Lý Chánh Trung (1928
– 13 tháng 3 năm 2016) là một nhân sĩ và chính khách
dân tộc chủ nghĩa thuộc thành phần thứ ba.
Ông nguyên là Giám đốc Nha Trung học Công Lập dưới
thời Việt Nam Cộng hòa,
nguyên là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó
Chủ tịch Ủy ban Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và
Đại biểu Quốc hội ba khóa VI, VII, VIII.
Tiểu sử
Giáo sư Lý
Chánh Trung sinh năm 1928 tại Trà Vinh. Ông theo
đạo Công giáo vào
khoảng năm 1949
Năm 1950, ông sang Bỉ
học tại Đại học Louvain, một đại học Công giáo, cách
thủ đô Brussells khoảng
30 cây số.
Lý Chánh Trung học
rất thông minh, tuy nhiên vào năm 1956 khi
mới lấy xong Cử nhân Tâm Lý Học và Cử nhân Chính trị
Học, chưa đậu Tiến sĩ, ông về nước.
Sự nghiệp
Tuy có trình độ
kiến thức cao và vững vàng, tính tình hòa nhã, nhưng
bước đường sự nghiệp của Lý Chánh Trung rất lận đận.
Ông có người anh là Lý Chánh Đức, làm Giám đốc Nha
Học Liệu tại Bộ Quốc gia Giáo dục, đã xin cho ông
vào làm Công Cán Ủy viên của Bộ này. Về sau, ông
được bổ làm Giám đốc Nha Trung học Công Lập rồi Đổng
lý văn phòng Bộ Quốc gia Giáo dục. Ngoài ra, Lý
Chánh Trung cũng được mời dạy triết học tại các Viện
Đại học Huế và Đà Lạt.
Tư tưởng
Theo ông Nguyễn Văn
Lục, Lý Chánh Trung theo khuynh hướng 'Cách mạng Xã
hội chủ nghĩa không cộng sản', lấy dân tộc làm căn
bản. Theo Nguyễn Văn Lục, 'không cộng sản' vì theo
ông kinh nghiệm quá khứ ở Liên Xô và
các nước xã hội chủ nghĩa vệ tinh cho thấy chủ nghĩa cộng sản thì
tàn bạo và khắc nghiệt. Còn chế độ tư bản chỉ duy
trì cơ cấu bóc lột chuyển từ hình thức thực dân cũ
sang thực dân mới. Chỉ có cách mạng xã hội mới lấy
được lòng dân. Được hậu thuẫn của dân chúng thì mới
có được một chính quyền mạnh, để đối phó được với
cộng sản cũng như với Mỹ.[1]
Trong cuốn Tìm về
dân tộc (Trình Bầy 1967, Nhà xuất bản Trẻ in lại năm
1990), Lý Chánh Trung đã viết: Quốc
gia là giai đoạn cuối cùng của sự hình thành dân
tộc. Nhưng quốc gia không phải là dân tộc. Chánh
trị học hiện tại thường phân biệt cái "xứ sở hợp
pháp" (pays légal) hiểu như tất cả những tổ chức
có tính cách đại diện cho dân tộc, và cái "xứ sở
thực tế"" (pays réel) hiểu như chính dân tộc đó
trong những thành phần sống động và với những
nguyện vọng trung thực của nó. Trừ một vài trường
hợp đặc biệt, nhưng rất hiếm hoi (như sự nhất trí
của vua tôi nhà Trần và các bô lão Việt Nam, tại
điện Diên Hồng) thường thì có sự phân cách giữa
hai xứ sở. Nói một cách nôm na, Nhà nước nào cũng
cho mình đại diện xứng đáng và duy nhứt của nhân
dân, nhưng nhân dân ít khi nhìn thấy được mình
trong Nhà nước, ít khi nguyện vọng của nhân dân
trở thành ý muốn của nhà nước dầu là một nhà nước
"dân chủ". Chế độ dân chủ là một bước tiến trong
sự đồng hóa hai xứ sở, nhưng nếu sự bình đẳng
chánh trị không dựa trên bình đẳng kinh tế xã hội
thì chế độ dân chủ chỉ là một trò lừa bịp. Ngay
tại những nước dân chủ tân tiến, Nhà nước vẫn còn
là Nhà nước của thiểu số.
Viết báo
Theo Võ Long Triều, thì
Lý Chánh Trung và ông đã từng là bạn ngay từ thời
ông Trung còn học ở Bỉ và
sau này ở Việt Nam trong hội trí thức Công giáo trở
thành bạn thân. Triều chính là người đã khuyến khích
ông Trung viết bài cho các báo, ban đầu cho báo Tin Sáng của Ngô Công Đức, sau
này cho tờ Điện Tín, rồi báo Đại Dân tộc của ông
Triều. Các bài viết rất ăn khách. Theo ông Triều, vì
Trung có thời gian viết cho Điện Tín mà không viết
cho báo cúa ông, nên ông không còn muốn dính líu với
ông Trung nữa.[2]
Theo Nguyễn Văn
Lục, lối viết của ông Trung "dựa trên sự việc và
đượm cảm tính gây ấn tượng và tạo được sức lôi cuốn
không nhỏ nơi người đọc".[3]
Theo báo Tuổi
Trẻ dẫn lời Nguyễn Đình Đầu,
khoảng năm 1962, giới Công giáo tiến bộ chống chiến
tranh tại Sài Gòn có tổ chức ra một tờ báo dành cho
giáo dân, tên là Sống Đạo,
do Lý Chánh Trung làm chủ bút, Nguyễn Đình Đầu làm
giám đốc, quá trình làm báo này họ liên lạc cả với
Dương Văn Minh và với Mặt trận Dân tộc giải phóng.
Hai ông đều nằm trong sổ đen của chính quyền Ngô
Đình Diệm nhưng chưa bị bắt bớ gì. Đến năm 1975 thì
cả hai người đều thuộc Thành phần thứ ba (những
người chống chiến tranh)[4].
Cũng theo ông
Nguyễn Văn Lục, trên tạp chí Đất
nước, trong bài viết Nói
chuyện với người đã khuất, ngày 21-9-1969,
nhân dịp Hồ Chí Minh qua đời, ông viết: Cho
nên tôi không tiếc mà cũng không trách cụ Hồ đã
lựa chọn con đường cộng sản. Tôi chỉ khâm phục Cụ
đã trung thành tuyệt đối với sự lựa chọn của mình.
Tôi không thể đi theo con đường của Cụ, nhưng tôi
có thể noi gương Cụ để đi tận cùng con đường của
tôi, con đường mà tôi đã lựa chọn trước lương tâm
tôi, như Cụ đã làm 50 năm trước. 50 năm trước, với
sự thành công của Cách mạng tháng 10, với nhân
cách và tài năng vô song của Lê Nin, với cái bầu
khí huynh đệ, chí tình, hăng say và tin tưởng
trong một đệ Tam Quốc tế vừa thành lập với một
điểm tựa vững chắc, chủ nghĩa cộng sản đã hiện ra
tước mắt Cụ như là con đường duy nhất để giải
phóng dân tộc và giải phóng con người [5].
Sau 1975
Sau năm 1975, ông là Ủy
viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt Trận Tổ quốc
Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Đại biểu Quốc hội ba
khóa VI, VII, VIII.
Năm 1990 trong một
lần về Cửu Long thăm Đền thờ Bác Hồ, ông đã viết một
bài báo đến tay một độc giả người Mỹ tên Kent một
lính Mỹ từng được lệnh thủ tiêu đền thờ Hồ Chí Minh.
Kent lại lấy ảnh Hồ Chí Minh treo ở phòng làm việc
của mình, đã viết báo và gửi thư hồi đáp Lý Chánh
Trung, được nhắc lại trong bài phát biểu tham luận
của Giáo sư Lý Chánh Trung nhân dịp kỷ niệm 100 năm
ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức tại tỉnh Cửu
Long (4/1990)[6].
Trong tác phẩm Trường
hợp Lý Chánh Trung của
Nguyễn Văn Lục khi còn làm đại biểu Quốc hội, Lý
Chánh Trung được sự ủng hộ bà Ngô Bá Thành, một thành viên của
Mặt trận Tổ Quốc, có đề nghị phải cho báo chí tư
nhân hoạt động. Ngoài ra, khi là Phó chủ tịch Hội
Trí thức yêu nước đã đồng ý để cho tổ chức một buổi
nói chuyện cho nhà văn Dương Thu Hương nói
về cuốn tiểu thuyết Những Thiên
đường mù, bị cho là một cuốn sách chống đảng,
do đó ông bị cho là có mưu đồ diễn biến hòa bình,
nên không được Mặt trận Tổ Quốc đề cử vào danh sách
đại biểu Quốc hội nữa.[7]
Vốn là một giáo sư
triết, Lý Chánh Trung luôn nhìn vấn đề chính trị
Việt Nam dưới lăng kính của một triết gia. Điều này
thể hiện rất rõ qua các tác phẩm và bài báo của ông.
Một bài viết của ông đăng trên tờ Tuổi Trẻ chủ
nhật, 13-11- 1988 đã gây nhiều sôi nổi ở Việt Nam có
tựa là Về một môn học mà thầy
không muốn dạy và trò không muốn học.[8][9]
Cũng theo Nguyễn
Văn Lục, về già ông bị bệnh lãng trí nặng, đi lang
thang quên cả lối về nhà.[3]
Ông qua đời lúc 5g
50 phút ngày 13 tháng 3 năm 2016 tại nhà riêng Thủ
Đức, TP.HCM sau một tháng nằm bệnh với chứng viêm
phổi tái phát[10]
Câu nói
-
- "Một trong những
động lực giúp chúng tôi vận động bà con Sài
Gòn xuống đường là để chống bầu cử độc diễn
ở Sài Gòn. Bây giờ, chúng ta có độc lập mà
vẫn độc diễn thì chúng tôi khó ăn nói với bà
con lắm."[11].
“ |
"Báo chí, tự nó không bao
giờ là một sức mạnh. Sức mạnh của báo chí là
sức mạnh của nhân dân, khi báo chí dám nói sự
thật của đất nước và ý nguyện của nhân dân." [13] |
” |
Tác phẩm[
- Cách mạng và
Đạo Đức (1966)
- Ba Năm Xáo trộn (1967)
- Tìm về Dân tộc (1967)
- Tìm hiểu nước
Mỹ (1969)
- Những Ngày Buồn
Nôn (1972)
- Tôn giáo và Dân
tộc (1973)
Chú thích
- ^ 20 Năm Triết Học Tây Phương Ở Miền Nam
Việt Nam 1955 - 1975, Nguyễn Văn Lục,
Hợp Lưu, 21.09.2008
- ^ Nhân vật Lý Chánh Trung, Võ Long
Triều
- ^ a b Trường hợp Lý Chánh Trung [1],
Nguyễn Văn Lục
- ^ "Giáo sư Lý Chánh Trung từ trần ở
tuổi 89". Báo Tuổi
Trẻ.
- ^ “Thân phận dư thừa của một người trí
thức thiên tả, thành phần thứ ba (I)”. Bản gốc lưu
trữ ngày 15 tháng 3 năm 2016. Truy cập
ngày 14 tháng 3 năm 2016.
- ^ Chuyện bức chân dung Hồ Chí Minh
- ^ Trường hợp Lý Chánh Trung [4],
Nguyễn Văn Lục
- ^ Trường hợp Lý Chánh Trung [5],
Nguyễn Văn Lục
- ^ Về một môn học mà thầy không muốn dạy
trò không muốn học, Nguyễn Văn Lục,
Talawas
- ^ Giáo sư Lý Chánh Trung từ trần,
báo Tuổi Trẻ
- ^ a b Hai ứng cử viên cho chức Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng Lưu trữ 2016-03-04
tại Wayback Machine, Báo Kinh
tế & Đô thị điện tử, UBND TP Hà Nội.
- ^ Hoàng Thùy (ngày
11 tháng 1 năm 2016). “Những quyết định khó khăn trong
lịch sử Quốc hội”. Trang tin
VnExpress.
- ^ GS Lý Chánh Trung qua đời: vĩnh biệt
một nhân sĩ dấn thân, tuoitre, 14.3.2016
Tham khảo
Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_Ch%C3%A1nh_Trung