Phạm
Đoan Trang, sinh năm 1978 tại Hà Nội, là một nhà
báo, nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam. Tốt nghiệp
chuyên ngành kinh tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội,
Đoan Trang đã làm việc trong lĩnh vực truyền thông
(báo chí, truyền hình, xuất bản) từ tháng 11/2000.
Cô từng là phóng viên, biên tập viên ở nhiều tờ báo
tiếng Việt lớn như VnExpress, VietNamNet, Tuần Việt
Nam, Pháp luật TP.HCM, Luật Khoa tạp chí, trang mạng
tiếng Anh Vietnam Right Now và The Vietnamese. Sau
một khóa học 10 tháng ở Mỹ về chính sách công, tháng
1/2015 Đoan Trang trở về nước và từ đó trở thành một
nhà hoạt động, đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền ở
Việt Nam. Phạm Đoan Trang cũng là tác giả, đồng tác
giả của các cuốn sách “Việt Nam và tranh chấp Biển
Đông” (NXB Tri Thức, 2012), “Căn bản về truyền thông
và báo chí” (2014), “Anh Ba Sàm” (NXB Trẻ Hà Nội,
2016), “Từ Facebook xuống đường” (NXB Hoàng Sa,
2016), báo cáo “Toàn cảnh thảm họa môi trường biển
Việt Nam” (Green Trees, 2016)…
Bà
Phạm Đoan Trang, một nhà báo, blogger và là người
chiến
thắng Giải thưởng Tự do Báo chí RSF năm 2019, bị
chính quyền Việt Nam bắt giam
từ tháng 10/2020. Bà đang thụ án tù 9 năm với cáo
buộc “tuyên truyền chống nhà
nước”.
“Bà
vẫn là biểu tượng truyền cảm hứng cho sự phản
kháng trước
sự đàn áp lan rộng của Việt Nam, nơi 39 nhà báo
hiện đang bị giam giữ sau song
sắt”, RSF nhận định.
VOA
đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị họ
đưa ra
bình luận về lời kêu gọi của RSF, nhưng chưa được
trả lời.
Vào
tháng 3/2022, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh bà
Trang
thông qua việc trao Giải thưởng Phụ nữ Quốc tế Can
đảm, nói rằng bà được quốc tế
công nhận “vì những nỗ lực thúc đẩy nhân quyền và
điều hành tốt tại Việt Nam”.
(theo VOA)
Có
một câu chuyện về Đoan Trang
như thế này:
Khi ở Hoa Kỳ, Đoan Trang được chính
phủ Hoa Kỳ cấp học bổng đi học, và
cấp nhà riêng rất tiện nghi (ở Việt
Nam có thể gọi đó là một ngôi biệt
thự) để ở.
Nhưng cô vẫn quyết tâm về Việt Nam
để đấu tranh đòi dân chủ.
Khi biết quyết định của Đoan Trang,
một nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
hỏi:
- Sao cô không ở lại mà lại quyết
định về Việt Nam vậy cô Trang?
- Tôi về vì tôi không muốn mình trở
thành gánh nặng cho chính phủ Mĩ -
Đoan Trang trả lời, khiêm tốn và đơn
giản.
- Ồ, không đâu! Nếu cô ở lại thì cô
chính là tài sản của đất nước chúng
tôi, chứ không phải là gánh nặng đâu
cô!
Thế
đấy, vẫn con người đó, nhưng một đất
nước dân chủ, thịnh vượng coi cô là
một tài sản, thì nhà cầm quyền của
chính đất nước cô lại coi cô như một
tội phạm để đánh đập, đe doạ bỏ tù.
Nhưng, đó là với nhà cầm
quyền cộng sản, còn với những
người yêu dân chủ tự do chúng tôi,
Đoan Trang cũng thực sự là một tài
sản quý giá về tấm gương yêu nước
và tinh thần đấu tranh trong sáng,
kiên định.
(Hình ảnh Đoan Trang bên
ngoài phiên sơ thẩm chị Cấn Thị
Thêu 20/10/2016)
www.vietnamvanhien.net(Tin tức cập nhật
thường xuyên)
www.vietnamvanhien.org (Thuần ngữ,
tải nhanh)
www.vietnamvanhien.com (Kinh tế & Tài chánh)
www.vietnamvanhien.info(Tủ Sách Văn
Hiến, có hơn 12400 Tác
phẩm & Tiết mục)