Năm Thứ 4889 www.vietnamvanhien.net Biên
Cương Tổ Quốc Ở Đâu ?
|
Mục Lục
Phần
I : Nguồn Gốc và Địa Bàn Sinh Sống của Việt
Tộc
Cuộc Xâm Chiếm Đất Việt Lần Thứ Nhất Phần II : Cuộc Xâm Chiếm Đất Việt Lần Thứ Hai Cuộc xâm chiếm nước Biệt Lần Thứ Ba Phần III : Lĩnh Nam Phần IV : Biên Giới Việt Nam Qua Các Thời Đại Phần V: Biên Giới Việt Nam Thời Pháp Thuộc Phần VI : Đảng Cộng Sản Việt Nam Dâng Đất Cho Đảng Cộng Sản Trung Hoa Phần VII : Cộng Sản Việt Nam Dâng Biển Cho Cộng Sản Trung Hoa |
PHẦN VI
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỄT NAM DÂNG ĐẤT
DÂNG BIỂN CHO ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG HOA.
Khi khổng khi không, đảng Cộng sản Việt Nam kư 3 Hiệp Ước dâng đất, dâng biển cho đảng Cộng sản Trung Hoa. Đó là Hiệp Ước Biên Giới kư ngày 30 tháng 12 năm 1999, Hiệp Ước Phân Định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp Ước Hợp Tác Nghề Đánh Cá kư ngày 25 tháng 12 năm 2000.
Tại sao lại phải kư 3 cái Hiệp Ước kỳ quặc này ? Các Hiệp Ước này có lợi hay có hại cho nước ta, cho nhân dân ta ?
Nhưng trước khi đi sâu vào vấn đề, ta hăy nghe một đảng viên kỳ cựu, một “người làm công tác văn hóa”, ông Trần Khuê, nói ǵ về các Hiệp Định bán nước này :
“Vừa qua chúng tôi giật ḿnh kinh ngạc khi nghe tin Bộ chính trị Lê Khả Phiêu chỉ thị cho Chính phủ Phan Văn Khải kư với Chính phủ Trung Quốc hai Hiệp định Biên giới Việt-Trung và đă nhượng mất ngót một ngh́n (1000) ki lô mét vuông địa giới và ngót một chục ngh́n ki lô mét (10,000) hải giới. V́ cả hai đảng và hai chính phủ đều giữ bí mật nội dung hai bản Hiệp Ước này nên không rơ diện tích lănh địa và lănh hải mà các đ/c lănh đạo Trung Quốc vừa lấy thêm của Việt Nam là bao nhiêu. Tháng 8 năm 2001, chúng tôi có tổ chức một đ̣an lên khảo sát thực địa ở Lạng Sơn th́ quả thật đă thấy cây số 0 nằm trên vạch biên giới Việt Trung, không c̣n thấy Mục Nam Quan nữa. Phía Trung Quốc đă xây một ṭa nhà sừng sững chắn ngang. Rồi th́ người nói nó nằm sâu trong lănh thổ Trung Quốc 500 mét, người th́ nói 2000 mét. Diện tích nhượng, người th́ bảo mất 500 km2, người th́ bảo mất 700 km2, có người lại nói mất hẳn 900 km2. Riêng đ/c Lê Thế Nghĩa, nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính phủ th́ cho chúng tôi biết Mục Nam Quan hiện nằm cách vạch Biên giới là 800 mét !”
Ông Khuê cũng nhắc lại việc Mao Trạch Đông đổi tên Trấn Nam Quan thành Mục Nam Quan : “Mao chủ tịch đă thay mặt nhân dân Trung quốc xin lỗi nhân dân Việt Nam, về những lỗi lầm và tai họa mà các triều đại phong kiến Trung Quốc đă gây nên cho nhân dân Việt Nam trong quá khứ. Người c̣n đề nghị và tự tay ḿnh bút phê sửa lại tên cho cửa ải biên giới Việt Trung, đổi 3 chữ Trấn Nam Quan thành Mục Nam Quan, nghĩa là biến đổi cái “cửa ải đè nén Phương Nam” thành “cửa ải ḥa thuận với phương Nam”.
(Về việc đổi tên Trấn Nam Quan Thành Mục Nam Quan, ông Nguyễn Thanh Giang viết như sau : “Nơi đây không chỉ triều đ́nh nhà Thanh đă xác nhận với chính phủ Pháp mà chính ông Mao Trạch Đông trong lần mạn đàm với chủ tịch Hồ Chí Minh đă nói : “Cái tên ải Nam Quan nhắc nhở đến cuộc chiến do bọn phong kiến Hoa Việt làm xấu t́nh hữu nghị nhân dân. Tôi xin đổi thành Mục Nam Quan. Mục là mắt, coi như nhân dân Trung Quốc luôn hướng mắt nh́n về nhân dân Việt ở phương Nam. Ngược lại coi như mắt của nhân dân Việt Nam luôn nh́n về Bắc vời t́nh hữu nghị.”)
Ông Trần Khuê cũng hănh diện với vị Hoàng đế của thời mà cộng sản luôn miệt thị là “phong kiến bóc lột”. Ông Trần Khuê viết : “Hằng ngh́n năm qua nhân dân nước chúng tôi đă không ngừng chiến đấu hy sinh để bảo vệ từng tấc đất của Tổ Tiên Ông Bà để lại. Ư chí của dân tộc chúng tôi đă thể hiện rơ trong lời dụ của Hoàng đế Lê Thánh Tông (1441-1491) :
“Nay nhận được tờ tấu của viên quan An Bang tâu : “Người nhà Minh sai nhiều binh lính từ Quảng Tây sang, nói phao là sang hội đồng khám dịa giới”. Việc này phải sai người ḍ thám ngay, nếu thấy có ư ǵ khác, phải lập tức đưa công văn đi các đạo tập hợp binh lính pḥng giữ. Một thước núi, một tấc sông của ta có lẽ nào tự tiện vứt bỏ đi được ? Phải kiên quyết tranh luận, không để cho họ lấn dần. Nếu họ không theo, c̣n có thể sai sứ sang triều đ́nh của họ, biện rơ lẽ phải trái. Nếu người nào dám đem một thước một tấc đất đai của Thái Tổ để lại để làm mồi cho giặc, người ấy phải trừng trị nặng.” (Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, quyển XXII, tờ 30, Bản dịch của Viện Sử Học Hà Nội, tập một, trang 1121)
Ông Trần Khuê kết tội đảng Cộng sản Việt Nam và Lê Khả Phiêu : “Nó (đảng CSVN) không thể tồn tại để quan liêu, tham nhũng, uy hiếp quần chúng hoặc tùy tiện kư nhượng đất đai sông biển của Tổ Quốc”.
Ông Trần Khuê hỏi Lê Khả Phiêu : “Thử hỏi Bộ chính trị Lê Khả Phiêu kỳ này kư Hiệp ước nhượng đất, nhượng biển cho ngoại bang th́ sẽ nhận được bản án nào cho xứng tội ?”
Ông Trần Khuê cũng kết án 2 đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc : “Kư 2 Hiệp ước bất b́nh đẳng này, vô t́nh hay hữu ư, những người lănh đạo đảng Cộng sản và nhà nước Trung Quốc đă đẩy anh em đồng chí của ḿnh ra trước vành móng ngựa của Ṭa án Nhân dân và Ṭa án Lịch sử. Một bên tự vạch áo cho thiên hạ thấy ḿnh là kẻ theo chủ nghĩa sô vanh nước lớn, c̣n một bên trở thành kẻ tội đồ bán nước !”
Trên đây là bức thư của ông Trần Khuê, nhà nghiên cứu Hán văn, gởi cho Bí Thư đảng CSTQ là Giang Trạch Dân nói về Hiệp ước bất b́nh đẳng, trắng trợn chiếm đất, chiếm biển của nuớc Việt Nam và kết tội đảng CSVN đă cam tâm dâng đất dâng biển cho ngoại bang. Thư đề ngày 20 tháng 2 năm 2002 làm tại TP. Hồ Chí Minh.
Hiệp ước bán nước của đám tội đồ của dân tộc đă làm toàn dân phẫn nộ kết tội, đến cả những người Cộng sản c̣n chút lương tri cũng phải lên tiếng tố cáo, phản đối tỷ như Trần Khuê, Đỗ Việt Sơn…
Trước khi t́m hiểu các Hiệp ước bán đất bán biển của CSVN, chúng ta điểm qua việc liên hệ giữa đảng CSTQ và đảng CSVN trong thời gian từ năm 1945 đến nay.
ÔNG HỒ CHÍ MINH VỀ NƯỚC.
Những năm cuối thế chiến thứ II, Nhật Bản vào Đông Dương lập căn cứ đánh lại Tàu. Tưởng Giới Thạch lúc trước tỏ ra thờ ơ với các đảng cách mạng Việt Nam lưu vong, nay thấy cần đến để lợi dụng quấy rối người Nhật nên t́m các lănh tụ CM Việt Nam như Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh của Việt Nam Quốc Dân Đảng, Việt Nam Phục Quốc Đảng để thành lập một Mặt Trận gọi là Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội.
Lúc đó Nguyễn Ái Quốc được Nga sai về hoạt động ở Việt Nam. Khi ông ta đi ngang qua Hoa Nam bị chính quyền Tàu bắt, v́ biết ông này là cộng sản. Các đảng phái Quốc gia Việt Nam chưa biết cộng sản độc hại như thế nào mà chỉ thấy cần có sự hợp tác của các lực lượng chống Pháp dành độc lập nên đă vận động với nhà chức trách Trung Hoa thả Nguyễn Ái Quốc.
Chính quyền Trung Hoa giao cho Trương Phát Khuê yểm trợ các lực lượng Việt Nam. Trương Phát Khuê lại cử Tiêu Văn làm nhiệm vụ liên lạc với các tổ chức Việt Nam. Tiêu Văn là cán bộ cộng sản Tàu nằm vùng trong chính quyền Trung Hoa, v́ thế Tiêu Văn cũng đề nghị thả Nguyễn Ái Quốc. Trương Phát Khuê thấy Nguyễn Ái Quốc có một tổ chức chặt chẽ ở Việt Nam mà tổ chức này đang bắt tay với Pháp chống Nhật tại Đông Dương nên ông chấp thuận thả Nguyễn Ái Quốc với điều kiện phải làm việc như lấy tin, quấy phá quân Nhật. Để giữ lai lịch được bí mật, ông Nguyễn Ái Quốc đă lấy tên một nhà cách mạng sống lâu năm tại Trung Hoa vừa mới chết, đó là ông Hồ Chí Minh. Từ nay, Nguyễn Ái Quốc có tên là Hồ Chí Minh và được làm ủy viên dự khuyết trong Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, gọi tắt là Việt Cách.
Hồ Chí Minh được phái về Việt Nam hoạt động dưới danh nghĩa Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, nhưng Hồ Chí Minh về nước lại liên lạc với các đảng viên cộng sản và thành lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội gọi tắt là Việt Minh. Ông ta mập mờ đánh lận con đen, đối với chính quyền Trung Hoa và các đảng phái Quốc Gia th́ ông ta nói hoạt động cho Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (Việt Cách) để được yểm trợ tiền bạc, nhưng thật sự ông ta hoạt động dưới một tên khác là Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (Việt Minh), thực chất là đảng Cộng sản Đông Dương.
Khi Nhật vừa đầu hàng th́ Hồ Chí Minh vội vàng cướp chính quyền, thành lập chính phủ mang tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa. Vua Bảo Đại thoái vị.
Đồng Minh giao cho Trung Hoa giải giới quân đội Nhật tại Bắc Việt. Tưởng Giới Thạch giao cho Đốc quân tỉnh Vân Nam là Long Vân sang Bắc Việt làm việc giải giới. Đó là kế hoạch ‘điệu hổ ly sơn” v́ khi quân của Long Vân vừa kéo sang Bắc Việt th́ Tưởng Giới Thạch vào chiếm tỉnh Vân Nam và đưa Long Vân qua Trùng Khánh ngồi chơi sơi nước.
T́nh h́nh nước Tàu thời đó nạn sứ quân rất là trầm trọng. Mỗi tỉnh đều do viên đốc quân địa phương nắm giử quyền hành, nhiều khi không tuân lệnh của chính phủ trung ương. Nhờ cuộc chiến tranh với Nhật Bản đă giải quyết nạn sứ quân v́ tại các nơi chiếm đóng th́ các đốc quân tan ră nên khi Nhật đầu hàng , chính quyền trung ương vào tiếp thu lấy lại trọn quyền cai trị. Giao việc giải giới quân Nhật cho Long Vân là dịp để Tưởng Giới Thạch lấy lại quyền cai trị tỉnh Vân Nam. Quân Tàu sang tước khí giới Nhật ở Việt Nam là thứ địa phương quân của tỉnh Vân Nam nên bê bối bệnh hoạn, dân ta gọi là “quân Tàu phù” !
Khi quân Tàu qua Việt Nam th́ các đảng CMQG cũng kéo quân theo về. Việt Nam Quốc Dân Đảng đă tách khỏi Việt Cách của Nguyễn Hải Thần và được gọi là Việt Quốc. Tưởng Giới Thạch muốn dùng quân đội làm áp lực lật đổ chính phủ cộng sản Hồ Chí Minh cũng gọi là Việt Minh nhưng Hồ Chí Minh đă dùng vàng bạc lấy được do cuộc lạc quyên “tuần lễ vàng” cho Lư Hán và các tướng Tàu tham nhũng để bắt các đảng phái Việt Nam phải tham gia vào một “Chính Phủ Liên Hiệp” gồm có Việt Minh của Hồ Chí Minh, Việt Cách của Nguyễn Hải Thần và Việt Quốc của Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam. Xẩy ra nhiều cuộc tranh chấp đụng độ giữa Việt Minh và Việt Quốc.
Thời cuộc biến đổi. Pháp đă thay quân Anh ở Miền Nam lại muốn ra Miền Bắc để đặt nền đô hộ toàn cơi Việt Nam. Pháp điều đ́nh với Trung Hoa : Pháp sẽ ra Miền Bắc thay quân Tàu, để bù lại Pháp sẽ trả lại Quảng Châu Loan và các tô giới, bán rẻ đoạn đường xe lửa từ biên giới Việt Hoa đến Vân Nam cho Trung Hoa lại miễn thuế cho hàng hóa của Tàu và Hoa Kiều được mọi sự dễ dàng. Đến tháng 9 năm 1946 quân Tàu rút hết về nước và quân Pháp ra Miền Bắc.
LIÊN HỆ GIỮA TRUNG CỘNG VÀ VIỆT CỘNG.
a- GIAI ĐỌAN TỪ 1949 ĐẾN 1954.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy viết về giai đoạn này như sau : “Phần Trung Cộng th́ sau khi chiếm được lục địa Trung Hoa, họ đă có một chánh sách tích cực đối với Việt Nam. Lúc ấy, người Pháp đứng trong mặt trận chống cộng thế giới do Hoa Kỳ lănh đạo và cương quyết không chịu thương thuyết với Hồ Chí Minh. V́ đó, Hồ Chí Minh bắt buộc phải chống hẳn lại Pháp, và Nga cũng đổi chánh sách, ra lịnh cho Hồ Chí Minh phải dựa vào Trung Cộng. Với biên giới tiếp cận Việt Nam, Trung Cộng có thể giúp Cộng sản Việt Nam một cách mạnh mẽ về nhiều phương diện. Nhưng Trung Cộng đă đặt một điều kiện cho sự giúp đỡ tận t́nh là Cộng sản Việt Nam phải chứng tỏ sự trung thành với khối Cộng sản thế giới bằng cách áp dụng một chính sách nội bộ có tính cách tranh đấu giai cấp rơ rệt hơn.
Cộng sản Việt Nam từ khi cướp được chánh quyền năm 1945 đă dùng mọi biện pháp để triệt hạ các lực lượng chánh trị khác trong nước và nắm giữ độc quyền kháng chiến, nhưng bề ngoài, vẫn chánh thức duy tŕ chủ trương đoàn kết quốc dân chống ngọai xâm và áp dụng mọi hạng người chịu cộng tác với họ để đương cự lại với người Pháp. Với việc Trung Cộng tiến đến sát biên giới Việt Nam và có thể viện trợ đầy đủ cho họ về mọi mặt, Cộng sản Việt Nam không ngần ngại lột bỏ mặt nạ quốc gia và chấp nhận lời yêu cầu của Trung Cộng. Họ áp dụng hẳn chánh sách tranh đấu giai cấp theo chủ nghĩa Marx, và phát động phong trào đấu tố Trí Phú Địa Hào, tức là những nhà trí thức và giàu có. Tuy nhiên, họ chỉ áp dụng chánh sách này đúng mức ở những nơi họ hoàn toàn kiểm soát, tức là miền bắc Trung Việt (liên khu 4) mà thôi. Ở Nam Việt, v́ cộng sản Việt Nam c̣n yếu so với Pháp nên họ vẫn giữ chiêu bài kháng chiến dành độc lập và chưa dám bộc lộ mặt cộng sản ra. Măi đến khoảng cuối năm 1953, họ mới xây dựng một trại ở vùng U Minh để giam giữ hạng trí phú địa hào, nhưng họ chưa phát động phong trào đấu tố sâu rộng th́ hiệp định Genève đă được kư kết.
Trong việc kư kết hiệp định này, Trung cộng đă đóng một vai tṛ quan trọng. Sau khi thắng trận Điện Biên Phủ nhờ sự giúp đỡ lớn lao của Trung Cộng, Cộng sản Việt Nam vẫn muốn tiếp tục cuộc tranh đấu để chinh phục luôn cả Việt Nam. Nhưng lúc ấy các nhà lănh đạo Nga không c̣n muốn theo chánh sách cứng rắn và lộng hiểm của Staline nên bên trong th́ chủ trương nâng cao mức sống của nhân dân, bên ngoài th́ hướng về sự ḥa dịu trong các vấn đề quốc tế. Trung cộng th́ sau trận chiến tranh Triều Tiên với Hoa Kỳ cũng muốn thấy vai tuồng đại cường của ḿnh được xác nhận trong một hiệp định quốc tế. Thời đó, Nga và Trung cộng vẫn c̣n là thân hữu của nhau nên rất dễ dàng có một lập trường chung. Cả hai đều nghĩ rằng Pháp đă kiệt lực, nhưng nếu không cho Pháp có một lối thoát danh dự th́ Pháp bắt buộc phải tiếp tục chiến đấu ở Đông Dương, đồng thời mời Hoa Kỳ trực tiếp tham dự chiến cuộc với ḿnh. Pháp lại có thể bị áp lực của Hoa Kỳ mà nh́n nhận nền độc lập thật sự của quốc gia Việt Nam, và cộng sản Việt Nam sẽ mất một chiêu bài tuyên truyền có hiệu lực. Như vậy chiến tranh Đông Dương sẽ kéo dài và trở thành ác liệt mà cộng sản Việt Nam lại sẽ ở vào một thế bất lợi hơn.Trong t́nh thế đó, các cường quốc cộng sản hoặc sẽ phải bỏ rơi cộng sản Việt Nam, hoặc phải leo thang trong sự giúp đỡ và điều này có thể đưa đến sự đụng độ mạnh với Hoa Kỳ.
Nga không muốn có một sự đụng độ như vậy. Trung cộng th́ một mặt cần sự giúp đỡ của Nga, một mặt cần một thời gian ḥa b́nh để phát triển cũng có một lập trường tương tự. Bởi đó, cả hai siêu cường cộng sản đều theo giải pháp của Anh, chủ trương cắt đôi Việt Nam, giao Miền Bắc cho cộng sản Việt Nam và để Miền Nam cho người quốc gia. Với giải pháp này, Trung cộng có được một Miền Bắc Việt Nam theo cộng sản làm phên dậu cho ḿnh ở phía Nam, và phần đất cộng sản này lại có thể dùng làm bàn đạp cho phe cộng sản mở rộng thêm thế lực ở Đông Dương về sau. V́ những mối lợi đó Trung cộng đă cùng Nga gây áp lực đối với cộng sản Việt Nam : chẳng những họ bắt cộng sản Việt Nam phải chấp nhận chia đôi Việt Nam, mà c̣n ép cộng sản Việt Nam phải chịu chia đôi ở vĩ tuyến 17 thay v́ ở khoảng vĩ tuyến 13 hay 14, theo một giới tuyến chạy từ Tuy Ḥa ở duyên hải đến Pleiku và biên giới Lào, như cộng sản Việt Nam đ̣i hỏi lúc ban đầu.
b- GIAI ĐỌAN TỪ 1955 ĐẾN 1975.
Sau khi hiệp định Genève được kư kết, chánh sách của Trung cộng đối với cộng sản Việt Nam bắt đầu khác với chánh sách Nga. Cứ theo bản Tuyên Cáo Chung đính theo hiệp định Genève th́ năm 1956, phải có cuộc tổng tuyển cử để giải quyết vấn đề thống nhất Việt Nam. Nhưng lúc ấy, Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm đă từ chối cuộc gặp gỡ với đại diện cộng sản Việt Nam để bàn về việc tổ chức tổng tuyển cử đó, với lư do là Miền Bắc Việt Nam bị cai trị theo lối độc tài nên không thể bàn đến vấn đề tuyển cử được.
Phía Nga không tỏ vẻ bất măn lắm đối với thái độ trên đây của nhà cầm quyền Việt Nam Cộng Ḥa. Đă vậy, năm 1957, đại diện Nga ở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc lại c̣n đề nghị cho cả hai Miền Nam Bắc Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc. Đề nghị này đă bị Hoa Kỳ bác bỏ v́ lúc ấy Hoa Kỳ và Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm chủ trương chỉ có Việt Nam Cộng Ḥa là được quyền vào Liên Hiệp Quốc mà thôi. Nga cố nhiên là không thể nhận lập trường của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Ḥa. Do đó, họ đă dùng quyền phủ quyết để bác đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc của chính phủ Ngô đ́nh Diệm. Tuy nhiên, đề nghị sơ khởi của họ ở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đă cho thấy rằng trong thâm tâm, họ không muốn cho Cộng sản Việt Nam chinh phục Miền Nam Việt Nam. Nhưng sau khi Cộng sản Việt Nam phát động cuộc tranh đấu để xâm chiếm Miền Nam Việt Nam, Nga vẫn phải giúp đỡ v́ không muốn mang tiếng bỏ rơi đàn em và v́ nếu không giúp đỡ ǵ th́ Cộng sản Việt Nam sẽ theo hẳn Trung Cộng mà lợt lạt với họ.
Phần Trung Cộng th́ trái lại, rất bực tức về chỗ chính phủ Ngô Đ́nh Diệm không chịu tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất Việt Nam như bản Tuyên Cáo Chung của Hiệp Định Genève đă nêu ra. Bởi vậy họ đă tận lực ủng hộ Cộng sản Việt Nam trong mưu toan chinh phục Miền Nam Việt Nam bằng vơ lực. Do đó sự giao thiệp giữa Trung Cộng và Cộng sản Việt Nam lúc ấy rất mật thiết. V́ mối giao t́nh nồng hậu này mà Trường Chinh, người lănh tụ Cộng sản Việt Nam được xem là thân Trung Cộng đă không bị loại hẳn sau khi thất bại trong cuộc cải cách ruộng đất ở Miền Bắc Việt Nam. Thêm nữa, quyền chỉ huy chiến trường ở Miền Nam Việt Nam lại giao về cho Nguyễn Chí Thanh là một viên tướng thuộc phe Trường Chinh.
Sự khác nhau giữa Trung Cộng với Nga trong chính sách đối với Việt Nam năm 1957 tuy rất nhỏ, nhưng lại phát xuất từ một sự bất đồng quan điểm rộng lớn hơn là thái độ của cộng sản đối với Hoa Kỳ. Lúc ấy, Nga muốn có sự ḥa dịu luôn với Hoa Kỳ trong khi Trung Cộng xem Hoa Kỳ là kẻ thù không đội trời chung. Sau một thời gian tạm ḥa dịu khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt, Trung Cộng lại chủ trương gây hấn với Hoa Kỳ, dầu có làm chiến tranh nguyên tử nổ bùng cũng không ngại. Sự bất đồng quan điểm này đă lần lần đưa đến sự xích mích giữa hai siêu cường cộng sản từ 1958 và đến 1960 th́ bộc lộ rơ rệt. Cộng sản Việt Nam rất lo phiền về sự xung đột này và cố giữ sự ḥa hảo với cả hai bên, nhưng v́ sự giúp đỡ của Trung Cộng nhiều hơn nên họ thân thiết với Trung Cộng hơn.
Nhưng t́nh thế lần lần biến đổi v́ ba lư do :
1- Trước hết, Trung Cộng đă lọt vào t́nh thế bất ổn v́ sự tranh chấp nội bộ từ năm 1959. Năm ấy, Lưu Thiếu Kỳ được bầu làm chủ tịch Nhà nước và thật sự nắm quyền điều khiển mọi công việc với sự giúp đỡ của Đặng Tiểu B́nh là Tổng Bí Thư của đảng Trung Cộng. Mao Trạch Đông chỉ c̣n giữ chức vụ Chủ tịch Đảng và bị dồn vào chỗ thật sự vô quyền. Để tranh đoạt lại quyền bính, Mao Trạch Đông phải phát động cuôc Cách Mạng Văn Hóa và dùng Lâm Bưu cùng những thanh niên ngoài đảng Trung Cộng để loại trừ phe họ Lưu và họ Đặng và phá vỡ hệ thống đảng Trung Cộng đi theo hai lănh tụ này. Đến nắm 1967, Mao Trạch Đông mới loại được Lưu Thiếu Kư và Đặng Tiểu B́nh ra khỏi các chức vụ trong chánh quyền và trong đảng và nắm lại được cả quyền bính. Nhưng Lâm Bưu và các quân nhân ủng hộ ông ta lại trở thành mối đe dọa cho Mao và họ Mao lại phải loại trừ Lâm Bưu năm 1971. Việc tranh chấp này tuy là việc nội bộ của Trung Cộng nhưng lại làm cho đảng Cộng sản Việt Nam khó chịu, v́ Cộng sản Việt Nam vốn lấy đảng làm trọng nên không thể chấp nhận đựơc chánh sách của Mao Trạch Đông dùng người ngoài đảng để làm cho đảng yếu. Đó là một “gương xấu” mà cộng sản Việt Nam không muốn thấy có trong hàng ngũ cộng sản thế giới. Bởi vậy, về mặt tư tưởng, cộng sản Việt Nam lần lần đi xa Trung Cộng.
2- Kế đó là việc Hoa Kỳ can thiệp trực tiếp vào chiến cuộc Việt Nam từ năm 1965. Chẳng những mang quân vào Miền Nam Việt Nam để đánh nhau với các bộ đội cộng sản từ Miền Bắc gởi vào, Hoa Kỳ lại c̣n oanh tạc Miền Bắc Việt Nam. Do việc Hoa Kỳ tham dự vào chiến cuộc và đánh cộng sản Việt Nam nhiều đ̣n rất nặng, Cộng sản Việt Nam cần nhiều dụng cụ và khí giới tối tân, nhất là các loại khí giới cấn thiết để đương đầu lại phi cơ Mỹ. Trung Cộng không đủ sức cung cấp tất cả những dụng cụ khí giới mà Cộng sản Việt Nam cần dùng. Do đó, Cộng sản Việt Nam phải nhờ cậy Nga nhiều hơn và chiến cuộc càng kéo dài th́ Cộng sản Việt Nam lại càng siết chặt thêm sự giao hảo với Nga.
3- Từ năm 1969, lại có một biến cố mới làm cho cộng sản Việt Nam xa Trung Cộng hơn. Trước đó, Trung Cộng đă xem Hoa Kỳ là kẻ thù số một y như cộng sản Việt Nam. Nhưng năm 1969, Nga và Trung Cộng đă đụng độ nhau trong một trận đánh khá lớn trên bờ sông Ô Tô Lư. Sau đó, Nga đă có ư định mở cuộc tấn công Trung Cộng trên một quy mô lớn. Họ có tiếp xúc với Hoa Kỳ để được Hoa Kư tán thành trong ư định đó, nhưng Hoa Kỳ đă chẳng những không chấp nhận chủ trương của Nga mà lại c̣n thông báo cho Trung Cộng biết ư định của Nga. Từ đó, Trung Cộng thay đổi hẳn thái độ đối với Hoa Kỳ. Họ không c̣n xem Hoa Kỳ là kẻ thù số một mà lại c̣n muốn dựa vào Hoa Kỳ để chống lại Nga. Chủ trương mới của họ đă bộc lộ năm 1970 với chánh sách “bóng bàn” và đưa đến việc Tổng thống Nixon chánh thức đến viếng Bắc Kinh năm 1972. Sự thay đổi lập trường của Trung Cộng xẩy ra lúc chiến tranh Việt Nam c̣n tiếp diễn nên cố nhiên là làm cho cộng sản Việt Nam bất măn, mặc dầu Trung Cộng vẫn tiếp tục giúp đỡ Cộng sản Việt Nam trong việc đánh nhau với Hoa Kỳ ở Miền Nam Việt Nam.
Ba lư do kể trên đây họp lại đă làm cho cộng sản Việt Nam chuyển hướng từ thái độ thân Trung Cộng hơn thân Nga qua thái độ thân Nga hơn thân Trung Cộng. Sự chuyển hướng này đă bắt đầu trước cuộc tấn công vào dịp tết Mậu thân. Tháng 4 năm 1967, khi về Hà Nội để báo cáo diễn tiến của chiến trường Miền Nam Việt Nam theo lịnh triệu hồi của Chánh trị bộ đảng Lao Động (Cộng sản) Việt Nam, tướng Nguyễn Chí Thanh đă bị bạo bịnh và chết một cách bất ngờ. Giả thuyết gần với sự thật hơn hết là ông ta đă bị phe thân Nga thanh toán bằng sự đầu độc. Điều chắc chắn là sau khi Nguyễn Chí Thanh chết, Vơ Nguyên Giáp chánh thức nắm quyền điều khiển mặt trận Miền Nam Việt Nam, nhưng thật sự, việc điều khiển này thuộc về Văn Tiến Dũng, người thân tín của Lê Duẩn. Dịp tấn công hồi tết Mậu thân là cơ hội cho phe thân Nga loại trừ các cấp chỉ huy mà Nguyễn Chí Thanh đă đặt trong bộ máy quân sự của Cộng sản Việt Nam ở Miền Nam Việt Nam.
Trung Cộng cố nhiên là đă dự liệu sự thay đổi đường lối của Cộng sản Việt Nam và t́m cách đối phó. Bề ngoài th́ họ vẫn tỏ vẻ thân thiện với cộng sản Việt Nam và giúp đỡ cộng sản Việt Nam, nhưng họ đă có những mưu toan để giữ Cộng sản Việt Nam về phía họ.
Từ năm 1966, họ đă t́m cách hạn chế bớt sự giúp đỡ và ảnh hưởng của Nga đối với cộng sản Việt Nam, bằng lối ngăn chặn hoặc làm trễ nải việc chuyên chở các khí giới mà Nga gởi cho cộng sản Việt Nam theo đường bộ, qua lănh thổ của họ. Một số khí giới hay bộ phận của khí giới này lại bị đánh cắp mất để cho phần c̣n lại không sử dụng được. Tuy nhiên, Trung cộng không thể áp dụng một chánh sách quyết liệt về vấn đề này, v́ sợ bị chỉ trích là phản bội cuộc tranh đấu chống Hoa Kỳ của Cộng sản Việt Nam. Để bù vào ảnh hưởng mà Nga thâu hoạch được bằng sự cung cấp vơ khí tối tân, Trung Cộng đă mượn cớ giúp đỡ Cộng sản Việt Nam tái thiết các đường xe lửa và đường lộ bị máy bay Hoa Kỳ phá hủy trong những cuộc oanh tạc, để cho độ 50.000 công binh sang Miền BắcViệt Nam và Lào, vào tháng 8 năm 1966, với hy vọng duy tŕ được thế lực của ḿnh đối với cộng sản Việt Nam. Lúc ấy cộng sản Việt Nam c̣n cần dùng Trung Cộng nên không dám từ chối sự giúp đỡ này, nhưng chắc chắn là bực bội lắm…Khi Hoa Kỳ ngưng oanh tạc Miền Bắc Việt Nam năm 1968, Công sản Việt Nam đă yêu cầu Trung Cộng rút các công binh của ḿnh ra khỏi Miền Bắc Việt Nam và Trung Cộng không thể không chấp nhận lời yêu cầu ấy. Nhưng việc này, thêm vào việc Nguyễn Chí Thanh bị thủ tiêu, làm cho Cộng sản Việt Nam và Trung Cộng càng ngày càng xa nhau hơn. Sau năm 1971, khi cộng sản Việt Nam đă bộc lộ hẳn chánh sách thân Nga hơn thân Trung Cộng, với việc bầu cử lại Quốc Hội mới, trong đó các phần tử được xem là thân Trung Cộng chỉ c̣n 1/3 th́ mối hiềm khích càng gia tăng.
Theo tuần báo Far Eastern Economic Review (số xuất bản ngày 17-03-1978) th́ từ năm 1974, đă có những vụ xung đột nhỏ ở biên giới Việt Hoa, v́ quân trú pḥng của hai bên đă nhơn lúc đêm tối, lén rời các trụ đánh dấu biên giới khoảng từ 50 đến 100 mét về phía này hay phía kia. Ở Miền Nam Việt Nam th́ Trung Cộng đă t́m cách liên lạc nắm lấy Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam bằng cách liên lạc gây cảm t́nh và đề cao một số nhơn vật của tổ chức này, như Nguyễn Thị B́nh chẳng hạn.
Mặt khác, sau khi Hoa Kỳ kư được hiệp định Paris với phe Cộng sản Việt Nam và rút quân về nước, Trung Cộng đă chiếm lấy quần đảo Ḥang Sa ngày 19-1-1974. Mục đích của họ là có một căn cứ hải quân ở xa về phía Nam để có thể đặt đài ra đa mà quan sát các tàu bè, nhất là chiến hạm Nga từ Ấn Độ Dương kéo lên, đồng thời theo dơi các tàu bè Nga vào vịnh Bắc Việt. Về mặt kinh tế th́ việc chiếm lấy quần đảo giúp cho họ quyền đ̣i chia phần trong việc khai thác thềm lục địa vùng ngoài khơi của Đông Dương vốn được biết là có thể có nhiều mỏ dầu. Việc Trung Cộng chiếm lấy quần đảo Hoàng Sa đúng vào đầu năm 1974 có thể có thể giải thích bằng 3 lư do :
1- Lúc ấy, có tin cho rằng Nga sắp gởi cho Cộng sản Việt Nam một số
tàu vơ trang với loại hỏa tiễn thật mạnh để cộng sản Việt Nam cướp lấy quần đảo Trường Sa trong tay Việt Nam Cộng Ḥa. Trung Cộng sợ kế hoạch này thực hiện được th́ Nga có thể được Cộng sản Việt Nam cho dùng quần đảo này làm một căn cứ hải quân ở phía nam nước họ và có thể uy hiếp họ được.
2- Phần người Mỹ th́ đă quyết tâm rút quân khỏi Đông Dương nên không c̣n tha thiết muốn giữ quần đảo Hoàng Sa mà lại có thể muốn cho quần đảo này vào tay Trung Cộng hơn là vào tay phe cộng sản Việt Nam thân Nga. Do đó, Hoa Kỳ có thể để yên cho Trung Cộng thực hiện ư đồ của ḿnh. Trong thực tế th́ sau khi Trung Cộng loan báo ư định chiếm lấy quần đảo Trường Sa th́ nhà cầm quyền Mỹ đă vội vă tuyên bố rằng đó là việc của Trung Hoa và Việt Nam, Hoa Kỳ không can dự vào.
3- Trung Cộng phải chiếm quần đảo Hoàng Sa trước khi Cộng sản Việt Nam được tham dự vào một chánh quyền ở Miền Nam Việt Nam, v́ nếu để đến lúc Cộng sản Việt Nam tham dự vào một chánh quyền ở Miền Nam Việt Nam mới chiếm th́ Trung Cộng khó có thể tránh tiếng uy hiếp một chánh quyền bạn hay ít nhứt cũng có bạn ở trong. Sau khi Trung Cộng chiếm lấy quần đảo Hoàng Sa, chỉ có Việt Nam Cộng Ḥa phản đối, c̣n phe cộng sản Việt Nam, kể cả những người hữu trách ở Hà Nội lẫn những người hữu trách trong Mặt Trận Giải Phóng đều né tránh, không dám lên tiếng chỉ trích Trung Cộng về vấn đề này, hay xác nhận Hoàng Sa thuộc lănh thổ Việt Nam.” (Nguyễn Ngọc Huy, Sự Giao Thiệp Giữa VIệt Nam với Trung Hoa)
GIAI ĐOẠN SAU NĂM 1975
Chiếm được Miền Nam rồi th́ sự giao thiệp giữa Trung Cộng và Việt Cộng trở nên căng thẳng hơn. Bề mặt Trung Cộng vẫn duy tŕ sự giao hảo và chi viện cho Việt Cộng trên nguyên tắc, nhưng sự chi viện đă giảm bớt, hơn nữa Trung Cộng lại đ̣i Việt Cộng phải trả những món nợ về mua vũ khí, quân trang, quân dụng trong thời chiến.
Theo tài liệu của Jacques Massu, Jean Fonde trong L’Aventure Việt Minh, Plon, Paris 1980, tr 293 th́ “một viên chức ngọai giao Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa tiết lộ cho biết từ 1954 đến 1971, có 300.000 binh sĩ Hồng quân Trung Hoa đă chiến đấu bên cạnh binh sĩ Bắc Việt, trong đó hàng ngàn người đă tử trận và hàng chục ngàn người đă bị thương. Ông ta c̣n xác định số lượng vũ khí từ 1950 đến 1977 lên đến 2 triệu súng nhẹ, 27.000 đại pháo, 270 triệu băng đạn, 18 triệu đạn đại pháo, 179 máy bay và 145 chiến hạm. Người Trung Hoa tính rằng viện trợ này tương đương với khỏang 20 tỉ mỹ kim theo thời giá lúc đó.”
Một tài liệu khác cũng ước tính như thế : “Từ 1950, khi hai nước Trung Quốc và Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa kư hiệp nước hữu nghị và hổ tương, từ đó đến 1975, Bắc Kinh viện trợ cho Hà Nội trên 20 tỉ Mỹ kim” (King C. Chen, China’s war with Vietnam)
Ngày Việt Cộng vào Sài G̣n, Chợ Lớn, người Việt gốc Hoa đă treo cờ Trung Cộng, nhưng Việt Cộng bắt phải hạ xuống. Việt Cộng cũng lùng bắt các cán bộ t́nh báo cao cấp Trung Cộng tỉ như viên cựu Giám đốc Bệnh viện Triều Châu. Mặt trận Giải pḥng Miền Nam cũng bị giải tán cấp tốc v́ sự móc nối với Trung Cộng. Việt Cộng sợ MTGPMN sẽ thành lập chính phủ riêng biệt thân với Trung Cộng.
Trung Cộng lợi dụng khối người Hoa gốc Việt để đánh phá nền kinh tế Việt Nam cho suy sụp. Công việc không khó v́ nền kinh tế tài chánh đều nằm trong tay người Hoa. Họ cũng dùng tiền tài để hối lộ bọn cán bộ ốm đói mới ở rừng về thành để lũng đọan tinh thần bọn cán bộ này.
Phản ứng của Việt Cộng là triệt hạ thế lực của người Việt gốc Hoa và Hoa kiều. Việt Cộng triệt hạ tư sản để vô sản hóa toàn dân nhưng mục đích chính là đánh vào ngừời Hoa để vơ vét tài sản vàng bạc bỏ túi và trả nợ cho Trung Cộng. Số nợ lên đến trên 20 tỉ mỹ kim, không phải mang nợ v́ quốc kế ích quốc lợi dân mà chỉ là mua vũ khí giết hại đồng bào. Tội này lấy nước nào rửa cho sạch.
Sau đó Việt Cộng đă phân tán người Hoa ra khỏi Chợ Lớn và đưa ra chính sách cho đi vượt biên chính thức mà vơ vét lần chót số vàng Hoa kiều c̣n lại. Trung Cộng giận dữ phản đối và từ đó hai đảng Cộng sản Hoa Việt coi nhau như kẻ thù không đội trời chung. Từ đây các đảng Cộng sản Trung Hoa, đảng Cộng sản Cao Miên, đảng Cộng sản Việt Nam xâu xé nhau đưa đến chiến tranh Đông Dương lần thứ ba. Chiến tranh lần thứ nhất là Việt Cộng đánh nhau với Thực dân Pháp, chiến tranh lần thứ hai là Việt Cộng đánh nhau với Tư bản Mỷ, chiến tranh lần thứ ba là Việt Cộng đánh Cộng sản Khmer và Trung cộng đánh Việt Cộng. Vui thật !
CUỘC CHIẾN ĐẪM MÁU GIỮA 3 ĐẢNG CỘNG SẢN ANH EM.
Nam Vang thất thủ trước Saigon 13 ngày. Trước sức pháo kích dữ dội của Khmer đỏ vào Nam Vang, đại sứ Hoa Kỳ John Gunther Dean, tổng thống Lonnol đă phải lên trực thăng chạy mới toàn mạng. Ngày 17.4.1975, Phạm Hùng và Trần Văn Trà cầm đầu 3 sư đoàn Bắc Việt và 1 sư đoàn Khmer đỏ của Pol Pot tiến vào Nam Vang, Pol Pot ra lệnh dân chúng vào khoảng nửa triệu người, phải ra khỏi Nam Vang ngay. Trung Cộng t́m cách hất Việt Cộng ra khỏi Cao Miên để cho Pol Pot nắm trọn quyền. Ngày 18.4.75, một đại sứ toàn quyền Bắc Kinh bay sang Nam Vang họp kín với Pol Pot mà Phạm Hùng và Trần Văn Trà không được biết ǵ về cuộc họp này.
Lúc đó tại Xuân Lộc tỉnh Long Khánh 16 sư đoàn Việt Cộng do Lê Đức Thọ cầm đầu đang bị kẹt v́ hai quả bom trung ḥa tử (CBU) và sự chống trả mănh liệt của sư đoàn 18 và một số đơn vị nhảy dù, thủy quân lục chiến, biệt kích, biệt động quân. Lê Đức Thọ chỉ thị khẩn cấp cho Phạm Hùng và Trần Văn Trà phải kéo quân từ Nam Vang về đánh từ mặt Tây Ninh vào phía tây Saigon, để phân tán lực lượng VNCH.
Phạm Hùng và Trần Văn Trà vừa kéo quân về qua khỏi biên giới Việt Nam th́ người Mỹ chỉ chờ có vậy, đem bom trung ḥa tử ném hết xuống biển. Mỹ dụ khị cho Việt Cộng rút khỏi Cao Miên xong rồi th́ cũng vội vàng rút khỏi Việt Nam. Trung Cộng chờ choViệt Cộng rút ra khỏi đất Miên rồi củng cố lực lượng cho Pol Pot chiếm trọn Cao Miên không cho Việt Cộng quay lại Cao Miên nữa.
Ư đồ của Việt Cộng và Nga là cho Phạm Hùng và Trần Văn Trà chiếm Cao Miên, rồi cánh quân của Lê Đức Thọ chiếm Saigon xong sẽ phối hợp tấn qua Thái Lan, Mă Lai, Singapore..hoàn thành thế domino Đông Nam Á. Nhưng Việt Cộng bị Mỹ lừa ở Xuân Lộc để phải kéo cánh quân của Phạm Hùng và Trần Văn Trà về, Trung Cộng chỉ chờ có thế để chỉ đạo Pol Pot chận ở biên giới không cho Việt Cộng qua nữa. Thế cờ domino Việt Cộng bị phá vỡ.
Pol Pot có Trung Cộng đứng sau lưng bắt đầu gây hấn với Việt Cộng. Đầu tháng 5 năm 1975, Khmer Đỏ tấn công đảo Phú Quốc và Thổ Châu, giết hàng ngàn người và bắt đi 500 người khác. Khmer Đỏ lại phổ biến Hắc Thư trục xuất Việt kiều đă sống bao đời ở đất Miên và đ̣i lấy lại hết đất đai Cao Miên kể cả Miền Thủy Chân Lạp tức Nam Phần Việt Nam ngày nay.
Tại Trung Cộng, khi Mao vừa chết, đám Tứ nhân bang do Giang Thanh cầm đầu, bị Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh tấn công bắt hết rồi tôn Đặng Tiểu B́nh lên làm Chủ tịch nhà nước, kiêm Tổng bí thư đảng, kiêm Quân ủy trung ương. Đặng ra mặt nâng đỡ Pol Pot gây hấn với Việt Cộng.
Pol Pot ra lệnh thanh toán 20.000 Miên Cộng do Việt Cộng huấn luyện. Cuối tháng 3 năm 1977, sau khi giết hết cán bộ có liên hệ với Việt Cộng, Pol Pot công khai chấm dứt liên hệ với Việt Cộng, lại ra lệnh giết hết Việt kiều và tấn công vào vùng biên giới Việt Nam. Vào ngày 30.4.1977, trong khi Việt Cộng đang ăn mừng chiến thắng cướp được Miền Nam, Pol Pot ra lệnh tấn công vào các tỉnh biên giới như Tây Ninh, Châu Đốc, An Giang, Hà Tiên. Quân Khmer Đỏ đă dă man giết dân Việt rồi phanh thây, mổ bụng, chặt đầu, đốt hết nhà cửa, cướp tài sản, trâu ḅ, khiến cho cảnh tượng thật thương tâm khủng khiếp mà trong lịch sử chưa có cuộc xâm lăng nào dă man hơn.
Lúc này, Việt Cộng sau cơn say men chiến thắng, bỗng cảm thấy cô đơn và thân phận vô cùng bấp bênh, tứ bề thọ địch : Trung Cộng bỏ rơi, Miên Cộng gây hấn, Hoa Kỳ từ chối bang giao và vận động Liên Hiệp Quốc cấm vận. Trước hoàn cảnh thập phần nguy kịch, Việt Cộng phải vội vàng chạy sang Nga cầu khẩn xin gia nhập khối Comecon, để được viện trợ kinh tế và quân sự. Một phái đoàn cao cấp Nga bay sang Việt Nam ḍm ngó các hải cảng, viện trợ cho Việt Cộng 2 tàu ngầm, 4 phi đội Mig 21 và làm cố vấn thay cố vấn Tàu .
Khối Cộng chia thành hai phe thù nghịch coi nhau như quân thù quân hằn: một bên là Nga, Việt Cộng, Lào Cộng, bên kia là Trung Cộng, Miên Cộng đối đầu nhau. Trung Cộng viện trợ tối đa cho Miên Cộng không bồi ḥan. Lê Duẩn và thuộc hạ sang Bắc Kinh xin gặp Đặng Tiểu B́nh để năn nỉ làm lành nhưng Đặng Tiểu B́nh không tiếp. Thế trận tay ba Tàu, Miên, Việt thành h́nh, chỉ chờ bùng nổ.
Việt Cộng cấp tốc mở trường huấn luyện cho một số người Cao Miên bị Khmer Đỏ đuổi giết chạy sang Việt Nam, thành lập “Tổ chức Kháng chiến Khờ Me”, trong đó có Hunsen, về đánh Pol Pot.
Năm 1978, Trung Cộng đưa 30.000 quân vào các tỉnh Bắc Lào (Luang Nam Tha, Udomsay, Luang Prabang và Sầm Nứa) lấy cớ là để bảo vệ công nhân làm đường xe lửa Vân Nam Bắc Lào với mục đích thật sự là t́m cách vào đất Cao Miên, uy hiếp Pathet Lào, bao vây Việt Cộng. Việt Cộng vội kư với Lào Hiệp ước biên giới rồi đem 50.000 quân vào đóng tại Trung và Nam Lào chận đường Trung Cộng xuống Cao Miên. Cuộc gây hấn trở thành công khai, Bắc Kinh chửi Việt Cộng là “Tiểu bá quyền khu vực”, c̣n Hà Nội thóa mạ Trung Cộng là “Chủ nghĩa bành trướng bá quyền Đại Hán”.
Để chuẩn bị cho cuộc xâm lăng Cao Miên, Lê Duẩn, Phạm Văn Dồng, Nguyễn Cơ Thạch bay sang Nga kư hiệp ước hữu nghị và hợp tác kinh tế, quân sự trong 25 năm. Nga viện trợ ngay cho 1.5 triệu tấn lương thực để cứu Việt Cộng đang bị đói trầm trọng.
Đêm 24 rạng ngày 25 tháng 12 năm 1978 (đêm Noel), Việt Cộng bắn phát súng lệnh tại Ban Mê Thuật tiến quân xâm lăng Cao Miên chiếm tỉnh Kratié. Cùng lúc một cánh quân Việt Cộng từ Lào đánh qua chiếm tỉnh Stung Treng. Lê Đức Anh chỉ huy 2 quân đoàn đánh chiếm các tỉnh trên quốc lộ 1 và 7. Sau hai tuần lễ giao tranh trên 20.000 quân Khmer Đỏ ở các tỉnh biên giới tan ră. Ngày 5.1.78 Việt Cộng tiến chiếm Nam Vang. Các cố vấn Trung Cộng tháo chạy thoát thân. Pol Pot và đồng bọn chạy đến vùng sát biên giới Thái Lan. Toàn đất Miên coi như rơi vào tay Việt Cộng.
Để cứu nguy cho chế độ Khmer Đỏ, Đặng Tiểu B́nh, Hàn Niệm Long và các ủy viên cao cấp Trung Cộng vội bay qua căn cứ Utapao họp kín với thủ tướng Thái Lan xin cho Pol Pot và Miên Cộng được tạm dung trên đất Thái để tổ chức đánh du kích chống Việt Cộng. Thái Lan ưng thuận v́ thấy có lợi do việc quân Khmer Đỏ có Trung Cộng đứng sau lưng chống Việt Cộng thay v́ chính Thái Lan phải đương đầu với Việt Cộng.
Trước cảnh Việt Cộng xâm chiếm Cao Miên không thèm đếm xỉa ǵ tới Trung Cộng, Đặng Tiểu B́nh giận lắm quyết phải trừng trị Việt Cộng một phen. Trung Cộng đem 500.000 Hồng quân dàn trận sát biên giới Việt Hoa và mỗi ngày pháo gần 5000 quả đạn vào nội địa Việt Nam.
Phía Việt Cộng cũng dàn khoảng 400.000 quân pḥng thủ biên giới đồng thời tổ chức lực lượng dân quân du kích và thay đổi toàn bộ cấp chỉ huy người Hoa bằng người Việt. Pḥng tuyến chạy dài suốt các tỉnh biên giới từ Hải Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cay, Lai Châu xuống đến Hà Nội.
Hoa Kỳ và Trung Cộng có những cuộc tiếp xúc mật chuẩn bị cho cuộc chiến. Ngày 24.5.78, phụ tá an ninh của tổng thống Jimmy Carter thăm viếng Trung Cộng. Ngày 28.1.79, Đặng Tiểu B́nh thăm viếng Mỹ, hội kiến với Carter tại ṭa Bạch Ốc. Mỹ hối thúc Nga kư hiệp ước Salt II để ngừa Nga đánh Trung Cộng.
Sáng ngày 17.2.79, Trung Cộng xua 85.000 quân đồng loạt đánh vào các tỉnh biên giới có hỏa tiễn, đại pháo 130 ly, xe tăng, thiết giáp yểm trợ. Pháo binh Trung Cộng đă khai hỏa dữ dội vào đất Việt Nam đến nỗi một kư gỉa Mỹ có mặt gần chiến trường cho hay là hỏa lực c̣n mạnh và dữ dội hơn cả pháo đài bay B 52 của Mỹ. Trung Cộng áp dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung với hỏa tiễn và các cổ pháo ṇng dài 130 ly, 122 ly, 140 ly với nhịp độ một giây một trái, sau đó cho quân tràn vào như nước lụt. Nhưng hồng quân Trung Cộng gặp phải hàng hàng lớp lớp chông gai, ḿn bẩy và từ trên các đỉnh núi cao, Việt Cộng bố trí các súng hạng nặng, pháo binh trực xạ bắn vào quân Trung Cộng như bắn bia, khiến số tử vong của lính Trung Cộng từ ngay trong phút đầu tiên của cuộc chiến tổn thật vô cùng nặng nề.
Đặng Tiểu B́nh giận dữ thay tư lệnh chiến trường là Hứa Thế Hữu (Xu Shiyou) v́ bất lợi của cuộc chiến bằng Dương Đắc Chí (Zang Dezhi). Chiến thuật biển người thay đổi bằng chiến thuật dùng pháo và tăng. Các thị xă Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cay, Lai Châu thất thủ sau 10 ngày ác chiến đẫm máu. Tại Lạng Sơn, Trung Cộng gặp sức kháng cự mănh liệt của dân quân cố thủ trong các cao ốc và lô cốt nên măi đến ngày 5.3.79 mới thất thủ.
Việt Cộng kéo 3 sư đoàn từ miền Nam ra tăng cường chiến trường biên giới để tái chiếm các thị xă đă mất. Đồng thời Nga cảnh cáo Trung Cộng phải rút khỏi Việt Nam nếu không Nga sẽ tấn công Trung Cộng. Đặng Tiểu B́nh thấy t́nh h́nh bất lợi đành phải cho lệnh rút quân về và tuyên bố là đă “dạy cho Việt Cộng một bài học”, thứ quân ăn cháo đá bát.
Tổng kết trong 16 ngày giao tranh giữa hai đảng anh em thắm thiết t́nh hữu nghị “môi hở răng lạnh” từ 17.2 đến 5.3.79, số tử vong về phía Trung Cộng lên đến 58.000 người, suưt soát số tử vong của lính Mỹ chết trong 20 năm chiến tranh ở Việt Nam. Phía Việt Cộng, lính và dân chết cũng lên đến 40.000 người. Phần đất mấy tỉnh biên giới mà trong thời chiến, Mỹ đă chừa ra không bỏ bom th́ nay Trung Cộng phá nát tanh bành khiến cho các công tŕnh xây dựng bị san b́nh địa.
Tuy cuộc chiến biên giới 1979, Trung Cộng phải rút quân sớm không đạt được mục tiêu tiến quân chiếm Hà Nội nhưng đă bắt Việt Cộng phải đem quân từ Cao Miên về canh pḥng biên giới Việt Hoa. Thế cờ domino tiến quân qua Thái Lan và Đông Nam Á bị phá vỡ, hơn nữa Việt Cộng lại bị sa lầy ở Cao Miên. Nhờ cuộc chiếm đóng của Việt Cộng trên đất Miên và Khmer Đỏ bị đẩy ra vùng biên giới Thái Lan mà các tổ chức Quốc Gia cũng như phe Bảo hoàng có cơ hội họat động kháng chiến chống Việt Cộng và đánh Miên Cộng.. Thế chân vạc 3 phe thành h́nh: Cộng sản, Quốc gia, Bảo hoàng cùng kháng chiến chống Việt Cộng để kết quả ngày nay Cao Miên có được thể chế dân chủ đa đảng.
Trong thập niên 1980, Việt Cộng hồ hởi phấn khởi với thế domino Liên Xô : Cộng sản Việt Nam phụ trách chiếm vùng Đông Nam Á, Cu Ba đảm nhận vùng Phi Châu, dùng Angola làm đầu cầu, c̣n Liên xô đem quân qua A Phú Hăn để tiến chiếm các nước Ả Rập vùng Vịnh. Nhưng Việt Cộng bị sa lầy ở Cao Miên, Cu Ba bị chận ở Angola và chính Liên xô cũng bị vây khổn ở A Phú Hăn.
Thế cùng lực kiệt, Liên xô phải gánh chịu mọi phí tổn chi viện cho cả 3 mặt trận khiến nền kinh tế bị suy sụp, binh sĩ Liên xô bị tổn thất mỗi ngày mỗi gia tăng. Sau 8 năm bị sa lầy trầm trọng ở A Phú Hăn, Gorbachev lên nắm giữ chức Tổng bí thư đă phải điều đ́nh ráo riết với Mỹ để giúp ông ta rút khỏi A Phú Hăn. Gorbachev đưa ra chính sách Cởi mở và Đổi mới thay cho chính sách kinh tế chỉ huy và cắt đứt mọi viện trợ cho các nước trong khối Cộng sản. Liên xô rút quân khỏi A Phú Hăn, Cu Ba tiu nghỉu kéo quân về và Việt Cộng cũng phải bỏ xứ Chùa Tháp. Và chế độ Cộng sản ở Liên xô, các nước Đông Âu đều bị giải thể.
Cộng sản Việt Nam lúc này mới thật là bi đát, bị Liên xô cúp viện trợ, t́nh cảnh không khác ǵ đứa con côi bị bỏ rơi lạc lơng giữa chợ, quay đi quay lại không biết bám víu vào đâu v́ từ trước tới nay quen thói bán máu dân chúng trong chiến tranh nhận viện trợ nên chẳng có đường lối nào để mà tự lực nuôi thân. Trông vào Mỹ để xin số tiền 5 tỷ đôla Nixon hứa giúp kiến thiết sau chiến tranh ? Hay đ̣i bồi thường v́ nạn thuốc khai quang màu da cam ? Tất cả đều há miệng mắc quai v́ chính Việt Cộng đă vi phạm Hiệp định Paris, cưỡng chiếm Miền Nam th́ lấy cơ sở nào để mà xin với xỏ. Ngó lên phương bắc th́ thái độ thù nghịch với Trung Cộng c̣n đó, khó mà trông mong.
Nhưng các “đỉnh cao trí tuệ” đă vận dụng khối óc tuyệt vời t́m ra được giải pháp: trông vào số tiền “kiều hối” của các “khúc ruột ngàn dặm”, tức là tiền của các thuyền nhân vượt biển gởi về cho thân nhân ở nhà để cứu nguy đảng trong lúc khốn cực này. Các tổ dân phố, các phường, các quận đều phải động viên các nhà có thân nhân vượt biển đi họp để đảng đề cao tinh thần yêu nước của Việt kiều. Các thuyền nhân vượt biển trước đây bị xỉ vả nào là bọn liếm gót giầy tư bản, nào là ăn bơ thừa sữa cặn, nào là đi theo Mỹ Ngụy, chính Phạm Văn Đồng gọi người vượt biển là đĩ điếm, là trây lười, là phản quốc th́ nay được gọi là thành phần yêu nước, là “khúc ruột ngàn dặm”, là “một phần không thể tách rời khỏi thân thể Việt Nam”. Họ thúc dục thân nhân viết thư kêu gọi gởi tiền về giúp gia đ́nh trong cơn túng thiếu. Tiền gởi về bằng đôla Mỹ, đảng chỉ việc in tiền Hồ để đổi lấy ngọai tệ. Chính các thuyền nhân vượt biển chạy trốn chế độ Cộng sản th́ nay lại cứu chế độ khỏi bị xụp đổ ! Lại thêm một kỳ tích khác của các “đỉnh cao trí tuệ” là xuất khẩu công nhân qua các nước tư bản kiếm tiền. Thật chẳng khác ǵ cảnh cha nẹ bất nhân bắt con cái đi ăn xin đem tiền về cho họ, trong lúc họ ngồi thảnh thơi cờ bạc hiện đang nhan nhản ở Thành Hồ.
Thập niên 1990, chế độ Cộng sản Liên xô và các nước Đông Âu đều sụp đổ, nh́n quanh nh́n quẩn chỉ c̣n có Cộng sản Trung Hoa, Cu Ba, Bắc Triều Tiên, Việt Nam và Lào. Cộng sản Việt Nam thấy rét quá không biết sẽ bị nhân dân Việt Nam làm thịt lúc nào. Các “đỉnh cao trí tuệ” lại vận dụng bộ óc và họ lại t́m ra giải pháp tuyệt vời là đành liều muối mặt quay lên thiên triều Bắc Kinh van xin Hoàng đế họ Đặng đánh chữ đại xá tha tội chết cho bầy tôi chót dại chống lại thiên triều.
Thế là cả một bầy lôi thôi lếch thếch do Tổng bí thư Đỗ Mười cầm đầu với Chủ tịch nhà nước Lê Đức Anh, Thủ tướng chính phủ Vơ Văn Kiệt, lại cho chắc ăn lôi cả Đại tướng hồi hưu cai đẻ Vơ Nguyên Giáp, kéo nhau lên Ải Nam Quan, hay gọi theo Việt Cộng là Hữu nghị quan, hay gọi theo Trung Cộng là Mục Nam Quan gơ cửa để xin được bệ kiến Hoàng đế Đặng Tiểu B́nh và Triều đ́nh Trung Cộng. Cũng tại cửa Ải Nam Quan này, ngày xưa Mạc Đăng Dung đă phải cởi trần, chịu trói và dâng bản đồ cắt đất cho Trung Hoa để được giữ vững ngai vàng, không biết Triều đ́nh nhà Việt Cộng do Đỗ Mười cầm đầu có phải chịu trói để tạ tội hay không nhưng việc dâng đất dâng biển đă bắt đầu từ cuộc bái triều lần này. Mất vài ngh́n cây số đất biên giới, mất chục ngh́n hải lư biển, mất mấy nhóm đảo Biển Đông mà được núp bóng Thiên triều giữ vững ngai vàng cho Đảng th́ cái giá đó có xá ǵ !
Việc kư hiệp định được giữ bí mật và không công bố nội dung nên khó biết chính xác là đă mất bao nhiêu đất bao nhiêu biển. Ta thử t́m hiểu xem đă mất bao nhiêu đất, bao nhiêu biển.
ẢI NAM QUAN.
Như chúng ta đă biết Cửa Nam Quan là biên giới ngăn đôi hai nước Việt Hoa như bài thơ của Nguyễn Du làm lúc đi sứ qua đó :
Lư Trần cựu sự yên nan tầm
Tam bách niên lai trực đáo câm
Lưỡng quốc b́nh phân cô lũy diện
Nhất quan hùng trấn vạn sơn lâm…
Việc cũ đời Lư Trần xa xôi mờ mịt khó t́m
Suốt từ ba trăm năm thẳng tới bây giờ
Hai nước (Việt Hoa) chia đều từ mặt lũy lẻ loi
Một cửa ải oai hùng trấn đóng giữa ḷng muôn núi…
Bài thơ cho thấy hai nước lấy Lũy (cửa ải) này làm ranh giới. Phía bên kia mạn Bắc là nước Tàu, phía bên này mạn Nam là nước Việt. “Lưỡng quốc b́nh phân cô lũy diện”. “Hai nước chia đều từ mặt lũy lẻ loi”. Về phía Nam, sát Lũy ta có cất một cái trạm gọi là Ngưỡng Đức Đài làm nơi nghỉ chân và thay quần áo để qua ải vào nước Tàu, bức ảnh chụp thời Pháp c̣n thấy căn nhà đó. Khi sửa lại căn nhà đó, Đốc trấn Lạng Sơn là Nguyễn Trọng Đang có lập bia tại đó. Như thế chứng tỏ Lũy (ải) Nam Quan là đường ranh giới của hai nước Việt Hoa.
Lúc người Pháp và Tàu phân ranh, người Pháp đă nhuợng cho Tàu mất 100 mét đất từ lũy về phía Đồng Đăng, tức là ta mất 100 mét đất. “Biên giới sẽ chạy theo một con suối dưới chân đồi trước cổng khoảng 100 mét”. Con suối này có lẽ là suối Phi Khanh, nơi cha con Ông Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trăi chia tay nhau khi quân nhà Minh bắt ông Phi Khanh sang Tàu.
Thế c̣n Việt Cộng đă nhượng bao nhiêu đất tại cửa ải này ?
Biên giới hai nước Việt Hoa tại ải Nam Quan hiện nay ở cây số 0. Ông Văn Khoa viết về một chuyến đi từ Lạng Sơn qua Bằng Tường (Quảng Tây), có viết về biên giới với cây số 0 như sau: “Đi bộ thêm gần 100m. T. (cô hướng dẫn viên) đưa tay chỉ một cây cổ thụ lớn nằm chắn ra một phần đường : “Đây là loại cây si do thủ tướng Phạm Văn Đồng trồng năm 1965, đánh dấu mốc số 0 biên giới.” Dưới chân cây cổ thụ là cột mốc số 0, quốc lộ 1A. T. chỉ cho tôi nền đường khác nhau giữa hai phía Việt Nam và Trung Quốc. Đường cao tốc 1A Việt Nam làm bằng công nghệ bê tông nhựa nóng, đường Trung Quốc làm bằng bê tông đúc sẵn.”
Ông Phạm Đ́nh Chương viết : “Cá nhân tôi đă không đến được biên giới dễ dàng như tác giả VK tŕnh bày. Công an biên pḥng VN đ̣i phải xuất tŕnh giấy giới thiệu của cơ quan, và phải nhờ vào sự may mắn t́nh cờ tôi mới có cơ hội đến rờ vào cột mốc 0km-HNQ (Hữu Nghị Quan). Muốn sang bên kia để chụp h́nh Ải Nam Quan phải có hộ chiếu và thị thực nhập cảnh…”
Ông Trần Khuê (xin nhắc lại một đoạn trên) cho biết : “Tháng 8 năm 2001, chúng tôi có tổ chưc một đoàn lên khảo sát thực địa ở Lạng Sơn th́ quả thật đă thấy cây số 0 nằm trên vạch biên giới Việt Trung, không c̣n nh́n thấy Mục Nam Quan nữa. Phía Trung Quốc đă xây một ṭa nhà sừng sững chắn ngang…”
Tại cửa ải Nam Quan này, ta mất bao nhiêu đất cho Trung Cộng ?
Theo ông Lê Công Phụng, thứ trưởng bộ Ngoại giao Việt cộng, người phụ trách công việc phân chia biên giới nói là “nó lui vào 200 mét”, ư ông nói là ta mất 200 mét đất cho Trung Cộng.
Theo ông Trần Khuê trong bức thư ngỏ Giang Trạch Dân, đă dẫn ở trên, th́ Lê Thế Nguyên, nguyên Trưởng ban biên giới của Việt Cộng cho biết hiện “Mục Nam Quan nằm cách biên giới là 800 mét”, nhưng ông Trần Khuê cho cũng cho biết là có dư luận nói biên giới cách ải Nam Quan đến 2000 mét, tức 2 cây số.
Theo ông Nguyễn Thanh Giang th́ dư luận cho biên giới hiện nay cách “Mục Nam Quan” đến 5000 mét tức 5 ki lô mét và ông đă du di nhân nhượng vào khoảng phân nửa tức 2 ki lô mét rưởi.
Tờ báo The Christian Science Monitor cho biết: “Hiện nay, trạm ga xe lửa xuyên quốc gia đặt tại Đồng Đăng là trạm kiểm sóat của hai bên.” (Vietnam and China Rebuild Ties. The Christian Science Monitor. International, Oct. 3. 1997)
Như thế th́ biên giới hiện nay nằm ở đâu ? Ở Đồng Đăng hay cách Đồng Đăng bao nhiêu ? Cách cổng Nam Quan 800 mét hay 2000 mét, hay 2500 mét ? V́ nhà cầm quyền CSVN không công bố hay không cho đến nơi xét nghiệm nên không rỏ đâu là sự thực. Nhưng có điều chắc chắn là CSVN đă nhuợng một số đất ở ải Nam Quan cho CSTH v́ từ cây số 0 biên giới nay không c̣n nh́n thấy cửa Nam Quan đâu nữa như lời ông Trần Khuê cả quyết.
Tại cột mốc cây số 0 biên giới có một cây si to lớn do Phạm Văn Đồng, thủ tướng Việt Cộng trồng năm 1965. Như thế từ năm 1965 CSVN đă nhường đất cho CSTH rồi. Trong thời này ông Hồ Chí Minh c̣n sống và ông Phạm Văn Đồng có trồng cây si làm kỷ niệm (dâng đất) th́ cũng phải có sự đồng ư của ông Hồ Chí Minh hay chính ông Hồ bảo ông Đồng đi làm cái việc trồng cây ấy. Như vậy việc dâng đất biên giới cho Trung Cộng đă có ít nhất từ năm 1965 do Hồ Chí Minh chủ xướng. Bây giờ đám Cộng Sản Việt Nam có dâng đất dâng biển cũng chỉ là “tiếp nối sự nghiệp dâng đất của Bác vô vàn kính yêu mà thôi !”
Ông Lư Công Luận có bài trên mạng từ Hà Nội ngày 4.2.02 nói về mất Ải Nam Quan, có đoạn như sau : “Thế là bác Mao mới nói với bác Hồ rằng : “Hiện nay nguyên liệu của Trung Quốc c̣n thừa, TQ làm hộ cho VN một đọan. Hơn nữa đổi bánh hoặc toa ở biên giới núi non cách trở, không tiện. Khi nào ḥa b́nh rồi, tháo gỡ ra cũng được.” (bạn đọc chú ư tất cả tà vẹt và kỷ thuật của TQ đă theo khung 1.2 m và của VN là 0.9 m). Bác Hồ vui vẻ nhận lời.
Cụm từ “vui vẻ nhận lời” măi về sau này, từ năm 1979 đến nay làm cho nhân dân khóc ṛng. Đoạn đường rầy TQ trên đất Việt có người nói 400 m, có người nói 4 km, theo tôi 400 m th́ đúng hơn. Đến năm 1979 TQ xua quân qua xâm chiếm nước ta, đến khi rút quân về, cho quân đội nhổ cột mốc cắm vào điểm cuối cùng đường rầy TQ tạo nên đường biên. Tôi hỏi nhiều người ngày xưa đi du học TQ, Liên Xô, Đông Âu bằng tàu lửa, người ta cũng công nhận đổi toa ở trong nội địa Việt Nam, đi măi mới tới biên giới có đồn canh VN và đồn canh TQ đối diện. Đến khi hai bên đă hữu hảo rồi, bên VN định xây lại đồn biên pḥng tại Ải Nam Quan, được trả lời đất VN kéo dài tới nơi có đường rầy VN thôi, chớ làm sao trên đất VN có đường rầy TQ được. Sau đó phái đoàn đàm phán VN qua vịn vào thỏa thuận xưa giữa hai “Bác” th́ TQ trả lời những truyện xưa không thể làm bằng chứng được, phải có văn bản hẳn hoi kia. Cuối cùng khi ông Lê Khả Phiêu qua TQ th́ thỏa thuận chia 52% thuộc về VN và 48% thuộc TQ và đường biên giới mới được vẽ ở cách Ải Nam Quan về nội địa VN 200 m. Nhiều người nói Ải Nam Quan phong thủy tốt vả lại là cái gai trong con mắt của TQ (mỗi lần lính TQ qua cửa Ải Nam Quan để vào nước ta là thấy rùng ḿnh, ớn lạnh) nên TQ bày ra cái mẹo lừa lịch sử này để cướp cho được.”
NHẬN XÉT :
Ông Lỳ Công Luận cho rằng đoạn đường rầy Trung Cộng làm trên đất Việt Nam là 400 m. Nhưng trước đó ông nói họ Mao nói với họ Hồ rằng đổi bánh hay toa ở biên giới núi non cách trở không tiện, tốt nhất nên đổi vào khu VN bằng phẳng cho tiện, và ông cũng nói là đổi toa ở nội địa ViệtNam, đi măi mới tới đồn canh biên giới. Nếu chỉ 400 m th́ đi một chút đă tới rồi, phải mấy cây số mới thấy xa. 400 m cách Ải Nam Quan đang c̣n là núi non chưa bằng phẳng. Ít nhất phải tới Đồng Đăng mới có khu đất bằng phẳng. Việt Cộng kỹ thuật kém cơi không biết làm đường sắt hay là chỉ biết bắt thanh niên đi chém giết thay v́ làm công nhân để phải nhờ Trung Cộng làm dùm. Con đường xe lửa do Pháp làm chạy từ Hà Nội lên Lạng Sơn, tới Đồng Đăng và Na Sầm c̣n tốt. Để tiếp tế cho chiến trường Đông Dương, Trung Cộng đề nghị làm con đường xe lửa từ Nam Ninh chạy xuống Bằng Tường đến Ải Nam Quan. Khúc từ Nam Quan đến Đồng Đăng sẽ do Việt Cộng làm. Đường rầy của Trung Cộng rộng 1.2 m c̣n đường do Pháp làm rộng 0.9 m . Khi hai khúc đường gặp nhau th́ phải đổi bánh hoặc đổi toa, Đáng lẽ khúc đường xe lửa gặp nhau ở Ải Nam Quan nhưng Việt Cộng không làm được phải nhờ Trung Cộng làm v́ thế đường rầy rộng 1.2 m TC làm chạy tới Đồng Đăng như tờ The Christian Science Monitor cho hay là trạm kiểm sóat hai bên đặt ở Đồng Đăng.
Khúc đường từ Đồng Đăng tới Ải Nam Quan là 4 km hay 5 km th́ đường rầy TC làm cũng dài cỡ đó. Lê Khả Phiêu đă nhường chia 52% cho VN và 48% cho TC, nghĩa là mỗi bên được phân nửa (half and half )! tức Việt Nam mất trên 2 km đất biên giới tại Ải Nam Quan. Thằng ăn cướp lấy của ta 10 đồng, ta đ̣i lại không được, năn nỉ măi nó mới cho lại 5 đồng và lấy làm mừng lắm v́ được những 5 đồng !
THÁC BẢN GIỐC
Một địa điểm khác được lưu ư là thác Bản Giốc. Thác Bản Giốc thuộc tỉnh Cao Bằng, phủ Trùng Khánh. Thác Bản Giốc nằm trên con sông Qui Xuân hay Qui Thuận cũng gọi là sông Quế Chung, ngày nay Việt Cộng gọi là sông Qui Sơn. Con sông này chảy theo ranh giới Việt Hoa trong quảng 20 cây số, nhưng con sông này thuộc địa phận Việt Nam. Thác Bản Giốc v́ thế cũng thuộc vể Việt Nam. Thác Bản Giốc rộng 65 mét và cao 40 mét, rất hùng vĩ đẹp đẽ. Đây là một thắng cảnh của Cao Bằng thu hút khách du lịch. “Đây là một trong những vùng đẹp nhất của Tonkin”.
Thác này khi trước có tên là thác Tụ Long. Có một đồn canh biên giới ở Bản Giốc gần đó nên lấy tên Bản Giốc đặt cho thác, thành Thác Bản Giốc.
Thác này đă được Việt Cộng nhường cho Trung Cộng. Thác từ nay thuộc về Trung Cộng. Khúc sông Qui Xuân 20 cây số ranh giới khi trước ở bên kia sông, con sông hoàn toàn thuộc về Việt Nam th́ nay khúc sông 20 cây số có thác Bản Giốc thuộc về Trung Cộng. Ranh giới ở về phía Việt Nam. Ông Lê Công Phụng giải thích rằng, cột mốc nằm trên một g̣ giữa sông, chia sông thành 3 phần, Việt Nam được 1/3 c̣n 2/3 thuộc về Trung Hoa.
“Tập Bản Đồ Hành Chánh Việt Nam do nhà Xuất Bản Bản Đồ in, giấy phép 20/1/03, in tháng 7 năm 2003, có ghi tiếng Anh : Administrative Atlas, Cartographic Publising House, trang số 7 tỉnh Cao Bằng, tỷ lệ 1 : 600.000 tức 1cm bằng 6km thực địa”, con sông Qui Xuân được ghi là Qui Sơn chảy theo vùng biên giới từ xă Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh qua xă Minh Long thuộc huyện Hạ Lang, khúc sông 20 cây số biên giới này kể từ Thác Bản Giốc dọc khoảng 10 cây số ranh giới vẽ con sông thuộc về Trung Cộng, vào khoảng 5 cây số tiếp theo, khúc sông không có vẻ ranh giới, có lẽ khúc này con sông được chia đôi, khúc dưới cho đến khi sông chảy vào nước Tàu th́ ranh giới vẽ con sông thuộc về Việt Nam. Như thế, sự giải thích của ông Lê Công Phụng đúng, khúc sông này chia 3 th́ Trung Cộng chiếm 2 phần phía trên có thác Bản Giốc c̣n 1 phần phía dưới chẳng có giá trị ǵ thuộc về Việt Cộng ! Thác Bản Giốc mất đứt đuôi con ṇng nọc rồi c̣n ǵ nữa.
Tài liệu Nghiên cứu Địa Chất tại vùng Đông Bắc Bắc Kỳ viết về xứ Trùng Khánh và xác nhận Thác Bản Giốc của Việt Nam như sau :
“Ở về phía Bắc của các ngọn đồi Bồng Sơn là xứ Trùng Khánh. Đây là nơi có thể được xem như là một trong những địa điểm diễm lệ nhất của vùng xinh đẹp nầy. Nó biểu lộ trước hết về phía Tây một cḥm núi đá vôi cây mọc um tùm mà đỉnh cao nhất là Deou Leou (889 m). Cḥm núi nhỏ này giới hạn ở phía Đông bằng những ngọn đồi phiến nham thuộc Trà Lĩnh, thực tế là vùng nối dài về phía Tây Bắc của Quảng Yên. Nó tự giới hạn về phía Tây qua một vùng trũng không rơ rệt, phân biệt bằng một vùng rất đặc thù : cao nguyên Hang Ga. Cao nguyên này được biểu lộ qua những ngọn đồi cỏ thấp và các núi đá nhỏ có h́nh dáng lạ kỳ, chia cách ở giữa là một chuổi những thung lũng được trồng lúa.
Những ngọn đồi Hang Ga cao tới 809 m. Phía Tây Bắc của cao nguyên, chúng hạ thấp dần dần về hướng Đông Nam, đến cao độ chừng 650 m. Bờ ŕa phía Đông của cao nguyên th́ xuôi thoải xuống bằng một dốc cao hướng về Nam Ta.
Sông Nam Ta là một con sông rất đẹp từ đất Tàu đổ vào Tonkin ngay tại vùng chung quanh lô cốt Bong Giao, có độ cao 575 m. Thung lũng của nó, trước hết thắt hẹp lại ở cửa vào bởi hai bờ đầy bóng cây giẻ che mát, mở rộng ra sau khi qua cầu Ban Bao. Sông chảy cho đến những ngọn đồi ở Bồng Sơn, làm cho ruộng rẫy trù mật. Sông cũng đổ qua Tong Hue mà ta nhắc đến tại đây có cây cầu thật tráng lệ.
Ở tả ngạn sông Nam Ta là một vùng đá vôi quan trọng, dường như là nối tiếp với vùng đá vôi Quảng Yên, qua trung gian của rặng núi nhỏ B́nh Lang (802m). Vùng đá vôi này bắt đầu ở phía Nam, dựa vào những ngọn đồi Bồng Sơn, thuộc vùng chung quanh Tụ Mỹ, tại đây nó bị soi ṃn và tạo thành một chuổi những lũng tṛn, những lũng này thông thương giữa chúng với nhau, và đáy của chúng th́ có chung một mặt nghiêng, độ cao 600 gần ở Tụ Mỹ và độ cao 400 trong thung lũng Nam Ta. Phần lớn những lũng này có người Thổ sinh sống, bằng nghề làm nông. Bao bọc chung quanh là những thành đá có cây mọc, bờ dốc thẳng đứng, cao chừng 200 m.
Vùng đá vôi có cùng một đặc tính tiếp tục lan về hướng Bắc bên tả ngạn sông Nam Ta, sau đó suốt chiều dài đoạn biên giới chạy lên hướng Đông Bắc.
Đá vôi này cấu tạo thành một khối gần như nằm ngang, bị cắt thành nhiều lũng cao đều, nối tiếp nhau và có chung mặt phẳng cao độ 600 m. Sau đó các lũng này cách rời nhau bằng những ngọn đèo không cao lắm, hay kết hợp thường xuyên lại với nhau bằng những vết cắt có cùng mực cao, tạo thành như là những thung lũng thật sự. Phía đáy lũng chứa đầy đất sét không chất vôi, trồng trọt rất nhiều. Đỉnh cao nhất là đèn báo Lũng Đinh, cao 914 m. Các thung lũng soi ṃn nằm theo hướng Tây Bắc đến Đông Nam. Cận hướng Đông Bắc th́ khu đá vôi Phong Nam tạo thành một chỏm núi đặc thù. Kể từ hành lang hùng vĩ do sông Qui Xuân (Kouei Chouan) xoáy ṃn tạo thành đến điểm sông này chảy vào Tonkin, và con suối ở cột mốc số 76 chảy vào sông Qui Xuân. Cḥm núi này mọc sừng sững lên giữa ḍng sông, cao khỏang 500 m. Sự nước soi ṃn đă tạo chúng thành những đỉnh khuy (piston), hoặc những khối vuông gần sát nhau, chồng lên thành những bậc thềm từ dưới chân lên đến đỉnh. Khắp nơi cây cối mọc đầy, hiểm trở không thể leo lên được.
Sông Qui Xuân theo hướng Đông Bắc trong vùng núi này chảy ở giữa hai tường đá rất cao. Bờ tả ngạn, có chung phong thái với Phong Nam, chỉ là sự nối dài từ bên Tàu. Nhiều bằng chứng đá vôi, được đẽo thành đỉnh nhọn cao thấp đủ cỡ, rải rác khắp noi trong thung lũng.
Trung tâm của xứ Trùng Khánh th́ đồi cỏ chiếm đầy, và chúng khác với bộ dạng với vùng đồi ở xứ Bồng Sơn.
Phần phía Tây của vùng này th́ được tạo thành do những ngọn đồi tương đối thấp, che phủ cỏ lau. Phần ở giữa, trải dài vài cây số ở phía Bắc và phía Nam của Chi Choi, th́ biểu lộ dưới dạng những đồi nhỏ, bụi rậm phủ đầy, cắt ngang bằng nhiều khu rừng nhỏ.
Vùng này con sông Qui Xuân chảy qua ở gần Chi Choi. Sông này sau khi ra khỏi vùng đá vôi Phong Nam, mở rộng phía dưới hạ lưu thung lũng của nó. Tại đây dân bản xứ tưới nước rất nhiều bằng hệ thống tưới bằng ống tre. Con sông này mở một con đường ngoằn ngoèo trong vùng phía Đông của phủ Trùng Khánh và chảy xuống hết ghềnh thác này qua ghềnh thác khác để đến biên giới Đông Bắc, kế cận Bản Giốc. trước khi chảy qua vùng đồi Bồng Sơn. Công sự Bản Giốc, hiện nay bỏ trống, cheo leo trên một núi đá cao khỏang 30 thước, nh́n xuống những ghềnh thác của con sông và vùng đồng bằng rất đông đảo dân cư, với những tường cao bao quanh.
Đây là một trong những vùng đẹp nhất Tonkin, nếu không v́ xa xôi và v́ khó khăn phương tiện lưu thông, nó rất xứng đáng để du khách đến thăm viếng với những hang động, những cây cầu h́nh chữ Z bắc lên những tảng đá để băng qua sông, và nhất là cái thác hùng vĩ, gọi là thác bậc thềm có tên là Tụ Tổng, được người Châu Âu biết nhiều qua tên Thác Bản Giốc.
Một con đường tốt xe đi được chen giữa những khối đá bạch vân h́nh dáng kỳ lạ, nối phủ Trùng Khánh và Bản Giốc. Đường đi qua, kề cận Po Tau, một vùng rất bị soi ṃn mà đá vôi chỉ c̣n lại những đỉnh khuy nhỏ, lẻ loi. Đó là con đường nối tiếp của con đường từ Trà Lĩnh đến Trùng Khánh. Nó chạy uốn khúc từ lũng này qua lũng khác, xuyên qua những chóm núi đá Deou Leou, sông Nam Ta và cao nguyên Hang Ga.
Vùng Trùng Khánh có nhiều dân Thổ và Nùng, họ trồng lúa trong những vùng thấp dễ dẫn nước và mặt khác là bắp, lúa mạch đen, cây thẩu (làm thuốc phiện) và một ít lúa ḿ tại các nơi khác.” (Trương Nhân Tuấn trích dịch tài liệu Bulletin du service Géologique de l’Indochine, Volume XI, Fascicule I, Etudes Géologiques sur le Nord Est du Tonkin, (Feuilles de Bảo Lạc, Cao Bằng, Hạ Lang, Bắc Kạn, Thất Khê và Long Châu), René Bourret, Hanoi Haiphong Imprimerie d’Extrême d’Orient- 1922, trang 32,33,34)
Một tài liệu khác tả cảnh Thác Bản Giốc : “Trên vùng phía Bắc (vùng II Quân sự), sông Qui Thuận chảy qua Trùng Khánh Phủ. Đây là một phụ lưu sông Tây Giamg (Si Kiang). Có chiều rộng khỏang 60 thước, chảy vào Tonkin qua cửa Ải Lung và chảy vào lại đất Tàu ở gần công sự Tàu, có tên Nam Ton, sau khi đă tưới một thung lũng rộng lớn và trù mật. Hai cây số trước khi rời khỏi đất Tonkin, sông này chảy xuống một bậc đá và tạo thành một cái thác tuyệt đẹp cao khỏang 40 thước. Từng cột nước khổng lồ, trước hết rơi xuống vang rền trên một trũng nước, sau đó dội ngược lên thành những chùm tua đầy bọt nước, chảy trên những bậc thềm bóng láng. Vào mùa mưa, thác này mang một h́nh thái tuyệt trần, tiếng động của nó âm vang ra tận ngoài thật xa, dội vào vách núi đá nghe như sấm động, trong lúc những đám mây hơi nước được tạo thành ở các bên bờ tan ra tạo thành một đám mưa lâm râm thật sự.
Con sông này có một phụ lưu, là con suối Bản Tước. Suối chảy dọc theo con đường từ Hạ Lang đến Trùng Khánh Phủ. Trước khi tới công sự ghi trên không lâu, con đường và ḍng suối đi vào một hang động, song song nhau trong khoảng 300 thước, dưới một ṿm đá, có lúc khá cao. Con đường ra khỏi hang bắng những bậc thềm tạo thành một cầu thang, đẽo vào đường rănh của một tảng núi đá (cheminée) hầu như thẳng đứng, trong lúc ḍng suối th́ chảy khuất vào trong đá và chỉ lộ ra khá xa trong đồng bằng.” (Trương Nhân Tuấn, dịch tài liệu Au Tonkin et sur la frontière du Kwang Si, Bắc Kỳ và biên giới Quảng Tây, nhà xuất bản Auguste Challamel, nhà sách Thuộc Địa năm 1895 của Commandant Famin, Cdt Famin là Phó Chủ tịch Ủy ban Phân Giới)
Lê Công Phụng nói rằng có 174 điểm tranh chấp về biên giới, ông ấy chỉ cho biết có 2 địa điểm là Ải Nam Quan và Thác Bản Giốc th́ ta thấy cả hai địa điểm này đều bị Việt Cộng nhường (hay bán) cho Trung Cộng c̣n 172 điểm khác nó ở đâu và ta đă mất bao nhiêu đất ?
“Theo tài liệu Pacific Forum CSIS Comparative Connections, cuộc thương thảo lần cuối (thứ 15) giữa hai bên Việt Hoa kéo dài một tháng từ 22.6.1999 đến 22.7.1999, hai bên nổ lực làm việc để kịp thời hạn kư kết Hiệp ước vào cuối năm theo lệnh của các Chủ tịch đảng. Mất thời gian nhất là một số “bất đồng ư kiến về ranh giới trong 76 vùng tranh chấp”. Lược qua các ghi chép (chronology) của CSIS về các cuộc viếng thăm qua lại giữa đôi bên, hay các cuộc thảo luận song phương, người ta thấy rất rơ là Hà Nội luôn luôn ở thế bị động và sau những lần giằng co từ chối, đều phải chấp nhận những đ̣i hỏi của Bắc Kinh.”
Theo “Kháng Thư Của Người Việt Hải Ngọai Tố Cáo Đảng Cộng Sản Nhượng Đất Bán Nước Cho Ngoại Bang” do Luật sư Nguyễn Hữu Thống soạn, công bố tháng 1 năm 02, cho biết :
“Theo nhận định của giới am hiểu th́ thời điểm lấn đất đă thực sự phát khởi từ đầu thập niên 1950, thời chiến tranh Đông Dương thứ nhất, khi Bắc Kinh tiếp tế quân trang, quân dụng, cung cấp cố vấn và cán bộ huấn luyện cho Bắc Việt. Các xe vận tải và xe lửa đă chạy sâu nhiều cây số vào lănh thổ Việt Nam để lập các cơ quan chỉ huy, trung tâm huấn luyện, điều quân, tiếp tế và chôn dấu vũ khí. Trong chiến tranh Đông Dương thứ hai hàng trăm ngàn binh sĩ (300.000 quân) Trung Quốc, đă đồn trú tại Bắc Việt để giữ an ninh lănh thổ khi các sư đoàn chính quy Bắc Việt kéo vào xâm chiếm Miền Nam trong các chiến dịch Tổng công kích (Tết Mậu Thân) và Tổng công kích Xuân Hạ (1972, Mùa Hè Đỏ Lửa). Và trong chiến tranh Việt Trung (1979) Quân đội Trung Quốc đă kéo sang tàn phá 6 tỉnh miền biên giới và khi rút lui đă đem công binh gài ḿn nhiều cây số trong nội địa Việt Nam.
Trong những cuộc tấn công và tiếp viện này họ đă kéo theo từng đoàn sắc tộc dân thiểu số Trung Hoa từ Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông sang chiếm đất và định cư tại miền biên giới, sâu trong lănh thổ Việt Nam. Nay Bắc Kinh tạo áp lực buộc Hà Nội phải theo chính sách hợp thức hóa t́nh trạng đă rồi (politique du fait accompli). Họ bắt đảng Cộng sản Việt Nam phải vẽ lại ranh giới theo thỉnh nguyện của các sắc dân thiểu số Trung Hoa trú ngụ tại biên giới.
Theo sự ước tính của các giới am hiểu th́ Việt Nam đă nhượng cho Trung Quốc một giải đất từ 2 cây số đên 12 cây số dọc theo lằn biên giới dài khoảng 1.300 cây số. Như vậy tổng diện tích đất bị mất có thể là từ 2.600 cây số vuông tới 15.600 cây số vuông.
V́ Hiệp ước Biên giới không được công bố nên không ai biết rơ những vùng đất nào đảng cộng sản Việt Nam đă nhượng cho Trung Quốc. Nhiều người tiết lộ rằng Việt Nam đă mất những địa danh như Ải Nam Quan và thị trấn Đồng Đăng tại Lạng Sơn, Thác Bản Giốc tại Cao Bằng.
PHẦN VII
CS. VIỆT NAM DÂNG BIỂN CHO CS. TRUNG HOA
Sau khi kư Hiệp Định dâng đất ngày 30 .12. 1999, đến ngày 25. 12, 2000. Cộng sản Việt Nam lại kư Hiệp định “Phân Định Vịnh Bắc Bộ” và “Hiệp Định Đánh Cá” để dâng trên 11.000 cây số vuông biển ở Vịnh Bắc Việt cho Cộng sản Trung Hoa.
Vịnh Bắc Việt (Golfe de Tonkin, Gulf of Tonkin) có nhiều đảo, tính được 1300 đảo lớn, tính cả đảo nhỏ, con số lên đến 2000. Hầu hết các đảo này đều nằm trong hải phận Việt Nam, nhiều nhất là ở Vịnh Hạ Long. (Vịnh Hạ Long được Liên Hiệp Quốc đưa vào danh sách các Di Sản Thế Giới). Các đảo này chằng chịt, có nhiều hang động rất dễ làm chỗ ẩn nấp cho đám cướp biển. Người Pháp khi mới chiếm được Việt Nam liền nghĩ ngay đến việc tiễu trừ đám hải tặc này. Họ thấy cần có một Hiệp ước với người Tàu để minh định lằn ranh biển cho tiện việc tiễu trừ đám cướp biển này mà không đụng chạm ǵ tới nước Tàu. (Đám cướp biển này, dân ta gọi là giặc Tàu Ô, đă làm điêu đứng nước Tàu trong nhiều thế kỷ suốt dọc bờ biển Trung Hoa. Trong các đám cướp biển này, phần lớn lại là người Nhật mà Tàu gọi là Nụy Khấu (Giặc Lùn). Truyện Kiều có nói đến một tuớng cướp biển nổi danh là Từ Hải, đời Gia Tĩnh nhà Minh (1522-1566). Hồ Tôn Hiến được cử giữ chức Tổng đốc quân vụ đi tiễu trừ, Hồ Tôn Hiến đánh không lại Từ Hải nên bày mưu thuyết phục Kiều dụ Từ Hải ra hàng sẽ được ân xá và giữ chức quan. Từ Hải nghe theo lời Thúy Kiều mở cứa thành ra hàng, ngờ đâu : “Hồ Công ám hiệu trận tiền, Ba bề phát súng, bốn bên kéo cờ. Đang khi bất ư chẳng ngờ, Hùm thiêng khi đă sa cơ cũng hèn”. Thế là Từ Hải v́ mắc mưu mà chết: “Khí thiêng khi đă về thần, Nhơn nhơn c̣n đứng chôn chân giữa ṿng”. Hồ Tôn Hiến là ông cố ông sơ của Hồ Cẩm Đào, Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Hoa ngày nay.)
Năm 1887, Pháp kư với nhà Thanh (Tàu) Hiệp Ước Brévié phân ranh vùng Vịnh Bắc Việt (CSVN gọi là Vịnh Bắc Bộ, Pháp gọi là Golfe de Tonkin). Đường Brévié chạy từ đảo Trà Cổ (Móng Cáy) dọc theo kinh tuyến Paris 105o 43’, tính theo kinh tuyến Quốc tế Greenwich là 108o 03’ 18’’ E. ta sẽ gọi đường đó là “đường đỏ”. Đường đỏ ranh giới chạy suốt từ Đông điểm của đảo Trà Cổ ở Móng Cáy phía Bắc xuống đến đường “Đóng Cửa Vịnh” (ligne de fermeture). Đường đóng cửa vịnh vạch từ Vĩnh Linh, Đồng Hới qua đảo Cồn Cỏ đến mủi Oanh Ca của Tây nam đảo Hải Nam (Yinggechai Hainan).
Lúc phân chia hải phận, phía Trung Hoa đă đ̣i Pháp phải trao vùng Vạn Xuân và doi đất Bạch Long của Việt Nam cho họ. Người Pháp v́ muốn trao đổi quyền lợi kinh tế và thuận tiện trong việc phân ranh vùng Vịnh nên đă nhượng dải đất dài 17 km. này cho Trung Hoa. (Dải đất này là phần đất c̣n lại cuối cùng của Châu Hợp Phố nước Văn Lang thời các vua Hùng mà người Tàu cứ dần dà chiếm từ đời nhà Đường qua các triều đại Trung Hoa cho đến thời Pháp thuộc). Nếu dải đất đó không bị Pháp nhượng cho Tàu th́ Việt Nam sẽ c̣n được lợi thêm 27 km. chiều ngang hải phận nữa. Và ta cũng nên nhớ là Pháp đă nhượng 6 châu phía Tây Bắc của tỉnh Lai Châu cho Tàu để họ vui ḷng kư Hiệp Ước Phân Định Vịnh Bắc Việt này. Theo đó, Việt Nam được 62% và Trung Hoa được 38% biển trong Vịnh Bắc Việt. (Tàu gọi Vịnh Bắc Việt là Giao Chỉ Dương, Ch’iao Chih Zang, cho thấyVịnh Bắc Việt này là của Việt Nam).
Việt Cộng sau khi dâng hay bán đất trừ nợ (mua vơ khí giết dân Việt Nam) hay thực hiện lời hứa của Hồ Chí Minh (thể hiện qua bức thư Phạm Văn Đồng), cho Trung Cộng ải Nam Quan, thác Bản Giốc và suốt dọc biên giới trên đất hàng ngh́n km2, nay lại kư Hiệp Ước Hải Phận dâng hàng chục ngàn km2 biển.
Để mưu đồ xâm chiếm vùng Vịnh Bắc Việt, Trung Cộng trong các thập niên 70, 80, 90 đă vạch ra một vùng “Cấm Xâm Nhập” (Hand off area) tại Vịnh Bắc Việt. Vùng Hand off này bất chấp làn ranh đỏ của Hiệp Ước Brévié đă kư kết giữ Pháp và nhà Thanh, Trung Cộng tự động xâm chiếm một vùng biển lấn qua phía Việt Nam rộng lớn kéo dài từ vĩ tuyến 18 đến 20o Bắc, rộng suốt 1o dài từ kinh tuyến 107o đến 108o Đông. Tính ra có đến 72.000 hải lư vuông.
Để ra oai chủ quyền, Trung Cộng cấm không Việt Cộng không được đụng chạm tới vùng Hand off này, c̣n Trung Cộng th́ cho các tàu vào làm công tác gọi là nghiên cứu địa chất. Các tàu này họat động ngay tại cửa biển Hải Pḥng, cách Thái B́nh chỉ có 70 dậm, khoảng 120 cây số. Vùng Hand off này c̣n tác hại đến các ngư dân Việt Nam ta sẽ thấy sau này.
Sau khi đă ḍ dẫm, đe dọa qua nhiều thập niên, sau khi đă đạt được thắng lợi to tát ở biên giới trên đất, Trung Cộng ra tay ép Việt Cộng phải kư “Hiệp Định Phân Định Vịnh Bắc Bộ” gọi tắt là “Hiệp Định Bắc Bộ”, xóa bỏ Hiệp Ước Brévié năm 1887 mà Việt Nam được 62% và Trung Hoa 38%, nay th́ Trung Cộng được 47% c̣n Việt Cộng chỉ c̣n 53%, mất 9% dỉện tích Vịnh. Trung Cộng chiếm trọn vùng biển sâu của Vịnh Bắc Việt.
Vùng biển sâu này là nơi tiềm tàng có khả năng chứa đựng dầu khí theo như chuyên viên quốc tế cho biết như thế v́ nơi đây là khu vực thủy tra thạch kết tầng. Khoa địa chất học cho biết th́ loại tài nguyên dầu khí quư giá này thường nắm kẹt trong lớp thủy tra thạch do sông ng̣i bồi đắp mà ở Vịnh Bắc Việt này là do Sông Hồng tạo ra. Đảo Hải Nam không có sông lớn nào chảy ra Vịnh Bắc Việt cả. Vậy mà bọn Trung Cộng ngang nhiên chiếm hữu c̣n bọn Việt Cộng th́ cúi đầu tiến dâng nguồn tài nguyên quư giá đó của Tổ Quốc cho Bắc phương.
Để gọi là cho có danh chính ngôn thuận, Trung Cộng nói rằng Hiệp Ước Brévié do nhà Thanh kư với Pháp không công bằng v́ lúc đó nhà Thanh ở thế yếu và Hiệp Ước đó Việt Nam chiếm tới 2/3 Vịnh. Chúng ta t́m hiểu xem Hiệp Ước Brévié kư giữa nhà Thanh và Pháp năm 1887 có công bằng hay không :
1- Như ta đă biết Pháp đă phải để mất 6 châu ở vùng Tây Bắc Lai Châu và dải Vạn Xuân cho nhà Thanh để đổi lấy việc kư Hiệp Ước này. Tại sao Trung Cộng không nói đến việc trao đổi này ? Nay Trung Cộng đ̣i phân định lại Vịnh, sao Việt Cộng không đ̣i Trung Cộng phải trả lại 6 châu và dải Vạn Xuân đă mất ?
2- “Hiệp ĐịnhVịnh Bắc Bộ” năm 2000 giữa Trung Cộng và Việt Cộng phủ nhận hoàn toàn Hiệp Ước Brévié năm 1887. Hiệp Ước Brévié mà làn ranh phân chia là “Đường Đỏ” kéo dài từ Đông đảo Trà Cổ, Móng Cáy thẳng xuống Đông đảo Cồn Cỏ, Quảng B̀nh, nơi đóng cửa Vịnh.
Vào năm 1974 Trung Cộng và Việt Cộng đă có những cuộc thương thuyết về vùng Vịnh Bắc Việt. Hai bên có bất đồng về Đường Đỏ, Trung Cộng th́ cho rằng Đường Đỏ chỉ là “Đường Quản Lư Hành Chánh” c̣n Việt Cộng th́ cho Đường Đỏ có vai tṛ phân chia hải phận. Cuộc thương thuyết dằng cưa, nhưng rồi Việt Cộng đột ngột thay đổi thái độ quay một ṿng 180o khi có những nhân vật thân Trung Cộng lên nắm quyền hành. Việt Cộng đă kư một Hiệp Định dâng Vịnh Bắc Việt cho Trung Cộng. Thế rồi Lê Công Phụng, rồi Nguyễn Di Niên lên tiếng tuyên bố là từ trước tới nay Vịnh Bắc Bộ chưa hề được phân định nên cần phải phân định lại. Rồi cả hai lên tiếng rêu rao là “một thắng lợi lớn” của Viêt Nam. Nhưng thật ra th́ Vịnh Bắc Việt đă được phân định khi Pháp Thanh kư Hiệp Ước năm 1887 có bản đồ đính kèm c̣n nằm trong thư viện Pháp quốc Hải ngoại (CAOM) tại Aix-En-Province, France. Chẳng có thắng lợi nào cả mà chỉ có mất biển.
3- Theo các tiêu chuẩn quốc tế về bờ biển lởm chởm chỗ lồi chỗ lơm, các đường ranh giới ngoằn ngoèo phức tạp, luật biển Liên Hiệp Quốc cho phép được vẽ những đoạn đường thẳng căn bản nối liền mui đất và đảo. Tưởng rằng Việt Cộng sẽ căn cứ vào khoản này để bảo vệ lănh hải, đâu có ngờ để Trung Cộng thao túng lấn lướt chiếm phân nửa lănh hải, đưa ranh giới vào sát bờ biển Việt Nam, chiếm phần sâu của Vịnh, nơi có nhiều tài nguyên.
4- Tính về dân số sống bên bờ Vịnh, phía Việt Nam có 20 triệu, nếu tính toàn cả Bắc Việt và Bắc Trung Phần th́ dân số lên đến 40 triệu. Phía Trung Cộng là 6 triệu, nếu tính toàn cả dân số đảo Hải Nam bên bờ Thái B́nh Dương là 9 triệu tất cả. Như thế, dân số phía Việt Nam áp đảo, có quyền sở hữu phần Vịnh nhiều hơn. Dân nhiều hơn th́ cần nhiều nước hơn.
5- Tính về việc đóng góp cho thành h́nh Vịnh, các sông ng̣i ở Việt Nam vừa nhiều vừa có lưu lượng lớn hơn, tải phù sa hàng chục lần hơn phía Trung Cộng. Các thủy tra thạch do sông ng̣i Việt Nam tạo thành ở Vịnh, nay để cho Trung Cộng lấn lướt hưởng thụ.
Thế mà Hiệp Định kư ngày 25.12.2000 Việt Cộng đă để cho Trung Cộng chiếm tới 46,77%, phía Việt Nam chỉ c̣n 53,23%, tính ra mất hơn 11.000 cây số vuông biển, mà phần mất lại là vùng béo bở nhất, có nhiều hải sản, tiềm năng dầu khí và các mỏ quặng.
Vịnh Bắc Việt đang c̣n được phù sa bồi, mỗi năm mỗi lấn ra biển. Vùng đồng bằng Bắc Việt ngày nay trước là biển mới được bồi đắp do sông Hồng và các phụ lưu trong khoảng mấy ngàn năm gần đây. Một ngày kia, có lẽ vào khoảng ngàn năm nữa, phù sa sông Hồng sẽ đắp vùng biển Bắc Việt ra đến làn ranh mà Việt Cộng kư, lúc đó vùng vịnh Bắc Việt về phía Việt Nam sẽ không c̣n nữa và biển lúc ấy đều thuộc về Trung Hoa cả !
HIỆP ĐỊNH ĐÁNH CÁ
Đồng thời kư “Hiệp Định Phân Định Vịnh Bắc Bộ”, Việt Cộng và Trung Cộng cũng kư “Hiệp Định Hợp Tác Nghề Cá ở Vịnh Bắc Bộ”, gọi tắt là Hiệp Định Đánh Cá. Hiệp Định này có hiệu lực thi hành từ ngày 30.6.04.
Theo “Hiệp Định Hợp Tác Nghề Cá ở Vịnh Bắc Bộ” th́ hai bên Việt Cộng và Trung Cộng thỏa thuận thành lập “Vùng Đánh Cá Chung” rộng 61 hải lư, mỗi bên 30,5 hải lư tính từ đường phân tuyến vạch ra, từ phía Nam đảo Bạch Long Vĩ, vĩ tuyến 20 (Ninh B́nh, Thanh Hóa) đến đóng cửa Vịnh tại vĩ tuyến 17 (Quảng B́nh, Quảng Trị).
Diện tích toàn Vịnh Bắc Việt là 120.000 km2. Vùng đánh cá chung rộng 33.500 km2, chiếm 27,9% diện tích của toàn Vịnh, cách bờ biển của hai bên chừng 30 hải lư. Hiệp Định Đánh Cá có giá trị 15 năm.
Theo sự phân định hải phận mới kư kết ngày 25.12.2000 th́ phần Trung Cộng góp vào vùng đánh cá hầu hết là nằm trong vùng biển mà họ vừa được phía Việt Cộng nhường cho, c̣n phía Việt Cộng lại phải góp phần biển của ḿnh vào vùng đánh cá chung. Tóm lại, ngoài phần được phía Việt Cộng nhường phần biển mới, Trung Cộng lại c̣n lấn thêm vào phần biển c̣n lại của Việt Nam.
Theo Hiệp Định Đánh Cá này th́ tại Quảng B́nh biển rộng chừng 120 hải lư, theo đường ranh mới, Việt Nam được 60 hải lư, trừ 30 hải lư cho vùng đánh cá chung th́ Việt Nam chỉ c̣n 30 hải lư. Ninh B́nh biển rộng chừng 170 hải lư, theo đường ranh mới Việt Nam được chùng 60 hải lư, góp 30 hải lư cho vùng đánh cá chung, Việt Nam c̣n 30 hải lư gần bờ. C̣n bờ biển các tỉnh Hà Tỉnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Thái B́nh cách vùng đánh cá chung chỉ vào khoảng từ 40 đến 50 hải lư. Theo đó, ngư dân Việt Nam chỉ c̣n khoảng 40 hải lư để đánh cá. Trong khi đó dân Hải Nam có đến 115 hải lư để đánh cả ở vùng Vịnh Bắc Việt và 200 hải lư đặc quyền kinh tế ở phía Đông thuộc Thái B́nh Dương, tính ra có đến 315 hải lư để đánh cá. Thật là một sự bất công quá đáng đối với Việt Nam.
Trung Cộng hiện nay có một đội tàu đánh cá vào hàng mạnh nhất trên thế giới. Trong số 17 quốc gia ngư nghiệp phát triển có tàu đánh cá trên 100 tấn th́ Trung Cộng đă chiếm đến 40%, so với Hoa Kỳ chỉ có 5%, Nhật Bản 3%, Đại Hàn 2%, Việt Nam không có trong số này. Các tàu Trung Cộng trang bị lưới cá dài có tầm đánh bắt trên 50 hải lư. Tàu Trung Cộng cứ đậu ở vùng đánh cá chung mà chăng lưới vào sát bờ biển từ Thái B́nh xuống đến Quảng B́nh, Quảng Trị để bắt hết tôm cá, hải sản của Việt Nam. Ngư dân Việt Nam sẽ đi về đâu ?
(Bản tin ngày 10.1.05 đưa tin tàu chiến Trung Cộng bắn vào các thuyền đánh cá Việt Nam vào ngày 8.1.05 tại Vịnh Bắc Việt thuộc hải phận Thanh Hóa, giết 9 người, bắt đi 8 người và làm bị thương một số người khác, đánh ch́m một thuyền, làm hư hại nhiều chiếc khác, bắt kéo nhiều thuyền về đảo Hải Nam. Măi đền ngày 14.1.05 chính quyền Việt Cộng mới lên tiếng than phiền một cách yếu ớt, c̣n các báo th́ không dám nói tàu Trung Cộng bắn mà chỉ nói là tàu nước ngoài. Hăng thông tấn AP tường thuật nói rơ là tàu Trung Cộng bắn và cho biết hiện nay (tới ngày 15.1.05) ở cảng Busuo (Ba Sao) tại Dongfang trên đảo Hải Nam, đă có 9 tàu đánh cá cùng khoảng hơn 80 ngư dân Việt Nam bị Trung Cộng bắt. Hiệp Định kư chưa ráo mực, đă tác hại đến sinh mạng và quyền lợi của ngư dân Việt Nam. Những người Cộng sản Việt Nam phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhân dân và Tổ quốc Việt Nam v́ hành động bán đất bán biển cho Trung Cộng. Lúc tàu đánh cá Việt Nam bị tàu Trung Cộng bắn có kêu cứu, vậy lúc ấy tàu tuần duyên Việt Cộng ở đâu, sao không đến cứu ? Hay là tảng lờ để mặc t́nh cho Trung bắn giết ?
Vịnh Bắc Việt là nơi thường xấy ra gió băo làm ngư dân rất đỗi kinh hoàng. Ngày trước chưa có các cơ sở khí tượng và thông tin hiện đại để loan báo các cơn giông băo nên mỗi lần đi biển đánh cá là một nỗi lo âu cho ngư phủ và cho thân nhân ở nhà. Thuyền bè bị đắm, ngư phủ bị chết rất thường hay xẩy ra. Người dân Thanh Hóa có câu truyện rất thương tâm kể người mẹ khuyên con gái lấy chồng: “Con ơi con, con chịu lấy nó, ba cơn sóng gió, con lại về nhà mẹ con”! Ngày nay, trước mủi súng của quân Trung Cộng, câu nói đó được sứa lại như sau: “Con ơi con, con chịu lấy nó, tàu Trung Quốc bắn nó, con lại về nhà mẹ con”! Người dân Thanh Hóa vốn nghèo, thường hay thiếu ăn phải đi ăn xin ở các địa phương xa. Nay dân đánh cá bị Trung Cộng bắn giết, không dám ra biển, hàng ngũ cái bang lại thêm nhân số. Chính quyền cộng sản đă không có kế hoạch cứu trợ lại c̣n đánh thuế những người đi ăn xin gọi là “thuế hành khất” để được cấp giấy chứng minh thư hành nghề! Thật chưa từng thấy một chính quyền nào bóc lột nhân dân đến táng tận lương tâm như vậy).
Hiệp Định Đánh Cá c̣n kéo theo nhiều tác hại khác. Theo Hiệp Định Vịnh Bắc Bộ này có khoản nói rằng : “Khi dầu khí được phát hiện, hai bên sẽ khởi sự hợp tác khai thác”. Liệu khi dầu khí được phát hiện ở khu vực của Trung Cộng, Việt Cộng sẽ có được “hợp tác khai thác” hay không ? Hay chỉ phải để cho Trung Cộng “hợp tác khai thác” một khi ở khu vực Việt Nam có dầu khí ? Có thể lấy thí dụ các ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Cộng bắn giết th́ rơ.
QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA.
Ngoài khơi Việt Nam có 2 quần đảo. Quần đảo phía Bắc ở vào vĩ tuyến 16o 30’ là quần đảo Hoàng Sa. Phía Nam ở vào vĩ tuyến 8o 39’ có quần đảo Trường Sa.
Quần Đảo Hoàng Sa (Băi Cát Vàng)
Theo sách “Phủ Biên Tạp Lục” do Lê Quư Đôn soạn năm 1776 viết về Hoàng Sa như sau : “..Phủ Quảng Ngăi, ở ngoài cửa biển xă An Vĩnh, huyện B́nh Sơn có núi gọi là Cù Lao Ré rộng hơn 30 dặm. Trước có phường Tư Chính, dân cư trồng đậu. Ra biển 4 canh th́ đến.
Phía ngoài nữa lại có đảo Đại Trường Sa. Trước kia có nhiều hải vật và những hóa vật của tàu (bị đắm) đă lập đội Hoàng Sa để lấy. Đi ba ngày đêm th́ mới đến. Ấy là chỗ gần xứ Bắc Hải.”
“…Phủ Quảng Ngăi, huyện B́nh Sơn có xă An Vĩnh ở gần biển về phía Đông Bắc có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng biển, từ ḥn này sang ḥn kia hoặc đi một ngày hoặc vài canh th́ đến. Trên núi có chỗ có suối nước ngọt.
“Trong đảo có Băi Cát Vàng ước hơn 30 dặm, bằng phẳng rộng lớn, nước trong suốt đáy. Bên đảo có vô số tổ yến sào, các thứ chim có hàng ngh́n hàng vạn, thấy người th́ đậu ṿng quanh không hề né tránh, Bên băi vật lạ rất nhiều như ốc hoa, có thứ mang tên là “ốc tai voi” lớn như chiếc chiếu, dưới bụng có từng hạt như ngón tay trỏ lớn sắc đục không bằng sắc con trai châu, vỏ ốc ấy có thể tách ra thành phiến, cũng có thể dùng vỏ ốc làm thành vôi (để quét nền nhà cửa). Lại có ốc đuợc gọi là ốc xà cừ…Những thuyền lớn đi biển của người Phiên thường khi gặp gió đều nương đậu ở đảo này…Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 xuất, lấy người xă An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng. Đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm mới đến đảo (tức đảo Hoàng Sa). Ở đấy tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Họ được những đồ hải vật như gươm và ngựa bằng đồng, hoa bạc, tiền bạc, vàng bạc, đồ đồng, thiếc khối, ch́ đen, khẩu súng, ngà voi, sáp ong vàng, đồ chiên giạ, đồ sứ…Họ lượm những con đồi mồi, những con hải sâm, những hạt con ốc thật là nhiều. Đến kỳ tháng 8 th́ đội Hoàng Sa mới trở về cửa Eo (Thuận An) rồi họ tới thành Phú Xuân tŕnh nạp các vật đă lượm nhặt được..” (Lê Quư Đôn, Phủ Biên Tạp Lục)
Quần đảo Hoàng Sa từ xa xưa thuộc địa bàn nước Chiêm Thành. Năm 1075 vua Lư Nhân Tông sai Lư Thường Kiệt vẽ h́nh thế núi sông của 3 châu Ma Linh, Địa Lư và Bố Chánh mà Chế Củ, vua Chiêm Thành dâng cho vua Lư Nhân Tông vào năm 1069 để chuộc mạng. Đến năm 1172- 1173, vua Lư Nhân Tông nhân đi quan sát núi sông đường sá cùng đời sống dân chúng đă ra lệnh cho các quan soạn địa đồ nước ta. Những sách ấy nay không c̣n nữa v́ vào hồi thế kỷ 15 (1413-1427) lúc quân Minh xâm lăng nước ta đă thu lấy tất cả sách vở nước ta đem về Kim Lăng, Tàu.
Sau khi thu hồi độc lập, Nguyễn Trăi viết cuốn “Dư Địa Chí hay An Nam Vũ Cống”. Kế đến vua Lê Thánh Tông cho soạn cuốn “Đại Việt Sử Kư Toàn Thư” có vẽ bản đồ các địa phương, nhưng hai cuốn này các tài liệu đă bị thất truyền. Rất may là cuốn “Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư” của Đỗ Bá, tuy biên soạn vào khoảng cuối thế kỷ 17, nhưng phần nhiều đă căn cứ vào những chi tiết thâu lượm được hồi thế kỷ 15, khi vua Lê Thánh Tông thân chinh Chiêm Thành.
Sau đó cuốn “Phủ Biên Tạp Lục” của Lê Quư Đôn (1726-1784) nói rơ về quần đảo Hoàng Sa và việc các vua chúa nhà Nguyễn lập đội Hoàng Sa để lấy các vật liệu do các tàu bị đắm để lại như đă nói ở trên.
Từ khi được sáp nhập vào Việt Nam, ít nhất là từ thế kỷ 15, quần đảo Hoàng Sa đầu tiên được đặt tên chữ là Trường Sa, tên nôm là Cù Lao Cát Dài do dân chài gọi. Dưới triều Nguyễn để tránh sự lẫn lộn giữa danh xưng Vạn Lư Trường Sa vốn đă được áp dụng từ lâu về trước cho quần đảo Hoàng Sa, danh xưng Hoàng Sa nhất danh là Băi Cát Vàng đă được dành riêng cho quần đảo Hoàng Sa c̣n danh xưng Vạn Lư Trường Sa chỉ được dùng riêng cho những ḥn đảo ở xa về phía Nam quần đảo Hoàng Sa, tức quần đảo Trường Sa ngày nay. Vị trí Nam Bắc đối nhau đó của hai quần đảo Hoàng sa, Trường Sa lại được ghi rơ trên bản đồ Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ.
Thương nhân Bồ Đào Nha đặt tên cho quần đảo Hoàng Sa là Ilhas do Parcel (Pracel). Parcel có nghĩa là đá ngầm (ám tiêu). Danh xưng này xuất hiện vào năm 1595. Về sau người Pháp dựa vào đó mà gọi quần đảo Hoàng Sa là Paracels. Ông J.B. Chaigneau (1769-1825), tên Việt là Nguyễn Văn Thắng, làm quan dưới thời Gia Long có nói đến Hoàng Sa như sau : “ Nước Cochinchine mà vua bây giờ lấy hiệu Hoàng Đế gồm xứ Cochinchine thật hiệu (Đàng Trong), xứ Đông Kinh (Đàng Ngoài), một phần xứ Cao Miên, một vài đảo có dân cư không xa bờ bể và quần đảo Paracels hợp thành bởi những tiểu đảo, gềnh đá, không dân cư. Chỉ đến năm 1816, mà Hoàng Đế bây giờ mới lấy chủ quyền trên quần đảo ấy”. (Mémoire sur la Cochinchine par J.B.Chaigneau)
Giám Mục Tabert trong quyển Univers, xuất bản năm 1833, viết : “Chúng tôi không đi vào việc kê khai những ḥn đảo chính yếu của xứ Cochinchine, chúng tôi chỉ xin lưu ư rằng từ hơn 34 năm nay quần đảo Paracels mà người Việt gọi là Cát Vàng (Hoàng Sa) gồm rất nhiều ḥn đảo chằng chịt nhau lởm chởm những đá nhô lên giữa những băi cát, làm cho những kẻ đi biển e ngại, đă được chiếm bởi người Việt xứ Đàng Trong.
Chúng tôi không rơ họ có thiết lập một cơ sở nào tại đó không, nhưng có điều chúng tôi biết chắc là Hoàng Đế Gia Long đă chủ tâm thêm cái đóa hoa kỳ lạ đó vào vương miện Ngài v́ vậy mà Ngài thấy đúng lúc phải thân chinh vượt biển tiếp thu quần đảo Hoàng Sa và chính là vào năm 1816, mà Ngài long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong”.
Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa thời Pháp thuộc.
Dưới thời Pháp thuộc, quần đảo Hoàng Sa (Paracels) được người Pháp luôn luôn để ư. Năm 1920, Nha Thương Chánh (thuế quan) đă tổ chức cuộc tuần chung quanh Hoàng Sa. Năm 1925, Hải Học Viện Nha Trang gởi một phái đoàn bác học ra Hoàng Sa nghiên cứu tường tận tại chỗ. Phái đoàn nhận thấy đảo có nhiều phốt phát. Phái đoàn cũng thấy nhiều bằng chứng rằng quần đảo Paracels nằm trên Cao nguyên ch́m dưới biển dính liền với lục địa Việt Nam.
Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 120 đảo nhỏ quần tụ trong 4 nhóm và vô số băi ngầm. Phân chia như sau :
1- Nhóm Tuyên Đức (Amphitrite Group), ở về phía Bắc gồm 16 đảo đáng kể, trong đó đảo Phú Lâm (Woody Island, Ile Boisée) là lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa, bề dài 3.700m. bề ngang 2.800m. Trên đảo cây cối um tùm và có vài cây dừa, có vô số chim hải âu sinh nở từ đời này qua đời kia để lại một lớp phân chim dày lối 5 tấc. Thời Pháp thuộc có một công ty Nhật Bản đă khai thác phân ở đây. Ngoài ra c̣n có các đảo Cây, đảo Nam, đảo Trung, đảo Bắc, ḥn Đá, ḥn Bàn Thạch v.v…
2- Nhóm Nguyệt Thiềm (Crescent Group) ở về phía Tây Nam, gồm các, đảo Hoàng Sa (Pattle), Hữu Nhật (Robert), Quang Ảnh (Money), Quang Ḥa (Duncan) Duy Mộng Drummond). Trong nhóm này, đảo Hoàng Sa là rộng nhất dài 900m. rộng 700m. Trên đảo có bia chủ quyền ghi như sau; “République Francaise- Empire d’Annam- Archipel des Paracels” (Cộng Ḥa Pháp-Đế quốc Annam-Quần đảo Hoàng Sa). Trên đảo phía Bắc có hải đăng, gần đó có đài khí tượng. Về phía Đông Bắc có vài ngôi mộ binh sĩ thời Nhà Nguyễn đă hy sinh. Phí Đông có am thờ gọi là Đền Bà, có một pho tượng Quan Âm đặt trên bệ đá chạm trỗ tinh vi. Trên đảo, ngoài các căn cứ quân sự c̣n có một vài giếng, một sân vận động và vài mươi cây phi lao. (Sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên chép về vịệc vua Minh Mạng muốn xây miễu thờ thần như sau : “Dựng đền thờ thần ở đảo Hoàng Sa thuộc Quảng Ngăi. Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngăi, có một chỗ nổi cồn cát trắng, cây cối xanh um. Giữa cồn cát có giếng, phía Tây Nam có miếu cổ, có tấm bài khắc bốn chữ VẠN LƯ BA B̀NH. Năm ngoái, vua toan dựng miếu lập bia ở chỗ ấy, bỗng v́ sóng gió không làm được. Đến đây mới sai cai đội thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lính thợ giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quăng Ngăi, B́nh Định chuyên chở vật liệu đến dựng miếu, cách ṭa Miếu cổ 7 trượng (33mét). Bên tả Miếu, dựng bia đá, phía trước miếu xây b́nh phong. Mười ngày làm xong rồi vế.”)
3- Nhóm Linh Côn (Lincoln Group), nằm về phía cực Đông, cũng là lănh thổ cực Đông của nước Việt Nam v́ đảo nằm vào kinh tuyến 112o 45’. Nhóm này không mấy quan trọng, chỉ là những mỏm san hô nhấp nhô trên mặt bể xanh thường hay bị sóng đùa, triều dập.
4- Đảo Tri Tôn. Đây là ḥn đảo đơn độc ở về phía cực Nam. Đảo này ít người đến, nhưng có rất nhiều hải sâm, san hô đủ màu, thứ già th́ cứng rắn, cắt tay chân, nhưng thứ non th́ mềm mại. Ngoài các đảo kể trên, c̣n vô số những mỏm san hô nhấp nhô trên mặt nước, nhiều mỏm, khi nước xuống, chỉ có một diện tích đủ cho hai người đứng mà thôi, và lại ch́m dưới nước khi triều lên.
Người Pháp chỉ lập căn cứ ở đảo Hoàng Sa (Pattle), một đảo gần để tàu ra cho gần. Đảo Hoàng Sa tuy lớn không bằng đảo Phú Lâm (Ile Boisée), nhưng gần trung tâm quần đảo, gần nhiều đảo, việc kiểm soát dễ dàng hơn. Khi người Nhật đảo chính Pháp, họ đă chiếm đảo và xây lô cốt pḥng thủ. Sau khi Nhật đầu hàng, Pháp trở lại Đông Dương, họ lại ra trấn giữ đảo. Ngày 29.10.1946 Trung Hoa gởi 4 chiến hạm từ đảo Hải Nam đến Hoàng Sa (Pattle), đụng độ với toán lính Việt-Pháp, phải rút lui. Họ quay ra chiếm đảo Phú Lâm (Ile Boisée), đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa vào ngày 29.11.1946. Sau khi Trung Cộng chiếm được lục địa Trung Hoa, họ ra Phú Lâm (Ile Boisée), biến thành một căn cứ đồ sộ : làm đường xe hơi chạy từ đầu tới cuối đảo, lập căn cứ quân sự. Trung Cộng cũng chiếm đảo Linh Côn.
Ba năm sau, vào đêm ngày 20 rạng 21.12.1959, một đơn vị hải quân VNCH đóng tại quần đảo Hoàng Sa phát giác thấy quân Trung Cộng đă lén đưa ngư dân đổ bộ lên các đảo Cam Tuyền (Robert) Quang Ḥa (Duncan) Duy Mộng (Drummond) trong nhóm Nguyệt Thiềm (Cresscent) thuộc quần đảo Hoàng Sa trong mục đích chiếm lấy quần đảo này. Hải quân Việt Nam đă ra lệnh họ phải rời các đảo này. Khi họ từ chối và kháng cự, các lực lượng hải quân VNCH đă bắt giữ 82 ngư dân và 5 ngư thuyền. Vài bữa sau họ được thả.
Vào giữa tháng 1 năm 1974, gần Tết, Trung Cộng cho các tàu chiến giả dạng tàu đánh cá bao vây Hoàng Sa lúc đó chỉ có một trung đội Địa Phương Quân trấn giữ. Trung úy trưởng đồn báo cáo vụ việc về đất liền.
“Sau đó, tuần dương hạm Lư Thường Kiệt HQ 16 ra Hoàng Sa, thả xuống đảo thiếu tá Hồng, 1 đạii úy hải quân, 1 trung úy công binh kiến tạo, 1 trung úy công binh chiến đấu, 2 binh sĩ và một người Mỹ. Sau đó, chiến hạm này đi thám sát các đảo và mỏm đá ở phía đông đảo Nguyệt Thiềm.
Lúc ấy, 2 “tàu cá” của Trung Cộng c̣n ẩn phía sau đảo Hữu Nhật. Đuôi tàu nhô ra nên từ đảo Hoàng Sa c̣n nhận được. V́ đảo cao như đĩa sôi, nên không rơ Trung Cộng làm ǵ. Sau này, mới biết là Trung Cộng đem vật liệu lại xây bốn ngôi mộ. Anh em liền đào vứt xuống biển v́ họ vi phạm chủ quyền Việt Nam.
Tuần dương hạm Lư Thường Kiệt tiến vế phía hai “tàu cá” đuổi chúng ra khỏi đảo. Hai “tàu cá” ĺ ra không chịu đi. Tàu ta và tàu địch tiến gần nhau đến nỗi trông thấy cả bàn ghế trên tàu địch. Bọn lính Trung Cộng trên tàu cá chửi sang ta bằng tiếng Tàu. Sau cùng, các tàu Trung Cộng đành rút lui về phía các đảo mà Trung Cộng mới chiếm….
Tàu Trung Cộng gồm có tàu lớn đậu đàng xa, các “tàu cá” và nhiều tàu đổ bộ, chạy tới chạy lui ở vùng hai đảo Duy Mộng và Quang Ḥa. Các tàu Việt Nam đều tiến về hai đảo này.
Không rơ súng bắt đầu nổ từ lúc nào (về chi tiết trận hải chiến, giữa hải quan VNCH và Trung Cộng, các nhân chứng chỉ thấy được một vài khía cạnh), nhưng chiều ngày 18.1.1974 th́ nổ lớn dữ dội. Anh em trên đảo đứng xem như trên màn ảnh. Những tàu Trung Cộng chạy rất nhanh tiến về phía các tàu Việt Nam. “Tàu cá” lộ nguyên h́nh tàu chiến ở đài chỉ huy có hai cây đại liên. Sườn tàu để hở các ô vuông chỉa súng ra. Tàu Trung Cộng bắn. Tàu Việt Nam bắn trả, có những đốm lửa trên tàu địch và khói bay lên.
Tuy nhiên, về phía Việt Nam, chiếc HQ 16 cũng bị một phát đạn vào chỗ bánh lái và một phát vào lườn tàu, HQ 16 nghiêng về một bên, rút về eo biển giữa Hoàng Sa và Hữu Nhật. HQ 15 được chiến hạm HQ 11 d́u về Đà Nẵng. Đồng thời hộ tống hạm Nhật Tảo HQ 10 mới ra nhảy ngay vào ṿng chiến. Sau một hồi khai hỏa, HQ 10 bị bắn vào giữa tàu và lửa bốc lên.
Hôm sau, 27 Tết, tức ngày 19.1.1974, chuyện dữ đến với anh em trên đảo Hoàng Sa. Hai tàu lớn của Trung Cộng và hai “tàu cá” tiến lại đảo Hữu Nhật, Các tàu đổ bộ chạy quanh đảo này kiếm chỗ vô. Trên đảo bắn ra, nhưng chỉ có súng nhỏ. Các tàu lớn bắn vào đảo này. Sau đó anh em trên đảo Hoàng Sa mất liên lạc với đảo Hữu Nhật. Rồi tàu Trung Cộng bắn vào đảo Hoàng Sa. Anh em ra rừng và các đống phân nằm bố trí. Có cả tiếng máy bay phản lực rít lên nữa. Họ đổ bộ từ các tàu nhỏ lên đảo đông như kiến, nhưng không dám tiến vào đảo, mà chỉ nằm ở các băi cát và 30 phút sau, họ tiến vào trong đảo. Anh em địa phương quân bắn tới hết đạn, th́ họ chiếm được đảo. Khi tiến vào mỗi pḥng trong nhà, họ ném chất nổ, nên mọi thứ bên trong đều bị hủy diệt”. (Trần Thế Đức, Sử Địa 29, Hoàng Sa Qua Những Nhân Chúng).
Tại sao Trung Cộng chờ cho đến năm 1974 mới tiến chiếm Hoàng Sa ? V́ họ biết là Mỹ sẽ rút khỏi Việt Nam và có thể là chính người Mỹ đă bật đèn xanh cho họ chiếm Hoàng Sa coi như là một món quà mà người Mỹ tặng cho Trung Cộng v́ vừa mới kư thỏa ước thân hữu do Kissenger đạo diễn. Vả lại người Mỹ cũng không muốn để quần đảo này lọt vào tay Việt Cộng và từ đó vào tay người Nga. Những chia chác, đ̣n phép giữa các đế quốc với nhau, chỉ có Tổ quốc Việt Nam là thiệt tḥi.
TRƯỜNG SA
Năm 1930, chính quyền Pháp đă chính thức cử một phái đoàn ra cắm cờ tại quần đảo Trường Sa (Spratley). Năm 1933 lại cử 3 chiếc tàu khác ra cắm cờ trên những hoàn đảo nằm rải rác xung quanh ḥn đảo chính Spratley. Các năm sau đă thâu nhập tất cả những ḥn đảo Caye d’Ambroise (1933), đảo Itu Aba (1937), nhóm Hải Đảo (1937), đảo Loaita (1933), đảo Thi Tu (1933).
Trong thời thế chiến hai, Nhật Bản chiềm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau thế chiến, nước Nhật bại trận đă long trọng từ bỏ chủ quyền của ḿnh trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Hiệp Đ́nh Đ́nh Chiến tại San Francisco.
Sau thế chiến thứ hai, Nhật Bản đầu hàng, việc giải giới Nhật ở Đông Dương, từ phía bắc vĩ tuyến 16, Đồng Minh giao cho Trung Hoa c̣n từ vĩ tuyến 16 trở vào giao cho liên quân Anh Pháp giải giới. Trung Hoa vịn vào đó, ngày 26.10.1946 đă cho 4 chiến hạm đi tuần tra 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa rồi về (Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 16 nên Trung Hoa không có quyền giải giới). Nhưng về sau Trung Hoa rồi Trung Cộng coi đây là việc tiếp thu 2 quần đảo này! Trung Hoa cho quân đổ bộ lên đảo Itu Aba mà họ đặt tên là Thái B́nh, chiếm giữ cho đến ngày hôm nay.
Tại Hội nghị San Francisco năm 1951, Thủ Tướng Chính Phủ, Trưởng Phái Đoàn Việt Nam, Trần Văn Hữu đă công khai long trọng tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có nước nào trong số 51 nước tham dự Hội nghị phản đối cả.
Đến nay, quần đảo Trường Sa có tiềm năng chứa dầu khí nên các nước từ Trung Hoa, Trung Cộng, Phi Luật Tân, Mă Lai, Brunei đều nhảy vào dành dựt đ̣i làm chủ quyền, mà hung hăng, dữ dằn nhất là Trung Cộng.
Cộng Sản Trung Hoa và 2 Quần Đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Sau khi Cộng sản Trung Hoa (Trung Cộng) chiếm được toàn thể nước Tàu, Trung Cộng đă công bố một bản đồ rộng lớn bao trùm một phần lớn các quốc gia tiếp giáp với Trung Hoa như : Mông Cổ, miền đông nước Nga, Đại Hàn, Đài Loan, Việt Nam, Lào, Cao Miên, Thái Lan, Miến Điện, Bhutan, Népal, một phần Ấn Độ, một phần Pakistan, và Kyrgystan. Về lănh hải, Trung Cộng dành chủ quyền các biển tiếp giáp với Trung Hoa như Vịnh Cao Ly, Hoàng Hải (bắc Thượng Hải) East China Sea (Biển Đông Trung Hoa) bao gồm Đài Loan, South China Sea (Biển Nam Trung Hoa, Biển Đông Việt Nam) lại c̣n lấn sang cả Vịnh Thái Lan và một phần của Ấn Độ Dương nữa.
Sau đó, Trung Cộng ra tuyên cáo xác nhận chủ quyền trên toàn thể “Nanhai” (Nam Hải) là “Nội Hải” và 2 quần đảo “Xisha” (Hoàng Sa) và “Nansha” (Trường Sa) là lănh thổ của Trung Hoa. Trung cộng lại ra tuyên cáo nới rộng chủ quyền lănh hải ra 12 hải lư. Ta thấy cái óc đế quốc bành trướng của người Bắc Phương dù dưới chế độ phong kiến hay cộng sản th́ tham vọng cũng như nhau !
Trước đ̣i hỏi bành trướng của Trung Cộng, Chính quyền Cộng sản của Hồ Chí Minh đă cho Phạm Văn Đồng là Thủ Tướng gởi Văn Thư cho Chu Ân Lai công nhận đ̣i hỏi đó của Trung Cộng : “..Ghi nhận và và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc..” Trước đó, năm 1956 khi Trung Cộng mới chiếm vài đảo trong quần đảo Hoàng Sa th́ Ung Văn Khiêm lúc đó là Ngoại Trưởng của Chính Phủ Việt Cộng đă vội vàng tuyên bố công nhận chủ quyền của Trung Cộng trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: “Hà Nội nh́n nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa Và Trường Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa”. Như thế tức là Việt Cộng đă công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa v́ khi Trung Cộng công bố quyết định về hải phận cũng là lúc công bố bản đồ Đại Hán (Đế quốc Cộng Sản Trung Hoa) bao gốm cả biển Nam Hải (tức Biển Đông) có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tội bán nước này không thể tha thứ được.
Để bào chữa cho vụ dâng cống hai quần đảo này, tờ Saigon Giải Phóng, số tháng 5 năm 1976, trong bài b́nh luận về việc Trung Cộng chiếm đóng Hoàng Sa năm 1974, viết : “Trung Quốc vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là người đồng chí mà c̣n là người thầy tín cấn đă cưu mang chúng ta nhiệt t́nh để chúng ta có ngày hôm nay. V́ vậy chủ quyền Hoàng Sa thuộc Trung Quốc hay thuộc Việt Nam cũng vậy thôi. Khi nào Việt Nam muốn nhận lại, Trung Quốc sẽ sẵn sàng trao lại quần đảo này”. Thật là ngây thơ, thật là bợ đỡ, đúng là luận điệu của bọn tôi tớ bán nước !
Và khi Trung Cộng tiến chiếm Trường Sa tháng 3 năm 1988, Báo Nhân Dân ngày 26-4-1988 đă viết : “Trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lăng th́ Việt Nam phải tranh thủ sự gắn bó của Trung Quốc, và ngăn chặn Hoa Kỳ sử dụng 2 quần đảo nói trên. Do đó những lời tuyên bố (của Phạm Văn Đồng năm 1958) phải được hiểu trên tinh thần và trong bối cảnh lịch sử đó”. Lại một biện minh cho hành động bán nước. Hẳn là Hồ Chí Minh, để mua chuộc sự giúp đỡ của Trung Cộng, đă hứa nhường đất nhường biển cũng như để mượn đất Cămpuchia, đă hứa trả đất Tầm Phong Long và Phú Quốc cho Khmer Đỏ. Đối với Khmer Đỏ, Việt Cộng cậy mạnh đem quân đánh át đi nhưng đối với Trung Cộng th́ phải một phép cắt đất dâng biển, dâng đảo. Bởi vậy ngay từ năm 1974 đă tiến hành đàm phán về vấn đề nhường đất và phân định lại lănh hải và vùng đánh cá. Đó chỉ là thực hiện lời cam kết của Hồ Chí Minh mà thôi.
Sau khi chiếm Miền Nam, Việt Cộng liền cho quân tiếp thu một số đảo trong quần đảo Trường Sa do quân đội Việt Nam Cộng Ḥa trấn giữ. Đó là điều dĩ nhiên v́ ở đó có nguồn dầu hỏa to lớn. Trung Cộng liền đ̣i Việt Cộng phải thực thi việc nhượng lảnh thổ và lănh hải như đă giao kết bí mật thời c̣n Hồ Chí Minh.
Việt Cộng v́ sợ toàn dân Việt Nam nguyền rủa và tiếc mối lợi quá lớn về dầu khí nên tính bội tín mà chạy núp bóng Liên Sô bởi vậy mới xẩy ra vụ Trung Cộng đánh qua biên giới Việt Nam năm 1979. Năm 1988 Trung Cộng cho tàu chiến tiến chiếm 8 ḥn đá vừa nổi vừa ch́m ở Trường Sa và đánh ch́m 3 chiến hạm của Việt Cộng. Năm 1992, Trung Cộng lại ngang nhiên chiếm băi dầu khí Vạn An, phía tây băi Thanh Long, Từ Chính của Việt Nam mà Việt Cộng không dám hó hé ǵ.
Kế Hoạch 4 Bước Của Trung Cộng Để Thôn Tính Biển Đông.
“Ủy Ban Luật Gia Bảo Vệ Dân Quyền Tường Tŕnh Về 3 Hiệp Ước Bắc Việt”, luật sư Nguyễn Hữu Thống viết về kế hoạch của Trung Cộng thôn tính Biển Đông như sau : “Năm 1982 với tư cách một trong ngũ cường thuộc Hội Đồng Bảo An có quyền phủ quyết, Trung Cộng tham dự Đại Hội kỳ 3 Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và đă hoan hỷ kư Công Ước về Luật Biển. Kư xong Công Ước, Bắc Kinh mới thấy lo! Theo Công Ước, các quốc gia duyên hải chỉ có 200 hải lư vừa là vùng đặc quyền kinh tế để đánh cá vừa là thềm lục địa để khai thác dầu khí. Trong khi đó Hoàng Sa tọa lạc ngoài lục địa Trung Hoa 300 hải lư, và Trường Sa cách Hoa lục 750 hải lư, nên không thuộc hải phận (thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế đánh cá) của Trung Quốc.
V́ vậy, đầu thập niên 80, Bắc Kinh tập hợp hơn 400 học giả Trung Hoa ngày đêm nghiên cứu thảo luận ṛng ră suốt 10 năm, để kết luận rằng “Nam Hải là Biển Lịch Sử của Trung Quốc từ thời Hán Vũ Đế”.
Biển Lịch Sừ hay Lưỡi Rồng Trung Quốc nằm sát bờ biển Quảng Ngăi 40 hải lư, cách Nam Dương 30 hải lư, cách Mă Lai và Phi Luật Tân 25 hải lư. Nó bao gồm toàn thể vùng biển Hoàng Sa Trường Sa và chiếm trọn 3 túi dầu khí đang khai thác là Tứ Chính (Vanguard) của Việt Nam, Cỏ Rong (Reed Bank) của Phi Luật Tân và Natuna của Nam Dương.
Tuy nhiên về mặt pháp lư, nếu Ấn Độ Dương không phải là đại dương của Ấn Độ, th́ Nam Hải cũng không là biển của Trung Hoa về phía Nam.
Vả lại theo Ṭa Án Quốc Tế La Haye, biển Lịch Sử chỉ là nội hải. Và thuyết Biển Lich Sử của Trung Quốc đă bị Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển bác bỏ trong Điều 8 : “Biển lịch sử hay nội hải của một quốc gia tọa lạc trong lục địa hay đất liền, bên trong bờ biển căn bản.” (đường căn bản là mực nước thủy triều thấp).
Do đó Biển Hoa Nam hay Nam Hải không là Biển Lịch Sử của Trung Quốc v́ nó là ngoại hải và cách lục địa Trung Hoa hơn 2000 cây số.
Và công tŕnh 10 năm nghiên cứu của 400 học giả Trung Hoa chỉ là công “dă tràng xe cát Biển Đông, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán ǵ”!
Thất bại trong thuyết Biển Lịch Sử, Trung Quốc đề ra kế hoạch 4 bước để thôn tính Biển Đông. Trong giai đoạn chuẩn bị từ 1988 đến 1995, Trung Quốc tung ra chiến dịch hỏa mù, lấn chiếm bừa băi tại Trường Sa, chiếm 8 đá nổi và đá ch́m thuộc hải phận Việt Nam trong đó có đá Chữ Thập (Fiery Cross) và đá Gaven, chiếm băi dầu khí Vạn An, và chiếm 6 đá ch́m và băi ngầm như đá Vành Khăn (Mischief) trong thềm lục địa Phi Luật Tân.
Trong thời gian này, hải quân Trung Quốc thường xuyên tuần thám, phóng hỏa tiễn, thao diễn quân sự, gây tranh chấp bất ổn trên biển, hù dọa sẽ biến Đông Nam Á thành ḷ lửa Trung Đông. Rồi giở giọng khuyến dụ các quốc gia Đông Nam Á hăy gác vấn đề tranh chấp chủ quyền hải đảo để cùng hợp tác khai thác nghề cá và dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
B́nh thường chúng ta chỉ thấy có sự hợp tác khai thác dầu khí giữa hai quốc gia có thềm lục địa chung, như Đại Hàn, Nhật Bản : bờ Phú San chỉ cách bờ Yamaguchi 100 hải lư. Tuy nhiên chúng ta không thấy có sự khai thác chung dầu khí giữa hai quốc gia không có chung thềm lục địa (trường hợp Việt Nam và Trung Quốc tại vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa).
Chiếu Điều 121 Luật Biển các hải đảo nhỏ bé như Hoàng Sa, Trường Sa, v́ không có thường dân cư ngụ và không thể tự túc về kinh tế, nên không được hưởng quy chế 200 hải lư để đánh cá và khai thác dầu khí.
Do đó tranh chấp hải đảo tại Trường Sa chỉ là tung hỏa mù. Mục tiêu chiến lược của Trung Quốc là thôn tính Biển Đông về kinh tế, bằng cách đ̣i khai thác chung nghề cá và dầu khí tại các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Cao Miên, Thái Lan, Phi Luật Tân, Mă lai, Nam Dương v.v..
Cho đến nay chỉ có Việt Nam là con ṃng dễ bắt nhất. Do những cam kết của Đảng Cộng Sản khi xin Trung Quốc cưu mang trong hai cuộc Chiến Tranh Đông Dương (từ thập niên 50 đến đầu thập niên 70).
Sau giai đoạn chuẩn bị là giai đoạn thực hiện. Lộ tŕnh của Bắc Kinh gồm 4 bước như sau :
1- Kư kết Hiệp Ước Vịnh Bắc Bộ để hủy băi Hiệp Ước Bắc Kinh (Brévié) (theo đó Việt Nam được 63% và Trung Hoa được 37% hải phận Bắc Việt). Từ nay, theo đường trung tuyến, hai bên được chia đều 50% (Việt Nam được 53% trên lư thuyết). Như vậy, Việt Nam đă mất 13% hải phận khoảng 15.000 km2.
Trên thực tế Trung Cộng không áp dụng nghiêm chỉnh đường trung tuyến và đă đề ra 21 điểm tiêu chuẩn phân định, theo đó Việt Nam chỉ c̣n 45% so với 55% của Trung Hoa. (Vũ Ngọc San : Vinh Bắc Việt, Địa Lư và Chủ Quyền Hải Phận, 2004).
2- Kư kết Hiệp Ước Hợp Tác Nghề Cá để thiết lập vùng đánh cá chung 60 hải lư. Và Việt Nam chỉ c̣n từ 25% đến 32% hải phận Bắc Việt. Với các tàu đánh cá lớn trọng tải trên 100 tấn, với các lưới cá dài có tầm hoạt động 50 hải lư và nhất là với sự toa rập đồng lơa của đội tuần cảnh duyên hải, toàn thể Vịnh Bắc Việt sẽ biến thành khu đánh cá tự do cho đội ḱnh ngư Trung Quốc mặc sức tận thu, vét sạch và cạn tàu ráo máng. (chuyện này đă xẩy ra với việc tàu Trung Cộng bắn vào các ngư thuyền đánh cá Việt Nam giết nhiều ngư phủ, tháng 1 năm 2005).
3- Từ đánh cá đến khai thác dầu khí chỉ c̣n một bước. Trong Hiệp Ước Phân Định Vịnh Bắc Việt có điều khoản quy định rằng, khi dầu khí được phát hiện, hai bên sẽ khởi sự hợp tác khai thác dầu khí. Dầu khí là do các chất hữu cơ kết tụ trong các chất thủy tra thạch kết tầng dưới đáy biển. Các chất hữu cơ này được nước phù sa sông Hồng Hà từ Vân Nam và sông Cửu Long từ cao nguyên Tây Tạng đổ ra Biển Đông từ cả triệu năm nay. Do đó chất dầu khí nếu có, là do các chất hữu cơ từ lục địa Việt Nam, chứ không phải từ Hoa Lục. Mặc dầu vậy, tại Vịnh Bắc Việt, Trung Quốc đă để ra nhiều dự án thăm ḍ và khai thác dầu khí, như dự án Quỳnh Hải bên bờ đảo Hải Nam và dự án Vịnh Bắc Bộ về phía Bắc vĩ tuyến 20. Khi dùng danh xưng “Vịnh Bắc Bộ”, Trung Quốc mặc nhiên nh́n nhận rằng đó là vịnh của Việt Nam về phía Bắc. V́ nếu là của Trung Hoa th́ phải gọi là Vịnh Nam Bộ mới đúng lư.
4- Với chính sách vết dầu loang, sau khi thành tựu kế hoạch đánh cá và khai thác dầu khí chung tại Bắc Việt, hai bên sẽ tiến tới việc hợp tác đánh cá và khai thác dầu khí chung tại miền duyên hải Trung và Nam Việt. Điều đáng lưu ư là vùng lănh hải này thuộc thềm lục địa và khu đặc quyền kinh tế đánh cá 200 hải lư của Việt Nam. Ở đây không có sự trùng điệp hay sự chồng lấn hải phận như trường hợp Vịnh Bắc Việt.
Không ai ngu dại ǵ cho người nước ngoài đến đánh cá và khai thác dầu khí chung quanh thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế riêng của nước ḿnh. Chiếu Điều 77 Luật Biển, thềm lục địa thuộc chủ quyền của quốc gia duyên hải. Mọi sự chiếm cứ bất cứ từ đâu tới cũng đều vô hiệu, nhất là chiếm cứ vơ trang (trường hợp Trung Cộng dùng vơ trang chiếm Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa từ năm 1988).
Bằng kế hoạch thôn tính 4 bước, đế quốc Bắc Kinh đă buộc Hà Nội hiến dâng lănh hải Việt Nam từ Vịnh Bắc Việt đến vùng biển Hoàng Sa Trường Sa theo lời cam kết của Hồ Chí Minh (Phạm Văn Đồng chỉ là kẻ thừa sai, bất lực, không có cả quyền bổ nhiệm một thứ trưởng theo lời tự phán).
Như vậy, thuyết Biển Lịch Sử do Trung Quốc đề ra năm 1982 sẽ được hiện thực hóa trong lộ tŕnh 4 bước. V́ quyền lợi riêng tư, Đảng Cộng sản Việt Nam đă táng tận lương tâm nhượng đất, bán nước, dâng biển cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc”. (Luật sư Nguyễn Hữu Thống)
KẾT LUẬN.
Việt tộc vốn là chủ nhân toàn lục địa Trung Hoa từ trên chục ngàn năm nay. Vào khoảng 4000 năm trước đây, Hoa tộc, vốn là dân du mục, từ vùng sa mạc Tây Bắc tràn vào đánh chiếm vùng sông Hoàng Hà. Đó là trận chiến giữa Hiên Viên, lănh tụ Hoa tộc và Xi Vưu, lănh tụ Việt tộc.
Từ đó, suốt 3000 năm, hoa tộc cứ lấn dần đẩy Việt tộc lui xuống dưới sông Trường Giang và vùng Ngũ Lĩnh. Đến đời Tần Thủy Hoàng, thống nhất các nước Hoa tộc vừa xong lại có tham vọng đánh chiếm các nước Việt tộc ở Đông Hải (Sở, Ngô, Việt, Mân, Đông Âu) và các nước ở vùng Lĩnh Nam. Kể từ đó, tất cả các nhóm Việt tộc đều bị Hoa tộc thống trị, kể cả nước Văn Lang của chi Lạc Việt.
Sau một ngàn năm bị đô hộ, dân tộc Việt Nam đă anh dũng đứng lên đánh đuổi Hoa tộc dành lại quyền tự chủ cho đất nước.
Nhưng suốt ngàn năm độc lập, Hoa tộc vẫn ngấp nghé nuôi tham vọng đánh chiếm nước ta. Từ nhà Tống, nhà Minh, đến cả những nước xâm lăng thống trị Trung Hoa cũng muốn chiếm nước ta như Mông Cổ, Măn Thanh, nhưng đều bị đánh lui.
Tất cả các cuộc xâm lăng đó phần nhiều đều dựa vào sự kêu cứu của những phế đế hay tôn thất các triều đại bị lật đổ. Bởi đó Bắc Phương mới có cớ để đánh nước ta. Tất cả các cuộc xâm lăng đó đều bị đẩy lui. Và nước ta không để bị mất tấc đất nào trừ nhà Mạc dâng mấy động biên giới để được giữ vững ngôi vàng.
Ngày nay đảng Cộng Sản Việt Nam do Hồ Chí Minh lănh đạo, v́ muốn độc tôn thống trị nên đă dựa vào đảng Cộng Sản Trung Hoa viện trợ vũ khí giết hại dân tộc. Để được sự yểm trợ của Cộng sản Trung Hoa, họ Hồ và tập đoàn Cộng sản đă hứa dâng đất biên giới, dâng biển, dâng đảo Biển Đông. Và ngày nay, dân tộc ta đang phải chịu cảnh mất đất (một giải biên thùy với Ải Nam Quan, thác Bản Giốc..), mất biển (Vịnh Bắc Việt), Mất đảo (Hoàng Sa, Trường Sa).
Để kết thúc, chúng tôi xin mượn đoạn văn của “ Bản Văn Công Bố của Tập Hợp Đồng Tâm về việc nhóm Lănh Đạo đảng Cộng Sản Việt Nam dâng đất và biển cho Trung Quốc” :
“Với hành động mớ ám cắt đất cắt biển dâng cho ngoại bang, nhóm lănh đạo đảng CSVN có thể đă đạt được vài điều lợi riêng, nhưng ngàn thế hệ con cháu sau đây sẽ phải trả giá cho cái nhục của ngày hôm nay bằng hận thù, bằng xương máu, bằng nước mắt.
“Cái nhục của ngày hôm nay là cái nhục phát sinh từ tinh thần đảng trị độc tôn, từ sự ngu dốt, thiển cận, dối trá, tham lam, mê muội chủ nghĩa, lệ thuộc ngoại bang.
“ - V́ mê muội chủ nghĩa, Tập đoàn lănh dạo CSVN đă tự dành cho ḿnh quyền độc tôn cai trị đất nước. Để đạt mục tiêu ấy họ đă không ngần ngại nương dựa vào thế lực Đế quốc Cộng Sản phương Bắc, phản lại quyền lợi toàn dân.
“ - V́ tham lam ngu dốt và v́ tinh thần lệ thuộc, họ đă ngấm ngầm dâng đất nước cho ngoại bang với hy vọng củng cố lâu dài những đặc quyền đặc lợi của phe nhóm, bất chấp những thiệt hại muôn đời cho dân tộc.
“ - V́ óc độc tôn, thiển cận và thói quen dối trá, họ đă coi những việc trọng đại liên quan đến sự tồn vong của đất nước như những bí mật riêng tư.
“Với hành động mờ ám, ô nhục ngày hôm nay, Tập đoàn lănh đạo CSVN không những đă phản bội Tổ Tiên, phản bội dân tộc, mà c̣n phản bội ngay cả những người đă và đang chiến đấu cho lư tưởng Cộng sản mà họ đă lớn tiếng kêu gọi!
“Nhân đây chúng tôi cũng xin thành tâm kêu gọi : Hỡi anh linh những người đă hy sinh dưới cờ CS chủ nghĩa! Hăy thức dậy chứng kiến những phản bội vĩ đại của Tập đoàn cai trị đất nước để thấm thía cái nhục của ngày hôm nay!
“Nhóm lănh đạo đảng CSVN ngày hôm nay có thể nhất thời giấu giếm những lưỡi dao đă đâm sau lưng những người cùng hàng ngũ với họ, nhưng họ không thể che giấu, rửa sạch được tội bán nước trước toàn dân, trước tổ tiên và trước lịch sử”.
Viết xong ngày đầu Xuân năm Ất Dậu, 2005
ĐÔNG BIÊN
Nguồn: http://www.taphopdongtam.org