Xin đốt lên Ba
nén Hương thơm, Ba lần Bái
Kính để tỏ lòng tiếc thương, tưởng
nhớ đến Chiến Hữu Cựu “S/Q” Quân Lực
Việt Nam Cộng Hòa, Cố Tử Tù
Chính Trị, TRƯƠNG VĂN SƯƠNG đả vĩnh viễn
nằm xuống trong Trại Tù Ba Sao, Nam
Hà Ngày 12/9/2211.
Trừ Ba Triệu Đảng
Viên Đảng Cộng Sản, “HỌ” hoàn
toàn dững dưng, vô cảm, thậm
chí còn hả hê, vui cười
trước cái chết của một người tù
kiên cường, bất khuất, khiêu
hùng, không chấp nhận cúi
đầu khuất phục giặc cộng cho đến giây
phút cuối, của Anh Hùng
Dân Tộc Trương Văn Sương. Đảng Cộng Sản
hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước cái chết đột ngột, mờ
ám của Anh TRƯƠNG VĂN SƯƠNG.
Những Người
Việt Nam có con tim chân
chính, có khối óc
minh mẫn, cùng Da Vàng,
Máu Đỏ, cùng Con Hồng
Cháu Lạc, từ trong Nước ra đến
Hải Ngoại, tất cả đều bàng
hoàng kinh ngạc, đau đớn,
xót xa, tiếc thương, dẫn đến căm
hận, phẩn nộ bọn bạo quyền gian
ác, bán Nước cầu vinh, một
lũ hán nô, hèn với
giặc, ác với Dân, chỉ biết
còn ĐẢNG còn Mình,
đả giết chết Anh một cách
hèn hạ, dã man.
Anh vĩnh viễn nằm
xuống sau tròn 33 năm bất khuất, kiên
cường, chiến đấu trực diện với Đảng Cộng Sản, mặc
dù QLVNCH gãy súng, bị bức tử
trong ngày Quốc Hận 30/4/75, nhưng Cựu Sĩ
Quan, Trương Văn Sương, một người Lính
Chiến không chịu xuôi tay, không
chấp nhận đầu hàng địch, Anh Hùng
Trương Văn Sương cùng sát
cánh với các Chiến Hữu sống
hiên ngang trước mặt quân thù,
hầu chứng minh cho Thế Giới, cho Đồng Bào
Việt Nam thấy và hiểu: Quân Lực Việt
Nam Cộng Hòa chưa giãi nhiệm.
Anh nối Chí
Tiền Nhân Quang Trung…, nối gót Ngũ
Tướng KHOA, NAM, HƯNG, PHÚ, HAI,.. “CẨN” đả
“tuẩn tiết” chết cho TỔ QUỐC, Chết để bảo
toàn DANH DỰ của những Vị Tướng QLVNCH,
làm tròn TRÁCH NHIỆM, với
Dân Tộc.
Tên Anh được
ghi vào Trang Sữ Chống Cộng, Tên Anh
được ghi vào Quân Sử tô thắm
chiến công oai hùng của QUÂN,
DÂN, CÁN, CHÍNH Miền Nam đả
Anh Dũng Hy Sinh hơn Hai Mươi Năm để Miền Nam được
sống trong Tự Do, Người Dân được sống trong
êm ấm, hạnh phúc.
TRƯƠNG VĂN SƯƠNG: Non
Sông Vẫy Gọi Anh. Anh đả hiên ngang
Đáp Lời Sông Núi. Anh nặng nợ
với Núi Sông, anh muốn thỏa mộng Nam
Bình, quyết Bắc Phạt, Cao Nguyên
Trấn, Chí Bình Non, Nguyện Yên
Đoài của anh cao tựa núi Cao.
TRƯƠNG VĂN SƯƠNG:
Tình Nhà anh xem nhẹ, nợ Nước Anh
nặng mang, để ngày tạm tha về nhà
chữa bệnh, Anh ngậm ngùi, nuốt thương đau
đứng trước Bàn Thờ Vợ hiền, người
đàn bà đả một đời son sắc, thủy
chung chờ Chồng như Bà Tô Thị Năm
xưa, trở thành Hòn Vọng Phu.
Trước nấm mồ người
con Gái bé nhỏ, thân yêu
đả nằm xuống trong đói lạnh, cơ hàn,
vì Ba mãi lo Việc Non Sông.
Sanh, Ly, Tử,
Biệt, làm tim anh nhói đau,
nhưng nổi đau thảm họa Cộng Sản, cộng nổi
đau đại họa mất Nước, là niềm trăn
trở không nguôi của đời
Anh.
TRƯƠNG VĂN SƯƠNG:
Anh Không tham sanh úy tử,
không tham sướng sợ khổ, nên anh chấp
nhận 33 đọa đày trong gông
cùm, xiềng xích, trong biệt giam
đói lạnh của địa ngục Trần Gian, nhà
tù Cộng Sản, Anh chọn cái chết trong
lao tù để vạch trần tội ác Trời
không dung, Đất không tha của chế độ
bạo quyền đại gian, đại ác của Đảng Cộng
Sản Việt Nam cho Thế Giới, và người
Dân Cả Nước hiểu rỏ hơn về bộ mặt thật
của 14 tên hôn Quân, bạo
Chúa trong Vương Cung, phủ Chúa Ba
Đình.
Anh Hùng
TRƯƠNG VĂN SƯƠNG, người Chiến Hữu, người Bạn
Tù, đáng Kính của Tôi.
Hôm nay,
Chúng Tôi, một nhóm nhỏ, Cựu
Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng
Hòa, Cựu Tù Nhân Chính
Trị thuộc các Trại Tù khắp cả Nước,
quần tụ về đây đốt lên Ba Nén
hương lòng, Kính Cẩn Nghiêm
Mình trước Di Ảnh của Anh, trong niềm thổn
thức thương tiếc, ngậm ngùi nói lời
chào Vĩnh Biệt Anh.
Xin Anh Hùng
TRƯƠNG VĂN SƯƠNG xem đây là buổi lễ
Truy Điệu, với phút Mặc Niệm mà lẻ
ra Quân Đội phải đứng ra Tổ Chức để Vinh
Danh, Ghi Công Anh, theo đúng Nghi
Lễ, Quân Cách dành cho ANH
HÙNG TỬ SĨ, VỊ QUỐC VONG THÂN, nhưng
đứng trước cảnh thù trong, giặc
ngoài không cho phép
công khai cử hành Quân Lễ tiễn
đưa, kính mong Anh hiểu.
Nhóm
Chúng Tôi đành mượn những lời
thương tiếc, cùng tất cả tấm lòng
kính quý của Chúng Tôi
thay cho bài diễn văn đọc trước Linh Cửu
ANH.
Những tiếng uất
nghẹn, tiếng nấc trong nghẹn ngào,
phát xuất từ con tim của Chúng
Tôi, xin Anh xem đó như
những phát súng tiễn đưa Linh
Hồn Anh về với Đất Mẹ, về với các Tử Sĩ của
Anh ở miền Viên Miễn.
Hòa chung
hàng triệu, triệu gọt nước mắt của
toàn thể Người Việt yêu Tự Do,
yêu Công Bằng, Chuộng Bác
Ái đả nhỏ xuống tiếc thương, cùng
với hàng triệu, triệu đóa Hoa Hồng
kèm lời Thành Kính Phân
Ưu của Đồng Bào thể hiện trên
các Diễn Đàn Hội Luận, trên
các Website, các Blog, trên
các bài diễn văn tố cáo tội
bán Nước được đọc trong những buổi biểu
tình ở Đức, Úc, Canada, Mỹ,
Pháp, và các Quốc Gia
có người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản.
Những gọt nước mắt
khóc thương Anh, Chúng Tôi
kết tụ lại, dệt thành một Lá Cờ
Vàng Ba Sọc Đỏ, Lá Quốc Kỳ biểu
tượng của Miền Nam Tự Do…
Chúng
Tôi xin được Trân Trọng Phủ Lên
Quan Tài của Anh, cùng với HUẤN, HUY
CHƯƠNG Cao Qúy nhất của Quân Lực Việt
Nam Cộng Hòa dành tưởng thưởng, trao
tặng các TỬ SĨ.
Cùng
hàng Chữ: TỔ QUỐC GHI CÔNG, Anh
Hùng TRƯƠNG VĂN SƯƠNG. VỊ QUỐC VONG
THÂN.
Đồng Bào Việt
Nam, Tập Thể Cựu Chiến Sĩ QLVNCH, những người Bạn
Tù, Hai Người Con Trai, và
Các Cháu Nội của Anh không bao
giờ quên Anh.
Ngũ ngon đi anh sau
ba mươi ba năm đọa đày trong ngục
tù, Đất Mẹ đả mở rộng vòng tay
ân cần, âu yếm, ôm ấp, vổ về đứa
con tốt lành, kiên cường, đứa con
dám chọn cái chết để tỏ lòng
Trung Thành, Hiếu Đạo với Mẹ.
Tổ Quốc TRI ÂN,
Quân Đội VINH DANH, Đồng Bào THƯƠNG
TIẾC Anh Hùng Dân Tộc TRƯƠNG VĂN
SƯƠNG, và các Chiến Sĩ Các
Cấp của QLVNCH đả VỊ QUỐC VONG THÂN.
Trọng Kính
Bái. Thành Kính Phân
Ưu cùng Gia Đình
Joseph Nguyễn
Phùng Phong
ANH
HÙNG TRƯƠNG VĂN SƯƠNG.
Luật
sư Nguyễn Văn Đài (danlambao)
- Vào lúc 10.20
sáng ngày 12 tháng 9
năm 2011, trái tim tù
nhân chính trị bị giam cầm
lâu nhất thế giới đã ngừng đập
tại bệnh viện tỉnh Hà Nam. Tù
nhân chính trị Trương Văn Sương
thọ 68 tuổi, có tất cả hơn 33 năm
trong tù. Ông ra đi không
chỉ để sự thương tiếc trong lòng
những người thân trong gia đình
mà còn để sự thương tiếc trong
những người có cùng niềm tin
vào Chúa Jesus, những bạn
bè, đặc biệt là những
tù nhân chính trị
và thường phạm ở trại giam Nam
Hà.
Tôi được đưa đến
nhà tù Nam Hà
vào ngày 4 tháng 1 năm
2008, khi đó những người tù
chính trị ở đây đã kể
tôi nghe rất nhiều về chú
Sương, họ nói những gì
mà tù chính trị ở
đây được đối đãi tử tế hơn
tù thường phạm là nhờ một phần
những đấu tranh trước đây của
chú Sương. Trước đây khi
nhà bếp mỗi lần nấu cơm không
tốt, rau bẩn, hay tiêu chuẩn ăn bị cắt
xén, chú Sương thường mang tất
cả đồ ăn đó ra nhà văn
hóa trại, và yêu cầu ban
giám thị tới nhận lại. Hàng
tháng khi viết bản kiểm điểm
cá nhân, chú Sương
luôn viết vào đó
là yêu cầu xóa bỏ điều 4
Hiến pháp, và đưa ra những
kiến nghị dân chủ hóa đất nước.
Chú Sương cũng còn là
tù nhân chính trị bị kỷ
luật và bị giam cùm
không chỉ nhiều nhất ở nhà
tù Nam Hà mà có
lẽ nhiều nhất thế giới. Mỗi lần kỷ luật
chú Sương, công an nhà
tù phải huy động những người to khỏe,
người thì bịt mồm, người thì
khóa tay, sau đó họ mới
áp giải được chú Sương xuống
khu kỷ luật.
Khi nghe những câu
chuyện về chú Sương, tôi mong
ước có dịp được gặp chú một
lần. Tháng 10 năm 2008, tôi
được họ chuyển sang buồng giam số 6, nơi
chú Sương bị giam trước đây.
Tất cả những tù nhân ở
đây mỗi khi nhắc đến chú Sương,
họ đều tỏ ra rất kính trọng
chú. Tại nơi biệt giam, chú
có nghe về tôi, và thỉnh
thoảng chú có gửi cho
tôi một chút rau tươi mà
chú tự trồng được tại đó. Sau
nhiều năm bị biệt giam, vào
tháng 9 năm 2009, chú được đưa
trở lại buồng giam số 6 chung với tôi
và từ đó tôi và
chú cùng ăn chung với nhau cho
đến khi chú được đưa đi cấp cứu
và sau đó được về gia
đình chữa bệnh.
Trong thời gian ở
đó, chú đã kể cho
tôi nghe những câu chuyện về
những năm tháng tù đày
gian khổ trong các nhà
tù ở phía Nam, sau đó
chú bị chuyển ra nhà tù
Thanh Hóa và cuối cùng
là nhà tù Nam
Hà. Trong những năm bị cải tạo ở miền
Nam, chú và những người
tù ở đó đã phải
kéo cày thay trâu trong
nhiều năm, cơm ăn không đủ no. Những
người tù bị kỷ luật thì cơm bị
trộn chung với muối với tỷ lệ 70/30,
không cho nước uống. Nhiều người
không chịu nổi đã phải tự
sát trong buồng giam. Chú
Sương có mong ước được gặp lại
các con, các cháu trước
khi qua đời, nhưng chú cũng có
nguyện ước được chết trong nhà
tù.
Thượng Đế có lẽ
đã hiểu thấu lòng chú,
Ngài đã cho chú được
thỏa ước nguyện. Tháng 7 năm 2010,
chú bị ốm nặng, phải đi cấp cứu ở
bệnh viện tỉnh Hà Nam, do bệnh viện
không có khả năng chạy chữa,
nên bộ công an và
nhà tù Nam Hà đã
cho chú được về gia đình chữa
bệnh một năm. Chú đã được thỏa
mong ước gặp lại các con, các
cháu và những người bà
con thân thích. Nhưng có
lẽ điều may mắn nhất cuộc đời của chú
là khi chú tới Hội
Thánh Tin lành Mennonite của
mục sư Nguyễn Hồng Quang, chú Sương
đã được gặp Chúa Jesus.
Chú và con trai Trương Tấn
Tài đã đặt niềm tin nơi
Chúa, họ đã được cứu rỗi
và được hưởng những phước hạnh
mà Chúa ban cho. Những người
Việt yêu nước ở hải ngoại đã
quyên góp giúp
chú Sương mua được mảnh đất và
xây được một căn nhà nhỏ. Những
tưởng chú Trương Văn Sương sẽ được
vui vẻ tuổi già với con cháu
cho đến khi về với Chúa. Nhưng
ngày 15 tháng 8 năm 2011, bộ
công an và nhà tù
Nam Hà đã đưa chú trở
lại nhà tù.
Những
ngày ngắn ngủi bên
cháu nội
Ước nguyện được qua đời
trong nhà tù của chú
đã được thỏa nguyện, 10 giờ 20
phút ngày 12 tháng 9
năm 2011, trái tim của người anh
hùng đã ngừng đập. Đức
Chúa Trời đã đưa linh hồn
chú Trương Văn Sương về Thiên
đàng vinh hiển, ở nơi đó
chú không còn phải chịu
cảnh ngục tù, không bị những kẻ
gian ác rình rập, không
phải chịu những cơn đau tim, những lần
khó thở. Nhưng phần thân
xác của chú hiện vẫn bị giam
cầm tại nghĩa trang của nhà tù
Nam Hà, phải ba năm sau các
con của chú mới có thể đưa
xương cốt của chú trở lại quê
nhà.
Chú Trương Văn
Sương đã để lại một tấm gương
sáng cho những người đấu tranh
dân chủ ngày hôm nay,
đó là sự kiên cường, bất
khuất, không lùi bước,
không đầu hàng trước cái
ác, trước những bất công. Hy
sinh cả cuộc đời để tranh đấu cho tự do,
nhân quyền. Chúng tôi,
những thế hệ con cháu của chú
sẽ tiếp tục tranh đấu để đất nước và
nhân dân sớm được hưởng tự do,
dân chủ. Để những ước mong của
chú và những người đã
ngã xuống vì tự do, dân
chủ sẽ không bao giờ uổng công
vô ích.
Sáng hôm nay, 12 tháng
7 năm 2010 lúc 4 giờ sáng
công an trại giam Nam Hà
đã làm thủ tục trả tự do cho
ông Trương Văn Sương người tù
cải tạo được xem là có thời
gian bị giam giữ lâu nhất trong lịch
sử Việt Nam kể từ sau 1975.
Courtesy LLĐBiệt
Toán biệt kich QLVNCH xâm
nhập vào vùng biên
giới. ảnh minh họa. Courtesy LLĐBiệt
Bị
kết tội gián điệp
Ông Trương văn Sương sinh năm
1943, quê ở Mỹ Tú tỉnh Ba
Xuyên tức là Sóc
Trăng ngày nay. Ông
có cha là người Hoa
và mẹ người Khmer nhưng được sinh
ra trên đất Việt. Trước năm 1975
là trung úy phân chi
khu trưởng chi khu Mỹ Tú Ba
Xuyên.
Sau năm 1975 ông bị đưa đi
cải tạo tổng cộng 6 năm từ 1975 đến 1981
tại Quảng Bình. Sau khi ra trại
ông vượt biên sang
Thái và ngay sau đó
tham gia tổ chức kháng chiến của
Trần Văn Bá, Lê Quốc
Túy để xâm nhập vào
Việt Nam nhằm tìm cách
gây dựng những cơ sở đấu tranh ở
trong nước vũ trang chống lại Hà
Nội.
Sau khi ra trại
ông vượt biên sang
Thái và ngay sau đó
tham gia tổ chức kháng chiến của
Trần Văn Bá, Lê Quốc
Túy để xâm nhập vào
Việt Nam nhằm tìm cách
gây dựng những cơ sở đấu tranh ở
trong nước vũ trang chống lại Hà
Nội.
Tổ chức này đã bị
tình báo Hà Nội
gài người vào từ
Thái Lan do đó khi họ chưa
về tới Việt Nam thì một mạng lưới
tinh vi đã giăng ra chờ họ. Tất
cả mọi người tham gia đều bị bắt khi vừa
đạt chân vào Việt Nam trong
đó có ông Trương Văn
Sương. Nhiều người trong nhóm
đã bị kết án tử
hình như Trần Văn Bá, Trần
Thái Bạch, Lê Quốc
Quân...riêng ông
Trương Văn Sương bị kết án chung
thân vì tội gián
điệp.
Từ khi bản án được
tuyên, ông Sương bị đưa đi
qua rất nhiều nhà tù, từ
miền Trung như Suối Máu thuộc
tỉnh Đồng Nai, sau đó ra trại
giam Quy Nhơn và lần lượt những
năm sau anh bị giải đi thụ án ở
nhiều trại miền Bắc và cuối
cùng là trại giam Ba Sao,
Nam Hà. Trại giam này
là nơi anh ở lâu nhất.
Tất cả mọi
người tham gia đều bị bắt khi vừa đạt
chân vào Việt Nam trong
đó có ông Trương Văn
Sương. Nhiều người trong nhóm
đã bị kết án tử
hình như Trần Văn Bá, Trần
Thái Bạch, Lê Quốc
Quân...
33 năm cải tạo
Trương Văn Sương bị giam tổng cộng
33 năm kể cả 6 năm bị tập trung cải tạo
vì tham gia quân đội của
QLVNCH.
Cách đây một
tháng ban giám thị trại
giam Ba Sao đã gửi công văn
về cho gia đình ông tại
Sóc trăng thông báo
ông bị suy tim cấp 3 cộng với
huyết áp cao và trại giam
Nam Hà quyết định đưa ông
ra khu chữa trị đặc biệt, nơi mà
linh mục Nguyễn Văn Lý đựơc chữa
trị trước đây.
Ông Sương đã được chữa
bệnh tại Phủ Lý và theo
anh Dũng con trai ông cho biết
thì ông Sương được
bác sĩ theo dõi và
chăm sóc hàng ngày
khá chu đáo.
Nhiều lần anh
đã bị đưa xuống những khu biệt
giam tại trại Ba Sao, anh đã
phanh ngực thách thức công
an và hô vang những khẩu
hiệu tranh đầu cho tự do dân chủ.
Ông Nguyễn
Khắc Tòan
Ông Nguyễn Khắc Tòan,
một bạn tù của ông Sương
trong một thời gian kể lại:
-Nhiều lần anh
đã bị đưa xuống những khu biệt
giam tại trại Ba Sao, anh đã
phanh ngực thách thức công
an và hô vang những khẩu
hiệu tranh đầu cho tự do dân chủ.
Chúng tôi đã
liên lạc được với Ông Trương
Văn Sương khi ông còn ngồi
chung xe với con do công an chở từ
Nam Hà về lại Sóc Trăng
ông Sương cho biết như sau:
Việc hộ tống hai cha con Ông
Sương cho thấy cuối cùng
thì nhà cầm quyền
Hà Nội cũng lo ngại dư luận thế
giới vềsự ngược
đãi tù nhân
chính trị của họ và
đã tránh tối đa việc
này bằng cách áp
tải tù nhân về đến tận
nhà như từng làm đối với
linh mục Nguễyn Văn Lý trước
đây.