Minh Kỳ (1930
- 1975) là nhạc
sĩ trước năm
1975 nổi tiếng với ca khúc Xuân
đã về. Ông là một trong ba thành
viên của nhóm Lê
Minh Bằng.
Tiểu
sử
Ông tên thật là Nguyễn
Phúc Vĩnh Mỹ, gốc Huế,
sinh tại Nha
Trang - Khánh Hòa. Theo gia phả
hoàng tộc triều Nguyễn,
Minh Kỳ là cháu 5 đời của Vua Minh
Mạng.
Ông học nhạc từ
năm 14 tuổi ở trường "Gagelin" (Quy
Nhơn), sau đó được gửi đi du học ở Trường
Bách khoa Paris (Pháp).
Tác phẩm đầu tay của ông là bài Chị
Hằng viết năm
1949.
Năm 1957 ông
vào định cư tại Sài Gòn. Năm 1959, ông
cùng với Anh
Bằng, Lê
Dinh lập nên
nhóm Lê
Minh Bằng. Chức vụ cuối cùng
trước 30/4/1975 là đại uý cảnh sát Việt
Nam Cộng Hoà.
Sau 30
tháng 4 năm 1975, ông bị bắt đi học
tập cải tạo và
bị chết oan vì lựu đạn vào khuya ngày 31
tháng 8 năm 1975 trong
trại An Dưỡng, Biên Hòa.[1][2]
Phần tro cốt
thi hài ông hiện được lưu giữ tại nhà
hài cốt thuộc Giáo
xứ Tân Định.
Cái
chết
Trong quyển Đại
Học Máu của Hà
Thúc Sinh, tác giả khi nằm trong
trại bệnh của khu cải tạo An Dưỡng
(Biên Hoà) của chính quyền cộng sản đã
gặp lại bạn cũ là ông Động Đình Hồ
(tức họa sĩ Nguyễn Hữu Nhật). Hà Thúc
Sinh được cho biết khi nhạc sĩ Minh Kỳ
đang ngồi ăn cơm cùng bạn tù trong sân
thì bỗng dưng từ ngoài hàng rào có
người ném vào một vật lạ (sau này được
biết là lựu đạn) và phát nổ, "người
chết cả chục, người bị thương cả mấy
chục". Nhạc sĩ Minh Kỳ cùng nhiều y
bác sĩ thiệt mạng trong vụ nổ đó.[3].
Nhầm
lẫn
Sau 1975, một
số sáng tác của Duy
Khánh bị gán
cho tên Minh Kỳ như: Thương
về miền Trung, Ai
ra xứ Huế,...
Sáng
tác
- Riêng
- Ai
nói với em (Minh Kỳ - Huy Cường)
- Anh
tiền tuyến em hậu phương
- Ba
người bạn
- Chỉ
có một người
- Đêm
về tưởng nhớ
- Đón
xuân hòa bình
- Giòng
thời gian
- Gửi
người lính chiến
- Hát
để tặng anh
- Lời
này cho anh (Minh Kỳ - Vũ Chương)
- Lời
mẹ tôi
- Lá
vàng rơi
- Ly
cafe cuối cùng (Minh Kỳ - Thế
Vinh)
- Mai
sớm em đi
- Má
hồng Đà Lạt (Minh Kỳ - Lan Anh)
- Mưa
trên phố Huế (Minh Kỳ - Tôn Nữ
Thụy Khương)
- Năm
cụm núi quê hương
- Ngày
nào em với tôi
- Người
ấy là anh (Minh Kỳ - Thu Hồ)
- Người
đưa thư
- Người
em áo tím
- Người
em miền cát trắng
- Người
em năm cũ
- Người
em Vỹ Dạ (Minh Kỳ - Tôn Nữ Thụy
Khương)
- Nhắn
về sông Hương
- Tâm
tình người vợ trẻ (Minh Kỳ - Bảo
Tâm)
- Thiệp
hồng báo tin (Minh Kỳ - Huy Cường)
- Thương
về miền đất lạnh
- Tình
đời (Minh Kỳ - Vũ Chương)
- Tình
con biên giới
- Tình
hậu phương
- Tình
em với tôi
- Tình
yêu và huyền thoại
- Từ
giã kinh kỳ
- Thập niên
1950
- Ánh
xuân về
- Bình
minh đồng quê
- Chị
Hằng
- Chiều
mơ
- Cô
lái sông Hương (Minh Kỳ - Nguyễn
Túc)
- Đón
trăng
- Học
sinh hợp xướng
- Làng
em (Minh Kỳ - Huyền Sơn)
- Nha
Trang (lời Hồ Đình
Phương)
- Nha
Trang chiều mưa
- Nhớ
Nha Trang (lời Hồ Đình
Phương)
- Ra
khơi
- Rồi
một ngày mai
- Trai
làng tôi
- Tiễn
bạn
- Tình
suối
- Tuổi
hoa niên
- Xuân
đã về
- Viết chung
với Lê Dinh
- 13
tuổi lính
- Cánh
thiệp đầu xuân
- Đường
chiều sơn cước
- Đường
về khuya
- Gác
nhỏ đêm xuân
- Giấc
mộng đêm xuân
- Hạnh
phúc đầu xuân
- Một
chuyến xe hoa
- Mùa
xuân gửi em
- Mưa
trên phố Huế
- Người
em xứ Thượng
- Tiếng
hát Mường Luông
- Tôi
đã gặp
- Viết chung
với Hoài Linh
- Bao
giờ em lấy chồng
- Biệt
kinh kỳ
- Cánh
buồm chuyển bến
- Chuyến
tàu hoàng hôn 1, 2
- Chuyện
hai người
- Hạnh
ngộ
- Hoa
mùa tái ngộ
- Khói
lam chiều
- Mấy
độ thu về
- Mưa
buồn
- Nếu
một mai
- Nhớ
mãi không quên
- Sầu
tím thiệp hồng
- Thương
về xứ Huế
- Tình
lặng lẽ
- Minh Kỳ -
Dạ Cầm
- Ai
hỏi tên anh
- Chuyện
ba mùa mưa
- Chuyện
tình bên hồ Than Thở
- Đà
Lạt hoàng hôn
- Đêm
công viên
- Thương
lính
- Tiếng
hát hậu phương
- Vọng
gác lưng đồi
- Yêu
thầm
- Tuổi
học trò
- Viết chung
với Y Vân
- Chiều
nào anh ghé qua đây
- Chuyến
tàu tiễn biệt
- Mây
trắng biên thùy
- Viết chung
với Nguyễn Hiền
- Buồn
ga nhỏ
- Tiếng
hát học trò
- Viết chung
với Hoài An
Chú
thích
- ^ Phạm Tín
An Ninh. Ở
cuối hai con đường. San
Jose, CA: Papyrus, 2008. Trang
103.
- ^ Theo Lê Dinh,
Minh Kỳ bỏ mạng oan trong trại
cải tạo chỉ vì "một sự giằng co,
tranh chấp bán buôn đường sữa
linh tinh của những người về từ
rừng rú, để rồi thiệt mạng vì
một trái lựu đạn trả thù vô lối,
trong khi anh không có liên quan
gì." - đăng trong bài viết trên Nguyệt
San Nghệ thuật 148
- 7/2006.
- ^ Nguồn:
trang 333, Đại
Học Máu, Hà Thúc Sinh,
1988
.-------------------------------------------------------------------------------------------------