Nguyễn Đắc Xuân
Người cầm bút xứ
Huế
LTS: Trong
một bức thư tâm
tình gửi trang sachhiem.net ngày 17-7-2008, tác
giả Nguyễn Đắc Xuân thố lộ: "Trong túi tôi có 3
cái thẻ: Nhà văn, nhà sử học và nhà báo Việt
Nam. Nhưng không có nhà nào thích hợp với
tôi cả. Từ xưa đến nay tôi luôn nhận mình chỉ là
một cây bút (a pen) ở Huế thôi. Xin các anh chị
từ nay cứ gọi tên tôi là đủ rồi."
http://sachhiem.net/NDX/NDXdir.php
Đôi hàng về tác giả
Cha: Người Thừa
Thiên Huế. Mẹ: Người Thanh Hoá.
Sinh ngày
15-7-1937 tại Huế.
Ba tuổi theo mẹ
lên Đà Lạt cho đến năm 17 tuổi mới về lại Huế.
Tuổi nhỏ được
linh mục Nguyễn Văn Bình khai tâm tại nhà thờ Cầu
Đất. Nhưng sau đó chiến tranh, ở trong rừng không
được đi học. Mãi đến năm 15 tuổi mới đến trường
Trại Mát học và hai năm sau đậu Tiểu học (1954).
Từ năm 1954 đến năm 1966 học qua các địa phương Đà
Nẵng, Quảng Ngãi, Huế.
Từ năm mới vào
Trung học đã bắt đầu làm thơ, có thơ in từ năm
1959. Năm 1963 vào Đoàn Sinh viên Phật tử Huế và
từ đó tham gia các Phong trào đầu tranh ở các đô
thị miền Nam.
Hình tác giả thời
sinh viên Đại Học Sư Phạm (1962-1966)
Năm 1966 vừa học
xong Ban Việt Hán Đại học Sư phạm Huế, tham gia
tranh đấu và được bầu làm Đoàn trưởng Đoàn Sinh
viên Quyết tử Huế, vũ trang tự vệ, chống Mỹ và
chính quyền Nguyễn Văn Thiệu-Nguyễn Cao Kỳ. Bị
lùng bắt phải ẩn náu trong các chùa Phật và sau đó
thoát ly theo kháng chiến ở vùng chiến khu Thừa
Thiên Huế. Trong kháng chiến làm thơ, viết báo,
vận động thanh niên đô thị tham gia kháng chiến.
Năm 1974 được cử đi dự Đại hội Sinh viên Quốc tế
(IUS) tại Budapest.
Hình tác giả thời
kháng chiến trong rừng (1966-1974)
Sau 30-4-1975 hoà
bình lập lại, đất nước thống nhất, làm Tuyên huấn
Thành ủy Huế, tiếp tục làm thơ, viết văn và được
kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1989, được
bầu làm Tổng thư ký Hội Văn nghệ Thành phố Huế.
Sau năm 1990 làm Phó TBT kiêm thư ký Toà soạn tạp
chí Sông Hương. Năm 1993 chuyển qua làm báo Lao
Động, từ 1994 làm Trưởng VPĐD báo Lao Động tại
miền Trung và Tây nguyên.
Ngày 15-7-1998,
đúng 61 tuổi được hưu trí.
Ngoài việc làm
cán bộ, làm báo để kiếm sống, tác giả Nguyễn Đắc
Xuân còn có đam mê nghiên cứu văn hoá lịch sử
triều Nguyễn và Huế Xưa. Đã nhiều lần đi nghiên
cứu sưu tập tư liệu lịch sử văn hoá Huế ở Pháp và
ở Mỹ. Đã xuất bản trên 50 đầu sách, tham dự hàng
chục Hội thảo khoa học về văn hoá lịch sử Triều
Nguyễn và Huế.
Đóng góp của cây
bút Nguyễn Đắc Xuân với Huế được chú ý nhất trong
5 vấn đề sau:
1. Làm rõ thời
gian lưu vong và lưu đày ở nước ngoài của 4 ông
vua Nguyễn Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân và Bảo
Đại;
2. Làm rõ thời
niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Huế;
3. Tìm được dấu
tích Cung điện Đan Dương-sơn lăng của Hoàng đế
Quang Trung ở Huế;
4. Giải mã một số
bí ẩn của lịch sử văn hoá triều Nguyễn và Huế;
5. Mở ra ngành
Huế học ở Huế. Ngoài ra, tác giả Nguyễn Đắc Xuân
đã sưu tập được một kho tư liệu lịch sử văn hoá
triểu Nguyễn và Huế, xưa nay chưa một cá nhân nào
có được.
Hiện nay đang bắt
đầu viết hồi ký và tập tu Thiền.
Những bài đăng
trong sachhiem.net:
(bấm vào đề tài đọc tiếp)
Bao giờ “Châu về
hợp phố” (Nguyễn Đắc Xuân)
Cái Họa Của Người
Nổi Tiếng (VNTP)
Hậu Quả Của “ Cái
Chết ” Của Tôi (Nguyễn Đắc Xuân)
Hỏi chuyện đời bà
“thứ phi” Mộng Điệp (Nguyễn Đắc Xuân)
Lý Công Uẩn,
đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?
(Nguyễn Đắc Xuân)
Nguyễn Đắc Xuân -
nhà Huế học (Mai Văn Hoan)
Nguyễn Đắc Xuân
trả lời Phỏng vấn tạp chí Kiến Trúc Việt
Nam (Gác Thọ Lộc)
Ngày Xuân năm Tân
Mão - Gặp Nhà Nghiên Cứu Nguyễn Đắc Xuân (Nguyễn
Hồng Trân)
Nhạc Phạm Duy và
những điều cần phải nói (An Ninh Thế Giới)
Những bạo hành ở
Tu viện Bát Nhã - xin giải thích giùm tôi
(Nguyễn Đắc Xuân)
Thiếu Một Tấm
Lòng (Nguyễn Đắc Xuân)
Thiền sư Thích
Nhất Hạnh trả lời Phỏng vấn báo Hồn Việt (Nguyễn
Đắc Xuân)
Thư gởi họa sĩ
Trịnh Cung (Nguyễn Đắc Xuân)
Trả Lời Phỏng Vấn
- Hội Luận Văn Học (Nguyễn Đắc Xuân)
Trịnh Công Sơn
với cao nguyên bụi đỏ sương mù (Nguyễn Đắc Xuân)
Tàu Constitution
của Hoa Kỳ mở đầu cuộc chiến tranh (Nguyễn Đắc
Xuân)
Tìm hiểu lịch sử
Nhà thờ La Vang (Nguyễn Đắc Xuân)
Việc nhà, việc
nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nguyễn Đắc Xuân)
Vua Dực Tông nhà
Nguyễn thán phục vua Trần Nhân Tông (Nguyễn Đắc
Xuân)
Vài Điều Về Liên
Thành, Tác Giả "Biến Động Miền Trung" (Nguyễn
Đắc Xuân)
Về khu di tích
nhà Nguyễn ở Gia Miêu Thanh Hóa (Nguyễn Đắc
Xuân)
Đính chính lịch
sử - vụ đốt phá Thanh Bồ Đức Lợi ở Đà Nẵng
(Nguyễn Đắc Xuân)
“700 năm..." Có
nhiều chuyện lần đầu được khám phá (PV Báo Thừa
Thiên Huế)
“CHÍN HẦM” Nỗi Sợ
Hãi Có Thật (Nguyễn Đắc Xuân)
“Quốc sách ấp
chiến lược” - một sản phẩm chính trị thâm độc
(Nguyễn Đắc Xuân)
Nguồn:https://www.sachhiem.net/NDX/NDXdir.php