Nhà văn, nhà thơ Phùng
Cung sinh ngày 18 Tháng Bảy, 1928, tại Kim
Lân, Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Yên. Ông tham gia
kháng chiến chống Pháp từ năm 17 tuổi (1945)
thoát ly lên chiến khu Việt Bắc, mãi đến năm
1954 mới cùng với cơ quan là Hội Văn Nghệ
trở về Hà Nội.
Năm 1956, ông viết bài cho báo Nhân
Văn của ông Phan Khôi và Nguyễn Hữu Đang.
Truyện “Con Ngựa Già Của Chúa Trịnh” đăng
trong Nhân Văn Giai Phẩm số 4, Tháng Mười,
1956, đã đánh dấu một khúc quành của cuộc
đời Phùng Cung, từ đó về sau, ông bị tù
không bản án.
Mặc dầu không “được” đem ra xử như
Nguyễn Hữu Đang, Thụy An và Trần Thiếu Bảo,
nhưng ông đã bị đày hơn 12 năm trong các
trại tù nổi tiếng tàn độc Việt Nam như Hỏa
Lò (Hà Nội), Bất Bạt (Sơn Tây), Yên Bình
(Yên Bái), Phong Quang (Lào
Cai).
Từ ngày nhận ra chân tướng của đảng
Cộng Sản Việt Nam và bản chất của chế độ,
Phùng Cung đã ly khai hẳn với chế độ, thà
cất giấu những tác phẩm của mình chứ không
bẻ cong ngòi bút mà viết lên những điều trái
với sự thật, trái với lương
tâm.
Vì thế, Phùng Cung đã để lại 12
truyện ngắn chưa được xuất bản. Tập thơ “Xem
Đêm” được xuất bản trong nước vào năm 1995
gồm 200 bài thơ. Còn tập “Trăng Ngục” được
Phùng Cung sáng tác trong tù (1960-1972)
chưa được công khai ra mắt độc giả.
Khi
Phùng Cung qua đời năm 1997, những cơ quan
truyền thông, báo chí ở Mỹ cũng rầm rộ nhắc
tới sự nghiệp văn chương của ông, nhất là vì
một truyện ngắn “Con Ngựa Già Của Chúa
Trịnh” đăng trên báo Nhân Văn mà ông phải bị
tù đày hơn 12 năm (không bản án xét xử).
Các báo Văn,
Khởi Hành, Talawas, Đàn Chim Việt đều có những
bài tưởng niệm Phùng Cung.
Nguồn:nguoi-viet.com
Tác
Phẩm:
Con ngựa già của
Chúa Trịnh (truyện ngắn)
Dạ Ký (truyện ngắn)
Mộ Phách (truyện ngắn)
Kép Nghề (truyện ngắn)
Chiếc mũ lông (truyện ngắn)
Quản thổi (truyện ngắn)
Xem Đêm (thơ)
Phùng Cung - truyện và thơ
www.vietnamvanhien.net(Tin tức cập nhật
thường xuyên)
www.vietnamvanhien.org (Thuần ngữ, tải nhanh)
www.vietnamvanhien.com (Kinh tế & Tài chánh)
www.vietnamvanhien.info(Tủ Sách
Văn Hiến, có hơn 10200
Tác phẩm )
Email:thuky@vietnamvanhien.org
Lấy Tâm Lực thay
cho vũ lực để giải trừ quốc nạn là phục hoạt
nếp sống Văn Hiến và
phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời
cuả Việt tộc.
Lấy
Nhân Tâm làm phương tiện, dụng Dân Tâm làm
quốc sách "An Dân & Lạc Quốc" là
kim chỉ nam cuả thể chế Dân Chủ Văn
Hiến.