Năm Thứ 4890

www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com




Đức Triệu Nữ Vương (225-248)

Nam Phong tổng hợp




  Mục Lục


 Triệu Nữ Vương - Vương Trùng Dương
 Bà Triệu (225-248) - Thiên Lư Bửu Ṭa.
 Bà Triệu - Bách Khoa Tự Điển Mở
 Bà Triệu - Trần Quốc Vượng










Triệu Nữ Vương
Vương Trùng Dương tổng hợp



  Sau ngọn cờ khởi nghĩa của Trung Nữ Vương (40-43), trải qua hai thế kỷ nước ta bị ch́m đắm trong thời kỳ Bắc thuộc lần thứ hai, từ Đông Hán đến thời kỳ Tam Quốc ở Trung Hoa có Ngụy (220-265), Thục Hán (221-263) và Đông Ngô (222-280); nước ta lệ thuộc dưới sự thống trị của Đông Ngô, dân t́nh vô cùng khổ sở, lầm than.
Về quốc hiệu, theo ḍng thời gian, nước ta về đời Hồng Bàng gọi là Văn Lang, đời Thục An Dương Vương gọi là Âu Lạc. Vào giai đoạn Tiền Hán và Hậu Hán ở Trung Hoa th́ đời Triệu Vũ Vương (207-137 trước Tây Lịch) đến năm 111 trước Tây Lịch gọi là Nam Việt, năm 111 trước Tây Lịch đến năm 203 sau Tây Lịch gọi là Giao Chỉ. Năm Quư Mùi (203) Thái Thú Sỹ Nhiếp và Thứ Sử Trương Tân dâng sớ xin vua Hiến Đế đổi tên Giao Chỉ thành Giao Châu và kéo dài cho đến đời Lư Nam Đế (544—548)... Về đất đai, bởi sự thay đổi liên tục do việc phân chia và sát nhập của Trung Hoa. Khi Triệu Đà được Lưu Bang (Hán Cao Tổ 206-194 trước Tây Lịch) phong làm Nam Việt Vương, đóng đô ở Phiên Ngung (Quảng Đông), chia nước Âu Lạc ra làm hai quận: Giao Chỉ và Cửu Chân. Vào thời Hán Vũ Đế (140-87 trước Tây Lịch), Nam Việt bị nhà Hán chiếm luôn, đổi thành Giao Chỉ bộ. Giao Chỉ bộ gồm chín quận, có sáu quận thuộc vùng Quảng Đông, Quảng Tây và ba quận thuộc về nước ta hiện nay là quận Giao Chỉ (Bắc Việt), quận Cửu Chân (Thanh hóa, Nghệ An) và quận Nhật Nam (từ Hoành Sơn đến đèo Hải Vân). Giao Chỉ bộ đặt dưới quyền cai trị của quan Thứ Sử, mỗi quận dưới quyền cai trị của quan Thái Thú... tất cả đều do triều đ́nh ở Trung Hoa bổ nhậm.
Năm 226 Sỹ Nhíp qua đời, lợi dụng thời kỳ c̣n tranh giành quyền thế ở Trung Hoa, con trai Sỹ Nhíp là Sỹ Huy lộng hành, tự động lên thay quyền Thái Thú. Ngô Đại Đế ổn định xong t́nh thế, chia đất Giao Châu từ Hợp Phố về Bắc đặt tên là Quảng Châu, cử Lữ Đại làm Thứ Sử; từ Hợp Phố vào Nam gọi là Giao Châu, cử Đái Lương làm Thứ Sử. Riêng đất Giao Chỉ về miền Bắc Việt bấy cử Trần Th́ thay Sỹ Huy làm Thái Thú. Trong giai đoạn đó c̣n có sự sát nhập, thay đổi đất đai nên danh xưng dễ bị nhầm lẫn.
Sỹ Huy chống lại việc bổ nhiệm của triều đ́nh Đông Ngô nhưng trước thế mạnh của binh lực nên quy thuận, Sỹ Huy bị bắt và chém đầu với tội nghịch thần. Đông Ngô áp dụng chế độ trực trị như Đông Hán nên quan quân ác độc hoành hành. Dưới chính sách cai trị thật hà khắc, người dân phải gánh chịu bao cảnh điêu linh, khốn khổ.
Bấy giờ, ở quận Cửu Chân (vùng Nông Cống, Thanh Hóa hiện nay) có vị nữ lưu tên là Triệu Thị Trinh, c̣n gọi là Triệu Nguyên, sinh ngày 2 tháng 10 năm Ất Tỵ (225), cha mẹ mất sớm nên ở với người anh là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng ở miền núi Quảng Yên, Cửu Chân.
Dù mồ côi cha mẹ nhưng ảnh hưởng h́nh ảnh vị hào trưởng tiếng tăm lừng lẫy trong vùng nên anh em được luyện tập các môn vơ nghệ của nhiều vơ sư chân truyền. Triệu Thị Trinh thể hiện thiên tướng con nhà vơ, tinh thông cách bày binh bố trận và tài sử dụng cung kiếm, làm cho đấng mày râu cũng phải kính nể. Vào tuổi đôi mươi, Triệu Thị Trinh là người có sức khỏe, giỏi vơ nghệ, tính cương cường, gan dạ và mưu trí.
Triệu Quốc Đạt rất hào khí, có đức độ và có tài thao lược, được mọi người nể trọng. Ông có tinh thần yêu nước và có ư chí khôi phục giang sơn, được bốn người bạn tâm phúc là Vương Thiện, Lănh Long, Bao Thúc và Tốn Thận, có tài đức vẹn toàn nên muốn phất cờ chống trả ngoại xâm. Triệu Quốc Đạt bất măn chính sách cai trị bạo tàn của nhà Đông Ngô nên âm thầm tập hợp nghĩa quân, lập căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hóa). Đấy là một thung lũng giữa hai núi đá vôi, vừa gần biển lại vừa là cửa ngơ từ đồng bằng phía bắc vào.
Triệu Thị Trinh muốn tham gia dưới bóng cờ của anh nhưng người anh có ư can ngăn, lo phận gái khó đảm đương trọng trách. Thời gian anh em ở với nhau, gặp người chị dâu là Giang Thị vô cùng cay nghiệt, luôn luôn bất ḥa với Triệu Thị Trinh. Thấy em gái đă trưởng thành, người anh muốn cho em lập gia đ́nh để có đời sống riêng tư nhưng bà không muốn bị ràng buộc trong cuộc sống khi mọi người trong nỗi thống khổ. Bà trả lời:
- Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá tràng ḱnh ở biển Đông, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm cúi đầu, c̣ng lưng để làm t́ thiếp người ta.
Khi Triệu Thị Trinh phát hiện được Giang Thị gởi thư cho Thứ Sửù Cửu Chân báo rằng anh em Triệu Quốc Đạt có âm mưu triệu tập lực lượng khởi loạn. Giang Thị muốn lập công và xin tha thứ cho chồng... Triệu Thị Trinh giết người chị dâu nối giáo cho giặc, phản chồng, hại em, rồi vào ở trong núi, chiêu mộ hơn một ngh́n nghĩa binh, tạo được uy danh, lấy đồi An Phổ để phất cờ khởi binh.
Năm Mậu Th́n (248), Triệu Quốc Đạt cùng Triệu Thị Trinh, mỗi người một nơi, đồng lúc khởi binh đánh quân Đông Ngô. Thể hiện tính quật cường của bậc nữ lưu, bà tỏ ra can đảm phi thường, cầm quân thật tài giỏi nên tôn bà làm chủ tướng. Bà xuất quân đánh thành Nông Cống, h́nh ảnh Triệu Thị Trinh “Đầu chít khăn lam, ḿnh mặc áo vơ trang màu biếc, tay cầm bảo kiếm, tay cầm cờ lệnh, hùng dũng lạ thường...” ngồi trên ḿnh voi, xưng là Nhụy Kiều Tướng Quân, thống lĩnh quân sĩ xông pha chiến trận.
Trong thời điểm chiến trận sôi sục, Triệu Quốc Đạt hy sinh đền nợ nước; thay Triệu Quốc Đạt, bà tập hợp quần hùng, tiếp tục chiến đấu với quân Đông Ngô. Từ đó, đánh tới đâu quân giặc tan tành tới đó, nhiều thành tŕ bị hạ. Trong thời gian ngắn đă chiếm giữ được quân Cửu Chân, quân Đông Ngô khiếp sợ, tôn xưng là Lệ Hải Bà Vương. Thứ Sử Châu Giao hoảng sợ bỏ chạy mất tích. Sử sách của nhà Ngô phải thú nhận: "Ṭan thể Châu Giao chấn động".
Quân Đông Ngô kiếp đởm, kinh hồn, bạt vía đă phải thốt lên:
Ḥanh qua đương hổ dị
Đối diện Bà Vương nan
Nghĩa là:
Vung giáo chống hổ dễ
Giáp mặt Bà Vua khó
Truyền thuyết cho rằng Bà Triệu thu phục con voi trắng một ngà với lời rao truyền trên núi Quan Yên để thu phục mọi người:
“Có Bà Triệu tướng
Vâng lệnh trời ra
Trị voi một ngà
Dựng cờ mở nước
Lệnh truyền sau trước
Theo gót Trưng Vương....
Hay tin cuộc khởi nghĩa ở Cửu Chân và Thứ Sử Châu Giao mất tích, vua Đông Ngô tức giận phái ngay Lục Dận, Đốc quân Đô úy Hành Dương là sang làm Thứ Sử Giao Châu, kiêm chức Hiệu Úùy. Tăng cường binh mă tiếp viện ùn ùn kéo sang. Một tướng từng trải với trận mạc, lại rất quỷ quyệt sang làm Thứ Sử. Lục Dận đem 8.000 quân tinh nhuệ sang đàn áp. Lục Dận vừa đánh vừa đem của cải, chức tước ra dụ dỗ mua chuộc phần tử ham danh ham lợi. Triệu Thị Trinh vẫn kiên cường đánh nhau với giặc không hề nao núng.
Sau 6 tháng chống chọi, v́ quân ít thế cô, có kẻ phản bội thông báo tin tức cho quân Ngô, Triệu Nữ Vương đem quân về Bồ Điền (nay là mỹ Điến, Mỹ Hóa, Thanh Hóa) rồi tự sát trên núi Tùng ở Hậu Lộc, Thanh Hóa. Bấy giờ bà mới 23 tuổi. Bậc Nữ Vương hy sinh lúc c̣n trinh trắng nên c̣n gọi là Triệu Trinh Vương.
Sau khi Triệu Nữ Vương mất, năm Giáp Thân (264) vua nhà Ngô lấy đất Hợp Phố, Cửu Chân và Nhật Nam làm Giao Châu, đóng đô ở Long Biên.
Triệu Nữ Vương mất đi, để lại tấm gương rạng rỡ bậc anh thư kiệt liệt, tiếng thơm c̣n măi muôn đời.
Về sau, vua Lư Nam Đế khen ngợi bà là ngời trung dũng, sai lập miếu thờ, phong là: "Bật chính anh liệt hùng tài trinh nhất phu nhân". Trong “Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập” có bài thơ ca ngợi công lao của Triệu Nữ Vương:
“Cao một trượng, cả mười vừng
Bỏ tóc ngang lưng, vú chấm sừng
Họp chứng rừng xanh, oai náo nức
Cưỡi đầu voi trắng, tiếng vang lừng
Mác dài trỏ văy, tan tành giặc
Ngôi cả lăm le, học họ Trưng.
Ví có anh duyên định mấy
Thời chi Đông Hán dám lung lăng”.
Trong “Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca” có những ḍng thơ đề cập đến h́nh ảnh của bà:
“Đầu voi phất ngọn cờ vàng
Sơn thôn mấy cơi, chiến trường xông pha
Chông gai một cuộc quan hà
Dù khi chiến tử c̣n là hiển linh
Nay ở Phú Điền c̣n có đền thờ bà.
Cũng như Mă Viện áp dụng chính sách bạo tàn sau cuộc khởi nghĩa của Trưng Nữ Vương, lập trụ đồng để đe dọa; Lục Dận nham hiểm, sai người trừ yểm để tránh hậu họa xảy ra. Người Tàu căm giận nên đặt tên là Triệu Ẩu, chữ Ẩu có nghĩa là mụ nhưng sử sách vẫn đề câp tính gan ĺ của bậc nữ lưu. H́nh ảnh bậc nữ lưu “vú dài ba thước” đều do sử sách Trung Hoa dựng nên để phác họa chân dung dị tướng và hoang đường... vô h́nh chung lại ghi vào trangsử nước ta.
Nh́n lại trang sử nước nhà, từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ ba, đất nước có các bậc nữ lưu nổi dậy, phất cao ngọn cờ chính nghĩa, xưng Vương, kiên cường chống trả quân xâm lược đang thống trị với chính sách bạo tàn. Khởi đầu cho kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam với h́nh ảnh bậc anh thư liệt nữ phất cờ khởi nghĩa, cầm gươm xông pha nơi chiến trận, tuy ngắn ngủi nhưng để lại trang sử hào hùng cho dân tộc.


Nguồn:http://www.cadaotucngu.com/phorum/topic.asp?TOPIC_ID=317





Bà Triệu (225-248)

Quốc Lễ Tưởng Niệm và Tri Ân Nữ Anh Hùng Việt Tộc
Ngày 21 tháng 2 âm lịch

"Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá ḱnhbiển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm t́ thiếp cho người!"


Bà Triệu (225-248)

Tùng Sơn nắng quyện mây trời,
Dấu chân Bà Triệu rạng ngời sử xanh.

(Thơ ca dân gian)

I. Thân thế:

Triệu Thị Trinh là người nhan sắc

Cùng anh là Quốc Đạt cầm quân (Hồ ĐắcDuy)



Bà Triệu tranh cuả Đông Hồ

"Tôi  muốn cưỡi cơn gió   mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá tràng ḱnh ở bể đông chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng để làm t́ thiếp người ta."

Bà Triệu, Triệu Trịnh Nương, Triệu Thị Trinh, Triệu Thị Chinh, Triệu Ẩu đều là tên các đời sau gọi người nữ anh hùng dân tộc hồi đầu thế kỷ thứ III (Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất ư kiến v́ sao Tàu gọi nhân vật lịch sử này là Triệu Ẩu, xem phần ghi thêm)

Bà Triệu sinh năm 225 và tuẫn tiết vào ngày 21 tháng 2 năm 248 (Mậu Th́n).

Thuở nhỏ, cha mẹ mất sớm, bà ở với anh là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng lớn có khí phách, đức độ, và thế lực ở miền núi Quân Yên, huyện Cửu Chân; nay thuộc huyện Nông Cống (Thanh Hóa).

Triệu Thị Trinh là người có sức khỏe, gan dạ và mưu trí. Người ta kể lại rằng khi người thân hỏi về chí hướng mai sau, tuy c̣n ít tuổi, bà đă rắn rỏi thưa: "Lớn lên con sẽ đi đánh giặc như bà Trưng Trắc, Trưng Nhị!".

Năm 19 tuổi, bà cùng người anh tập hợp hơn ngàn nghĩa quân, lập căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hóa). Đấy là một thung lũng ở giữa hai núi đá vôi, vừa gần biển lại vừa là cửa ngơ từ đồng bằng phía Bắc vào.

Sách Việt Nam Sử lược của Trần Trọng Kim ghi:

Sử ta chép rằng bà Triệu là người huyện Nông-cống bấy giờ. Thủa nhỏ cha mẹ mất cả, ở với anh là Triệu quốc Đạt, đến độ 20 tuổi gặp phải người chị dâu ác nghiệt, bà ấy giết đi rồi vào ở trong núi. Bà ấy là một người có sức mạnh, lại có chí-khí và lắm mưu-lược. Khi vào ở trong núi chiêu mộ hơn 1,000 tráng sĩ để làm thủ hạ. Anh thấy thế mới can bà, th́ bà bảo rằng: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá tràng ḱnh ở bể đông chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng để làm t́ thiếp người ta."

Sách Giai thoại về phụ nữ VN cho biết một chi tiết khá thú vị liên quan đến câu nói trên như sau:

Triệu Quốc Đạt có người vợ tên Đinh Nữ Vĩ rất đanh đá. Với cô em chồng này, bà ta chẳng ưa ǵ nhưng bề ngoài bà vẫn thơn thớt nói cười. Bà muốn ghép cho em trai của bà là Đinh Vạn Úng để làm nàng hầu. Một hôm Úng tới chơi, buông lời bỡn cợt. Trước đông đủ mọi người, Trinh đă nói câu vừa ghi trên khiến ai nấy thảy đều kinh ngạc và thầm thán phục. Dĩ nhiên tên Úng háo sắc kia phải thẹn đỏ mặt, kiếm đường lủi mất.

Sách Hỏi Đáp lịch sử quyển I th́ cho rằng người vợ của Triệu Quốc Đạt có tên là Giang Thị. Và Triệu Thị Trinh đă giết chết người chị dâu này, khi biết được bà ta lén lút gửi thư báo cho giặc hay anh em ḿnh đang chuẩn bị khởi nghĩa.

II. Ở đó cho đến nay vẫn c̣n lưu truyền nhiều truyền thuyết về thời kỳ bà chuẩn bị khởi nghĩa chống giặc Ngô.

Lệnh Bà sức khoẻ đang xuân

Cỡi đầu voi dữ diệt quân bạo tàn (Hồ ĐắcDuy)

1. Chuyện bà Triệu thu phục được con voi trắng một ngà:

Người dân ở thôn Cẩm Trướng thuộc xă Định Công c̣n truyền lại câu chuyện như sau: Vùng núi này có con voi trắng một ngà rất dữ tợn hay về phá hoại mùa màng, mọi người đều sợ. Để trừ hại cho dân, Bà Triệu cùng chúng bạn đi vây bắt voi, lùa voi xuống đầm lầy (vùng sông Cầu Chầy ngày xưa c̣n lầy lội) rồi dũng cảm nhẩy lên cưỡi đầu voi và cuối cùng đă khuất phục được con voi hung dữ. Chú voi trắng này sau trở thành người bạn chiến đấu trung thành của bà Triệu.

Tiếng tăm cô gái 19 tuổi trị voi rừng vang dội khắp nơi, càng thu hút thêm nhiều người đi theo bà.

2. Chuyện "Đá biết nói":

Sau khi bà Triệu huấn luyện thuần thục chú voi hung dữ trên, những ngày đầu tụ nghĩa, bà đă ngầm cho đục núi Quân Yên, bí mật cho người ngồi trong hốc đá, đọc bài đồng dao giả lời thần nhân mách bảo:

Có bà Triệu tướng,

Vâng lệnh Trời ta.

Trị voi một ngà,

Dựng cờ mở nước.

Lệnh truyền sau trước,

Theo gót Bà Vương.

Từ đó cả vùng đă đồn ầm lên rằng núi kia biết nói, báo hiệu cho dân chúng biết bà Triệu là "thiên tướng giáng trần" giúp dân, cứu nước. V́ vậy hàng ngũ nghĩa quân thêm lớn, thanh thế thêm to. Họ kéo nhau xuống Phú Điền dựng căn cứ.

“Ru con con ngủ cho lành

Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi

Muốn coi lên núi mà coi

Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng

Túi gấm cho lẫn túi hồng

Têm trầu mũi mác cho chồng trẩy quân”

(Thơ ca dân gian)

3. Và rất nhiều câu chuyện nửa hư nửa thực, thể hiện t́nh dân đối với công cuộc khởi nghĩa của bà Triệu:

Như chuyện một ông già mù miền núi đă đi khắp nơi, dùng tiếng đàn, giọng hát của ḿnh để ngâm ngợi cổ vũ dân chúng đứng dậy cứu nước. Một bà cụ hàng nước cố xin cho con gái được theo quân giết giặc, c̣n ḿnh th́ giúp cả chơng chuối với chum nước chè xanh cho nghĩa binh đang trẩy quân qua đỡ ḷng, đỡ khát.

Dọc sông Mă, vùng Cẩm Thạch có truyền thuyết và di tích về một bà nữ tướng cưỡi voi đánh giặc Ngô (ám chỉ bà Triệu)

Vùng Khang Nghệ c̣n có truyền thuyết nói rằng:

Thời xưa sông Mă có một nhánh chảy từ đầm Hàn về cửa Lạch Trường. Đó là nơi quân Ngô chiếm giữ, chiến thuyền san sát như lá tre. Một chàng trai đă ăn trộm ngựa chiến của quân giặc trốn về với bà Triệu và trở thành dũng tướng của nghĩa quân. Trong một trận giao tranh trên sông nước, v́ anh đi chân ṿng kiềng nên đă vấp phải dây chằng mà tử trận. Giặc Ngô đang ăn mừng thắng lợi th́ hai bờ sông chuyển động. Đất trời nổi cơn giận dữ, hắt rừng cây núi đá xuống lấp cạn ḍng sông, chôn vùi cả mấy vạn xác thù...

Lại có câu chuyện đền Cô Thị ở xă Hà Ngọc (Hà Trung). Một cô gái rất thích quả thị, chờ đợi người yêu đi đánh giặc và khi chết biến thành cây thị. Cây thị này chỉ có một quả, không ai hái được, v́ hễ ai tḥ tay bẻ th́ cành thị lại tự dưng vút hẳn lên cao. Cành ấy đời đời ngả về phía đông nam theo hướng người yêu của cô đang ở trong quân dinh bà Triệu. Một ngày thắng trận, chàng trai được phép bà Triệu về thăm làng xóm th́ cành cây mới chịu sà xuống và quả thị rơi vào ống tay áo của chàng...

Và nơi trung tâm tụ nghĩa là vùng núi Tùng Sơn (Phú Điền). Ở đây c̣n có núi Chung Chinh với 7 đồn lũy tương truyền là quân doanh của bà Triệu, nơi đă từng diễn ra trên ba chục trận đánh với quân Ngô.

Dưới chân núi Tùng, c̣n có cánh đồng Lăng Chúa (lăng bà Triệu), đồng Vườn Hoa, đồng Xoắn ốc... tương truyền là tên cũ c̣n lại khi bà Triệu đắp lũy xây thành. Ở đây c̣n lưu hành rộng răi truyền thuyết về ba anh em nhà họ Lư đi t́m bà Triệu, rước bà từ quê ra đây dựng doanh trại, sửa soạn khởi nghĩa và tôn bà làm chủ tướng..

III. Khi binh lực đă lớn mạnh, năm 248, bà Triệu đem quân tiến đánh các quận huyện của bọn quan lại nhà Ngô.

Cửu Chân trăm trận gan hơn sắt

Lục Dận nhiều phen mắt đă vàng.

(Thơ ca dân gian)

* Năm mậu-th́n (248) v́ quan lại nhà Ngô tàn ác, dân gian khổ sở, Triệu quốc Đạt mới khởi binh đánh quận Cửu-chân. Bà đem quân ra đánh giúp anh. Các thành ấp của quân Ngô đều bị đánh phá tan tành. Bọn quan cai trị kẻ bị giết, kẻ chạy trốn hết. Từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa lan rộng nhanh chóng. Sử sách của nhà Ngô phải thú nhận: “[/I]

Bà chỉ huy nghĩa quân vô cùng gan dạ. Ra trận, bà thường mặc áo giáp đồng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, nên đời sau, thường gọi tên bà là Nhuỵ Kiều tướng quân (Nữ tướng yêu kiều), là Lệ Hải bà vương (Vua bà vùng biển mỹ lệ, có sách cho rằng v́ quân Ngô hễ trông thấy bà là sợ đến phát khóc, nên chúng gọi bà bằng cái tên này).

Bấy giờ, ở phương Bắc, Tôn Quyền mặc dầu đang phải lo đối phó với hai nước Ngụy, Thục nhưng vẫn phải phái viên danh tướng Lục Dận (cháu họ viên danh tướng Lục Tốn), một tướng từng kinh qua trận mạc, lại rất quỷ quyệt sang làm thứ sử.

Lục Dận đem 8.000 quân tinh nhuệ sang đàn áp. Bà Triệu và anh là Triệu Quốc Đạt liền cử tướng lên biên giới chặn đánh nhưng thất bại. Sau khi chiếm lại được lỵ sở Giao Châu, y đem quân xuống phía Nam tiến đánh Bộ Điền, đại bản doanh của nghĩa quân. Trong lúc nguy nan th́ anh bà không may lâm trọng bệnh rồi mất (sách Giai thoại về phụ nữ VN, tr 10 ghi ông Đạt tử trận)

Tướng sĩ bèn tôn bà lên thay anh giữ quyền chủ tướng tối cao.

Khi ấy, Lục Dận vừa đánh vừa đem của cải chức tước ra dụ dỗ mua chuộc các thủ lĩnh người Việt. Một số kẻ giao động mắc mưu địch.

Mặc dầu vậy, Triệu Thị Trinh vẫn kiên cường chối bỏ lời dụ dỗ của giặc, tiếp tục đánh gây cho giặc nhiều tổn thất, khiến chúng phải run sợ bảo nhau:

"Hoành qua đương hổ dị

Đối diện Bà Vương nan"

(Nghĩa là: cầm giáo chống lại hổ c̣n dễ, chứ đối địch với bà Triệu th́ thật khó).

Mặc dầu vậy, sau năm sáu tháng chống chọi, v́ có kẻ phản bội, bà đă phải tự vẫn trên núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh Hóa) để khỏi sa vào tay giặc hung ác.

Truyền thuyết dân gian kể rằng, về sau có kẻ phản bội, mách với Lục Dận rằng bà là nữ tướng ái khiết úy ô (yêu cái trong sạch, ghét cái nhơ bẩn). Quân Ngô liền trần truồng tiến đánh bà. Bà hổ thẹn nên thua trận. Sau khi giao lại binh quyền cho 3 tướng họ Lư, khấn với đất trời “sinh vi tướng, tử vi thần”, bà lên núi Tùng tuẫn tiết.

Lúc bấy giờ bà mới 23 tuổi.

IV. Phần cuối:

Trông bành voi, Ngô cũng lắc đầu, sợ uy Lệ Hải Bà Vương, những muốn bon chân về Bắc quốc

Ngồi yên ngựa, khách đi hoài cổ, tưởng sự Lạc Hồng nữ tướng, có chăng thẹn mặt đáng nam nhi

(Câu đối nôm không rơ tác giả)

Tương truyền bà Triệu mất đi, nhưng anh linh vẫn không tan. Nhiều đêm dân làng các vùng Bồ Điền, Phú Điền vẫn nghe văng vẳng trên không trung tiếng voi gầm, ngựa hí và tiếng cồng thúc quân dóng dả.

Đầu voi phất ngọn cờ vàng,

Sơn thôn mấy cơi chiến trường xông pha

Chông gai một cuộc quan hà,

Dù khi chiến tử c̣n là hiển linh

(Đại Nam quốc sử diễn ca - Phạm Đ́nh Toái và Lê Ngô Cát)

Năm Lư Bôn khởi nghĩa, ông mộng thấy Bà Triệu hẹn sẽ giúp sức để tiêu diệt quân xâm lược nhà Lương. Quả nhiên, trong một trận giao tranh, bỗng có một cơn lốc xoáy nổi lên. Bọn tướng giặc là Tôn Quưnh, Lư Tử Hùng tối tăm mặt mũi, bị Lư Bôn đánh cho tan nát.

Khi Lư Bôn lên ngôi (Lư Nam đế), nhớ ơn bà phù trợ, đă sai lập miếu thờ, xây lăng mộ bà ở làng Phú Điền (Thanh Hóa) và phong bà là: "Bật chính Anh liệt Hùng tài Trinh nhất phu nhân".

Tại nơi bà mất là núi Tùng, xă Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa vẫn c̣n di tích lăng mộ của bà, cách nơi bà mất không xa (ngay bên Quốc lộ 1A) là khu thờ bà. Hằng năm, vào ngày 19 đến ngày 24 tháng 2 âm lịch, người dân trong vùng vẫn tổ chức tế giỗ bà để tưởng nhớ về người con gái anh hùng của dân tộc Việt.

Khởi nghĩa Bà Triệu thất bại, nhưng h́nh ảnh người con gái kiên trinh bất khuất, người nữ anh hùng dân tộc siêu việt quyết nối chí Bà Trưng "giành lại giang san, cởi ách nô lệ" muôn thuở không mờ trong tâm trí phụ nữ và dân tộc Việt Nam.

Thơ văn truy niệm bà từ xưa đến nay rất nhiều. Xin trích một để thay cho lời kết:

Vịnh miếu Bà Triệu

Miếu tạc bia truyền lẫn khói nhang

Ngh́n thu oanh liệt Triệu Kiều quang

Cờ vàng khỡi nghĩa quân Ngô khiếp,

Voi trắng tung hoành giặc Lữ tan.

Khăn yếm những mong đền nợ nước,

Áo cơm bao quản gánh giang sơn.

Núi Bồ làm dấu ghi thiên cổ,

Máy tạo hưng vong cũng khó lường.

Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục


Bùi Thụy Đào Nguyên soạn

Long Xuyên, 18/1/2008

 

Ghi thêm:

Nơi mục từ Bà Triệu, Wikipedia tiếng Việt, phần thảo luận có người giải thích: Triệu Ẩu là “bà già Triệu” hoặc “nữ tù trưởng Triệu”. Nghĩa đầu, tôi thấy chưa ổn v́ thực tế bà Triệu chỉ là một cô gái trẻ.

Ở trang dongdu.org, có người cho biết: V́ cuộc khởi nghĩa này đă làm bọn giặc Ngô kinh hăi, và cũng v́ người Tàu thấy dân Việt hết sức thờ kính bà Triệu, gọi bà là Bà Vương nên ghét lắm, bèn t́m cách nói xấu bà như nói bà vú dài đến rốn, gọi bà là Triệu Ẩu (趙嫗: dịch ra tiếng Việt là con mụ họ Triệu).

Theo Lịch sử VN tập I, nxb Đại học & THCN, năm 1983 do các tác giả Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh biên soạn th́ huyền thoại về một người phụ nữ có “vú dài ba thước” vốn rất phổ biến ở phương Nam, từ Hợp Phố đến Cửu Chân. Như truyện “Tẩy thị phu nhân”, “Tiểu quốc phu nhân” đều nói họ là những phụ nữ cao to và có vú dài đôi ba thước….Có thể, v́ bà Triệu cũng là một người phụ nữ kiệt xuất, nên dân gian đă dùng h́nh tượng này khoác lên cho bà…

Tài liệu dùng để soạn bài này:

- Bài viết về bà Triệu của Gs Trần Quốc Vượng

- Bài thơ nói về cuộc khởi nghĩa của bà Triệu của Hồ Đắc Duy.

- Sách Viêt Nam anh kiệt của Đặng Duy Phúc, nxb Hà Nội, năm 2004

- Sách Giai thoại về phụ nữ VN của Hoàng Khôi & Hoàng Đ́nh Thi, nxb Phụ nữ, năm 1987

- Sách Hỏi Đáp lịch sử quyển I, nxb Trẻ, năm 2006

Nguồn: http://www.thienlybuutoa.org/Misc/BaTrieu.htm


Bà Triệu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bà Triệu

Bà Triệu trong tranh Đông Hồ
Sinh Triệu Thị Trinh, Triệu Ẩu
2 tháng 10, 225
Yên Định, Thanh Hóa

Mất 21 tháng 2 (âm lịch) năm 248[cần dẫn nguồn]
Hậu Lộc, Thanh Hóa
Nguyên nhân mất Tự tử

Bà Triệu (chữ Hán: 婆趙), c̣n được gọi là Triệu Ẩu (趙嫗), Triệu Trinh Nương (趙貞娘), Triệu Thị Trinh (趙氏貞), Triệu Quốc Trinh (225248), là một trong những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

Sử gia Ngô Sĩ Liênthế kỷ 15 viết:

Triệu Ẩu (tức Bà Triệu) là người con gái ở quận Cửu Chân, họp quân trong núi, đánh phá thành ấp, các bộ đều theo như bóng theo h́nh, dễ hơn trở bàn tay. Tuy chưa chiếm giữ được đất Lĩnh Biểu như việc cũ của Trưng Vương, nhưng cũng là bậc hùng tài trong nữ giới.[1]

Sử nhà Nguyễnthế kỷ 19 cũng đă chép:

Con gái nước ta có nhiều người hùng dũng lạ thường. Bà Triệu Ẩu thật xứng đáng là người sánh vai được với Hai Bà Trưng. Xem thế th́ há có phải chỉ Trung Quốc mới có đàn bà danh tiếng như chuyện Thành Phu Nhân và Nương Tử Quân mà Bắc sử đă chép đâu.[2]

Mục lục

[ẩn]

 Bối cảnh

Năm 226, Sĩ Nhiếp mất, vua Đông NgôTôn Quyền bèn chia đất từ Hợp Phố về Bắc thuộc Quảng Châu dùng Lữ Đại làm thứ sử; từ Hợp Phố về Nam là Giao Châu, sai Đại Lương làm thái thú, và sai Trần Th́ làm thái thú quận Giao Chỉ. Lúc bấy giờ, con của Sĩ Nhiếp là Sĩ Huy tự nối ngôi và xưng là thái thú, liền đem binh chống lại.

Thứ sử Lữ Đại bèn xua quân sang đánh dẹp. Do nghe lời chiêu dụ, Sỹ Huy cùng năm anh em ra hàng. Lữ Đại giết chết Huy, c̣n mấy anh em th́ đem về đất Ngô làm tội. Dư đảng của Sỹ Huy tiếp tục chống lại, khiến Lữ Đại mang quân vào Cửu Chân giết hại một lúc hàng vạn người.

 Cuộc đời & sự nghiệp

Bà Triệu sinh ngày 2 tháng 10 năm Ất Tỵ (225) tại miền núi Quân Yên (hay Quan Yên), quận Cửu Chân (nay thuộc xă Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa).

Thủa nhỏ cha mẹ đều mất sớm, Bà Triệu đến ở với anh là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng[3] ở Quan Yên.

Lớn lên, bà là người có sức mạnh, giỏi vơ nghệ, lại có chí lớn. Đến độ 20 tuổi gặp phải người chị dâu (vợ ông Đạt) ác nghiệt[4], bà giết đi rồi vào ở trong núi Nưa (nay thuộc xă Tân Ninh huyện Triệu Sơn, Thanh Hoá), chiêu mộ được hơn ngàn tráng sĩ.

Năm Mậu Th́n (248), thấy quan lại nhà Đông Ngô (Trung Quốc) tàn ác, dân gian khổ sở, Bà Triệu bèn bàn với anh việc khởi binh chống lại. Lúc đầu, anh bà không tán thành nhưng sau chịu nghe theo ư kiến của em.

Từ hai căn cứ núi vùng Nưa và Yên Định, hai anh em bà dẫn quân đánh chiếm quận lỵ Tư Phố[5] nằm ở vị trí hữu ngạn sông Mă. Đây là căn cứ quân sự lớn của quan quân nhà Đông Ngô trên đất Cửu Chân, đứng đầu là Tiết Kính Hàn. Thừa thắng, lực lượng nghĩa quân chuyển hướng xuống hoạt động ở vùng đồng bằng con sông này.

Đang lúc ấy, Triệu Quốc Đạt lâm bệnh qua đời.[6] Các nghĩa binh thấy bà làm tướng có can đảm, bèn tôn lên làm chủ. Khi ra trận, Bà Triệu mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi[7] và được tôn là Nhụy Kiều tướng quân.[8]

Được tin cuộc khởi nghĩa lan nhanh[9], vua Ngô là Tôn Quyền liền phái tướng Lục Dận (cháu của Lục Tốn), sang làm thứ sử Giao Châu, An Nam hiệu uư, đem theo 8.000 quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Đến nơi, tướng Lục Dận liền dùng của cải mua chuộc một số lănh tụ địa phương để làm suy yếu và chia rẽ lực lượng nghĩa quân.

Những trận đánh ác liệt đă diễn ra tại căn cứ Bồ Điền [10]. Song do chênh lệch về lực lượng và không có sự hỗ trợ của các phong trào đấu tranh khác nên căn cứ Bồ Điền bị bao vây cô lập, và chỉ đứng vững được trong hơn hai tháng.

Theo Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược, bà chống đỡ với quân Đông Ngô được năm sáu tháng th́ thua. Bà Triệu đă tuẫn tiết trên núi Tùng (xă Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào ngày 21 tháng 2 âm lịch năm Mậu Th́n (tức ngày 1 tháng 4 năm 248), năm 23 tuổi.

Nước Việt lại bị nhà Đông Ngô đô hộ cho đến 265.[11]

 Câu nói nổi tiếng

Năm 19 tuổi, đáp lời người hỏi bà về việc chồng con, Bà Triệu nói:

Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá ḱnhbiển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm t́ thiếp cho người![12]

 Tưởng nhớ



Đền thờ Bà Triệu ở Hậu Lộc Thanh Hoá





Về sau vua Lư Nam Đế (tức Lư Bí) khen Bà Triệu là người trung dũng sai lập miếu thờ, phong là:
 "Bất chính anh liệt hùng tài trinh nhất phu nhân".

Hiện nay, nơi núi Tùng (xă Triệu Lộc), vẫn c̣n di tích lăng mộ của bà. Cách nơi bà mất không xa, trên núi Gai ngay sát quốc lộ 1A (đoạn đi qua thôn Phú Điền, xă Triệu Lộc, cách thành phố Thanh Hóa 18 km về phía Bắc)[13] là đền thờ bà. Hằng năm, vào ngày 21 tháng 2 (âm lịch), người dân trong vùng vẫn tổ chức tế giỗ bà. Tại nhiều tỉnh thành trong nước Việt Nam, tên bà cũng đă được dùng để đặt tên cho nhiều trường học và đường phố; riêng tại Hà Nội, có một con đường mang tên phố Bà Triệu.

 Giai thoại

Vùng Bồ Điền, Triệu Lộc ngày nay, hiện c̣n nhiều di tích và truyền thuyết liên quan đến Bà Triệu và cuộc khởi nghĩa của bà. Trích giới thiệu hai truyện:

Thu phục voi trắng một ngà

Vùng núi Quân Yên lúc bấy giờ có một con voi trắng một ngà rất hung dữ hay đến phá hoại mùa màng, mọi người đều kinh sợ. Để trừ hại cho dân, Bà Triệu cùng chúng bạn đi vây bắt voi, lùa voi xuống đầm lầy (vùng sông Cầu Chầy ngày xưa hăy c̣n lầy lội) rồi dũng cảm nhảy lên đầu voi và đă khuất phục được nó. Con voi trắng sau này được bà dùng để cưỡi mỗi khi ra trận.

 Giả đá biết nói

Những ngày đầu tụ nghĩa, Bà Triệu đă ngầm cho đục núi Quân Yên, bí mật cho người ngồi trong hốc đá, đọc bài đồng dao giả lời thần nhân mách bảo:

Có bà Triệu tướng,
Vâng lệnh trời ta.
Trị voi một ngà,
Dựng cờ mở nước.
Lệnh truyền sau trước,
Theo gót Bà Vương.

 Thơ ca, câu đối

Trong Đại Nam quốc sử diễn ca, có đoạn Bà Triệu Ẩu đánh Ngô, khái quát rất sinh động:

Binh qua trải bấy nhiêu ngày,
Mới sai Lục Dận sang thay phiên thần.
Anh hùng chán mặt phong trần,
Nữ nhi lại cũng có lần cung đao.
Cửu chân có ả Triệu kiều,
Vú dài ba thước tài cao muôn người.
Gặp cơn thảo muội cơ trời,
Đem thân bồ liễu theo loài bồng tang.
Đầu voi phất ngọn cờ vàng,
Sơn thôn mấy cơi chiến trường xông pha.
Chông gai một cuộc quan hà ,
Dù khi chiến tử c̣n là hiển linh.

Tương truyền quân Ngô khiếp uy dũng của Bà Triệu nên có câu:

Hoành qua đương hổ dị,
Đối diện Bà vương nan.
Dịch:
Múa giáo đánh cọp dễ,
Đối mặt Vua Bà th́ thực khó.

Trong dân gian hiện cũng c̣n truyền tụng nhiều câu thơ ca và câu đối liên quan đến bà như sau:

  • Ru con con ngủ cho lành,
Để mẹ gánh nước rửa bành ông voi.
Muốn coi, lên núi mà coi,
Có bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng.
Túi gấm cho lẫn túi hồng
Têm trầu cánh kiếm cho chồng ra quân.
  • Tùng Sơn nắng quyện mây trời,
Dấu chân Bà Triệu rạng ngời sử xanh.
  • Cửu Chân trăm trận gan hơn sắt,
Lục Dận Nhiều phen mắt đă vàng.
  • Trông bành voi, Ngô cũng lắc đầu, sợ uy Lệ Hải Bà Vương, những muốn bon chân về Bắc quốc;
Ngồi yên ngựa khách đi hoài cổ, tưởng sự Lạc Hồng nữ tướng, có chăng thẹn mặt đấng nam nhi."
(Khuyết danh)
  • Một đầu voi chống chọi với quân thù, sau Trưng nữ rạng danh bà Lệ Hải;
Ba thước vú tử sinh cùng đất nước, cho Ngô hoàng biết mặt gái Giao Châu.
Chí sĩ Dương Bá Trạc

Ngoài ra, trong Hồng Đức quốc âm thi tập, và trong các tập thơ của các danh sĩ như Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Đôn Dự...đều có thơ khen ngợi Bà Triệu.

 Vấn đề liên quan

 Đoạn cuối cuộc khởi nghĩa

Lâu nay sử sách đều biên chép cuộc khởi nghĩa Bà Triệu thất bại, và bà đă tự vẫn năm 248. Tuy nhiên, GS. Lê Mạnh Thát đă dẫn Thiên Nam ngữ lụcNgụy chí để kết luận rằng Bà Triệu đă không thua bởi tay Lục Dận, trái lại đă đánh bại viên tướng này. Lục Dận chỉ chiếm được vùng đất nay thuộc Quảng Tây. Và Bà Triệu đă giữ được độc lập cho đất nước đến khi Đặng Tuân được Tôn Hựu sai sang đánh Giao Chỉ vào năm 257.[14] Tuy nhiên, ư kiến mới mẻ này c̣n phải được sự đồng thuận của nhiều người trong giới.

 Tên gọi

Những bộ sử cổ chỉ gọi bà là Triệu nữ (cô gái Triệu), Triệu Ẩu (sẽ nói sau). Những tên gọi Triệu Trinh Nương, Triệu Thị Trinh, Triệu Quốc Trinh... theo Văn Lang th́ rơ ràng là mới đặt gần đây. Tác giả cho biết vấn đề tên gọi này (cũng như tên gọi của Bà Trưng) thuộc phạm trù ngôn ngữ Việt cổ và cách đặt tên người ở thời gian đầu Công nguyên, c̣n đang được nghiên cứu (tr. 33).

Ngoài ra, Bà Triệu c̣n được người đời tôn là Nhụy Kiều tướng quân (vị tướng yêu kiều) và Lệ Hải bà vương (vua bà ở vùng biển mĩ lệ).[15]

Riêng cái tên Triệu Ẩu (趙嫗), thấy xuất hiện lần đầu trong Nam Việt chí, Giao Châu kư (thế kỷ 4, 5) rồi đến Thái b́nh hoàn vũ (thế kỷ 10) chua dưới mục Quân Ninh (tức Quân Yên cũ).[16]

Trước đây, Hồng Đức quốc âm thi tập, Đại Việt sử kư toàn thư, Thanh Hoá kỉ thắng, Khâm định Việt sử Thông giám cương mục...đều gọi bà là Triệu Ẩu . Sau, sử gia Trần Trọng Kim khi cho tái bản Việt Nam sử lược đă không giải thích mà chỉ ghi chú rằng: Bà Triệu, các kỳ xuất bản trước để là Triệu Ẩu. Nay xét ra nên để là Triệu Thị Chinh (tr. 52).

Kể từ đó có nhiều lư giải khác nhau, như:

  • Sử gia Phạm Văn Sơn: V́ người Tàu căm giận nên đặt tên là Triệu Ẩu (Ẩu có nghĩa là mụ) để tỏ ư khinh mạn (tr. 205).
  • Nhóm tác giả sách Lịch sử Việt Nam (trước thế kỷ 10, quyển 1, tập 1): Sách sử Trung Quốc gọi bà là Triệu Ẩu với nghĩa xấu (người vú em) (tr. 109).
  • Một số người lại giải thích “ẩu” nghĩa là con mụ họ Triệu, là bà già, hoặc là “nữ tù trưởng Triệu”.

 H́nh tượng vú dài

Sách Giao Chỉ chí chép:

Trong núi ở quận Cửu Chân có người con gái họ Triệu, vú dài 3 thước, không lấy chồng, họp đảng cướp bóc các quận, huyện, thường mặc áo ngắn màu vàng, chân đi giày mũi cong, ngồi đầu voi mà chiến đấu, sau chết làm thần.[17]

Sách Những trang sử vẻ vang… giải thích: Phụ nữ khổng lồ, vú dài… là huyền thoại về bà Mẹ-Đất (terre-Mère, Déesse-Mère). Sau h́nh tượng đó được khoát cho bất kỳ một phụ nữ hiệt kiệt nào (tr. 129). Các tác giả sách Lịch sử Việt Nam (tập I) cũng đều cho rằng huyền thoại về một người phụ nữ có "vú dài ba thước" vốn rất phổ biến ở phương Nam, từ Hợp Phố đến Cửu Chân. Như truyện "Tẩy thị phu nhân", "Tiểu quốc phu nhân" đều nói họ là những phụ nữ cao to và có vú dài đôi ba thước...Có thể, v́ bà Triệu cũng là một người phụ nữ kiệt xuất, nên dân gian đă dùng h́nh tượng này khoác lên cho bà (tr. 345).

 Chú thích

  1. ^ Đại Việt sử kư toàn thư (tập 1), tr. 101.
  2. ^ Khâm định Việt sử Thông giám cương mục (Tiền biên, quyển 3, tờ 9). Đoạn sách trên có thêm câu nữa, đó là: Nhưng nếu nói vú dài ba thước th́ thật là quái gở và đáng cười lắm.
  3. ^ Truyền thuyết và thần tích cho rằng Triệu Quốc Đạt làm huyện lệnh. (Lịch sử VN (tập I, tr. 345).
  4. ^ Ghi theo Việt Nam sử lược (tr. 52). Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tr. 905) và Lịch sử Việt Nam (trước thế kỷ 10, tr. 108) đều chép rằng: Biết sự chuẩn bị khởi nghĩa của Bà Triệu, người chị dâu toan đi tố cáo với quân Ngô nên bị bà giết chết. Truyền thuyết và thần tích th́ cho rằng bà này phạm tội lăng loàn (Lịch sử Việt Nam, trước thế kỷ 10, tr. 108).
  5. ^ Tư Phố nằm ở vị trí hữu ngạn sông Mă, gần nơi hợp lưu của sông Chu vào sông Mă, là đầu mối giao thông quan trọng ngày nay là đất thuộc làng Giàng, Xă Thiệu Dương, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
  6. ^ Chép theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tr. 905). Sách Giai thoại về phụ nữ VN (tr 10) và Danh nhân đất Việt (tr. 46) đều ghi ông Đạt tử trận.
  7. ^ H́nh ảnh này của Bà Triệu đă được sử phong kiến Trung Quốc là Nam Việt chíGiao Châu chí ghi lại (Theo Danh nhân đất Việt, tập 1, tr. 47).
  8. ^ Có nghĩa là một vị tướng yêu kiều như nhuỵ hoa [1].
  9. ^ Sách Ngô Thư chép: Toàn thể Giao Châu đều chấn động. Dẫn lại theo Danh nhân đất Việt (tập 1), tr. 50.
  10. ^ Những trận đánh ác liệt diễn ra tại căn cứ Bồ Điền đă để lại những dấu tích trong ḷng đất nơi đây. Năm 1965, nhân dân đào mương làm thuỷ lợi đă phát hiện nhiều loại binh khí bằng đồng như giáo, mác, mảnh giáp đồng và cả xương người và xương ngựa [2].
  11. ^ Theo [3]
  12. ^ Chép theo Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 1, tr. 346). Câu nói này thấy chép đầu tiên trong sách Thanh Hoá kỉ thắng của Vương Duy Trinh, sống vào thế kỷ 19, từng làm tổng đốc Thanh Hoá. Có bản chép khác một vài chữ.
  13. ^ Theo thông tin tại http://www.skydoor.net/place/%C4%90%E1%BB%81n_B%C3%A0_Tri%E1%BB%87u.
  14. ^ Lịch sử Phật giáo Việt Nam (tập 1, trang 385-386) hoặc xem chi tiết ở Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động.
  15. ^ Lục Dận một mặt dùng tiền của đút lót mua chuộc những kẻ dao động, một mặt dụ dỗ Bà Triệu ra hàng, hứa sẽ phong làm Lệ Hải bà vương (theo Lịch sử Việt Nam (trước thế kỷ 10, quyển 1, tập 1, tr. 109)
  16. ^ Theo 'Lịch sử Việt Nam (tập 1), tr. 343
  17. ^ Ngoài ra sử xưa Trung Quốc c̣n cho rằng, khi quân Ngô lơa thân ra đánh, Bà Triệu sợ chạy lên núi tự tận. Nhóm tác giả sách Lịch sử Việt Nam (trước thế kỷ 10, quyển 1 tập 1) phê: Phong kiến Trung Quốc t́m mọi cách bôi nhọ bà, ḥng xóa nḥa ư nghĩa lớn lao của cuộc khởi nghĩa (tr. 109).


 
Bà Triệu

       Ngày nay, ở Thanh Hóa vẫn c̣n lăng Bà Triệu với hội thờ vào ngày 21-2, tương truyền là ngày mất của người nữ anh hùng.
Bà Triệu, hay nàng Trinh (Triệu Trinh Nương, Triệu Thị Trinh) của truyền thuyết dân gian người miền núi Quân Yên, quận Cửu Chân. Quân Yên, trái núi đó vẫn giữ tên gọi ấy cho đến tận ngày nay, đứng sừng sững bên bờ sông Mă gần ngă ba Bông, thuộc địa phận hợp tác xă Định Công của tỉnh Thanh Hóa.
Thôn Cẩm Trướng thuộc xă Định Công có truyền thuyết "Đá biết nói" như sau: Vùng núi này có con voi trắng một ngà rất dữ tợn hay về phá hoại mùa màng, mọi người đều sợ. Để trừ hại cho dân, Bà Triệu cùng chúng bạn đi vây bắt voi, lùa voi xuống đầm lầy (vùng sông Cầu Chầy ngày xưa c̣n lầy lội) rồi dũng cảm nhẩy lên cưỡi đầu voi và cuối cùng đă khuất phục được con voi hung dữ. Chú voi trắng này sau trở thành người bạn chiến đấu trung thành của Bà Triệu. Nghĩa quân Bà Triệu, những ngày đầu tụ nghĩa, đă đục núi Quân Yên, bí mật cho người ngồi trong hốc đá, đọc bài đồng dao:
Có bà Triệu tướng,
Vâng lệnh trời ta.
Trị voi một ngà,
Dựng cờ mở nước.
Lệnh truyền sau trước,
Theo gót Bà Vương.

Nhờ đó cả vùng đă đồn ầm lên rằng núi Quân Yên biết nói, báo hiệu cho dân chúng biết Bà Triệu là "thiên tướng giáng trần" giúp dân, cứu nước. V́ vậy hàng ngũ nghĩa quân thêm lớn, thanh thế thêm to. Họ kéo nhau xuống Phú Điền dựng căn cứ.
Trung tâm tụ nghĩa là vùng núi Tùng Sơn (Phú Điền). Đây là một thung lũng nhỏ nằm giữa hai dăy núi đá vôi thấp, dăy phía bắc (Châu Lộc) là đoạn núi chót ngăn cách hai tỉnh Thanh Hóa và Ninh B́nh cũ, dăy núi phía nam (Tam Đa) là đoạn chót của dải núi chạy dọc sông Mă. Chân phía bắc núi Châu Lộc là sông Lèn, chân phía nam núi Tam Đa là sông Âu, xưa là một ḍng sông lớn. Thung lũng mở rộng cửa về phía đồng bằng ven biển và bị chặn ngang về phía tây bởi ḍng sông Lèn. ở căn cứ này, ngược sông Lèn có thể liên lạc với miền quê Bà Triệu. Là địa điểm gần biển, lại là cửa ngơ từ đồng bằng miền bắc vào Thanh, đó là một vị trí quân sự hiểm yếu, thuận lợi cả công lẫn thủ.
ở đây c̣n có núi Chung Chinh với 7 đồn lũy tương truyền là quân doanh của Bà Triệu, nơi đă từng diễn ra trên ba chục trận đánh với quân Ngô. Dưới chân núi Tùng, c̣n có cánh đồng Lăng Chúa (lăng Bà Triệu), đồng Vườn Hoa, đồng Xoắn ốc... tương truyền là tên cũ c̣n lại khi Bà Triệu đắp lũy xây thành. ở đây c̣n lưu hành rộng răi truyền thuyết về ba anh em nhà họ Lư đi t́m Bà Triệu, rước Bà từ quê ra đây dựng doanh trại, sửa soạn khởi nghĩa và tôn Bà làm chủ tướng.
Cảm phục chí khí hiên ngang cứu nước của người con gái hai chục tuổi đời, dân chúng Cửu Chân theo phục Bà rất đông. Các thành ấp của giặc Ngô đều bị triệt hạ, quan lại giặc từ thái thú đến huyện lệnh, huyện trưởng, kẻ bị giết, kẻ chạy trốn hết. Từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa lan ra Giao Chỉ ở ngoài bắc. Thứ sử Giao Châu mất tích!
Một câu nói, tương truyền là lời Bà Triệu phát ra trên núi nghĩa, ngh́n thu c̣n vang vọng măi:
"Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá ḱnh ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm t́ thiếp người ta!"

Rất nhiều câu chuyện về t́nh dân với khởi nghĩa Bà Triệu. Đây là một ông già mù miền núi đă đi khắp nơi, dùng tiếng đàn, giọng hát của ḿnh để ngâm ngợi cổ vũ dân chúng đứng dậy cứu nước; kia một bà cụ hàng nước cố xin cho con gái được theo quân giết giặc, c̣n ḿnh th́ giúp cả chơng chuối với chum nước chè xanh cho nghĩa binh đang trẩy quân qua giải khát. Dọc sông Mă, vùng Cẩm Thạch có truyền thuyết và di tích về một bà nữ tướng cưỡi voi đánh giặc Ngô. Vùng Khang Nghệ có truyền thuyết nói rằng: thời xưa sông Mă có một nhánh chảy từ đầm Hàn về cửa Lạch Trường. Đó là nơi quân Ngô chiếm giữ, chiến thuyền san sát như lá tre. Một chàng trai đă ăn trộm ngựa chiến của quân giặc trốn về với Bà Triệu và trở thành dũng tướng của nghĩa quân. Trong một trận giao tranh trên sông nước, v́ anh đi chân ṿng kiềng nên đă vấp phải dây chằng mà tử trận. Giặc Ngô đang ăn mừng thắng lợi th́ hai bờ sông chuyển động. Đất trời nổi cơn giận dữ, hắt rừng cây núi đá xuống lấp cạn ḍng sông, chôn vùi cả mấy vạn xác thù...
Lại có câu chuyện đền Cô Thị ở xă Hà Ngọc (Hà Trung). Một cô gái rất thích quả thị, chờ đợi người yêu đi đánh giặc và khi chết biến thành cây thị. Cây thị này chỉ có một quả, không ai hái được, v́ hễ ai tḥ tay bẻ th́ cành thị lại tự dưng vút hẳn lên cao. Cành ấy đời đời ngả về phía đông nam theo hướng người yêu của cô đang ở trong quân dinh Bà Triệu. Một ngày thắng trận, chàng trai được phép Bà Triệu về thăm làng xóm th́ cành cây mới chịu sà xuống và quả thị rơi vào ống tay áo của chàng....
Đứng trước nguy cơ tan ră của chính quyền đô hộ ở Châu Giao, triều Ngô phải cử viên danh tướng Lục Dận (cháu họ viên danh tướng Lục Tốn) làm thứ sử Giao Châu, An Nam hiệu úy, đem khoảng 8.000 quân sang Giao Châu đàn áp nhân dân khởi nghĩa. Kết hợp dùng binh lực uy hiếp, dùng mưu mô dụ dỗ, dùng của cải mua chuộc, Lục Dận đă khiến được ba ngh́n hộ ở Cao Lương (Hợp Phố) dưới quyền thủ lĩnh Hoàng Ngô đầu hàng. Sau đó, Lục Dận thận trọng tiến binh vào Giao Chỉ và Cửu Chân, khi phát quân đàn áp, khi dừng quân dùng của cải, tiền bạc mua chuộc các thủ lĩnh địa phương. Rút cục, hàng trăm thủ lĩnh nghĩa quân và hơn năm vạn dân đă phải chịu thua quân Ngô.
Truyền thuyết dân gian kể rằng: Bà Triệu đă chiến đấu chống giặc Ngô, trên ba mươi trận thắng lợi. Giặc gọi tên bà là Ngụy Kiều tướng quân (Vị tướng nữ yêu kiều), là Hệ Hải bà vương (Vua bà vùng biển mĩ lệ). Quân Ngô sợ bà, thường có câu:
Hoành qua đương hổ dị,
Đối diện Bà Vương nan.
(Múa ngang ngọn dáo dễ chống hùm,
Đối mặt Vua Bà th́ thực khó).

Cũng theo truyền thuyết dân gian, về sau có kẻ phản bội, mách với Lục Dận rằng Bà là nữ tướng "ái khiết úy ô" (yêu cái trong sạch, ghét cái nhơ bẩn). Quân Ngô liền trần truồng tiến đánh Bà. Bà hổ thẹn, giao binh cho 3 tướng họ Lư, lên núi Tùng tự vẫn.
Trên núi Tùng hiện có mộ Bà Triệu và dưới chân núi Tùng là đền thờ chính của Bà Triệu. Hội đền hằng năm ngày trước vào ngày 21 tháng hai âm lịch.
Khởi nghĩa Bà Triệu thất bại, nhưng h́nh ảnh người con gái kiên trinh bất khuất, người nữ anh hùng dân tộc siêu việt quyết nối chí Bà Trưng "giành lại giang san, cởi ách nô lệ" muôn thuở không mờ trong tâm trí phụ nữ và dân tộc Việt Nam.
Tùng Sơn nắng quyện mây trời,
Dấu chân Bà Triệu rạng ngời sử xanh.
(thơ ca dân gian)

Giáo sư Trần Quốc Vượng
Nguồn: hhtp://www.vnthuquan.net

Nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang : Triệu Nữ Vương
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com
Email: thuky@vietnamvanhien.net

"Bất chiến tự nhiên thành" chi kế
Văn Hiến ngàn năm sử đă đề
  Giải trừ quốc nạn bằng Tâm lực
"Nhân Chủ(tự chủ) - An Vi(an lạc)" khai lối về


Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc. Thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống Văn Hiến hầu phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.


Trở lên đầu trang

Trở Lại Trang Mặt