Phạm Văn Sơn (1915 - 1978)
là một sử gia Việt
Nam và là sĩ quan Quân lực Việt
Nam Cộng hòa.
Thân thế
Ông sinh ngày 15 tháng 8 năm 1915 tại
tỉnh Hà Đông cũ
(nay thuộc về thành phố Hà
Nội).
Trong vai trò người viết sử, ông
cộng tác với Tập san Sử Địa (do
một nhóm giáo viên và sinh viên trường Đại học
Sư phạm Sài Gòn sáng lập) và viết rất nhiều
bài nghiên cứu, như các bài "Thái độ và hành
động của nhân sĩ Việt Nam trong khoảng đầu thế
kỷ XX", "Để so sánh các anh hùng trước Nguyễn
Huệ với Nguyễn Huệ",... Ông cũng biên khảo rất
nhiều sách sử, trong đó có bộ sách sử công phu
nhất của ông là Việt sử tân biên,
gồm 7 quyển, biên soạn và phát hành từng quyển
từ năm 1956 đến
năm 1972.
Khi là sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng
hòa, ông từng là Chỉ huy trưởng trường
Quân báo và Chiến tranh tâm lý Cây Mai [1]. Chức
vụ cuối cùng năm 1975 là Đại tá,
trưởng Khối Quân Sử, Phòng 5 (Phòng Nghiên
cứu) bộ Tổng Tham mưu [1].
Sau Sự kiện 30 tháng
4 năm 1975, ông bị bắt đi học tập cải tạo.
Ngày 6 tháng 12 năm 1978,
ông qua đời vì bệnh tật tại trại cải tạo Tân
Lập, huyện Sông Thao,
tỉnh Vĩnh Phú (nay
đã đổi lại thành huyện Yên Lập thuộc
tỉnh Phú Thọ như cũ,
giống trước năm 1954) [1].
Sách
- Vỹ tuyến 17
(ký tên Dương Châu)
- Việt
sử tân biên, 7 quyển, Sài Gòn,
1956-1972
- Việt
sử toàn thư, Sài Gòn, 1960
- Việt Nam
cách mạng sử (tên khác là Việt Nam tranh đấu
sử), Nhà xuất bản Vũ Hùng, Hà Nội, 1951
- Cuộc
Tổng Công Kích - Tổng Khởi Nghĩa của
Việt-Cộng Mậu Thân 1968, (viết cùng
với Lê Văn Dương), 1968
- Quân sử Việt
Nam Cộng hòa
- Việt Nam
hiện đại sử yếu, Nhà xuất bản Thanh Bình, Hà
Nội, 1952.
Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m_V%C4%83n_S%C6%A1n