Tác Giả
TÔ KIỀU NGÂN



Tô Kiều Ngân (1926 - 2012) là một nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ thổi sáo nổi tiếng người Việt Nam[1].

Tiểu sử

Tô Kiều Ngân tên thật là Lê Mộng Ngân, sinh năm 1926 tại Huế. Từ nhỏ ông đã sớm tỏ ra có chất nghệ sĩ, thường trốn học, đi chơi đó đây với cây sáo trúc không mấy khi rời tay.

Năm 1946 ông tham gia kháng chiến chống Pháp, phục vụ ban kịch của Vệ quốc đoàn khu IV từ Huế ra Thanh Hoá. Được một thời gian, ông xin tình nguyện chiến đấu tại mặt trận đèo Hải Vân, sau đó bị Pháp bắt năm 1948. Ba tháng sau bà được thả. Từ đó, Tô Kiều Ngân bắt đầu hoạt động văn nghệ. Tác phẩm đầu tiên của ông là kịch thơ Ngã ba đường do ban kịch Sông Ô trình diễn trên sân khấu Huế.

Năm 1950 ông gia nhập quân đội Quốc gia Việt Nam. Ba năm sau bà đưa gia đình vào miền Nam. Tại đây ông lần lượt viết cho các báo Đời MớiNgười Sống Mới, đồng thời cũng cộng tác với một vài tờ báo xuất bản tại Hà Nội như Hồ GươmGiác Ngộ

Năm 1955 ông cùng Đinh HùngThanh NamHồ ĐiệpHoàng Oanh... thành lập ban thi văn Tao Đàn trên đài phát thanh Sài Gòn. Sau đó ông lại cùng Thanh Nam chủ trương tuần báo Thẩm mỹ, rồi cộng tác với Sáng TạoVăn Nghệ Tiền PhongTiểu Thuyết Tuần SanVăn Nghệ Chiến Sĩ... Đặc biệt, ông cùng Trương Hoàng Xuân đã sáng tác bài "Cờ ta bay trên Quảng Trị thân yêu" nổi tiếng năm 1972.[2]

Sau 30/4/1975, nhà thơ Tô Kiều Ngân bị tù cải tạo giam tại Sơn La một thời gian dài.

Những năm cuối đời ông vẫn viết truyện ngắn, viết sách biên khảo, cộng tác với một số tạp chí trong nước.

Tô Kiều Ngân mất ngày 20/10/2012 tại nhà riêng, quận Bình Thạnh.

Sự nghiệp

Thơ

Thơ của ông ít xuất bản mà chỉ được truyền miệng trong giới bạn bè. Năm 1968, một loạt ca khúc phổ thơ chủ đề Huế Mậu Thân của ông rất nổi tiếng là bài "Những Con Đường Trắng" của Trầm Tử Thiêng viết dịp Huế Mậu Thân 1968, "Em Sắp Về Chưa", "Vào Mộng Cùng Em" (Châu Kỳ), "Tiếng chuông Linh Mụ" (Hoàng Nguyên).

·         Trường Ca Người lính Việt Nam

·         Ngàn Năm Mây Trắng (tập thơ)

·         Tiếng Sáo Tao Đàn (ca khúc)

Văn

·         Mặc Khách Sài Gòn (hồi ký)

·         Người Đi Qua Lô Cốt (tập truyện)

Sách biên khảo

·         Tự học thổi sáo & ngâm thơ

·         Chuyện Huế ít ai biết

Chú thích^ Nghệ sĩ Tô Kiều Ngân Văn Chương Việt

^ Trần Chí Phúc (ngày 2 tháng 1 năm 2015). “Ai là tác giả bản Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu?”SBTN. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2015.


Nguồn:
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4_Ki%E1%BB%81u_Ng%C3%A2n

NHỚ HUẾ



ÁO LỤA HÀ ĐÔNG
Thơ: Nguyên Sa     Diễn Ngâm: Tô Kiều Ngân





Thư Mục

STT
Đề Tài (bấm vào đề tài đọc tiếp)
Tác Giả
1
Giọng Huế
 Tô Kiều Ngân
2
Nhớ Huế
Tô Kiều Ngân
3
Nhà Thơ Tô Kiều Ngân Từ Lính Đến Tao  Đàn
Văn Quang
4
Nhà Thơ Tô Kiều Ngân Với Di Cảo "Mặc Khách Sài Gòn"
Viên Linh
5
Năm Sắc Diện Năm Định Mệnh: Tô Kiều Ngân
Du Tử Lê
6
Cánh Đồng Con Ngựa Chuyến Tàu
Tô Kiều Ngân
7
Đưa Em Về Thăm Huế
Tô Kiều Ngân
8


9


10


11


12


13


14









Nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến

www.vietnamvanhien.net (Tin tức cập nhật thường xuyên)
www.vietnamvanhien.org (Thuần ngữ, tải nhanh)

www.vietnamvanhien.com (Kinh tế & Tài chánh)

www.vietnamvanhien.info (Tủ Sách Văn Hiến, có hơn 8300 Tác phẩm )


Email: thuky@vietnamvanhien.org




Lấy Tâm Lực thay cho vũ lực để giải trừ quốc nạn là phục hoạt nếp sống Văn Hiến và phục hồi
 nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.

Lấy Nhân Tâm làm phương tiện, dụng Dân Tâm làm quốc sách "An Dân & Lạc Quốc" là kim chỉ nam
cuả thể chế Dân Chủ Văn Hiến.


Trở lên đầu trang

Trở Lại Trang Mặt