Trịnh Hoài Đức(chữ Hán:
鄭懷德;1765-1825), còn
có tên là An (安), tựChỉ
Sơn(止山), hiệuCấn
Trai(艮齋); là một công
thần củatriều
Nguyễn, là mộtnhà thơ,
nhà văn và là một sử gia nổi tiếng củaViệt Namtrongthế kỷ 18-19.
Sinh thời, ông từng được vuanhà Nguyễnban
tướcAn Toàn hầu[1].
NămMậu Thân(1788), sau
khi đánh lấy được Gia Định, chúaNguyễn Phúc Ánhcho
mở khoa thi để chọn người giúp việc. Trịnh
Hoài Đức đỗ khoa ấy, được bổ làm Hàn lâm chế
cáo. Đến năm sau (1789), ông
được bổ làm Tri huyện ở Tân Bình[2], rồi được kiêm làm
Điền Tuấn trông coi việc khai khẩn đất đai ở
Gia Định. SáchQuốc triều
sử toát yếuchép:
"NămKỷ Dậu(1789),tháng
6,...mới đặt quan Điền tuấn (coi về
sự cày cấy làm ruộng), cho bọn Hàn lâm chế
cáo là Trịnh Hoài Đức,Lê Quang
Định,Ngô Tùng
Châu, Hoàng Minh Khánh, cả thảy 12
người kiêm việc này...[4].
Năm1808, ông
được bổ làm Hiệp trấnGia Định Thành, phụ tá cho
Tổng trấnNguyễn Văn Nhơn(hay
Nhân). Năm1812, ông
được bổ nhiệm làmLễ bộThượng
thư, kiêm quản Khâm thiên giám. Năm1813lại
đổi làmLại bộThượng
thư. Năm1816ông
lại được bổ nhiệm làm Hiệp Tổng trấn Gia Định
Thành lần thứ hai. Sau khi, Tổng trấn Nhơn về
kinh, ông tạm giữ quyền Tổng trấn (1820)[6].
Đầu nămCanh Thìn(1820), vuaMinh Mạnglên
nối ngôi. Sau đó, nhà vua cho triệu ông về
kinh làm Lại bộ Thượng thư như trước, lại kiêm
cả Binh bộ Thượng thư, đồng thời sung chức Phó
Tổng tàiQuốc sử
giám, thăng Hiệp biện Học sĩ. Kiêm lĩnh
nhiều việc quan trọng, sợ mình không làm tròn,
ông đã từ chối đôi ba lượt; nhưng vì vua Minh
Mạng tỏ lòng ưu ái nên ông đành phải vâng mạng[7].Tháng 5(âm lịch) năm
đó, nhà vua xuống chiếu cầu sách cũ. Trịnh
Hoài Đức dâng lên quyểnGia Định thành
thông chí(do
ông biên soạn) và quyểnBột di ngư văn
thảo(củaMạc Thiên
Tứ)[8].
Tháng 9nămTân Tỵ(1821), nhà
vua ngự giá ra Bắc, ông được đi theo. Khi về,
ông dâng lên vua hai quyển làLịch
đại kỷ nguyênvàKhang
tế lục[9]
Năm1822, ông
được cử làm Giám khảo kỳ thi ân khoa[10].
Năm1823, thấy
mình già yếu, ông dâng sớ xin từ quan. VuaMinh Mạngsai
đại thầnPhạm Đăng Hưngđến
thăm và lưu ở lại, ông đành phải xin về nghỉ
dưỡng 3 tháng. Mãn hạn nghỉ phép, ông trở raHuế, nhà vua ban cho ông
2.000 quan tiền và vật liệu để ông làm nhà ở
phía cửa Đông ngoài thành.
Tháng 2nămTân Tỵ(1825), Trịnh
Hoài Đức mất vì bệnh tại Huế, thọ 61 tuổi. Vua
bãi triều 3 ngày, truy tặng ông làThiếu
bảo Cần chánh điện Đại học sĩ, ban tên
thụy làVăn Khắc[11], phái Hoàng tử
Miên Hoằng đưa linh cữu của ông về Gia Định.
Khi linh cữu của ông về tới nơi, Tổng trấnLê Văn
Duyệtđã đích thân tới
phúng điếu và đi đưa tới huyệt tại làng Bình
Trúc (hay Trước; nay là tại khu phố III, thuộc
phường Trung Dũng, TP. Biên Hòa).[12].
Ngày27 tháng 12năm1990, khu
lăng mộ của Trịnh Hoài Đức và người vợ chính
(họ Lê) được xếp vào di tích di tích Văn hóa -
lịch sử quốc gia[14].
Trịnh Hoài Đức có
một người con trai là Trịnh Hoài Cẩn, được vuaThiệu Trịgả
em gái làTân Hòa Công
chúaĐoan Thận(con
gái thứ 13 của vuaMinh Mạng),
phong làmPhò mã Đô úy.
Phò mã Cẩn và công chúa mất vào nămTự Đứcthứ
19 (1866).
Nhìn chung, thơ
Trịnh Hoài Đức thường là thơ thất ngôn bát
cú; và đề tài thường là "trữ tình", hay miêu
tả "cảnh vật, sinh hoạt" của nhân dân ở
những nơi ông ở hoặc đi qua.
Gia Định thành
thông chí: gồm 6 quyển, viết bằngchữ Hán,
không có lời tựa, nên không biết tác giả
biên soạn vào năm nào và trong hoàn cảnh
nào. Chỉ biết là sách hoàn thành trong đờiGia Long,
cho nên ngay khi vuaMinh Mạngxuống
chiếu cầu sách cũ (1820), ông đã đem dâng
lên. Nội dung bộ sách ghi chép khá đầy đủ về
núi sông, cửa biển, phong tục, sản vật, con
người ở Gia Định (Nam Bộngày
nay),... Đây là một công trình được nhiều
nhà nghiên cứu đánh giá cao, và đã được dịch
ra tiếng Pháp từ cuốithế kỷ 19[16].
Sách tham khảo
chính
Quốc sử quán triều Nguyễn,Quốc
triều sử toát yếu. Bản dịch do Nhà
xuất bản Văn học ấn hành năm 2002.
Huỳnh Minh,Gia
Định xưa, Nhà xuất bản Thanh Niên in
lại năm 2001.
Triêu Dương,
mục từ "Trịnh Hoài Đức" trongTừ
điển văn học(bộ
mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004.
Trịnh Vân
Thanh,Thành ngữ - Điển
tích - Danh nhân Từ điển(quyển
2). Nhà xuất bản Hồn Thiêng, Sài Gòn, 1967.
Bùi Văn
Vượng, "Trịnh Hoài Đức và Gia Định thành
thông chí", bài viết in trongTổng
tập dư địa chí Việt Nam(tập
3). Nhà xuất bản Thanh Niên, 2012.
Chú thích
^Trần Văn
Giáp,Tìm
hiểu kho sách Hán Nôm, Nhà xuất
bản Khoa học xã hội, 2003, tr. 1033.
^Gia Định xưa(tr.
121) và Trịnh Vân Thanh (tr. 1393). Các
sách ở mục tham khảo đều không liệt hai
tác phẩm này vào phần sách do Trịnh Hoài
Đức sáng tác, vậy có thể đây là sách do
ông sưu tầm.
^Trần Văn Giáp
(tr. 1003) và Bùi Văn Vượng (tr. 100).
^Tháng năm mất,
tước vị, tên thụy đều biên theoQuốc
triều sử toát yếu, (tr. 166). Có
sách chép là "Văn Khác".
^Gia Định xưa(tr.
121) và Trịnh Vân Thanh (tr. 1394).
www.vietnamvanhien.net(Tin tức cập nhật
thường xuyên)
www.vietnamvanhien.org (Thuần ngữ, tải nhanh)
www.vietnamvanhien.com (Kinh tế & Tài chánh)
www.vietnamvanhien.info(Tủ Sách
Văn Hiến, có hơn 8500
Tác phẩm )
Email:thuky@vietnamvanhien.org
Lấy Tâm Lực thay
cho vũ lực để giải trừ quốc nạn là phục hoạt
nếp sống Văn Hiến và
phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời
cuả Việt tộc.
Lấy
Nhân Tâm làm phương tiện, dụng Dân Tâm làm
quốc sách "An Dân & Lạc Quốc" là
kim chỉ nam cuả thể chế Dân Chủ Văn
Hiến.