Việt Nam Văn Hiến
Năm Thứ 4889

www.vietnamvanhien.net



Cẩm Nang Triết Việt
Kim Định

TỰA

 Tập nhỏ này có là do lời anh em hiến sĩ muốn một bản tóm tắt đạo lý vào mấy bài vắn tắt để ôn đi ôn lại cho dễ nhớ. Điều ấy tốt, miễn phải đọc các sách kia. Tập này có hai phần. Phần một gồm ba chương I, II, III, trình bày về An Việt với Việt linh: lý do cơ cấu.

 Phần hai khởi từ chương IV nói về nguồn gốc nước ta theo phương pháp sâu xa và tân thời hơn hết là Cơ cấu luận và uyên tâm để biết đọc ra những mật mã chỉ đường dẫn tới kho tàng vô giá của tiền nhân giối lại. Chương V trình bày tinh hoa kho tàng đó trong một huy hiệu. Chương VI Minh triết Trống đồng. Cả hai chương này cần đọc kỹ để có ý niệm xác định về văn hóa nứơc nhà, giúp biết mình biết người đặng tránh lạc vào nẻo tà vậy. Chương VII bàn về vai trò lương tri trong Triết bằng cách xếp loại các nước trên dưới ra sao. Điều này rất cần cho công cuộc xây dựng một dân tộc mạnh như mình tâm niệm và như Huấn từ Au Cơ tổ mẫu nhắn nhủ trong chương VIII. Chương IX nếp sống an vui: nói kiểu đơn giản để tóm lược triết lý trống đồng về mặt thực dụng như kết quả của mấy bài viết trên kia.

 Phụ trương gồm ít bài tính ra trong một tập riêng, nhưng vì mất dịp nên cho vào đây, để nhận thức được rõ hơn tình trạng diệu vợi lúc ban đầu.

 Khi xem bao trùm cả lịch sử nhân loại sẽ dễ nhận ra cái nguyên do căn bản gây nên sự giàu nghèo thịnh suy của một nước chính là triết. Hãy xem các nước cộng sản đều rất nghèo hèn là do nhận triết lý duy vật. Vì đã quyết định xây dựng một dân tộc an vui giàu mạnh, nên chúng ta lấy việc học triết của Tổ tiên làm bước khởi đầu, bởi đó là nền triết có nhiều bảo đảm hơn hết trong việc dẫn đưa dân tộc đến chốn yên vui thịnh đạt. Hãy đọc thấu đáo và sốt sắng hiện thực, hãy mời gọi thêm nhiều người cùng học cùng làm. Càng thêm đông bao nhiêu càng chóng đưa dân tộc đến gần đài vinh quang rực rỡ bấy nhiêu

 CHƯƠNG 1: XÂY DỰNG DÂN TỘC

 Ngày 30/4/1975 đánh dấu bước đường lưu vong của người Việt quốc gia. Ra đi đến chốn vô định mà lòng chan chứa tình xót thương quê hương đất nước, hầu hết đều có quyết tâm làm cho quê hương một cái gì. Và quả thật đã làm rất nhiều: nào ra báo, lập đòan hội, nào các mặt trận..,thế mà dân tộc cứ suy thóai, đến nỗi sau mươi năm lưu lạc nói đến hội hè thì ai cũng ngán ngẩm thờ ơ.

 Tại sao ban đầu lòng yêu nước thương nòi mạnh như vũ bão mà không giử cho dân tộc khỏi tan rã? Thiết nghĩ vì chưa có một hoạt động dành riêng cho dân tộc, nói rõ là chưa có một tổ chức nhằm kiến tạo lại dân tộc một cách có ý thức. Khi còn ở quê nhà thì mọi người đều là dân tộc, vì sống trong lòng đất nước nên mặc nhiên ai cũng kể là sống trong lòng dân tộc, không cần nhận thức cũng vẫn là dân tộc. Còn nay đã bước ra khỏi quê nước thì không còn đất đứng cho dân tộc. Muốn còn là dân tộc tất phải có tác động ý thức và chung cho tất cả để làm sợi dây ràng buộc với nhau, mới có thể là dân tộc. Thiếu sợi dây nhận thức đó thì dù tình cảm dân tộc có mãnh liệt hơn khi ở quê nhà nhưng không có điểm tụ, không còn chính quyền để đưa ra những việc chung phải làm thì tất nhiên tình tự dân tộc phải loãng ra dần trước khi trầm diệt. Muốn cho dân tộc tồn tại thì cần phái kiến tạo lại cho dân tộc một địa vực mới bằng một ý thức mới. Vậy mà việc tích cực cho dân tộc đó chưa có.

 Đấy là lý do Việt linh ra đời nhằm đòan tụ người Việt lại thành một khối. Mẫu số chung là Đạo làm người của dân tộc. Đó là điểm tụ cụ thể của hào khí anh linh, của hồn thiêng sông núi, đã được thu thập và hệ thống hóa thành Bộ Sách Dân Tộc gồm đủ 25 sách để trám vào bộ sách tổ tiên đã bị thất lạc tên là: "Tam phần. Ngũ điển. Bát sách. Cửu khâu". Khóm Tam Phần sẽ bắt đầu ra từ cuối năm nay và cao điểm sẽ là mùa hè 1990 tại London, do An Việt Bắc Âu tổ chức (có thể đại hội tòan cầu bên đó chăng). Gọi là cao điểm vì sẽ dùng dịp này giới thiệu triết Việt với thế giới. Ban dịch thuật đang làm việc ráo riết để kịp thời. Tên sách là "Thái Bình Minh Triết I, II, III". Gọi thế cho hợp nguồn gốc nước ta phát nguyên từ biển cả: quốc tổ là Tiên Rồng. Tiên biểu thị bằng chim biển là hải âu (Âu Cơ tổ mẫu). Còn rồng là Lạc Long Quân ở dưới thủy phủ. Vì quốc tổ phát xuất từ nước, nên tiền nhân gọi quê hương bằng những tên nước: non nước, sông núi, giang sơn...Tóm lại là water Việt nam nắm giữ mọi điển chương lớn của Thái Bình Minh Triết. Tất cả đều có water trong.

 Vậy là tạm xong phần hồn thiêng sông núi. Bây gìơ còn phần Thổ Địa thì sao? Ta sẽ giải quyết bằng quĩ mẹ. Quĩ Mẹ thay cho Quê Mẹ, nên quĩ phái gắn bó lấy từng Họ: y như làng gắn liền với nước sao thì các quĩ cũng phải gắn chặt với từng Bang từng Họ như vậy. Tiền Họ nào đóng ra thì quản lý lấy, nên lập được bao nhiêu Họ là có bấy nhiêu quĩ mẹ đi kèm, biến nơi ấy thành một mảnh giang sơn Việt ở rải rác trên khắp vũ hòan, không ai phá nổi. Nhờ đó nó có tính cách linh thiêng và mọi thành viên phải úy nể và duy trì sự linh thiêng đó. Mỗi đồng tiền đã cho vào qũi mẹ thì đương nhiên là của dân tộc, phải được truyền đời cho con cho cháu. Muôn sau bất cứ ai trong con cháu hỏi dân tộc Việt là gì thì đã sẵn câu trả lời nằm trong Bộ sách dân tộc và xâu chuỗi hàng ngàn Quĩ Mẹ mỗi đời mỗi to thêm, và dân Việt có ngày sẽ trở nên rất giầu mạnh. Vì mục tiêu là thế, nên quĩ phải được tăng trưởng liên tục và chỉ được tiêu có lãi, theo nghị quyết của Hội Đồng Chỉ Đạo họp mỗi năm một lần. HĐCĐ thành bởi ban đại diện của các quĩ mẹ có về hội để tham dự nghị quyết. HĐCĐ cũng bầu ra ít người làm thành tổ để mang trách nhiệm về mọi tài sản của VIỆT LINH như các đất đai, tài vật cũng như các quĩ mẹ, đời đời là của dân chứ không bao giờ sang nhượng cho chính quyền nào. Tổ cũng sẽ lưu ý về những gì cần làm để giữ thể diện cho dân tộc, bao lâu chưa có chính quyền hợp ý dân, nhưng VIỆT LINH không bao giờ nhằm nắm chính quyền hay cả đại diện chính thức cho nước, Việt linh nhất định sẽ đời đời là dân, vạn đai chi dân.

 Đã không làm chính trị theo nghĩa nhằm nắm chính quyền, cũng không nghiêng về tôn giáo nào, ngòai đạo gia tiên quốc tổ, nên ai cũng gia nhập được mà không động gì đến tôn giáo mình, đẳng phái mình hay đòan hội mình. Cũng như sự phát triển VIỆT LINH không làm lợi riêng cho phe nhóm hay tôn giảó nào, mà là lợi cho tất cả. Những người phải ăn nói với nước ngòaisẽ cảm thấy đầu tiên ơn ích đó.

 Cơ câu VIỆT LINH được rút ra từ nhiều ngàn năm kinh nghiệm tổ tiên, lại đối chiếu với kinh nghiệm các nền văn hóa lớn trên hòan cầu, cũng như đủ thứ đạo lý, lý thuyết, nên thiết nghĩ có thể bảo đảm sẽ không gây tai họa cho ai, mà chỉ làm cho dân tộc trở nên mạnh, càng ngày càng mạnh. Hiện nay tuy còn rất nhỏ, nhưng về cơ cấu thì kể là đã thiết định, nếu được nhiều người tham gia thì chỉ ít lâu chúng ta đã thành dân tộc có ý thức, bắt đầu chặn được đà suy thoái và tránh dần được sự coi khinh của ngoại nhân, đồng thời chúng ta khởi đầu trở nên mạnh.

 Hình Phủ Việt                          Hình Vòng Con Giáp

 Hình Giao Long                       Hình Giao chỉ bẳng Hôn

 

CHƯƠNG II. VIỆT LINH LÀ GÌ?

 Thưa là nước Việt nam linh thiêng gồm cả quê nội lẫn hải ngọai, hai bên sẽ đời đời ràng buộc với nhau bằng những mối tình tương thân tương trợ. Hiện nay nước Việt nam không còn: quê nội đã mất vào tay chủ thuyết ngọai lai, còn hải ngọai chưa thống nhất được nên chưa là dân tộc. Nay nếu gây nên được sự thống nhất dân tộc thì ta sẽ làm ra được một nước Việt nam linh thiêng, tức không dựa trên đất đai, nhưng trên hồn thiêng sông núi, hạo khí anh linh. Trong thực tế thì cần bước thống nhất làm đầu. Hễ có được chút thống nhất là ta đã có VIỆT LINH rồi đó, dù rất nhỏ, nhưng đã khởi đầu có thực, chỉ còn việc mở mang thêm, là phát triển những mẫu số chung đưa đến thống nhất trung thực. Có hai mẫu số chung: một là bộ sách dân tộc hai là một xâu Quĩ Mẹ.

 1. Một Bộ Sách Dân Tộc

 Để trình bày chủ đạo của dân tộc. Đó là điều quan trọng hơn hết, bởi chủ đạo là linh hồn của một dân tộc: đạo càng vững mạnh thì dân tộc càng hùng cường trừơng cửu. Sở dĩ dân Do Thái mạnh là nhờ có Thánh Kinh, người ta gọi Thánh Kinh là quê hương bỏ túi của họ. Họ đi tới đâu thì mang "quê hương" tới đó. Hằng tuần họ gặp nhau trong nhà công hội để nghe giảng Thánh Kinh, nhờ đó lòng yêu thương dân tộc dược duy trì để xây đắp sức mạnh.

 Hỏi ta có sách nào tương đương như vậy chăng? Thưa có, đó là các kinh vô tự dậy đạo làm người, nhờ đó cha ông ta đã dựng và giữ được nước nhiều ngàn năm. Chẳng may chúng ta quên khuấy nên mất nước. Rõ ràng là "Đạo mất trước nước mất sau". Nay muốn khôi phục nước thì trước hết phải lấy lại Đạo. Vì thế phải nghiên cứu học hỏi mấy sách của dân tộc như Cây Việt, Sách Ứơc, Trống Đồng. Ấy là bấy nhiêu bản tóm chủ đạo cách siêu diệu mà rực rỡ nhất là Trống đồng. Chúng ta phải coi tranh đó như quốc bảo, và cổ động treo trong các gia đình để nhận ra nhau là người Việt (sắp tái bản có thêm hình đầy đủ hơn). Còn về Đạo thì sẽ được nhắc nhở hằng tháng bằng tập nội san"Việt linh KINH SỬ", trong đó ngòai tin tức VIỆT LINH, còn có huyền sử rất hấp dẫn (Bộ đầu tiên là "Anh Hùng Lĩnh Nam" của Yên tử cư sĩ).

 2. Một hệ thống Quĩ Mẹ

 Quĩ Mẹ thay cho quê Mẹ dùng để ràng buộc người Việt với nhau thành một công thể có thực lực. Quĩ Mẹ thành bởi tiền mỗi người tích góp hằng tháng, từ một đến dăm mười đồng, cộng với những tiền kiếm được bất kỳ cách nào. Để tránh khỏi bị lường gạt lần nữa, ta hãy cùng nhau quyết định rằng: đồng tiền một khi đã bỏ vào Quỹ Mẹ thì phải được coi là linh thiêng bất khả xâm phạm: đã được kể là tài sản chung của dân tộc, phải được truyền dòng nối dõi cho mỗi ngày mỗi to lên. Vì vậy không được tiêu cho việc riêng hay tùy ý. Để chắc ăn Quĩ Mẹ phải được quản trị thay cho Dân Tộc do chính những người đóng góp: bỏ ngân hàng phải có vài ba ngươi đứng tên. Lệ Quĩ Mẹ là chỉ được tiêu có lãi xin ước định là 10% trên số tiền kết tóan cuối năm trước, thí dụ quĩ của Bang A cuối năm 89 có mười ngàn thì năm 90 được tiêu một ngàn, chia cho tổ 3.4%, Bang giữ lại 6.6 để tiêu cho Bang mình. Những con số này có thể thay đổi nhưng bao giờ số thu cũng phải vượt xa số tiêu. Giữ được như thế rồi tiền sẽ đẻ ra tiền, đẻ đến một lúc nào đó ta sẽ trở nên một dân tộc giầu mạnh, càng ngày càng giầu không lúc nào thiếu tiền cho những việc chung. Bởi ta sẽ có hàng trăm Quĩ Mẹ rải rác khắp hòan cầu, không ai có thể phá chúng ta được. Quĩ Mẹ lớn nhất là của tổ, thứ nhì là các Bang hoạc đoàn thể, thứ ba là của các họ. Ngòai ra có quĩ của gia tộc hay cả gia đình dùng được như "ruộng hương hỏa". Những Quỹ nhỏ có thể gửi ngân hàng hay nhờ tổ giữ hộ tùy ý. Quĩ tổ cũng chia ra nhiều trương mục, không dễ gì để ai độc hữu chuyên quyền. Mọi việc chi tiêu đều phải do hội đồng chỉ đạo qui đinh hoặc trong kỳ đại hội hằng năm. Đại hội năm nay 89 sẽ họp từ mồng 5-8 tháng 7 tại Quận Cam.

 

3. Hỏi Quỹ Mẹ để làm gì?

 Thưa để tiêu cho những việc lẽ ra là của chính quyền, nhưng nay không có thì phải cố làm thay, tổ chức nào làm được thì kể như một thứ nước. Thí dụ ít việc sau đây:

 A. Đẩy mạnh việc dậy quốc ngữ bằng

 1) Thống nhất cách dậy, thống nhất một số sách giáo khoa (đã làm tự năm ngóai, hẹn mỗi năm mỗi sửa chừng dăm năm thì hoàn chỉnh).

 2) Lập trại hè cho các em có dip nói tiếng Việt, học văn hóa Việt, cách cư xử ăn nói. Trại kéo dài chừng một tháng (Do Thái mở hai tháng).

 B. Lập "Đạo Thất"(cái nhà kiêm cả đình kiêm đền quốc tổ, là như cái nhân cho một thứ làng Việt Nam) để các đoàn thể có nơi sinh họat. Có nới đủ tiêu chuẩn để đón các em không thân nhân còn nằm ụ hàng ngàn trong các trại. Có nơi cư ngụ cho những cụ gìa lẻ loi.

 C. Mai ngày khi nước trở về với quốc gia thì hải ngọai sẽ giúp đỡ cách quy mô và mãi mãi. Ngay tự bây gìơ VIỆT LINH đã lập dần các ủy ban nghiên cứu về đủ ngành: giáo duc, nông, lâm, súc, điện năng, cả vấn đề dựng lại nước trên mô thức nào. Đến khi phải về xây nước thì mọi sự đã được lo sẵn...

 D. Một tờ báo ngọai ngữ để đưa tiếng nói người Việt tới tận những nơi cần thiết. Hiện nay trên chính trường quốc tế ta vẫn là những người không có tiếng nói. Đưa sách quốc gia vào thư viện công cộng nay tòan sách cộng sản. Tài trợ những dự án có gíá trị...Tóm lại những việc cần để giữ thể diện cho dân tộc, đất nước thì phải được lo.

 Xin anh linh của muôn thế hệ tiên tổ hãy linh động cho nhiều người, nhiều hội đoàn ủng hộ chương trình. Nếu có thuận lợi xin hãy tự động lập quĩ, rồi liên lạc sau, vì chẳng có chi mà phải dè dặt: không có cơ chế nào dân chủ bằng VIỆT LINH, HĐCĐ (do các chủ Quỹ Mẹ bầu lên) cũng như tổ chỉ có nhiệm vụ điều hợp và phối trí: chứ không có quyền chi hết, không bắt được ai phải trao quyền (tiền vốn) đi đâu cả, nên vắng bóng phiêu lưu, thế mà thành tựu thì nắm chắc.

 Việt linh là một thứ liên Bang. Bang là một cộng đồng nó như một Làng xưa, nói Bang vì chữ này hàm ý tương trợ lúc lưu vong. Bang có thể gồm nhiều Họ. Họ gồm độ mươi người trở lại, có thể là một gia tộc hay cả gia đình. Tổ (tổ chim, dùng chữ này để tránh chữ trung ương) là đầu não có nhiệm vụ điều hợp tòan tổ chức, hiện đã thành lập trên 9 tiểu bang (Mỹ). Alaska mới lên Bang (thứ 9) tháng 3/89, trước đó chỉ là Họ An Việt. Washington, D.C. lên bang thứ 10 tháng 4/89. Ngòai Mỹ có Toronto bên Canada, London bên Anh (hiện là Bang phát triển mạnh nhất). Bên Úc tuy đã có vài quỹ Mẹ nhưng chưa hẳn có Bang nào ngòai dăm họ An Việt. Hiện nay các họ muốn liên lạc thẳng với tổ tùy ý, chưa cần liên hệ hàng ngang với Bang vì chưa chia miền hay châu, nên cũng chưa có đại diện miền hay châu, chờ đến lúc phát triển khá sẽ hay. Đã có sự cộng tác chặt chẽ giữa các tôn giáo lớn trên điạ hạt dân tộc, sẽ công bố chi tiết trong kỳ đại hội.

 Cơ cấu Vịệt linh thì trên hết có Tổ. Rồi đến các Bang. Tới nữa là các Họ. Họ là đơn vị nền tảng gồm dăm ba người có nhiệt huyết đứng ra thành lập một nhóm mươi lăm người, thì thành một Họ. Họ cũng có thể là một gia tộc hay cả gia đình, lúc ấy quĩ mẹ sẽ trở nên một thứ ruộng hương hỏa. Nhiều Họ thành một Bang. Số Họ không nhất thiết, nếu một nhóm mạnh có khả năng giữ quĩ Mẹ lâu dài thì cũng kể là một Bang, như phần lớn những nhóm trong vùng đông người. Tổ là ban đầu não có gồm đại diện của mấy Bang lớn, và nhất là đại diện các Bộ. Bộ là đại diện cac đoàn thể lớn như tôn giáo, những mặt trận v..v..

 Bất kỳ cấp nào cũng theo lối tập đoàn chỉ huy kiểu tam tam chế. Quyền lớn nhất là quyết định chi tiêu cho cái gì, chi bao nhiêu...thì đều do Hội Đồng Chỉ Đạo nghị quyết. HĐCĐ họp năm một lần. Ngoài ra chỉ có quyền điều động và phối trí, nên sẽ dần dần minh định cũng không sợ hư việc. Chí như vụ giữ tiền thì phải coi là nền tảng, nên nhất định phải theo qui chế Quĩ Mẹ: một đồng cũng không để sa sảy đi đâu thì mới giữ được niềm tin để đi đến kết quả. Qui chế hơn kém rất co giãn là để dễ dàng cho sự liên kết các đòan thể .Ban đầu chưa vội tổ chức chặt để dễ phát triển. Họ có thể liên hệ thẳng với Tổ, hoặc với Bang tùy nghi. Cũng như trong một cộng đồng có thể có nhiều Họ hay Bang, y như trong một địa phương có nhiều đòan thể vậy.

 

Trên đây là phác họa toàn diện chương trình về lâu về dài phải nới rộng để đáp ứng nhiều ước vọng của nhiều nhóm, nhưng trong thực tế thì cần lo ráo riết đến thiếu niên không thân nhân bên trại hay bên này, và việc rắc rối khi đi vào hiện thực sẽ bàn luận rất dài dòng…

 

CHƯƠNG III: VIỆT LINH MỘT PHƯƠNG THỨC ĐOÀN HỢP

 Một dân tộc cũng như một cá nhân chỉ được kính nể theo tỉ lệ thuận với bản lãnh được biểu lộ. Thế mà bản lãnh của một dân tộc chỉ được biểu lộ theo mức độ thống nhất. Thống nhất cao bao nhiêu thì bản lãnh càng tỏ lộ thêm bấy nhiêu. Điều đó sẽ làm cho dân tộc mình ít nhất không bị coi thường, do đó sẽ không còn bị từ khước những quyền lợi lẽ ra phải dành cho mình, nhưng vì thấy mình mới chỉ là đám đông rời rạc, họ gọi là những di dân kinh tế, tương đương với chữ tha phương cầu thực, liền ngõ với xóm ăn mày, không cần kính nể mà chỉ bố thí ít nhiều tuỳ theo lòng trắc ẩn xót thương động lòng ứng kiểu thời tiết bất thần. Mà chúng ta không kêu vào đâu được, mình làm con giun thì rán mà chịu giày xéo. Muốn khỏi bị coi thường thì chỉ còn cách đoàn tụ lại. Bởi có những người thật tình muốn giúp chúng ta nhưng họ cũng phải bó tay vì ta chưa đoàn hợp lại được, thì họ biết trước là có giúp cũng sẽ không đi tới đâu nên họ không dám giúp: họ phải giữ thế giá cho họ. Ai đã thử đi vận động cho dân tộc liền thấy sự thiệt thòi đó, cũng như thấy rõ để đoàn tụ lại thì tránh được những thiệt thòi nói trên.

 Đến lúc này ai cũng có thể thấy rằng trứơc mắt chúng ta đang hiện ra hai nẻo đường: một là tiếp tục tan rã từ trước đến nay, với mọi thiệt thòi vẫn đi kèm sát gót. Hai nữa là bước lên đài vinh quang của một dân tộc có nền văn hóa thực cao thâm. Ai trong ta cũng muốn cho dân tộc được nở mày nở mặt nhưng điều kiện bất khả vô là phải đoàn hợp.

 Trong việc này nếu các đoàn thể và trên hết là các tôn giáo chịu làm thì chỉ ngày một ngày hai chúng ta đã có thống nhất, vì tôn giáo bao gồm có thể đến 90% dân, tức là đã vượt xa mức độ cần thiết. Các điều này ai cũng đồng ý hết, rất nhiều người đã giục chúng tôi hãy vận động một hội đồng các tôn giáo. Mỗi lần nghe thì tôi đều nói vần ra, vì đã quá quen mấy thứ đó rồi, công khó rất nhiều mà hiệu quả thường không quá mức ngoại giao với đại diện. Thiện chí không phải không có, nhưng muốn bắt đầu từ trên trở xuống thì khó vô cùng.

 Nhưng nếu vậy không mong chờ được chi ở các tôn giáo sao? Thưa có chứ, rất nhiều là khác nhưng với điều kiện là người tôn giáo có thể đứng ra chỉ như tiêu biểu, chứ không như đại biểu. Còn nếu có nghĩ tới liên kết thì bên Công Giáo chỉ nghĩ đến Liên Đoàn là hết cỡ. Bên Phật Giáo thì đến Liên Đoàn Phật tử là cùng.

 Về trứơc thì khiêm nhượng như vậy, mà cả về sau cũng không bao giờ nghĩ tới nắm chính quyền, và điều đó thuộc hiến chế, nghĩa là không bao giờ được ra nắm chính quyền nhân danh Việt Linh. Giữ kỹ như vậy để tránh làm sứt mẻ chức làm “vạn đại chi dân”. Chúng tôi cho rằng sự hiệu nghiệm của Việt Linh nằm trong những cái bé nhỏ và dễ dàng đó, đúng với hai câu châm ngôn đã hướng dẫn sự hình thành Việt Linh: “vi đại ư kỳ tế” và “đồ nan ư kỳ dị”.

 Chữ hiệu nghiệm trên đây xin được hiểu về cả hai đàng: trước hết cho dân tộc, khi một hội đoàn nhất là của tôn giáo mà chịu liên kết với Việt Linh là làm cho dân tộc lớn lên, thêm cường thịnh tức khắc bằng đem đến cho dân tộc một phần cơ chế đã sẵn có, khỏi phải trải qua giai đoạn kết nạp, thế mà lại không hề làm ích riêng cho một ai, vì Việt Linh không hướng đến quyền chức nào hết, còn tiền tài thì ai nấy giữ, tham lạm vào đâu được. Nên làm việc cho Việt Linh là hy sinh trọn vẹn cách trong sáng.

 Cũng không làm lợi riêng cho đoàn thể hay nhất là tôn giáo nào khác, vì Việt Linh bám sát đạo gia tiên quốc tổ, nhất định không nghiêng sang tôn giáo nào như đã được trình bày trong hơn ba chục sách. Đàng khác giả có muốn thiên tư tôn giáo nào thì đã có các tôn giáo khác theo dõi từng bước đi, đâu có dễ gì qua mặt đựơc ai. Cho nên không tôn giáo nào phải e ngại Việt Linh gây tổn hại chi cho mình. Nhất là về phía đoàn thể không phải nhường quyền hạn chi thuộc đoàn hội cho Việt Linh hết, chẳng qua chỉ mở thêm có cái quỹ mẹ thôi, mà quỹ mẹ có thể rất tượng trưng.

 Đàng khác cũng không gây thiệt thòi cho bất cứ đoàn hội nào bằng cách rút người ra khỏi đoàn hội nọ kia. Đó là điều không một tôn giáo nào hay đoàn hội nào có thể làm được như Việt Linh, vì khi thí dụ 9 người vào tôn giáo B thì thường là bỏ tôn giáo A, nên A thiệt đi 9 người đó. Còn Việt Linh thì chẳng qua chỉ muốn ý thức mình là người Việt Nam, có thế thôi chứ không hề phải từ giã tôn giáo này hay hội đoàn kia, vì ai ai cũng đang là người Việt Nam rồi, nay có vào Việt Linh hay không thì con số trong mọi tôn giáo vẫn y nguyên như trước, bởi vào Việt Linh chẳng qua là muốn giúp mình giúp người cùng nhận thức ra mình là người Việt. Sự nhận thức đó không làm hại ai hay đoàn thể nào, nhưng lại rất quan trọng cho sự lớn mạnh và thống nhất dân tộc của chúng ta.

 Tóm lại Việt Linh là phương thức xây dựng một quê hương phụ trội mở rộng khắp hoàn cầu và đời đời còn đó để giối lại cho các thế hệ mai sau, cũng như rất hiệu nghiệm để ta gây nền thống nhất dân tộc, không có gì là phiêu lưu cả. Thế mà các tôn giáo có thể góp công vào việc này rất dễ dàng. Cho tới nay tôn giáo coi như “thờ ơ” với quê hương đất nứơc chẳng qua vì chưa gặp được công việc đích đáng để làm. Thiết tưởng quỹ Mẹ đáp ứng cho nhu cầu đó, vì nó nối tôn giáo với quê hương vào một: tích góp vào quỹ mẹ cũng là tích góp cho đoàn hội tôn giáo (66% lãi mỗi năm). Hy vọng Việt Linh sẽ gặp được nhiều hưởng ứng nơi các tôn giáo trong việc xây đắp cho quê hương đất nước.

 

Vì những lý do đó tôi xin gửi tới đồng bào lời mời gọi mọi người hãy đồng tâm hợp lực để chúng ta đưa quê nước ra khỏi cảnh cùng khổ chưa bao giờ thê thảm đến như nay. Hiện người Việt chúng ta đang giữ hai chức quán quân hoàn vũ. Bên nhà là quán quân cùng khổ đói nghèo. Ơ hải ngoại thì quán quân tan rã. Lòng tự trọng của một dân tộc hơn bốn ngàn năm văn hiến không cho phép chúng ta để như vậy được. Cha ông nhắn nhủ “sách rách cố giữ lấy lề”. Sách đã bị lũ vong bản xé nát, thì ta cố giữ lấy cái lề, mà nay ra nước ngoài nhìn lại và đối chiếu với các nền văn minh đông tây kim cổ, mới thấy cái Lề đó đáng quý vô ngần rất xứng đáng cho chúng ta hi sinh công của để quang phục đặng có gì đóng góp với người cũng như trối lại cho con cháu muôn sau.


CHƯƠNG IV: NGUỒN GỐC VĂN HÓA VIỆT

 

 

Tên huyền sử nước Việt là Văn lang, nên phải tìm nguồn gốc về phía văn (mà không về đàng vật thể như đo sọ, đo xương, và những dụng cụ trần trụi). Vậy trong các cổ vật xưa nhất còn tìm được thì có một món hàm tàng đầy ý nghĩa đó là phủ Việt cũng gọi là cây Việt (hình 1). Phủ Việt cho biết cặn kẽ về Việt cả Tính lẫn Danh.

 

Danh là Việt (Việt búa) sau sẽ làm nảy sinh ra dòng Bách Việt (Việt Mễ: ngữ lý chỉ kể cách phát âm, chứ không kể chữ viết). Một danh xưng bao gồm nhiều chi tộc hơn hết.

 

Còn Tính thì được nhận ra qua việc đeo lông chim khi múa với hai giao long đang hát giao chỉ (Hinh). Nghĩa là có tính thanh thóat nhẹ nhàng (có cánh như bay lên) vui tươi an lạc (hình 2 = hai giao long).

 

Hình họa đó nói lên mối liên hệ thâm sâu với mẹ tiên cha rồng. Tiên là ba người đeo lông chim. Rồng là hai giao long đang hát cài hoa kết hoa, (cũng gọi được là hát trống quân sơ khởi).

 

Thế là hai đấng quốc tổ tiên rồng được chứng minh ngay trong hình vẽ của cây Việt cách khít khao mà lại thú vị khôn chừng. Như vậy ngay hai chữ tiên rồng đã nói lên được đức tính dân tộc cách sâu thẳm: nó ơ tai nối được hai đối cực: tiên ở trên núi cao chót vót, rồng lặn dưới biển cả thẳm sâu: núi đứng dọc, biển nằm ngang, trái ngược như vậy mà lại gặp được nhau trong thế động đích tương giao được biểu thị bằng cái hôn nồng cháy mà Mẹ Âu cơ tiên đang mùi mẫm đưa xuống mãi tận cuống họng của cha Lạc long quân đang ngưả ngửa lòng.( Hình 3 = Hôn)

 

Đây là ấn tích tỏ rõ hai quốc tổ đã đạt được độ Chí Trung nên đạt Chí Hòa, nhờ đó giải quyết được vấn đề then chốt nền tảng là cộng tròn với vuông, tức hội nhập hai đối cực. Điều đó có nghĩa là đã đạt Đạo, tức bao gồm được cả âm lẫn dương, cả không lẫn có. Hầu hết các triết học không đạt được như thế, mà chỉ có một chiều, nên không đủ khả năng tạo thống nhất hòa âm cho nhân lọai, cũng như không đat Minh Triết để tạo hạnh phúc cho con người.

 

Lấy tiên rồng làm cứ để nghiên cứu thêm xuyên qua phủ Việt, Sách ước, Ngũ hành chúng ta sẽ thấy một nguồn gố đẹp vô biên, như xemthêm trong hai bài V và VI

 

CHƯƠNG V. MINH TRIẾT TRONG MỘT BIỂU HIỆU

 

Hình biểu hiệu (hình số 4) là thứ đồ án gợi hứng từ cây Việt để gói ghém tinh hoa Minh triết Thái Bình Dương.

 

Minh triết là nghệ thuật tối cao xếp đặt việc nhà việc nước sao cho mọi người được hạnh phúc. Nói kiểu cơ cấu luận tức tổng quát hóa cùng cực thì Minh triết là khả năng hội nhập hai thái cực. Bó buộc phải định nghĩa như thế mới hợp Tính thể con người cũng như của muôn vật, đều thành bởi hai yếu tố đẩy nhau. Mà Minh triết là biết sống thuận theo bản tính mình.

 

Mọi người khôn ngoan trung bình đều cư xử như thế, và kể là có minh triết, nhưng là minh triết vô thức, thường nghiệm, cũng gọi là lương tri, không đạt cao độ được. Muốn thế, muốn có Minh triết viết hoa thì phải có Đạo tức phương pháp thấu triệt bao gồm đủ cỡ tạm kết ra như sau về từng phương diện.

 

Siêu hình thì giữa có với không, giữa vô với hữu.

 

Tâm lý thì giữa ý với tình, ý thức với tiềm thức.

 

Chính trị là giữa cương với nhu, giữa pháp luật với tự do dân chủ.

 

Người đạt Minh triết là khi nhìn thấu tự siêu hình qua tâm lý đến chính trị, còn không thấu trên mà chỉ loay hoay dưới tầng chính trị thì chỉ là thiện nhân (chính trị lương tri). Thái Bình đã đạt Minh triết, hơn thế còn để lại những ấn tích chói chang, như trong phủ Việt, được minh họa bằng Sách ước, diễn bằng số “vài ba = tham lưỡng” quảng diễn thành ba bộ số 2, 3, 5 như sau:

 

Số 2 chỉ Thái Hòa, là hòa hợp được hai đối cực như trời với đất, tròn với vuông, chẵn với lẻ. Đây là bước căn bổn hơn hết, mà nếu không cộng nổi thì không làm nên trò trống gì, kể ngay từ triết lý chỉ có một chiều thì có khác chi con thuyền không lái, hay chỉ có lái một chiều thì thuyền sẽ xoay như chong chóng. Vậy mà đó là tình trạng thế giới. Ngoại trừ xưa kia Thái Bình đã đạt và lưu lại kiểu nói ỡm ờ, quen nói bằng số 2 đặc biệt là “hai mà một, một mà hai”. Đó là nền tảng “Thống nhất” sẽ dẫn đến lối cai trị theo nguyên lý thân tộc: mọi người đều coi nhau như thân thuộc, không chia giai cấp, không chủ không nô, không vô sản với hữu sản, mà là bình sản. Ngược với “Đồng nhất” = một chỉ là một, không thể là hai nên phải chọn một bỏ một, là điều sẽ dẫn tới nguyên lý thống trị chinh phục, chia xã hội ra giai cấp, bên chủ bên nô, với đầy chên lệch. Trong biểu hiệu số 2 là hai nét vòng lên. Nó chỉ phần âm là tinh thần phải ở trên.

 

Số 3 chỉ Nhân Chủ là người tự làm chủ lấy vận mênh của mình, không quá suy phục trời như duy tâm, cũng không quá suy phục đất như duy vật, mà cư xử như một chủ trong ba chủ, một Tài trong Tam Tài: Trời, Đất, Người, nhờ đó con người có thêm tự do hàng dọc làm cho con người biết tiến tới vô cùng mà không bị vong thân đặt tiền tài trên con người. Trái lại người nhân chủ luôn luôn biết trọng nhân nghĩa hơn tiền tài, biết coi nhân đức là bản gốc, tài vật là ngọn ngành nên Nhân Chủ được chỉ bằng số 3. Do lập trường thứ ba: một là có, hai là không, ba là vừa có vừa không một trật.

 

Văn hóa chối bỏ số 3 là vật chủ (chosisme) tức đặt nền tảng không trên đạo nghĩa nhưng trên tài vật, vì thế con người phải động ứng theo quy luật của sự vật, là điều sẽ dẫn đến các xã hội tranh đoạt như đàn thú tranh mồi. Trong logo số 3 là 3 gạch ngang nằm dưới. Nó chỉ phân lý trí vật thể phải suy phục tinh thần.

 

Số 5 chỉ Tâm Linh là cái linh thiêng cao cả phải tìm trong tâm hồn, nơi sâu thẳm của lòng người thì mới đạt thân, mới đựơc hạnh phúc. Ngược lại khi đặt ở ngoài (ở lý trí, hay ý niệm) thì sẽ vong thân sẽ phải khốn khổ nghèo hèn vì giồn hết sinh lực vào việc theo đuổi những ảo tưởng, thì tiếp tới bao giờ cũng là thời Vỡ Mộng như cộng sản đang nếm thử.

 

Thái triết chỉ mẹ bằng chim, ở trên núi, chỉ cha bằng rồng ở dưới biên và nói: “Me non nhân, cha nước trí”. Nếu cha đẩy mẹ thì ra duy trí, bảng Ngũ hành chỉ bằng số 1, hay là duy vật bằng số 4 như nay, thì văn hóa tất phải khủng hoảng trầm trọng. Muốn chữa chạy thì cần đề cao Tâm tình, cần đề cao nguyên lý mẹ được biểu thị bằng chim như thấy trong logo, hay bằng vai thái mẫu trong các Thái Thất.

 

Thêm 4 số ngoài vào số 5 trong thì thành “Cửu Lạc” = số 9 của dân Lạc Việt, nôm na gọi là Gậy thần, vì nó giúp cho thành tựu được một việc ít thấy đâu làm nổi là hội nhập được cả tự do và pháp luật trong liều lượng lý tưởng. Trang Tử khen là vừa có đủ pháp luật để thành tựu cuộc trị an, cũng như đủ tự do cho con người giữ được nhân chủ tính. “Cửu Lạc chi sự: trị thành đức bị”.

 

Đại để đó là bản tóm vào một biểu hiệu cả một nền Minh triết mênh mông như Biển Thái Bình. Logo này được gợi hứng từ huy hiệu Cây Việt trên có hai giao long dứơi có ba người đeo lông chim, tức số 2 tiên rồng với các số 3, 5. Muốn nắm vững ý nghĩa ba số đó phải xem kỹ bảng Ngũ hành, phát nguyên từ Sách Ước cũng như từ truyện hiền triết Tanê ở đảo Đanê nhân được 2 hòn đá quyền lực và 3 thúng khôn v.v… Hơn thế cả pho giáo đều căn cứ trên ba số trên gọi là Âm Dương (số 2), Tam Tài (số 3), Ngũ Hành (số 5). Tất cả các truyện cũng như những điển chương đều mang số 2, 3, 5 cũng như tất cả đều phát nguyên từ Thái Bình Dương, nên gọi là “Thái Triết”, nói gọn cho chữ “Thái Bình Minh Triết”. Túi khôn của loài người nguyên thuỷ nằm trong thuật ngữ “Vài Ba” đó.

 

CHƯƠNG VI. MINH TRIẾT TRONG TRỐNG ĐỒNG

 

Trống Đông sơn là một lâu đài văn hóa chung cho các nứơc Đông Ắ và Thái Bình Dương, xuất hiện vào quãng đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước tây lịch. Cao 63cm. Mặt rộng 79 cm. Tang rộng 85 cm. Những hình ảnh tạc trên trống biểu thị một nền Minh Triết rất ơn ích mà ta có thể tóm lại trong ba nguyên ly nền tảng sau là Thái Hòa, Nhân Chủ, và Tâm Linh.

 

Có Minh Triết là khi nền triết nào đạt Thái Hoà.

 

Đạt Thái hòa là khi nối được hai thái cực lại thành một như nối Có với Không, Vô với Hưũ. Đây là hai thái cực cùng tột và thường được biểu thị bằng hình tròn với vuông, hoặc số chẵn với số lẻ, nghĩa là những cái đối cực nhau mà có thể hình dung ra được, vậy mà phải hòa được với nhau. Hễ hòa được thì gọi là Thái hòa.

 

Đây là cái Hòa căn để sinh ra mọi cái hòa bé nhỏ khác, như trong xã hội không chia giai cấp chủ nô, hữu sản với vô sản. Trong thực tế hầu không đâu đạt được nền Thái Hòa nọ, mà chỉ có một bên mất bên kia, gọi chung là duy tâm hay duy vật trong triết gọi đó là nhị nguyên đối kháng, gây ra biết bao chia rẽ đau thương. Vì khi triết đã duy vật một chiều, thì dù muốn hòa mấy đi nữa vẫn không hòa được, như cộng sản càng chống giai cấp thì lại càng gây thêm giai cấp mới. Vì thế mà ta không gặp thấy Thái Hòa đâu cả. Phải trở về mãi thời thái cổ mới gặp được nét Thái Hòa, và gặp nhiều nhất là nơi Thái Bình dương, thí dụ:

 

Thái Hòa thấy được trong trống đồng Đông Sơn rất là đầy đủ. Trước hết khi xem toàn thể di vật thì thấy Thái Hòa giữa mặt và tang trống.

 

- Mặt trống với tang trống được trình bày như hai đối cực: một ngang, một dọc, dọc là tang trống, ngang là mặt trống, Mặt chỉ tiên mẹ, tang chỉ rồng cha. 50 con theo mẹ lên núi mặt, 50 con theo cha xuống biển tang. Tiên mẹ được biểu thị bằng các lọai chim nứơc như hải âu (Âu Cơ nghi mẫu) hồng hộc (hạc) vụ, lộ. Còn tang là cha rồng biểu thị bằng 6 chiếc thuyền đã biến thể thành 6 con rồng đang nằm ngửa há miệng chờ cái hôn sâu tới tận họng.

 

- Thứ đến riêng mặt trống thì trung cung là vầng nhật được bao quanh bởi 14 Tam giác gốc. Con số 14 chỉ 2 tuần trăng: 2 X 7= 14. Hai vừng nhật nguyệt biểu thị Thái cực sinh lưỡng nghi được chỉ thị bằng hai bên chẵn lẻ.

 

- Chẵn ở bên chiêu: trên nóc nhà có hai chim , đoàn người 6, đòan chim 4 cặp . Lẻ ở bên mục: trên nóc nhà 1 chim, đoàn người 7, đoàn chim 3 cặp.

 

- Ngòai ra còn nhiều cặp đối chọi khác như chim thì con to con nhỏ, con đứng con bay. Mười con hươu sao thì con cái con đực

 

Tóm lại là hai đối cực được đặt nổi cách chói chang, thế mà bao giờ cũng được nối lại cách rất chặt chẽ bằng cái hôn giao chỉ: nên không thể chối cãi được là có Thái Hòa. Mà đã đạt Thái Hòa thì tất có khả năng gây mọi cuộc hòa nhỏ để áp dụng vào cõi nhân sinh, như trong xã hội không hề có chế độ nô lệ, không bên chủ bên nô, cũng không chia ra bên hữu sản với vô sản, mà là Bình Sản cho hết mọi ngươì. Tòan dân chỉ có một nền văn hóa chung tự vua chí dân y như nhau. Đó là văn hóa của Con Người Nhân Chủ.

 

Nhân Chủ là Con Người nối kết được tiểu ngă với Đại Ngã, mà Đại Ngã là vô biên. Chính cái vô biên đem lại cho con người vị trí cao cả ngang hàng với trời cùng đất như một vua trong ba vua: nếu Trời là vua, Đất là vua, thì Người cũng là vua. Đó là ba quyền lực tối cao mà người là một, quen gọi là cõi người ta trở nên một Tài trong tam Tài: Trời, Người, Đất. Trời được đại diện do mặt Nhật ngự ở trung cung. Người chiếm hai vòng giữa: vòng Tam giác gốc chỉ con người Đại Ngã, rồi đến vòng tiểu ngã là các người đi kiệu đang ca nhảy múa hát.

 

Hai vòng ngoài cùng gồm toàn chim muông nên chi thiên nhiên, tức tài Địa.

 

Thật là rõ ràng: có đủ ba cõi: Trời, Đất, Ngừơi. Nhờ vậy con người không bị nô lệ cho trời kiểu định mệnh. Cũng không nô lệ cho đất, không nô lệ cho địa lợi như duy vật. Cả hai đều gây khổ lụy cho con người như ta thấy dọc dài qua ba mươi thế kỷ: những nước bị thứ triết lý duy đó đều đói khổ, như duy tâm Ấn độ, hay duy vật cộng sản nay.

 

Còn điểm cuối cùng nữa là Tâm Linh

 

Tâm linh là cái linh đặt ngay trong tâm hồn con người.

 

Nói kiểu tích cực thì phải tìm cái linh thiêng cao cả ngay trong Tâm mình mà không được tìm cả bên ngòai nơi vật thể. Bên ngoài là lý trí với hiện tương hữu hình, chỉ được chiếm 2, còn 3 phải dành cho bên trong là Tâm tình, là Tính thể viên dung nguồn mạch mọi phúc lạc, nhưng vì thiếu chữ Chí Trung không thấy được đâu là nguồn hạnh phúc, mới tìm ra bên ngòai.

 

Nhưng tìm ra ngòai thì càng ra lại càng đói, vì những cái hưũ hạn dù có chồng chất lên bao nhiêu cũng không khỏa lấp nổi cơn đói khát cái vô biên, nên thấy còn đói thì tưởng khối lượng trước chưa đủ, nên lại thêm nữa, thêm nữa, càng ngày càng cần đến những khối lượng khổng lồ, mà vẫn không no đủ, chỉ tổ gây thêm đau khổ muôn trùng. Những "nghệ thuật" khổng lồ như ziggurat, kim tự tháp v.v..đã mọc lên giữa muôn đau khổ, y như những đội quân khổng lồ hiện nay vượt xa tầm kích của nước thuộc cùng một lọai khổng lồ tuy có khác hình thái nhưng vẫn gieo đau thương khổ lụy như nhau.

 

Muốn tránh khổ lụy thì phải đi trở vào, càng vào thì càng đi tới hòa hợp. làm cho tâm hồn được sảng khóai vô vàn. Vậy đó là đường lối Trống Đồng, một di vật mà các nhà nghiên cứu gọi là nhạc khí vũ trụ vì nó chứa đủ trời, đất, người, ấy thế mà nó lại được hiện thực vào hình thái của cái cối giã gạo chày đứng, một vật dụng ăn làm hằng ngày trong tầm tay mọi người, không một tham vọng lượng chất nào hết, đến nỗi các nhà nghiên cứu đã ghi nhận sự vắng bóng kích thước khổng lồ làm nét đặc trưng văn hóa Đông Sơn.

 

Vậy đã là đặc biệt nhưng còn đặc biệt hơn nữa là các hình vẽ đều hòa hợp với nhau để làm nên con đường xóay ốc vào trung cung. Sách Trung dung thu gọn vào câu"CHÍ TRUNG HÒA". Câu đó có thể giải rộng rằng: càng tiến vào trung bao nhiêu thì càng đi vào hòa bấy nhiêu. Đây có Chí Hòa thì tất có vụ đang tiến vào cõi Chí Trung. Mà quả thật cả đòan đang tiến vào Trung Cung cách động đích.

 

Hãy xem vòng ngòai cùng có 36 chim vừa chỉ 4 phương 4 mùa, vừa chỉ 4 chiếc hoa quỳ 9 cánh. Gọi là hoa quì vì nó hướng dương tức tiến về phía tả nhậm, là phía mặt trới mọc, nên nó như đòan chim phượng hướng tới để chào mặt trời ban mai, gọi là "minh phượng triều dương", hàm ý tiến vào cõi Tính thể. Nên khi ngắm đòan chim tiến ngược kim đồng hồ ta dễ liên tưởng tới câu phong dao:

 

"Hoa quỳ chăm chắm hướng về Thái dương."

 

Nhờ vậy mà cả đoàn có thái độ hoan lạc phong lưu. Theo nguyên nghĩa thì phong là gió, lưu là nước, hai chữ chập lại chỉ lối sống an vui thanh thóat được biểu thị bằng những cánh chim vươn dài như làm cho tấm thân trở thành nhẹ nhõm lâng lâng như thân chim toan cất cánh, nó biểu lộ tâm hồn siêu thóat thênh thang.

 

Đó chính là kết quả của nền Minh Triết dựa trên ba nguyên lý đầy nhân chủ tính là:

 

Thái Hòa, được minh họa bằng mẹ tiên trên mặt, cha rồng dưới tang. Giữa mặt trống là Nhật Nguyệt, rồi chia hai bên chẵn lẻ. Chẵn số 2, lẻ số 1 mà vẫn hợp hòa khăng khít bằng cái hôn đắm đuối Giao Chỉ.

 

Nhân chủ, được giới thiệu bằng vị thế Người đứng giữa Trời cùng Đất. Tiếp với Trời là những Đại Ngã. Tiếp với Đất là những tiểu ngã đang ca vũ làm thành một cõi người ta.

 

Tâm linh, biểu thị bằng những vòng vũ xóay ốc vào trung cung nguyệt nhật thái hợp, thái hòa, tạo nên một nền Thống nhất lẫm liệt trên cấp vũ trụ.

 

Đó là ba nguyên lý của nền Minh Triết đã gây dựng cho các dân nước biết noi theo được hưởng một nếp sống đầy an vui phúc lạc. Nền triết này chắc sẽ góp phần lớn vào việc kiến tạo một nền văn minh mới thế cho nền văn minh hiện nay thiếu nguyên lý mẹ, tức đang bị điều động bởi ba nguyên lý vật thể là Đồng Nhất, Triệt Tam, và Nguyên ủy. Đó là bấy nhiêu sợi dây cột chăt tâm thức con người vào vật thể làm cho đời sống nếu không đầy sầu bi thống khổ, thì cũng tràn ngập lo âu khắc nghị: chỉ biết cắm trọn mắt vào cõi hiện tượng, không biết ngẩng mặt lên nhìn "Hóa Nhi Đa Hí Lộng" để biết sống cuộc đời an vui thanh thóat giống với trống đồng: tung tăng như đàn cá nước, nhởn nhơ như những chim trời.

 

Dân tộc muốn đòan hợp an vui, nhân loại muốn thống nhất hòa lạc tưởng không thể tìm được biểu hiệu nào cao siêu và linh nghiệm hơn chiếc Trống Đông Sơn vậy.

 

CHƯƠNG VII: BẢNG XẾP LOẠI CÁC NƯỚC 

 

Khi người nào thể nghiệm được ba chân lý trình bày trong trống đồng (Thái Hòa, Nhân Chủ, Tâm Linh) thì kể là đắc đạo, cũng là có Minh Triết. Khi người ấy cai trị nước nào thì nước đó đứng vào bậc A, như bên ta xưa đời hòang kim Nghiêu, Thuấn, Hùng vương, Tiết Liệu… Đó là những hiền triết có tài tế thế an bang, không bao giờ đụng đến lối chính trị khôn vặt trí xảo, lợi cho nhóm này thì hại cho nhóm kia, nhưng là lối quang minh chính đại ơn ích cho mọi người không những trong lãnh vực kinh tế mà luôn trên mặt tinh thần, cũng “bình được thiên hạ” theo nghĩa sách Đại Học nói “làm sáng cái đức sáng ra trong thiên hạ = minh minh đức ư thiên hạ”.

 

Bậc B là các nứơc ăn tự những chân lý trên, nhưng không còn nhận thức ra nữa như Tàu và ta trong hai nghìn năm qua. Dân chúng tuy được hưởng tự do và bình sản nhưng không được như trong bậc A. và khi gặp chủ thuyết chống phá thì không đủ khả năng đối địch. Hiện nay Nhật, Hàn, Đài Loan, Tân Gia Ba đang ngoi ngóp lên bậc này nhưng thực ra đi vào đường lợi hành như C, D chứ có tìm ra chủ đạo đâu, còn đang bì bõm trong chủ thuyết.

 

Bậc C và D là những nước không dược thừa tự Minh Triết, mà chỉ có toàn triết học một chiều, nên không có được những cái nhìn sâu rộng cỡ kinh bang tế thế, nhưng nhờ lương tri còn mạnh, nên biết khước từ triết học để theo ánh sáng của lương tri, như hầu hết các nước trên thế giới ngày nay, những nước có thể phồn thịnh phần lớn do kỹ thuật hơn là do triết lý chính trị. Chính trị chỉ có đến những thiện nhân là hết cỡ. Còn C hay D là tùy có được người đương quyền giỏi nhiều hay ít.

 

Bậc F là những nước không còn đủ lương tri để thấy những lý luận vớ vẩn của triết học duy trí, những kết luận dồ dại của chủ thuyết hay huấn giáo bái vật, nên đâm đầu theo những ý hệ một chiều, như các nước cộng sản nay, hay các nước độc tài xưa. thì nhất định dân chúng vừa phải nghèo hèn, vừa mất hết tự do hạnh phúc.

 

Bậc E là những nước dám mở mắt nhìn sự thực như Tàu trước đây, và nay đến lượt Nga, đang muốn từ bỏ ý hệ Mác Lê, nhưng chưa tìm ra được chủ đạo đáng tin cậy, nên cứ ngập ngừng khi bước chân ra. Chưa tìm ra chủ đạo thì không riêng cộng sản mà cả các nước C, D cũng thế, nhưng các nước này còn nhờ được lương tri và các thói quen chính trị tích lũy với guồng máy kinh tế tự do nối dài, nên không đến nỗi.

 

Lương tri là gì?

 

Thưa là sự khôn ngoan thông thường ban cho mọi người để sống đỡ, Hi lạp gọi đó là phronesis tương đương với pragmatism nay. Với lương tri thì có thể đạt được tự do hàng ngang, như không còn nô lệ, nhưng hàng dọc thì chưa có chủ đạo. Phải với Minh Triết viết hoa, mà Hi lạp gọi là Sophia mới đạt được cả tự do hàng dọc đối với trời cùng đất (sự thực là giũ bỏ được những ý niệm của chuyên chế về trời hay đất).

 

Như vậy Minh Triết không còn rờ mò như lương tri, mà có tiền đề hẳn hoi và được hệ thống y như triết lý, nhưng hệ thống trên cấp Cơ, tức cấp tâm linh tiềm thức, nên thành đạt. Còn triết học thông thường lại hệ thống trên cấp lý trí ý niệm, nên không thành công. Bởi ý niệm bóc ra từ sự vật, nên giống như sự vật: hạn hẹp, cứng đơ, không thể chỉ huy cuộc sống phức tạp hơn vô số lần. Vì thế triết học chỉ là lý thuyết suông không tác động nổi, nên đời sống phải tìm hứơng dẫn nơi khác thí dụ, nơi tôn giáo, luân thường, pháp luật.

 

Người ta hay lẫn minh triết với tài giỏi như khoa học, khéo léo, giầu sang, nhưng đó tòan là những món chuyên môn hạn hẹp, không không làm méo mó lối nghĩ xem đã là may rồi, sức mấy mà có nổi những cái nhìn bao trùm và thẩm thấu của Minh Triết.

 

Đó là ít điều cần nhớ khi chúng ta khởi công kiến tạo một nước Việt nam uy linh muôn thuở. Tại sao huy hiệu VL lại để 2 nét đất trên, 3 nét trời dưới? Thưa đó là lối chúc lành cho Việt linh được mãi mãi hanh thông, tức huy hiệu xếp theo quẻ Thái: (hình quẻ Thái) đặt âm là tinh thần trên dương là vòng ngoài để trời đất ở vào trúng địa vị của mình, để mọi loài được no đầy “thiên địa vị yên, vạn vật dục yên”.

 

Minh Triết thường được biểu thị bằng Thần Nữ. Trong huy hiệu vẽ chim hải âu quay hướng tả hàm ý tổ mẫu Âu Cơ tái dẫn các con Mẹ đi kiến tạo một nước linh thiêng rộng như Thái Bình Dương. Nước được Mẹ Minh Triết hướng dẫn xây đắp sẽ đứng đầu bảng A. Âu Mỹ đã nhận nghệ thuật cổ sơ của Thái Bình dương (Préhistoric man by Andreas Lommel 271). Đến lượt triết thì đã được báo trước do hội nghị Honolulu 49. Nay là đợt đáp lời mời của hội nghị bằng những bước Thái Bình Minh Triết đi vào đạo Nhân, sau khi đã lang bang với Thiên đạo rồi Điạ đạo.

 

 

Chú giải

 

Những nhà cai trị nay không thể đạt độ tế thế an bang mà chỉ là những thiện nhân. Vậy thiện nhân là ai?

 

Trong Luận Ngữ (XI, 19) “Tử Trương vấn Thiện nhân chi đạo? Tử viết: bất tiễn tích, diệc bất nhập ư Thất” = Thiện nhân là những người không biết điển tích, tức không được học đạo lý chính truyền, nên khó trông thông đạt. Đó sẽ là trường hợp “thất Lý nhi nhập ư thuật” = không đạt được Lý Thái cực, nên quay ra mưu xảo quỷ quyệt, thì không sao đạt độ an bang tế thế.

 

F là những nước bị nạn độc tài chuyên chế không bao giờ thịnh đạt nổi, như An Độ đã chứng minh suốt 25 thế kỷ qua (có sách nói 95% dân chúng ngày được một bữa chỉ có bánh và muối, 4% giàu có, còn 1% giàu không để đâu hết của). Cộng sản nay đang chứng minh lần nữa cái chân lý hiển nhiên nọ.

 

CHƯƠNG VIII. TÂM NIỆM

  

Nước Việt Nam là nước ban ra cho tôi. Tôi sinh ra trong nước đương nhiên tôi đã có nước, dầu tôi không làm chi cũng đã có nước rồi.

 

Còn Việt Linh là nước tôi phải làm ra mới có, Việt Linh có là do người làm ra, càng nhiều người làm thì Việt Linh càng to, tôi là một người trong đó.

 

Tôi tâm niệm rằng người Việt chính tông đã nói là làm, đã khởi đầu là làm tới cùng cực.

 

Tôi biết rằng Việt Linh được tổ chức theo một mô thức không thể không lớn mạnh, mỗi này mỗi mạnh hơn để đi đến chỗ thịnh đạt.

 

Để luôn luôn tưởng nhớ tới quê hương dân tộc mà tôi yêu mến và quyết tâm tham gia vào việc cứu giúp, tôi thành tâm tuyên hứa những điều sau:

 

Trung thành với Chủ Đạo Việt

 

Coi anh em đã tuyên hứa như cùng một gia đình Au Cơ tổ mẫu, có chia ra từng đơn vị thì chỉ là để tiện việc quản lý tài sản mà thôi.

 

Coi mọi tiền của như tài sản chung gia tộc, sẵn sàng san sẻ để hết mọi Bang đều có thể tiến tới đẫy đà, cũng như sẵn sàng đóng góp theo quyết định của đại hội.

 

Nếu tôi có lòng nào bất chính thì không xứng đáng là người

 

LỜI NGUYỆN TRƯỚC BÀN THỜ TIÊN TỔ

 

Kính lạy các tổ tiên cùng anh hùng liệt sĩ. Chúng con là Miêu Duệ của Việt tộc hội nhau nơi đây trứơc bàn thờ của các đấng anh linh liệt tổ để tỏ lòng tôn kính thâm sâu và tri ân đặc biệt đối với các vị. Sau là để chúng con nhìn nhau trong mối tình thắm thiết đồng bào và cùng nhau luyện tập các đức tính của dòng tộc để trở nên con người Việt Nam viên mãn: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín đầy đủ, để biết sống cuộc đời tròn đầy cho bản thân, cho gia đình, cho quê nước, cho nhân loại. Chúng con cùng nhau tuyên hứa: bao lâu còn chút hơi thở chúng con sẽ không để cho tinh thần dân tộc phôi pha.

 

Xin anh linh tiên tổ và liệt sĩ chứng giám cho lòng thành thực kính tôn của chúng con.

 

HUẤN TỪ CỦA ÂU CƠ TỔ MẪU

 

Hỡi các con cưng của mẹ.

 

Các con được linh hứng để đến dự những buổi học tập và làm quen biết nhau. Đây thật là một cơ duyên đặc biệt. Con mắt thường chỉ thấy đó là những hi sinh công của để lo cho ích chung, thì đấy đã là một việc nghĩa trọng đại. Nhưng trong phạm vi tiến hóa thì đó còn là dấu chỉ một ơn thiên triệu đặc biệt để các con làm một việc cao cả hơn nữa là lập lại nứơc Văn Lang huyền sử vốn được xây trên tình yêu trung thực. Đó là một sứ mạng siêu việt và dài hơi, vì phải lập lại đạo nhân ái trong cái thế giới đầy oán ghét hận thù, lập lại nền học vấn về đạo làm người ngựơc với cái học trục vật đang ngự trị trên khắp hoàn vũ.

 

Tóm lại các con đang sửa soạn một cuộc cách mạng xanh làm toàn bằng yêu thương tương trợ, đựơc rất ít người nghĩ tới, nên khó vô cùng. Muốn chu toàn phải rất nhiều hùng tâm dũng chí.

 

Vì thế các con hãy kết đoàn một cách đặc biệt mới trông hiện thực được lý tưởng. Các con sẽ làm thành một thứ gia tộc linh thiêng gắn bó lấy nhau để cùng nhau học tập, cùng nhau xây dựng cơ đồ, có thế các con mới đủ khả năng quang phục tinh thần Văn Lang huyền sử tại quê nhà, cũng như có thể gieo rắc yêu thương ra khắp hoàn vũ.

 

Các con sẽ làm cho Việt tộc các con tồn tại trong phồn thịnh vinh quang cũng như góp công với thế giới đưa nhân loại vào đường hạnh phúc trung thực. Đó gọi là Việt linh mà các con đang bắt tay nhau để cùng xây đắp.

 

Mẹ chúc phúc lành cho hết mọi con.

 

Au Cơ, mẹ của các con.

 

Hình Trống Đồng Ngọc Lữ

 

Hình Tang Trống

 

CHƯƠNG IX. NẾP SỐNG AN VUI

 

Bản văn sau đây đã viết bốn năm trước nay đọc lại thấy khác có chân lý đầu tiên thuộc số 2 thì đưa ra Tiến Hóa thay vì Thái Hòa. Đó là vì số 2 có cả hai điều nọ, khởi đầu là Tiến Hóa, nhưng tiến để đi đến Thái Hòa. Nên trứơc nói về Tiến Hóa nay nói về Thái Hòa là phong phú chứ không có gì nghịch cả. Cứ nói chung thì tiên tổ nhấn trên Thái Hòa hơn trên Tiến Hóa.

 

 

Nếp sống an vui gồm ba yếu tố là tiến hóa tính, nhân chủ tính và tâm linh tính.

 

1. Tiến hóa tính

 

Sống an vui là lối sống của người Lạc Việt, Tổ tiên chúng ta, như thấy được trên mặt trống đồng: các ngài sống như chim trời cá nước = nhởn nhơ với cuộc đời đầy sinh thú nhảy múa ca vui. Đây là lối sống thuận lợi hơn hết để đi đến cứu cánh con người. Cứu cánh đó là hạnh phúc cùng cực gọi là diễm phúc vô cùng. Lối sống an vui hồn nhiên toàn diện chính là con đường dẫn đưa đến cùng đích nọ. Muốn có lối sống đó phải hòa hợp cả với nội tâm lẫn với hoàn cảnh xã hội.

 

Muốn thế trước phải nuôi một quan niệm tiến hóa về con người cũng như về vạn vật. Phải thâm tín rằng muôn sự ở đời đang biến chuyển, chẳng có cái gì bền vững mãi mãi. Khi tâm thức ta đã quen với tư tưởng đó thì tự nhiên ta ít bám víu vào sự đời, vào hiện trạng. Trí ta sẽ bớt tuyệt đối hóa cái chi, bởi tuyệt đối hóa là thứ bệnh duy trí nó sẽ đẻ ra nhiều tật xấu khác như quá bám víu vào vật thể, coi mọi việc đời chỉ có thể như thế, nếu không được vậy thì kể là hỏng hết. Sự thật thì tất cả đều ở trong thế tương đối, có không, không có cài vào nhau. cái gì tốt mấy cũng có chỗ “xấu”. Xấu mấy cũng có chỗ tốt. Hai đàng nương nhau mà có. Ngay con người dù thánh đến đâu cũng phải có phần quỷ kết thành “nhân giả quỷ thần chi hội” = Người là sự hội tụ của quỷ và thần. Quỷ 2 thần 3. Đó là quan niệm căn bản. Quan niệm tương đối và tiến hóa sẽ giúp ta có thái độ thanh thoát mềm dẻo đối với đời: không bám chặt vào bất cứ cái chi, như của cải, danh giá, chức quyền, không hề coi những thứ đó là tất cả cuộc sống, làm nên ý nghĩa cuộc đời. Quan niệm như thế sẽ phá hỏng cuộc sống an vui, hạnh phúc.

 

Tâm hồn người sống an vui tự nhiêm mở rộng hơn nhiều nên xem thấy đựơc nhiều khía cạnh của toàn diện: hỏng chỗ này còn chỗ kia. Tục ngữ nói: “đắm đò tiện thể rửa trôn”, câu đó có ý nói rằng dù lúc rủi ro đắm đò người sống an vui ít nghĩ đến ướt quần áo, nguy hiểm, chết người, mất đồ đạc, mà nghĩ đến những chỗ có thể dùng của tai nạn. Ap dụng vào cuộc di tản, thí dụ, người sống an vui sẽ không mất thì giờ vào việc than trời trách đất, oán giận lung tung, mà “bất oán thiên, bất vưu nhân” đặng dồn tâm trí vào việc tạo dựng đời sống mới, đón nhận những cái hay mà hoàn cảnh mới đem lại. Biết rằng mọi sự đều đổi thay nên chẳng bám mạnh vào cái chi cả, chẳng có gì là tuyệt đối. Biết thích nghi thì từ cái dở cũng có thể kéo ra được cái hay.

 

 

2. Nhân chủ tính

 

Mọi sự đều trôi qua không gì đáng quý tận cùng, nhưng trong vũ trụ có một cái đáng quý trọng nhất là con người. Con người đáng trọng hơn hết mọi vật ở chỗ người là tạo tác viên: cái gì cũng tự tạo ra, cũng tự làm lấy. Con vật sinh ra đã có lông mao lông vũ, làm áo làm quần, của ăn đã sẵn khắp nơi… nhà cửa là “màn trời chiếu đất” khỏi phải lo làm, vì cũng chẳng biết làm cái chi. Con người thì khác, sinh ra trần trụi, mọi cái phải lo lấy = tự miếng cơm, manh áo, nhà ở cho đến đi đứng. Lại còn cố bước lên những bậc cao hơn như văn hóa, biết làm thơ, làm nhạc, biết ca vũ múa nhảy. Rồi còn tiến nữa lên đến chỗ “chí thành như thần” hóa ra nhân thần: phối hợp với thiên với địa.

 

Từ quan niệm coi trọng con người đó, nó sẽ hết sức tự trọng chính mình bằng cố gắng trở nên con người trung thực, con người chính nhân quân tử. Quân tử là bứơc đầu, bước sau là thánh nhân, rồi đến thần nhân là cao nhất. Con người phải tiến tới chỗ cực cao trọng đó.

 

Do quan niệm coi trọng con người nó phải coi trọng những cái thuộc về người, trong đó phải kể trước hết tới lời nói. Quân tử phải là ngừơi trọng lời mình: đã nói sao là giữ như thế. Đó là dấu rõ nhất biểu hiệu đức tự trọng. Đức đó kéo theo những đức khác như 4 đức để giữ nứơc gọi là “tứ duy” là lễ, nghĩa, liêm, sỉ. Người tự trọng chú tâm phát triển cả 4 đức trên. Việc đó bao gồm mọi cơ ngăng con người thường đựơc quy vào 3 mục là ý, tình, chí.

 

Ý thuộc lý trí phải đi đến chỗ lý trí, hiểu thấu triệt sự vật. Khi đi đến cùng cực sẽ thấy vạn vật đều kết bởi 2 khí âm dương, nó đong đưa uyển chuyển biến hóa ra muôn vàn cách, thế mà lại làm nên một vũ trụ nhất thể. Đó là điều các triết học một chiều không thấy, nên chẳng giúp ích chi cho đời. Vì không biết toàn tri = chu tri, nên không biết nối các việc vào nhau: nối từng công việc lẻ tẻ vào nguyên lý cùng cực, hoặc từ nguyên lý cùng cực đi xuống đến từng việc thông thường. Đây là tác động cao nhất của tâm thức. Làm được như vậy thì gọi là đạt Minh triết. Minh triết giúp cho ta dễ trở nên con người toàn thể, biết quy kết mọi cử chỉ hành vi quy về một mối, nên rất sâu thẳm làm nên con người Đại ngã tâm linh.

 

Tình phải đựơc đôn hậu cho thắm thiết và nồng cháy, cũng như phải thanh lọc cho nên trinh trong. Lúc ấy nó sẽ mở ra rộng rãi mênh mông, bao khắp loài người, chữ nho gọi đó là “ở chỗ rộng hơn hết trong loài người” (cư thiên hạ chi quảng cư) tức chí khí phải cương nghị, không gì có thể lay chuyển; nghèo đói không làm liều, oai võ không thể làm khuất phục: “phú quý bất năng dân, bần tiện bất năng di, uy võ bất năng khuất”. Được như thế thì có ngày nó sẽ đạt đợt “vũ trụ chi tâm” để nói như người xưa rằng: “Vũ trụ nội mạc phi phận sự. Nhân gian đáo thử thị anh hùng”.

 

Tất cả cái gì xảy ra trong vũ trụ cũng được coi là phận sự của mình phải lo. Đến được như thế là anh hùng, là thánh nhân, là thần nhân, tức đạt cứu cánh của con người.

 

Tự trọng kéo theo lòng kính trọng tha nhân. Nếu con người đáng trọng thì mình phải tự trọng trứơc hết rồi đến trọng tha nhân. Ngược với tinh thần trọng tha nhân là óc coi người khác như sự vật tức coi thường, coi khinh và nhất là bóc lột, lọc lừa mà độ thấp nhất là chế độ chủ nô. Người chủ coi nô lệ của mình như đồ vật hay bày thú trong nhà dùng để phụng sự cho mình. Tuy nay chế độ chủ nô đã hết nhưng còn những nấc trung gian như lừa lọc chèn ép… cần phải vựơt qua dân. Chính nền triết học duy lý đã gây nên những đợt đó làm cho mối liên hệ con người với nhau trở thành liên hệ giữa người với vật, tiếng Mỹ gọi là liên hệ “ta với cái ấy: I That”, tiếng Pháp kêu là “Je et Cela”. Phải cố thay vào bằng liên hệ giữa người với người gọi là “I-thou” và “je et tu” bao hàm tình thân giữa hai người, nên cũng gọi là “liên chủ thể” (intersubjectivity) = hai người là chủ thể ngang nhau, không ai kém ai cả. Muốn vậy phải vượt qua vỏ ngoài lý trí để đi vào tình trong. Nói cụ thể là một người bị ta coi thường là khi ta chỉ xem có những cử động kiểu tâm lý động ứng (behaviorism), chỉ căn cứ vào những động ứng bên ngoài, nhưng nếu ta vượt qua lớp vỏ ngoài bằng tiếp xúc thân mật, ta sẽ hiểu được những cảm tình cao thượng, những ý định tốt lành đang là những động lực chỉ huy các động ứng bị coi thường kia, lúc ấy ta sẽ thấy người ấy đáng trọng hơn nhiều lắm.

 

Phương chi khi ta thấu hiểu tận cùng gốc rễ của con người, ta sẽ biết đó là những ánh linh quang của Thượng Đế thì càng thêm lòng trọng kính hơn nữa. Trong khi chờ đợi được chỗ nọ, ta hãy giữ lời Thánh Kinh “chớ có xét đoán ai”, vì xét đoán thường chỉ căn cứ trên một vài động ứng bề ngoài mà không kể chi đến cái toàn thể của tha nhân, gồm nào là nền giáo dục khác, môi sinh khác, tính tình khác hẳn. Nếu chỉ căn cứ vào có động ứng nhất thời mà xét đoán thì giống người mù xem voi, rờ được cái tai thì bảo voi như cái quạt, rờ được đuôi thì bảo voi như cái chổi v.v… tất cả đều sai. Ngày nay ta quen nghe hai chữ “quan điểm” là có ý nói lên rằng mỗi cái nhìn chỉ đúng ở một góc cạnh nào đó, ở một quan điểm nọ, mà không đúng ở quan điểm kia. Nên quan điểm cũng là một đề tài của liên chủ thể nhằm làm tăng trưởng óc trọng tha nhân.

 

Trọng ngừơi thì phải lấy chữ Hòa làm quý. Việt Nho quen nói “dĩ hòa vi quý” là có ý đó. Muốn hòa thì phải nhẫn nhục. Tiền nhân bảo “một sự nhịn bằng chín sự lành”. Người nào nói một câu trái ý ta có khi đến xúc phạm, tốt hơn hết ta nên nhịn nhục, nếu là người tài ba thì nói một câu khôi hài làm cho cả hai cười xòa, quên sự căng thẳng lúc trước. Biết dùng lối hí hứơc mà hòa giải những tình trạng căng thẳng, lại còn làm cho đời vang thêm tiếng cười vui thì đó là nghệ thuật tối cao, đáng quý vô cùng. Nhưng ít người với tới được độ nọ. Thôi thì cố theo câu “hòa nhi bất đồng”, tuy ta không đồng ý kiến, nhưng ta vẫn cố hòa là tỏ ra biết trọng quan điểm của người khác. Cố bỏ óc trả thù, nó chỉ làm thỏa mãn thú tính được một lúc. Trái lại hiện thực được đức tương dung, bất báo oán thì sự vui sẽ kéo dài có khi mãi mãi, nhiều lúc còn lan tỏa đến người ta thù. Cao hơn hết là “dĩ đức báo oán” ta nên coi đó như một lý tưởng sẽ đưa ta đến độ sống như chơi.

 

Con người nhân chủ yêu hoạt động, coi hoạt động là yếu tố cấu thành con người, nên định nghĩa người là tác viên: cái gì cũng tự tạo tự làm ra hết. Có 2 điều làm con người không được ngơi nghỉ: một là vũ trụ quan động, mọi sự, mọi tình thế đều luôn luôn biến chuyển, không gì giữ nguyên trạng mãi thế, nên luôn luôn phải tỉnh thức, phải hoạt động để thích nghi với tình thế mới. Thứ đến vì là vũ trụ tiến hóa nên không có mục tiêu cuối cùng. Cái gì đã đạt được cao nhất rồi cũng phải vượt qua, ít ra dưới hình thức khác, nên đời sống luôn luôn hàm chứa tình trạng thách đố, bắt con người phải tiến hơn, phải cố gắng nữa. Có tiến con người mới được hạnh phúc, vì thế người ta gọi người là kẻ hành hương liên tục để đi về với cái toàn thể luôn luôn lùi bước trước mặt mình.

 

Quan niệm như thế mới đúng con người được định nghĩa là một tác viên, một thực thể thành bởi những tác động. Tác động cao cả tinh tuyền hơn hết thì Việt Nho gọi là an hành. Người nhân chủ phải đạt tới an hành tức thấy việc đáng làm là làm chứ không làm vì lợi lộc như ở đợt lợi hành, hay vì sợ như ở đợt cưỡng hành. Đây không nói về việc ăn làm vật chất vốn gắn chặt với lợi lộc và bó buộc. Tuy nhiên những việc đó chỉ được chiếm 2 phần 5 gọi là 2 đất. Còn 3 phần phải dành cho những việc để thành nhân linh. Đó gọi là 3 trời. Phải đưa vào đây tấm lòng thanh thoát: làm cốt để thành nhân như những việc công ích vì dân, vì nước, những việc vị nghĩa. Bởi thế, tuy thanh thoát nhưng tự nhiên lại thành khẩn hăng say để làm. Nếu không có những việc vì nghĩa thì ít ra phải làm những việc không có lợi lộc vật chất như chơi cờ, làm cảnh, làm thơ v.v… Đó là những việc an vi rất cần thiết, vì bản tính con người là tạo tác, nên muốn sống an vui chân thực phải đeo đuổi một việc gì. Nếu không cao cả như tu tâm dưỡng tính hay những việc đại nghĩa như cứu quốc kiến quốc thì cũng phải là những việc giải khuây: làm thơ, viết chữ, chơi cờ, vẽ khắc, đủ loại hobbies nó giúp cho tâm trí lơi ra khỏi vật chất để sống như chơi.

 

Người nhân chủ phải lo cho gia đình. Lo cho gia đình đã là bứơc đường hiện thực tha nhân đầu tiên dễ làm hơn hết, nó tập cho quen bước để tiến lên những đợt cao hơn. Tiền nhân ta quen nối liền nhà với nứơc bằng thành ngữ “nhà nước” là cốt nói lên con đường tiến thủ phải như thế: hết việc nhà đến việc nước. Việc nước phải coi như việc nhà mới là con người đi đúng đường tiến hóa. Phần nhiều trí bị ứ đọng lại đợt gia đình, chỉ biết vinh thần phì gia mà bỏ hẳn cấp nước. Đường tiến toàn triệt phải là thân, gia, quốc, hay là tu thân, tề gia, trị quốc mới trọn đạo, đời sống mới kể là tròn đầy viên mãn.

 

Nhiều người không hề lo cho nước mà chỉ lo làm giàu, không biết vượt nhu cầu “hàng ngày dùng đủ”, không biết đến chữ “tri túc” nên chú tâm trọn vẹn vào việc gây dựng cho con cháu gia tài đồ sộ, không biết rằng lo như thế vừa làm cho mình không đi hết con đường tiến tự nhà đến nước, mà còn làm con cái mình mất dịp tự mưu sinh tức là bỏ mất công tác tốt nhất đệ: “vi nhân”. Ong Ford hiểu điều ấy nên trứơc khi giối sản nghiệp kếch xù cho con, ông bắt con phải đi kiếm ăn bằng cách đến đánh giầy ngay trứơc hãng của ông. Rồi ông cũng chỉ giối cho con một phần gia tài sau khi đã chia sản nghiệp cho các công cuộc văn hóa, từ thiện. Đó là để đức cho con. Để đức cho con mới là chính, chứ chỉ để của cho con nhiều quá có hại về đường tu tiến của chúng cách lâu dài.

 

 

3. Tâm linh

 

Con người không chỉ là cái ta ngoại thành bởi tiểu ngã bé nhỏ, mà còn là Ta nội thành bởi Đại ngã tâm linh. Nhưng bao lâu ở thế trần thì rất hiếm khi Ta ngoại nhìn ra đựơc Ta nội. Sứ mạng con người là phải nhịn ra được Ta nội cao cả đó. Biết sống theo những điều chỉ dẫn trên về ý, tình, chí, chính là con đường dẫn đến phút giao chỉ uy linh ở Cánh Đồng Tương nơi “Mẹ Au gặp Bố Lạc”. Đó chỉ là cách nói bóng chỉ việc ta ngoại gặp Ta nội. Nên nhớ rằng tư tưởng vũ trụ quan động đong đưa giữa hai thái cực “có không, không có” làm cho mọi sự trở nên tương đối vô thường, giúp rất nhiều cho tâm hồn đi đến chỗ coi nhẹ mọi cái đời này. Đó là cách dọn đường rất tốt để gặp được Ta nội. Vì thế mà có những phép xả bỏ, tọa vong…

 

Xả bỏ làm cho tâm hồn thanh thoát, không để nó bấu víu vào đời.

 

Tọa vong của Nhan Hồi ngồi mà quên đi, quên hết dĩ vãng, quên cả lo âu về tương lai để cho tâm hồn lặng đọng trở nên trống vắng dọn chỗ cho sự nhô lên của Tâm Linh. Đạo Trống của tổ tiên ta nhằm chỗ đó: làm cho tâm hồn trở nên trống vắng là dọn chỗ đón nhận những phút thần hứng uy linh man mác.

 

Ghi chú gửi tới những tâm hồn văn hiến.

 

Mấy bài trên đây chỉ là cái sườn, nhưng là cái sườn căn bản về dân tộc. Tất cả ăn chịu với nhau: từ bài IV về nguồn cội với hài chữ Tiên Rồng, đến bài V tên Việt được khắc vào di vật với bộ số hàm ngụ trong Sách ước, rồi đến Gậy thần, hiện thân vào chiếc Trống Đông Sơn. Thật là Minh triết một cục. Tất cả hợp lực biểu diễn cách chói chang nền Minh triết dân tộc cách kỳ diệu. Đọc đi đọc lại cho kỹ sẽ thấy nó thực là Thái triết ưu việt vô song. Rồi ta lại thực tập bằng áp dụng vào việc thử lượng giá các nước trên thế giới để những bài học duỗi chân xuống thực tế dần.

 

Sau đó cần đọc mấy sách trong bộ cho “cái sườn” ngày thêm gân thêm thịt cho đúng với chữ huấn luyện triết, chứ triết không là tiểu thuyết đọc qua cho thỏa óc tò mò, mà để cho cả ý, tình, chí đều đi dần đến chỗ cùng cực có thể.

 

Cần đọc bộ triết An Vi trứơc đã cho thấu suốt một nền triết đến nơi, rồi sau mới nên đọc sang các sách khác, để tránh tai họa “đa thư loạn tâm”. Về bộ triết An Vi thì bang Hưu Tâm đã lãnh trách nhiệm săn sóc, anh em dự tính sẽ in lại toàn bộ trên ba chục cuốn. Hiện đã in tới quyển thứ 6 là Dịch Kinh Linh Thể.

PHỤ TRƯƠNG

 

 Phi Lộ

 

(Cho bài Việt Linh với tôn giáo viết lâu trước bài trên)

 

Đứng trước viễn tượng suy thoái của dân tộc một số người không đành lòng ngồi nhìn cách bất lực đã quyết làm cho quê nước một cái gì nên đã cùng nhau đưa ra một mô thức đoàn kết dân tộc gọi là Việt linh. Như vậy Việt linh là một thực thể siêu không gian gồm cả quê nội lẫn hải ngoại, hai đàng sẽ ràng buộc nhau bằng những sợi dây thiêng liêng ân tình ân nghĩa, đời đời có nhau. Chương trình hành động gồm hai điểm:

 

Một là học hỏi về văn hóa dân tộc, lấy đó làm điểm tụ tinh thần.

 

Hai là tích góp tiền của để làm điểm tụ vật chất thay cho quê mẹ mà tạm thời chúng ta phải xa cách.

 

Chỉ có hai điểm thế thôi. Điểm một dành cho cán bộ. Điểm hai chung cho mọi người. Ngoài ra không có gì liên quan đến chính trị đẳng phái tôn giáo chi hết. Chứng cớ là Việt linh có đủ người các tôn giáo mà vẫn làm việc với nhau cách êm thắm không hề có vấn đề gì do tôn giáo cả.

 

Tuy nhiên có người đưa ra ý kiến là nếu gồm được các đoàn thể tôn giáo thì Việt linh sẽ mạnh hết sức. Ý kiến đó được nhiệt liệt hoan nghênh, miễn là phải đi từng giai đoạn, tức là nếu mời những vị có đủ tư thế đại diện cho một tôn giáo đó thì quý vô cùng, nếu chỉ đại diện đến cấp nào thì vẫn đáng ước ao, còn không thì tiêu biểu cũng cứ được đi, để bắt tay vào làm việc, tránh lối tìm đủ đại biểu rồi mới làm, vì có thể mất thì giờ rất nhiều mà đôi khi không nên việc. Đây cứ làm liền những cái có thể làm được, rồi những cái khó dần dần sẽ dễ ra.

 

Tái bút

 

Mấy lời trên đây được viết quãng tháng 7/88. Nay xem lại thấy yếu quá. Vậy xin quý vị đọc tất cả tập tài liệu nay như lời kêu thất thanh xin mau mau cứu lấy dân tộc, nếu chậm trễ sợ không kịp nữa.

 

 

1. NGÕ LỜI CÙNG ĐỒNG BÀO MỌI TÔN GIÁO VỀ VẤN ĐỀ DÂN NƯỚC

 

(Bài này được viết trong hai lúc: lúc đầu chỉ có ý viết riêng cho Liên đoàn Công giáo. Lúc sau nhận xét thấy nhiều điều chung cho mọi tôn giáo nên mở rộng tới cả mọi tôn giáo.)

 

 

“Ai làm cho người Hòa Thuận ấy là phúc thật”.

 

Đó là một mối trong kinh “Tám mối phúc thật” mà người nào trong Công giáo cũng đã học và đọc từ khi còn tấm bé. Điều ấy chứng tỏ đó là một đức được coi là căn bản của người Công giáo, một đức tiên phong của đức bác ái, nền tảng của đạo. Đó cũng là đức cần cho nhân loại hiện nay đang mắc rất nhiều chia rẽ. Riêng với Việt Nam thì đó là vấn đề sinh tử, tức vấn đề lập lại nền thống nhất dân tộc là điều kiện tiên quyết cho việc cứu quốc, kiến quốc. Hiện thực đựơc nền thống nhất dân tộc thì Công giáo sẽ đem lại cho dân nứơc một ân huệ lớn vô biên, không những có sức đánh tan mọi hiểu lầm trong dĩ vãng, mà còn minh chứng một cách chói chang rằng sự du nhập đạo Công giáo vào Việt Nam quả là một ân huệ cho dân nước.

 

Đó cũng là mục đích của Liên đoàn lúc mới thành lập xưa la LĐCGVN phải gánh vác trên cả hai vai: một vai Thiên Chúa, một vai Tổ quốc. Và vai tổ quốc được thể hiện qua “Công giáo cứu quốc”. Nhưng rồi từ khi xuất ngoại thì vai tổ quốc hầu như bỏ hoang đang khi quê hương dân tộc rất cần đến sự đóng góp sức của anh em.

 

Quan sát sơ sơ thì xem ra có thể do sự nối liên đoàn với tu sĩ chăng. Rồi tu sĩ không được làm chính trị nên dẫn liên đoàn tuốt vô nhà thờ. Vậy thì trao hẳn cho giáo dân như nhiều người bàn được chăng? Lý lẽ rất hay nhưng thực tế thì giáo dân phải đi mần ăn, bên này không đi làm sống sao nổi, cho nên trao hẳn cho giáo dân thì Sợ việt không chạy. Cuối cùng lại phải nhận giải pháp liên kết với tu sĩ. Thế là xảy ra cảnh mẹ gà con vịt. Nhưng đến đây thì bứơc chân suy tư vấp vào một sự thực đáng kinh ngạc hơn nhiều, tức không phải chỉ có Công giáo mới “thờ ơ” với việc nước mà có thể nói hầu như tất cả mọi tôn giáo, kể cả những tôn giáo rất dân tộc. Đó là điều rất khó hiểu, vì khi tiếp xúc với từng cá nhân thì hầu hết đều tỏ ra thiết tha với quê hương đất nước, thế mà khi cùng đứng với nhau thành cộng đồng tôn giáo, thì lại không có hành động cụ thể cho nước. Nếu riêng Công giáo còn thể tố cáo là đạo mới ngoại nhập chưa hội nhập đủ với dân tộc, nhưng đây với cả những tôn giáo nội nhập đã lâu đời đến độ đã có nhiều thử thách để đồng nhất với dân tộc mà cũng không có hành động nào cân xứng với bề thế của tôn giáo ấy. Sự khám phá mới này làm tôi giùng mình trước viễn tượng không biết có bao giờ giật được quê hương ra khỏi nanh vuốt ngoại lai chăng, vì “giặc ngồi ngay sau lưng đó”. Nếu quả thế thì chả lẽ tôn giáo cũng trở nên một sự bất hạnh cho quê hương nữa chăng? Việt cộng là một sự vô phúc cho quê nước đã đành, đến các tôn giáo không lẽ cũng là một sự vô phúc cho quê hương sao. Tôi nói vô phúc vì toàn nhữn gtôn giáo xưng là từ bi bác ái mà khi quê hương đang mắc tai nạn khốn cùng thì lại mần ngơ không ngó ngàng chi tới!!! Vây chả là vào hùa với cộng sản sao? Khi để mặc cho chúng tha hồ bắt dân nước nô lệ cho ý hệ ngoại lai như kia? Nếu quả có ý đồ như thế thì tôn giáo trở nên sự vô phúc vô cùng cho quê nứơc. Vì hiệnnay khả năng cứu quốc nằm trong quyền lực các tôn giáo đến 90%, nếu tôn giáo thực sự ruồng bỏ quê nước thì kể là quê hương đã mất hầu hết khả năng phục sinh rồi. Bởi thế tôi không dám tin có sự thể như vậy, tôi nghĩ đó chỉ là sự trục trặc nhất thời sẽ vựơt qua đựơc. Cần tìm ra lý do đích thực để cứu vãn.

 

Thiết nghĩ lý do ở tại cảnh vực mới chưa kịp nhận thức, nên cũng chưa kịp nhìn ra đối tượng mới với người chịu trách nhiệm mới. Sự vụ xảy ra như thế này: sau khi nước đã mất, chính phủ đã sụp đổ rồi, không còn cơ quan chính thức nào để chịu trách nhiệm về nước, thì lẽ ra tôn giao phải lãnh trách nhiệm, nhưng mọi người cũng như các tôn giáo cứ tiếp tục động ứng như lúc còn chính quyền tức đã có người chịu trách nhiệm thay cho toàn dân, dân chỉ lo phần việc mình, khỏi lo đến đất nước nữa, thế là vô hình tất cả đều thiếu bổn phận với dân tộc. Đó là điều không ai nghĩ tới, là vì có sự tế vi như thế này: sau khi nước mất, thì chẳng còn gì nữa để mà trách nhiệm, quốc tế họ xử sử với ta như vậy. Nhưng với ta thì đâu có chịu mất quê hương quả dễ thế. Cho nên trách nhiệm hãy còn nguyên, phải nói là còn lớn thêm, và còn trở nên linh thiêng thêm. Bởi nếu đất đai có tạm thời chịu mất vào tay ngoại lai, nhưng còn hồn thiêng sông núi, còn hạo khí anh linh của muôn đời tiên tổ, còn nước thiêng tiên rồng với những điển chương siêu diệu, với những lâu đài văn hóa chói chang… sẽ đời đời còn đó, nên trách nhiệm vẫn còn y nguyên, nên cần tìm ra người trách nhiệm mới.

 

Vậy đó là ai? Thưa là tất cả những ai còn tha thiết với quê hương dân tộc thì đều có trách nhiệm hết, đều được chia phần trách nhiệm hết, trừ những kẻ đang tâm theo ngoại lai thì sẽ không thí cho chú trách nhiệm nào. Nói khác khi chính quyền sụp đổ rồi thì trách nhiệm thiêng liêng liền trảa về tay dân, về tay “vạn đại chi dân”. Thực tế là về mấy đoàn hội mạnh, bởi lúc quân hồi vô phèng, mạnh ai nấy liệu thì chỉ có những đoàn hội mới đủ sức mạnh để liệu, mà mạnh hơn hết là các tôn giáo. Như ai cũng thấy được là tự ngày nước mất, nhà tan, thì các đoàn hội đều rã đám, kể cả những đoàn hội lớn như quân đội. Các đảng chính trị có còn cựa quạy đôi chút cũng có vẻ như là để thở hắt ra. Bởi đặt cước trên đất nứơc dân tộc, nay ra khỏi hai nguồn sống đó thì như cây nhổ khỏi đất trồng.

 

Trong khi đó tất cả các đoàn thể tôn giáo đều sống sót, và sống mạnh, càng ngày càng mạnh. Có thể nói đến 90% sức sống nằm trong tay tôn giáo. Cho nên từ ngày mất nứơc thì trách nhiệm đến với những nhóm có nhiều khả năng, đến với những tâm hồn quảng đại có nhiều nhiệt huyết. Vậy đó là các tôn giáo, các tôn giáo giàu người có tâm hồn hơn hết, nên phải mang trách nhiệm. Trách nhiệm không vì lý do tôn giáo, nhưng vì có nhiều khả năng do được tôn giáo đoàn ngũ hóa. Bởi thế kết luận được rằng: mọi tôn giáo đều nên chia nhau mà lãnh trách nhiệm hơn kém tỉ lệ thuận với lượng số sức mạnh mà mỗi đoàn thể kiếm được.

 

Nếu tôn giáo nhận thức được sự thể trên thì tất sẽ coi việc nước là bổn phận mình, và sẽ không đổ dồn vào việc đạo toàn khối sinh lực lẽ ra phải chia cho việc nước một nửa: tiêu cho đạo một đồng thì cũng phải tiêu cho nước ít nhất một đồng, nói ít nhất để khỏi nói mười đồng (tì lệ giữa thuế nước với thuế đạo) bởi việc nước khẩn trương hơn, bao trùm hơn, làm việc cho nứơc cũng chính là làm việc cho đạo mà không ngược lại: làm việc cho đạo là làm việc cho nước, trái lại có thể còn tạo dịp chia rẽ là khác. Thế mà nay cái khối sinh lực đến 90% kia nước chẳng được phần nào, mà lương tâm mọi người cứ yên hàn được, là vì tiếp tục suy nghĩ như xưa lúc còn chính quyền.

 

Vậy là tạm bàn xong vấn đề ai chịu trách nhiệm, phần lớn đó là các tôn giáo. Bây giờ đến vấn đề trách nhiệm nào; bởi có nhiều việc không thể đi đôi với tôn giáo thí dụ chính trị với kháng chiến, nhưng còn rất nhiều việc quan trọng khác có thể nói là dành riêng cho tôn giáo, thí dụ việc đoàn kết. Việc này không những cần mà còn phải nói là tiên quyết cho các việc khác, thí dụ chính trị, ngoại giao, hay kháng chiến mà làm chi chưa giải quyết xong vấn đề đoàn kết dân tộc để có hậu phương mạnh thì chỉ là một phiêu lưu nguy hiểm. Trái lại khi đã xong vấn đề thống nhất dân tộc thì nhiều vấn đề khác sẽ có được nền tảng vững chắc để tiến hành, thí dụ ngoại giao nay chúng ta không có tư thế nào để khởi sự, vì ta không còn nước, nhưng nếu ta đã lập lại được thế đứng của một dân tộc mạnh thì sẽ nói chuyện được với nhiều đoàn hội. Có thể nói vắn tắt thế này: vì tình thế lưu vong của chúng ta, nên vấn đề thống nhất dân tộc trở thành điều kiện bất khả vô cho hết mọi vấn đề liên quan đến quê hương đất nước. Vậy mà vấn đề này chỉ có các tôn giáo mới đủ khả năng giải quyết, vì nó đòi phải có dân, mà chỉ tôn giáo mới có dân, hầu như toàn dân: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cao Đài, Hòa Hảo… bao sân đến 90% gì đó. Cái khối lớn lao này mà chịu hùn hạp công đức lại với nhau để thực hiện một chương trình nào thì tất nên việc. Thế là đã giải quyết thêm vấn đề thứ hai là “nhiệm vụ thống nhất dân tộc mà tôn giáo có thể làm trong việc giúp nước”. Chỉ còn vấn đề thứ ba là phương thức hiện thực sẽ được nói rõ ở cuối bài.

 

Bây giờ đã biết trách nhiệm chung mọi tôn giáo, ta trở về với Công giáo và hỏi: nếu mai ngày Việt Nam không được cứu vớt thì nhóm nào phải chịu trách nhiệm nặng nhất? Thiết nghĩ câu thưa sẽ là Công giáo. Lý do như đã nói trên là nhóm nào mạnh nhất thì trách nhiệm nhiều nhất. Vậy mạnh nhất ở hải ngoại thì là Công giáo. Tôi không nói đông nhất mà nói mạnh nhất vì tổ chức mạnh, có đến trên hai trăm giáo sĩ làm việc tòan thời, lại sát nhập với tổ chức Công giáo sở tại vốn sẵn cơ sở và tiện nghi, nên càng mạnh gấp bội. Riêng tại nứơc Mỹ đã có đến hơn 140 cộng đoàn. Nếu LĐCGVN lấy lại lý tưởng xưa cho “vai tổ quốc” ngang với “vai Thiên Chúa” thì tức khắc đã có sẵn ngay trên trăm cộng đoàn để bắt đầu xây nền thống nhất mạnh. Hỏi nếu như liên đoàn cứ gắn liền với tu sĩ thì có gì ngăn trở chăng? Thưa không thấy ngăn trở nào cả sau khi đã phân ra chính trị với chính sự. Về phương diện chính sự thì thiết nghĩ sự liên kết càng mạnh hơn, vì có nhiều lý lẽ thúc đẩy người Công giáo, cả tu sĩ lẫn giáo dân, phải hăng say với việc nước hơn ai hết, thí dụ ít lý lẽ sau đây:

 

Lệnh cấm “không đựơc làm chính trị” thiết nghĩ chỉ là cấm được làm chính trị kiểu đảng phái là nhăm nắm chính quyền, chứ không có nghĩa cấm giúp nước kiểu khác, vì ngoài việc nắm chính quyền thì còn vô số việc giúp được nước, mà ta có thể gọi là chính sự, như Đức đương kim Giáo Hoàng làm cho nước Ba Lan của Ngài vậy. Điều đó tỏ rõ Công giáo đã không hề nghĩ đến cấm đoán làm chính sự bao giờ. Trái lại còn có thêm lý do để phải coi việc giúp nước quan trọng hơn người thường gấp đôi, vì kẻ thù nước cũng là kẻ thù tôn giáo. Lại bởi hoàn cảnh đặc biệt của quê nứơc bắt buộc người tôn giáo phải coi việc nước là bổn phận chính của mình, phải nói là bổn phận thiêng liêng. “Mến Chúa = Yêu Người” là một phương trình có tính chất cơ thể, tức không thể tách ra hai mảnh mà không gây hại trên toàn bộ: chỉ mến Chúa màkhông yêu người là thiếu sót trầm trọng.

 

Xin luôn luôn để trước mắt huấn dụ công đồng Vatican II về sự cần “hợp tác với các tôn giáo bạn”. Điều này nếu cần thiết cho giáo dân trong khắp hoàn vũ một, thì cần cho giáo dân Việt Nam mười. Nhưng điều này hơi khó thâu nhận nhiều người, vì nó đòi phải từ bỏ thói quen đã nhiềm tự lâu đời trước, lúc nhân loại chưa biết nhau, chưa liên lạc nhiều, nên chỉ biết có mình, nay thì phương tiện di chuyển và truyền thông đã cho hết mọi người nhìn thấy tận mắt bên ngoài mình còn có những vòm trời khác, cần phải liên lạc với để có đối tượng thống nhất, vì vậy giáo hội phải nhấn mạnh sự cần thiết hợp tác bằng tinh thần “đại kết hiệp thông”. Riêng Công giáo Việt Nam thiết nghĩ cần đem hết tâm hồn vào việc thi hành huấn dụ hợp tác này vì sự truyền đạo Thiên Chúa vào Việt Nam gặp quá nhiều xui xẻo bất hạnh gây nên những vụ bắt bớ đổ máu rất đau thương, và đưa đến sự chia khối dân tộc đang thông nhất thành hai phe lương giáo làm cho sự liên lạc giữa đôi bên trở nên nhức nhối đầy e dè nghi kỵ. Đấy là một tai nạn lịch sử mà thời gian tuy có làm giảm đi nhưng xem ra không xóa sạch được. Việc làm khôn ngoan nhất trong vụ này là người Công giáo hãy xung phong tìm hiểu sáng kiến để lập lại nền thống nhất dân tộc. Theo chiều hướng đó thì cuộc lưu vong là một dịp cứ gọi là may đi, vì trong cơn hoạn nạn người ta dễ đoàn hợp với nhau hơn. Nếu thực thì được cách chân thành thì sẽ đem lại những điểm rất hứng khởi cả về đối tượng lẫn mục tiêu: đối tượng là cùng nhau cứu quốc, lúc ấy các tôn giáo sẽ có như sự thi đua làm việc cho nước, nhờ đó sẽ tránh được phen bì nghi kị. Còn mục tiêu là chính nền thống nhất mà Công giáo đang tìm cầu như món quà hòa giải đem về cho dân tộc. Đối với dân nước Việt Nam hiện nay thì không còn món quà nào quý hơn, có khả năng đem lại cho đất nước nhiều ân huệ lớn lao, nhiều vinh quang cao cả hơn, bởi vì thống nhất là chìa khóa mở vào thời cứu quốc, kiến quốc đích thực, thế mà ngừơi Công giáo lại đang nắm được phần then chốt trong điểm này, tức là nắm được dịp may làm cho cả nước mừng vui chúc tụng.

 

Xin các thánh anh hùng tử đạo phò trợ con cháu được đủ can đảm theo chân tiên tổ đã vì nghĩa mà xả mạnh, thì con cháu cũng biết vì nghĩa mà dấn thân. Hiện nay không còn việc nghĩa nào lớn hơn việc cứu giúp đồng bào ruột thịt, mà đó cũng là việc lo giúp đất nước quê hương, phải làm cho cả hai là một mới cân xứng với con cháu anh hùng tử đạo, tức không dừng lại ở cỡ việc thiện, mà đi lên tới việc nghĩa có tầm mức quốc gia.

 

Những suy tư trên đựơc viết ra không phải để thuyết phục ai, vì chẳng có ai để mà phải thuyết phục, bởi có thể nói hơn kém đó là những ý nghĩ của hầu hết mọi người, lương cũng như giáo. Nhưng sở dĩ phải viết ra và viết có ý cho hơi mạnh như với những chữ “vô phúc, bất hạnh” là hi vọng thấy chóng biến đi một “gương mù” ngoài ý muốn của mọi người, vì ta thường nghe chê trách những kẻ ích kỉ chỉ biết hưởng thụ, không nhớ gì đến đồng bào đau khổ, nhưng ta khó tránh lời chê đó bao lâu chưa tạo cho họ phương thế nhớ đến quê hương cách đích thực, do đó chính chúng ta cũng như vào hùa với họ. Đó là một thứ gương mù tuy vô thực mà nếu để lâu ngày sự lơ là với quê nước liều minh sẽ bị coi là sự bình, thì đấy là một tai họa. Sau cùng viết ra là để xác quyết lại vớinhau về mục tiêu cho thêm phần thâm tín và quyết tâm, để rồi cùng nhau tìm mọi phương thức hữu hiệu hơn để phục hồi dân tộc.

 

Phương thức nào thì rồi đây mọi người sẽ hợp nhau tìm kiếm, hoặc chấp thuận một trong các phương thức sẽ được đưa ra. Múôn cho bài viết đầy đủ nên trong vài bài người viết xin giới thiệu phương thức Việt linh như một thứ dự luật có thể được đưa ra bàn thảo rộng rãi… Ở đây xin nói trước đôi điều mở lối:

 

1. Thiết nghĩ với tình trạng đa giáo của nước ta mà muốn đoàn kết dân tộc thì không thể có mẫu số chung nào tốt hơn đạo làm người của tiên tổ.

 

2. Việt linh đã được suy diễn ra từ đạo đó cách hết sức trung thực để có thể trở nên mặt trận văn hóa chung, tôn giáo nào cũng tham dự được.

 

3. Việt linh đã tự thu xếp để nếu được chấp thuận làm sợi liên kết dân tộc, thì sự liên kết vừa có được cả nội dung cụ thể: đo đếm được, tăng trưởng được và nhất là trối lại đựơc cho các thế hệ muôn đời, thế mà lại không gây cản trở nào cho sinh hoạt riêng của mỗi đoàn hội.

 

 

NÓI VỚI LIÊN ĐOÀN CÔNG GIÁO

 

Bài này muốn nói về nghĩa vụ của LĐCGVN đối với quê hương đất nước mà ta còn thiếu sót: mới là liên đoàn công giáo mà chưa là liên đoàn công giáo Việt Nam. Thiết nghĩ thế nào trong đại hội sắp tới vấn đề này cũng sẽ được đưa ra thảo luận. Chắc chắn sẽ có hai xu hướng: một hướng mạnh về lời (thuyết giải, cầu nguyện) thì dừng lại ở hai chữ công giáo, một hướng về việc làm thì sẽ nghĩ đến Việt Nam. Chưa biết khuynh hướng nào sẽ thắng. Rất có thể trên lý thuyết phe làm sẽ độc thắng ngay tự hiệp đầu, nhưng nếu không đưa ra được chương trình ám hợp thì rồi sẽ giống phe nói, nên đây xin bàn về chương trình. Để lời bàn có được tính cách  thiết thực tôi xin dựa theo phương thức Việt linh, một phương thức đã xuất hiện bước đầu cách đây 5 năm do mối ưu tư giống với của LĐCGVN là đối với quê hương đất nứơc đang trải qua tai họa vô tiền khoáng hậu như nay thì tôiphải làm gì cho ổn với lương tâm người công giáo Việt Nam. Cầu nguyện chăng? Nhất định rồi nhưng thế mới may ra xong vai Thiên Chúa. Còn vai Tổ quốc thì sao? Tôi không hề bao giờ nghĩ đến ruồngbỏ làm người Việt Nam. Vậy thì quê hương Việt Nam tôi đang sắp tiêu trầm, thì chắc chắn tôi không đựơc ngồi nhìn dửng dưng coi như chẳng có truyện chi xảy ra cả. Tôi phải đi tìm người đồng tâm đồng chí để cùng nhau đặt kế hoạch làm cho quê hương một cái gì.

 

Thế là có họ An Việt xuất hiện với khẩu hiệu Đạo mất trứơc nước mất sau. Nay muốn lấy lại nứơc thì trứơc hết phải lấy lại Đạo đã. Đạo đây không là đạo Chúa vì Chúa phán: nứơc ta không thuộc về thế gian này, nên phải là đạo làm người của tiên tổ, một đạo đã giúp tiên tổ dựng nước và giữ nước hơn bốn ngàn năm êm thắm, so với thuyết cộng sản mới có 70 năm mà đã bắt đất thở hắt ra, thì biết đạo tổ tiên hợp lòng trời xiết bao, nếu tôi đã không ruồng bỏ làm người Việt Nam thì tôi không thể từ bỏ đạo làm người của tổ tiên. Vậy là chúng tôi cùng nhau nghiên cứu triết Việt. Khi nghiên cứu sâu vào mới thấy đạo tổ tiên không phải tầm thường như xưa mình lầm tưởng vì còn có những tầng sâu xa rất mực gồm cả các kinh vô tự Việt, vô tự mà lại phong phú vô biên, đã biên ra cả từng chục sách mà vần thấy còn lâu mới múc cạn nổi. Trong các huấn điều thâm sâu đó có lời dạy rằng đã học thì phải hành. Sách Ước là học. Gậy Thần là hành. Về sau cha ông nói gọn vào hai chữ học hành = gắn hành liền vào với học.

 

Thế là năm 1986 có màn Việt Linh ra đời được quan niệm như một nước Việt nam linh thiêng rộng khắp hoàn cầu gồm cả quê nội lẫn hải ngoại, hai đàng sẽ liên kết với nhau đời đời trong tình tương thân tương trợ.

 

Việt Linh được quan niệm bao la như thế thoạt nghe thì tưởng đâu như mộng mơ, kỳ thực đó chỉ là một thử thách định chế hóa một thực thể đã có rồi đó, đã trải rộng khắp hoàn cầu và cũng đang viện trợ bên nhà khá bộn. Đàng khác giả sử nứơc nhà có lấy lại được tự do như xưa thì số người về chắc ít hơn số người ở lại, càng ngày càng ít hơn, mà cũng chẳng khuyến khích trở về ồ ạt mà làm chi, chỉ về một số cần để kiến tạo quốc gia, còn những ai có job ngon thì cứ ở lại làm như vốn dân tộc đầu tư nơi hải ngoại để gia tăng tiềm lực giúp bên nhà, cũng như góp mặt với thế giới. Hiện đã có những tiềm năng đóng góp quan trọng cho thế giới cả về văn hóa lẫn kỹ thuật nhưng chưa được khai thác đúng cỡ, ít ra cách cộng đồng.

 

Đó, bóng dáng của đoàn người Việt lưu vong là thế, một thực thể lộn xộn phức tạp, một hiện tượng lúc nhúc những cá thể, với một mối tình tuyền dã vi vu về quê hương đất nước nhưng thiếu thống nhất, nên thiếu năng lực. Nay nếu ta muốn nó trởnên một thực thể của hồn thiêng sông núi có đầy đủ sức mạnh thì cần phải lôi nó lên mặt ý thức và ghim nó vào vài tụ điểm hơn kém như sau: một là học về triết Việt, hai là thiết lập quỹ Mẹ để thay cho quê Mẹ hiện giờ ta phải tạm lìa xa.

 

 

Điểm một học triết Việt

 

Thực ra có thể nói văn hóa thay vì triết học, nhưng chữ văn hóa với nghĩa quen dùng chưa nói lên được cái tinh hoa của đạo tổ, là điều tối cần cho chúng ta nay đang sống trong thời tranh giành của các ý hệ, các chủ thuyết, nên bắt buộc chúng ta phải có một chủ đạo được lý luận đích xác, nếu không thì chẳng bao lâu chúng ta sẽ mất căn cước, mất bản ngã, rồi dễ dàng trở nên tôi đòi cho các y hệ ngoại lai với muôn đau khổ như nước ta đang phải gánh chịu với ý hệ cộng sản. Ít nhất thì chúng ta phải tỏ ra trong dân tộc nhà có đủ giới trí thức biết người, biết mình, chứ không chỉ là những di cư kinh tế, tha phương cầu thực, không có văn hóa riêng v.v… Thế mà chút ít văn hóa ta đưa đi theo đựơc với món đồ di sản thì rất dễ mất, bởi mới có hai đợt Văn với Sử, còn thiếu hai đợt trên, thì đó chỉ đủ cho thời bình, không đủ cho thời cạnh tranh, cạnh tranh ngay từ tinh thần. Vì thế đời nay cần học thêm hai đợt nữa cho đủ cả: kinh, triết, sử, văn. Đến lúc đó ta sẽ sung sướng nhận ra ta có đủ tiềm năng mang đến những đóng góp quan trọng cho văn hóa loài người, ngay chính trong mấy điểm cực kỳ quan trọng, mà hiện loài người chưa đâu tìm ra, mà vì đó văn minh loài người đang lung lay tận gốc nền. Khi ta đã học đến trình độ nào đó đủ để hướng dẫn con cháu, thì khỏi lo chúng ruồng bỏ nguồn gốc Việt của chúng, trái lại chúng sẽ rất hãnh diện vì được làm người Việt Nam. Bởi văn hóa Việt giàu chất anh hùng hơn đâu hết.

 

 

Điểm hai: lập quỹ Mẹ

 

Ai trong ta cũng quá đủ kinh nghiệm là vô văn bất nhúc nhích. Biết bao đoàn thể có đủ mọi điều tốt đẹp: nội quy rành mạch, thiện chí có thừa, ban chấp hành uy tín, thế mà rồi cứ trong tình trạng liệt chiếu liệt giường… ấy chỉ vì thiếu phương tiện. Rút kinh nghiệm đó Việt linh đi theo lối “bao giờ cũng dư tiền dư bạc” để nắm chắc phần thành công. Bí quyết nằm trong quỹ Mẹ đựơc xây trênhai câu ngạn ngữ, một là kiến tha lâu cũng đầy tổ. Hai là thay vì bóc ngắn cắn dài th2i nay làm ngựơc lại là “bóc dài cắn ngắn”. Câu một kiến tha lâu… người Việt trên thế giới gọi non là một triệu, nếu mỗi người góp vào quỹ mẹ mỗi tháng 1$ thì một năm có 12 triệu. Thực tế chẳng bao giờ có được một triệu người đóng, nhưng đến một lúc nào đó thì việc kiếm mỗi tháng một triệu có thể hiện thực dễ dàng, nhiều hơn xa là khác, ấy là sau khi đã gây được lòng tín nhiệm, cộng với tiền lời càng ngày càng gia tăng do vụ xếp đặt để số tiền kiếm được bao giờ cũng vượt xa số tiêu ra. Điều này chỉ khó có ít năm đầu, nhưng càng về lâu về dài thì số thâu sẽ tăng trường theo đà gia tốc và cho phép biến các mộng án của ta thành sự thực hết thảy. Nên ghi nhận rằng tiền tích góp chỉ có giá trị biểu tượng, hay như mồi câu dùng để câu các món khác to hơn nhiều.

 

Giá trị chính của sự tích góp vào quỹ Mẹ là biến mỗi cộng đồng có nó thành như một mảnh giang sơn hiện hình của Việt linh và do đó gây dựng cho ta nền thống nhất nhân tâm để ta có thể trở nên một dân tộc. Từ đó ta sẽ thu hoạch được nhiều nguồn lợi bất ngờ. Đấy là giá trị tinh thần. Còn gía trị vật chất là giúp ta lần lượt tạo lập những trung tâm sinh hoạt Việt Nam, cũng như mai sau khi bên nhà đã lấy lại được tự do th2i ta sẽ viện trợ cách quy mô và mãi mãi hầu cho quê nhà lại trở nên nước mạnh dân giàu. Còn hải ngoại thì đã thành một cộng đồng phồn thịnh, với nền văn hóa siêu việt.

 

Thế là ta gặp một cơ duyên phi thường là sau cuộc đảo lộn tan tành đất nước, ngừơi Việt chúng ta được lãi thêm một nước Việt Nam linh thiêng từ nay sẽ có mặt mãi mãi trên hoàn vũ như một “văn hiến chi bang”. Đó là điều có thể xảy ra, nhưng không như quà tặng tự trời rơi xuống mà phải là kết tinh của muôn xương máu, và nước mắt đổ ra trứơc như ngừơi gieo giống. Nay còn cần muôn đóng góp công của, lao nhọc, hy sinh như người hái lượm. Toàn dân đã gieo giống từ suốt nửa thế kỷ, nay đến lượt hái lượm thì cũng phải toàn dân, nhưng hỏi nhóm nào sẽ lãnh danh dự cắt băng khai mạc cuộc khởi công đó?

 

Đó sẽ là Công giáo. Thiết nghĩ không một ai nghĩ đến việc cải chính câu thưa trên. Vì trong thực tại thì công giáo hiện có khả năng hơn hết mọi nhóm. Chỉ có vấn đề là liệu công giáo có còn giữ được đủ dòng máu anh hùng tử đạo để dấn thân chăng? Và câu hỏi tiếp theo là liệu công giáo có đủ tỉnh thức để tránh đi trật khỏi lý tưởng cao đẹp đã vạch ra chăng? Vì có thể nhỡ ngủ gục chút xíu như Démostenes aliquando dormitat, thì liều mình xa chước cám dỗ làm riêng với nhau mà không cộng tác với toàn thể đồng bào dân nước, hoặc tệ hơn nữa là hái lượm riêng cho mình, cho đạo mình thì từ đấy không còn là công giáo, ít ra công giáo chính cống, vì chữ công phải hiểu là thái công vô tư mới đúng với đồng văn lớn, rồi vì thế cũng không có Việt Nam luôn vì Việt có nghĩa là siêu việt, mà thiếu siêu việt thì không thể xây dựng nổi những thực thể tinh thần kiểu hôn thiêng sông núi của Việt Nam được, và như vậy là bỏ lỡ dịp may vô tiền khoáng hậu cho một đóng góp rất hệ trọng như sau:

 

Sẽ có ngày người ta đặt câu hỏi rằng đạo Công giáo có đem lại cho di sản văn hóa Việt Nam được chi chăng? Đây là câu hỏi mà các sử gia quen đặt ra sau mỗi tôn giáo được đề cập tới, nó tế vi hơn câu hỏi giáo hội Công giáo Việt Nam đã làm đựơc những gì? Trả lời rất dễ vì đối tượng là tôn giáo, nên chỉ việc kiểm kê số nhà thờ, trước học, nhà thương, số xưng tội rước lễ, số tân tòng… Chí như câu thưa đây thuộc tinh thần, đức tính, với đối tượng là quê hương đất nước nên khó đưa ra câu trả lời được công nhận rỗng rãi, thí dụ nếu thưa công giáo đưa lại đức say sưa tận hiến, tích cực và tập thể… thì câu thưa sẽ gợi ra cả trăm lời bàn ngược bàn xuôi làm cho câu nói trở thành mờ nhạt, như cãi lại được rằng đức tính đó có lâu rồi, đã hiện trong đời đức Trần Hưng Đạo, đời đức Quang Trung đại để… Nhưng nếu Công giáo làm được như đã bày tỏ trên kia, thì câu thưa sẽ trở nên vững chãi sau một vài xác định thêm thí dụ: đạo Công giáo đưa lại cho dân Việt Nam đức hi sinh, tận hiến, tích cực và tập thể trong giai đoạn nước rất cần những đức tính đó, mà hiện không nhóm nào cung ứng nổi, ngoại trừ Công giáo và nhờ đó nước đã dựng lại được… thì khó ai chối cãi nổi, vì tuy dân tộc đã có đức tính ấy nhưng nay không còn, ít ra cách tập thể, từ đấy trong vòm trời nhận thức của đồng bào, nhất là những đồng bào thường đặt nhiều hi vọng vào người Công giáo trong việc cứu nguy dân tộc, thì vị thế của người Công giáo do những đóng góp thiết thực cho dân tộc sẽ lên bậc rất nhiều, nếu không nhất thì ít ra cũng không thua kém bất cứ tôn giáo nào trong việc yêu nước thương nòi rồi đó.

 

2. HUYỀN SỬ

  a. Huyền sử là gì?

 Sử ký chép những việc đã xảy ra thực sự, thường là những việc có tính cách công cộng và chính thức, nhưng hầu hết là thông thường, trống rộng. Dã sử kể những việc vụn vặt coi như ngoài rìa, nhưng nhiều khi giúp nhìn sâu vào ý nghĩa hơn. Tuy nhiên cũng như sử ký đều thuộc hình nhi hạ, tức không vượt lên trên hình thể của hiện tượng, như khi đọc thấy mẹ đẻ cái bọc trăm trứng thì liền chối bỏ, cho là vô lý: người gì mà đẻ trứng, nhất là đẻ một phát những trăm trứng! Nói thế là tại không cất mình lên khỏi cõi hình thể. Nếu cất lên đựơc thì gọi là Hình nhi thượng, bên trên cả sự lẫn lý, không còn hữu lý với vô lý nữa, vì đã siêu lý rồi.

 

Có hai bậc siêu lên: một là cái nhìn triết sử không còn bám vào những biến cố cá thể mà đã hé nhìn ra cái mô thức chung của những biến cố, những dự án, những tính toán, trù liệu, đó là những vũ trụ quan, hay nhân sinh quan. Tuy cao hơn sử ký nhưng chưa đi hết đường, phần lớn vẫn còn là mắt như chữ “quan” trong vũ trụ quan nói lên điều đó. Phải vươn xa khỏi con mắt nữa, vào đến cùng cực. Chí Trung thì sẽ đạt Chí Hòa và bấy giờ sẽ không những quan sát với con mắt mà cả tim gan tì phế, đều quan, đều tham dự, nói bao quát là Vũ trụ chi tâm, và lúc ấy ta có huyền sử, một thứ tâm linh sử quan, có tính chất bao la toàn diện, làm cho ta cảm thấy tâm mình thẩm thấu và bao la như vũ trụ, và vũ trụ là tâm mình.

 

Như vậy cái làm nên huyền sử không là những biến cố nhất thời, những sự kiện lẻ tẻ, mà là những cái vô hình vô tượng, những ý nghĩa, những tâm tình, những xúc cảm của những con người làm nên các sự kiện ấy, mà muốn thấy đựơc thì phải vựơt lên trên hình thể gọi là hình nhi thượng. Như vậy cái khung huyền sử không là những biến cố nhất định mà là những thể nghiệm về trời, đất, người, những mẫu mực lớn lao cao cả để hướng dẫn cuộc sống. Hiểu theo nghĩa đó thì những trang huyền sử Việt tộc hiện lên trong ánh sáng chói lói lung linh, chẳng hạn như truyện Bàn Cổ lớn mất hút vào mây trời, chân lún sâu xuống đất nói lên ý nghĩa cao cả trong câu nói: nhân giả kỳ thiên địa chi đức, hoặc truyện Nữ Oa đội đá vá trời… toàn những việc có tầm vóc vũ trụ. Có thể gọi đó là vũ trụ quan và nhân sinh quan nhưng là nhân sinh quan của nhân chủ kéo theo tác hành: trời đất do con ngừơi làm ra, hay là xếp đặt, chứ không nhịn nhục cách thụ động trong đó.

 

Do đó ta thấy chức năng của huyền sử, nó cho ta những cái nhìn bao trùm cả trời lẫn đất, cả có lẫn không, là những điều ta không thể có với sử ký. Học huyền sử chính là học triết cách chính tông, nó làm cho tầm nhìn người học mở ra mênh mông bát ngát, khiến cho những sự việc và những biến cố kém hẳn sức nặng đi. Đó là điều giúp nhiều cho tâm hồn trở nên an tĩnh không coi ngoại cảnh nặng như trứơc nữa.

 

Đấy là căn do giải nghĩa tại sao nứơc Việt giàu nhân thoại hơn đâu hết là nhờ môi sinh gây dựng nên do những nhân thoại lẫy lừng như Bàn Cổ, Nữ Oa, Au Cơ tổ mẫu. Đó là thứ môi sinh của tâm trùm cảnh, tức người đã không bị sự vật sai sử thì chớ lại còn đứng giữa trời đất mênh mông để mà điều động xoay vần vũ trụ: nhân giả Ngũ hành chi đoan dã. Thật là một nền nhân chủ oai phong lẫm liệt không thể cao hơn đựơc nữa.

 

Đấy là về hàng dọc đối với trời cùng đất. Còn về hàng ngang ta cũng thấy sức tự cường tự lực đó tràn xuống bằng hiện tượng chính dân mới là chủ của nước, xưng mình là quốc dân: không cần vua. Lịch sử nước không là lịch sử của triều đại mà là lịch sử của những anh hùng văn hóa. Thật xứng danh là Văn lang huyền sử hay là văn hiến chi bang của lịch sử.

 

 

b. Ap dụng vào huyền sử Việt Nam

 

 

Sự Hình Thành Nền Minh Triết Việt Nam

 

(Trình bày theo siêu hình, huyền sử và cổ nghệ.)

 

 

Mẹ Au Cơ đẻ cái bọc trăm trứng. Lúc trứng nở ra con rồi thì Mẹ đưa 50 con lên núi, còn 50 con theo cha xuống biển. Lâu lâu bố mẹ gặp lại nhau trên cánh Đồng Tương.

 

Trên đây là tóm lược ít trang huyền sử lập quốc cao thâm vô cùng. Diễn bằng siêu hình thì bọc trứng là thái cực, 50 lên núi, 50 xuống biển là lưỡng nghi. Lưỡng nghi cũng được biểu thị bằng con sông Tương chảy xuyên qua suốt dòng sử mệnh Việt Nam. Chính sông Tương đổ vào hồ Động Đình đã làm nên cái nôi để Mẹ ru con của Người:

 

Gió Động Đình Mẹ ru con ngủ.

 

Sông Tiền đường ấp ủ năm canh.

 

Tiết thu lạnh lảnh lành lanh.

 

Cỏ cây khóc hạ, hoa cành thương xuân.

 

Bổng bồng bồng. Bổng bồng bồng.

 

Võng đào mẹ bế con rồng cháu tiên.

 

Gió Động Đình thổi lên từ sông Tương nứơc chảy hai chiều trái ngược, chảy vào hồ cũng trái ngược: hồ tròn đình vuông, nhưng nhờ có cái động trống rỗng nên dẫu trái ngược mà vẫn hòa hợp được với nhau để làm nên cánh Đồng Tương. Đó là cái nôi siêu tuyệt của Con Người đại ngã tâm linh đặt trên trục phân làm cho yên giấc điệp. Nhưng rồi có những cơn gió hạ thổi qua từ trục chí làm con trở mình trằn trọc.

 

Cỏ cây khóc hạ, hoa cành thương xuân.

 

Thế là mẹ lại cất tiếng ru cho con chìm sâu vào giấc điệp.

 

Bổng bồng bồng. Bổng bồng bông.

 

Võng đào mẹ bế con rồng cháu tiên.

 

Rồi con lớn dần mẹ phải nghĩ tới baby sister. Đem gửi Tây Vương Mẫu chăng? Mẹ nghĩ đến vì có chữ mẫu nhưng lúc hỏi lại thì té ra bà thuộc cùng luồng gió tây bắc, mà không phải Nam Phong. Nhất thứ lại nghe tin bà ta có luyện được thuốc trường sinh chi đó mà Hậu Nghệ xin đươc ít viên đưa về vợ ăn phải bụng sình bong bóng bay tuốt lên cung trăng, bạnvới bọn cuội toàn giống phỉnh lừa. Rõ ràng loại du mục tây bắc hạng nặng, đến nỗi truyền thuyết nói bà có răng hùm, tóc sói chi đó. Như vậy thì Mẹ đâu dám gửi con, nhỡ sau nó lấy óc du mục, rồi mới làm sao đây.

 

Cuối cùng Mẹ phải gửi con nơi bà nội. Nội khen lấy khen để. A! cháu Việt của Nội! Cháu kháu khỉnh quá. Vừa nói nội vừa bế lấy cháu mà nựng: rằng đây là cháu vàng cháu ngọc của nội, nhưng kỳ này nội bận công việc vá trời bị ba cái thằng điếm hủi đi rước triết tây bắc về làm những cột chống trời hư bộn, thành ra Nội bận mất hai ngày 1 và 4, còn rảnh được các ngày 2, 3, 5. Thôi Mẹ nó để Nội săn sóc cho, được ngày nào hay ngày ấy, mong sau này cháu nối được cái chí lấp bể rời non của Nội.

 

Khi bé Việt lên năm Mẹ dẫn đến trường mẫu giáo của Nữ Thần Mộc nổi tiếng biết dạy làm nhà chữ Đinh. Nhà chữ Đinh chính là nhà Thái Thất, có nghĩa là nhà trên các nhà, làm cho người ởo trong có cả đức trời, đức đất và đức người, nói tắt là nơi ở của Con Người đại ngã tâm linh. Vì thế mà chỉ bằng nhà chữ Đinh. Can Đinh đi với cung Thìn là rồng, tức là bươc vào cõi linh thiêng siêu giác (trong triết lý An Vi hễ nói tới vô hình là nói tới linh thiêng) bởi rồng có ai thấy bao giờ đâu, nên rất tiện để biểu hiệu bên ngoài, còn bên trong thì phải là đi vào nội tâm. Điều đó được chỉ định bằng can Đinh vì nó đi liền trước hai can Mậu Kỷ, có nghĩa là làm cho mình tốt tươi hùng mạnh. Muốn thế thì cần phải làm cho lòng trở nên trống rỗng. Điều đó được chỉ bằng hai can không có địa chi nào theo để chỉ đạo trống rỗng: lòng không còn dính bén những cái bé nhỏ. Khổng Tử được tế vào ngày Đinh tháng 2 và 8, tức vào hai tháng đầu mùa xuân và thu để hàm ngụ rằng con người cao cả là con người đã làm cho tâm trí mình trống trơn khỏi mọi tư kiến tư dục để trở nên thái công vô tư (Khổng có nghĩa trống rỗng lớn lao).

 

Mẫu giáo xong thì mẹ gửi bé Việt đến trường Bích Ung. Bích là viên ngọc tròn, ung là ao: trong ao tròn có cái nhà vuông, rập mẫu động đình hồ là mẹ tròn ôm con vuông. Thầy dạy là các bô lão, vì không những dạy thành công mà cả thành nhân, nên giáo viên đựơc tuyển trong các bô lão là những vị đã chín mùi đời, nhân tình thế thái đã thấu tỏ. Tuy gọi là dạy múa nhảy nhưng thực sự là dạy múa ở đời tức là dạy đường đi nước bứơc sao cho hợp đạo.

 

Các cháu nghe đây: qua sẽ dạy các cháu hát trống quân. Các cháu hãy chia ra hai bè nam nữ như hai đội quân, rồi cũng bắn nhau nhưng không bắn đạn mà bắn hoa, bắn tình, bắn liếc yêu, bắn dọ thám mối tình đang chớm nở. Phải ý tứ và trí phải lanh. Mấy cháu trai phải nhờ hai điểm:

 

Thứ nhất phải nhường bé nữ, ve trứơc cho đúng luật âm trước dương.

 

Thứ hai phải để trí vào câu hát, kẻo nhỡ không đối kịp âm thì kể là thua: chốc nữa chớ trông bơi qua sông để cùng các cô đạp thanh đạp thiếc gì đó. Và liều mình đánh mất chữ Tương.

 

Trong lúc hát phải nghe nhịp trống đất để đối với tiếng trời. Đó là một lỗ đào dài xuống đất, trên có chằng sợi dây trời. Người ta đánh trên dây những tiếng thùng thình để giữ nhịp cho hai bè chuyển động như mình rắn, có lúc tràn sang bên đối phương, mình không ngăn kịp là thất trận.

 

Sau bài ca múa nhịp hai (trống quân) thì đến bài nhịp ba gọi là:

 

Lưỡng lưỡng tham tham = vài vài ba ba.

 

Tức là 2 hàng 3 người đi lại uốn lượn cho ra đủ thứ hình, mà căn bản hơn hết là hình số 5 thành bởi 2 người cái ở giữa chập một, 4 người con xoay quanh. Lúc thì lượn thành vòng tròn như cái sàng:

 

Bằng cái sàng ba làng ăn không hết.

 

Khi thì tản ra với câu:

 

Li hương vật bội tỉnh.

 

Di tản khắp nơi mà chớ phản bội giếng làng. Để được như vậy thì phải đọc thêm câu Kinh Dịch rằng: “Bàng hành nhi bất lưu” (hệ từ 4) đi chung quanh mà không theo lưu tục. Thôi thì muôn ngàn kiểu nhưng luôn luôn bám sát mô dạng cơ cấu là đối đãi giữa vuông với tròn, có với không… Minh Triết nằm trong chỗ đó. Chính nó làm nên năng động tính của các cô cậu, để nói lên tính cách lung linh biến hóa của đạo, nên cũng gọi là Ngũ hành, tức tiến về hành Ngũ, là hành đại biểu cho Vô thể, Vô biên, cội rễ muôn loài.

 

Xong 9 năm (con suối Cửu Lạc) trung tiểu học Bích Ung thì mẹ cho Việt lên Đại Học ở Cố Quận Long Trang, nên Việt phải theo chân chú vượt biên. Trước hết phải trải qua bao hàng rào công an mật vụ mới tới được bãi lên thuyền, còn đang ngơ ngác thăm dò thì ông chú đã đẩy ngay Việt xuống nước. Vậy mà Việt không bối rối, còn bơi lội nhẹ nhàng, ngụp lặn cách thích thú và do đó Việt nhận ra dòng tộc mình đều phát nguyên tự nước. Chỉ ít phút sau thì đã tới thuỷ phủ gặp Đức long quân. Sau khi hong khô quần áo thì Việt được test bằng giao sách cho đọc. Chèng đéc ơi! Có một chữ nào đâu mà đọc với điếc gì được hả chú? Vậy mới phải test để xem trình độ hiểu biết của cháu về cái học của Việt tộc. Nó khác với cái học ngày nay chỉ có một chiều, còn Việt học thụôc loại “chu tri” gồm cả Hữu cả Vô, và chính vì vô nên mới có loại kinh vô tự, là sách không viết bằng chữ nhưng bằng vài tượng hình hoặc số độ như Kinh Dịch chỉ có hai gạch. Sách ước cũng thuộc cùng loại. Cháu cần tìm ẩn nghĩa (genotexte) theo Cơ cấu luận, của lối chu tri chuyên dùng nhiều biểu tượng. Thí dụ đây là Sách Ước. Cháu có thấy gì chăng? Thưa có hình như là rừng cây với một đống lửa. A! cháu hiểu ra rồi đó cũng cùng ý nghĩa như điệu “lưỡng lưỡng tham tham” chứ gì. Đột nhiên Việt nhận ra bí thuật của Sách Ước, nó nằm ngay trong bộ số “vài ba tham lưỡng” như Au Cơ tổ mẫu đã nhiều lần nhắc nhở. Và thế là Việt nắm đựơc đầu mối tất cả trình sử của dòng tộc.

 

Sau khi biết rõ tuổi Việt sinh năm Giáp Dần, tính ra gần 23 tuổi, lập tức Lạc Long Quân thu xếp hành lý theo hai chú cháu về Phong Châu để làm lễ gia quan cho Việt.

 

Gia quan là lễ đội mũ cho con khi con đến tuổi thành nhân. Lễ này mang đầy ý nghĩa nhân chủ, vì là lễ mà mẹ cha trả lại con cái quyền làm chủ vận mệnh mình. Lúc còn nhỏ chưa biết sử dụng quyền ra sao thì cha mẹ tạm giữ. Nay con đã lớn khôn thì mẹ cha làm lễ Quan để trả lại cho con quyền đó. Quan là lễ đội mũ vì ngày đó cha mẹ đội lên đầu con cái mũ để biểu thị rằng: từ nay con đã khôn lớn, được giữ cho đầu óc độc lập, tức là được tự quyền định liệu về vận mệnh của mình. Tuy sau lễ quan con cái vẫn vâng lời cha mẹ, nhưng không vì cha mẹ còn quyền trên mình, mà vì mình biết ơn cha mẹ.

 

Xưa kia lễ này gọi là lễ thành đinh, vì chữ đinh có nét đứng thẳng chống đỡ nét ngang (như chữ T) để chỉ sự tự cường tự lập và sự linh thiêng chứ không chỉ có nét ngang chỉ sự ỷ lại vào mẹ cha và vật thể như trước. Vì thế nhiều nơi có đánh đòn theo nghi thức để tỏ con người đến tuổi thành nhân phải can trường trứơc mọi gian truân: có khó khăn đau khổ cũng không được thoát chí sờn lòng. Vì thế lễ gồm các cuộc thi: thi chạy, thi khỏe, thi khéo léo… Nhiều nơi tổ chức lễ theo lối điểm đạo, thí dụ ở những đảo Yabim, Bukua, Papua… người ta làm hình chim rắn bằng những thứ cây mềm (như cây mây) đan thành hình giao long với cái miệng rất rộng đủ đút lọt một người. Người ta gọi tượng đó là Kopiravi, chung quanh tượng có giắt lông chim, nên ta biết đó là tượng chim rắn.

 

Đến giờ hành lễ người ta bỏ trẻ đựơc chịu phép vào miệng Kopiravi, rồi đánh chiêng trống inh ỏi đoạn đứa trẻ được mửa ra sau khi đã thấm nhuần đầy linh lực của con người cao cả gọi là mana. Hình Kopivari tương đương với hình Thao Thiết mà người ta quen gọi là đồ đồng đời Thương. Sự thực Thao Thiết là một thứ hình thần chim rắn của Việt tộc dưới tên là Cửu Lê. Lâu ngày người ta không hiểu ý nghĩa mới gọi Thao Thiết là kẻ háu ăn, và thường dựng bức tường có hình Thao Thiết trứơc cửa công quyền, gọi là “giới bích” để răn những kẻ tham nhũng đừng ăn tiền kẻo cái miệng sẽ bị ngoặc ra xấu thế đó. Sự thực thì đó là tượng vật tổ chim rắn mở miệng để ăn người được điểm đạo hầu truyền linh lực cho. Vì thế sau Thao Thiết giải thế nhiều lần để biến ra chimrồng qua văn Quỳ long (xem The Mothers của Briffault 1927. Bản tóm của Gorden Batray Taylor. Ed. George Allen & Unwin 1959 p.323…)

 

Lễ gia quan với lễ thành đinh có thể nói là đại đồng tiểu dị. Lễ thành đinh thuộc giai đoạn văn hóa nên ít lời nhiều nghi lễ và tác động, còn lễ gia quan thuộc giai đoạn văn minh nên ít nghi thức mà thêm lời. Lời trứơc hết là tên Tự được mẹ cha giúp con chọn, vì tên Tự là cả một chương trình đời sống, thí dụ tên Việt thì ý nghĩa là phải luôn luôn vượt lên thế nào mà không mất chân đứng ở chỗ cũ để đạt cái thế lưỡng nhất: hai mà một, thì mới đạt lý tưởng của văn hiến chi bang là nước của những người có Minh triết. Tên Việt như vậy là tên Tự vì nó bao gồm lý tưởng của dòng tộc như có hình khắc trong cây Việt: trên có hai giao long, dưới có ba ngừơi đeo lông chim nói lên tính thể của tộc Việt. Tính đó phải là lưỡng nhất: vừa phải tuyệt cao biểu thị bằng tiên trên đỉnh núi (ngũ lĩnh = năm đỉnh núi tức cao hết cỡ) vừa phải triệt hạ biểu thị bằng rồng sống dưới đáy biển. Đó chính là Tính con người cao cả, vì thế mà trong lễ gia quan cha nói với con những lời sau:

 

Cư thiên hạ chi quảng cư.

 

Lập thiên hạ chi chính vị:

 

Hành thiên hạ chi đại đạo.

 

Đắc chí dữ dân do chi.

 

Bất đắc chí độc hành kỳ đạo:

 

Phú quý bất năng dâm,

 

Bần tiện bất năng di.

 

Oai võ bất năng khuất

 

Thử chi vị đại trượng phu. (Mạnh tử IIIb.2)

 

Đó toàn là những lời cao cả diễn ý hàm ngụ trong năm hình tiên rồng: “cư thiên hạ chi quảng cư” có thể biểu thị bằng Thái Thất. Đó là nhà trên hết mọi nhà. Con người phải ở trong đó mới hợp tính mình gồm cả trời cùng đất. Việt Nho hay chỉ sự thành đạt bằng câu “nhập ư thất”. Người nào đạt được thế thì kể là đã hiện thực được Tính người, đã biết “cư thiên hạ chi quảng cư”.

 

Sau lễ Gia quan thì đến vụ tiếp nhận Gậy thần để làm như bửu bối hành động, mà sau Nho gọi là “đạt tắc tòng chính”. Học mà thành đạt được thì phải đi ra làm ích cho đời. Mà đã đạt chu tri gồm cả triệt thượng lẫn triệt hạ như Sách ước yêu cầu thì nhất định thành công nên gọi là Gậy thần. Sách ước có số 5 chỉ ngũ lĩnh là lý tưởng cao hơn hết, thì Gậy thần phải bao khắp thiên hạ. Do đấy tiền nhân biểu thị Sách ước bằng 5 số sinh là 1, 2, 3, 4, 5 và Gậy Thần bằng 4 số thành 6, 7, 8, 9. Ghép hai bộ số lại thành Cửu Lạc. Các đồ án thành bởi 9 bộ số đó đều mang ý nghĩa như Gậy thần, thí dụ Hồng phạm, Cửu trù, Hà đồ, Lạc thư. Ong Vũ đúc cửu đỉnh (mà đỉnh phải có 2 tai 3 chân để đúng số Sách ước) tức là biết cai trị theo gậy thần. Nói là trị thuỷ mà người ta hiểu là trị nước sông, mà thực ra là có ý nói nước non. Huyền sử đã kết đúc công hiệu cùng cực của Gậy thần vào câu sau: Gậy thần có 9 đốt, ai biết cằm vào đốt thứ 5 thì coi sống chết như nhau. Đó là đợt cao nhất trong đường tu trì cũng như trong cuộc sống, ai thể nghiệm được điều đó: coi sống chết như nhau thì kể là thành tựu tối hậu: đạt cứu cánh con người, do đó cũng sẽ thành công trong việc nghĩa, trong việc cứu giúp tha nhân.

 

Nói kiểu siêu hình như sách Trung Dung thì biết cằm vào số 5 có nghĩa như “chí trung hòa”: có chí trung (số 5) mới có chí hòa (số 9). Mà hễ đã có chí hòa thì tất dung nhiếp được cả hai đầu thái cực, khỏi chọn một bỏ một: chọn nhân loại phải bỏ gia đình mẹ cha, chọn quốc tế phải bỏ quốc gia dòng tộc…

 

Những điều nói trên đây về sống chết có hàm ngụ cả lời đáp cho câu hỏi về cứu cánh con người: con người sinh ra để làm chi? Phải sống thế nào cho hợp đạo? Thưa phải sống an vui: sống an vui sẽ chết an vui. Chết an vui sẽ hòa đồng cùng cái Toàn thể, đầu cội rễ muôn loài. Đó là hậu quả của cái biết chu tri gồm cả trong lẫn ngoài đầy đủ, nhưng chỉ đầy đủ cho những tâm hồn đã đạt độ an hành, chứ còn bên dứơi thì non nhẽ nên phải già đòn, tức theo lợi hành hay cưỡng hành.

 

Vì vậy đừng quá lo lắng về hậu lai đến quên cái “ở đây và bây giờ”. Hãy lo sống tròn đầy viên mãn. Lối sống đó được biểu lộ bằng nhiều đồ án khác nhau nhưng tất cả đều diễn đạt đời sống tròn đầy. Những đồ án đó đều xuất phát từ Gậy thần cũng gọi là Cửu lạc. Đến Nho thì nó mang những tên Hồng phạm, Cửu trù, rồi Hà đồ, Lạc thư. Hồng phạm được dịch rất trúng là mẫu mực lớn, mà cũng có thể dịch là mẫu mực của họ Hồng Bàng, tức của tiên rồng hòa hợp. Hà Đồ Lạc Thư cần gắn bó lấy nhau để chỉ Bách Việt. Đó cũng là bọc trăm trứng của Mẹ Au Cơ. Rồng là Hà Đồ với 55 trứng, tiên là Lạc Thư với 45. Rồng cha suy luận vòng vo, nên Hà Đồ thành bởi nhiều vòng, còn tiên mẹ đi theo lối trực giác thấy thẳng, nên tất cả các số xếp thành một vòng duy nhất xoay quanh số 5, cộng chiều nào cũng đều được 15, tức 3 lần 5 nghĩa là chiều nào cũng đắc đạo, hàm ý rằng cai trị theo nguyên lý mẹ (nho gọi là nhân chính) thì mọi người đều được tự do bình sản, còn theo lối thống trị thì chỉ được độ một phần tư có tự do, còn lại là nô lệ. Huyền sử nói Mẹ đẻ những trăm con mà con nào con nấy đều phương trưởng cả. Tục ngữ Việt Nam đã kiện chứng điều đó bằng câu:

 

Còn Mẹ ăn cơm với cá.

 

Hết Mẹ liếm lá gặm xương…

 

Trên đây là những bài học dàn ra cho mọi bước tiến của con người. Cuối cùng là bài học nhật tụng cho mọi nơi mọi phút, đó là Vòng Con Giáp.

 

Vòng Con Giáp là một bài ca vũ của Trời, Đất, Người nên nó bao la bàng bạc khắp không gian và thời gian để chỉ bất kỳ ở đâu và lúc nào con người cũng phải tuân theo như vậy, không thể li lìa dù một giây không gian là 12 con vật thuộc vòng địa chi. Thời gian là 10 cây gậy trời (thiên can). Địa chi nằm ngang. Gậy trời đứng dọc: ngược nhau như vậy mà vẫn hòa được vì cả hai đều vần xoay quanh con người. Đây là Con Người ngự giữa, không phải con người bé nhỏ vong thân, mà là con người ở trung cung “Mậu Kỷ”, con người chăm lo phát triển chí khí của mình, để có thể trở nên chí đại chí cương, thì sẽ đạt nhân chủ hùng cường, có thể nhân bản hóa các con vật chung quanh mình. Đó gọi là nhân hóa vật (alloplastically) khác với con vật tự biến đổi mình cách thụ động (autoplastically) theo môi sinh: ở bầu thì tròn ở ống thì dài. Con người vong thân cũng biến đổi theo lưu tục như vậy. Trái lại người nhân chủ sẽ biến đổi chung quanh theo tinh thần của mình. “Quân tử cư tắc hóa”, làm cho mọi vật chung quanh quy tụ vào một mối, không để cho loạn xà ngầu thiếu thứ tự.

 

Đem bảng Hoàng Đạo đối chiếu với bảng Con Giáp sẽ thấy rõ Hoàng Đạo chỉ có một chiều. Đó là dấu tỏ triết học thiếu chữ hòa. Không thể có hòa vì chỉ có một vòng duy nhất thì hòa với ai? Phải có hai vòng mới hòa được. Muốn có Thái Hòa thì phải có vòng trời vòng đất: vòng thiên can và vòng địa chi. Hòa 3 trời với 2 đất như hình con giáp chỉ rõ. Toàn vòng đều là con số 2/3. Cứ hai “thiên can” trên thì dưới có 3 “địa chi”, thí dụ trên là Giáp At thì dưới có Tí, Sửu, Dần; trên có Bính, Đinh thì dưới có Mão, Thìn, Tị… tức là Chí Hòa 2/3 đi đến từng chi tiết: cả bốn mùa đều trên 2 Thiên can dưới 3 Địa chi như vậy.

 

Xem bảng con giáp ta đoán ra được cái triết lý toát ra từ đó. Đó phải là triết lý vui sống. Sống là năng động. Vui là hậu quả của hòa: có hòa mới có vui. Đây đúng là một nền triết lý đầy hoạt lực, một cuộc sống đầy an vui, một triết lý không chịu thờ thần chiến tranh, mà thờ các thần Mẹ đầy yêu thương lân tuất, cùng với đấng tối cao là Hóa Nhi Đa Hí Lộng để làm chủ tịch cuộc sống tròn đầy viên mãn.

 

Đó là kết quả của triết lý Thái Hòa, nó cung ứng cho tâm hồn một thứ hòa hợp cùng cực: văn hóa thì vắng bóng những vấn đề nhiêu khê không thể giải quyết làm nảy sinh các chứng tâm bệnh, hoặc nhiều khi làm bùng nổ những cuộc thánh chiến còn tàn khốc hơn là những cuộc chiến không được thánh hóa. Đây chỉ có hòa, Thái Hòa với cuộc sống an vui đầy cầm, kỳ, thi, họa, rất nhiều thi họa và đã như vậy từ nhiều ngàn năm. Đôi khi cũng có những cuộc chiến tranh thì chỉ vì đất đai quyền lực chứ không hề có chiến tranh ý hệ như nay. Cho nên khi những người Đông Á từ bỏ văn hóa tổ tiên để đi rước Mácxít về là phạm một lỗi lầm cực  kỳ trầm trọng gây tai họa thảm khốc không những cho toàn khối Đông Á mà còn làm thiệt cho nhân loại mất đi một nền văn hóa ơn ích hơn hết cho loài người.


Nguồn: http://www.anviettoancau.net/html/kimdinh/cnangtrietviet_3.htm


Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
www.vietnamvanhien.net
email: thuky@vietnamvnahien.net

Trở Lại Trang Mặt