Việt
Nam
Văn
Hiến
Năm Thứ 4889 www.vietnamvanhien.org www.vietnamvanhien.net www.vietnamvanhien.info www.vietnamvanhien.com ĐÓN
XUÂN
I.- Con Người trong vũ trụ Năm mới Tân Mão lại sắp tới, không riêng gì con người, mà cả vũ trụ cũng rộn rã bừng lên chào đón Xuân. Cứ theo tứ thời: Xuân, Hạ Thu, Đông thì Xuân lại cứ đến: Xuân đến Xuân đi Xuân bất tận, Xuân qua Xuân lại mãi còn Xuân! Số là theo chu trình Sinh, Thành, Suy, Hủy của một năm thì mùa Xuân là mùa sức sống của vạn vật bừng lên, tiếp đó mùa Hạ là mùa tăng trưởng, đến mùa Thu thì suy yếu dần và mùa Đông thì tiều tụy. May thay, Tiều tuỵ không phải để huỷ diệt, mà để chuẩn bị cho sức sống mới bừng dậy mạnh liệt hơn trong muà Xuân tới. Cứ hàng năm vạn vật lại biến hóa không ngừng theo Tiết nhịp vũ trụ. Vạn vật trong Trời Đất đều đóng vai trò quan trọng trong sự vận hành của Vũ trụ. Khi sinh ra vạn vật, Thượng Đế còn tạo ra những môi trường như Không Khí, Nước, Đất, Tinh thần,Tâm linh để dùng chung, nhờ “ đồng nhất thể “ vạn vật trao đổi mọi thứ với nhau mà sống, nhờ vào các phản ứng của nguyên tử phân tử. Cũng nhờ thế mà con người và các sinh vật đời này qua đời khác tồn tại và phát triển theo tiết nhịp, nếu trái với luật Thiên nhiên thì gây ra sự rối loạn chung. Khi nhân loại còn ít, mỗi nhóm sống chiếm cứ một vị trí tại một địa phương, rồi thành lập nên các quốc gia, ở đâu xài đấy. Nay nhân loại đã tràn đầy, các nhu cầu địa phương không đủ sức cung ứng, nên toàn cầu hóa là một nhu cầu cần thiết. Trong muôn loài thì con Người là trung tâm điểm của vũ trụ, vì “ Nhân linh ư vạn vật: Con người thì linh hơn vạn vật “. Nhân dịp năm mới chúng ta thử nhìn lại xem con Người chúng ta đã sống và hành xử như thế nào với nhau trong vũ trụ.
II.- Con người với Không gian và Thời gian Muốn biết thêm về con Người, cần phải biết bản chất, cơ cấu con Người trong Trời Đất, trong Vũ Trụ, hay theo tiếng mới là trong Không gian và Thời gian. Vạn vật phải định cư trong không gian và sống biến đổi theo Thời gian. Không gian và Thời gian luôn xuất hiện trên cửa miệng chúng ta, nhưng là hai danh từ rất trừu tượng và đầy bí hiểm. Chúng ta không thể nhận ra “ Không gian “ của cái phòng, khi không có các đồ vật hiện hình, một cái phòng trống không thì ta chẳng thấy gì trong đó, ngay chính khoảng không, nhưng khi được trang trí bằng đồ đạc thì ta thấy được cái phòng hiện lên rõ ràng trong 4 bức vách bao quanh, vì cái phòng thì “ trống không, vô hình“, mà các đồ đạc thì “ hữu hình “ , nên cái “ Có” giúp làm hiển lộ cái “ Không’ cũng như màu trắng làm rõ nét màu đen hơn. Cũng vậy, nếu không có muôn vàn tinh tú lơ lửng trên không trung thì ta chẳng hình dung được cái vô cùng thăm thẳm ( infinity ) của Không gian, Không gian giúp định vị các vật trong đó, nên có tính chất hữu hạn. Không âm thanh nào có thể hiện hữu nếu không có sự im lặng, không “ cái gì: something ” có thể hiện hữu nếu không có “ cái không” ( no – thing ). Mỗi vật hay cơ thể nào cũng hiện rõ ra từ cái không, được bao phủ bởi cái không, và rồi sẽ trở về với cái không.
Khi
một âm thanh phát ra từ im lặng rồi biến mất trong
thinh lặng vô cùng,
âm thanh từ đâu tới kéo dài bao lâu rồi
biến mất về đâu? Nếu ta để ý tới im lặng hơn là âm thanh,
thì.
sự im lặng bên ngoài tạo ra sự bất động bên trong.
mỗi tiếng động sinh ra từ im
lặng và sau khi đã im lặng, quảng đời hiên hữu (
life span ) của nó
đều được bao phủ bằng im lặng. Sự im lặng giúp cho
âm thanh hiện hữu. Sự xuất hiện, tồn
tại và biến mất cho ta ý niệm
về tốc độ, chuyển động, và biến
chuyển. III.- Bản chất của Không và thời gian Nếu không có gì, mà chỉ có im lặng thì im lặng chẳng hiện hữu, chúng ta chẳng biết im lặng là gì. Chỉ khi nào âm thanh được phát ra thì im lặng mới hiện hữu. Cũng tương tự, nếu chí có không gian mà không có đồ vật trong không gian, thì không gian chẳng hiện hữu. Nếu không có một điểm nổi trôi trong không gian bao la - không tinh tú, không thiên hà -, thì không gian hết bao la và không còn tồn tại nữa. Nếu không có 2 điểm trong không gian để quy chiếu thì chẳng có chuyển động từ đó tới đây và chẳng có tốc độ, như thế là không có biến dịch. Đây là ý niệm về Thời gian. Ta chỉ nhận ra thời gian qua Tứ Thời Bát Tiết, và đã diễn tả là “ Bóng câu qua cửa số” Theo Einstein thì không gian và Thời gian không thể tách rời, không gian có 3 chiều, còn Thời gian là thông số thứ tư gọi là Thời – Không – Liên ( Time – Space – con tinuum ), mà cốt tuỷ Không Thời gian là Bao la (infinity) và vô biên ( eternity) , được xem là Bản thể ( essential attributes) của Thượng Đế. “ Thông số thứ tư “ Thời gian “ thật bí hiểm, nhưng nó rất thân cận với con người, đúng hơn nó là yếu tố cấu tạo nên con người và con người chỉ tiến hoá khi biết nương cánh theo thời gian. Thế không may con người lại quên Chữ Thời, nên lâm cảnh trầm luân lúng túng của những nàng Tiên xuống chơi hồng trần rồi bị dấu mất đôi cánh hạc, không còn thể trở lại chốn Thiên thai được nữa. Từ đấy con Người chỉ biết có Ở Đây mà quên mất Bây Giờ. Vậy mà “ Ở Đây “ là một mảnh Không gian bé nhỏ hơn nên gây ra riêng rẽ, hạn hẹp, ưa thích bám sát cá thể của cái tôi, với các ý nghĩ nhỏ nhen của nó. Ngược lại cái Bây Giờ mới co dãn có thể bao la, lan ra khắp Vũ trụ, vì trong Lúc này tôi có thể suy nghĩ tới cả Hoàn Vũ với cả bầu trời bao la, với cả Vũ trụ. Vì tuy không ở đây nhưng tất cả muôn triệu tính tú, triệu ức tinh hà đang hiện có thực Bây Giờ. Vì thế mà Bây giờ rộng hơn Ở Đây vô kể. Nói khác : Thời gian có khả năng co dãn hơn không gian vô ngần, có sức giúp con Người tiến hóa, vì chính Thời gian là Biến hóa, Biến Dịch. Quên chữ Thời là quên Biến Dịch, Biến Hóa. Nên quên chữ Thời là tự giam mình trong những giới mốc hoàn toàn không gian ở Đây bé nhỏ co quắp.
Khởi
công học chữ Thời là muốn chắp lại đôi
cánh tiên nương hầu bay
lượn trong bao la man mác vậy.” Einstein đã chứng minh Thời gian và Không gian là hai mô căn bản đan kết với nhau mà tạo ra vạn vật ( xem www. SPACE.com. Warping Time and Space ). Đây là điều khó hiểu với chúng ta. Ngoài Lạc Thư diễn tả về sự đan kết giữa các số Chẵn Lẻ, cá biệt hoá mà sinh vạn vật ( em Lạc Thư minh triết Kim Định), Tổ tiên Việt còn gắn năm tuổi mỗi người vào Không và Thời gian: Không gian là Thập nhị Điạ chi và Thời gian là Thập thiên can. Ví dụ một người sinh vào năm Tý, Giáp Tý chẳng hạn, thì Giáp thuộc Thiên ( Trời ) can và Tý thuộc Địa (Đất ) chi, vì vậy mà nói con người là tinh hoa của Trời Đất, Trời là yếu tố Vô biên, còn Đất là yếu tố Hữu hạn, do đó mà trong cuộc sống nếu con Người không đáp ứng thỏa đáng được hai nhu cầu trái ngược đó thì sinh ta đau khổ, bởi vì cuộc sống con người được vận hành trên hai bánh xe ngược chiều Không và Thời gian. Yếu tố Không gian giúp con Người bám trụ vào đó mà duy trì sự sống, còn Thời gian giúp con người tiến hoá và chắp cánh bay cao.
IV.- Vạn vật với tiết nhịp Vũ trụ Vì “Vạn vật đồng nhất thể : mọi vật đều được cấu tạo bởi vật chất và năng lượng, hay rõ hơn là được cấu tạo bởi nguyên tử, phân tử, nhờ vậy mà các sinh vật cùng nhau trao đổi các nhu cầu của cuộc sống trong các môi trường như Không khí, Nước, Đất, Tinh thần, Tâm linh. Đây là môi trường chung cho vạn vật nhất là loài người, sinh vật này dùng Vào thứ này thì thải Ra thứ khác, thứ này cần cho mình, thứ khác lại cần cho sinh vật khác, sự trao đổi thường xuyên liên tục một cách nhịp nhàng, đó là tiết nhịp của Vũ trụ. Các nguyên tử biến chuyển không ngừng, các phân tử các mô tế bào, các cơ quan trong mỗi sinh vật đều được vận hành theo chu trình “ Sinh, Thành, Suy, Hủy, đây là chu trình đổi mới xen kẻ nối tiếp nhau để sinh vật tồn tại và phát triển. Tiềm năng của sự biến đổi nằm trong vật chất và năng lượng: vật chất có thề đổi ra năng lượng và ngược lại. Theo Einstein thì phương trình biến đổi là : E = mc2: E: là năng lượng, m: là trọng khối vật chất, c2 : là bình phương tốc độ ánh sáng. Năng lượng giúp cho sự biến đổi tuân theo Định luật thiên nhiên. Mọi sự biến đổi đều theo hai chu Trình: Chu trình Tiểu diễn và Đại diễn; Tiểu diễn là Sinh, Thành, Suy, Hủy và Đại diễn là : Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh. Đại diễn là chu trình quá rộng lớn, khó mà thấu hiểu rõ được. Vì “ Vạn vật tương
liên”, nên một khâu nào
làm ngưng trệ
sự trao đổi
chung là làm sái tiết nhịp của vũ trụ. Một
cái dơ tay, mọi tư tưởng đều được phát
ra những tần số, những tần số truyền lan khắp cùng vũ trụ, những
loại giống
nhau thì gặp nhau theo luật “ đồng
thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Mọi sinh
hoạt nào của các sinh vật cũng như vật vô sinh đều
phát ra tần số cao thấp khác
nhau, khi gặp nhau các tần số đều gây ảnh hưỏng chung,
hoặc thuận theo hoặc ngược
lại, nếu cùng tần số thuận theo thì cọng hưởng, ngược lại
thì sai nhịp làm rối loạn
trật tự chung.
V.- Con Người trong Trời Đất Con người là gì giữa vạn vật trong vũ trụ bao la này? Không định được vị trí của mình thì ngồi đứng sao yên trong cái vũ trụ luôn biến chuyển này, chưa nói đến sự sống và phát triển. Sống giữa Trời Đất, con Người phải định vị để biết mình sống theo hướng nào, nếu nghiêng về Thiên thì Duy Tâm,con người trở nên bé nhỏ, hèn mọn, luôn sợ Trời đánh Thánh vật, nên luôn nài nỉ cầu xin. Nếu ngả về Địa thì “ coi Của trọng hơn Người “, con người bị vật hóa, sẽ dùng bạo lực và mưu mánh để cướp dật tàn sát nhau. Nếu không kể Thiên Địa là gì thì Duy Nhân, con Người thấy mình quá to lớn, trở nên “ Dọc ngang nào biết trên đầu có ai “. Đây là những con người ta gọi là Hữu thần và Vô thần. Còn con Người của Nho ( Việt Nho, không là Hán Nho ) là con người được gọi là: “ Thiện Địa chi đức, Âm Dương chi giao, Quỷ Thần chi hội “: Con Người là cái đức, là tinh hoa của Trời Đất, là nơi giao hòa của Âm Dương, và cũng là nơi gặp gỡ của Qủy Thần. Là tinh hoa của Trời Đất nên con người linh hơn vạn vật, nhờ yếu tố vô biên Thời gian, nên có khả năng tiến hóa và trường tồn. Là nơi giao hòa của Âm Dương hay Trời Đất là hai đối cực ở trạng thái cân bằng, nên con Người phải tự Lực và tự Cường để giữ vị thế tự Chủ, gọi là Nhân chủ và nhất là luôn giữ được vị thế cân bằng, nên biết “Dĩ hoà vi qúy”. Là nơi giao hội của Qủy Thần, nên con người rất dễ bị sa ngã, nên muốn là tinh hoa của Trời Đất thì phải “ Vi Nhân: Làm Người “, vì con Người “ đang thành “mà thôi, bỏ Vi nhân thì Lang sói dành mất chỗ danh dự. Trước tiên chúng ta phải xác định cho rõ mấu chốt vấn đề của con Người là gì? Ở trong thế giới hiện tượng, Cái Thường thường và Phi thương đan kết vào nhau không thể tách rời, con Người lại rất thân cận với những cái Thường thường trong thực tế hàng ngày, nhưng nếu biết sống theo “ Nghịch số chi lý “ thì sẽ nhận ra trong cái Thường thường bao hàm cái Phi thường, nhờ vậy mà Trong Đời ( cái Thường thường ) lại có Đạo ( cái Phi thường ). Đạo đây là Nhân đạo, là Chân lý dễ hiểu và giản đơn để cho ai cũng hiểu được và dễ thực hiện. Tổ tiên chúng ta bảo: Thể Dụng nhất nguyên, Hiển Vi vô gián. Dị tắc dị tri, giản tắc dị tòng: Thể là Đạo, Dụng là Đời có cùng một gốc, cái hiển lộ ( Đời )và cái tinh vi (Đạo ) không có xa cách. Nhờ quan niệm như vậy mà trong cuộc sống chúng ta đem được Đạo vào Đời. Thánh Gandhi và bà Mẹ Têrêsa Calcutta là những tấm gương sáng. Các Ngài làm những việc bất thường của cái Thường thường mà toát ra cái Phi thường. Vì Qủy Thần kề lưng nhau, nên công cuộc Vi Nhân là công việc thường xuyên liên tục suốt đời, không bao giờ được ngừng nghỉ, phút này là Thần, giây sau không khéo sẽ thành quỷ. Không quan tâm đến tình trạng con Người Nơi Đây và Bây Giờ mà vi Nhân theo tinh thần “ Hiện tại miên trường “thì con người dễ bị sa ngả. Phải cố sống vươn lên hàng giây hàng phút trong Hiện tại mới được. Vi Nhân khó là vì phải theo Dịch lý tức là theo “ nghịch số chi lý “ tức là chân lý ngược chiều: Ra đời thì phải Chấp để thủ đắc nhiều thứ để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, đây là thế giới Hiện tượng hay thế giới Hữu. Ngược lại để đi về Nguồn thì phải biết Phá những thứ đã chấp không cần thiết, bỏ đi những thứ ngăn cản cho đời sống Tâm linh là Nguồn của thế giới Vô. Đây là hành trình Nhân linh, tức là hành trình của khách bộ hành không mang hành lý để qua Cửa Hẹp. Chấp Phá, Phá Chấp là một cuộc sống ba động giữa hai đối cực làm sao cho giao thoa được là một nghệ thuật thượng thặng mới đạt được. Vi Nhân theo chân lý ngược chiều là công việc lên Trời, nên vô cùng khó khăn, chứ cứ sống bừa thì cuộc sống trở thành vô nghĩa. Vi Nhân theo tiêu chuẩn “ Chấp kỳ lưỡng đoan “ : luôn giữ lấy hai đầu mối để giữ lấy tình trạng Hòa, nếu “ Chấp kỳ nhất đoan” hay là lối sống một chiều, không “ Phải Người phải Ta “ thì sinh ra rối loạn. Mục tiêu tối thượng của cuộc sống của mỗi người không những là Hòa với nhau và còn Hòa với tiết nhịp Vũ trụ nữa, tức là môi trường sống chung của nhân loại nữa. Con người không những có trách nhiệm sống Hòa với nhau mà còn Hòa với cả vũ trụ nữa. Như vậy vấn đề “ Nhân linh ư vạn vật” hay là việc làm con Trời con Chúa không phải là dễ: “ Vi Nhân nan hĩ “, nên chúng ta đừng có xem thường xem khinh!
VI.- Nan đề muôn thuở của Con Người và Xã hội Xã hội Âu Tây sống theo lối cá nhân chủ nghĩa là lối sống một chiều: Me first, nhưng nhờ có tôn giáo và nhất là khoa học phát triển cao độ, nên đã nâng cao được Dân sinh và Dân trí, họ đã chú ý tới đời sống liên đới và công bằng xã hội, nên đã tiến bộ về vật chất tột bực. Nhưng Âu Tây lại chưa đặt nặng đủ về đời sống “ ngược chiều Tâm linh “, - cái Gốc: nguồn Bác ái và công bằng -, nên khó mà thoát khỏi khủng hoảng nội tại. Còn Á Đông tuy có Nho giáo của Tổ tiên xưa với nền tảng Dịch lý tức là lối sống biết đặt nền tảng trên con người, và xã hội được xây trên công thể “ gia đình “, sống theo “ Tình Lý tương tham” tức là lối sống “ Phải Người phải Ta” , nhưng vì bị nô lệ và bị áp bức, đời sống vật chất thấp kém quá, cái khó đánh mất cái khôn, bỏ mất cái tinh túy của Tổ tiên xưa, nên lại rời vào tình trạng sống một chiều tệ hại hơn hết. Trăm sự hư đều do con người bất Nhân vì sống một chiều “ có Ta mà không có Người” , vì bất Nhân, nên gây ra gia đình bất ổn và xã hội bất Công. Hậu quả là con Người đánh mất mối liên hệ với nhau, vì không kính trọng yêu thương và sống công bằng với những người khác, làm cắt đứt mối liên hệ với nhau, trăm sự rối loạn gia đình xã hội đều bắt nguồn từ đây. Vì khinh thường những thực tế gần thiết thân với con Người, mà đi lo những chuyện xa xăm trên trời mây, không chịu thực hiện lối sống công bằng, để cho con Người hư đi, tất nhiên mọi sự đều hư theo, cái tệ hại hơn là đi tìm giải pháp dễ dãi bằng cách đi tìm đũa thần ở người ngoài, ỷ lại vào người ngoài, khiến con người và xã hội lại càng hư thêm. Khi càng rong chơi cõi Ngoài để cho cõi Trong càng ruổng đi, thì ruột sẽ rổng tuếch phỏng cái vỏ còn lại những gì? Vong thân và vọng ngoại là nguồn gốc của mọi nan đề con Người và xã hội. Vậy muốn sửa lại những rối loạn xã hội tất phải sửa lại con Người bất Nhân trước, có con Người có Tư cách và Khả năng thì làm việc gì chả nên. Đi tìm cây đũa thần ngoài con Người mình và ngoài Dân tộc mình thì không bao giờ giải quyết được các nan đề nội tại, nói như thế không có nghĩa là không học hỏi những điều hơn lẽ thiệt của người ngoài. Con Người mình và Dân tộc mình là cái Gốc, phải phục hoạt lại cái hay của Dân tộc trước, ( Dân tộc mình có dư cái hay đã bị bỏ quên, mà mình chưa biết tới và sống với ) sửa lại con Người mình trước, đồng thời học thêm cái hay của người ngoài thích hợp để vun bón cái Gốc giúp cho Ngọn ngành phát triển hơn mà thôi. Bỏ cái gốc mà đi lo cái Ngọn là xây ảo tưởng. Ngày nay trong việc gieo trồng người ta đang lạm dụng chất bổ để “ kích trưởng “ rau trái, thì rau trái bị ngộ độc gây nguy hiểm cho con người, chẳng khác nào lấy cái hay của người ngoài chưa tiêu hóa, khoác vào lớp áo ngoài của con người mình của dân tộc mình, thì chẳng giúp ích gì cho Thân Tâm mình! Đây là việc làm thiếu ý thức “ Hợp Nội Ngoại chi đạo “
VII.- Mùa Xuân: mùa của sức sống bừng lên 1.- Sao lại có mùa Đông của Dân tộc? Ngày nay nhiều người quy bao nhiêu tội lỗi về con người xuống cấp và xã hội rối ren cho CSVN. Xét ra tư tưởng này chưa chính xác. Nếu “ những người không CS “ có chính nghĩa, giỏi dang thì tại sao với một số đảng viên CS ít ỏi mà lừa được không những tầng lớp Công Nông và ngay đa số trí thức và một số vị lãnh đạo tinh thần, không nói từ xưa và mãi tới nay, nhiều người chống Cộng kịch liệt trước đây còn về nước làm “ hàng thần lơ láo” ! Vậy thì CSVN gian manh qủy quái Sai mà chúng ta lương thiện có Lầm không? Chúng ta có: “ Hiền lành như bồ câu ( Tiên: Mẹ Non Nhân ) và Khôn ngoan như Rắn ( Rồng: Nước Trí ) không.? Chắc là không! Vậy thì toàn dân ta đa số đều sai, đành rằng CSVN thì sai nhất! Tai sao toàn dân chúng ta sai? Là vì đã từ ngàn xưa, nhân dân chúng ta đã hơn 1000 năm bị Giặc Tàu đô hộ, gần 100 năm Giặc Tây áp bức bóc lột, nay lại thêm một nửa thế kỷ bị CSVN giam hãm trong nhà tù lớn, người dân chỉ biết nháo nhác lên kiếm sống đã đọa lạc quá đi rồi, thì nói gì đến việc con Người và Xã hội. Cái Thân mình, Gia đình mình chưa lo xong nữa, nói gì đến việc lớn! Nay nhiều người đã trở nên hèn nhát và vô trách nhiệm! Một số người muốn tồn tại, muốn sống khá hơn thì lại bám vào CS! Tóm lại, lỗi Tại Người mà cũng lỗi tại Ta! Muốn sửa Người mà quên sửa Ta là bất công! 2.- Những Ai tiêu diệt Nội lực của Dân ta Ta nên nhớ các nhà cầm quyền Tàu từ xưa tới nay toàn là những người sống theo Văn hoá Du mục bạo động, những hoạt động của họ đều “ Hung tàn và cường bạo “, còn Đế quốc thực dân Pháp cũng chính là nòi Du mục bạo động của Tây phương, đến CSVN thì được un đúc bởi nguồn thâm ác của Tàu cộng theo gian manh quỷ kế của Quốc tế CS, nên lại hung hiểm bội phần. Nay CSVN lại mắc vào tròng Kim Cô của quan thầy CS Tàu, nên một mặt bóc lột toàn dân, rước Tư bản vào làm đốc công thu lợi lớn, mặt khác bán nước cho Tàu để giữ Ngôi mà giữ Thân. Tất cả những nhà cầm quyền trên tuy mức độ có khác nhau, nhưng bản chất Cường bạo vẫn là một, và hành động cũng vậy: Chúng tìm cách hủy diệt 3 Thiên tính nơi con người : 1.-Bóc lột sức lực và của cải, nói chung là tước quyền Tư hữu, kết quả con người khi nghèo khổ bần cùng thì sinh ra đạo tặc, quên mất đạo lý làm người, đưa đến tình trạng anh em đồng bào hãm hại nhau. 2.-Thứ hai là phá Gia đình, vì gia đình là nôi un đúc Tình người, khi con người có Tình thì họ cũng sẽ nhận ra cái lý làm người, khi đã có đầy Tình đủ Lý thì không dễ gì nô lệ hóa được họ. 3.- Vấn đề quan trọng thứ ba là hủy hoại Phẩm giá con Người bằng cách ngăn cản và tìm cách tiêu diệt đời sống Tôn giáo, đời sống Tâm linh:- nguồn Tình yêu và Lý công chính - , đồng thời phổ biến Văn hoá Lừa của Quốc tế CS để làm phương tiện cho cuộc sống sài lang. Để mất Quyền Tư hữu, Gia đình bị phá tan và mất cả quyền trau dồi Nhân cách là đánh mất Nội lực. Khi Nội lực đã mất thì lần lượt mọi thứ đều đội nón ra đi.
Để bảo vệ độc
quyền thì chúng phải
độc trị, CSVN để cho đảng viên làm giàu hầu
cùng nhau bảo vệ quyền lợi cho
nhau. Nay lại theo Tàu làm Tư bản đỏ bằng cách quy
hoạch đất đai để làm kinh tế
cũng như xây dựng các đô thị, tạo ra cơ hội chiếm
tai sản quốc gia làm của riêng,
tìm mọi cách làm giàu bất chính. Nay
CSVN đã để cho Tàu chiếm một số Lãnh thổ
biên giới miền Bắc, rừng núi Trường Sơn miền Tây,
lưỡi bò Tàu quét biển Đông, kèm
theo những sự xâm nhập vào các cơ chế xã hội
nhất là lãnh vực quốc phòng, phỏng
nhân dân Việt Nam còn gì nữa? 3.- Sức ép ngàn cân trên vận mạng dân tộc Bao nhiêu quốc nạn quốc nhục đã được diễn tả trong “ Hịch “ của Đức Trần Hưng Đạo, trong “ Bình Ngô đại cáo” của Chí sĩ Nguyễn Trãi phỏng có thấm gì với những oan khiên mà toàn dân VN gánh chiụ trong hàng bao thế kỷ. Tất cả những thứ đó tạo nên mùa Đông khắc nghiệt của Dân tộc mà chưa có Dân tộc nào trên thế giới sánh được. Chúng ta đang sống trong mùa Đông của Dân tộc đói rét, giá buốt và kiệt quệ, đưa chúng ta vào mê lộ vong thân, chúng ta đang ngộp thở dưới vũng bùn đen hôi tanh. Phỏng có cái nhục nhã nào cái khổ đau nào trên thế gian mà Dân tộc chúng ta không gánh chịu?
4.- Nương theo Sức bật của Vũ trụ mà vùng lên Mùa Đông hàng năm trong vũ trụ là cơ hội để cho vạn vật bồi đắp lại sức sống mà vùng lên. Trời lại có con mắt ( Thiên hữu nhạn ) và công bằng, nên khi sức “ Tác động “ ép xuống càng mạnh thì sức ” phản tác động vùng lên “ lại càng lớn, đây là luật Trời, không ai cưỡng lại được. Nhưng có Trời mà cũng có Ta, Trời giúp Ta bằng luật Trời, thì Ta phải biết cách hành xử “ Thuận Thiên ” để tồn tại và phát triển. CSVN, Tàu hay bất cứ ai cứ “ Dĩ cường lăng nhược “ là nghịch Thiên thì giả vong . Ai “ Tham tàn và Cường bạo “ thì sẽ chết trong vũng bùn “ Tham thì Thâm” đó. Há dân tộc Việt Nam 5000 năm Văn hiến cam chịu khổ nhục một bề sao?
5.- Phương cách tiến hành Vì lý do tồn tại và phát triển, chúng ta hãy vực lại Đạo lý làm người “ Thuận thiên “ để có nội lực mới vươn lên được. Công việc xem ra đơn giản nhưng vô cùng khó khăn. Hàng ngày mỗi người phải trau dồi “ Lòng yêu thương, kính trọng và nhất là ăn ở tương đối công bằng ” để làm Hoà với nhau. Khi mọi người Hòa với nhau được thì mới có thể đoàn kết, và mới cùng nhau chung Lòng chung Sức xây dựng con Người chính mình, giúp nhau xây dựng Gia đình và Xã hội, được thế thì việc gì mà không làm nổi. Đạo lý chung Dân tộc chỉ tóm tắt trong vài chữ: “ Nhân Nghĩa” , hay “ Bác ái , công bằng” hay “ Bi, Trí “ . Những chữ này nghe đã nhàm tai, chẳng ai thèm để ý nhiều, và thực hiện cho đến nơi đến chốn, miệng cứ nói tràng giang đại hải mà tay chẳng có làm, nên kho tàng quý giá ngàn đời này vẫn còn nằm bất động trong kho. Nói theo kiểu bình dân, nếu ai ai cũng biết kính trọng yêu thương và ăn ở “ Phải Người phải Ta “ thì làm sao mất lòng nhau mà chẳng Hòa. Khi đã Hòa thì mới cùng nhau chung Lòng chung Trí mà vươn lên, cứ ngồi mà la khó và mơ hảo thì tình trạng càng xấu thêm! Có ai không hiểu những điều đơn giản này không? Nhưng những ai đã làm trọn được việc đơn giản đó không? Có Trời biết Đất biết! Cái SẢY nảy cái UNG từ đây! Nên nhớ rằng đây tuy là công việc của từng người, nhưng con người lại liên đới với nhau trong các hiện tượng vũ trụ, nên thuộc phạm vi xã hội. Một cá nhân, một tổ chức, một đảng phái, một tôn giáo làm riêng không đủ, mà phải có cuộc vận động chung của toàn dân, để phát động nên một phong trào giúp nhau canh tân đời sống và cùng nhau xây dựng mọi thứ. Vì vậy mà phải đi tới “ Tôn giáo đại kết “, tìm cho ra “ Vạn giáo nhất lý “ là nhu cầu cấp thiết để xoá đi những chia cách nhỏ nhen trong mê lộ. Không có như thế thì lại gây chia rẽ phân hoá. Trong dân tộc thì những Ai là đầu tàu, phải chăng là các vị lãnh đạo tinh thần, các vị trí thức, các vị làm chính trị,. . . còn dân chúng thì ví như làn cỏ, chỉ một ngọn gió lành mạnh dấy lên ( phong trào ) thì mọi làn cỏ đều uốn rạp theo. Nếu không có phong trào rộng rãi như thế thì không bao giờ lay chuyển nổi. Chỉ nói đến hai người, khi người này muốn sống theo đạo lý để làm hoà với người kia, để cùng nhau làm việc chung, nhưng người kia không muốn, thì người này làm sao, thuyết phục không nổi thì chì còn một phương cách là Lừa đảo hay Bạo động như CS thường làm. Chúng Ta đang luẩn quẩn tại chính nơi đây! Đa số quần chúng và ngay cả trí thức cũng như các vị lãnh đạo tinh thần đang ngủ mê, ngủ say! Chúng ta có thể bắc loa khắp đầu đường xó chợ như CS để lay tỉnh không đồng bào không? Thưa: không! Nhưng ngày nay chúng ta có vô số phương tiện truyền thông, nếu thống nhất nhất được Lòng, được Trí của nhau thì công việc cũng không phải khó, khó chăng là thuyết phục nhau đồng quy về Đạo lý chung của Dân tộc, rồi tìm cách thực hiện theo sáng kiến riêng của từng thành phần, thì may ra có thể lay chuyển tâm trạng ù lì kinh niên băng giá. Dân tộc ta là một dân tộc khá thông minh, khi đã động Lòng động Trí để tỉnh thức thì sẽ có phương cách. Nhưng thức tỉnh ai và về cái gì ? Thưa: Tỉnh thức về nạn vong Thân, vong Gia, vong Quốc đến vong Nô nơi mọi con dân Việt! Nay mùa Đông Dân tộc điêu linh và mùa Đông thiên nhiên giá buốt sắp tương giao, chúng ta hãy nốc cho cạn chén đắng quốc nhục, quốc nạn, chuẩn bị năng lực để từ bùn sâu nhú lên những đóa Sen hương sắc, với sức sống mới, với hứng khởi mới để quyết tân canh tân đời sống, chung sức xây dựng lại con Người, Gia đình và Xã hội để sống cho ra cái kiếp Người. Vạn vật trong vũ trụ đang chuẩn bị tưng bừng đón mùa Xuân Tân Mão sáng tươi, còn con dân Việt Nam ưu việt chúng ta thì toan tính làm những gì đây? Đừng có ngây thơ hô hào bỏ Tết, vì các Lễ Tiết là truyền thống dân tộc bắt nguồn từ Dịch lý – Thiên lý - , mà “ Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong “. Chúng ta cũng đừng chống Tết Tàu, vi đa số người Tàu cũng thuộc đại chủng Việt, họ cũng ăn Tết nguyên đán như chúng ta . Đây là Tàu nông nghiệp. Chúng ta cực lực chống nhà cầm quyền Tàu “ Tham tàn và cường bạo “ suốt dòng lịch sử cứ liên tục bành trướng để đồng hoá chúng ta, chứ không chống nhân dân Tàu. Chúng ta hãy chuẩn bị tâm hồn và vật chất ăn Tết để tưng bừng đón Xuân tức là đón sức sống mới đễ cùng vạn vạt muôn loài bừng lên sức sống mới mà làm mới lại con người, con người Nhân chủ - con cháu của bàn Cổ, của Âu Cơ của Lạc Long của Hùng Vương, của Trưng, Triệu, Hưng Đạo, Quang Trung và muôn vàn trai hùng gái đảm Việt - để thoát cái kiếp tôi đòi nô lệ ngay chính khi nước nhà đã vắng bóng người cai trị. Không có con người Nhân chủ, không có chủ đạo để sống HÒA mà cùng nhau xây dựng chính Mình, Gia đình mình và Đất nước mình thì là vong Thân, vong Gia vong Quốc nhất là vong Nô. Cứ mê mãi sống theo Văn hoá giỏ cua ( Cứ nằm trong giỏ với hai càng cấu xe nhau để tranh hơn thua cho đến chết, mà không màng cùng nhau tìm cách thoát ra ngoài giỏ ) thì bao giờ thoát cảnh trầm luân?
Cầu
xin Ơn trên, Hồn Thiêng Sông
Núi soi sáng và độ trì cho mọi người
dân Việt Nam biết bừng tỉnh Giấc Mê Say !
“ Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn (1) ở đâu bây giờ? Vũ Đình Liên ( Một đoạn thơ tiền chiến ) (1) Hồn đây là Hồn Nước, tức là Hồn thiêng Sông ( Trí ) Núi ( Nhân ). Sống hoà hợp theo Nhân Trí thì đạt Đức Dũng.
Việt Nhân Trang
mạng
Việt
Nam
Văn
Hiến
Trang : Đón Xuân www.vietnamvanhien.net www.vietnamvanhien.org www.vietnamvanhien.info www.vietnamvanhien.com Email: thuky@vietnamvanhien.net Trang
mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của
Việt tộc. Thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống
Văn Hiến hầu phục hồi nền "An Lạc
& Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.
|