VIỆT-NAM
VĂN HIẾN
NĂM
THỨ 4870
(TÂY
LỊCH NĂM 1991 )
BẠCH THƯ
VIỄN ẢNH NƯỚC VIỆT-NAM
VÀ
KHÁT VỌNG NGƯỜI DÂN VIỆT
LỜI MỞ ĐẦU
Bản Bạch-Thư này được viết
với công tâm và chân t́nh của những người dân
Việt. Nó công bố
những sự thật về hiện t́nh nước Việt-Nam, về
những viễn ảnh của đất nước và về những giải
pháp cho đất nước trong giai đoạn hiện tại.
Nó cũng nói lên những khát vọng của người dân,
đồng thời thể hiện mối quan tâm và sự hiểu biết
của người dân b́nh thường học hỏi được từ những
kinh nghiệm của đời sống thực tế, từ những vinh
nhục, thành bại của tiền nhân trong suốt ḍng
lịch sử.
Xin trân
trọng gởi tới:
. Toàn thể đồng
bào Việt-Nam, các nhà lănh đạo trong và ngoài
nước,
· Chính quyền và nhân dân các nước yêu chuộng
tự do nhân bản.
Một bản Bạch-thư do người dân viết và công bố có
thể là một sự khác thường nhưng không phải là
một điều nghịch lư.
Từ ngàn xưa người Đông phương đă
có quan niệm "Dân vi quư"
dân vốn là gốc rễ của quốc gia. Dân như ḍng nước, chế độ như
con thuyền ngự trị trên nước. Nước nâng thuyền và không phải
tự nhiên nước làm đắm thuyền; dân thường tôn
trọng chính quyền và những người lănh đạo quốc
gia, nhưng dân không phải là nô bộc của chế
độ.
Từ ngàn xưa trong nếp sống văn hiến của dân tộc
Việt cũng đă lưu truyền quan niệm tôn trọng dân
ư: "Ư
dân là ư trời". Nhưng ư dân có thường được tôn
trọng hay không? và
ngược lại sự thể hiện ư có chính đáng và phù hợp
với quyền lợi tối hậu của cả dân tộc hay không?
Đó là câu hỏi cần phải được
đặt ra cho các nhà lănh đạo, cho những nhà văn
hóa giáo dục và cho toàn dân.
Dân ư liên hệ vô cùng đến sự hưng vong của đất
nước, v́ nó được kết thành bởi Dân tâm, Dân trí và Dân khí -
những yếu tố sinh tồn chủ yếu của dân tộc. Theo
lẽ thường, Dân tâm có thuần hậu th́ dân tộc mới
có ḥa b́nh an lạc, Dân trí có sáng suốt th́
quốc gia mới tiến bộ văn minh, Dân khí có quật
cường th́ giống ṇi mới hưng thịnh bền vững. Ngược lại nếu Dân tâm điên đảo,
Dân trí u mê, Dân khí rụt rè sợ sệt th́ dân
tộc phải suy vong.
Nội dung bản Bạch-thư gồm có 5 phần:
–
Phần I : Thực trạng đất nước.
– Phần II :
Những bài học lịch sử.
– Phần III :
Viễn ảnh của đất nước.
– Phần IV :
Khát vọng người dân Việt.
– Phần V :
Giải pháp đề nghị.
Bản Bạch-thư này xin giữ tính khách quan, vô tư,
đồng thời thể hiện sự thẳng thắn, trung thực và
tinh thần thuận thảo bao dung nhưng bất khuất
của người b́nh dân trong truyền thống Việt.
Trân
trọng,
I.
THỰC TRẠNG ĐẤT NƯỚC.
Thế giới vừa bước vào thập niên 90 với những
biểu hiện sáng ngời của tinh thần Tự-do Dân-chủ,
với sự tan ră của khối Cộng-sản Đông-Âu và
Liên-Sô, với những thành tích kỷ thuật vượt bực
để chuẩn bị bước sang thế kỷ 21. Trước bậc thềm của kỷ thuật cao
độ và của nền văn minh mới, Viêt-Nam đă được
nh́n thấy như thế nào?
- MỘT ĐẤT NƯỚC
TAN NÁT:
Sau thế chiến thứ hai, Việt-Nam đă bỏ lỡ một cơ
hội hiếm hoi giành lại tự do và tự chủ,
để lại bị xô đẩy vào cuộc chiến tranh ư thức hệ
cốt nhục tương tàn kéo dài suốt 30 năm. Đây chính là sự sai lầm lớn nhất
thế kỷ. Trong vinh quang vội vă của một nền độc
lập chưa có tự chủ, người
dân Việt đă phải trả giá cho lỗi lầm lănh đạo
của thập niên 40 ấy bằng sinh mạng, bằng oan
khiên, uất hận, bằng tù đầy, xiềng xích, bằng sự
nghèo đói, lầm than, thất học...Đất nước bị cầy
nát bởi bom đạn. Môi sinh
bị tàn phá bởi thuốc khai quang. Nguồn tài nguyên thiên nhiên bị
phá hoại trầm trọng. Nguồn nhân lực bị lăng phí oan
uổng. không
những thế, cả dân tộc c̣n phải trả giá bằng sự
khánh kiệt niềm tin ở lănh đạo, ở sự mất mát
những giá trị tinh thần truyền thống và sự hoài
nghi hoặc chối bỏ lương tri con người. Kết quả,
một
đất nước tan nát đă gây nên sự phá sản toàn
bộ xă hội và con người, sự sai lầm về lănh
đạo đă chặn đứng đà tiến hóa của dân tộc ít
nhất nửa thế kỷ.
- MỘT DÂN TỘC
CHIA L̀A:
Chiến tranh, tàn phá, nghèo đói, chậm tiến,
người bóc lột người, người hành hạ người... hiển
nhiên là những thảm họa đau thương nhất của dân
tộc; cho nên trong thời chiến người dân Việt cả
hai miền Nam Bắc đều mong mỏi đất nước sớm thanh
b́nh và đều nuôi một niềm hy vọng rằng sau khi
chiến tranh chấm dứt và một nền ḥa b́nh được
văn hồi, cả nước sẽ xóa nḥa được những dị biệt,
sẽ hàn gắn được t́nh người, sẽ chung sức tái
thiết quốc gia, phát triển kinh tế, văn học, kỷ
thuật... để trước hết có cơm no áo ấm và một đời
sống yên vui trong t́nh tự dân tộc; sau, có thể
đuổi kịp đà tiến hóa của thế giới.
Chiến
tranh đă chấm đứt vào tháng tư năm 1975 sau
khi Bắc-Việt hoàn tất cuộc giải phóng miền Nam
bằng vơ lực. Nền
Đệ Nhị Cộng-Ḥa sụp đổ. Quân đội miền
Nam buông súng. Cuộc chiến
30 năm đă chấm dứt nhưng tiếc thay nền ḥa
b́nh mong đợi đă không bao giờ được văn
hồi; v́ ngay khi tiếng
súng chấm dứt th́ cả nước biến thành một trại
giam khổng lồ; một nền thống trị khắc nghiệt
tàn bạo được thiết lập bởi kẻ chiến thắng.
Huyền thoại “giải phóng” đă tan tành trong sự
đau xót, tủi nhục, uất ức, khốn quẫn của người
dân cả hai miền Nam Bắc. Làn sóng người vuợt
biển vượt biên t́m tự do chưa từng thấy đă xẩy
ra ngoài sức bao dung của các nước có truyền
thống nhân đạo trên thế giới. Những con số thống
kê với hàng trăm ngàn người chết đuối hoặc bị
hải tặc sát hại trên biển Đông chưa đủ để nói
lên nỗi đau thương thống khổ của những người mất
nước, cũng không đủ để làm nản ḷng những người
trong nước c̣n đang hướng về những bến bờ tự do
vô định. Một dân tộc đă bị chia ĺa giữa hai
chiến tuyến suốt 30 năm, ngày nay lại bị xé vụn
ra từng mảnh trong bàn tay
cứu vớt của thế giới bao dung.
- MỘT XĂ HỘI
NGHÈO ĐÓI, LẠC HẬU:
"Cái
nhục của sự nghèo đói lạc hậu cũng không
thua kém cái nhục của sự mất nứơc";
sự thật này đă được nói lên bởi chính người dân
trong nước. Cả nước nghèo đói tả tơi mặc dầu
những thành tích lao
động vượt chỉ tiêu luôn luôn được tuyên dương,
mặc dầu một số mặt hàng như gạo, dầu thô đă được
ghi thêm vào trong danh sách hàng xuất khẩu...
Những điều chỉnh vĩ
mô về cơ cấu đầu tư và kinh tế luôn luôn được
nói đến nhưng t́nh h́nh kinh tế càng ngày càng
suy sụp. Nạn lạm phát không
thể kiềm chế. Những vụ vỡ nợ tín dụng
tràn lan. Xu hướng
thương mại hóa xâm nhập vào cả các cơ quan văn
hóa, y tế, giáo dục, nội chính, ngoại giao... Bất công xă hội gia tăng.
Thầy giáo bỏ trường v́ túng
thiếu, học sinh bỏ trường v́ nghèo đói.
Trong bản sắp hạng quốc tế,
Việt-Nam là một trong năm nước nghèo đói nhất
thế giới.
Nh́n xa hơn nữa, sự nghèo
đói lầm than cơ cực chẳng phải chỉ là một cơn
bịnh thời tiết; giới y học cho rằng t́nh trạng
thiếu dinh dưỡng và sợ sệt lo lắng triền miên
đang làm suy thoái ṇi giống trầm trọng.
Phẫn uất chán chường về
những ảo ảnh của một thiên đường không có đủ
cơm gạo, của một thế giới thiếu thành thật và
thiếu t́nh người, giới trí thức trong nước nổi
dậy đ̣i hỏi sự ngay thẳng của nhà cầm quyền.
Ngay cả các tầng lớp cán bộ trung kiên cũng biểu
lộ sự bất măn cùng cực, các thành phần kháng
chiến cũ ra mặt chống đối.
Với đời sống kinh tế suy
sụp, những tệ nạn xă hội như cướp bóc, măi
dâm, gian dâm, ma túy, tham nhũng, hối lộ,
người hành hạ người... càng ngày càng gia tăng
trầm trọng. Thêm vào đó đời sống tinh
thần cả nước đang lún sâu trong vũng bùn: ḷng
người ly tán, chán nản, hoài nghi, thiếu thật
thà, tham lam, ganh ghét, đố kỵ; tầm hiểu biết
của người dân bị thu hẹp; phản ứng của dân chúng
từ sợ hăi, rụt rè, biến thành thờ ơ, phản kháng
tiêu cực.
Trong t́nh trạng suy sụp chung
của các nước Xă-hội Chủ-nghĩa anh em, nhà nước
lúng túng không t́m ra lối thoát; mọi kế hoạch,
sách lược chỉ nhằm mục đích duy tŕ chế độ.
- MỘT DI SẢN
KHÔNG CÓ KẾ THỪA:
* Ở trong nước, hơn 60 triệu người dân đang sống
nghèo đói tả tơi trên mảnh gia sản được gọi là
tiền rừng bạc bể. Nửa thế kỷ gian lao, những người mang
trách nhiệm trước lịch sử vẫn chưa t́m ra đâu là
nền tảng vững chắc để xây dựng nước nhà. Hăy tự
hỏi người dân Việt c̣n có thể vững tin ở quê
hương gấm vóc, ở truyền thống ưu tú, ở nền văn
hiến lâu đời, ở hơn bốn ngàn năm lịch sử đầy thử
thách và đầy dấu vết nhân bản của dân tộc ḿnh
hay không?
- Sự phá sản toàn bộ xă hội và con người như đă
nêu trên là bằng chứng rơ rệt nhất của sự mất
niềm tin và mất kế thừa.
* Nh́n ra hải ngoại, từ những mất mát về vật
chất lẫn tinh thần khi bỏ nước ra đi, sự hội
nhập văn hóa Tây phương và đời sống sung túc ở
các nước tự do có thể chứng minh cho sự thăng
tiến con người hoặc biện minh cho những suy
thoái tâm lư hay không?
- Trong những xă hội mà cơ hội phát triển lợi
tức được tôn trọng và khuyến khích, phần lớn
người Việt ở hải ngoại đă bước vào đời sống hoặc
với sự đam mê làm giàu, tôn sùng những giá trị
vật chất; hoặc với sự khuất phục của con người
trong guồng máy khai thác trục lợi của kinh tế
tư bản.Thế hệ cha mẹ và con cái dần dần cách
biệt do sự hội nhập quá nhanh chóng của lớp trẻ
đang lớn lên trong những nền văn hóa Tây phương
xa lạ. Những thảm cảnh gia
đ́nh cùng với những vết thương xă hội bắt đầu
xuất hiện. Mặc dầu giới trẻ đă đạt được
nhiều thành tựu, nhưng sự khủng hoảng niềm tin,
mất định hướng, mất đối tượng xây dựng, mất
truyền thống văn hóa và mất sự kế thừa là thực
trạng đầy ưu tư của người dân Việt ở hải ngoại.
*****
NGƯỜI DÂN
VIỆT NGHĨ G̀ TRƯỚC THỰC TRẠNG ĐẤT NƯỚC?
Trong thực trạng của
một đất nước tan nát, một dân tộc chia ĺa, một
xă hội suy đồi, một di sản ngàn năm không được
thừa kế; người hải ngoại nh́n về đất nước chỉ
thấy một trời u ám cách biệt; người trong nước
nh́n về tương lai chỉ thấy sự nghèo đói hẩm hiu.
Đất nước Việt-Nam, dù trải
qua 30 năm chiến tranh tàn phá vẫn không đến
nỗi thiếu thốn tài nguyên, nghèo nàn nhân lực.
Người Việt-Nam dù trăm ngàn thử thách dập vùi,
vẫn chưa mất khả năng sáng tạo và phát triển. Sự
suy sụp toàn diện xă hội và con người tất phải
có nguyên nhân. Nh́n lại thực trạng thê thảm của
nước nhà trong lúc thế giới đang dũng mănh bước
vào kỷ nguyên văn minh mới, những ai là người có
ḷng với quê hương dân tộc không khỏi đau ḷng!
Thời gian cùng nguồn tài
nguyên thiên nhiên, nhân năng, nhân lực và cả
nhân tâm đang bị lăng phí một cách trầm trọng
và oan uổng. Hàng triệu khối óc ở trong
nước đang bị tê liệt trong nguồn máy lao động rỉ
sét và quá lỗi thời; hàng trăm ngàn chuyên viên,
sinh viên kỹ thuật ở hải ngoại – một con số du
học sinh chưa từng thấy trên thế giới – được
trang bị những kiến thức cấp tiến không t́m được
đối tượng phục vụ đích thực.
Nếu thẳng thắn nh́n vào những nguyên nhân đă gây
nên thực trạng suy sụp của đất nước hôm nay, có
những sự thật hiển nhiên không thể không nói đến:
- Đó
là những sự thật về một nền văn hóa mất gốc.
Nó đă mất gốc ngay từ những
biến cố đầu thế kỷ, khi cơn cuồng phong của
nền văn hóa duy lư và tinh thần duy vật
Tây-phương đă đánh bật và cuốn phăng đi những
lũy tre già kiên nhẫn nhất thể hiện cho tinh
thần văn hiến ngàn đời của dân tộc Việt-Nam.
- Đó
là những sự thật về những nền giáo dục ngu
dân, hủy diệt t́nh người, hủy diệt tính quật
cường cần thiết của con người,
làm cho dân tâm ly tán, dân trí u mê và làm cho
con người chỉ c̣n biết một sự khôn ngoan duy
nhất và biết khuất phục cường quyền và thế lực
kẻ mạnh để được yên thân phục vụ cho tư lợi.
- Đó là những
sự thật về một chính sách kinh tế lạc hậu,
một đường lối quản trị thấp kém.
Những điều đó nói lên một cách rơ rệt sự hẹp ḥi
u tối của những quan niệm quản trị đă trở thành
định kiến, g̣ bó trong công thức tư duy, không
được sự soi sáng của trí tuệ con người.
- Đó là sự
thật về những quan niệm chính trị cố chấp
lỗi thời và sự lăng phí của những chế độ
độc tài chuyên chính.
Từ xưa đến nay, các chế độ độc tài trong lịch sử
chưa từng làm nên những sự nghiệp hữu ích cho
dân tộc và nhân loại, Với những thăng tiến của
tư tưởng loài người và sự mở mang dân trí, chính
trị phải được quan niệm khác hơn là những tham
vọng chuyên chính hoặc những thủ đoạn nắm chính
quyền; một nền Dân chủ phải được nh́n nhận khác
hơn là sự nh́n nhận người dân được quyền làm chủ
cái vai cầy của ḿnh, cho dù cái vai cầy ấy có
được coi là phương tiện sản xuất chân chính.
II. NHỮNG
BÀI HỌC LỊCH SỬ.
Trứơc hiện trạng suy vi
của đất nước, sự lắng tâm suy nghiệm những bài
học lịch sử để học hỏi những kinh nghiệm của
tiền nhân là điều tối ư cần thiết. Trải qua
những cơn thăng trầm của đất nước với những kinh
nghiệm tích lũy từ ngàn đời, người dân Việt ngày
nay có thể vững tin ở những giá trị truyền thống
của dân tộc ḿnh. Chữ Việt
có ư nghĩa b́nh dị nhất là vượt. Người
dân Việt đă hơn bốn ngàn năm chân cứng đá mềm,
vượt núi rừng, vượt gian lao,
từ Động-Đ́nh Ngũ-Lĩnh tiến về miền đồng bằng
sông Hồng sông Cửu lập quốc. Đất nước Việt chẳng
phải chỉ trải qua đôi ba cơn bể dâu nghiêng
ngửa; trên bước đường sinh tồn và tiến hóa, tiền
nhân đă vượt qua biết bao nhiêu thử thách để bảo
tồn quốc gia dân tộc mà những chứng tích cụ thể
của một nền văn hiến lâu đời cộng thêm với ư chí
tự chủ bất khuất của người dân b́nh thường đă
chứng tỏ nó phải là đất nẩy mầm của một nền nhân
bản đích thật.
1- NHỮNG
ĐIỂM SON CỦA DÂN TỘC.
— Trong sự suy nghiệm về những giá trị truyền
thống, trước hết phải nhắc nhở tới tinh thần tự
chủ ngàn đời với truyền thống
quật cường bất khuất của dân
tộc ta. Tinh thần ấy đă được thể hiện đầy ư
nghĩa từ thời họ Hồng-Bàng mở nước với cái vươn
vai của cậu bé làng Phù-Đổng nhổ tre thay roi
sắt đánh đuổi giặc ngoại xâm. Tinh thần ấy đă
được biểu lộ vô cùng oanh liệt vào thời Bắc
thuộc với các cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng,
Bà Triệu mở đầu cho các cuộc quật khởi của các
bậc nghĩa sĩ anh hùng và của toàn dân trong suốt
ḍng lịch sử. Tinh thần ấy đă được lưu truyền
cho hậu thế bằng ba bản Tuyên-cáo
Tự-chủ lừng danh: Bản tuyên
cáo thứ nhất là bốn câu thơ khích lệ tinh thần
quân sĩ của lăo tướng Lư Thường-Kiệt đời nhà Lư;
thứ hai là bản thiên cổ hùng văn "B́nh Ngô Đại
Cáo" của Nguyễn-Trăi đời hậu Lê; thứ ba là bài
văn nôm khích lệ tướng sĩ trước khi xuất trận
đại phá quân Thanh của vua Quang-Trung vào mùa
xuân năm Kỷ dậu 1789.
— Tiếp đến phải nói đến ư thức hợp
quần kết thành sức mạnh đồng
tâm của dân tộc Việt. Ư thức ấy hiển nhiên đă
chận đứng được đoàn quân bách chiến bách thắng
của Nguyên chủ Hốt-Tất-Liệt trong thời nhà Trần
chống quân Mông-Cổ. Hội nghị Diên-Hồng giữa vua
cùng dân thể hiện trọn vẹn tinh thần đồng tâm
hiệp lực của dân tộc trước nguy cơ quốc phá dân
nô. Sức mạnh của sự "Đồng tâm hiệp lực" ấy
chứng tỏ sự thăng hoa của trí tuệ con người;
nó khác với sức mạnh sắt máu được tạo thành
dưới mô thức "Đoàn kết nhất trí ", ở đấy cái
trí khôn của hàng triệu con người bị san
bằng dưới cái trí ngu của kẻ lộng quyền bạo
ngược.
— Thứ ba, trong cơn bể dâu của dân tộc ngày nay,
cần phải nhắc lại tinh thần cuộc khởi nghĩa
Lam-Sơn: "Lấy chí nhân thay cường bạo, đem đại
nghĩa thắng hung tàn". Sau
mười năm gian lao
thử thách, t́nh người và nghĩa cả đă kết hợp
được toàn dân và giải cứu được đất nước.
— Lại rất cần phải nói tới tinh thần
văn-hiến của dân tộc ta. "Bốn ngàn năm văn hiến" là niềm
reo vui vinh quang nhất của dân tộc. Người dân Việt từ ngàn xưa vốn
quen ngồi trên ḿnh trâu hơn lưng chiến mă,
nhưng trước bạo lực áp bức, biết quật cường để
bảo vệ lẽ sống tự chủ. Ư niệm văn-hiến
thể hiện ở tinh thần tự chủ: không cam tâm làm
nô lệ kẻ khác nhưng cũng không đang tâm bắt kẻ
khác làm nô lệ cho chính ḿnh. Ư niệm văn hiến
c̣n thể hiện ở ư thức bao dung, ở sự tỏa sáng
của nhân tính và trí tuệ con người trong những
qui ước sống chung
của xă hội.
— Những điểm son của dân tộc c̣n phải được nêu
lên ở truyền thống dân chủ "Phép vua thua lệ
làng" với nếp sống trọng đức tôn hiền, ở tinh
thần b́nh đẳng trách nhiệm và t́nh yêu thương
ruột thịt "bọc mẹ trăm con".
Những giá trị truyền thống đương nhiên không
phải chỉ có ngần ấy, nhưng ngần ấy đă đủ để nói
lên cái bản sắc thủy chung
của một dân tộc tự chủ bất khuất, dân tộc "vốn
xưng văn hiến đă lâu"
2- NHỮNG
BÀI HỌC ĐAU THƯƠNG TRONG LỊCH SỬ.
– Bài học vỡ ḷng chính là bài học Cổ-Loa,
bài học về một nền độc lập trong vỏ ốc của vua
Thục An-Dương-Vương. Thành Cổ-Loa là kiến trúc
vĩ đại của ḍng Việt được xây dựng đồng thời với
Vạn-Lư Trường-Thành ở phương Bắc. Nhờ sự trợ
giúp của thần Kim-Quy ở giẫy Hồng-Lĩnh, nó đă
vươn cao lên ngạo nghễ như một thách thức trước
những mưu đồ xâm lăng của dị tộc. Vua Thục
An-Dương-Vương đă xây dựng nền độc lập trong vỏ
ốc của ḿnh trên những ưu thế vật chất của lũy
cao thành chắc, của vủ khí vay mượn và bằng kế
hoạch thần phục đế quốc nhà Tần, dâng người hiền
cho ngoại tộc. Thế nhưng
thành Cổ-Loa dù vô cùng kiên cố, cũng vẫn phải
tan tành trước những âm mưu và sức công phá
của họ Triệu. Nó
phải sụp đổ v́ nó chỉ là một khối vật chất vô
tri. Không những thế nó c̣n là cái cớ
cho nàng Mỵ-Châu chung thủy vô t́nh phản quốc
hại nhà, dứt áo lông ngỗng, tức là dứt bỏ cái
biểu tượng cao quư của văn hóa dân tộc ḿnh,
trải trên đường bôn tẩu để dẫn đường cho kẻ thù
theo sau lưng truy diệt.
– Bài học kế tiếp, bài học đau thương nhất, ngàn
năm không thể quên là bài học mất tự-chủ:
một ngàn năm làm thân trâu ngựa cho giặc thù
phương Bắc; một trăm năm rên siết dưới ách đô hộ
tham tàn của thực dân phương Tây; gần đây nhất
là mấy chục năm dân tộc bị mất tự chủ văn hóa
trước sức bành trướng của ư-thức hệ duy vật.
Không kể những thảm họa đau thương nhục nhă mà
người dân lành phải gánh chịu, cái hiểm họa chung cho dân tộc, cái di
hại cho muôn đời chính là thảm trạng mất văn hóa.
Một đất nước mất chủ quyền kinh tế có thể được
cứu văn bằng những kế hoạch sáng suốt của nhà
cầm quyền và sự cần cù nhẫn nại của người dân;
một quốc gia mất chủ quyền chính trị có thể phục
hồi bằng một cuộc đồng tâm quật khởi; nhưng một
dân tộc đă mất tự chủ văn hóa th́ không một
giá trị truyền thống nào, không một sức mạnh
quật khởi nào có thể tồn tại; chỉ c̣n có bạo
lực và sự dối trá ngự trị mà thôi. Đó chính là nguy cơ diệt
vong của dân tộc.
– Bài học đau thương không kém là bài học mất t́nh
nghĩa đồng bào: bài học Sông
Gianh với hơn một thế kỷ huynh đệ tương tàn. Giở
lại trang lịch sử đau thương ô nhục đó, người ta
không t́m thấy dấu vết của tính hiếu chiến và
mối hận thù nào ở người dân Việt hiền ḥa, mà
chỉ thấy ở kẻ lănh đạo thiễn cận những tham lam,
cố chấp, bạo ngược, độc tài...
– Người ta cũng không thể quên những bài học
Trần-Thiễm-B́nh, Lê-Chiêu-Thống, mang thân qụy
lụy ngoại bang để mong cũng cố địa vị và quyền
lực; bài học Hồ-Quư-Ly lộng quyền để lụy đến
muôn dân. Trong lúc quốc gia suy vi, ḷng
người ly tán, nếu như có kẻ hiền tài đứng
lên lănh đạo, thu được nhân tâm về một mối
th́ hẳn là điều muôn vàn may mắn vẻ vang cho
dân tộc; nhưng nếu chỉ có quyền lực bị thu
về một mối, th́ chắc chắn đó chỉ là điều đại
bất hạnh, chỉ là một mối đại họa cho dân tộc
mà thôi.
– Bài học gần đây nhất là bài học mất niềm tin:
sự khủng hoảng niềm tin bắt đầu khi có sự va chạm với văn minh Tây
phương. Bản điều trần của ông Nguyễn Trường-Tộ
đời vua Tự-Đức nhà Nguyễn đă như một trái bom
làm choàng tỉnh những người đang say ngủ, nhưng
đồng thời cũng làm lung lay sự tin tưởng vào
những giá trị văn hóa nhân bản đă có từ ngàn
xưa. Sự khủng hoăng niềm tin ấy được cảnh giác
kể từ cụ Phan-Bội-Châu, người đă khởi xướng
phong trào Đông-du, và cũng là người đă ư thức
cái giá trị đích thật của văn hóa dân tộc:
“Trong túi ḿnh có bảo châu mà lại đi ngữa
tay xin người từng hạt gạo, đó chẳng phải là
điều hết sức kỳ quái hay sao?”.
Sự khủng hoảng niềm tin ấy trở nên trầm trọng
hơn nữa khi những chủ nghĩa văn hóa ngoại lai
được du nhập vào Việt-Nam, xé nát dân tộc thành
từng mảnh vụn, hủy diệt những giá trị nhân bản,
biến con người thành những con thú hoang say máu
sẵn sàng tàn sát đồng loại không chút nương
t́nh.
– Từ cơn khủng hoảng niềm tin ấy, bài học thực
tế là sự phá sản toàn bộ xă hội và con
người:
Đă có một thời người dân Việt, trước các áp lực
của các nền văn hóa ngoại tộc, từng hiên ngang
đứng lên đâu lưng với nhau, muôn người như một,
đồng loạt chĩa những mũi dáo sắc bén ra bên
ngoài để bảo vệ những giá trị thiêng liêng, bảo
vệ lẽ sống tự chủ ḥa b́nh của dân tộc.
Không may lại cũng đă có một thời, khi lẽ sống
của người dân bị tước đoạt và những giá trị
truyền thống không c̣n được nói đến nữa, cùng
một lúc những áp lực bên ngoài trở nên mạnh mẽ
hơn; những mũi dáo sáng quắc đă quay vào nhau. Người ta nghe thấy tiếng căi vă
thay cũ đổi mới. Người
ta nghe thấy tiếng thét đứt ruột của kẻ lâm
nạn. Người ta nghe
thấy tiếng reo mừng của kẻ chiến thắng.
Người ta nghe thấy tiếng
bước chân vội vă của kẻ tháo chạy.
Người ta nghe thấy tiếng vặn ḿnh đau đớn của
một xă hội Việt-Nam sụp đổ!
Những điều trông thấy, kể từ khi cuộc chiến Đông
Dương bùng nổ, là một xă hội Việt-Nam ly tán,
hận thù, độc ác, bất công, tham lam, sa đọa,
thiếu thật thà, thiếu bao dung, thiếu t́nh người
và thiếu nghĩa làm người. C̣n ǵ để mà dấu giếm
nữa khi những bất công và những tệ nạn xă hội đă
càng ngày càng phơi bầy theo
cái nghèo đói và ḷng tham lam của con người. C̣n để che đậy nữa, khi ḷng căm
thù được đưa vào việc giáo dục ở học đường từ
thuở ấu thơ. Ở trong một xă hội đầy rẫy
những giành giật, bất công, con người không thể
phát triển được tính bao dung, thương yêu, tha
thứ; trái lại càng ngày càng trở nên hẹp ḥi,
ích kỷ, cố chấp, ganh ghét, bới móc, oán hận...
Trong một xă hội ră rời bị đè nặng bởi bóng đen
của sự khủng bố, dân trí càng ngày càng trở nên
u mê thụ động; người dân cũng không thể bảo tồn
được tính quật cường, tự chủ và tinh thần liên
đới, trách nhiệm để vươn lên trong lẽ sống văn
minh của trí tuệ loài người.
Khi
lẽ sáng của trí tuệ mất đi th́ chỉ c̣n có
dối trá và bạo lực ngự trị.
*****
Qua
sự suy nghiệm những bài học lịch sử trên đây,
bây giờ trở về với chữ "Việt" ở những ḍng
đầu: trở về với ư thức vượt thắng của truyền
thống Việt.
Câu hỏi cho thế hệ chúng ta là những người đang
gánh vác trọng trách lănh đạo có đủ can đảm vượt
qua những chông gai thử thách, những cố chấp
tham vọng, những bóng tối của hận thù, những ma
lực của ư thức hệ và những lôi cuốn của các nền
văn minh ngoài con người để xây dựng lại một nếp
sống an lạc, một nền chính trị quân b́nh ḥa hợp
trong lẽ sống tự chủ cho toàn dân tộc hay không?
III. VIỄN ẢNH
CỦA ĐẤT NƯỚC.
– Không ai tiên đoán được một cách chính xác
những ǵ sẽ xẩy ra ở một tương lai quá xa; nhưng
căn cứ vào những hiện tượng đang xẩy ra người ta
có thể tiên liệu không sai lạc lắm những ǵ đă
gần tới.
– Từ những viễn ảnh của đất nước, có những giải
pháp đă được đề nghị hoặc đă được áp dụng. Những
giải pháp ấy có thể đưa đến một đáp án cho những vấn đề của
đất nước hay không?
– Những biến chuyển về tâm lư và nhận thức của
người dân có ảnh hưởng ǵ đến việc đi t́m một
giải pháp cho đất nước?
A-NHỮNG VIỄN ẢNH CỦA
VIỆT-NAM.
Vào năm 1975 ở Việt-Nam có
lẽ không ai nghĩ rằng các nước Xă-hội
Chủ-nghĩa Đông-Âu sẽ sụp đổ, hoặc ít nhất
không ai tin rằng nó có thể sụp đổ một cách
nhanh chóng đến như thế. Cho đến năm
1989 sau khi các dân tộc Đông-Âu tự lực đứng lên
đ̣i quyền sống và bức tường Bá-Linh bị đập nát
để mở đường cho các nước Xă-hội Chủ-nghĩa ḥa
nhập vào nếp sống dân chủ và nền kinh tế thị
trường Tây phương, th́ các chính biến dây chuyền
đă xẩy ra ở các nước Xă-hội Chủ-nghĩa Á châu. Ở
Mông Cổ, sau 70 năm cô lập với thế giới bên
ngoài, Mông Cổ đă từ bỏ chế độ độc tài đảng trị,
tổ chức bầu cử tự do để mở đầu việc xây dựng dân
chủ. Ở Cao-Ly, hai miền Nam Bắc Hàn đang t́m
những căn bản hợp lư để thống nhất. Ở Trung-Hoa,
hàng triệu sinh viên học sinh tại hầu hết các
thành phố lớn đă nổi dậy tranh đấu cho quyền
sống tự do dân chủ. Vụ đàn áp đẫm máu ở Thiên-An
môn Bắc-Kinh làm xúc động lương tâm toàn thế
giới có thể nói là những hành động sắt máu cuối
mùa của tư tưởng bạo lực, đồng thời là dấu hiệu
mở đầu những viễn ảnh mới cho một miền
Đông-Nam-Á hồi sinh.
Ngày nay người ta tin rằng những diễn biến tương
tự những ǵ đă xẩy ra ở Đông-Âu sẽ xẩy ra trong
nay mai ở Việt-Nam và toàn miền Đông-Dương. Sự
tin tưởng này có thể không quá sớm, tuy nhiên
viễn ảnh ấy sẽ trở nên tốt hay xấu c̣n tùy thuộc
ở ư chí của toàn dân và ở sự sáng suốt của nhà
cầm quyền đương thời. Một
mặt khác, trong t́nh thế suy sụp hiện tại về
kinh tế, chính trị và tư tưởng, Nhà nước
Xă-hội Chủ-nghĩa Việt-Nam đang t́m sự trợ giúp
hoặc ít nhất t́m cách giải tỏa những mối mâu
thuẫn đối với các cường quốc có liên hệ nhiều
nhất với vận mệnh đất nước là Hoa-kỳ, Liên-sô
và Trung-quốc. Viễn ảnh của Việt-Nam do
đó cũng tùy thuộc vào t́nh h́nh chính trị và
thái độ, chính sách của các nước này.
1- Viễn
ảnh Việt-Nam do t́nh h́nh đột biến ở Liên-Sô:
Khi công bố chính sách “Đổi mới”,
Liên-sô hiển nhiên đă từ bỏ đường lối cách mạng
bạo lực, khước từ địa vị lănh đạo khối Cộng-sản
Quốc-tế để dồn nổ lực vào việc củng cố nội bộ
đang càng ngày càng trở nên khó khăn phức tạp.
Trong cơn khủng hoảng mănh liệt về đường lối chủ
nghĩa phát xuất từ thành tŕ lănh đạo, không
những khối Cộng-sản Đông-âu xụp đổ và các nước
Xă-hội Chủ-nghĩa khắp nơi trên thế giới bị sa
xút nặng nề, mà nội t́nh Liên-bang Sô-Viết cũng
không thoát khỏi cơn sóng gió: các mâu thuẫn nội
tại bùng nổ; nhiều nước Cộng-ḥa trong Liên-bang
Sô-viết lần lượt đứng lên tuyên bố độc lập. Cuộc chính biến tháng 8 năm 1991
đă chấm dứt cơn ác mộng của hơn 70 năm
Cách-mạng Nga-Sô. Giờ
đây Nga phải xin viện trợ khẩn cấp từ các nước
phát triển về kinh tế để củng cố nền dân chủ
đến muộn.
Từ những diễn biến của t́nh
h́nh nước Nga, người ta có thể kết luận rằng
Karl-Marx đă chết thật rồi và chủ nghĩa
Cộng-sản đă khô héo từ gốc rể. Sự tan
ră của những cành lá c̣n sót lại chỉ c̣n là vấn
đề thời gian.
2- Viễn
ảnh Việt-Nam do t́nh h́nh bất trắc ở Trung
quốc
Sau khi khối Đông-Âu và Liên-Sô tan ră, ở Á-châu
và trên thế giới chỉ c̣n lại hai quốc gia thực
sự tiêu biểu cho thành tŕ của chủ nghĩa
Cộng-sản là Trung quốc và Việt-Nam. V́ những lư
do sống c̣n, hai nước đă phải t́m lại những mối
liên hệ hỗ tương.
Tuy nhiên viễn ảnh mà người
ta có thể trông thấy là sự sụp đổ có thể xẩy
ra bất ngờ của chế độ cầm quyền ở Trung quốc.
Do đó hy vọng vào khoản viện trợ có điều kiện
của Trung quốc cho Việt-Nam để kéo dài cơn hấp
hối kinh tế là một dự tính thiếu căn bản. Lập lại liên hệ hỗ tương quân sự
với Trung-Hoa là điều hoàn toàn vô ích.
Sau vụ Thiên-An Môn, nhân dân Trung-Hoa đă đo
lường được mức độ thiện chí và phương thức hành
động của những lănh tụ già ở Bắc-Kinh. V́ thế,
biến cố Thiên-An Môn chỉ có thể nói là diễn biến
cuối cùng của giai đoạn mở đầu trong cuộc chiến
đấu của nhân dân Trung quốc, nếu không muốn nói
là biến cố mở đầu của một giai đoạn kết thúc. Tính cách phi nhân của cuộc đàn
áp đẫm máu ở Thiên-An Môn đang bị đả kích nặng
nề bởi chính những nhân vật trong nhóm cầm
quyền Trung-Hoa. Sóng
gió đang xẩy ra ngay trong nội t́nh lănh đạo.
Trường hợp chế độ hiện tại ở Trung quốc sụp đổ,
người ta tin rằng Việt-Nam sẽ có cơ hội thật sự
đổi mới.
3- Viễn
ảnh Việt-Nam với chính sách của Hoa-Kỳ:
Dưới mắt các nhà lănh đạo Việt-Nam hiện nay,
Hoa-Kỳ vốn là đế quốc tư bản phản động đă bị
đánh đuổi khỏi Việt-Nam một cách nhục nhă vào
năm 1975. Nhưng Hoa-Kỳ nắm trong tay hầu hết những quyền
năng phát triển về kinh tế kỹ thuật trên thế
giới. Chỉ riêng việc ban hành lệnh cấm vận như
một biện pháp trừng trị đối với các vụ vi phạm nhân quyền trầm
trọng ở các nước kém phát triển đủ làm lung lay
các chế độ đang tại vị. Việc lập được các bang
giao với Hoa-Kỳ có vẻ là một viễn ảnh rất sáng
sủa, v́ Hoa-Kỳ ngoài khả năng kinh tế và kỹ
thuật, dường như không có tham vọng đế quốc và
không bị ràng buộc vào một kết ước chính trị nào
có tính cách bất lợi cho Việt-Nam. Tuy nhiên, sách lược của Hoa-Kỳ
không phải chỉ là mở túi chi viện cho các nước
kém mở mang; Hoa-Kỳ biết xử dụng những ưu thế
của ḿnh vào những mục tiêu lâu dài và ngắn
hạn. Trong chính
sách có vẻ mă thượng của một dân tộc giàu mạnh
mang niềm kiêu hănh chưa từng biết thua trận,
những mục tiêu trước mắt không có gí khác hơn
là bắt những kẻ làm nhục ḿnh phải quỳ gối.
Tóm lại, đối với Việt-Nam
ngày nay, việc thiết lập bang giao với Hoa-Kỳ
là món hàng cực quư, có thể phải mua bằng giá
cắt cổ.
4- Viễn
ảnh Việt-Nam do cuộc tranh đấu dân chủ ở trong
và ngoài nước:
Thời điểm hiện tại là một cơ hội ngàn năm để cho
dân tộc Việt-Nam khôi phục lại nền tự chủ đă
vắng bóng từ hơn một thế kỷ. Đây là lúc mà những biến chuyển
về tâm lư, về quan niệm ở trong và ngoài nước
đă đến gần nhau hơn và đă trở nên thuận tiện
hon cho một cuộc đổi mới thực sự. Đây
cũng là lúc tŕnh độ dân trí đă đủ chín chắn để
có thể tự lực xây dựng một đất nước tự chủ, một
xă hội tự do công bằng trong t́nh người và nghĩa
làm người.
Đất nước cần sự thay đổi và
không thể không có sự thay đổi.
Tuy
nhiên một cuộc đổi mới nếu không phải là
những thay đổi thực sự, đúng với khát vọng
của toàn dân th́ sẽ trở nên vô cùng tai hại,
v́ nó sẽ vĩnh viễn mang đất nước xuống vực
thẳm và đưa toàn dân tộc đến hoàn cảnh bị
lường gạt thách thức.
Ngược lại, nếu người Việt-Nam biết đồng tâm quật
khởi cứu nguy đất nước, hải ngoại và quốc nội là
một, thành tâm giải quyết mọi vấn đề, tự lực xóa
bỏ định kiến và phá bỏ những thành tŕ trở ngại
để dựng lại niềm tin, th́ từ đó người ta có thể
dựng lại một đất nước mới trên những hoang tàn
đổ vở cũ, mà không cần phải cầu cứu khẩn nài một
siêu cường nào giúp đở. Một nền chính trị tự
chủ, một xă hội nghèo nàn nhưng ổn định và một
dân tộc biết đồng tâm vượt gian lao là những yếu tố mạnh
mẽ nhất thu hút sự đầu tư phát triển của tất cả
các nước tư bản giầu mạnh trên thế giới.
B-NHỮNG
GIẢI
PHẢP ĐĂ ĐƯỢC NÓI TỚI.
Những viễn ảnh của đất nước
có thể tùy thuộc vào những biến chuyển trên
thế giới, nhưng những giải pháp cho Việt-Nam
là vấn đề của người Việt-Nam. Do đó có
rất nhiều giải pháp đă được nói tới, ở trong
nước cũng như hải ngoại, bao gồm từ những biện
pháp mạnh cho đến những giải pháp ôn ḥa, từ
những giải pháp chính trị đến những vận động
kinh tế, ngoại giao.
1- Các
giải pháp mạnh:
Ở một nước mà chính quyền không được xây dựng
trên những căn bản dân chủ, những biện pháp mạnh
luôn luôn được đề cập. Một
cuộc tổng khởi nghĩa, tổng nổi dậy của các lực
lượng vỏ trang và nhân dân để xóa bỏ chế độ
độc tài là giải pháp được cổ vơ mạnh mẽ bởi
các khuynh hướng chống đối chế độ một cách
quyết liệt. Ngược lại, sử dụng những
phương tiện của chế độ và bạo lực cách mạng để
bảo vệ an ninh chính
trị, bảo vệ chế độ một cách triệt để là biện
pháp của nhà cầm quyền đương thời ở Việt-Nam.
2- Các
giải pháp ôn ḥa:
Các giải pháp ôn ḥa nẩy nở từ quan niệm "Cởi
mở" và "Đổi mới". Trong khi nhà nước chỉ sẳn
sàng đổi mới Tư duy kinh tế để có thể lợi dụng
sự trợ giúp và lôi kéo sự đầu tư của khối kinh
tế tư bản, th́ dân chúng muốn mượn đà cởi mỏ để
đổi mới chế độ; xóa bỏ cơ cấu chính trị độc đảng
để xây dựng các cơ chế dân chủ. Một nền chính trị đa dảng, đa
nguyên là giải pháp được đề nghị bởi nhiều
nhân sĩ có tiếng tăm trong và ngoài nước.
3- Các
giải pháp kinh tế:
Giải pháp của nhà nước Xă-hội Chủ-nghĩa là đổi
mới kinh tế, bổ xung hệ thống pháp luật kinh tế,
chuyển từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị
trường để thu hút sự đầu tư của nước ngoài và để
khắc phục các vấn đề chính trị.
Giải pháp do một số khuynh hướng không chấp nhận
chế độ chủ trương là mượn sức mạnh của kinh tế
tư bản, dùng kinh tế để chuyễn hóa chinh trị
nhằm thay đổi chế độ chính trị trong nước.
4- Các
giải pháp chính trị:
Giải pháp được một số nhân sĩ mệnh danh là thành
phần thứ ba cổ vơ là thành lập một chế độ trung
lập, không liên kết, được quốc tế công nhận.
Giải pháp được đa số trí thức trong và ngoài
nước kêu gọi là băi bỏ chế độ độc quyền độc
đảng, tổ chức bầu cử tự do để tiến đến một nền
dân chủ thực sự.
5- Các
giải pháp ngoại giao:
Khuynh hướng ngoại giao chủ trương dùng ngoại
giao để chuyển hóa t́nh h́nh chính trị trong
nước; vận động một giải pháp quốc tế, trên căn
bản hiệp định Genève năm 1954 và hiệp định Paris
năm 1973 để đưa ra một cách giải quyết hợp lư và
hợp pháp cho vấn đề Việt-Nam. Trong khi đó, Nhà nước Xă-hội
Chủ-nghĩa cũng tiến hành những giải pháp ngoại
giao nhằm kết thân với các nước Tây phương để
giải tỏa những áp lực kinh tế và chính trị.
C-NHẬN
ĐỊNH VỀ NHỮNG BIẾN CHUYỂN TÂM LƯ VÀ QUAN
NIỆM Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.
T́m ra một giải pháp vẹn toàn cho đất nước trong
những điều kiện chính trị hiện tại và trong t́nh
trạng ly tán của ḷng người là một điều gần như
không thể có được:
— Những biện pháp bạo động dường như không phải
là giải pháp thực tế trong t́nh thế hiện tại và
không có ǵ chắc chắn nó sẽ đưa đến một viễn ảnh
tốt đẹp cho đất nước.
— Những giải pháp ôn ḥa khó đạt được những căn
bản vững chắc để có thể đáp ứng những khát vọng
thực sự của người dân.
— Hy vọng vào sự trợ giúp của các siêu cường để
giải tỏa hoặc chuyển hóa những vấn đề kinh tế và
chính trị có thể chỉ là những ảo tưởng nguy hại,
làm cho đất nước càng ngày càng bị thao túng bởi
các thế lực siêu cường.
— Trông cậy vào thế lực quốc tế để t́m một giải
pháp ngoại giao chỉ là sự mong đợi quá nhiều ở
người ngoại cuộc.
— Cuối cùng sự kêu gọi "ḥa hợp ḥa giải" dân
tộc lại không phải là điều thiết thực v́ giữa
nhân dân Việt-Nam vốn không có mối bất ḥa nào
cả. Người dân đều nh́n thấy như nhau thực trạng
của một đất nước tan nát ră rời. Người dân đều hiểu rơ như nhau
những nguyên nhân đă đưa dân tộc tới t́nh
trạng bi thảm. Kêu gọi mọi người "ḥa
hợp ḥa giải" mà không thẳng thắn pha vỡ những
yếu tố đă đưa dân tộc tới thảm họa suy vong, đă
kềm hăm người dân trong ṿng nô lệ, th́ không
thể có ư nghĩa ǵ khác ngoài sự lừa gạt.
Xét như vậy th́ dường như
tất cả các giải pháp đă được nói tới đều không
mấy thỏa đáng. Tuy nhiên nhận xét về
những biến chuyển đồng bộ về tâm lư và quan niệm
đang xẩy ra ở trong và ngoài nước, người ta tin
rằng một giải pháp cho Việt-Nam đang có cơ hội
khai thông.
Trước hết, từ tâm lư bi quan rất phổ quát của
thập niên 70, ngày nay người ta tin tưởng một
cách chắc chắn rằng các nước Cộng-sản trên thế
giới đương nhiên sẽ phải sụp đổ, tất cả chỉ c̣n
là vấn đề thời gian. Từ tâm
lư chủ quan ấy, nhận thức đă thay đổi ngược
hẳn lại với lúc trước.
Những biến chuyển nhận thức và chính trị cũng
trở nên rơ rệt theo
những biến chuyển của t́nh h́nh thế giới.
Trước hết, khi nhu cầu đổi mới trở thành chính
sách của nhà nước, chế độ đă nhận thấy sự cần
thiết phải đổi mới mọi cơ cấu kinh tế theo nền kinh tế thị
trường Tây phương, nới rộng tự do đi lại để Việt
kiều hải ngoại về thăm đất nước t́m cơ hội kinh
doanh. Cùng lúc đó, về phía
chống đối chế độ, người ta nhận thấy biện pháp
vơ lực dường như đă không c̣n thích hợp nữa;
những giải pháp ngoại giao và kinh tế được nói
tới.
Giai đoạn kế tiếp, giải pháp vận động ngoại giao
được nhận thấy không c̣n thích hợp nữa khi những
biến chuyển trên bàn cờ quốc tế đă đưa tới t́nh
trạng các siêu cường có thái độ thờ ơ trước
những tranh chấp cục bộ, không c̣n coi
Đông-Dương là điểm nóng cần phải nổ lực giải
quyết.
Khi những giải pháp chính trị đă được nói tới,
thái độ của người Việt hải ngoại cũng không c̣n
tính cách tiêu cực, người ta sẳn sàng nghe và
đối thoại với chế độ. Quan
niệm "Giải trừ Cộng-sản" từ phía chống đối chế
độ được chuyển vào những ư niệm then chốt là
giải trừ bạo lực và dối trá. Trong khi ấy, tiếng nói người
dân trong nước càng ngày càng trở nên mạnh mẽ
hơn với sự đ̣i hỏi chế độ phải từ bỏ cách mạng
bạo lực và độc quyền chính trị. Các thành phần nhân sĩ có thế
lực trong nước lên tiếng yêu cầu sửa đổi hiến
pháp, thành lập các cơ cấu dân chủ. Những quan niệm về dân chủ được
b́nh luận một cách rộng răi, những kế hoạch
đổi mới chính trị được đề nghị một cách công
khai. Đồng thời ở hải ngoại cũng đưa ra
những quan điểm về xây dựng dân chủ, về chính
sách kinh tế hậu Cộng-sản...
Những biến chuyển nhận
thức nêu trên cho thấy chưa bao giờ quan
điểm của người dân trong nước và hải ngoại
gần nhau đến thế. Đây là một dấu hiệu đáng lạc
quan khi người dân Việt cả trong và ngoài
nước đang cùng nh́n về một viễn ảnh mới.
*****
Viễn
ảnh của một nước Việt-Nam thật sự đổi mới đúng
với khát vọng của toàn dân là chuyện không thể
xảy ra trong một sớm một chiều, nhưng cũng
không phải là chuyện không thể làm được.
Người dân đang khao khát dân chủ, tự do và một
đời sống ấm no trong t́nh tự dân tộc. Nh́n sang
Trung-quốc, vụ Thiên-An Môn bùng nổ không phải
v́ chế độ không muốn cải thiện nền kinh tế để
cho dân chúng được ấm no hơn, mà chỉ khát vọng
chân chính về một nền tự do dân chủ của nhân dân
Trung-quốc bị miệt thị do sự thiếu sáng suốt của
kẻ lănh đạo. Như vậy, ngoài
những mục tiêu xă hội và kinh tế, những đổi
mới về chính trị là điều tối ư cần thiết.
Nhưng trong viễn ảnh của một cuộc đổi mới, không
hẳn chỉ cần có những h́nh thức dân chủ, một chế
độ đa đảng đa nguyên được giải thích theo cách
này hay cách khác, là đạt được mục tiêu dân chủ,
là thỏa măn được những khát vọng của nhân dân và
giải quyết được mọi vấn đề phức tạp của đất
nước. Chế độ dân chủ và các
cơ cấu dân chủ như hiến pháp, quốc hội, phổ
thông đầu phiếu, chế độ đa đảng...trên thế
giới đă cho ta thấy nó cũng không phải là cây
đủa thần vạn năng có thể giải quyết tất cả mọi
vấn đề của xă hội loài người. Hiến pháp chỉ là một bản khế ước
giửa các phần tử trong một quốc gia. Một khế ước sẽ không có giá trị
hơn một tờ giấy lộn bao nhiêu nếu các thành
phần liên hệ đang rắp tâm lừa dối lường gạt
lẫn nhau. Điều cần
xác tín là phải dứt bỏ mọi ảo tưởng.
Trời không giúp ta, đất không giúp ta, chủ nghĩa
Xă-hội, chủ nghĩa Tư-bản không giúp ta, cả
Chuyên-chính Vô-sản lẫn Dân chủ Đa nguyên cũng
không giúp ta, các cường quốc anh em, từ anh em
Xă-hội Chủ-nghĩa đến anh em Dân-chủ Tự-do cũng
không giúp ta nếu chính ta không tự giúp ta. Chỉ có sức
mạnh của toàn dân, sự sáng suốt của toàn
dân, nổ lực bền bỉ của toàn dân mới đủ sức
đưa đất nước ra khỏi t́nh trạng phân hóa, ră
rời, nghèo đói suy đồi, lạc hậu...
IV.
KHÁT VỌNG NGƯỜI DÂN VIỆT.
Vấn đề đang được nói đến
nhiều nhất ở Việt-Nam ngày nay là việc đổi mới
chính trị để xây dựng dân chủ, hay để tiến đến
một nền dân chủ thật sự. Đây chính là bước tiến có tính
cách quyết định trong sự nghiệp làm hồi sinh
đất nước của người Việt-Nam.
Dân chủ là ǵ?
Người dân b́nh thường nghỉ rằng nếu đă có sự
định nghĩa dân chủ theo
kiểu mẫu này th́ tất sẽ phải có sự giải thích
theo khuôn khổ kia.
Người dân b́nh thường hiểu rằng chữ "Dân
chủ" có một ư nghĩa rất b́nh dị là
người dân được quyền làm chủ; "Tinh thần
dân chủ" được thể hiện ở sự xử dụng cái nhiều,
nhưng cũng trân trọng cái ít
để có sự kế thừa tiếp nối; và "Chế độ dân chủ"
được nhận thấy ở sự kiện rất tự nhiên là người
dân, ngoài quyền làm chủ phương tiện sinh sống
của ḿnh, c̣n có quyền công khai làm chủ những ư
nghỉ của ḿnh, tức là có thể nói lên hoặc viết
ra những ư nghỉ của ḿnh một cách công khai,
ngay cả những ư kiến phê b́nh chỉ trích chế độ
để góp phần xây dựng quốc gia chung mà không sợ
bị ai khủng bố, bắt bớ, giam cầm, tra vấn. Hiểu
biết về tinh thần dân chủ và chế độ dân chủ như
thế th́ quá thô sơ thiếu sót; nhưng nếu không
được như thế th́ chế độ dù có được gọi là dân
chủ theo khuôn thước này hay kiểu mẩu kia, cũng
chỉ là dân chủ h́nh thức, dân chủ giả hiệu, hoặc
là chế độ chủ dân đă được nói ngược đi cho dễ
nghe mà thôi.
Trong sự nghiệp làm hồi sinh đất nước, câu hỏi
sinh tử cần được nêu lên là: "Người dân
muốn ǵ? Người dân đang mơ ước ǵ?". Cùng một câu hỏi như
thế, ở những xă hội b́nh thường người ta hỏi dân
chúng một cách vui vẻ lễ độ rằng: "Các bạn
muốn những ǵ phải được chính phủ thực hiện?
Các bạn có những mơ ước ǵ không?" và ở
trong trại tập trung các cai
tù hỏi nhau một cách khẩn trương rằng: "Chúng
nó muốn ǵ? Chúng nó đang âm mưu ǵ?".
Cho dù đang ở trong nhà tù hay đang sống trong
một xă hội văn minh, những khát vọng tột cùng
của người dân cũng không khác xa nhau mấy. Những
khát vọng đó là những phát biểu tự nhiên của bản
năng sinh tồn và của trí tuệ con người, liên hệ
đến các phạm vi rộng hẹp khác nhau của đời sống:
– Ở phạm vi cá nhân, khát vọng đó là một cuộc sống
no ấm, an vui, có ư nghĩa;
– Ở phạm vi ngoài cá nhân, niềm khao khát đó là
một
xă hội đáng sống;
– Ở tầm mức dân tộc và nhân loại, niềm mơ ước đó
là một
quốc gia tự chủ và phát triển, sánh vai cùng
các nước anh em trên thế giới.
1- THẾ NÀO LÀ
MỘT CUỘC SỐNG ẤM NO, AN
VUI VÀ CÓ Ư NGHĨA?
Phương tiện sống, Quyền
sống, Lẽ sống là ba ư niệm căn bản của đời
sống cá nhân. Một cuộc sống ấm no, an vui và có ư nghĩa chỉ
có thể có được nếu Phương tiện sống được đầy đủ,
nếu Quyền sống người dân được bảo đảm và nếu lẽ
sống con người được tôn trọng.
–
Phương tiện sống được đầy đủ:
Nước ta tuy chưa phải là một nước giàu có và
phát triển, nhưng cũng không phải không có những
ưu đải của thiên nhiên: Ba miền đồng bằng sông
Hồng, sông Mă, sông Cửu; rừng núi trùng trùng
điệp điệp từ Bắc xuống Nam cung ứng nguồn tài
nguyên thiên nhiên; một giải duyên hải dài gần 4
ngàn cây số với vùng thềm lục địa chưa khai
thác. Trước chiến tranh
Đông-Dương, Việt-Nam là nước xuất cảng lúa gạo
đứng hàng thứ ba ở Á-châu. Ngày nay dân
số có gia tăng gấp bội, nhưng với những phương
tiện kỹ thuật tiến bộ hơn, với sức bền bỉ biết
ḥa ḿnh để khắc phục con người, chắc chắn dân
chúng Việt-Nam không thể lâm vào t́nh trạng đói
kém. Với truyền thống nông
nghiệp, đa số dân chúng Việt-Nam sống về nghề
làm ruộng và tiểu công nghệ. Người dân
tin rằng bao giờ ruộng đất trả lại cho nông dân
th́ đồng sẽ xanh, lúa sẽ tốt và ước vọng về một
đời sống ấm no chắc chắn sẽ thành tựu được ít
nhất trên những bước căn bản. Người dân tin rằng
bao giờ người lao động - dù lao động trí thức
hay lao động chân tay - được hưởng những thành
quả lao động của chính ḿnh một cách xứng đáng
và hợp lư, th́ mọi người sẽ ra sức làm việc,
năng xuất sẽ tăng, xă hội sẽ ổn định trù phú,
mang lại đời sống ấm no cho tất cả mọi người.
* Người dân được làm chủ phương tiện sinh sống
của ḿnh là điều kiện căn bản để xây dựng đời
sống an lạc cho toàn dân.
–
Quyền sống người dân được bảo đảm:
Một đời sống ấm no là điều kiện cần để con người
được an vui, nhưng niềm an vui thực sự chỉ có
thể nẩy nở nếu quyền sống của người dân được bảo
đảm.
- Hăy đập tan những nhà tù trại giam ô nhục để
mở đầu cho sự nghiệp làm hồi sinh đất nước, v́
đó không phải là sản phẩm của trí tuệ loài
người.
- Hăy quét sạch những tư tưởng bạo hành khủng bố
để làm tươi sáng lại một bầu trời đất nước đă
quá ngộp thở v́ khói của bom đạn và chất độc của
thuốc khai quang.
* Sự khôi phục và bảo đảm quyền làm người là
điều kiện thiết yếu để gây dựng niềm an vui của mỗi cá nhân
trong t́nh tự dân tộc.
–
Lẽ sống con người được tôn trọng:
Con người đội trời đạp đất vốn có sẵn cái lẽ
sống tự chủ bất khuất nẩy nở trong tâm thức bao
dung b́nh đẳng. Con người không sinh ra để làm
nô lệ. Con người không sinh ra trong bản chất
căm thù. Con người sinh ra có quyền hưởng không
khí trong lành của tự do, ḥa đồng, bác ái. Con
người sống sạch thác trong, không ai có quyền
bắt nó phải sống kiếp trâu cầy ngựa cưỡi. Con
người cầu tiến biết vươn lên trong ánh sáng của
trí tuệ, biết chan ḥa trong tâm thức yêu
thương; không ai có quyền bắt kẻ viết văn phải
bẻ cong ng̣i bút viết đen thành trắng, bắt người
cô thế phải uốn lưỡi nói trắng thành đen.
* Sự tôn trọng lẽ sống con người là biểu lộ tinh
thần nhân bản trong nếp sống loài người.
2- THẾ NÀO
LÀ MỘT XĂ HỘI ĐÁNG SỐNG?
Từ những tương quan giữa
Người và Người, Người với thiên nhiên, Người
với khoa học kỹ thuật, khát vọng của người dân
về một xă hội đáng sống là những mơ ước rất tự
nhiên.
–
Trong tương quan giữa Người và Người:
* Người dân muốn thấy một xă hội công bằng,
không c̣n áp bức khủng bố; không c̣n dối trá lọc
lừa; không c̣n cảnh người bóc lột người, người
phải làm nô lệ cho người.
* Người dân muốn có một xă hội văn minh, trong
đó con người được quư trọng, con người có đầy đủ
quyền làm người bao gồm cả dân quyền và nhân
quyền.
* Người dân muốn xây dựng một xă hội chan ḥa
t́nh dân tộc, đằm thắm nghĩa đồng bào, một xă
hội mà nếp sống thể hiện những nét đặc thù cao
quư của văn hóa Đông phương: một xă hội mà người
không bóc lột người, người không hành hạ người,
người được làm người.
–
Trong tương quan Người với thiên nhiên:
* Người dân mong muốn một xă hội mà người biết
sống ḥa hợp với thiên nhiên: đất nuôi ta, ta
nuôi đất; người biết thích ứng với thiên nhiên;
bảo vệ môi sinh và bồi đắp thiên nhiên.
* Người biết xử dụng tài nguyên thiên nhiên một
cách hợp lư, không nô lệ cho phương tiện, không
lạm dụng vật chất, đồng thời không bị kẻ khác xử
dụng năng lực vật chất để khống chế.
–
Trong tương quan Người với khoa-học
kỹ-thuật:
* Người biết sống thích ứng với thiên lư, tức là
biết mở rộng kiến thức, học hỏi và áp dụng khoa
học kỷ thuật để làm phong phú đời sống.
* Nhưng người không cúi đầu sùng bái nền văn
minh kỹ thuật, không làm nô lệ cho phương tiện
kỹ thuật, cũng không lạm dụng những phát minh kỹ
thuật.
* Sau hết, người không xử dụng khoa học kỹ thuật
để khống chế người.
3- THẾ NÀO LÀ
MỘT QUỐC GIA TỰ CHỦ VÀ PHÁT TRIỂN?
Trong tương quan thế giới, ở thế kỷ vượt tiến
của nền văn minh kỹ thuật cao độ, loài người vẫn
c̣n nguyên vẹn những ám ảnh của những dân tộc bị
trị đối diện với những đế quốc chinh phục, của
nhược tiểu đối diện với siêu cường. Trong ánh
sáng của nền văn minh vật chất hiện đại, bản
năng sinh tồn của thời xa xưa vẫn c̣n xuất hiện
trong tiếng reo mừng chiến thắng trên đống xương
khô của đồng bào và đồng loại.
– Thoát khỏi cảnh tang thương nhục nhă của một
thời nô lệ, xa dần những ám ảnh tàn phá của
chiến tranh, người dân cảm thấy không c̣n cần
thiết những chiến tích lẫy lừng, mà chỉ mong
muốn được dựng cao ngọn cờ tự chủ trên quê hương
đất nước như đại nghĩa dân tộc, như dấu vết văn
hiến ngàn năm của giống ṇi. Ư niệm quốc
gia tự chủ sẽ xóa tan những ám ảnh về siêu
cường và nhược tiểu, về dân tộc bị trị và đế
quốc xâm lăng.
– Người dân không mong muốn một nền văn minh
thuần vật chất biến con người thành nô lệ cho kỹ
thuật và thành nạn nhân của nhu cầu. Khát vọng về
một quốc gia phát triển là khát vọng về một
nền văn minh trọn vẹn, ḥa hợp sự tiến bộ kỹ
thuật hiện đại với những giá trị bất biến
của nền văn minh tinh thần đă có từ ngàn xưa.
*****
Một quốc gia tự chủ
và phát triển sẽ có thể an
nhiên sánh vai cùng tất cả các nước trên thế
giới, không phân biệt lớn nhỏ, mạnh yếu trên căn
bản b́nh đẳng, tương kính, tương trợ để cùng
nhau bước vào kỷ nguyên văn hiến mới của nhân
loại. Nhưng niềm khát vọng
cao nhất của người dân về một quốc gia tự chủ
và một dân tộc tiến bộ chỉ có thể thực hiện
được nếu những ước vọng b́nh thường hơn được
thực hiện.
Nếu như sẽ có một giải pháp
trọn vẹn cho đất nước th́ giải pháp ấy tất
không thể không nói đến những khát vọng b́nh
thường và tha thiết của người dân.
V. GIẢI PHÁP ĐỀ
NGHỊ:
PHÁ
CHƯỚNG NGẠI, DỰNG LẠI NIỀM TIN, HỢP TÁC TOÀN
DÂN ĐỂ LÀM HỒI SINH ĐẤT NƯỚC.
Từ thực trạng một đất nước tan nát, một dân tộc
chia ĺa hơn nửa thế kỷ, Việt-Nam ngày nay là
một trong những nước nghèo đói và chậm tiến nhất
trên thế giới. Không những xă hội Việt-Nam đầy
rẫy những áp bức, bất công, tranh giành, đồi
trụy, dân tộc Việt-Nam c̣n bị phân hóa ră rời
thành từng mảnh vụn khiến ḷng người càng ngày
càng ly tán.
Trong giai đoạn lịch sử cận
đại, mọi sinh hoạt chính trị đều không có sự
bao dung hợp tác, khiến cho dân tộc mất đi
những ngẫu lực tiến hóa
cần thiết. Định
kiến và ư thức hệ che kín tầm mắt. Nghi kỵ, hận thù bóp nghẹt tiếng
nói của lương tri. Không
những thế, những vết hằn sâu của bạo lực khủng
bố đă làm cho người dân trở nên sợ sệt hèn
yếu, không dám đứng dậy đ̣i hỏi quyền làm
người trong một thế giới văn minh và quyền làm
dân trong một quốc gia tự chủ.
Trong nếp sống văn hóa,
những giá trị ngàn đời của dân tộc không c̣n
được quư trọng, khiến cho tinh thần vọng ngoại
trở thành căn bệnh trầm kha.
T́nh trạng phá sản toàn
bộ đó đ̣i hỏi phải có một giải pháp toàn
bộ v́ mọi giải pháp nửa vời trước sau đều
sẽ chỉ đưa đến bế tắc.
Thế nào là một giải pháp
toàn bộ?
Một giải pháp được gọi là toàn bộ cần đưa đến
việc giải quyết từ căn bản toàn bộ những vấn đề
then chốt:
- Phá huỷ được toàn bộ những chướng ngại cho
việc hợp tác;
- Vận dụng được toàn bộ sự hợp tác của toàn dân;
- Đáp ứng được toàn bộ những khát vọng căn bản
của người dân.
Dù muốn hay không, một giải
pháp toàn bộ cho đất nước cũng cần phải quy
được nhân tâm về một mối, dù có phải v́ thế mà
phá hủy đi những chướng ngại đắt giá nhất.
Dù muốn hay không, một kế hoạch toàn bộ làm hồi
sinh đất nước cũng cần phải kết hợp được toàn
dân, v́ chỉ có sức mạnh của toàn dân, sự sáng
suốt của toàn dân, nỗ lực bền bỉ của toàn dân
mới đủ sức đưa đất nước ra khỏi t́nh trạng phân
hóa, ră rời, nghèo đói, suy đồi và tủi nhục.
Với những lư do nêu trên, giải pháp sau đây được
đề nghị với ba kế hoạch liên tục:
1-
Phá chướng ngại để dựng lại niềm tin;
2- Đặt một căn bản cho cuộc hợp tác
toàn dân;
3- Hợp tác toàn dân để xây dựng lại
đất nước.
1- PHÁ CHƯỚNG
NGẠI ĐỂ DỰNG LẠI NIỀM TIN:
Để có được sự đồng tâm hiệp lực nơi toàn dân,
điều cần phải làm được là gây dựng lại niềm tin
đă mất trong ḷng người.
Cần phải khẳng định rằng niềm tin không thể có
được nếu con người c̣n đối xử với nhau bằng thủ
đoạn lọc lừa, bằng hận thù khủng bố. Niềm tin chỉ thực sự trở lại khi
những chướng ngại về tư tưởng, về chính trị...
đă được phá hủy. Niềm tin chỉ thực sự
hồi sinh khi mọi người cùng thức tỉnh trong tinh
thần b́nh đẳng, tự chủ, bất khuất.
Vậy điều cần thiết là phải
công khai phá hủy những chướng ngại để dựng
lại niềm tin nơi toàn dân. Nhưng đâu là những chướng ngại
cần phá hủy?
Những chướng ngại có thể rất
nhiều, thí dụ như danh xưng, h́nh thức, nhân
sự; tuy nhiên những điều đó chưa phải là những
trở ngại quan trọng. Kế hoạch “Phá chướng
ngại” chỉ đề nghị phá hủy
toàn bộ những chướng ngại căn bản:
-
Hủy bỏ mọi chủ nghĩa dựa trên bạo lực và dối
trá;
- Hủy bỏ mọi chủ nghĩa khai thác hận
thù giữa các thành phần trong xă hội;
- Giải tán tất cả các đảng phái chủ
trương bạo lực và giành độc quyền lănh đạo
quốc gia cho một cá nhân, một đoàn thể,
một đảng phái, một giai cấp hoặc một thành
phần nào trong xă hội;
- Loại bỏ mọi chủ thuyết văn hóa phi
nhân hủy diệt t́nh người để đặt lại những
căn bản cần thiết cho việc xây dựng lại xă
hội và con người.
- Phá bỏ các trại tập trung, thả tất
cả tù chính trị, các nhà văn, các tu sĩ
đang bị giam cầm v́ lư do bất đồng tư
tưởng, phản kháng văn hóa...
2- ĐẶT MỘT CĂN
BẢN CHO CUỘC HỢP TÁC TOÀN DÂN:
Trước khi có thể tiến hành công cuộc dựng lại
đất nước, dựng lại một xă hội công bằng, nhân
ái, tự do... bằng sức mạnh của toàn dân, điều
tối cần là phải thiết lập được một căn bản vững
chắc cho cuộc hợp tác toàn dân. Căn bản ấy không
thể được lập bằng sự chia chác những đặc lợi,
trái lại nó cần phải được lập bằng sự xóa bỏ
những dấu vết đă có sẵn, để từ đấy xóa bỏ hận
thù, chia rẽ, nghi kỵ, làm cho mọi người có thể
xích lại gần nhau hơn trong t́nh dân tộc, nghĩa
đồng bào.
Trong những năm vừa qua, hai khối Tự-do và
Cộng-sản trên thế giới đă xích lại gần nhau, xóa
dần những mối hận thù nghi kỵ để chấm dứt cuộc
chiến tranh lạnh triền miên và thiết lập trật tự
mới cho nhân loại, ấy là nhờ vào một giải pháp
được mệnh danh là “Giải pháp số không”:
không chạy đua vơ trang, không nh́n nhau bằng
cặp mắt thù địch.
Dân tộc Việt-Nam hiện nay đang cần một giải pháp
tương tự như vậy: một “Giải pháp
không người thắng kẻ thua”.
Đây là giải pháp đơn giản nhất để toàn dân có
thể cùng nhau hợp tác từ số không, gồm 4 điểm:
1-
Không bạo lực.
2- Không dối trá.
3- Không chủ nghĩa.
4- Không hận thù.
Bốn điểm bao gồm trong một điểm: Không kẻ thắng
người thua.
Lư do nào khiến người dân dễ chấp nhận cái Không
hơn là cái Có?
V́ có bạo lực, con người ta đă có tất cả sự độc
ác, đớn hèn; v́ có Dối trá, con người đă có tất
cả những u mê tăm tối; v́ có Chủ-nghĩa, con
người đă có đủ xiềng xích để tự trói ḿnh vào
những khuôn mẫu tư tưởng tù túng chật hẹp; v́ có
Hận thù, con người đă có trọn vẹn những lư do để
từ chối lẽ sáng của trí tuệ và tiếng nói của
lương tâm.
“Không bạo lực, Không dối
trá, Không chủ nghĩa, Không hận thù”
phải
là nội dung của một bản Tuyên ngôn Hợp tác
Dân-tộc trong thế kỷ của Bạo lực, Dối trá,
Chủ nghĩa, Hận thù.
Từ bốn điều “Không”
ấy đất nước sẽ bừng lên niềm hy vọng.
Giải pháp “Không
kẻ thắng người thua” như
trên không nhằm mang lại chiến thắng cho bất
cứ một ai. Chỉ có T́nh người thắng Bạo
lực; chỉ có ḷng thành thực thắng sự dối
trá; chỉ có Lương tâm con người thắng sự độc
ác; chỉ có Trí sáng suốt thắng những định
kiến u mê. Đây chính là tinh
thần “Tă trắng thắng cờ hồng”
của ngục sĩ Nguyễn-chí-Thiện và cũng chính là
giải pháp đă được Thủ-tướng Kohl nước Đức áp
dụng để hàn gắn dân tộc Đức sau gần nữa thế kỷ
hận thù chia cắt hai bên lằn ranh ư thức hệ.
3- HỢP TÁC TOÀN
DÂN ĐỂ XÂY DỰNG LẠI ĐẤT NƯỚC:
Sau khi những chướng ngại làm mất niềm tin nơi
toàn dân đă được công khai phá hủy, sau khi Giải pháp
không người thắng kẻ thua đă
được đặt làm căn bản cho cuộc hợp tác toàn dân,
công cuộc xây dựng lại đất nước cần phải được
trao lại cho toàn dân trên những nguyên tắc sau
đây:
a) Lập diễn đàn tự do:
Chính quyền đương thời cam kết bảo đảm các quyền
tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do báo chí,
tự do đi lại, tự do cư trú, tự do hội họp... của
người dân.
- Công khai và thẳng thắn đón nhận tất cả những
ư kiến độc lập cũng như đối lập ở trong nước và
hải ngoại về việc xây dựng lại đất nước qua các
Diễn đàn Tự do.
b) Đặt lại những nguyên tắc chính trị
căn bản:
- Nh́n nhận những quyền căn bản của con người
theo tinh thần Bản Tuyên ngôn Quốc tế
Nhân-Quyền.
- Công bố việc trao trả lại chủ quyền quốc-gia
cho toàn dân.
- Đón nhận và công bố những
ư kiến của toàn dân trong việc xây dựng thể
chế tương lai cho đất nước.
- Trưng cầu dân ư về thể chế chính trị và đường
lối kinh tế quốc gia.
c) Đặt lại những căn bản cần thiết cho
việc dựng lại xă hội và con người:
- Đồng thời với sự hồi sinh về chính trị, kinh
tế, một xă hội nhân bản phải được hồi sinh trên
căn bản T́nh-người và nghĩa-làm-người.
- Việc dựng lại xă hội và con người cần phải
được thực hiện bằng một chính sách văn hóa giáo
dục tự chủ và bao dung được thăm ḍ qua ư kiến
người dân và được toàn dân đồng chấp thuận.
*****
Hoàn
cảnh lịch sử đầy thuận tiện cho một cuộc hợp
tác dân tộc để xây dựng lại đất nước đang đặt
những nhà lănh đạo, những nhân sĩ trong và
ngoài nước trước những trách nhiệm không thể
chối từ. Sau 30 năm đối diện trên chiến
trường, thời gian của hơn 15 năm suy nghiệm về
những nguyên nhân đưa dân tộc tới t́nh trạng lạc
hậu và phân hóa cùng cực ngày nay đă đủ để rút
tỉa được một đôi điều hữu ích. Đây chính là lúc để các nhà lănh
đạo chứng tỏ ḷng yêu nước và t́nh thương đồng
bào của ḿnh. Đây
cũng chính là lúc để toàn dân chứng tỏ sự
quyết tâm xây dựng lại một quê hương tự chủ,
một dân tộc văn hiến, bất khuất.
Trong
khi toàn thế giới đang dũng mănh bước vào kỷ
nguyên văn minh mới, lịch sử sẽ không tha
thứ cho bất cứ một ai c̣n cố ư d́m chết
tương lai dân tộc trong những vũng lầy của
định kiến và ư thức hệ.
Đất nước đang cần sự hợp tác
của toàn dân và không thể không có sự hợp tác
của toàn dân.
Một
giải pháp cho cuộc hợp tác toàn dân đ̣i hỏi
những người có trách nhiệm phải tự phá tan
những chướng ngại đă gây nên sự mất niềm tin
nơi người dân. Giải pháp ấy cũng đ̣i hỏi mọi
người phải can đảm đặt một khởi điểm cho sự
hợp tác. Khởi điểm được đề nghị là một Giải pháp
không người thắng kẻ thua.
Khi niềm tin đă trở lại với ḷng người và khi
người dân đă có đầy đủ lư do để cùng bắt tay vào
việc xây dựng lại đất nước, th́ mọi khó khăn
trong các lănh vực chính trị, kinh tế, văn hóa,
xă hội... sẽ chẳng c̣n là những nan đề không thể
giải quyết.
KẾT TỪ
Trong cơn bể dâu của dân tộc đă kéo dài non nửa
thế kỷ làm đảo lộn mọi nếp sống an vui, người
dân luôn luôn nghĩ đến một điều rất b́nh thường
trong đạo sống tự nhiên của muôn loài:
Cây có gốc mới nẩy cành xanh ngọn,
Nước có nguồn mới biển cả sông sâu.
Người dân Việt vẫn thường tin tưởng rất sâu xa ở
những giá trị ngàn đời đă nuôi lớn dân tộc ḿnh,
ở nền
Văn-hiến, ở ư thức tự chủ đă
từng bao nhiêu lần làm chùn vó ngựa chinh phục
của Bắc phương. Vậy mà cho đến nay đôi khi cũng
có những nghi vấn được nêu lên như: "Làm sao t́m
được một chủ thuyết làm nền tảng cho việc xây
dựng đất nước?".
Người dân nghĩ rằng có lẽ chưa có một nền triết
lư chính trị nào đă thể hiện được tính nhân bản
tự nhiên như nền Văn-hiến của tiền nhân ta; v́
Văn-hiến vốn thật là một nền chính trị nhân bản,
là nền tảng của một nếp sống văn minh trọn vẹn ở
đấy sự tỏa sáng của trí tuệ con người đă ḥa
cùng sự tiến bộ văn hóa kỷ thuật qua từng thời
đại. Văn hiến thể hiện ở
những tinh hoa của các nền dân chủ Đông Tây.
Văn hiến nẩy nở ở giấc mơ
nhân bản của thế giới. Văn hiến tiềm
tàng trong từng bước tiến nhỏ bé của con người.
V́ vững
tin vào bước tiến con người,
người dân Việt đă có thể chia xẻ quan niệm tiến
hóa của nhà vật lư học Einstein: "Không có một
tiến tŕnh cách mạng nào đối với loài người
cả". Cho nên nếu như sẽ có
một mùa đổi mới trên quê hương yêu dấu, người
dân Việt hằng mong ước rằng nó sẽ không phải là
một mùa lá đổ, trút sạch những tinh hoa của dân
tộc xuống những vũng lầy ư thức hệ; nó cũng sẽ
chẳng phải là một mùa xuân xứ lạ đầy rẫy những
sắc cũ hương thừa. Nó phải là những thăng hoa
của T́nh người và Nghĩa làm người, của đạo sống
muôn loài được thể hiện trong nếp sống dân chủ,
trong tinh thần tự chủ muôn đời của ḍng giống
Việt bất khuất.
Trong ánh sáng vinh quang, an lạc của T́nh người
và Nghĩa làm người, một nước Việt-Nam
Văn-hiến đang chờ đợi những
khối óc sáng tạo, những bàn tay
xây dựng của toàn dân.
Bản Bạch thư xin được chấm dứt nơi đây, nhưng
những điều tâm huyết chứa đựng xin được toàn thể
đồng bào Việt-Nam trong và ngoài nước chia xẻ,
hưởng ứng, để cùng nhau quyết tâm san bằng những
trở ngại, xây dựng lại một nước Việt-Nam ngàn
đời an lạc tự chủ.
Thành kính - Trân trọng,
Vũ Thanh
Thư
Nguồn:
http://nguoidanbinhthuong.org
|