VÀI DÒNG VỀ FREEDOM FIGHTER LÝ TỐNG
Lý Tống là một Cánh Chim Tự Do và
anh đã thể hiện khát vọng chung của toàn dân theo
cách riêng của anh. Cách riêng đó là óc sáng tạo và
ý chí mạo hiểm. Cách riêng đó là tính can trường và
chấp nhận hy sinh.
Là một cựu SVSQ KQ khóa 65A, đang du học Mỹ, Lý Tống
bị sa thải năm 1966 vì dám đụng một tay đàn anh hắc
ám. Sau đó, Lý Tống động viên khóa 4/68 SVSQ Thủ
Đức. Từ Quân trường Thủ Đức, Lý Tống được gọi về học
Khóa 33/69 KQ và tốt nghiệp hoa tiêu Ngành Quan Sát.
Năm 1973, Lý Tống xác định hành quân trên phản lực
cơ A37. Đơn vị sau cùng là Phi Đoàn phản lực A37 548
Ó Đen, đồn trú Phan Rang.
Lý Tống là người KQ duy nhất bị sa thải vì kỹ luật
lại được KQ mời gọi trở lại.
Nghiệp bay coi như đã vận vào đời
anh từ đó cho đến nay.
Cho đến nay, trong 62 năm cuộc đời và sự nghiệp của
một hiệp sĩ không gian (1946-2007), Lý Tống đã tạo
nên nhiều biến cố trọng đại cho đời mình, trong đó
có 3 phi vụ lẫy lừng là bay sâu vào nột địa nước CS
Viêt Nam và Cuba để rãi truyền đơn kêu gọi dân chúng
nổi lên chống bạo quyền CS và 2 lần vượt ngục vượt
biên vô tiền khóang hậu. . Trong giới hạn thời gian
hôm nay, chúng tôi xin trình bày hệ quả vì nghiệp
bay thông qua 3 phi vụ trước và sau 1975, đã đẩy anh
vào lao lao lý và cuộc vượt biên ly kỳ nhất thế kỷ.
Ba phụ vụ oan nghiệt đó là:
– PHI VỤ ĐÁNH CẦU BA NGÒI: Tháng 3 năm 1975,
vào phút hấp hối của Miền Nam, Lý Tống thi hành phi
vụ đánh sập cầu Ba Ngòi gần Cam Ranh, để ngăn chặn
làn sóng tiến của cộng quân vào Phan Rang. Thấy dân
chúng hốt hoảng xô đẩy nhau qua cầu chạy giặc, Lý
Tống quyết định bay thấp sát mặt đất làm hiệu để dân
chạy nạn tránh đi, nhưng dòng người cứ ào ạt tràn
qua cầu. Vì nghĩ đến tính mạng của người dân lành vô
tội, Lý Tống phải bay thấp đến vòng thứ ba, phi cơ
của anh bị hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 bắn trúng vở nhiều
mãnh. Lý Tống nhảy dù và bị bắt, cùng chung số phận
với những người tù cải tạo của Miền Nam. Lý Tống bị
tù qua phi vụ này 6 năm, và vượt ngục thành công
ngày 2/07/1980. .
– PHI VỤ RẢI TRUYỂN ĐƠN 1992: Năm
1992, TL hoàn tất chương trình Tiến sĩ Chính trị
Ngành Bang Giao Quốc Tế và chuẩn bị trình Luận án
Tiến sĩ tại Đại Học New Orleans. Nhân sau khi Lien
sô và Đông âu sụp đổ, Lý Tống bèn chớp thời cơ tìm
cách trở về VN để áp dụng học thuyết do mình phát
kiến. Anh đột nhập phi trường Ubon Rachatthani của
Thái định cắp bay về Saìgòn dội bom kho xăng Khánh
Hội nhân dịp QK VC 02/09/1992. Điệp vụ bất thành vì
bình điện phi cơ yếu, anh chuyển qua kế hoạch 2, là
khống chế chiếc Air Bus của Hàmg không VC từ Bangkok
về Saìgòn, rãi 50 ngàn truyền đơn kêu gọi đồng bào
nỗi dậy lật đổ chế độ độc tài, rồi nhảy dù xuống
Sàigòn. Lý Tống bị bắt và bị kết án 20 năm. Nhờ sự
đấu tranh kiên trì của đồng bào hải ngoại, trong đó
có đồng hương tại Saint Louis, và dưới áp lực của
các cường quốc Tự do, bạo quyền CS buộc phải trả tự
do cho Lý Tống sau 6 năm bị giam cầm
– PHI VỤ RẢI TRUYỀN ĐƠN 2000: Nhân
chuyến đi VN của Tổng thống Clinton, Lý Tống thuê
môt phi cơ nhỏ của Thái lan, bỏ ra trên 30 ngàn Mỹ
kim để mua chuộc người dẫn đường và viên phi công
Thái, để bay về VN lần thứ hai để rãi 50 ngàn truyền
đơn bươm bướm xuống Sài gòn và Tây Ninh kêu gọi dân
chúng nỗi dậy chống bạo quyền VC. Khi trở về Thái
Lan, anh bị chính quyên Thái a tòng với VC bỏ tù anh
trên 6 năm.
Nghiệp Bay nói riêng và Tổ Quốc
Không Gian nói chung, đã gắn liền vào cuộc đời Lý
Tống từ tuổi đôi mươi cho đến nay (1966-2007) và tận
ngàn sau bởi Cái Tâm và Cái Nghiệp của anh. Cái Tâm
của một Công dân nước Việt, cái Nghiệp của một Cánh
chim Tự Do.
Vì là một Cánh Chim Tự Do, Lý Tống rời quê hương đi
tìm Tự Do bằng đường bộ, xuyên qua 5 quốc gia (Việt
Miên Lào, Thái Mã, Singapore), dài hơn 3 ngàn cây
số, trong thời gian gần 2 năm, trốn thoát 3 nhà tù,
cuối cùng bơi qua eo biển Johore Baru từ Mã Lai đến
Singapore va được Hoa kỳ chấp thuận định cư tại
Boston, Massachusette ngày 01/09/1983 dúng sinh nhật
thứ 38 của anh.
Cuộc vuợt ngục và vượt biên vô
tiền khoáng hậu trong lịch sử hiện đại, đã được
những báo nổi tiếng trên thế giới ca ngợi, đặc biệt,
được cố tổng thống Ronald Reagan vinh danh qua nhận
định: Sự Can Trường Bất Khuất Của Lý Tống Là Một
Biểu Tượng Và Nguồn Cảm Hứng Cho Những Ai Muốn Biết
Cái Giá Của Tự Do.
Xưa, cụ Nguyễn Du viết:
Đã mang lấy Nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời
xa.
Lý Tống đã gánh chịu gần 20 năm
tù vì nghiệp dĩ của ba phi vụ sinh tử nêu trên,
nhưng anh không hề trách lẫn trời gần trời xa, mà
anh hiên ngang, tự nguyện bay vào hang hùm, những
mong thể hiện khát vọng chung của 85 triệu đồng bào
ruột thịt.
Sau 9 năm đèn sách (1983-1992),
Lý Tống lần lượt đậu các bằng Cử nhân, Thạc sĩ. Năm
1992, Lý Tống chuẩn bị trình Luận án Tiến sĩ về Bang
Giao Quốc Tế với đề tài: Học Thuyết Chất Súc Tác:
Cách Mạng và Phản Cách Mạng”. Với khả năng và tài
trí đó, Lý Tống dư sức kiếm một job tốt để vui hưởng
tiện nghi của xứ sở văn minh. Thế nhưng, “Chàng Lý
Tống vốn dòng hào kiệt” và anh đã xếp bút nghiên để
bay về cố quốc, để thắp lên ngọn lửa đấu tranh và
thách thức với bạo quyền! .
Một người, vì nước quên mình, vì hạnh phúc của toàn
dân, người đó tất phải được toàn dân mến mộ.
Chúng ta, những cánh chim xa xứ,
dù chưa làm được gì cho tổ quốc cho dân tộc, nhưng
chúng ta biết trân trọng bất cứ sự hy sinh nào vì lý
tưởng Tự Do Dân Chủ cho Tổ quốc Viêt Nam thân yêu.
Từ sự biết ơn đó, chúng ta có quyền hãnh diện và tin
tưởng rằng, Hồn Thiêng Sông Núi Hồng Lạc, QLVNCH đã
nung đúc bao người con khí phách can trường, trong
đó có Anh hùng Lý Tống.
Lý Tống đã viết lên trang sử đẹp
nhất của một phi công của Đất nước nói riêng, của
một quân nhân cộng hòa nói chung, như nhà thơ Hà
Huyền Chi đã viết:
Một dũng cảm trên chót thang dũng
cảm
Một hy sinh trên cao độ hy sinh
Lý Tống đi, thế giới nghiêng mình
Chào Chính nghĩa, chào Anh hùng
Dân tộc.
Xin trân trọng kính mời quý đồng
hương Saint Louis đứng lên, cho một tràng pháo tay
thật đậm đà tình tự dân tộc, để hân hoan Chào mừng
Chính nghĩa, Chào mừng người con Thân yêu của Mẹ
Việt Nam, Chào mừng Chiến sĩ Tự Do Ó Đen Lý Tống!
Theo tài liệu tham khảo:
1.
Lý Tống Trong Lòng Chúng Ta, Lê Ngoạn soan.
2.
Tiểu Sử Lý Tống, Lý Tống soan.
3.
Phi Vu Cầu Diên Bình, ThienLoi524, Website Cánh Thép
10/02/2007.
http://www.
vietvungvinh. com/index.
php?option=com_content&view=article&id=1633:tieu-su-ly-tong&catid=47:binh-luan-tai-lieu&Itemid=83
Nguồn: https://lytong.wordpress.com/2016/09/13/tieu-su-ly-tong-2/