Vũ Khắc Khoan (1917-1986)
Tác phẩm là một thác ngôn
Tiểu
sử
Vũ Khắc
Khoan sinh ngày 27/02/1917 tại
Hà Nội. Mất ngày 12/9/1986, tại Minnesota, Hoa Kỳ.
Học sinh trường Bưởi; Lên
đại học, theo ngành y khoa hai năm, trước khi vào
trường Cao Đẳng Canh Nông.
Tốt nghiệp, làm kỹ sư canh nông được một năm rồi
chuyển hẳn sang dạy lịch sử
tại hai trường Nguyễn Trãi và Chu Văn An, Hà Nội
và hoạt động kịch nghệ, viết
văn, thành lập nhóm Quan Điểm với
Nghiêm Xuân Hồng.
Từ 1948 Vũ
Khắc Khoan bắt đầu in bài
trên báo Phổ Thông: hai vở kịch Thằng
Cuội ngồi gốc cây
đa (1948) và Giao thừa (1949)
và bài tùy bút Mơ
Hương Cảng(1953).
Ngay từ
thời còn là sinh viên y khoa, Vũ
Khắc Khoan đã đạo diễn những vở Thế Chiến
quốc và Nửa
đêm truyền hịch của Trần Tử Anh, trình
diễn tại Nhà Hát Lớn Hà Nội;
viết và dựng kịch bản đầu tay Trường ca
Mông Cổ, tác phẩm làm nền
cho vở Thành Cát Tư Hãn sau này.
Năm 1952, ông vừa dựng, vừa
diễn vở Thằng Cuội ngồi gốc cây đa tại
Nhà Hát Lớn.
Năm 1954,
di cư vào Nam, Vũ Khắc Khoan
cộng tác với nhật báo Tự Do, dựng lại nhóm Quan
Điểm (với
Nghiêm Xuân Hồng và Mặc Đỗ), dạy sử, văn chương và
văn học sử tại các trường
Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Sài Gòn.
Từ 1962 lên
dạy đại học. Chủ trương
nguyệt san Vấn Đề cùng với Mai
Thảo, dạy và làm giám đốc Kịch
nghệ tại trường Quốc Gia Âm Nhạc, Sài Gòn.
Di
tản sang Hoa Kỳ năm 1975, ông
dạy Pháp văn tại đại học Minnesota trong hai năm,
cộng tác với tờ Đất
Mới của Thanh Nam và tờ Văn của
Mai Thảo.
Cuối
đời ông sáng tác hai bài thơ
văn xuôi: Berceuse en pluie mineure (Ru em
theo gam mưa thứ) và Le
petit oiseau, la petite branche et le printemps
(Con chim bé, cành cây nhỏ và
mùa xuân) và viết một số tác phẩm chưa
hoàn tất: truyện dài Bướm
đêm và kịch Ngọa triều.
Vũ Khắc
Khoan mất tại Minnesota ngày
12/9/1986 vì bệnh ung thư.
Trái ngược
với những tác gia như Bình
Nguyên Lộc, Mai Thảo, Võ Phiến, Vũ Khắc Khoan là
người viết ít, viết kỹ, ông
không phải là tác giả bình dân.
Tác phẩm:
Kịch: Giao thừa và Hậu
trường, Thằng Cuội ngồi gốc
cây đa (in năm 1949), Thành Cát
Tư Hãn (1961), Những
người không chịu chết (An Tiêm)
và Ngộ nhận(Quan Điểm, 1969).
Truyện: Thần
Tháp Rùa (Nguyễn
Đình Vượng, 1957).
Biên
khảo: Tìm
hiểu sân khấu chèo, Vở chèo
Quan Âm Thị Kính (Lửa Thiêng, 1974). Và
tùy bút có Mơ
Hương Cảng (Kẻ Sĩ, 1971), Đọc
kinh (An Tiêm, Paris,
1990) và Đoản văn xa nước (An
Tiêm, 1995).
Nguồn:http://thuykhue.free.fr/stt/v/VKKhoan-HopLuu.html