Giáo sư sử học Phan
Huy Lê qua đờiNL (tổng hợp)
- Thứ bảy, 23/06/2018 16:40 (GMT+7)
Giáo sư sử học Phan Huy Lê - một trong "tứ trụ"
sử học Việt Nam đã từ trần ở tuổi 84.
Giáo Sư Phan Huy
Lê
(https://thanglong.chinhphu.vn/)
Vào lúc 13h36 phút ngày 23.6,Giáo sư sử
học Phan Huy Lê đã trút hơi thở cuối cùng sau
một tuần nhập viện cấp cứu vì bệnh
tim.
GS.TSKH Vũ Minh Giang, Phó Chủ
tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết,
dù sức khỏe của GS Phan Huy Lê không tốt nhưng
sự ra đi của ông lại khá đột ngột.
Vốn được mệnh danh là một
trong "tứ trụ" của lịch sử Việt Nam, sự ra đi
của GS Phan Huy Lê là một mất mát lớn đối với
lĩnh vực lịch sử nước nhà.
Giáo sư Phan Huy Lê sinh năm
1934 tại xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà
Tĩnh. Ông là một trong những chuyên gia lịch
sử hàng đầu Việt Nam, ông từng giữ chức Chủ
tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam: Khóa II
(1990-1995), khóa III (1995-2000), khóa IV
(2000-2005, khóa V (2005-2010) và khóa VI
(2010-2015), Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa
học năm 2016.
Năm 1994, ông nhận danh hiệu
Nhà giáo nhân dân và là người Việt Nam đầu
tiên được Nhật Bản trao tặng Giải thưởng quốc
tế văn hóa châu Á Fukuoka năm 1996.
Bên cạnh đó, ông cũng là tác
giả của hàng trăm công trình nghiên cứu có giá
trị về lịch sử, trong đó có những công trình
nổi bật như “Chế độ ruộng đất và kinh tế nông
nghiệp thời Lê Sơ”, “Lịch sử chế độ phong kiến
Việt Nam”, “Khởi nghĩa Lam Sơn”, “Phong trào
nông dân Tây Sơn”...
Tác phẩm
Lịch
sử chế độ phong kiến Việt Nam. Tập II,
Nhà xuất bản Giáo dục, 1960; tái bản 1962.
Tìm
hiểu thêm về phong trào nông dân Tây Sơn.
Nhà xuất bản Giáo dục, 1961.
Lịch
sử chế độ phong kiến Việt Nam (chủ
biên). Tập III. Nhà xuất bản Giáo dục, 1960;
tái bản 1965.
Nguyễn
Trãi, Quân trung từ mệnh tập (Chú
thích về lịch sử và địa lý). Sử học, 1961.
Khởi
nghĩa Lam Sơn và phong trào đấu tranh giải
phóng đất nước vào đầu thế kỉ XV (viết
chung). Nhà xuất bản Khoa học Xã hội,1965,
tái bản: 1969.
Nguyễn
Trãi toàn tập (Chú thích, bổ sung
và sắp xếp lại phần"Quân trung từ mệnh tập
và chiếu biểu triều Lê"). Nhà xuất bản Khoa
học Xã hội, 1976.
Một
số trận quyết chiến chiến lược trong lịch
sử dân tộc (viết chung). Nhà xuất
bản Quân đội nhân dân, 1976.
Khởi
nghĩa Lam Sơn (In lần thứ ba, có
bổ sung và sửa chữa) (viết chung). Nhà xuất
bản Khoa học Xã hội, 1977.
Lịch
sử Việt Nam (14-6-1958), Tập 2
(Giáo trình Lịch sử Việt Nam), Đại học Tổng
hợp Tp. Hồ Chí Minh, 1978.
Nguyễn
Trãi (1380 – 1442) (viết chung).
1980.
L'itinéraire
d'un historien britanique (viết
chung). Le courier du Vietnam 1/1982.
Lịch
sử Việt Nam, Tập I (viết chung). Đại
học và Trung học chuyên nghiệp, 1983; tái
bản: 1985 và 1991.
Nghệ
Tĩnh hôm qua và hôm nay (chủ
biên). Nhà xuất bản Sự thật, 1985.
Chiến
thắng Bạch Đằng năm 938 và 1288 (viết
chung). Nhà xuất bản Quân đội nhân dân,
1988.
Văn
hoá Việt Nam tổng hợp: những bước đi của
lịch sử Đại thắng Thăng Long xuân Kỉ Dậu (1789)
(viết chung). VHVN, 1989.
Phan
Huy Chú: Hải Trình chí lược / Récit
sommaire d'un voyage en mer (1933)
(do Phan Huy Lê, Claudine Salmon & Tạ
Trọng Hiệp dịch và giới thiệu). Cahier
d'Archipel 25, Paris, 1994.
Địa
bạ Hà Đông (Chủ trì). Trung tâm
Hợp tác Nghiên cứu Việt Nam xuất bản, 1995.
Thăng
Long – Hà Nội (viết chung). Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, 1995.
Gia
tộc và gia phổ Việt Nam (tiếng
Nhật) do S. Tsuboi biên tập, Nhật Bản, 1995.[20]
Lịch
sử và Văn hóa Việt Nam, Tiếp cận bộ phận (2012)
Nhóm mạng Việt Nam
Văn Hiến
www.vietnamvanhien.net(Tin tức cập nhật thường
xuyên)
www.vietnamvanhien.org (Thuần ngữ, tải nhanh)
www.vietnamvanhien.com (Kinh tế & Tài chánh)
www.vietnamvanhien.info(Tủ Sách
Văn Hiến, có hơn 11700
tác phẩm & tiết mục )
Email:thuky@vietnamvanhien.org
Lấy Tâm Lực thay cho vũ lực để giải trừ quốc
nạn là phục hoạt nếp sống Văn Hiến và
phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời
cuả Việt tộc.
Lấy
Nhân Tâm làm phương tiện, dụng Dân Tâm làm
quốc sách "An Dân & Lạc Quốc" là
kim chỉ nam cuả thể chế Dân Chủ Văn
Hiến.