TÁC GIẢ
TÔN THẤT THIỆN (1924-2014)
Giáo Sư Tôn Thất
Thiện
http://www.tonthatthien.com/
Cuộc đời và tác
phẩm của Tiến Sĩ Tôn Thất Thiện
Trang web
www.tonthatthien.com là nơi tập trung những bài
viết của Tiến Sĩ Tôn Thất Thiện, một nhà ái
quốc miền Nam Việt Nam, và cũng là nơi giới
thiệu cho chúng ta biết về cuộc đời và sự
nghiệp của ông. Ông đã bỏ hết tâm trí suốt
cuộc đời ông cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
thực dân và chủ nghĩa cộng sản để có được một
thể chế tự do dân chủ cho Việt Nam.
Giáo sư Tôn Thất Thiện đã
có một cái nhìn và chỗ đứng độc đáo so với
những người trưởng thành cùng thời với ông
vào cuối Thế chiến II, và đã tham gia về mặt này hay
mặt khác trong cuộc đấu tranh cho một tương lai tốt
đẹp hơn cho quê hương.
Là một phụ tá tổng thống,
tùy viên báo chí chính phủ, nhà báo, nhà phân tích
chính trị, xuất bản báo chí, tổng trưởng và giáo sư
đại học, GS Tôn Thất Thiện đã tham gia hoặc đã là
một nhân chứng của gần như tất cả các sự kiện lịch
sử quan trọng trong giai đoạn 1945-1975: sự thành
lập chính phủ quốc gia đầu tiên tại Huế và Hà Nội
vào năm 1945, Hội nghị Geneva năm 1954 và sự ra đời
của nước Việt Nam Cộng hòa năm 1954, cuộc quân đội
đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm năm 1963, cuộc
tấn công Tết Mậu thân 1968 tại Huế và sự sụp đổ của
Sài Gòn vào năm 1975.
Các tác phẩm bao gồm
những sự kiện trong suốt năm mươi năm, từ năm 1960
đến năm 2014, không những giúp chúng ta hiểu biết
nhiều hơn về quá khứ, mà còn liên quan đến vấn
đề phát triển tương lai của Việt Nam.
Gia đình và bạn bè của GS
Tôn Thất Thiên đã lập nên trang web site nay để
tưởng nhớ và làm một nguồn tài liệu nghiên cứu
cho tất cả những ai quan tâm đến các vấn đề Việt
Nam. Những bài viết sưu tập được trong tương
lai và một số bài dịch thêm cũng sẽ được đăng
lên.
GS Tôn Thất Thiện qua
đời tại Ottawa, Canada vào ngày 03 tháng
mười năm 2014 ở tuổi chín mươi.
Từ khi rời Việt Nam vào
năm 1975 ông đã giữ lập trường của mình là nhất
định không trở về Việt Nam ngày nào còn sự cai
trị của đảng cộng sản. Số lượng những bài
viết của ông trong bốn thập kỷ lưu vong cho thấy
ông không hề xao lãng việc để hết tâm trí mình
vào vấn đề phát triển tự do dân chủ cho Việt
Nam.
Đối với những người muốn
tìm hiểu về những thập kỷ xung đột ở Đông Dương
trong thế kỷ hai mươi, GS Tôn Thất Thiện là điểm
khởi đầu mà cũng là điểm kết thúc trong những
bài viết và trong đời sống của mình: ông dựa
vào triết lý Nho giáo để tìm cách giữ gìn hồn văn
hóa của Việt Nam, và cùng lúc đó ông hết sức
bảo vệ tư tưởng độc lập chính trị cua triết học
phương Tây. Ông là một nhà cải cách tiến hóa luôn
chống sự xâm nhập của nước ngoài, từ chủ nghĩa
thực dân Pháp, đến sự áp đặt của Mỹ và chủ nghĩa
Mác / Lênin / Mao.
Qua trang web này, chúng
tôi hy vọng rằng những ý tưởng của GS Tôn Thất
Thiện sẽ tồn tại để giúp những độc giả muốn tìm
hiểu biết sâu xa hơn về Việt Nam, và những nguyên
tắc Khổng giáo cũng như tư tưởng dân chủ tự do
của phương Tây mà ông đã kiên trì tranh đấu để
bảo vệ trong một thời đại đầy sôi nổi và biến
chuyển .
Lời cảm ơn
Trang web này hoàn thành
được nhờ sự yêu thương, giúp đỡ và kiên nhẫn của
đại gia đình và bạn bè, đặc biệt là của anh Jeff
Mc Murdo, người khởi xướng dự án và đã bỏ ra rất
nhiều thì giờ của mình. Từ việc phát triển các
trang web, tìm kiếm các bài viết, đọc lại bài
đánh máy, Jeff đã cùng gia đình chúng tôi đi
từng bước từ đầu cho đến lúc hoàn tất. Những
trao đổi email của chúng tôi trong năm vừa qua chắc
có thể cất đầy một thư viện!
Dawar Ahmad đã xây dựng
các trang web và cùng làm việc với Stanley Đặng
đăng lên các bài viết. Đúng là một sự hợp tác
chặt chẽ!
Cô Phạm Lê Hương và cô Nga
Nguyễn đã giúp tìm kiếm các bài viết, và cô Hương
đã tìm được bài viết từ các tạp chí của Đại học Văn
Hạnh trước 75. Kiến thức về khoa học thư viện cua
hai cô thật quý báu!
Ryan Nelson đã vui lòng
chia sẻ với chúng tôi những bài báo đăng trên tờ
Saigon Daily News từ những năm 1960 mà anh đã tìm
thấy trong công việc nghiên cứu của mình. Thật là
một bổ sung tuyệt vời cho trang web!
Xin có lời cảm ơn đặc
biệt gởi đến người bạn lâu đời của cha tôi, chú
Michael Thạch, đã giúp dịch những bài tiếng
Pháp ra tiếng Anh, và các thân hữu của gia đình
chúng tôi, anh Trần Lương Ngọc, cháu Dương Thụy
An, chị Thuy Le và em họ của tôi anh Tôn Thất
Thăng Long đã giúp cho việc dịch từ tiếng Việt
qua tiếng Anh. Công việc này tốn nhiều thì
giờ và đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn!
Gia đình chúng tôi xin ghi
nhớ những người bạn và cựu đồng nghiệp của cha
tôi, cũng như các bạn hữu của gia đình đã cho ý
kiến, khuyến khích và hỗ trợ dự án này.
Nhiều thân hữu và tổ
chức giúp phổ biến trang web này, không thể kể
hết. Chúng tôi xin chân thành cảm tạ.
Tôn Nữ Thùy Lan, con gái
giáo sư Tôn Thất Thiện, và chồng Vũ Tiết Hùng.
Tôn Nguyễn Lê Vân, góa phụ
giáo sư Tôn Thất Thiện, và gia đình.
Ottawa, Tháng 9, 2015.
Nội dung và
cách tổ chức trang web
Trang web này gồm một thư
mục và những đoạn trích từ các sách, các bài báo
tìm lại được, các bài xã luận, phỏng vấn và thơ.
Cách di chuyển trong trang web là bấm vào chủ đề
và thường thì các phụ đề sẽ hiện ra thêm. Một
số tài liệu đã được dịch để tiện cho độc giả đọc.
Rất tiếc là nhiều bài báo viết trước năm 1975 chưa
tìm lại được, nhất là những bài viết tiếng
Việt.
Chủ đề "About" (Giới
thiệu) gồm có những bài và hình ảnh liên quan
đến giáo sư Tôn Thất Thiện, gồm cả giải thưởng
Magsaysay cho báo chí vào năm 1968, tài liệu tham
khảo từ các nguồn khác, những lời tưởng nhớ và
bình luận, một bài tóm lược hoạt động cuộc
đời theo thời gian, và một số hình ảnh, vv ...
Bài viết của giáo sư Tôn
Thất Thiện dưới chủ đề “Writings by Ton That Thien”
(Những bài viết của GS Tôn Thất Thiện) được
sắp xếp theo thứ tự thời gian và chia ra làm ba
đề mục: Tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Việt.
Các bài tiếng Anh bao gồm
các bài xã luận trước 1975 đăng hàng tuần trên tờ
Saigon Daily News, bài xã luận trên tờ Wall Street
Journal và Asian Wall Street Journal, những bài thơ
chưa in, những bài phân tích trên các tạp chí quốc
tế như Contemporary South East Asia, The Far Eastern
Economic Review, International Affairs, The
Information and Research Centre (Singapore), Pacific
Affairs, International Affairs, World Affairs, vv
... Ngoài ra còn có các bài trình bày tại các
hội nghị, và các đoạn trích từ quyển "The Foreign
policy of the communist party of Viet Nam " (Chính
Trị Đối Ngoại của Đảng Cộng Sản Việt Nam) của
Giáo Sư Tôn Thất Thiện.
Trang tiếng Pháp bao gồm
các bài viết cho Viện Institut Universitaire des
Hautes Études Internationales. Hầu hết các bài
này đã được dịch sang tiếng Anh và có thể được tìm
thấy dưới phụ đề "English – Translation from
French" (Tiếng Anh - được dịch từ tiếng Pháp).
Các bài tiếng Việt bao
gồm các bài báo trước 1975 từ tạp chí Đại học Vạn
Hạnh "Tư Tưởng", và một bộ sưu tập cua các bài báo
đã đăng trên Thế Kỷ 21, Ngày Nay, Thông luận,
Tiếng Gọi Dân Tộc, BBC Moscow, Tiếng Sông Hương,
Tuyển Tập Nhớ Huế và có một phần dành riêng cho
những bài báo viết về cố tổng thống Ngô Đình
Diệm.
Chúng tôi sẽ đăng thêm
những bài viết tìm thấy sau này cũng như dịch
thêm một số bài, và tiếp tục cải tiến trang
web để đọc giả có thể dễ tìm bài hơn.
Ghi chú của gia
đình về quyền tác giả
Trang Web này được gia
đình và bạn bè của cố GS Tôn Thất Thiện gây
dựng trong tinh thần thương nhớ và để gìn giữ
di sản của ông. Các trang web bao gồm những bài
báo và tác phẩm của ông từ năm 1950 đến năm 2014.
Chúng tôi không cố ý vi
phạm bản quyền, và đã nỗ lực tìm tòi các tòa
báo và nhà in để xin phép đăng lai những bài
viết / tác phẩm mà tác giả không có bản quyền.
Nhiều nhà xuất bản không còn tồn tại, nhưng hầu hết
các tác phẩm đã được lưu trữ nơi thư viện của
các đại học hoặc đã được đăng trên internet
trong mấy chục năm qua.
Copyright © Tất cả các
quyền tác giả được bảo vệ bởi luật bản quyền
quốc tế.
Nguồn:http://www.tonthatthien.com/
THƯ MỤC
Nhóm mạng Việt Nam
Văn Hiến
www.vietnamvanhien.net (Tin tức cập nhật thường
xuyên)
www.vietnamvanhien.org (Thuần ngữ, tải nhanh)
www.vietnamvanhien.com (Kinh tế & Tài chánh)
www.vietnamvanhien.info (Tủ Sách
Văn Hiến, có hơn 11800
tác phẩm & tiết mục )
Email:thuky@vietnamvanhien.org
Lấy Tâm Lực thay cho vũ lực để giải trừ quốc
nạn là phục hoạt nếp sống Văn Hiến và
phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời
cuả Việt tộc.
Lấy
Nhân Tâm làm phương tiện, dụng Dân Tâm làm
quốc sách "An Dân & Lạc Quốc" là
kim chỉ nam cuả thể chế Dân Chủ Văn
Hiến.
|