"Câu Chuyện Không Thể Không Nói"
 Giữa Hán Quốc Và Việt Nam



 LGT: Gần đây tập đoàn Hán nô (đảng CSVN) tại Hà Nội đã thi hành lệnh cuả quan thầy tại Bắc Kinh ra sức đàn áp, hành hung và bắt giữ những ngươì Việt yêu nước chân chính trong lúc biểu dương lòng yêu nước trước sự xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách dã man bằng vũ lực.
Loạt bài "Câu Chuyện Không Thế Không Nói" Giữa Hán quốc (Trung quốc) và Việt Nam từ những cây viết cuả những kẻ ở thế "lớn lối", cuả "chủ nợ" hay là "chủ nhân ông" và cái nhìn cuả "Cá lớn nuốt cá bé!" và cuả cái  "Chỉ có hoà bình trên họng súng" và cuả một nền văn hoá du mục "Cưỡi ngựa - bắn tên" phi nhân bản và phản dân chủ !.
    Xin giới thiệu cùng bạn đọc, để rộng đường công luận về cái nợ cuả tập đoàn Hán nô (đảng CSVN) mà không phải cuả quốc dân Việt Nam ! Từ tâm thức cuả những kẻ "lớn lối" trong chủ nghiã Đại Hán, kẻ thù truyền kiếp cuả dân tộc Việt đã và đang phơi bài lên sự thật.

Văn Hiến ngàn năm sáng ngời nền tự chủ
Chủ nghiã Đại Hán nô dịch hoá giống nòi.!

Nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến






THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Chủ Nhật, ngày 21/08/2011
 
LOẠT BÀI VỀ “CÂU CHUYỆN KHÔNG THỂ KHÔNG NÓI” GIỮA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM
 
TTXVN (Bắc Kinh 31/7)
 
Trong bối cảnh đang có sự tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam liên quan đến vấn đề Biển Đông, tạp chí “Tri thức thế giới” dưới quyền chủ quản của Bộ Ngoại giao Trung Quốc số 14 ra ngày 16/07/2011 có loạt bài viết trong một chủ đề lớn: “Việt Nam - Câu chuyện không thể không nói”, đề cập đến nhiều vấn đề lớn trong quan hệ giữa hai nước từ thời truyền thuyết, qua các thời kỳ lịch sử đầy biến số cho đến hiện trạng quan hệ như đang diễn ra ngày nay. Dưới đây là những bài viết trong loạt bài nói trên:

Bài I
Lịch sử và chân thực: Diễn biến quan hệ Trung-Việt trước năm 1949
(Tác giả Tôn Hồng Niên, Nghiên cứu viên thuộc Trung tâm nghiên cứu sử địa biên giới, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc)

Việt Nam và Trung Quốc không chỉ có truyền thuyết giống nhau về “Hậu duệ của Rồng” và “con Rồng cháu Tiên”, mà lịch sử Việt Nam còn liên quan chặt chẽ với Trung Quốc, văn hoá và chế độ của Việt Nam cũng gần gũi và thông dòng chảy với Trung Quốc, đến hai chữ “Việt Nam” cũng do Hoàng đế Gia Khánh xác định, thời kỳ cận đại lại càng có quan hệ hữu nghị chiến đấu chống lại ách xâm lược của các cường quốc tư bản phương Tây... Nhưng, đến nay không ít người Việt Nam đã không biết rõ sự thực này, hơn nữa còn coi việc đề phòng “kẻ thù phương Bắc” như là nội dung giáo dục quốc dân. Gần đây có không ít người còn trương lên khẩu hiệu “Láng giềng Trung Quốc: Xác to, tâm địa độc ác”. Vậy thực chất quan hệ  Trung-Việt là gì? Bài viết bắt đầu từ một truyền thuyết đẹp cho đến trước khi Nước CHND Trung Hoa thành lập năm 1949.

1/ Truyền thuyết đẹp và những cách hiểu khác nhau
Người Trung Quốc tự xưng là “Hậu duệ của Rồng”. Từ thời cổ đại Trung Quốc đã có truyền thuyết Thần Nông, các đời vua Nghiêu, Thuấn, Vũ đều đã tuần thú đến “Giao chỉ”. Đến thời nhà Chu chế định Lễ Nhạc, thiên hạ thái bình, cả bộ lạc “Việt Thường Thị” ở phía Nam “Giao Chỉ” cũng chịu ảnh hưởng, sai sứ giả đến đo thành nhà Chu cống chim trĩ trắng, còn nói do đường xa, ngôn ngữ bất đồng phải có phiên dịch nên vất vả lắm mới đến được tới nơi. Dưới con mắt của người Trung Quốc lúc đó và sau này, “Giao Chỉ” và “Việt Thường Thị” ở đây đều có ý chỉ phương Nam chứ không thể hiện riêng một khu vực nào. Các truyền thuyết này cũng cho thấy từ thời đại truyền thuyết đến thời Tây Chu, Trung Quốc đã có quan hệ hoà bình hữu hảo với bộ tộc ở phương Nam xa xôi.
Người Việt Nam cũng tự xưng là “con Rồng cháu Tiên”, cũng có chuyện thần thoại giống như Trung Quốc, vấn đề chỉ là sau thế kỷ 13, 14 sau Công nguyên, người Việt Nam mới có sử sách ghi bằng chữ Hán, trong đó có ghi truyền thuyết cháu đời thứ ba của Thần Nông là Đế Minh tuần thú phương Nam, đến Ngũ Lĩnh gặp một tiên nữ, lấy nhau, sinh ra Lộc Tục, phong Lộc Tục làm vua cai trị đất phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương cai trị vùng đất rộng, “Bắc đến Động Đình, Tây đến Ba Thục”, Kinh Dương Vương lấy con gái của Long Quân ở Động Đình, sinh ra Sùng Lãm. Sau khi kế vị, Sùng Lãm xưng là Lạc Long Quân và lấy Âu Cơ, một lần sinh ra 100 người con trai, lại nói với Âu Cơ rằng ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên như nước với lửa nên đã dẫn 50 người con theo mình xuống Nam Hải, còn lại 50 người con theo mẹ lên núi. Lạc Long Quân còn phong con trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là “Hùng Vương”. Thời đại Hùng Vương phân thành 15 bộ, bị “giặc Ân” xâm chiếm... Đến đời Hùng Vương thứ 18, “vua Thục” đã thôn tính “nước Văn Lang” lập nên “nước Âu Việt”. Tần Thuỷ Hoàng lại sai quân diệt bộ tộc Bách Việt và “nước Âu Việt”, lập thành Nam Hải, Quế Lâm, Tượng Quận.
Thần thoại theo cách ghi của Việt Nam thế kỷ thứ 15 một mặt đã xác định người Việt Nam là hậu duệ của Thần Nông, là “con Rồng cháu Tiên”, đã tìm được kiểm kết hợp đồng căn đồng chủng (cùng gốc cùng loài) với người Trung Quốc, mặt khác lại đưa thêm vào “nội dung mới” không hề nhẹ nhàng thoải mái, nhất là các nội dung như “nước Văn Lang” đánh đuổi “giặc Ân”, “Thục Vương” diệt “nước Văn Lang” lập nên “nước Âu Việt”, nhà Tần diệt “nước Âu Việt” thiết lập quận huyện. Những nội dung mới như vậy liệu có đáng tin cậy hay không? Thế kỷ thứ 19 có nhà sử học của Nhà nước Việt Nam đã chỉ rõ, cái gọi là “Tây đến Ba Thục, Bắc đến Động đình” ở thời đại “nước Văn Lang” là cách nói khoác lác, câu chuyện về Thục Vương cũng là hư cấu. Ở thế kỷ trước, các học giả về khảo cổ học, lịch sử học Trung Quốc và nước ngoài trong đó có cả học giả Việt Nam đã tiếp tục nêu thắc mắc về những truyền thuyết nói trên của Việt Nam. Mọi người còn chú ý thấy rằng lịch sử xác thực của Việt Nam có căn cứ để tra cứu không sớm hơn thời nhà Tần, “nước Văn Lang”, “nước Âu Việt” chỉ là sự phản ánh tình hình trong thời kỳ bộ lạc nguyên thuỷ của người Lạc Việt cổ đại, những “nội dung mới” này chỉ là những ghi chép lấy ra từ trong các tư liệu lịch sử của Trung Quốc và một số nội dung trong các truyền thuyết như “Liễu Nghị truyện thư” thời nhà Đường rồi thay đổi, biên soạn lại mà thành, từ sau thế kỷ thứ 13 các triều đại vua ở Việt Nam muốn đề cao tính tự tôn dân tộc nên đã không ngừng củng cố và làm phong phú thêm. Mọi người có thể lý giải được tầm quan trọng của lòng tự trọng đối với một dân tộc, nhưng đồng thời lại càng lo: Nếu coi những “nội dung mới” được hư cấu như vậy là sực thực lịch sử dùng để giáo dục quốc dân, sẽ chỉ có thể khiến cho họ (người VN) cho rằng từ hơn 4.000 năm trước đây Việt Nam đã bị “giặc Ân”, “vua Thục” và nhà Tần “xâm lược”, lúc nào cũng phải đề phòng “kẻ thù phương Bắc”, nếu như vậy thì sẽ phải làm thế nào để cho Trung Quốc và Việt Nam đời đời chung sống hữu hảo, trở thành “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” của nhau được?

2/ Từ thời đại quận huyện đến quan hệ tông phiên
Sau khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, bình định vùng đất Lĩnh Nam thiết lập chế độ quận huyện ở đó cho đến thế kỷ thứ 10 sau CN, Việt Nam luôn là quận huyện của Trung Quốc, thời kỳ này được gọi là “thời kỳ Bắc thuộc” hay là “thời đại quận huyện”. Trong hơn 1.000 năm nói trên các triều đại Trung Quốc ở Trung Nguyên và chính quyền mang tính địa phương ở phía Nam (như Nam Việt) đều thiết lập chế độ quận huyện ở khu vực Bắc bộ và Trung bộ của Việt Nam hiện nay, văn hoá ở khu vực này liên tục phát triển, từ xã hội bộ lạc đi đến xã hội phong kiến. Thời kỳ Hoàng đế Triệu Đà của “nước Nam Việt” thời nhà Tần và đầu thời nhà Hán đã dạy nhân dân trồng cấy, mở rộng văn hoá giáo dục; dưới thời nhà Hán, Thái thú Giao Chỉ là Tích Quang, Thái thú Cửu Chân là Nhiệm Diên đã xây dựng trường học, mở rộng kỹ thuật canh nông tiên tiến; Sĩ Nhiếp thời Tam Quốc đề xướng văn hoá Nho gia như Thi, Thư, Lễ, Nhạc; Những sự tích nói trên đều được sử sách của Trung Quốc và Việt Nam sau đó khẳng định. Sau mấy thế kỷ, kinh tế, văn hoá ở khu vực Bắc bộ, Trung bộ Việt Nam ngày nay, lúc đó tất cả đều thuộc quyền cai quản chung của An Nam Đô hộ phủ thời nhà Đường đã phát triển đến trình độ tương đối cao, châu Ái (tức vùng Thanh Hoá ngày nay) của An Nam lúc đó có người tên là Khương Công Phụ thi đỗ Tiến sĩ, được bổ nhiệm giữ chức “Đồng trung thư môn hạ bình chương sự” (Tể tướng). Hơn nữa, ở “thời kỳ Bắc thuộc” ảnh hưởng của kinh tế, văn hoá Trung Quốc đã không chỉ giới hạn ở tầng lớp sĩ đại phu mà đến nay vẫn còn ảnh hưởng đến ngôn ngữ, phong tục, lễ nghi ở Việt Nam, ví dụ như từ ngữ Hán Việt trong tiếng Việt hiện đại, tức từ ngữ mượn chữ Hán của Trung Quốc vẫn chiếm 80%, ít nhất cũng có 65%.
Ảnh hưởng của thời kỳ Bắc thuộc đối với Bắc bộ, Trung Bộ Việt Nam lại cả trong nhiều phương diện, thứ nhất là một số quan lại cũng thi hành chính trị hà khắc giống như quan lại trong nội địa (Trung Quốc trung tâm), nhiều lần dẫn đến các cuộc đấu tranh chống phong kiến của nhân dân ở thực địa; Hai là một số tầng lớp chủ phong kiến ở đó chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Hán, thời kỳ sau nhà Đường và Ngũ đại thập quốc đứng trước tình thế loạn lạc do hoàng quyền yếu nhược, phiên trấn cát cứ, ý thức cát cứ xưng hùng, tự lập vua không ngừng mạnh lên. Sau khi nhà Đường diệt vong, khu vực này bắt đầu xuất hiện tình thế hào cường xưng hùng, năm 968 Đinh Bộ Lĩnh thành lập nước “Đại Cồ Việt”, Việt Nam thoát ra khỏi chế độ thống trị phong kiến, trở thành quốc gia phong kiến độc lập. Sau đó Việt Nam đã trải qua nhiều lần thay đổi vương triều, bao gồm triều Đinh (năm 968 - 980), triều Tiền Lê (năm 980 - 1009), triều Lý (năm 1010 - 1225), triều Trần (năm 1225 - 1400), triều Hồ (năm 1400 - 1407), triều Hậu Lê (năm 1428 - 1788), triều Tây Sơn (năm 1788 - 1802), triều Nguyễn (năm 1802 - 1885)... Các vương triều nói trên của Việt Nam sau khi thành lập đều xác lập và duy trì quan hệ tông phiên (tức quan hệ tông chủ - thuộc quốc, hay còn gọi là nước trung tâm - nước phụ thuộc) cho đến năm 1885 Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp.
Quan hệ tông - phiên giữa Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu thể hiện qua một số phương diện như sau:
Thứ nhất, khi các vị vua già của vương triều qua đời, vị vua khác lên thay thường cho sứ sang Trung Quốc để “cầu phong”. Các nhà thống trị Trung Quốc thời đó nói chung không can thiệp, mà cơ bản là cử người đến sắc phong để thoả mãn yêu cầu được sắc phong của các chủ phong kiến. Ví dụ thời nhà Tống, lần lượt trong các năm 973, 993 và 1010 đã sắc phong cho Đinh Bộ Lĩnh (triều Đinh), Lê Hoàn (triều Tiền Lê), Lý Công Uẩn (triều Lý) là Quận Vương Giao Chỉ, năm 1164 lại sắc phong cho Lý Thiên Tộ (Lý Anh Tông) làm Quốc vương An Nam, năm 1789 sắc phong cho Nguyễn Quang Bình là người lật đổ triều Hậu Lê, sáng lập ra triều Tây Sơn làm Quốc vương An Nam, năm 1802 sắc phong cho Nguyễn Ánh làm Quốc vương An Nam. Thời kỳ đó, khi Nguyễn Ánh đến cầu phong, tỏ ý đã thống trị được các địa phương như “Việt Thường, Chân Lạp” nên muốn đổi quốc hiệu từ “An Nam” thành “Nam Việt”. Triều đình nhà Thanh mới bắt đầu cho rằng nước Nam Việt là chính quyền cát cứ thời kỳ giữa nhà Tần và nhà Hán, cai quản các khu vực Quảng Đông, Quảng Tây và Bắc bộ, Trung bộ của Việt Nam nên chưa phê chuẩn. Hoàng đế Gia Khánh sau đó nhấn mạnh, Nguyễn Ánh đã lần lượt thống trị được “đất cũ Việt Thường”, sau lại chiếm toàn bộ lãnh địa An Nam nên đã phê chuẩn tên nước là “Việt Nam”. Nguyễn Ánh cũng tỏ ý tiếp nhận, từ đó nước này có tên là “Việt Nam”.
Thứ hai, khi đã xác định quan hệ tông phiên, vua Việt Nam định kỳ sai sứ giả sang Trung Quốc triều cống, Hoàng đến Trung Quốc lại cho những phẩm vật có giá trị lớn hơn gọi là “hồi tặng”. Ví dụ như trong các năm 1644 - 1885, các đời vua Việt Nam tổng cộng đã cử hơn 60 đoàn sứ giả sang Trung Quốc triều cống, phẩm vật triều cống chủ yếu là lư hương bằng vàng, lọ hoa vàng, hộp bạc, trầm hương..., nhà Thanh hồi tặng cũng tương đối cố định, tổng giá trị nói chung lớn hơn vật cống. Năm 1790 triều Tây Sơn cho đoàn sứ giả sang chúc thọ Hoàng đế Càn Long, phẩm vật ban tặng của Càn Long trước sau tổng cộng có hơn 10.000 lạng bạc, 11 báu vật Đại Nguyên cùng các đồ tơ lụa, đồ ngọc sức, đồ sứ, đồng hồ Tây....
Thứ ba, dưới tiền đề quan hệ tông phiên, Trung Quốc là “Thiên triều thượng quốc”, Việt Nam là phiên thuộc, đó chỉ là phản ánh của “hệ thống lễ trị thiên triều” theo quan hệ đẳng cấp giữa quân chủ hai nước và trạng thái tâm lý về mặt văn hoá chứ hoàn toàn không làm thay đổi thực chất quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam với tư cách là hai quốc gia, Trung Quốc hoàn toàn không chủ động can thiệp công việc nội bộ của Việt Nam về cả đối nội và đối ngoại.
Dưới tiền đề quan hệ tông phiên, Trung Quốc và Việt Nam trên tổng thể giữ quan hệ hữu hảo, cũng có lúc xảy ra xung đột, chiến tranh, nhưng ngoài việc quân Nguyên xâm lược Việt Nam và triều đình nhà Minh thiết lập trở lại chế độ quận huyện ở Việt Nam vào các năm 1407 - 1427, các cuộc xung đột và chiến tranh còn lại phần lớn là do các chúa phong kiến Việt Nam xâm phạm quấy nhiễu khu vực biên giới của Trung Quốc. Việc triều đình nhà Thanh đưa quân sang Việt Nam vào các năm 1788 - 1789 và 1885 cũng là trong bối cảnh đặc biệt theo yêu cầu của các nhà thống trị Việt Nam, xuất quân sau khi đã thận trọng xem xét nhưng đã nhanh chóng rút quân về nước.

3/ Sát cánh chiến đấu từ thời kỳ cận đại
Trong 60 năm từ sau năm 1885 Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp, các sự kiện lớn trong quan hệ Trung-Việt chủ yếu có hai phương diện:
Thứ nhất, hai nước Trung - Pháp đã thông qua đàm phán hoạch định biên giới Trung-Việt. Xét trên tổng thể, biên giới đường bộ theo cách phân định lần này về cơ bản là phù hợp với diễn biến trong lịch sử, lần đầu tiên đã xác định chủ quyền đối với phần lớn biên giới lãnh thổ bằng hình thức hiệp ước, từ đó đã phân định biên giới trên cơ sở pháp luật một cách khách quan, làm cho đường phân định này trở thành cơ sở để hai nước duy trì và ổn định đường biên giới trên bộ.
Thứ hai, quan hệ giữa nhân dân hai nước chủ yếu được thể hiện bằng việc hai nước cùng chống lại xâm lược của nước ngoài. Sau năm 1885 dù là “Phong trào Cần vương” (đấu tranh vũ trang chống Pháp) do giới quý tộc ở Việt Nam phát động hay là khởi nghĩa của nông dân, cũng đều được quân Cờ đen là lực lượng vũ trang địa phương ở khu vùng Quảng Tây ủng hộ. Chính phủ nhà Thanh tuy không muốn tiếp tục vì Việt Nam mà xung đột với Pháp nhưng cũng ngầm bảo vệ một số ít nhân sĩ chống Pháp ở Việt Nam, ví dụ như Nhiếp chính vương Tôn Thất Thuyết dưới thời vua Hàm Nghi của Việt Nam (1839 - 1913) là người lãnh đạo quan trọng của phong trào Cần vương đánh Pháp, sau khi thất bại chạy sang Trung Quốc, đã được Chính phủ nhà Thanh sắp xếp cho chỗ ở và bảo vệ. Đầu thế kỷ 20 Việt Nam bước vào gia đoạn cách mạnh dân chủ tư sản, hoạt động của các chí sĩ yêu nước Việt Nam như Phan Bội Châu... được Lương Khải Siêu và Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc ủng hộ. Tháng 5/1925 Hồ Chí Minh lại thành lập Hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí ở Quảng Châu, đó là tổ chức cách mạng đầu tiên của Việt Nam được chỉ đạo bằng Chủ nghĩa Mác - Lênin, cũng là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ra sức ủng hộ Hồ Chí Minh. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc như Chu Ân Lai, Lý Phú Xuân đã đến giảng bài tại “Lớp huấn luyện chính trị đặc biệt”, đào tạo một lớp cán bộ cách mạng, phần lớn trong số họ về nước tham gia đấu tranh cách mạng, cũng có một số ở lại cùng chiến đấu với các đồng chí Trung Quốc, đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân Trung Quốc. Từ năm 1930 Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo quần chúng công nông đấu tranh chống Pháp, chống Nhật, không ít cán bộ cao cấp của Việt Nam như Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh, Chu Văn Tấn, Nguyễn Văn Minh đều đã tiến hành đấu tranh cách mạng trong sự che chở, bảo vệ của nhân dân hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam. Hồ Chí Minh đã hoạt động lâu dài ở Trung Quốc, xây dựng mối quan hệ chiến đấu hữu nghị sâu nặng với Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc, đến năm 1944 mới trở về Việt Nam, năm 1945 lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc “Cách mạng tháng Tám”, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tuyên bố thành lập.


Bài II

Quan hệ Trung-Việt từ năm 1949 đến nay
(Tác giả Vu Hướng Đông, Giáo sư Viện trưởng Viện nghiên cứu Việt Nam, Học viện Chủ nghĩa Mác, Đại học Trịnh Châu)

Ngày 1 tháng 10 năm 1949, Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập, nhân dân Việt Nam lúc đó đang tiến hành cuộc đấu tranh gian khổ chống lại kẻ thù xâm lược Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 18 tháng 1 năm 1950, Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Trung Quốc trở thành nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Đã hơn 60 năm, quan hệ Trung - Việt lúc lên lúc xuống: Những năm 50 -60 thế kỷ trước là thời kỳ thân thiết “vừa là đồng chí vừa là anh em”, sau những năm 70 là thời kỳ bước vào trạng thái không bình thường, cho đến khi xảy ra cuộc chiến ở khu vực biên giới năm 1979. Năm 1991 Trung Quốc và Việt Nam thực hiện bình thường hoá quan hệ, gần 20 năm trở lại đây quan hệ hai nước nói chung đã trải qua ba giai đoạn là khôi phục quan hệ năm 1991 - 1998, hợp tác toàn diện năm 1998 - 2007, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện từ năm 2008 đến nay.

1/ Vừa là đồng chí vừa là anh em - Đối kháng quyết liệt - Láng giềng hữu nghị
Sự điều chỉnh lớn và lựa chọn chiến lược trong chính sách ngoại giao nói trên trước hết là dựa vào nhu cầu nội tại liên quan lợi ích quốc gia, bao gồm lợi ích chính trị, lợi ích kinh tế và lợi ích an ninh của mỗi nước làm chỗ dựa căn bản, thứ hai cũng do quan hệ địa chính trị trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của những biến động trong tình hình thế giới đem lại.
Từ những năm 50 thế kỷ trước đến nay lợi ích quốc gia của hai nước Trung-Việt được biểu hiện khác nhau trong những thời kỳ khác nhau và trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Trung Quốc trong những năm 50 đến những năm 70 chủ yếu biểu hiện ở việc mở rộng sự nghiệp cách mạng và xây dựng trong nước, xây dựng và củng cố cơ sở của chế độ xã hội chủ nghĩa, nỗ lực phá vỡ sự kiềm chế, phong toả của các thế lực thù địch phương Tây đứng đầu là Mỹ, từng bước loại bỏ áp lực quân sự rất lớn của tập đoàn Liên Xô, tranh thủ điều kiện và khả năng cải thiện môi trường xung quanh và môi trường quốc tế. Từ khi cải cách mở cửa đến nay Trung Quốc tập trung xây dựng kinh tế, ra sức thực hiện trỗi dậy hoà bình và hiện đại hoá.
Đối với Việt Nam, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, lợi ích căn bản của Việt Nam là tranh thủ độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Sau khi cuộc chiến tranh chống Mỹ thắng lợi, lợi ích này được biểu hiện chủ yếu ở việc khôi phục và xây dựng kinh tế, đồng thời thông qua kiểm soát Campuchia và Lào tranh thủ vị trí địa chính trị có lợi ở khu vực Đông Dương. Từ sau những năm 80 thế kỷ trước đến nay, chủ yếu biểu hiện trong cố gắng thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới mở cửa, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Năm 1986, đứng trước cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng do chiến lược hỏng và môi trường quốc tế bị cô lập, Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 6 Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định con đường và phương hướng chiến lược phát triển mới, từng bước cải cách và từ bỏ mô hình kinh tế kế hoạch tập trung cao độ theo kiểu Liên Xô, chuyển trọng tâm sang xây dựng kinh tế, đưa Việt Nam vào giai đoạn đổi mới mở cửa phát triển toàn diện. Nhu cầu thúc đẩy sự nghiệp đổi mới mở cửa và xây dựng kinh tế trở thành động lực nội tại khiến Việt Nam điều chỉnh quan hệ với Trung Quốc và giữ quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Quốc sau khi bình thường hoá quan hệ. Đại hội lần thứ sáu Đảng Cộng sản Việt Nam còn đề ra phương châm ngoại giao “thêm bạn bớt thù”, thay đổi tư duy ngoại giao “nghiên hẳn về một phía”, liên minh với Liên Xô trước đây, thực hiện đường lối đa phương hoá, đa dạng hoá một cách toàn diện. Việc Việt Nam điều chỉnh chiến lược đối ngoại liên quan rất nhiều đến sự thay đổi về môi trường địa chính trị. Đặc biệt sau khi Liên Xô sụp đổ, chiến lược ngoại giao trước đây của Việt Nam đã mất đi cơ sở tồn tại. Việt Nam đưa quân sang Campuchia không chỉ mang thêm gánh nặng kinh tế mà còn lún sâu thêm vào tình trạng hết sức bị cô lập trên trường quốc tế. Cộng đồng quốc tế, nhất là các nước ASEAN yêu cầu mạnh mẽ Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia, giải quyết vấn đề Campuchia một cách công bằng, hợp lý, một số nước từ đó đã đề xuất chủ trương biến chiến trường thành thị trường ở khu vực Đông Dương.
Từ khi cải cách mở cửa đến nay, điểm cơ bản trong chiến lược ngoại giao hội nhập quốc tế của Việt Nam là bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, tiến đến bình thường hoá quan hệ với các nước ASEAN và Mỹ. Trên cơ sở đó Việt Nam thực hiện “ba bước đi” là gia nhập ASEAN, gia nhập Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã coi việc bình thường hoá quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam là “điều kiện hết sức cần thiết để ổn định tình hình khu vực”. Năm 1991, Đại hội lần thứ bảy Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rõ chính sách đối ngoại của Việt Nam là “thúc đẩy tiến trình bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, từng bước mở rộng hợp tác Việt-Trung”.
Cố gắng tìm kiếm biện pháp bình thường hoá quan hệ với Việt Nam của Trung Quốc đã được đáp ứng một cách đúng mức. Tháng 10/1989 trong khi tiếp Quốc vương Sihanouk của Campuchia và nhà lãnh đạo Kayson Phomvihane của Lào, Đặng Tiểu Bình đều cho biết Việt Nam đề xuất muốn bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, chúng tôi hoan nghênh nhưng Việt Nam phải rút toàn bộ quân ra khỏi Campuchia. Chỉ có như vậy mới kết thúc được quá khứ, quan hệ Trung-Việt mới có thể khôi phục. Đối với chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Đặng Tiểu Bình nói hy vọng ông Nguyễn Văn Linh “thừa cơ quyết đoán ngay, kết thúc gọn ghẽ vấn đề Campuchia”, đồng thời tỏ ý hy vọng có thể mắt thấy vấn đề Campuchia được giải quyết, quan hệ Trung-Việt khôi phục bình thường vào trước hoặc sau khi Đặng Tiểu Bình nghỉ hưu, kết thúc “một bầu tâm sự”.
Cải cách mở cửa ở Trung Quốc và đổi mới mở cửa ở Việt Nam có một số bối cảnh và cơ sở giống nhau, đều lựa chọn con đường đi từng bước, dần dần xây dựng thể chế kinh tế thị trường mang đặc sắc của mỗi nước. Cả cách ở Trung Quốc đi trước Việt Nam một bước, đến đầu những năm 90, sức sản xuất xã hội, sức mạnh tổng hợp quốc gia và mức sống của nhân dân Trung Quốc đều đã được nâng cao mạnh mẽ, xu hướng trỗi dậy hoà bình của Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ. Việt Nam cũng ở vào thời kỳ phát triển nhanh, dần dần trỗi dậy ở khu vực Đông Nam Á. Đối với VIệt Nam, hữu nghị với Trung Quốc cũng được, đối kháng cũng không sao nhưng dù thế nào, đối với Trung Quốc là một nước láng giềng lớn như vậy sẽ không thể bỏ được. Ở Việt Nam có câu thành ngữ “bán anh em xa mua láng giềng gần”. Phương thức tư duy xử thế như vậy đã có ảnh hưởng nhất định đối với cách xác định quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc sau khi đã bình thường hoá quan hệ.
Xét từ nhân tố Trung Quốc, cách xem xét cơ bản trong việc điều chỉnh quan hệ với Trung Quốc của Việt Nam còn có hai phương diện rất đáng chú ý: Một là đối mới mở cửa đòi hỏi phải vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc; Hai là đi theo con đường xã hội chủ nghĩa yêu cầu phải có sự ủng hộ của Trung Quốc. Trước và sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, ảnh hưởng của ý thức hệ trong quan hệ quốc tế tuy có phần giảm đi nhưng sự đồng thuận về chính trị và xu hướng giá trị giữa Việt Nam và Trung Quốc, vai trò của những yếu tố này đã từng được phát huy trong việc thúc đẩy bình thường hoá quan hệ và phát triển quan hệ sau đó. Quan chức Việt Nam cho rằng Việt Nam thiếu công nghệ và các thiết bị tiên tiến, nếu có tiền cũng có thể mua được từ phương Tây, nhưng phương thức phát triển của Trung Quốc và kinh nghiệm thành công của Trung Quốc dù có tiền cũng khó mua được từ các nước khác.

2/ Việt Nam gây nên chuyện, vấn đề Nam Sa không ngừng leo thang
Trong quá trình phát triển quan hệ Trung - Việt, tranh chấp Nam Hải bắt đầu từ những năm 70 thế kỷ trước đã trở thành nhân tố tiêu cực lớn. Trong bối cảnh biến động ghê gớm về địa chính trị trên thế giới và khu vực, phương thức của Việt Nam thông qua dư luận để tuyên truyền và chiếm đóng về mặt quân sự, không ngừng khuấy lên tranh chấp với Trung Quốc ở Nam Hải đã trở thành một trong những nhân tố làm cho quan hệ Trung-Việt hiện nay xấu đi, cũng khiến cho quan hệ hai nước trong thể kỷ 21 đứng trước thử thách nghiêm trọng.
Mọi người đều biết, năm 1958 trong một bức thư ngoại giao do Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ tướng Chu Ân Lai đã công nhận chủ quyền đối với Tây Sa và Nam Sa (Hoàng Sa và Trường Sa) là thuộc về Trung Quốc, năm 1974 lại công khai ủng hộ cuộc chiến phản kích tự vệ của Trung Quốc ở quần đảo Tây Sa. Năm 1975, sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đã hoàn toàn thay đổi lập trường trong vấn đề Nam Hải. Mùa Xuân năm đó hải quân Việt Nam đã căn cứ theo chỉ thị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bí mật xuất quân, chiếm lĩnh trái phép các đảo thuộc quần đảo Nam Sa như đảo Nam Tử (Việt Nam gọi là Song Tử Tây), đảo Cát (hay còn gọi là bãi cát Đôn Khiêm), (Việt Nam gọi là đảo Sơn Ca), đảo Hồng Hưu (Việt Nam gọi là đảo Nam Yết), đảo Cảnh Hồng (Việt Nam gọi là đảo Sinh Tồn). Nửa cuối những năm 70 đầu những năm 80 Việt Nam lần lượt công bố 4 sách trắng và một số bài nghiên cứu, tuyên bố các quần đảo Tây Sa và Nam Sa là các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, đánh lừa cộng đồng quốc tế. Trước việc làm nói trên, Trung Quốc đã kiên quyết đáp trả và tỏ rõ lập trường nghiêm chỉnh của mình. Sau đó Việt Nam lại tiếp tục gặm nhấm thêm một bước các đảo của Trung Quốc, tăng cường xâm chiếm trái phép, không ngừng nâng cao quy cách hoạch định khu vực quản lý hành chính đối với cái gọi là “quần đảo Hoàng Sa” và “quần đảo Trường Sa”, đồng thời mở rộng mức độ hợp tác với các công ty nước ngoài, tiến hành thăm dò khai thác dầu khí, ngang nhiên cướp đoạt tài nguyên biển của Trung Quốc.
Mặc dù quan hệ láng giếng hữu nghị truyền thống giữa hai nước được khôi phục và không ngừng phát triển, việc hoạch định biên giới trên đất liền và biên giới Vịnh Bắc Bộ đã có thành công, nhưng đến nay vấn đề tranh chấp Nam Hải giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn chưa được giải quyết thoả đáng. Những năm gần đây, Việt Nam có ý đồ thúc đẩy “quốc tế hoá” vấn đề nói trên. Một là tuyên bố Nam Hải (Biển Đông) là khu vực biển chung của các nước Đông Nam Á, lôi kéo một số nước như Philippin, Malaixia cùng đối đầu với Trung Quốc; Thứ hai là lợi dụng nhân tố nước lớn ngoài khu vực can thiệp khiến tình hình Nam Hải càng trở nên phức tạp. Việt Nam đã thông qua vận động khiến cho Hội địa lý quốc gia Hoa Kỳ sửa đổi lại cách chú thích các tên đất liên quan đến một số bãi đảo của Trung Quốc theo hướng có lợi cho họ. Ngoại trưởng Mỹ H. Clinton đã công khai tỏ thái độ về vấn đề Nam Hải hòng đục nước béo cò. Hải quân Mỹ và hải quân Việt Nam từ hình thức giao lưu trên tầu năm ngoái cho đến diễn tập quân sự hỗn hợp diễn ra như hiện nay, quan hệ giữa hai bên không ngừng được nâng cấp.
Đầu năm 2007, Hội nghị toàn thể trung ương lần thứ 4 khoá 10 Đảng Cộng sản Việt Nam đã nghiên cứu thông qua “Chiến lược biển đến năm 2020”, nâng cấp chiến lược kinh tế biển mà Việt Nam vẫn nhấn mạnh trước đây thành chiến lược biển toàn diện lâu dài trong đó lấy “biển làm cho đất nước giàu mạnh” là mục tiêu, “dựa vào biển để làm giàu” là hướng đi, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế biển với bảo vệ “chủ quyền và lợi ích biển”. Cùng với việc thực thi chiến lược biển nói trên, Việt Nam tiếp tục áp dụng phương châm đối đầu trực diện với Trung Quốc, một bước không lùi để xử lý vấn đề tranh chấp Nam Hải, mở rộng mức độ xâm phạm lợi ích biển của Trung Quốc, đẩy mạnh chiếm đoạt nguồn dầu khí ngoài khơi của Trung Quốc, khiến cho Trung Quốc và Việt Nam những năm gần đây luôn luôn bất đồng trong vấn đề Nam Hải, va chạm cũng liên tục xảy ra.
Vấn đề tranh chấp Nam Hải liên quan mật thiết đến lợi ích quốc gia của mỗi nước Trung Quốc và Việt Nam, nhưng không phải là toàn bộ nội dung trong quan hệ Trung-Việt. Hiện nay, Trung Quốc cần bảo vệ cơ hội chiến lược để phát triển. Việt Nam cũng cần bảo vệ “cơ hội vàng” để phát triển. Mấu chốt của vấn đề là ở chỗ hai bên trước tiên cần có thiện ý thiết thực và cơ sở tin cậy lẫn nhau vững chắc, sau đó là tìm kiếm phương thức và biện pháp thích hợp để hiệp thương giải quyết vấn đề.

Bài III
Trung Quốc viện trợ Việt Nam trong đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ
(Tác giả Lộc Đức An, Phó Giáo sư thuộc Viện trưởng Viện nghiên cứu Việt Nam, Học viện Chủ nghĩa Mác, Đại học Trịnh Châu)

Từ thời kỳ cận đại Trung Quốc và Việt Nam đã từng chung vai sát cánh chống xâm lược của nước ngoài, đặc biệt sau khi thành lập năm 1949, nước Trung Quốc mới đã viện trợ cho Việt Nam khối lượng lớn. Hiện nay, nhiều người dân ở hai nước đều nhớ rõ những năm tháng “vừa là đồng chí vừa là anh em”, trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ “sau 50” và “sau 60” ở Việt Nam cũng không quên được chuyện cũ về việc Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam. Tuy nhiên, vào tháng 6 năm 2011 trong những ngày nắng nóng của mùa Hạ, một số thanh niên Việt Nam dường như đã xác định người “láng giềng Trung Quốc thân xác to, bụng dạ xấu”. Đây có thể là biểu hiện xốc nổi nhất thời của những người trẻ tuổi, nhưng cũng đồng thời nói lên rằng họ không hiểu một sự thực là Việt Nam đã chống lại các cường quốc xâm lược “thân xác to bụng dạ xấu” dưới sự viện trợ của Trung Quốc, cũng không hiểu người “láng giềng Trung Quốc” đã phát huy vai trò to lớn trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam như thế nào.
Sự khiếm khuyết trong giáo dục lịch sử đã khiến những người này thiếu sự hiểu biết. Chúng ta có thể cùng nhớ lại những năm tháng khói lửa chiến tranh này.

1/ Trung Quốc viện trợ Việt Nam trong thời kỳ chống Pháp
Sau khi Nhật Bản đầu hàng, Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, lập nên Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở miền Bắc. Ở miền Nam, quân đội Pháp trở lại với sự trợ giúp của Anh, xây dựng chính quyền bù nhìn, một năm sau tiến công miền Bắc, nổ ra “cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất”. Chính trong thời kỳ này, nước Trung Quốc mới đã được thành lập, và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 18 tháng 1 năm 1950, trở thành nước đầu tiên trên thế giới công nhận Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Sự kiện này đã tác động đến Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác ở Đông Âu sau đó công nhận Việt Nam, từ đó Việt Nam có được sự ủng hộ và cổ vũ rất lớn về chính trị. Theo thỉnh cầu của phía Việt Nam, Trung Quốc đã ra sức ủng hộ cuộc chiến tranh chống Pháp. Tháng 8 năm 1950, trước sự giúp đỡ của phái đoàn cố vấn Trung Quốc đứng đầu là tướng Trần Canh, quân đội Việt Nam đã mở “Chiến dịch Biên giới”, thông biên giới Trung-Việt, Trung Quốc trở thành hậu phương lớn cho cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa quyết định năm 1954, đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc đã tham gia vạch kế hoạch và quyết sách trong tác chiến, góp phần rất lớn trong chiến dịch này cũng như thắng lợi cuối cùng của cuộc chiến tranh chống Pháp của Việt Nam. Trong thời gian từ năm 1950 - 1954, Trung Quốc tuy gặp rất nhiều khó khăn nhưng vẫn cố gắng hết sức viện trợ kinh tế và quân sự cho Việt Nam. Tại Hội nghị Giơnevơ năm 1954, đoàn đại biểu Chính phủ Trung Quốc do Thủ tướng Chu Ân Lai dẫn đầu đã ra sức dàn xếp, thúc đẩy đi đến Hiệp định đình chiến, hoà bình ở bán đảo Đông Dương được thực hiện.

2/ Viện trợ Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước
Sau hội nghị Giơnevơ, Chính phủ Eisenhower của Mỹ viện trợ kinh tế và quân sự cho miền Nam Việt Nam hòng tiêu diệt lực lượng cách mạng ở miền Nam, tiến thêm một bước trong ý đồ “ăn thịt” Bắc Việt Nam. Trung Quốc đã ủng hộ miền Bắc Việt Nam chống Mỹ can thiệp. Tháng 12 năm 1954 Chính phủ hai nước Trung-Việt ký Nghị định thư về việc Trung Quốc viện trợ Việt Nam sửa chữa đường sắt, khôi phục ngành bưu chính viễn thông, sửa chữa khôi phục vận tải đường bộ và đường thuỷ, thuỷ lợi... Năm 1955 Hồ Chí Minh sang thăm Trung Quốc, thỉnh cầu Trung Quốc viện trợ xây dựng các công trình về khai thác than, xây dựng nhà máy xi măng, nhà máy dệt, nhà máy điện, Chính phủ Trung Quốc lập tức cử người đến Việt Nam, đồng thời viện trợ cho Việt Nam 800 triệu nhân dân tệ. Trong văn kiện kèm theo của “Nghị định thư giữa Trung Quốc và Việt Nam về việc Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam năm 1955”, Trung Quốc đã cung cấp khối lượng lớn vật dụng trong đời sống và sản xuất như lương thực cho Việt Nam. Tháng 2/1959 tại Bắc Kinh Trung Quốc và Việt Nam ký 7 hiệp định, trong đó có “Hiệp định về việc Chính phủ Trung Quốc viện trợ kinh tế kỹ thuật cho Chính phủ Việt Nam”, theo đó Trung Quốc đã cung cấp các khoản viện trợ kinh tế, kỹ thuật cho Việt Nam, đồng thời viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 100 triệu nhân dân tệ.
Năm 1961, Kennedy mở rộng “chiến tranh đặc biệt” tại Việt Nam, cách mạng Việt Nam đứng trước khó khăn to lớn, Trung Quốc triển khai viện trợ toàn diện cho Việt Nam. Từ năm 1961 - 1963, Chính phủ và các giới trong xã hội Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố, lên án Mỹ can thiệp Việt Nam và chế độ thống trị đen tối của Ngô Đình Diệm tại Việt Nam. Ngày 29 tháng 8 năm 1963, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã ra “Tuyên bố phản đối tập đoàn Mỹ-Diệm xâm lược miền Nam Việt Nam và thảm sát nhân dân miền Nam Việt Nam”, lên tiếng viện trợ cho nhân dân Việt Nam. Tháng 3 năm 1963, La Thuỵ Khanh dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự Trung Quốc đi thăm Việt Nam, cùng với nhà lãnh đạo Việt Nam nghiên cứu kế hoạch hợp tác hai nước Trung-Việt khi kẻ thù tiến công miền Bắc Việt Nam. Tháng 5, Lưu Thiếu Kỳ đi thăm Việt Nam, bày tỏ với Hồ Chí Minh nếu xảy ra chiến tranh, họ có thể coi Trung Quốc là hậu phương. Tháng 1 năm 1961 Trung Quốc và Việt Nam ký Hiệp định về việc Trung Quốc cho Việt Nam vay vốn lâu dài và cung cấp thiết bị đồng bộ cho Việt Nam, đồng thời ký các văn kiện như Nghị định thư về việc hai nước Trung-Việt cung cấp hàng hoá cho nhau năm 1961..., Trung Quốc còn cho Việt Nam vay lâu dài khoảng 150 triệu rúp. Mùa Hè năm 1962, Hồ Chí Minh đến Bắc Kinh xin viện trợ, Trung Quốc lập tức quyết định cung cấp cho Việt Nam số lượng súng có thể trang bị cho 230 tiểu đoàn bộ binh. Cùng với sự phát triển của cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân miền Nam, số lượng viện trợ của Trung Quốc đối với Việt Nam cũng mỗi ngày một nhiều.
Sau khi Johnson lên nắm quyền, ý đồ can thiệp Việt Nam leo thang lên đến “chiến tranh cục bộ”, nghĩa là đưa lực lượng tác chiến mặt đất đến miền Nam Việt Nam. Việt Nam đứng trước cuộc khủng hoảng dân tộc nghiêm trọng nhất, Trung Quốc đã làm tốt công tác chuẩn bị đối đầu quyết chiến toàn diện với Mỹ. Nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông đề xuất: Nếu người Mỹ đến đánh, khi cần thiết Trung Quốc có thể gửi chí nguyện quân. Chính phủ Trung Quốc trịnh trọng tuyên bố: “Mỹ xâm phạm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là xâm phạm Trung Quốc, người Trung Quốc quyết không ngồi nhìn”. Ngày 29/3/1965, Chu Ân Lai tuyên bố tại Anbani: “Nhân dân Trung Quốc kiên quyết chi viện tất cả vật chất cần thiết cho nhân dân Việt Nam, bao gồm vũ khí và mọi công cụ tác chiến. Chúng tôi còn chuẩn bị cử người của mình sang cùng chiến đấu với nhân dân Việt Nam khi nào nhân dân Việt Nam yêu cầu”. Ngày 2/4, Thủ tướng Chu Ân Lai thông qua Pakixtan chuyển đến nước Mỹ lập trường của Chính phủ Trung Quốc trong vấn đề Việt Nam, cảnh báo Mỹ: Nếu Mỹ xâm phạm Trung Quốc, Trung Quốc sẽ không hề do dự đứng lên chiến đấu đến cùng. Mỹ có tiến vào cũng không thể rút ra được. Ngày 20/5/1970, cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam ở vào thời kỳ gian khổ nhất, Mao Trạch Đông ra “Tuyên bố 20/5” với nội dung “Nhân dân toàn thế giới đoàn kết lại, đánh bại quân xâm lược Mỹ và tất cả tay sai của chúng”, tuyên bố nghiêm khắc “nhân dân Trung Quốc kiên quyết ủng hộ cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ba nước Đông Dương và nhân dân các nước trên thế giới chống Đế quốc Mỹ và tay sai của chúng”.

Từ tháng 10/1965 đến tháng 3/1968, Trung Quốc đã cử sang Việt Nam tổng cộng hơn 230 nghìn người gồm bộ đội phòng không, đường sắt, và đảm bảo hậu cần, năm nhiều nhất lên đến hơn 170 nghìn người. Trong khi đưa bộ đội chi viện Việt Nam vào tác chiến ở miền Bắc Việt Nam, Trung Quốc cũng đồng thời tiếp tục viện trợ vất chất với khối lượng lớn cho Việt Nam. Trung Quốc còn đảm đương nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá vật chất do Liên Xô và các nước Đông Âu viện trợ đến Việt Nam, dù trong điều kiện quan hệ Trung - Xô đỗ vỡ, vẫn vận chuyển kịp thời và an toàn hàng hoá vật chất do Liên Xô và các nước viện trợ đến Việt Nam theo yêu cầu của cuộc chiến tranh cứu nước của Việt Nam mà không thu bất cứ khoản chi phí nào.

3/ Vai trò viện trợ của Trung Quốc đối với độc lập và thống nhất của Việt Nam
Việt Nam là một trong các nước mà Trung Quốc viện trợ trong thời gian dài nhất và số lượng lớn nhất. Từ năm 1950 đến giữa những năm 1970 thế kỷ 20 khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, Trung Quốc đã liên tục viện trợ và ủng hộ Việt Nam, tổng giá trị viện trợ vượt quá 20 tỉ USD, tuyệt đại đa số là viện trợ không hoàn lại. Viện trợ của Trung Quốc đã làm tăng sức mạnh quân sự và khả năng tác chiến của Việt Nam, tạo khả năng răn đe đối với Pháp và Mỹ, đóng vai trò then chốt trong cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước của Việt Nam. Đối với viện trợ của Trung Quốc, các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã nhiều lần đánh giá cao.

Viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam đã cải thiện kiều kiện tác chiến của quân đội Việt Nam, nâng cao sức mạnh quân sự của Việt Nam. Pháp và Mỹ là các nước tư bản phát triển, Việt Nam là nước thuộc địa cũ yếu nhược, lại bị Nhật Bản chiếm đóng nhiều năm, chênh lệch về trang bị quân sự giữa hai bên như thế cũng đủ biết. Ở thời kỳ đầu trong các cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, viện trợ của Liên Xô đối với Việt Nam không thật tích cực, Trung Quốc vừa mới thành lập nước tuy không giàu có nhưng đã ủng hộ Việt Nam không chỉ nhiều về số lượng mà chất lượng cũng tốt, một số loại trang bị vũ khí do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo tự Trung Quốc còn chưa trang bị nhưng đã ưu tiên phần lớn cung cấp cho Việt Nam để đảm bảo theo yêu cầu cấp thiết của Việt Nam. Trung Quốc thậm chí còn cắt bớt bộ đội tại ngũ của mình gửi sang Việt Nam. Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Trung Quốc đều cử nhân viên quân sự trực tiếp tham gia chiến đấu. Từ phái đoàn cố vấn quân sự trong chiến tranh chống Pháp cho đến 230 nghìn bộ đội công binh, cao xạ pháo..., quân nhân Trung Quốc đã vào trận cùng với Việt Nam đối đầu trực diện với Mỹ, có hơn 4.000 sĩ quan chiến sĩ đã hiến dâng sinh mệnh của mình, trong đó có hơn 1.000 liệt sĩ hiện vẫn nằm lại ở 57 nghĩa trang của Việt Nam. Họ đã dùng máu và mồ hôi của mình đúc nên những tấm bia bất hủ cho công cuộc giải phóng, giành độc lập của dân tộc Việt Nam bằng khí phách gan dạ.

Về vấn đề viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam tạo tác dụng răn đe đối với Pháp và Mỹ, trong khi tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp tại Việt Nam, cuộc chiến tranh ở bán đảo Triều Tiên cũng đồng thời diễn ra quyết liệt, chí nguyện quân nhân dân Trung Quốc chiến đấu anh dũng ở Triều Tiên cũng kiềm chế quân Mỹ, làm cho chúng không thể viện trợ cho hành động quân sự của Pháp tại Việt Nma. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân Pháp bị quân đội Việt Nam bao vây, phải cầu cứu quân Anh, Quốc hội Mỹ thông qua nghị quyết, cho phép Chính phủ Mỹ can thiệp trong điều kiện có thêm nước Anh và nhiều nước khác cùng tham gia, Anh quốc lo ngại can thiệp quá nhiêu sẽ khiến Trung Quốc tham chiến, gây tổn hại đến lợi ích của họ tại Hồng Công và Đông Nam Á nên đã từ chối đưa quân, khiến cho hành động chung bị huỷ bỏ. Nếu không có ảnh hưởng tâm lý của Trung Quốc đối với các nước lớn như Anh và Mỹ thì hai nước Anh-Mỹ có khả năng sẽ viện trợ cho Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ, nếu vậy thì kết quả chiến dịch có thể sẽ thay đổi. Ngoài ra, chính biểu hiện của Trung Quốc tại chiến trường Triều Tiên và những cố gắng viện trợ, ủng hộ toàn diện của Trung Quốc đối với Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự, phủ bóng đen trong tâm lý của các nhà quyết sách Mỹ nên nước Mỹ đã không dám dễ dàng trong tâm lý của các nhà quyết sách Mỹ nên nước Mỹ đã không dám dễ dàng chuyển lửa ra miền Bắc Việt Nam, cũng như không dám vượt qua vĩ tuyến 17 để đi vào vùng biển dày đặc thuỷ lôi, dù chỉ là một bước.


Bài IV
Biến đổi trăm năm trong chiến lược ngoại giao nước lớn của Việt Nam
(Tác giả Tô Hồng Niên-Vương Sâm: Giáo sư, Viện nghiên cứu Việt nam, Học viện Chủ nghĩa Mác, Đại học Trịnh Châu)

Năm 1802 triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam-Triều Nguyễn thành lập, giữa triều đại này với Trung Quốc là quan hệ tông-phiên truyền thống, xác định “Việt Nam” là tên nước. Khi đó Việt Nam đã bắt đầu tiếp xúc với cường quốc châu Âu là nước Pháp, sau đó cùng với ván cờ lớn quốc tế biến động, Việt Nam đã có lịch sử đau thương cả trăm năm dưới sự thống trị thực dân của các cường quốc, phải vùng lên đấu tranh, cũng trải qua những năm tháng gian khổ chống lại Pháp và chống Mỹ dựa vào viện trợ của Trung Quốc và Liên Xô, còn có cả bước ngoặt lịch sử ngoại giao từ chỗ “nghiêng về một phía” đến “toàn diện”... Quan hệ giữa Việt Nam với nước lớn trong hơn 200 năm đã ảnh hưởng đến chiến lược ngoại giao của họ trong các thời kỳ, để lại những chuyện đáng phải xem xét.

1/ Mảng tối của “quân viễn chinh” Pháp
Tháng 11 năm 1787, tại Cung điện Versailles ở Pari, thủ đô nước Pháp, Giáo sĩ truyền giáo Bá Đa Lộc (Pedrro) đang thay mặt cho kẻ thống trị Việt Nam trong tương lai là Nguyễn Ánh ký với Pháp một bản Hiệp ước. Hiệp ước này quy định, chính quyền họ Nguyễn phải cắt nhượng đảo Côn Lôn (Côn đảo) và cảng biến Hội An cho Pháp, và phải đảm bảo cho Pháp được độc quyền về thương mại ở nước này v.v.... Lúc đó Nguyễn Ánh đang tìm kiếm viện trợ để tiêu diệt nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã quen biết Giáo sư Pedro từ Pháp sang, Pedro kiến nghị Nguyễn Ánh cầu xin viện trợ của Đại Pháp, vậy là có được màn diễn như vừa nói trên. Nguyễn Anh hiển nhiên muốn dựa vào sự ủng hộ của Pháp để nhanh chóng xây dựng vương triều của mình nhưng hy vọng này là thành ảo tưởng, vì Chính phủ Pháp không thể thực hiện hiệp ước đưa “quân viễn chinh” sang Việt Nam. Sau năm 1789 ở nước Pháp nổ ra cuộc Đại cách mạng, đến năm 1802 thống nhất Việt nam, triều Nguyễn vẫn chưa được Chính phủ Pháp viện trợ quân sự, lẽ tựnhiên cũng không cần phải thực hiện cam kết cắt đất, thông thương.
Điều mà vua tôi Việt Nam không nghĩ đến là sau hơn 50 năm “quân viễn chinh” Pháp đã không mời mà đến. Năm 1858, hạm đội liên hợp của Pháp và Tây Ban Nha đã nổ súng vào Đà Nẵng, trong hơn 10 năm sau đó đã thôn tính 6 tỉnh ở Nam bộ Việt Nam như Biên Hoà, Định Tường..., lại còn bức nhà Nguyễn phải ký hiệp ước cắt nhượng, bồi thường và thông thương. Sau năm 1873, thực dân Pháp tấn công miền Bắc Việt Nam, năm 1874 ký hiệp ước bất bình đẳng với Việt Nam, ngoài cưỡng bức mở bến thông thương đến Hà Nội, còn cho biết nước Pháp “thừa nhận chủ quyền và độc lập hoàn toàn của vua An Nam”. Trong vua quan nhà Nguyễn có người mang ảo tưởng đối với “chủ quyền và độc lập hoàn toàn”, quân và dân yêu nước lại lo lắng đến âm mưu ở phía sau, tự phát cùng với quân cờ đen do Lưu Vĩnh Phúc lãnh đạo chống lại quân Pháp, đồng thời kêu gọi vua Tự Đức sớm sang cầu viện Trung Quốc kịp thời. Sau năm 1880, quân Pháp ráo riết tấn công Việt Nam, vua Tự Đức mới ý thức được tính chất nghiêm trọng của vấn đề, nhiều lần cử người sang Trung Quốc cầu viện. Chính phủ Trung Quốc vì thế đã nhiều lần giao thiệp với Pháp, lại trên cơ sở quan hệ tông-phiên làm cơ sở, đưa quân tiến đến đóng ở Bắc bộ Việt Nam, tiếp theo chiến tranh Trung-Pháp nổ ra, lửa chiến lan đến ven biển Trung Quốc, cho đến năm 1885, Trung Quốc mới không thể không thừa nhận Việt Nam do Pháp “bảo hộ”.
Sau năm 1885, Việt Nam lúc đầu do thực dân Pháp thống trị, sau lại bị Nhật Bản xâm lược. Năm 1945, sau khi Nhật Bản đầu hàng, Hồ Chí Minh lãnh đạo nhân dân Việt Nam thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhưng thực dân Pháp lại quay trở lại. Trong 60 năm đó, nhân dân Trung Quốc luôn sát cánh chiến đấu với nhân dân Việt Nam, lực lượng cách mạng do Hồ Chí Minh lãnh đạo còn được đảng và nhân dân hai nước Trung - Xô ủng hộ. Nước Trung Quốc tuy mới buổi đầu thành lập bản thân cũng chưa hoàn toàn thống nhất, tình hình xây dựng trong nước cũng đang rất nặng nề nhưng đã đáp ứng tích cực trước sự cầu viện của Việt Nam và đã viện trợ cho Việt Nam với khối lượng lớn. Năm 1954, với sự ủng hộ của quân và dân Trung Quốc, quân và dân Việt Nam thu được thắng lợi trong chiến địch Điện Biên Phủ; Trong Hội nghị Giơnevơ, đoàn đại biểu ba nước Trung Quốc, Liên Xô và Việt Nam phối hợp, cùng đấu tranh, buộc Pháp ký vào bản Hiệp định Giơnevơ về lập lại hoà bình ở bán đảo Đông Dương, thu được thắng lợi lớn trên mặt trận ngoại giao. Năm 1955 “quân viễn chinh Pháp” rút khỏi miền Bắc Việt Nam, thời đại “Đông Dương thuộc Pháp” kết thúc. Năm 1973 Việt Nam và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao, năm 1993 Tổng thống Pháp Francois Mitterrand đi thăm Việt Nam, là vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên của một nước châu Âu đi thăm Việt Nam, quan hệ song phương có được tiến triển mới.

2/ Quan hệ Việt-Mỹ: Thay đổi vai trò giữa thù và bạn
Tại Hội nghị Giơnevơ năm 1954, Mỹ từ chối ký bản Hiệp định, nhưng sau đó Mỹ đã nuôi dưỡng chính quyền bù nhìn của “Nước Việt Nam Cộng hoà”, thay thế Pháp trở thành nước chủ yếu xâm lược Việt Nam. Từ năm 1961, Chính phủ Mỹ đã đạo diễn một cuộc “chiến tranh đặc biệt”: Mỹ bỏ tiền, cung cấp vũ khí và cố vấn, chính quyền Việt Nam cung cấp người, để người Việt Nam đánh người Việt Nam. Năm 1964, Mỹ lại bày ra cái gọi là “sự kiện Vịnh Bắc bộ” theo đó hai chiếc tầu chiến của Mỹ bị tấn công trên Vịnh Bắc bộ, trực tiếp đưa máy bay oanh tạc và tập kích miền Bắc Việt Nam, năm thứ hai đội thuỷ quân lục chiến của hải quân lại đổ bộ lên Đà Nẵng, phát động “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam, đồng thời mở rộng tập kích miền Bắc bằng hải quân và không quân. Đứng trước sự xâm lược của Mỹ, được sự ủng hộ của Trung Quốc và Liên Xô, Đảng Lao động Việt Nam do Hồ Chí Minh đứng đầu không ngừng thu được thắng lợi, buộc Mỹ cuối cùng phải rút khỏi Việt Nam, đến năm 1975 nhân dân Việt Nam đã đập tan chính quyền Nguỵ ở miền Nam, thực hiện thống nhất tổ quốc.
Nhưng cho đến thập niên 80 thế kỷ trước, quan hệ Việt-Mỹ vẫn trong trạng thái đối địch. Sau thập niên 80, chính sách ngoại giao của Việt nam không ngừng điều chỉnh theo hướng thay đổi của tình hình quốc tế. Đại hội VII Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1991 đề xuất chủ trương “hợp tác bình đẳng cùng có lợi với tất cả các nước có chế đội chính trị xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc chung sống hoà bình”, tuyên bố “Việt Nam mong muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”. Sau đó Mỹ vốn là kẻ thù cũ được đưa vào phạm vi quan tâm trong chính sách ngoại giao của Việt Nam, quan hệ song phương tiến triển được dư luận quan tâm: Năm 1995, quan hệ hai nước thực hiện bình thường hoá và thiết lập quan hệ ngoại giao; Năm 2006, Việt Nam và Mỹ đạt Hiệp định về việc Việt Nam gia nhập WTO; Năm 2007, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đi thăm Mỹ; Năm 2008, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đi thăm Mỹ, hai bên lần dầu tiên tổ chức đối thoại, chiến lược về chính trị, an ninh và phòng vệ cấp thứ trưởng; Các năm 2009 và 2010 lại tổ chức đối thoại lần thứ hai và thứ ba. Năm 2010 Nguyễn Minh Triết đi Mỹ, cùng với Obama chủ trì Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN - Mỹ, từ năm này hợp tác quân sự giữa hai nước ngày càng mật thiết, tại khu vực Biển Đông cũng bắt đầu có sự “hợp tác” chưa từng có; Năm 2010, Việt Nam và Mỹ lần đầu tiên tổ chức đối thoại chính sách quốc phòng cấp thứ trưởng, Tham mưu trưởng lục quân Mỹ George Casey thăm Việt Nam, hơn nữa tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Việt Nam với tư cách là nước Chủ tịch luân phiên, Ngoại trưởng Mỹ H. Clinton phát biểu cứng rắn “can thiệp Biển Đông”, khiến một số người Việt Nam hết sức phấn chấn; Tháng 6/2011 tình hình Biển Đông căng thẳng đến cao độ, Bộ Ngoại giao Việt Nam lại tuyên bố hải quân Việt Nam và Mỹ sẽ diễn tập chung, nghe nói đây là “một cuộc diễn tập hàng năm, sẽ nâng cao quan hệ hải quân giữa hai nước”.

3/ Cảng Cam Ranh chứng kiến quan hệ Việt - Xô (Nga) tang thương
Nói đến quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô, có người sẽ nghĩ đến viện trợ của Liên Xô đối với Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ một cách không tự giác, có người sẽ lập tức nghĩ đến hạm đội của Liên Xô từng đậu ở cảng Cam Ranh của Việt Nam. Cam Ranh là một cảng thiên nhiên nước sâu được trời phú, tầu vạn tấn có thể tự do ra vào, có thể đồng thời neo đậu khoảng 40 tầu cỡ lớn, bao gồm cả tầu sân bay, hoặc trên 100 tầu cỡ 40 nghìn tấn trở xuống, lại là bến cảng đã từng chứng kiến “Đại thế sự”: Sớm nhất là nước Pháp coi đây là điểm đậu đỗ và tiếp tế của tầu chiến, thời kỳ chiến tranh Nga-Nhật nước Pháp đã để cho tầu chiến của Sa hoàng Nga đến đậu, tiếp tế, từ năm 1940 nơi đây lại trở thành căn cứ hải quân cho hạm đội của Nhật Bản xâm lược Đông Nam Á. Từ những năm 50 của thế kỷ trước, Mỹ lại đầu tư lớn để mở rộng căn cứ Cam Ranh, nhằm đóng quân lâu dài tại miền Nam Việt Nam, xây dựng thành căn cứ chống Cộng ở Việt Nam, khiến Việt Nam vĩnh viễn trong tình trạng chia cắt.
Trong quá trình tranh thủ Liên Xô, chống Mỹ giành độc lập, nhà lãnh đạo Việt Nam cảm nhận được thay đổi trong chính sách của Liên Xô. Vào cuối những năm 50 thế kỷ trước, Liên Xô với tư cách là một trong hai Chủ tịch của Hội nghị Giơnevơ, để thực hiện hoà hoãn với Mỹ, Liên Xô cuối cùng cũng lại đề nghị Việt Nam thừa nhận hai miền Nam Bắc phân chia vĩnh viễn, miền Nam và miền Bắc cùng gia nhập Liên hợp quốc với tư cách là hai quốc gia có chủ quyền. Tuy nhiên, cùng với Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ ngày càng quyết liệt cũng như quan hệ Xô-Mỹ ngày càng xấu đi, viện trợ của Liên Xô đối với Việt Nam không ngừng tăng lên, cộng thêm việc Liên Xô ra mặt ủng hộ kế hoạch của Việt Nam kiểm soát Lào và Campuchia, thành lập “Liên bang Đông Dương”, nhà lãnh đạo Việt Nam dần dần “ngả hẳn” sang Liên Xô. Năm 1969, Hồ Chí Minh qua đời, chính sách nói trên từ đó trở thành chính sách chủ đạo của lãnh đạo Việt Nam, đồng thời ký với Liên Xô “Hiệp ước hợp tác hữu nghị Xô-Việt” có tính chất liên minh quân sự rõ rệt. Năm 1979, Việt Nam giao căn cứ Cam Ranh cho Liên Xô sử dụng, hai bên đã ký hiệp ước cho Liên Xô thuê trong thời hạn 25 năm. Trên cơ sở đã được xây dựng từ trước, Liên Xô đã mở rộng quy mô cảng Cảm Ranh, xây dựng bến cảng, sân bay và cơ sở viễn thông vệ tinh, số tầu đưa đến đóng tại Cam Ranh thường duy trì ở mức 20 -30 tầu. Việt Nam và Liên Xô còn thành lập Bộ Tư lệnh căn cứ quân sự hỗn hợp ở Cam Ranh, từ đó Cam Ranh trở thành căn cứ quân sự lớn nhất của Liên Xô tại nước ngoài, cũng trở thành lô cốt tiền tiêu để Liên Xô kiềm chế Trung Quốc và cân bằng sức mạnh quân sự trên biển với Mỹ.
Chính sách “nghiêng hẳn” về Liên Xô của Việt Nam tuy giúp Liên Xô có “một thời huy hoàng” xưng bá ở bán đảo Đông Dương, nhưng cũng khiến chi phí quân sự tăng cao, tình hình kinh tế xấu đi, đời sống nhân dân đi xuống, vị thế trên trường quốc tế ngày càng bị cô lập. Sau khi Liên Xô tan rã, chính sách nói trên cũng hết triển vọng. Năm 1991, quan hệ Trung-Việt thực hiện bình thường hoá, Đại hội lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh “hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc chung sống hoà bình”. Từ 20 năm nay Việt Nam thi hành chính sách ngoại giao đa phương, toàn diện, quan hệ với các nước trên thế giới được khôi phục và phát triển, trong đó Liên bang Nga tiếp tục kế thừa quan hệ ngoại giao của Liên Xô với Việt Nam sau khi Liên Xô sụp đổ. Từ năm 2006, quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nga được sâu sắc thêm một bước. Trong quan hệ song phương, vấn đề thuê Vinh Cam Ranh cũng một thời là một trong các nội dung quan trọng, sau năm 1991, Nga tiếp quản quyền sử dụng căn cứ Cam Ranh nhưng bất đồng giữa Nga và Việt Nam trong vấn đề này lớn thêm, cộng thêm bước điều chỉnh chiến lược quân sự của Nga và tình hình kinh tế khó khăn, đến năm 2002 Nga đã không đủ sức mỗi năm trả 300 triệu USD cho căn cứ Cam Ranh. Tuy nhiên, hiện nay tình hình ở khu vực này không bình lặng, báo chí liên tục có tin cho biết Việt Nam có thể mở cửa quân cảng cho các nước như Ấn Độ, Nga hoặc căn cứ này có thể sẽ chứng kiến một cuộc biến động lịch sử mới.
Nhìn lại chuyện cũ, người ta có thể hiểu rõ mạch diễn biến trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước lớn như Pháp, Liên Xô (Nga), Mỹ, hoặc cũng có thể hiểu rõ sự thực sau: Nước lớn trên thế giới đều xuất phát từ lợi ích của nước mình, để xác định chiến lược toàn cầu của họ, một số nước luôn muốn thấy Trung Quốc và Việt Nam tranh chấp, xung đột để thực hiện ý đồ chiến lược của mình. Tuy nhiên, Việt Nam và Trung Quốc là nước láng giềng núi liền núi sông liền sông, “hợp tác cả hai sẽ có lợi, đối đầu sẽ đều thương vong”. Lịch sử là một tấm gương soi, người hôm nay có thể lấy lịch sử để làm tấm gương soi như thế.

Bài V
Vấn đề biên giới trên bộ và trên biển giữa Việt Nam và các nước láng giềng Đông Nam Á

(Tác giả Trương Minh Lượng: Phó Giáo sư, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Ký Nam)

Việt Nam ngày nay giáp giới với Lào trên đất liền, tiếp giáp với Campuchia cả trên biển và trên đất liền, giữa Việt Nam với Malaixia, Inđônêxia và Philippin là biển ngăn cách trông sang nhau. Trước khi Việt Nam công bố lãnh hải của họ vào cuối những năm 70 thế kỷ 20, giữa Việt nam và các nước láng giềng Đông Nam Á không có vùng biển tranh chấp, mãi đến những năm 90 mới bắt đầu hiệp thương với các nước láng giềng Đông Nam Á khai thác cái gọi là “vùng biển chồng lấn”.

1/ Lào: Có đường biên giới trên đất liền dài nhất với Việt Nam
Lào là nước lục địa duy nhất ở Đông Nam Á, cũng là nước có đường biên giới trên đất liền với Việt Nam dài nhất trong số các nước Đông Nam Á với 2.130 km, chiếm gần một nửa đường biên giới trên đất liền của Việt Nam với các nước (4.639 km). Năm 1997 Việt Nam và Lào ký Hiệp định phân định biên giới. Tháng 6 năm 2011, trong thời gian tân Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đang ở thăm Lào, bấn Thông cáo chung hai bên ký kết đã chỉ rõ (Việt Nam và Lào) cố gắng đến năm 2014 sẽ hoàn thành công tác xây dựng hệ thống cột mốc biên giới chắc chắn, tiếp tục xây dựng một khu vực biên giới Việt-Lào hoà bình, hữu nghị, hợp tác toàn diện và phát triển bền vững.
Hai đầu tận cùng của đường biên giới Việt-Lào đều là ngã ba biên giới giữa ba nước. Đầu tận cùng phía Bắc là nơi giáp giới giữa ba nước Trung Quốc, Lào và Việt Nam, trên 10 tầng núi cao “một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe”. Tháng 10 năm 2006 ba nước đã ký bản Hiệp ước “Xác định điểm tiếp giáp biên giới giữa ba nước”. Đầu cực Nam là nơi tiếp giáp lãnh thổ giữa Việt Nam, Lào và Campuchia. Tháng 8/2008 ba nước ký bản “Hiệp định xác định điểm tiếp giáp biên giới”.

2/ Campuchia: Tiếp giáp biên giới trên biển và trên bộ với Việt Nam
Trong số các nước Đông Nam Á, Campuchia là nước duy nhất vừa có chung đường biên giới trên bộ lại vừa tiếp giáp biên giới lãnh thổ trên biển với Việt Nam. So với các nước khác ở Đông Nam Á, tranh chấp lãnh thổ trên bộ và trên biển giữa Campuchia và Việt Nam là hết sức phức tạp.
Giữa Việt Nam và Campuchia có hơn 1.000 km đường biên giới trên bộ, ngay từ đầu những năm 1980 hai nước tuy đã ký hiệp định về đường biên giới trên bộ nhưng việc xác định biên giới cụ thể lại là việc của một số năm gần đây. Tháng 9/2006 hai nước đã ký “Bản ghi nhớ thông cảm điều chỉnh biên giới trên bộ Campuchia-Việt Nam”, Hiệp định giải quyết vấn đề phân định biên giới bằng phương thức “đổi đất”, đồng thời cam kết sẽ hoàn thành công tác phân định và cắm mốc  biên giới vào trước năm 2012. Năm 2010, hai bên đã xác định 72 điểm phân giới, lập 73 cột mốc, xác định lại đường biên giới trên chiều dài 155 km. Tại Hội nghị của Uỷ ban biên giới hỗn hợp Việt Nam-Campuchia lần thứ 5 tổ chức tại Phnôm Pênh tháng 4/2011, hai bên nhất trí phải hoàn thành một số nhiệm vụ chủ yếu về hoạch định biên giới trong năm 2011, bao gồm ít nhất phải xác định 100 cột mốc, xác định lại 500 km đường biên giới, xuất bản bản đồ sau khi biên giới đã được xác định.
Mặc dù Chính phủ Campuchia đã ký hiệp ước, xác định mốc biên giới với Chính phủ Việt Nam về đường biên giới hiện hữu, nhưng trong xã hội dân gian truyền thống lại cho rằng Việt Nam đã chiếm quá nhiều lãnh thổ vốn thuộc về Campuchia. Theo tin tức trên báo chí Campuchia, ngày 10/6/2011 đại diện của Quốc vương Campuchia, Hiệp hội người Khmer Krom, Đảng Sam Rainsy và Đảng Nhân quyền đã cùng tổ chức “Ngày kỷ niệm 62 năm Khmer Krom mất lãnh thổ” tại một ngôi chùa ở thủ đô Phnôm Pênh. “ngày Khmer Krom mất lãnh thổ” hàng năm thường vẫn được tổ chức ở vườn hoa, nhưng năm 2011 đã không được chính quyền thành phố Phnôm Pênh cho phép. Đơn vị đăng cai đã tổ chức tổng cộng 1.949 vị hoà thượng, tượng trưng cho năm 1949 Pháp cắt nhượng lãnh thổ của người Khmer Krom cho Việt Nam vào năm này. Chủ tịch Hiệp hội người Khmer Krom nói ngày 4 tháng 6 năm 1949 nhà đương cục thực dân Pháp đã thông qua dự luật phán quyết cho Việt Nam quản lý một vùng lãnh thổ rộng 68.965km2 của người Khmer Krom. Từ năm 2000 đến nay hoạt động kỷ niệm “Ngày mất lãnh thổ” hàng năm đều được Quốc vương Shihamouni ủng hộ. Hiệp hội người Khmer Krom cho rằng từ khi Việt Nam quản lý khu vực lãnh thổ này đến nay phong tục truyền thống, văn học nghệ thuật, chùa chiền thờ Phật đã bị phá hoại. Nhưng từ khi Chính phủ Campuchia không phê chuẩn địa điểm tổ chức kỷ niệm năm 2011 có thể thấy một phần thái độ của Chính phủ nước này: Chính phủ không thừa nhận chủ trương trong nhân dân về vấn đề lãnh thổ.
Ngoài ra, đảo Phú Quốc mà rất nhiều “khách ba lô” ngưỡng mộ cũng bị một số người Campuchia cho đó là lãnh thổ bị mất. Đảo này còn liên quan đến vấn đề phân định ranh giới trên biển giữa hai nước chưa được gải quyết.

3/ Thái Lan: Trông sang nhau với Việt Nam qua một cửa vịnh
Phần lãnh thổ Nam bộ của Việt Nam và phía Nam Thái Lan trông sang nhau qua Vịnh Thái Lan, hai bên giao thoa lãnh thổ trên một vùng vịnh có diện tích khoảng 6.000 km2. Đầu những năm 70 thế kỷ trước, Việt nam và Thái Lan đã lần lượt đề xuất yêu cầu quyền lợi ở vùng biển chồng lấn thuộc Vịnh Thái Lan. Năm 1990 Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã đi đầu đề xuất chủ trương cùng hợp tác với Thái Lan khai thác nguồn tài nguyên ở vùng biển giao nhau, nhưng lúc đó Mỹ chưa xóa bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam nên đề xuất của Việt Nam được cho là nhằm thu hút công ty dầu khí của Mỹ tại Thái Lan đầu tư vào Việt Nam. Trong những năm 1990, hai bên bắt đầu hiệp thương hợp tác và khai thác khu vực chồng lấn.
Tại Vịnh Thái Lan, ngoài vùng biển chung giữa Việt Nam và Thái Lan, còn có vùng biển giao nhau giữa ba bên là Việt Nam, Thái Lan với Campuchia trên phần diện tích rộng khoảng 32.000 km2.
Ngoài các nước láng giềng nói trên, cực Nam lãnh thổ Việt Nam cũng trông sang Inđônêxia qua tỉnh đảo Riau Islands là một quần đảo của Inđônêxia, hai nước cũng đã nhiều lần hiệp thương phân định biên giới trên biển.
Việt Nam và Malaixia cũng có khu vực chồng lấn ở vùng giao nhau thuộc cửa Vịnh Thái Lan. Tháng 5/2009 Việt Nam và Malaixia cùng trình lên Liên hợp quốc hồ sơ phân định thềm lục địa, vì liên quan đến vùng biển Nam Sa (Trường Sa) nên Đại sứ quán Trung Quốc tại Malaixia đã điều đình với Malaixia về vấn đề này.
Việt Nam và Philippin cũng trông sang nhau qua Nam Hải (Biển Đông), lại cùng chiếm phần lớn các đảo có giá trị thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc, trên thực tế ở quần đảo Nam Sa đã hình thành cục diện “láng giềng gần gũi nhau”. Việt Nam và Philippin đã nhiều lần bàn bạc về việc phân định biên giới và hợp tác với nhau như thế nào ở vùng quần đảo Nam Sa. Việt Nam đã đòi hỏi quyền lợi ở toàn bộ quần đảo Nam Sa, Philippin cũng đòi hỏi quyền lợi ở một bộ phận các đảo ở Nam Sa. Trước hiện thực này, Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa và vùng biển phụ cận thuộc quần đảo Nam Sa”. Việc cùng hưởng lợi ích ở vùng biển Nam Sa và phân định ranh giới ở vùng biển này giữa hai nước Việt Nam và Philippin đều đã xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc./.

Người Gởi: Bạn Đọc


Kế Phá Giặc Hán Trên Biển Đông

                 

Trở lại trang mặt