Ngày ngày 28 tháng 4 năm 1975, khi Ngô
Công Đức trên đường từParisvề
miền Nam, mới tớiBangkok, ông đượcDương Văn Minhcử
vào nội cácVũ Văn Mẫu.
Khi ông về tới nơi, Sài Gòn đã được giải
phóng.
Với
nghề báo
Nghề báo chính là niềm say mê tuyệt
đối của ông và tên tuổi của ông gắn liền với
tờbáo Tin Sángdo
ông sáng lập từ năm1968(đình
bản từ năm 1972, tháng 8-1975 được phép tái
bản sau ngày giải phóng, nhưng đến năm 1981
thì bị đóng cửa với lý do đã "hoàn thành nhiệm
vụ")[1].
"Hầu hết các chuyên mục, cách đặt vấn
đề của báoTin Sángtrong
những năm cuối thập niên 1960, đầu thập niên
1970 đều có quan điểm phê phán những sai trái
của chế độ Sài Gòn. Đặc biệt mục "Tin vịt nghe
qua rồi bỏ" do ông Ngô Công Đức phụ trách cùng
với các cây bút tiến bộ kýbút danhchung
là Tư Trời Biển đã có những bài châm biếmtrào phúngphê
phán chế độ rất được bạn đọc ủng hộ"[1]. Sau ngày 30 tháng
4 năm 1975, báo Tin Sáng (bộ mới) tiếp tục đến
với bạn đọc Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh từ
tháng 8-1975 cho đến năm 1981.
Quyết định này là của ôngTrần Bạch Đằng, Trưởng banTuyên huấn"miền"
lúc đó. Tuy nhiên, sau đó, ông Trưởng ban Tổ
chức Trung ươngLê Đức Thọcho
rằng để các báo tư nhân, dù có công tồn tại là
sai lầm "hữu khuynh" nên dẹp bỏ: tạp chíĐứng
dậyphải đình bản, báo
Tin sáng chung số phận.
Ở Ba Lan lúc đó,Công đoàn Đoàn Kếthoạt
động mạnh. Ông Ngô Công Đức lại là ngườiCông giáonên
nỗi lo ngại tăng lên. Giọt nước cuối cùng thúc
đẩy việc đóng cửa là bài viết của ông Trần
Bạch Đằng đăng trên Tin Sáng (cả ám chỉ và
đích danh) bênh vực vở kịchNguyễn Trãi ở
Đông QuancủaNguyễn Đình Thi, doNguyễn Đình Nghiđạo
diễn, vừa được ông Lê Đức Thọ đích thân ra
lệnh "ngưng" diễn. Sau vụ này, ông "Tư Ánh"
(bí danh của Trần Bạch Đằng) được gửi ra Hà
Nội học "trường Đảng cao cấp".
Làm
doanh nhân
Ngô Công Đức vốn là người làm kinh
doanh giỏi từ thời trướcngày Thống nhất. Sau này,
ông luôn làm kinh doanh mởtổ hợp sơn mài
Lam Sơn. Doanh nghiệp của ông phát triển
theo thời gian, mở rộng sang các sản phẩm thủ
công nghiệp khác (gốm, gỗ...).
"Nhưng mỗi lần ông muốn ra khỏi địa
hạt kinh doanh, ông đều nhận được những lời
"khuyên" gián tiếp hoặc trực tiếp (thí dụ như
việc ứng cử vào ban chấp hành Hội Doanh nhân
Thành phố HCM). Cho đến những năm gần cuối
đời, ông vẫn nuôi ý định trở về nghề làm báo,
viết báo và ra báo. Bệnh gan đã không cho phép
ông sống đến ngày thực hiện ý định ấy"[2].
Ngày mất
Ông Ngô Công Đức đã từ trần ngày 22
tháng 6 năm 2007, thọ 71 tuổi. Lễ tang của ông
đã được cử hành ngày 25 tháng 6-2007 tạiNhà thờ
Đức Bà, thành phố Hồ Chí Minh. Ông được
đưa về an táng tại huyệnThuận An,
tỉnhBình Dương.
Học bổng Ngô Công
Đức
Năm 2008, doanh nghiệp của gia đình bàLý Mỹ Nguyệt,
vợ ông Ngô Công Đức đã gửi tặng 345 suất học
bổng trị giá gần 500 triệu đồng cho các em học
sinh, sinh viên nghèo tại tỉnh Trà Vinh.
Bà đã lấy tên của chồng là ông Ngô
Công Đức để thành lậpquỹ học bổng Ngô
Công Đức, và mỗi năm dành hơn 1 tỷ đồng
để trao tặng. Mỗi suất học bổng dành cho các
em học sinh, sinh viên nghèo hiếu học và có
mức giá trị khác nhau. Học sinh Trung học cơ
sở là 1,35 triệu đồng, Trung hoc phổ thông là
1,8 triệu đồng; sinh viên CĐ, ĐH học tại Trà
Vinh là 3,6 triệu đồng; sinh viên CĐ, ĐH học
ngoài tỉnh là 4,5 triệu đồng.
Bà Lý Mỹ Nguyệt cho biết bà làm việc
này là thể theo ý nguyện của chồng bà muốn
đóng góp những suất học bổng để giúp các em
vượt qua những khó khăn, khuyến khích vươn lên
trong học tập[3].
Nhóm mạng Việt
Nam Văn Hiến www.vietnamvanhien.net(Tin tức cập nhật
thường xuyên)
www.vietnamvanhien.org (Thuần ngữ, tải nhanh)
www.vietnamvanhien.com (Kinh tế & Tài chánh)
www.vietnamvanhien.info(Tủ Sách
Văn Hiến, có hơn 10000
Tác phẩm )
Email:thuky@vietnamvanhien.org
Lấy Tâm Lực thay
cho vũ lực để giải trừ quốc nạn là phục hoạt
nếp sống Văn Hiến và
phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời
cuả Việt tộc.
Lấy
Nhân Tâm làm phương tiện, dụng Dân Tâm làm
quốc sách "An Dân & Lạc Quốc" là
kim chỉ nam cuả thể chế Dân Chủ Văn
Hiến.