PORTA FIDEI
|
PORTA
FIDEI Tông thư – Tựsắc
của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, công bố
Năm Đức Tin 2012 – 2013
(tiếp theo)
11.
Để hiểu biết một cách có hệ thống về nội
dung đức Tin, mọi người đều có thể tìm
thấy sự trợ giúp quý báu và không
thểthiếu trong Sách
Giáo Lý
Hội Thánh Công Giáo. Đó là một
trong những thành quả quan trọng nhất
của Công đồng chung Vatican II. Trong
Tông hiến
Fidei
depositum (Kho tàng đức Tin),
không phải ngẫu nhiên được ký vào ngày
kỷ niệm 30 năm khai mạc Công đồng chung
Vatican II, Đức Chân phước Gioan Phaolô
II đã viết: “Sách Giáo lý này sẽ mang
lại một đóng góp quan trọng cho công
cuộc canh tân toàn thể đời sống Giáo hội…
Tôi nhìn nhận Sách này như một dụng cụ
giá trịvà hợp pháp phục vụ sự hiệp thông
trong Giáo hội và như một chuẩn mực chắc
chắnđể giảng dạy đức Tin” [21].
Theo đó,
Năm Đức
Tin
phải thểhiện quyết tâm tái khám phá và
học hỏi nội dung cơ bản của đức Tin được
trình bày trong Sách
Giáo Lý
Hội Thánh Công Giáo với sự tổng
hợp có hệ thống và gắn bó hữu cơ. Quả
thật, ở đây chúng ta thấy sự phong phú
của giáo huấn mà Giáo hội đã đón nhận,
gìn giữ và giới thiệu trong hai ngàn năm
lịch sử của mình. Từ Kinh Thánh tới các
Giáo phụ, từ các bậc Thầy về thần học
cho đến các Thánh qua các thế kỷ, sách
Giáo lý
là bản ghi nhớ vĩnh viễn về biết bao
cách thức Giáo hội suy ngẫm về đức Tin
và tạo sự tiến triển trong giáo thuyết,
nhằm giúp các tín hữuđược vững vàng
trong đời sống đức Tin.
Qua cách cấu trúc,
Sách
Giáo Lý Hội Thánh Công giáo
trình bày sự phát triển đức Tin vươn đến
tận những đềtài lớn của đời sống hằng
ngày. Qua các trang sách, có thể thấy
điều được trình bày trong sách Giáo Lý
không phải là một lý thuyết, nhưng là
một cuộc gặp gỡ với một Người đang sống
trong Giáo hội. Quả thật, sau phần Tuyên
xưng đức Tin, là phần giải thích đời
sống bí tích, trong đó Chúa Kitô hiện
diện, hoạt động và tiếp tục xây dựng
Giáo hội của Người. Nếu không có phụng
vụ và các bí tích thì việc tuyên xưng
đức Tin sẽ không hiệu quả, vì thiếu ân
sủng nâng đỡ việc làm chứng của các Kitô
hữu. Cũng vậy, giáo huấn của sách
Giáo Lý
về đời sống luân lý đạt trọn vẹn ý nghĩa
nếu được đặt trong tương quan vớiđức
Tin, phụng vụ và cầu nguyện.
12.
Vì thế, trong
Năm Đức
Tin, Sách
Giáo Lý
Hội Thánh Công Giáo sẽ là một
công cụ đích thực nâng đỡ đức Tin, nhất
là cho những người quan tâm đến việc
huấn luyện các Kitô hữu, một điều rất
quan trọng trong bối cảnh văn hóa ngày
nay. Với mục đích ấy, tôi đã mời gọi Bộ
Giáo lý đức Tin, cùng với các Cơ quan
hữu trách khác của Tòa Thánh, soạn một
Bản
hướng dẫn,đề ra cho Giáo hội và
các tín hữu một số chỉ dẫn để sống
Năm Đức
Tin này một cách hiệu quả và
thích hợp hơn, phục vụ cho lòng tin và
công cuộc truyền giáo.
Quả thật, nhiều hơn
so với trước đây, đức Tin hiện đang phải
đối diện với một loạt vấn đề, do não
trạng con người đã thay đổi, nhất là
ngày nay cho rằng sự chính xác hợp lý
thuộc về lĩnh vực chinh phục của khoa
học và công nghệ. Tuy nhiên Giáo hội
không bao giờ sợ chứng minh rằng không
có bất kỳ xung đột nào giữađức Tin và
khoa học chân chính, vì cả hai đều hướng
đến chân lý, mặc dù bằng những con đường
khác nhau [22].
13.
Một điều quan trọng trong
Năm Đức
Tin là điểm lại lịch sử đức Tin
của chúng ta, được ghi dấu bằng mầu
nhiệm lạ lùng về sự đan xen giữa thánh
thiện và tội lỗi. Lịch sử thánh thiện
cho thấy sự đóng góp lớn lao của những
người, nam và nữ, cho sự tăng trưởng và
phát triển cộng đoàn bằng chứng từ cuộc
sống của mình, còn lịch sử tội lỗi thúc
đẩy mỗi người phải thành tâm và thường
xuyên hoán cải để cảm nghiệm lòng thương
xót của Chúa Cha, Đấng đang đến gặp gỡ
mọi người.
Lúc này, chúng ta
hãy ngắm nhìn Chúa Giêsu Kitô “là Đấng
khai mở và kiện toàn lòng tin” (Dt 12,
2): nơi Người mọi khổ đau và khát vọng
của tâm hồn con người được hoàn tất.
Niềm vui yêu thương, câu trả lời trước
bi kịch khổ ải và đớnđau, sức mạnh của
tha thứ khi bị xúc phạm, và chiến thắng
của sự sống trước hưkhông của sự chết,
tất cả đều tìm được sự hoàn tất trong
mầu nhiệm Nhập thể, mầu nhiệm Chúa làm
người, chia sẻ sự yếu đuối của chúng ta
để biến đổi nó bằng quyền năng sự phục
sinh của Người. Nơi Đấng đã chịu chết và
sống lại để cứu chuộc chúng ta, đã
ngời sáng lên biết bao tấm gương đức
Tin, in dấu trong suốt hai ngàn năm lịch
sử cứu độ của chúng ta.
Nhờ lòng tin, Đức
Maria đã đón nhận lời Thiên thần,
và trong tinh
thần vâng phục,
Mẹ đã tin vào lời loan báo Mẹ sẽ trở
thành Mẹ của Thiên Chúa (Lc 1, 38). Khi
đến thăm bà Isave, Mẹ cất bài ca chúc
tụng Đấng Tối Cao vì những kỳ công Người
thực hiện nơi tất cả những ai đã đặt
niềm tin nơi Người (x. Lc 1, 46-55). Mẹ
sinh hạ người Con duy nhất trong vui
mừng và lo âu, mà giờ đây Mẹ vẫn còn
nguyên vẹn đồng trinh (x. Lc 2, 6-7).
Tín nhiệm nơi Thánh Giuse, hôn phu của
Mẹ, Mẹ mang Chúa Giêsu sang Ai Cập để
cứu con khỏi cuộc bách hại của Hêrôđê
(x. Mt 2, 13-15). Với đức Tin, Mẹ theo
Chúa lúc Người đi rao giảng và ở với
Chúa cho đến tận đồi Golgotha (x. Ga 19,
25-27). Với đức Tin, Mẹ Maria đã hưởng
nếm những hoa trái của cuộc phục sinh
của Chúa Giêsu, và gìn giữ từng kỷ niệm
trong lòng (x. Lc 2, 19.51), và Mẹ
truyền lại những kỷ niệm ấy cho Nhóm
Mười hai tụ họp với Mẹ trong Nhà Tiệc
lyđể nhận lấy Chúa Thánh Thần.
Nhờ đức Tin, các
Tông đồ đã từ bỏ mọi sự để theo Thầy (x.
Mc 10, 28). Các ngài tin vào lời Chúa
loan báo Nước Chúa đã đến và được thực
hiện nơi Người (x. Lc 11, 20). Các tông
đồ sống đời sống kết hiệp với Chúa Giêsu,
Đấng dùng lời giáo huấn mà dạy dỗ các
ngài, để lại cho các ngài luật sống mới,
qua đó, người ta nhận ra các ngài là môn
đệ của Chúa sau khi Người chịu chết (x.
Ga 13, 34-35). Nhờ đức Tin, các tông đồ
đã đi khắp thế giới, theo lệnh truyền
mang Tin Mừng cho mọi thụ tạo (x. Mc 16,
15) và không chút sợ hãi, các tông đồ
loan báo cho mọi người niềm vui Phục
sinh mà chính các vị đã là những chứng
nhân trung thành.
Nhờ đức Tin, các
môn đệ hình thành cộng đoàn đầu tiên,
quy tụ quanh giáo huấn của các Tông đồ,
cùng cầu nguyện, cử hành Thánh Thể, đưa
những gì mình có làm của chung để giúp
đỡ những anh chị em túng thiếu (x. Cv 2,
42-47).
Nhờ đức Tin, các vị
tử đạo hiến mạng sống mình làm chứng cho
chân lý Phúc Âm, chân lý đã làm cho họ
được biến đổi và đạt tới ơn cao trọng
nhất của tình yêu là tha thứ cho những
kẻ bách hại mình.
Nhờ đức Tin, những
người nam và nữ đã dâng hiến đời mình
cho Chúa Kitô, bỏ mọi sự để sống đơn sơ
theo tinh thần Phúc Âm, vâng phục, khó
nghèo và khiết tịnh, là những dấu chỉ cụ
thể của niềm mong chờ Chúa sắp đến. Nhờ
đức Tin,đông đảo Kitô hữu đã thúc đẩy
những hoạt động bênh vực công lý để cụ
thể hóa Lời Chúa, Đấng đã đến loan báo
cho mọi người được giải thoát khỏi áp
bức và được hưởng một năm hồng ân (x. Lc
4, 18-19).
Nhờ đức Tin, qua
các thế kỷ, những người nam người nữ
thuộc mọi lứa tuổiđược ghi tên trong
Sách Sự Sống (x. Kh 7, 9; 13, 8) đã nói
lên nét đẹp khi bước theo Chúa Giêsu tại
những nơi họ được kêu gọi để làm chứng
về cuộc sống làm người Kitô hữu: trong
gia đình, nơi làm việc, trong xã hội,
khi sống ơn đoàn sủng và thực thi các
thừa tác vụ họ đã được kêu gọi.
Nhờ đức Tin, chính
chúng ta cũng đang sống: qua việc nhìn
nhận một cách sống động Chúa Giêsu đang
hiện diện trong cuộc sống chúng ta và
trong dòng lịch sử.
14.
NămĐức
Tin cũng sẽ là cơ hội tốt để tăng
cường làm chứng bằng thực thi bác ái.
Thánh Phaolô nhắc nhở: “Hiện nay đức
Tin, đức Cậy, đức Mến, cả ba đều tồn tại,
nhưng cao trọng hơn cả là đức Mến” (1 Cr
13,13). Với những lời còn mạnh hơn nữa
nhằm thúc giục các Kitô hữu, Thánh Tông
đồ Giacôbê khẳng định: “Thưa anh em, ai
bảo rằng mình có đức Tin mà không hành
động theo đức Tin, thì nào có ích lợi gì?
Đức Tin có thể cứu người ấy được chăng?
Giả như có người anh em hay chịem không
có áo che thân và không đủ của ăn hằng
ngày, mà có ai trong anh em
lại nói với họ: ‘Hãy đi bình an, mặc cho
ấm và ăn cho no’, nhưng lại không cho họ
những thứ thân xác họ đang cần, thì nào
có ích lợi gì? Cũng vậy, đức Tin không
có việc làm thì quả là đức Tin chết.
Đàng khác, có người sẽbảo: ‘Bạn,
bạn có đức Tin; còn tôi, tôi có việc làm.
Bạn thử cho tôi thấy thếnào là tin mà
không có việc làm, còn tôi, qua việc làm
tôi cho bạn thấy đức Tin của tôi’” (Gc
2,14-18).
Đức Tin không có
đức Mến sẽ chẳng mang lại kết quả, còn
đức Mến không có đức Tin,
sẽ là một
tình cảm luôn phó mặc cho ngờ vực.Đức
Tin và đức Mến cần có nhau
đến mức nhân
đức này giúp cho nhân đức kia thể hiện
chính mình. Thực tế có nhiều Kitô
hữu hiến đời mình để yêu thương những
người cô thế, bị gạt ra ngoài lề, bị
loại trừ, coi họlà những người đầu tiên
cần phải đến gặp và là những người chủ
yếu phải được nâng đỡ, vì nơi họ phản
chiếu gương mặt của chính Chúa Kitô. Nhờ
đức Tin, chúng ta có thể nhận ra gương
mặt Chúa phục sinh nơi những người đang
mong được chúng ta yêu thương: “Tất cả
những gì các con đã làm cho một trong
những người anh em bé nhỏ nhất của Thầy
đây, tức là các con đã làm cho chính
Thầy” (Mt 25, 40): nhữngđiều Chúa nói
chính là lời cảnh báo không được phép
quên, và là một lời mời gọi không ngừng
đáp lại tình yêu Chúa đã chăm sóc chúng
ta. Chính đức Tin giúp nhận ra Chúa Kitô
và chính tình yêu của Chúa thôi thúc
chạy đến cứu giúp Chúa mỗi khi Người trở
thành người thân cận của chúng ta trên
nẻo đường cuộc sống. Đượcđức Tin nâng đỡ,
với niềm hy vọng chúng ta hãy nhìn đến
công cuộc dấn thân của chúng ta trong
thế giới, trong khi chờ đợi “trời mới
đất mới, nơi công lý ngựtrị” (2 Pr 3,
13; x. Kh 21, 1).
15.
Vào cuối đời, Thánh Tông đồ Phaolô
truyền cho
môn đệ Timôthê “hãy nỗ lực đạt được đức
Tin” (2 Tm 2, 22), với lòng kiên
trì như lúc còn trẻ (x. 2 Tm 3, 15).
Chúng ta hãy nghe lời mời gọi này được
gửi đến mỗi người chúng ta, để đừng ai
biếng nhác trong đời sống đức Tin. Đức
Tin là bạn đồng hành suốt đời, đem lại
một cái nhìn luôn mới mẻ để nhận ra
những kỳ công Chúa đang thực hiện cho
chúng ta. Nhằm nắm bắt những dấu chỉ
thời đại hiện nay của lịch sử, đức Tin
thúc đẩy mỗi người chúng ta trởthành dấu
chỉ sống động về sự hiện diện của Đấng
Phục sinh trong thế giới. Điều mà thế
giới ngày nay đặc biệt cần đến, đó là
chứng từ đáng tin cậy của những người
được Lời Chúa soi sáng nơi tâm trí, có
khả năng khai mở tâm trí của biết bao
người đang khao khát Thiên Chúa và sự
sống thật, sự sống vô cùng vô tận.
“Ước gì Lời Chúa
hoàn tất hành trình của mình và được tôn
vinh” (2 Tx 3,1): ước gì
Năm Đức
Tin
này làm cho tương quan của chúng ta với
Chúa Kitô vững chắc thêm mãi, vì chỉ
trong Người chúng ta mới vững lòng nhìn
về tương lai và được bảo đảm về một tình
yêu đích thực và lâu bền. Những lời
thánh Tông đồ Phêrô chiếu tỏa tia sáng
cuối cùng về đức Tin:“Anh em sẽ được hớn
hở vui mừng, mặc dầu còn phải ưu phiền
ít lâu giữa trăm chiều thử thách.
Những thử thách đó nhằm tinh luyện
đức Tin của anh em là thứ quý hơn vàng
gấp bội, - vàng là của phù vân, mà còn
phải chịu thửlửa. Nhờ thế, khi Đức Giêsu
Kitô tỏ hiện, đức Tin đã được tinh luyện
đó sẽ trởthành lời khen ngợi, và đem lại
vinh quang, danh dự. Tuy không thấy
Người, anh em vẫn yêu mến, tuy chưa được
giáp mặt mà lòng vẫn kính tin. Vì vậy,
anh emđược chan chứa một niềm vui khôn
tả, rực rỡ vinh quang, bởi đã nhận được
thành quả của đức Tin, là ơn cứu độ con
người” (1 Pr 1, 6-9). Các Kitô hữu cảm
nghiệm niềm vui và đau khổ. Biết bao vị
thánh đã từng trải qua nỗi cô đơn! Biết
bao tín hữu, kể cả ngày nay, bị thửthách
vì Thiên Chúa vẫn im lặng trong khi họ
muốn được nghe lời Người an ủi! Những
thử thách của cuộc sống, đang khi giúp
chúng ta hiểu được mầu nhiệm Thập giá và
dự phần vào đau khổ của Chúa Kitô (x. Cl
1, 24), là khúc dạo đầu cho niềm vui và
hy vọng mà đức Tin dẫn đến: “Khi tôi yếu
đuối, chính là lúc tôi mạnh mẽ” (2 Cr
12, 10). Chúng ta vững vàng tin tưởng
mạnh mẽ Chúa Giêsu đã chiến thắng cái ác
và sự chết. Với niềm tín thác, chúng ta
trao phó bản thân cho Chúa: Chúa hiện
diện giữa chúng ta và chiến thắng quyền
lực của ác thần (x. Lc 11, 20) và Giáo
hội, cộng đoàn hữu hình của lòng Chúa
thương xót, ở lại trong Chúa như dấu
chỉgiao hòa rõ rệt với Chúa Cha.
Chúng ta hãy phó
thác thời điểm ân sủng này cho Mẹ Thiên
Chúa. Mẹ được tuyên xưng là “Có phúc vì
đã tin” (Lc 1, 45).
Ban
hành tại Đền thờ Thánh Phêrô, Rôma,
ngày 11
tháng Mười 2011,
năm thứ
7 sứ vụ Giáo hoàng của tôi
Bênêđictô XVI, Giáo hoàng
(Đức
Thành chuyển ngữ)
Chú thích
[11] Hiến chế về
Giáo hội
Lumen
Gentium, số
8.
[12]
De
utilitate credendi, 1, 2.
[13] x. Augustinô
thành Hippo,
Confessions, I, 1.
[14] Hiến chế về
Phụng Vụ
Sacrosanctum Concilium, số
10.
[15] x. Gioan Phaolô
II, Tông hiến
Fidei depositum (ngày
11 tháng Mười
1992): AAS 86 (1994), 116, DC 90 (1993),
tr. 1-3.
[16] Bài giảng
215, 1.
[17] Sách
Giáo
Lý Hội
Thánh
Công Giáo,
số167.
[18] x. Hiến Chế
Tín Lý
Dei Filius, Ch.
III: DS 3008-3009; Hiến Chế Tín Lý
Dei
Verbum, số
5.
[19] Bênêđictô
XVI,
Huấn từ
tại Collège des
Bernardins,
Paris (ngày 12
tháng Chín 2008):
AAS 100 (2008), 722, DC 105 (2008),
tr. 827.
[20] x. Augustinô
thành Hippo,
Confessions, XIII, 1.
[21] Gioan Phaolô II, Tông hiến
Fidei depositum (ngày11
tháng Mười1992):
AAS 86 (1994), 115et 117, DC 90 (1993),
tr. 1-3.
[22] x. Thông điệp
Fides et
Ratio
(ngày
14 tháng Chín
1998), ss. 34 và
106: AAS 91 (1999), 31-32, 86-87. DC 95
(1998), tr.913 và
938.
|
VỀ MỤC LỤC |
|
TIN! LÀ ĐÓN NHẬN VÀ ĐI VÀO TÌNH
YÊU CỦA THIÊN CHÚA
|
Jos.Vinc. Ngọc Biển, SsP.
Khi tôi còn nhỏ,
tôi vẫn thường nghe thấy người lớn dạy con cái, cháu chắt của
mình rằng: “chúng ta là con nhà có hồn có xác, phải biết phụng
thờ Thiên Chúa bằng việc siêng năng đi lễ nhà thờ, chịu khó lần
hạt để thể hiện niềm tin của mình vào Chúa”.
Khi lớn lên một chút, có dịp đi đây đó, học hỏi và từng trải
trong cuộc sống, tôi mới khám phá ra rằng: tin không phải là chỉ
có chuyện đi lễ nhà thờ, đọc năm ba câu kinh, lần một vài tràng
chuỗi Mân côi là xong. Không phải chỉ có thế, mà tin ở đây còn
phải là một thái độ, một hành vi lựa chọn. Tin Thiên Chúa thì
cũng có nghĩa là ở lại trong Người. Ở lại trong Người là gì nếu
chẳng phải là Tình yêu được nên một với Người!
Đọc lại lịch sử Giáo Hội thời sơ khai ta
thấy rất rõ về những hành vi sống và bảo vệ đức tin của các Tông
đồ và những tín hữu tiên khởi. Khi bị truy lùng và cấm đạo suốt
III thế kỷ, các ngài đã phải bới đất, đào hầm để lẩn chốn (hầm
đó ngày nay người ta gọi là hang toại đạo). Chấp nhận thiếu thốn
tư bề: ốm đau, bệnh tật, dơ bẩn...để bảo vệ đức tin, để trung
thành phụng sự và yêu mến Chúa, Đấng đã yêu mình trước.
Lược qua lịch sử Giáo Hội Việt Nam, những
thử thách đau khổ của cha ông ta cũng không kém gì các tông đồ
và những tín hữu thời Giáo Hội sơ khai. 300 năm bắt đạo, cũng là
300 năm tổ tiên chúng ta sống trong đau khổ liên lỉ, đôi khi sự
cấm cách có trùng xuống, nhưng đấy cũng chỉ là hình thức hoãn
binh để chuẩn bị cho một cuộc bắt bớ mới ác liệt, tàn khốc hơn
mà thôi. Những hình khổ như: xiềng xích, gông cùm, bỏ đói, phơi
nắng, đánh đòn, voi giầy, phân thây, thắt cổ, thiêu sống, trôi
sông và cuối cùng là đầu rơi máu đổ...đã không làm cho các ngài
sợ hãi, ngược lại, đứng trước những đau khổ dã man, các ngài
được “Tình
yêu Đức Kitô thúc bách”
(2 Cr 5, 14) nên đây lại là cơ hội thuận tiện để các ngài
biểu lộ tình yêu tuyệt đối của mình vào Chúa cách mãnh liệt hơn.
Vì thế, các ngài đón nhận tất cả, đánh đổi tất cả, ngay cả cái
chết để tin có Thiên Chúa và chọn Thiên Chúa là gia nghiệp của
mình. Chỉ có tình yêu với Thiên Chúa và niềm tin mãnh liệt vào
Người mới có thể giúp các ngài vượt qua được vũ lực, quyền bính,
ma quỷ và yếu đuối của chính mình.
Qua những hành vi lựa chọn của cha ông,
chúng ta thấy toát lên một chân lý là: tin đồng nghĩa với việc
đón nhận thập giá:
“Ai muốn đi theo Thầy, phải từ bỏ chính
mình, vác thập giá
mình mà theo”. (Lc 14,27),
tin là chấp nhận thân phận của hạt lúa gieo vào lòng đất:
“Thầy bảo thật anh em: nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà
không chết đi, nó sẽ trơ trọi một mình. Còn nếu chết đi, nó mới
sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12,24),
tin là đi vào quỹ đạo của tình yêu, một tình yêu dẫn đến cả cái
chết, chết cho người mình yêu: “Không có tình
thương nào cao hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì
bạn hữu mình”( Ga 15,13).
Hành vi đức tin đó được khởi đi và gợi hứng
từ việc chiêm ngắm Đức Kitô, một
Đức Kitô đã được Chúa Cha đem trồng vào trong mảnh vườn Giáo Hội
qua cung lòng Đức Maria: “Thiên
Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của
Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Ga 3,16).
Hạt giống đó được ví như hạt lúa mì gieo vào lòng đất,
chấp nhận thối đi để sinh nhiều bông hạt khác.
Là môn đệ của Thầy Giêsu, chúng ta không có
con đường nào khác ngoài con đường mà Đức Giêsu đã đi. Con đường
của hạt lúa gieo vào lòng đất. Chấp nhận mọi đau thương để đổi
lấy hạnh phúc. Chấp nhận lên đồi Canvê để có Đêm Thánh Phục Sinh.
Chấp nhận chén đắng cuộc đời để có mật ngọt của tình yêu là ơn
cứu độ.
Như vậy, đức tin là một quà tặng của Thiên
Chúa cho con người, con người phải đón nhận nó như một hồng ân.
Hồng ân đó không mua được bằng tiền, không có được bằng quyền,
mà phải đánh đổi bằng cả cuộc sống qua thái độ biết ơn và bằng
con đường tình yêu. Tin là tin vào Thiên Chúa. Tin cũng là đi
vào Tình Yêu của Người. Tin cũng có nghĩa là sống Tình Yêu đó
trong cuộc đời: “Vạn sự đã do Tình yêu sáng tạo, vạn sự được
Tình yêu nâng đỡ, vạn sự đi về Tình yêu và đi vào trong Tình yêu”
( R.Tagore).
Giáo Hội của
Chúa luôn hướng về nội dung đức tin là Thiên Chúa, nhưng lại
hiện hữu rất sống động qua hành vi đức tin được thể hiện nơi con
cái của mình trong mọi thời đại.
Sự kết hợp giữa
hai chiều kích này đã được Đức Bênêđictô nói rõ: “Có sự hiệp
nhất sâu xa giữa hành vi tin tưởng và nội dung đức tin mà chúng
ta chấp nhận”.
Quả thật,
“cũng
như cái xác không hồn là cái xác chết.
Đức tin không có việc làm là đức tin chết”
(Gc 2,26).
Ước mong sao
khi tin, chúng ta không chỉ dừng lại ở một niềm tin mang tính
thụ động, nhưng niềm tin đó phải được thể hiện cách sống động
trong đời thường của chúng ta, đức tin ấy:
“dẫn chúng ta vào đời sống hiệp
thông với Thiên Chúa và vào Giáo Hội”.
Như vậy, tin có
nghĩa là đi vào Tình Yêu của Thiên Chúa. Đỉnh cao của Tình Yêu
này chính là Thánh Giá cứu chuộc. Vì vậy, đón nhận Thánh Giá
trong cuộc đời là một sự can đảm để sống đức tin và cũng là biểu
hiện của người đang ở trong Tình Yêu của Thiên Chúa.
Đây là lối sống và dạy đạo truyền
thống tại các làng quê. Những hình thức này ngày nay
không còn đáp ứng đủ cho những đòi hỏi và lối sống đạo
đương thời. Nhưng lối sống đạo bình dân này đã nuôi sống
đức tin của Giáo Hội Việt Nam qua bao thế kỷ.
Bênêđictô XVI, Tự sắc Cánh cửa đức tin, số 10.
Jos.Vinc. Ngọc Biển, SsP.
|
VỀ MỤC LỤC |
|
Một cộng đoàn bị phân tán và được đoàn tụ |
Lời Mời gọi của HĐGMVN:
Giáo Hội tại Việt Nam phải “phát động chương
trình mỗi gia đình một cuốn Kinh Thánh được đặt nơi xứng hợp, cổ
võ đọc và cầu nguyện với Lời Chúa”, khuyến khích học thuộc lòng
những đoạn Kinh Thánh cốt yếu. Mọi thành phần Dân Chúa, giáo
dân, chủng sinh, tu sĩ và các mục tử, cần tập thói quen đọc và
suy niệm Lời Chúa hằng ngày, đặc biệt theo phương thức
Lectio divina. (Thư Chung của HĐGMVN, ngày
1.5.2011, số 11)
Xin giới thiệu cho nhiều người thân tham gia Gia Đình
Lectio Divina
Lecdiv@gmail.comđể
có thể hiệp thông với nhau trong đời sống cầu nguyện và cùng
giúp nhau thực hành "điều cần thiết nhất trong mọi điều cần
thiết". Đan
viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca, Nha Trang, sẽ cầu nguyện lâu dài
cho tất cả những ai trung thành thực hành và cố võ việc thực
hành Lectio divina.
Mọi thắc mắc về Lectio divina, xin gởi email cho cha Bảo
Tịnh, O.Cist
fr.baotinh@yahoo.fr
*****
Tác Phẩm: MỘT VỊ THIÊN CHÚA NGỎ LỜI!
Thiên Chúa tỏ mình cho con người thế nào?
Chuyển ngữ:
Thérèse Trần Thiết
Fr. Marie Bảo Tịnh O.Cist
Nguyên tác:
Michel HUBAUT
UN DIEU QUI PARLE!
Comment Dieu se révèle-t-il à l’homme?
Chương 8 -
ĐỨC
GIÊ-SU, NHÀ CHÚ GIẢI
KINH THÁNH
Các môn đệ
làng Em-mau (Lc 24, 13-35) - (tiếp theo)
Một cộng đoàn bị phân tán và được đoàn
tụ
Câu 33-35 - “Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại
Giê-ru-sa-lem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại
đó. Những người này bảo hai ông: "Chúa sống lại thật rồi,
và đã hiện ra với ông Si-mon". Còn hai ông thì thuật lại những
việc đã xảy ra dọc đường, và mình đã nhận ra Chúa thế nào khi
Người bẻ bánh”.
Động tác đầu tiên của các môn đệ là “đứng dậy”. Một động từ
chẳng tầm thường chút nào, vì đó là một trong hai động từ của
Tân Ước để diễn tả sự Phục Sinh. Sự sống lại của Đức Ki-tô là
nguồn mạch cho sự “sống lại” của các môn đệ, lúc này đây đối với
họ là tìm lại được lẽ sống. Cơ-lê-ô-pát và người bạn của anh
không muốn giữ lại cho riêng họ cái Tin Mừng lớn lao này. Họ
mong muốn chuyền thông và chia sẻ với mọi người niềm vui của họ.
Tại Giê-ru-sa-lem, họ tìm lại nhóm nới rộng là “nhóm Mười Một và
những người cùng ở với họ”. Nếu họ “tụ họp lại với nhau”, - chứ
không còn tản mát nữa - chính vì họ cũng đã đi từ khó tin
được đến niềm xác tín. Chính việc tuyên xưng niềm tin
chung đã qui tụ họ lại trong Giáo Hội.
Thầy đã tới với các Tông Đồ trước, đặc biệt với Phê-rô, vì chứng
tá của họ được ưu tiên hơn của các môn đệ làng Em-mau. Hai vị
này chỉ có thể đem lại kinh nghiệm vượt qua của họ sau lần tuyên
xưng Đức Ki-tô Phục Sinh trong cộng đoàn Giáo Hội, về niềm tin
vào Đức Ki-tô Giê-su Phục Sinh. Tên gọi Thầy Giê-su trong trình
thuật cũng từ từ được cải đổi: Từ “Giê-su thành Na-da-rét”,
“Vị Ngôn sứ”, “Đấng Ki-tô” (được xức dầu) và “Chúa”,
đó là cách thánh Lu-ca muốn nói lên lộ trình đức tin của các tín
hữu.
“Chúa đã (được) sống lại thật.” Động từ ở thể thụ động
“được cho sống lại”, có nghĩa là động tác sống lại chỉ
được dành riêng cho Thiên Chúa Tạo Hoá. Chính Người đã đưa Thầy
Giê-su ra khỏi sự chết. Thánh Lu-ca còn thêm “thật sự” để nhấn
mạnh cách chắc chắn hơn. “Và đã hiện ra với Si-mon!”
Phê-rô đã là người đầu tiên được diễm phúc thấy Chúa Giê-su phục
sinh hiện ra. Trong các bài giảng huấn của các Tông Đồ, Phê-rô
là nhân chứng đầu tiên và công khai được thấy Chúa phục sinh,
nhưng ông luôn tự đặt mình vào trong nhóm với các Tông Đồ khác
đã được thiết lập nhờ Tin Mừng. Niềm Tin của Giáo Hội vừa mang
tính cộng đồng vừa có tính cách cá nhân.
Câu 35 - “Còn hai ông thì thuật lại những việc đã xảy ra dọc
đường, và mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh”.
Chứng tá của các môn đệ làng Em-mau không có tính cách nền tảng,
nhưng bổ túc cho những chứng tá khác. Đến lượt mình, các môn đệ
làng Em-mau thuật lại sự kiện phục sinh mà họ đã trải qua. Phân
biệt rõ ràng hai giai đoạn: trên đường đi và ở bàn ăn. Một sự
kiện mà “Lời nói và cử chỉ” không thể tách rời nhau. Tác giả
Lu-ca muốn chỉ định rõ ràng rằng sự kiện Em-mau cần được tái
diễn nơi mỗi Thánh Lễ, và cử chỉ “bẻ bánh”
trong mỗi Thánh Lễ là đỉnh điểm, vừa mang ý nghĩa của sự chết và
sự sống, của đứt đoạn và chia sẻ. Đón nhận Đức Ki-tô Thánh Thể
là chấp nhận chia sẻ lộ trình vượt qua và sứ vụ của Thầy. Giê-su
vẫn đang sống. Làm sao nhận ra được sự hiện diện mới mẻ của Thầy?
Trong bài giáo lý được lồng vào một chứng cứ lịch sử, thánh
Lu-ca đề nghị ba yếu tố cần thiết:
- Đọc lại những biến cố trong cuộc đời Thầy Giê-su dưới ánh sáng
Kinh Thánh.
- Trân trọng cử chỉ bẻ bánh trong khi tham dự Thánh Lễ.
- Trao đổi và củng cố niềm tin trong cộng đoàn Giáo Hội.
Lộ trình nhận diện này dành cho các tín hữu, tuy không được thấy
Đức Giê-su bằng con mắt xác thịt, nhưng lại có một chiều kích
cộng đoàn Giáo Hội hiển nhiên hơn. Một sự nhận diện không bởi
một cuộc hiện ra chói lòa của Đức Ki-tô phục sinh, nhưng bởi
những bước đi nhẫn nại và chậm chạp. Đức Giê-su nay vẫn còn đang
sống, nhưng là sống trong chiều kích của Thiên Chúa, tuy vẫn sát
cánh với con người. Đó chính là bài học của Sách Thánh. Đó còn
là chứng tá của Thánh Lễ tạ ơn. Và sự phục sinh của Đức Ki-tô
trở nên dễ nhìn ra, dễ nhận thấy trong sự biến đổi của các môn
đệ.
Nhưng căn tính thánh thiêng của Thầy Giê-su không bị che khuất
bởi căn tính con người của Thầy: không một trình thuật phục sinh
nào nhấn mạnh thực tại thể xác của Thầy bằng trình thuật về làng
Em-mau. Thầy bước đi, nói năng, ăn uống… Không nhìn thấy trước
mặt không có nghĩa là hoàn toàn vắng mặt. Vẫn có thể liên hệ
được, vì đức tin nhận biết Thầy Giê-su Ki-tô như một người bạn
đường, con đường của sự sống thật. Tin chính là tiến bước bên
cạnh Thầy, Thầy đến gần và nghe chúng ta.
|
VỀ MỤC LỤC |
|
MARIA NAZARETH, NGƯỜI ĐƯỢC GỌI,
ĐƯỢC ĐỀ TẶNG VÀ ĐƯỢC CHỌN ĐỂ THUẦN NHẤT VỚI CHÚA GIÊSU
|
Nguyễn Tiến Cảnh, MD
Hàng năm vào ngày 8 tháng 12, Giáo Hội lại kính mừng lễ Đức
Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Giáo Hội Công Giáo tin rằng
Maria không mắc tội tổ tông từ lúc sinh ra và được Đức Giáo
Hoàng Pio IX tuyên bố tín điều này năm 1854.
Trong khi Giáo Hội vẫn còn
nhiệt tình với Đức Mẹ thì quan niệm vô nhiễm lại là một vấn
đề khá phức tạp, làm bận tâm các nhà thần học nhiều hơn là
những giáo dân bình thường. Nhiều người vẫn nhầm lẫn Đức Mẹ
Vô Nhiễm Nguyên Tội với Đức Mẹ Trinh Thai (thụ thai mà vẫn
còn đồng trinh). Thực ra, chúng ta tin Đức mẹ Maria không
vướng tội từ lúc thụ thai trong bụng mẹ là nhờ hồng ân đặc
biệt của Thiên Chúa. Nhưng một cản trở lôi thôi đối với
nhiều người công giáo là tội tổ tông. Chúng ta ngày nay ít
có người để ý và biết đến tội tổ tông là gì. Vì không có ý
niệm rõ ràng về tội tổ tông nên chuyện Đức Mẹ được vô nhiễm
nguyên tội trở thành vô nghĩa.
Vì vậy, sau này Đức Giám Mục
Fulton Sheen vào năm 1974 đã diễn nghĩa theo một cách khác
khi bàn về chuyện mất ý nghĩa ấy của tội. Ngài nói: “Thường
chỉ có người Công Giáo là tin rằng Đức Mẹ Vỗ Nhiễm Nguyên
Tội. Nhưng bây giờ thì mọi nguời đều tin là Đức Mẹ Vô Nhiễm
Thụ Thai.”
Đức Pio IX tuyên bố tín điều
Đức Mẹ Vô Nhiễm vào năm 1854, nhưng ý niệm về Đức Mẹ sinh ra
không vưóng tội lỗi không phải tự nhiên mà có. Nó đã thành
hình sau nhiều cuộc tranh cãi lâu dài và phức tạp về thần
học. Tuy nhiên, cuộc tranh luận này vẫn còn tiếp tục ở một
vài khía cạnh. Vào thời Giáo Hội sơ khai, các tín hữu Kitô
giáo đã coi đức Maria là một người mẫu mực lý tưởng về thánh
thiện rồi, và vào thế kỷ VIII, các Kito hữu Đông Phương đã
mừng lễ kính Đức Mẹ Maria Thụ Thai.
Qua nhiều thế kỷ, các nhà
thần học đã cảm thấy ngần ngại khi nói Đức Mẹ hoàn toàn
không vướng tội tổ tông, bởi vì các ngài nghĩ là có cái gì
ngược lý với giáo lý đức tin về ơn cứu độ phổ quát. Vào thế
kỷ III, cha Duns Scotus dòng Phanxico, một chuyên viên thần
học về Đức Mẹ vô nhiễm đã nghĩ ra một cách mới để tìm hiểu
vấn đề. Ngài cho rằng nhiệm vụ đặc biệt của Đức Mẹ không
phải là làm cho Mẹ được miễn trừ ơn cứu độ, mà đơn thuần chỉ
là trung gian giữa chúa Kito và nhân loại, một hình thức
khác thường của hồng ân Thiên Chúa.
Đức Giáo Hoàng Pio IX khi
tuyên bố tín điều thì ngài trích dẫn rõ ràng lời Thiên Thần
Gabriel chào đức Maria khi báo tin Đức Mẹ sẽ thụ thai chúa
Giêsu: “Kính mừng Maria, đầy ơn phúc…”. Câu
chào này phải được hiểu là Đức Mẹ không bao giờ vướng tội.
Không một người trần nào có thể cộng tác được với Chúa Giêsu
trong công cuộc cứu chuộc như đức Maria. Giáo hội sơ khai đã
cố gắng cắt nghĩa một cách hợp lý là làm sao Con Thiên Chúa
lại có thể “ hoàn toàn là người mà lại không mang
tội lỗi.” Câu trả lời là, Mẹ Thiên Chúa cũng phải là
người không vướng tội lỗi.
Trong truyền thống Công Giáo
La Mã, chúng ta đã đặt cho người môn đệ siêu việt này nhiều
danh xưng và danh hiệu vượt mức yêu thương và danh dự. Chúng
ta mừng ba khoảng thời gian lớn của đời Mẹ vì biết rằng đó
cũng là những giai đoạn của đời chúng ta. Theo tín điều Đức
Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội thì Thiên Chúa đã tiên thiên hiện
diện và di chuyển vào đời Mẹ. Hồng ân Thiên Chúa thì vĩ đại
hơn cả tội lỗi. Nó vượt lên trên sức mạnh của tội lỗi và sự
chết. Nhờ tình trạng Vô Nhiễm Nguyên Tội, mẹ Maria đã được
chọn để thi hành một sứ mệnh đặc biệt.
Thời gian thứ hai của đời Mẹ
là thời Nhập Thể. Qua huyền nhiệm sinh Chúa Giêsu mà vẫn còn
đồng trinh, chúng ta có thể cảm nhận được rằng Thiên Chúa di
chuyển vào cuộc đời chúng ta một cách mạnh mẽ. Đáp ứng của
chúng ta lúc đó phải là chấp nhận, khiêm cung, cởi mở, đón
chào cũng như kính trọng và tôn vinh phẩm giá và mạng sống
con người từ lúc khởi đầu sự sống cho đến giây phút cuối
cùng. Qua hành động Nhập Thể, mẹ Maria đã sinh ra Ngôi Lời
làm người.
Thời gian thứ ba là cuộc
hành trình sau cùng của Mẹ Maria trọn vẹn hồn xác trở về
vương quốc nước trời do Tín điều tuyên bố bởi Đức Thánh Cha
Pio XII vào năm 1950. Từ khởi đầu đến lúc cuối đời của Mẹ,
Thiên Chúa đã hoàn thành nơi Mẹ tất cả mọi lời hứa với chúng
ta. Chúng ta cũng sẽ được lên thiên đàng như Mẹ. Mẹ Maria là
hình ảnh của cả con người lẫn Thiên Chúa. Thiên Chúa thực sự
thoải mái nơi con người chúng ta cũng như chúng ta được sung
mãn nơi Thiên Chúa. Trên nước trời, mẹ Maria đã có một địa
vị danh dự đặc biệt cùng với Thiên Chúa.
Điều gì xẩy ra với mẹ Maria
cũng sẽ xẩy ra với những tín hữu Kito giáo. Chúng ta được
kêu gọi, được đề tặng, được chọn để thuần nhất với chúa
Giêsu. Khi chúng ta vinh danh Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa với
tước hiệu “Vô Nhiễm Nguyên Tội”, là chúng ta chấp
nhận nơi Mẹ một mẫu mực tinh tuyền, trong trắng, tin cậy,
đơn sơ, tôn kính và hài hòa trong cuộc sống. Ở đời ít khi ta
thấy cả vẻ tôn kính lẫn kiểu cách, cả lý tưởng lẫn thực tế,
cả tinh tuyền, đơn sơ lẫn đam mê, trong cùng một người như
chúng ta thấy nơi mẹ Maria. Con người chúng ta thì thường
muốn tỏ ra đơn sơ, trong sạch, tươi trẻ và tin cẩn. Nếu
chúng ta đánh mất những đức tính đó thì ta thường tỏ ra gắt
gỏng, không vui, như thể vì ta thiếu kinh nghiệm, không mở
mắt lớn đủ đề nhìn đời, do hiểu biết mà không khôn ngoan.
Chúng ta nên đặt sự khôn ngoan, đơn sơ và kinh nghiệm của
chúng ta vào đúng chỗ của nó. Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa sẽ
chỉ dạy chúng ta phải thực thi những đức tính đó sao cho
trúng cách.
Xin chia sẻ với quí vị một
bài thơ của một bà soeur mà tôi quên mất tên. Xin tạm phóng
nghĩa dưới đây để chúng ta cùng suy niệm. Bài thơ có tên The
Beauty.
Vẻ Đẹp / Beauty.
Xin đừng cười, hỡi anh chị em,
Xin đừng nhúng vai nheo mắt.
Việc Chúa làm muôn điều tuyệt mỹ,
Vượt không gian quá mức con người.
Chúa đã nhìn Bà và đã yêu thuơng,
Yêu trìu mến trước khi coi diện mạo,
Tìm vẻ đẹp ẩn kín trong tim.
Chúa tìm Bà dòng giống vô danh,
Nơi xa xôi hang cùng hẻo lánh,
Là kẻ bếp núc lầm than,
Là người khiêm tốn cơ hàn,
Người chẳng bao giờ hé miệng,
Vì quen phận nghèo khó khổ hèn.
Chúa nhìn Bà thấy Bà toàn mỹ,
Bà với Chúa cùng nhau hòa kết,
Chúa với Bà yêu thương sống chết.
Muôn thế hệ tung hô bà Diễm Phúc.
Chúa nhìn Bà…
tên đặt Maria!
Khi Bà tận hiến, Bà tin…
Trong đêm tối nơi hang động,
Bà kêu la đau đớn…Thiên Chúa Con ra đời.
Mang an bình cứu thế,
Là kho tàng đời đời muôn thế hệ.
Bà chấp nhận, không bao giờ hối tiếc…
Bà tự tin dù đêm tối bao phủ,
dù phân vân đè nặng âm u.
Từ đây danh Bà được tung hô,
Chúa nhận Bà và Bà tặng Chúa…
Bà, Maria, là của chúng ta.
Thiên Chúa vinh danh Bà …đội triều thiên
muôn sao vàng lấp lánh,
mặc áo Bà với mặt trời chói sáng ,
Dưới chân Bà mặt trăng lộng sáng .
Tên Bà, danh hiệu Maria!
Bạn nhìn Thiên Chúa của Bà,
Vì trái đất tràn đầy người cả nam lẫn nữ,
Bạn đã nhìn thấy vẻ thần tiên Thiên Chúa !
Fleming Island, Florida
Dec 12, 2012
NTC |
VỀ MỤC LỤC |
|
NĂM ĐỨC TIN : HỌC HỎI TÀI LIỆU CỦA
CÔNG ĐỒNG VATCANÔ II
|
Năm đức tin được mở ra trong Giáo Hội vào đúng ngày kỷ niệm lễ
khai mạc Thánh Công Đông Vaticanô II cách nay 50 năm.
Ngày 11 tháng 10 năm 1962 Đức cố Giáo Hoàng Gioan XXIII đã long
trọng khai mạc Đại Công Đồng Vaticanô II (tức Công Đồng Đại Kết
= Ecumenical Council) tại Đền Thánh Phêrô , La Mã với sự có mặt,
tham dự của 2300 giám mục và đại diện các giáo hội đang hiệp
thông hay muốn tiến đến hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo hoàn
vũ.
Đây là sự kiện lịch sử lớn lao nhất của Giáo Hội trong thế kỷ 20
và cũng là Đại Công Đồng thứ hai sau cuộc Cải Cách (Reformation)
của nhóm Tin lành trong thế kỷ 16. Đức cố Giáo Hoàng Gioan 23
(nay là Chân Phước = Blessed) đã loan báo quyết định mở Công
Đồng này ngày 25 tháng 1 năm 1959, với hy vọng thổi một luồng
gió mới vào buồng phổi của Giáo Hội
Như vậy, công cuộc chuẩn bị cho Công Đồng đã kéo dài trong suốt
3 năm (1959-1962) để các vị phụ trách có đủ thì giờ chuẩn bị kỹ
càng cho biến cố trọng đại này trong đời sống của Giáo Hội.
Cũng cần nói thêm là Công Đồng Đại kết (Ecumenical Council) là
dịp cho Giáo Hội , dưới quyền lãnh đạo tối cao của Đức Thánh
Cha, tức Giám Mục Roma, họp với các giám mục hiệp thông trong
toàn Giáo Hội, cùng với các nhà chuyên môn về thần học, giáo
luật, phụng vụ.. để bàn thảo về những việc trọng đại liên quan
đến đời sống đức tin, bí tích , phụng vụ và sứ mệnh rao truyền
đức tin Kitô Giáo của Giáo Hội trong hoàn cảnh thế giới thế giới
xưa và nay.
Từ trước cho đến nay, mới chỉ có 21 Công Đồng Đại Kết hay còn
gọi là Công Đồng Chung (General Council) đã được triệu tập trong
Giáo Hội.Công Đồng Vaticanô II là Công Đồng Đại Kết thứ nhất
được triệu tập trong thế kỷ 20, và là Công Đồng Đại kết thứ hai
được triệu tập sau Phong Trào Cải Cách của nhóm Tin Lành như đã
nói ở trên.
Trong giới hạn của bài biên khảo này, tôi chỉ xin lượt qua một
vài kết quả cụ thể của Công Đồng Vaticanô II để mong giúp quý
tín hữu khắp nơi thêm hiểu rõ về những thành quả lớn lao của
Công Đồng Đại Kết này hầu thêm yêu mến và vâng phục Giáo Hội là
Thân Thể Nhiệm Mầu (Mystical Body) của Chúa Kitô trong sứ mệnh
bảo vệ và loan truyền Đức tin Kitô Giáo dựa trên Chính Chúa Kitô
và Tin Mừng Cứu Độ của Người cho mọi dân tộc trên toàn thế giới
cho đến ngày mãn thời gian.
Thành quả của Công Đồng Vaticanô II.
Sau 3 năm làm việc dưới sự nâng đỡ và soi sáng cách riêng của
Chúa Thánh Thần, Công Đồng đã đạt được những thành quả phi
thường khiến cho bộ mặt của Giáo Hội đã thay đổi về mọi phương
diện như chúng ta đã chứng kiến từ sau Công Đồng (1962-65) đến
nay.
Liên quan đến Phụng Vụ Thánh (Sacred Liturgy) và trực tiếp liên
hệ đến việc sống đạo của các tin hữu, Công Đồng đã chấp thuận và
đươc Đức Thánh Cha Phaolô VI ban hành năm 1970 Nghi thức mới (Novus
Ordo) về cử hành Thánh lễ Misa- tức Thánh lễ tạ Ơn (The
Eucharist) hoàn toàn bằng các ngôn ngữ địa phương thay vì thống
nhất bằng tiếng LaTinh như Nghi Thức cũ được Đức Thánh Cha Piô V
ký ban hành ngày 4 tháng 7 năm 1570 cho áp dụng trong toàn Giáo
Hôi cho đến ngày ban hành Nghi thức mới nói trên..
Nghi thức mới này (Novus Ordo) được gọi là hình thức thông
thường (Ordinay Form) trong khi Nghi thức cũ (dùng tiếng LaTinh)
trở thành hình thức bất thường (Extraordinay Form) trong Phụng
Vụ Thánh, cụ thể là cử hành Thánh Lễ Tạ Ơn theo Sách Lễ Rôma
(Roman Missal).
Nhưng đến ngày 7 tháng 7 năm 2011 vừa qua, Đức Thánh Cha
Bê-nê-đich-tô 16 đã ban hành Tông Thư Summorum Pontificum cho
phép sử dụng rộng rãi Nghi thức cũ (bằng tiếng Latinh ) song
song với Nghi thức mới (bằng các ngôn ngữ địa phương) ban hành
năm 1970. Nghĩa là từ nay, nơi nào có nhu cầu thực sự muốn cử
hành Thánh lễ bằng tiếng Latinh thì không còn phải xin phép
trước Đấng Bản Quyền (Ỏrdinary = Giám mục giáo Phận) hay Tòa
Thánh như trước nữa, nếu có nhu cầu chính đáng và có linh mục sử
dụng được tiếng Latinh.
Có người đã vội cho rằng Đức đương kim Giáo Hoàng đã làm một
cuộc cách mạng về Phụng vụ thánh với quyết định trên. Thật ra
không phải vậy, vì Thánh Lễ cử hành theo Nghi thức cũ dùng tiếng
Latinh hay Nghi thức mới dùng các ngôn ngữ địa phương thì cũng
cử hành đúng theo Sách lễ Rôma, thể hiện đúng Luật cầu nguyện (
lex orandi=law of prayer) của Giáo Hội mà thôi. Tuy nhiên, với
quyết định cho phép nói trên của Đức Thánh Cha, người ta có thể
coi đây là cố gắng hòa giải của Tòa Thánh đối với một số người
vẫn còn âm ỷ bất mãn về những thay đổi của Công Đồng Vaticanô
II. Cụ thể là nhóm theo Tổng Giáo Mục Lefebre (người Pháp đã qua
đời) vẫn bất tuân những thay đổi của Công Đồng và tiếp tục cử
hành Thánh lễ bằng tiếng Latinh cho đến nay. Hy vọng với quyết
định trên của Đức Thánh Cha sẽ giúp lôi kéo nhóm ly khai này trở
lại hiệp thông với Giáo Hội
Ngoài Thánh lễ ra, các bí tích khác của Giáo Hội cũng được cử
hành bằng các ngôn ngữ địa phương, giúp tín hữu hiểu rõ hơn về
các nghi thức này.
Một điều rất quan trọng nữa là Kinh Thánh (Bible) được dịch ra
các ngôn ngữ của các dân nói các ngôn ngữ khác nhau , như Anh ,
Pháp, Đức, Việt Nam …nên Lời Chúa được quảng bá sâu rộng hơn
trong cộng đồng tín hữu ở khắp nơi trên thế giới. Từ đó, việc
đọc và học hỏi Thánh Kinh đã trở thành một nhu cầu lớn ở khắp
nơi trong Giáo Hội, giúp nâng cao trình độ hiểu biết và sống Lời
Chúa của giáo dân.
Cũng liên quan đến giáo dân, kể từ sau Công Đồng , gíáo dân được
phép đọc Sách Thánh (Lector) và làm thừa tác viên trao mình
Thánh Chúa trong Thánh lễ, (Extraordinary Minister of the Holy
Communion) một điều mà trước Công Đồng giáo dân không được phép
làm.
Đây là một vinh dự lớn cho Giáo dân được tham dự vào những hoạt
động phụng vụ, một lãnh vục mà trước Công Đồng Vaticanô II, chỉ
dành cho hàng giáo sĩ (phụ phó tế, phó tế linh mục, và giám mục)
mà thôi.
Trong phạm vi bài này, tôi xin được nói rõ hơn về một vài tài
liệu rất quan trọng của Công Đồng mà các tín hữu cần biết và học
hỏi trong năm Đức Tin này.
Trước hết là Hiến Chế tin lý Lumen Gentium (Dogmatic Contitution
Lumen Gentium= Ánh Sáng muôn dân).
I- Hiến Chế Lumen Gentium ( LG )
Có thể nói đây là Hiến Chế quan trọng nhất của Công Đồng
Vaticanô II về Mầu nhiệm, và Sứ mệnh của Giáo Hội trong trần thế,
theo đó Giáo Hội nhận biết rõ mình là Thân Thể Mầu Nhiệm của
Chúa Kitô trên trần gian với sứ mệnh mà Chúa Kitô đã trao cho
các Thánh Tông Đồ trước khi Người về Trời : “
Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép
rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy
bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây Thầy
ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.”
( Mt 28: 19-20). Nghĩa là Giáo Hội được trao phó trọng trách
tiếp tục rao giảng Tin Mừng và ban phát ơn cứu độ của Chúa Kitô
cho mọi dân tộc thuộc mọi ngôn ngữ và văn hóa cho đến ngày mãn
thời gian.Do đó, ai nghe Giáo Hội là nghe chính Chúa Kitô như
Người đã nói với các môn đệ xưa :
“Ai
nghe anh em là nghe Thầy; và ai khước từ anh em là khước từ Thầy
Mà ai khước từ Thầy là khước từ Đấng đã sai Thầy .”
( Lc 10: 16)
Hiến Chế Lumen Gentium đã dành trọn hai Chương Một và Hai, để
nói về Mầu nhiệm Giáo Hội ở hai chiều kích siêu nhiên và nhân
bản theo dòng thời gian của lịch sử cứu độ, qua đó Thiên Chúa tỏ
mình trước hết cho dân Do Thái.Rồi qua các ngôn sứ trong thời
Cựu Ước và cuối cùng qua chính Con Một Người là Chúa Kitô, Thiên
Chúa đã mặc khải trọn vẹn ý muốn cứu độ con người qui tụ thành
một cộng đoàn đức tin là Giáo Hội với sứ mệnh rao giảng Tin Mừng
và cử hành các bí tích mang ơn cứu độ như Phép Rửa, Thêm Sức ,
Thánh Thể và Hòa Giải.
Tiếp theo các chương Ba và Bốn nói về cơ cấu phẩm trật của Giáo
Hội, đặc biệt là chức Giám Mục với ba nhiệm vụ rất quan trọng là
giáo huấn, thánh hóa và cai quản. Giám Mục là “
những người kế vị các Tồng Đồ với sứ mệnh dạy dỗ muôn dân và rao
giảng Phúc Âm cho mọi tạo vật , hầu cho mọi người được cứu rỗi
nhờ lãnh nhận đức tin, phép rửa và chu toàn giới răn của Chúa.”
( LG. số 24). Liên quan đế vai trò và địa vị của Giáo Dân, Công
Đồng cũng đặc biết nhận mạnh đến sứ mệnh của người giáo dân, một
thành phần rất quan trọng được “
kêu mời làm cho Giáo Hội hiện diện và hoạt động trong những nơi
và hoàn cảnh mà nếu không có họ, Giáo Hội sẽ không trở thành
muối của thế gian.” ( LG số 33).
Chương Năm của Hiến chế dành kêu gọi mọi thành phần Dân Chúa
trong Giáo Hội phải cố gắng trở nên thánh thiện vì Chúa Kitô ,
là
“ Đấng thánh
duy nhất”
đã yêu thương Giáo Hội như hiền thê của mình. ( LG, số 39).
Chương Sáu dành riêng để nói về ơn gọi của hàng tu sĩ, tức những
người có ơn gọi sống ba lời khuyên của Phức Âm là khó nghèo,
vâng phục và khiết tịnh ( chastity). Chương Bẩy nói về đặc tinh
lữ hành của Giáo Hội trong trần thế nhưng hiệp nhất với Giáo Hội
vinh quang chiến thắng trên Trời. Sau cùng là Chương dành riêng
nói về vai trò của Đức Trinh Nữ Maria trong Mầu Nhiệm Chúa Kitô
và Giáo Hội.
Sau đây là những điểm căn bản trong tám chương nói trên của Hiến
Chế Lumen Gentium:
a.
Mầu Nhiệm và Sứ
mệnh của Giáo Hội
Giáo Hội là Nhiệm Tích ( Sacrament) của Chúa Giêsu trong trần
thế.với sự mệnh tiếp tục công trình cứu độ của Chúa qua nhiệm vụ
rao giảng Tin Mừng Cứu độ, và cử hành các bí tích nhất là Bí
Tích Thánh Thể để “
mỗi lần hy tế thập giá được cử hành trên bàn thờ, nhờ đó Chúa
Kitô
“
chiên vượt qua của chúng ta chịu hiến tế ( 1 Cor 5, 7) thì công
trình cứu chuộc chúng ta được thực hiên.”
( x.LG , số 3)
Nghĩa là, Chúa Kitô đã một lần dâng Hy tế trên thập giá để đền
tội cho nhân loại. Người đã hoàn tất công trình cứu độ của Người
qua khổ hình thập giá, chết, sống lại và lên trời.Nhưng công
trình cứu chuộc này còn được tiếp tục ban phát cho nhân loại cho
đến ngày mãn thời gian, vì Thiên Chúa “
Đấng cứu độ chúng ta, Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và
nhận biết chân lý.”( 1 Tm 2 : 4)
Vì Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu độ nhờ Chúa Kitô, nên
bao lâu còn có con người sinh ra trên trần thế này, thì bấy lâu
Tin Mừng Cứu Độ và Hy Tế thập giá của Chúa Kitô còn tiếp tục
được rao giảng và cử hành để mang lợi ích thiêng liêng cho mọi
người sinh ra sau này mà chưa được biết Chúa Kitô và Tin Mừng
cứu độ của Người.
Đây chính là sự mệnh mà Chúa Kitô đã trao phó trước tiên cho
Giáo Hội sơ khai với 12 Tông Đồ rường cột . Các Tông Đồ đã trao
lại cho các vị kế tục, tức là cho Tông Đồ Trưởng là Đức Thánh
Cha và các giám mục hiệp thông và vâng phục Ngài trong Giáo hội
theo Truyền thống Tông Đồ (Apostolic succession) cho đến nay và
còn mãi về sau cho đến ngày cánh chung, tức là mãn thời gian.
Trung thành với sứ mệnh này, Giáo Hội đã hăng say rao giảng Tin
Mừng của Chúa Kitô cho mọi dân tộc trên thế giới và làm nhân
chứng cho Chúa, mặc dù gặp phải nhiều gian nan khốn khó như Chúa
đã báo trước cho các môn đệ :
“ Trong thế gian
Anh em sẽ phải gian nan khốn khó
Nhưng can đảm lên !
Thầy đã thắng thế gian.
( Ga 16 : 33)
Chúa đã thắng thế gian và tội tỗi qua sự chết và sống lại của
Người để cho chúng ta hy vọng cũng sẽ được sống lại như Chúa sau
khi kết thúc hành trình nhân thế qua cái chết trong thân xác của
mọi người chúng ta.
Như thể, khi tham dự Thánh lễ Tạ ơn , chúng ta không những hiệp
cùng Giáo Hội dâng lời cảm tạ Thiên Chúa và dâng mọi vui buồn,
đau khổ của chúng ta hiệp với sự đau khổ của Chúa Kitô làm của
lễ dâng lên Chúa Cha để xin ơn tha thứ cho chúng ta ngày nay
cùng thể thức mà Hy Tế của Chúa Kitô dâng lên Chúa Cha lần đầu
tiên trên thập giá để xin ơn tha thứ cho toàn thể nhân loại. Đó
là tất cả ý nghĩa
“công
trình cứu chuộc chúng ta được thực hiện khi Chúa Kitô chịu hiến
tế”
cách bí nhiệm mỗi khi Thánh lễ Tạ Ơn được cử hành trên bàn thờ,
như Giáo Hội dạy ( LG số 3)
Do đó, Thánh lễ Tạ Ơn là đỉnh cao của đời sống Giáo Hội và của
mọi tín hữu Chúa Kitô, vì mỗi khi Thánh lễ được cử hành, Chúa
Kitô lại hiện diện cách bí tích qua các thừa tác viên con người
là linh mục hay giám mục để nhắc lại Giao Ước mới đã được đóng
ấn bằng chính máu Chúa đã đổ ra thực sự trên thập giá làm Hy Tế
đền tội cho cả loài người đáng bị phạt vì tội lỗi. Chính nhờ Hy
Tế này mà con người được giao hòa lại với Thiên Chúa và có hy
vọng được cứu rỗi để vui hưởng hạnh phúc Nước Trời mai sau.
Phải nói có hy vọng thôi chứ chưa chắc chắn bảo đảm như vậy vì
con người còn có tự do để cộng tác với ơn cứu đô của Chúa để
sống theo đường lối của Người hay khước từ Chúa để sống theo ý
muốn cá nhân và lãnh nhận hậu quả của tự do chọn lựa này.
Chính trong chiều hướng muốn được cứu độ, mà Hiến Chế Tín lý-
trong Chương thứ Năm, đã kêu gọi mọi thành phần dân Chúa trong
Giáo Hội- từ Hàng Giáo Phẩm, giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân phải cố
gắng nên thánh, vi: “
Cha của anh em trên Trời là Đấng
Thánh”
( Mt 5 : 48). Đây là ơn gọi chung của mọi tín hữu trong Giáo Hội,
phải sống để trở nên giống Chúa Kitô, Đấng đã vui lòng hiến mạng
sống mình “
làm giá chuộc cho muôn người”.(
Mt 20: 28)
Mặt khác, cũng trong khát vọng được cứu rỗi nhờ Chúa Kitô trong
Giáo Hội của Người mà mọi tín hữu được mong đợi sống đời nhân
chứng cho Chúa Kitô trước mặt người đời chưa biết và tin yêu
Chúa như chúng ta. Nói khác đi, là những tín hữu Chúa Kitô ,
chúng ta được mời gọi mang Chúa đến cho người khác qua lời nói
và việc làm của chính mình nhằm nêu cao những giá trị của Tin
Mừng Cứu độ như công bình, bác ái, yêu thương , tha thứ và trong
sạch để đương đầu với “văn hóa của sự chết” tôn thờ vật chất và
mọi vui thú vô luân, vô đạo, như thực trạng sống của con người ở
khắp nơi trên thế giới ngày nay.
(còn tiếp kỳ sau)
Lm
Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
|
VỀ MỤC LỤC |
|
CON ĐƯỜNG LOAN BÁO TIN MỪNG HÔM
NAY
|
Trong mấy số báo Ephata liên tiếp vừa qua, chúng tôi có dịp chia
sẻ nỗi băn khoăn của chúng ta về công cuộc loan báo Tin Mừng,
làm sao để Tin Mừng được lan tỏa hiệu quả trên quê hương đất
nước chúng ta, làm sao để ngày càng có nhiều người nhận biết Tin
Mừng và tin theo Chúa. Thời các Thừa Sai ban đầu đền Việt Nam,
các ngài đã tìm kiếm để khám phá ra cách loan báo Tin Mừng cho
dù gặp biết bao khó khăn về ngôn ngữ, hoàn cảnh chính trị, trình
độ văn minh, các ngài đã hết mình dấn thân cho công cuộc, hy
sinh tất cả ngay mạng sống của các ngài, đeo đuổi con đường đó
để vun trồng cho mùa lúa bội thu của chúng ta.
Ngày nay hoàn cảnh đã thay đổi, những khó khăn ngày ấy có cái
bây giờ không còn nữa, có cái đã thay đổi và cũng có cái khó
khăn hơn, đồng thời xuất hiện thêm những khó khăn mới. Cũng vậy,
hoàn cảnh mới chúng ta có thêm những thuận lợi mới, Chúa Giêsu
nói “phải biết rút ra những cái cũ và cái mới” ( Mt 13, 51 ).
Hiện tượng toàn cầu hóa và sự xuất hiện của mạng thông tin giúp
ta nối liên lạc với toàn thế giới, biến cả nhân loại này trở
thành một ngôi làng, mọi biến cố dù ở đâu cũng tác động lên các
vùng còn lại của địa cầu. Nếu những thành tựu của một Giáo Hội
bạn, Giáo Hội láng giềng ngày xưa khó có điều kiện trở thành bài
học cho Giáo Hội của đất nước chúng ta, thì ngày nay cái khó đó
không còn nữa, ngược lại, bài học quý giá ấy nhanh chóng được
phô diễn ra ngay trước mắt chúng ta với nhiều chi tiết đắt giá.
Trong các số báo trước chúng tôi đã đặt vấn đề “hiện tượng Hàn
Quốc”, chẳng phải ngôi sao ca nhạc hay minh tinh màn bạc, nhưng
là Giáo Hội Công Giáo Hàn Quốc với sự phát triển “thần kỳ”, vì
đâu mà họ tự tin và đạt được hiệu quả cao và nhanh như thế ? Dĩ
nhiên không dễ dàng gì có thể khám phá ra hết những kinh nghiệm
quí báu của họ, nhưng chúng ta thử xem một vài hiện tượng.
Số báo Tuổi Trẻ ra ngày thứ tư 28.11.2012 mới đây có bài của một
vị luật sư ký tên Hà Hải, tựa đề “Giúp cô dâu Việt thoát bạo
hành” đăng nơi trang 9. Bài báo đề cập đến hiện trạng các cô dâu
Việt trên đất Hàn lâm cảnh bơ vơ khốn cực khi có những mâu thuẫn
nảy sinh trong đời sống hôn nhân, bài này tiếp nối nhiều bài
khác khi trong những ngày vừa qua có một người phụ nữ Việt đã ôm
hai đứa con nhảy lầu tử tự vì bị dồn vào đường cùng nơi đất
khách quê người. Bài báo này ra đời sau khi vị luật sư tác giả
nói chuyện với một đồng nghiệp luật sư ở Hàn Quốc. Tác giả lược
qua hoàn cảnh bất lợi của các cô dâu Việt và thế bề tắc lâm phải
ở Hàn Quốc, rồi tác giả viết những dòng cuối như kết luận “…
cách tốt nhất là các cô dâu Việt chạy đến một Nhà Thờ gần nhất.
Nơi đây sẽ cưu mang và bảo vệ các cô dâu cơ nhỡ, bị bạo hành,
nếu sự việc nghiêm trọng thì đại diện Nhà Thờ có thể thay mặt cô
dâu Việt khởi kiện, tố cáo người chồng”.
Chúng ta tạm dừng lại ở kinh nghiệm của vị luật sư này:
-
Chạy đến một Nhà Thờ gần nhất:
Vậy là ở Hàn Quốc đã có khá nhiều Nhà Thờ ở nhiều nơi và Nhà
Thờ nào cũng là nơi người ta có thể chạy đến cầu cứu bất cứ
lúc nào.
-
Nơi đây sẽ cưu mang và bảo vệ:
Giáo Hội sẵn sàng đứng ra cưu mang và bảo vệ, đứng về phía
người cô thân cô thế, đứng về phía nạn nhân, đừng về phía
người bị áp bức, người bị bỏ rơi. Nên biết trước đó, tác giả
đã phân tích tính bất hợp pháp về phương diện pháp luật của
các cô dâu Việt.
-
Đại diện Nhà Thờ có thể thay mặt cô dâu
khởi kiện, tố cáo người chồng:
Trước đó tác giả nói rằng có thể cô dâu không có tiền để
thuê luật sư bảo vệ, nghĩa là Nhà Thờ chấp nhận tốn kém vì
sự sống, vì sự bình an và vì sự công bằng của con người.
Đó là kinh nghiệm của Giáo Hội Hàn Quốc và có lẽ đó là một trong
những lý do người ngoại giáo nhìn về Giáo Hội Hàn Quốc với ánh
mắt yêu mến và khâm phục, từ đó gương mặt Đức Kitô được trình
bày hết sức cụ thể qua từng sự việc liên quan đến con người: một
Đức Kitô vì người nghèo, vì người đau khổ, vì người bị áp bức.
Và có lẽ khởi sự từ đó mà người ta tin theo Đạo, vì những người
có Đạo đã “không sống cho mình, đã không chết cho mình, mà có
sống là sống cho Chúa, có chết là chết cho Chúa” ( Rm 14, 7 – 9
).
Bài học này có hiệu lực thế nào đối với chúng ta ?
Lm. VĨNH SANG, DCCT, 1.12.2012 (Ephata 538) |
VỀ MỤC LỤC |
|
Bản phúc trình về tình hình công lý, hòa bình và nhân quyền
trong xã hội Việt Nam hiện nay |
Nguồn:
http://conglyvahoabinh.org/ban-phuc-trinh-ve-tinh-hinh-cong-ly-hoa-binh-va-nhan-quyen-trong-xa-hoi-viet-nam-hien-nay/2012/11/
Kính
gửi: Đức cha Chủ tịch HĐGM/VN,
Đức Hồng y và quý Đức cha,
Để đáp ứng lời mời gọi của Thư Mục vụ Năm Đức Tin, Ủy
Ban Công lý và Hòa bình (CLHB) xin phúc trình cùng Đức
Hồng y và quí Đức cha một số tình hình xã hội Việt Nam
hiện nay đang được dư luận quan tâm. Xin giản lược vào
mấy nét tiêu biểu dưới đây:
1. Án xử bất công
Trong
bản Nhận Định công bố ngày 15/05/2012, Ủy Ban CLHB
đã nhận xét: “Việc áp dụng luật pháp chưa nghiêm minh và
tùy tiện (…) đã dẫn đến những oan sai và đôi khi đẩy
người dân đến bước đường cùng. Bộ luật tố tụng hình sự
đã quy định các thủ tục bắt người; vậy mà trong một số
trường hợp, vẫn có các công dân bị bắt sai trái với các
quy định của bộ luật ấy, cũng như với các tuyên ngôn và
công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.”
Tình hình đó chưa thay đổi, thậm chí còn diễn ra xấu hơn.
Điển hình là vụ xét xử ba thanh niên Công Giáo tại Vinh
ngày 29/09/2012 và vụ xử các Bloggers ngày 24/9, tại TP.
HCM với các bản án vô lý và đầy bất công. Để che đậy nó,
người ta đã cho mở phiên tòa xét xử công khai, nhưng lại
không cho dân chúng tự do tham dự và ngay cả thân nhân
của các bị cáo cũng bị ngăn chặn khi đến tòa án, thậm
chí có những người còn bị tạm giữ hay bị khủng bố tinh
thần.
Bên cạnh đó, những vụ khiếu kiện đông người về đất đai
ngày càng gia tăng hoặc kéo dài. Điều đó chứng tỏ cách
giải quyết của chính quyền các cấp không thỏa đáng, có
thể vì thiếu thiện chí giải quyết vấn đề đúng pháp luật
và lẽ phải hay vì bênh vực quyền lợi của các nhà đầu tư
và các nhóm đặc quyền. Để biện minh cho cách giải quyết
này người ta thường chụp lên đầu những người phản kháng
cái mũ “bị kích động của thế lực thù địch”.
2. Dùng bạo lực để giải
quyết các tranh chấp dân sự
Bạo lực ở đây là việc sử dụng “côn đồ” chứ không chỉ các
biện pháp nghiệp vụ của cơ quan công an để vãn hồi trật
tự. Biện pháp này được dùng ngày càng nhiều, để đàn áp
các cá nhân lẫn các đám đông, từ đám tang riêng lẻ đến
các vụ khiếu kiện tập thể hay biểu tình. Điều đó đang
làm cho bạo lực ngự trị trong đời sống xã hội khi giải
quyết tranh chấp.
3. Tham nhũng thành quốc
nạn
Những diễn biến và xáo trộn trong mấy tháng vừa qua
chứng tỏ mô hình kinh tế hiện tại đang làm giàu cho nhóm
đặc quyền đặc lợi, đặc biệt là giới ngân hàng, hơn là
cho toàn dân. Lạm phát gia tăng cũng làm tăng đói nghèo,
không những gây khó khăn hơn cho cuộc sống của người dân,
mà cho cả các doanh nghiệp. Từ đầu năm đến nay hơn
40.000 doanh nghiệp phải giải thể.
Việt Nam hiện nằm trong nhóm các quốc gia thiếu minh
bạch nhất thế giới. Tham nhũng đã trở thành quốc nạn, mà
nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế điều hành, lãnh đạo.
Chính vì vậy, không những nó nguy hiểm cho tiền đồ đất
nước mà hầu như bất khả loại trừ trong bối cảnh kinh tế
– chính trị hiện nay.
4. Chủ quyền đất nước
Khi ý thức rằng: “Việc chung sống giữa các dân tộc được
xây dựng trên các giá trị từng làm nền tảng để kiến tạo
các mối quan hệ giữa người với người: đó là sự thật,
công lý, liên đới tích cực và tự do” (TLGHXHCG số 433)
thì chúng ta thấy hiện nay nền tự do, độc lập, chủ quyền
quốc gia của Việt Nam đang bị đe dọa nặng nề bởi sự gây
hấn và xâm lược của láng giềng Trung Quốc. Người dân
không được biết sự thật về những “thỏa hiệp” hay “thỏa
ước” giữa chính quyền hai nước, nhưng lại phải gánh chịu
nhiều hậu quả tai hại do “mối giao hảo” ấy gây nên cả về
chính trị lẫn kinh tế.
Trong bản Nhận định về một số tình hình hiện nay của
Việt Nam, Ủy Ban CLHB đã nhấn mạnh: “Vào những thập niên
cuối cùng của thế kỷ XX, Biển Đông đã một vài lần nổi
sóng. Nhưng trong những năm gần đây, sự căng thẳng đã
lên đến mức độ nguy hiểm. Nhà cầm quyền Trung Quốc một
mặt dùng lời lẽ hoa mỹ, với thông điệp rất êm tai, nhưng
mặt khác, các hành động của họ về chủ quyền trên Biển
Đông ngày càng phản ánh rõ rệt chủ trương Đại Hán.
Trong khi đó phản ứng của Nhà cầm quyền Việt Nam quá yếu
ớt, tạo cớ cho các lực lượng thù nghịch lấn tới. Khó
hiểu hơn nữa là việc chính quyền đã mạnh tay đàn áp các
tổ chức và các cá nhân yêu nước phản đối hành động xâm
lược trắng trợn của Trung Quốc. Thái độ lập lờ, thiếu
nhất quán của các nhà lãnh đạo trong vấn đề phân định
lãnh thổ vùng biên giới và bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông
đang gây bất bình trong dư luận.”
5. Phẩm giá con người
Phẩm giá con người bị chà đạp và xúc phạm nặng nề. Nạn
buôn người và buôn bán phụ nữ chuyển từ tình trạng lén
lút sang công khai, núp dưới hình thức “hợp tác lao động”,
“môi giới kết hôn với người ngoại kiều” qua trung gian
các công ty có giấy phép kinh doanh. Đây là loại hình
tội phạm đáng lo ngại với các thủ đoạn tinh vi, xảo
quyệt, hoạt động xuyên quốc gia, siêu lợi nhuận, ngày
càng gia tăng và thêm phức tạp.
Hiện tượng ấy dường như là hậu quả của một điều đã diễn
ra từ lâu và rất đáng lo ngại. Trong xã hội Việt Nam hôm
nay, con người dễ bị tha hóa trở thành công cụ, hay bị
coi là công cụ để phục vụ các mục tiêu chính trị, kinh
tế hơn là một nhân vị, chủ thể của các thực tại xã hội.
Lý do có thể giải thích là vì nền giáo dục Việt Nam hiện
nay không những lạc hậu, mà còn lạc hướng, chạy theo
hình thức và phô trương thành tích nhằm tạo ra những con
người chỉ có khả năng phục vụ cho những mục tiêu chính
trị chứ không nhằm đào tạo con người có nhân cách, phát
triển tâm và trí toàn diện. Nói cách khác, hệ thống giáo
dục đang đào tạo con người công cụ hơn là con người nhân
vị có tự do, có khả năng chịu trách nhiệm và sáng tạo.
6. Tự do Ngôn luận
Theo luật lệ Việt Nam hiện hành, truyền thông triệt để
trực thuộc Nhà nước. Vì vậy, mặc dù cả nước có hơn 700
cơ quan báo chí và hầu như tỉnh nào cũng có truyền thanh
và truyền hình, nhưng tất cả bị kiểm duyệt và kiểm soát
gắt gao. Trước mắt, xã hội dân sự chưa được xuất hiện và
chưa thực sự góp phần năng động cho truyền thông.
Cuộc cách mạng thông tin đã bùng nổ qua các trang web và
các blog cá nhân. Đây là một hình thức thông tin mới,
tức thời, hấp dẫn, năng động, đa diện, vừa bằng chữ viết,
vừa kèm theo hình ảnh hay minh họa. Với webblog các nhân,
người đưa tin chia sẻ và nối kết với nhau thành mạng xã
hội, giải phóng sự thật khỏi những rào cản và quyền lực
truyền thống, cũng như thách thức ngay cả các tập đoàn
truyền thông vốn áp đặt thông tin ở quy mô quốc gia hay
toàn cầu. Tất nhiên cái gì cũng có mặt trái của nó, cần
phải được hướng dẫn và điều chỉnh các lạm dụng, sai trái.
Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát, cấm đoán, phá hoại
các trang web, các blog cá nhân, nhất là việc bắt bớ,
kết án các Bloggers đã đi tới tình trạnh vi phạm nhân
quyền nặng nề. Vụ án các Bloggers thuộc câu lạc bộ các
nhà báo tự do đã bị xét xử vừa qua là ví dụ cụ thể cho
tình trạng vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
7. Tự do tôn giáo
Mặc dù hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị định và thông tư
đã quy định về tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, nhưng
việc thực hiện các quy định trên tại nhiều địa phương
lại rất tùy tiện. Chính vì vậy, ở một số nơi, việc cử
hành các lễ nghi tôn giáo và thiết lập các điểm sinh
hoạt tôn giáo ngoài cơ sở thờ tự rất nhiêu khê và tùy
thuộc nhiều vào cảm tính của giới chức chính quyền địa
phương. Đặc biêt, do lịch sử, có những “Xã” hay “Huyện
anh hùng” mà ở đó có tiêu chí “vùng trắng tôn giáo”, thì
việc cố gắng phục hồi các nhà nguyện và tổ chức các buổi
cầu nguyện của các giáo hội địa phương gặp rất nhiều khó
khăn. Tình trạng này, tùy lúc, đã và đang diễn ra tại
một số giáo phận như Kontum, Hưng Hóa, Ban Mê Thuột,
Vinh…
Kính thưa Đức Hồng y, quí Đức cha,
Khi gửi Bản phúc trình này, Ủy Ban CLHB chỉ nêu lên một
số hiện tượng tiêu biểu hoặc vấn đề đáng quan tâm. Làm
như thế, chúng ta muốn chứng tỏ rằng người Công Giáo
không hề thờ ơ với tình hình đất nước, nhưng luôn thể
hiện một tình yêu nước nồng nàn và nỗ lực kiếm tìm giải
pháp tích cực dựa trên GHXH của Giáo hội để xây dựng hòa
bình. Cổ vũ hòa bình là một phần tất yếu trong sứ mạng
của Giáo Hội khi tiếp tục công trình của Đức Kitô trên
trần gian. Thật vậy, trong Đức Kitô, Giáo Hội là một bí
tích, tức là dấu chỉ và công cụ của hòa bình trên thế
giới và cho thế giới (x. TLGHXHCG Số 516). Ủy Ban CL&HB
ước mong nhận được những góp ý tích cực, hướng dẫn cụ
thể và đầy tình hiệp thông của Đức Hồng Y và quí Đức Cha
để có thể góp phần loan báo Tin Mừng trong lãnh vực
chính trị, kinh tế, xã hội… đầy khó khăn và thách đố này.
Lễ Các Thánh, ngày 1/11/2012
ỦY BAN
CÔNG LÝ & HÒA BÌNH / HĐGMVN |
VỀ MỤC LỤC |
|
THƯƠNG TIẾC BÁC CHÍN (1920 - 2012)
|
Đoàn Thanh
Liêm
* * *
Bác Chín là
tên gọi thân thiết riêng tư trong nhóm bạn hữu chúng tôi ở
Saigon sau năm 1975 để gọi Bác Chín Tân (Chân Tín) - nhằm tránh
sự theo dõi của mấy người công an mật vụ vốn thường bám sát
những “đối tượng khả nghi”. Còn thông thường, thì mọi người đều
gọi ông là Cha Chân Tín – nguời Mỹ thì gọi ông là Father Chân
Tín.
Ở vào tuổi 92
(1920 – 2012), theo đúng với quy luật “Sinh Lão Bệnh Tử”, thì sự
ra đi của ông vào ngày 1 tháng 12 vừa rồi tại Saigon là điều
không mấy ai ngạc nhiên. Mặc dầu vậy, tôi cũng đã nhận được điện
thư của mấy người bạn – họ bày tỏ “sự bàng hòang” (anh Nguyễn
Xuân Sơn ở New York, bào đệ của họa sĩ Thái Tuấn) hay : “đó là
sự mất mát lớn cho Việt nam” (chị Sophie Quinn-Judge ở
Philadelphia).
Là người có
duyên được quen biết gần gũi với ông từ trên 40 năm nay, tôi xin
được ghi lại một số kỷ niệm thân thương với ông qua một số bạn
hữu và một số chuyện, đặc biệt là sau năm 1975.
1 – Trước hết là
nhóm người cùng bị bắt với ông vào tháng 4 & 5 năm 1990.
Trong đó có
những người đã ra người thiên cổ như Tạ Bá Tòng, Nguyễn Hộ,
Nguyễn Ngọc Lan, Đỗ Trung Hiếu và Roxanna Brown. Còn anh Đỗ Ngọc
Long, Lê Văn Trinh và tôi, thì hiện đang sinh sống trên đất Mỹ.
Mike Morrow hiện còn làm ăn ở Hongkong. Nhóm chúng tôi bị bắt
giữ trong đợt này là do chính ông Mai Chí Thọ Bộ trưởng Nội vụ
hồi đó là người đứng ra chỉ đạo chiến dịch mẻ lưới lớn “bắt giữ
để phòng ngừa” (preventive arrests).
2 – Kỷ niệm với
Mục sư Tullio Vinay (1909 - 1996) ở Italia.
Vào năm 1989,
mục sư TullioVinay ở thành phố Turin Italia đã chuyển tòan bộ
giải thưởng ông nhận được từ bên nước Đức cho cha Chân Tín, số
tiền lên đến trên 11,000 US dollar. Và dĩ nhiên là cha đã chia
hết cho những dự án xã hội ở Saigon và ở Cần Giờ. Bây giờ, thì
ông cha có thể đi gặp lại người bạn mục sư thân thương và rất
mực tốt bụng đó thôi.
3 – Chuyến viếng
thăm của Nghị sĩ George McGovern năm 1972.
Thượng Nghị
sĩ McGovern là ứng cử viên đại diện đảng Dân chủ trong cuộc bàu
cử Tổng thống năm 1972. Trong chuyến viếng thăm Saigon vào giữa
năm đó, ông dành thời gian để đến thăm Linh mục Chân Tín. Nhưng
ông lại bị lực lượng an ninh tìm cách cản trở, nên cuộc thăm
viếng đã không thể thực hiện được. Sự kiện này đã gây sôi nổi
trong công luận ở Mỹ lúc đó. Vài tháng trước đây, thì Nghị sĩ
McGovern cũng vừa mới qua đời – như thế thì hai ông lần nay sẽ
dễ dàng gặp lại nhau, khỏi bị ai đó ngăn cản nữa.
4 – Câu chuyện
xung quanh vụ Phong Thánh Tử Đạo năm 1988.
Suốt trong
hai năm 1987 – 88, Nhà nước cộng sản mở chiến dịch chống phá
việc Giáo hội Công giáo tổ chức Phong Thánh Tử Đạo cho những vị
bị sát hại trong thời cấm đạo ở Việt nam thời trước. Trong hàng
ngũ tu sĩ và giáo dân có can đảm đứng ra bênh vực lập trường của
Giáo hội, thì có Linh mục Chân Tín và Giáo sư Nguyễn Ngọc Lan là
hai vị viết những bài có sức thuyết phục cao đối với quần chúng
giáo dân, nên được phổ biến cùng khắp cả nước - khiến gây e ngại
cho giới cầm quyền, vì họ sợ chuyện “già néo bứt giây”.
Vì thế, mà
trong dân gian bà con đã ví von gọi hai ông là “cặp kiện tướng
Gullitt/Van Basten” của đội bóng tròn Hòà Lan là vô địch Âu châu
năm 1988.
5 – Cuộc thẩm
vấn của Đại tá Quang Minh tại trại giam B34 ở Saigon.
Trong suốt 3
tháng 5, 6 và 7 năm 1990, tôi bị Đại tá Quang Minh Ngô Văn Dần
thẩm vấn liên tục. Ông này là thủ trưởng của bộ phận Phản gián ở
miền Nam. Ông tra hỏi tôi rất kỹ về mối liên hệ giữa tôi với
linh mục Chân Tín và ông Tám Cần Tạ Bá Tòng. Ông còn nói với tôi
: Ông Chân Tín là người bạn lớn của ông mà ! (nguyên văn tiếng
Pháp : votre grand ami). Trong thời gian thẩm vấn dài ngày đó,
cũng ông Quang Minh này đã tặng cho tôi một danh hiệu dữ dằn
khác nữa, đó là : “ kẻ sát nhân ngọai hạng “(assassin de génie).
Tôi còn rất
nhiều kỷ niệm vui buồn khác nữa với Bác Chín. Đại khái như lúc
bác rưng rưng nước mắt xác nhân với anh em chúng tôi là cháu
Thiên Hương ái nữ của nhà văn Duyên Anh và chồng là David người
quốc tịch Anh đều đã tử nạn máy bay ở Bangkok năm 1988. Và vào
cuối năm 1974, nhân dịp đến thăm các tù nhân chính trị đang tá
túc tại chùa Ấn Quang, tôi còn dẫn Bác đến thăm Thày Trí Quang
tại đây nữa. Đây có thể là lần duy nhất mà Bác Chín trực tiếp
chuyện trò trao đổi với Thày Trí Quang.
Vào năm 1989,
một số anh chị em giáo dân chúng tôi đã hội họp tại văn phòng
của Bác để sọan thảo Thư Ngỏ gửi đến Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
và cả đến Tổng Giám Mục Saigon Nguyễn Văn Bình nữa.
Nhưng vì
khuôn khổ của bài báo có giới hạn, nên tôi xin tạm ngừng tại đây.
Nay thì Bác
Chín đã lìa xa cõi tạm này để đi gặp lại, quây quần xum họp với
bao nhiêu người thân thiết yêu thương của Bác.
Xin vĩnh biệt
Bác Chín với lòng quý mến muôn vàn
Và xin cầu
chúc Bác luôn thanh thản nơi cõi Vĩnh Hằng.
Westminster
California, tháng 12 năm 2012
Luật sư Đoàn Thanh Liêm
|
VỀ MỤC LỤC |
|
Con chó và con cáo |
Nguyên tác: Taking Flight - Bay Lên Đi
Tác giả:
Anthony de Mello, S.J.
Chuyển ngữ: Lm. Minh Anh (Gp. Huế)
Chỉ dẫn:
Tốt nhất,
các câu chuyện sẽ được đọc theo thứ tự như đã sắp xếp. Mỗi
lần đọc không quá một hoặc hai mẩu chuyện nếu bạn ước ao có
được một cái gì đó hơn là chỉ giải trí.
Lưu ý:
Các chuyện
kể trong tập sách này đến từ nhiều đất nước, nhiều nền văn
hoá và tôn giáo khác nhau; chúng thuộc về những di sản
thiêng liêng, những câu chuyện hài hước được ưa chuộng của
dòng đời nhân loại.
Những gì tác
giả làm là xâu kết chúng lại với nhau theo một ý hướng đặc
thù. Công việc của tác giả là công việc của người thợ dệt và
thợ nhuộm, tác giả chẳng có công trạng gì về những tấm vải
và những sợi chỉ.
LTS.Chỉ
dẫn và lưu ý trên đây là của tác giả. Tuy nhiên, vì Đặc San
GSVN chỉ phát hành 2 tuần một lần nên mỗi số báo BBT xin
giới thiệu trung bình từ 5 đến 7 mẫu chuyện. Bạn đọc có thể
lưu lại để nghiền ngẫm suy tư.
Chủ đề : TÔN GIÁO
(tiếp theo)
96. Con chó và con cáo
Một thợ săn lệnh con chó của mình đuổi theo một
con vật nào đó đang di chuyển sau hàng cây. Nó đuổi theo và dồn
con cáo vào chỗ chủ nó có thể bắn.
Con cáo sắp chết nói với con chó, “Người ta
không bao giờ nói cho anh biết cáo là anh em với chó sao?”.
“Thực sự là có”, con chó trả lời. “Nhưng điều đó
dành cho những người duy tâm và những tên ngốc. Đối với người có
đầu óc thực tế, tình huynh đệ được tạo thành bởi căn tính của sở
thích”.
Một người Kitô hữu nói với một Phật tử, “Thực
ra chúng ta có thể là anh em nhưng điều đó dành cho những người
duy tâm và những tên ngốc. Đối với người có đầu óc thực tế, tình
huynh đệ cốt tại căn tính của niềm tin”.
Than ôi, hầu hết mọi người có đủ tín ngưỡng
để ghét nhưng không đủ để yêu.
ڰ
97. Mahatma Gandhi và đạo Công giáo
Trong cuốn tự truyện của mình, Mahatma Gandhi
cho biết vào thời sinh viên của ông ở Phi Châu, ông rất quan tâm
đến Thánh Kinh, đặc biệt là Bài Giảng trên Núi.
Ông đoan chắc, Kitô giáo là câu trả lời cho chế
độ phân cấp vốn đã tác hại đất nước Ấn Độ qua hàng thế kỷ và ông
nghiêm túc xem xét việc trở thành một Kitô hữu.
Ngày kia ông đến nhà thờ để tham dự Thánh lễ và
thụ huấn. Người ta chặn ông ở lối vào và nhẹ nhàng bảo nếu ông
muốn dự lễ, ông sẽ được chào đón trong một nhà thờ dành cho
người da đen.
Ông quay gót bỏ đi và không bao giờ trở lại.
ڰ
98. Tuyệt thông cả Chúa
Một người phạm tội công khai bị vạ tuyệt thông
và không được phép vào nhà thờ.
Ông thổ lộ nỗi muộn phiền cùng Chúa. “Lạy Chúa,
họ không cho con vào vì con là người tội lỗi”.
“Con than phiền làm chi...”, Chúa nói, “họ cũng
không cho Ta vào!”.
ڰ
99. Giới hạn của tôn giáo
Một nhà thờ hay một hội đường cần quyên tiền nếu muốn tồn tại.
Có lần trong một hội đường Do Thái, người ta không chuyền tay
chiếc oi xin tiền chung quanh như trong các nhà thờ Công giáo.
Cách họ quyên tiền là bán vé ghế dành riêng vào các Ngày Lễ
Trọng vì đó là lúc cộng đoàn tụ tập đông nhất và là lúc người ta
hào phóng nhất.
Vào một ngày lễ trọng nọ, một đứa trẻ vào hội đường để tìm cha
mình, nhưng những người hướng dẫn không cho cậu vào vì cậu không
có vé.
“Xin xét cho”, thằng nhóc thưa, “đây là một vấn đề rất quan
trọng”.
“Đó là điều mà tất cả mọi người đều nói”, người hướng dẫn đáp
lại lạnh lùng.
Cậu bé trở nên nôn nóng và van xin, “Xin ông vui lòng để cháu
vào. Đây là một vấn đề sống còn. Cháu sẽ vào chỉ một phút thôi”.
Người hướng dẫn động lòng, “Ồ, nếu quan trọng thì được”, ông ta
nói. “Nhưng đừng để ta bắt gặp cháu cầu nguyện đấy nhé!”.
Than ôi, tôn giáo có tổ chức vẫn có giới hạn của nó!
ڰ
100. Tại sao không khóc?
Một nhà giảng thuyết có tài hùng biện đặc biệt và mọi người, hầu
hết mọi người, đều cảm động đến rơi nước mắt. Ồ, chính xác không
phải là hết mọi người vì ở hàng đầu có một quý ông ngồi trước
mặt nhà giảng thuyết hoàn toàn vô cảm trước bài giảng.
Vào cuối bài giảng, ai đó nói với ông “Ông có nghe bài giảng
không?”, “Có, dĩ nhiên”, người đàn ông lạnh lùng đáp, “tôi đâu
có điếc”.
“Ông nghĩ gì về bài giảng?”
“Tôi nghĩ nó quá cảm động đến nỗi tôi có thể khóc”.
“Tôi xin phép hỏi, vậy tại sao ông không khóc?”.
“Bởi vì”, người đàn ông trả lời, “Tôi không thuộc họ đạo này”.
ڰ
(còn tiếp)
|
VỀ MỤC LỤC |
|
LINH MỤC GIÁO PHẬN TÁI ĐỊNH HƯỚNG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ TRONG VIỄN
ẢNH QUYỀN BÍNH VÀ VÂNG LỜI |
Lm. Micae-Phaolo Trần Minh Huy, pss.
BẢN THẢO
ỨNG SINH LINH MỤC HỌC & SỐNG LINH ĐẠO LINH MỤC GIÁO
PHẬN
GIÁO TRÌNH TU ĐỨC LỚP THẦN II & III
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE HÀ NỘI
2011-2012
CHƯƠNG HAI
ỨNG SINH LINH MỤC GIÁO PHẬN
HỌC VƯỢT LÊN KHỦNG HOẢNG VÀ TÁI ĐỊNH HƯỚNG ĐỜI
SỐNG VÀ SỨ VỤ ƠN GỌI LINH MỤC (tiep theo)
E. LINH MỤC GIÁO PHẬN TÁI ĐỊNH HƯỚNG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ TRONG
VIỄN ẢNH QUYỀN BÍNH VÀ VÂNG LỜI
E.1. Trong Viễn Ảnh Quyền Bính Đích Thực
Ngày nay vấn
đề quyền bính lắm khi gây đau đớn và chia rẽ trong Giáo Hội.
Quyền bính của chính Chúa Giêsu cũng đã bị đặt thành vấn đề: “Do
quyền bính nào mà ông làm những việc ấy? Ai cho ông quyền đó?.”
Dưới chân thập giá, các thủ lãnh chế nhạo Chúa Giêsu: “Nó cứu
được người khác; hãy để nó tự cứu lấy mình, nếu nó là Đấng Kitô
của Thiên Chúa, Kẻ Ngài Tuyển Chọn!” Binh lính cũng chế nhạo
quyền bính Ngài: “Nếu ông là vua dân Dothái, hãy cứu lấy mình
đi!” Thách đố ấy ngày nay vẫn tiếp diễn. Quyền bính của các
Tông đồ và những người kế vị tiếp tục bị thách đố, như chúng ta
thấy trong thời gian gần đây ở trong Giáo Hội hoàn vũ cũng như
tại Việt Nam chúng ta. Nhiều cá nhân tự phụ giải thích quan điểm
và ý kiến của mình như qui phạm, lại đặt thành vấn đề giáo huấn
và kỷ luật của Giáo Hội.
Mới đây, 144
trong số 400 nhà thần học của Đức, Áo và Thụy Sĩ cùng ký tên đưa
ra một Bản Kêu Gọi “Giáo Hội 2011, một sự canh tân thiết yếu,”
trong đó họ kêu gọi một cuộc đối thoại cởi mở nhằm canh tân Giáo
Hội mà một số Giám mục Đức cũng đã đề xướng. Với tư cách những
nhà thần học, họ muốn góp phần vào một cuộc khởi hành mới đích
thực biến năm 2011 là năm đổi mới của Giáo Hội. Họ lấy tư cách
là những nhà thần học nhưng đề xuất những cái thiếu thần học như
nêu nguyên tắc “cái gì liên quan đến mọi người thì phải được
mọi người quyết định” để rồi đòi cho giáo dân tham gia vào
việc bổ nhiệm các Giám mục và Cha xứ, hủy bỏ luật độc thân linh
mục, phong chức linh mục cho phụ nữ và những người đã lập gia
đình, cho hôn nhân đồng tính và ly dị tái hôn.
Nhà báo công
giáo Peter Seewald đã lên tiếng phê phán Bản Kêu Gọi là nổi loạn,
mị dân quá mức, các luận điểm đưa ra có tính cách mạng và có thể
dẫn đến ly giáo. Ông nhắc lại rằng Đức Thánh Cha đã luôn ý thức
những tấn công tồi tệ nhất chống lại Giáo Hội luôn đến từ chính
bên trong Giáo Hội, nhưng Giáo Hội sẽ không lùi bước trước bất
cứ lời thóa mạ nào. Theo ông, Giáo Hội luôn nỗ lực đi theo con
đường đúng đắn, nhằm đến việc thanh tẩy, tái sinh các giá trị,
trình bày một dáng vẻ trong sáng hơn về Giáo Hội trong thế giới
hiện đại, và làm cho sứ điệp của Chúa Kitô rõ ràng hơn. Đó là
một thách đố, nhưng phải chỉ rõ: Giáo Hội ở nơi đâu người ta cầu
nguyện, nơi đâu có Đức Maria, nơi đâu có Phêrô, nơi đâu có Chúa
Giêsu, Đấng đã nói “Con là Đá, và trên đá này Thầy sẽ xây
Giáo Hội của Thầy.” Thánh Phaolô đã nói chí lý: “sẽ đến
thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo
những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi
ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý,
nhưng hướng về những chuyện hoang đường” (2 Tm 4, 3-4).
Tuy nhiên,
các Giám Mục Áo sau Hội Nghị khoáng đại, ngày 11/11/2011 đã nhận
định rằng Giáo Hội cũng như xã hội đang trải qua một thời khắc
xáo trộn sâu xa và trả lời cho số linh mục Áo ký bản “lời kêu
gọi bất tuân phục” rằng các ngài thực sự bận tâm đến những sáng
kiến thúc giục những đổi thay trong Giáo Hội, rằng phải đổi mới
trong sự trung thành với Công đồng Vatican II, và kêu gọi xem
xét vấn đề với thiện chí hơn là muốn áp đặt những khuôn mẫu mâu
thuẫn nghiêm trọng với căn tính Kitô giáo làm thiệt hại sự hiệp
nhất của Giáo Hội, vì nó không chỉ là một vấn đề tổ chức của
Giáo Hội mà là một vấn đề căn bản về căn tính công giáo. Linh
mục Helmut Schüller, nguyên tổng đại diện giáo phận Vienne, là
phát ngôn viên của nhóm các linh mục này cho biết gần 400 linh
mục Áo ủng hộ lời kêu gọi có những thay đổi tận căn trong giáo
huấn và kỷ luật của Giáo Hội Công Giáo, hy vọng phong trào này
sẽ đạt được chiều kích quốc tế và những quyết định sẽ không thể
chỉ đến từ Rôma. Báo La-Croix ngày 27/1/2012 đưa tin ĐHY
Christoph Schönborn, Tổng giám mục Vienne, hướng dẫn một phái
đoàn các giám mục Áo đến Rôma tham khảo ý kiến vị hữu trách
Vatican về vụ này.
Nguồn gốc
quyền bính bị lẫn lộn. Người ta đi tìm những kiểu mẫu mới của
quyền bính, như minh tinh màn bạc, cầu thủ bóng đá, tiểu thuyết
gia, nghệ sĩ dân nhạc… Quá nhiều người rập khuôn cách “nô lệ”
lối sống của mình theo gương các “ngôi sao” hay thần tượng ấy.
Có một số người đảo lộn giá trị và mục đích khi đưa ra mẫu linh
mục mới phải có ba bằng (lái xe, vi tính, ngoại ngữ)! Quyền bính
đã không được nhìn đúng theo ý nghĩa và mục đích của nó.
Việc đặt
thành vấn đề quyền bính của Giáo Hội phải được nhìn trong một
bối cảnh rộng lớn hơn và tích cực hơn. Giáo Hội được Chúa Kitô
thiết lập trên nền tảng các tông đồ, được tuyên xưng là công
giáo, thánh thiện và tông truyền. Mọi quyền bính đều phát xuất
từ Thiên Chúa nên sứ vụ giảng dạy, thánh hóa và điều khiển Dân
Chúa của Giáo Hội dựa trên thần quyền, được trao phó cho những
con người trong từng thời đại phát triển khác nhau, nên cũng
chịu những ảnh hưởng của từng thời đại. Và cũng trong từng giai
đoạn lịch sử đó, chính Giáo Hội cũng nhìn nhận nhu cầu phải kiểm
điểm và canh tân chính mình. Câu Ecclesia semper reformanda
rõ ràng kêu gọi một cái nhìn thẳng thắn, thường xuyên và triệt
để về quyền bính mà Giáo Hội đang thực thi. Tuy nhiên, việc kiểm
điểm đó sẽ không thành công, nếu nó chỉ được giới hạn vào các
chuẫn mực và nguyên tắc tâm lý hay xã hội của loài người. Mọi
quyền bính trong Giáo Hội đều bắt nguồn từ Chúa Giêsu. Do đó, để
xem xét quyền bính, chúng ta phải quay trở lại với Chúa Giêsu,
Đấng cai trị từ Thập giá. Ánh sáng của thập giá Chúa Kitô phải
soi sáng mầu nhiệm quyền bính của Giáo Hội.
Bản chất
quyền bính của Chúa Giêsu đã bị hiểu sai, thì bản chất quyền
bính của Giáo Hội cũng sẽ bị hiểu lầm. Một số người coi quyền
bính của Giáo Hội chỉ là một phương tiện để duy trì giáo thuyết
và trật tự. Số khác lại coi quyền bính như một áp đặt bất công ý
muốn của các lãnh đạo lên các thành viên của mình. Họ chỉ ra
những lạm dụng quyền bính của Giáo Hội - một số lạm dụng có
thật, một số bị gán ghép, tưởng tượng và phóng đại ra - và kêu
gọi Giáo Hội phải có một đường lối lãnh đạo cho phép một quyền
hành rộng rãi hơn trong mọi lãnh vực của đời sống Giáo Hội. Cả
hai quan điểm đều thiếu sót và sai lầm khi coi quyền bính Giáo
Hội như không thích hợp và đặt thành vấn đề mọi quyền bính hiện
hữu trong Giáo Hội theo cung cách đối xử của họ đối với quyền
bính thế tục.
Ngược lại,
chúng ta xác tín rằng có quyền bính ở trong Giáo Hội và nó phải
được thực thi. “Quyền bính xuất phát từ quyền điều khiển Giáo
Hội được Chúa Kitô ủy thác cho các Tông đồ và những người kế vị” Mục
đích quyền bính Giáo Hội được mạc khải và tuôn đổ xuống trên
Giáo Hội từ nơi Thập giá là để thiết lập vương quốc tình thương
cứu độ. Tình thương cứu độ không che đậy tội lỗi, nhưng phơi bày
tội lỗi như nó hủy diệt phẩm giá con người và tình thương, hầu
chữa trị nó. Tình thương cứu độ đó dùng sức mạnh của Chúa để
chiến thắng tội lỗi. Quyền bính được trao ban cho Giáo Hội là để
rao giảng, thanh tẩy, tha tội và qui tụ những ai được tái sinh
bởi nước và Thánh Thần quanh bàn tiệc Hy Tế của Chúa.
Chúng ta trăn trở làm cho Giáo Hội được lớn lên, mạnh mẽ và hiệp
nhất hơn với Đức Giáo Hoàng trong nhiệm thể Chúa Kitô. Và ngày
nay, quyền bính và sự hiệp nhất của Giáo Hội Địa phương được
diễn tả qua nhiều vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là Giám Mục Bản
Quyền: Ngài không chỉ là đầu, mà là con tim của giáo phận, tất
cả đều qui về Giám Mục và tất cả quyền bính đều phát ra từ Giám
Mục, đến đỗi “linh mục không thể làm gì mà không có Giám Mục”
và “Giám mục không làm gì ngoài Ý Thiên Chúa.” Tất cả mọi luật lệ và áp dụng của
quyền bính Giáo Hội phải được nhìn trong ánh sáng của mục đích
ấy, mà chúng ta chỉ có thể hiểu được ở dưới chân thập giá.
Thập giá quan
trọng biết bao cho chúng ta là những người thực thi quyền bính.
Không bao giờ chúng ta được rời khỏi thập giá, nếu muốn hiểu và
thực hiện tốt quyền bính. Mỗi quyết định của chúng ta phải được
thực hiện với Chúa Giêsu chịu đóng đinh ở trước mắt. Thập giá
của Ngài phải được nổi bật lên trong tất cả những gì chúng ta
làm. Thập giá phải là thước đo mức độ tận hiến của chúng ta và
cách chúng ta đối xử với người khác. Thập giá phải là dấu hiệu
tình yêu đối với Chúa mà chúng ta biểu lộ qua lòng nhiệt thành,
sẵn sàng cho đi tất cả những gì chúng ta có và những gì chúng ta
là, trong khi giáo huấn, thánh hóa và dẫn dắt giáo dân.
E.2.
Trong viễn ảnh đức Vâng Lời Đích Thực
“Khi còn sống kiếp phàm nhân, Chúa Giêsu đã lớn tiếng kêu van
khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng
cứu Người khỏi chết. Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn
kính. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau
khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi chính bản thân đã
tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho
tất cả những ai tùng phục Người”
Trong ba lời
khuyên Phúc Âm, Vâng Lời là nền tảng và khó nhất, vì nó chạm tới
tự do, bản ngã và ý riêng của con người. Nhờ vâng lời triệt để
trong mọi sự có liên quan, nguời sống đời độc thân thánh hiến
mới có thể giữ được hữu hiệu đức khó nghèo và khiết tịnh. Ngày
thụ phong linh mục, chúng ta qùy trước mặt Giám Mục Bản Quyền,
đặt tay chúng ta trong tay Ngài. Nhân danh Giáo Hội, Ngài hỏi
chúng ta: “Con có hứa kính trọng và vâng phục Cha và những
người kế vị cha không?” và chúng ta trả lời: “Thưa con
hứa.” Đừng quên thời khắc ân sủng ấy. Đó là một sự cam kết
với Chúa và với Giáo Hội, cho một tương lai vô định (có thể được
sai tới nơi mình không muốn, ở với người mình không ưa, làm việc
mình không thích). Đó là tiếng “Xin Vâng” của chúng ta trong mọi
sự mà Chúa và Giáo Hội đòi hỏi. Chúng ta cam kết vâng lời Giám
Mục Bản Quyền và những người kế vị Ngài, mà chẳng biết cái gì
các ngài sẽ yêu cầu chúng ta. Như Mẹ Maria, lòng vâng phục của
chúng ta được xây dựng trên đức tin và chấp nhận Lời Chúa trong
cuộc sống. Nó cũng được xây dựng trong sự tin tưởng, phó thác
vào ơn nâng đỡ của Chúa, tín nhiệm vào Giáo Hội, vì Giáo Hội đã
nhận lãnh sứ vụ và quyền bính từ Chúa Kitô.
Trong cuộc
sống trải dài, có khi chúng ta kinh ngạc, có khi hân hoan, có
khi lo buồn về những gì mà Giáo Hội đòi hỏi chúng ta. Khi gặp
thử thách lớn lao, khi phải đối mặt với những vấn đề và thách đố
mà chúng ta chẳng bao giờ nghĩ đến, lắm lúc chúng ta tự hỏi: “Có
phải Chúa đòi hỏi, và trao cho chúng ta những gánh quá nặng như
vậy bắt phải vác không?” Sự vâng phục đòi hỏi chúng ta cái
gì nhiều hơn là xác định chúng ta sẽ ở đâu và khi nào sẽ thi
hành sứ vụ. Chúng ta không tự quyết định lấy sứ vụ của mình,
song chúng ta sẽ được sai đi. Trong sự vâng lời, không thể tránh
khỏi thập giá: Chết cho chính mình khó khăn dường nào!, vì không
phải chỉ trong chốc lát, song trong từng phút giây của cuộc sống
mỗi ngày. Có thể đó là một cuộc tử đạo liên lỉ mà Vaticanô II đã
nói trong Hiến chế Tín Lý về Giáo Hội Lumen Gentium rằng “cuộc
bách hại không bao giờ thiếu vắng trong Giáo Hội”: “Một lúc đổ cả máu đào, hay từng giọt một đàng nào
công hơn?”
Chúng ta cần
tiếp tục đào sâu và làm mới lại cái nhìn về bản chất của sự vâng
lời mà Chúa và Giáo Hội đòi hỏi. Chính Giáo Hội cũng sống trong
sự vâng lời Chúa Kitô, Đầu của Thân Thể, như Công đồng Vaticanô
II dạy.
Và trong sự vâng lời, chúng ta tham dự đầy đủ vào công việc cứu
thế đã được mạc khải và kiện toàn trong Chúa Kitô. Chúng ta có
nhiệm vụ kéo dài sứ mệnh của Chúa Kitô, trong đức tin vâng phục,
và sự quen thuộc sâu xa với đường lối của Chúa. Để kiện toàn sứ
mệnh, chúng ta được mời gọi dõi bước theo cùng một con đường
Chúa Kitô đã đi qua. Con đường đó dẫn đến thập giá, không thể
tránh được. Dù vậy, chúng ta phải gắn bó với Giáo Hội trong tình
thảo hiếu và vâng lời. Vâng lời đòi hỏi can đảm tuân giữ kỷ luật
Giáo Hội, và thích ứng với những yêu sách đặc biệt của từng hoàn
cảnh cụ thể.
Chính vì thế mà ĐTC Biển Đức XVI nhắc nhở: “Linh Mục cần phải
đâm rễ sâu trong tình bạn sinh động với Chúa Kitô, không phải
chỉ với trí thông minh mà cả với sự tự do và ý chí nữa, và có
một ý thức rõ ràng về căn tính đã nhận lãnh trong Lễ Truyền
Chức, một sự sẵn sàng vô điều kiện trong việc dẫn dắt đoàn chiên
được trao phó, ở nơi Chúa muốn chứ không phải trong mức độ xem
ra thích hợp hay dễ dàng nhất đối với mình. Điều này trước hết
đòi phải sẵn sàng liên tục để chính Chúa Kitô hướng dẫn cuộc
sống mình. Thật vậy, không ai có khả năng chăn dắt đoàn chiên
của Chúa, nếu không sống sâu thẳm và đích thực sự vâng lời Chúa
Kitô và Giáo Hội. Sự ngoan ngoãn của Dân Chúa đối với linh mục
tùy thuộc sự ngoan ngoãn của linh mục đối với Chúa Kitô. Vì thế
ở nền tảng của thừa tác muc vụ luôn luôn có sự gặp gỡ cá nhân và
liên lỉ với Chúa, hiểu biết Chúa sâu đậm và nên một với ý muốn
của Chúa Kitô.”
Chúng ta cảm
kích nhìn thấy nhiều linh mục vui lòng đảm nhận những trạch cử
và nhiệm vụ khó khăn, không phải do họ chọn chúng, nhưng đơn
giản do Giáo Hội đòi hỏi họ làm như vậy. Chúng ta nghĩ đến những
linh mục sẵn sàng rời bỏ những nhiệm sở rất thoải mái và tiện
nghi, để bắt đầu làm việc trong những giáo xứ nghèo nàn. Chúng
ta nghĩ đến những linh mục sẽ đảm trách những phận vụ bạc bẻo
trong Giáo phận, không phải hy vọng một phần thưởng nào đó,
nhưng đơn giản chỉ vì đó là công việc của Chúa và của Giáo Hội.
Chúng ta nghĩ đến những linh mục sẵn lòng nói lên sự thật Phúc
Âm cho những kẻ mình phục vụ, mà không để mình bị tê liệt vì sợ
làm như vậy người ta sẽ không ưa mình.
Nhưng sự vâng
lời mà Giáo Hội đòi hỏi chúng ta đi xa hơn và tóm tắt lại trong
câu sentire cum Ecclesia, tức là cùng cảm thông với Giáo
Hội. Cảm thông với Giáo Hội đi xa hơn việc chấp nhận cách máy
móc các công thức đức tin hay các khoản Giáo luật. Cảm thông với
Giáo Hội là có mối thiện cảm sâu xa và trung thành với giáo huấn,
phượng tự và sứ vụ của Giáo Hội. Truyền thống và quan niệm hiện
hành của Giáo Hội phải được thấm sâu vào cuộc sống chúng ta, như
chúng ta tuyên bố trong khi tuyên xưng đức tin trước ngày lãnh
chức linh mục. Vâng lời như thế loại bỏ đầu óc vụ hình thức vô
bổ, nhưng dẫn đến một sự sống được lớn lên trong sự hiệp nhất
với Chúa Kitô, đến đỗi thánh Phaolô nói: “Không còn phải là
tôi sống nữa, nhưng Chúa Kitô sống trong tôi”
Vâng lời đòi hỏi sự sẵn lòng để ra một bên mọi sự, vì tình yêu
Chúa Kitô và Giáo Hội. Vâng lời không phải là nhu nhược và nhát
gan đến phát sợ mà phải từ bỏ ý nghĩ và các lý do tốt nhất của
mình. Đúng vậy, Đấng Bản Quyền luôn đáng được nghe ý kiến tốt
nhất và những thỉnh nguyện đã được suy nghĩ chín chắn của chúng
ta. Ngài có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận chúng. Nhưng
chúng ta an tâm biết rằng Ngài có một ơn phân định đặc biệt của
Chúa Thánh Thần, ơn đoàn sủng mà chúng ta không có. Chúng ta
được mời gọi tận tâm vâng lời, nói lên sự thật như chúng ta nhận
thấy, và luôn sẵn sàng vâng lời, dù có trái ý chúng ta. Đó là
thực sự cảm thông với Giáo Hội.
Với Vaticanô
II, không còn “vâng lời tối mặt”; nhưng “vâng lời đối
thoại” hay “vâng lời trưởng thành”, nghĩa là chúng ta
được trình bày với Đấng Bản Quyền hết sự thật những gì chúng ta
nhận thấy và suy nghĩ, với đầy đủ lý do và ước nguyện, có khi
trái ý Ngài, nhưng lời nói cuối cùng thuộc về Ngài, và chúng ta
phải vâng lời quyết định cuối cùng đó với tinh thần siêu nhiên
và đức tin. Là người của Chúa và của Giáo Hội, chúng ta tránh
những hình thức liên minh gây áp lực hay chống đối Đấng Bản
Quyền, hoặc khi không được như ý thì thụ động tiêu cực và xa
lánh (“kính nhi viễn chi”). Chúng ta biết rằng Ngài có
quyền quyết định trái với ý của tất cả chúng ta, nhưng chính
Ngài chịu trách nhiệm trả lời với Chúa. Đó là thực sự cảm thông
với Giáo Hội. Điều đáng e ngại là có thể một số Vị “quá sính
quyền bính” không dễ dàng lắng nghe và cho bề dưới cơ hội
đối thoại hay giải thích! Nhưng đi cho tới cùng, vâng lời đòi
hỏi mọi sự nơi chúng ta: trí khôn, con tim, ý muốn, đời sống:
nhượng bộ mọi sự cho Chúa, coi vâng lời như diễn tả trọn vẹn sự
lệ thuộc vào Chúa và Giáo Hội.
Tuy nhiên,
chúng ta cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa và tâm
thức do các cơ cấu xã hội, chính trị và tôn giáo. Chẳng hạn, vì
bị ảnh hưởng của Khổng giáo, của chế độ phong kiến và thực dân,
của các cơ cấu phẩm trật và gia trưởng, chúng ta lắm khi phải
đương đầu với những thách đố và chiến đấu trăn trở về tự do và
phục tùng với bộ ba “quyền phục, lý phục và tâm phục hay
tâm bất phục.” Và trong những trạng huống bức xúc có thể
“tức nước vỡ bờ” vì “vâng mà không phục” đó, chúng
ta được khuyên “đào sâu lòng sông và khơi dòng cho nước chảy”.
Công việc đi sâu vào lòng người và mở ra lối thoát này rất cần
sự giúp đỡ của một người đồng hành thiêng liêng có kinh nghiệm
sống tu đức, từng trải trường đời và thấm nhuần tinh thần đức
tin và Giáo Hội.
Nhưng với đức tin mạnh mẽ và đâm rễ sâu trên nền tảng Thánh Kinh
vững chắc, đặt trọng tâm vào Chúa Giêsu, vào Phúc Âm, vào Giáo
Hội và các linh hồn, cầu nguyện và biện phân dưới sự dẫn dắt của
Chúa Thánh Thần, chúng ta sẽ vâng lời cách sẵn lòng và siêu
nhiên các vị lãnh đạo và cơ cấu Giáo Hội, không phải như những
con người và cơ cấu nhân loại, nhưng là Ý Chúa ở trong và qua
những con người và cơ cấu này. Nếu sự vâng lời được trọn vẹn thì
các việc khác cũng sẽ được kiện toàn. Chúng luôn luôn tỉ lệ
thuận với nhau.
Lạy Chúa,
con xin dâng tư tưởng của con cho Chúa, để chúng luôn hướng về
Chúa; để lời nói của con có Chúa làm đề tài; để việc làm của con
phản ánh tình yêu của con cho Chúa; để đau khổ của con được chịu
đựng cho vinh danh Chúa hơn. Con muốn làm những gì Chúa xin con,
cách nào và bao lâu Chúa muốn ở con. Xin Chúa soi sáng trí khôn
con, đốt nóng ý chí con, thanh tẩy trái tim con và thánh hóa
linh hồn con.
Lạy
Chúa, xin hãy nhận lấy tất cả tự do của con, ký ức của con, trí
hiểu của con, trọn vẹn ý muốn của con, tất cả những gì con có và
sở hữu. Chúa đã cho con mọi sự và mọi sự là của Chúa, xin hãy sử
dụng như ý Chúa muốn. Xin ban cho con tình yêu và ân sủng của
Chúa, và như thế đã đủ cho con. Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội,
xin hãy đến trợ giúp con, và cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần tiếp
tục cho đến hoàn thành những gì Chúa đã khởi sự với con và cho
con. Amen.
______
chú thích
http://www.sueddeutsche.de/.
|
VỀ MỤC LỤC |
|
NHÌN DA CHẨN ĐOÁN BỆNH
|
Trong tình
trạng lành mạnh bình thường, da mịn màng, mềm mại không tỳ vết,
không lộ diện lỗ chân lông, không khô mà cũng không nhờn mỡ. Da
hồng hào biểu lộ sự lưu thông thoải mái của những mạch máu nhỏ
li ti nằm ở phía dưới.
Trong cơ thể,
da là bộ phận nặng nhất và trải rộng nhất. Nhiệm vụ của da cũng
khá quan trọng, bao gồm:
- điều hòa
nhiệt dộ cơ thể;
- bảo vệ cơ
thể với sự xâm nhập của vi khuẩn cũng như chất có hại;
- thu nhận
các cảm giác nóng lạnh, đau cũng như xúc giác và sức ép.
Do đó, mỗi
khi các bộ phận khác trong cơ thể bị rối loạn, bệnh tật thì một
số dấu hiệu báo động cũng xuất hiện trên da. Nhờ đó chỉ với quan
sát làn da là bác sĩ cũng tạm thời chẩn đoán được một số bệnh
nội khoa.
1-
Da đau nhoi nhói
kèm theo ban đỏ ở một bên mặt hoặc thân mình.
Đây là dấu
hiệu của bệnh Zona thần kinh Shingles mà người mình thường gọi
là bệnh “giời leo” do loại virus của bệnh Thủy đậu mà ta mắc
phải trước đây.
Virus nằm
tiềm ẩn ở rể dây thần kinh cảm giác quanh cột sống chờ khi nào
cơ thể suy yếu vì stress, nhiễm trùng, tuổi già là tái xuất
giang hồ, gây ra bệnh shingles với các mụn đầy mủ, rất đau trên
da kéo dài có khi cả năm..
Trong trường
hợp này, cần đi bác sĩ ngay để điều trị tới nơi tới chốn.
Người trên 60
tuổi cũng nên hỏi bác sĩ về việc chích ngừa shingles.
2-
Những vết mầu nâu ở mặt trước cẳng chân
Đó là dấu
hiệu ngoài da của người mắc bệnh tiều đường, trong đó các vi
huyết quản nơi chân dễ bị tổn thưong do va chạm nhẹ, máu thoát
ra ngoài, tạo thành các vết bầm mầu nâu gổ ghề như có vẩy.
Ngoài ra,
bệnh tiểu đường cũng gây tổn thương cho các dây thần kinh ngoại
vi ở bàn chân. Bệnh nhân mất các cảm giác đau, nóng, lạnh cho
nên bị thương bị phỏng mà không biết, ngón chân bị nhiễm trùng
loét lở, đôi khi bị hủy hoại teo chết (hoại thư), phải cắt bỏ.
3- Ung thư
Ung thư nội
tạng có thể có các dấu hiệu trên da như vết đậm nhiều chất mầu,
vàng da và mắt, nổi ban đỏ trên da, một vùng da rất ngứa mọc
lông…Các dấu hiệu này có thể xuất hiện trước, đồng thời hơặc sau
khi đã tìm ra bệnh ung thư. Ở người mà ung thư đã thuyên giảm,
các thay đổi trên da báo hiệu sự tái phát của bệnh.
4-
Vàng da lòng tay bàn chân
Đây là dấu
hiệu của tiêu thụ quá nhiều cà rốt, khoai lang ngọt hoặc dấu
hiệu của bệnh nhược tuyến giáp vì quá nhiều chất beta-caroten
trong máu.
Trong bệnh
nhược tuyến giáp, tuyến không chuyển hóa được beta-caroten và
chất này tích tụ trên da. Người bệnh thấy mệt mỏi, bải hoải, da
khô lạnh và cần được điều trị.
Da vàng vì ăn
nhiều cà rốt sẽ hết khi ngưng tiêu thụ rau củ này.
5- Vàng da toàn
thân và mắt
là dấu hiệu của suy gan kinh niên.
6- Mảng vàng nhạt
chung quanh mi mắt, gần mũi
ở trẻ em và thiếu niên thường thường báo hiệu cho
biết là lượng cholesterol trong máu lên cao.
7- Da toàn thân đậm mầu
Trong bệnh
suy nang thượng thận Addison, người bệnh có nước da sậm mầu nhất
là ở các vùng phơi ra ánh sáng, nhưng cũng có ở lòng bàn tay,
bàn chân, núm vú, nách, vùng cơ quan sinh dục. Bệnh do nang
thượng thận tiết ra rất ít kích thích tố steroids nhưng có thể
điều trị bằng cách bổ sung kích thích tố thiếu.
8-Các chấm mầu đỏ tía trên da
Trong bệnh
ban xuất huyết purpura, trên da của bệnh nhân có những vết ban
mới đầu đỏ rồi chuyển sang đỏ tía trước khi mờ đi hoặc thành nâu
nhạt. Đó là do các mạch máu dưới da bị suy yếu, dễ bị tổn thương,
máu chảy ra ngoài và tạo ra các ban da như vậy.
Các vùng da
hay bị đổi mầu là cánh tay, cẳng chân, mu bàn tay.
Bệnh thừong
thấy ở người tuổi cao, ngoài 65, da mỏng với thời gian dễ bị ánh
nắng mặt trời gây tổn thưong. Dùng các loại thuốc như aspirin,
thuốc loãng máu, vitamin E, rượu, steroid, Gingo Biloba cũng làm
bệnh trầm trọng hơn.
Với các dấu
hiệu này, cần đi bác sĩ để khám chẩn bệnh rồi điều trị.
9- Ra nắng, quay về nhà thấy nổi ban đỏ cùng mình
Đây là trường
hợp xảy ra cho một số người, mỗi khi đi ra ngoài nắng về thì
thấy trên da nổi lên những nốt tròn đỏ kích thước thay đổi từ
các chấm nhỏ tới từng vùng lớn rộng tới vài phân. Ban đỏ rất
ngứa và thường thấy ở vùng phơi nắng như cánh tay, cổ đôi khi ở
mặt, kéo dài cả mấy giờ. Đó là hiện tượng nhạy cảm với tia nắng
ở một số người đang dùng một số thuốc như thuốc lợi tiểu
thiazide chữa cao huyết áp; thuốc chống dị ứng, thuốc kháng sinh
tetracycline, chống trầm cảm, thuốc trị trứng cá tetrinoin…Hóa
chất trong các dược phẩm này tạo ra các thay đổi trong cơ thể
khiến cho con người trở nên nhạy cảm với tia nắng.
Nên nói với
bác sĩ coi lại các dược phẩm đang dùng và đổi thuốc, nếu có thể
được.
10- Da mặt nhợt nhạt, móng tay xanh
Nhiều người,
đặc biệt là quý vị cao niên thường có lớp da mặt và da lòng bàn
tay bì bì nhợt nhạt và lớp mô bào dưới móng tay nhờ nhờ xanh. Họ
ở trong tình trạng thiếu máu thường là do thiếu khoáng chất sắt
hoặc xuất huyết bao tử. Môi miệng, nớu răng cũng mất mầu hồng
thường lệ. Ngoài ra họ cũng bị mau mệt, nhức đầu, chóng mặt, hụt
hơi thở.
Nên hỏi ý
kiến nhà dinh dưỡng để bổ sung chất sắt cũng như gặp bác sĩ để
tìm ra nguyên nhân gây ra các dấu hiệu trên da này rồi điều trị.
11- Bắp chuối nổi gân xanh loằng ngoằng
Đó là những
mạch máu ở bắp chuối đã mất tính đàn hồi, giãn mở rộng ra và
chứa đầy máu gọi là bệnh căng giãn tĩnh mạch varicose veins.
Bệnh thường
thấy ở nữ nhiều hơn nam, cao tuổi nhiều hơn thanh niên. Phụ nữ
có thai, người mập phì, người phải lảm làm công việt cần đứng
lâu thường hay bị bệnh này.
Tĩnh mạch dẫn
máu từ dứoi chân về tim. Sức căng của bắp thịt ép vào mạch máu,
sức đàn hồi của tĩnh mạch cùng những chiếc van một chiều trong
tĩnh mạch giúp máu lưu thông ngược lên trên. Nếu vì lý do gì mà
các thành phần hỗ trợ này suy yếu, máu tụ lại trong tĩnh mạch,
giãn căng ra. Thế là ta bị varicose veins. Đi lại sẽ khó khăn và
đau.
Cần đi bác sĩ
để điều trị kẻo biến chứng như máu cục, tắc nghẽn lưu thông máu
chi dưới có thể xẩy ra.
Trong khi chờ
đơi, ra tiệm thuốc tây mua đôi vớ đàn hồi, ép tĩnh mạch để tránh
ngưng tụ máu ở bắp chuối; tránh nâng nhấc vật nặng, tránh đứng
lâu…
12- Da bị tróc
Từng mảng
biểu bì bị tróc khỏi da thường xảy ra trong bệnh suy chức năng
tuyến cận giáp (hypoparathyroidism), bệnh nấm biểu bì
(ringworm), bệnh vẩy nến (psoriasis).
13- Bàn chân bàn tay lạnh giá
Nhiều người
than phiền sao bàn tay bàn chân giá lạnh, mất cảm giác, da đổi
mầu khi thời tiết lạnh hoặc khi tâm thần căng thẳng, thì được
bác sĩ giải thích rằng, đây có thể là hiện tượng Raynaud, xẩy ra
khi máu lưu thông tới các nơi này giảm vì mạch máu co lại hoặc
bị tắc nghẽn.
Bệnh thường
thấy nhiều hơn ở phụ nữ và người trung niên tuổi từ 15-30 sống
nơi thời tiết lạnh. Da đang mầu hồng đột nhiên chuyển sang trắng
bệch rồi xanh cộng thêm cảm giác tê tê kéo dài cả nửa giờ. Hiện
tượng giá lạnh này cũng xẩy ra ở mũi, môi, tai, núm vú. Nguyên
nhân chưa biết rõ, có thể là do lupus ban đỏ, vữa xơ động mạch,
thấp khớp, xơ cứng bì (scleroderma).
Cần đi bác sĩ
chuyên môn để được điều trị.
Giảm thiểu
rủi ro khiến bệnh xảy ra như đừng hút thuốc lá, giảm cà phê, bớt
căng thẳng tinh thần, năng vận động cơ thể, không đi chân dất,
tránh thương tích cho bàn tay bàn chân; không mang tất quá chật,
tạm thời tháo nhẫn. Khi lên cơn, đặt bàn tay vào nách, xả nước
ấm lên bàn chân bàn tay, massage thoa bóp cho máu lưu thông.
Trên đây là
mới kể sơ qua mấy biểu hiện trên da của một số bệnh nội tạng.
Cho nên, nếu chỉ dành dăm mười phút quan sát da là ta đã tìm ra
một vài dấu hiệu bất thường. Nhưng xin chớ tìm cách bôi che tẩy
sóa nơi mỹ viện mà nên cho bác sĩ của mình hay.
Vì bất thường
có thể báo động một bệnh nào đó trong cơ thể.
Bác sĩ Nguyễn
Ý Đức
www.bsnguyenyduc.com
|
VỀ MỤC LỤC |
Bệnh cá nhân
chủ nghĩa |
(Ghi lại bài nói chuyện của Đức Tổng Giám mục Phanxicô
Xaviê Nguyễn Văn Thuận với giới trẻ Việt Nam
tại Strasbourg, Pháp, chiều ngày 12.9.1998)
Giới thiệu
Muốn thành công trước hết phải chữa trị tận gốc mười (10)
chứng bịnh làm băng hoại xã hội ngày nay.
Cuộc sống cộng đồng và Giáo hội, không những ở Việt Nam mà ngay
cả ở hải ngoại, hiện đang có những bất ổn. Không hoặc chưa phát
huy được nét tích cực của mình. Do đâu ?
Có rất nhiều căn nguyên. Những căn nguyên này là những chứng
bịnh vừa nguy hiểm vừa truyền nhiễm đang hoành hành trong xã
hội, và có cơ nguy làm cho cuộc sống xã hội băng rã. Tôi qui
chúng lại thành mười bệnh lớn:
Thập đại bịnh.
4. Bệnh cá
nhân chủ nghĩa
Các nhà phân
tích cho hay người Âu châu bị bệnh này nặng hơn. Nhưng mình cũng
không kém. Thời đại này đâu đâu cũng nghe người ta hô hào đoàn
kết (Solidarité). Mà xem ra càng hô hào đoàn kết chừng nào, thì
bệnh cá nhân lại nặng chừng nấy !
Biểu hiện
của bệnh này: Mình là nhất, là trung tâm của vũ trụ. Mình chiếm
độc quyền, ngay cả độc quyền thờ Chúa, độc quyền yêu Nước. Không
muốn ai chia sẻ với mình, vì sợ người ta hơn. Người ta không
tiếp tay với mình thì trách. Nhưng khi tiếp tay thì lại chỉ muốn
họ đứng sau lưng mình mà thôi.
Cá nhân chủ
nghĩa phát sinh từ lòng ích kỷ. Kính Chúa, yêu người thực chất
là vì mình, vì lợi cho mình chứ chẳng phải vì Chúa vì người gì
cả.
Người ta kể
chuyện vui: Một số Hồng y và Giám mục ngồi ăn cơm chung với Đức
Thánh Cha. Có mấy vị hỏi ngài: Thưa ĐTC, nghe nói có bí mật
Fatima, ĐTC có thể nói cho chúng con nghe được không. ĐTC bảo:
Bí mật mà, nói sao được. Nghe thế các ngài càng tha thiết: ĐTC
đừng sợ, chúng con cam đoan sẽ dấu rất kỹ, không hở miệng. Sau
năm lần bảy lượt nghe năn nỉ, ĐTC mỉm cười trả lời: Đức Mẹ
Fatima bảo rằng đóng cửa Đức Mẹ Lộ-Đức lại !
Câu chuyện
khôi hài này muốn nói lên cái cá nhân chủ nghĩa của con người
ngày nay. Đức Mẹ Fatima sợ Đức Mẹ Lộ Đức nổi tiếng hơn và do đó
khách hành hương đến viếng đông hơn nên đề nghị dẹp Lộ-Đức.
Chẳng đâu xa
xôi. Quanh ta cũng không thiếu thí dụ. Hai nhà thờ cạnh nhau,
chuông bên này kêu thì bên kia phải làm sao để kêu hơn. Câu
chuyện nầy có thật. Một giáo xứ xin Đức cha cho một quả chuông.
Về đánh lên thì bà con giáo xứ bên cạnh sốt ruột khó chịu, liền
cùng nhau kéo xin phép đổi một quả chuông lớn hơn. Khệ nệ mang
về, đánh lên thì ai nấy thất vọng. Tưởng chuông lớn hơn thì
tiếng phải hay hơn. Ai dè âm thanh của chuông thường đã được
định chuẩn sẵn; theo nốt nhạc, cái chuông mới trùng một nốt nhạc
với chuông cũ!
Trong Giáo
hội có một điểm quan trọng, đó là tính đa diện (Pluralité). Giáo
hội không đòi hỏi phải đồng bộ, nhưng trân trọng nét cá biệt của
mỗi giáo hội địa phương. Khác nhau hầu bổ túc cho nhau, chứ
không phải để rồi tôi đi đường tôi anh đi đường anh.
HY. Phanxico Xaviê Nguyễn
Văn Thuận
(còn tiếp nhiều kỳ)
|
VỀ MỤC LỤC |
|
- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến,
bài vở..., xin gởi về địa chỉ
giaosivietnam@gmail.com
- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:
Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục
vụ của Giáo sĩ; Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các
Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn
gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực
Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh
vực; Mỗi Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức
Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và
Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)
- Quy vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại
www.conggiaovietnam.net
Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị
Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã
sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác
nhau.
TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam
Lm. Luca
Phạm Quốc Sử
USA
|
|
*************
|
|