TÁC GIẢ
LÊ QUANG LƯỠNG



Trang Blog:https://lequangluong.blogspot.com/2019/08/chuan-tuong-le-quang-luong-inh-405.html?m=1

Lê Quang Lưỡng

Chức vụ

Tư lệnh Sư đoàn Nhảy Dù
Nhiệm kỳ 11/1972 – 4/1975
Cấp bậc -Chuẩn tướng (8/1972)
Tiền nhiệm -Trung tướng Dư Quốc Đống
Kế nhiệm Sau cùng
Vị trí Biệt khu Thủ đô
Tư lệnh phó
Tham mưu trưởng
-Đại tá Trương Vĩnh Phước
-Đại tá Văn Bá Ninh

Tư lệnh phó kiêm Xử lý Thường vụ
Tư lệnh Sư đoàn Nhảy dù
Nhiệm kỳ 15/9/1972 – 1/11/1972
Cấp bậc -Chuẩn tướng
Vị trí Biệt khu Thủ đô
Tư lệnh -Trung tướng Dư Quốc Đống

Phụ tá Tư lệnh Sư đoàn Nhảy dù
Nhiệm kỳ 1/9/1972 – 15/9/1972
Cấp bậc -Đại tá
Vị trí Biệt khu Thủ đô
Tư lệnh -Trung tướng Dư Quốc Đống

Chiến đoàn trưởng Chiến đoàn 1 Nhảy dù
Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 1 Nhảy dù
Nhiệm kỳ 11/1967 – 11/1972
Cấp bậc -Thiếu tá (6/1966)
-Trung tá (11/1968)
-Đại tá (6/1970)
Tiền nhiệm -Trung tá Hồ Trung Hậu
Kế nhiệm -Đại tá Lê Văn Ngọc
Vị trí Biệt khu Thủ đô

Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Nhảy dù tân lập
Nhiệm kỳ 9/1965 – 11/1967
Cấp bậc -Đại úy (11/1963)
-Thiếu tá
Tiền nhiệm Đầu tiên
Kế nhiệm -Thiếu tá Trần Kim Thạch
Vị trí Biệt khu Thủ đô

Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 5 Nhảy dù
Nhiệm kỳ 11/1963 – 9/1965
Cấp bậc -Đại úy (11/1963)
Vị trí Biệt khu Thủ đô
Thông tin cá nhân
Quốc tịch  Hoa Kỳ
 Việt Nam Cộng hòa
Sinh Tháng 8 năm 1932
Bình Dương, Liên bang Đông Dương
Mất 21 tháng 9 năm 2005 (73 tuổi)
California, Hoa Kỳ
Nguyên nhân mất Tuổi già
Nơi ở California, Hoa Kỳ
Nghề nghiệp Quân nhân
Dân tộc Kinh
Vợ Võ Thị Kim
Họ hàng -Em trai: Lê Quang Minh và Lê Quang Phước
-Em gái: Lê Thị Ngà, Lê Thị Nguyệt và Lê Thị Kiều
Con cái 7 người con (1 trai, 6 gái)
-Con trai: Lê Quang Đức
-Con gái: Lê Thị Ngọc Mỹ, Lê thị Ngọc Dung, Lê Thị Ngọc Mai, Lê Thị Ngọc Châu, Lê Thị Ngọc Ánh và Lê Thị Ngọc Thu
Học vấn Tú tài bán phần
Alma mater -Trường Trung học Tư thục Huỳnh Khương Ninh, Sài Gòn
-Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức
Quê quán Nam Kỳ
Phục vụ trong quân đội
Thuộc  Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ  Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ 1953-1975
Cấp bậc  Chuẩn tướng
Đơn vị  Binh chủng Nhảy Dù
Chỉ huy  Quân đội Quốc gia
 Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Tham chiến Chiến tranh Việt Nam
Tặng thưởng  B.quốc H.chương IV
 B.quốc H.chương V

Lê Quang Lưỡng (1932-2005), nguyên là một tướng lĩnh Nhảy dù của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Chuẩn tướng. Ông xuất thân từ những khóa đầu tiên tại trường Sĩ quan Trừ bị do Quân đội Pháp và Chính phủ Quốc gia Việt Nam mở ra ở miền Nam Việt Nam. Ra trường, ông được tuyển vào đơn vị Nhảy dù và đã phục vụ Binh chủng này trong suốt thời gian tại ngũ của mình. Ông cũng là vị Tư lệnh cuối cùng của Sư đoàn Nhảy dù (1972-1975).

Tiểu sử & Binh nghiệp

Ông sinh vào tháng 8 năm 1932 trong một gia đình khá giả tại tỉnh Thủ Dầu Một (sau đổi thành Bình Dương), miền Đông Nam phần Việt Nam. Thiếu thời, ông học Tiểu học ở Thủ Dầu Một. Khi lên Trung học, ông được gia đình gửi về Sài Gòn học ở trường Trung học Tư thục Huỳnh Khương Ninh, tốt nghiệp với văn bằng Tú tài bán phần (Part I).

Quân đội Quốc gia Việt Nam

Tháng 11 năm 1953, thi hành lệnh động viên ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia mang số quân: 52/182.618. Theo học khóa 4 Cương Quyết tại trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, khai giảng ngày 17 tháng 11 năm 1953. Ngày 1 tháng 6 năm 1954 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy. Ra trường, ông tình nguyện gia nhập vào đơn vị Nhảy dù. Ngay sau đó, theo học khóa huấn luyện căn bản Binh chủng tại Trung tâm Huấn luyện Nhảy dù ở Bà Quẹo, Tân Sơn Nhứt, Gia Định. Đến ngày 18 tháng 6 năm 1954 mãn khóa. Đầu tháng 7 ra đơn vị làm Trung đội trưởng thuộc Tiểu đoàn 5 Nhảy dù đồn trú tại Bưởi cạnh Hồ tây và Đền Quán Thánh, Hà Nội. Sau Hiệp định Genève (ký kết ngày 20 tháng 7 năm 1954), ông theo đơn vị vào Nam bằng đường không vận từ Hà Nội đến Đà Nẵng. Tháng 10, từ Đà Nẵng Tiểu đoàn 5 di chuyển bằng hỏa xa vào đồn trú tại Đồng Đế, Nha Trang.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 3 năm 1955, Tiểu đoàn được lệnh từ Nha Trang bằng hỏa xa chuyển quân về Sài Gòn-Chợ Lớn, hành quân truy kích Lực lượng Bình Xuyên của Thiếu tướng Lê Văn Viễn (tự Bảy Viễn) ra khỏi khu vực Đô thành.

Ngày 1 tháng 6 năm 1956, sáu tháng sau thời điểm Quân đội Quốc gia đổi tên thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được thăng cấp Trung úy và được cử làm Đại đội trưởng Đại đội 1 của Tiểu đoàn 5 Nhảy dù. Đến cuối năm 1960, ông được chuyển nhiệm vụ lên Bộ chỉ huy Tiểu đoàn giữ chức vụ Trưởng ban 3, Đặc trách Kế hoạch Hành quân.

Đầu tháng 11 năm 1963, sau cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm (ngày 1 tháng 11). Ngày 3 tháng 11 ông được thăng cấp Đại úy và giữ chức vụ Tiểu đoàn phó. tháng 2 năm 1964, sau cuộc Chỉnh lý ngày 30 tháng 1, ông được cử theo học khóa Tiểu đoàn trưởng, tốt nghiệp Thủ khoa, mãn khóa trở về đơn vị giữ chức vụ cũ. Đầu tháng 9 năm 1965, ông nhận lệnh thành lập Tiểu đoàn 2 Nhảy dù,[1] đồng thời được chỉ định làm Tiểu đoàn trưởng đầu tiên của đơn vị này.

Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1966, ông được thăng cấp Thiếu tá và được cử tháp tùng phái đoàn trong Bộ Tổng tham mưu đi du hành tham quan Okinawa, Nhật Bản. Ngày Quốc khánh Đệ Nhị Cộng hòa 1 tháng 11 năm 1967, ông được chỉ định làm Chiến đoàn trưởng Chiến đoàn 1 Nhảy dù thay thế Trung tá Hồ Trung Hậu.

Đầu tháng 1 năm 1968, Chiến đoàn 1 Nhảy dù được đổi tên thành Lữ đoàn 1 Nhảy dù, ông là Lữ đoàn trưởng. Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 năm 1968, ông được thăng cấp Trung tá tại nhiệm. Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1970, ông được thăng cấp Đại tá tại nhiệm. Trong chiến dịch Lam Sơn 719, ông chỉ huy Lữ đoàn hành quân sang Hạ Lào từ đầu tháng 2 đến đầu tháng 4 năm 1971.

Sau trận chiến "Mùa hè đỏ lửa" năm 1972, từ tháng 6 đến tháng 7, ông chỉ huy các đơn vị trực thuộc Lữ đoàn tái chiếm Quảng trị. Hạ tuần tháng 8 cùng năm, ông được lệnh bàn giao Lữ đoàn 1 Nhảy dù lại cho Đại tá Lê Văn Ngọc.[2] Ngay sau đó ông được thăng cấp Chuẩn tướng. Đầu tháng 9, ông được cử làm Phụ tá hành quân cho Tư lệnh Sư đoàn. Đến giữa tháng 9, ông được chỉ định vào chức vụ Tư lệnh phó Sư đoàn Nhảy dù, đồng thời nhận trách nhiệm Xử lý Thường vụ chức vụ Tư lệnh khi đương nhiệm Tư lệnh Sư đoàn bị lâm bệnh.

Ngày lễ Quốc khánh 1 tháng 11 năm 1972, ông được bổ nhiệm chính thức chức vụ Tư lệnh Sư đoàn Nhảy dù thay thế Trung tướng Dư Quốc Đống.

  • Sư đoàn Nhảy dù vào thời điểm cuối cùng của tháng 3, tháng 4 năm 1975, nhân sự trong Bộ tư lệnh Sư đoàn và chỉ huy các Lữ đoàn được phân bổ trách nhiệm như sau:

-Tư lệnh - Chuẩn tướng Lê Quang Lưỡng
-Tư lệnh phó - Đại tá Trương Vĩnh Phước[3]
-Tham mưu trưởng - Đại tá Văn Bá Ninh[4]
-Chỉ huy Pháo binh - Đại tá Nguyễn Văn Tường[5]
-Lữ đoàn 1 - Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh[6]
-Lữ đoàn 2 - Đại tá Nguyễn Thu Lương[7]
-Lữ đoàn 3 - Trung tá Trần Đăng Khôi[8]
-Lữ đoàn 4 - Trung tá Lê Minh Ngọc[9]

Ngày 25 tháng 6 năm 1973, ông được cử trách nhiệm hướng dẫn phái đoàn gồm 35 chiến sĩ xuất sắc đi tham quan tại Trung hoa Quốc gia (Đài Loan).

Tháng 9 năm 1974, ông chỉ huy 2 Lữ đoàn 1 và 3 hành quân tái chiếm Chi khu (Quận) Thượng Đức thuộc Tiểu khu (Tỉnh) Quảng Nam, cách Đà Nẵng khoảng 60 cây số về hướng tây nam đã bị đối phương chiếm vào lúc 8 giờ 30 sáng ngày 7 tháng 8 năm 1974.

-Tái chiếm lần thứ nhất vào ngày 19 tháng 9
-Tái chiếm lần thứ hai vào ngày 11 tháng 11 sau 3 ngày phản công. Đến cuối năm, ông cùng đơn vị rút ra khỏi Thượng Đức và chỉ lưu lại 2 Tiểu đoàn 1 và 7 để ngăn chặn địch tái chiếm.

1975

Những ngày cuối tháng 4, ông cùng gia đình di tản ra khỏi Việt Nam. Sau đó định cư tại Bakerfield, Tiểu bang California, Hoa Kỳ.

Ngày 21 tháng 9 năm 2005, ông từ trần tại nơi định cư. Hưởng thọ 73 tuổi.

Huy chương

-Bảo quốc Huân chương đệ tứ và đệ ngũ đẳng (ân thưởng)
-Anh dũng Bội tinh với nhành Dương liễu
-Chiến thương Bội tinh.

Gia đình

  • Bào đệ: Các ông Lê Quang Minh[10] và Lê Quang Phước
  • Bào muội: Các bà: Lê Thị Ngà, Lê Thị Nguyệt và Lê Thị Kiều
  • Phu nhân: Bà Võ Thị Kim (1933-2009)
  • Các con: Lê Thị Ngọc Mỹ, Lê Thị Ngọc Dung, Lê Thị Ngọc Mai, Lê Quang Đức, Lê Thị Ngọc Châu, Lê Thị Ngọc Ánh và Lê Thị Ngọc Thu.

Chú thích

  1. ^ Tiểu đoàn 2 Nhảy dù được thành lập ngày 1/9/1965 tại Sài Gòn. Sau 12 tuần thụ huấn bổ túc tại Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Vạn Kiếp (Phước Tuy), tiểu đoàn đi vào hoạt động đặt dưới quyền điều động của Lữ đoàn 2 Nhảy dù. Hậu cứ được đặt ở xã Tân Sơn Nhì, Bà Quẹo, Gia Định.
    Từ ngày thành lập đến ngày 30/4/1975, Tiểu đoàn 2 Nhảy dù trải qua các Chỉ huy sau đây:
    -Đại úy Lê Quang Lưỡng, chỉ huy từ 1/9/1965 đến 20/12/1967.
    -Thiếu tá Trần Kim Thạch (Tốt nghiệp Võ khoa Thủ Đức, về sau mang cấp Trung tá), chỉ huy từ 21/12/1967 đến 20/3/1871.
    -Thiếu tá Lê Văn Mạnh (Tốt nghiệp Võ khoa Thủ Đức, về sau mang cấp Đại tá), chỉ huy từ 21/3/1971 đến 1/5/1872.
    -Trung tá Ngô Lê Tĩnh (Tốt nghiệp trường Võ khoa Thủ Đức K4p (tức khóa 10B Trừ bị Đà lạt), chỉ huy từ 2/5/1972 đến 19/11/1972.
    -Thiếu tá Nguyễn Đình Ngọc (Tốt nghiệp trường Võ bị Đà Lat K19. Sau cùng là Trung tá Lữ đoàn phó Lữ đoàn 4 Nhảy dù), chỉ huy từ 20/11/1972 đến 1/12/1974.
    -Thiếu tá Trần Công Hạnh (Tốt nghiệp trường Võ bị Đà Lạt K20), chỉ huy từ 2/12/1974 đến 30/4/1975.
  2. ^ Đại tá Lê Văn Ngọc sinh năm 1935 tại Khánh Hòa, tốt nghiệp khóa 5 Sĩ quan Thủ Đức. Sau cùng là Tỉnh trưởng Quảng Ngãi
  3. ^ Đại tá Trương Vĩnh Phước sinh năm 1928 tại Sài Gòn, tốt nghiệp khóa 4 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức
  4. ^ Đại tá Văn Bá Ninh sinh năm 1933 tại Cần Thơ, tốt nghiệp khóa 4 Võ bị Đà Lạt
  5. ^ Đại tá Nguyễn Văn Tường sinh năm 1933 tại Thủ Dầu Một, tốt nghiệp khóa 4 Võ khoa Thủ Đức
  6. ^ Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh sinh năm 1938 tại Bắc Giang, tốt nghiệp khóa 15 Võ bị Đà Lạt
  7. ^ Đại tá Nguyễn Thu Lương sinh năm 1934 tại Hà Đông, tốt nghiệp khóa 4 Sĩ quan Thủ Đức
  8. ^ Trung tá Trần Đăng Khôi sinh năm 1938 tại Nam Định, tốt nghiệp khóa 16 Võ bị Đà Lạt
  9. ^ Trung tá Lê Minh Ngọc sinh năm 1939, tốt nghiệp khóa 16 Võ bị Đà Lạt
  10. ^ Ông Lê Quang Minh sinh năm 1940 tại Thủ Dầu Một, tốt nghiệp khóa 10 Sĩ quan Thủ Đức. Nguyên Trung tá Quận trưởng quận Thạnh Phú, tỉnh Kiến Hòa)

Tham khảo

  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

  • Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Quang_L%C6%B0%E1%BB%A1ng


THƯ MỤC

STT
ĐỀ MỤC (bấm vào đề tài đọc tiếp)
TÁC GIẢ









5
Mai Tôi Chết Cờ Vàng Xin Đừng Phủ
Lê Quang Lưỡng
4
Người Hùng An Lộc: Tướng Nhảy Dù Lê Quang Lưỡng
Võ Trung Tín - NHV
3
Tướng Lê Quang Lưỡng: Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù Ở Bình Long
Vương Hồng Anh
2
Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng- Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù
Đinh Thế 405
1
Hồi Ký Của Thiếu Tướng Lê Quang Lưỡng
Lê Quang Lưỡng

 


Nhóm mạng
Việt Nam Văn Hiến

www.vietnamvanhien.net (Tin tức cập nhật thường xuyên)

www.vietnamvanhien.org (Thuần ngữ, tải nhanh)

www.vietnamvanhien.com (Kinh tế & Tài chánh)

www.vietnamvanhien.info (Tủ Sách Văn Hiến, có hơn 11300 Tác phẩm )

Email:thuky@vietnamvanhien.org 



Lấy Tâm Lực thay cho vũ lực để giải trừ quốc nạn là phục hoạt nếp sống Văn Hiến và

phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.

Lấy Nhân Tâm làm phương tiện, dụng Dân Tâm làm quốc sách "An Dân & Lạc Quốc" là
 kim chỉ nam cuả thể chế Dân Chủ Văn Hiến.