Ngô Bảo Châu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngô Bảo Châu
Ngô Bảo Châu năm 2007
Sinh 28 tháng 6, 1972 (43 tuổi)[1]
Hà Nội
Quốc tịch  Việt Nam[2],
 Pháp[3]
Sắc tộc Kinh
Ngành Toán học
Alma mater École Normale Supérieure Paris
Université Paris-Sud 11
Người hướng dẫn luận án tiến sĩ Gérard Laumon
Nổi tiếng vì Chứng minh Bổ đề cơ bảnLanglands
Giải thưởng Giải Clay (2004)
Giải thưởng Oberwolfach(2007)
Giải thưởng Sophie Germain(2007)
Huy chương Fields (2010)
Bắc Đẩu Bội tinh (2011)

Ngô Bảo Châu (sinh ngày 28 tháng 06 năm 1972[1] tại Hà Nội) là nhà toán học nổi tiếng với công trình chứng minh Bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu do Robert Langlands  Diana Shelstad phỏng đoán. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên giành được Huy chương Fields.[4] Tính đến năm 2010, ông là nhà khoa học trẻ nhất Việt Nam được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước Việt Nam phong học hàmgiáo sư.[5][6]

Tiểu sử

Ngô Bảo Châu sinh ngày 28 tháng 6 năm 1972 tại Hà Nội. Thời niên thiếu, ông là học sinh Trường Tiểu học Thực nghiệm, Trường THCS Trưng Vương, và sau đó học tại Khối chuyên Toán thuộc Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (cũ), nay là Trường Trung học Phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông đã hai lần đoạt huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế tại Australia năm 1988[7]  Cộng hòa Liên bang Đức năm 1989,[8] và cũng là người Việt Nam đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế.

Là sinh viên Trường Đại học Paris VI (Université Pierre et Marie Curie) và Trường Sư phạm Paris (École normale supérieure Paris, ENS Paris; một số ít người Việt Nam từng học tại trường này bao gồm Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Trần Đức Thảo[9]) từ năm 1992 đến năm 1994, rồi sau đó là sinh viên cao học và nghiên cứu sinh của Trường Đại học Paris XI (Université Paris-Sud 11) dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Gérard Laumon, Ngô Bảo Châu bảo vệ Luận án tiến sĩ năm 1997, trở thành nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) từ năm 1998, lấy bằng Habilitation à Diriger les Recherches (HDR) năm 2003 và sau đó được bổ nhiệm làm giáo sư toán học tại Trường Đại học Paris XI năm 2004. Cũng trong năm này, ông được trao tặng giải Nghiên cứu Clay của Viện Toán học Clay cùng với Giáo sư Gérard Laumon vì đã chứng minh được Bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita. Năm 2005, khi được 33 tuổi, Ngô Bảo Châu được nhà nước Việt Nam phong đặc cách hàm giáo sư.[10]

Giáo sư Ngô Bảo Châu chụp hình cùng 1 số sinh viên và đồng nghiệp ở Christ Church Meadow, Trường Đại học Oxford, Anh

Năm 2007, ông đồng thời làm việc tại Trường Đại học Paris XI, Orsay, Pháp  Viện Nghiên cứu Cao cấp Princeton, New Jersey, Hoa Kỳ [11]. Trong năm 2008, ông công bố chứng minh Bổ đề cơ bản cho các đại số Lie hay còn gọi là Bổ đề cơ bản Langlands. Cuối năm 2009, công trình này đã được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.[12]

Với các công trình khoa học của mình, Giáo sư Ngô Bảo Châu được mời đọc báo cáo trong phiên họp toàn thể của Hội nghị toán học thế giới 2010 tổ chức ở Ấn Độ vào ngày 19 tháng 8 năm 2010.[13] Tại lễ khai mạc, giáo sư đã được tặng thưởng Huy chương Fields.[14] Trước đó, khi biết tin sắp nhận giải Fields, ông đã tranh thủ nhập quốc tịch thứ hai với hy vọng giải thưởng cũng sẽ đem lại vinh dự cho các nhà toán học Pháp.[15]

Kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2010, ông là giáo sư tại Khoa Toán, Viện Đại học Chicago [16]. Ông đã phát biểu khi nhận giải rằng "Đến một lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn thích chứ không phải để chứng tỏ một cái gì nữa" hay vì đam mê giàu có hoặc sự nổi tiếng.

Nhằm khuyến khích nền khoa học nước nhà, Chính phủ Việt Nam đã trao tặng Ngô Bảo Châu một căn hộ công vụ trị giá 12 tỷ VNĐ  tòa nhà Vincom, Hà Nội.[17] Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh việc nhận căn hộ nhưng ông khẳng định giải thưởng này là xứng đáng,[18] và đã nhận căn nhà 160  này đầu tháng 11 năm 2010.[19] Trước đó, ngày 4/9/2010, Hội đồng Thi đua khen thưởng thành phố Hà Nội (trong chương trình Đại hội Thi đua yêu nước giai đoạn 2010 - 2015 của thành phố) đã lựa chọn thêm Ngô Bảo Châu vào danh sách Công dân Thủ đô ưu tú lần thứ nhất, năm 2010.[20][21]

Ngày 9/3/2011, phó thủ tướng chính phủ  bộ Giáo dục đã công bố Quyết định thành lập Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán (Vietnam Institute for Advanced Study in Mathematics) và quyết định bổ nhiệm ông Ngô Bảo Châu làm giám đốc khoa học của Viện.[22]

Tháng 4 năm 2011, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy quyết định trao tặng ông Huân chương Bắc đẩu Bội tinh của nhà nước Pháp và ông đã chính thức sang Pháp nhận giải này vào ngày 27 tháng 1 năm 2012 tại điện Élysée.[23][24] Một tháng sau, Ngô Bảo Châu cùng với năm người khác đã được Viện Đại học Chicago trao tặng danh hiệu giáo sư đã có những thành tựu xuất sắc (distinguished service professorships).[25][26]

Năm 2012 ông là hội viên danh dự (fellow) của Hội Toán học Hoa Kỳ.[27]

Cùng với nhà giáo Phạm Toàn, và giáo sư toán học Vũ Hà Văn, GS Ngô Bảo Châu mở một trang mạng giáo dục với tên là Học thế nào chính thức hoạt động vào ngày 1/5/2013 với kỳ vọng đóng góp vào việc tìm ra phương hướng giải quyết các vấn đề của giáo dục Việt Nam.[28]

Gia đình

Ngô Bảo Châu sinh ra trong một gia đình trí thức truyền thống. Ông là con trai của Tiến sĩ khoa học ngành cơ học chất lỏng Ngô Huy Cẩn, hiện đang làm việc tại Viện Cơ học Việt Nam. Mẹ của ông là Phó Giáo sư, Tiến sĩ dược Trần Lưu Vân Hiền, công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Việt Nam. Ông là cháu họ của Ngô Thúc Lanh, một Giáo sư toán viết cuốn sách Đại số đầu tiên.[2]

Năm 22 tuổi (1994), sau khi học xong thạc sĩ  Pháp, Ngô Bảo Châu lập gia đình với Nguyễn Bảo Thanh, người bạn gái học chuyên Toán cùng ông tại Trường THCS Trưng Vương, Hà Nội.[29] Đến tháng 8 năm 2010, hai người có với nhau ba người con gái: Ngô Thanh Hiên (sinh năm 1995), Ngô Thanh Nguyên (sinh năm 2000) và Ngô Hiền An (sinh năm 2003).[30]

Quan điểm giáo dục

Ngày 11 tháng 5 năm 2014, trong một bài viết trên báo Tuổi trẻ, GS Ngô Bảo Châu nhận xét: "Tại sao phải dùng ngân sách để làm ra những quyển sách mà người dân vẫn phải mua, vẫn bắt buộc phải mua hằng năm với một số lượng lớn. Vốn là một người làm toán, người làm toán thích những suy nghĩ đơn giản và ngây thơ, tôi thấy có một phương án đơn giản, ngây thơ để giải quyết sự bất công kể trên: đó là công bố hoàn toàn nội dung sách giáo khoa lên mạng." Ông đề nghị sử dụng mô hình wikipedia như mô hình mẫu cho việc này.[31]

Đầu năm 2015, GS Ngô Bảo Châu nhận xét: "trong năm qua, điều hơi tiếc là trọng tâm cải cách giáo dục đáng ra giáo dục đại học là khâu yếu nhất lại không ai đả động gì. Rõ ràng đây mấu chốt cần giải quyết vì giáo dục đại học quyết định sự phát triển đất nước trong đào tạo nhân lực cho xã hội".[32]

Quan điểm chính trị và tôn giáo

Theo BBC Vietnamese, GS Ngô Bảo Châu cho biết ông đã gửi một bức thư kiến nghị về dự án Bauxit ở Tây Nguyên vào ngày 29 tháng 5, 2009 nhưng tới thời điểm phỏng vấn là ngày 13 tháng 12, 2009, ông vẫn chưa nhận được hồi âm. Nội dung của lá thư theo ông cho biết là đề cập đến chính sách thực dân mới của chính quyền Trung Quốc về khai thác khoáng sản trên toàn cầu và đặc biệt là tại Tây Nguyên, ông cũng đưa ra cảnh báo: "phần có hại thì cầm chắc, phần có lợi thì mong manh."[33]. Đồng thời trong cuộc phỏng vấn này, ông cũng cho hay ông có theo dõi sự kiện Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS), một Viện nghiên cứu và phản biện chiến lược tư nhân do Giáo sư Hoàng Tụy và Tiến sỹ khoa học Nguyễn Quang A đứng đầu, đã giải thể sau khi Viện này cho rằng một quyết định quản lý khoa học của Chính phủ ban hành năm 2009 là bất hợp lý. Và ông đã cho biết quan điểm của mình về vụ này như sau: "Tôi có theo dõi tuy không chi tiết như giới nhà báo. Nhưng một xã hội mà không biết lắng nghe các ý kiến phản biện là một chuyện tương đối dở".[33] Trong vụ án Cù Huy Hà Vũ, Ngô Bảo Châu nói ông "vốn không đặc biệt hâm mộ" ông Cù Huy Hà Vũ, nhưng cho rằng ông Vũ là "một con người không tầm thường. Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình"...[34]" đồng thời cũng chỉ trích chính quyền và tòa án rằng họ đã "cố tình làm mất thể diện quốc gia" khi "bắt ông (Vũ) bằng hai bao cao su đã qua sử dụng", xử "nửa công khai, nửa bí mật", và "từ chối thực hiện thủ tục tố tụng".[34] Sau vụ bình luận gây nhiều tranh cãi này, vào ngày 11 tháng 4, 2011, blog cá nhân của GS. Ngô Bảo Châu có tên Thích học toán đã tạm đóng cửa và đặt ở chế độ cá nhân.[35] Ngày 12/9/2015, trong chương trình giao lưu ra mắt sách "Kẻ trăn trở" của TS Lương Hoài Nam, GS Ngô Bảo Châu nhận xét: "Người biết phẫn nộ, biết trăn trở chính là người tạo ra động lực thay đổi trong xã hội, làm giảm bớt sự đau khổ của con người, giúp cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn".[36]

Ngô Bảo Châu trưởng thành trong 1 gia đình theo Phật giáo. Mặc dù khẳng định triết lý và văn hóa Phật giáo đã thấm sâu vào con người ông như nhiều người Việt Nam khác, tuy nhiên ông xác định mình không phải là Phật tử theo nghĩa toàn vẹn nhất của từ này. Khi được hỏi về quan điểm đối với giáo lý Phật giáo, ông cho rằng "Triết lý Phật giáo cho con người một nhân sinh quan rộng rãi, giải phóng nhiều định kiến. Đấy là một tố chất cơ bản của nhà khoa học".[37]

Xuất bản

Công trình khoa học

  • B. C., Ngo (23/1/1998), Preuve d'une conjecture de Frenkel-Gaitsgory-Kazhdan-Vilonen, arΧiv:math/9801109 Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  • B. C., Ngo (4 tháng 3 năm 1998), Faisceaux pervers, homomorphisme de changement de base et lemme fondamental de Jacquet et Ye, arΧiv:math/9804013
  • B. C., Ngo (5 tháng 2 năm 2000), Résolutions de Demazure affines et formule de Casselman-Shalika géométrique, arΧiv:math/0005022
  • B. C., Ngo; T., Haines (3 tháng 7 năm 2001), Nearby cycles for local models of some Shimura varieties, arΧiv:math/0103047
  • B. C., Ngo; T., Haines (3 tháng 7 năm 2001), Alcoves associated to special fibers of local models, arΧiv:math/0103048
  • B. C., Ngo (31/7/2001), Alcoves et p-rang des variétés abéliennes, arΧiv:math/0107223 Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  • Bao Châu, Ngô (12 tháng 9 năm 2003), D-chtoucas de Drinfeld à modifications symétriques et identité de changement de base, arΧiv:math/0312181
  • Bao Châu, Ngô (29/6/2004), Fibration de Hitchin et endoscopie, arΧiv:math/0406599 Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  • Laumon, G.; Ngô, B. C. (2004), Le lemme fondamental pour les groupes unitaires, arΧiv:math/0404454.
  • Ngô Bảo Châu (2008), Le lemme fondamental pour les algebres de Lie, arΧiv:0801.0446.
  • Bao Châu, Ngô (24/3/2010), Formule des Traces et Fonctorialité: le Début d'un Programme, arΧiv:1003.4578 Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  • B. C., Ngo; Edward, Frenkel (29/4/2010), Geometrization of Trace Formulas, arΧiv:1004.5323 Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  • B. C., Ngo; Jochen, Heinloth; Zhiwei, Yun (16/5/2010), Kloosterman sheaves for reductive groups, arΧiv:1005.2765 Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)

Sách

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a ă “Ngô Bảo Châu homepage at The university of Chicago”. University of Chicago. Ngày 15 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2011.
  2. ^ a ă Hàm Châu (ngày 17 tháng 8 năm 2010). “Ngô Bảo Châu, "bom tấn" và "trống đồng" trong toán học”. Khoa học & Đời Sống Online. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2010.
  3. ^ “Le congrès international des mathématiciens” (PDF). Société Mathématique de France. Tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2010.
  4. ^ Minh Long (ngày 19 tháng 8 năm 2010). “Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields”.VnExpress. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2010.
  5. ^ Hàm Châu (ngày 18 tháng 11 năm 2005). “Hiện tượng Ngô Bảo Châu”. Báo Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2010.
  6. ^ K.Hưng (ngày 29 tháng 12 năm 2005). “10 sự kiện khoa học - công nghệ nổi bật năm 2005”.Báo Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2010.
  7. ^ Kết quả đội tuyển toán Việt Nam 1988
  8. ^ Kết quả đội tuyển toán Việt Nam 1989
  9. ^ Giới đại học Pháp vinh danh học giả Hoàng Xuân Hãn
  10. ^ “Không 'đặc cách' thì tuổi các GS ngày càng già!”. Báo Thể thao Văn hóa. Ngày 16 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2010.
  11. ^ “Ngô Bao Châu”. Le Département de Mathématiques de la Faculté des Sciences d'Orsay, Université Paris-Sud 11. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2011.[liên kết hỏng]
  12. ^ Eben Harrell (ngày 8 tháng 12 năm 2009). “The Top 10 Everything of 2009”. Tạp chí Time. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2010.
  13. ^ “International Congress of Mathematicians in India 2010”. ICM2010. Ngày 3 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2010.
  14. ^ “The IMU Prizes”. ICM. Ngày 25 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2011.
  15. ^ AFP (ngày 8 tháng 9 năm 2010). “Vietnam maths star prefers life in the shadows”. France24. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2010.
  16. ^ Sinh Phạm (27 tháng 1 năm 2010). “Ngô Bảo Châu nhận lời mời làm giáo sư ĐH Chicago”.Báo điện tử VietNamNet. Truy cập 13 tháng 4 năm 2013.
  17. ^ “Chính phủ tặng căn hộ 12 tỷ cho GS Ngô Bảo Châu”. Báo Lao động. Ngày 3 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2010.
  18. ^ Phương Anh (ngày 17 tháng 11 năm 2010). “GS Ngô Bảo Châu nói mình xứng đáng nhận nhà”. VietNamNet. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2011.
  19. ^ “Gia đình GS. Ngô Bảo Châu được cấp nhà mới” (Thông cáo báo chí). Báo điện tử chính phủ Việt Nam. 8:35 PM, 2/11/2010. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date=, |accessdate= (trợ giúp)
  20. ^ “GS Ngô Bảo Châu là "Công dân Thủ đô ưu tú" thứ 11” (Thông cáo báo chí). Hồng Hạnh,báo Dân Trí. 28/08/2010 - 20:46. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date=, |accessdate= (trợ giúp)
  21. ^ “Vinh danh công dân Thủ đô ưu tú Ngô Bảo Châu” (Thông cáo báo chí). Hồng Hạnh, Vietnam+. 9 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2012. Đã bỏ qua văn bản “ 19:16 ” (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  22. ^ “Ra mắt Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán” (Thông cáo báo chí). Quỳnh Hoa - Báo Điện tử Chính phủ Việt Nam. 3 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  23. ^ “GS Ngô Bảo Châu được tặng Bắc đẩu Bội tinh” (Thông cáo báo chí). Tuệ Nguyễn - Lan Chi, Thanh Niên Online. 2 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  24. ^ “ORDRE NATIONAL DE LA LEGION D'HONNEUR” (bằng tiếng Pháp). 22 tháng 4 năm 2011.Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2012. M. Ngô (Bao Châu), mathématicien, professeur des universités; 14 ans de services civils. M.
  25. ^ “From humanities to sciences, six faculty members receive named appointments” (Thông cáo báo chí). Steve Koppes, Susie Allen, William Harms, bản tin đại học Chicago. 16/5/2011. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date=, |accessdate= (trợ giúp)
  26. ^ “Ngô Bảo Châu nhận danh hiệu giáo sư xuất sắc” (Thông cáo báo chí). Hương Thu,VnExpress. 27/5/2011, 14:52 GMT+7. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date=, |accessdate= (trợ giúp)
  27. ^ List of Fellows of the American Mathematical Society, truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2012.
  28. ^ “GS Ngô Bảo Châu, GS Vũ Hà Văn, nhà giáo Phạm Toàn mở trang giáo dục”. giaoduc.net. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2014.
  29. ^ TTXVN. “GS Ngô Bảo Châu: Giản dị, nhân hậu và si tình”. Bee.net. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2010.
  30. ^ Mạnh Cường. “GS Ngô Bảo Châu và một cõi quê hương”. Báo Thể thao Văn hóa. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2011.
  31. ^ “Sách giáo khoa, ngân sách và Wikipedia - Tuổi Trẻ cuối tuần - Tuổi Trẻ Online”. Tuổi Trẻ Online. 11 tháng 5 năm 2014. Truy cập 27 tháng 1 năm 2015.
  32. ^ “GS Ngô Bảo Châu: "Hơi tiếc là không ai đả động gì" - VietNamNet”. VietNamNet. Truy cập 27 tháng 1 năm 2015.
  33. ^ a ă BBC (ngày 13 tháng 12 năm 2009). “GS. Ngô Bảo Châu: 'Tôi hơi bất ngờ'. BBC Vietnamese. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2009.
  34. ^ a ă BBC (ngày 6 tháng 4 năm 2011). “GS Ngô Bảo Châu bình luận vụ xử Hà Vũ”. BBC Vietnamese. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2011.
  35. ^ BBC (ngày 11 tháng 4 năm 2011). “GS Ngô Bảo Châu 'tạm đóng blog'. BBC Vietnamese. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2011.
  36. ^ GS Ngô Bảo Châu: 'Biết phẫn nộ mới tạo động lực thay đổi xã hội', vnexpress, 12.9.2015
  37. ^ Thích Nhật Từ (15 tháng 9 năm 2011). “GS. Ngô Bảo Châu nói chuyện về Phật giáo và cuộc sống”. Đạo Phật Ngày Nay. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  38. ^ “GS Ngô Bảo Châu viết 'tiểu thuyết toán hiệp' (Thông cáo báo chí). Hoàng Thùy,VnExpress. 2 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

Trang blog của Ngô Bảo Châu
             Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_B%E1%BA%A3o_Ch%C3%A2u


STT
 Tác Phẩm (bấm vào đề tài để đọc tiếp)
Tác Giả
1
Yêu Nước
Ngô Bảo Châu
2
Thơ Vui: 3000 Anh Việt Qua Thơ Lục Bác
Ngô Bảo Châu
3
Phong Giáo Sư Ở Việt Nam Khác Thế Giới
Ngô Bảo Châu
4
GS Ngô Bảo Châu: "Biết Phn Nộ ...Thay Đổi Xã Hội"
Hoàng Thùy
5
Thăm Nơi Làm Việc Của GS Ngô Bảo Châu Tại Mỹ
Trần Lưu/Vũ Bích
6


7


8











        Trở lại trang mặt