Trần Văn Khê sinh
ngày 24 tháng 7 năm 1921 tại làng Đông Hòa,
tổng Thuận Bình, quậnChâu Thành, tỉnhMỹ Tho(nay
là xãVĩnh Kim, Châu Thành (Tiền
Giang)) trong một gia đình có 4 đời làm
nhạc sĩ, nên từ nhỏ ông đã làm quen với nhạc
cổ truyền. Năm lên 6 tuổi ông đã được cô (Ba
Viện) và cậu (Năm Khương) dạyđàn kìm,đàn cò,đàn tranh,[3]biết
đàn những bản dễ như "Lưu Thủy", "Bình Bán
vắn", "Kim Tiền", "Long Hổ Hội". Ông nội ông
làTrần Quang
Diệm(Năm Diệm), cha
ông làTrần Quang
Chiêu(Bảy Triều), cô
làTrần Ngọc Viện(tức
Ba Viện, người đã sáng lập gánh cải lươngĐồng Nữ ban),
đều là những nghệ nhân âm nhạc cổ truyền nổi
tiếng. Cụ cố ngoại ông là tướng quânNguyễn Tri Phương.[4]Ông
ngoại ông là Nguyễn Tri Túc, cũng say mê âm
nhạc, có ba người con đều theo nghiệp đờn ca.[5]Một
trong số đóNguyễn Tri Khương, thầy dạy
nhạc và nhà soạn tuồng cải lương nổi tiếng.
Riêng mẹ ông là Nguyễn Thị Dành (Tám Dành),
sớm tham gia cách mạng, gia nhập Đảng Cộng sản
Việt Nam vào năm1930và
bị thương rồi mất trong năm đó.[6]Cha
ông vì thương nhớ vợ nên qua đời năm 1931. Ông
có một người anh họ ngoại (con ông Nguyễn Tri
Lạc) là nhạc sĩNguyễn Mỹ
Ca.[6]
Mồ côi từ rất sớm,
mẹ mất năm 9 tuổi, cha mất năm 10 tuổi, nên
ông cùng với hai em làTrần Văn Trạch(về
sau là một ca sĩ nổi tiếng, có biệt danhQuái
kiệt) vàTrần Ngọc Sươngđược
cô Ba Viện nuôi nấng. Cô Ba Viện rất thương,
cho anh em ông đi học võ, họcđàn kìm.
Năm 10 tuổi, Trần
Văn Khê đậu tiểu học, sangTam Bình,Vĩnh Longnhờ
người cô thứ năm nuôi. Đến đây Trần Văn Khê
được họcchữ Hánvới
nhà thơ Thượng Tân Thị. Trong kỳ sơ học năm
1934 tạiVĩnh Longđược
đậu sơ học có phần Hán Văn. Cả tỉnh chỉ có
Trần Văn Khê và Nguyễn Trọng Danh được đậu
bằng chữ Hán.
Thời gian này, ông
cùngLưu Hữu Phước,Võ Văn Quanlập
dàn nhạc của trường, và dàn nhạc của học sinh
trong câu lạc bộ học sinh mang tên là Scola
Club của hội SAMIPIC. Ông là người chỉ huy hai
dàn nhạc đó.
Năm 1943, ông cưới
bàNguyễn Thị
Sương, và sau đó có nhiều sự kiện làm
Trần Văn Khê phải xin thôi học để trở vềNam Kỳ. Con trai đầu lòng
của ông làTrần Quang Hải, sinh năm
1944, sau này cũng là một nhà nghiên cứu âm
nhạc dân tộc Việt Nam danh tiếng. SauCách mạng Tháng Tám, ông
tham gia kháng chiến cho tới đầu năm 1946, ông
có thêm người con trai thứ hai đặt tên là Trần
Quang Minh nên ông được tổ chức bố trí lùi về
vùng Pháp kiểm soát cuối năm 1946. Năm 1946
cũng là năm ông sáng tác bản nhạcĐi
Chơi Chùa Hươngphổ
nguyên văn toàn bộ bài thơ củaNguyễn Nhược Pháp. Năm
1948, bà Sương sanh tiếp cho ông cô con gái
Trần Thị Thủy Tiên.
Ông sangPhápdu
học từ năm 1949 nên chưa biết mặt cô con gái
út Trần Thị Thủy Ngọc còn nằm trong bụng mẹ.
Hè năm 1951, ông thi đậu vào trường Chính trị
Khoa giao dịch quốc tế. Cho đến năm 1958, ông
theo học khoa nhạc học và chuẩn bị luận án
tiến sĩ dưới sự chỉ đạo của các Giáo sư
Jacques Chailley, Emile Gaspardone và André
Schaeffner. Tháng 6 năm 1958, ông đậu Tiến sĩ
Văn khoa (môn Nhạc học) củaĐại học Sorbonne. Luận văn
của ông có tên: “LaMusique vietnamienne
traditionnelle” (Âm nhạc truyền thống Việt
Nam).
Từ năm 1963, ông
dạy trong Trung tâm Nghiên cứu nhạc Đông
phương, dưới sự bảo trợ của Viện Nhạc học
Paris (Institut de Musicologie de Paris).
Ông là thành viên của Viện Khoa học Pháp, Viện
sĩ thông tấn Viện Hàn lâm châu Âu về Khoa học,
Văn chương và Nghệ thuật cũng như nhiều hội
nghiên cứu âm nhạc quốc tế khác; là Chủ tịch
Hội đồng Khoa học của Viện quốc tế nghiên cứu
âm nhạc bằng phương pháp đối chiếu củaĐức(International
Institute for Comparative Music Studies).[7]
Ông đã đi 67 nước
trên khắp thế giới để nói chuyện, giảng dạy về
âm nhạc dân tộc Việt Nam.
Sau 50 năm nghiên
cứu và giảng dạy ở Pháp, năm 2006, ông chính
thức trở về sinh sống và tiếp tục sự nghiệp
nghiên cứu và giảng dạy âm nhạc dân tộc tại
Việt Nam. Ông cũng là người đã hiến tặng choThành phố Hồ Chí Minh420
kiện hiện vật quý, trong đó có nhiều loại nhạc
cụ dân tộc và tài liệu âm nhạc.
Năm 2009, ông là
một trong những trí thức nổi tiếng ký vào thư
phản đối dự án Boxit ởTây Nguyên.[8]
Theo di nguyện nói
của ông Trần Văn Khê trước khi mất, hài cốt sẽ
được mang vềVĩnh Kim(Tiền
Giang), chôn bên cạnh mộ phần của cha mẹ ông
và dòng tộc bao đời nay vẫn ở đó[9]. Tuy nhiên, di
nguyện văn bản hợp pháp sau cùng ông quyết
định hỏa táng và để các con mình bàn bạc quyết
định chỗ lưu tro cốt.
Ngày 26 tháng 12
năm 2015, con thứ của ông là Trần Quang Minh,
người con duy nhất còn ở lại Việt Nam đã di
cốt của cố giáo sư từ nhà riêng của ông tạiThành phố Hồ Chí Minhtới
an vị tạiLinh Hoa
Tuệ ĐànthuộcHoa viên Nghĩa trang Bình Dương.Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương tài
trợ toàn bộ kinh phí xây dựng một không gian
thờ phượng và tưởng niệm cố giáo sư Trần Văn
Khê tại một vị trí trang trọng, bao gồm cả các
bộ bàn ghế tiếp khách và trang thiết bị truyền
hình, âm thanh, nơi trưng bày các hiện vật,
tranh ảnh… để phục vụ cho những cuộc giao lưu,
những nghiên cứu âm nhạc dân tộc của ông.[10]Đây
là quyết định gây mâu thuẫn. Quyết định này
được các con gái của ông Khê ủy nhiệm, nhưng
lại không được con trưởng của ông là Trần
Quang Hải tán thành[9].
Thành lập nhà
lưu niệm
Di nguyện của ông
Trần Văn Khê là sau khi ông mất, toàn bộ tiền
phúng viếng sẽ để ra để thành lập Quỹ Trần Văn
Khê và chuyển ngôi nhà 32 Huỳnh Đình Hai trở
thành Trung tâm Trần Văn Khê.
Tuy nhiên, ngày 1
tháng 1 năm 2016, con trai trưởng Trần Quang
Hải viết thư cho Ban tang lễ (ban được ông Khê
ủy nhiệm cùng con trai trưởng để thực hiện di
nguyện) xin từ bỏ ý định thực hiện di nguyện
do một số lý do: Quỹ 700 triệu từ tiền phúng
viếng không thể đủ để thành lập quỹ (theo quy
định là 1 tỷ) và duy trì hoạt động sau này,
ngôi nhà 32 Huỳnh Đình Hai thủ tục quá nhiêu
khê và vẫn chưa được nhà nước cấp phép[11].
Gia đình
Ông Trần Văn Khê
có người em trai là nhạc sĩTrần Văn Trạchvà
em gái út là Trần Ngọc Sương. Nhạc sĩ Trần Văn
Trạch là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng ở
Sài Gòn trước năm 1975. Trần Ngọc Sương sinh
năm 1925, từng là ca sĩ lấy biệt hiệu là Ngọc
Sương, sau đổi lại là Thủy Ngọc trong những
năm 1948-50, và hiện sống tạiMontreal,Canada.
Người vợ duy nhất
của ông Trần Văn Khê là bà Nguyễn Thị Sương
(1921–2014). Ông Trần Văn Khê có bốn người con
với bà Sương:Trần Quang Hải(1944–2021)
là nhà nghiên cứu nhạc dân tộc tại Paris, Trần
Quang Minh, kiến trúc sư, hiện sống ở Thành
phố Hồ Chí Minh, Trần Thị Thủy Tiên hiện sống
tại Paris, và Trần Thị Thủy Ngọc, nhạc sĩ đàn
tranh và làm việc cho một ban nghiên cứu Đông
Nam Á của trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa
học ở Paris[12].
Khi ông Khê sang
Pháp học năm 1949, do hoàn cảnh, ông và bà
Sương không còn sống với nhau nữa. Năm 1960,
bà Sương và ông ly dị,[13]tuy
nhiên sau này vẫn coi nhau là bạn[14]. Sau đó ông có
những người phụ nữ khác nhưng ông không kết
hôn thêm lần nào nữa. Ông nói: "Đa tình thì
có thể nhưng rất may là tôi không phải là
người bạc tình và cũng chưa bao giờ cùng lúc
có hai ba người. Chỉ có người này đi qua
người khác đến. Cũng chưa có người phụ nữ
nào oán trách tôi, khi chia tay chúng tôi
đều giữ lại được tình bạn."[15]. Mấy chục năm cuối
đời ông sống một mình.
Khi ông Khê sang
Pháp học năm 1949, người con gái út của ông là
Trần Thị Thủy Ngọc còn nằm trong bụng mẹ chưa
ra đời. Sau này, năm 1961 Trần Quang Hải
(trưởng nam) sang Pháp, tới năm 1969 đến lượt
Thủy Ngọc (con gái út) sang Pháp ở với cha.
Còn Trần Quang Minh và Thủy Tiên ở lại Việt
Nam, sống với mẹ[13]. Đến 1986, Thủy
Tiên qua Pháp định cư. Trần Quang Hải kết hôn
với ca sĩBạch Yếnvà
sống tại Paris. Trần Quang Minh có gia đình
vẫn sống ở Thành phố Hồ Chí Minh cho đến nay.
Hội viên
Giáo sư Trần Văn
Khê là thành viên của nhiều hội nghiên cứu âm
nhạc trong nướcPháp,Mỹ,Trung Quốcvà
trên trường quốc tế:
Hội Nhà văn
Pháp (Société des Gens de Lettres)
(Pháp)
Hội Âm nhạc
học (Société Française de Musicologie)
(Pháp)
Hội Dân tộc
Nhạc học Pháp (Société Française
d'Ethnomusicologie) (Pháp)
Hội Âm nhạc
học Quốc tế (Société Internationale de
Musicologie)
Hội Dân tộc
Nhạc học (Society for Ethnomusicology)
(Mỹ)
Hội Nhạc học
Á châu (Society for Asian Music) (Mỹ)
Hội Âm nhạc
Á châu và Thái Bình Dương (Society for
Asian and Pacific Music)
Hội Quốc tế
Giáo dục Âm nhạc (International Society
for Music Education)
Thành viên
và chủ tịch hội đồng khoa học của Viện Quốc
tế Nghiên cứu Âm nhạc với Phương pháp Đối
chiếu (International Institute for
Comparative Music Studies) (Đức)
Hội đồng
Quốc tế Âm nhạc truyền thống (International
Council for Traditional Music) nguyên
phó chủ tịch (Mỹ)
Hội đồng
Quốc tế Âm nhạc (International Music
Council/UNESCO), nguyên uỷ viên
ban chấp hành, nguyên phó chủ tịch, đương
kim Chung sanh hội trưởng danh dự (Pháp)
Viện sĩ
thông tấn, Hàn lâm viện châu Âu, Khoa Học,
Văn chương, Nghệ thuật...
Giải
thưởng
1949: Giải
thưởng nhạc cụ dân tộc tại Liên hoan Thanh
niên Budapest.
Văn hoá bội
tinh hạng nhứt của Bộ giáo dục Việt Nam Cộng
hòa.
1975: Tiến
sĩ âm nhạc danh dự (Docteur en musique,
honoris causa) củaĐại học
Ottawa(Canada).
1981: Giải
thưởng âm nhạc của UNESCO ở Hội đồng Quốc tế
Âm nhạc (Prix UNESCO - CIM de la Musique).
1991:
Officier de l'Ordre des Arts et des Lettres,
Ministère de la Culture et de l'Information
du Gouvernement français (Huy chương về Nghệ
thuật và Văn chương của Bộ Văn hoá Pháp).
1993: Cử vào
Hàn lâm viện châu Âu về Khoa học, Văn
chương, Nghệ thuật; viện sĩ thông tấn.
1998: Huy
chương Vì Văn hoá Dân tộc của Bộ Văn hoá
Việt Nam.
www.vietnamvanhien.net(Tin tức cập nhật
thường xuyên)
www.vietnamvanhien.org (Thuần ngữ, tải nhanh)
www.vietnamvanhien.com (Kinh tế & Tài chánh)
www.vietnamvanhien.info(Tủ Sách
Văn Hiến, có hơn 8700
Tác phẩm )
Email:thuky@vietnamvanhien.org
Lấy Tâm Lực thay
cho vũ lực để giải trừ quốc nạn là phục hoạt
nếp sống Văn Hiến và
phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời
cuả Việt tộc.
Lấy
Nhân Tâm làm phương tiện, dụng Dân Tâm làm
quốc sách "An Dân & Lạc Quốc" là
kim chỉ nam cuả thể chế Dân Chủ Văn
Hiến.