Phạm
Chí Dũng (sinh
năm 1966) là một nhà báo, chủ tịch Hội
Nhà báo Độc lập Việt Nam, hội viên Hội
Nhà văn TP HCM, từng là đảng viên đảng Cộng
sản và cán bộ tại Ban An ninh Nội chính
Thành ủy TP HCM. Ông có học vị Tiến sĩ Kinh
tế.
Ông
là người viết báo và viết văn nhiều năm nay,
với nhiều bút danh khác nhau như Việt Thắng,
Viết Lê Quân, Thường Sơn[1].
Tiểu sử
Phạm
Chí Dũng là con trai của ông Phạm Văn Hùng, cựu
Trưởng ban tổ chức Thành Ủy thành phố HCM.
Sau
khi tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật Quân sự,
ông Phạm Chí Dũng về công tác tại Ban An
ninh Nội chính Thành ủy TP HCM.
Ông
Phạm Chí Dũng theo đuổi văn chương từ 1986
và trong những năm gần đây viết nhiều bài
dưới các bút danh khác nhau cho tạp chí Phía
Trước, bàn về một số chủ đề bị cho là tế nhị
ở Việt Nam như tự do báo chí, tham nhũng,
nhóm lợi ích cũng như kiểm soát của Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng trong nền kinh tế.
Ngày
5 tháng 12 năm 2013, ông Dũng làm đơn xin ra
khỏi đảng, sau 20 năm làm đảng viên[2],
vì cho là:"Đảng Cộng sản không còn đại diện
và phục vụ cho quyền lợi của đại đa số nhân
dân"[3].
Nhân
Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3 tháng 5, tổ
chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ
sở tại Paris, lần đầu tiên đã công bố danh
sách « 100 anh hùng thông tin »
năm 2014, gồm các nhà báo và blogger ở 65
quốc gia trên thế giới. Trong số ba người
Việt Nam được vinh danh lần này, có nhà báo
tự do Phạm Chí Dũng[4].
Khi
ra ra phi trường Tân Sơn Nhất để tham dự
cuộc hội thảo về vấn đề dân chủ và nhân
quyền cùng buổi kiểm điểm nhân quyền UPR do
Liên Hiệp Quốc tổ chức mà Việt Nam là một
trong những nước phải trả lời việc này vào
ngày 05.02. 2014 ở Geneva, do tổ chức UN
Watch mời, Phạm Chí Dũng đã bị công an tịch
thu hộ chiếu. UN Watch, một tổ chức giám sát
về nhân quyền và dân chủ của Liên Hiệp Quốc,
là một trong những tổ chức chính xây dựng
nên cuộc hội thảo này[2].
Ngày
04 tháng 7 2014, Hội
Nhà báo Độc lập Việt Nam tuyên
bố thành lập mà chủ tịch là Phạm Chí Dũng.
Dính
líu pháp luật
Ngày
17 tháng 7 2012 ông bị bắt khẩn cấp vì nghi
biên soạn tài liệu 'nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân'. Sau đó, ông bị khởi tố hai tội
danh "Âm lưu lật đổ chính quyền" (theo Điều
79 Bộ luật hình sự) và "Tuyên truyền chống
nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(theo Điều 88 Bộ luật hình sự). Có tin cho
là thiệt ra vì những loạt bài phơi bày sự
thật về tình trạng tham nhũng và các nhóm
lợi ích tại Việt Nam[5].
Khi bị bắt, ông Dũng là một cán bộ công tác
tại ban An ninh Nội chính Thành ủy TP HCM.
Tuy nhiên sau sáu tháng tạm giữ, công an đã
thông báo cho ông về việc đình chỉ điều tra
và kết thúc vụ án.
Ngày
5 tháng 12 năm 2013, Phạm Chí Dũng đã viết
đơn xin ra khỏi đảng cộng sản Việt Nam[2].
Ngày
25/06/2015, Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà
báo Độc lập Việt Nam đã bị đưa đến cơ quan
an ninh điều tra để « hỏi về các vấn đề
liên quan đến vụ án ông Nguyễn
Quang Lập». Trong 8 giờ bị câu lưu và
thẩm vấn, công an cũng đã yêu cầu ông Phạm
Chí Dũng chấm dứt hoạt động trang "Việt Nam
Thời Báo" của Hội Nhà báo Độc lập.[6]
Tác phẩm
"Những
bông hoa hoang dã" (1993), "Tự thú" (1994),
"Những chiếc bồn tắm định mệnh" (2005)
"Cuộc
phiêu lưu của linh hồn cầm cố" (2005) và
"Ngài nghị sĩ" (2006)...