Nữ sĩMộng
Cầm, tên khai sinhHuỳnh
Thị Nghệ[1](17 tháng 7năm1917–23 tháng 7năm2007), là
mộtnhà vănngườiViệt Nam, bà được biết đến
là một người tình trong thơ của nhà thơHàn Mặc Tửvà
cũng là một mối tình đẹp và lãng mạn của nhà
thơ này.[2]Trong
khoảng nửathế kỷ XX,
chuyện tình Hàn Mặc Tử – Mộng Cầm vẫn luôn là
đề tài làm tốn hao nhiều giấy mực của các nhà
văn, nhà báo, nhạc sĩ.[3]
Xuất thân
Mộng Cầm nguyên
quán ở Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nhưng ba của
bà lại ra làm việc tận Nghệ An. Và ngày 17
tháng 7 năm 1917, bà được sinh ra ở đó nên mới
có tên là Huỳnh Thị Nghệ, theo đó tên Nghệ là
do sinh ởNghệ An.
Sau đó bà được gửi vềnhà trọở
nhà ông cậu ở Phan Thiết học trường Pline
Exercices. Mộng Cầm là cháu gọi nhà thơBích Khêbằng
cậu. Tên Mộng Cầm xuất hiện từ khi bà làm thơ
gửi đăng báo.[4]
Mối
tình thơ
Hàn Mặc Tử quen
Mộng Cầm trong thời gian phụ trách trang văn
chương cho tờ báo Trong Khuê Phòng. Mộng Cầm
là cháu gọiBích Khêbằng
cậu, vì ảnh hưởng của ông cậu trẻ tuổi nên
cũng tập tành làm thơ gửi đăng báo. Hàn Mặc Tử
đã nhận được một số bài thơ như thế của Mộng
Cầm gửi đến và từ đó làm quen với Mộng Cầm.[2]Qua
những vần thơ trên báo, Hàn Mạc Tử đã tìm đến
làm quen, bày tỏ tình cảm với bà qua bài Muôn
năm sầu thảm, với câu mở đầu "Nghệ hỡi Nghệ".
Hàn Mặc Tử là tình yêu đầu đời của bà.[4]
Theo các tài liệu
của Nguyễn Bá Tín (em ruột Hàn Mặc Tử), của
nhà vănQuách Tấnthì
Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm quen biết nhau qua thơ
văn. Đó là khoảng năm 1934, khi Hàn Mặc Tử rờiQuy NhơnvàoSài Gònphụ
trách trang văn chương cho tờ Trong khuê
phòng. Thỉnh thoảng, Hàn Mặc Tử có nhận được
những bài thơ ký tên là Mộng Cầm từ Phan Thiết
gửi vào. Thư đi tin lại, rồi chàng ra Phan
Thiết tìm nàng. Sự thực là Mộng Cầm là cháu
gọi thi sĩBích Khêbằng
cậu, nhân vậy mà sau này mới có tình bạn thắm
thiết giữa Bích Khê và Hàn Mặc Tử.[3]
Theo ôngTrần Thanh Mạithì:Đôi
trai tài gái sắc yêu nhau. Họ hay gặp nhau ở
Quy Nhơn và Phan Thiết, hay đưa nhau đi
chơi, thăm thú các danh lam thắng cảnh, nhất
là Lầu Ông Hoàng... Đùng một cái, Hàn thi sĩ
phát hiện mình mắc bệnh phong, chàng tuyệt
giao với bằng hữu, kể cả với Mộng Cầm.[5]
Mộng Cầm đã cho
rằng chuyện tình cảm giữa mình và Hàn Mặc Tử "chỉ
là mối tình văn thơ, cònxác thịtthì
hoàn toàn không nghĩ tới. Cha mẹ đã cho giao
thiệp tự do, chúng tôi phải giữ gìn cho xứng
đáng...". Bà xác nhận có đi chơi ở Lầu
Ông Hoàng với Hàn Mặc Tử rồi gặp mưa, hai
người vào nấp mưa ở một nghĩa địa nhưng không
cho rằng do vậy mà Hàn mắc bệnh phong.[5]
Bà kể thêm rằng:Về
đến Phan Thiết, tôi đưa Hàn Mặc Tử đến
trường Hồng Đức, cậu Bích Khê tôi dạy ở đó.
Ở đó suốt buổi sáng chủ nhật, chiều anh đáp
chuyến tàu suốt về Sài Gòn. Sau ngày ấy, cậu
tôi bảo tôi ra dạy ở trường Hồng Đức, do vậy
mà Hàn Mặc Tử ra vào thường. Thứ bảy nào anh
cũng có mặt ở Phan Thiết, chiều chủ nhật lại
vào Sài Gòn. Trong một dịp thứ bảy đi chơi
Lầu Ông Hoàng, anh đã thổ lộ mối tình với
tôi.[3]
Sau khi Hàn Mặc Tửqua đời, Mộng Cầm lập gia
đình riêng và sống ẩn dật. Bà có bảy người
con.[1]
Qua đời
Nữ sĩ Mộng Cầm qua
đời lúc 21 giờ 30 phút ngày 23 tháng 7 năm
2007, nhằm ngày 10-6 năm Đinh Hợi, tại nhà
riêng trên đường Trần Hưng Đạo –Phan Thiết,
sau một thời gian bạo bệnh, thọ 91 tuổi. Trước
đó, bà Mộng Cầm điều trị ở Bệnh viện Đa khoa
An Phước – Phan Thiết và đến ngày 25 tháng 6
được chuyển về nhà riêng để chờ qua đời.[2]
Nhà văn Dzũ Kha
bồi hồi phát biểu rằng: "Thật buồn khi nàng
thơ từng là nguồn cảm hứng sáng tạo cho thơ
Hàn không còn nữa. Nhiều lần tôi đến thăm,
bà lúc nào cũng gọi anh Trí, anh Trí mỗi khi
nhắc đến thi sĩ họ Hàn. Chuyện tình không
thành nhưng giữa hai người đã có những kỷ
niệm thật đẹp..."[3]
^abcH.Cán (24
tháng 7 năm 2007).“Nữ sĩ Mộng Cầm
qua đời”.Báo
Người Lao động Điện tử. Truy
cập 8 tháng 4 năm 2013.Lỗi chú thích: Thẻ<ref>không
hợp lệ: tên “nld” được định rõ nhiều
lần, mỗi lần có nội dung khác
^abcdHà Đình
Nguyên (24 tháng 7 năm 2007).“Vĩnh biệt nữ
sĩ Mộng Cầm”.Báo
Thanh Niên online. Truy
cập 8 tháng 4 năm 2013.
www.vietnamvanhien.net(Tin tức cập nhật
thường xuyên)
www.vietnamvanhien.org (Thuần ngữ, tải nhanh)
www.vietnamvanhien.com (Kinh tế & Tài chánh)
www.vietnamvanhien.info(Tủ Sách
Văn Hiến, có hơn 10800
Tác phẩm )
Email:thuky@vietnamvanhien.org
Lấy Tâm Lực thay
cho vũ lực để giải trừ quốc nạn là phục hoạt
nếp sống Văn Hiến và
phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời
cuả Việt tộc.
Lấy
Nhân Tâm làm phương tiện, dụng Dân Tâm làm
quốc sách "An Dân & Lạc Quốc" là
kim chỉ nam cuả thể chế Dân Chủ Văn
Hiến.