Đặng Tiến
Viết cho BBC từ
Orleans, Pháp
|
|
|
|
'Con người đầy nghịch
lý' |
Ông
Trần Bạch Đằng vừa là chính
khách, vừa là nhà văn. Ông có tên
thật là Trương Gia Triều.
Ông
sinh năm 1926 trong một gia đình trung
lưu, Nho học ở xã Thạnh Hưng, Giồng
Riềng, nay thuộc Kiên Giang.
Ông
Trần Bạch Đằng hoạt động chính trị
từ năm 17 tuổi, làm thơ đăng trên các
báo Điện Tín và Thanh Niên.
Sau
Cách mạng Tháng Tám, ông tham gia
Thành Ủy Sài Gòn rồi vào bộ đội
hoạt động trong lĩnh vực tuyên huấn.
Ông
phụ trách báo Chống Xâm Lăng của
Thành Ủy Sài Gòn rồi sau lên làm
Tổng biên tập báo Nhân dân Miền Nam,
thuộc Trung ương Cục.
Sau
hiệp định Geneva năm 1954, ông không
tập kết ra Bắc mà ở lại miền Nam,
tiếp tục phụ trách tuyên huấn trong
Trung ương Cục và làm Chủ tịch Hội
Văn học Nghệ thuật miền Nam.
Ông
được giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu
năm 1965 và gần đây nhất là giải
thưởng Nhà nước về văn học nghệ
thuật năm 2001.
Ông
dùng nhiều bút hiệu như Hưởng Triều,
Nguyễn Hiếu Trường, Trần Quang,
Nguyễn Trường Thiên Lý và viết trong
nhiều thể loại văn học khác nhau.
Thành
công nhất ban đầu là các tiểu luận,
lý luận chỉ đạo công cuộc kháng
chiến, tiếp theo là những tranh luận
tuyên truyền, tranh thủ giới thanh niên
Miền Nam và tuổi trẻ thành thị sau
1975.
Ngòi
bút tuyên huấn
Ông
có ngòi bút sắc bén, lý luận sắc
sảo, có sức thuyết phục cao vào
những năm 1975-1980, nhưng một số luận
điểm giáo điều, quá khích ngày nay
mất tính thời sự nên còn ít người
đọc lại.
Trần
Bạch Đằng là tác giả năm tập thơ,
diễn tả nhiệt tình yêu nước và cách
mạng, có đôi bài đọc được.
Ông
có viết các tập truyện như Bác Sáu
Rồng, 1975, nói lên quá trình đến
với cách mạng của nhiều tầng lớp
quần chúng, thanh niên, trí thức, nông
dân, từ thành thị đến nông thôn.
|
Tác phẩm
của ông gây tiếng vang nhưng
mang tính thời sự nhiều nên
khó đi sâu vào lòng người
Đặng
Tiến
|
Và
Một ngày của Bí thư Tỉnh Ủy, 1985
hay Chân dung ông Quản đốc, 1978 là
tiểu thuyết có tính cách thời sự.
Trần
Bạch Đằng quan tâm đến sân khấu, điện
ảnh, một bộ môn văn nghệ quần chúng.
Ông
viết năm vở kịch nói và nhiều kịch
bản phim truyện: Ông Hai Cũ, hai tập
năm 1985 và 1987.
Quan
trọng hơn hết là bộ phim truyện Ván
bài Lật ngửa, 9 tập, viết từ 1982
-đến 1988.
Kịch
bản phim dàn trải quá trình tranh
đấu diễn ra tại Sài Gòn từ 1954 đến
1965, mang nhiều chứng từ và tài
liệu lịch sử.
Những
năm về sau, ông Trần Bạch Đằng chủ
yếu hoạt động báo chí, biết nhiều
bài phê phán những hiện tượng tiêu
cực trong xã hội và đề xuất nhiều
ý kiến nhằm đổi mới đất nước, góp
lại in thành tập Đổi Mới đi lên từ
Thực Tế, 1100 trang, in năm 2000.
Trần
Bạch Đằng là người thiện chí, có
tâm huyết, tài năng và uy tín. Tiếc
rằng người đọc chưa thấy ông sử dụng
uy tín và tài năng ấy để vận động
tích cực cho một đất nước tự do,
một chế độ dân chủ.
Đặng Tiến, 16.04.2007
---------------------------------------------------------
Nguồn:https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/story/2007/04/070416_tranbachdangprofile
|