TÁC GIẢ
PHAN QUANG ĐÁN


Phan Quang Đán (6 tháng 11 năm 1918 – 26 tháng 3 năm 2004) là một bác sĩ, chính khách Việt Nam trong thời Chiến tranh Việt Nam 1954–1975. Ông là bác sĩ y khoa đào tạo từ Viện Đại học Harvard,[1] Hoa Kỳ, có phòng mạch trên đường Nguyễn Thái Học, Sài Gòn[2] và từng là giáo sư Trường Đại học Y khoa Sài Gòn. Vào cuối thập niên 1960 sang đầu thập niên 1970 ông là Bộ trưởng Bộ Chiêu hồi trong Chính phủ Việt Nam Cộng hòa.

Hoạt động chính trị

Từ khởi đầu đến thời Đệ Nhất Cộng hòa

Ông bắt đầu hoạt động chính trị chống Pháp vào thập niên 1940 nhưng đến năm 1947 thì phải bỏ nước lưu vong sang Trung Quốc. Ông về Việt Nam năm 1955 tham gia cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam Cộng hòa năm 1956 nhưng bị vu cáo là cộng sản. Ông đứng ra tổ chức Khối Dân chủ (còn gọi là Mặt trận Dân chủ)[3] làm lực lượng đối lập với Đảng Cần lao và dùng báo Thời luận với 80.000 ấn bản mỗi ngày làm cơ quan ngôn luận. Vì chỉ trích chính sách Nhà nước, trụ sở báo Thời luận bị đám đông kéo vào phá tan vào cuối năm 1957 rồi đến tháng Ba năm 1958 thì bị rút giấy phép phải đóng cửa. Ông quay sang viết lập tờ Tin Bắc và lập Đảng Tự do Dân chủ[3] đến năm 1959 thì ứng cử vào Quốc hội. Tuy đắc cử với số phiếu nhiều gấp năm lần đối thủ thuộc đảng Cần lao, ông bị loại không cho nhậm chức.[4]

Năm 1960 ông nhận làm cố vấn cho nhóm âm mưu đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Sự việc thất bại và ông bị bắt giam cho đến năm 1963 khi cuộc đảo chánh năm 1963 chấm dứt nền Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam.

1963 đến thời Đệ Nhị Cộng hòa

Năm 1967 bác sĩ Phan Quang Đán ứng cử vào Quốc hội. Vì hoạt động của ông chống đối chính phủ quân sự của Nguyễn Cao Kỳ nên bị mưu sát.[1] Ông cũng ra tranh cử trong liên danh cùng với Phan Khắc Sửu làm Phó Tổng thống năm 1967 nhưng thua liên danh Nguyễn Văn Thiệu  Nguyễn Cao Kỳ.[5]

Với chính phủ dân sự, ông được bổ làm Bộ trưởng Bộ Chiêu hồi[6] rồi Thứ trưởng Bộ Xã hội.[7]

Sau năm 1975 Phan Quang Đán sang tỵ nạn  Mỹ và mất năm 2004.

Có người cho rằng ông là một người trong sạch và tài năng nhưng không gặp thời. [cần dẫn nguồn]

Tham khảo

  1. ^ a b "World: Diagnosis: Murder" theo báo Time. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2011.
  2. ^ "Ông Cố vấn Ngô Đình Nhu"
  3. ^ a b "Nói về ông Phan Quang Đán"
  4. ^ “Hồ sơ Ngũ giác đài về chính trị thời Đệ nhất Cộng hòa”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2011.
  5. ^ “Bầu cử Việt Nam Cộng hòa”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2011.
  6. ^ "South Viet Nam: Some Old, Some New" theo báo Time. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2011.
  7. ^ "Chính phủ VNCH...". Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2011.

Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/Phan_Quang_%C4%90%C3%A1n


Bác Sỹ Phan Quang Đán

Sơ lược về tác giả.

Bác sĩ Phan quang Đán sinh năm 1918 tại Nghệ An đã tốt nghiệp bác sĩ tại Hà Nội năm 1945, thêm bằng bác sĩ Sorbonne tại Pháp và lấy thêm bằng Hoa Kỳ tại Harvard năm 1954. Dưới thời đệ nhất cộng hòa bác sĩ Đán thuộc thành phản đối lập dù đã trúng cử dân biểu 1958.
|Qua năm 1960 ông đã từng bị tù chính trị 3 năm vì tham gia đảo chính bất thành. Cũng trong thời gian này, nhà văn Nhất Linh tự vẫn vì từ chối ra tòa.
Năm 1966 ông chính thức trở lại chính trường và liên tiếp thành công trong các chức vụ phát triển quốc gia bao gồm cả ngoại giao, xã hội và văn hóa.
Từ 1975 đến nay không có các nhà lãnh đạo VNCH viết hồi ký. Các vị tổng thống và phó tổng thống cho đến các thủ tướng cũng không hề viết dù là đôi dòng tâm sự dành cho hậu thế.
Bây giờ chỉ còn cuốn sách của bác sĩ phó thủ tướng sau khi ông ra đi vào tháng 3 năm 2004 tại Tampa, Florida. Chúng tôi cũng cần ghi thêm rằng trong số các vị lãnh đạo quốc gia và tướng lãnh VNCH, bác sĩ Đán là phó thủ tướng đã có người con trai thứ là phi công khu trục đã hy sinh tại trận Quảng Trị năm 1972.
Người con trưởng trước 75 là trung úy ngành tư pháp và hiện nay nguyên là thẩm phán tòa di trú SF Phan Quang Tuệ được thân phụ giao cho tác phẩm này. Ông giữ mãi hơn 40 năm qua… 

Trang sách với tình yêu và mối Nhục mất nước.                                                                 

Tác phẩm này ngoài 588 trang lại có thêm phần mở đầu trên 30 trang có hình tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, quốc kỳ, quốc ca VNCH, hình tác giả, lời nói đầu v v. Tôi chú ý đến trang sách mở đầu có chữ viết tay của bác sĩ Đán.  

Ông viết: Thân tặng con Tuệ, dưới ký tên Cậu. Đán.

Chúng tôi hiểu gia đình này gọi cha mẹ là cậu mợ. Cũng trong trang sách này có 3 đoạn ghi những ý kiến về quan điểm sống, sự liên hệ giữa đất và người. Giữa con người với nhau và với môi trường sống.  Không có chiến tranh và không có chính trị. Chúng tôi không biết rõ đây là di cảo của tác giả hay ông ghi lại những tư tưởng này từ tác phẩm nào.   Xin chép lại nguyên văn 3 đoạn và tạm dịch ra Việt Ngữ.

 

Là độc giả của tác phẩm, chúng tôi chia xẻ với tâm sự của tác giả. Bác sĩ Đán là nhà khoa bảng trí thức. Đỗ 3 bằng bác sĩ Việt Pháp Mỹ rồi về nước mở phòng khám bệnh cho dân nghèo. Nhưng y khoa không giữ chân ông. Dòng máu cách mạng xứ Nghệ đưa ông vào con đường chính trị. 

Ông chống đệ nhất cộng hòa chấp nhận đi tù và sau đó nhập cuộc xây dựng đệ nhị cộng hòa.

Ông nhìn về tương lai trông cậy vào 2 người con trai. Sự hy sinh của riêng ông chưa đủ, đất nước lấy đi thêm người con trai 26 tuổi.

Tháng tư 1975 cha con ông phó thủ tướng phải di tản. Dân sinh Media của anh Phạm Phú Nam hỏi ông Phan Quang Tuệ lúc ra đi trên máy bay Mỹ bao gồm gần như cả nội các VNCH cảm tưởng ra sao?

Ông Trung úy Tư pháp họ Phan ngoài 30 tuổi đã thẳng thắn trả lời: Nhục.                                                                                      

Là độc giả của cuốn sách VNCH với Sài Gòn thân yêu, năm 75 tôi là đại tá ngoài 40 tuổi nhưng hoàn toàn chia sẻ với ông Trung úy 30. Dù các ông đi tầu bay Mỹ. Chúng tôi đi tầu quân vận của Army ta, tôi cũng thấy Nhục như cụ Đán và ông Tuệ.

Nửa thế kỷ tiếp tục chiến đấu một mình, nếu có niềm hãnh diện nhỏ bé là vì tôi vẫn còn mang mối Nhục đến ngày hôm nay. 
Theo Giao Chỉ, San Jose
.

Nguồn:https://nhinrabonphuong.blogspot.com/2021/11/ra-mat-sach-bieu-tang-khong-ban-di-san.html
 


THƯ MỤC

STT
ĐỀ MỤC (bấm vào đề tài đọc tiếp)
TÁC GIẢ


















2
Phỉ Bán. Mạ Lỵ Kéo Dài Hơn Nửa Thế Kỷ
Phan Quang Tuệ
1
Tôi Không Chủ Trương Hợp Tác Với Ông Diệm
Phan Quang Đán

 


Nhóm mạng
Việt Nam Văn Hiến

www.vietnamvanhien.net (Tin tức cập nhật thường xuyên)

www.vietnamvanhien.org (Thuần ngữ, tải nhanh)

www.vietnamvanhien.com (Kinh tế & Tài chánh)

www.vietnamvanhien.info (Tủ Sách Văn Hiến, có hơn 11500 tác phẩm & tiết mục )

Email:thuky@vietnamvanhien.org 



Lấy Tâm Lực thay cho vũ lực để giải trừ quốc nạn là phục hoạt nếp sống Văn Hiến và

phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.

Lấy Nhân Tâm làm phương tiện, dụng Dân Tâm làm quốc sách "An Dân & Lạc Quốc" là
 kim chỉ nam cuả thể chế Dân Chủ Văn Hiến.