Bách khoa toàn thư
mở Wikipedia
Phạm Đình
Chương (1929 – 1991)
là một nhạc sĩ tiêu
biểu của dòng nhạc tiền chiến và
là một tên tuổi lớn của tân nhạc Việt
Nam. Ngoài ra ông còn là một ca sĩ với
nghệ danh Hoài Bắc.
Cuộc đời
Phạm Đình
Chương sinh ngày 14 tháng 11 năm 1929 tại
Bạch Mai, Hà
Nội. Quê nội ông ở Hà Nội và quê ngoại ở Sơn Tây.
Phạm Đình Chương xuất thân trong một dòng họ
mà hầu hết đều làm văn nghệ, chú là nhà thơ Thế Lữ,
nhà văn Trúc Khê,
nhạc sĩ Phạm
Ngọc Cẩn, anh là họa sĩ Phạm
Văn Đôn, nhạc sĩ Phạm Văn Chung.
Cha của Phạm
Đình Chương là ông Phạm Đình Phụng. Người vợ
đầu của ông Phụng sinh được hai người con
trai: Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Phạm
Đình Sỹ lập gia đình với nữ kịch sĩ Kiều Hạnh và có
con gái là ca sĩ Mai Hương. Còn Phạm Đình Viêm là
ca sĩ Hoài
Trungcủa ban hợp ca Thăng Long.
Người vợ sau
của ông Phạm Đình Phụng có ba người con:
trưởng nữ là Phạm Thị Quang Thái, tức ca sĩ Thái
Hằng, vợ nhạc sĩ Phạm Duy. Con trai thứ là nhạc sĩ
Phạm Đình Chương. Và cô con gái út Phạm Thị
Băng Thanh, tức ca sĩ Thái Thanh.
Phạm Đình
Chương theo học trường Bưởi đến trung học thì
nghỉ vì thời cuộc. Ông gia nhập các đoàn ca
kịch lưu động đi về thôn quê (1946). Năm 1951,
ông về Hà Nội lập ra ban hợp ca Thăng Long nổi
tiếng.
Năm 1953, ông
lập gia đình với ca sĩ Khánh Ngọc rồi chuyển
vào Sài Gòn sống.
Sau 1975,
Phạm Đình Chương định cư tại California, Hoa Kỳ. Ông
mất 22 tháng 8 năm 1991 tại
California.
Sự
nghiệp âm nhạc
Ông được
nhiều người chỉ dẫn nhạc lý nhưng phần lớn vẫn
là tự học. Trong những năm đầu kháng chiến,
Phạm Đình Chương cùng các anh em Phạm Đình
Viêm, Phạm Thị Quang Thái và Phạm Thị Băng
Thanh gia nhập ban văn nghệ Quân đội ở Liên
Khu IV.
Phần nhiều
những nhạc phẩm của Phạm Đình Chương thường
được xếp vào dòng tiền chiến bởi
mang phong cách trữ tình lãng mạn. Các nhạc
phẩm đầu tiên như Ra đi
khi trời vừa sáng, Hò
leo núi... có không khí hùng kháng, tươi
trẻ.
Năm 1951,
ông chuyển về Hà Nội. Với nghệ danh Hoài
Bắc, ông cùng các anh em Hoài
Trung, Thái Thanh, Thái
Hằng lập ban hợp ca Thăng
Long danh tiếng, du ca
khắp các thành thị lớn của Việt Nam lúc đó.
Thời kỳ này các sáng tác của ông thường mang
âm hưởng của miền Bắc như nói lên tâm trạng
hoài hương của mình: Khúc
giao duyên, Được
mùa, Tiếng dân chài...
Thời gian sau đó, ông viết nhiều bản nhạc nổi
tiếng và vui tươi hơn: Xóm
đêm, Ly rượu mừng, Đón
xuân...
Sau khi cuộc
hôn nhân với ca sĩ Khánh Ngọc tan vỡ, ông bắt
đầu sáng tác tình ca. Ông đem tâm trạng đau
thương vào những bài nhạc tình da diết, đau
nhức, buốt giá tâm can: Đêm
cuối cùng, Thuở ban
đầu, Người đi qua
đời tôi, Nửa hồn
thương đau.
Có thể nói
Phạm Đình Chương là một trong những nhạc sĩ
phổ thơ hay nhất. Nhiều bản nhạc phổ thơ của
ông đã trở thành những bài hát bất hủ, có một
sức sống riêng như: Đôi
mắt người Sơn Tây (thơ Quang Dũng), Mộng
dưới hoa (thơ Đinh
Hùng), Nửa hồn
thương đau (thơ Thanh Tâm Tuyền), Đêm
nhớ trăng Sài Gòn (thơ Du Tử Lê)...
Phạm Đình Chương cũng đóng góp cho tân nhạc Việt
Nam một bản trường ca
bất hủ Hội trùng dương viết
về ba con sông đại diện cho ba miền: sông
Hồng, sông Hương và sông Cửu Long.
Tác phẩm
-
- 1946
- Ra đi khi
trời vừa sáng[1]
- 1948
- 1949
- 1950
- Bài ca tuổi
trẻ
- Chiều buồn
- 1951
- 1952
- 1953
- Đón xuân
- Được mùa
- Thuở ban đầu
- 1954
- Hội trùng
dương (trường ca gồm 3 bài Tiếng sông Hồng,
Tiếng sông Hương, Tiếng sông Cửu Long)
- Chia tay
ngày hè
- 1956
- Đất lành
- Lá thư người
chiến sĩ
- Xuân tha
hương
- 1957
- Mộng dưới
hoa[3]
- Mỗi độ xuân
về
- Tiếng dân
chài
- 1958
- 1960
- 1961
- Buồn đêm mưa[5]
- Đêm cuối
cùng
- Màu kỷ niệm[6]
- 1962
- 1963
- 1964
- Anh đi chiến
dịch
- Định mệnh
buồn
- 1966
- Mưa Sài Gòn,
mưa Hà Nội[8]
- 1967
- 1968
- Bài ngợi ca
tình yêu[9]
- Đêm màu hồng[9]
- 1969
- Đôi mắt
người Sơn Tây[10]
- Khi cuộc
tình đã chết[11]
- Người đi qua
đời tôi[12]
- 1970
- 1980
- Bên trời
phiêu lãng
- Cho một
thành phố mất tên[13]
- Khi tôi chết
hãy đem tôi ra biển[11]
- 1981
- Đêm, nhớ
trăng Sài Gòn[11]
- Hạt bụi nào
bay qua[14]
- Quê hương là
người đó[11]
- 1982
- Chưa rõ
- Đến trường
- Khúc giao
duyên
- Nhớ bạn tri
âm
- Trăng Mường
Luông
- Quật cường
- Chiến thắng
ca
- Lạc hướng
Chú thích