Việt
Nam
Văn
Hiến
Năm Thứ 4889 www.vietnamvanhien.org www.vietnamvanhien.net www.vietnamvanhien.info www.vietnamvanhien.com
CHẾ ĐỘ XÃ HỘI NHÂN TRỊ CỦA TỔ TIÊN VIỆT VÀ NỀN DÂN CHỦ ĐÁY TẦNG CỦA HOA KỲ Việt Nhân
Nhân đọc bài “ Ý thức cách mạng Dân chủ đáy tầng . .( 1 ) “ của Ông Nguyễn Anh Tuấn. cũng như bài “Con đường cách mạng Việt Nam “của Đỗ Xuân Thọ trên vietnamvanhien.net, chúng tôi thấy đây là vấn đề vô cùng quan trọng và rất rộng lớn, chúng tôi chỉ xin đề cập đến vấn đề đó trên phưong diện Văn hoá, với quan niệm Văn hoá Việt là mạch sống chung của toàn dân, nên chúng ta không thể coi thường mà bỏ qua, nếu chúng ta muốn có sự tham gia đông đảo và tích cực của toàn dân.
A.- Vào đề Điểm khác biệt đầu tiên là nền “ Dân chủ đáy tầng “ của Hoa kỳ thuộc xã hội kỹ nghệ tân tiến, còn chế độ Nhân trị của Tổ tiên Việt hay chế độ Tự do Bình sản của Tổ tiên xưa là chế độ Quân chủ thuộc nền Nông nghiệp lạc hậu, thời gian cách biệt hàng nhiều ngàn năm, thật khó mà liên hệ với nhau. Một bên bàn về nền tảng của chế độ Dân chủ hiện đại, còn bên kia lại bàn về Tự do và Bình sản thời xa xưa, nhưng may thay hai bên lại gặp nhau nơi Con Người Nơi Đây và Bây giờ, nhất là nơi nhu cầu thiết yếu của con người. Đây là vấn đề nền tảng nhân sinh của chế độ Dân chủ.
Ông Nguyễn Anh Tuấn đề cập đến Tinh hoa Thánh kinh được các Tổ phụ Hoa Kỳ biết cách đem tinh thần Bác ái và Công bằng thể hiện vào Đời qua các Cơ chế xã hội và được luật pháp hóa hầu mưu phúc lợi hữu hiệu cho mọi người dân. Đây là chế độ Dân chủ tương đối tốt đẹp nhất trên thế giới.
Còn chúng tôi thì khởi đầu bằng Dịch Lý ( Việt Dịch hay Thiên lý ), để dựa vào đó mà tìm cách đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho con Người cũng như thiết lập các Cơ chế xã hội thuận Thiên để mưu phúc lợi cho toàn dân. Nếu chúng ta không khời đầu bằng con Người thì sẽ bị vong Nhân,nghĩa là bỏ đói con Ngưòi ( về vật chất, Tinh thần và nhất là Tâm linh ) cũng như khi lo việc Quốc gia Dân tộc mà không khởi đầu bằng Gốc Văn hóa Thái hòa hay mạch sống “ Dĩ Hòa vi quý “ của Dân tộc thì sẽ vướng vào nạn chia ly phân hoá như hiện nay. Nạn phân hoá ngày nay là do người ta lấy cái Ngọn ngoại quốc thay cho Gốc Dân tộc, vì quên Gốc chung nên không nhận ra nhau, không chấp nhận nhau! Cái điểm quan trọng mà cha ông chúng ta đã cảnh báo là “ Đồng quy nhi thù đồ : phải tìm lấy điểm đoàn kết toàn dân trước khi tìm cách phát triển bản sắc riêng của từng thành phần Dân tộc “ hay đi học cái hay của người ngoài để vun bồi cho Gốc dân tộc sum suê, chứ không thể lấy Ngọn Người ta làm Gốc Nước được. Gốc Nước là Hồn Thiêng Sông Núi: tức là Nhân, Trí, Dũng, Khoan dung, cũng là Bi Trí Dũng, hỷ xả, mà cũng là Bác ái Công bằng và Tha thứ. Bỏ Gốc là Lạc Hồn. Khi mang hồn Mác Lênin hay bất cứ hồn lạ nào về mà chưa nhận ra người Việt là đồng bào sẽ “ Dị khí nên tương thù “. Cũng vậy đa phần những người làm văn hoá nhất là làm chính trị khi làm việc Quốc gia mà không khởi đầu từ con Người và Gốc dân tộc để khai thông vấn nạn về con Người và Quốc gia thì cứ dẫm chân tại chỗ mà không bao giờ tiến bước được.
Lạ thay Cơ chế Tam quyền phân lập lại có cơ cấu tương tự với Dịch lý Việt, hai đối cực là Lập pháp ( Nhân dân ) và hành pháp ( Chính quyền ), còn Tư pháp đóng vai trò dung hòa trung gian. Trong phạm vi Nhân dân và chính quyền thì dùng luật đa số ( majority ), còn trong Tư pháp lại dùng quyền Thiểu số ( competency ), nhờ “ sự kết hợp nhất đa “ này mà kiểm soát được nhau, giúp chế độ luôn được cân bằng. Còn chế độ CS là nền Dân chủ tập trung, chỉ có một chiều cực đoan, nên khi mất cân bằng là sụp đổ tan tành thê thảm. Nền tảng của chế độ Dân chủ cũng như của Tổ tiên ta là mô hình Kim tự tháp, quyền hành của chính quyền bị thu nhỏ lại, còn cấu trúc của chế độ CS cũng như các chế độ độc tài theo mô hình tháp lộn ngược, chính phủ nắm hết quyền hành của Dân.
Muốn trình bày cho có đầu đuôi, chúng tôi xin lướt qua Vũ trụ quan động và Nhân sinh quan Nhân chủ theo theo tinh thần “ Dĩ Hòa vi quý “ của Việt tộc qua sự quật khởi văn hoá Việt của Triết gia Kim Định.
Khi đọc bài này, xin Quý Vị vui lòng lưu ý cho mấy điều sau; 1.- Vấn đề chúng tôi đề cập dưới đây là vấn đề xưa thật xưa, có người cho rằng đây là vấn dề cũ rích đã lỗi thời, không nên đề cập tới nữa, nhưng vấn đề chúng tôi đưa ra tuy là bình cũ quá cũ, nhưng đã được chế đầy rượu mới của thời đại, chúng tôi trình bày vấn đề muôn thuở của con người không cũ và cũng không mới, nên có thể giúp con Người và Xã hội, trên con đuờng xây dựng Dân chủ ngày nay. Đã hàng bao nhiêu năm, chúng ta đã đi học Ngọn nhiều nơi nước ngoài, mà bỏ quên Gốc, Ngọn mỗi nơi một khác, trở nên xa lại với nhau, đánh mất tinh thần đoàn kết dân tộc, gây ra cảnh phân hoá trầm trọng, không thể nào bắt tay nhau mà xây dựng được, trong khi đó nền văn hoá “Dĩ Hòa vi quý “ của Cha ông là tối cần lại bỏ quên! 2.- Tuy chỉ nói tới những điều gần gũi, nhỏ nhặt, tầm thường, nhưng mỗi cái gần là khởi điểm cho cái xa xôi, những cái nhỏ đều chứa cái mầm lớn lao, những cái thường lại chứa những mống phi thường, có khi những cái ta tưởng là tục lại chứa cái thanh, đó là khởi điểm vô cùng quan trọng cho cuộc sống, giúp chúng ta vươn lên từ vực sâu ngày nay. Vì khinh thường những cái sảy, nên dân tộc chúng ta đã để nảy ra cái ung gây thảm họa cho con người và đất nước.
3.-Từ
Vũ trụ quan biến
dịch ( Thiên lý ) qua Nhân sinh quan Nhân chủ
tới chủ đạo Hòa có một mối Nhất
quán là nét Lưỡng nhất của Văn hóa Việt.
Xin vui lòng theo dõi cơ cấu Ngũ hành là
điểm then chốt của nền Văn hóa để
nhận ra mối nhất quán hầu dễ thông cảm vấn đề. Xin đừng
nghĩ là lỗi thời mà bỏ
qua, vì nó giúp giải quyết vấn nạn nền tảng
Nhân sinh của nhân loại. B.- Việt Nho Việt Nho là Nho có nguồn gốc từ Việt, gốc đó là Dịch lý, nền tảng của Dịch lý Việt là Tiên Rồng. Tiên Rồng là cặp đối cực vật biểu duy nhất trên thế giới, mà Tổ tiên xưa gọi là Ngọc Long Toại cũng là cặp Vợ chồng. Nho công thức các cặp đối cực thành Âm Dương. Còn các nước thì chỉ có một vật biểu, mà vật biểu lại duy Dương, thường đưa tới đời sống Duy Lý một chiều. Tiên Rồng hay Âm Dương là cặp đối cực phổ biến trong vũ trụ. Bỏ gốc Tiên Rồng hay Nhân, Trí, Dũng thì chúng ta rã đám.
I.- Vũ trụ Quan Động: Dịch Lý hay Thiên lý
Để cho vấn đề trình bày có gốc có ngọn và có hệ thống từ Vũ trụ quan tới Nhân sinh quan rồi tới phương cách đem Đạo lý vào Đời có mối nhất quán trong nền văn hoá Việt ( có gốc từ Nho ), mà xưa nay chưa có ai bàn cho rốt ráo, nên chúng tôi phải bàn hơi dài.
Vũ trụ quan của Nho giáo: “ Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng Bát quái, nhi biến hoá vô cùng. Thái cực nhi vô cực.” Vì sống bằng nghề nông Tổ tiên Việt mới có thời gian chiêm nghiệm điềm Trời Đất, Trăng Sao,Gíó Mưa, mong sao hiểu rõ được thời tiết qua tứ thời bát tiết hầu giúp việc gieo gặt được hiệu quả, nhờ đó mới cãm nghiệm được lẽ biến hoá của Trới Đất. Đó là Dịch lý. nền tảng của Dịch lý là sự giao thoa của các cặp đối cực, như Tiên Rồng gặp nhau trên cánh đồng Tương. Nho đã công thức hoá thành “ Đại Đạo Âm Dương hòa “. Trong vũ trụ này, nếu không có cặp đối cực như : Gái / Trai, Cái / Đực, Mái / Trống, Nhị cái / Nhị Đực giao thoa với nhau để làm nguồn sinh sinh hóa hoá thì vũ trụ này chỉ là bãi sa mạc mênh mông. Chúng tôi chỉ bàn về vấn đề nền tảng “ Thái cực sinh Lưỡng nghi”, đây là cặp đối cực lưỡng hợp hay nét Lưỡng nhất là sợi chỉ hồng xuyên suốt nền văn hoá Việt. Nét Lưỡng nhất cũng là nét Nhất quán của Dịch Việt. 1.-Các cặp đối cựcVề sinh vật nói chung thì có: Gái / Trai, Vợ / Chồng, Cái / Đực, Mái / Trống, nhị Cái/ nhị Đực, Thở Ra / thở Vào, Nói / Ăn , Đi / Đứng,.. Về cấu tạo vật chất. Vật chất nào cũng được cấu tạo bời nguyên tử với electron mang điện âm ( - ) và positron mang điện dương ( + ). Trên cấp vũ trụ thì ta có: Tán / Tụ, sức Ly tâm / Ly tâm, Trời / Đất, Thiên / Địa, Thời gian / Không gian. . . Về triết học thì có: Vô / Hữu, Vô vi / Hữu vi, Vô Thể / Hữu thể. . . Về con Người thì có: Thở Ra / Thở Vào. Dãn Ra / Co Vào của quả tim, Tinh thần / Vật chất, Tình / Lý, đời sống Tâm linh / đời sống Thế sự… Về không gian thí có: Trên / Dưới, Trong / Ngoài, Đông / Tây, Nam / Bắc. . . Về Thời gian thì có : Trước / Sau, Quá khứ / Tương lai, Xuân / Thu, Hạ / Đông . Về: Giáo dục: Thành Nhân / thành Thân. Về Kinh tế : Công hữu / Tư hữu. Về Chính trị: Nhân quyền / Dân quyền, Xã hội: Dân Sinh / Dân Trí . Về Toán học thì có số Âm / số Dương, Vi phân / Tích phân Về vật lý thì có: sức Ly tâm / Quy tâm, lực Tác dụng / lực Phản tác dụng Về Hóa học : Âm điện tử / Dương điện tử, ion -/ ion +/ ion - , Base / Acid, Về Từ học: Cực Nam / Cực Bắc. . . Ta thấy các đối cực trong vũ trụ cũng phổ biến.
2.- Ngũ hành Để giải thích trạng thái quân bình động của Dịch lý, Tổ tiên Việt đã vận dụng tới cơ cấu Ngũ hành. Các cặp đối cực níu kéo xô đẩy nhau mà đạt thế quân bình động.Níu kéo xô đẩy nhau mà tiến hóa, Tiến hóa luôn ở trạng thái quân bình đông nên thái hoà.
a.- Đồ hình Ngũ hành Đồ hình Ngũ hành gồm hai cặp đối cực Thủy - Hỏa, và Mộc – Kim. Thổ là tâm đối xứng. Trước hết nên hiểu chữ Hành, Hành không phải là tố chất như bốn tố chất ( element ) của Tây phương. Mà hành có thể xem như lưu chất ( agent, fluid ) có thể di chuyển và tác hành với các hành khác, nhờ sự dung hóa của Thổ mà đạt thế quân bình động mà biến hoá.
Hỏa ↑ Mộc ← Thổ→ Kim ↓ Thủy
Đồ hình Ngũ hành
2 ↑ 3 ← 5 → 4 1
b.- Số độ Ngũ hành
Cách đánh số: Trước tiên nên biết các cặp đối cực của các số Lẻ - Chẵn: 1 - 2, 3 - 4 đối xứng qua trung cung số 5. Chỗ ta đứng ghi số 1, trước mặt nhìn về hướng Nam ghi số 2, ngược chiều đồng hồ ( phía Tay trái : Tả nhậm: nguyên lý Mẹ ) ghi số 3 và ngang qua số 5 ghi số 4. Đây là những Huyền số rất co dãn, không phải là số toán học để đo đếm, mà các loại Số Lẽ, số Chẵn mang ý nghĩa triết lý. Trong số độ Ngũ hành ta có các cặp đối cực 1-2, 2-1; 3-2; 2-3, 1-4, 4-1. Trong các cặp đối cực trên thì sự cách biệt giữa hai đối cực 2 – 3 là ít nhất, nên có thể xô đẩy, níu kéo nhau mà đạt thế quân bình động mà biến hoá. Như vậy không phải cặp đối cực nào cũng đạt được thế quân bình, mà chính tỷ lệ phân cách 3 - 2 là tỷ lệ quân bình động, thí dụ trong con người cặp đối cực về Tình / Lý là 3 / 2 nghĩa là Tình 3 Lý 2, các con số này rất co dãn, không phải là con số toán học, tuỳ theo trường hợp, hoàn cảnh mà mức độ khác nhau, miễn là Tình nhiều hơn Lý. 3/ 2 là tỷ lệ giúp cặp đối cực đạt thế quân bình động, mà Nho gọi là “ Tham Thiên ( 3 ) Lưỡng Địa ( 2 ) nhi ỷ số, người Việt thường hay nói Vài Ba. Ta có thể kiểm chứng tỷ lệ đó qua thí nghiệm của hai nhà bác Học Dương Chấn Ninh và Lý Chánh Đạo. Khi bắn nhân nguyên tử thì nó phát ra hai tia vi tử Dương và Âm, nếu chắn 2 tia lại mà đo tốc độ thì tỷ số tốc độ Dương / Âm: 3/2 ( Tham Thiên lưõng Địa)
c.- Cơ cấu các nền Văn hoá Chúng ta có thể dùng các cặp số này để biểu diễn các nền Văn hoá trên thế giới: Cơ cấu của nền Văn hoá Ấn Độ là 4 – 1 ( 4 tinh thần 1 vật chất ) Cơ cấu Văn hoá Tây Âu là 1 – 4.( 1 tinh thần, 4 vật chất ) Cơ cấu nền văn hoá Đông – Nam là 3 -2 của Chủng Việt ( Tình 3 lý 2 ). 3 – 2 ( của Nho ) hay 2- 3 ( hay Vài Ba của Việt Nam ) là bộ cơ cấu cân bằng nhất
2 Nam ↑ Đông3 ← 5 → 4 ↓ 1
Cơ cấu nền Văn hoá Đông Nam của Việt tộc
( 1 ) Tứ tố Tứ Tố của Tây phương: Nước, Lửa, Khí, Đất ( Nhà Phật gọi là thân Tứ đại ). Sau thêm vào Ether nữa, nhưng Ether cũng vẫn là vật chất. Còn hành Thổ trong Ngũ hành không phải là vật chất. Để có thể hiểu rõ ta dùng đồ hình số độ ( 1 ) trên : Nếu ta tách các ô vuông: “ 2 ( hay Hỏa ), 3 ( hay Mộc) , 4 ( hay Kim) , 1 ( hay Thuỷ) ” thì ô số 5 trống không, nên các ô xung quanh tượng trưng cho Hữu, và Hành Thổ ở trung cung trống không tượng trưng cho Vô, Hữu và Vô là cặp đối đãi làm nên thế giới hiện tượng ( manifested world ). Còn VÔ không đối đãi mới là thế giới Tâm linh ( unmanifested world mà Nho gọi là Thái cực nhi VÔ CỰC ) d.- Ý nghĩa các hành trong Ngũ hành
Hỏa | Mộc—Thổ—kim | Thủy
Đồ hình Ngũ hành
Trong đồ hình Ngũ hành ta có cặp đối cực: Thủy / Hỏa; Mộc / Kim, có Tâm đối xứng là Thổ. Theo Đông phương: Thủy là “ vạn vật chi nguyên “: tức là nguồn gốc của Vạn vật, nước có trong các sinh vật, và nhất là trong cơ thể con người thì nước chiếm đến 70%, có lẽ vì vậy mà dùng hành Thủy tượng trưng cho vật chất. Hoả là lửa tức là một dạng năng lượng, tương trưng cho Tinh thần, vì khi suy tư con Người cũng phát ra làn sóng, tức là là năng lượng . Vậy đối với con Người cặp Thủy - Hỏa tượng trưng cho Vật chất – Năng lượng ( Tinh thần ). Mộc – Kim tượng trưng cho Sinh vật – khoáng chất. Còn Thổ tượng trưng cho Vô, Vô đây là Vô đối đãi với Hữu. Như vậy 4 hành xung quanh tượng trưng Thế giới Nhị phân - Thế giới hiện tượng - biến hoá theo Dịch lý, tức là sự biến hoá do các cặp đối cực tương thôi ( Âm Dương tương thôi ), các cặp đối cực xung quanh, tượng trưng cho Hữu, còn Hành Thổ ở giữa tượng trưng cho Vô, Hữu Vô là cặp đối cực tạo nên thế giới hiện tượng, Cha ông chúng ta gọi là Tạo hóa lư, hay lò Cừ. Hạ Nam ↑ ↑ Xuân←Tứ quý→ Thu Đông←Tr. Ương→Tây ↓ ↓ Đông Bắc
Cơ cấu Thời gian Cơ cấu Không gian
Từ đồ hình Cơ cấu Không gian và Thời gian, ta để ý tới tuyết Tương đối của Einstein: Không gian và Thời gian là hai mô căn bản đan kết với nhau tạo nên Thời – Không – Liên : Time – Space - continuum mà sinh vạn vật. Không gian có 3 chiều, còn thời gian là thông số thứ 4 . ( Xin Xem Video trong www.SPACE.com. Warping Time and Space ) ( Space, time and matter: The last conclusion drawn from general relativistic cosmology is that, unlike special relativity, it is not physically meaningful to speak of spacetime existing independently of matter and energy. In big bang cosmology, both space and time came into existence along side matter and energy at 'time zero'. If our universe contains more than a critical density of matter and energy, its spacetime is forever finite and bounded, in a shape analogous to a sphere. Beyond this boundary, space and time simply do not exist. In fact, general relativity allows the Conservation of Energy to be suspended so that matter and energy may be created quite literally from the nothingness of curved spacetime. General relativity provides a means for 'jump-starting' Creation!. Expansion- Contraction Theory . Wikipedia ).
e.- Lạc Thư
Từ Số độ của Ngũ hành, Tổ tiên Lạc Việt đã xếp thành Vòng Trong vòng Ngoài rồi Lạc Thư, trong đó các số Lẻ và số Chẵn được sắp xếp xen kẻ: số lẻ theo Hướng chính ┼ Và số Chẵn theo Phương bàng ╳ . Các số Lẻ Chẵn quay theo hai chiều Vãn và Vạn ngược nhau, đan kết với nhau, cá biệt hóa mà sinh ra vạn vật . ( Xin xem thêm Lạc Thư minh triết của Kim Định ). Đây cũng xem như Tạo hóa lư. Ta có thể tìm hiểu theo tiến trình dưới đây: Từ số độ Ngũ hành ta có thể xếp thành vòng trong vòng ngoài:
Những số trong vòng Trong và vòng Ngoài được xếp thành Lạc Thư như dưới đây:
Chữ Viên = Chữ Vãn ( quay ngược chiểu kim Đồng hồ )+ chữ Vạn (quay cùng chiều Kim Đông hồ ) III.-Tính chất Lưỡng nhất của vài cặp đối cực hay “ Âm Dương hoà “hay “ Thuận Vợ thuận Chồng “Các cặp đối cực níu kéo và xô đẩy nhau để đạt thế quân bình động mà Tiến hoá ở trạng Thái Hoà. Ví dụ khi hơi thở Vào và thở Ra có lập được thế quân bình động thì con người mới duy trì được sự sống và phát triển, nhờ hệ thần kinh Giao cảm và đối giao cảm được cân bằng. Khi sức Quy tậm và Ly tâm có lập được thế quân bình động thì các thiên thể mới được treo lơ lửng và di chuyển trong Không gian vô cùng. Khi con Người giữ được nếp sống “ Tình Lý tương tham” thì Tâm an Thân lạc mà sống hoà với mọi người. Khi Vợ Chồng biết sống theo“ Tình Lý tương tham”, nghĩa là Vợ Chồng phải Yêu thương Kính trọng và ăn ở công bằng với nhau thì mới “ thuận Vợ thuận Chồng “. Khi ion - và ion + di chuyển ngược chiều, gặp nhau thì tạo ra dòng Điện, điện trường. Khi Cực Bắc và Cực Nam của Nam châm gặp nhau tạo ra Từ phổ, Từ trường. Khi Base và Acid gặp nhau thì có phản ứng Trung hòa…
g.- Chân lý ngược chiều: Dịch nghịch số chi lýTuy cặp đối cực có tác dụng ngược chiều nhưng lại có thể tương tác với nhau để lập nên thế quân bình động. Ví dụ cái cây có thân cành mọc lên, nhưng Rễ lại đâm xuống, nhưng nhờ sự luân lưu “ Hai Chiều ngược nhau “ của nhựa cây: “ Nhựa sống” thì được chuyền từ dưới gốc lên còn “ nhựa luyện “ở trên lá lại di chuyên xuống khắp châu thân giúp cây điều hoà được sự sống mà phát triển. Nhờ hệ thống thần kinh sympathic và parasympathic mà hơi thở Vào ( ←) Ra (→) được điều hòa mà con người duy trì sự sống và phát triển. Nhờ lập được thế quân bình động của các đối cực mà sự sống luôn luôn biến hoá theo Chu trình” Sinh, Thành, Suy Hủy theo thời Tiết Xuân Hạ Thu Đông. Không phải các cặp đối cực nào cũng có thể lập được trạng thái quân bình động, mà chỉ có các cặp đối cực nào có sự cách biệt vừa phải mới thực hiện được, và chỉ có thể thực hiện được khi có sự tương tác hai chiều. Khi đạt thế quân bình động không những có sư Tiến hoá mà còn có trạng thái Hoà. Đây là Dịch lý. Ta có thể thấy trạng thái vũ trụ Hoà qua các diễn đề trên mặt Trống Đông Đông Sơn mà Tổ tiên chúng ta đã lưu truyền cho con cháu. Để tổng hợp trạng thái Tiến hoá mà Thái Hòa đó, Nho gia đã công thức hoá thành « Đại Đạo Âm Dương Hòa “. Trong các cặp đối cực thì cặp “ Vợ Chồng “ là quan trọng nhất Nên Nho có câu “ Quân tử chi đạo tạo đoan hồ phu phụ “., còn Việt thì nói “ Thuận Vợ thuận Chồng,tát bể Đông cũng cạn “
Vì “ vạn vật đồng Nhất thể và vạn vật Tương liên: vạn vật đều có cùng bản thể nên có liên hệ mật thiết với nhau “ , và “ Dịch, nghịch số chi lý : Dịch là chân lý ngược chiều “ nên các cặp đối cực đạt thế quân bình động mới có thể lập được mối liên hệ Hoà. Tất cả sinh vật đều trao đổi nhu cầu sống trong các môi trường chung cho cả nhân loại như không khí, nước, đất, con người còn có thêm môi trường tư tưởng nữa. Các con vật thì sống theo thiên năng, còn con người thì phải tìm cách sống Hòa theo nhịp điệu của Vũ trụ. Đó là cuộc sống thuận Thiên. Tổ tiên chúng ta đã cảnh cáo : « Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong ». Những sự bất công trong xã hội và hiện tượng môi trường bị ô nhiễm là những hiện tượng nghịch thiên, nó ảnh hưởng đến toàn nhân loại. Cả hai đều làm mất thế quân bình trong vũ trụ, sự bất công xã hội đã gây những cuộc chiến tranh liên miên, sự ô nhiệm các môi trường đều gây nhiều thảm họa cho nhân loại, thảm họa đó ngày nay đã khởi đầu gây ra nguy hiểm. Ô nhiễm không khí, nước đất, hiện tượng nhà kiếng đều là sự mất quân bình môi trường gây nguy hiểm chung cho cả nhân loại. Làm chính trị mà không ý thức được những vấn đề trọng yếu này tất đến lúc trở tay không kịp. h.- Ý nghĩa khác của Ngũ hành Trục dọc ∣ gọi là trục Chí hay trục Thiên Địa ( mùa Hạ: thuộc Thiên :Ngày dài hơn, mùa Đông thuộc Địa: Đêm dài hơn ) , trục Ngang ― gọi là trục Phân hay Trục Nhân. ( mùa Xuân, mùa Thu: Ngày đêm bằng nhau ), tạo nên Thập Tự nhai ╋. Hỏa ( Thiên ) ↓ Thổ ( Nhân ) ↑ Thủy ( Địa ) Ta cũng có thể coi : “ Nhân “ là sự giao thoa của cặp đối cực Thiên Địa. Nho bảo” Nhân giả kỳ Thiên Địa chi Đức, Âm Dương Chi giao, Quỷ Thần chi hội. . . “Đức của Thiên là Nhân, Đức của Địa là Trí, nên con Người vừa có Nhân và Trí, khi Nhân Trí tương tham thì đạt đức Dũng. i.- Ý nghĩa các Huyền sốSố 2 : là cặp đối cực, nhờ sự tương thôi hay giao thoa hay lưỡng nhất mà “Tiến hoá “ trong trạng thái quân bình động nên “ Thái hoà “ mà “ Trường tồn “ Số 3 : 1 Trời, 2 Đất, 3 Người, muốn giữ được vị thế “ Tự chủ “để không bị Trời Đất kéo lên hay xuống, nên phải tự Lực, tự Cường, đó là “ Nhân Chủ “ Số 5 : nằm ở trung cung, là vị trí của VÔ, nên là Tâm linh: nguồn Sống và nguốn Sáng. Vậy 2 là Thái hoà, 3 là Nhân chủ, 5 là Tâm linh 2 là cặp đối cực, nhờ sư tương tác « Hai Chiều « mà tạo nên trạng thái quân bình động mà lập nên Trạng thái hoà trong sự Tiến hóa. Nhờ đó mà ta hiểu tại sao sự sống « Duy Lý một chiều « đã gây ra sự hỗn loạn trong xã hội. 3 là con người Nhân chủ biết tự chủ tự lực tự cường để duy trì vị trí làm chủ vận hệ mình, gia đình mình và đất nước mình, cũng nhờ có khả năng tự lực tự cường mà con người Nhân chủ không bị tiểu Tâm, tiểu Trí lôi cuốn đi vào con đường tiểu Danh tiểu Lợi trái với Thiên lý, mà khi nào cũng cố gắng « Chấp kỳ lưỡng đoan « mà ăn ở Hòa với mọi người. Muốn được thế, thì ta phải biết cách tìm về nguồn Tâm linh là nguồn Nhân Nghĩa mà sống. Nhưng con người nô lệ Thiên ( mê tín dị đoan ) hay Địa ( coi của trọng hơn người ) đều gây ra tai họa cho con người. 5 là Tâm linh là con đường ngược chiều với Thế sự để đi về nguồn Sống và nguồn Sáng : Nguồn Sống là Đạo Nhân là lòng Yêu thương, Kính trong và tương dung mọi Người. Nguồn Sáng là lẽ công chính hay đức Nghĩa, giúp con ngưòi biết đường ngay lẽ phải, sống công bằng với mọi người để sống Hoà với nhau, con người không thể sống riêng rẽ một mình, mà khi sống chung thì phải có hòa khí để cho cuộc sống có nghĩa. Chứ cứ sống theo lối cá nhân chủ nghĩa với tiểu Tâm tiểu Trí chỉ đi tìm tiểu Danh tiểu Lợi cho riêng mình thì chỉ làm rối loạn xã hội, làm tổn hại đến hạnh phúc chung. Khi ra Sống ngoài xã hội thì năng lượng bị tiêu hao, do đó Nhân Nghĩa cũng vơi dần, nên cần phải luôn tu dưỡng mà bổ sung. Muốn có Nhân Nghĩa thì phải tu dưỡng hàng ngày, chỉ nói suông về Nhân Nghĩa mà không đem ra mà sống với mọi người thì lời nói vô nghĩa. Vì con ngưòi là Quỷ Thần chi hội, lúc này thì thần thánh, lúc kia là tà ma, nên phải vi Nhân liên lỉ , mà vi nhân thì phải “ hoàn thiện mọi việc” sao cho ngày một hoàn hảo hơn và nhất là “ hoàn thiên cách ăn ỡ “ với mọi người để sống Hòa với nhau. Để hiểu mình hơn thì nên xem quả để biết cây, cứ xem lối ăn ở của mình với mọi người xem ra có tạo được hoà khí hay không thì biết rõ mình là con người thế nào. Trong lối sống hàng ngày, con người Việt Nho chấp nhận sống với những cái thường thường, những cái tục, những cái nhỏ thấp hèn, những cái dễ đơn giản mà tìm cách vươn lên những cái phi thường, những cái thanh, những cái to hơn cao thượng hơn, những cái phức tạp, vì trong thế giới hiện tượng naỳ không có cái gì là hoàn toàn cao siêu và phi thường cả, và văn hoá cũng chỉ giúp ta từ thực tế có khi phũ phàng của trần thế mà vươn lên những giá trị cao đẹp hơn mà thôi. Danh từ Việt nhắc nhở chúng ta phải bắt đầu từ những cái nhỏ nhặt thường thường mà vươn lên hàng ngày.. Tóm lại Việt Nho quả là bà chúa Hoà của nhân loại. Hòa có nguốn gốc Nội khởi, cây đũa Thần ở ngay trong Tâm mình, chứ không ở chỗ nào khác, nếu mình vong thân đánh mất nguồm Hòa thì không bao giờ được yên ổn, khi mình không yên ổn thì mình lại phá sự sống hoà của người khác. Việt Nho là văn hoá Thái hòa của đại chúng Việt, đã bị thất truyền trở thành Hán Nho là thứ thứ Hủ Nho sa đọa, nhưng qua công trình khai phá của Kim Định đã thành triết lý Nhân sinh sinh động, nhờ lý Thái cực : “ Nhất lý thông vạn lý minh : thông được lý Thái cực thì hiểu rõ được những lý lẻ tẻ khác“ mà ta có cái nhìn mọi vấn đề một cách thông suốt, nhất là những nan đề của con Ngưòi va xã hội ngày nay : con người Bất Nhân và Xã hội Bất Công. Văn hoá này là mạch sống « Dĩ hoà vi quý « của dân tộc, nó giúp cho con người Thân an Tâm lạc, Gia đình êm ấm và nhất là thiết lập các Cơ chế xã hội được quân bình và tiến bộ. Vì thế nó giúp cho những người làm chính trị cần nắm vững một chủ đạo Hoà để đoàn kết toàn dân, và cũng cần có một sự hiểu biết Nền tảng về chế độ Dân chủ và phương cách thiết lập các Cơ chế xã hội quân bình. II.- Nhân Đạo: Tinh hoa của Thiên Địa Đạo
1.- Những quan niệm về con Ngưòi Trên thế giới này vấn đề quan trọng bậc nhất là con Người, vì thiếu vắng con Người thì vũ trụ này chỉ là một thế giới vô hồn, vì thiếu tác năng sáng tạo.Con ngưòi là Tạo hóa con, nên có khả năng sáng tạo mới tiếp tục được công trình sáng tạo của Trời Đất. Những hoạt động suy tư một chiều chỉ hướng Thiên hay Địa là những hoạt động xa rời con Người, nên là vong Nhân,vong Thân, kéo theo vong Gia và vong Quốc. Khi vong Nhân và vong Quốc thì nền tảng đoàn kết Quốc gia bị phá vỡ. Kitô giáo thì nói con Người là con của Thiên Chúa, mỗi người đều có đền thờ Chúa ngự, Phật giáo thì bảo con người là Phật sẽ thành, Darwin thì bảo nhờ luật tiến hoá mà vượn biến thành Người, Descates thì bảo: “ Tôi suy tư nên Tôi hiện hữu “, tức là con người lý trí, còn Marx thì con người là con vật kinh tế. . .Những câu định nghĩa này rất đơn giản và quá cô đọng, ta hãy nghe câu định nghĩa của Việt Nho.
2.- Quan niệm về con người Nhân chủ của Việt Nho
Việt Nho định nghĩa: Nhân giả kỳ Thiên Địa chi Đức, âm Dương chi giao, Qủy Thần Chi hội, Ngũ hành chi tú khí: Con Người là cái Đức của Trời Đất, nơi giao hòa của Âm Dương, nơi hội tụ của Qủy Thần, là tú khí của Ngũ hành hay cũng là tinh hoa của Trời Đất” Đây là cái nhìn về con Người rất chi tiết, có hiểu rõ được con Người, thì mới biết cách phục vụ con Người cho hữu hiệu.
a.- Con Người là cái đức của Trời Đất: Con người không để Trời kéo lên thành Duy Tâm hay Đất dằng xuống trở nên Duy Vật, mà luôn giữ được thế quân bình động giữa Trời với Đất, nên giữ được vị thế “ Tự chủ “ của mình,gọi là con Người Nhân chủ. Để luôn giữ được vị trí Tự Chủ thì con người phải tự Lực,tự Cường, nhờ vậy mà con người trở thành một Tạo hóa con cai quản vũ trụ. Tạo hóa con ở trong thế giới hiện tượng luôn biến đổi, nên cũng phải dựa theo Thiên lý mà đổi mới theo, bằng cách tu dưỡng đạo Trời theo lối Mẹ Non Nhân, và Đức Đất theo lối Cha Nước Trí, sống hài hoà theo Nhân Trí thì đạt đức Dũng. Nói cách vắn tắt để bất cứ ai ai cũng hiểu mà thực hiện được: Nhân: là thương Người như thể thương Thân, Lá Lành đùm Lá Rách, Tay đứt Ruột xót, Máu chảy Ruột mềm. Chị ngả Em nâng. . . Trí: là hiểu rõ và thực hiện các đức: Nghĩa, Lễ Trí, Tín tức là cuộc sống công bằng hai chiều:Phải Người phải Ta, Có Đi có Lại, Bánh Ú Đi, Bánh Dì Lại.. . Dũng: Thương yêu mọi Người và muôn loài và hành xử công bằng ở đời thì đạt Đức Dũng tức là Vô Úy.
b.- Con Người là nơi giao hội của Âm Dương, khi Âm Dương giao hòa thì được tôn lên làm “ đại Đạo Âm Dương hòa “, đầu mối của Âm Dương là đạo Vợ Chồng. Vợ Chồng có hành xử với nhau hai chiều Tình Nghĩa khăng khít với nhau thì mới đạt hiệu quả “ thuận Vợ thuận Chồng “ để tát bể Đông cho cạn , có thể mà tất cả Vợ Chồng trong nước chung Lòng chung Trí, chung Sức mới làm việc lớn quốc gia được. Gia đình “ thuận Vợ thuận Chồng “ mới trở thành Tổ ấm để un đúc Tình người, gia đình cũng là công thể hạt nhân làm nền tảng vững chắc cho xã hội chứ không là những cá nhân đơn độc, sống theo lối cá nhân chủ nghĩa như Tây phương.
c.-Con người là nơi hội tụ của Quỷ Thần, tức là nơi đấu trường của Thiện và Ác, nên con người luôn luôn làm cho mình bớt ác mà thiện hơn, tức là con người “ đang thành “, vì thế ai ai cũng phải tu thân suốt đời để giữ ngôi vị con Người cao qúy của mình, đừng để sài lang Tham, Sân, Si choán chỗ.
d.- Con Người là tú khí của Ngũ hành, tức cũng là tinh hoa của Trời Đất, vì thế mà ai cũng đáng trọng và đáng yêu, vì thế mà trong xã hội Việt Nam, người aăn mày được gọi bằng ông. Khi bẩm thụ khí huyết của cha mẹ, người thì mạnh khoẻ, kẻ thì ốm yếu, người thì thông minh, kẻ thì kém trí, mỗi người một vẻ chẳng ai giống ai, ta không thể bằng vào cái thiên bẩm mà định cao thấp quý tiện, mà giá trị mỗi người là ở công trình vi nhân của tạo hóa con. Đó là sự nghiệp thành Nhân và thành Thân. Con Người rất khó hiểu biết về mình,( L’homme cet inconnu ) nên thật khó nói cho đích xác về con Người.Trong những câu định nghĩa trên ta thấy câu của Nho giáo tương đối đầy đủ hơn hết, vì nó giúp ta tìm ra lộ đồ Tu, Tề, Trị, Bình.
3.- Nhu Yếu thâm sâu của con Người Từ cái nhìn chi tiết trên, Nho gia nhận ra Thiên tính nơi con người, đó là những nhu yếu thâm sâu của con người: Thực, Sắc, Diện: Thiên tính dã: Cái Ăn uống, Sắc dục và Thể Diện của con Người là Thiên tính, tức là tính được bẩm thụ từ Trời Đất. Nhân loại không thể từ chối cái ăn, không ai từ chối tính dục nơi gia đình thuận Vợ thuận Chồng , cũng như trau dồi cải Thể cho tốt để cái Diện được lành. Thiếu những nhu yếu cấp thiết đó thì con ngưòi bị tụt xuống cấp sài lang, không còn “ nhân linh ư vạn vật “ nữa. Cái ăn uống không những phải Ngon Lành, mà còn là phương thế để trau dồi Chân, Thiện Mỹ nữa, do đó mà có câu: “ Có Thực mới vực được Đạo :, Thực với Đạo là một.( Đã bàn kỹ ở chỗ khác )
Tình dục không những để Vợ chồng kết hợp cả thể xác và Tâm hồn làm một để hưởng cái khóai cảm vô bờ trong khoảnh khắc, mà còn để có đủ Tình thương và nghị lực để un đúc Tình Lý làm người cho con cái. Gia đình “ thuận Vợ thuận Chồng “ còn là nền tảng vững chắc cho xã hội.
Về Thể diện. Mỗi người đều phải tu dưỡng hàng ngày sao cho cái Thể được Tốt hầu cho cái Diện hoá Lành để ăn ở hoà thuận với nhau. Những nhu yếu này chính là quyền “Được Ăn và Được Nói “, cũng là nền tảng của Nhân quyền ( được Ăn và được Nói ).. Khi không có của ăn hay quyền Tư hữu thì con Người mất Tự do, khi không có cơ hội và phương tiện trau dồi Thể diện thì thiếu nhân phẩm thì không thể nên Người.
Nói chung đây là nhu cầu Vật chất, Tinh thần và Tâm linh của con Người mà ai ai cũng cần đến. Quên nhu cầu căn bản này là vong Nhân, vong Thân cũng là vong Bản. Một thể chế chính trị Dân chủ mà không biết lo toan những nhu cầu căn bản cho con người là thiếu nền tảng, nên là Dân chủ thiếu nội dung.
III.- Đem Đạo ( Nhân đạo) vào Đời để đáp ứng nhu cầu cho
Con Người, Gia đình, Xã hội với Chủ Đạo Hòa
1.- Cá nhân: Tu Thân theo Ngũ thường Ta có thể dùng cơ cấu Ngũ hành để tìm hiểu về bản chất của con người là tinh hoa của Trời Đất hay “ Thiên Địa chi đức “. Hỏa ↑ Thổ ↓ Thủy Trong Ngũ hành Trục tung là trục Thiên Địa, mà con người ( vị trí Thổ ) là Thiên ( vị trí Hỏa ) Địa ( vị trí Thuỷ ) chi Đửc. Địa ở vị trí thuỷ mà Thuỷ, mà Thủy là “ vạn vật chi nguyên” được xem là Vật chất. Còn Thiên ở vị trí Hỏa tức là năng lượng dưới dạng quang năng. Theo Louis De Broglie thì ánh sáng được truyền theo làn sóng hình sin bao quanh các photon truyền theo đường thẳng. Ta có thể xem làn sóng hình sin như nguồn Tình, và các quang tử truyền theo đường thẳng như lý Công chính. Vậy con người có Thể chất và Tinh thần, Tinh thần gồm Tình và Lý hay Nhân Nghĩa. Vì con Ngưòi là Đức của Trời Đất hay tinh hoa của Trời Đất, nên ai ai cũng đáng trọng và đáng yêu. Con Người là nơi hội tụ của Quỷ Thần, nên cũng lành thánh và cũng đầy Tham, Sân, Si, vì vậy cho nên ai ai cũng phải tu thân theo Ngũ thường, nghĩa là tu dưỡng các đức tính” Nhân Nghĩa, Lễ, Trí, Tín: Ta có thể biễu diễn Ngũ thường theo cơ cấu Ngũ hành. Nhân là Đạo Nhân là nền tảng cho Nhân đạo, các Đức: Nghĩa, Lễ, Trí, Tìn đều phải được tẩm nhuận Đạo Nhân mới hiệu nghiệm.Nhân là Nội Thánh mỗi cá nhân cần phải tu dưỡng lòng yêu thương Mình, yêu thương mọi người và muôn loài, con Nghĩa Lễ Trí Tín là Ngoại Vương tức là lẽ sống công bằng cần được mọi người thể hiện ngoài xã hội. Lễ ↑ Trí←Nhân→Tín ↓ Nghĩa Nhân là lòng yêu thương Mình, mọi Người và cả muôn loài. Nghĩa là bổn phận đối với mình và đối với mọi người. Lễ là trọng mình và trọng người, Trí là hiểu mình và hiểu người, Tín là tin mình và tin người.
Nói gọn lại Nhân là lòng thương yêu bao la, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín là lối sống công bằng “có Đi có Lại “. Đây là lối sống hai chiều “ Phải Người phải Ta “ chứ không là nếp sống Duy Lý của cá nhân chủ nghĩa Tây phương. Nói tóm lại lối sống Nhân nghĩa, Lễ, Trí, Tín là 5 đức tính mà bất cứ ai cũng phải trau dồi thường xuyên gọi là Ngũ thường, lối sống Tình Lý tương tham của cha ông ta được Cụ Nguyễn Du thi vị hóa là: “Bên Ngoài là Lý, nhưng Trong là Tình: Bên ngoài là ngoài xã hội, mà trong là trong Lòng mỗi cá nhân”. Đối với cá nhân thì phải tu dưỡng nguồn Tình, còn sống với nhau bất cứ trong gia đình hay ngoài xã hội đều phải ăn ở công bằng với nhau. Nhân loại đã và đang hư đi, xã hội đã rối loạn vì con người cư xử bất công với nhau do con người bất Nhân mà ra! Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín là 5 đức tính mà ai ai cũng phải thường xuyên phải trau dối mà sống cho đàng hoàng hàng ngày gọi là Ngũ thường.
2.- Vợ Chống: Tề gia 1.- Gia đình là nền tảng của xã hội, Vợ Chồng là cột trụ của gia đình. Muốn cho gia đình được yên vui thì phải sao cho “ Thuận Vợ thuận Chồng “ nghĩa là Vợ Chồng phải sống theo lối “ Tình Lý ( hay Nhân Nghĩa ) tương tham “ nói rõ ra khi xử Tình thì cũng phải nhờ Lý công chính soi đường hướng dẫn để cho được “ Phải Người phải Ta “ hầu Tình khỏi bị thiên lệch, khi xử Lý thì cũng phải nhờ Tình ấp yêu để đừng rơi vào lối gian tham, khi đó thì mới lập được mối Hòa, vì Hòa là nguồn của Thân an Tâm lạc hay hạnh phúc. Khi lập gia đình, Lễ Thành hôn là lễ kết hợp vì Tình yêu, sau khi lễ Tơ hồng, hai Vợ chồng vào phòng riêng cùng bái nhau, cùng uống chung một chén rượu để thề với nhau rằng: “ chúng ta thề với nhau sẽ yêu thương, kính trọng và ăn ở công bằng với nhau suốt đời “. Khốn nỗi đa số tưởng rằng đó là hủ tục, nên đã bỏ đi từ lâu! Hễ gia đình nào còn giữ được thì hưỡng hạnh phúc, còn chê những điều đó là quê mùa hũ tục thì tan đàn xẻ nghé! Biết được tuy khó, nhưng thực hiện cho được suốt đời chắc còn khó hơn việc lên trời, còn nếu vô ý thức mà sống bừa với nhau thì hạnh phúc gia đình dễ tan biến như việc đốt lông! 2.- * Cha Mẹ đối với Con cái. Thói thường cha mẹ lầm tưởng con cái còn nhỏ chưa biết gì, cứ lấy quyền bề trên mà sai bảo phải vâng lời, mà không đối xử với cung cách Tình Lý tương tham, con cái sẽ nhận ra cha mẹ không còn thương yêu và kính trọng mình, nên mất niềm tin và xa dần cha mẹ, nhiều trường hợp con cái đã bỏ nhà ra đi là vì vậy. Bổn phận của cha mẹ là phải làm sao cho con cái nên người, nghĩa là phải giúp cho con cái thành Nhân tức là có Tư cách, và thành Thân là phải có Khả năng, để khi trưởng thành có thể sống tự lập, trong hoàn cảnh nào cũng sống một cách đàng hoàng.
*Con cái đối với Cha Mẹ. Cũng không ra ngoài khuôn khổ Tình Lý. Về Tình thì con cái phải thương yêu Cha mẹ, vì chẳng ai trên cõi đời này yêu thương mà hy sinh suốt đời mà gầy dựng cho mình nên người ngoài Cha Mẹ. Về Lý thì phải kính trọng Cha mẹ vì cha mẹ yêu thương và kính trọng mình, vì vậy cho nên phải vâng lời để lập thân cho nên người. Người ta bảo gia đình là cái nôi ươm Tình Người: Mẹ là nguồn Tình bao la dạt dào như biển Thái bình, còn người Cha là nguồn ánh sáng rực rỡ của mặt trời mới mọc, đó là hình ảnh của lý công chính. Sống được với cha mẹ như vậy thì hưởng được nguồn “ Tình Lý tương tham “ . Khi nhỏ thì người con phải vâng lời để lập thân, đó là lúc “ Trẻ cậy Cha “,đến lúc cha mẹ già yếu thì con cái phải săn sóc nâng đỡ cha mẹ tức là lúc “ Già cậy con “, như thế mới là đạo làm cha mẹ con cái biết cách ăn ở yêu thương và công bình.
3.- Anh Chị Em với nhau. Nói chung là phải thương yêu kính trọng và ăn ở công bằng với nhau, chứ không được lờn nhau.Người bình dân bảo: Trên Kính dưới nhường hay anh nhường em nhịn.. .
4.- Nhân dân với Chính quyền. Chính quyền là cơ quan có chức năng điều hòa được hai yếu tố Nhân và Dân của con người trong xã hội. Với Nhân thì phải có Nhân quyền tức là quyền được Ăn ( cũng là quyền Tư hữu ) và quyền được Nói ( tức là quyền tư do làm người ) nhờ Nhân quyền mà con người có tự do để giúp cho con người phát triển toàn diên hầu thành Nhân ( có tư cách ) và thành Thân ( có khả năng ). Do đó mà phải có tự do Tôn giáo, Đạo giáo,Quốc gia ta đã có Tam giáo đồng nguyên, ai theo đạo nào cũng được mà có cả 3 đạo cũng càng hay, mục đích là tu dưỡng nên người. Tam giáo đồng nguyên là bản Hòa tấu uy dũng của quốc gia. Các vị đạo Lão, đạo Phật, đạo Nho khi còn trẻ thì học các Kinh điển Nho tức là con đường Tu, Tề, Trị, Bình. Có học Nho thì mới đọc các sách đạo được. Đây là điểm đồng quy của Tam giáo. đền khi lớn lên, ai thích Lão thì lên núi tu Tiên, ai không thích đời thì vào Chùa ngồi Thiền, ai ưa Trị Bình thì lăn lưng vào Thế sự. Nhờ tinh thần tương dung “ Bất đồng nhi hòa “ nên khi nước nhà gặp nạn ngoại xâm thì cả ba nhào ra đánh giặc, khi dẹp xong giặc ai lại trở về vị trí ấy. Đó là Tam giáo đồng nguyên. Ngày nay nước ta có thêm Kitô giáo và nhiều tôn giáo khác nữa ,nhưng tôn giáo nào cũng dạy dỗ thương người và ăn ở công bằng với nhau thì không lẽ nào mà mâu thuẩn với nhau. Khi có sự xích mích tôn giáo là có sự lạm dụng của những người tín đồ cực đoan mà thôi, họ muốn lấy “Đạo tạo Đời “.
Với Dân thì phải có Dân quyền, chính quyển phải thiết lập các cơ chế xã hội có hạ tằng cơ sở cũng như phương tiện đầy đủ để biến xã hội thành ra môi trường có nhiều cơ hội cho người dân phát triển toàn diện hầu đóng góp chung cho xã hội, có thế mới nâng cao Dân sinh và Dân Trí giúp cho dân giàu nước mạnh.
5.- Nhân dân trong nước: Đồng bào với nhau Nhân dân nước ta có chung bọc Âu Cơ Tổ mẫu gọi là bọc Đồng bào. Bất cứ ai trong nước đều là Đồng bào, nghĩa là yêu thương đùm bọc và ăn ở công bằng với nhau: Nào là : “ Lá lành đùm lá rách, Chị ngả em nâng, tay đứt ruột xót, máu chảy ruột mềm. Đây là lòng Nhân. Nào là: có Đi có Lại cho toại lòng nhau, Phải Người phải Ta, Bánh Ú Đi, bánh dì Lại. Đây là Đức Nghĩa hay Lẽ công bằng. Nhân Nghĩa là nhân bảo, Hạt ngọc Long toại,Tiên Rồng là Quốc bảo hay Mẹ Âu Cơ: Non Nhân, Cha Lạc Long: Nước Trí, và con Hùng vương: Hùng cường.
Năm mối liên hệ trên gọi là Ngũ luân, là nền tảng Hòa đoàn kết Quốc gia, nền tảng của Ngũ luân lại bắt đầu ở Ngũ thường.
Con dân Việt Nam đa số đã coi thường Tình Nghĩa Đồng bào, cho là quê mùa lạc hậu, nên phải đi học cái văn minh cá nhân chủ nghĩa cũng như gian manh quốc tế CS của Tây phương, chuyên dùng nanh vuốt sài lang để dành miếng ăn của nhau, cuối cùng dìm nhân dân vào tròng nô lệ của kẻ thù truyền kiếp. Ăn ở với nhau tệ quá không đang nhìn mặt nhau, gọi nhau là Đồng bào thì ngượng nên đổi qua Đồng Hương !
Ta cũng có thể biểu diễn Ngũ luân theo cơ cấu Ngũ hành. Vợ Chồng là đại đạo “Âm Dương hòa “ là gốc cho mối liên hệ Hòa trong Ngũ luân ( Tình Lý tương tham ). Một người sống trọn đạo Vợ chồng tất có thể sống trọn các mối liên hệ hòa trong các luân khác. Anh Chị Em ↑ Nhân dân chính quyền←Vợ Chồng → Đồng bào ↓ Cha mẹ con cái
Ngũ thường, Ngũ luân là Nội lực của Dân tộc, là nền tảng đoàn kết của toàn dân hay Chủ Đạo Hòa, xuất phát từ “ Đại Đạo Âm Dương hòa.” của nền Văn hoá mà cha ông ta gọi là “ Dĩ hòa vi qúy “. Vì khinh khi cho là quê mùa lạc hậu, mất hết Nội lực Tình Lý, nên tan tác như ngày nay.
Những giá trị “ Nhân ái và Lẽ Công bằng “ này chẳng cũ mà cũng chẳng mới, chừng nào con người còn muốn sống hòa với nhau thì vẫn phải cần tới, đây là công việc đòi hỏi mỗi người cần thực hiện hàng ngày thì mới có tác dụng, thói thường người ta chỉ nói mà chẳng có làm hoặc đòi hỏi người khác làm mà thôi! Một số các vị trí thức của chúng ta từ lâu đã bỏ gốc dân tộc, khinh khi nguồn nội lực này của cha ông, đi rảo khắp Đông Tây Nam Bắc, tìm cây đũa thần ngoại lực của người ngoài về cứu nước, nhưng khốn nỗi toàn là những thứ đũa tre có tẩm thuốc độc, thuốc mê, làm cả dân tộc mê ngủ triền miên trong nạn vong thân, vong gia, vong quốc, vong nô! Một số người tự hào là đỉnh cao của lương tâm nhân loại, nhưng đã vong nhân, vong quốc vong nô, uống phải độc dược “ Duy Lý “ nước ngoài, đánh mất cái Tâm, làm cho Trí mờ ám mới thẳng tay giết hại đồng bào, phá tan đất nước. Nếu biết cách học cho được cái tinh tuý của người ngoài về chăm bón cho cái gốc dân tộc ngày càng tốt tươi thì đâu dân tộc ta phải rơi vào thảm trạng như ngày nay. Cái gương Nhật và Đại Hàn còn sáng rõ ra đó, họ đâu có bỏ nguồn sống quý báu của Nho ( không phải Hán Nho ). Cái thảm họa động đất và sóng thần của nước Nhật mới đây là gương sáng về con người Nhân chủ và nếp sống Công thể cho thế giới soi chung. Chỉ có những con người như thế mới cứu và dựng nước tốt đẹp được.
3.- Nguyên tắc đem Đạo vào Đời Nhân dân: Trị quốc Nền Văn hoá Tổ tiên đặt nền tảng bộ huyền số 2- 3, 5: Cơ cấu của nền Văn hoá Đông Nam. ( Theo bảng Nguyệt lệnh: 2 thuôc Hỏa màu đỏ, 3 thuộc Mộc màu lục, 5 thuộc Thổ màu vàng ) 2: là cặp đối cực giao thoa, với con người là đại Đạo Âm Dung hòa. Đấy là nền tảng của Dịch lý: Động lực của Tiến hoá, Thái hòa, trường tồn. 3: Là con người Nhân chủ: Tự chủ tự lực tự cường, con người biết cách tự Chủ để giữ lối sống Hoà với mọi người. 5: Mỗi người phải tìm về nguồn sống Tâm linh: Nguồn sống và nguồn Sáng: Tình Nhân ái và Lý công chính ( Nhân Nghĩa ). Đây là hành trang năng lực để sống Hòa ở đời
Hỏa 2 Nam ↑ Mộc 3 Đông←Thổ 5 →Kim 4 Tây ↓ Thuỷ 1
Đồ hình và số độ của Ngũ hành
Trong nền Văn hoá trên, quan trọng nhất là con người Nhân chủ, con người này sống theo Dịch lý, nên biết “ Dĩ hoà vi qúy “, con người này Biết Suy tư để khám phá vũ trụ hầu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đồng thời cũng Quy tư về nguồn Tâm linh để cho đời sống Tâm linh và Thế sự được quân bình giúp cho Thân an Tâm lạc. Văn hoá Việt là mạch sống Hòa của Dân tộc, nên mọi người phải cùng nhau sống theo nền Văn hoá đó rồi đem tinh thần đó vào đời sống xã hội, tức là đem Đạo lý vào Đời. Đạo không đem vào Đời được thì Đạo vô tác dụng, Đời mà thiếu Đạo thì mất hướng thái hoà, con người mà thiếu vắng chất Hòa làm cho Đời hỗn loạn, làm cho nhân dân đau khổ. Ta có thể biểu diễn các Cơ cấu xã hội theo cơ cấu Ngũ hành. Văn hoá là cái gốc toả sức sống thái hòa ra các cơ cấu xã hội qua các đối cực. Văn hoá là Đại Đạo Âm Dương hòa, tức là thái hòa trên mọi lãnh vực, dựa trên sức sống Ngũ thường và Ngũ luân.. Về Kinh tế thì phải làm cho Công hữu và tư hữu được cân bằng. Giáo dục là thành Nhân và thành Thân cân bằng. Xã hội là Dân sinh và Dân trí cân bằng. Chính trị là Nhân quyền và Dân quyền Cân bằng. Tỷ lệ cân bằng là 3/ 2 ( Tham Thiên lưỡng Địa nhi ỷ số hay Vài Ba: 2, 3 của Việt)
Giáo dục ( Thành Nhân↹thànhThân ↑ Xã hội (Dân sinh↹Dân trí)←VĂN HÓA→( Nhân Quyền↹Dânquyền) Chính trị ( Thái hòa ) ↓ Kinh tế ( Công hữu↹ Tư hữu )
4.- Cơ chế xã hội Thành lập các cơ chế xã hôi có mục đích là đem phúc lơi cho toàn dân một cách tương đối công bình. Ngày nay người ta không ý thức rõ đến vấn đề công bình tương đối trong xã hội xã hội, còn CS thì đói hỏi công bình tuyệt đối nên tuyệt đối mất công bình, xã hội cứ xáo xào trong những bất công quá đáng. Nguyên do là không thấy vấn đề được rõ ràng. Quan niệm cho được vấn để rõ ràng đã khó, mà thực hiện cho được lại khó vô cùng.
5.- Những vấn đề cần lưu tâm
1.-Quan niệm về công bình tương đối. Về phương diện lý thuyết thì mọi con Người đều bình đẳng và có những quyền Tự do căn bản mà không ai có thể tước bỏ được, vì mọi người đều là con Chúa con Phật cũng như tinh hoa của Trời Đất. Nhưng khốn thay khi được sinh ra, Người thì khỏe mạnh kẻ thì gầy yếu, người thì thông minh, kẻ lại ngu đần, thậm chí có người còn khuyết tật nữa. Trong Tân Ước ta thấy có dụ ngôn: Ông chủ gọi các đầy tớ vào, người thì được giao cho 10 lượng, kẻ 5 người 3, và bảo phải làm lời. Dụ ngôn cho ta biết những nén đó là của ông Chủ hay nói rõ ra là của Chúa hay Thiên bẩm đó, vì thế cho nên giá trị mỗi người không thể căn cứ trên cái vốn trời cho ( tiêu chuẩn: thông minh, ngu đần, yếu, mạnh, lành, tật ) mà phải kể tới tỷ lệ số lời mỗi người có thể làm được từ số vốn Trời cho mà thôi. Số lời đó là chính là “ cách vi nhân của mỗi người trên phương diện Thành Nhân và thành Thân “ ,vì thế cho nên chưa chắc gì một người trí thức đã có tỷ lệ trổi vượt hơn một nông dân hay công nhân.
Vì vậy ta nên hiểu thực tế này: Con người được Trời sinh ra trong tình trạng bất bình đẳng, nhưng theo luật tiến hoá ( như nước chảy xuôi, gió thổi từ áp suất cao tới thấp ) mỗi chúng ta phải làm sao cho tình trạng bất công đó được công bằng tương đối mới yên. Nếu ta lờ đi để cho tình trạng bất công lan tràn thì xã hội sẽ tắm máu như đã từng xẩy ra!
Trong nhân loại chẳng có ai giống ai hoàn toàn, mỗi người có Tư cách và Khả năng khác nhau, lấy cái gì làm thước đo công bằng đây? Đòi hỏi công bằng tuyệt đối là sai lầm, vì đây là thế giới hiện tượng, còn lờ vấn đề công bằng tương đối cũng không xong, nạn hồng thủy thế kỷ 20 là do vấn đề bất công xã hội gây nên. Thường người ta thường dựa trên Thiên bẩm của mỗi người để tạo ra giai cấp Qúy Tiện, phần Qúy dành quyền ăn trên ngồi trốc,sống sung sướng trên khổ đau của lớp người bần Tiện. Xã hội ngày nay gọi là văn minh nhưng còn lờ đi vấn để quan trọng này, một số những người ăn trên ngồi trốc tuy đã thành Thân, nhưng xét kỹ còn chưa thành Nhân! Do đó mà trong xã hội chỉ có giá trị công bằng tương đối mà thôi, cho nên cần tổ chức xã hội làm sao để cho sự phân phối tài sản là nhu yếu đầu tiên của mỗi người ít cách biệt được chừng nào hay chừng ấy, đồng thời xã hội phải là môi trường có thể cung cấp nhiều cơ hội cho mọi người được phát triển hầu giúp cho ai ai cũng có điều kiện tối thiểu mà sống xứng hợp với phẩm giá con người, chứ con người không thể cứ dùng nanh vuốt như sài làng để dành miếng ăn bất chính theo kiểu Cá lớn nuốt cá bé.
2.- Quan niệm về quyền Tư Hữu Theo Nho thì con Ngưòi là một Tài trong Tam Tài : Thiên→Nhân←Địa. Tài có nghĩa là tác, tác hành, có tác hành mới đóng nổi vai trò Tạo hóa con được, vì Tạo hóa con cũng phải dựa vào luật biến hoá mà sáng tạo tiếp. Có làm, có đem công sức tạo ra của cải vật chất cũng như những giá trị tinh thần để nâng cao đời sống. Cha ông chúng ta đã bảo “ Tay Làm Hàm nhai, Tay Quai Miệng trễ “, có làm mới tạo ra của cải để tự nuôi sống, những gì mình làm ra do công sức mồ hôi nước mắt của mình thuộc về quyền tư hữu, không ai có thể nhân danh lý do gì để tước đoạt được. Ngược lại, ai cũng là một Tài, nên không thể ký sinh trên những tài khác. Những chế độ Nô lệ, Đế quốc thực dân cùng CS cũng như Phong kiến đều là những thể chế xâm phạm nặng nề đến quyền sống của con người, vì họ bóc lột của cải và quyền tự do của con người, trong đó cái ăn là phần cốt yếu nhất, vì thế cho nên các chế đố ấy luôn kìm hãm những người bị trị trong cảnh nghèo đói và ngu dốt. Trên thế giới xưa nay có ba quan niệm về quyền tư hữu: 1.- Trong thế giới Tư bản, quyền Tư hữu là tuyệt đối, quyền này được luật pháp bảo đảm nên không ai có quyền xâm phạm. Nhưng vì con người được sinh ra bất bình đẳng, có người mỗi giờ làm ra hàng trăm hàng ngàn, có người không thể làm ra một đồng, nên khi những người có khả năng, trong tay đã sẵn đồng tiền lại có quyền thế lại càng giàu thêm, gây ra tình trạng “ kẻ ăn không hết, người lần không ra “. “ một người có, chín người không “, khoảng cách giàu nghèo quá lớn là nguyên nhân cho những cuộc cách mạng đổ máu, nguyên nhân sâu xa là do sự lạm dụng quyền Tư hữu! 2.- Vì không hiểu sự bẩm thụ bất bình đẳng, nên những người CS cho rằng nguyên nhân bất công trong xã hội là hoàn toàn do sự chiếm hữu bất công, nên chủ trương tước đoạt quyền Tư hữu sung vào Công hữu để đảng CS phân phối cho công bằng, kết quả những người CS không những chiếm tư hữu mà còn chiếm cả Công hữu nữa, làm giáng cấp con người, phá tan đất nước. Khi con người bị tước quyền tư hữu tức là mồ hôi nước mắt của mình, con người lúc này chẳng khác gì con trâu kéo cày cho đảng CS.
3.- Chế độ Bình sản của nền Nông nghiệp lạc hậu Ta thấy vấn đề Tư hữu đã được đẩy tới hai cực đoan: một bên Tư bản thì quyền tư hữu là tuyệt đối, nên bị lạm dụng gây ra khoảng cách xã hội quá lớn gây ra cảnh tàn sát nhau. Còn đối với CS thì họ nhân danh công bằng xã hội, để tước đoạt quyền tư hữu của nhân dân, biến thành quyền tư hữu của dân thành “ đảng hữu”, kết quả biến con người thành súc vật. CS đã dùng ảo tưởng nhân dân, quốc gia dân tộc, quốc tế để đấy ải con người và phá quốc gia mà thôi. Tuy còn là thời nông nghiệp lạc hậu nhưng Tổ tiên Việt đã nhận thấy đưọc vấn đề quan trọng của Tư hữu, nên đã không nắm giữ một mình đầu mối Tư hữu hay Công hữu mà“ chấp kỳ lưỡng đoan “ :nghĩa là chấp nhận cả hai đầu mối Công và Tư và tìm cách làm điều hòa giữa Công hữu và tư hữu bằng Dịch lý qua chế độ Bình sản. Chế độ Bình sản Tự do là chế độ Tổ tiên lấy Công điền Công thổ để điều hoà với quyền Tư hữu, một mặt để giảm sự cách biệt giữa Giàu nghèo, trong xã hội tuy có kẻ giàu người nghèo, nhưng không ai quá giàu và ai quá nghèo, những người nghèo như những cô nhi quả phụ, những người thất thế đều được cấp phát một số công điền công thổ để tự canh tác lấy mà sống tự lập, để có miếng ăn mà vực lấy đạo làm người: “ có Thực mới vưc được Đạo “ Thực có Đạo ẩn tàng trong đó. Cái ăn là nền tảng Tự do căn bản của con người, tước đoạt Cái ăn là phần Tư hữu nền tảng của con người không những chống con người mà chống lại Thiên tính tức là chống lại Tạo hóa. Còn những người khuyết tật thì cho rong canh ruộng được cấp phát nghĩa là cho người khác canh tác lấy hoa lợi mà sống, nhờ vậy mà người nghèo vẫn sống được, không xẩy ra tình trạng vô gia cư và không ai lấy miếng ăn mà áp bức được, CS lấy hộ khẩu và tem phiếu để khống chế con người buộc toàn dân làm nô lệ. Vào thập niên 40 Công điền công thổ ở miền Trung còn khoảng 26%, còn miền Nam là thuộc địa của Pháp thì tỷ lệ rất ít, vì Pháp là gốc của nền tư hữu tuyệt đối, nên mới có những điền chủ có ruộng “ cò bay thẳng cánh”, mà tá điền thì thành vô sản, là kẻ nô lệ, vì không có công điền công thổ để canh tác như miền Bắc và miền Trung. Đây là sự công bằng tương đối không những giúp tất cả mọi người và nhất là những người nghèo khó có đời sống xứng với nhân phẩm.
IV.- Nền tảng Đạo lý vào Đời theo Việt Nho
1.- Vấn đề đoàn kết toàn dân Nhờ sống an bình theo nghề nông thời cổ sơ, khi đó trực giác còn mạnh,nên Tổ tiên Việt đã cảm nghiệm được Vũ trụ quan Tiến hóa và Thái hòa, Nhân sinh quan Nhân chủ,và nguồn sống hài hòa giữa Tâm linh ngược chiều với Thế sự, để giúp Thân an Tâm lạc, tức là hạnh phúc. Khi không hiểu được Tâm linh và Thế sự là chân lý ngược chiều thì đánh mất nguồn Sống và nguồn Sáng, không thể biết cách sống làm sao cho hài hòa giữa Tâm linh và Thế sự. Một dân tộc mất nguồn gốc này là mất nguồn gốc Hòa giúp đoàn kết toàn dân. Chân lý ngược chiều là nền tảng của Nho, Nho là tổ cơ cấu, nên Tổ tiên Việt đã khai sáng ra lộ đồ Tu, Tề, Trị, Bình, trong đó có Cơ cấu xã hội rất quân bình, nên rất hiệu nghiệm để mưu hạnh phúc cho con người, mà nguồn cội của hạnh phúc là sự sống hài hòa giữa con người với con Người và con người với vũ trụ, nhưng vào thời đó Lý trí con người chưa phát triển, nên chưa thể biết đem Khoa học Kỹ thuật để nâng cao Dân sinh Dân trí được theo Tinh thần “ Phú chi Giáo chi “. “ Cái khó bó cái khôn “ do chế độ phong kiến Bắc phương và Chế độ thực dân Tây phương nhất là CS gây ra làm cho dân tộc chúng ta không ngóc đầu lên được. Sống trong nghèo khó và ngu dốt lâu ngày nhân dân chúng ta đã mất ý thức về con Người và ý thức Quốc gia, chỉ còn lại thứ tiểu tâm, tiểu trí, chuyên lo tiểu Danh, tiểu Lợi, nên mất hết nội lực khiến không thể vùng lên vực dậy được. Vậy vấn đề tiên quyết là phải phục hoạt lại Đạo lý Nhân sinh xây dựng lại con người Nhân chủ hay “ Trai hùng gái đảm”. Thiếu con người cở này thì không thể thoát ra vòng nô lệ cách này hay cách khác. Chúng ta xây dựng chế độ Dân chủ không những có hình thức, mà còn phải có nội dụng. Người Dân thiếu Tư cách và Khả năng thì không thể đụng tới vấn đề Dân chủ. Trước khi đề cập tới vấn đề Dân chủ, chúng ta không thể không bàn bàn tới đạo lý dân tộc, vì chỉ có Đạo lý Hòa của dân tộc chúng ta mới giải quyết được vấn đề giải phóng con Người ( qua quyền được Ăn và được Nói) và đoàn kết dân tộc ( qua chủ đạo Hòa ) một cách vững chắc. Ngày nay nhiều người đã khinh lờn cái gốc đạo lý Dân tộc mà bôn ba đi tìm cái ngọn ngoại bang dùng làm Gốc dân tộc nên mới bị phân hoá mà tan đàn xẻ nghé như ngày nay. Đã hơn mấy thế kỷ nay dân tộc chúng ta cứ loay hoay ở vấn đề này, CS đã dùng gian kề lừa đảo cho vào tròng độc tài chuyên chính, đến nay chưa gỡ ra được.
2.- Vấn đề Cơ chế xã hội tiến bộ và quân bình Nhờ tìm ra tính lưỡng nhất của các cặp đối cực mà ta có thể thiết lập các Cơ chế xã hội quân bình mà luôn tiến bộ. Để đạt vị thế quân bình, thì tỷ lệ Thiên Địa là 3 / 2.
Về Chính trị thì phải điều hòa được hai đối cực Nhân quyền và Dân quyền. Là Nhân thì phải có Nhân quyền, là Dân thì phải có Dân quyền. Nhờ có Nhân quyền mà con người có cơ hội được phát triển được toàn diện, nhờ Dân quyền mà người dân có cơ hội và phương tiện làm việc để góp công xây dựng gia đình và đất nước.
Về Kinh Tế thì phải điều hòa được hai thành phần Công hữu và Tư hữu để giúp những người thất thế hầu làm giảm bớt khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.
Về Giáo dục thì phải điều hòa được giữa hai yếu tố thành Nhân và thành Thân. Phải học tập kinh điển để trau dồi Tư cách, phải học khoa học kỹ thuật để trau dồi Khả năng Về Xã hội phải điều hoà được hai yếu tố Dân Trí Dân Sinh.Có nâng cao đưọc Dân sinh thì mới có điều kiện để học hành mà nâng cao Dân trí, Dân trí có được nâng cao thì mới có khả năng nâng cao Dân sinh. Hai yếu tố này cần phải được tuần tự nâng cao, nhưng khởi đầu là Dân sinh.
3.- Chế độ xã hội Nhân trị Tuy danh xưng là chế độ Quân chủ, nhưng chế độ Chính trị xưa là chế độ Nhân trị. chế độ này không những nhân đạo mà còn có tính cách dân chủ nữa. Nhân trị gồm Lễ trị và Pháp trị. Lễ trị là phương cách giúp mọi người tu thân đễ tự mình giữ gìn không phạm pháp, đây là hàng rào cản tự ý bên Trong mỗi người. Pháp trị là dùng pháp luật bắt buộc của nhà nước để răn đe và ngăn cản những ai vì yếu đuối mà phạm pháp. Đây là hàng rào cản bên Ngoài. Một chế độ mà có hai hàng rào cản Nội Ngọai thì ít kẻ hở, nên xã hội yên hàn và nhân đạo hơn. Tuy nhiên trong tình trạng xã hội đang hỗn loạn thì phải tùng quyền, mà chưa thể chấp kinh, nên phải dùng pháp trị để lần lần đưa tới tình trạng ổn định. Khi đã ổn định thì phải xây dựng thêm phần Nhân trị để cho chế độ được cân bằng,
4.- Ranh giới giữa Nhân dân và chính quyền Muốn cho sự liên hệ giữa Nhân dân và chính quyền được hài hòa, thì mỗi phía phải có một lãnh vực riêng cần được tôn trọng để bảo vệ bản sắc riêng của nhân dân từng địa phương. Làn chia phân ranh trong chế độ xưa là Triều Đình: quyền hành của nhà Vua “ Triều “ chỉ tới được cái “ Đình làng” của Dân mà thôi chứ không đí tới thôn xóm được. Trong xóm làng là thuộc xã thôn tự trị, nơi đó “ Phép Vua thua lệ Làng”. Mọi việc trong làng đều tuân theo Lệ Làng, Lệ Làng do nhân dân xây dựng và quản trị lấy bằng Hương Uớc sao cho phù hợp với nhu cầu địa phương, miễn là dân làng phải đóng góp chung cho đầy đủ, như thuế má, nhiệm vụ xây dựng công ích cũng như Quốc phòng. . .Nhà nước thì có luật lệ chung cho cả nước. Ranh giới giữa Nhân dân và chính quyền ở Hoa Kỳ không ở cấp cộng đồng mà là ở cấp Tiểu bang.
V.- Chế độ Dân chủ của nền Kỹ nghệ tân tiến Hoa Kỳ Chế độ Dân chủ là chế độ kỹ nghệ công nghiệp luật pháp hóa tinh thần Bác ái và Công bằng vào các cơ chế xã hội thành Hiến pháp Quốc gia để thực hiện chính thể “ do Dân cho Dân và vì Dân “, bằng cách : a.Thiết lập chinh thể Tam quyền Phân lập để tránh tình trạng một chiều làm mất quân bình các cơ chế. b.-Thiết lập ranh giới giữa Nhân dân và Chính quyền ở cấp Tiểu bang, chính quyền chỉ giữ chính sách điều hòa chung, mà không đi sâu vào nội bộ của các Tiểu bang. c.- Đánh thuế lũy tiến để xây dựng các hạ tằng cơ sở cùng các phương tiện đều khắp cũng như xây dựng các cộng đồng đủ tiện nghi để biến xã hội thành môi trường thuận lợi hầu cho ai ai cũng có cơ hội thành Nhân và thành Thân. Đồng thời lập quỹ An sinh xã hội để giúp những người có lợi tức thấp có đủ điều kiện tối thiểu sống xứng với Nhân phẩm. Đây là thực thi sự công bằng tương đối do lòng bác ái mà gây dựng nên.
VI.- Những điều cần quan tâm trong nền Dân chủ của Hoa Kỳ và Chế độ Nhân trị của Tổ tiên Qua những điều đã trình bay ở trên và 9 điều nền tảng mà Ông Nguyễn Anh Tuấn đã nêu lên trong bài “Ý thức nền Dân chủ đáy tầng “, chúng tôi có vài ý như sau: Tuy còn ở thời kỳ thô sơ lạc hậu, nhưng ta thấy cái Gốc nền văn hoá Tổ tiên chúng ta đã đáp ứng được nhiều điều nền tảng trong các mục : 1, 2, 3, 4, 5 , còn các mục 6, 7, 8, 9 thì chúng ta phải học hỏi thêm nơi Tây phương nhất là Hoa Kỳ. Đây là về phương diện luật pháp và khoa học kỹ thuật.Ngày nay con cháu chúng ta đã có mặt khắp nơi và đã thành công xuất sắc, chẳng phải mất công nhiều như nước Nhật ngày trước, nên vấn đề quy tụ là tiên quyết. Sở dĩ chúng tôi cứ lặp đi lặp lại cái gốc Văn hoá Dân tộc là chủ ý giải quyết vấn đề đoàn kết quốc gia cũng như vần đề Nội lực Dân tộc, vì thiếu hai nền tảng đó thì trước sau gì chúng ta cũng gặp rắc rối. Tuy nhiên đây mới chỉ nêu ra được một số nét chính cần lưu tâm, chúng ta cần phải có sự đóng góp chung toàn quốc để đúc kết lại thành một tài liệu căn bản về Quốc kế Dân sinh về Nội trị và Ngoại giao làm Lộ đồ Quốc gia, đó là điểm Đồng quy. Sau đó mới qua bước Thù đồ nghĩa là thành lập những ban ngành chuyên môn nghiên cứu về văn hoá dân tộc, chính trị quốc gia, về luật pháp, xã hội Dân chủ, khoa học kỹ thuật tân tiến, về truyền thông, nhất là tình hình cụ thể mọi lãnh vực ở Việt Nam . . . .mới có thể hoạch định được Quốc kế Dân sinh thích hợp và hữu hiệu. Khi đưa Quốc kế Dân sinh ra thi hành thì phải có sự đóng góp tích cực của các nhà truyền thông để dấy lên một phong trào vận động chung toàn quốc mới mong mọi người canh Tân, mà Hòa giải với nhau thì mới tiến bước lên được. Thực ra các nhà làm chính trị phải biết quyền biến, phải hình thành cho được giai đoạn chuyển tiếp vừa phá họai cái cũ lạc hậu vừa xây dựng cái mới tốt đẹp hơn để đưa dần vào khuôn khổ ổn định.
Dưới
đây xin trích 9 điểm của
Ông Nguyễn Anh Tuấn để tiện đối chiếu ( Trích trong bài nền Dân chủ đáy tầng của Ông Nguyễn Anh Tuấn )
C.- Lời kết 1.- Trong thế giới hiện tượng của các cặp đối cực biến đổi này mọi sự đều tương đối, vạn vật đều biền đổi không ngừng, không thể bám vào vật chất và cũng không có cái gì là tuyệt đối, nên không thể cố chấp mà hành xử Hòa với nhau được. Đây là mầm mống gợi ý ra chế độ Dân chủ, giúp chúng ta biết chấp nhận nhau và bớt dằng xé nhau. 2.- Chế độ quân chủ phong kiến phương Bắc,Đế quốc Thực dân và CS phương Tây đã nhận chìm dân ta xuống bùn sâu đến ngạt thở, nên ai ai cũng khao khát phong trào dân chủ cả, chế độ này quý giá lắm, nó có hình thức phóng khoáng và nội dung phong phú, giúp ai cũng sống thoải mái và hạnh phúc chung. Nhưng chế độ này không phải trên Trời rơi xuống hay Chúa Phật ban cho được, mà mỗi một chúng ta phải tự tay xây dựng, ngoài chúng ta không ai làm được. Thế mà đa số chúng ta cứ tưởng rước được cái hình thức chế độ tam quyền phân lập là xong, mà quên mất vấn đề con người. Con người mà hễ ngồi lại với nhau là có chuyện lôi thôi thì có hợp lực đâu mà làm cái gì, khi đó lại dẫm chân lên lốt CS, lấy luật sắt máu mà kềm cổ nhau lại cho mau được việc. Vậy không muốn theo lốt độc tài thì hai vấn đề cần giải quyết: 1.-Làm sao cho con người có Tư cách và khả năng Dân chủ để thực hiện chế độ Dân chủ. 2.-Dựa vào tiêu chuẩn nào để giúp nền tảng đoàn kết toàn dân cho được lâu bền và vững chắc, có cần một chủ đạo Hòa nơi Gốc Dân tộc không hay là đi tìm cây đũa thần ngoại quốc nào khác? 3.- Ngày nay chúng ta đang kêu gào cho có đa nguyên đa đảng. Đa đảng thì tốt ,nếu là để phát triển bản sắc riêng của từng nhóm mà chung Lòng chung Trí chung Sức cùng toàn dân mà phục vụ quốc gia. Còn đa nguyên thì hơi nguy, nếu không tìm được căn bản Đồng quy để đoàn kết với nhau, khi đó quốc gia như Con Rắn nhiều đầu, mỗi đầu dẫn đi mỗi phía, liệu con rắn quốc gia đi theo đường nào hay cứ bị kéo quanh lộn vòng, há lẽ đợi đến khi tan vỡ rồi mới tìm phương đoàn kết chăng! 4.- Mỗi quốc gia phải có Quốc kế Dân sinh phù hợp, các nhà làm chính trị, các đảng phái đã có Quốc kế dân sinh đàng hoàng chưa, có cán bộ mọi ngành đầy đủ chưa, hay là khi nước đến trôn rồi mới nhảy?. Đây là những câu hỏi hơi nhức đầu mà chúng ta không thể lảng tránh nếu chúng ta muốn cùng nhau thức dậy mà đi cho đến nơi đến chốn.
Tắt một lời, tất cả bài viết trên cũng chỉ tìm cách giải quyết vần đề căn bản hiện nay là “ con Người bất Nhân và xã hội bất Công “. Muốn cứu vãn tình thế thì mọi Người ai ai cũng phải Tôn trọng yêu thương và ăn ở “ Phải Người phải Ta “ để toại lòng nhau thì mới mong lần lượt giải quyết được nan đề con Người và xã hội. Nhân loại đang thất bại ở điều căn bản này. Cái khó không chỉ ở một người, mà là trách nhiệm chung của mọi người biết sống Hòa với nhau. Ngày nay con dân Việt đã tản mác ra bốn phương, học được nhiều điều hay điều dở, giúp chúng ta biết mở Lòng mở Trí ra, trước hết là chấp nhận những dị biệt của nhau, mà ngồi lại với nhau, đúc kết lại những gì có ích cho con Người và Đất nước, rồi góp sức chung mà xây dựng thì việc gì cũng nên. Trong giai đoạn cao tốc này có người sẽ cho là chuyện quá lâu dài, không thực tiễn, nhưng chúng ta không thể để cho nhân dân đói mãi,ngu dốt mãi và chịu bất công xã hội triền miên, lại nữa cái gì mau đến sẽ chóng đi, và quan trọng hơn là nó ra đi với cái tai họa còn nhiều hơn họa CS nữa!. Nếu chúng ta muốn hoạt động theo lối “ Cá ăn kiến, kiến ăn cá “ thì không còn gì phải nói thêm! Hy vọng thay!
Việt Nhân
( 1 ) : Ý THỨC CÁCH MẠNG DÂN CHỦ ĐÁY TẦNG TẠI VIỆT NAM- HOA LỤC VÀ Á CHÂUThe
Vietnamese-American Political Science Study Group
in USA for Democracy of Vietnam and Asia.
|
"Bất chiến tự nhiên
thành" chi kế
Văn Hiến ngàn năm sử đã đề Phá tan giặc Cộng bằng Tâm lược "Nhân Chủ (tự chủ) - An Vi (an lạc)" khai lối về |