Lam Phương tên
thật làLâm Đình Phùng,
sinh ra ở làng Vĩnh Thanh Vân, quận Châu
Thành,tỉnh Rạch Giá(hiện
nay là phườngVĩnh Thanh Vân,
thành phốRạch Giá, tỉnhKiên Giang).
Nội tổ của ông vốn làngười Hoa,
bỏ nước sangViệt Namlập
nghiệp trong đợt di dân ồ ạt của người Hoa
chống đối với nhàMãn Thanh.
Đời ông nội của ông đã bắt đầu lai Việt Nam và
đến đời cha của Lam Phương thì chẳng còn dấu
vết gì là người Hoa nữa. Lam Phương là con đầu
lòng, lớn lên với mẹ và năm người em trong
cảnh nghèo nàn xơ xác. Cha ông đã bỏ đi theo
người đàn bà khác từ lúc ông còn nhỏ.
Năm 10 tuổi, mẹ
gửi ông lênSài Gònhọc,
sống ở nhà người bác ruột. Ông bắt đầu tự mày
mò học nhạc, rồi may mắn được nhạc sĩHoàng Langvà
nhạc sĩLê Thươngchỉ
dẫn. Bút danhLam Phươngdo
ông lấy từ hai chữ trong tên thật của mình là
Lâm và Phùng với ý nghĩa "hướng về phương trời
màu xanh hy vọng". Ca khúc đầu tay của ông là
bàiChiều thu ấy,
viết vào năm 15 tuổi. Ông vay tiền của bạn bè
để mướn nhà in innhạc bướm, sau đó thuê xe chở
nhạc đi bán lẻ khắp Sài Gòn. Thời gian đầu
sáng tác, ông gặp rất nhiều khó khăn về tài
chính khi thường xuyên phải vay tiền những
người bạn của mình để tự phát hành các tác
phẩm âm nhạc. Thành công với tác phẩm đầu tay,
Lam Phương càng miệt mài sáng tác. 3 năm sau,
Lam Phương tung ra hàng loạt ca khúc viết về
quê hương, trong đó nổi tiếng nhất làKhúc
ca ngày mùađược hầu
hết các trường học ở vùngĐồng bằng sông
Cửu Longchọn để dạy
cho học trò ca múa.
Năm 1958, Lam
Phương nhập ngũQuân lực Việt
Nam Cộng hòa. Trở về dân sự một thời
gian thì được lệnh tái ngũ, gia nhập đoàn văn
nghệ Bảo An. Sau khi đoàn này giải tán, ông
tham gia ban văn nghệ Hoa Tình Thương và sau
cùng là Biệt đoàn Văn nghệ Trung ương cho đến
ngàySài Gòn thất thủ.
Sáng ngày30 tháng 4 năm
1975, ông và gia đình lên tàu Trường
Xuân để tị nạn mà không kịp mang theo tài sản
gì. Sau đó, ông được chuyển đến định cư tạiVirginia,Hoa Kỳ,
nhưng ông lại chuyển vềTexas,
rồiCalifornia. Để có tiền nuôi vợ
con, Lam Phương phải làm đủ thứ nghề, từ lau
sàn nhà, dọn dẹp cho hãng Sears, đến những
việc nặng nhọc như thợ mài, thợ tiện,... Sau
khi cuộc sống nơi xứ người dần ổn định, cứ mỗi
cuối tuần ông cố gắng thu xếp thuê một quán ăn
làm sân khấu ca nhạc kịch để bạn văn nghệ gặp
nhau, để Túy Hồng và ông có cơ hội sống lại
với nhạc kịch. Sau khi ly dị với Túy Hồng, ông
rời sangParis.
Sang đây, ông làm công cho mộttiệm tạp hóa, quét dọn, đóng gói,
khuân vác,… Cho đến một ngày, ông gặp được một
tình yêu mới và ông đã kết hôn với người phụ
nữ tên Hường, thế nhưng người này rồi cũng bỏ
ông mà theo người khác.
Năm 1995, Lam
Phương trở về Mỹ và kết hôn với một phụ nữ
khác. Đầu năm 1999, ông bị tai biến mạch máu
não và liệt nửa người. Thời gian này, ông gặp
rất nhiều khó khăn nhưng cũng nhận được vô vàn
tình cảm. Từ chuyện người em gái bỏ cả cửa
hàng ăn bênPhápbay
sangMỹđể
chăm sóc cho anh, đến chuyện một người yêu
nhạc từ bênÚcmua
cho ông mộtcăn
nhàvà ngày nào cũng
gọi điện để bắt ông phải nói chuyện. Bà còn
đến tận nơi, vứt chiếc xe lăn ra xa để bắt ông
tự đi. Những tình cảm đó giúp nhạc sĩ Lam
Phương đã dần bình phục, dù không thể được như
xưa.
Lần xuất hiện gần
đây nhất vàotháng 8năm2016,
ông cùng đoàn nghệ sĩ củaTrung tâm Thúy
NgasangSingaporethực
hiện chương trìnhTình ca
Lam Phương in Singapore.
Nhạc sĩ Lam Phương
qua đời vào ngày22 tháng 12năm2020(theo
giờ tại Mỹ) sau thời gian dài điều trị bệnh
tim và tai biến.[1]
Sự nghiệp
Tân nhạc
Lam Phương là một
trong những nhạc sĩ tiêu biểu củatân nhạcmiền Nam Việt
Namvới gần 170 tác
phẩm đã phổ biến kể từ năm 1952 cho đến nay.
Năm 15 tuổi, ông
sáng tác bảnChiều thu ấynhưng
mãi đến năm1954,
ông mới nổi danh với hai bàiKiếp
nghèovàChuyến đò vĩ
tuyến. Nhạc của Lam Phương trong
thập niên 1950 chủ yếu là cảm xúc vềcuộc
di cư năm 1954bao gồm
những bài nhưChuyến
đò vĩ tuyến,Nhạc
rừng khuya,Đoàn
người lữ thứ,Nắng
đẹp miền Nam; nói về quân độiViệt Nam
Cộng HòanhưBức
tâm thư,Tình anh
lính chiến,Chiều
hành quân.
Đến thập niên
1960, Lam Phương viết rất nhiều bản nhạc nổi
tiếng và đem lại cho ông những khoản lợi rất
lớn về tài chính. Thời điểm đó, lương một vịđại táquân
đội cả phụ cấp vào khoảng 50 nghìn đồng tiền
Việt Nam Cộng Hòa, lương một vị giám đốc cũng
vào tầm đó. Còn nhạc sĩ Lam Phương trong một
lần lên Đà Lạt biểu diễn văn nghệ, ngồi trên
khu nội trú nhìn xuống thung lũng ông viết bàiThành phố buồnvà
bán nó với giá 12 triệu đồng. Ngoài ra còn rất
nhiều bản khác nhưTình
bơ vơ,Duyên kiếp...
khiến ông có một tài sản lớn.
Song song với việc
sáng tác và biểu diễn với các ban nhạc quân
đội, Lam Phương còn cộng tác với Trung tâm
Quốc gia Điện ảnh, xuất hiện trong hai bộ phim
mang chủ đề vận động cải tiến xã hội là Chân
Trời Mới, Niềm Tin Mới.
Sau thời gian đau
khổ với những chuyện tình của mình, nhạc sĩ
Lam Phương đã lập gia đình. Thời gian đó ông
viết nhiều tác phẩm vui tươi điển hình nhất là
tác phẩmNgày hạnh phúc.
Bài hát được chọn làm nhạc hiệu Chương Trình
Gia Binh củaĐài Phát Thanh
Quân độivà được người
dân dùng rất nhiều trong các đám cưới. Bài hát
nổi tiếng với câu hát "Đêm về nghe con khóc
vui triền miên". Tiếng con khóc ở đây là con
gái đầu lòng củanhạc sĩ, cô Ánh Hằng.
Khi ởViệt Nam,
nhạc sĩ Lam Phương có một tài sản rất lớn
trongnhà băng. Tuy nhiên, vào sáng
ngày 30 tháng 4 năm 1975, cũng như rất nhiều
người khác, ông và gia đình lên tàu Trường
Xuân đểtị nạnmà
không kịp mang theo tài sản gì, ra đi với 2
bàn tay trắng. Khi ở trên boong tàu, ông viết
bàiCon tàu định mệnhvới
câu hát "Khi đi thấy đường đã xa, bây giờ
đường về xứ còn xa hơn ngàn lần". Khi đến đấtMỹ, ông viết
tiếp bảnMấtvới
câu hát da diết "Sau phong ba trời thêm đen
tối, lìa quê hương khi mới đổi đời".
Nhạc sĩ Lam Phương
sau khi đến Mỹ, trong hoàn cảnh khó khăn khi
phải kiếm tiền bằng những công việc chân tay
nặng nhọc thì không may hạnh phúc gia đình tan
vỡ. Ông vô cùng đau xót và viết hàng loạt ca
khúc mà tiêu đề chỉ có 1 chữ nhưĐiên,Mất,Tiếc...
Trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là bàiLầmvàSay.
Một lần nữa, ông
lại trắng tay rời sangParis,
mà như ông nói rằng người ta đi tị nạn chính
trị còn tôi tị nạn ái tình. Ở đây ông đã gặp
được một người phụ nữ tên Hường và viết hàng
loạt ca khúc vô cùng tươi vui nhưBé
yêu,Bài tango cho
em. Điển hình là bàiMùa
thu yêu đươngvới câu
hát "Đường vào Paris có lắm nụ hồng", hồng ở
đây là xuất phát từ người phụ nữ tên Hường.
Tuy nhiên cuộc tình này không đi đến đâu, nên
sau cùng ông viếtTình
vẫn chưa yên. Cũng trong thời gian này,
ông bắt đầu cộng tác và giúp đỡtrung tâm Thúy
Ngacho đến tận nay.
Kịch nói
Ngoài phần phụ
trách nhạc cho ban kịch Dân Nam, Lam Phương
còn viết nhạc nền cho ban kịchKim Cươngvà
ban kịchThẩm Thúy Hằng.
Năm 1959, Lam
Phương vàTúy Hồngkết
hôn. Năm 1968, với sự động viên của chồng, Túy
Hồng đứng ra thành lập riêng một đoàn kịch -
Đoàn kịch "Sống - Túy Hồng". Chính đoàn kịch
này đã đưa tên tuổi của Lam Phương và Túy Hồng
lên tột đỉnh vinh quang. Tất cả những vở kịch
của ban kịch Sống – Túy Hồng (do Túy Hồng đóng
chính) đều ghép nhạc của Lam Phương vào phần
ngoại cảnh, làm cho vở kịch sống động hơn,
truyền cảm hơn, thu hút người xem nhiều hơn.
Ngược lại, mỗi nhạc phẩm của Lam Phương vừa ra
đời đều được "giới thiệu" trong một vở kịch
của Túy Hồng. Thời ấy, cứ mỗi tối thứ năm hàng
tuần,Đài
truyền hình Sài Gòncó
tiết mục "thoại kịch" và những vở kịch của ban
kịch "Sống – Túy Hồng" bao giờ cũng thu hút
nhiều người xem.
Năm 2016, trên
kênh VOV3 củaĐài Tiếng nói
Việt Nam, trong chương trình "Âm nhạc
168", nhạc sĩ Lam Phương đã được giới thiệu
cùng với ca khúc nổi tiếngThành
phố buồnvới
những lời lẽ rất trân trọng: "Nhạc sĩ Lam
Phương: 64 năm tận hiến cho âm nhạc". Việc
trân trọng giới thiệu nhạc sĩ Lam Phương trên
kênh truyền thông chính thống của chính quyền
trong nước này có thể được coi là một bước
tiến trong việc hòa giải dân tộc.[9]
Ngày15 tháng 8năm2018,
dự ánLam Phương – The
Gift(Món quà) được
giới thiệu tạiThành phố Hồ Chí
Minh. Dự án do ca sĩ hải ngoại Hoàng
Hiệp cùng nhóm bạn tại Mỹ khởi xướng.Phạm Quỳnh Anhlà
ca sĩ xuất hiện xuyên suốt các tập. Nhạc sĩ
Lam Phương có mặt để động viên tinh thần các
ca sĩ và ban nhạc trong một vài tập. Dự án
được phát tối thứ bảy hàng tuần trênYouTubetừ ngày18 tháng 8.
Buổi giới thiệu còn có sự tham gia của nhạc sĩ
Lam Phương lần đầu trò chuyện trực tuyến cùng
truyền thông trong nước. Ông chia sẻ niềm hy
vọng sẽ được sớm trở về Việt Nam để gặp gỡ
khán giả dù sức khoẻ không được tốt. Trong 20
tác phẩm của nhạc sĩ Lam Phương do ca sĩ Hoàng
Hiệp và Phạm Quỳnh Anh chọn biểu diễn trong dự
án, cóbài hátlần đầu
tiên được giới thiệu chính thức với người yêu
nhạc:Buồn–
một trong những bài hát ít được phổ biến của
nhạc sĩ Lam Phương. Bài hátBuồntừng
được danh caKhánh Lythực
hiện thu thanh, đến nay chưa có ca sĩ nào thể
hiện.[10][11][12][13]
Sách
Năm 2019,Lam
Phương - Trăm nhớ ngàn thươnglà
cuốn sách viết về cuộc đời, sự nghiệp của nhạc
sĩ Lam Phương, do nhà báo Nguyễn Thanh Nhã
chấp bút qua nguồn tư liệu từ gia đình nhạc sĩ
được Phanbook - Nhà xuất bản Phụ Nữ phát hành.[14]
www.vietnamvanhien.net(Tin tức cập nhật
thường xuyên)
www.vietnamvanhien.org (Thuần ngữ,
tải nhanh)
www.vietnamvanhien.com (Kinh tế & Tài chánh)
www.vietnamvanhien.info(Tủ Sách Văn
Hiến, có hơn 12000 Tác
phẩm )