Hòa
thượng Thích Quảng Độ (sinh ngày 27 tháng 11 năm
1928) là Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt
Nam Thống nhất từ ngày 17 tháng 8 năm 2008[1] và
là một nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam vì
các hoạt đồng đấu tranh nhân quyền[2]. Ông là
người được trao Giải tưởng niệm Thorolf Rafto
năm 2006[3][4]. Là một người được đề cử cho giải
Nobel Hòa bình nhiều lần[5][6], ông được báo chí
quốc tế xem là một trong những người có cơ hội
đoạt giải này[2][7][8].
Ông sinh ra với tên Đặng Phúc Tuệ tại huyện Vũ
Thư, tỉnh Thái Bình. Năm 1954, ông di cư vào Nam
và trở thành một nhân vật lãnh đạo Phật giáo.
Tổng thư ký Viện Hóa Đạo
Ông được bầu làm Tổng thư ký Viện hóa đạo trong
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
(GHPGVNTN) năm 1965. Những năm sau đó, tổ chức
này phân hóa thành khối Ấn Quang và khối Việt
Nam Quốc tự, trong khi vẫn có một số tổ chức
Phật giáo ảnh hưởng khác hoạt động song song.
Năm 1981, các giáo phái Phật giáo ở hai miền
Việt Nam tổ chức đại hội thống nhất tất cả các
tổ chức Phật giáo thành một tổ chức mang tên
Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN).[9]. Giáo
hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị giải tán
(Tuy không có một văn kiện nào của Nhà nước giải
thể GHPGVNTN hay tuyên bố Giáo hội này bất hợp
pháp)[10]
Thập niên 1970-1980: lưu giam ở Thái Bình
Vì không chịu cho nhà nước giám sát giáo hội và
kêu gọi biểu tình chống chế độ, ông bị nhà chức
trách bắt giam từ tháng 6 năm 1977. Đến năm 1982
thì ông và mẹ ông bị trục xuất về nguyên quán xã
Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Mười năm
sau ông tự ý tìm vào Nam hoạt động công khai đòi
tự do tôn giáo tại Việt Nam. Nhà chức trách đã
có lệnh trục xuất ông về Bắc nhưng ông không
chịu thi hành.[11]
Tuyên án tù 1995
Do Thích Quảng Độ liên tiếp có những hành vi
được cho là chống đối và ngang nhiên lợi dụng
quyền tự do tín ngưỡng để vi phạm pháp luật, nên
tháng 1, 1995, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã
thực hiện lệnh bắt tạm giam.
Tháng 8, 1995, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh đã xét xử, tuyên phạt Thích Quảng Độ cùng
nhóm của ông (Không Tánh, Đồng Ngọc, Nhật
Thường, Trí Lực) 5 năm tù giam và thời hạn quản
chế 5 năm về tội "phá hoại chính sách đoàn kết
và lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích
Nhà nước". Theo nhà cầm quyền, trong thời gian
bị giam giữ, Thích Quảng Độ đã tỏ ra ăn năn, hối
cải nên nhân dịp Quốc khánh 2-9-1998, Chủ tịch
nước Việt Nam đã quyết định đặc xá, tha tù trước
thời hạn cho ông, trả về nơi cư trú cũ tại Thanh
Minh Thiền Viện.[12]
Viện trưởng Viện Hóa Đạo
Năm 1999, Hòa thượng Thích Quảng Độ được bầu làm
Viện trưởng Viện Hóa Đạo, một tổ chức của
GHPGVNTN (được phục hồi hoạt động từ năm
1991[13]). Tuy nhiên, tổ chức này không được
chính quyền Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt
Nam thừa nhận và bị cấm hoạt động tại Việt
Nam[9] vì đã có một tổ chức thống nhất các tổ
chức Phật giáo tại Việt Nam (cả 2 miền Nam và
Bắc sau năm 1975) với tên là Giáo hội Phật giáo
Việt Nam (được thành lập năm 1981).
Hòa thượng Thích Quảng Độ đã có 8 năm ở tù vì
những hoạt động kêu gọi tự do tôn giáo và sau
đó, tiếp tục những hoạt động nhằm khôi phục Giáo
hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ông đã gây
được nhiều chú ý trong các nhà ngoại giao nước
ngoài[14][15] và dư luận quốc tế.
Tháng 9 năm 2006, ông được trao Giải Thorolf
Rafto vì đã "dũng cảm và kiên trì chống đối ôn
hòa chế độ Cộng sản Việt Nam."[4] Chính phủ Việt
Nam cho rằng việc ông được trao giải là một việc
"hoàn toàn không thích hợp" vì ông là một người
"vi phạm luật pháp, xúi giục chia rẽ tôn giáo,
phá hoại tình đoàn kết quốc gia, và từng bị pháp
luật Việt Nam kết án."[16][17]
Ông trụ trì tại Thanh Minh Thiền viện ở Sài Gòn.
Chính phủ Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu đã chỉ
trích chính phủ Việt Nam vì ông bị quản chế tại
nhà. Tuy chính phủ Việt Nam tuyên bố rằng ông
không bị quản chế tại nhà,[18] ông phản bác
tuyên bố này trong một cuộc phỏng vấn với đài Á
Châu Tự do.[19]
Cuối tháng 10 năm 2006 ông cho biết ông sẽ không
rời Việt Nam để nhận Giải Thorolf Rafto tại Na
Uy vì ông e ngại chính quyền Việt Nam sẽ buộc
ông phải sống lưu vong. Thay vào đó, ông sẽ uỷ
thác cho ông Võ Văn Ái, phát ngôn viên Giáo hội
Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở hải ngoại, nhận
giải thưởng này thay ông.[20][21]
Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống
Sau khi hòa thượng Thích Huyền Quang viên tịch
năm 2008, theo chúc thư để lại thì hòa thượng
Thích Quảng Độ được chọn làm tăng thống thứ 5
của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống
nhất.[22][23] Trong khi chờ chính thức lĩnh
nhiệm thì ông là Xử lý Thường vụ Viện Tăng
thống.
Năm 2008, nhân danh Viện Tăng thống, ông ra Giáo
chỉ số 9 loại bỏ hàng loạt lãnh đạo của GHPGVNTN
tại hải ngoại, chỉ còn tin dùng một số người như
Thích Chánh Lạc, Thích Viên Lý, Thích Viên Định.
Trước thông tin cho rằng Giáo chỉ số 9 do Phòng
thông tin ngụy tạo và tiếm xưng, ông đã chính
thức xác nhận bằng văn bản và qua truyền thanh
rằng đó chính là ý của ông. Sự kiện này làm tan
rã một phần lớn GHPGVNTN.[cần dẫn nguồn]
Đệ ngũ Tăng thống
Tháng 11 năm 2011 trong kỳ Đại hội kỳ IX của
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tổ chức ở
chùa Điều Ngự Westminster, California thì Hòa
thượng Thích Quảng Độ mới nhận chức là Đệ ngũ
Tăng thống.[24].
Năm 2013, ông ra Quyết định loại bỏ Thích Chánh
Lạc khỏi giáo hội vì lý do phạm trọng giới. Khi
bị các lãnh đạo khác như Thích Viên Định, Thích
Thiện Hạnh phản đối, ngày 30/8/2013 ông ra Thông
bạch từ nhiệm tuyên bố rút khỏi vị trí Tăng
thống. Vài ngày sau đó, 4/9, ông lại đồng ý trở
lại vị trí Tăng thống nhưng không có văn bản xác
nhận. Cuối tháng 12/2013 ông ra Giáo chỉ số 10
loại bỏ chức vụ của Thích Viên Định, Thích Viên
Lý. Hàng loạt lãnh đạo khác của GHPGVNTN cũng
tuyên bố từ chức. Theo ý ông thì quyết định này
nhằm thanh lọc giáo hội do ông lãnh đạo. Tuy
nhiên nhiều phân tích cho thấy Giáo chỉ của ông
là vi phạm Hiến chương của GHPGVNTN, và hậu quả
của nó là làm GHPGVNTN gần như tan rã hoàn toàn,
chỉ còn lại hơn 10 người làm việc.[cần dẫn
nguồn]
Hoạt động với người dân khiếu kiện
Vào ngày 17 tháng 7 năm 2007, ông đã tham gia
cứu trợ các người dân đang khiếu kiện tại Thành
phố Hồ Chí Minh và kêu gọi "chấm dứt cái nạn độc
quyền cai trị" tại Việt Nam[25]. Tờ The Wall
Street Journal cho rằng đây là lần đầu tiên mà
các khiếu kiện về đất đai được hội tụ lại với
phong trào nhân quyền và có thể là dấu hiệu các
nông dân khiếu kiện bắt đầu nhận thức rằng khiếu
nại của họ có liên quan đến các nguyên lý trừu
tượng như tự do và dân chủ và sẽ khiến Đảng Cộng
sản phải "đau đầu"[26].
Ông bị công an bắt vào ngày 23 tháng 8 vì bị cho
là có kế hoạch biểu tình chống đối chính
quyền[27]. Thượng tọa Thích Không Tánh được Hòa
thượng Thích Quảng Độ cử mang tiền ra Bắc để cứu
tế cho những người khiếu kiện cũng bị bắt tại Hà
Nội ngày 23 tháng 8 khi đang phát tiền cứu trợ
cho những người khiếu kiện tại Hà Nội, hòa
thượng bị áp giải về lại Thành phố Hồ Chí Minh
trong cùng ngày. Sau đó, báo chí Việt Nam bắt
đầu đồng loạt chỉ trích ông Thích Quảng Độ và
GHPGVNTN[28]. Báo Nhân Dân trong bài xã luận tựa
đề "Thích Quảng Độ và các tham vọng chính trị
đội lốt tôn giáo" cho rằng ông đã cầm đầu "một
số phần tử cực đoan" để "hoạt động chống phá Nhà
nước, gây rối làm mất trật tự công cộng" và
"khiến dư luận hết sức bất bình và cực lực lên
án"[29]. Báo Tiền Phong cho rằng hoạt động cứu
trợ của ông là hoạt động "phản động", và "kích
động gây rối"[30]. Báo Tuổi Trẻ Online cho rằng
ông đã dùng việc cứu giúp người dân nghèo để làm
tổ chức của ông nổi tiếng và kêu gọi nhân dân
chống phá nhà nước[9].
Những
tác phẩm đã xuất bản
Kinh
Mục Liên Sám Pháp Kinh
Đại Phương tiện Phật Báo Ân Thoát
vòng tục lụy, Sài Gòn 1962; (truyện dịch từ
Hán văn của Tinh Vân) Dưới
mái chùa hoang, Sài Gòn 1962; (truyện) Truyện
cổ Phật giáo, Sài Gòn 1964; Đại
thừa Phật giáo tư tưởng luận Tiểu
thừa Phật giáo tư tưởng luận Nguyên
thủy Phật giáo tư tưởng luận Từ
điển Phật học Hán Việt (2 tập) Phật
Quang Đại Từ điển (9 tập) Chiến
tranh và bất bạo động Thơ
trong tù 06.04.1977-10.12.1978 (tháng 3 năm
Đinh Tỵ đến tháng 11 Mậu Ngọ) Thơ lưu đày
25.02.1982-22.03.1992 (tháng 2 năm Nhâm Tuất
đến tháng 2 năm Nhâm Thân)
www.vietnamvanhien.net(Tin tức cập nhật
thường xuyên)
www.vietnamvanhien.org (Thuần ngữ,
tải nhanh)
www.vietnamvanhien.com (Kinh tế & Tài chánh)
www.vietnamvanhien.info(Tủ Sách Văn
Hiến, có hơn 6400 Tác
phẩm )