Việt Nam Văn Hiến
Năm Thứ 4890

www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com




CHỈ CÓ CON NGƯỜI . . .
CHỈ CÓ DÂN TỘC . . .


Nguyễn Quang


LTG: Kính thưa quý vị.

Tôn tử có nói : Tri kỷ tri bỉ bách chiến bách thắng : biết Mình biết Người , trăm trận trăm thắng “.
Trong cuộc đấu tranh với CSVN, chúng ta đã dùng không biết bao nhiêu tâm huyết và giấy mực để nói lên “ sự Tham tàn và Cường bạo của CVSVN ”, mà ít ai đề cập đến cái khuyết điểm của phe Quốc gia, như thế e chúng ta còn thiên lệch quá, có “ tri bỉ mà chưa tri kỷ “ , lại nữa nếu không trực diện với “ quốc nạn của sự chia rẽ “ thì có Nội lực đâu mà chúng ta cứu nước và xây dựng nước, tôi mạo muội viết bài dưới đây kính gởi quý vị để tuỳ nghi. Có điều gì sai sót xin quý vị chỉ giáo cho.
Đa tạ.

Nguyễn Quang



I.- Con Người nào ?

Tổ tiên chúng ta có bảo “ Nhân linh ư vạn vật : con Người linh thiêng hơn muôn loài “ .
Vậy linh thiêng là gì ? Linh thiêng là chỗ nào cũng ở, nơi đâu cũng có, khi nào cũng
hiển hiện được như Thần linh, mà “ Thần vô phương “ nghĩa là Thần không bị giới hạn
bởi góc cạnh giới mốc, nghĩa là vô biên, nên chỗ nào cũng hiện diện. Tuy hiển hiện
nhưng khốn thay mắt trần khó thấy, mà chỉ thấy được bằng Huệ nhãn, hay chỉ có Tấm
lòng- cái Tâm ( Không phải lả quả tim ) - là con mắt đặc biệt mới cảm thấy được phần
tinh thần linh thiêng. Vì thế mà người ta nói con người là một bí nhiệm “ L’homme cet
inconnu “.
Nhờ đâu là con người linh hơn vạn vật ? Thưa: Con Ngưòi là nơi kết tụ Tinh hoa của
Trời Đất: Trời thuộc về phần tinh thần, phần Tâm linh, phần Vô. Đất thuộc về phần
vật chất, phần Hữu. Phần vật chất tuy hữu hình, nhưng nhiều thứ còn khó thấy huống
chi Tinh thần là phần vô hình.
Kitô giáo bảo : mỗi con Ngưòi đều có đền Chúa ngự, mà Chuá là đấng vô hình, vô
tướng, vô thanh, vô xú, vô sắc, tức là vô biên, vô hạn. Phần khó thấy của con Người là
nơi đền Thờ Chúa ngự.
Còn nhà Phật thì bảo mỗi Người là Phật sẽ thành, nói như thế là bảo trong mỗi người
đều có mầm Phật hay Phật Tánh, Tánh ấy là tánh linh thiêng, vô hình, phần này cũng
khó thấy luôn.
Vì phần Tinh hoa, Phật Tánh, phần đền Chúa ngự đều vô hình khó thấy nên những
người Duy Khoa học, Duy Lý cái gì cũng đòi hỏi phải hiện ra rõ ràng chi li khúc chiết
trước mắt, họ mới chấp nhận, do đó họ chối tuột phần linh trong con Người. mà Phần
Linh là phần Tinh thần, là phần cao quý nhất của con Người, bỏ phần cao quý linh
thiêng thì phần còn lại của con Người là vật chất đặc sệt bất linh, chỉ còn lý trí ròng ?
Tình Yêu là thứ u linh man mác, tuy người duy lý nào cũng khát khao Yêu đương,
nhưng hành động lý trí của họ lại chối bỏ Tình yêu!

Theo Tổ tiên ta thì con Người là “ Qủy Thần chi hội : con người là nơi gặp gỡ của
thần thánh và ma quỷ “ , là nơi dằng co giữa hai đối cực Thiện Ác, nên lúc này thì lành
thánh, giây sau đã là qủy ma, thiện ác cứ tranh dành lấn lướt nhau hoài hoài, nên buộc
mỗi người phải tu dưỡng hàng ngày làm sao cho phần Linh trong mình được ngày một
trưởng thành hơn để nâng cao phẩm giá của con Người để xứng danh là con Trời Đất,
con Chúa, con Phật.
Phần cao quý đó là Lòng Nhân ái, Lòng bác ái, Lòng Từ bi. Cái Tâm Từ bi, cái
Lòng Nhân ái hay Bác ái nói chung là lòng Thương bao la đều vô hình, người ta chỉ
thấy được nó qua hành động ăn ở “ phải Người phải ta “ hay lẽ Công bằng với nhau
thôi, chứ cứ rao giảng thuyết pháp hoài mà không có hành động cụ thể làm chứng
thì sinh nhàm, vô tác dụng.

Khi con người đánh mất phần linh thiêng đó, tức là đánh mất cánh Tiên, cánh Hạc, thân
xác nặng quá mà thiếu cánh Tiên để bay lên cao, tất sẽ bị rơi xuống, mình bị hạ mình
xuống mức sống thấp nhất giống như lang sói chỉ biết dành miếng ăn vật chất mà quên
Tình Người. Khi con ngưòi đánh mất thứ linh thiêng đó tức là Tình người, nên ăn ở
bất công gây ra mầm loạn trong xã hội. Mọi sự tốt xấu trong xã hội đều do con Người
tạo nên, vì vậy phải có con người tốt nghĩa là có Tư cách và Khả năng thì mới làm việc
tốt được. Có khả năng thì mới biết việc và làm việc thành công, có Tư cách thì không
làm bậy và nhất là biết cách sống công bằng để sống hoà với nhau. Cái rối loạn của
Xã hội ngày nay là do cuộc sống bất công của nhiều người, do con người đã đánh mất
Tình Người!

II.- Con Người với Tôn giáo

Ngày nay nước nào cũng có nhiều tôn giáo, chẳng Tôn giáo nào mà không khuyện mọi
người “ Yêu Thuơng và ăn ở Công Bằng với nhau “, thế mà “ Hận thù và Bất Công”
ngày càng lan tràn, không nói các tôn giáo khác nhau mà ngay trong cùng một tôn giáo,
các xích mích hiềm thù khi thì bùng phát, hai bên ra sức chém giết nhau tận tình, khi thì
âm ỉ suốt trường kỳ lịch sữ.
Tôn giáo sai, con Người sai hay Giáo hội sai?
Thưa: Tôn giáo nếu có sai chăng là ở chỗ khuyên người ta ăn ở tốt lành, mà người ta cứ
ăn ở bất công với nhau mà tôn giáo không có khả năng cản ngăn được. Còn các giáo hội
thì đã có nhiều giai đoạn đen tối lắm, vì cái lối hành đạo “ Lấy Đạo tạo Đời “, nghĩa là
chỉ lo trưng bày hình thức cho Giáo hội mà quên nội dung của Đạo. Đây là con Đường
ngược chiều, không những phải “ Suy tư “ để phát triển lý trí Công chính giúp ăn ở cho
đàng hoàng, mà quan trọng nhất là phải “ Quy tư (: no – mind ) “ để un đúc nguồn Tình,
chỉ dùng lý trí để lo hình thức mà Không biết cách tìm về nguồn Tình thì đánh mất Gốc
là phần tinh tuý của Đạo !
Chúa Yêsu được sinh ra, sống cuộc đời ẩn dật làm chứng suốt trong 30 năm, rao giảng
3 năm, trước khi về Trời Ngài đều thể hiện một nếp sống nghèo khó, khiêm tốn, nhân
lành, nhẫn nhục.
Ngài được sinh ra trong chuồng bò, rao giảng nơi dốc đồi, ven biển. Ngài giảng những
điều ngược đời với những thành phần giả hình, gian dối, bất công, nên bị thế gian giết
đi một cách nhục nhã thê thảm! Đây là bài học khó làm, vì không thể chỉ nói bằng
miệng mà phải làm chứng bằng việc làm công bằng cụ thể!
Ngày nay ở Châu Âu cũng như một số quốc gia khác có nhiều giáo đường nguy nga mà
ít người lui tới dự Lễ, nhiều người đã bỏ Lễ, tránh xa giáo hội, chúng ta nên hỏi tại sao,
chúng ta không trực diện vấn đề thì mới thấy nguyên do mà sửa lại cho tốt. Tình trạng
đất nước chúng ta phức tạp và còn tệ hơn nhiều, thế mà chúng ta vẫn không nhận biết
con người giáng cấp và đất nước suy vong, thì đâu có để tâm đến cách sống đạo để
làm chứng, lý do là không để Tâm, tức là đã đánh mất cái Tâm rồi !. Cứ lấy cái khậu
hiệu “ Tốt Đạo đẹp Đời “ mà tự dối mình!

Lệnh truyền của Chúa là “ Mến Chúa Yêu người mà sống Hoà bình với nhau “, thế
mà lúc nào chúng ta cũng chỉ lo thờ phượng và tôn vinh Chúa bằng nhiều hình thức tốn
kém và tốn thì giờ, mà sao nay mối Hiệp thông trong hàng Giáo phẩm và Giáo dân lại rã
đám như vậy, nói cách khác là mối liên hệ giữa Thân Nho với nhau, giữa Thân Nho và
Cành Nho cũng như mối liên hệ giữa các Cành Nho với nhau đều bị tắc nghẽn? Lý do
tại sao? Thưa là vì cái nhựa sống Bác ái và Công bằng đã bị nghẹn lối, nhất là mối liên
hệ giữa hàng Giáo phẩm và Giáo Dân nay chỉ còn một chiều! Vì không hiệp được, “
nhựa sống dưới “ không lên, “ nhựa luyện trên “ không xuống được thì làm sao thông?
Vấn đề rất đơn giản là, chúng ta không kính trọng và yêu thương nhau đủ, nên ăn
ở bất công với nhau gây ra rối loạn xã hội, chúng ta chỉ lo cầu cầu nguyện để xin
Chúa ban phát Hòa bình, mà chúng ta đâu có thèm cùng nhau lo dọn sự bất công
do chúng ta làm ra, chính chúng ta không cố sửa, chỉ van xin lạy lục để nhờ phép lạ
Chúa dọn cho sao?
Làm sao Chúa lại nghe lời van xin mà ban phép xoá sự bất công một cách khờ khạo đến
thế! Chúng ta phạm tội bất công, rồi cũng chỉ xin tha tội là xong sao?
Ai gieo thì kẻ đó phải gặt, ai làm lỗi thì kẻ đó phải sửa, đó là luật Chúa. Luật Chúa đã
trọn hảo từ thuở đời đời, không cần phải và không thể sửa sang gì nữa hết. Chỉ cần
chúng ta bỏ lối sống hỗn hào đó đi là đủ !
Chúng ta xả rác, rồi van xin Chúa dọn rác cho ta sao?. Chúng ta cứ van xin Chuá dọn
giúp, chúng ta có để ý Chúa có nhậm lời dọn rác cho chúng ta không, sao mà đống rác
thế giới ngày nay đã như núi Thái sơn dường thế ?
Sao lại có cách Thờ phượng tôn vinh ngược với lệnh truyền của Chúa đến thế. Chúng
ta cứ sợ mất lòng nhau, mà quên đi lối sống xúc phạm Chúa đến dường thế!
Chúng ta trách cứ ai đây ? Xin mỗi người tự trả lời cho chính mình, và xin những ai có
trách nhiệm chung chỉ bảo cho.
Phật giáo cũng vậy, Đức Phật bảo “ Ta là cánh Tay chỉ trăng “ , các con “ tự thắp
đuốc lên mà tìm Trăng “, thế mà sao chúng ta cứ xây Chùa cho thật lớn, đúc nhiều
tượng Phật, rồi to son thếp vàng cho lộng lẫy, rồi thì lo cúng dường cho xôm trò, mà
thờ phượng Phật cho nguy nga với nhiều hình thức hấp dẫn. Nhà Chùa nào cũng đồ sộ,
được trưng bày vô số trượng Phật lỗng lẫy, có cả tượng Phật ngọc nữa, mà không ý
thức được những hình thức hoành tráng này chỉ giam giữ chúng ta nơi “ Ngón Tay chỉ
Trăng “ mà quên “ Tự đốt đuốc tìm Trăng “, như thế thì làm sao mà chúng ta được giải
thoát, mà đáo bỉ ngạn ?
Chúa Yêsu sống đơn sơ suốt cuộc đời, trước khi chịu nạn, Ngài lên vườn cây dầu cầu
nguyện 40 ngày. Đức Phật sau khi bỏ ngai vàng, vợ đẹp con khôn, trên con đường tìm
cách giải thoát, Ngài gặp biết bao trở ngại, cuối cùng Ngài cũng tọạ thiền dưới cây Bồ
Đề 49 ngày mà giác ngộ. Các Ngài có thờ phượng cúng dường gì nhiều đâu !
Đành rằng với quần chúng, không có hình thức thì họ không thể đi vào nội dung trừu
tượng được, nhưng chỉ lo hình thức cho hoành tráng bề ngoài mà quên nội dung thì là
lạc đạo.

Còn Hồi giáo và Kitô giáo là hai anh em, sao mà cứ tìm cách hãm hại nhau hoài, miệng
cứ rao bác ái công bằng mà sao lại hành động Hận thù một cách cực đoan đến thế. Sao
nỡ ôm bom tự giết mình để giết cho được nhiều người mà lên Thiên Đàng. Chốn
Thiên Đàng nào đây ? Có Allah ở trên đó không ? Thật chỉ có Allah mới hiểu!
Trong khi đó thì Luân thường Đạo lý làm Người bị đảo lộn, con Người giáng cấp thê
thảm, xã hội tuột dốc trên đà suy vong! Thế mà đa số chúng ta có Mắt mà không thấy,
có Tai mà chẳng nghe , có Lòng mà chẳng động!
Nguyên do là chúng ta đã quên con Người, quên việc gần mà cứ đi kiếm việc xa, việc
gần là ở đâu cũng có Đạo, Đạo xa là đạo tưởng tượng. Đạo để sống ở Đời, giúp biết
cách vươn lên từ những việc nhỏ nhặt khó khăn hàng ngày để luyện Tình người, mà
sống theo Lẽ công chính. Việc nhỏ và thiết thân ở ngay bên mình mà ta chẳng biết
huống chi việc cao cả xa xăm tít Trời cao! Trên Trời làm gì có việc gì cần cho đời sống
hàng ngày của ta mà mơ tưởng? Không bắt đầu vươn lên từ cái nhỏ nhoi từ cái tầm
thường thì làm sao mà vươn tới Trời cao được?.

Không những Việt Nam là nơi mà tình trạng “ Đạo một đàng Đời một nẻo “, tình trạng
này đã lan ra nhiều nơi trên thế giới, nguyên do là “ Nhiều Sãi quá nên không ai nhớ
đóng cửa Chùa “, nói một cách tổng quát nhiều nơi loài người đã quên mối tình liên
đới, hay trách nhiệm liên đới, một người làm loạn, nhiều người cứ im lặng chịu trận
đòn thù chia ly tan tác!..

Còn những người không có tôn giáo mà còn có Lương tâm thiết nghĩ cũng không sao.
Miễn là cái tâm còn giữ được cho trong sáng không để Tham, Sân, Si điều khiển, thì
cái Tâm vẫn lương, cái Lòng vẫn sáng, vẫn trong, nhờ lương tâm con người vẫn biết
yêu thương con người và ăn ở công bằng với nhau để sống hoà với nhau, vì sống bất
hoà là chúng ta đưa nhau vào tử địa.
Lịch sử nhân loại đã cho ta thấy, các nhà khoa học cũng như các nhà chính trị đã đánh
mất Lương tâm, nên đã gây ra bao thảm trạng trong các thế chiến gây đau thương cho
nhân loại. Cả nhân loại văn minh đang nhận chìm nhau trong “ vũng chân trâu Bất
Hòa “ này!
Nói tóm lại, nhiều người trong loài người đã đánh mất mối liên hệ hòa với nhau,
nguyên do là đã đánh mất Tình người, đánh mất Lương tâm. Những ai chịu trách
nhiệm đây, và những ai chiụ trách nhiệm làm tốt lại mối liên hệ mà sống với nhau đây?
Đừng có hỏi Thượng Đế, đừng hỏi Thiên Chúa, đừng hỏi Allah, đừng hỏi Phật, mà
phải hỏi chính mỗi chúng ta, và đừng quên hỏi luật Giá Sắc nữa, luật ấy sẽ trả lời cho
mỗi chúng ta. Luật ấy như thế này:
Giá là Gieo, Sắc là Gặt.
Gieo thứ nào thì gặt thứ ấy ( Gieo lành gặp lành, gieo ác gặt ác, đã gieo thì phải gặt )
Ai geo thì kẻ ấy gặt ( Ai Gieo Hòa thì Hạnh phúc, Ai Gieo Bất hòa thì Khổ đau )
Gieo một thì gặt trăm.( Làm Thiện lời nhiều, làm Ác lỗ to )
Lưới Trời này thưa lắm, nhưng chẳng ai thoát lưới bao giờ, vì là luật lớn của Tạo hóa,
tuy Trời chẳng nói gì, nhưng đã có luật Giá sắc nói và làm thay cho Trời rồi! Có khi đời
Cha ăn Mặn mà đời Con vẫn còn khát Nước.
Khi lập thành Quốc gia, lập thành Giáo hội tôn giáo, lập thành Đoàn thể thì luật Giá sắc
lại thêm một điều nữa, đó
là: Khi một số thành phần trong Quốc gia, trong Giáo hội, trong Đoàn thể mà làm sự bất
công gây ra bất hòa ( do thói Khôn Độc dại Đàn ) thì cả quốc gia, Giáo hội hay Đoàn
thể phải chịu trách nhiệm chung mà sửa đổi lại, nếu quên cùng nhau sửa đổi thì phải
chịu vạ lây chung, điều này Tổ tiên chúng ta đã dạy: “ Con dại Cái mang “ . Quốc gia,
Giáo hội, Đoàn thể chưa dám nói lên được “ cái dại của Con “ , thì làm sao mà có tinh
thần “ Cái mang “:được !.
Ngày nay các tôn giáo không chỉ lo “ Độc thiện kỳ thân “ được nữa, mà phải “ Đàn
thiện toàn dân “ mới xong.

III.- Con Người Việt Nho của Bách Việt

Đại loại trên thế giới có 3 mẫu người:

1.- Mẫu người Duy Tâm là những người tin vào Thần thánh, làm nô lệ cho thần
thánh, con người mất ý thức về chính mình luôn sợ Trời đánh Thánh vật, nặng tinh
thần ỷ lại, nên chỉ biết nài nĩ cầu xin, rất yếu đuối khiếp nhược. . .Đây là những con

người cứ làm quấy, cứ ăn ở bất công, cứ làm rối loạn xã hội rồi cứ nài nỉ cầu xin hoà
bình. Hay con người chỉ lo thờ lạy cúng dường “ cánh Tay chỉ Trăng “ mà mơ ngày
Giác ngộ. Hay là con người mang trong mình cả lô Quỷ Thần mà không ý thức tu thân
đề cho Quỷ Tham, Sân, Si lộng hành sai khiến!

2.- Mẩu người Duy Vật là những người không Tin Trời Đất Thần thánh, chỉ
biết tôn thờ vật chất, coi của trọng hơn Tình người, nên chỉ lo trau dồi nanh vuốt để
dành dật mọi thứ cho mình gia đình mình và đảng phái mình. Với vô Tâm và xảo Trí
họ đi vơ quén tiểu lợi, tiểu danh, cứ hùng hục dẫm lên sinh mạng con người , lấy việc
cướp bóc và giết hại nhau làm vinh quang.

3.- Mẫu người Nhân chủ của Việt Nho Bách Việt là những người không để cho
Trời kéo lên để Duy Tâm, không để cho Đất đè xuống để trở thành Duy Vật, mà luôn
phải tự Lực tự Cường để duy trì vị trí tự Chủ.
Nho định nghĩa con người như sau: “ Nhân giả kỳ Thiên Địa chi đức, Âm Dương chi
giao, Quỷ Thần chi hội, Ngũ hành chi tú khí ( Lễ Vận ) : con Người là cái đức của
Trời Đất, nơi Giao hoà của âm Dương, chốn gặp gỡ của Qủy Thần, là Tú khí của Ngũ
hành ”. Chúng ta đi vào từng chi tiết để thấy được con người Nhân chủ ra sao?

1.- Nhân giả kỳ Thiên Địa chi đức: Con Người là cái Đức của Trời Đất hay là
Tinh hoa của Trời Đất: Tinh hoa của Trời là những giá trị Tinh thần, tinh hoa của Đất
là những giá trị vật chất. Cái Đức là những đức tính mà con người được phú bẩm từ
Đạo Trời Đất, đó là Thiên tính tức là : “ Thực, Sắc, Diện, Thiên tính dã “ .
Thực để mạnh hồn khoẻ xác, nhất là “ có Thực mới vực được Đạo “, đây cũng
là con đường trau dồi Chân, Thiện, Mỹ, đó mới là cái Đức của Trời Đất.( đã bàn ở nơi
khác ) .
Sắc để xây dựng Tổ ấm gia đình, gia đình có “ Thuận Vợ thuận Chồng “ thì mới
có thể chung Lòng, chung Trí, chung Sức với nhau mà xây Tổ Ấm mà sống vui, sống
mạnh và cũng là cái nơi trau dồi Tình Lý cho con cái.
Muốn có cái Diện “ nhu hòa “ ( Bộ mặt hiền ) thì phải trau dồi cái Thể “ Nhân
Nghĩa “ ( Tấm lòng tốt ) theo Ngũ thường “ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín “ và sống Hoà
với mọi người theo Ngũ luân, tức là 5 mối liên hệ Hoà theo “ Tình Lý tương tham”. Đó
là mối liên hệ Hòa giữa: Vợ Chồng ( 1 ), Cha mẹ với Con cái ( 2 ) , Vua tôi hay Nhân
dân với chính quyền ( 3 ) , Anh Chị Em với nhau ( 4 ) , và Đồng bào với nhau hay Bè
bạn . ( 5 ) .
Thực ra Tình Lý chi là một, nó như hai mặt của một đồng tiền, nương nhau mà
tồn tại, xô đẩy níu kéo nhau mà lập thế Hòa quân bình động, mà liều lượng co dãn là
Tình / Lý là 3 / 2. ( Tham Thiên lưỡng Điạ )
Lý giúp Tình không thiên lệch, Tình giúp Lý không đi vào con đường bất chính gian tham. Tỷ lệ này rất co dãn miễn là Tình phải nhiều hơn Lý để bao dung phòng
lúc Lý quá dứt khoát mà đánh mất mối liên hệ hoà, nó phụ thuộc vào từng người, từng
trường hợp và hoàn cảnh mà uyển chuyển. Đó gọi là Tình Lý tương tham. Cụ Nguyễn
Du đã thi vị hoá rõ hơn : “ Bên Ngoài là Lý nhưng Trong là Tình: Cái lý sống với nhau
Ngoài xã hội thì phải theo lẽ công bằng, còn bên Trong mỗi cá Nhân thì phải tu dưỡng
cho có Tình, thì mới xử Lý công chính được.”

2.- Nhân giả : Âm Dương chi giao. Nếu các đối cực Âm Dương được tương
tác với nhau theo liều lượng 3/ 2 : Âm tức là Tình với liều lượng 3, và Dương là Lý 2
thì đạt trạng thái Quân bình động tức là trạng thái hòa. Trong các mối liên hệ hoà thì
mối liên hệ hoà giữa Vợ chồng là đứng đầu : Quân tử chi đạo tạo đoan hồ phu phụ:
Cái đạo của người quân tử khởi từ đầu mối Vợ Chồng “. Cái đầu mối quan trọng này
là Âm Dương hòa hay Thuận Vợ thuận Chồng, đây là cái Tổ ấm có thể gọi là “ Thiên
đàng nơi trần gian “ , vì Hoà là nền tảng của hạnh phúc, mà hạnh phúc là cùng đích của
con Người, tuy mới chi là hạnh phúc tương đối, nhưng có xây được hạnh phúc tương
đối ở đời mới có bực thang mà leo lên hạnh phúc miên viễn. Cái mối liên hệ này mối
liên hệ hàng đầu cao cả nhất vì khó thực hiện nhất, vì sự đụng chạm của hai đối cực
với nhau hàng ngày hàng giờ hàng phút từ những việc gần nhất nhỏ nhặt nhất đến
những việc to lớn xa xôi, với những thực tế có nhiều khi rất chua cay, muốn xử hoà
được thì phải có lượng “ bao dung lớn “ và một “ lý trí công chính “ mới nên. Sự thất
bại của Gia đình kéo theo sự thất bại của Quốc gia, vì Gia đình là nền tảng của xã hội.

3.- Nhân giả : Quỷ Thần chi hội: Con Người là nơi hội tụ của Quỷ Thần, hay
con người là trường đấu tranh của Thiện Ác, phút này là Thánh giây sau là Quỷ, vì thế
cho nên phải hàng giây hàng phút lo tu thân để hoàn thiện con Người mình, đó là sứ
mạng của con Người muốn có đời sống hạnh phúc, Cha ông chúng ta gọi đó là cách “
Vi Nhân : Làm Người “ mà “ Vi Nhân nan hỹ: Làm Người khó lắm “!
Đã là Người thì tại sao còn phải làm người nữa và tại sao lại khó, vì không làm
người để biến thành Thần, thì bị ma Qủy dành mất chỗ ông Thần thì sẽ biến thành
Lang sói, khi sống như lang sói thì không những hại người mà còn hại mình nữa.
CSVN là thí dụ cụ thể.
Việc làm người khó là do ba việc khó khăn:
*Thứ nhất là làm người hay tu thân không ngừng nghỉ suốt đời, chứ không
phải chỉ đến khi đã có nghề nghiệp và gia đình là xong, rồi cứ thản nhiên như thế mà sống, chẳng quan tâm đến việc tu thân nữa.
*Thứ hai là phải hoàn thiện mọi việc làm, bắt đầu từ cái nhỏ tới cái to, từ cái
dễ đến cái khó, từ cái gần tới cái xa, từ cái tục đến cái thanh, từ cái tầm thường tới cái
phi thường, …chứ không có mơ tưởng những cái cao vời xa xôi, đó chỉ là vọng tưởng.
Vì “ vật hữu bản mạt, sự hữu thủy chung, tri kỳ chung thủy tất cận đạo hỹ .( Đại học ) : Mọi vật đều có Gốc Ngọn, mọi việc có Trước Sau, biết được thứ tự Sau
Trước là gần Đạo vậy “, mà Đạo thì ở đâu? Thưa “ Đạo bất viễn nhân: Đạo không
xa con người, chỗ nào cũng có Đạo hết, từ cái ghét rác bẩn thĩu, cho đến những thứ
cao cả xa xôi, chỗ nào mà chẳng có “ cái tinh vi và vĩ đại “ nên Đạo xa con người là Tà
Đạo. Và Đạo cũng ở ngay trong Tâm ta, vì “ Ngô tâm tiện thị vũ trụ, vũ trụ tiện thị
ngô tâm: cái Tâm của Mình cũng được gắn liền với cái Tâm của Vũ trụ, con người là
tiểu vũ trụ, nơi tiểu vũ trụ có điểm ánh linh quang của Vũ trụ, hai bên có liên hệ mật
thiết với nhau.
*Thứ ba là hoàn thiện mọi mối liên hệ: Mối liên hệ giữa người với người,
giữa người với Trời Đất và muôn loài.

**Mối liên hệ Hòa với mọi người là mối liên hệ quan trọng nhất, muốn
Hoà với nhau thì phải sống Công bằng với nhau, muốn sống Công bằng thì phải có
lòng Nhân là lòng Thương người, muốn có lòng Nhân thì phải tu thân theo Ngũ thường
để thực hiện mối liên hệ Hòa theo Ngũ luân. Khi lập được mối liên hệ Hòa trong Nhân
loại thì Thiên hạ thái bình. Đó cũng là mục tiêu của mọi Đạo. Đạo nào không giúp thực
hiện được Hoà bình mà gây chiến tranh là Tà đạo.
_
** Mối liên hệ Hòa với muôn loài. Đây là vấn đề môi sinh rất rộng lớn,
loài người muốn sống sung mãn thì cũng phải để cho mọi sinh vật khác sống một cách
điều hòa bằng cách biết cách cân bằng các môi trường sống với nhau. Muôn loài có
chung với nhau những môi trường sống như Không Khí, Nước, Đất, con người còn có
môi trường Tư tưởng nữa. Vì “ vạn vật đồng nhất thể ” , nên “ Vạn vật tương liên “. Nhờ mọi vật đều được cấu tạo cùng một bản thể, đó là vật chất và năng lượng, ta nên biết mỗi vật chất đều phát ra những tần số khác nhau, những loại tần số giống nhau thì “ tương cầu tương ứng “ , nên sự liên hệ với nhau rất mất thiết. Nền tảng cấu tạo này giúp con Người và muôn loài có liên hệ mật thiết với nhau cũng như trao đổi vật chất và năng lượng với nhau qua các môi trường, nếu các môi trường trao đổi với nhau được cân bằng thì “ Thiên
sinh Địa dưỡng Nhân hoà: Trời sinh luật vận hành trong vũ trụ, Đất ( Đất là đối cực
của Trời, không phải là môi trường Đất) là những môi trường như Không khí, Nước,
Đất là môi trường sống, con Người nếu biết cách khai thác và trao đổi các nhu cầu
trong các môi trường một cách cân xứng và sống cân bằng theo Thiên lý thì không
những con người sẽ hoà với nhau mà còn hoà với vũ trụ muôn loài nữa. Tổ tiên còn
nói “ Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong; Sống thuận với luật Trời Đất thì
tồn tại và phát triển, nghịch với Thiên lý thì tiêu vong”. Hiện tượng nhà Kiếng, ô nhiễm
nguồn Nước, ô nhiễm môi trường Đất nhất là môi trường Tư Tưởng sẽ làm mất sự
quân bình Thiên nhiên, sẽ gây tai họa to lớn cho loài người vô trách nhiệm.

4.- Nhân giả: Ngũ hành chi tú khí: con người là cái khí - tinh hoa của ngũ hành-. Ngũ hành có Thủy Hỏa, Mộc, Kim và Thổ. Thủy Hỏa là vật chất và năng
lượng, Mộc Kim là Sinh vật và khoáng chất. Đây là Thề giới hiện tượng, tượng trưng
cho Hữu ( manifested World ) . Còn trung cung hành Thổ tượng trưng cho Vô (
Unmanifested World ). Hữu Vô là Thái cực. Vật vật giai hữu thái cực: Vật nào cũng
có thái cực , tức là tiểu vũ trụ, con người là một trong Tam tài, ở giao điểm của trục
Tung ( trục Thiên Địa ) và trục Hoành ( trục Nhân ) , tức ở vị trí trung cung hành Thổ
nên linh ( có chất vô biên ) hơn vạn vật. Nhờ tú khí của Ngũ hành, nên “ Nhân linh ư
vạn vật .
Nói tóm lại, vì là tinh hoa của Trời Đất, con người trội vượt lên trên vạn vật qua giá trị
Chân, Thiện, Mỹ, nên ai ai cũng đáng trọng và đáng yêu, nên biết cách ăn ở công bằng
mà sống hoà với nhau mới xứng với nhân phẩm.

Tóm lại một số người trong Tôn giáo tuy con Chúa con Phật mà sống ỷ lại không thể
làm chứng cho tinh thần tôn giáo của mình, thường lại ỷ vào đức tin chết của tôn giáo
để hiềm khích nhau, chia rẽ nhau, thật nguy hiểm, tệ nhất lấy bình phong tôn giáo để
tạo đời, xé tan mối tình đoàn kết quốc gia. Đáng lẽ tôn giáo là nguồn đoàn kết quốc gia
thì nay lại là nguồn chia rẽ dân tộc, lý do là đã bỏ mất tinh tuý của Tôn giáo. Tôn giáo
quý ở chổ giúp con người sống hoà với nhau, mà tổ gây sự bất hoà thì Tôn giáo để làm
gì, khi bất hoà thì làm sao mà sống an bình được?

Vậy ta thử hỏi Tôn giáo để làm gì? Các vị lãnh đạo tinh thần đã nói và làm gì trong xã
hội mất hết kỷ cương luân thường đạo lý? Cha ông chúng ta bảo giặc đến nhà đàn bà
phải đánh, nay giặc đã bao vây tứ bề, các vị lãnh đạo tinh thần dạy bảo gì và làm gì, vì
ở trên cao, các ngài không còn là công dân của đất nước nữa sao ? Đức Giáo Hoàng
Gioan Phao Lô II đã làm gì khi đất nước Balan bị Liên Xô xâm chiếm ? Các vị trí thức
cũng ỡ trên cao vậy sao?
Cha ông ta đã có một kho tàng quý giá về con người Nhân chủ, nhưng đã bị bỏ quên,
vì không chịu làm Chủ thì tất nhiên phải vướng vào nếp sống nô lệ, ỷ lại, yếu hèn, mất
hết tính chất tự lực tự cường, nên hèn với giặc mà khe khắt với đồng bào, thật là tai
hại. Không giúp nhau xây dựng lại con người Nhân chủ thì không thể bàn đến việc
cứu nhà cứu nước được, vì có hết sức làm đi nữa cũng không đũ Tư cách và Khả
nằng làm việc lớn.

Tóm lại, khi Duy Tâm, ta nghiêng hẳn về Trời, mà quên Đất, nên nặng về Nhân ái và
nhẹ về Công bằng, xã hội vẫn rối loạn!
Khi Duy Vật thì lại chối Trời và chỉ biết có Đất, nên chẳng quan tâm về Nhân ái mà
cũng chẳng đếm xỉa đến Công bằng, thì con người vô luân, xã hội đồi trụy.
Với con Người Nhân chủ thì Trời Đất hài hoà, nên “ Nhân ái và Công bằng là Một “
như hai mặt của một đồng tiền, đó là một tiểu Thái cực. Con Người Nhân chủ là con
người ý thức về vai trò làm Chủ của mình cũng như lối xử sự Hòa của mình để xây
hạnh phúc. Không biết, không làm, cũng như biết mà không làm, để cho con người giáng cấp và xã hội nhiễu nhương thì đểu là do lỗi của con người mất ý thức về chính mình!.
Xem thế thì Nho không quê mùa lạc hậu gì ráo, chỉ có không hiểu và không “ làm
Người Nhân chủ “ thì con Người trở nên quê mùa lạc hậu mà thôi. Con Người hư đốn
Gia đình tan nát và đất nước suy vong là con Người hư chứ không phải Nho hư!

IV.- Nền tảng của Quốc gia Dân tộc

Quốc gia là một số đông người có một lãnh thổ riêng có đầy đủ ý thức về sự hợp nhất
và có một chính quyền riêng ( Nation: a body of people associated with a particular territory, that is sufficiently conscious of its unity to seek or to possess a government peculiarly its own. Webster’s Encyclopedic Unabridged Dictionary )
Dân tộc là chủng tộc của quốc dân, tức là một số đông người lập thành một cộng đồng,
bộ lạc, chủng tộc, một nước có một nền văn hoá, lịch sử và tôn giáo chung. (People:
The Whole body of person constituting a community, tribe, race, or nation because of
common culture, history, religion or the like )
Vậy Quốc gia Dân tộc là một số đông người, có thể gồm nhiều sắc tộc có:

1.- Một nền tảng ‘ hợp nhất “ như nền văn hoá chung, tôn giáo chung.
2.- Một lãnh thổ chung
3.- Một chính quyền chung
4.- Một lịch sử chung.

Trong 4 yếu tố để thành lập một quốc gia ta thấy 2 yếu tố quan trọng nhất, vì nó là nền
tảng của Quốc gia:

1.- Yếu tố Tôn giáo. Ở nước ta trước đây có Tam giáo đồng nguyên. yếu tố
này là nếp sống, là niềm tin về Đạo lý chung của Dân tộc. Yếu tố tôn giáo cũng chỉ
quan trọng nếu quốc gia đó chỉ có một tôn giáo, còn nếu có nhiều tôn giáo thì phải có
một nền tảng hợp nhất mới ổn, nhất là về niềm tin, khi đụng vào nền tin của nhau thì
dễ gây xích mích bất hòa. Viêt Nam ta đã có nhiều kinh nghiệm đau thương không nên
quên về nguyên do sinh sự.
Trước đây Việt Nam có 3 tôn giáo Phật, Lão, Khổng. Mỗi đạo có một cách tu thân
riêng, những người theo Phật thì vào Chùa ngồi thiền mà tìm đường giác ngộ, các vị tu
tại gia cũng theo đường hướng diệt dục mà tìm cách giải thoát Khổ đau. Các vị theo
Đạo Lão thì lên núi tu Tiên, mà huyền đồng cùng vũ trụ. Các nhà Nho theo Khổng thì
theo đường lối Tu thân, Tề gia, Tri quốc, Bnh thiên hạ. Tuy hướng sống khác nhau,
nhưng lúc thiếu thời người theo Đạo nào cũng phải học chữ Nho để đọc kinh kệ riêng,
mà muốn học chữ Nho thì phải học Tứ thư Ngũ Kinh, tức là con đường Tu, Tề, Trị,
Bình, nên lúc bình thì mỗi Đạo vẫn tôn trọng lối sống riêng của Đạo khác, nhưng đến
khi có giặc thì cả 3 nhào ra mà bảo vệ tổ quốc, lại nữa cả 3 Đạo đều có thêm tinh
thần Tương Dung ( Hệ quả của Bi, Trí, Dũng cũng như Nhân, Trí, Dũng ) mà sống
hoà với nhau trong thời bình cũng như thời chiến. Đây gọi là Tam giáo đồng nguyên,
tức là điểm “ Bất Đồng nhi Hòa “ của Dân tộc, nhờ thế mà qua hàng ngàn năm vẫn
cùng nhau đồng tâm trong công việc giữ nước và dựng nước. Đành rằng vẫn có những
thời,lúc thì Phật thịnh lúc thì Nho thịnh, mà không có những sự chia rẽ trầm trọng.
Sau này chúng ta có thêm Kitô giáo mà tinh tuý là Bác ái, Công bằng và Tha thứ tuy
danh xưng khác nhau nhưng tinh thần vẫn yêu người và ăn ở công bằng với nhau. Các
tôn giáo khác cũng vậy, đều lấy tôn chỉ yêu người và lẽ
công chính làm đầu. Chỉ có cái nạn là những người các tôn giáo tìm cách “ lấy Đạo tạo
Đời “ mà chia rẽ hiềm khích nhau mà thôi. Cứ theo đúng tinh thần tôn giáo mà ăn ở
với nhau thật lòng thì làm sao mà có sự chia ly hiềm khích!
Bây giờ chúng ta phải đi tới tinh thần Tôn giao đồng nguyên hay Hoà hợp Tôn giáo (
Tuy bất đồng nhưng vẫn phải tìm cho ra lối hòa, vì Hòa là nguồn gốc của các tôn giáo
) để mà sống hòa với nhau, Không làm được như vậy e phải mời các tôn giáo lên Thiên
đang hay Nát bàn mà hành đạo.

2.- Yếu tố Văn hóa. Nước ta trước đây có Khổng giáo, thực ra là Hán Nho, đây
là thứ Nho bá đạo đã bị nhà Hán xuyên tạc thành thứ hủ Nho, mất hết tinh tuý, nên đã bị
dè bỉu chối bỏ. Triết gia Kim Định đã dành cả cuộc đời khai quật Việt Nho và triết lý An vi.
Việt Nho là Nho có gốc từ Việt tộc ( chứ không phải Hoa tộc ), Nho này cũng có gốc từ nền Văn hoá Hòa Bình cách nay 12 ngàn năm đến 30 ngàn năm, chung cho cả Đông Á, trong đó có Tàu, Nhật, Hàn, Việt. . ..
Cơ cấu của Việt Nho là bộ số Huyền niệm 2 – 3 , 5
2 là cặp đối cực như Tiên / Rồng, Vợ / Chồng, Âm / Dương, hai cực xô đẩy,
níu kéo nhau mà lập thề Quân bình Động, đó là trạng thái Hòa, nhờ đó mà biết cách
sống theo lối “ Chấp kỳ lưỡng đoan: phải Người phải Ta “ mà hoà với nhau.
3 là con người Tự Chủ, tự Lực, tự Cường, nhờ sống theo “ Chấp kỳ lưỡng
đoan “ mà ăn ở hòa với nhau. Cha ông nói theo cách bình dân là Trai hùng Gái đảm.
5 là nguồn Tâm linh là nguồn Sống và nguồn Sáng tức là lòng Nhân ái và Lý
công chính. Muốn cho Tình / Lý tương tham hay hài hoà thì phải đạt liều lượng Tình
3 , Lý 2 ( Tham thiên lượng địa nhi ỷ số ).
Đây là cơ cấu và nội dung của nền Văn hoá thái hòa, cảnh Người cùng Trời Đất
nhảy mùa ca hát vang trời đã được triển diễn trên mặt Trống Đồng Đông Sơn, đây là
cảnh vũ trụ hòa . (Đã bàn trong cuốn Văn Hiến Việt Nam )
Nan đề của thế giới ngày này là nạn bất Hòa, do hành động bất Công, chỉ có
cuộc sống “ Tình Lý tương tham “ mới giải quyết được nạn bất hòa. Nói thì dễ mà
làm cho được, sống cho đạt sự Hoà thì vô cùng khó khăn, khó là vì không chịu làm,
chứ không phải quyết làm mà không được, nguyên nhân là không xây dựng được con
người Nhân chủ là con người làm Chủ được chính mình, là con người sống theo đạo lý
nên mạnh nhất, con Người mà Cha Ông chúng ta gọi là Trai hùng Gái đảm. Họ là dòng
dõi của Mẹ Tiên Âu Cơ: Non Nhân, Cha Lạc Long: Nước Trí, con Hùng vương : Hìng
cường. Đây không là chuyện viễn vông mà lịch sữ đã chứng minh điều đó, một nước
nhỏ ở sát cạnh một nước thật lớn mà không đồng hóa nổi, tuy chưa ngả ngụy, nhưng
cũng đã kiệt sức, nếu không biết xây dựng lại nội lực mà vươn lên thi hởi ôi!
Nền văn hóa ta vừa đề cập ở trên là cho Văn gia tức là những người có học, còn
có cả một kho tàng ca dao tục ngữ cũng nói lên tinh thần Văn hoá “ Dĩ hoà vi quý “ đó
để giúp bất cứ ai, dù không có học cũng hiểu được mà giúp ăn ở hòa với nhau.

Điểm đặc biệt của nền Văn hoá này là:
1.- Nền Văn hoá này là gốc ngàn đời của đại chủng Việt , chung cho cả mọi sắc
dân trong bách Việt, nay ở Việt Nam còn có 56 sắc tộc, tuy có nhiều tôn giáo, nay chỉ
cần phục hoạt lại cái tinh hoa của nền Văn hoá Thái Hòa cộng thêm tinh hoa của các
tôn giáo nữa để giúp cho sức sống văn hoá nước nhà khởi sắc thêm, giúp cho việc đoàn
kết toàn dân, có sống sung mãn như thế thì nội lực toàn dân mới vững mạnh hơn.
2.- Nền Văn hoá chung cho cả Văn gia và chất gia, tuy trình độ có khác nhau,
nhưng tinh thần vẫn là một, cho nên có khả năng đoàn kết toàn dân, giúp cho sự thống
nhất quốc gia được dễ dàng.
3.- Có một chủ đạo hòa, mà hoà là giá trị cao nhất của các tôn giáo, nên có khả
năng đoàn kết toàn dân.
4.- Có phương cách xây dựng Con người Nhân chủ hay Trai hùng Gái đảm,
cũng như phương cách thiết lập các cơ chế xã hội tiến bộ và quân bình. Không có
những con người này và chủ đạo hòa thì không thể vươn lên trong hoàn cảnh suy thoái
hiện nay.
Dựa theo đạo lý Thái hoà, Tổ tiên đã khôn ngoan truyền lại cho chúng ta cái
Minh triết Tiên ( Nhân ) Rồng, ( Trí ) tức là cuộc sống “ Tình Lý tương tham “, kèm
theo cái bọc Đồng bào của Âu cơ Tổ mẫu, gom góp tất cả con cháu vào trong cái bọc
nhân ái của Âu Cơ Tỗ mẫu bao la mà yêu thương đùm bọc và giúp nhau xây dựng Trai
hùng Gái đảm mà dựng nước và giữ nước. Từ ngày bỏ gốc Tổ tiên theo người ngoài
văn minh, xé bọc Đồng bào đi, con cháu lạc mất Hồn Thiêng Sông ( Trí ) Núi ( Nhân )
nên tan tác như gà lạc Mẹ.
Khi đã mất hồn thì đôn đáo khắp nơi mà tìm cây đũa thần cứu nước, cây đũa thần đâu
chẳng thấy mà chỉ học được lối sống “ cá nhân “ đánh mất tinh thần liên đới trách
nhiệm, nhất là rước nọc độc Gian manh CS về tàn dân hại nước. Mỗi chúng ta nên
dành ít phút xem xét cái Lòng mình thử ra sao?
Cha ông chúng ta có dặn: “ Linh tại ngã bất, linh tại ngã : có linh thiêng hay không
cũng còn do tại Lòng Ta nữa “ , vì chúng ta không “ đồng thanh tương ứng đồng khí
tương cầu với Hồn thiêng Sông Núi “: thì Hồn Sông Núi có thiêng mấy cũng chẳng thể
hiện được!
Cái cắc cớ của chúng ta là cây Đũa thần nó nằm ngay Trong Tâm mình mà cứ ngơ
ngáo đi tìm cái bề Ngoài khắp nơi khắp chốn !

V.- Một Chính quyền Chung

Khi kết thành Thị tộc rồi Quốc gia để thành nhân dân của một nước, họ phải tìm cho ra
một mẫu số đoàn kết chung và một mục tiêu chung.
Muốn đoàn kết với nhau để mọi người Chung Lòng chung Trí, chung Sức mà
xây dựng và bảo vệ đất nước thì phải có một Đạo lý chung cho bền vững mới được.
Đạo lý đó là Nhân Nghĩa:

Nhân là lòng kính trọng yêu thương nhau để ngồi lại với nhau lo việc chung. Nghĩa
( Nghĩa = Lễ, Trí, Tìn ) là bổn phận cư xử theo lẽ công bằng với nhau để sống Hoà
với nhau. Có tới và hoà với nhau thì mới Chung Lòng ( Nhân ) và chung Trí (
Nghĩa ) và chung Sức ( sức mạnh của đoàn kết ) để xây dựng và bảo vệ đất nước.

Mục tiêu chung là nâng cao Dân sinhDân trí để mưu hạnh phúc chung cho
toàn dân. Vì vậy cho nên cần phải có một chính quyền thực tâm xây dựng một chế độ
Dân chủ nghĩa là một chế độ do dân ( quyền hành được trao cho người có Đức Tài ) , vì
dân và cho dân, ( biết cách lo cho Dân Sinh và Dân Trí ) nghĩa là một chính quyền phải
giúp mọi người dân có Tự do, Phương tiện và Cơ hội để phát triển Tư cách và Khả
năng để sự đóng góp của toàn dân cho quốc gia được hiệu quả .
Điều quan trọng hơn nữa là sư phân phối làm sao cho giữa trách nhiệm và quyền lợi của mọi người được tương xứng, làm cho khoảng cách Giàu Nghèo càng hẹp càng tốt. Các chế độ xưa nay đểu bị một lớp người bất chính vì lý do khác nhau lạm dụng tạo ra sự bất công, cứ làm cho xã hội bị xáo trộn hoài, làm cho nhân dân đau khổ! Thực ra danh xưng một chế độ không quan trọng bằng thực chất của chế độ đó miễn sao cho dân No dân Ấm, dân có Tự do và sống Hoà với nhau là mục tiêu phải đạt tới.

Thiết tha xin các nhà làm chính trị thời nay việc quan trọng trước tiên là phải lo
cho có nhân sự có tư cách và Khả năng, phải có Quốc kế dân sinh đàng hoàng, mở
Lòng mở Trí ra ngang tầm mức quốc gia mà phục vụ mọi người chứ đừng có mưu
quyền lợi vặt riêng tư, vì cái Riêng loại trừ cái Chung, nên làm rối loạn Quốc gia,
cuối cùng “ xôi cũng hỏng mà bỏng cũng không “. Nhân dân chúng ta đã khổ đau
quá rồi, đừng tiếp tục dìm họ xuống bùn sâu nữa, nếu chưa đủ tiêu chuẩn thì phải
lo chuẩn bị cho đàng hoàng đi đã.

Bây giờ đang có phong trào cách mạng Hoa Lài, Hoa Sen, Hoa Súng, tôi nghĩ phong
trào Hoa thơm này quý quá nhưng cao quá, có khi lại gây chia rẽ vì có mùi vị màu sắc
tôn giáo, đảng phái xen vào sẽ gây rắc rối như trước đây ! Tôi mạo muội xin gọi là “
phong trào chấn hưng Tinh thần Dân tộc “ để cho ai ai cũng có ý thức về nhiệm vụ
và quyền lợi của mình nhất là tránh mưu gian làm hư cuộc cách mạng. Tôi nói cao quá
là vì trước khi biết thưởng thức Hoa Lá thì mỗi người phải có Cơm Áo và Tự do đã, vì
những người đã có cơm áo và tự do rồi thì họ chóng quên quyền sống của mọi người
dân khác, nếu không khéo thì họ sẽ biến thành cách mạng Lá Hoa.
Xin tha thiết mời gọi quý vị : Hãy lấy tinh thần Tôn giáo mà phục vụ con Người,
mọi người dân, lấy tinh thần yêu nước thương nòi của Đảng phái mà mà phục vụ mọi
người, chứ đừng lấy tổ chức tôn giáo, tổ chức đãng phái và phe nhóm mà dành dật quốc
gia, đày ải dân tộc, cai trị riêng tư như CSVN, cung cách làm cách mạng kiểu này thì
xưa nay đã gây tai họa, vì nó ngược với tinh thần của đạo lý làm người mất rồi! Cái
Lòng cái Trí không vươn lên đến phạm vị quốc gia thì làm sao bao bọc đủ mà lo liệu
cho Dân no ấm, cho Nước yên hàn, hoá ra Dân và Nước chỉ là cái danh xưng hảo!

VI.- Kết luận

. . . mới cứu được con Người

. . . mới cứu được Quốc gia Dân tộc

Chỉ có con Người Nhân chủ hay Trai hùng Gái đảm mới cứu được con
Người. Không Thượng Đế, Thiên Chúa, Trời, Phật nào cứu được con Người, nếu con
Người không tìm cách tự cứu lấy mình, con Người không muốn trau dồi Tư cách và
khả năng thì làm sao xứng đáng địa vị con cái của các Ngài. Cầu nguyện tụng niệm
hay vạn xin mấy rồi cũng vô ích. Là người - một Tạo hóa con - mà mình chẳng muốn
đóng vai trò cao quý của mình, mà cứ làm kẻ ăn mày hèn mọn, vô trách nhiệm thì không
quyền phép nào mà cứu được mình. Chúng ta nên hiểu khi mình sống bất hòa với người
khác cũng đồng nghĩa với mình chống lại với đạo lý của Trời Đất , mà “ Nghịch Thiên
giả vong “!.
Chỉ có Dân tộc có đoàn kết theo chủ đạo Hòa mới cứu được Quốc gia. Tiêu
chuẩn đoàn kết là đoàn kết trong đạo lý làm người, chung cho tất cả mọi người không
riêng cho phe nhóm nào đảng phái nào tôn giáo nào cả. Phe phái nào, đảng phái nào,
tôn giáo nào cứ sống theo của riêng mình, nhưng khi ra sống ngoài xã hội phải theo tinh
thần Đạo lý chung để phục vụ mọi người, thì làm sao mà chia rẽ hiềm khích nhau?.
Đạo lý làm người thì phải dễ hiểu, và giản dị để cho người nào cũng làm được, từ
người cao sang hiểu biết nhất cho đến kẻ bần cùng vô học cũng học và làm được.

Đó là lòng Kính trong, yêu thương và bao dung được gọi là lòng Nhân ái hay Bác
ái hay Từ bi. Với lòng Nhân ái thì mọi người mới có thể giúp nhau ăn ở Công bằng
với nhau, nghĩa là lối sống hai chiều “ Phải Người phải Ta “ , cách sống đó tạo ra sự
hoà trong tất cả môi trường gia đình và xã hội.

Khi mình không có Tư cách và khả năng, để cho con người mình và gia đình mình hư
nát, phỏng đi làm việc nước là việc lớn và khó được chăng, những người này chỉ dùng
mưu vặt đi kiếm tiểu danh tiểu lợi, việc làm của họ gây ra rối loạn xã hội. Bây giờ xã
hội đã rối loạn, con người đã bị tách ta từng xứ cô đơn, do bị lạc Hồn Thiêng Sông Núi,
không nhận ra nhau, chỉ khi nào cùng nhau triệu Hồn Dân Tộc về thì mới có thể ngồi
lại với nhau mà lo mọi sự: sửa lại con người mình, gia đình mình và đất nước mình.
Có người sẽ bảo, trong tình trạng dầu sôi lửa bỏng này mà bàn chuyện không đâu là
ảo tưởng, nhưng nên hiểu Đất nước chúng ta như ngưòi đang lâm trọng bệnh, người bị
trọng bệnh mà chỉ dùng dầu cù thoa bên ngoài da phỏng khỏi bệnh được không ?, Cứ
để bệnh gậm nhấm hoài cho rã cả gân cốt thì lấy sức lực đâu mà làm được gì?
Ông Phan Thanh Tâm đã có nói trong bài “ Vạch áo cho mọi người cùng xem “ để mong
mọi người thấy khuyết điểm của mình của dân tộc mình mà cùng nhau sửa đổi lại cho
tốt. với hảo ý là thúc dục mọi con dân Việt hãy từ giả lốt sống “ Con Khùng Cháu
điên “ mà trở về với “ Con Rồng hùng anh, Cháu Tiên cao cả “ mà vươn lên vực dậy!
Mong mỏi thay!

Cha ông chúng ta có bảo: “ Cày lặp tốt lúa, nói lặp khó nghe “, nhưng thiết nghĩ
có nói lặp về Con Người Nhân chủ cũng như cuộc sống Hòa với nhau là điều quan
trọng bậc nhất, thì thiết tưởng không phải là thừa, vì “việc làm Chủ là trách nhiệm
cao qúy của con Ngưòi, và việc sống Hoà với nhau là nền tảng Hạnh phúc của xã
hội “, quên hai việc đó là vong Nhân và vong Quốc, vong Nhân và vong Quốc là
vong Nhân đạo, mà “ Đạo mất trước, mước mất sau “ nên mất luôn Hạnh phúc, hệ
quả kéo theo là Nô lệ và Trầm luân. Tôi không có ác ý nào, cũng không dám thất
lễ với ai, nếu vì “ Nói thật mất lòng “ mà xúc phạm, thì xin rộng lòng hỷ xả cho.

Trân trọng.
Nguyễn Quang






Nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang : Chỉ Có Con Người...Chỉ Có Dân Tộc...
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com

Email: thuky@vietnamvanhien.net

"Bất chiến tự nhiên thành" chi kế
Văn Hiến ngàn năm sử đã đề
Phá tan giặc Cộng bằng Tâm lược
"Nhân Chủ (tự chủ) - An Vi (an lạc)" khai lối về


Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc. Thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống Văn Hiến hầu phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.