Vũ Hữu Định (1942-1981),
tên thật Lê Quang Trung,
là một nhà thơ người Việt Nam[1]. Tên
tuổi của ông gắn liền với bài thơ Còn
chút gì để nhớ, được nhạc sĩ Phạm Duy phổ
nhạc thành ca khúc cùng tên.[1]
Tiểu sử
Lê Quang Trung
sinh năm 1942 tại Thừa Thiên - Huế trong
1 gia đình nghèo. Ông từng sống qua nhiều nơi
ở Tây Nguyên, Sài Gòn, lập
gia đình và định cư ở Đà Nẵng. Ông làm thơ đăng báo từ
khoảng thập niên 1960,
với bút danh Hàn Phong Lệ,
về sau đổi thành Vũ Hữu Định. Tên Vũ Hữu Định
bắt đầu phổ biến từ khi bài thơ Còn
chút gì để nhớ của ông
được Phạm Duy đem phổ thành nhạc vào năm 1970.
Vũ Hữu Định vào
đời sớm, lập gia đình sớm và nghèo nàn trong
suốt quãng đời ngắn ngủi của mình. Ngoài làm
thơ, ông từng làm cán bộ xây dựng nông thôn ở
Đà Nẵng. Ông từng trốn quân dịch nhưng rồi bị
bắt lại.
Sau biến cố 1975,
ông ở lại Việt Nam và bị đưa đi học tập cải tạo 1
tháng.
Ông được biết đến
là một người mê rượu, tuy nghèo khó nhưng có
máu giang hồ, tính tình phóng khoáng. Ngày 3 tháng 4 năm 1981,
sau 1 chầu nhậu với bạn bè, ông bị té cầu
thang (có thông tin cho rằng bị té lầu) và qua
đời, hưởng thọ 40 tuổi.[1]
Bài thơ Còn
chút gì để nhớ
Thường đi kèm với
tên tuổi của Vũ Hữu Định, là bài thơ Còn
chút gì để nhớ[1]. Tác
phẩm gồm 4 khổ, mỗi khổ 4 câu, mỗi câu từ 7-8
chữ[2], mang
theo những hình ảnh nhẹ nhàng, tế nhị của phố
núi Pleiku,
từ cảnh vật:
- phố núi cao,
phố núi đầy sương
- phố núi cây
xanh trời thấp thật buồn
- anh khách lạ
đi lên đi xuống
- may mà có em
đời còn dễ thương
Tới con người:
- em Pleiku má
đỏ môi hồng
- ở đây buổi
chiều quanh năm mùa đông
- nên mắt em ướt
và tóc em ướt
- nên em hiền
như mây chiều trong
Bài này được viết
năm 1970,
khi nhà thơ sang thăm 1 người bạn gái ở
Pleiku. Cùng năm này, bài thơ được đăng báo
Khởi Hành của Viên
Linh và được nhạc sĩ
Phạm Duy phổ nhạc thành ca khúc, rồi trở nên
phổ biến với giọng hát Thái Thanh.
Ca khúc được phổ theo nhịp 3/4, điệu Boston,
lời thơ vẫn giữ nguyên với khổ thơ cuối được
nâng lên thành cao trào.[1]
Sau này nhà văn Nguyễn Nhật Ánh,
bạn thân của ông, cũng có 1 tiểu thuyết lấy
tên Còn chút gì để nhớ.
Chú thích