Năm Thứ 4888
www.vietnamvanhien.org
 www.vietnamvanhien.net



Bài Học Mậu Thân 1968
Chính Đạo

o

 

LTS: Với nhiều người dưới phố, chuyện đă qua, hăy coi như dĩ văng, phải cố quên đi, sống cho thoải mái. Văn chương, lịch sử không quan trọng bằng miếng cơm, manh áo, nhà cao, cửa rộng. Điều này cũng dễ hiểu thôi. Nhưng thiết nghĩ để có thể vững mạnh đi vào đường sạn đạo hiện đại hóa xứ sở, tuổi trẻ Việt của thế kỷ XXI cần được trang bị bằng những kiến thức sử học nghiêm túc, khoa học; để có thể rút ra những bài học hữu dụng. Nhu cầu t́m hiểu sử học càng cấp thiết hơn khi cuộc cách mạng truyền thông của thế kỷ XX đă giúp phổ biến đủ loại “ngụy sử” qua các dạng thức tuyên truyền trắng, đen hoặc xám của các chính phủ, chế độ và phe nhóm, tôn giáo. Một nữ sinh viên ban Thạc sĩ Việt du học ở Liên bang Mỹ mới đây–khi được đọc những tư liệu văn khố về Hồ Chí Minh–đă vội vă phản kháng là xin đừng “phá hoại lịch sử.” Thứ lịch sử mà người nữ sinh viên trên nói đến, thực ra, chỉ là những bài giảng lịch sử giáo điều, đúc khuôn. Một thứ truyền đơn, khẩu hiệu, không hơn không kém, của phe thắng cuộc–nên đă tạo ra hiện tượng đáng buồn về t́nh trạng giảng dạy môn sử tại Việt Nam hiện nay; cũng như những lập luận “giẻ rách sinh con chuột” hay hờn oán, trách móc, ở hải ngoại.

 

 Mậu Thân 1968:  Thắng Hay Bại?

Chính Đạo

 

Trong số những trận đánh có tầm chiến lược quan trọng từ 1959 tới 1975, cuộc tổng tấn công vào các thành phố và tỉnh lỵ miền Nam đúng dịp Tết Mậu Thân (1968) được liệt vào hàng đầu. Đây là một chuyến “làm ăn” táo bạo của Lê Duẩn (1908-1986), Bí thư thứ nhất Đảng Lao Động Việt Nam, đưa đến những thiệt hại to lớn về nhân sự cho Bắc quân. Nhưng về mặt chính trị và ngoại giao–dù có dự đoán trước hay chăng–ba đợt tấn công vào Sài G̣n-Chợ Lớn trong năm 1968 tạo một ảnh hưởng sâu đậm tại chính nước Mỹ. Bộ trưởng Quốc Pḥng Robert S. McNamara, và rồi Tổng thống Lyndon B. Johnson cùng đa số thành phần chủ chiến đều nghiêng về phía t́m một giải pháp chính trị. Mặc dù ḥa đàm Paris, nhóm họp từ mùa Xuân 1968, chưa giải quyết được ngay cuộc chiến Việt Nam, t́nh trạng vừa đánh vừa đàm kéo dài hơn bốn năm nữa, chiến dịch Mậu Thân đánh dấu một khúc quanh quan trọng. Ít nữa, nó cũng giảm hẳn cường độ cuộc chiến ở phía Bắc vĩ tuyến 17, chiến dịch Rolling Thunder [Sấm Rền] hầu như chấm dứt từ đầu tháng 11/1968–một cuộc xuống thang rơ ràng sau gần 5 năm “leo thang.”

Để có thể cân nhắc lẽ thắng-bại của cuộc Tổng Tấn Công-Tổng Khởi Nghĩa [TTC-TKN] Mậu Thân 1968, không thể chỉ dựa trên thứ thông tin mạo hóa, sản phẩm của các hệ thống tuyên truyền, chiến tranh chính trị của cả hai phe. Cũng không thể chỉ căn cứ vào số xác chết, bị thương, hay số vũ khí tịch thu ở trận địa. Trước hết, cần minh định bản chất cuộc chiến Việt Nam và nh́n lại diễn tiến của giai đoạn 2 của cuộc chiến 30 năm (1945-1975).

 

Cuộc chiến Việt Nam là một trong những điểm nổ của thế “chiến tranh lạnh” giữa hai khối Tư Bản và Cộng Sản (1947-1991). Trên cơ bản, đó là một cuộc chiến “tiền đồn” mà sự thắng bại không có yếu tố quyết định đến đại thể.

Cuộc chiến “tiền đồn Việt Nam” đă khởi đầu không do chính người Việt. Tham vọng thực dân Pháp-Bri-tên đă bóp tắt mọi hy vọng cho nền ḥa b́nh tại bán đảo Đông Dương sau khi Thế chiến thứ hai (1939-1945) vừa chấm dứt. Thủ tướng Winston Churchill của Bri-tên–tác giả thuật ngữ “bức màn sắt” từ năm 1946–không chỉ cực lực chống đối kế hoạch Quốc tế quản trị [International Trusteeship] cho Đông Dương của Tổng thống Franklin D. Roosevelt (1933-1945) mà c̣n tiếp tay cho chính phủ Charles de Gaulle (1944-1946) đặt một đầu cầu viễn chinh ở India để tái chiếm Đông Dương từ năm 1944. Người kế vị của Churchill c̣n công khai cho liên quân Pháp-Bri-tên đánh chiếm Sài G̣n từ cuối tuần 22-23/9/1945, và rồi ép buộc tù binh Nhật tham gia vào việc mở rộng vùng kiểm soát suốt miền Nam vĩ tuyến 16, đưa đến những cuộc tắm máu giữa các phe bản xứ.(1) Trung Hoa, trong thời gian giải giới quân Nhật ở phía Bắc vĩ tuyến 16, cũng góp phần vào việc đảng tranh tanh máu của người Việt. Nhưng phe chống Cộng, dù nhân số thắng vượt, cuối cùng bị thua. Từ cuối năm 1946, phe Hồ chí Minh dưới danh nghĩa Việt Minh–giành được độc quyền kháng Pháp. V́ lư do này hay lư do khác, phe chống Cộng phải nương dựa vào Trung Hoa, Pháp, và rồi Liên bang Mỹ cho chính sự sinh tồn của ḿnh và gia đ́nh; với hy vọng sẽ giành được độc lập một cách ôn ḥa. Chua chát là người Hoa hay Pháp đều có hậu ư riêng khi lập ra những tổ chức chính trị hay các đơn vị tiền tiêu chống Cộng bản xứ. Qua các thí nghiệm Nam Kỳ tự trị, Tây kỳ tự trị, hay Tây Bắc tự trị, v.. v... trên thực tế người Pháp đă biến Việt Nam thành một xứ lâm chiến “phong kiến mới,” với Pháp và Việt Minh thủ diễn vai tṛ hai đại lănh chúa [war-lords]. Từ năm 1948, Pháp khởi đầu thí nghiệm Bảo Đại (1913-1997), hy vọng lấy bớt ngọn gió “độc lập” khỏi cánh buồm kháng chiến của Việt Minh, và gom các sứ quân chống Cộng (Ki-tô, B́nh Xuyên, Cao Đài, Ḥa Hảo, Nùng, Thái, Rhadé, v.. v...) dưới lá cờ “quốc trưởng” của cựu hoàng Bảo Đại để xin viện trợ Mỹ.( 2)

Chiến thắng của Mao Trạch Đông tại Hoa lục trong hai năm 1948-1949 làm thay đổi hẳn cán cân quyền lực tại Đông Dương. Hồ Chí Minh (1892-1969) và Việt Minh chẳng c̣n lựa chọn nào khác hơn ngả về phía tân Quốc Tế Cộng Sản (Cominform) do Josef V. Stalin cầm đầu, với sự phụ tá của Mao. Từ tháng 1/1950, Stalin ủy thác cho Mao và Lưu Thiếu Kỳ [Liu Shaoqi] giúp đỡ HCM thành lập các đại đơn vị bản xứ và cung cấp cố vấn tới cấp Sư đoàn.( 3) Đối lại, các chính phủ Mỹ can thiệp sâu hơn vào Đông Dương, đặc biệt là Việt Nam–cung cấp viện trợ cho Pháp tiếp tục tham chiến ở Đông Dương (NSC 68) sau ngày chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Năm 1954-1955 chính phủ Dwight D. [“Ike”] Eisenhower (1953-1961) c̣n trực tiếp can thiệp vào Nam Việt Nam, quyết biến phần đất phía Nam vĩ tuyến 17 thành một “tiền đồn chống Cộng” của Thế Giới Tự Do.

Từ năm 1950, sự nhập cảng chủ thuyết Mao vào Bắc Việt–qua các đợt chỉnh cán, chỉnh quân, cải cách ruộng đất–gây hoang mang, sợ hăi trong mọi giới. Chính các cán bộ dày công kháng chiến cũng bị hạ tầng công tác, tù đày hay xử tử.

Nhưng dư luận thế giới cho rằng Mỹ đă vi phạm Hiệp định Geneva 20-21/7/1954 giữa Pháp và Việt Minh–Hiệp ước này qui định rằng sự phân chia nước Việt thành hai vùng tập trung quân đội Bắc và Nam vĩ tuyến 17 chỉ có tính cách tạm thời, và vấn đề thống nhất sẽ được quyết định bằng một cuộc tổng tuyển cử trong ṿng hai năm.( 4)

Cơ quan tuyên truyền của khối Cộng Sản đă khai thác triệt để khía cạnh bất hợp pháp này của các chính phủ Mỹ–dù sau hậu trường chính trị, chính Viacheslav Molotov và Chu Ân Lai (1898-1976) mở cửa cho việc phân chia Việt Nam theo vĩ tuyến 17 trong một thời gian vô hạn định. Cả Mat-scơ-va và Bắc Kinh đều khuyến khích Hà Nội nên dùng khẩu hiệu thống nhất đất nước theo qui định của Hiệp ước Geneva như một chiêu bài chính trị và ngoại giao, để củng cố miền Bắc theo chế độ chuyên chính vô sản (“dân chủ nhân dân” hay “dân chủ tập trung”). Mat-scơ-va không đồng ư việc đánh chiếm miền Nam. Bắc Kinh cũng đă tạm hài ḷng với sự an toàn của cửa ngơ chiến lược Đông Nam qua sự thành h́nh của một nhà nước hữu nghị ở Bắc Việt. Những người cầm đầu Trung Nam Hải chẳng muốn có một cuộc chiến Triều Tiên thứ hai; trong khi đại lục Trung Hoa c̣n ngổn ngang trăm ngàn khó khăn về chính trị, kinh tế, xă hội.

Đó là chưa nói đến sự rạn nứt khó tránh của cái gọi là khối Cộng Sản Quốc Tế, dựa trên chủ thuyết Karl Marx–một chủ thuyết Tân Trung Cổ đă y cứ trên tư duy từ gịng lịch sử phương Tây, đặc biệt là các nước đang kỹ nghệ hóa Âu châu, thiếu bề rộng toàn cầu (như Mỹ châu, Á châu và Phi châu). Đồng thời, cũng thiếu chiều sâu về các nền văn hóa nông nghiệp cổ thời và hiện trạng văn hóa-xă hội-kinh tế của Á châu–những nền văn minh không Ki-tô. Bởi vậy, thuyết của Marx bị Nga hóa thành thuyết Marxist-Leninism, rồi bị Hán hóa thành tư tưởng Mao Trạch Đông (và, sau 1978, thêm vĩ ngữ “lư luận Đặng Tiểu B́nh”), trước khi bị sụp đổ tại các nước Đông Âu và Nga.

Sự hiềm khích Nga-Hoa ngày một trầm trọng từ khi Nikita S. Khrushchev hạ bệ Stalin năm 1956 và chủ trương “sống chung ḥa b́nh” với khối Tư Bản. Tuy vậy, Bắc Kinh cũng chỉ muốn được sinh tồn, hiện đại hóa Hoa Lục, đưa Trung Hoa lên hàng cường quốc Á châu, tránh những cuộc đương đầu không cần thiết với Liên bang Mỹ. Bởi thế, Mao có lần đưa ra “Mao ngữ” “cái chổi và đống bụi”–chổi chưa quét tới, đống bụi được nằm yên. Mao và giới lănh đạo Trung Hoa ngầm muốn cho Nam Việt Nam hưởng t́nh trạng như Đài Loan hay Nam Hàn.

Pháp–phần v́ quyền lợi kinh tế và văn hóa, phần v́ niềm bi phẫn bị ép buộc rời Nam Việt Nam–và một số nước Á Phi không-liên-kết nghiêng thiện cảm về chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà [VNDCCH] ở Hà Nội.

Dĩ nhiên, HCM, LD và giới lănh đạo Đảng LĐVN không đành ḷng trước hiện trạng hai “nước” Việt Nam. Nhưng trong giai đoạn 1954-1958 phe cầm quyền Miền Bắc chỉ có thể giữ thế “pḥng thủ chiến lược” ở miền Nam, trong khi thực hiện những biện pháp củng cố uy quyền ở miền Bắc–qua 5 đợt cải cách ruộng đất, hợp tác xă nông nghiệp, và công thương nghiệp. Cuộc đấu tranh chính trị đ̣i thi hành Hiệp định Geneva, tức tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất đất nước, chỉ là những chiến dịch tuyên truyền cho có.

 

Tại miền Nam, chính phủ Ngô Đ́nh Diệm không đủ khả năng thiết lập một chính quyền mạnh. Trong hai năm 1954-1956, nỗ lực thu hồi quyền chỉ huy quân đội và cảnh sát, song song với tham vọng tiêu diệt các sứ quân B́nh Xuyên, Ḥa Hảo, Cao Đài, cùng các đảng phái chống Cộng, khiến họ Ngô không thực hiện được những cải cách cần thiết tại mặt trận nông thôn–mặt trận có tính cách chiến lược, sống c̣n của miền Nam.( 5) Ngay tại các quận lỵ, tỉnh lỵ hay thị xă, thành phố, chế độ công an trị và giáo phiệt của họ Ngô chỉ đủ khả năng kềm chế các thành phần chống đối hoặc không theo Miền Bắc. Quốc sách “diệt Cộng” tương đối thành công ở miền Trung, trong khi miền Nam hơn 10.000 cán bộ Miền Bắc (trong số 40,000 cán bộ được gài lại) vẫn sống tiềm sinh tại các mật khu hay dưới giả túc B́nh Xuyên và giáo phái.( 6)

Từ đầu năm 1959, tại Hội Nghị thứ 15 (mở rộng) Ban Chấp Hành TƯ Đảng LĐVN (khóa II) đă có nghị quyết thống nhất đất nước (chiếm miền Nam bằng vơ lực) và đưa miền Bắc “tiến lên” xă hội chủ nghĩa. Theo báo Nhân Dân, Nghị quyết này ban hành ngày 13/5/1959, sau khi HCM từ Bắc Kinh trở về. Thực ra, Hội nghị 15 đă nhóm họp từ ngày 12 tới 22/1/1959. (Hai Xứ ủy viên miền Nam là Nguyễn Văn Xôạ và Phan Văn Đáng tham dự). Tiếp đó, tháng 3/1959, Bộ Chính trị [BCT] Đảng LĐVN ra chỉ thị về việc tổ chức xây dựng căn cứ cách mạng ở Cao nguyên Trung phần (Tây nguyên bao gồm miền rừng núi Liên khu V và vùng Đông Bắc Nam bộ). Rồi cho thành lập các đơn vị vũ trang ở Quảng Ngăi (3/1959), B́nh Định (7/1959), Khánh Ḥa, Phú Yên, v.. v... Đồng thời, gia tăng cường độ các vụ khủng bố, ám sát viên chức xă, ấp tại quận Trà Bồng, Quảng Ngăi của sắc dân Cor, Ba Tơ, Sơn Hà, Minh Long v.. v.... Ngày 7/5/1959, BCT cũng chỉ thị cho xứ ủy Nam bộ “Cần phát động một phong trào đấu tranh chính trị rộng răi trong quần chúng, đồng thời tùy từng nơi, từng lúc ra sức phát triển hoạt động vũ trang tuyên truyền để đưa địch vào thế thụ động, cô lập hơn nữa về chính trị.” (7)

Măi tới trung tuần tháng 5/1959, Đảng LĐVN mới có cơ hội để công bố chính sách mới. Cơ hội thứ nhất là ngày 6/5/1959, chính phủ NĐD ban hành Luật 10/59 nhằm “diệt Cộng” và thiết lập ṭa án quân sự lưu động để xét xử cán bộ Miền Bắc. Toà Mặt Trận này có quyền chung thẩm; dùng Dụ số 47 năm 1956 để trừng trị “Việt Cộng.” Ngay trong ngày 7/5/1959, Ban Bí thư [BBT] Đảng LĐVN chỉ thị cho XUNB về những biện pháp đối phó với Luật 10/59. Một tuần sau, ngày 14/5, Vơ Nguyên Giáp cũng gửi điện văn cho Ủy Ban Quốc tế Kiểm soát đ́nh chiến phản đối Luật trên.( 8)

Cơ hội thứ hai là đột biến chính trị ở Lào, một vương quốc trung lập, nơi Hà Nội có ảnh hưởng lớn trên tổ chức Pathet Lào tức Neo Lao Hak Sat (Mặt trận Yêu Nước Lào). Ngày 11/5/1959, Phoui Sananikone bắt giữ các lănh tụ Pathet Lào, kể cả Souphanouvong, Phoumi Vongvichit và Đại tá Singkapo. Việc bắt giữ này đưa Kaysone Phomvihane lên cầm đầu Pathet Lào. Rồi ngày 17/5, quân Pathet Lào rời Cánh Đồng Chum [Plaine de Jarres] rút qua lănh thổ Việt Nam, từ chối sát nhập vào quân đội Hoàng Gia. Sau đó, phát động du kích chiến ở vùng Sầm Nứa, với sự giúp sức của các “chuyên gia” Hà Nội. Chu Huy Mân và Trần Văn Trà (1919-1996) nhận lănh “nghĩa vụ quốc tế” của “Đoàn 100” và “Đoàn 959” [thứ nhất] trong cuộc nổi loạn này.

Mặc dù Mat-scơ-va không đồng ư cho Hà Nội tấn công miền Nam, và Bắc Kinh th́ chỉ muốn HCM “trường kỳ mai phục,” Hà Nội vẫn làm ăn theo ư ḿnh. Liên Xô và Trung Hoa miễn cưỡng xuôi theo, tiếp tục viện trợ cho Hà Nội để gây thiện cảm giữa lúc rạn nứt giữa Mat-scơ-va và Bắc Kinh ngày càng trầm trọng, và tránh tiếng thiếu tinh thần nghĩa vụ quốc tế.( 9)

Cách nào đi nữa, từ tháng 5/1959, Thượng tá CS Vơ Bẩm được lệnh lên đường vào Nam, khai mở đường giây liên lạc, sau này được biết như Binh Đoàn 559. Bẩm người Quảng Ngăi, trước đó đă được Trần Lương, Bí thư Khu V, và Tướng Nguyễn Văn Vịnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thống Nhất, giao nhiệm vụ chuyển thuốc men và một số súng đạn cho Khu V. Qua tháng 7/1959, Hà Nội c̣n tổ chức một đường giây hải thuyền 759 hay 125 để chuyển vận khí giới vào Nam dọc theo duyên hải.

Từ tháng 11/1959, Xứ Ủy Nam Bộ và Khu V (Trung bộ) bắt đầu phát động chiến dịch “khởi nghĩa” hay “đồng khởi” khắp miền Nam (Nghị quyết 4). Những ngày gần Tết Canh Tí (1960) chính phủ NĐD bị choáng váng v́ những đợt đột kích vũ trang của đối phương khắp nơi, từ Cà Mau tới B́nh Dương. Chấn động dư luận nhất là cuộc đột nhập Bộ Chỉ huy Trung đoàn 32 của Sư đoàn tân lập 21 (nguyên là Trung đoàn 39, Sư đoàn 13 Khinh chiến) ở Trảng Sụp, Tây Ninh đêm 25 rạng 26/1/1960. Khoảng 200 Bắc quân vượt các trạm gác, xuyên qua doanh trại các Tiểu đoàn. Giao tranh diễn ra trong khoảng 1 tiếng đồng hồ. 23 quân nhân VNCH chết, 43 bị thương, mất một số lớn vũ khí trong kho (2,000). Bộ Chỉ huy Trung đoàn, hai doanh trại bị phá hủy và 4 doanh trại khác bị hư hại. (10)

Chiến lược của Bắc Việt thời gian này là lập căn cứ, đấu tranh vơ trang ở vùng rừng núi, đấu tranh chính trị và bán quân sự ở nông thôn, và đấu tranh chính trị tại các thị trấn và thành phố. Những hành vi khủng bố, ám sát viên chức hành chính và an ninh cấp thôn, xă ngày một gia tăng. “Phiến Cộng” cũng không ngừng đánh phá các trung tâm dinh điền hay Khu Trù Mật ở cao nguyên Trung phần và miền Tây đồng bằng Cửu Long, kể cả việc sử dụng “đạo quân tóc dài.” “Bức tường người” của NĐD xây dựng từ năm 1955-1956 bị lung lay tận rễ gốc. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn giữ bề ngoài hợp pháp, chờ đợi thời cơ. (11)

T́nh h́nh suy thoái an ninh miền Nam khiến viên chức Mỹ không ngớt báo động về Oat-shinh-tân. Thêm vào đó, sự bất măn và chống đối chính phủ ngày một gia tăng. Tại Sài G̣n, chế độ bị choáng váng v́ một bức tranh b́a đặc san Xuân nhật báo Tự Do–tờ báo chịu ảnh hưởng của Sở Nghiên Cứu Chính Trị và Xă Hội của Trần Kim Tuyến. Chẳng hiểu họa sĩ Phạm Tăng muốn vẽ ǵ mà được diễn dịch thành “6 con chuột đang gậm nhấm trái dưa hấu Việt Nam” và người ta liền truyền tụng rằng 6 con chuột đó tiêu biểu anh chị em họ Ngô. Hai tháng sau, thêm một trái bom chính trị nổ tại Sài G̣n, tức Bản kháng thư (manifesto) phản đối chế độ độc tài NĐD được phân phối trong cuộc họp báo của 18 nhân vật tên tuổi tại khách sạn Caravelle ngày 26/4/1960. Hầu hết các chính khách này từng hợp tác với chế độ.( 12)

Tháng 9 năm 1960, tại Đại hội thứ III của Đảng LĐVN, HCM và Bộ Chính Trị lại ra nghị quyết “giải phóng miền Nam bằng vơ lực.”( 13) Theo Hà Nội, miền Nam đă trở thành thuộc địa của đế quốc Mỹ, và đánh chiếm miền Nam là cuộc chiến tranh “chống Mỹ cứu nước,” một cuộc thánh chiến giải phóng. Chính quyền miền Nam bị hạ giá thành “Ngụy quyền,” “ tay sai đế quốc Mỹ.” V́ áp dụng triệt để lẽ phải của họng súng, Hà Nội chẳng cần nhắc nhở ǵ đến những mưu toan chiến lược của Nga – Hoa, mà chỉ ca ngợi Liên Xô và Trung Quốc vĩ đại, nhiệt liệt hoan hô bất cứ ai đang cầm quyền ở hai nước đàn anh và không tiếc lời “ngàn đời nhớ ơn” viện trợ của “phe ta.”( 14) Và, dĩ nhiên, luôn luôn có thành kiến tiên thiên: Bất cứ ai chống lại ư thức hệ Cộng Sản đều là phản động, phản cách mạng, phải ngừng hiện hữu.

Nghị quyết của Hà Nội năm 1960 và t́nh h́nh suy thoái an ninh ở miền Nam khiến Đại sứ Elbridge Durbrow phải đề nghị với Oat-shinh-tân áp lực Tổng thống NĐD cải cách chính trị, kể cả việc nghiên cứu cho hai vợ chồng Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu rời nước và giải tán hoặc ra công khai Đảng Cần Lao.( 15) Nhưng ngọn lửa tiếp sức cho Nghị quyết trên là cuộc đảo chính hụt của Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến trong hai ngày 11-12/11/1960. Đúng lúc cuộc đảo chính vừa diễn ra ở Sài G̣n, Bộ Chính Trị Đảng LĐVN quyết định cho Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam [MTDTGPMN] ra công khai.( 16)

Mặc dù là con đẻ của Miền Bắc, tổ chức quần chúng này (giống như các tổ chức Việt Minh hay Liên Việt) lôi kéo được một số người không Cộng Sản, nhưng chán ghét hoặc là nạn nhân của chính quyền Miền Nam.( 17) Chính v́ thế đă có nhiều người cả đoan rằng cuộc xâm lăng miền Nam của Miền Bắc chỉ là “cuộc nội chiến” giữa những phe phái miền Nam.( 18)

Nhờ có cán bộ và khí giới xâm nhập từ miền Bắc, và sự chỉ đạo chặt chẽ từ Hà Nội, tổ chức MTDTGPMN ngày một lớn mạnh. Cơ cấu hành chính nông thôn của chính phủ NĐD ngày một suy sụp. Năm 1960, tỉnh trưởng Vĩnh Long là Khưu Văn Ba bị ám sát. Năm sau, tỉnh trưởng Phước Thành bị đấu tố ngay giữa nhà lồng chợ trước khi bị treo cổ. Chiến trận rộ lên ở vùng cao nguyên vào đầu mùa khô 1961, khiến chính phủ NĐD phải tuyên bố t́nh trạng lâm nguy, kêu gọi Thế Giới Tự Do cứu giúp–và chính NĐD ngầm yêu cầu Liên bang Mỹ gửi quân tác chiến vào Nam. Tuy nhiên, trước sự chống đối của dư luận Mỹ và thế giới, chính phủ John F. Kennedy (1961-1963) chỉ hứa sẽ giúp Miền Nam bằng mọi phương tiện, ngoại trừ việc trực tiếp tham chiến. Quyết định này của Kennedy tạo nên những căng thẳng trong liên hệ Mỹ-Việt vào cuối năm 1961, và báo chí Sài G̣n–theo lệnh của Ngô Đ́nh Nhu–mở một chiến dịch bài Mỹ xâm phạm chủ quyền và nền độc lập của miền Nam. Dẫu vậy, cuối cùng, hai bên đồng ư thực hiện “kế hoạch chống phản loạn” [CIP], với điều kiện Mỹ ngưng đ̣i hỏi NĐD cải cách về chính trị. Từ cuối năm 1961, miền Nam bắt đầu kế hoạch b́nh định nông thôn qua việc chấn chỉnh các khu trù mật và dinh điền cũ thành những thí điểm “xóm chiến đấu” ở Tây Ninh, Quảng Ngăi và Vĩnh Long, theo nguyên tắc “vết dầu loang” [oil spot]. Tiếp đó, tháng 3/1962, chính phủ phát động quốc sách Ấp Chiến Lược [ACL], theo kế hoạch của Robert [“Bob”] Thompson, một chuyên viên chống phản loạn Bri-tên. Tuy nhiên, đă qua trễ. Đối phương t́m đủ mọi phương cách bẻ găy quốc sách ACL–qua việc tấn công, phá vỡ các ACL bằng quân sự, chính trị và binh vận–đồng thời gia tăng xâm nhập cán binh từ Bắc.( 19)

Cuộc đánh bom Dinh Độc Lập vào tháng 2/1962, rồi đến cuộc đảo chính 1/11/1963 và những năm tháng hỗn loạn chính trị sau đó–với nhiều cuộc đảo chính, chỉnh lư, bất ổn chính trị qua các cuộc xuống đường biểu t́nh ở các thị xă và tỉnh lỵ lớn(20)–khiến từ năm 1964 chính phủ Lyndon B. Johnson quyết định oanh tạc “trả đũa” miền Bắc, và rồi đưa quân tác chiến Mỹ vào Nam Việt Nam để cứu văn t́nh thế. Lê Duẩn không chịu lùi, quyết leo thang “tiến công,” xâm nhập từng đại đơn vị chính qui vào Nam. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914-1967), Ủy viên Bộ Chính Trị, Chủ Nhiệm Tổng Cục Chính Trị, được giao quyền chỉ huy khoảng 200,000 bộ đội “sinh Bắc tử Nam” để chống lại “cuộc chiến cục bộ” (tự giới hạn) của Mỹ. Vào Nam (“đi B”) từ mùa Hè 1964, Nguyễn Chí Thanh được chỉ định làm Bí thư Trung Ương Cục Miền Nam (mới được tái lập, hoạt động dưới danh nghĩa Đảng Nhân Dân Cách Mạng Việt Nam trong MT/ GPMN), kiêm Chính ủy B-2.

Sau ngày Thanh vào Nam, tổ chức lănh thổ phía Nam vĩ tuyến 17–với hai chiến trường B-1 và B-2 từ năm 1961–cũng thay đổi.

“B-2” gồm 5 tỉnh phía Nam Trung bộ và toàn miền Nam, chia làm 4 Quân Khu: Khu 6 (Nam Trung bộ), Khu 7 (Đông Nam bộ), Khu 8 (Trung Nam bộ) và Khu 9 (Tây Nam bộ), cùng Đặc khu Sài G̣n/Gia Định (T-4).

Khu V (B-1) chia ra làm hai: “B-1,” gồm 8 tỉnh duyên hải miền Trung, từ Quảng Trị vào Khánh Ḥa; B-3, tức Mặt Trận Tây Nguyên gồm 3 tỉnh Pleiku, Kontum, Ban Mê Thuột, với Nguyễn Chánh làm Tư lệnh, Đoàn Khuê làm Chính ủy. Tháng 9/1965, Chu Huy Mân làm Tư lệnh kiêm Chính ủy B-3. Tháng 4/1966, lập thêm Quân khu Trị-Thiên (B-4), do Lê Chưởng làm Tư lệnh kiêm Chính ủy. Hai tháng sau, 6/1966, lập Mặt Trận Đường 9 (tức B-5), do Vũ Nam Long (Đoàn Văn Ưu, 1921-?) làm Tư lệnh; Nguyễn Xuân Hoàng, Chính ủy.

Mặt Trận Tây Nguyên đặt trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu ở Hà Nội, là nơi hoạt động của các đơn vị từ Bắc xâm nhập. Cuối năm 1967, “B-3” có hai đại đơn vị Nông trường (SĐ 1) và Nông trường 10 (SĐ 325B), cùng Trung đoàn 24, các đơn vị pháo, pḥng không, quân y, vận tải, v.. v...

Các đơn vị vũ trang tại các quân khu khác cũng được tổ chức lên cấp sư đoàn (công trường): Sư Đoàn 2, Sư Đoàn 3 “Sao Vàng” thành lập ngày 2/9/1965 tại B́nh Định (Quân khu 5); Tư lệnh, Giáp Văn Cương; Chính ủy, Đặng Ḥa; Sư Đoàn 9 thành lập ngày 2/9/1965 tại Phước Thành, B́nh Long; tham gia chiến dịch Dầu Tiếng (1965); Tư lệnh, Hoàng Cầm; Chính ủy, Lê Văn Tưởng; Sư Đoàn 5 thành lập ngày 23/11/1965 tại Bà Rịa (Căn cứ Mây Tầu); Tư lệnh, Nguyễn Hoà; Chính ủy, Lê Xuân Lựu; Sư Đoàn 7 thành lập ngày 13/6/1966 tại Phước Long; tư lệnh, Nguyễn Ḥa; Chính ủy, Dương Cự Tẩm.

Thanh áp dụng chiến lược đă quen thuộc của Mao Trạch Đông: Lấy nông thôn bao vây thành thị cho tới lúc ung thối, rồi sẽ dứt điểm.( 21) Nhưng đối thủ của Thanh là William C. Westmoreland, một cựu Tướng Nhảy Dù. Ngoài ra, c̣n có cả một đạo quân cơ giới tối tân bậc nhất thế giới. Đó là chưa nói đến oanh tạc cơ chiến lược B-52 (lần đầu tiên yểm trợ chiến thuật tại Bến Cát ngày18/6/1965) mà chỉ những bộ đội “sinh Bắc tử Nam” mới đầy đủ kinh nghiệm nói về mức tàn phá. Bởi thế, bày ra trận đánh nào, Thanh thua trận đó–từ Đức Cơ (Pleiku, 8/1965), An Khê (9/1965), tới Pleimei (10/1965), Ia Drang (10-11/1965), Ia Drang 2 (Sa Thầy, 10-12/1966), Tây Ninh (11/1966), v.. v...

Với chiến lược “truy diệt [search-and-destroy],” Westmoreland đă có thể tảo thanh cả những chiến khu bất khả xâm phạm trong giai đoạn 1945-1954: Tam Giác Sắt, Chiến khu C, Chiến khu D (chiến dịch Cedar Falls, Junction City, v... v...).

Song song với chiến lược “truy diệt” này là một chương tŕnh b́nh định (xây dựng) nông thôn. 54 tiểu đoàn chính qui VNCH, kể cả Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến, được giao nhiệm vụ yểm trợ cho 555 toán cán bộ XDNT b́nh định và cải tổ dần từng thôn ấp. Trên lư thuyết, đây là một chiến lược lư tưởng nhất: sử dụng hơn 500,000 quân Mỹ và Đồng Minh để bẻ gẫy các lực lượng chính qui của Bắc quân, trong khi thanh lọc dần những cán bộ hạ tầng của đối phương, theo chính sách vết dầu loang. Trên thực tế, dẫu có nhiều khiếm khuyết–như lănh đạo yếu kém, tệ nạn phe đảng, tham nhũng, hối lộ tràn lan–“chiến lược hai gọng ḱm” này khiến chính quyền miền Nam ngày thêm vững mạnh. (22) Ít nữa, cũng vững mạnh hơn giai đoạn “kiêu binh” 1963-1966. Đồng thời, chính phủ Johnson bắt đầu hợp hiến hoá chế độ miền Nam; đưa Nam Việt Nam trở lại t́nh trạng một quốc gia có hiến pháp (1/4/1967), quốc hội, v.. v...

Từ tháng 5/1967, Nguyễn Chí Thanh có ư định thay đổi chiến lược: đưa chiến tranh vào thành phố để gỡ rối cho hạ tầng cơ sở nông thôn. Thanh muốn tung ra những đợt đột kích kéo dài ít ngày, rồi triệt thoái. Nhưng cái chết đột ngột của Thanh vào mùa Thu 1967 khiến Hà Nội–đúng hơn, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Văn Tiến Dũng–cải tiến kế hoạch đột kích thành phố và thị xă thành một cuộc Tổng Tấn Công. Có lẽ vào thời gian này, yếu tố “ngoại giao” hay “mặt trận chính trị” mới được thêm vào, giúp kế hoạch “Tổng Tấn Công” có kích thước lớn lao hơn.( 23)

Sự thay đổi chiến lược này được thực hiện trước tiên bằng việc tăng cường nhân sự cho miền Nam. Phạm Hùng (Phạm Văn Thiện, 1912-1988), một cộng sự viên đắc lực của Lê Duẩn trong thời chiến tranh Pháp-Việt ở miền Nam, Ủy Viên Bộ Chính Trị, được chỉ định làm Bí thư Trung Ương Cục Miền Nam, kiêm Bí Thư “B-2”. Hoàng Văn Thái (tức Xiêm, 1915-1986), thân tín của Giáp, vào nắm toàn bộ lực lượng vơ trang B-2. Vũ Nam Long (Đoàn Văn Ưu, sinh 1921) được điều từ Quân Khu IV Bắc Việt vào Đặc khu Trị-Thiên (B-4) (thành lập từ tháng 4/1966) để phụ tá Trần Văn Quang.

Tiếp đến việc cải tổ lại khu vực lănh thổ Huế và Sài G̣n. Đồng thời, để gây tiếng vang và nhắm mục đích lôi kéo quân Mỹ ra xa các thành phố, Bắc quân mở năm mặt trận lớn: Trận Cồn Tiên ở vùng vĩ tuyến 17 từ cuối tháng 6/1967 tới tháng 9/1967; trận Lộc Ninh (Phước Long) ở gần biên giới Miên từ 27/10 tới 5/12/1967; trận Dak To (Kontum) (11/1967); và, đặc biệt, chiến dịch Khe Sanh-Đường 9 sát ranh giới Lào từ ngày 20/1 tới 15/7]/1968. Mặc dù các đơn vị Bắc quân thiệt hại nặng nề, quyết tâm đánh lớn, đánh lâu của Hà Nội khiến các chiến lược gia Đồng Minh và VNCH phải gợi nhớ đến bài học quân sử Điện Biên Phủ (1954).( 24) Chính v́ thế, mặc dù phát hiện nhiều bằng chứng khả tín, ít ai tiên đoán được, hoặc công khai cảnh cáo dư luận thế giới về một cuộc Tổng Tấn Công trên toàn lănh thổ miền Nam–một cuộc tự sát tập thể (kamikaze) trông thấy trước mắt.( 25)

Cho đến hiện nay, Hà Nội vẫn chưa công bố hết động lực khiến Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Vơ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng đă có quyết định lạ lùng trên. (Vai tṛ của HCM trong lối đánh “cách mạng” kiểu Việt Nam này c̣n là một dấu hỏi: Ở số tuổi 76, thường xuyên đau yếu, sống tại Hoa Nam nhiều hơn Hà Nội đang “sơ tán”, HCM có tiếng nói nào chăng?)

Theo nội dung bài nói chuyện của Lê Duẩn tại Hội nghị TW lần thứ 14, vào đầu năm 1968, Miền Bắc đă mạnh hơn Mỹ và Đồng Minh về phương diện quân sự. Mặc dù về quân số, tỉ lệ là 3/1, nhưng lực lượng cơ động Bắc quân 2, phe Mỹ và Đồng Minh chỉ có 1. Duẩn khẳng định: “Địch chưa bao giờ diệt ta một đại đội [sic]; Ta diệt từng tiểu đoàn địch.” “Về quân sự nó thua rồi.” Bởi thế phải nắm lấy “thời cơ,” tiến công” (Tổng tấn công) theo đúng lời Karl Marx và Lenin chỉ dạy: “Cách mạng là tiến công; không tiến công là thất bại.” Trong khi đó, những chuyển biến chính trị trong hai năm 1966-1967 cho thấy chế độ miền Nam sắp suy sụp, phe Miền Bắc sẽ thay Phật Giáo làm chủ t́nh h́nh chính trị các tỉnh lỵ và thị xă. Duẩn giải thích thêm: Từ khi Phật Giáo thất bại (“tự thiêu là bạo lực”), “quyền lănh đạo thuộc về ta;” Sài G̣n có vài ba vạn [20,000-30,000] đảng viên đang nằm im; “Ta làm chủ Đà Nẵng 70 ngày;” “cuối năm 1967, ta đă chỉ đạo quần chúng đô thị;” “Quần chúng đă chín muồi, muốn nắm chính quyền;” “hầu hết đô thị đều sôi nổi, coi như bây giờ không có con đường nào khác, phải khởi nghĩa, phải đánh đổ Mỹ.” Vấn đề quan trọng là “làm sập chính quyền của nó;” “phải phá hết, phá rất dữ hậu cứ của nó;” “Phải chuyển qua tổng công kích, tổng khởi nghĩa.” Mỹ thua, sẽ phải ngồi vào bàn hội nghị. Rồi Duẩn hy vọng “300,000 người Sài G̣n cầm súng đánh Mỹ;” “Ta mạnh lên, chúng vọt xuống;” “tất cả các lực lượng phản chiến sẽ ngả về ta.” Duẩn cũng nhấn mạnh: Tổng tấn công là “một chiến dịch”, “một giai đoạn”, 3 tháng, 6 tháng, c̣n kéo dài. Và tiết lộ “đă bàn với TWC;” “thấy nhu cầu của quần chúng thực sự, nguyện vọng quần chúng thực sự;” “Ta không bàn với ai, bí mật lắm.” Chủ trương lớn, đă đề ra từ nghị quyết 11, 12 [năm 1965]; Duẩn từng nói với Lưu Thiếu Kỳ và Leonid Brezhnev. “Ta khởi đầu, ta sẽ kết thúc. Độc lập, không nghe ai cả.” (26)

Trung tướng Trần Độ–tức Tạ Ngọc Phách (1923-2002), Phó Chính ủy B-2, người được giới t́nh báo, truyền thông phong (một cách lầm lẫn) là cấp chỉ huy của mặt trận Sài G̣n–tiết lộ với một kư giả vào năm 1981 rằng Miền Bắc tin tưởng có thể thắng lợi, chiếm giữ được một số thành phố. Riêng về phản ứng chính trị ở Mỹ chỉ là điều may mắn, không trù liệu trước.( 27) Nhận xét này phản ánh nội dung bài nói chuyện dẫn trên của Lê Duẩn. Tuy nhiên, c̣n quá ít tài liệu để phán xét mức độ sâu sát của lời chứng trên. Dù ở cương vị Phó Chính Ủy B-2 chưa hẳn Trần Độ biết rơ hết những lư do thầm kín của cuộc Tổng Tấn Công-Tổng Khởi Nghĩa Mậu Thân 1968.

Y sĩ Dương Quỳnh Hoa–một cán bộ MTDTGPMN, từng bí mật vào Sài G̣n “công tác” trong trận Mậu Thân, và từng có chân trong Chính phủ Lâm thời Cộng Ḥa miền Nam– cũng than van, vào năm 1981, rằng Hà Nội đă “tính toán sai lạc” một cách thảm hại, khiến suy yếu cuộc nổi dậy ở miền Nam (Karnow 1984:545). Giống như trường hợp Trần Độ, nhận xét này phần nào hữu lư, nếu chỉ dựa trên những lời tuyên bố của Lê Duẩn tại Hội nghị trung ương thứ 14; đặc biệt là “nguyện vọng” nổi dạy lật đổ chính quyền của dân chúng miền Nam (Tổng Khởi Nghĩa).

Y sĩ Hoa, cùng nhiều thành viên MT/GPMN, cũng hàm ư rằng Hà Nội đă nhân cơ hội Mậu Thân làm suy yếu lực lượng vơ trang của MT/GPMN, hầu có thể chi phối hoàn toàn t́nh thế. Từ Hội nghị 14 (khóa III), Hà Nội đă dự trù cho khai sinh một Măt Trận II, chuẩn bị thành lập một chính phủ trung ương lâm thời cho miền Nam Việt Nam, với những khuôn mặt mới mẻ hơn, kể cả vài khuôn mặt thân Pháp.( 28)

Tuy nhiên, nếu khách quan phân tích, khi tung ra cuộc tự sát tập thể Mậu Thân 1968, Hà Nội đă nhắm vào ba mục tiêu chính: gỡ rối về quân sự, mở mặt trận chính trị ở quốc ngoại, và làm suy yếu tiềm lực chống Cộng của thị dân miền Nam.

Một trong những mục đích chính của Hà Nội nhằm khích động tinh thần cán binh. Như chúng ta đă biết, từ năm 1965, cường độ các trận đánh giữa Bắc quân và lực lượng Đồng Minh ngày thêm gia tăng. Số tổn thất của Bắc quân về phi pháo rất cao.( 29) Đáng lưu ư hơn nữa là cái chết của Nguyễn Chí Thanh vào mùa Thu 1967.( 30)

Trong khi đó, kế hoạch phong tỏa kinh tế và những cuộc hành quân b́nh định của VNCH–do 555 toán Xây Dựng Nông Thôn phụ trách dưới sự bảo vệ của các đơn vị chủ lực, cùng tài trợ, cố vấn của Bộ Tư lệnh MACV và các nha sở liên hệ, dưới sự phối hợp của Robert W. Komer–khiến tinh thần cán binh đối phương xuống rất thấp.( 31) Số cán bộ hồi chính ngày một lên cao (20,242 cho cả năm 1966, 13,551 người trong 4 tháng đầu năm 1967, và lên tới trên 27,000 cho trọn năm). (The Pentagon Papers (Gravel), I:15) T́nh trạng “lạc ngũ”–tức bỏ đơn vị, lang thang trong rừng–cũng xuất hiện. Đánh vào thành phố, bởi thế, là đi vào cửa chết để t́m cái sống.

Trước hết, tấn công vào các thành phố sẽ khiến Đồng Minh và quân VNCH phải cắt giảm các cuộc hành quân truy diệt, rút về thế thủ, bảo vệ các ṿng đai an ninh. Các đoàn Xây Dựng Nông Thôn sẽ mất lực lượng quân sự yểm trợ, dễ bị thanh toán. Lực lượng Nghĩa quân (Dân vệ) hay Địa Phương quân (Bảo An) cũng bị xuống tinh thần. Tại vùng IV, chẳng hạn, khoảng 400 tiền đồn đă rút lui không một tiếng súng kháng cự trong dịp Tết Mậu Thân. Những viên chức hành chính địa phương cũng mất điểm tựa cần thiết. Các cơ sở nông thôn của đối phương sẽ có cơ hội khôi phục.

Dĩ nhiên, một cuộc tấn công qui mô như thế phải tổn thất lớn lao về nhân mạng và vũ khí.( 32) Chưa tài liệu khối Nga-Hoa hay Miền Bắc nào cho biết yếu tố tổn thất có được nghiên cứu hay chăng. Sự im lặng này–dù đă gần 40 năm trôi qua–chứng tỏ hành động thí quân của giới lănh đạo Miền Bắc: Chẳng những thản nhiên ném hơn 80 chục ngàn cán binh vào tử địa–mà một số không nhỏ c̣n dưới 18 tuổi–Lê Duẩn, Lê Đức Thọ cùng các cán bộ cao cấp c̣n làm cho họ tin là nhất định sẽ chiến thắng, giải phóng trọn vẹn được miền Nam, dân chúng các đô thị đang trông chờ họ, và nhất định sẽ có tăng viện cho các đoàn quyết tử tiền phong. Ba tiếng “Tổng Khởi Nghĩa” được điền thêm vào kế hoạch Tổng Tấn Công nguyên thủy có lẽ phần nào mục đích tác động (động viên) tinh thần này, hơn thực tâm tin tưởng rằng Miền Bắc đủ khả năng lật đổ chế độ có vẻ suy yếu sau nhiều biến loạn chính trị tại miền Nam từ năm 1963. Lê Minh, người chỉ huy mặt trận Huế, cũng thú nhận và ngầm chỉ trích sách lược thí quân của Hà Nội.

 

Song song với ư niệm thí quân để giải tỏa áp lực của Đồng Minh tại nông thôn–nguồn cung cấp tài nguyên nhân, vật lực–là một mặt trận ngoại giao vừa hé mở.

Từ năm 1962, đă bắt đầu có những cuộc tiếp xúc bí mật giữa Mỹ và Bắc Việt. Chiều ngày 22/7/1962, nhân dịp kư Hiệp ước về Lào, Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm gặp W. Averell Harriman tại khách sạn Hotel Suisse, Geneva. Harriman cho Khiêm biết rằng Kennedy đă quyết định tăng viện cho Nam Việt Nam v́ cuộc chiến tranh du kích tại miền Nam do miền Bắc điều khiển (bằng chứng là báo cáo của UBQT/KSĐC), và Mỹ sẽ chấm dứt sự hiện diện quân sự nếu Hà Nội trở lại t́nh trạng Hiệp định Geneva qui định. Khi Khiêm biện bạch đây thuần chỉ là cuộc nổi dậy của dân chúng miền Nam, không hề có lính miền Bắc tham chiến, Harriman nói không muốn thảo luận nhiều về vấn đề này, và tuyên bố sự can thiệp của Mỹ chỉ chấm dứt khi nào Bắc Việt ngừng xâm lăng miền Nam. Từ ngày này, có nhiều nỗ lực bí mật của phe “chủ ḥa” miền Bắc, qua trung gian nhiều chính phủ và tổ chức–đặc biệt là Liên Xô, Liên Hiệp Quốc, Pháp và Vatican–để t́m giải pháp ḥa b́nh. Tuy nhiên, măi tới đầu năm 1967, Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Nguyễn Duy Trinh mới nêu lên điều kiện để ḥa đàm: ngưng oanh tạc Bắc Việt và triệt thoái quân viễn chinh Mỹ khỏi Việt Nam vô điều kiện. (33)

Ngày 8/2/1967, TT Johnson viết thư cho HCM, và được phúc đáp tương tự. Bảy tháng sau, ngày 26/9, Johnson đồng ư ngưng oanh tạc có điều kiện (thường được biết như Phương thức San Antonio). Cuối năm 1967, sau những chuyến xuôi ngược của đại diện Vatican giữa Roma và Hà Nội (Johnson 1971:268-269), Trinh lại thêm một lần đề cập đến vấn đề “điều kiện” ḥa đàm. Cơ hội cho ḥa đàm đă hé mở.

Tuy nhiên, ḥa đàm ở thế nào, mạnh hay yếu? Muốn thắng lợi ở bàn hội nghị, cần mạnh ở chiến trường. Hoặc, phải tạo được chứng cớ để thổi phồng sức mạnh của ḿnh ở chiến trường. Thực tế, về trang bị, vũ khí hay khả năng tác chiến, Miền Bắc khó thể đương đầu một đạo quân hùng mạnh, cơ giới tối tân như lực lượng Mỹ và Đồng Minh. Dẫu vậy, đạo quân Mỹ cũng có nhược điểm: cần một thời gian khá dài để ổn định t́nh h́nh, và nhiều quân số hơn nữa để chiến thắng. Nhưng Johnson từng tuyên bố cuộc tham chiến của Mỹ sẽ ngắn hạn, ánh sáng ở cuối đường hầm không xa, và để chiến thắng tổng số quân Mỹ cần thiết chỉ lên tới 525,000 người vào giữa năm 1968. Đáng lo hơn nữa, cứ bốn năm nước Mỹ có một cuộc tranh cử Tổng Thống cùng một nửa số ghế trong Thượng Viện; và, một Tổng Thống chỉ có thể giữ chức vụ tối đa trong hai nhiệm kỳ, tức 8 năm. Đó là chưa nói Việt Nam–ngoài công dụng ngăn chặn sự bành trướng ảnh hưởng của Liên Xô xuống vùng Đông Nam Á–chẳng có ǵ quyến rũ. Mỹ tiếp tục giữ quân chiến đấu ở Việt Nam phần lớn v́ niềm kiêu hănh của một siêu cường, v́ an ninh, thịnh vượng chung của toàn vùng Đông Nam Á, và v́ những cuộc bầu cử tại chính nội địa Mỹ–tức không một Tổng thống hay một chính đảng nào, dù Dân Chủ hay Cộng Ḥa, muốn đi vào lịch sử như đă bại trận tại Việt Nam–hơn quyết tâm biến miền Nam Việt Nam thành một tiền đồn đích thực của tự do, dân chủ. Nói cách khác, mục đích công khai của Mỹ là ngăn chặn sự bành trướng của khối Cộng Sản xuống vùng Đông Nam Á, và như một hệ luận, chỉ muốn có một chính phủ “thân hữu” ở miền Nam, tức một tiền đồn chống Cộng.

Cuộc tấn công của Bắc quân vào Sài G̣n, Huế và các thành phố miền Nam có lẽ c̣n nhằm mục đích ngoại giao này. Từ tháng 1/1967, Bộ Chính trị, Quân ủy TW và rồi Hội nghị TW lần thứ 13 (khóa III) đă quyết định chấp nhận vừa đánh, vừa đàm–mở đường cho tuyên ngôn của Nguyễn Duy Trinh ngày 27/1/1967. Tháng 6/1967, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 14 (thứ nhất), Lê Duẩn đă công bố quyết định tổng tấn công để khai thác cuộc tranh cử năm 1968 tại Mỹ. (34) Những nỗ lực dàn xếp một giải pháp chính trị của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế–kể cả Liên Xô, Pháp, Vatican và đường giây “Pennsylvania” của Kissinger-Sainteny (hay Aubrac-Mai Văn Bộ)–khiến Hà Nội chưa có quyết định dứt khoát. Cái chết của Nguyễn Chí Thanh cũng có thể là một yếu tố gây nên sự đ́nh trễ này.

Hiện chưa đủ tài liệu để xác định vai tṛ của Nga – Hoa trong cuộc Tổng Tấn Công 1968. Theo Lê Duẩn, kế hoạch Tổng tấn công được hoàn toàn bảo mật, và là quyết định riêng của Bộ Chính Trị. Tuy nhiên, chính sách đối với Mỹ của hai đàn anh trong khối XHCN ít nhiều ảnh hưởng đến quyết định của Hà Nội. Tưởng cũng nên lược thuật qua thế “một cổ hai tṛng” của Hồ Chí Minh và Lê Duẩn trong giai đoạn 1954-1967 để có thể phân tích sâu sát hơn vai tṛ của Mat-scơ-va và Bắc Kinh.

 

Từ năm 1954, và nhất là sau khi Nikita S. Khrushchev lên chức Bí thư thứ nhất năm 1957, điện Kremli phát động chính sách sống chung hoà b́nh. Tháng 10/1959, khi thăm Bắc Kinh, Khrushchev đề nghị Mao không nên dùng vơ lực để trắc nghiệm sự vững chăi của chế độ tư bản. Bắc Kinh, từ Hội nghị Geneva 1954, và rồi Hội nghị Bandung 1955, cũng khẳng định lập trường sống chung ḥa b́nh. Nhưng sau khi Khrushchev hạ bệ Stalin năm 1956, rạn nứt Nga-Hoa bắt đầu. Tháng 4/1960, Nhân Dân Nhật Báo [Renmin Ribao] đăng bài “Chủ thuyết Lenin vạn tuế,” gián tiếp tấn công Khrushchev. Từ đó, những cuộc trao đổi lời nhục mạ không ngừng leo thang. Liên Xô chỉ trích kế sách “Bước Đại Nhảy Vọt” của Mao là “khùng” và đi theo “đường lối Trotskyite.” Trung Hoa th́ chê Khrushchev “xét lại.” Sau Đại hội thứ XXII của Đảng CS Liên Xô, Mao lên án Khrushchev đă phản bội sử mệnh đấu tranh giai cấp. Mao c̣n đưa ra thuyết “thế giới thứ ba,” tức các nước nghèo và kém phát triển, như một đối lực với hai siêu cường Nga-Mỹ. Rạn nứt Nga-Hoa lên cao điểm sau những cuộc chạm súng ở biên giới, dài theo sông Ussuri (1969).

Hồ Chí Minh và Đảng LĐVN phải nỗ lực đi giây giữa hai đàn anh–nguồn cung cấp quân và kinh viện cần thiết. Hồ c̣n muốn đứng ra ḥa giải hiềm khích giữa Mat-scơ-va và Bắc Kinh, nhưng thất bại.

Về trường hợp thống nhất Việt Nam, Mat-scơ-va nhấn mạnh vào nỗ lực t́m một giải pháp ḥa b́nh. V́ vậy, năm 1956, Nga đồng ư với Bri-tên giúp Pháp cởi bỏ trách nhiệm về hiệp định Geneva. Mat-scơ-va cũng khuyên nhủ Hà Nội chấp nhận nền trung lập ở Lào và Miên; và, chống đối việc đánh chiếm miền Nam bằng vơ lực. Tại Đại hội kỳ III của Đảng LĐVN (9/1960), các viên chức Nga vẫn khuyên Hồ t́m đường thống nhất đất nước một cách ḥa b́nh, theo tinh thần Hiệp định Geneva. (Zhai 2000:89)

Để lôi kéo Hà Nội về phe ḿnh, Bắc Kinh–song song với những nỗ lực khai thác sự mâu thuẫn giữa Đảng LĐVN và Nga–bí mật tiếp tay Hồ chí Minh và Lê Duẩn trong việc đấu tranh chính trị và vơ trang giới hạn ở miền Nam.

Tháng 10/1959, khi Phạm Văn Đồng qua Bắc Kinh xin quân viện và cố vấn, Chu Ân Lai gửi một phái đoàn chuyên gia xuống Bắc Việt, do Đại tướng La Thụy Khanh [Luo Riqing] cầm đầu. La Thụy Khanh nhận lệnh là Bắc Kinh, trong khả năng, sẽ thỏa măn tất cả những yêu cầu của Hà Nội. Tới Hà Nội ngày 10/11/1959, Khanh đi khảo sát cả 5 quân khu, phi trường, hải cảng và các nhà máy của Miền Bắc. Thủ tướng Đồng ba lần bày tỏ hy vọng lớn lao ở viện trợ của Bắc Kinh. Bắc Việt cũng xin được xây dựng một số kho tiếp liệu ở sát biên giới và trong lănh thổ Trung Hoa. Tháng 3/1960, Bắc Kinh bắt đầu gửi chuyên viên qua Bắc Việt. (Zhai 2000:82-83)

Tháng 5/1960, khi thảo luận về chiến lược tại miền Nam, Chu Ân Lai và Đặng Tiểu B́nh đề nghị áp dụng một chiến lược linh động: tranh đấu chính trị tại các đô thị và quân sự tại nông thôn; nhưng không muốn leo thang chiến tranh. Tháng 12/1960, sau khi MTDTGPMN thành lập, Bắc Kinh công nhận ngay. Khi Lê Duẩn hỏi Chu Ân Lai về kinh nghiệm “công xă nhân dân” của Bước Nhảy Vọt, Chu khuyên chỉ nên chú trọng vào hợp tác xă nông thôn và kỹ nghệ nhẹ. Chu cũng đề cập đến thuyết “thế giới thứ ba” và yêu cầu Hà Nội ủng hộ cuộc tranh chấp biên giới của Trung Hoa. Tuy nhiên Hà Nội muốn đứng ngoài mọi tranh chấp giữa các nước anh em. (Zhai 2000:83-89)

Từ năm 1962, Bắc Kinh và Hà Nội xích lại gần nhau hơn. Bắc Kinh tiếp viện cho MT/GPMN 97,000 vũ khí đủ loại. Bắc Kinh cũng nhấn mạnh vào giải pháp trung lập miền Nam. Đầu năm 1963, nhiều nguồn tin Pháp ghi nhận số cố vấn Liên Xô giảm từ 60 tới 15% trong hai năm 1960-1961; trong khi cố vấn TH tăng từ 28% tới 80%. (FRUS, 1961-1963, III:271)

Trong khi đó Liên Xô vẫn theo đuổi lập trường “sống chung ḥa b́nh” với khối tư bản. Năm 1963, Khrushchev c̣n kư với Mỹ và Bri-tên Hiệp định hạn chế thí nghiệm bom nguyên tử. Việc này khiến Hà Nội nghiêng hẳn về Bắc Kinh. Sau khi Mao Trạch Đông lên tiếng chống đối ngày 31/7/1963, báo Nhân Dân trong hai ngày 6 và 9 tháng 8/1963, và tạp chí Học Tập số tháng 9/1963 nhiệt liệt ủng hộ. Tháng 10/1963, Nhân Dân lại đả kích Yugoslavia theo đúng lập luận của Bắc Kinh, lên án Tito là dụng cụ của đế quốc Mỹ, và đang phản bội Marxist-Leninism, trở lại với tư bản. Tháng 11/1963, Học Tập chỉ trích việc Liên Xô bảo vệ Tito, và bênh vực cho những điều mà Liên Xô lên án là “giáo điều.”

Tuy nhiên, Hà Nội vẫn giữ bề ngoài trung lập trong cuộc đương đầu Nga-Hoa. Khi Chu Ân Lai triệu tập một buổi họp với các lănh tụ CS Đông Nam Á tại Quảng Đông vào hạ tuần tháng 9/1963 để bàn việc thành lập một liên minh 11 đảng “chống lại bọn xét lại Nga Sô,” Lê Duẩn không đồng ư. Duẩn cũng không tán thành đề nghị viện trợ một tỉ Mỹ Kim của Đặng Tiểu B́nh, nếu Hà Nội ngưng nhận viện trợ của Mat-scơ-va.( 36)

Bắc Kinh vẫn không ngớt tiếp tục khoét sâu mâu thuẫn giữa Hà Nội và Mat-scơ-va. Nhân cơ hội Mat-scơ-va đ̣i Hà Nội trả nợ, ngày 4/6/1963, Mao Trạch Đông nói với một đại biểu của phái đoàn Hà Nội tại Vũ Hán là Trung Hoa th́ khác, khi các đồng chí vay của Trung Hoa, bao giờ muốn trả cũng được, mà không trả cũng chẳng sao.( 37)

 

Hội nghị TW lần thứ 9 khóa III của Đảng LĐVN (12/1963) có thể coi như dấu mốc tách biệt chính sách miền Nam giữa Mat-scơ-va và Hà Nội. Tháng 12/1963, Tướng Lư Thiên Hữu [Li Tianyou], Phó Tổng Tham Mưu trưởng QĐGPND, dẫn một phái đoàn qua Bắc Việt. Lư Thiên Hữu ở lại miền Bắc tới 2 tháng và trao cho Hà Nội một kế hoạch chống kế hoạch chống phản loạn của Mỹ. (Zhai 2000:120) Ngày 27/12/1963, Mao c̣n viết thư cho Hồ, khen ngợi là đă có một buổi hội kiến xuất sắc với Mao. (38)

Việc Mỹ bắt đầu oanh tạc trả đũa Bắc vĩ tuyến 17 từ ngày 8/2/1964, khiến Lê Duẩn và nhóm chủ chiến mạnh hơn. Nỗ lực vận động t́m giải pháp chính trị cho miền Nam Việt Nam của Liên Xô, và nhất là Thủ tướng Alexi N. Kosygin, khiến Hà Nội thân thiết hơn với Bắc Kinh. Ngày 7/2/1964, có tin cán bộ cao cấp của Trung Hoa và Bắc Việt họp tại Mông-tự (Mengtzu), gần biên giới Hoa-Việt. Phi cơ chiến đấu của Trung Hoa tập trung tại khu vực này. (FRUS, 1964-1968, I:64)

Ngày 30/8/1964, Bắc Kinh lên án Liên Xô yểm trợ Mỹ can thiệp vào Việt Nam, qua Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, sau khi Hà Nội đưa ra đề nghị ngày 22/2/1965 là các nước anh em XHCN công khai lên án Mỹ gia tăng chiến tranh xâm lược ở miền Nam, sáu ngày sau, 28/2, Bắc Kinh từ chối. Trong năm 1965, Bắc Kinh c̣n bốn lần bác bỏ đề nghị của Liên Xô phối hợp hành động ủng hộ Miền Bắc, lập cầu không vận qua Trung Hoa, hay thành lập phi trường trên lănh thổ TH để chuyển tiếp vận cho Bắc Việt. (Sách Trắng, 1979:48) Năm 1966, Mao hai lần phản đối việc thành lập Mặt trận Quốc tế ủng hộ Việt Nam do Hà Nội và đại diện Đảng Cộng Sản Nhật Bản đề nghị, v́ không muốn Liên Xô tham dự. (Sách Trắng, 1979:48-49) Dụng tâm của Bắc Kinh là muốn Hà Nội cùng hai nước Miên và Lào phải nằm trong vùng ảnh hưởng của ḿnh. Để lôi kéo Hà Nội, Bắc Kinh khôn khéo sử dụng viện trợ như những sợi giây cương.

Ngày 8/4/1965, Lưu Thiếu Kỳ nói với Lê Duẩn là Bắc Kinh sẵn sàng giúp Bắc Việt bất cứ những ǵ Hà Nội cần. Duẩn và Giáp xin tăng viện trợ và quân chiến đấu Trung Hoa. Duẩn nói cần “phi công chí nguyện, bộ binh chí nguyện, cùng tất cả các chuyên viên cần thiết.” Duẩn c̣n muốn quân Trung Hoa thực hiện 4 nhiệm vụ: giới hạn việc Mỹ oanh tạc phía Nam vĩ tuyến 19 hoặc 20; bảo vệ Hà Nội; bảo vệ vài trục lộ tiếp vận chiến lược; và, giúp lên tinh thần [to boost morale]. (Zhai, 2000:133)

Trong hai ngày 21-22/4/1965, Vơ Nguyên Giáp thảo luận với La Thụy Khanh và Dương Thành Vũ, Đệ nhất Phó T/TMT, tại Bắc Kinh việc gửi quân Trung Hoa qua Việt Nam. Chu Ân Lai cũng thành lập hai bộ phận để điều khiển việc viện trợ cho Hà Nội. Một Ủy ban Viện trợ Việt Nam tại Hội đồng Trung ương Nhà Nước, do Dương Thành Vũ và Lư Thiên Hữu cầm đầu; và Đoàn Chỉ huy Viện Trợ Việt Nam, do La Thụy Khanh trách nhiệm tại Ban Trung ương Đảng. (Zhai, 2000:134)

Tháng 5/1965, khi HCM qua Bắc Kinh cầu viện, được Mao tiếp ở Trường Sa [Changsa]. HCM yêu cầu TH giúp tu bổ 12 trục lộ phía Bắc Hà Nội. Tháng 6/1965, Văn Tiến Dũng đạt thỏa ước viện trợ với La Thụy Khanh. Nhưng ngày 16/7/1965, Bắc Kinh thông báo cho Hà Nội biết là chưa tiện gửi phi công chí nguyện qua Bắc Việt. ( Sách Trắng, 1979:47-48; Zhai, 2000:134-135)

Trong hai năm 1966-1967–dù Hoa lục đang xáo trộn v́ cuộc “cách mạng văn hóa” (văn cách), khiến gần 100 cán bộ lănh đạo, kể cả Chủ tịch Nhà Nước, Phó Chủ tịch Đảng CSTH Lưu Thiếu Kỳ, Tổng Bí thư Đặng Tiểu B́nh, Bí thư Bắc Kinh Bành Chân, Đại tướng La Thụy Khanh, Tổng Tham Mưu trưởng, v.. v... bị hạ bệ, nhục mạ–Bắc Kinh vẫn đều đặn viện trợ cho Hà Nội. Tổng số viện trợ của Bắc Kinh lên tới 20 tỉ Mỹ kim–từ trang bị khí giới, đạn dược cho 2 triệu người, tới vải vóc, vật dụng xây cất đường xe lửa, cầu cống tới loại lương khô chế biến đặc biệt từ một xưởng sản xuất ở Thượng Hải. Bắc Kinh c̣n gửi qua Bắc Việt trên 20,000 chuyên gia cùng trên 300,000 chí nguyện quân phụ trách việc giao thông vận tải, và nhất là pḥng không, trú đóng tại Yên Bái, Thái Nguyên, v.. v... (39) Bắc Kinh cũng thiết lập một Bộ Tư lệnh Tây Nam, đề pḥng Mỹ tấn công. Thống chế Bành Đức Hoài được cử làm Phó Tư lệnh.

Tuy nhiên, Hà Nội vẫn luôn e ngại tham vọng “bá quyền nước lớn” của Trung Hoa, sợ Bắc Kinh sẽ dùng xương máu trai tráng Việt để mặc cả với Mỹ trên đầu cổ ḿnh. Nỗ lực của Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng tại Lào và Miên càng khiến Lê Duẩn và các lănh đạo Hà Nội thêm hoài nghi. (Sách Trắng, 1979:49-51)

Dẫu vậy, ở thời điểm cuối 1967, đầu 1968, Lê Duẩn vẫn giữ bề ngoài thuần phục Bắc Kinh, và nghiêng dần về chính sách “vừa đánh, vừa đàm” của Mat-scơ-va. Tháng 12/1967, Bộ Chính trị Đảng LĐVN quyết định mở cuộc tổng tấn công. (Hiệp, 2002:197-198) Nhưng măi đến ngày 21/1/1968 mới chọn Giao Thừa Mậu Thân làm giờ G.

Ngày Tết Mậu Thân 1968 là thời điểm lư tưởng nhất, v́ mùa tranh cử sơ tuyển (giữa những ứng cử viên của mỗi đảng, Dân Chủ hoặc Cộng Ḥa) tại Mỹ sắp bắt đầu. Cho dẫu thất bại về quân sự cũng đủ gây tiếng vang trong dư luận Mỹ. Và, qua hệ thống tuyên truyền cùng t́nh báo tinh vi, cuộc tấn công có thể giúp mở ra một mặt trận chính trị ngay trong nội địa Mỹ–mặt trận có tính cách quyết định.

Đă dầy kinh nghiệm về việc mở mặt trận chính trị tại nội địa Pháp những năm đầu thập niên 1950, Liên Xô và Hà Nội chỉ thay đổi chút ít chiến thuật cho phù hợp với “những túi khôn nhân loại” ở Mỹ–đại diện bằng những người viết tham luận (editorials) trên các tờ báo có nhiều độc giả, hay các nhà “thông thái” của ba đài truyền h́nh–những cá nhân chẳng có nhiều kiến thức về Việt Nam nói chung, và nhất là lối “lư luận” của những “người Cộng Sản Việt Nam” nói riêng. Thủ thuật của Hà Nội, bởi thế, trước hết muốn chứng tỏ được sự ĺ lợm và quyết tâm chịu đựng để kéo dài cuộc chiến (theo kiểu Việt Nam). Đồng thời, khéo léo và tỉ mỉ khai thác mâu thuẫn giữa các nước Tây phương với Mỹ, và giữa các phe nhóm Mỹ, phát động phong trào phản chiến ở Mỹ.

Những ai đă sống ở “lục địa đă mất” (lost continent), hẳn biết rơ người dân Mỹ b́nh thường dưới phố chẳng mấy quan tâm, và cũng không có th́ giờ để quan tâm, đến t́nh h́nh thế giới. Cuộc mưu sinh nghiệt ngă và nếp sống của một xă hội hậu kỹ nghệ hoá khiến chủ nghĩa cá nhân lên cao cùng độ. Một trận football (bóng bầu dục), baseball (khúc côn cầu), basketball (bóng rổ), hay một buổi đại nhạc hội lôi kéo số người xem nhiều hơn một bài diễn văn của Tổng thống Mỹ hay chuyến viếng thăm của một quốc trưởng nước bạn. Nước Mỹ quá rộng lớn–bờ biển Đông (Đại Tây Dương) và Tây (Thái B́nh Dương) khác biệt nhau tới ba giờ, tức một phần tư khoảng cách từ Mỹ sang Việt Nam–nên truyền h́nh, truyền thanh và báo chí đóng một vai tṛ quan trọng trong việc hướng dẫn dư luận. Và, những nhân vật ảnh hưởng mạnh mẽ các tổ hợp truyền thông này không phải là chính quyền, mà chính giới đại tài phiệt, tức những người cung cấp tiền quảng cáo. Nước Mỹ, dù không c̣n giàu có như xưa, vẫn là đại siêu cường kinh tế. Đời sống ở Mỹ, dù chưa và sẽ chẳng bao giờ là thiên đường, nhưng ḥa b́nh, sung túc nhất trần gian. Nên ít thanh niên Mỹ muốn đi lính, nhất là phải thiệt mạng ở một xứ nhỏ bé nhiệt đới như Việt Nam. Và, chẳng có ǵ ngạc nhiên khi khối Liên Xô-Bắc Việt đă đưa tinh thần phản chiến và phong trào ḥa b́nh lên hàng đầu tại Mỹ.

Để tiếp tay cho các phong trào phản chiến Mỹ, Liên Xô c̣n vận động các phong trào chống đối việc Mỹ tham chiến tại Việt Nam trên khắp thế giới. Cũng chính từ thời điểm này, xuất hiện một loại văn chương tuyên truyền ca ngợi ḷng ái quốc của Hồ Chí Minh và những đảng viên CSVN. Đồng thời là những nỗ lực bôi bẩn chế độ miền Nam, nhấn mạnh sự độc lập và tính chất “tự phát” của MTDTGPMN; hoặc, loan tin một chiều, chỉ nói lên những nửa sự thực ở miền Nam, quên bẵng đi những sự thực tồi tệ, sắt máu hơn ở miền Bắc. Tác phẩm đầy lỗi lầm của những cây bút phản chiến Pháp như Jean Lacouture, Philippe Devillers, Paul Mus, v.. v... được chuyển dịch qua Mỹ ngữ, hay trích dẫn trong các tác phẩm nghiên cứu nặng mùi chính trị của nhiều học giả Mỹ. Ngay đến hồi kư của Jean Sainteny cũng được dịch qua Mỹ ngữ. Dù phải ít năm sau mới sản xuất ra những trí thức phản chiến David G. Marr, Gareth Porter hay Frances Fitzgerald, tất cả đă khởi đi và phát triển từ cuộc Tổng Tấn Công Mậu Thân 1968.( 40)

Ngay sau khi cuộc Tổng tấn công vừa bắt đầu, giới truyền thông Mỹ nghiêng hẳn về phía Miền Bắc, khích động những xúc động và tinh thần chủ ḥa. Chuyến viếng thăm miền Nam của Walter Cronkite, trưởng ban tin (anchor) của tổ hợp truyền h́nh CBS, trong tháng 2/1968 đánh dấu sự thay đổi lập trường này. Ngay đến một số công chức cũng bị ảnh hưởng. Bởi thế, trong các cuộc họp mật của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia [HĐ/ANQG] Mỹ vào hai ngày 12 và 13/2/1968, các cố vấn cao cấp của Johnson chia làm hai phe rơ ràng–McNamara, dù sắp rời chức vụ vào cuối tháng, chủ trương hoà đàm. Phe “diều hâu” có Tướng Earle C. Wheeler, Tổng Tham Mưu Trưởng Liên quân, và giới quân sự. Wheeler đề nghị động viên các quân nhân trừ bị để tăng viện cho chiến trường Việt Nam.

V́ đă được Tướng Matthew Ridgway, cựu Tư lệnh mặt trận Nam Hàn trong thập niên 1950, cảnh cáo rằng hiện trạng quân lực Mỹ không đủ khả năng phản ứng hữu hiệu nếu xảy ra một biến loạn nào đó ngoài Việt Nam–như trường hợp Berlin hay Bắc Hàn chẳng hạn–Johnson chỉ chấp thuận tạm thời gửi qua Việt Nam một Lữ đoàn TQLC và một Trung đoàn thuộc Sư đoàn 82 Dù, khoảng hơn 10,000 người (Johnson 1971:385-387). Sau chuyến viếng thăm các binh sĩ trên ngày 17/2, trước khi họ lên đường qua Việt Nam, Johnson bỗng đổi ư về cuộc chiến, và cử Wheeler qua thị sát t́nh h́nh để có quyết định dứt khoát.

Ngày 21/2, Wheeler rời Oat-shinh-tân, trực chỉ Sài G̣n. Westmoreland đề nghị Wheeler gửi thêm 205,000 quân tăng viện trước cuối năm 1968 để, nếu cần, mở rộng chiến tranh qua biên giới Miên, Lào và vĩ tuyến 17 hầu tiêu diệt các căn cứ hậu cần của Miền Bắc. Tuy nhiên, McNamara không chấp thuận. Johnson cũng không có quyết định dứt khoát, giao cho người sẽ kế vị McNamara là Clark Clifford cầm đầu một ban điều nghiên để có quyết định cuối cùng.

Trong khi đó, Hà Nội lại tung ra những cuộc tấn công ngoại giao mới. Ngày 21/2, Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc là U Thant gặp Johnson, thông báo rằng có tin Hà Nội sẽ đồng ư thương thuyết nếu Mỹ ngưng oanh tạc tức khắc–một nguồn tin chẳng có ǵ mới lạ, đă được U Thant tung ra từ năm 1965. Năm ngày sau, cơ quan CIA báo cáo cũng có tin Hồ Chí Minh đang chờ đợi để thương thuyết, nhưng với điều kiện phải ngưng oanh tạc trước. Cuối tháng 2/1968, thêm một nhân viên ngoại giao India mật báo rằng Hà Nội muốn thương thuyết tức khắc, và đồng ư không xâm nhập quân vào miền Nam sau khi Mỹ ngưng oanh tạc. Dù tất cả các nguồn tin trên đều không được kiểm chứng, nhưng những chiếc bong bóng ḥa b́nh tiếp tục được thả ra cho tới đầu tháng 3/1968 (Johnson 1971:395, 401).

Bởi thế, trong phiên họp HĐ/ANQG Mỹ hai ngày 4-5/3/1968, Johnson dứt khoát bác bỏ đề nghị xin tăng viện của Westmoreland, và sẽ chỉ gửi thêm không quá 22,000 quân qua Việt Nam. Johnson cũng nghiêng về đề nghị của Ngoại trưởng Rusk là nên tạm ngưng oanh tạc phía Bắc vĩ tuyến 20 từ tháng 4/1968, khi mùa mưa bắt đầu, để chờ phản ứng của Hà Nội, và sẽ công bố trong một bài diễn văn sắp tới (Johnson 1971:399-400). Điều này có nghĩa Johnson đă chịu nhường bước trước đ̣i hỏi của Miền Bắc, dù bán chính thức. Trong những ngày kế tiếp, qua các cuộc họp và tham khảo ư kiến với cố vấn, các chuyên viên, cũng như Đại sứ Ellsworth Bunker và Tướng Creighton Abrams, Johnson đi dần đến một quyết định lịch sử–không tái tranh cử nhiệm kỳ Tổng thống thứ 2, 1969-1973, để t́m cách rút chân khỏi Việt Nam trong danh dự.

 

Đánh vào thành phố c̣n là phương thức sử dụng “bạo lực cách mạng” quen thuộc của chủ thuyết Cộng sản.

Trước hết nó có thể vô hiệu hóa những phần tử chống Cộng độc lập và uy hiếp tinh thần thị dân. Chỉ nguyên việc mang chiến tranh vào thành phố–nghĩa là đưa điêu tàn, đổ nát, xáo trộn vào những khu vực vốn được coi như an toàn của miền Nam–đủ minh chứng nghệ thuật cao đẳng trong việc sử dụng “bạo lực cách mạng” của Lê Duẩn: khủng bố tinh thần dân lành, khiến họ phải ngưng cộng tác với chính quyền hiện hữu, hoặc ít nữa “b́nh chân như vại.”

Chưa hết. Tại các khu vực Bắc quân tạm chiếm, việc truy lùng, ám sát, thủ tiêu những nhân vật chống Cộng có thành tích là một việc làm quen thuộc, có chỉ thị rơ ràng. Năm 1969, chẳng hạn, đài phát thanh Hà Nội nh́n nhận đă “tiêu diệt hơn 3,000 tên ác ôn, phản động” ở Huế trong dịp Tết Mậu Thân. Hơn một thập niên sau những cựu đao thủ phủ Tết 1968 vẫn c̣n kiêu hănh tuyên bố với một toán làm “lịch sử truyền h́nh” Mỹ rằng họ chỉ “trừng trị” những “con rắn độc” phản động, chống đối cách mạng. Ngay đến năm 1988, có người c̣n khoe khoang công lao “trừng trị... Việt gian” của ḿnh (Huế 1988:75).

Tuy nhiên, giới truyền thông quốc tế hầu như không một phản ứng. Ngược lại, người ta khai thác tối đa tấm ảnh Chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn chết một sĩ quan đặc công đối phương. Người chụp được tấm h́nh này–Eddie Adams–bỗng nổi danh thế giới, được trao tặng giải thưởng. Sự thiên vị của giới truyền thông quốc tế quá rơ và khắc nghiệt.( 41)

Đáng lưu ư rằng “bạo lực cách mạng” của Miền Bắc trong dịp Mậu Thân 1968 không mang lại yếu tố tâm lư họ mong đợi. Ngoại trừ thiểu số đă nghiêng về phía Miền Bắc từ trước–như Luật sư Trịnh Đ́nh Thảo, Giáo sư Lê Văn Hảo, v.. v...– phần đông thị dân miền Nam sinh ra oán ghét, chống đối Miền Bắc mạnh mẽ hơn. Tại Huế chẳng hạn, khi Bắc quân bắt đầu rút lui, những người bị dẫn theo lên rừng “phản kích lại Bắc quân ngay tại chỗ.” Có trường hợp họ đă “chống lại, bóp cổ chết ngay mấy người tự vệ đang canh giữ, có trường hợp (họ) tung lựu đạn giết cả xe trong lúc bộ đội cho ... đi nhờ xe” (Huế 1988:75-76). Tại nhiều nơi, dân chúng thẳng tay tố giác vị trí ẩn núp của tàn binh Bắc quân. Đó là chưa nói đến một phản ứng “tiêu cực” hơn: Dân chúng t́m đủ cách di tản khỏi những khu vực bị Bắc quân làm “ô nhiễm.”

Tóm lại, trên lănh vực nội địa, cuộc Tổng Tấn Công-Tổng Khởi Nghĩa Mậu Thân 1968 là thất bại lớn cho Miền Bắc, hoặc văn hoa hơn, chỉ là một thứ “tổng diễn tập” cho chiến thắng quân sự 1975. Nhưng những hậu quả chính trị–như loại bỏ thực lực chính trị-quân sự của MTDTGPMN–và nhất là ngoại giao khiến “Nghị quyết Quang Trung” của Miền Bắc được coi như bước ngoặt quan trọng trong giai đoạn 2 (1959-1975) của chiến cuộc Việt Nam.

 

Về phía VNCH, chỉ nguyên việc để đối phương bí mật chuyển khí giới vào thành phố, hay âm thầm chuyển quân tới tuyến tấn công là khiếm khuyết rất lớn.

Các cơ quan an ninh quân sự cũng như dân sự chịu một phần trách nhiệm. Hoặc v́ tư lợi, hoặc v́ cầu nhàn, họ đă không kiểm soát được những đường giây đưa chất nổ và vũ khí tới các “cơ sở” đối  phương trong thành phố. Một số viên chức cao cấp–như trường hợp Trung tá Tỉnh trưởng Thừa Thiên–không báo cáo hết sự thực về t́nh trạng an ninh trong tỉnh. Đó là chưa kể tệ nạn tham nhũng, móc ngoặc đă thành cố tật trong hàng ngũ các đơn vị Cảnh sát, an ninh kiểm soát giao thông–những đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn; tức những cái giá mà xe hàng, hay thuyền bè phải trả để không bị kiểm soát lúc rời hay cặp bến, hoặc “măi lộ” dọc đường, khiến đối phương an toàn đưa vào các thành phố và thị xă hàng tấn thuốc nổ, đạn dược, và vũ khí.

Ngoài ra, phần v́ không khí cổ truyền ngày Tết, phần v́ thái độ tắc trách, hoặc tự tin quá mức vào t́nh trạng an ninh của thủ đô hoặc các thị xă, đa số đơn vị ứng chiến không đầy đủ quân số hoặc không sẵn sàng chiến đấu. Tại Quảng Ngăi, chẳng hạn, khi Tư lệnh Sư Đoàn 2 BB tới kiểm tra một Tiểu đoàn ứng trực vào ngày mồng 1 Tết, quân số vỏn vẹn 50 người–tức chưa đầy hai trung đội (Sơn & Dương 1968:269). Quân số ứng trực chỉ khoảng 30 phần trăm ở Cần Thơ hay Bến Tre.

Các cơ quan tuyên truyền của chính phủ và quân đội cũng phản ứng vụng về. Mặc dù một sĩ quan Tâm Lư Chiến của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung nhanh trí cho chạy những bản nhạc hùng vào mờ sáng mồng 2 Tết–loại nhạc hùng này lại khiến những người đa nghi nghĩ đến một cuộc đảo chính. Từ ngày 1/11/1963, người dân Sài G̣n đă được nghe loại nhạc hùng này nhiều lần. Thành một thói quen. Rạng sáng mồng 2 Tết, khi biết rơ tiếng nổ ngoài đường phố là tiếng súng mà không phải tiếng pháo đón Xuân, những điệu nhạc quân hành trên đài Sài G̣n khiến người ta nghĩ ngay đến một cuộc đảo chính. V́, mới chỉ nửa tháng trước, Thiệu có vẻ “sẵng giọng” với Mỹ về việc thương thuyết với phe Miền Bắc. Ngoài ra, mặc dù Nguyễn Cao Kỳ nhận đứng chung liên danh ứng cử Tổng thống với Nguyễn Văn Thiệu để duy tŕ t́nh “huynh đệ chi binh,” t́nh trạng con chim hai đầu của Đệ Nhị VNCH quá hiển lộ. Tin đồn Kỳ và phe miền Bắc–tức Loan, và Lê Nguyên Khang, Tư lệnh Quân Đoàn III kiêm Tư lệnh TQLC–sẽ làm đảo chính được loan truyền trong mọi giới.( 42)

Trong khi đó, ban tham mưu cùng những người thân cận Kỳ và Thiệu khiến liên hệ giữa hai người vô cùng căng thẳng, ngột ngạt. Thiệu rất ít khi nói chuyện với Kỳ, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp. Tướng Nguyễn Đức Thắng là một thí dụ khác phản ảnh sự phân hoá ở giai tầng lănh đạo–Thiệu chẳng bao giờ tha thứ việc Thắng đă đích thân yêu cầu Thiệu rút lui, nhường cho Kỳ tranh cử Tổng thống; và, nhất là, Thắng được sự ủng hộ nhiệt thành của các viên chức Mỹ. Bởi thế, sáng ngày mồng 2 Tết, nếu không có Kỳ lên tiếng trên đài phát thanh vào khoảng 7 giờ, tinh thần dân quân c̣n hỗn loạn đến độ nào!

Măi tới chiều ngày mồng 3 Tết (1/2/1968) thị dân Sài G̣n mới được đọc số báo Tiền Tuyến đặc biệt về cuộc tấn công của Bắc quân. Huế và các tỉnh lỵ khác hoàn toàn “im lặng vô tuyến.” Nhưng ít ai tin tưởng những bản tin đăng trên Tiền Tuyến–cơ quan tuyên truyền của quân đội. Người ṭ ṃ phải mở các đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (V.O.A) hay Bri-tên (đài B.B.C.) để theo dơi t́nh h́nh. Ngày mồng 8, mồng 9 Tết mới có vài tờ báo tư nhân như Sống, v.. v... được bày bán. Những đoạn “tự ư đục bỏ” trên mặt báo gây nhiều bàn căi hơn là những tin tức đăng tải.

Nực cười nhất là nguồn tin cả hai Tướng Trần Độ và Trần Văn Trà đă tử trận trong dịp tấn công. Theo Tổng Nha Thông Tin, Trà chết ở Vĩnh Long, Độ chết ở Chợ Lớn với đầy đủ quân hàm. Đài V.O.A. c̣n b́nh luận chi tiết tin này cùng tiểu sử khá đầy đủ của Trần Độ. Độ được phong lên chức “chỉ huy trận đánh Sài G̣n.” (Năm năm sau, Trà vào trại David đại diện MT/GPMN trong Ủy Ban Bốn Phe. Rồi, mùa Xuân 1975, tham dự vào cuộc đánh chiếm Sài G̣n hay “Chiến dịch Hồ Chí Minh.” Trần Độ th́ sau này làm Chủ Nhiệm Ủy Ban Văn Hóa của Quốc Hội Hà Nội).

Sai lầm “kỹ thuật” này có nhiều lư do. Thứ nhất, v́ không được huấn luyện chu đáo, cấp chỉ huy tiền tuyến không biết rơ cách mang quân hàm của bộ đội chính qui Bắc Việt. Cũng có thể v́ những mục đích bí ẩn nào đó. Tuyên truyền, khích lệ tinh thần quân dân–hoặc để giới báo chí ngoại quốc nhắc nhở đến tên tuổi ḿnh.( 43)

Việc trục xuất kư giả Francois Mazure của hăng Thông tấn Agence France Presse (AFP) v́ lư do thân Cộng và phổ biến những tin đồn và tin tức thất thiệt cũng là một biện pháp vụng về. Mazure cùng nữ phóng viên Catherine Leroy tự động t́m phương tiện ra Huế, rồi bị Bắc quân bắt giữ vài tiếng đồng hồ. Trong bài tường thuật gửi về Pháp, Mazure cho biết Bắc quân khá có kỷ luật, và tin tưởng rằng sẽ lập được “chính quyền cách mạng” ở Huế (Vietnam 1968:126). Tổng Nha Thông Tin cho đó là tin đồn thất thiệt, thay v́ phải lợi dụng những chi tiết này để phản công bằng cách vạch rơ âm mưu thí quân của Hà Nội, lùa họ vào chỗ chết v́ mục đích chiếm giữ các thành phố vượt quá khả năng của Bắc quân lúc đó.

Trên phương diện chiến lược, cơ quan thông tin và chiến tranh chính trị của VNCH càng yếu kém hơn. Một trong những chủ đề mà cơ quan tuyên truyền miền Bắc tung ra là người Mỹ đă có ư định bỏ rơi miền Nam, nhắm mắt làm ngơ cho Bắc quân tiến vào các thành phố, hầu đi đến giải pháp công nhận MTDTGPMN và thành lập một chính phủ liên hiệp. Từ Thiệu–sau buổi họp mật ngắn ngủi với Johnson tại Canberra nhân dịp tang lễ Thủ tướng Harold Holt ngày 19/12/1967, và dưới sự thúc dục của Bunker là phải thực hiện gấp kế hoạch gửi thư mật cho Hồ Chí Minh đề nghị thương thuyết–đến những chính khách, Thượng Nghị sĩ tên tuổi đều mang mối hoang mang này. Vài Thượng Nghị sĩ, chẳng hạn, đă công khai chất vấn Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ về vấn đề liên hiệp với MTDTGPMN. Một số chính khách Ki-tô th́ công khai chống đối giải pháp liên hiệp–khẳng định quyết tâm diệt Cộng đến hơi thở cuối cùng.

Bởi thế, bất cứ tin tức nào về vận động ḥa b́nh hay giải pháp chính trị đều bị đục bỏ, hầu bưng tai, bịt mắt đám đông đă bị điều kiện hoá với những chính nghĩa tự do, dân chủ, chống Cộng bấy lâu. Mặt trận chiến tranh chính trị hầu như hoàn toàn tê liệt, hoặc ở mức độ tàn phế cao.

Nhưng cũng chẳng đáng trách. Cơ quan Thông tin và Chiến tranh Chính trị chỉ được coi như một thứ con ghẻ–dù cuộc chiến Việt Nam, nếu muốn có cơ hội thắng lợi, phải được phát động toàn diện, trên mọi mặt, của một cuộc chiến toàn dân. Trông chờ ǵ một tinh thần cách mạng, phục vụ vô vị lợi, nơi những công chức, và những cá nhân được đưa vào các cơ quan Thông tin hay Chiến tranh Chính trị chỉ v́ quen biết (đặc biệt là với các viên chức thẩm quyền Mỹ), và xuống thấp hơn nữa là phe đảng, hoặc tiền bạc đút lót?

Tháng 3/1968, khi được khuyên bảo phải đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền, Thiệu quyết định đổi Tổng Nha Thông tin thành Bộ Thông tin. Người được giao nắm Bộ tân lập này là Trần Văn Ân (1903-2002)–một kư giả gốc Triều Châu kỳ cựu miền Nam, từng mang đủ thứ bảng hiệu đảng phái từ Phục Quốc tới B́nh Xuyên, Ḥa Hảo, rồi Cao Đài. Nhưng Ân có lẽ là một lựa chọn quá vội vàng. Trước khi chính thức nhận lời, Ân đi xin ư kiến Tướng Lansdale, và than thở về vấn đề thiếu ngân sách để đương đầu với hàng trăm cán bộ tuyên truyền lăo luyện của Hà Nội tại Paris. Tại nội địa, chương tŕnh “vơ trang tinh thần” của Ân, sau này, rồi cũng chỉ trái núi đẻ con chuột.( 44)

Chưa đầy hai tháng sau, tân Thủ tướng Trần Văn Hương chọn Tôn Thất Thiện thay Ân nắm Bộ Thông tin. Thiện, theo tài liệu Mỹ, là một trong hai đệ tử thân tín của Ngô Đ́nh Nhu. Thiện học ngành kinh tế, thông minh, có khả năng, nhưng ngành Thông tin có rất ít liên hệ với kinh tế học. Thiện lại chủ trương chỉ có người Ki-tô giáo mới đủ tin tưởng để hoạt động trong bất cứ lănh vực nào của xă hội. Bởi thế, dù bằng cấp cao hơn Ân, chính sách thông tin của Thiện–nếu có một chính sách–chỉ đặt trọng tâm vào việc phân phối bông giấy cho các chủ báo cùng phe đảng, và “phục hồi tinh thần Ngô Đ́nh Diệm”.( 45)

 

Tuy nhiên, nếu chỉ thuần túy ở phương diện quân sự mà nói, VNCH đă thắng Bắc quân trong ṿng tuần lễ đầu của cuộc Tổng Tấn Công. Dù đă vận dụng tới 84,000 cán binh vào cuộc Tổng Tấn Công, từ ngày mồng 5 Tết trở đi, Bắc quân bị dồn vào thế thụ động. Chủ lực Bắc quân phải triệt thoái dần khỏi các đô thị và ṿng đai, mang theo số thương vong rất cao. Chỉ c̣n lại một số nhỏ chốt chặn cảm tử, tạo ảo giác trận chiến đang kéo dài. Mặc dù măi tới ngày 25 hoặc 27/2/1968 đợt I của cuộc Tổng Tấn Công Mậu Thân mới coi như chấm dứt, quân lực VNCH đă chứng tỏ khả năng vượt trên sự ước đoán của chính các tướng Đồng Minh. Bản báo cáo ngày 29/2 của Westmoreland, chẳng hạn, nhận xét rằng trong số 149 tiểu đoàn tác chiến của VNCH, 42 tiểu đoàn cực kỳ xuất sắc, và chỉ có 8 tiểu đoàn thuộc loại kém.( 46) Ngay những hăng thông tấn có phần thiên vị về Hà Nội cũng phải nh́n nhận sự thất bại quân sự của Bắc quân.

Lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia–ngoại trừ Huế–cũng chứng tỏ khá hữu hiệu. Chuẩn tướng Loan cùng các sĩ quan biệt phái cho Cảnh Sát đă chiến thắng các cơ quan an ninh đối phương ván bài chót của canh bạc Mậu Thân. Số thiệt hại về nhân mạng của lực lượng Cảnh sát tương đối nhẹ: 447 người chết, 758 bị thương, và 157 người mất tích.

Mục tiêu “Tổng Khởi Nghĩa” của Miền Bắc tại Sài G̣n và các thị xă hoàn toàn thất bại. Đặc công nội thành chỉ có thể tổ chức được vài cuộc biểu t́nh lẻ tẻ ở Chợ Lớn. Tại Huế, dù chiếm được thị xă hơn ba tuần lễ, đối phương cũng chỉ khai sinh được “Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng” với những người đă có ư hướng khác như Lê Văn Hảo, Thượng Toạ Thích Đôn Hậu, v.. v... Việc Hà Nội thành lập Liên Minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Ḥa b́nh Miền Nam Việt Nam, tức Mặt Trận 2, ngày 20/4/1968–một thứ “thành phần thứ ba” với những tên tuổi như Luật sư Trịnh Đ́nh Thảo, Kỹ sư Lâm Văn Tết, v.. v...– cũng chẳng tạo được tiếng vang nào đáng kể. Đích thân “Tám Chí” Huỳnh Tấn Phát (1913-1989), Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kư MTDTGPMN, đặc trách khu Sài G̣n-Chợ Lớn-Gia Định, phụ trách Liên Minh này trước khi bàn giao cho Dược sĩ Phạm Thị Yên, mới từ Côn Đảo về, vào cuối năm 1968.( 47) Mặc dù một số người trong Liên Minh sẽ gia nhập chính phủ lâm thời miền Nam, thành lập ngày 6/6/1969 để danh chính ngôn thuận ngồi vào bàn Hội nghị Paris, những Nguyễn Văn Kiết, Dương Quỳnh Hoa, Thanh Nghị, Tôn Thất Dương Kị, v.. v... chẳng là ǵ hơn chậu kiểng ... đoàn kết.

Đại đa số dân chúng rút vào thế thụ động, khác hẳn với những cuộc biểu t́nh rầm rộ, tràn đầy khí thế đại chúng của năm 1963 hay 1965-1966 khi Phật tử xuống đường chống đối chính phủ Ngô Đ́nh Diệm (1954-1963), Trần Văn Hương (12/1964-1/1965), hay Nguyễn Cao Kỳ (6/1965-10/1967).

Trên thực tế, hành động vi phạm hưu chiến, gieo rắc chết chóc, khói lửa trên các thành phố mang lại một hậu quả trái ngược cho Miền Bắc. Dân chúng đă bí mật chỉ điểm cho cơ quan công lực vị trí đóng quân của Bắc quân, hoặc các “cơ sở” nằm vùng. Nỗ lực tuyển mộ thanh thiếu niên để huấn luyện cấp tốc chính trị, rồi gửi trả lại nội thành hoạt động mà các giới chức an ninh Mỹ-Việt lo ngại cũng chỉ thành công rất giới hạn. Dù vài ba sinh viên tranh đấu thiên tả bị lộ, phải rút ra bưng (như Lê Hiếu Đằng, Hoàng Phủ Ngọc Tường, v.. v..), đại đa số thanh thiếu niên tại các thành phố quyết tâm “chống Cộng” hơn nữa. Họ hăng say tham gia các phong trào cứu trợ nạn nhân chiến tranh hay nhân dân tự vệ. Nhưng rồi cũng chỉ tựa ngọn lửa rơm.

Sự mau nguội lạnh này phần v́ lănh đạo yếu kém, chia rẽ, phần v́ sự ghen tị, âm mưu độc quyền “hoạt động”–và, dĩ nhiên độc quyền nhận tiền trợ cấp của Mỹ hay chính phủ–của các lănh tụ thanh niên Ki-tô. Tổng Giám Đốc Thanh Niên của chính phủ Nguyễn Văn Lộc phản ảnh trung thực ước muốn và chủ trương độc quyền cai thầu chống Cộng này qua lời tuyên bố giữa một buổi họp tham mưu về kế hoạch Tái thiết, dưới sự chủ tọa của Nguyễn Văn Thiệu, rằng chỉ có khối giáo dân Ki-tô mới cung cấp được “những thành phần đáng tin cậy trong phong trào thanh niên.”( 48)

Trong khi đó, mọi nỗ lực của Cảnh Sát Đặc Biệt chỉ nhắm vào việc triệt hạ Phật Giáo và phe nhóm đối lập. Chẳng những khuếch đại sự hiềm khích và tranh chấp giữa hai phe Việt Nam Quốc Tự và Ấn Quang, chính phủ Trần Văn Hương–với sự tiếp tay đắc lực của cán bộ Cần Lao mới được hồi phục dưới quyền Nguyễn Mâu và sự chấp thuận của Bunker–t́m mọi cách triệt hạ các lănh tụ Phật Giáo.( 49)

Trong khi đó kế hoạch b́nh định nông thôn không bị bẻ gẫy như đối phương mong muốn. Vào cuối tháng 2/1968, chỉ c̣n 278 toán XDNT hoạt động tại các xă ấp, và 245 toán khác phải rút về lo việc an ninh các thị trấn và thị xă. Số thiệt hại sơ khởi ghi nhận là 79 cán bộ bị tử thương, 111 bị thương, và 845 người mất tích. Nhưng từ ngày 1/3, Tướng Nguyễn Văn Là–mới lên thay Nguyễn Đức Thắng–cho lệnh các toán XDNT phải trở lại các thôn xă trách nhiệm.( 50) Chỉ trong ṿng một năm, những chiến sĩ “áo đen Vũng Tàu”–song song với các toán trong kế hoạch Phượng Hoàng (Phoenix) và hồi chính viên (PRU) dưới sự điều động của William Colby và Robert Komer–đă củng cố được địa bàn hoạt động, mở rộng vùng kiểm soát. Mục tiêu “tồng khởi nghĩa” ở nông thôn của Lê Duẩn không đạt được. Vào năm 1970, t́nh h́nh nông thôn miền Nam cải thiện rơ ràng.

Chính Nguyễn Văn Linh–người chịu trách nhiệm chỉ huy cuộc tấn công Sài G̣n năm 1968, và sau này trở thành Tổng Bí Thư Đảng LĐVN từ 1986 tới 1991–thú nhận rằng sau năm 1968 là “những năm khó khăn” của Miền Bắc. Trong nội thành các cơ sở nằm vùng bị tiêu diệt hay “vỡ nhiều mảng.” Cơ sở nông thôn ngoại thành cũng bị quét sạch v́ kế hoạch “b́nh định cấp tốc.” Riêng Bộ Chỉ huy Thành ủy phải lùi xa thành phố, vừa di chuyển vừa trốn tránh mất “1 năm 28 ngày” mới tới được căn cứ an toàn.( 51)

Trần Văn Trà–người chỉ huy mặt trận phía Bắc Sài G̣n–cũng có nhận xét tương tự. Theo Trà, Bắc quân đă chịu “thiệt hại lớn lao về sức người, sức của, đặc biệt là cán bộ các cấp,” làm cho tiềm lực suy yếu rơ rệt. Nhưng sau đó chẳng những không giữ được những thành tựu mà c̣n chịu muôn vàn khó khăn trong những năm 1969-1970.(52) Vào cuối năm 1968, theo Trà, “B-2” (tức Khu 2 của CS, bao gồm Nam Bộ và một phần Trung Bộ) phải phân tán mỏng Trung đoàn chủ lực 320 về vùng lănh thổ Long An để duy tŕ trục tiếp vận từ Sài G̣n tới Trung Ương Cục Miền Nam. Trong hai năm 1969-1970, từ cấp Trung đoàn trưởng, Chính ủy, Trung đoàn phó xuống Thủ trưởng các đơn vị đều lần lượt bị thiệt mạng (Trà 1987:64-68).

Vào giữa năm 1968, Hà Nội phải tăng cường cho quân khu Trị-Thiên ba cán bộ kỳ cựu là Hoàng Anh, Hoàng Sâm (1915-1968) và Nguyễn Quyết (Nguyễn Tiến Văn, 1922-?), nguyên Chính ủy Đại Đoàn 305. Hoàng Anh thay Trần Văn Quang làm Bí thư Quân Ủy. Hoàng Sâm làm Tư lệnh và Nguyễn Quyết, Phó Chính ủy Quân Khu Trị-Thiên, kiêm Chính ủy Mặt Trận Trị-Thiên (B-8). Ít tháng sau, Sâm tử trận.( 53)

Tại Huế, chỉ c̣n một ít cơ sở bí mật được gài vào số dân tản cư. (Huế 1988:71) Số người bị lộ phải đưa ra “khu,” nhưng “lên rừng người nào là đói ngay ngày đó.” Sau cuộc “liên hoan mừng chiến thắng (ở Khe Trái) th́ cả rừng ăn muối. Khó khăn ập tới sau khi rút ra khỏi Huế giống như t́nh h́nh hồi vỡ mặt trận (1947).” (Huế 1988:71) Lê Minh thú nhận:

Ở đâu cũng đ̣i gạo đ̣i muối; trong khi đó Hà Nội lại cứ tiếp tục giao nhiệm vụ đánh Huế đợt 2.( 54)

Tại Cao Nguyên, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp tiết lộ những năm 1969-1971 cực kỳ khó khăn. Các đường tiếp tế từ Bắc vào hay từ Miên qua đều bị ngăn chặn, khẩu phần gạo cắt giảm từ 500 grams gạo một ngày xuống 250 grams, rồi 125 grams, dù từ tháng 5/1969 đă phải điều một sư đoàn và các đơn vị không tác chiến khác “tập kết lần thứ hai” ra Bắc. Một sư đoàn vào Nam làm ăn, mỗi hạt gạo là một giọt máu dưới những thảm bom B.52. Dân chúng th́ c̣n đói hơn quân. Bệnh binh đông gấp bội thương binh. (Hiệp, 2002: 86-89, 122-123, 130-153, 159-160).

Long đong không kém là các tổ chức MTDTGPMN hay Liên Minh. Ngoại trừ những người được đưa ra tŕnh diện trên sân khấu chính trị thế giới Paris, các cấp lănh đạo MTDTGPMN trôi giạt đó đây theo những đợt tảo thanh của liên quân Việt-Mỹ. Phải tới năm 1972–sau khi quân viễn chinh Đồng Minh đă triệt thoái gần hết, và Thiệu do vô t́nh hay cố ư, mắc phải một lỗi lầm chiến lược to lớn là đưa quân qua Miên (1970) và Hạ Lào (1971), khiến lực lượng Tổng Trừ Bị cùng Thiết Kỵ, Bộ Binh, Pháo Binh vùng I thiệt hại nặng nề–Văn Tiến Dũng mới đích thân mang đại quân vào xâm lăng Quảng Trị, đồng thời mở mặt trận An Lộc. Mùa Xuân-Hè rực lửa này, cũng một năm tranh cử Tổng Thống khác của nước Mỹ, mới thực sự thay đổi cán cân quân sự ở miền Nam Việt Nam.( 55)

Cuộc Tổng Tấn Công của Lê Duẩn, tưởng cũng nên nhắc, tạo cơ hội cho chính phủ Thiệu đ́nh chỉ lệnh giải ngũ các sĩ quan trừ bị, kêu tái ngũ những cựu quân nhân (33 tuổi trở xuống hay dưới 5 năm quân vụ), và rồi tổng động viên–một biện pháp được dự trù từ năm 1967 để đáp ứng nhu cầu gia tăng nhân lực khoảng 100,000 người, một trong những bước đầu tiên chuẩn bị cho chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh.( 56) Các thanh niên trên 19 tuổi bị bắt buộc tŕnh diện từ ngày 1/3/1968, và hai tháng sau, tới lượt những người 18 tuổi. Đáng ghi thêm là chỉ có đám đông thấp cổ, bé họng chịu ảnh hưởng của lệnh Tổng động viên này. Từ năm 1964, con cháu những ông bà lớn đều đă du học ngoại quốc. Theo Trần Văn Đôn “tâm sự” với Lansdale, chẳng hạn, Đỗ Cao Trí gửi con học ở Nhật; Cao Văn Viên có con học ở Switzerland (Thụy Sĩ). Đôn cũng gửi con học ở Thụy Sĩ.( 57) Sau này, chính Thiệu vào năm 1969, c̣n cấm phổ biến tờ Newsweek tại miền Nam v́ tuần báo trên loan tin vợ Thiệu mua nhà cửa để cùng các con lập nghiệp ở hải ngoại.

Dĩ nhiên chiến thắng quân sự của VNCH và các binh sĩ Đồng Minh có giới hạn của nó. Tại nội địa Miền Nam, vết thương Mậu Thân có thể nói khó hàn gắn. Nhiều thành phố và thị trấn bị phá hoại. 13 xưởng kỹ nghệ bị đổ nát, và 20 hăng xưởng khác bị thiệt hại nhiều hay ít. Số tiền cần mua đồ trang bị và sửa chữa lên tới 25 triệu Mỹ Kim, và khoảng 10 triệu đồng lương nhân công.

Số người tị nạn chiến tranh lên tới 821,000 người, tạo nên một gánh nặng cho ngân quỹ, ước lượng sơ khởi vào khoảng 100 tỉ đồng. Tại Sài G̣n, từ ngày 6/2, chính phủ phải thiết lập 117 trung tâm tạm cư, tiếp đón khoảng 200,000 người chạy loạn. 132,000 người trong số này không c̣n nhà cửa để cư ngụ. Nhờ sự tăng cường 2,500 cán bộ XDNT từ Trung tâm Huấn luyện Vũng Tàu, việc phân phối 8,000 tấn gạo, thực phẩm và nước uống phần nào cải thiện. Một số cửa hiệu tư nhân cũng lẻ tẻ hoạt động trở lại.

Cuộc tổng tấn công Mậu Thân cũng mở đầu một nấc thang lạm phát và mất giá mới của đồng bạc. Tất cả những mặt hàng hóa–từ đồ tiêu dùng tới thực phẩm–đều lên giá đột ngột, gấp đôi, gấp ba, và chẳng bao giờ lùi xuống.

Ngày 1/3, Thiệu công bố kế hoạch cải tổ quân sự và hành chính của ḿnh, với chiêu bài diệt trừ tham nhũng. Để ra uy, ngày 11/3, Thiệu cách chức 8 tỉnh trưởng. Đồng thời vận động loại bỏ chính phủ Nguyễn Văn Lộc và các chức Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia cùng Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Thực tế, mục đích chính của Thiệu chỉ nhằm củng cố uy quyền cá nhân và phe đảng. Nạn tham nhũng, mua quan bán tước vẫn tiếp tục lan tràn như dịch hạch. Theo một cựu cố vấn Cảnh Sát Mỹ, Thiệu và Trần Thiện Khiêm trở thành người cầm đầu hai trong ba đường dây buôn lậu ma túy và phế vật chiến tranh lớn mạnh nhất.

Những biện pháp mới về tài chánh, kinh tế như thuế T.V.A của chính phủ Trần Văn Hương thứ hai–chính thức thay chính phủ Nguyễn Văn Lộc từ ngày 25/5/1968, và bàn giao chức vụ hai ngày sau–khiến vật giá leo thang hàng tuần, hàng tháng. Cơ khổ nhất vẫn là giới công chức và quân nhân, những người có đồng lương cố định.

Diễn biến tự nhiên là người có chức, có quyền thâm lạm của công, buôn bán quân trang, quân dụng, bày vẽ tục lệ lính kiểng, lính ma. Chưa đầy năm năm sau ngày lật đổ Ngô Đ́nh Diệm, người ta công khai mua bán từ tấm giấy hoăn dịch tới các chức vụ Tỉnh trưởng, Quận trưởng, và đơn vị trưởng.( 58) Một sĩ quan cao cấp đặc trách b́nh định, khi được Lansdale hỏi có bao nhiêu tỉnh trưởng trong sạch ở miền Nam, thực thà nói chỉ thấy có một người. Về các Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn lương thiện, không tham nhũng, nhân chứng này cũng nói chỉ có một.( 59)

Những hậu quả giây chuyền này–đặc biệt là tâm trạng bất an, luôn luôn chuẩn bị hành lư, tư trang bỏ chạy ra ngoại quốc v́ viễn ảnh bị Mỹ bỏ rơi của thiểu số được ủy thác nắm quyền ở miền Nam–là một hậu quả cần được nghiên cứu kỹ càng hơn.

Chưa hết, cách nào đó, chiến thắng quân sự của VNCH hay các đơn vị chiến đấu Mỹ ở Việt Nam trở thành công dă tràng xe cát. Số phận miền Nam không được định đoạt bằng khả năng tác chiến và mồ hôi, xương máu của họ. Tương lai Việt Nam được quyết định ở Oát-shinh-tân, Mat-scơ-va và Bắc Kinh. Thêm vào đó có áp lực của Liên Hiệp Quốc và Tây Âu, đặc biệt là Pháp và Bri-tên. Giáo hội Ki-tô Roma, dưới sự hướng dẫn của Paul VI, cũng đóng góp một vai tṛ quan trọng.( 60)

Những ngày cuối tháng 2/1968, Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Mỹ qua Việt Nam thị sát mặt trận. Ngay sau chuyến đi của Wheeler–và trong bối cảnh sôi động của cuộc vận động sơ tuyển danh vị ứng cử viên Tổng Thống Mỹ của hai chính đảng–giới báo chí tiết lộ tin Westmoreland xin tăng viện 206,000 quân.( 61) Đồng thời, v́ một nguyên do nào đó, họ cũng khua chiêng gơ trống cho một giải pháp chính trị. Những cá nhân tham vọng như Eugene McCarthy, Robert Kennedy và Martin Luther King bắt đầu chỉ trích chính sách của Johnson.

Ngày 26/3/1968, Johnson phải triệu tập một phiên họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia mở rộng, với sự tham dự của những khuôn mặt có uy tín nhất của Mỹ để thảo luận về tương lai Việt Nam.( 62)

Năm ngày sau, Johnson tuyên bố không ra tái tranh cử nhiệm kỳ 1969-1973, và sẽ t́m mọi cách giải quyết cuộc chiến. Ông cũng chính thức kêu gọi Mat-scơ-va, Bắc Kinh và Hà Nội hăy đáp ứng.( 63)

Khúc quanh lịch sử quan trọng của miền Nam Việt Nam đă điểm: Thượng tuần tháng 5/1968, Mỹ và phe Miền Bắc ngồi vào bàn hội nghị ở Paris. Để chào mừng hội nghị, Bắc quân tung ra cuộc tấn công kỳ II vào Sài G̣n–theo tinh thần “vừa đánh vừa đàm.”( 64) Tháng 6/1968, Westmoreland rời Việt Nam.( 65) Lansdale–người giúp Nguyễn Văn Thiệu củng cố quyền lực, và thiên về chính sách sử dụng thiểu số Ki-tô để thống trị và độc quyền chống Cộng ở miền Nam–cũng lên đường về nước.( 66)

Giai đoạn chuẩn bị cho kế hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh bắt đầu, báo hiệu cuộc giải kết của nước Mỹ.

 Chính Đạo
         Houston, 1997-2005

 

_____

  Phụ chú:

1. Xem Vũ Ngự Chiêu, “Social and Cultural Change in Vietnam between 1940 and 1946;” Part III: “Brutality of World Politics;” Ph.D. Dissertation, 1984, UW-Madison. Xem thêm Idem., “Hồ Chí Minh–Nhà Ngoại Giao, 1945-1946;” Hợp Lưu (Fountain Valley, CA), số 84, tháng 8-9/2005, tr. 152-193. Bài này cũng đă được phổ biến trên nguyệt san Đi Tới (Québec, Canada, 2004), nhật báo Người Việt (Santa Ana, CA, 2004), cùng nhiều websites như Chuyển Luân, Diễn Đàn Dân Chủ, v.. v... năm 2004.

2. Thí nghiệm Bảo Đại chính thức khai sinh qua việc trao đổi văn thư giữa Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Bảo Đại ngày 8/3/1949, thường được biết như Hiệp ước Elysée. Tuy nhiên, từ năm 1948, Pháp đă cho thành lập chính phủ lâm thời Việt Nam, với Tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ tướng. Xem các văn kiện liên hệ trong Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu, tập I-B: 1947-1954 (Houton: Văn Hóa, 1997). Phe chống Cộng thường tuyên truyền rằng Hiệp ước Elysée này cho Quốc Gia Việt Nam nhiều quyền hơn hai Tạm ước 6/3/1946 và 14/9/1946 mà Hồ Chí Minh đă kư kết với Pháp. Thực tế, Hiệp ước Elysée chỉ có h́nh thức, thiếu thực chất. Nó cũng tiếp sức đẩy Hồ vào sâu hơn khối Cộng Sản.

3. Xem, chẳng hạn, những công điện của Mao từ Mat-scơ-va gửi về Bắc Kinh và báo cáo của Molotov trong hai tháng 12/1949 và tháng 1/1950. Xem thêm Quiang Zhai, China and the Vietnam Wars, 1950-1975 (Chapel Hill: The Univ. of North Carolina Press, 2000), ch. I.

4. Chính phủ Ngô Đ́nh Diệm (1954-1963) đă từ chối hiệp thương và tổng tuyển cử với lư do “không kư Hiệp định,” và “không có tự do bầu cử ở miền Bắc.”  Đúng ra là phe Quốc Gia Việt Nam không được quyền dự những buổi mật đàm về quân sự cũng như chính trị. Xem Chính Đạo, Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng (Houston: Văn Hoá, 2004). Xem thêm Bernard B. Fall, The Two Vietnams: A Political and Military Analysis (New York: Praeger, 1964).

5. Xem Philip Catton, Diem’s Final Failure (Lawrence, Kansas: Univ. of Kansas Press, 2002). Dù trọng tâm sách là Ấp Chiến Lược, nhờ được tham khảo tư liệu của rất nhiều văn khố, kể cả văn khố VNCH, Catton đă xuất sắc tiếp cận vấn đề nông thôn của Việt Nam. Khuyết điểm duy nhất là tác giả không khai triển vấn đề tinh thần “thánh chiến” của cả hai phe Cộng Sản và Ki-tô. Vài biên khảo khác của các tác giả Việt, như Lâm Thanh Liêm, không sử dụng tài liệu văn khố VNCH hay VNDCCH nên có nhiều sai lầm.

6. Văn Kiện Đảng Toàn Tập [VKĐTT], 29:1968, 2004:1-40. [Trong bài nói chuyện tại “Hội nghị Trung ương lần thứ 14” vào tháng 1/1968, Lê Duẩn tuyên bố: Sau 1954, pḥng thủ chiến lược ở miền Nam. Không tin có Tổng tuyển cử.[ 3] giữ vững được cách mạng là chính, có phản công bằng chính trị: thế hợp pháp và bán hợp pháp. Ở Huế, 10,000 đảng viên c̣n 100. Khu V, 20,000 c̣n không đầy 1,000. Nam Bộ c̣n hơn 10,000 đảng viên v́ biết chuyển hướng phong trào.  Theo Trần Văn Trà, trước khi ra Bắc vào cuối năm 1956, Lê Duẩn đă chấp thuận cho thành lập căn cứ quân sự ở miền Đông Nam Bộ, U Minh (Cà Mau) và Đồng Tháp Mười; Trần Văn Trà, Những chặng đường lịch sử của B.2 thành đồng. Tập I: Ḥa b́nh hay chiến tranh (Hà Nội: NXB QĐND, 1992), I: 152-153. Đầu năm 1958, Nguyễn Văn Linh cho phép “trừ gian một cách có chọn lọc [như chém Lâm Quang Pḥng nhân một buổi ăn giỗ].” (Ibid., 1992:121)

7. Nhân Dân [ND] (Hà Nội), 14/5/1959; Hội nghị này họp làm nhiều đợt; VKĐTT, 20:1959, 2002:57-92, 245-259, 511-517; Trần Văn Trà. “Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam.” Chung Một Bóng Cờ (Hà-nội: 1993), tr. 274-275. [Sẽ dẫn Trà 1993b]

8. VKĐTT, 20:1959, 2002:511-517; Trà, 1992:134.

9. Ngày 22/4/1962, Nhân Dân đăng bài “Lê-Nin Người Thày của Cách Mạng Việt-Nam” của HCM. Nguyên bản bài này đă đăng trên tờ Sự Thật tại Mat-scơ-va nhân dịp ngày sinh thứ 92 của Lenin (1870-1924): Theo Hồ, Việt Nam có câu tục ngữ “Uống nước phải nhớ đến nguồn”. “Nhân dân Việt Nam và nhân dân lao động khắp thế giới đời đời nhớ ơn Lê-Nin vĩ đại, nhớ ơn Đảng cộng sản, Chính phủ và nhân dân Liên Xô.” Ngày 27/12/1965, tại Hội nghị lần thứ 12 Đảng LĐVN, Lê Duẩn cũng thành khẩn tiết lộ “ngàn đời nhớ ơn Liên Xô, Trung Quốc” và “sẽ giáo dục con em chúng ta điều này.” [VKĐTT, 26:1965, 2003:514-615] Lê Duẩn cũng phân tích khá kỹ liên hệ quốc tế với phe Cộng Sản. Theo Duẩn,“Phe ta không có quyết tâm đầy đủ để cùng chúng ta chiến thắng đế quốc Mỹ ở miền Nam”; nhưng Hà Nội vẫn làm ăn; v́ độc lập, tự chủ (Bài này không đề cập đến HCM, nhưng nhắc đến những cuộc tranh căi trong Bộ Chính Trị). Tưởng cũng nên thêm, từ tháng 3/1965, việc bố trí người đi B được chuyển qua Ban Tổ chức TW của Lê Đức Thọ, và có dấu hiệu cho thấy Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh bị thất sủng; VKĐTT, 26:1965, 2003:564-621. Năm 1967, Nguyễn Văn Vịnh cũng bị cách chức. Nhiều cán bộ cao cấp, như Hoàng Minh Chính, Nguyễn Minh Cần, bị bắt giam hay trốn qua Nga giữa cao trào đánh “xét lại.”

10. Tư lệnh Sư đoàn là Trung Tá Trần Thanh Chiêu, bị cách chức, phạt 5 năm không được thăng chức. Thiếu tá Mân (?),Trung đoàn trưởng, bị truy tố ra Ṭa, giáng xuống Đại úy, không được thăng thưởng trong ṿng 5 năm; The Pentagon Papers (Gravel), I:338; Báo cáo của Williams ngày 20/3/1960; FRUS, 1958-1960, I:343-344. Theo Trần Văn Trà, chỉ huy trận này là Nguyễn Hữu Xuyến, chỉ huy mặt trận miền Đông Nam Bộ; Trà, 1992:152-153, 215-221.

11. Điện số 160 ngày 28/4/1960 của TWĐ gửi Nam Bộ và Khu V nhấn mạnh “T́nh h́nh miền Nam đang ở thế giằng co,” CS mạnh ở chính trị, VNCH mạnh về quân sự,  “đấu tranh chính trị là chủ yếu,” phối hợp với “vũ trang tuyên truyền” không phải “du kích cục bộ.” Đề nghị xây dựng lực lượng vũ trang lên cấp D [tiểu đoàn] của “R” không bảo vệ được nhân dân, chưa có lợi; Đảng tuyệt đối bí mật, chỉ công khai tổ chức quần chúng; (VKĐTT, 21, 2002:288-305) Điện số 34 ngày 30/4/1960 của TWĐ gửi Nam Bộ và Khu V chỉ thị “Phải tăng cường lănh đạo đô thị, nhất là sinh viên, học sinh;” VKĐTT, 21, 2002:306-308. Ngày 18/7/1962, trong thư gửi TWCMN, Lê Duẩn vẫn nhấn mạnh: Dùng lực lượng chính trị và quân sự để cướp lấy những vùng nông thôn rộng lớn nhưng vẫn giữ thế hợp pháp của quần chúng. Thế hợp pháp là “cái khiên” của quần chúng; VKDTT, 23, 2002:712.

12. Gồm có: Trần Văn Văn, Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Nguyễn Lưu Viên, Huỳnh Kim Hữu, Phan Huy Quát, Trần Văn Lư, Nguyễn Tiến Hỉ, Trần Văn Đỗ, Lê Ngọc Chấn, Lê Quang Luật, Lương Trọng Tường, Nguyễn Tăng Nguyên, Phạm Hữu Chương, Trần Văn Tuyên, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất, Hồ Văn Vui (Linh mục, Chánh xứ Tha La, Tây Ninh; The Pentagon Papers (Gravel), I: 320-321; AMAE (Paris), CLV, SV, 10:122ff. Theo Y sĩ Phan Quang Đán, chính Đán soạn thảo tuyên cáo trên, nhưng không kư tên. Có tin Trần Văn Văn là người soạn thảo. Bản thảo của tuyên ngôn đă được một mật báo viên trao cho Tùy viên Quân sự Mỹ từ ngày 11/4/1960. Ba ngày sau, mật báo viên trở lại Ṭa Đại sứ lấy lại bản chính Việt ngữ và bản dịch Anh ngữ. Theo tin t́nh báo Mỹ, nhóm này lập thành Đảng Tự Do Tiến Bộ; FRUS, 1958-1960, I:438.

13. VKĐTT, 21:1960, 2002:905-912.

14. Trong báo cáo chính trị (tại Đại hội II Đảng Lao Động Việt Nam, tháng 2/1951), Hồ Chí Minh viết: “Mác-Ăng ghen-Lênin-Stalin là thày dạy chung của cách mạng thế giới. Đồng chí Mao Trạch Đông đă khôn khéo “Trung quốc hóa” chủ nghĩa Mác-Ăng-ghen-Lê-nin-Stalin, đă áp dụng một cách đúng đắn chủ nghĩa ấy vào hoàn cảnh Trung Quốc, đă đưa cách mạng Trung Quốc tới chỗ toàn thắng. V́ điều kiện địa lư, lịch sử, kinh tế, văn hóa, v.. v... mà cách mạng Trung Quốc ảnh hưởng rất lớn đến cách mạng Việt Nam. Mà cách mạng Việt Nam phải học và đă học được nhiều kinh nghiệm của cách mạng Trung Quốc. Nhờ kinh nghiệm cách mạng Trung Quốc, nhờ tư tưởng Mao Trạch Đông, mà chúng ta hiểu thêm chủ nghĩa Mác-Ăng ghen-Lê-nin-Stalin. Nhờ đó chúng ta đă tranh được nhiều thắng lợi. Đó là những điều người cách mạng Việt Nam cần phải ghi nhớ và biết ơn. (trang 352). Ta có những người anh, người bạn sáng suốt nhất, xứng đáng nhất của loài người–là đồng chí Sta-lin và Mao Trạch Đông. (trang 369) Ngày 28/9/1959, nhân dịp kỷ niệm 10 năm chiến thắng của Mao Trạch Đông, HCM viết: “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước anh em, quan hệ với nhau như môi với răng, ... Cách mạng Trung Quốc thắng lợi và việc thành lập nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa là sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử của loài người tiếp theo cách mạng tháng Mười Nga”; dẫn trong Hoàng Văn Hoan, “Tuyển tập Hồ Chí Minh với tên phản bội Lê Duẩn;” Tin Việt Nam, số 21 (Tháng 11/1982), tr. 1-40. Xem thêm chỉ thị của Ban Bí thư về các lễ hội mừng kỷ niệm Tháng 10 Nga hay Quốc Khánh Trung Cộng, v.. v...

15. US-Vietnam Relations, 1945-1967, Bk 10, tr. 1311-6; FRUS, 1958-1960, I: 575-9. Ngày 14/10/1960, với sự chấp thuận của BNG Mỹ, Durbrow đọc rồi trao cho Diệm một văn thư bằng tiếng Pháp: Yêu cầu Diệm thi hành một chính sách cởi mở hơn: nên bổ nhiệm một Bộ trưởng Quốc Pḥng, để Diệm rảnh rang chú trọng những kế hoạch toàn diện. Bổ nhiệm một hay hai người chống Cộng đối lập vào chính phủ. Khuyến khích các Bộ trưởng nhận trách nhiệm hơn đệ tŕnh ngay cả những việc không quan trọng lên Phủ Tổng thống. Cải tổ Đảng Cần Lao từ dạng bí mật hiện tại ra công khai, hoặc giải tán nó. Cho Quốc Hội quyền điều tra bất cứ bộ hay nha sở chính quyền nào, qua h́nh thức những buổi tường tŕnh công cộng, v.. v... Tuyên bố những sửa đổi trên trong bài diễn văn ngày Quốc Khánh 26/10/1960 sắp tới; FRUS, 1958-1960, I:tài liệu 203, 205. Durbrow cũng đề nghị cho vợ chồng Nhu và Trần Kim Tuyến nhận nhiệm vụ ở ngoài nước. Diệm trả lời rằng những tin đồn về Nhu là do CS gây ra; FRUS, 1958-1960, I:595-596, 603-604. Và, dĩ nhiên, không chịu cắt bỏ “bộ óc chính trị của ḿnh.”

16. Ngày 11/11/1960, Bộ Chính Trị Đảng LĐVN điện cho Xứ Ủy miền Nam, cho lệnh lợi dụng khai thác ngay cuộc đảo chính của Nhảy Dù; có thể cho ra công khai Phong trào MTGPMN (đă bí mật tổ chức từ cuối năm 1959). Khẩu hiệu tranh đấu là “Ḥa b́nh, trung lập.” VKĐTT, 21, 2002:1012-1016. Hôm sau, 12/11, BCT lại điện cho Xứ Ủy miền Nam, đồng ư cho ra công khai MTGPMN; Ibid., 2002:1017-1022. Ngày 16/11, Ban Bí thư ban hành chỉ thị về cách đưa MTGPMN ra công khai; Ibid., 2002:1023-1024. Ngày 24/11, BBT chuyển cho Xứ Ủy miền Nam bản Tuyên Ngôn của MTDT/GPMN đă được BCT phê chuẩn; Ibid., 2002:1029. Về biến cố 11/11/1960, xem Chính Đạo (ed), Nh́n Lại Biến Cố 11/11/1960 (Houston: Văn Hóa, 1996); Nguyễn Chánh Thi, Một Trời Tâm Sự (Xuân Thu, 1987); Vương Văn Đông, Binh biến 11/11/1960 (Văn Nghệ, 2000); Phạm Văn Liễu, Trả Ta Sông Núi, 3 tập (Houston: Văn Hóa, 2000-2004), tập I.

17. Xem Douglas Pike, Viet Cong: The Organization and Techniques of the National Liberation Front of South Vietnam (Cambridge, MA: MIT Press, 1966, 1967); Chung một bóng cờ, nhiều tác giả (Hà Nội: XNB Chính trị Quốc Gia, 1993). Cần ghi nhận là mặc dù sử dụng một số tài liệu bắt được tại trận địa, tác phẩm của Pike khó tránh những sơ sót v́ thủ thuật chiến tranh chính trị của Hà Nội và những khoảng trống của tin tức t́nh báo Mỹ. Ngay những tư liệu hiện đă được giải mật của Việt Nam cũng cần sử dụng một cách thận trọng; và chỉ có giá trị tạm thời.

18. Ngày 29/11/1961, khi viếng thăm Sài G̣n, TNS Allen Ellender cho rằng t́nh h́nh rối loạn ở Nam Việt Nam chẳng liên hệ ǵ đến Bắc Việt; FRUS, 1961-1963, I:698-699. Một số tác giả Pháp, kể cả Philippe Devillers, nghiêng về lập luận này; “The Struggle for the Unification of Vietnam;” The China Quarterly, No. 9 (Jan-March 1962), p. 15; dẫn trong Pike, 1967:75-6n4.

19. Ngày 3/2/1962, TT Diệm kư nghị định số 11-TTP, tuyên bố quốc sách ACL, và thành lập Ủy Ban Liên Bộ đặc trách ACL. Ủy viên gồm Bộ trưởng các bộ Quốc Pḥng, Nội Vụ, Giáo Dục, Công Dân Vụ, Canh Nông, v.. v... Bùi Văn Lương, Bộ trưởng Nội Vụ, giữ chức Tổng Thư kư. Ngô Đ́nh Nhu làm Chủ tịch. Đặc ủy viên: Đại tá Huỳnh [Hoàng?] Văn Lạc; TTLTQG II (TP/HCM), PTT/1CH, HS 7621; FRUS, 1961-1963, II:96; Catton, 2002:98. Mỗi Khu Chiến thuật có một Ủy Ban đặc trách ACL [HS 7622]. Ngày 19/3/1962, chấp thuận kế hoạch b́nh định vùng đồng bằng (ấp chiến lược) của Robert [“Bob”] J. K. Thompson. [HS 8038] Đại tá Hoàng Văn Lạc được giao chỉ huy, dưới quyền điều động trực tiếp của Nguyễn Đ́nh Thuần. Xem thêm chi tiết trong TTLTQG II (TP/HCM), PTT/D1CH, HS 7626; Catton, 2002:91 (ACL Gia Huỳnh (xă Gia Lộc, quận Phú Đức, Tây Ninh; ACL Định Thanh Quảng Ngăi); HS 7631; Catton, 2002:97 (chấp thuận đề nghị của Bùi Văn Lương đưa ACL lên hàng quốc sách); HS 7629 (Những cuộc nói chuyện và chỉ thị của Ngô Đ́nh Nhu; [10/1961; Catton, 2002:120-121]) Ngày 23/3/1962, chính thức phát động chính sách “Ấp chiến lược.” Thí điểm đầu tiên là khu vực Bến Cát (B́nh Dương), tức chiến dịch Mặt trời mọc (Sunrise). Người phụ trách chương tŕnh “Ấp Chiến Lược” này là Albert Phạm Ngọc Thảo. Chỉ huy tổng quát là Tướng Văn Thành Cao; The Pentagon Papers (Gravel), II:674. Ngày 18/5/1962, mở đầu chiến dịch Hải Yến (Sea Swallow, Phú-Yên) Chiến dịch này cũng tương tự như chiến dịch Mặt Trời Mọc (Sunrise) tại B́nh Dương. 600 nhân viên công dân vụ, chia làm 70 toán, tham dự chiến dịch này. Dự trù tăng thêm 11 toán vào cuối tháng 5/1962. Và, hoàn thành 80 ấp chiến lược vào cuối năm 1962. Ngày 1/5/1963, Rufus Phillips, Phó Giám đốc USOM, tường tŕnh về việc thiết lập Ấp Chiến Lược. Đại cương, mặc dù trên lư thuyết Ấp Chiến Lược thật tuyệt hảo, nhưng việc thực thi gặp nhiều khó khăn lớn: thiếu sự hiểu biết về nguyên tắc Ấp Chiến Lược, và thiếu ư chí thực hiện. Các viên chức mọi cấp khiến dân chúng xa lánh hơn là ngả theo chính phủ; FRUS, 1961-1963, III:256-257.

20. Xem Chính Đạo, Tôn Giáo & Chính Trị: Phật Giáo, 1963-1967, in lần thứ hai (Houston: Texas, 1997). Tài liệu văn khố của Phủ Thủ tướng và Phủ Tổng thống VNCH tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia [TTLTQG] 2 (TP/HCM) về những cuộc xô xát giữa Phật Giáo, Ki-tô Giáo và chính quyền trong 5 năm 1963-1968 đă mở ra cho các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp. Tài liệu văn khố tại Thư viện Tổng thống Lyndon B. Johnson tại Austin, Texas, cũng đă giải mật. So sánh hai nguồn tài liệu này sẽ có một h́nh ảnh khá trung thực.

21. Lê Duẩn cho rằng chiến lược của Đảng LĐVN không lấy nông thôn bao vây thành thị, mà đă được sáng tạo theo thực tế Việt Nam. Tuy nhiên, những biến đổi trên chỉ là chi tiết; trên cơ bản vẫn là lấy nông thôn làm căn cứ. Vơ Nguyên Giáp và các chiến lược gia CSVN cũng thường thích đề cập đến cái gọi là chiến tranh nhân dân. Thực ra, là chiến tranh hoá nhân dân–bắt mọi giai tầng quốc dân đều trở thành nạn nhân của chiến tranh. Ngày 2/9/1965–nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập chế độ CSBV–Thống chế Lâm Bưu [Lin Pao], Bộ trưởng Quốc Pḥng Trung Cộng, cũng đề cập đến chiến lược ... chiến tranh nhân dân này.

22. Các toán XDNT vùng Cao nguyên tăng từ 84 lên 120 toán. 54 tiểu đoàn tác chiến được tăng cường cho các Toán XDNT. Ngoài ra c̣n có 218 đại đội ĐPQ và 738 trung đội Nghĩa quân. Robert Komer và Nguyễn Đức Thắng đă tạo nên sự tiến bộ này; Douglas Pike (Ed), Bunker Papers: Report to the President from Vietnam, 1967-1973. 3 vols. (Berkeley, CA: Univ. of California Press, 1990), I:291. [Sẽ dăn Bunker 1990]. Tuy nhiên, các đơn vị trưởng Việt Nam không thích thú ǵ lắm với nhiệm vụ bảo vệ lănh thổ. Tại vùng IV, SĐ 21 và 9 quyết định luân chuyển các đơn vị b́nh định mỗi ba tháng. SĐ 7 không áp dụng sự luân chuyển này, nhưng các đơn vị thường lo an ninh của riêng đơn vị ḿnh hơn là các xă có nhiệm vụ bảo vệ. Tại Vùng III, nhiều đơn vị–đặc biệt là SĐ 18 BB–mượn cớ b́nh định để tránh hành quân. Tại Vùng II, có trường hợp binh sĩ đánh cướp làng xóm và các toán XDNT. Tại Vùng I, tương đối khả quan hơn; Clarke 1988:252-253. Về thuật ngữ “kế hoạch hai gọng ḱm,” xem “Nghị quyết lần thứ năm Trung Ương Cục, tháng 5/1967;” VKĐTT, 28:1967, 2003:486-488.

23. Kế hoạch của Thanh–“Nghị quyết lần thứ năm Trung Ương Cục, tháng 5/1967;” VKĐTT, 28:1967, 2003:503 (tổng công kích tổng khởi nghĩa ở các đô thị và vùng nông thôn do địch kiểm soát), 505 (đánh địch ở ngay hậu phương của chúng)–nhằm thực hiện Nghị quyết Bộ Chính Trị tháng 10-11/1966. Tuy nhiên, Nghị quyết tháng 3/1967 của Thường vụ Khu V chỉ nhấn mạnh vào “đánh phá b́nh định,” không đề cập ǵ đến “Tổng công kích-Tổng khởi nghĩa;” Ibid., 2003:560-596. Thời gian này, Bắc Kinh vẫn chủ trương phải tiếp tục chiến đấu chống Mỹ. Ngày 10/4/1967, khi họp với Giáp và Đồng về những kế hoạch Mỹ có thể thực hiện, Chu Ân Lai không nói ǵ đến vấn đề thương thuyết; Zhai, 2000:171. Hôm sau, 11/4, Chu Ân Lai khuyến khích Hà Nội nên tiếp tục chiến tranh. Đả kích Liên Sô và lưu ư Hà Nội về việc Mat-scơ-va không thực hiện lời hứa giúp đỡ Trung Cộng; Ibid. Theo một nguồn tin Nga, Giáp và Đồng long trọng hứa sẽ tiếp tục cuộc chiến; Zhai, 2000:172. Có dư luận cho rằng Vơ Nguyên Giáp không tán thành, và bị nhóm Lê Duẩn/Lê Đức Thọ cho là “nhát.” Tuy nhiên, việc đả kích Giáp có lẽ nằm trong một chiến dịch thanh trừng sâu rộng hàng ngũ CSBV, tức loại bỏ hầu hết tay chân thân tín của Hồ Chí Minh, để Duẩn củng cố quyền lực. Ngay đến Phạm Ngọc Thạch, y sĩ riêng của Hồ, cũng bị đi B, chết trong năm 1968. Xem Nguyên Vũ, Paris: Xuân 1996 (Houston: Văn Hoá, 1997), tr. 25-26; Chính Đạo, Hồ Chí Minh: Con người & huyền thoại, tập III: 1945-1969 (đang in). Nên lưu ư thêm là trong thời gian này, một loạt những cuộc thanh trừng xảy ra ở miền Bắc (Nguyễn Văn Vịnh, Nguyễn Minh Cần, Hoàng Minh Chính, v.. v...)

24. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 14 [tháng 1/1968] đề ra những mục tiêu sau: kéo cho được lực lượng cơ động của địch ra ngoài để tiêu diệt; hướng công kích chủ yếu là các thành thị; khởi nghĩa tại các vùng nông thôn và quận lỵ bị tạm chiếm; phải lập tức kết hợp phát động quần chúng khởi nghĩa; thành lập Mặt Trận thứ hai và tổ chức chính quyền mới; thành lập Chính phủ trung ương và chính quyền địa phương; VKĐTT, 29:1968, 2004:41-68. Đă có nhiều biên khảo về trận Điện Biên Phủ. Đáng lưu ư nhất là các hồi kư của Vơ Nguyên Giáp, Lê Trọng Tấn, Henri Navarre, v.. v... Nhiều tài liệu văn khố Pháp, Mỹ và Trung Cộng cũng đă mở. Nhưng v́ một lư do nào đó, Quân ủy TW Đảng CSVN vẫn chưa giải mật các công điện, báo cáo về chiến dịch này. Xem Chính Đạo, “Từ Điện Biên Phủ tới Geneva;” Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng (2004). Lê Duẩn, thuở sinh thời, cũng có vẻ đánh giá thấp chiến công Điện Biên Phủ (trận Điện Biên Phủ chỉ sử dụng 40,000 bộ đội; trận Quảng Trị tới 70,000).

25. Theo hồi kư Tổng thống Johnson, ấn hành năm 1971, ông đă dự đoán được cuộc tấn công kamikaze này từ cuối năm 1967, và tâm sự với một số viên chức cao cấp Australia và ngay cả Paul VI, khi ghé Roma nhờ Paul VI móc nối với Hà Nội về các vấn đề thương thuyết, tù binh và lính Mỹ mất tích. Điều khiến Johnson ân hận là đă không báo động cho dư luận Mỹ trong bài diễn văn thường niên đọc trước Quốc Hội ngày 17/1/1968. Xem Johnson, The Vantage Point: Perspectives of the Presidency, 1963-1969 (New York: Holt, Rinehart and Winston, 1971), tr. 379-380. Sẽ dẫn: Johnson 1971. Thực ra các chuyên viên t́nh báo và giới chức quân sự không biết chắc thời điểm (trước hay sau Tết) và biên độ (trên 40 tỉnh lỵ, thị xă, thành phố) của cuộc tổng tấn công. Xem chương I và II, supra. Những tài liệu về trận Mậu Thân bằng Việt ngữ không nhiều. Về phe VNCH, có Phạm Văn Sơn và Lê Văn Dương. Cuộc Tổng Công Kích-Tổng Khởi Nghĩa của Việt Cộng Mậu Thân 1968 (Sài G̣n: 1968); Bùi Đức Lạc, “Mậu Thân ở Huế;” Lên Đường (Houston), I: 3 (1/2/1989), tr. 105-119; Hoàng An, Thanh Liêm, Thanh Nhă, Tết Mậu Thân 1968: SàI G̣n Máu Lửa (Sài G̣n: 1968). Phía CSBV có Ban Nghiên Cứu Lịch Sử Đảng, Thành Ủy Huế, Huế, Xuân 1968 (Huế: 1988); Ban Nghiên Cứu Lịch Sử Đảng, Thành Ủy Thành Phố Hồ Chí Minh, Tổng Tấn Công và Nổi Dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở Sài G̣n-Gia Định (Sài G̣n: 1988); Mậu Thân Sài G̣n (Sài G̣n: NXB Trẻ/TPHCM, 1988). Xem thêm William C. Westmoreland, Report on Operations in South Vietnam, January 1964-June 1968 (Washington, DC: GPO, 1968) và Vietnam, l’heure décisive: L’offensive du Têt, Frévrier 1968 (Paris. Edition Laffont, 1968).

26. VKĐTT, 29, 2004:1-40. Về nghị quyết 12, tháng 12/1965, xem VKĐTT, 26:1965, 2003:622.

27. Stanley Karnow, Vietnam: A History (New York: Penguin Books, 1984), tr. 523. Đây là một tác phẩm sử đại chúng hơn một nghiên cứu nghiêm túc. Sẽ viết tắt: Karnow 1984. Về lược sử Trần Độ, xem Nguyên Vũ, “Chuyến tàu thống nhất;” Hợp Lưu (Fountain Valley, CA), số 85, tháng 10-11/2005, tr. 144-145.

28. Từ ngày 21/1/1968, BCT đă mật lệnh cho Phạm Hùng, Vơ Chí Công và Trần Văn Quang thành lập Liên Minh Dân tộc, Dân chủ và ḥa b́nh. Tổ chức này có cờ h́nh chữ nhật, với hai giải đỏ kẹp vào giữa một giải màu xanh da trời (giống cờ MT/GPMN), với ngôi sao vàng. Sẽ thành lập cấp Ủy Ban ở các thành phố lớn; cơ quan trung ương đặt tại Sài G̣n. Chính quyền cách mạng sau này sẽ là Chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa; VKĐTT, 29:1968, 2004:165. Ngày 8/4/1968, Nguyễn Duy Trinh gửi điện mật cho TWC, yêu cầu cho ra Mặt Trận II; Ibid., 2004:208-215. Ngày 8/5/1968, BCT gửi điện cho Phạm Hùng: Chưa nên lập chính phủ liên hiệp tại miền Nam ngay; Ibid., 2004:243-244. Ngày 14/5/1968, BBT gửi điện cho Khu ủy Trị-Thiên: Liên Minh của Lê Văn Hảo ở Huế nên bày tỏ thái độ với MTGPMN; Ibid., 2004:253-254. Xem thêm Điện mật số 44, ngày 8/2/1968, BCT gửi Phạm Hùng và TWC. (Phê b́nh về bản tuyên cáo khẩn cấp của Liên Minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Ḥa b́nh do đài B phát đi ngày 7/2/1968. Tuyên ngôn này có những điểm không có lợi. Phải mềm dẻo để Mỹ có thể thương thuyết. Tuyên ngôn ở Huế tốt); Ibid., 2004:171-174.

29. Theo tài liệu Mỹ, từ 1/1/1961 tới 31/1/1968, số CS chết ước lượng khoảng 259,447 người, và bị thương 389,171; so với 54,137 VNCH chết, 117,528 bị thương, 27,448 bị bắt hay mất tích. Mỹ chết 16,945 người, bị thương 56,237, bị bắt 232, và mất tích 748; LBJL, NSF, Vietnam Country File, Box 104. Theo một nguồn tin khác, trong năm 1967 có 8,534 Cộng sản tử trận, và 27,178 người về hồi chính. Trong số này, 17,671 bộ đội. Hoàng Ngọc Lung, The General Offensives of 1968-1969 (Washington D.C.: U.S. Army Center of Military, 1978), tr. 10; sẽ viết tắt: Lung 1978. Thượng tướng CS Đặng Vũ Hiệp, trong tập hồi kư nặng tính chất tuyên truyền kiểu Mao-ít, cũng ghi nhận những khó khăn muôn mặt của cán binh CSBV tại Mặt Trận Tây Nguyên (B-3) từ 1965 tới 1967; Idem., Kư ức Tây Nguyên (Hà Nội: NXB Quân đội Nhân Dân, 2002). Hiện nay, nên ghi nhận, c̣n khoảng 300,000 quân nhân CSBV bị chết nhưng không t́m được xác. Mặc dù vấn đề công bố xác chết Cộng sản của phe Đồng Minh và VNCH thường không đúng sự thực, và phóng đại quá đáng, câu chuyện khôi hài bên lề Quốc Hội Mỹ về cái gọi là Body count (sau này được giới phản chiến Mỹ khai thác tối đa) chứng tỏ sự thiếu hiểu biết về quân sự của ông dân biểu đă nêu ra câu hỏi: “Nếu Cộng sản tổn thất như thế, tại sao phải xin thêm viện quân?” Thực ra, việc thay thế quân số tổn thất là lẽ thường. Một nguồn tin khác nữa ghi nhận có khoảng 129,200 quân chính qui Cộng Sản ở miền Nam năm 1967; gồm 9 Sư đoàn, 45 Trung đoàn và 230 Tiểu đoàn. Năm sau, số Cộng quân tăng lên 147,200 người, gồm 10 Sư đoàn, 152 Trung đoàn, 274 Tiểu đoàn. 75 phần trăm cán binh thuộc thành phần “sinh Bắc, tử Nam;” U.S. News & World Report, 12/8/1968.

30. Theo tin quân sự Mỹ, Nguyễn Chí Thanh chết v́ bị thương trong một cuộc oanh tạc của B.52 ở vùng Mỏ Vẹt. Theo Cộng Sản, Thanh chết v́ bệnh tim ở Hà Nội. Theo Hoàng Văn Hoan, Lê Duẩn hăm hại Thanh.

31. Năm 1973, khi theo một đơn vị của Sư đoàn 3 Bộ Binh VNCH tiến vào mật khu an toàn của Cộng Sản thuộc vùng Quảng Nam, người viết bắt được giấy tờ tùy thân và nhật kư của một cán bộ Cộng sản tên Trần Văn Hănh. Tập nhật kư nhỏ, ố vàng mầu giấy này, phần nào nói lên thảm trạng và tinh thần sa sút của các cán binh Cộng Sản. Theo Hănh, trong hai năm 1965-1966, cán binh đă bẻ trộm ngô (bắp), sắn (ḿ) của dân chúng, hay dùng lựu đạn và cốt ḿn bắt cá. Sức khỏe sa sút, vô vàn cực nhọc mới mang nổi cấp số vũ khí và đạn dược cơ hữu (khoảng 60 cân Tây). Lúc nào, nơi nào, Hănh cũng nhớ đến người vợ giáo viên tên Sơn, và đứa con không biết mặt cha, ở Thanh Hóa. Trong một tập hồi kư về Tết Mậu Thân ở Huế, Lê Minh–người chỉ huy mặt trận, Phó Bí thư Trị-Thiên-Huế, đặc trách an ninh, kiêm Bí thư Thành ủy Huế–cũng thú nhận nạn thiếu ăn, thiếu quân số, và sức khỏe suy sụp của Trung đoàn E-6: Cả Trung đoàn chỉ có 1,800 quân, không Tiểu đoàn nào tới 350 tay súng, mỗi tiểu đội chỉ chừng 7 người. V́ thiếu ăn, có Tiểu đoàn với 320 lính mà chỉ có “70 người chiến đấu được, c̣n th́ đau ốm;” Huế 1988:43.

32. Tại Huế, 60 phần trăm tổng số hơn 5,000 quân CS tham chiến bị thương vong; Huế 1988:72. Xem thêm những phụ bản về tổn thất trong Chính Đạo, Mậu Thân 68: Thắng Hay Bại?, tái bản lần thứ hai, (Houston: Văn Hóa, 1998).

33. FRUS, 1961-1963, II:544-545. Ung Văn Khiêm (1908-), tốt nghiệp trường sĩ quan Hoàng Phố năm 1929, gia nhập Đảng Đảng CSĐD từ năm 1930. Năm 1932, bị kết án 20 năm khổ sai. Từ 1949 tới 1951, Ủy viên Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Nam Bộ, rồi Ủy viên Trung ương cục miền Nam; 10H 3990, 3976, 3980). Tháng 2/1953, là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao Động VN. Bộ trưởng Ngoại Giao từ ngày 23/1/1961; VKĐTT, 22:1961, 2002:115-117. Tháng 6/1961, cầm đầu phái đoàn VNDCCH tham dự Hội nghị QT (14 nước) về Lào. Năm 1963, mất chức Ngoại trưởng. Về những cuộc tiếp xúc bí mật giữa Hà Nội và Oat-shinh-tân, xem Chính Đạo, Tôn Giáo & Chính Trị: Phật Giáo, 1963-1967 (Houston: Văn Hóa, 1997).

34. Xem Chính Đạo, 55 Ngày & 55 Đêm: Cuộc sụp đổ của VNCH, tái bản lần thứ năm (Houston: Văn Hoá, 1999), phần I. Xem thêm U.S. Department of Defense, United States-Vietnam Relations, 1945-1967, 12 books (Washington, DC: GPO, 1971). Tập nghiên cứu được biết như “Tài liệu Ngũ Giác Đài” [The Pentagon Papers] này do McNamara cho lệnh biên soạn năm 1967, và tiết lộ cho báo Washington Post và New York Times năm 1971. Chúng tôi sử dụng nguyên bản của Bộ Quôc Pḥng; và, đôi chỗ, sử dụng ấn bản của Thương Nghị sĩ Gravel năm 1971 (5 tập; sẽ dẫn: [The Pentagon Papers (Gravel)]). Bộ trưởng Quốc Pḥng Robert S. McNamara là một trong những người chủ ḥa đầu tiên. Xem Idem., In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam. (New York: Time Books, 1995), tr. 262.

35. Hiện nay, các tài liệu CS đều ghi Hội nghị thứ 14 diễn ra vào tháng 1/1968. Chỉ riêng tập Việt Nam Những Sự Kiện, 1945-1986 của Viện Sử Học Hà Nội (ấn bản 1990) ghi là Hội nghị 14 khóa III họp vào tháng 6/1967. Chi tiết trên có vẻ chính xác hơn, v́ dịp này “Sáu Vi” (Thanh) đang có mặt ở Hà Nội (hoặc mới từ trần). Về Đề cương báo cáo của Văn Tiến Dũng ngày 23/1/1967, Nghị quyết của BCT ngày 27/1/1967 và Nghị quyết Hội nghị thứ 13 ngày 27/1/1967; xem VKĐTT, 28:1967, 2003:116-140, 141-170, 171-179.

36. Sách Trắng; Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua (Hà Nội: Sự Thật, 1979), tr. 45-46. Tham dự buổi hội thảo này có HCM, Lê Duẩn, Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh), Nguyễn Chí Thanh, Kaysone Phomvihane (Làp) và D.N. Aidit (Đảng CS Indonesia). Bắc Kinh đửa ra “ba chống” [sam fan]: Chống đế quốc [Anti-imperialism], chống phong kiến [anti-feudalism] và chống thư lại tư bản [anti-bureaucratic capitalism]. Bốn phương pháp để thực hiện các mục tiêu trên: vận động quần chúng và mở rộng mặt trận thống nhất; đấu tranh vũ trang ở nông thôn và thành lập căn cứ; củng cố lănh đạo đảng trên mọi phương diện; và gia tăng liên hệ giữa các nước và trợ giúp lẫn nhau. Chu Ân Lai hứa sẽ biến thành hậu phương của các phong trào cách mạng tại Đông Nam Á. Chu cũng đề nghị những biện pháp thực tiễn để tiếp cận chiến tranh chống phản loạn của Mỹ; Zhai, 2000:117-119. Tài liệu Sách Trắng năm 1979 của Hà Nội, và thanh minh của Bắc Kinh [xem chu 39] là những tài liệu đặc biệt phản ánh t́nh “môi hở răng lạnh” giữa hai nước anh em thù nghịch này từ 1950 tới 1977. Hoàng Văn Hoan, qua hồi kư Giọt nước trong biển cả (Bắc Kinh: 1986) và báo tháng Tin Việt Nam (Bắc Kinh) cũng cung cấp một số chi tiết phản bác Lê Duẩn.

37. Nguyên văn: “Don’t worry when you borrow from China. You can pay the Chinese debts whenever you are ready and it is all right even if you do not pay;” Zhai, 2000:124.

38. Mao gửi Hồ, 27/12/1963; Mao wengao, 10:465-66; dẫn trong Zhai, 2000:120.

39 “La vérité sur les relations sino-vietnamiennes;” La Chine et Le Monde (Beijing: Beijing information, Série “Relations extérieures,” 1982), pp. 110-111.

40. Ngày Thứ Bảy, 15/4/1967, Mục sư Martin Luther King cầm đầu 200,000 người biểu t́nh chống chiến tranh tại New York. Ngày này, 50,000 người biểu t́nh chống chiến tranh ở San Francisco. Năm 1978, khi tác giả tới Đại học Wisconsin-Madison để bắt đầu chương tŕnh Tiến sĩ Sử học Đông Nam Á, c̣n nhiều khẩu hiệu như “Long Live Ho Chi Minh” [Hồ Chí Minh Muôn Năm] trên các vách tường ở khu trung tâm thị xă (downtown), dấu tích của phong trào phản chiến trong thập niên 1970. Một cựu Thiếu tá Không quân Mỹ tâm sự rằng ngày mới hồi hương, “bọn hippies gọi chúng tôi là lũ sát nhân.” Tại Việt Nam, từ năm 1969-1970, đă có tinh thần phản chiến ngay trong các giới quân viễn chinh Mỹ.

41. Theo Colby, sau này Adams tỏ vẻ hối tiếc đă công bố bức h́nh trên. Xem thêm nhận xét về giới truyền thông của Tướng Lansdale, thuộc Văn Pḥng Liên Lạc Đặc Biệt (SLO), trong những báo cáo mới giải mật năm 1996-1997; LBJL, NSF, Vietnam Country File, Boxes 104, 107.

42. Thiệu biết rơ loại tin đồn này. Có lần, khi được tin sắp có đảo chính, Thiệu mời Khang vào Dinh Độc Lập ăn tối, rồi cầm chân Khang một thời gian khá dài, trước khi cho về. Tháng 8/1968, Thiệu cất chức Tư lệnh QĐ III của Khang (trên danh nghĩa từ chức v́ để xảy ra vụ tai nạn “hỏa lực bạn” ở Chợ Lớn. Theo Bunker, mặc dù Kỳ đă phẫn chí rút về Nha Trang, từ tháng 4 tới tháng 7/1968, Thiệu ba lần báo động có đảo chính; Báo cáo ngày 11/7/1968, Bunker gửi Tổng thống; CĐ 39970, 10/10/1968, Bunker gửi Ngoại Giao.

43. Trong một báo cáo về Tướng Loan vào tháng 9/1967, Lansdale ghi nhận một chuyện vui bên lề cuộc biểu t́nh của Phật giáo ngày 13/9/1967: Loan ngồi trên lề đường, một tay choàng ngang vai Đại Đức Hộ Giác, tay khác cầm chai bia “33,” chuyện tṛ rất thân mật. Lansdale ghi nhận: Chẳng có kư giả ngoại quốc nào muốn chụp h́nh Loan và Hộ Giác thân mật ngồi bên nhau; chỉ thấy họ chụp h́nh Tổng Giám Đốc CSQG Việt Nam Cộng Ḥa ngồi trên lề đường uống bia, một ḿnh. Nên ghi thêm là từ năm 1966, chính sách Phật Giáo của Mỹ đă thay đổi hầu như 180 độ. Một viên chức cao cấp Mỹ cho rằng Thượng tọa Trí Quang, nếu không phải là Cộng Sản, th́ cũng đang thủ diễn vai tṛ một Keresnki [mở đường cho Cộng Sản lên cầm quyền ở Nga].

44. Về Trần Văn Ân, xem Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu, tập III: Nhân Vật Chí, tái bản có bổ sung (Houston: Văn Hoá, 1997). Xem thêm những hoạt động và phê b́nh của Thủ tướng Trần Văn Hữu về Ân trong Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu, 1939-1975, tập I-B: 1947-1954 (Houston: Văn Hoá, 1997). Về liên hệ giữa Ân với Lansdale, xem LBJL, NSF, Vietnam Country File, Box 107.

45. Tại hải ngoại, Tôn Thất Thiện tiếp tục đánh bóng chế độ Ngô Đ́nh Diệm và đả kích các Tướng làm đảo chính năm 1963. Thiện hay viết báo, dạy cách viết “sử” hay phê b́nh “sử” theo lối tuyên truyền nhồi sọ ngày c̣n phụ trách Việt Tấn Xă (kiểu ba tập tài liệu về cuộc tranh đấu của Phật Giáo đệ nạp cho phái đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc)–dù chính Thiện có rất ít kiến thức sử học. Ngoài ra, Thiện c̣n bí mật vận động gửi tiền về “mua chuộc người trong nước.” Chính sách “hoà giải, ḥa hợp” này, thực ra, là con dao hai lưỡi. Mới đây, nhóm Tôn Thất Thiện đă bị Nguyễn Hộ tố cáo là mạo danh ông ta lập “mặt trận ma.”

46. Báo cáo ngày 20/3/1968, Bunker gửi Tổng thống; Bunker, 1990, II:388.

47. Bùi Thị Nga, “Xuân Mậu Thân 1968: Liên minh các lực lượng Dân tộc Dân chủ và Ḥa b́nh Việt Nam và chính phủ Cách Mạng Lâm thời Cộng Ḥa miền Nam Việt Nam;” Làm đẹp cuộc đời (Hà Nội: NXB Chính trị Quốc Gia, 1995), tr. 318, 320. Tháng 10/1968, hai ủy viên của Liên Minh là Trần Quang Long và Trần Triệu Luật chết v́ bom; Lê Hiếu Đằng, “Nhớ măi tấm ḷng và đức độ của người trí thức ấy;” op. cit., tr. 324. Sau 1975, hầu hết những người sống sót của Liên Minh đều sinh hoạt trong Mặt Trận Tổ Quốc.

48. Báo cáo ngày 9/4/1968, Lansdale gửi Bunker; LBJL, NSF, Vietnam Country File, Box 107.

49. Thiếu tá Nguyễn Mâu, một hung thần của Phật Giáo tại Huế từ ngày 20/8 tới 1/11/1963, được khôi phục làm Phụ tá Chánh sở Cảnh Sát Đặc Biệt từ năm 1967-1968, đă t́m mọi cách khích động Trần Văn Hương bài Phật Giáo. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II (TP/HCM) có nhiều hồ sơ về hoạt động chống và vu cáo Phật Giáo của Mâu. Xem danh sách sơ lược các tài liệu chúng tôi đă tham khảo trong Hợp Lưu (Fountain Valley, CA), số 84, tháng 8-9/2005, tr. 203-206.

50. Báo cáo ngày 29/2/1968, Bunker gửi Tổng thống; LBJL, NSF, Vietnam Country File, Box 105.

51. Nguyễn Văn Linh, Thành Phố Hồ Chí Minh 10 Năm (Sài G̣n: 1985) tr. 51. Sẽ viết tắt: Linh 1985.

52. Trần Văn Trà, Kết Thúc Chiến Tranh 30 Năm, 2 tập (Houston: Văn Hóa, 1987) tập I:58. Sẽ dẫn: Trà 1987.

53. Nghị quyết số 183/NQ/TW ngày 16/10/1968 [Lê Duẩn kư]; VKĐTT, 29:1968, 2004:478-481) Lê Chưởng vẫn giữ chức Chính ủy kiêm Phó Bí Thư. Trần Văn Quang (Trần Khắc Kính) chỉ c̣n chức Phó Bí thư Quân Khu; Huế 1988:83. Năm 1974, Quang được điều ra Hà Nội, làm Phó Tổng Tham Mưu Trưởng. Quang, tưởng nên ghi nhận thêm, từng là tác giả một báo cáo về t́nh trạng tù nhân và lính Mỹ mất tích, gây sôi nổi dư luận Mỹ một thời vào đầu thập niên 1990.

54. Huế 1988:71. Tại Sài G̣n, Lansdale thúc dục các giới chức Việt phải khai thác tối đa những cuộc thảm sát ở Huế. Nữ văn sĩ Nhă Ca sau này đoạt giải thưởng văn chương qua tập Giải Khăn Sô Cho Huế.

55. Xem United States Senate, Committee on Foreign Relations, Vietnam, May 1972. A Staff Report (Washington: GOP, 1972). Xem thêm Cao Văn Vien & Dong Van Khuyen, Reflections on the Vietnam War (Washington D.C.: US Army Center of Military History, 1980), tr. 103-115; Ngô Quang Trưởng, The Easter Offensive, Indochina Monographs (Washington, D.C.: US Army Center of Military History, 1980).

56. Măi tới năm 1969 thuật ngữ Việt nam hoá [Vietnamization] mới thành h́nh, dưới thời chính phủ Richard Nixon (1969-1974).

57. Đa số con cháu Tướng, Tá và các chính khách “du học” chưa hẳn đă xuất sắc. Hoàng Đức Nhă, chẳng hạn, “du học” ở một trường nhỏ miền Đông Texas, nhưng về nước, làm Bí thư cho Thiệu, lên tới chức Tổng trưởng Dân Vận-Chiêu Hồi, và rất kiêu ngạo. Hội Ái Hữu Các Cựu Sinh Viên Đại Học Mỹ qui tụ hầu hết những thành phần con ông, cháu cha này. Trong hai năm 1967-1968, Chủ tịch Hội trên có liên hệ chặt chẽ với cơ quan CIA Mỹ.

58. Xem Nguyên Vũ, Xuân Buồn Thảm: Những Ngày Cuối Cùng của Nam Việt Nam, tái bản (Houston: Văn Hoá, 1991), chương II. Theo Lansdale, trước năm 1968, người có liên hệ vào việc mua bán chức Tỉnh trưởng này là vợ Đại tướng Cao Văn Viên; LBJL, NSF, Vietnam Country File, Box 104; trích đăng trong Nguyên Vũ, Paris: Xuân 1996, Phụ bản 12, tr. 231.

59. LBJL, NSF, Vietnam Country File, Box 104.

60. Nên ghi nhận là thời gian này Bắc Kinh vẫn c̣n muốn Hà Nội phải đốt cháy hết Trường Sơn. Ngày 13/4/1968, sau khi Hà Nội chấp thuận thương thuyết, Chu Ân Lai trách Phạm Văn Đồng đă nhân nhượng Mỹ hai điểm: Đồng ư thương thuyết khi Mỹ mới chỉ tạm ngưng oanh tạc phía Bắc vĩ tuyến 20 (thay v́ ngưng oanh oanh tạc toàn miền Bắc; và chọn Paris thay v́ Phnom Penh hay Warsaw. Ngày 7/5/1968, Chu Ân Lai trách Xuân Thủy, người phụ trách bang giao quốc tế, là Hà Nội đă quá vội vă khi nhận thương thuyết. Mao Trạch Đông đă nói với Phạm Văn Đồng là đồng ư thương thuyết, nhưng phải thương thuyết ở vị thế cao. Lai th́ bảo Xuân Thủy là Hà Nội đă khiến Mỹ thu được tại bàn hội nghị những ǵ không lấy được ở chiến trường. Từ tháng 5 tới tháng10/1968, Bắc Kinh tiếp tục đả kích việc thương thuyết. Zhai, 2000:172-173. Xem thêm hồi kư Mai Văn Bộ về thái độ của Ṭa Đại sứ Trung Cộng ở Paris trong thời gian ḥa đàm.

61. New York Times, 10/3/1968. Theo McNamara, ngày 23/2/1968, tức bốn ngày trước khi rời Ngũ Giác Đài, ông ta bác bỏ đơn xin tăng viện. Xem McNamara, In Retrospect, 1995:315.

62. Xem Chính Đạo, Mậu Thân 68, 1998:Phụ Bản III.

63. Johnson đă có ư định không ra tái tranh cử từ trước ngày bầu cử sơ khởi của Đảng Dân Chủ tại New Hampshire; Johnson 1971:451. Bắc Kinh, tưởng nên ghi nhận, chưa muốn ḥa đàm. Ngày 29/6/1968, Chu Ân Lai bảo Phạm Hùng rằng Hà Nội rơi vào bẫy của Mat-scơ-va và nhường thế tiên cơ cho chính phủ Johnson. Ngày 1/11/1968, sau khi Johnson tuyên bố ngưng oanh tạc miền Bắc, báo chí Trung Cộng mới đề cập đến vấn đề ḥa đàm ở Paris. Ngày 17/11/1968, Mao Trạch Đông nói với Phạm Văn Đồng rằng Mao đồng ư chiến lược “vừa đánh, vừa đàm.” Nhưng từ năm 1968, Bắc Kinh cũng bắt đầu đi trực tiếp với MTGPMN, và tổ chức các lực lượng Hoa kiều tại miền Nam; Sách Trắng, 1979:51-54; Zhai, 2000:173-175. Năm 1979, Hà Nội công khai tố cáo Bắc Kinh đă phản bội nhân dân Việt Nam, “đàm phán với Mỹ trên lưng nhân dân Việt Nam;” Sách Trắng, 1979:55-71.

64. Sau khi Johnson tuyên bố ngày 31/3/1968, Hà Nội “tiến công ngoại giao” bằng tuyên cáo ngày 3/4/1968, là sẵn sàng gặp Mỹ. Ngày 3/5/1968, Hà Nội đề nghị họp tại Paris. Ngày 13/5/1968, Mỹ đồng ư. Xem Chính Đạo, Mậu Thân 68, 1998:Phụ Bản II. Xem thêm nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 15 (29/8/1968); VKĐTT, 29:1968, 2004:359-392); Nguyễn Thị B́nh, et al. Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời tại Hội nghị Paris về Việt Nam (Hà Nội: NXBCTQG, 2001).

65. Johnson đă quyết định thay Westmoreland bằng Tướng Creighton Abrams từ tháng 3/1968.

66. Xem, chẳng hạn, báo cáo ngày 27/2/1968, Lansdale gửi Bunker; LBJL, NSF, Vietnam Country File, Box 107. Tưởng nên ghi thêm, trong một dạ tiệc đưa tiễn Lansdale, một nhóm thanh niên và sinh viên Ki-tô từng cung cấp nhiều tin sai lạc về các tổ chức sinh viên không Ki-tô và thanh niên Phật tử, tổ chức một buổi ca nhạc loại bỏ túi, trong đó có bài “ạTừ biệt Ed Lansdale.” Theo Đỗ Ngọc Yến, bài này do sáng kiến của Yến; chỉ có điều Yến không ngờ nó là bài hát để tiễn biệt một phạm nhân Mỹ bị treo cổ; Phỏng vấn điện thoại ngày 9/11/1997.

 

 PHỤ BẢN III

 

BUỔI THẢO LUẬN TẠI BẠCH CUNG

NGÀY 26/3/1968

 

Ngày 26/3/1968, TT Lyndon B. Johnson triệu tập một buổi họp đặc biệt, gồm những “nhà thông thái” (wisemen), tại Bạch Cung để thảo luận về t́nh h́nh Việt Nam sau Tết Mậu Thân.

Tham dự buổi họp này có những nhân vật đáng kể sau:

- McGeorge Bundy, Cựu Cố vấn An Ninh Quốc Gia của các Tổng Thống John Kennedy và Johnson cho tới năm 1966.

- Arthur Dean, một nhà ngoại giao kinh nhiệm, từng thương thuyết hiệp ước đ́nh chiến ở Đại Hàn năm 1953.

- Cyrus Vance, nguyên Thứ trưởng Quốc Pḥng của chính phủ Johnson.

- Douglas Dillon, cựu Bộ trưởng Ngân Khố.

- Tướng Omar Bradley, Tổng Tham Mưu Trưởng thời TT Harry Truman.

- Tướng Maxwell Taylor, cựu Đại sứ ở Việt Nam.

- Robert Murphy, một nhà ngoại giao kỳ cựu từ thập niên 1930.

- Tướng Matthew Ridgway, cố vấn quân sự của TT Dwight Eisenhower.

- Henry Cabot Lodge, nguyên Đại sứ tại Liên Hiệp Quốc và Việt Nam.

- George Ball, cựu Thứ trưởng Ngoại Giao dưới thời TT Kennedy và Johnson.

- Dean Acheson, cựu Ngoại trưởng thời TT Truman, nổi danh là một “cold warrior” (chiến binh chiến tranh lạnh Mỹ-Nga).

Thái độ chống chiến tranh Việt Nam của Dean Acheson–người từng cổ vơ việc ngăn chặn luồng sóng đỏ tràn ngập Đông Dương 18 năm trước–có ảnh hưởng lớn đến quyết định của TT Johnson.

Hai tài liệu dưới đây trích ra từ hồ sơ “Meeting with Special Advisory Group” (Họp với Nhóm Cố Vấn Đặc Biệt), ngày 26/3/1968, Hồ Sơ Ghi Chép các Buổi họp, Hộp 2, LBJL [Austin, Texas]).

 

TÓM LƯỢC CÁC GHI CHÚ

 

26/3/1968

McGeorge Bundy: Có một sự thay đổi lớn về vị thế của chúng ta. Buổi họp trước chúng ta thấy nhiều lư do để hy vọng.

Chúng ta đă hy vọng rằng sẽ có tiến triển đều đặn, dù chậm. Đêm qua và ngày hôm nay, sự việc không c̣n đầy hy vọng như trước, đặc biệt là ở vùng nông thôn.

Dean Acheson: Tóm lược ư kiến của đại đa số khi ông nói rằng với khoảng thời gian c̣n lại, chúng ta không thể tiếp tục hoàn tất những việc chúng ta định làm, và chúng ta phải bắt đầu việc giải kết.

Ư kiến này được những người sau đồng ư:

George Ball

Arthur Dean

Cyrus Vance

Douglas Dillon

và chính tôi (McGeorge Bundy)

Chúng tôi đều nghĩ rằng chúng ta (Mỹ) phải làm bất cứ điều ǵ để giúp chính phủ Nam Việt Nam mạnh hơn một cách thiết thực và rơ ràng.

Có 3 người trong chúng tôi có quan điểm khác:

- Tướng Bradley

- Tướng Taylor

- Bob Murphy

Họ nghĩ rằng chúng ta không nên tự làm suy yếu vị thế của ḿnh và cần làm những ǵ mà các tướng lănh yêu cầu.

Tướng Ridgway có một quan điểm khác. Ông muốn giúp Quân lực Nam Việt Nam hùng cường hơn để có thể hoàn thành nhiệm vụ trong 2 năm.

Khi thảo luận, Ball, Goldberg và Vance đề nghị phải ngưng oanh tạc lúc này. Những người khác đồng ư ngưng oanh tạc, nhưng phải đợi cho t́nh thế Vùng I/CT sáng sủa hơn.

Về việc gửi thêm quân (qua VN), cảm nghĩ chung là những người xin tăng viện cần phải chứng tỏ rơ ràng lư do xin tăng quân. Tất cả chúng tôi nghĩ rằng cần có một cuộc leo thang quan trọng. Chúng tôi cũng đồng ư rằng không nên mở rộng thêm chiến tranh. Điều này đi ngược lại quyền lợi quốc gia chúng ta.

Không thể nghĩ đến việc xử dụng bom nguyên tử.

 

TÓM LƯỢC

RIDGWAY: Tôi đồng ư với bản tóm lược của McGeorge Bundy.

Arthur DEAN: Tôi đồng ư. Tất cả chúng ta đều có cảm giác là không nh́n thấy được một giải pháp quân sự nào. Chúng ta cảm thấy không c̣n đủ thời gian nữa.

DEAN ACHESON: Đồng ư với sự tŕnh bày của Bundy. Nỗ lực của chính phủ Việt Nam hay Mỹ đều không thể thành công trong thời gian c̣n lại. Thời gian bị giới hạn bởi những phản ứng trong nước (Mỹ). Chúng ta không thể xây dựng một miền Nam Việt Nam độc lập. Bởi thế, ta phải làm một cái ǵ đó chậm nhất là vào cuối Hạ (1968).

HENRY CABOT LODGE: Chúng ta phải đổi từ chiến lược “truy diệt” sang chiến thuật xử dụng sức mạnh quân sự (Mỹ) làm lá chắn cho phép xă hội miền Nam phát triển tốt đẹp như xă hội miền Bắc có đủ khả năng thực hiện. Ta cần tổ chức miền Nam theo căn bản khu-phố-bên-những-khu-phố, quận-bên-những-quận.

DOUGLAS DILLON: Ta phải thay đổi trọng tâm (chính sách). Tôi đồng ư với Acheson. Buổi thuyết tŕnh tối qua khiến tôi đi đến kết luận là ta không thể đạt chiến thắng quân sự. Tôi đồng ư với Lodge rằng phải ngừng chiến thuật truy diệt, và chuyển sang giải kết. Tôi sẽ chỉ gửi số quân cần thiết sang (Việt Nam) để hổ trợ lực lượng đă ở đó.

GEORGE BALL: Tôi cùng một quan điểm với Acheson. Từ năm 1961, tôi đă nghĩ rằng ta không thể đạt được mong muốn ở đó. Tại Hoa Kỳ, dư luận rất chia rẽ. Trên thế giới, việc oanh tạc (Bắc Việt) khiến chúng ta bị mất uy tín. Đó chính là điểm thất bại trọng tâm của (chính sách) chúng ta. Oanh tạc (Bắc Việt) có nhiều điểm bất lợi hơn hữu ích. Ta cần ngưng oanh tạc trong ṿng 6 tuần lễ để trắc nghiệm thiện chí của Bắc Việt. Càng kéo dài thời gian oanh tạc, càng khiến ta bị cô lập với thế giới văn minh. Tôi muốn Giáo Hoàng hay (Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc) U Thant đưa ra đề nghị ngưng oanh tạc. Tổng Thống (Johnson) không thể tự ḿnh tuyên bố điều này.

Ngưng oanh tạc sẽ khiến t́nh h́nh trong nước lắng dịu xuống.

CY VANCE: McGeorge Bundy nói lên được quan điểm của tôi. Tôi đồng ư với George Ball.

Trừ khi chúng ta phải làm một cái ǵ thật gấp, thái độ trong nước có thể khiến chúng ta phải triệt thoái.

Về (tăng viện), ta đừng nên gửi quá 13,000 người ...

Tướng TAYLOR: Tôi rất bất măn. Tôi có cái nh́n khác hơn quí vị. Ta đừng nên hàng phục ở mặt trận trong nước. Cần phải có phản ứng.

[Thẩm phán Tối cao Pháp viện] FORTAS: Hoa Kỳ chưa hề có ư định đạt được thắng lợi quân sự ở đó; ta luôn luôn muốn đạt một sự thỏa thuận hay duy tŕ hiện trạng giữa hai miền Nam-Bắc. Tôi đồng ư với Tướng Taylor ... Đây không phải lúc phía ta thay đổi thái độ. Tôi không nghĩ rằng ngưng oanh tạc sẽ đem lại điều ǵ tốt đẹp ở thời điểm này. Tôi không tin là nên thay thế một thảm kịch bằng một thảm kịch khác.

ACHESON: Vấn đề không giống như Fortas nêu ra. Vấn đề là chúng ta có thể làm được những ǵ chúng ta đang muốn làm ở Việt Nam chăng? Tôi nghĩ là không. Fortas nói chúng ta không cố gắng đạt một chiến thắng quân sự. Vấn đề là liệu chúng ta có thể sử dụng quân sự ngăn cản người Bắc (đừng xâm lấn) người Nam? Tôi không nghĩ vậy. Người Bắc có thể lươn lẹo, dồn người Nam vào đường cùng, và bẻ nát họ.


                                                                                                                                                              ********************** 

  Xin t́m đọc thêm:

Mậu Thân 68: Thắng hay Bại?
      Chính Đạo

Tái bản lần thứ hai, có bổ sung, sử dụng tài liệu của mọi phe tham chiến kể cả những tài liệu văn khố Mỹ mới giải mật trong hai năm 1996-1997 và tư liệu văn khố Việt Nam Cộng Ḥa.  Nhiều h́nh ảnh, bản đồ và tài liệu chưa hề tiết lộ. 400 trang, giá 18 MK. Liên lạc: HOÀNG ĐỖ - P.O. Box 720798, Houston, TX 77272. Phone: (281) 498-1049.

E-mail: vanhoaxbph@aol.com

Nguồn:  http://www.chuyenluan.net




                                             

                                                                                Giới Thiệu Sử Gia Vũ Ngự Chiêu


Tiến Sĩ Vũ Ngự Chiêu
(ảnh của PBase.com)


Chính Đạo là một trong hai  bút danh của  Vũ Ngự Chiêu. Bút danh kia là Nguyên Vũ, rất nổi tiếng ở Miền Nam trước năm 1975.  Trước 1975, Vũ Ngự Chiêu phục vụ trong binh chủng Pháo Binh Dù, QLVNCH, và đă có hơn 20 tác phẩm xuất bản. Sau khi ra hải ngoại, ông vừa tiếp tục cầm bút vừa đeo đuổi việc học. Tốt nghiệp Tiến Sĩ Sử tại Đại Học Wisconsin-Madison năm 1984, sau khi cùng gia đ́nh di chuyển về Houston, ông là Giám Đốc nhà xuất bản Văn Hóa và tốt nghiệp Tiến Sĩ Luật tại Đại Học Houston năm 1999.  

    Những tác phẩm của Vũ Ngự Chiêu xuất hiện trước năm 1975 dưới bút danh Nguyên Vũ gồm có  Đời Pháo Thủ (bút kư), Những Cái Chết Vô Danh (tập truyện), Trở Về Từ Cơi Chết (truyện), Ṿng Tay Lửa (trường thiên), Thềm Địa Ngục (truyện), Đêm Hưu Chiến (truyện), Sau Bảy Năm Ở Lính (bút kư), Đêm Da Vàng (trường thiên), v.v.  Tại hải ngoại, Vũ Ngự Chiêu đă in thêm các tập Xuân buồn thảm: Cuộc Sụp Đổ của Nam Việt Nam (bút kư), Trận Chiến Chưa Tàn (truyện), Giặc Cờ Đỏ (trường thiên), cùng hai tâm bút Paris: Xuân 1996, và Ngàn Năm Soi Mặt.  

    Về nghiên cứu sử học, ông đă in ba tác phẩm bằng tiếng Anh dưới tên thực, và 10 biên khảo bằng Việt ngữ với bút danh Chính Đạo. Biên khảo duy nhất bằng Việt ngữ kư tên thực của ông là bộ Các Vua Cuối Nhà Nguyễn, 1883-1945, gồm ba tập. Những tác phẩm kư tên Chính Đạo thường được viết cho độc giả không chuyên môn, dễ đọc hơn, không quá khô khan như các biên khảo đúng yêu sách bác học.  

   Ông vừa xuất bản tác phẩm mới nhất với tựa đề Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng, 1945-1975, tập I, gồm 5 phần: Sơ lược tiểu sử Tổng thống Jean Baptiste Ngô Đ́nh Diệm (1897-1963); Từ Điện Biên Phủ tới Geneva; Cuộc truất phế Bảo Đại; Mùa Phật Đản đẫm máu (1963); và “Phiến Cộng” trong Dinh Gia Long.  

    Sau năm 1975 ở hải ngoại, có những ḍng thác ngụy tạo ngụy biện nhằm vặn méo sử kiện để chạy tội và biện minh cho sự vô minh của ḿnh, Vũ Ngự Chiêu đă dần dần xuất hiện như  một nhà sử học khai sáng và can trường. Giá trị tinh thần của người trí thức không chỉ là tôn trọng sự thật mà c̣n nói lên sự thật và chấp nhận hậu quả của quyết định can trường đó. Đó là một sự đổi đời tâm linh có ư nghĩa đă h́nh thành nơi Vũ Ngự Chiêu. Huyền thoại và huyễn mị lịch sử đă làm cho người Việt xa nhau, chỉ có sự thật mới làm cho người Việt gần lại với nhau, trong t́nh dân tộc, nghĩa đồng bào. Những tác phẩm mới của Vũ Ngự Chiêu là một đóng góp sáng giá và có ư nghĩa trong chiều hướng đó.   

Trích Từ : http://www.chuyenluan.net



Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang Bài Học Mậu Thân 1968
www.vietnamvanhien.net
Email: thuky@vietnamvanhien.net

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi lưu trữ và phổ biến những biên khảo, sáng tác và ư kiến của quư vị và các bạn nhằm mục đích
 bảo tồn di sản văn hóa và phục hồi nền an lạc & tự chủ của Việt tộc.


Trở lên đầu trang

Trở Lại Trang Mặt