnh lịch sử đã khác xưa.

5. Trong một số khía cạnh, vị Tiền nhiệm đáng kính của tôi đã coi Năm Đức Tin ấy như “một hệ quả và là một yêu cầu của thời hậu Công đồng” [8], ngài ý thức rõ về những khó khăn nghiêm trọng của thời đại, nhất là về việc tuyên xưng đức Tin chân thật và sự giải thích đức Tin đúng đắn. Tôi cho rằng việc khởi sự Năm Đức Tin trùng với dịp kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng Vatican II có thể là một cơ hội thuận lợi để hiểu rằng các văn kiện Công đồng, được các Nghị phụ để lại như di sản, - theo như lời Chân phước Gioan Phaolô II - “không hề mất giá trị và vẻ ngời sáng”. Các văn kiện ấy cần phải được đọc một cách đúng đắn, được phổ biến rộng rãi và tiếp nhận thấu đáo như những văn kiện quan trọng và mang tính quy phạm thuộc Huấn quyền, trong Truyền thống của Giáo hội… Hơn bao giờ hết tôi cảm thấy nghĩa vụ phải nói rõ Công đồng chính là hồng ân Giáo hội được hưởng trong thế kỷ XX: Công đồng mang lại cho chúng ta một chiếc la bàn đáng tin cậyđể định hướng trong cuộc hành trình thế kỷ đang mở ra” [9]. Tôi cũng muốn mạnh mẽ nhắc lại những gì tôi đã nói về Công đồng sau vài tháng được bầu lên kế vị Thánh Phêrô: “Nếu chúng ta đọc và đón nhận Công đồng, với sự giải thích đúng đắn, thì Công đồng ngày càng sẽ và luôn trở thành một nguồn lực lớn lao cho việc thực hiện cuộc canh tân vốn luôn cần thiết đối với Giáo hội” [10].

_(còn tiếp)_________

Chú thích

 

[1] Bài giảng Thánh lễ Khai mạc sứ vụ Phêrô của Giám mục Rôma (ngày 24 tháng Tư, 2005): AAS 97 (2005), 710, DC 102 (2005) p.547.

[2] x. Bênêđictô XVI, Bài giảng Thánh l tại Terreiro do Paco, Lisbon (ngày 11 tháng Năm 2010): Insegnamenti VI, 1 (2010), 673, DC 107 (2010), tr. 515.

[3] x. Gioan Phaolô II, XD. Apost. Fidei depositum (ngày 11 tháng Mười 1992): AAS 86 (1994), 113-118; DC 90 (1993) tr. 1-3.

[4] x. Phúc trình kết thúc Thượng Hội đồng Giám mục ngoại thường lần thứ hai (ngày 7 tháng Mười Hai 1985), II, B, a, 4 inEnchiridion Vaticanum, vol. 9, n. 1797, DC 83 (1986), tr.39.

[5] Phaolô VI, Tông huấn Petrum et Paulum Apostolos, nhân kỷ niệm 1900 năm cuộc tử đạo của Thánh Phêrô và Thánh Phaolô (ngày22 tháng Hai 1967): AAS 59 (1967), 196, DC 64 (1967) col. 484-485.

[6] Như trên, 198.

[7] Phaolô VI, Long trọng tuyên xưng Đức Tin, Bài giảng Thánh lễ kỷ niệm 1900 năm cuộc tử đạo của Thánh Phêrô và Phaolô, kết thúc Năm Đức Tin (ngày 30 tháng Sáu 1968): AAS 60 (1968), 433 - 445, DC 65 (1968) col. 1249-1258.

[8] Phaolô VI, Tiếp kiến chung (ngày 14 tháng Sáu 1967): Insegnamenti V (1967), 801, DC 64 (1967) col.. 1162.

[9] Gioan Phaolô II, Tông thư Novo Millennio Ineunte (ngày 6 tháng Giêng 2001), n. 57: AAS 93 (2001), 308, DC 98 (2001), tr. 88.

[10] Huấn từ tại Giáo Triều Rôma (ngày 22 tháng Mười Hai 2005): AAS 98 (2006), 52, 103 DC (2006), tr. 63.

 
VỀ MỤC LỤC
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHO NGÀY RA ĐI 
 

CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN NĂM B

Theo truyền thống, thời gian cuối năm phụng vụ, Hội Thánh vừa nhắc nhở con cái mình về thời cuối cùng của đời người, vừa nhắc nhở về ngày cánh chung của thế giới.

Đặc biệt, cánh chung của thế giới, cũng là ngày cùng tận và chấm dứt lịch sử vũ trụ. Tiếng nói cuối cùng của lịch sử là chính Thiên Chúa.Người là chủ của lịch sử.Người đưa lịch sử vào triều nguyên vĩnh cửu.Người làm cho mọi loài, mọi vật quy phục Người. Người thu về một mối, do chính Người làm chủ tể. Thiên Chúa cho thấy sự toàn thắng của ơn cứu độ trong ngày mọi sự, mọi loài được thu phục trong Nước đời đời của Người.

Trong Tin Mừng Chúa nhật XXXIII thường niên năm B, Chúa Giêsu nói về ngày ấy, ngày cánh chung, ngày cùng tận của thế giới, ngày mà mọi sự quy phục Thiên Chúa. Chúa không dùng cung giọng giận dữ hay đe dọa để gây hoang mang, sợ hãi, nhưng với lời lẽ chân thành, Chúa dẫn người nghe đến thái độ phải biết chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận ngày cùng tận ấy. Chúa báo trước, con người phải đối diện với những thử thách và là những thử thách lớn chưa từng thấy: "Trong những ngày ấy, sau cảnh khốn cực, mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng sẽ mất sáng, các ngôi sao sẽ từ trời rơi xuống và các sức mạnh trên trời sẽ bị lay chuyển”.

Trước mọi thử thách lớn lao ấy, con người cần có đức tin kiên cường để vượt qua. Chính đức tin sẽ giúp con người vững một niềm hy vọng và cậy trông vào ơn cứu độ của Chúa. Chính sự vững vàng trong đức tin và trọn một niềm cậy trông, sẽ là bảo chứng cho thấy họ thực là môn đệ của Chúa Kitô, xứng đáng lãnh nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa.Chính trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu gọi họ là “những kẻ được tuyển chọn”. Họ sẽ được vinh thăng và sẽ hạnh phúc vì được quy tụ về cùng Thiên Chúa: “Bấy giờ Người sẽ sai các thiên thần của Người đi quy tụ những kẻ đã được tuyển chọn từ khắp bốn phương, từ chân trời cho đến cùng kiệt trái đất”.

Như vậy, trong ngày cùng tận của thế giới, Chúa Giêsu là tác nhân chính điều khiển mọi sự.Vì thế, qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã tha thứ và đã giải thoát nhân loại khỏi ách tội lỗi khốn cùng.Người sẽ dẫn tất cả chúng ta tiến về vĩnh cửu với Người. Bởi chính trong đoạn Tin Mừng (Mc 13, 24-32), Chúa Giêsu không hề nói đến bất cứ một nhân vật nào khác, nhưng Người chỉ khẳng định về chính mình:Thiên hạ sẽ thấy Con Người ngự đến trên đám mây với đầy quyền năng và vinh quang”, hay “Các con hãy biết là Người đã tới gần ngoài cửa rồi”.

Nhưng ngày cùng tận của thế giới còn được gọi là “ngày của Chúa”.Vậy “ngày của Chúa” không là ngày của Thiên Chúa mà chỉ là ngày của Chúa Giêsu thôi sao? Thật ra, khi nói “Con Người ngự đến trên đám mây với đầy quyền năng và vinh quang”, thánh Marcô không có ý tưởng “mây” như là xa giá đưa Con Người đến. Nhưng cùng với những lời: “quyền năng và vinh quang”, hình ảnh “mây” có ý nhấn mạnh đến tính cách “hiển linh” của việc Người đến: Con Người sẽ đến với Thần Tính, đến trong uy quyền của Thần Tính. Người làm cho ngày thế tận trở thành “ngày của Thiên Chúa đến trong Con Người và nhờ Con Người”.

Mọi tín hữu đều tin vững vàng sẽ có một ngày cánh chung để đưa mọi loài, mọi sự về quy phục một mối trong Thiên Chúa. Niềm tin này chắc chắn, và sẽ không bao giờ lay chuyển trong chúng ta. Nhưng ngày đó là ngày nào?Chúng ta không thể biết. Chính Chúa Giêsu khẳng định: “Còn về ngày đó hay giờ đó, thì không một ai biết được, dù các thiên thần trên trời, dù Con Người cũng chẳng biết, chỉ có mình Cha biết thôi”.

Thực ra, tận thế lúc nào không quan trọng.Quan trọng trên hết mọi thứ quan trọng là đời sống của ta. Ta chuẩn bị gì cho ngày kết thúc đời mình? Ta sẽ trình diện với Chúa trong ngày Người gọi. Nhưng ta sẽ mang theo gì để trình diện? Hãy nhớ, sống là chuẩn bị cho ngày ra đi.Chúng ta đang sống.Nhưng chúng ta sẽ ra đi. Ai khôn ngoan, người đó sẽ luôn tâm niệm: Tôi sống, cũng đồng nghĩa với việc tôi đang chuẩn bị cho ngày tôi ra đi.

Ta không hoang mang, không lo lắng về ngày tận thế. Ta cũng không thất vọng, không u sầu về giờ chết. Thay gì hoang mang hay lo sợ, thất vọng hay u sầu, ta luyện tập nhân đức để sống như Chúa muốn. Qua từng ngày sống, ta đào tạo lương tâm thật ngay chính để sống có nhân, có nghĩa với anh chị em. Ta nỗ lực lo mọi bổn phận đạo đức, thu tích lối sống công bình, chính trực. Ta luôn phấn đấu để học tập và sống rập khuôn giáo huấn và Lời của Chúa, giáo lý chân chính của Hội Thánh. Ngày ngày sống giữa anh chị em, ta thực hành đức bác ái, chu toàn bổn phận mến Chúa yêu người cách hết sức tốt đẹp.

Để kết thúc, ta nhắc đến Mẹ Têrêsa Calcutta như một bằng chứng giúp ta sống thật tốt đời Kitô hữu của mình. Qua đó, ta rút kinh nghiệm cho việc sống và thực hành đức tin, để chuẩn bị cho ngày cùng tận của đời mình, khi Chúa gọi ta đến trình diện với Chúa:

Người ta kể, một lần, một phóng viên thấy Mẹ Têrêsa làm những việc ghê tởm: cúi mình trước người hấp hối, người phong cùi, người bị lở lói, hay người bị nhiều căn bệnh khác, ông nói với Mẹ: “Dù có ai cho tôi một triệu Mỹ kim, tôi cũng không can đảm làm những việc ghê tởm như vậy”. Mẹ Têrêsa trả lời: “Tôi không làm vì tiền bạc. Tôi làm vì tôi nhìn thấy khuôn mặt của Chúa đau khổ nơi anh chị em tôi”.

Ngày 5 tháng 9 năm 1997, cách đây 5 năm (2012), Mẹ Têrêsa Calcutta, sáng lập dòng Nữ Thừa sai Bác ái, qua đời trong cảnh khó nghèo giữa các người nghèo nhất của Calcutta, thành phố đã được liên kết với tên Mẹ và với sứ mệnh tông đồ của Mẹ.

Gia tài Mẹ để lại làm một ảnh Thánh giá và một tràng hạt đã bị mòn đi nhiều; đây là tràng hạt mà Mẹ luôn luôn cầm trong tay, để cầu nguyện, bất cứ ở nơi nào, bất cứ lúc nào, cả lúc Mẹ gặp các vị lãnh đạo các quốc gia hay cộng đồng quốc tế, cả lúc Mẹ lãnh giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1979 tại Stockolm, thủ đô Thụy điển.

Trước khi qua đời, Mẹ còn xin tháo bỏ đôi dép (sandales) đơn sơ cũ kỹ, để Mẹ có thể đến trước mặt Chúa không giày, không dép, trong sự khiêm tốn của một trong các người nghèo khó nhất trên thế giới này.    

Mẹ qua đi trong khó nghèo, nhưng để lại một gia tài thiêng liêng vô giá. Các người thừa kế gia tài này không phải chỉ là những ai sống bên cạnh Mẹ và thi hành cũng một sứ mệnh của Mẹ. Các người thừa kế gia tài của Mẹ có thể nói được là tất cả mọi người, không phân biệt có tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, bởi tất cả chúng ta, không trừ ai, đều được mời gọi nhìn nhận khuôn mặt Chúa Kitô nơi dung mạo của tất cả những ai bị đau khổ. Nhân loại đau khổ kêu cứu và chất vấn lương tâm từng người trong chúng ta…

Nếu sống là để chuẩn bị cho ngày ra đi, thì ngay từ hôm nay, chúng ta phải biết chuẩn bị như các thánh đã chuẩn bị bằng cả cuộc đời của họ!

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG


VỀ MỤC LỤC
ĐỨC GIÊ-SU, NHÀ CHÚ GIẢI KINH THÁNH


Chuyển ngữ: Thérèse Trần Thiết + Fr. Marie Bảo Tịnh O.Cist

Lời Mời gọi của HĐGMVN:

Giáo Hội tại Việt Nam phải “phát động chương trình mỗi gia đình một cuốn Kinh Thánh được đặt nơi xứng hợp, cổ võ đọc và cầu nguyện với Lời Chúa”, khuyến khích học thuộc lòng những đoạn Kinh Thánh cốt yếu. Mọi thành phần Dân Chúa, giáo dân, chủng sinh, tu sĩ và các mục tử, cần tập thói quen đọc và suy niệm Lời Chúa hằng ngày, đặc biệt theo phương thức Lectio divina. (Thư Chung của HĐGMVN, ngày 1.5.2011, số 11)

Xin giới thiệu cho nhiều người thân tham gia Gia Đình Lectio Divina Lecdiv@gmail.comđể có thể hiệp thông với nhau trong đời sống cầu nguyện và cùng giúp nhau thực hành "điều cần thiết nhất trong mọi điều cần thiết".Đan viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca, Nha Trang, sẽ cầu nguyện lâu dài cho tất cả những ai trung thành thực hành và cố võ việc thực hành Lectio divina.

Mọi thắc mắc về Lectio divina, xin gởi email cho cha Bảo Tịnh, O.Cist fr.baotinh@yahoo.fr

*****

Tác Phẩm: MỘT VỊ THIÊN CHÚA NGỎ LỜI!

Thiên Chúa tỏ mình cho con người thế nào?

Chuyển ngữ:

Thérèse Trần Thiết

Fr. Marie Bảo Tịnh O.Cist

Nguyên tác:

Michel HUBAUT

UN DIEU QUI PARLE!

Comment Dieu se révèle-t-il à l’homme?

 

Chương 8 -  

ĐC GIÊ-SU, NHÀ CHÚ GII KINH THÁNH

 

Các môn đ làng Em-mau (Lc 24, 13-35)

 

Trên những con đường thất vọng của chúng ta

Trình thut này không phi là mt câu chuyn hp dn, cũng không phi là mt phóng s ca nhà báo, nhưng da vào mt nhân chng đc bit, chng tá khiêm tn ca Cơ-lê-ô-pát, thánh Lu-ca đã viết thành mt bài giáo lý đ giúp các tín hu, nhng ngưi “không đưc chng kiến Đc Ki-tô phc sinh”, thm đnh s hin din mi m ca Thy.

Câu 13 - “Cùng ngày hôm y, có hai ngưi trong nhóm môn đ đi đến mt làng kia tên là Em-mau, cách Giê-ru-sa-lem sáu mươi dm”.

Ch cn mt vài t, thánh Lu-ca đã mô t cho chúng ta cách chính xác, v khung cnh, v các nhân vt, v nơi chn và nhng tình hung ca trình thut này.“Hai ni trong h”, đ cho ta biếth thuc v mt nhóm môn đ ni rng (xem câu 9: “Nhóm Mưi Mt và tt c nhng ngưi khác”). Rt có th hai môn đ này đang trên đưng v làng đ tiếp tc công vic trưc kia ca h. S khó khăn trong vic xác đnh v trí làng Em-mau ngày nay, khiến ta nghĩ rng có th đây ch là mt ngôi làng tưng trưng.Vì đi vi thánh Lu-ca, hành trình ca hai môn đ này ch yếu là mt hành trình tâm linh.

Câu 14-15- “Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra.Ðang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Ðức Giê-su tiến đến gần và cùng đi với họ”.

Trên đưng đi, hai môn đ đang say sưa bình lun v nhng s vic va xy ra cho cuc vưt qua ca Thy Giê-su.Đng t “đến gn” rt quen thuc vi Lu-ca (18 ln trong Tin Mng và 6 ln trong sách Công V).Đi vi thánh Lu-ca, qua Thy Giê-su, chính là Vương Triu ca Thiên Chúa đang “đến gn” các môn đ và toàn th nhân loi.Trên đưng Em-mau này, Thy Giê-su đã đi bưc trưc, Thy “tiến đến gn”.

Nhưng Thy đã ch đưc xem như mt ngoi kiu, mt khách hành hương đến c hành lt Qua Giê-ru-sa-lem.“Thy đng hành vi h. Ch đ “đưng đi” rt thân thương vi Lu-ca: Hài Nhi Giê-su đã h sinh trên đưng đến Be-lem. Mt con đưng quen thuc đã tng đưc nghe nhng cuc đàm đo ca Thy và các môn đ xuyên sut Tin Mng, cách riêng con đưng “lên Giê-ru-sa-lem”.

S v ca các Tông Đ cũng s là mt “l trình” khi đi t Giê-ru-sa-lem cho đến tn cùng trái đt.Đến ni “Đưng Đi” đã tr thành tên đưc đt cho mt trong s các cng đoàn mi đưc khai sinh thi đó.Đi vi Lu-ca, Đc Ki-tô trưc hết là mt “ngưi bn đưng”.Đưng đi ca các môn đ, tht ra là mt “l trình tâm linh”, là sut thi gian đàm đo vi Thy Giê-su. Đúng là tt c nhng gì Đc Giê-su nói vi h “trên đưng đi” đu s đưc sáng t lúc Thy b bánh.

 

Câu 16 - “Nhưng mt h còn b ngăn cn, không nhn ra Ngưi”.

Dùng đng t th b đng mang mt âm hưng thn hc.Có nghĩa là Đc Giê-su nay đã bưc vào trng hung mi ca Đng Phc Sinh[1]. Đc Ki-tô Giê-su Phc Sinh bây gi không th nhn din ch bng con mt xác tht. Các thánh viết Phúc Âm đu nhn mnh thc ti thân xác ca Thy Giê-su Phc Sinh và s đt đon vi trng hung thế trn ca Thy trưc kia. Chúng không tách bit chiu kích “lch s” và chiu kích “xuyên lch s”. Đc Giê-su đã hin ra, có nghĩa là s hin din mi m ca Thy là mt s kin đưc ghi nhn trong lch s nhân loi chúng ta, và đồng thi nó cũng đi vào cái “Hôm Nay” ca Thiên Chúa, đ đưc hin din vi con ngưi thuc mi thế h.

Các môn đ “thy” Thy bng con mt xác tht ca h, nhưng cái nhìn tâm linh, hay con mt đc tin ca h chưa đưc thc tnh, nên h đã không nhn ra Thy Giê-su ngay. Con đưng Em-mau còn là con đưng sư phm, giáo dc cho “cái nhìn đc tin”, nó phi hc cho biết vưt qua s vng mt th lý, đ đến vi mt s hin din mi m kín đáo ca Đc Giê-su Ki-tô trên mi no đưng đi ca chúng ta. Nhng du ch, nhng du vết ca s hin din mi m ca Đc Ki-tô rt nhiu, nhưng ch vì ta chưa “nhn ra” thôi.

 

Câu 17 - “Ngưi hi h: "Các anh va đi va trao đi vi nhau v chuyn gì vy?" H dng li, v mt bun ru.

“H va đi va nói”.Cũng như hai môn đ làng Em-mau, trên bưc đưng đi biết bao ln chúng ta đã bình lun, bàn tán mt cách bun chán, v nhng biến c làm ta tht vng, nn lòng. Xưa kia Thy Giê-su đã đến vi h thế nào, thì nay Thy cũng vn đến vi chúng ta, trong nhng tht vng tt cùng, nhng nghi nan đau đn ca ta. C ch đu tiên ca Chúa Giê-su Phc Sinh, khi đến vi chúng ta là đng hành bên cnh, đ nghe ta than vãn nhng ni lòng ê ch, tuyt vng.

Thy hiu rng đôi khi chúng ta cn “trút bu tâm s” và ngay c cht vn tri đt. Sau đó Thy mi m đu cuc đàm đo: “Các anh đang bàn cãi chuyn gì vy?”Thy mi h nói, và khi nói, “h dng bưc”. C chúng ta na, ta phi biết dng bưc đ nghe Thy đàm đo, hi han ta.

Câu 18-19 - “Mt trong hai ngưi tên là Cơ-lê-ô-pát tr li: "Chc ông là ngưi duy nht trú ng ti Giê-ru-sa-lem mà không hay biết nhng chuyn đã xy ra trong thành my ba nay”.

Mt trong hai ngưi tên là Cơ-lê-ô-pát lên tiếng tr li ngưi khách l.Chc chn ông là ngưi đưc các tín hu tiên khi biết đến.Khi k tên ông, Lu-ca đã cho chúng ta mt chng c lch s có th kim chng đưc cho trình thut ca mình. Ngưi môn đ th hai là mt “k vô danh”: có l ch ý này là mt li mi gi tế nh cho mi ngưi chúng ta, t đt mình vào ch ca ngưi vô danh kia! Cũng vn là Giê-su, ngưi khi đu cuc trò chuyn.

Câu 19-20 - “Ðức Giê-su hỏi: "Chuyện gì vậy?" Họ thưa: "Chuyện ông Giê-su Nadarét. Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá.

Hai môn đ thut li nhng giai đon chính yếu trong cuc đi Thy mình, vi nim hy vng tan tành mây khói ca h.Vì rõ ràng Thy Giê-su thành Na-da-rét này đã biu l đc tính ca S V Đng Messia bng chính nhng vic làm ca Thy. Tt c các ngôn s đu nói v Đng Messia như ngưi gii thoát dân Ít-ra-en. Và nếu các môn đ tht vng não n đến thế, chính vì h đã xác quyết rng Giê-su, Thy kính yêu ca h đúng là Đng Messia hng đưc trông đi, v cu tinh ca dân tc Ít-ra-en.

            H còn nói v thái đ ca giáo quyn đi vi Thy. Ta thy ngay rng các môn đ làng Em-mau này chưa thu đáo đưc hai thc ti: Giê-su ngôn s, ngưi có phép thn thông, ngưi đưc Thiên Chúa ủy nhim bng chính vic làm ca mình, và ngưi chu kh hình thp giá! Điu mà Lu-ca mun chúng ta hiu là ơn gi cu thế ca Đc Giê-su nht thiết gm c hai mt.Thy cũng đã loan báo cho các môn đ mi giây liên h gia nhng hành đng đy quyn năng và s đau kh, nhưng dưng như các môn đ đã không mun nghe.Thế mà đó li chính là chìa khoá ca ơn gi cu thế mà Đc Giê-su đã sng và đã chú gii. Mc đích ca cuc đàm đo này cũng là đ giúp các môn đ thu hiu rõ căn tính đích thc y ca Thy mình.

 

Lòng trí anh em thật kém hiểu và chậm tin!

Câu 21 - “Phn chúng tôi, trưc đây vn hy vng rng chính Ngưi là Ðng cu chuc Ít-ra-en. Hơn na, nhng vic y xy ra đến nay là ngày th ba ri”.

Ngưi ta trông ch mt đng cu thế gii phóng, toàn thng v vang, rt có th v mt chính tr.Nhưng vi cái chết ca Thy, tt c đu sp đ. Và Thiên Chúa đã không can thip đ bênh vc v ngôn s này! Mà mi vic đã xy ra t ba ngày nay ri!

Câu 22-23 - “Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn sống”.

Dù tuyt vng vô cùng, các môn đ cũng không quên k nhng s kin l lùng đã xy ra sáng nay: có my ch em ph n trong nhóm chúng tôi đã chng kiến ngôi m trng, h còn thy “hai thanh niên”(Lc 24, 4) mà Lu-ca cho đó là các thiên thn. Điu các ch em ph n thut li làm h “kinh hoàng”, nhưng vn không thuyết phc đưc h.

 Câu 24 - “Vài ngưi trong nhóm chúng tôi đã ra m, và thy s vic y như các bà y nói; còn chính Ngưi thì h không thy”.

Cái khó khăn ca h là không ai thy xác, cũng chng thy Thy đâu. Tuy nhiên Tin Mng Phc Sinh là rt hin nhiên, nó nm ngay trng tâm ca đon văn và cũng n hin trong khp bài trình thut này, như mt con sui ngm sn sàng khơi ngun.

Tin Mng ln lao này chính là điu mà các “s thn” loan báo: “Người còn sng!” Lu-ca thích din t s kin Phc Sinh bng kiu nói này. Ta cũng phi tin vào li các ch em ph n tiếp ni li các s thn. Thế nhưng khi có quá nhiu “trung gian” cũng có th làm ta nghi ngi.Các môn đ có đy đ thông tin v biến c Phc Sinh, nhưng vn chưa đ đ thc tnh nim tin ca các ông. Cái h ngăn cách gia nhng thông tin kia và nim xác tín cá nhân vn còn đó. Lu-ca đã chun b cho bài chú gii Kinh Thánh ca Đc Ki-tô Giê-su như thế.

 Câu 25-26 - “Bấy giờ Ðức Giê-su nói với hai ông rằng: "Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ!

Nào Ðng Ki-tô li chng phi chu kh hình như thế, ri mi vào trong vinh quang ca Ngưi sao?”.

Chúng ta đang đng trưc trc l chuyn tiếp ca trình thut.Thy Giê-su không còn là ngưi khách l đến xen vào gia câu chuyn trao đi ca hai môn đ mt cách kín đáo, tế nh, mà đã tr thành ngưi hưng dn cuc đàm đo.Li khin trách ca Thy rt thng thn và nghiêm ngh.Thy trách h yếu lòng tin, kém hiu biết v mt tâm linh.Hai môn đ ngc nhiên vì Thy không biết vic gì xy ra Giê-ru-sa-lem.Còn Thy Giê-su thì ngc nhiên vì các ông không hiu biết Kinh Thánh.

Mc dù các môn đ quy chiếu vào Sách Thánh đ ch mong mt đng Messia như mt lãnh đo gii phóng dân tc. Nhưng h đã b sót mt khía cnh khác ca Đng Thiên Sai: “Đng Cu Thế kh đau” ca ngôn s I-sai-a (Is 53), đã b ch thuyết messia thiên v chính tr ca thi by gi làm lu m. vào thi đi ca Thy Giê-su đã chng có ai nhc nh đến mt Đng “Messia đau kh” na.

Các môn đ đang dn dn đi t bóng ti đến ánh sáng đc tin. Thy đã không vén m tt c ngay mt lúc. Nhưng bt đu soi sáng cho kh hình Thp Giá, nó đã làm tâm trí các môn đ ra ti tăm, mc dù nó đã đưc ghi khc trong kế hoch yêu thương ca Thiên Chúa, và đã đưc loan báo trong Sách Thánh: “Đc Ki-tô chng phi chu kh hình như thế, ri mi vào trong vinh quang ca Ngưi sao?” Thy đã thy rõ ni khó khăn ca các môn đ, cũng là nhng khó khăn ca các tín hu mi thi đi: H không thng đưc rng tht bi và thành công; đau kh và vinh quang li có th sát cánh, k vai bên nhau như thế.

Tht ra, nếu Sách Thánh đã loan báo mu nhim Giê-su Ki-tô t ngàn xưa, thì cũng phi nh ánh sáng huyn nhim ca cuc kh hình và Phc Sinh ca Thy mà các ki-tô hu tiên khi, và c chúng ta ngày nay mi khám phá và hiu biết đưc nhng ý nghĩa sâu sc ca Kinh Thánh. Nhng gì Giê-su Na-da-rét đã sng và tri nghim trong cuc đi ngn  ngi ca Thy bt buc các tín hu Do-thái-Ki-tô giáo tìm hiu ý nghĩa ca biến c phi thưng kia. Làm sao Thiên Chúa có th đ cho Con Mt ca mình phi chu mt kh hình như thế?

“Đc Ki-tô chng phi chu kh hình như thế sao?”Điu này không có nghĩa là Thy Giê-su đã là nn nhân ca đnh mnh. Cm t “Người phi chu…” đưc lp li nhiu ln trong nhng đon tiên báo cuc kh nạn ca Thy, là kết qu ca mt suy nghĩ lâu dài trong cng đoàn non tr các tín hu, trong ánh sáng mu nhim Vưt Qua, đ thy đưc ý nghĩa đích thc ca kh hình ca Đc Ki-tô Cu Thế, đ hiu đưc làm sao cái “l trình phi thưng” này li đưc đt vào trong kế hoch hài hòa ca tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loi. Đ gii thoát con ngưi khi đau kh và s chết, Ngưi Con Thiên Chúa đã đng hoá vi con ngưi ti li, bng cách đm nhn mi hu qu ca ti li, là tt c ni thng kh và s chết ca nhân loi.


 

[1]   1. Thánh Mác-cô viết: “Người tỏ mình ra dưới một hình dạng khác cho hai người trong nhóm các ông, khi họ đang trên đường đi về quê”.

VỀ MỤC LỤC
SỐNG ĐỨC TIN

  

Chúng ta vừa khởi sự Năm Đức Tin. Năm Đức Tin được chuẩn bị khá chu đáo, riêng đối với Hội Thánh Việt Nam chúng ta còn được hưởng sự chu đáo đó nhiều hơn nữa, từ các tài liệu hướng dẫn đến các thực hiện việc cử hành, các chủ đề học tập, suy niệm và sống hàng tháng, tất cả được biên soạn công phu, ấn hành và phổ biến. Hệ thống phổ biến thì không đâu bằng, từ Giáo Phận về đến Giáo Hạt, Giáo Xứ, Giáo Họ hay các Xóm Giáo, rồi đến tận tay từng người tín hữu. Một hệ thống phân phối mạch lạc, chắc chắn, hiệu quả và nhanh nhất.

Về mặt lễ nghi hẳn khó có tổ chức nào “qua mặt” được Giáo Hội Công Giáo, các nghi lễ khai mạc được long trọng tổ chức từ cấp lớn đến cấp nhỏ, thứ tự lớp lang đáng nể phục, các lời dạy bảo xuyến suốt, những chỉ dẫn được thi hành cẩn thận, các biểu ngữ cũng như logo được thực hiện nghiêm chỉnh. Năm Đức Tin đã khởi sự !

Chúng ta hài lòng và tự hào về tổ chức, nhưng điều chúng ta băn khoăn là sống Năm Đức Tin ra sao. Chúng ta rất nhiệt tình hưởng ứng mọi sự kiện do Giáo Hội đưa ra, nhưng hình như chúng ta thiếu đào sâu, tìm tòi và sống điều Giáo Hội muốn.

Xin có một thí dụ. Năm xưa chúng ta hưởng ứng Tông Huấn “Giáo Hội tại Á Châu” ( Ecclesia in Asia ) của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ( ban hành tại New Delhi, Ấn Độ ngày 6.11.1999 ). Tông Huấn này là kết quả của Hội Nghị đặc biệt Thượng Hội Đồng Giám Mục Châu Á họp tại Vatican từ ngày 18.4 đến 14.5, chuẩn bị cho Giáo Hội Châu Á bước vào thiên niên kỷ mới. Sau khi Tông Huấn được ban hành, chúng ta tổ chức học tập khắp nơi, nơi nào cũng rộn ràng đề tài này. Thế rồi thời gian trôi qua, hầu hết không còn ai nhắc lại những gì Tông Huấn đề cập, những chỉ đạo mang tính chiến lược cho Châu Á vào thiên niên kỷ thứ ba hình như đi vào… quên lãng !

Có những nỗ lực của nhiều người, của nhiều nhóm, không chỉ học nhưng cố gắng ứng dụng và tìm kiếm thể hiện, nhưng nói chung, đẩy lên để thực hiện một cuộc biến đổi thì… không thấy, chỉ thấy lẻ loi những ngôi sao mờ nhạt cô đơn trên bầu trời. Các Dòng Tu sau khi tổ chức học hỏi hăng hái, Tông Huấn được xếp vào góc tủ thư viện, có lẽ đã đóng bụi từ lâu.

Những đề tài nóng bỏng trong Tông Huấn như: người nghèo, môi trường, nợ nước ngoài, phẩm giá con người, giáo dục, chia sẻ những hy vọng và đau khổ v.v… đối với phần đông chúng ta lạ lùng như những lãnh vực chưa bao giờ được nghe nói đến, hoặc có nói đến thì nho nhỏ thôi vì… nhạy cảm. Có những lãnh vưc vì hoàn cảnh đất nước chúng ta vừa tiếp cận như: Tin Mừng Sự Sống, Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội, Truyền Thông Xã Hội v.v… mới chỉ là tiếp cận vấn đề, cho dù thực tại xã hội đã rất băn khoăn trăn trở từ lâu…

Tuy nhiên, sau Tông Huấn Giáo Hội tại Á Châu, phải công nhận rằng Giáo Hội Hàn Quốc lại đã thay đổi một cách lạ lùng, từ con số 5% dân số là tín đồ Công Giáo, năm 2011 đã là 11,5%, và họ đã dám đặt chỉ tiêu 20 – 20, nghĩa là đến năm 2020 số tín đồ Công Giáo sẽ là 20% ! Điều gì làm nên sự kỳ diệu này ? Điều gì làm nên sự tự tin này ?

Làm sao có thể chuyển đổi để thực hiện một cuộc vươn mình như Giáo Hội anh em Hàn Quốc ? Hiện tượng Hàn Quốc đang ảnh hưởng mạnh mẽ vào sinh hoạt của giới trẻ, vậy cuộc lớn lên của Giáo Hội Hàn Quốc có ảnh hưởng gì đến Giáo Hội Việt Nam chúng ta hay không ? Cần phải có những cuộc nghiên cứu nghiêm túc về sự phát triển của Giáo Hội anh em, một Giáo Hội “hàng xóm”, đồng cảnh ngộ với chúng ta ở phía Đông của lục địa rộng lớn và bí hiểm này.

Những cái chúng ta có: lễ nghi rầm rộ, phát động học tập cùng khắp, cờ xí rợp trời, trống chiêng inh ỏi, biểu ngữ, biểu tượng v.v… là những ưu điểm cần phải tiếp tục duy trì và phát triển, nhưng quá khứ đã chứng minh hiệu quả chỉ có thế, và chỉ đến thế mà thôi. Vậy phải cùng với cái đang có, ta cần phải có một cái gì khác để làm mới chính chúng ta, để tạo sự vươn mình như anh em chúng ta đã vươn mình.

Mong lắm thay, Năm Đức Tin là cơ hội để chúng ta chuyển động và nhập cuộc !

Lm. VĨNH SANG, DCCT, 11.11.2012 (Ephata 535)

 
VỀ MỤC LỤC
  LINH ĐẠO HIỆP HỘI THÁNH MẪU - CON ĐƯỜNG NÊN THÁNH CỦA HỘI VIÊN HHTM   

 

I. LỜI CHÚA:

-“Anh em hãy nên hòan thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hòan thiện” (Mt 5,48).

-“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34)

-“Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anhe em Đấng ngự trên trời” (Mt 5,16).

-“Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa.Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 138).

-Riêng Mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng (Lc 2,51b).

-Vậy nếu Thầy là Chúa , là Thầy , mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13,14).

-Con Người đến không phải để đượic người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,45).

2.SUY NIỆM:

1) Giáo dân là ai ?

Công đồng Vatican II trong Hiến chế về Hội thánh số 31 đã định nghĩa người giáo dân “là các tín hữu sống giữa xã hội trần thế. Họ là thành phần chính thức của Hội Thánh, được tháp nhập vào thân thể Chúa Ki-tô nhờ phép rửa tội, trở nên Dân Chúa và được tham dự vào các chức tư tế, ngôn sứ và vương giả của Đức Ki-tô theo một cách thức riêng phù hợp với nhiệm vụ riêng”. Đến năm 1988, Đức Gioan Phaolô II trong Tông huấn “Kitô hữu giáo dân”, đã diễn tả vai trò của Giáo dân về ba phương diện là mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ.

- Phương diện mầu nhiệm : Người giáo dân là con cái của Thiên Chúa, thân thể của Đức Kitô và đền thờ của Chúa Thánh Thần. Họ được tham phần vào ba chức vụ là Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế của Đức Kitô. Vì là đền thờ của Chúa Thánh Thần, nên người giáo dân được mời gọi nên thánh bằng cách phát triển những hoa trái của Thần Khí nơi bản thân mình.

- Phương diện hiệp thông : người giáo dân được lãnh những đặc sủng khác nhau, nhằm mưu ích cho cộng đoàn, xây dựng, duy trì những mối dây liên kết với những phần tử khác trong các giáo họ, giáo xứ, giáo phận và Giáo hội hoàn vũ.

- Phương diện sứ vụ : người giáo dân được mời tham gia vào sứ vụ truyền giáo của Hội Thánh cho thế giới, đặc biệt tại những vùng đất lương dân hay đang đối kháng với niềm tin Kitô.

Như vậy có thể nói rằng: Người giáo dân chính là Giáo hội, là Dân Thiên Chúa, là thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô, bình đẳng với mọi thành phần khác như linh mục, tu sĩ… về vị trí và giá trị trong Thân Thể Mầu Nhiệm Hội Thánh.

2)Linh đạo giáo dân

a.Con đường nên thánh dành riêng cho giáo dân: Con đường này dựa trên nền tảng là bí tích Rửa Tội tương ứng với ba vai trò của Đức Ki-tô là Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế như sau.

-Vai trò tư tế: Người giáo dân được mời gọi chia sẻ chức tư tế cộng đồng của Đức Ki-tô, qua các sinh hoạt trần thế, các chức vụ xã hội và các thử thách trong cuộc sống, liên kết với hiến tế duy nhất của Đức Kitô dâng lên Chúa Cha, để mang lại ơn cứu độ cho mọi người.

-Vai trò ngôn sứ: Người giáo dân tham gia vào chức vụ ngôn sứ của Đức Giê-su bằng cách sống đức tin và đức ái, tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa qua các biến cố thời đại hay các điều may rủi gặp phải trong cuộc sống hằng ngày.

-Vai trò vương đế: Khi tham phần chức vụ vương đế của Đức Ki-tô, người giáo dân sẽ không còn làm nô lệ cho tà thần, và nhận được sức mạnh của Thánh Thần để chiến thắng tội lỗi và thói hư cùa mình. Vai trò vương đế này cũng thúc bách người giáo dân hăng say đưa nhiều người gia nhập vào Hội Thánh.

b. Sứ vụ thánh hóa trần thế

Sứ vụ của người giáo dân là góp phần thánh hoá trần thế, do lời mời gọi của Đức Giê-su: “Anh em hãy nên hoàn thiện, như cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5, 48). Đời sống thánh thiện cần được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và các bí tích, bằng sự cầu nguyện, hy sinh, bác ái … và các sinh hoạt hằng ngày trong gia đình, trường học, khu xóm, phố chợ, công sở … để “Tin mừng hoá” thế giới. Đặc điểm sự thánh thiện của người giáo dân là nên thánh gữa đời. Họ phải là “men Tin mừng” (x Mt 13,33), là “muối cho đời và ánh sáng cho trần gian” (x Mt 5,13-16) để xây dựng Nước trời ngày một viên mãn.

3)Linh đạo Hiệp Hội Thánh Mẫu:

Trong linh đạo chung cho giáo dân, có linh đạo riêng của các Hội Đòan để giúp hội viên nên hòan thiện, trong đó có linh đạo của Hiệp Hội Thánh Mẫu như sau:

a.Ba yếu tố nên thánh của hội viên Hiệp Hội Thánh Mẫu:

Hiệp Hội Thánh Mẫu hay Hiệp Sống Ki-tô là một hội đòan tông đồ giáo dân nhằm “làm vinh danh Thiên Chúa và cứu rỗi các linh hồn”. Để đạt được mục đích truyền giáo này, Hiệp Hội Thánh Mẫu đã xác định con đường nên thánh của mình như sau: “Chúng tôi hội hiệp nhau tập sống xin vâng để hiến thân phụng sự Thiên Chúa và tha nhân theo Tin Mừng của Chúa Giê-su như Thánh Mẫu Ma-ri-a”. Như vậy linh đạo của Hiệp Hội Thánh Mẫu tóm lại trong ba yếu tố là Hiệp Sống, Xin Vâng và Phục Vụ noi gương Đức Giê-su như Thánh Mẫu Ma-ri-a:

- Hiệp Sống:

Noi gương Đức Giê-su đã lập Nhóm 72 môn đệ và 12 tông đồ, Hiệp Hội Thánh Mẫu cũng liên kết hội viên cùng lứa tuổi và môi trường sinh họat thành những cộng đòan nhóm nhỏ, để tập sống yêu thương hiệp nhất với nhau theo lời dạy của Đức Giê-su: “Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” (Mt 18,19-20), và: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).

-Xin vâng:

Noi gương Đức Giê-su trước cuộc khổ nạn: “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39) và Đức Ma-ri-a trong trong biến cố Truyền Tin: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38), hội viên HHTM quyết tâm vâng phục cấp trên trong đao ngòai đời.

-Phục vụ :

Noi gương Đức Giê-su “hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,29), thể hiện qua việc phục vụ: “Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,45), hội viên HHTM sẽ luôn quan tâm đến tha nhân và chu tòan công tác thăm viếng để chia sẻ và phục vụ người nghèo khổ bất hạnh (x Mt 25,35-36).

b.Luật Sống Hiệp hội Thánh Mẫu Việt Nam canh tân :

Nam 1968 Quy Luật Chung của Hiệp hội Thánh Mẫu Việt Nam đã được Hội đồng Giám mục Việt Nam thông qua. Tuy nhiên sau hơn 40 năm thi hành, đến nay Quy Luật Chung của HHTM đã được cập nhất cho phù hợp với tâm lý và hòan cảnh sống đã thay đổi, gọi là Luật sống Hiệp hội Thánh Mẫu Việt Nam 2011 như sau :

-Xây dựng các cộng đoàn cơ bản hay nhóm nhỏ từ 7 đến 12 người, gọi là Gia Đình Sống Đời Ki-tô Hiệp Hội Thánh Mẫu.

-Đổi mới phương pháp huấn luyện huynh trưởng và hội viên HHTM nhờ việc Thực Tập nếp sống Nhân BảnHọc sống Lời Chúa “dưới ơn soi gọi của Thánh Thần” (Kinh Tự Hiến).

-Đổi mới nghi thức Nhận Hội, giờ thánh “Cùng Mẹ Thờ Chúa”, canh tân giờ kinh tối gia đìnhtheo chiều hướng suy niệm Lời Chúa và cầu nguyện sống theo Lời Chúa.

-Đổi mới các sinh họat hội họp và công tác, chú trọng công tác thăm viếng bác ái.

LM Giám Huấn Hiệp hội Thánh Mẫu

Đaminh ĐINH VĂN VÃNG

www.hiephoithanhmau.com

VỀ MỤC LỤC
NĂM ĐỨC TIN: Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ CỦA SỰ ĐAU KHỔ 

 

Đau khổ là một thực tế hiển nhiên trong đời sống của con người, dù có niềm tin hay không .

Đây là một thực trạng mà không ai có thể phủ nhận hay tránh được trong cuộc sống trên trần gian này. Nào đau khổ vì bệnh tật, vì nghèo đói, vì bất công xã hội, vì thiên tai, động đất, bão lụt. Nào đau khổ vì bị tù đầy, tra tấn, bị kỳ thị, khinh chê và cô lập (dân Untouchable bên Ấn Độ). Sau hết, đau khổ lớn lao nhất là chết chóc đau thương.

Vì đâu có đau khổ ?

Thực khó tìm được câu trả lời thỏa đáng theo suy nghĩ của con người cho câu hỏi này..

Tuy nhiên, có điều nghịch lý đáng nói ở đây là ở khắp nơi, và ở mọi thời đại, luôn có những kẻ gian ác, làm những sự dữ, sự tội, như giết người, trộm cắp, hiếp dâm, đặc biệt là cai trị độc ác và gây ra chiến tranh khiến hàng triệu người vô tội bị giết … nhưng những kẻ đó vẫn sống phây phây với địa vị và tiền bạc dư thừa của chúng, trong khi biết bao người lành, lương thiện, đạo đức lại nghèo khó, bệnh tật nan y hay gặp tai nạn xe cộ, tầu bè. Cụ thể, năm 2008, một xe buýt chở giáo dân ở Houston, Texas đị dự Đại Hội Thánh Mẫu ở Carthage , Missouri đã gặp tai nạn khiến hàng chục người chết hoặc bị thương nặng ! trong khi những xe và phi cơ chở người đi đánh bạc ở Las Vegas, lake charles (Louisiana).. hoặc du hí ở các nơi tội lỗi như Cancun (Mexico) Thai lan, Kampuchia... thì chưa hề gặp tai nạn tương tự !! Lại nữa, những người nghiện rượu và thuốc lá thường dễ bị ung thư phổi, nhưng biết bao người không uống rượu và hút thuốc lá mà vẫn bị ung thư phổi , thi sao ? Lại nữa, phụ nữ sinh con thì dễ bị ung thư ngực, nhưng có nữ tu không hề sinh đẻ mà vẫn bị ung thư ngực !

Vậy không lẽ Chúa phạt những người bị tai nạn hay bệnh tật kia???

Chắc chắn là không. Nhưng phải giải thích thế nào cho hợp lý và tìm ra ý nghĩa của sự đau khổ với con mắt đức tin của người tín hữu Chúa Kitô trong năm Đức Tin này.

Thật vậy, đau khổ là một thực trạng không thể tránh được trong trần gian này như Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ xưa :’

“ Trong thế gian

Anh em sẽ phải gian nan khốn khó

Nhưng hãy can đảm lên

Thầy đã thắng thế gian. (Ga 16: 33)

Nhưng trước khi Chúa đến trần gian để chia sẻ thân phận con người với nhân loại, sự đau khổ , sự dữ đã đầy rẫy trong trần gian như Kinh Thánh Cựu Ước đã ghi lại. Cụ thể ông Gióp (Job) là người “ vẹn toàn, ngay thẳng, kính sợ Thiên Chúa và tránh xa điều ác.”( G 1: 1). Vậy mà ông đã gặp hoạn nạn, đau khổ lớn lao bất ngờ, không thể tưởng tượng được : nào con cái (bảy con trai ba con gái) bỗng chốc lăn ra chết hết trong một trận cuồng phong từ sa mạc thổi đến. Nào đàn gia xúc của ông gồm bảy ngàn chiên dê, ba ngàn lạc đà, năm trăm đôi bò, năm trăm lừa cái và một số đông tôi tớ cũng bỗng chốc bị giết và cướp mất khỏi tay ông ! Nhưng trước tai ương khủng khiếp này , ông Gióp chỉ biết quỳ xuống than thở với Chúa như sau :

“ Thân trần truồng

Sinh ra từ lòng mẹ

Tôi sẽ trở về đó cũng trần truồng

ĐỨC CHÚA đã ban cho

ĐỨC CHÚA lại lấy đi

Xin chức tụng danh ĐỨC CHÚA ! (G1 : 21)

Chính vì lòng trung kiên yêu mến, kính sợ Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, như khi được mọi điều sung sướng và nhất là khi phải đau khổ vì tai ương bất ngờ, ông Gióp đã được Thiên Chúa khen lao và ban lại cho ông gấp đôi những gì ông đã mất: ông lại sinh được bảy con trai và ba con gái xinh đẹp nhất trong xứ sở và sống thọ thêm một trăm bốn mươi năm nữa . (cf.G 42: 12-17)

Như thế , sự đau khổ, tai ương là phương tiện hữu hiệu Thiên Chúa đã dùng để thử thách các tôi tớ trung kiên của Người như các ông Mô- sê, Ap-bra-ham Gióp và Tô-bia.

Ngươc lai, đôi khi Thiên Chúa cũng dùng tai ương, đau khổ để trừng phạt con người vì tội lỗi và ngoan cố không muốn ăn năn sám hối để được tha thứ. Đó là hinh phạt Đại hồng thủy trong thời Cựu Ước, đã cuốn đi vào lòng đai dương tất cả mọi người, mọi sinh vật trên mặt đất, trừ gia đình ông Nô-e và các sinh vật được ông đem vào tàu trước khi mưa tuôn đổ xuống địa cầu. ( St 6: & 7)

Lại nữa, Thiên Chúa đã dùng lửa và mưa sinh diêm từ trời xuống để hủy diệt thành Xô-đôm , vì ông Ap-bra-ham không tìm được người ngay lành nào trong thành tội lỗi đó, để xin Chúa tha chết cho thành ấy. ( Sđd : 19)

Nhưng khi dân thành Ni-ni-vê nghe theo lời kêu gọi của ngôn sứ Giô-na ăn chay , cầu nguyện và xám hối thì Thiên Chúa đã tha không đánh phạt họ như Người đã ngăm đe. (. Gn 3: 1-10)

Như vậy , trong thời Cựu Ước, Thiên Chúa đã dùng đau khổ , gian nan khốn khó để thử thách các tôi tớ trung thành và cũng để đánh phạt những kẻ làm những sự dữ , tội lỗi mà không chiu xám hối và từ bỏ con đường gian ác.

Dân Do Thái, cho đến thời Chúa Giêsu xuống trần và đi rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, vẫn quen nghĩ rằng sự khó, sự đau khổ và tai ương xảy ra cho ai thì tại tội lỗi của người đó hay của cha mẹ nạn nhân. Cho nên khi thấy một người mù từ bé, các môn đệ của Chúa Giêsu đã hỏi Người như sau :

Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến người này sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta?( Ga 9 : 2). Chúa Giêsu đã trả lời họ như sau : “không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng chuyện đó xảy ra là để các việc của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh.”( Sđd 9; 3)

Việc của Thiên Chúa được tỏ hiện là Chúa Giêsu đã chữa cho anh mù được xem thấy để minh chứng Người là quả thực là Đấng Thiên Sai ( Mê-si-a ) đã đến trong trần gian để “ cho người mù được thấy. kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết trỗi dậy, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng..”( Lc 7 : 22 ) .

Nhưng cũng trong Tin Mừng Thánh Gioan, Chúa Giêsu cũng nói với một người đã đau ốm lâu năm và Chúa đã chữa lành cho anh ta. Nhưng khi gặp lại anh này trong Đền Thờ sau đó, Chúa đã nói với anh điều đáng chú ý như sau :

Này, anh đã được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa, kẻo lại phải khốn hơn trước.”( Ga 5: 14)

Như thế có nghĩa là tội lỗi cũng có thể là nguyên nhân gây ra đau khổ cho con người như Chúa đã nói trên đây. Kinh nghiệm thực tế ngày nay cũng chứng minh điều này. Kẻ trộm cắp cứ quen sống bất lương như vậy, sẽ có ngày gặp tai họa khi vào nhà ai để ăn trộm và có thể bị chủ nhà bắn chết. (ở Mỹ rất nhiều người dân có súng trong nhà để tự vệ). Người ngoai tình cũng có thể bị tình địch giết chết vì đã gian díu với vợ hay chồng của người khác. Lái xe ẩu, vượt đèn đỏ có thể gây ra án mạng cho người khác và cho chính người lái xe ẩu. Đúng là tội đâu vạ đấy như người Việt Nam chúng ta thường nói.

Tuy nhiên, là người tín hữu, chúng ta được dạy dỗ để tin rằng sự đau khổ về thể lý hay tâm hồn cũng là phương tiện mà Thiên Chúa dùng để cho chúng ta được thông phần sự thương khó đau khổ với Chúa Kitô, Đấng đã vui lòng chịu mọi sự khốn khó cho đến chết đau thương trên thập giá để cho chúng ta được cứu độ và có hy vọng được hưởng hạnh phúc Nước Trời với Chúa sau hành trình đức tin trên trần thế này.

Thật vậy, Chúa Giê-su Kitô là Đấng Thiên Sai (Messaih) đã đến trần gian làm Con Người, đã chiu khốn khó ngay từ khi sinh ra trong cảnh cực kỳ khó nghèo nơi hang lừa máng cỏ, bị đe dọa giết chết bởi Hêrôđê khiến Đức Mẹ và Thánh Giuse phải mang chậy trốn sang Ai Cập lúc đêm khuya.. Lớn lên, Người đi rao giảng Tin Mừng trong điều kiện rất khó nghèo, lang thang đó đây như kẻ vô gia cư đúng như Chúa đã nói với các môn đệ :“ con chồn có hang, chim trời có tổ , nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.” ( Mt 8 : 20)

Là Đấng Thiên Sai, Chúa Kitô sẽ “phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục , các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết và ngày thứ ba sẽ sống lại.” ( Sđd 16: 21)

Phêrô, môn đệ được Chúa khen ngợi vì đã tuyên xưng đúng Người là “ Đấng Kitô, con Thiên Chúahằng sống.”. Nhưng khi nghe Chúa nói đến những đau khổ mà Người sắp phải chịu trước khi chết, sống lại và lên trời vinh hiển, Phêrô đã tìm cách can ngăn Chúa như sau : “ Xin Thiên Chúathương đừng để cho Thầy gặp chuyên đó.”.( Sđd 16: 22)

Để trả lời cho Phêrô và cũng để dạy cho chúng ta biết giá trị của đau khổ, Chúa đã quở trách ông như sau: “Xa tan , hãy lui lại đàng sau Thầy ! anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người.” .( Sđd 16: 23)

Phêrô can ngăn Chúa vì đã hành động đúng với suy tư của mọi người trần thế là không ai muốn chiu sự gì khốn khó, đau khổ. Ai cũng muốn được luôn khỏe mạnh, sung sướng , an nhàn, có nhiều tiền của và danh vọng ở đời. Không ai muốn bệnh tật, nghèo đói và bị khinh chê, tù đầy hay bắt bớ . Ước vọng được khỏe mạnh cũng rất chính đáng và đẹp lòng Chúa, như tác giả Sách Huấn Ca đã viết:

“ Người đã chết thì hết xưng tụng vì nó không còn nữa

Chỉ người đang sống và khỏe mạnh mới ca ngợi Đức Chúa.”( Hc 17 : 28)

Vì thế, người đau ốm cầu xin Chúa cho được lành bệnh tật của thân xác:

Lậy Chúa, xin đoái thương, này con đang kiệt sức

Chữa lành cho vì gân cốt rã rời

Toàn thân con rã rời quá đỗi

Mà lậy Chúa, Chúa còn trì hoãn đến bao giờ ? “. ( Tv 6 : 3-4)

Cầu xin cho được khỏe mạnh và bình an trong cuộc sống là điều tốt phải xin Chúa và không có gì đáng chê trách. Nhưng bệnh tật và rủi ro thì không ai tránh được trong cuộc sống ở đời này. Người đạo đức, lương thiện và kẻ bất lương gian ác đều không ít thì nhiều phải đau khổ như bệnh tật, tai nạn bất ngờ, tang chế trong gia đình vì người thân mất đi.... Tuy nhiên, cứ xem gương Chúa Giêsu , Đức Mẹ và các Thánh thì người có đức tin phải hiểu rằng đau khổ có giá trị cứu rỗi và là phương thế hiệu nghiệm mà Thiên Chúa dùng để thánh hóa và cải hóa con người, cũng như để thử thách lòng tin yêu của các tôi tớ trung kiên như trường hợp các ngôn sứ Mô-Sê, Abraham, Gióp và Tôbia đã nói ở trên.

Vì đau khổ có giá trị xin tha tội, nên ông Mô-sê đã xin hiến mạng sống mình làm của lễ để xin Thiên Chúa tha tội cho dân Do Thái xưa:

“ Ông Mô-sê trở lại với ĐỨC CHÚA và thưa : “than ôi dân này đã phạm một tội lớn. Họ đã làm cho mình một tượng thần bằng vàng.Nhưng giờ đây ước gì Ngài miễn chấp tội họ.Bằng không, thì xin Ngài xóa tên con khỏi cuốn Sách Ngài đã viết.”( Xh 32 : 31-32)

Chính vì giá trị cứu chuộc của đau khổ mà Chúa Kitô, Đấng Thiên Sai, Người Tôi tớ đau khổ của Thiên Chúa, đã vui lòng “uống chén đắng” là vác thập giá, chịu mọi cực hình cho đến khi chết đau thương trên thập giá để đền tội cho nhân loại và cho chúng ta hy vọng được sống hạnh phúc đời đời với Chúa trên Nước Trời mai sau. Phải nói là có hy vọng thôi chứ không phải là bảo đảm chắc chắn ngay từ bây giờ, không phải vì sự đau khổ của Chúa Kitô chưa đủ cho con người được cứu rỗi, mà vì con người còn có tự do để cộng tác với ơn Chúa để được cứu chuộc hay bị loại vì đã tự ý khước từ ơn cứu rỗi đó để sống buông thả theo tính hư nết xấu của xác thịt và chậy theo những quyến rũ của thế gian đang tràn ngập với “văn hóa của sự chết” mà những kẻ không có niềm tin đang ngụp lặn trong đó.

Nếu con người không có thiện chí muốn cộng tác với ơn Chúa để sông theo đường lối của Chúa, thì Chúa không thể cứu ai được , mặc dù công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô là vô giá và đủ cho con người được cứu rỗi.

Tóm lại, không ai có thể tránh được đau khổ trong cuộc sống trên trần gian này. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, với người có niềm tin nơi Chúa thì đau khổ là phương thế tốt nhất cho ta được trở nên giống Chúa Kitô , Người đã đi vào vinh quang phục sinh qua khổ hình thập giá để dẫn đưa chúng ta vào hưởng hạnh phúc Nước Trời, nếu chúng ta cũng vui lòng vác thập giá theo Người. Nghĩa là chúng ta phải vui lòng chấp nhận những sự khó, sự đau khổ mà chúng ta không kiêu căng đi tìm kiếm nhưng không hậm hực kêu trách Chúa khi gặp phải trong cuộc sống trên trần gian này. Đó là cách chấp nhận đau khổ đẹp lòng Chúa, đúng theo lời dạy của chính Chúa Kitô, là “ ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.” (Mt 16: 24).

Vác thập giá theo Chúa có nghĩa là vui lòng chịu mọi sự khó Chúa gửi đến trong cuộc đời của mỗi người chúng ta.

Vậy chúng ta hãy can đảm và bằng lòng chịu những sự khó, sự đau khổ mà chúng ta không ai muốn kiếm tìm nhưng không tránh được, vì Chúa đã tha phép cho xảy ra để cho ta được thông phần sự thương khó của Chúa Kitô để đền tội mình và tội của người khác, cũng như để cầu xin cho nhiều người chưa biết Chúa được nhân biết và tin yêu Chúa để cùng hưởng nhờ công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô.

Đó là điều quan trọng chúng ta cần suy tư và sống trong Năm Đức Tin này.

LM Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

VỀ MỤC LỤC
GIÚP CON TRẺ THÍCH NGHI VÀO CUỘC SỐNG XÃ HỘI

 

THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6) 

Khuất phục tinh thần cạnh tranh trong gia đình và đặc biệt giữa con cái là một trong những bổn phận khó khăn và cấp bách nhất đối với bố mẹ có lương tâm. Vì sự cạnh tranh nầy làm con cái mất đi sự thích thú nhau, nên bất cứ kinh nghiệm thích thú hỗ tương nào cũng đều làm giảm sự cạnh tranh. Điều mà gia đình cần là sinh hoạt chung và sở thích chung. Hai yếu tố nầy làm tăng cường cảm giác thuộc về và là liều thuốc chống lại sự phân chia qua sự cạnh tranh. Trò chơi cho mọi người cơ hội cùng nhau sinh hoạt, những cuộc đi ra ngoài lôi cuốn những sở thích chung, những cuộc hội thảo mời gọi mọi người diễn tả ý kiến, tất cả những sinh hoạt đó đều mang lại hiệu quả tuyệt đối nhất là nếu có cả bố mẹ cùng tham dự. Nhưng nếu không có sự cố gắng, sinh hoạt của nhóm sẽ ít phát triển.Những trò chơi có thể vẫn còn có sự cạnh tranh bỡi nó cho phép đứa nầy cái ưu thế thắng vượt trong khi đứa khác phải bị phục tùng.Vì thế, mỗi đứa trẻ nên được huấn luyện cho sự lãnh đạo và cho sự phục tùng.Những cách thế dân chủ phải được phát triển trong gia đình để rồi từ đó nối dài đến những sinh hoạt xã hội rộng lớn hơn.

Đối với vấn đề xã hội, chúng ta có nên cứu những con trẻ chúng ta khỏi những ảnh hưởng xấu của thế giới bên ngoài không? Người ta nghe tiếng kêu la: “Hãy bảo vệ con trẻ chúng ta!” Đòi hỏi nầy có ý hướng tốt nhưng nguy hiểm. Con trẻ chúng ta đã được bảo vệ thái quá. Quá chú ý đến việc bảo vệ chúng, chúng ta quên chuẩn bị cho chúng đối diện với cuộc đời trắc trở tương lai.Điều chúng cần không phải là bảo vệ, nhưng là khích lệ.Hãy để chúng đối diện với những biến cố của cuộc đời.Người ta không thể che dấu chúng mãi. Nhưng bố mẹ có thể giúp con cái phát triển thái độ đứng đắn đối với cuộc đời: can đảm và đồng cảm, cảm thông và giúp đỡ. Thay vì cấm chúng nghe những câu chuyện dễ sợ của đài thông tin, bố mẹ có thể giúp chúng đánh giá những câu chuyện đó một cách chính xác. Bố mẹ không thể cấm chúng chơi với súng trong khi các bạn chúng được phép chơi, nhưng bố mẹ có thể dạy chúng ý nghĩa thật của việc chơi súng. Có được sự giúp đỡ nầy, đứa trẻ sẽ trở thành một tia sáng cho nhóm trẻ của nó. Nó sẽ gieo rắc giá trị luân lý mà nó học được từ bố mẹ nó. Chúng ta không thể ngăn cản sự học hỏi của con trẻ về những điều khủng khiếp của chiến tranh, nhưng chúng ta có thể bàn thảo với chúng những lý tưởng về dân chủ và tự do. Chúng ta có thể cắt nghĩa cho chúng hiểu rằng đánh nhau không là cách thế hữu hiệu cho sự thiết lập thế cai trị nhưng là một phương tiện cần thiết để tự bảo vệ. Đứa trẻ có thể tìm thấy những cách thế thích hợp để giải quyết sự đụng độ và tự tin đủ để chống lại sự tấn công.

Sự can thiệp của bố mẹ vào những xung khắc mà trẻ con có với nhau là rất nguy hại. Nếu xung đột ở trong gia đình, sự can thiệp của bố mẹ làm tăng sự cạnh tranh và chỉ khuyến khích thêm sự đánh nhau mà thôi.Nếu đánh nhau ở ngoài gia đình, ảnh hưởng của bố mẹ không giúp được nhiều để làm giảm bớt sự căng thẳng và chỉ làm hao mòn khả năng tự lo của đứa trẻ. Trong trường hợp nguy cấp, dĩ nhiên những quan tâm về giáo dục phải được dẹp sang một bên để nhường chỗ cho vấn đề an toàn. Tuy nhiên, những tình trạng như thế thì ít thường xảy ra hơn là bố mẹ vì nhút nhát mà trở nên bối rối.Nếu anh chị em cãi nhau, đừng nghĩ rằng chúng sẽ giết nhau.Tôi thích đặt hai đứa trẻ đang đánh nhau vào trong một phòng mà chỉ có chúng nó mà thôi để xem thử đứa nào trở ra còn sống sót.Phương cách đó có ích lợi lắm.Chỉ sau một lúc, mỗi đứa ngồi ở mỗi góc hoặc cả hai cùng chơi với nhau cách hài hoà.

Vâng, nuôi dưỡng con trẻ lớn lên là công việc rất khó.Chúng ta biết rằng chúng ta phải đồng cảm với chúng. Nếu là đứa con một, nó khó sống giữa những người lớn. Nếu là hai, sự cạnh tranh mạnh mẽ phát triển khiến chúng hay cãi cọ và đánh nhau.Nếu là ba, đứa giữa luôn so sánh vị thế của nó với những đặc quyền của đứa lớn và đứa trẻ hơn, nó có khuynh hướng cảm nghĩ mình bị bỏ rơi.Nếu là bốn, chúng ta thường thấy hai cặp thù địch của đứa nhất và nhì, nhưng như một qui luật, với bốn đứa tình thế thăng tiến cách đáng kể, nhưng ai có thể chờ cho tới khi có bốn đứa con.

Vậy chúng ta phải tỏ thiện cảm đối với những bố mẹ nghèo hoặc ít là các bà mẹ nghèo vì những ông bố có khuynh hướng rút lui khỏi công việc xem ra khó khăn hơn công việc thường ngày của họ. Bố mẹ là một vấn đề đáng lưu tâm chứ không phải là con cái. Chúng ta phải giúp họ để họ có thể hưởng được cái thú vị sâu xa nhất mà con người có thể có được – là có những đứa con.

Ai thích có con thì sung sướng để trả giá cho sự đòi hỏi – những đêm không ngủ bên cạnh giường của đứa con đau, sợ sệt và ngỡ ngàng ở những lúc con nguy hiểm, thất vọng và quan tâm khi con mình thất bại. Nhưng nhìn đứa con lớn lên là một thích thú lạ lùng tuy không đồng đều. Nó đảo lộn ý nghĩ của thời gian.Mỗi năm mất mát cho chúng ta thì lại được cho đứa trẻ. Cái bước sang một bên của chúng ta được đền bù nhiều hơn bỡi sự bắt đầu của đứa trẻ ngay chỗ mà chúng ta rời bỏ, không cho danh tiếng của chúng ta nhưng cho sự bảo tồn những lý tưởng chúng ta, của niềm tin chúng ta, và tất cả những gì chúng ta xem là đáng giá. Qua con trẻ, chúng ta xây tương lai, và chỉ có tương lai mới có thể thẩm định giá trị điều chúng ta làm hôm nay.

Lm Lê Văn Quảng Psy.D.

VỀ MỤC LỤC
TÔI ĐÃ ĐƯỢC LOAN BÁO TIN MỪNG

 

Tôi sinh ra trong một gia đình đông con không Công giáo. Hơn 30 năm trước, mỗi buổi chiều, tôi thường vừa nhảy lò cò vừa hát: “Đức Chúa Cha mua 3 múi mít, Đức Chúa Mẹ chê ít không ăn...”

Lớn lên chút nữa, tôi tò mò theo đám bạn học Công giáo vào nhà thờ hôn chân Chúa. Hôn vào lỗ đinh, tôi sợ rợn người, nhưng trong lòng trộm hỏi: sao người ta yêu Chúa thế! Sao Chúa Giêsu tội nghiệp lại để cho người ta đánh tả tơi!...

Nhà tôi gần xóm núi, mùa đông sương phủ trắng con đường dốc. Thế mà từ 5 giờ sáng, tôi đã thấy các cụ già lọm khọm đi nhà thờ. Không sót buổi nào! Dẫu có mưa phùn hay gió thổi lạnh buốt. Quá nể phục! Tôi bắt đầu suy tư... Hẳn phải có một sức hút tâm linh rất mạnh mẽ nơi cái nhà thờ ấy…

Quê tôi rất nghèo. Những năm 80 đói xác xơ! Nhà tranh vách lá xiêu vẹo. Một gia đình Công giáo vừa mới chuyển về mua lại căn nhà rách nát cạnh nhà tôi. Nhưng điều lạ lùng là chỉ một tuần lễ sau, có một nhóm thanh thiếu niên độ mười mấy hai chục người kéo đến, kẻ vác cột, người kéo tranh..., chỉ trong một ngày là ngôi nhà đã được sửa chữa tươm tất! Hỏi ra tôi mới biết cha nhà thờ cho người đến giúp. À thì ra thế! hèn gì xóm đạo phía khu B nhà nào cung vững chải khang trang, đâu có nhếch nhác như xóm kinh tế mới của tôi! Hay thật! Tôi ngưỡng mộ thèm muốn...

Nhưng chạnh lòng nhất là vào những dịp lễ, tết, Trung Thu hay vào cuối năm học, thiếu nhi nhà thờ luôn được tặng quà thêm, nhìn bọn nó xúng xính quà cáp trên tay, gương mặt rạng rỡ, đôi lúc còn được tổ chức cho vui chơi, bọn trẻ không Công giáo chúng tôi đứa nào cũng thèm thuồng và buồn thiu buồn thỉu… Có đạo sướng quá, vui quá, và được thương nhiều quá!

Năm nào cũng vậy, gần đến Giáng sinh thì trời càng trở lạnh. Người ta kháo nhau: Đêm noel lạnh lắm! Lạnh nhất đấy! Mà đúng là đêm Noel trời lạnh thật! Có cái gì đó nhiệm màu, thánh thiêng được thắp lên trong lòng tôi...

Tôi lên mười sáu. Một anh thanh niên hay ghé nhà tôi chơi. Anh thao thao nói cho tôi nghe về Chúa. Tôi ngưỡng mộ sự hiểu biết của anh lắm! (Sau này tôi mới biết là lúc ấy anh đang học giáo lý dự tòng, hôm trước nghe cha dạy gì thì hôm sau đem truyền đạt lại cho tôi thôi!). Có lần tôi nài nỉ anh hôm nào rảnh thì dắt tôi đi nhà thờ với, anh trả lời tôi rằng: “Ừ, để khi nào tiện anh dắt đi. Cha nói nếu như được ơn Chúa gọi mời thì trước sau gì cũng theo Chúa thôi!”... Từ ngày ấy, tôi ước mơ “được Chúa gọi mời”...

Thời gian trôi qua… anh đi đâu mà chẳng hề giả biệt tôi.Lời hứa bỏ lơ lửng đó.Tôi vùi đầu vào sách vở.Hai năm sau tôi lên thành phố vào đại học. Tất bật với cuộc sống, mơ ước của tôi cũng dần lãng quên… Bất ngờ tôi gặp lại anh ấy! Rất tình cờ nhưng tôi xác tín rằng đó là định mệnh Chúa dành cho tôi. Anh dắt tôi đi nhà thờ thật! Ước mơ ngày ấy lại trỗi dậy trong tôi. Tôi còn nhớ như in lần đầu anh dắt tôi đến nhà thờ Chúa Hiển Linh ở Phú Lâm, tôi đã rụt rè cầu nguyện chỉ có môt câu: “Chúa ơi! Con chẳng biết gì về Ngài, nếu quả thật Ngài là Đấng quyền năng thì xin cho con biết Ngài và yêu Ngài với! ”...

Rồi cứ thế, anh ấy đèo tôi trên xe đạp chiều chiều đi lễ... Rất nghèo nhưng rất vui... Anh đưa tôi đi học giáo lý dự tòng rồi sau đó cùng nhau học giáo lý hôn nhân.Tôi rửa tội tại nhà thờ Tân Thái Sơn. Cha mẹ tôi tôn trọng quyết định của tôi. Ngày rửa tội, tôi không muốn khóc nhưng nước mắt cứ rơi ra! Tôi đã mong đợi ngày ấy lâu biết bao nhiêu – cái ngày mà tôi được đón nhận mình Thánh Chúa! Tôi cảm nhận một niềm thương chan chứa trong tâm hồn... Chúa thương tôi nhiều quá!! Lúc ấy và cho đến tận bây giờ, mỗi khi nghe một bài thánh ca xúc động vang lên, lòng tôi lại thổn thức... Chúa ơi!, “Chúa ghi vào hồn con dấu ấn của ngài…”

Tốt nghiệp đại học, chúng tôi cưới nhau. Tôi mang trong mình một tham vọng lớn lắm! Tôi sẽ dùng hết tài ăn nói khéo léo của mình để thuyết phục cha mẹ và anh em nhập đạo! Hết lần này đến lần khác, tôi cố gắng kiên trì. Cuối cùng thì tôi đón nhận được một ánh mắt nghiêm nghị của Ba tôi: “Từ nay con đừng bao giờ đem chuyện tôn giáo ra nói với Ba nữa, Ba không muốn nghe đâu!”.Anh em tôi thì chế nhạo “mở miệng ra là nghe sặc mùi Chúa!”

Tôi buồn. Lòng nghe tái tê... Tôi thương cha mẹ anh em nhiều lắm! Tôi tin mình tìm thấy Chúa là tìm thấy bến bờ yêu thương. Dẫu trong khó nghèo, chúng tôi vẫn có một niềm bình an sâu lắng. Bởi chúng tôi tin vào sự quan phòng của Chúa.Lời Ngài đã dạy chúng tôi sống nhường nhịn, tha thứ, yêu thương. Nhìn mẹ cha anh em sống tất bật trong cơm áo gạo tiền và bao nỗi lo toan cho xác thịt, không có một phút lo liệu cho phần hồn, tôi ái ngại cho đời sau! Thương quá! Nhưng không biết làm sao!..

Chúa đã dạy tôi qua miệng lưỡi một ai đó: đừng nói gì, hãy cầu nguyện đi! Không có gì là Chúa không làm được! Thế là từ đó tôi cầu nguyện. Lúc sốt ruột, lúc ỉ ôi, lúc than thở...Cha ơi! Sao lại để con đến với Cha quá muộn màng! Và sao Cha ôm con vào lòng mà còn để mẹ cha anh em con tăm tối!...Năm năm, rồi sáu năm trôi qua, vẫn không có gì thay đổi.Lòng tôi vẫn da diết nặng trĩu. Có một lần tôi chợt nhận ra, nếu Chúa không để tôi đợi chờ mong mỏi, chắc lòng tôi chẳng có nỗi khát khao! Biết đâu nếu gia đình tôi đạo gốc, tôi chẳng còn có nỗi niềm để thưa gởi, gắn bó với Chúa nữa thì sao?!Thật đáng sợ nếu một ngày nào đó lòng tôi lạnh nhạt, không có gì để nói với Cha, không còn ríu rít “Cha ơi! Con đây, con dâng ngày của con trong tay Cha!” Nhận ra điều này, tôi cảm tạ Cha...

Rồi đến năm thứ bảy. Một lần về thăm quê, ba gọi tôi lại bảo: “Ba muốn theo đạo, con đi găp cha nhà thờ đi!”. Tôi nghe lùng bùng trong tai, không tin được. Cảm tạ Chúa!..

Thế là ba, mẹ và bà nội tôi được rửa tội (Ông tôi đã mất). Bảy anh chị em của tôi không theo đạo nhưng cũng đến nhà thờ dự lễ. Tôi lại khóc thút thít trong nhà thờ.

Một năm sau, em trai kế và chị gái kế của tôi cùng con cái cũng lần lượt được rửa tội tại nhà thờ Tân Thái Sơn luôn. (Đây là hai người trước đây hay chế giễu tôi nhất!..)

Còn đến năm gia đình anh chị em của con nữa Cha ơi! Con xin đặt trong trái tim nhân hậu vô biên của Cha!

Con đường tôi đến với Chúa như thế đó!

Có bước chân lọm khọm của cụ già.

Có sự hăng hái vô tư của anh chị thanh niên.

Có sự tận tuỵ của vị chủ chăn và sự chăm lo của ban hành giáo.

Có tình yêu nâng đỡ của chồng tôi.

Và trên tất cả, là Cha yêu thương trên trời, là Giêsu chết treo trên thập giá, là Chúa Thánh Thần luôn ở giữa đời tôi..

Tôi tin Chúa ban tặng mỗi người một con đường riêng. Con đường ấy mỗi ngày thêm một điều mới lạ, thêm một cụm cỏ, nhánh hoa từ lòng mến của nhau. Tôi cảm tạ tất cả những người đã đi trên con đường cuộc đời tôi- tuy không dành cho tôi, nhưng đã để lại ấn tượng trong lòng tôi rất đẹp. Những điều rất đời thường, tưởng chừng như sẽ rơi hút vào không gian. Nhưng không, trong ơn Thiêng, nó sẽ được trau chuốt và đọng lại, rồi một ngày, đúng thời đúng lúc sẽ nở hoa...

Mẩu Bút Chì

www.ghxhcg.com

VỀ MỤC LỤC
Đọc Cuộc Đời Chúa Giêsu

  

Nguyên tác: Taking Flight - Bay Lên Đi

Tác giả: Anthony de Mello, S.J.

Chuyển ngữ: Lm. Minh Anh (Gp. Huế)

Chỉ dẫn:

Tốt nhất, các câu chuyện sẽ được đọc theo thứ tự như đã sắp xếp. Mỗi lần đọc không quá một hoặc hai mẩu chuyện nếu bạn ước ao có được một cái gì đó hơn là chỉ giải trí.

Lưu ý:

Các chuyện kể trong tập sách này đến từ nhiều đất nước, nhiều nền văn hoá và tôn giáo khác nhau; chúng thuộc về những di sản thiêng liêng, những câu chuyện hài hước được ưa chuộng của dòng đời nhân loại.

Những gì tác giả làm là xâu kết chúng lại với nhau theo một ý hướng đặc thù. Công việc của tác giả là công việc của người thợ dệt và thợ nhuộm, tác giả chẳng có công trạng gì về những tấm vải và những sợi chỉ.

LTS.Chỉ dẫn và lưu ý trên đây là của tác giả. Tuy nhiên, vì Đặc San GSVN chỉ phát hành 2 tuần một lần nên mỗi số báo BBT xin giới thiệu trung bình từ 5 đến 7 mẫu chuyện. Bạn đọc có thể lưu lại để nghiền ngẫm suy tư.

Chủ đề : TÔN GIÁO (tiếp theo)

86. Đọc Cuộc Đời Chúa Giêsu

Một nhà khôn ngoan Hindu đang lắng nghe người ta đọc Cuộc Đời Chúa Giêsu.

Khi biết Đức Giêsu bị đồng hương khước từ ở Nazareth, ông tuyên bố, “Một giáo sĩ Do Thái mà cộng đoàn mình không muốn đuổi ra khỏi thành thì không phải là một giáo sĩ”.

Khi nghe chính các tư tế kết án tử Đức Giêsu, ông thở dài “Dẫn cả thế gian đi lầm đường lạc lối thì thật khó cho Satan, vì thế nó chỉ định các giáo sĩ ở những vùng khác nhau trên địa cầu”.

Lời ai oán của một Giám mục: “Nơi nào Đức Giêsu đến, nơi đó có cách mạng; nơi nào tôi đến, nơi đó người ta mời trà!”.

Khi một triệu người theo bạn, thì bạn hãy tự hỏi mình đã sai ở chỗ nào?

ڰ

87. Chân lý khác sự bảo đảm

Một tác giả Do Thái giải thích rằng, người Do Thái không phải là những người theo đảng phái. Người ta đòi hỏi các giáo sĩ phải thực hiện ba nỗ lực khác nhau để ngăn chặn những người có khả năng gia nhập đảng phái!

Linh đạo thì dành cho giới thượng lưu. Nó không thỏa hiệp để có thể chấp nhận, vì thế nó sẽ không hùa với đám đông những người muốn nước ngọt chứ không muốn uống thuốc. Khi đám đông theo Đức Giêsu, Người bảo họ:

“Ai trong các người muốn xây một cái tháp mà trước tiên không ngồi xuống và tính xem mình có đủ sức để hoàn thành nó hay không? Hoặc có vị vua nào dẫn quân đi đánh vua khác mà trước tiên không ngồi xuống để xem liệu với mười ngàn lính mình có thể đánh thắng hai mươi ngàn quân địch không? Nếu không thể, thì trước khi kẻ thù đến gần, ông sai sứ giả đến cầu hòa. Cũng thế, không ai trong các ông có thể làm môn đệ của tôi mà không sẵn sàng từ bỏ tất cả mọi của cải”.

Người ta không muốn chân lý. Người ta muốn sự bảo đảm.

ڰ

88. Thuyết giảng

Một mục sư nọ khoe với đồng nghiệp của mình

- Chúng tôi vừa trải qua một cuộc canh tân lớn mà từ nhiều năm nay giáo xứ chúng tôi chưa có được.

Ông bạn vui mừng hỏi,

- Thế cụ có thêm được bao nhiêu tín hữu mới?

- Chẳng thêm mống nào nhưng còn mất đi năm trăm linh hồn nữa chứ.

Chắc Đức Giêsu vỗ tay hoan nghênh!

Than ôi, kinh nghiệm tôn giáo cho thấy, niềm tin tôn giáo gắn liền với sự thánh thiện cá nhân của chúng ta như chiếc áo dạ hội với bộ phận tiêu hóa của con người.

ڰ

89. Khai sinh các trường phái

Một triết gia cổ đã khuất nhiều thế kỷ được báo rằng, những người đại diện trình bày sai triết thuyết của ông. Là một người đầy lòng trắc ẩn và yêu mến chân lý, sau nhiều nỗ lực, ông tìm cách để làm sao được ân huệ trở lại thế gian trong vài ngày.

Sau một vài ngày thuyết phục những người kế tục về căn tính của mình. Khi biết rõ ông, lập tức, họ không quan tâm đến những gì ông ta nói nhưng xin ông tiết lộ bí quyết làm sao ông có thể trở lại cuộc sống từ huyệt mộ.

Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng, ông cho biết không có cách nào tiết lộ bí quyết này cho họ và bảo họ, việc họ trả lại tính tinh tuyền ban đầu cho triết lý của ông thì quan trọng cho thiện ích của nhân loại nhiều.

Một nhiệm vụ vô ích! Họ bảo ông, “Ông không thấy rằng, quan trọng không phải là những gì ông dạy nhưng là việc họ giải thích những điều ông dạy? Rốt cuộc, ông chỉ là con chim qua đường, trong khi chúng tôi ở đây vĩnh viễn”.

Khi Phật chết, các trường phái được khai sinh.

ڰ

90. Cái gì làm nên chất thể?

Tất cả các triết gia, thần học gia và tiến sĩ luật đều tập trung ở toà án để tham dự phiên toà xử giáo sĩ Nasruddin. Bị cáo phạm tội nghiêm trọng; ông đã đi từ thành này đến thành khác, công bố, “những người tự cho là những nhà lãnh đạo tôn giáo thì ngu ngốc và lúng túng”. Vì thế, ông ta bị buộc tội dị giáo và bị kết án tử hình.

“Ông có thể nói trước”, vua Hồi bảo. Vị giáo sĩ hoàn toàn bình tĩnh, “Xin mang cho tôi giấy và bút”, ông thưa, “và đưa chúng cho mười người khôn ngoan nhất trong hội đồng đáng kính này”.

Trước sự thích thú của Nasruddin, một cuộc cãi cọ ầm ĩ nổ ra giữa những người thánh thiện để xem ai trong họ là người khôn ngoan nhất.

Khi cuộc tranh chấp lắng xuống và tất cả mười người được chọn đều đã trang bị giấy bút, giáo sĩ Nasruddin nói, “Xin nhờ mỗi vị viết câu trả lời cho câu hỏi sau: Cái gì làm nên chất thể?”.

Các câu trả lời được viết ra và tấu lên vua, người đọc chúng ra. Một người nói rằng, “Nó được làm từ hư vô”. Người khác bảo, “Phân tử”. Người khác, “Năng lượng”. Những người khác, “Ánh sáng”, “Tôi không biết”, “Hữu thể siêu hình” vân vân và vân vân.

Nasruddin thưa với vua, “Khi họ đồng ý với nhau về chất thể là gì, họ sẽ thích hợp cho việc phán quyết những vấn đề tinh thần. Việc họ không thể đồng ý về một cái gì đó mà từ đó họ được tạo thành nhưng lại đồng thuận trong lời phán quyết rằng tôi là một kẻ dị giáo thì không lạ sao?”.

Không phải chính sự phong phú của các học thuyết gây ra tai hoạ nhưng chính là chủ nghĩa giáo điều. Vì thế, nếu mỗi người trong chúng ta làm những gì mình chắc chắn và cho đó là thánh ý Thiên Chúa thì kết quả sẽ hoàn toàn là một mớ hỗn độn.

Chính cái được cho là chắc chắn lại là thủ phạm. Người sống đời sống thiêng liêng biết điều không chắc chắn - một trạng thái tinh thần mà người đạo đức cuồng tín không biết.

VỀ MỤC LỤC
CÁC KHỦNG HOẢNG CÓ THỂ XẢY RA TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ LINH MỤC GIÁO PHẬN   

 

BẢN THẢO

ỨNG SINH LINH MỤC HỌC & SỐNG LINH ĐẠO LINH MỤC GIÁO PHẬN

GIÁO TRÌNH TU ĐỨC LỚP THẦN II & III

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE HÀ NỘI

2011-2012

CHƯƠNG HAI

ỨNG SINH LINH MỤC GIÁO PHẬN

HỌC VƯỢT LÊN KHỦNG HOẢNG VÀ TÁI ĐỊNH HƯỚNG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ ƠN GỌI LINH MỤC

C. CÁC KHỦNG HOẢNG CÓ THỂ XẢY RA TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ LINH MỤC GIÁO PHẬN(tiếp theo)

Tình Bằng Hữu chân thật, hoàn hảo và vĩnh viễn

(trích khảo luận của chân phước Enrêđi)

Trong các thanh niên, Gionathan trổi vượt hơn cả. Chàng không ham vương tước, cũng chẳng mong quyền bính, nhưng đã kết ước cùng Đavít, và vì tình bạn đã coi bề tôi ngang hàng với chủ. Một kẻ bề tôi đang phải trốn tránh vua cha, đang ẩn náu trong hoang địa, một kẻ đã bị án tử chỉ còn chờ chết, mà chàng lại quí hơn mình. Chàng hạ mình xuống, nâng bạn mình lên, khi chàng nói: chính anh sẽ làm vua, còn tôi sẽ làm phó cho anh.  

Ôi tấm gương sáng ngời về tình bằng hữu chân thật! Chuyện lạ biết bao: Vua cha thì nổi cơn thịnh nộ với một kẻ bề tôi, khích động cả nước chống lại hắn như chống lại kẻ muốn tranh ngai vàng; rồi ông buộc cho các tư tế tội phản loạn và tàn sát họ chỉ vì một mối nghi ngờ (do tên Doerg mách lẻo); ông lục soát rừng rậm, tảo thanh thung lũng, đem quân vây hãm núi đồi; người người quyết chí trả thù cho vua được hả giận. Chỉ có Gionathan, người có lý duy nhất đển ghen thì lại nghĩ là mình phải làm ngược ý vua cha, tìm cách giúp bạn trốn đi, góp ý kiến với bạn trong hoàn cảnh éo le như thế. Coi tình bằng hữu trọng hơn cả ngai vàng khi chàng nói “chính anh sẽ làm vua, còn tôi sẽ làm phó cho anh.” Hãy để ý xem vua cha khích cho chàng thanh niên ghen ghét bạn mình làm sao: ông nguyền rủa, nạt nộ, dọa tước quyền nối ngôi, nhắc cho biết là sẽ mất hết danh dự.  

Nhưng dầu vua cha đã tuyên án tử cho Đavít, Gioanathan vẫn không bỏ bạn. Chàng nói: Tại sao Đavít lại phải chết? Anh ấy có tội tình chi? Anh ấy đã làm gì? Chính anh ấy đã liều mạng đánh bọn Philitinh và phụ vương đã mừng rỡ. Vậy thì tại sao Đavít lại phải chết? Nghe Gionathan nói thế, vua giận điên lên, lấy sức phóng lao định ghim cho Gioanathan dính vào tường, rồi nguyền rủa dọa nạt thêm: Thằng con của người đàn bà hư thân mất nết kia, tao biết là mày thương nó để mày mang nhục và người đàn bà nhơ nhuốc đẻ ra mày cũng phải mang nhục. Và những lời độc địa nhất có thể trút lên người thanh niên, ông mửa ra hết. Ông còn thêm những lời kích thích tham vọng, khơi dậy lòng ghen ghét, thổi bừng lửa ghen tương và gia tăng nỗi cay đắng: Bao lâu thằng con trai lão Giessê còn sống thì vương quyền của mày sẽ không vững đâu! Nghe những lời trên, ai lại không động lòng, ai chẳng phát ghen lên? Tình nghĩa nào, tình bạn nào lại không tàn phai, không tan vỡ? Thế mà chàng thanh niên dạt dào tình thương mến kia vẫn giữ trọn lời thề kết nghĩa, vẫn mạnh mẽ trước những tiếng dọa nạt, vẫn nhẫn nhục trước những lời nguyền rủa. Vì tình bằng hữu, chàng coi rẻ ngai vàng, chỉ nhớ đến tình thân mà không màng danh lợi.

Thế mới là tình bằng hữu chân thật, hoàn hảo, vững bền và vĩnh viễn: ghen tương không thể hủy hoại, nghi ngờ không làm suy giảm, tham vọng không hề phá tan. Bị thử thách đến vậy mà vẫn không nao núng, bị xô đẩy đến thế mà vẫn không ngã quỵ, bị nguyền rủa thế nào cũng không lay, bị lăng mạ ra sao cũng không chuyển. Vậy bạn hãy đi và cũng làm như vậy.[368]

            Bầu ơi, thương lấy bí cùng,

            Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. 

Trong cơn khủng hoảng của tình huynh đệ, điều ước mong lớn hơn là mối tương quan thân tình giữa linh mục với Giám mục của mình. “Một cách bí tích, linh mục đi vào hiệp thông với Giám mục và các linh mục khác để phục vụ Dân Chúa.”[369] Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã khuyên các Giám Mục Việt Nam hãy luôn gần gũi hơn với các linh mục, quan tâm tới đời sống hàng ngày của họ để nâng đỡ họ và đồng hành cùng họ, nhất là khi họ gặp thử thách vì thi hành sứ vụ; cung cấp cho họ một sự đào tạo thiêng liêng thích nghi với những thách đố trong việc truyền giáo mà họ phải đối diện.[370] Chương trình đào tạo linh mục của Philippines năm 1972 đưa ra đề nghị rằng các Giám mục nên đi bước trước trong cuộc đối thoại thân hữu và thường xuyên với các linh mục trẻ, để họ có thể cởi mở và chân thành bàn cải cách riêng tư, với sự hướng dẫn từ phụ của Giám Mục, về công việc, thành công và thất bại, kế hoạch và vấn đề, cũng như về đời sống thiêng liêng của họ nữa.[371]

Với sự hiểu biết đầy yêu thương và sự trợ giúp từ phụ của Giám mục, linh mục sẽ đứng vững trong mọi hoàn cảnh, bởi vì mọi cuộc khủng hoảng đều đến từ cuộc khủng hoảng quyền bính. Thái độ của các linh mục đối với Giám Mục phải là hợp tác, vâng lời, tình bạn, và nhìn thấy nơi ngài một người cha thực sự và vâng phục ngài với tất cả kính trọng. Sự vâng lời càng đến từ con tim (không phải bởi quyền lực hay lý lẽ), thì mối tương quan giữa Giám mục và linh mục càng trở nên gần gũi và rồi mọi sự đều tốt đẹp.[372]

Một điều tôi rất ấn tượng khi còn là tiểu chủng sinh phục vụ các cha tĩnh tâm năm là việc Giám mục Bản quyền tuần tự gặp riêng từng linh mục thuộc quyền. Không biết nội dung cuộc gặp gỡ là gì, nhưng thấy thái độ và nét mặt của các cha trước và sau khi gặp Đức Cha, nhất là đời sống, công việc và các mối tương quan của các cha có cái gì thay đổi khác trước kia, và thường sau những cuộc gặp gỡ kỳ tĩnh tâm năm như thế lại có một số cha chuyển xứ, thậm chí có cha còn được đi nghỉ một thời gian ở một Dòng chiêm niệm và khi trở về được đi coi sóc một giáo xứ mới, thì tôi nghĩ là có cái gì nghiêm trọng và ích lợi, không chỉ cho đời sống và sứ vụ linh mục của các cha, mà còn cho giáo xứ, giáo phận và Giáo Hội.

Tôi áp dụng sự gặp gỡ cá nhân đó khi được mời giảng tĩnh tâm. Ban đầu. tôi chỉ được gặp riêng những ai muốn gặp. Tôi và những người đến gặp đều cảm thấy rất ích lợi, sốt sắng, tâm hồn bình an và có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên có một số người muốn gặp nhưng ngại người khác, nên những đợt tĩnh tâm sau, tôi yêu cầu có chương trình và thời giờ gặp riêng từng tham dự viên, để có thể đi vào và đụng chạm những vấn đề riêng tư của mỗi người mới hy vọng giúp được cái gì, chứ không chỉ bằng lòng nói chung chung.

Được sống gần gũi và tham dự nhiều lần cuộc tĩnh tâm năm linh mục ở nhiều nơi, tôi thấy thường chỉ có những cuộc huấn đức chung hoặc họp chung bàn bạc một số công việc, chứ không thấy các Đức Cha gặp riêng các cha trong bối cảnh hồi tâm thuận lợi như thế, để các cha phúc trình về giáo xứ, tình hình giáo xứ và giáo dân, về đời sống riêng tư của cha (thiêng liêng, tình cảm...), kể cả Đức Cha có thể chất vấn và đòi cha giải thích, điều chỉnh một số vấn đề trăn trở mà giáo dân đang xì xèo bán tán hoặc công khai kiện cáo. Thiếu sự gặp gỡ riêng tư thân tình, thành thật và tín nhiệm, kể cả đụng chạm chất vấn, định bệnh và chữa bệnh ấy thì mọi sự đâu vẫn đấy, chẳng có gì thay đổi, tiến triển. Dĩ nhiên cũng có một số ít cha gặp riêng Đức Cha, nhưng cũng chỉ vì công việc và vỏn vẹn trong vài ba phút ngắn ngủi (mời ban phép Thêm sức, khánh thành, xin chuẩn Hôn phối khác đạo, xin đi phép, v.v.). Tôi ước mong truyền thống tốt đẹp trên lại được tiếp tục, hoặc các Đức Cha hoặc các cha chủ động đi bước trước.

C. 2. Các dấu hiệu khủng hoảng trong đời sống và sứ vụ của linh mục giáo phận

·        Trốn chạy trong rượu, những hoạt động gây ấn tượng và cảm giác mạnh, thích “xuất hiện” và khẳng định mình…

·        Chuyện phiếm, tán gẫu không dứt, tâm sự, bàn tán phê bình đủ thứ chuyện về Giám Mục mà không dám nói trực tiếp…

·        Thiếu khả năng sống trầm tĩnh, cô tịch, thinh lặng.

·        Ham mê giải trí thái quá: suốt ngày lướt mạng xem phim, chơi games… hay đầu tư quá nhiều thời giờ và tiền bạc vào chim, cá, kiểng…

·        Ham hoạt động quá (quá lao lực sẽ kiệt lực)

·        Nhu cầu khẳng định mình thái quá (phá bỏ công trình của người trước, nhằm xây dựng những ‘công trình thế kỷ’ để đời mang dấu ấn của mình…)

·        Nhìn đời và nhìn người cách tiêu cực, yếm thế, hay chỉ trích phê bình…

·        Khó ngủ (nhất dạ sinh bá kế, gửi và nhận tin nhắn liên hệ đến tình cảm…)

·        Thiếu tự chủ và làm chủ bản thân, có những bất bình thường về giới tính… 

·        Khả năng hoạt động bị tê liệt (ở nhưng là cội rễ mọi sự dữ)

·        Chỉ thường xuyên liên hệ với một số người nào đó thôi…

C.3. Phản ứng cần thiết để vượt lên cơn khủng hoảng

·        Cần có thời gian cầu nguyện hằng ngày để chia sẻ bản thân với Chúa, hầu sống căn tính linh mục thực sự của mình. 

·        Tìm một đối tác biện phân, như vị linh hướng, có thể là một người bạn thân lâu dài, dẫn tới một căn tính trưởng thành. Các cân nhắc tâm lý về cá tính cũng rất hữu ích. 

·                 Sự sống mật thiết với Chúa Giêsu là phương dược chữa lành vạn năng, vì việc không ngừng tìm kiếm kết hợp với Chúa Giêsu khiến linh mục tìm được sự thống nhất đời sống của mình.[373]  

·        Quả thế, trong đời sống độc thân của mình, linh mục cảm nhận sự cô đơn và lắm khi cô đơn thực sự, và đôi khi sự “cô đơn giữa đông người” đè nặng trên con người của ngài. 

·        Sự nghi ngờ, đố kỵ, ghen ghét hay thiếu thông cảm từ phía anh em linh mục đồng nghiệp của ngài (kể cả từ Giám Mục) có thể làm gia trọng nỗi thất vọng và cô đơn.[374]  

·        Chúng ta phải nhìn nhận dữ kiện tâm lý thực tế là sự thiện cảm hay ác cảm tự nhiên. Nhưng là người trưởng thành, và là linh mục, chúng ta phải nỗ lực vượt lên thực tế đó để xây dựng một tình huynh đệ đích thực.

·        Nhưng cô đơn của linh mục không phải là sự trống rỗng và ngài cũng không thực sự cô độc vì Đấng Cứu Thế luôn ở với ngài.  Chúa Giêsu cũng vậy, trong những giờ phút bi thảm nhất của cuộc thương khó, Ngài đã cảm nhận cô đơn và bị bỏ rơi, vì Ngài vừa liên đới với thân phận tội nhân phản nghịch, lại vừa luôn sống hiệp thông mật thiết với Chúa Cha và luôn tìm theo ý Chúa Cha. 

·        Liên kết với Chúa, chúng ta tìm được sức mạnh để vượt quá những giằng co đó.

Nơi nào có oán ghét hận thù

Xin giúp con xây dựng tình thương.

Nơi nào có khinh khi nhục mạ,

Xin giúp con mang lại thứ tha.

Nới nào có mâu thuẫn bất đồng,

Xin giúp con nên người hòa giải.

Nơi nào có giả dối sai lầm,

Xin giúp con rao truyền chân lý.

Nơi nào có hoài nghi ngờ vực,

Xin giúp con củng cố đức tin.

Nơi nào có nản chí sờn lòng,

Xin giúp con gieo niềm hy vọng.

Nơi nào có bóng tối mây mù,

Xin giúp con khai nguồn ánh sáng.

Nơi nào có u sầu buồn bã,

Xin giúp con đem lại an vui.

            Lời cầu Kinh Sáng thứ bảy Tuần II.

__________

Chu thich

[368] Bài đọc 2 Kinh Sách thứ Tư tuần XII TN.

[369] John Paul II, Pastores Dabo Vobis …, ibid., no. 12

[370] Vatican, January 22, 2002, “The Church is waiting for the Total Respect of its Autonomy”

[371] CBCP, The Philippine Program of Priestly Formation 1972 … ibid, p.99

[372] Synod of Bishops 1971, The Ministerial Priesthood, part two, II: Priests in the communion of the Church: 1. Relations between priests and bishop.

[373] Sắc lệnh chức vụ và đời sống linh mục số 14,5.

[374] x. Paul VI, Sacerdotalis Caelibatus số 59.

 

VỀ MỤC LỤC
NGƯỜI CAO TUỔI VỚI ĂN CHAY

 

Tại Việt Nam cũng như tại nhiều quốc gia khác trên thế giới, rất nhiều người cao tuổi có khuynh hướng là chuyển sang chế độ dinh dưỡng gọi là ăn chay . Các bác lý luận rằng bây giờ tuổi cao, lao động chân tay giảm đâu có cần thức ăn béo bổ như trước đây. Hơn nữa, theo báo đài, các bác thấy nói tới việc ăn nhiều thịt cá lại gây ra nhiều bệnh nan giải tim mạch, béo phì, ung thư ruột già…cho nên quyết định ăn chay lại càng mặn mà hơn.

Theo đa số ý kiến, ăn chay được hiểu là “không ăn thịt, cá hoặc bất cứ thức ăn nào có nguồn gốc động vật”. Như vậy người ăn chay chỉ ăn rau, trái, các loại hạt, củ... Tuy nhiên cũng có người ăn chay chấp nhận dùng thêm trứng, sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa như yaourt, fromage...

Ăn chay đã được thực hiện từ nhiều ngàn năm. Những năm gần đây phong trào không ăn thịt, chỉ ăn rau trái được nhiều người để tâm tới, ngay cả các nhà nghiên cứu khoa học và giới y học. Và do có nhiều kết quả tích cực mang lại sức khỏe của ăn chay đã được chứng minh, cho nên việc ăn chay hiện đang được rất nhiều ngưới áp dụng.

Bác sĩ Collin Campbell của trường Đại học Cornell nhận xét:“Nói về nguồn gốc, con người thuộc loại ăn rau trái. Do đó ta nên ăn nhiều loại thực phẩm rau trái, thực vật và giới hạn thực phẩm từ động vật để có sức khỏe tốt”.

Chuyên gia dinh dưỡng Johana Dwyer của Đại học Y khoa Tufts ở Boston tóm tắt như sau :“ Có nhiều dữ kiện cho thấy ăn rau trái rất tốt để làm giảm nguy cơ mập phì, táo bón, ung thư phổi và ghiền rượu. Cũng có bằng chứng là nguy cơ về cao huyết áp, bệnh động mạch vành, tiểu đường loại II, sạn túi mật cũng giảm thiểu.Một số bằng chứng khác cũng cho là rau trái có thể giảm nguy cơ ung thư vú, bệnh nang chi ruột, ung thư ruột già, sạn thận, loãng xương, hư răng”.

Thành ra quyết định ăn chay của các bác cũng hữu lý.

Tuy nhiên, xin các bác lưu ý rằng thực phẩm từ thực vật cũng có hầu hết các chất dinh dưỡng mà động vật có nhưng với tỷ lệ khác nhau và có nhiều chất dinh dưỡng mà thức ăn chay không có và ta phải bổ sung.

Chẳng hạn chất đạm thực vật thường có tỷ lệ hấp thụ thấp hơn chất đạm động vật, cho nên người ăn chay cần tiêu thụ một số lượng nhiều hơn. Thí dụ, một người nặng 70 kí cần 54g chất đạm mỗi ngày. Để đáp ứng nhu cầu này, người ăn chay cần ăn thêm 25%, tức là khoảng 68 g chất đạm từ thực vật. Chất đạm này có rất nhiều trong các loại ngũ cốc, đặc biệt các loại đậu như đậu nành.

Người ăn chay thuần túy cần ăn nhiều loại rau có lá mầu xanh đậm và các loại thực phẩm có bổ sung calci, vì calci có nhiều trong sữa đã tăng cường, cá.

Người ăn chay cần ăn thực phẩm có pha thêm sinh tố D hoặc tiếp xúc với tia nắng nhiều hơn một chút để có sinh tố D ở da.

Sinh tố B12 cần thiết cho sự cấu tạo hồng cầu và cho việc hoàn tất các chức năng của hệ thần kinh. Sinh tố này có nhiều trong thịt động vật, sữa, bơ, pho mát, trứng, thủy sản. Thực vật không có sinh tố B 12, cho nên người ăn chay cần ăn thực phẩm có bổ sung sinh tố này hoặc dùng thêm thuốc có B 12, dạng tiêm chích hoặc viên uống cũng được.

Ăn chay cũng hay bị thiếu khoáng chất sắt. Thực phẩm thực vật có nhiều sắt là đậu phụ, các loại hạt, lá rau có mầu xanh đậm, nước trái mận khô (prune), vỏ khoai tây...

Kẽm cần thiết trong các men để chuyển hóa chất đạm, cho cơ quan sinh dục, cho sự miễn dịch. Kẽm có nhiều trong rau trái như các loại hạt, khoai tây, gạo đỏ, hạt hướng dương, pecan, đậu phọng...

Người mình nhiều khi ăn chay chỉ với tương chao, dưa cà muối ..Các món ăn này thường thường có nhiều muối mặn, cho nên chỉ nên dùng giới hạn, nhất là với quý bác đang bị cao huyết áp, bệnh tim. Thêm vào đó, tương chao cần được cất giữ an toàn để tránh ngộ độc thực phẩm.

Nước cốt dừa ăn vào thấy rất béo hấp dẫn nhưng có nhiều chất béo no lắm đấy. Ăn nhiều cũng gây tắc nghẽn động mạch.

Thực ra, không có một chế độ dinh dưỡng nào có thể áp dụng chung cho mọi người mà mỗi người phải có chế độ riêng, tùy theo nhu cầu và sức khỏe của mình.

Theo ý kiến các nhà chuyên môn, trừ trường hợp sức khỏe tốt, người cao tuổi có sẵn vài bệnh mãn tính không nên ăn chay trường mà chỉ nên ăn vài ngày mỗi tuần lễ cho nhẹ nhàng. Lý do là họ cần một số chất dinh dưỡng từ động vật để duy trì sức khỏe. Quý bác cũng nên uống thêm sữa bò vì sữa có nhiều chất đạm, calci cần thiết cho cơ thể.Như chính trị gia Mahandas Gandhi đã tâm sự “I could not, after a serious illness, regain my strength, unless I went back to milk”. Ông phải thêm sữa dê vào chế độ ăn chay của mình để có sức khỏe tranh đấu độc lập cho Ấn Độ.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

www.bsnguyenyduc.com

VỀ MỤC LỤC
 Thập đại bịnh. 

 

Muốn thành công trước hết phải chữa trị tận gốc mười (10) chứng bịnh làm băng hoại xã hội ngày nay.

Cuộc sống cộng đồng và Giáo hội, không những ở Việt Nam mà ngay cả ở hải ngoại, hiện đang có những bất ổn.Không hoặc chưa phát huy được nét tích cực của mình. Do đâu ?

Có rất nhiều căn nguyên. Những căn nguyên này là những chứng bịnh vừa nguy hiểm vừa truyền nhiễm đang hoành hành trong xã hội, và có cơ nguy làm cho cuộc sống xã hội băng rã. Tôi qui chúng lại thành mười bệnh lớn: Thập đại bịnh.

 

2. Bệnh tiêu cực bi quan

Những người mang bệnh này cứ chỉ trích kinh niên.Khi nào cũng có chuyện để chỉ trích.Một người làm cả đám phá.Một chính đảng lên thì các đảng khác xúm nhau phá. Phải đạp nó xuống thì mình mới lên được chứ !

Bệnh chỉ trích phát sinh từ lòng ích kỷ hoặc kiêu căng. Một biểu hiện song hành của bệnh này là người chỉ trích thường hay thiếu tự tin.

Người tiêu cực cái gì cũng chỉ trích. Nhưng khi được yêu cầu đưa đề nghị thì "để xem đã", hoặc có ai đưa ra đề nghị gì thì lại lắc đầu "không làm nổi đâu" !

Người tiêu cực thì bất cứ một cơ hội nào cũng là một tai họa cho mình (for the pessimists every opportunity is a calamity). Trái lại, người lạc quan thì bất cứ tai họa nào cũng là một cơ hội cho mình (for the optimists every calamity is an opportunity).

Người ta kể câu chuyện: Một công ty lớn gởi hai đại diện sang một nước Phi châu để nghiên cứu thị trường tiêu thụ giày dép. Trở về điều trần, một vị lắc đầu: Thưa quý vị, không có cách gì tiêu thụ được; người dân ở đó chỉ đi chân đất, có ai đi giày dép đâu ! Trong khi đó vị kia lại hớn hở: Thưa quý vị, chuyến này chúng ta thắng lớn; cả một lục địa mênh mông chưa có ai có giày dép để đi cả !

Người tích cực thì lạc quan.Kẻ tiêu cực bi quan. Tùy theo cách nhìn mà vấn đề nẩy sinh. Người Pháp nói: Đừng trách rằng tối; tối là vì mình không chịu thắp đèn lên thôi ! Đức Gioan Phaolô II kêu gọi: "Đừng sợ", vì ta tin vào Thiên Chúa quyền năng và yêu thương, ta tin con người có thiện chí, ta tin vào mình có Chúa giúp.

Hồng Y PX. Nguyễn Văn Thuận

Con tiep nhieu ky

VỀ MỤC LỤC

- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ

giaosivietnam@gmail.com

- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:

Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ;  Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh vực; Mỗi  Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)

- Quy vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại

www.conggiaovietnam.net

Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị

Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác nhau.

TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

Lm. Luca Phạm Quốc Sử  USA

 

 

Duoc chon giua loai nguoi va cho loai nguoi; GIAO SI: Xuat phat tu giao dan, hien dien vi giao dan va cay dua vao giao dan, de cung lam VINH DANH THIEN CHUA

*************