TÁC GIẢ
NHƯ PHONG LÊ VĂN TIẾN  




Năm 1975, Như Phong đã quyết định ở lại Việt Nam. Một người bạn của ông, giáo sư Patrick J. Honey, viết cho một người Việt ở Mỹ ngày 7 tháng 7 năm 1975, than thở chuyện Như Phong quyết định không đi: “I could never get him to leave his beloved Việt Nam – Tôi chẳng thể nào kéo ông ta rời khỏi được nước Việt Nam yêu dấu của ông.” Hai mươi năm sau, cũng chính giáo sư Honey đã viết cho Như Phong sau khi ông sang đến Mỹ: “Tôi đọc, rồi đọc lại thư anh... với sự kinh ngạc lớn lao và niềm cảm phục vô bờ bến trước sự chịu đựng những nỗi cực khổ về vật chất cũng như tinh thần của anh. Tôi biết rằng trong thư anh không viết gì về tất cả những nỗi cực khổ trong đời sống tù đày đó... Làm cách nào con người có thể sống sót sau khi tuyệt thực bảy tuần lễ, nhất là sau khi đã chịu đựng cảnh khốn khổ tù đầy, thật ngoài sức tưởng tượng của tôi!... Năm 1975, Như Phong đã quyết định ở lại Việt Nam. Một người bạn của ông, giáo sư Patrick J. Honey, viết cho một người Việt ở Mỹ ngày 7 tháng 7 năm 1975, than thở chuyện Như Phong quyết định không đi: “I could never get him to leave his beloved Việt Nam – Tôi chẳng thể nào kéo ông ta rời khỏi được nước Việt Nam yêu dấu của ông.” Hai mươi năm sau, cũng chính giáo sư Honey đã viết cho Như Phong sau khi ông sang đến Mỹ: “Tôi đọc, rồi đọc lại thư anh... với sự kinh ngạc lớn lao và niềm cảm phục vô bờ bến trước sự chịu đựng những nỗi cực khổ về vật chất cũng như tinh thần của anh. Tôi biết rằng trong thư anh không viết gì về tất cả những nỗi cực khổ trong đời sống tù đày đó... Làm cách nào con người có thể sống sót sau khi tuyệt thực bảy tuần lễ, nhất là sau khi đã chịu đựng cảnh khốn khổ tù đầy, thật ngoài sức tưởng tượng của tôi!...
"Năm 1975, Như Phong đã quyết định ở lại Việt Nam. Một người bạn của ông, giáo sư Patrick J. Honey, viết cho một người Việt ở Mỹ ngày 7 tháng 7 năm 1975, than thở chuyện Như Phong quyết định không đi: “I could never get him to leave his beloved Việt Nam – Tôi chẳng thể nào kéo ông ta rời khỏi được nước Việt Nam yêu dấu của ông.” Hai mươi năm sau, cũng chính giáo sư Honey đã viết cho Như Phong sau khi ông sang đến Mỹ: “Tôi đọc, rồi đọc lại thư anh... với sự kinh ngạc lớn lao và niềm cảm phục vô bờ bến trước sự chịu đựng những nỗi cực khổ về vật chất cũng như tinh thần của anh. Tôi biết rằng trong thư anh không viết gì về tất cả những nỗi cực khổ trong đời sống tù đày đó... Làm cách nào con người có thể sống sót sau khi tuyệt thực bảy tuần lễ, nhất là sau khi đã chịu đựng cảnh khốn khổ tù đầy, thật ngoài sức tưởng tượng của tôi!... " (Theo Đỗ Quý Toàn)
  Như Phong Lê Văn Tiến, không rõ ngày sinh thật nhưng trên căn cước ghi sinh ngày 1 tháng 2 năm 1923 tại Bắc Việt. Tên thật ít ai biết là Nguyễn Tân Tiến, sau do nhu cầu hoạt động cách mạng, đổi tên là Lê Văn Tiến. Từ 1945, Như Phong làm tuần báo Ngày Nay Bộ Mới ở Hà Nội, sau đó làm biên tập cho sở Thông Tin Bắc Việt. Năm 1954, di cư vào Nam, ban đầu làm cho Việt Tấn Xã, sau đó từ 1955 sang làm nhật báo Tự Do xuyên suốt cả hai thời kỳ cho tới 1963 khi Tự Do bị đóng cửa. Ngoài báo chí Việt ngữ, Như Phong còn là cộng tác viên của The China Quarterly, London (1964-1972); các bài viết của ông về giới Trí Thức Miền Bắc, về Phong trào Nhân văn Giai phẩm đã tạo nên tên tuổi ông trên diễn đàn báo chí quốc tế. GS Patrick J. Honey, Giám đốc Ban Việt ngữ BBC luôn là bạn đồng hành của Như Phong trong nhiều thập niên và cũng là người dịch sang tiếng Anh các bài viết của Như Phong. Sang tới Mỹ, Như Phong còn tham gia viết bài cho The Asian Wall Street Journal, Hong Kong (1994-1996).

Từ 1997 Như Phong là cố vấn biên tập cho Đài Á châu Tự Do / Radio Free Asia.

Sau nhiều năm tù đầy cuối cùng Như Phong cũng tới được Hoa Kỳ định cư vào năm 1994, ông mất ngày 18 tháng 12 năm 2001 tại Virginia Hoa Kỳ, thọ 78 tuổi. (Theo Ngô Thế Vinh)

Ðã phát hành "Tưởng Niệm Nhà Báo Như Phong Lê Văn Tiến".

Và cũng để thấy một Như Phong mang rất nhiều căn cước: một nhà báo, một nhà văn, một nhà hoạt động cách mạng, một mưu sĩ mang
dấp dáng “một phù thủy chính trị,” dù với căn cước nào thì vẫn có một mẫu số chung là lòng yêu nước bền bỉ của Như Phong, từ tuổi thanh
 xuân cho tới cuối đời. Anh là chất men và cũng là niềm cảm hứng cho nhiều thế hệ.
Có thể tìm mua sách qua www.nguoivietshop.com,
 www.amazon.com và các nhà sách.
Nxb Việt Ecology Press và Người Việt Books

Nguồn:https://www.diendantheky.net/2016/09/a-phat-hanh-tuong-niem-nha-bao-nhu.html



STT
Đề Tài (bấm vào đề tài đọc tiếp)
Tác Giả
1
Như Phong Lê Văn Tiến Ra Đi Theo Đầu Ngọn Gió Mùa Đông
Võ Thành Nhân
2
Nhà Báo Như Phong Lê Văn Tiến
Từ Mai Trần Huy Bích
3
Như Phong Lê Văn Tiến Không Còn Nửa
Nguyễn Ngọc Linh
4
Như Phong Lê Văn Tiến Từ Tự Do Đến Khói Sóng
Ngô Thế Vinh
5
Cậu Tôi
Từ Dung
6
Như Phong Lê Văn Tiến - Nhà Báo Của Các Nhà Báo
Đỗ Quý Toàn












Nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến

www.vietnamvanhien.net (Tin tức cập nhật thường xuyên)
www.vietnamvanhien.org (Thuần ngữ, tải nhanh)
www.vietnamvanhien.com (Kinh tế & Tài chánh)
www.vietnamvanhien.info (Tủ Sách Văn Hiến, có hơn 9300 Tác phẩm )


Email:thuky@vietnamvanhien.org 




Lấy Tâm Lực thay cho vũ lực để giải trừ quốc nạn là phục hoạt nếp sống Văn Hiến và
phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.

Lấy Nhân Tâm làm phương tiện, dụng Dân Tâm làm quốc sách "An Dân & Lạc Quốc" là
 kim chỉ nam cuả thể chế Dân Chủ Văn Hiến.