Tác Giả
HOÀNG OANH


Ca Sỹ Hoàng Oanh
Facebook:https://www.facebook.com/casihoangoanh/posts/

Hoàng Oanh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Buớc tưới chuyển hướngBước tới tìm kiếm
Hoàng Oanh
Hoangoanh
                                    (bia dia).jpg
Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinh Huỳnh Kim Chi
Nghệ danh Hoàng Oanh
Sinh 6 tháng 11, 1946 (72 tuổi)
Mỹ Tho.
Thể loại Nhạc Vàng
Nhạc tiền chiến
Nghề nghiệp Ca sĩ
Năm hoạt động Thập niên 1960 - nay
Hợp tác với Anh Bằng, Trần Thiện Thanh, Lam Phương,Minh Kỳ, Duy Khánh
Ca khúc tiêu biểu "Chuyến đò vĩ tuyến", "Mưa trên phố Huế", "Trộm nhìn nhau", "Anh đi chiến dịch", "Sao chưa thấy hồi âm", "Chiều tàn", "Hai vì sao lạc"

Hoàng Oanh (sinh 1946) ca sĩ người Việt hải ngoại. Cô là một giọng hát bền bỉ và chuyên về các dòng nhạc vàng  nhạc tiền chiến, được đánh giá là một trong 10 nữ ca sĩ ảnh hưởng lớn nhất tại Việt Nam trước năm 1975.[1]. Cô được xem là một trong những giọng ca trụ cột cho trung tâm Asia và cũng đóng góp nhiều lần cho các trung tâm khác như Thúy Nga.

Khởi đầu sự nghiệp

Cô tên thật là Huỳnh Kim Chi, sinh ngày 06 tháng 11 năm 1946 tại Mỹ Tho nhưng trưởng thành ở Sài Gòn. Gia đình cô có 6 chị em, tuy chịu sự giáo dục nề nếp nghiêm khắc của cha, nhưng vì cũng là một nghệ sĩ, nên ông cũng tạo điều kiện cho cô phát triển tài ca ngâm.

Thuở nhỏ, cô học bậc Tiểu học tại Phú Nhuận. Cô bắt đầu được cha dạy hát khi mới lên 5 tuổi và đến năm lên 8, cô trình diễn trên sân khấu lần đầu tiên tại Liên trường Võ khoa Thủ Đức với hai bản nhạc "Hương lúa miền Nam" và "Có một đàn chim".[2] Cô cũng góp mặt trong ban Thiếu nhi của Trọng Liêu, ban Tuổi Xanh của Kiều Hạnh và ban Việt nhi của Nguyễn Đức.[3]

Năm 11 tuổi, cô học tại Trường Nữ Trung học Gia Long ở Sài Gòn nhưng vẫn thường xuyên đi thu âm và biểu diễn. Ngày 6 tháng 11 năm 1964, tại phòng thâu băng đường Võ Duy Nguy (Chợ Cũ); trong lúc đang tập hát với ban nhạc của nhạc sư Nghiêm Phú Phi, nhà văn Lê Thanh Thái chụp mấy tấm hình tặng cô kèm theo bài thơ có hai câu:

"Vượt núi tiếng hò ra xứ Huế…
Oanh vàng dìu dặt gợn dòng Hương…"

Cũng vào năm đó, cô được mời đi trình diễn đại nhạc hội  Huế. Do có khiếu ngâm thơ và thường ngâm thơ trước khi hát, cô đã tạo nên sự khác biệt cho các phần trình diễn của mình trong suốt sự nghiệp và được đánh giá là "đủ tài ca ngâm".

Ngay từ lúc mới ca hát, cô đã sáng tác hai bản nhạc "Công chúa ngày xưa" và "Mưa Cao nguyên".[3]

Phát triển và nổi tiếng

Ca sĩ Hoàng Oanh trong buổi trình diễn ở Câu lạc bộ du học sinh Việt Nam Cộng hòa ở Lausanne, Thụy Sĩ đầu năm 1969

Tốt nghiệp Đại học Văn khoa Sài Gòn với bằng Cử nhân văn chương, tạm gác ước mơ làm nghề dạy học, cô bước vào con đường ca sĩ chuyên nghiệp, xuất hiện trong nhiều chương trình nhạc và thơ uy tín của đài phát thanh cũng như đài truyền hình Sài Gòn thời bấy giờ: Tiếng Tơ Đồng của Hoàng Trọng, chương trình Phạm Mạnh Cương, Tiếng Hát Đôi Mươi của Nhật Trường, Trường Sơn của Duy Khánh, Nhạc Vàng của Phó Quốc Lân, Tiếng Thùy Dương của Châu Kỳ, Tao Đàn của Đinh Hùng, Tiếng Thơ của Thanh Nam, Ly Tao của Thái Thủy...

Về khía cạnh băng đĩa, cô được đánh giá là một trong những nữ ca sĩ được mời thâu dĩa nhiều nhất thời bấy giờ. Suốt sự nghiệp của mình, cô đã thâu khoảng hơn 200 dĩa với các hãng Asia, Sóng Nhạc, Việt Nam, Sơn Ca, Thiên Thai, Continental v.v… [2]

Trong sự nghiệp trình diễn của mình, cô không trình diễn tại các vũ trường, phòng trà. Cô giải thích điều này như sau: "Hồi nhỏ, Oanh ở với ông cậu rất nghiêm khắc nên ông không cho Oanh hát phòng trà hay vũ trường, thỉnh thoảng chỉ cho hát đại nhạc hội mà thôi." [2]

Vang danh tại hải ngoại

Rời Việt Nam ngày 28 tháng 4 năm 1975, ban đầu cô định cư ở một thành phố gần New York, tiểu bang New Jersey, nhưng sau đó cô chuyển về hoạt động tại tiểu bang California. Cô mở trung tâm âm nhạc và vạch cho mình một lối đi: "Làm sao để bảo tồn văn hóa cổ truyền và nuôi dưỡng tâm hồn Việt Nam trong cộng đồng người Việt cũng như trong lớp ca nhạc sĩ trưởng thành ở hải ngoại". [2]

Từ khoảng năm 2010, cô đã được một số khán giả mộ điệu gần xa góp ý để thành lập trang cá nhân trên mạng xã hội Facebook. Từ đây, hình ảnh và thông tin về cô được cập nhật liên tục; đây cũng là nơi cô dùng để giao lưu và chia sẻ với khán giả về những thông tin cá nhân hoặc những hoạt động văn nghệ mà cô sắp tham gia. Trang facebook của cô được đánh giá là một trong những trang hoạt động sôi nổi nhất với những hình ảnh vả thông tin cập nhật liên tục.

Cô xuất hiện thường xuyên nhất trong loạt chương trình của trung tâm Asia từ năm 1996 đến nay và "Paris by Night" của trung tâm Thúy Nga và được nhiều yêu mến từ khán giả với các bài hát Huế cũng như các dòng nhạc quê hương luôn đi kèm với giọng ngâm thơ ngọt ngào.

Các màn trình diễn gần đây nhất trên sân khấu có thu hình là:

Trung tâm Asia

STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy (Trầm Tử Thiêng) solo ASIA 11 1996
2 Chuyến Đò Vĩ Tuyến (Lam Phương) solo ASIA 12 1996
3 Hoa Xuân (Phạm Duy) solo ASIA 13 1996
4 LK 24 Giờ Phép (Trúc Phương), Một Người Đi (Mai Châu), Sao Không Thấy Anh Về (Duy Khánh) Duy Khánh ASIA 14 1997
5 Nửa Đêm Biên Giới (Anh Bằng) solo ASIA 15 1997
6 Trộm Nhìn Nhau (Trầm Tử Thiêng) solo ASIA 16 1997
7 Chuyện Một Đêm (Anh Bằng) solo ASIA 18 1998
8 Ngày trở về (Phạm Duy) solo ASIA 21 1998
9 Những Con Đường Trắng (Trầm Tử Thiêng) solo ASIA 23 1999
10 Mưa trên phố Huế (Minh Kỳ) solo ASIA 26 1999
11 Xin Thời Gian Qua Mau (Lam Phương) solo ASIA 27 2000
12 Trăng Thanh Bình (Lam Phương) Diệp Thanh Thanh, Gia Huy, Mạnh Đình, Thanh Lan, Thanh Tuyền, Thanh Trúc ASIA 28 2000
13 Anh Đi Chiến Dịch (Phạm Đình Chương) solo ASIA 28 2000
14 Hội Trùng Dương (Phạm Đình Chương) Thanh Tuyền, Thanh Lan ASIA 31 2000
15 Chiều Tây Đô (Lam Phương) solo ASIA 32 2001
16 Ta Hát Tình Thương Về Biển Đông (Trầm Tử Thiêng) Lê Uyên, Thanh Lan, Diệp Thanh Thanh, Thanh Trúc, Hoàng Nam, Mạnh Đình, Philip Huy ASIA 32 2001
17 Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím (Huỳnh Anh, Kiên Giang) solo ASIA 33 2001
18 LK Hòn Vọng Phu 1, 2, 3 (Lê Thương) Thanh Lan, Duy Quang ASIA 34 2001
19 Lòng mẹ (Y Vân) solo ASIA 38 2002
20 Câu Chuyện Đầu Năm (Hoài An) solo ASIA 39 2003
21 Chuyến Đi Về Sáng (Mạnh Phát) Trung Chỉnh ASIA 50 2006
22 Chuyến Đò Vĩ Tuyến (Lam Phương) solo ASIA 65 2010
23 Những Đóm Mắt Hỏa Châu (Hàn Châu) Trung Chỉnh ASIA 66 2010
24 LK Mùa Xuân Trên Cao (Trầm Tử Thiêng), Tâm Sự Ngày Xuân (Hoài An) Trung Chỉnh ASIA 67 2010
25 Chiều Cuối Tuần (Trúc Phương) solo ASIA 68 2011
26 LK Nhớ Nhau Hoài, Người Ngoài Phố (Anh Việt Thu) solo ASIA 69 2012
27 Ai Nhớ Chăng Ai (Hoàng Thi Thơ) solo ASIA 70 2012
28 Tiếng Vọng (Thái Sơn) solo ASIA 71 2012
29 Ơn Cha (Y Vân) solo ASIA 72 2013
30 Tình Ca Quê Hương (Duy Khánh) Trung Chỉnh ASIA 73 2013
31 Để Trả Lời Một Câu Hỏi (Trúc Phương) solo ASIA 74 2014
32 Chuyện Tình Lan Và Điệp 1 (Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh) Trung Chỉnh ASIA 75 2014
33 Đôi Bóng (Anh Bằng, Lê Dinh) solo ASIA 77 2015
34 Huyền Sử Ca Một Người Mang Tên Quốc (Phạm Duy) solo ASIA 78 2016
35 Sầu Lẻ Bóng (Anh Bằng) solo ASIA 79 2017
36 Tâm Tình Gửi Huế (Hoàng Thi Thơ) Thanh Thúy ASIA 79 2017
37 Nương Chiều (Phạm Duy) solo ASIA 80 2017
38 LK Sắc Hoa Màu Nhớ, Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp (Nguyễn Văn Đông) solo ASIA 81 2018

Trung tâm Thúy Nga[sửa | sửa mã nguồn]

STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Tình Yêu Trả Lại Trăng Sao (Lê Dinh) solo Paris By Night 70 2003
2 LK Chuyện chúng mình (Trúc Phương), Ngày Sau Sẽ Ra Sao (Vân Tùng) Trung Chỉnh Paris By Night 73 2004
3 Về Đây Anh (Nguyễn Hiền, Nhật Bằng) solo Paris By Night 74 2004
4 LK Ai Lên Xứ Hoa Đào, Bài Thơ Hoa Đào (Hoàng Nguyên) Trung Chỉnh Paris By Night 76 2005
5 Hương Bình Lưu Luyến (Hồ Kym Thanh) solo Paris By Night 77 2005
6 Lời Cảm Ơn (Ngô Thụy Miên, Hạ Đỏ Bích Phượng) Khánh Ly, Lệ Thu, Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Như Quỳnh, Minh Tuyết, Bằng Kiều, Thu Phương, Lưu Bích, Nguyễn Hưng, Thủy Tiên, Bảo Hân, Lương Tùng Quang, Thế Sơn, Trần Thái Hòa, Quang Lê, Như Loan, Loan Châu, Tâm Đoan, Hồ Lệ Thu, Vân Quỳnh, Dương Triệu Vũ Paris By Night 77 2005
7 Sao Chưa Thấy Hồi Âm (Châu Kỳ) solo Paris By Night 78 2005
8 Mong Chờ (Xuân Tiên) solo Paris By Night 83 2006
9 LK Nỗi Buồn Hoa Phượng, Lưu Bút Ngày Xanh (Thanh Sơn) Hương Lan, Như Quỳnh Paris By Night 83 2006
10 Về Đâu Mái Tóc Người Thương (Hoài Linh) Phương Dung Paris By Night 84 2006
11 Hạnh Phúc Đầu Xuân (Lê Dinh, Minh Kỳ) Trung Chỉnh Paris By Night 85 2007
12 Xuân Miền Nam (Văn Phụng) Khánh Ly, Phương Hồng Quế, Hương Lan Paris By Night 85 2007
13 Chiều Tàn (Lam Phương) solo Paris By Night 88 2007
14 LK Mẹ Trùng Dương, Mẹ Việt Nam Ơi (Phạm Duy) Khánh Ly, Khánh Hà, Ý Lan, Họa Mi Paris By Night 90 2007
15 Người Yêu Của Lính (Trần Thiện Thanh) solo Paris By Night 90 2007
16 Thương Về Xứ Huế (Minh Kỳ) Hà Thanh Paris By Night 91 2008
17 Một Người Đi (Mai Châu) solo Paris By Night 95 2009
18 Những đồi hoa sim (Dzũng Chinh) Mai Thiên Vân Paris By Night 96 2009
19 Chuyến Tàu Hoàng Hôn (Minh Kỳ, Hoài Linh) solo Paris By Night 119 2016
20 Tấm Ảnh Ngày Xưa (Lê Dinh) Trung Chỉnh Paris By Night 121 2017
21 Mưa Đêm Ngoại Ô (Đỗ Kim Bảng) Như Quỳnh Paris By Night 121 2017
22 LK Lẻ Bóng (Lê Dinh, Anh Bằng), Ai Cho Tôi Tình Yêu (Trúc Phương) Như Quỳnh, Phi Nhung, Tâm Đoan, Mai Thiên Vân Paris By Night 123 2017
23 Mừng Chúa Ra Đời (Nguyễn Duy) solo Paris By Night Gloria 3 2017
24 Hai Sắc Hoa Tigon (Hà Phương, thơ TTKH) solo Paris By Night 124 2018
25 Đoạn Tuyệt (Phượng Linh) solo Paris By Night 125 2018
26 Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp (Nguyễn Văn Đông) Thanh Tuyền, Giao Linh, Vũ Khanh, Anh Khoa, Ý Lan, Anh Dũng, Don Hồ, Ngọc Anh, Minh Tuyết, Nguyễn Hồng Nhung, Thiên Tôn, Đình Bảo, Hương Thủy, Mai Thiên Vân, Lam Anh, Trần Thái Hòa, Hạ Vy, Khải Đăng, Hà Thanh Xuân, Châu Ngọc Hà Paris By Night 125 2018
27 Tàu Đêm Năm Cũ (Trúc Phương) solo Paris By Night 127 2018

Nhận định

Hoàng Oanh được đánh giá là một giọng hát đa diện, có khả năng trình diễn tất cả các loại nhạc cũng như lối ngâm. Từ những nét sang trọng, dịu dàng, quý phái của nhạc tiền chiến đến những bản dân ca ba miền, những côi tình tứ quê hương, từ những câu hò mái đẩy miền Trung đến côi vọng cổ miền Nam hay câu "sa mạc", hát ví của miền Bắc. Cô cũng được biết đến là một ca sĩ chuyên hát Thánh ca ở Việt Nam .[2]

Cô là một trong số ít nghệ sĩ có sự nghiệp và đời tư không sóng gió: đi hát, đi học, sống êm đềm trong hạnh phúc gia đình, trong tình thân bằng hữu và trong cảm tình nồng hậu của thính giả; có được nhiều tác phẩm thành công như "Chuyến đò vĩ tuyến", "Anh tiền tuyến em hậu phương", "Một người đi", "Sao chưa thấy hồi âm", "Về đâu mái tóc người thương"...

Cô thường trình diễn thể loại nhạc có chất dân ca, những tình khúc Huế, bolero hay nhạc của Trần Thiện Thanh  Trầm Tử Thiêng cùng thể hiện rất nhiều tác phẩm rất thành công như "Mưa trên phố Huế", "Trộm nhìn nhau", "Anh đi chiến dịch" hay "Hai vì sao lạc"... Để vinh danh bà, Trung tâm Asia từng phát hành CD "Truyện ca cổ tích" với phần trình diễn của cô ca chung với bác sĩ Trung Chỉnh trong nhạc phẩm "Hòn Vọng Phu" và những nhạc phẩm khác như "Trầu Cau", "Thiên Thai"... Ngoài ra còn có trường ca "Hội Trùng Dương" hát chung với Thanh Tuyền  Thanh Lan thể hiện rõ nét đặc trưng chất âm đặc biệt của cô.

Hiện nay, cô vẫn xuất hiện thường xuyên trong các chương trình Paris by Night, Asia cũng như các hoạt động nghệ thuật ở hải ngoại.

Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_Oanh



CHUYẾN ĐÒ VĨ TUYẾN


HOÀNG OANH - HÀNH TRÌNH 35 VỚI THÚY NGA



HAI SẮC HOA TIGON -TTKH



Thư Mục


STT
Đề Tài (bấm vào đề tài đọc tiếp)
Tác Giả
1
Kỷ Niệm Với Nhạc Sĩ Minh Kỳ và Hoài Linh Hoàng Oanh
2


3


4


5


6


7


8


9


10


11


12


13


14









Nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến

www.vietnamvanhien.net (Tin tức cập nhật thường xuyên)
www.vietnamvanhien.org (Thuần ngữ, tải nhanh)

www.vietnamvanhien.com (Kinh tế & Tài chánh)

www.vietnamvanhien.info (Tủ Sách Văn Hiến, có hơn 5500 Tác phẩm )


Email: thuky@vietnamvanhien.net




Lấy Tâm Lực thay cho vũ lực để giải trừ quốc nạn là phục hoạt nếp sống Văn Hiến và phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.

Lấy Nhân Tâm làm phương tiện, dụng Dân Tâm làm quốc sách "An Dân & Lạc Quốc" là kim chỉ nam cuả thể chế Dân Chủ Văn Hiến.


Trở lên đầu trang

Trở Lại Trang Mặt