Năm Thứ 4890
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com
Đại Tướng Dương
Văn Minh
(1916-2001)
Nam Phong tổng hợp
Nội Dung
6- Dương Văn Minh -
Tiểu Sử - Wikipedia
5- Tṛ Chuyễn Với Con Trai Dương Văn Minh -
Kim Ửng
4- Hồ Sơ Về Tướng Dương Văn Minh - Phạm Mạnh
Hùng
3- 30/4/01975 Dương Văn Minh và Tôi - Phạm
Hữu Thái
2- Trích Kết Luận Cuả Viện Lịch Sử Quân Sự
Việt Nam.
1- Thư cuả Tướng Dương Văn Minh viết cho
Tướng Nguyễn Chánh Thi.
|
Đại Tướng Dương Văn Minh (16/2/1916 -
6/8/2001)
Dương Văn Minh (16 tháng 2 năm1916 – 6
tháng 8 năm 2001),
c̣n gọi là Minh Cồ hay Big Minh, là
tổng thống cuối cùng của Việt
Nam Cộng ḥa.
Dù làm tổng thống
trong thời gian quá ngắn ngủi, vỏn vẹn 3 ngày (từ
ngày 28 đến ngày 30
tháng 4 năm 1975), nhưng ông được xem là có
công chính cho Sài G̣n
khỏi bị tàn phá bằng cách kêu gọi binh sĩ của Quân
lực Việt Nam Cộng ḥa ngừng bắn và đầu hàng vô
điều kiện thể theo yêu cầu của Quân
giải phóng miền Nam khi họ bắt đầu tấn công
vào thành phố này vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 trong Chiến
dịch Hồ Chí Minh.[1]
Tuy nhiên, điều này cũng c̣n gây nhiều tranh căi
trong dư luận cả hai phía và cả trong giới sử học[cần dẫn nguồn].
Tiểu
sử
Dương Văn Minh sinh năm 1916 tại Mỹ Tho (có tài
liệu cho rằng nơi sinh có thể là Long An hoặc Vĩnh
Long). Lúc nhỏ ông học trường Collège
Chasseloup-Laubat (nay
là trường THPT Lê Quư Đôn) ở Sài G̣n, đỗ Tú
tài II chương tŕnh Pháp ban toán vào năm 1938 cùng một
lớp với tướng Trần
Văn Đôn (Quốc vương Norodom
Sihanouk của Campuchia cũng từng là
học sinh trường này).
Gia nhập quân đội Pháp năm 1940 với cấp bậc Aspirant
tức Chuẩn
úy sau khi tốt nghiệp Trường
Hạ sĩ quan Thủ Dầu Một.
Khi Nhật đảo chính Pháp, ông Minh đang phục vụ tại
Cap St. Jacques
và bị Nhật cầm tù năm 1945. Khi Pháp trở lại, ông
bị Tây bắt cùng với ông Nguyễn
Ngọc Thơ. Hai cái răng cửa của ông bị Tây đánh
gẫy và nhiều năm sau này ông vẫn không trồng răng
giả để giữ kỷ niệm về trận đ̣n của công an Pháp. V́
vậy trong quân đội c̣n gọi ông là "Minh Sún".
Năm 1946,
ông được thăng cấp thiếu úy,
hai năm sau lên trung úy. Năm 1952 ông là đại úy
tùy viên tại Phủ Thủ hiến Nam phần; năm 1953-1954 là thiếu tá,
rồi Trung
tá Tham mưu trưởng Quân
khu 1.
Biệt danh "Minh Cồ" là do chiều cao 1,83 m của ông,
dùng để phân biệt với "Minh Con" (hay Trần
Văn Minh), người đă cùng tham gia cuộc đảo
chính năm 1963.
Báo chí Hoa Kỳ gọi ông là "Big Minh".
Năm 1955,
khi Quân
lực Việt Nam Cộng ḥa được thành lập, ông giữ
chức Chỉ huy trưởng Phân khu Sài G̣n, sau được thăng
Đại tá
Tư lệnh Biệt khu Thủ đô. Tháng 8 cùng năm, ông được
Ngô
Đ́nh Diệm (lúc đó là Thủ
tướng Quốc
gia Việt Nam) cử làm Tư lệnh Chiến
dịch Hoàng Diệu, tiêu diệt lực lượng B́nh Xuyên.
Với công tích này, ngày 23 tháng 10 năm
1955, ông được thăng thiếu
tướng. Sau khi hoàn tất việc dẹp B́nh Xuyên,
ông Minh được cử giữ chức vụ tư lệnh Chiến dịch
Nguyễn Huệ rồi tiếp đến Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu để
b́nh định miền Tây, đánh quân Ḥa Hảo của
tướng Ba
Cụt.
Tuy nhiên, ông nhanh chóng bị thất sủng v́ bị Ngô
Đ́nh Diệm (lúc này là Tổng thống
Việt
Nam Cộng ḥa) nghi ngờ. Năm 1956, ông giữ chức Tổng thư
kư thường trực Bộ Quốc pḥng. Năm 1957, thăng trung
tướng. Từ tháng 7 năm 1957 đến tháng 12 năm 1962, Tư lệnh
Bộ Tư lệnh hành quân; từ tháng 12 năm 1962 đến tháng
11 năm 1963,
Cố vấn Quân sự Phủ Tổng thống. Cộng với mâu thuẫn
tôn giáo (ông theo đạo
Phật) với sự
kiện Phật Đản, 1963 của chế độ Ngô Đ́nh Diệm,
ông nảy sinh tâm lư chống lại chế độ này.
Tướng Dương Văn
Minh, lúc là Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách
mạng
Trong cuộc đảo chính chế độ Ngô Đ́nh Diệm (do Mỹ
hậu thuẫn) ngày 1 tháng 11 năm 1963, ông đóng
vai tṛ chính với cương vị Chủ tịch [Hội đồng Quân
nhân Cách mạng (Việt Nam, 1963)|Hội đồng Quân nhân
Cách mạng]], cùng với các tướng Trần
Văn Đôn, Lê
Văn Kim, Mai Hữu
Xuân, Đỗ Mậu...
Tuy nhiên, chỉ 2 tháng sau, tướng Nguyễn
Khánh lật đổ chính quyền quân sự này và giành
quyền cai trị miền Nam Việt Nam. Ông bị thất thế
trong một thời gian ngắn, mặc dù vẫn được giữ chức
Chủ tịch Hội đồng kiêm Quốc
trưởng.Từ năm 1962 ,phía Bắc việt đă đưa em
trai ông là tướng t́nh báo Dương Văn Nhật vào nam
tiếp xúc với ông Minh để vận động ông theo về với
Cách Mạng .Thông tin này đă có từ những ngày đầu
Giải phóng,nhưng đến gần đây mới chính thức được
công khai.[2]
Năm 1964,
ông được Quốc trưởng Phan
Khắc Sửu thăng đại
tướng, nhưng ông không nhận. Tháng 12 năm đó,
ông bị ép đi làm Đại
sứ Việt Nam Cộng ḥa tại Thái Lan cho đến
năm 1968 mới
được Tổng thống Nguyễn
Văn Thiệu cho hồi hương.
Năm 1971,
ông trở lại chính trường để đối đầu với đương kim
tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, người được Mỹ ủng hộ,
trong cuộc tranh cử tổng thống. Tuy được nhiều người
cho rằng rất có thể ông là lănh đạo của "Lực
lượng thứ ba", có thể nói chuyện ḥa b́nh với
miền Bắc để tránh một chiến tranh lâu dài, nhưng nỗ
lực của ông đă bị Nguyễn Văn Thiệu cản trở. Cuối
cùng, ông đă rút ra khỏi cuộc tranh cử sau khi tuyên
bố rằng cuộc bầu cử chỉ là tṛ múa rối. Nguyễn Văn
Thiệu, do đó, đắc cử tổng thống mà không phải cạnh
tranh với ai cả.
Tuy nhiên, với sự sụp đổ nhanh chóng của Việt Nam
Cộng ḥa sau khi Mỹ rút quân, ông lại
trở thành một nhân vật quan trọng cho chức vụ tổng
thống. Sau khi Nguyễn Văn Thiệu, rồi Trần
Văn Hương từ chức, ngày 28 tháng 4 năm 1975, ông chính
thức nhậm chức Tổng thống Việt Nam Cộng ḥa.
Hai ngày sau (30 tháng 4),
trong cương vị Tổng thống Việt Nam Cộng ḥa, ông
tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trên đài phát thanh
trước đại diện của Quân
giải phóng miền Nam. Chính quyền Việt Nam Cộng
ḥa chính thức sụp đổ.
Năm 1983,
chính quyền Việt Nam cho phép ông được tự do định
cư. Ông sang Pháp,
nhưng sau đó lại chuyển sang California (Hoa Kỳ),
sống với vợ chồng người con gái. Ông qua đời ngày 6
tháng 8 năm 2001
tại đó, thọ 86 tuổi.
Nhận
xét
Dương Minh Đức, con trai của Dương Văn Minh, nói về
cha ḿnh[3]:
- Ông là người không thích làm chính trị, mục tiêu
suốt đời của ông là ḥa giải, ḥa b́nh dân tộc,
nước Việt Nam phải do người Việt Nam làm chủ, v́
vậy ngừng chiến là phương cách tốt nhất, bất cứ
chính quyền phía nào nắm quyền cũng được, cũng là
điều tốt nếu chính quyền đó biết lo cho dân.
- Ông cho rằng: nếu một chiến thắng mà phải đánh
đổi bằng hàng triệu sinh mạng đồng bào th́ đó
không phải là một chiến thắng.
- Ông yêu ḥa b́nh, ông đă nhiệt liệt hoan nghênh
sự thành công của Chính phủ Cách mạng trong công
cuộc văn hồi ḥa b́nh cho đất nước vào ngày 2
tháng 5 năm 1975 tại buổi lễ trả tự do cho các
tướng lĩnh Việt Nam Cộng ḥa trong nội các.
- Ông có nguyện vọng được trở về quê hương lúc
cuối đời và sống như một người dân Việt Nam b́nh
thường trong dinh thự Hoa Lan vẫn c̣n nguyên vẹn
cùng bạn bè cũ.
Chú
thích
- ^
Huỳnh Phan
(29/04/2011). “Dương Văn Minh qua con mắt
những thuộc cấp”. VietNamNet.
- ^
“Nam bộ những ngày hào hùng -
Kỳ 5: Phương án Dương Văn Minh”. Báo Tuổi
Trẻ (28/04/2011). Truy cập 29/04/2011.
- ^
VietnamNet, “Ba tôi luôn chủ trương ḥa giải,
ḥa b́nh dân tộc” 09:52' 29/04/2007
Nguồn:
http://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0%C6%A1ng_V%C4%83n_Minh
Kỹ sư Dương Minh Đức (con trai
ông Dương Văn Minh – nguyên Tổng thống chính quyền
miền Nam, nhậm chức không đầy 72 giờ trước
30/4/1975) được du học ở Pháp từ năm 1962. Ông tốt
nghiệp kỹ sư ngành điện lạnh và sau này làm việc
hăng Konica. Về thăm quê nhà đúng dịp kỷ niệm 34
năm giải phóng miền Nam, ông bày tỏ một số suy
nghĩ về ngày 30/4.
|
Ông Dương Minh Đức
-
Từ sau khi ba tôi mất, nhiều lần trở
lại Việt Nam, chứng kiến nhiều đổi
thay của đất nước, tôi càng thấm
thía khi nhớ lại những lời ba tôi
thường nhắc nhở: “Ḿnh có làm ǵ,
đi đâu cũng phải nghĩ đến dân tộc
là trên hết, phải trở về với dân
tộc”. Kỹ sư Dương Minh Đức bày
tỏ trong buổi tṛ chuyện với chúng
tôi tại ngôi nhà riêng trên đường
Nguyễn Thị Minh Khai (ngôi nhà nằm
trên khu đất rộng c̣n gọi là dinh
Hoa Lan, được cấp cho gia đ́nh Đại
tướng Dương Văn Minh từ thời chính
quyền cũ).
Tản
mạn một chút về tuổi thơ, kỹ sư Đức nhắc
lại vài kỷ niệm cùng người chị gái Dương
Thị Xuân Mai, em trai Dương Minh Tâm và
Dương Thanh B́nh, Dương Thanh Xuân – hai
cô em con chú ruột (con ông Dương Thanh
Nhựt, lúc ấy đang được ông bà Dương Văn
Minh cưu mang). Hồi trước khuôn viên
dinh Hoa Lan có giàn hoa lan rất đẹp;
giờ không c̣n hoa v́ không c̣n ai chăm
sóc. Trong nhà, trừ pḥng khách, cách
bài trí ở các gian pḥng đă thay đổi
theo thời gian khá nhiều.
Thế
nhưng, đôi lúc ngồi lặng yên, kỹ sư Đức
tưởng như không khí sinh hoạt thân mật
của gia đ́nh vẫn c̣n bàng bạc trong ngôi
nhà, nơi bàn ăn lớn. Lũ trẻ năm xưa, giờ
có người định cư ở Mỹ, người là kỹ sư
tin học ở Pháp, người là giáo sư Toán ở
Australia và người đang là luật sư làm
việc tại Việt Nam. Ngẫm lại, h́nh như
mỗi gia đ́nh đều có câu chuyện riêng
trong hoàn cảnh chung của đất nước.
Tuy
vậy, kỹ sư Đức cười nhẹ – ông cho rằng
câu chuyện gia đ́nh ḿnh với người cha
ruột là vị tướng lănh của Sài G̣n cũ
vang danh sau đảo chính Ngô Đ́nh Diệm và
chú ruột là người của cách mạng, không
phải là trường hợp hiếm hoi của một gia
đ́nh Việt Nam trong giai đoạn lịch sử
vừa qua. Nhưng đó là “điểm đáng chú ư”
để Mỹ và chính quyền Sài G̣n cũ nghi ngờ
dinh Hoa Lan là nơi che giấu ông Dương
Thanh Nhựt.
Gia đ́nh Dương Văn Minh ở Đà Lạt
Ông
ấy có từng về dinh Hoa Lan không? Khi
chúng tôi đặt câu hỏi, kỹ sư Đức khẳng
định chú ruột của ông không hoạt động ở
đây (bởi hai cô con gái của ông Nhựt lúc
ấy đang ở dinh Hoa Lan, dù đă thay tên,
đổi họ nhưng vẫn sợ bị lộ khi nhận ra
ông!). Măi sau này, lúc c̣n là sinh viên
ở Paris, kỹ sư Đức mới có cơ hội gặp gỡ
ông Dương Thanh Nhựt trên đất Pháp.
Được
hỏi ư kiến nhận xét sự kiện lịch sử ngày
30/4/1975, kỹ sư Dương Minh Đức cho rằng
với tư cách là một người con, ông có thể
hiểu phần nào tâm tư, quan điểm của
người cha, khi ông Dương Văn Minh đứng
ra đảm nhận vai tṛ Tổng thống chính
quyền Sài G̣n cũ.
-
Tôi rất yêu quư ba tôi và v́ là con trai
lớn trong gia đ́nh, được ông tṛ chuyện,
trao đổi nhiều vấn đề nên tôi có thể cảm
nhận được quan điểm sống, quan điểm
chính trị của ông. Thứ nhất, ông là vị
tướng sống trong sạch, không chấp nhận
chuyện tham nhũng; thứ hai, trong nguyên
tắc t́m giải pháp ḥa b́nh cho đất nước
Việt Nam, theo ông phải do chính người
Việt Nam tự giải quyết. Tôi hiểu quan
điểm của ba tôi luôn đặt dân tộc và sinh
mệnh nhân dân trên hết.
Chính
v́ vậy, ông không ngại đứng ra đảm nhận
vai tṛ Tổng thống trong buổi hoàng hôn
của một chế độ; trong t́nh thế các quân
khu thi nhau thất thủ, các tướng lănh
quân đội Việt Nam Cộng Ḥa tháo chạy và
quân đội giải phóng đang chuẩn bị các
mũi tiến công vào pḥng tuyến Sài G̣n…
Ba
tôi là người luôn chủ trương ḥa giải,
ḥa b́nh dân tộc và ông đă bác bỏ ư kiến
của một số người yêu cầu “tử thủ” Sài
G̣n. Tôi tin rằng đây là quan điểm xuyên
suốt trong cuộc đời chính trị của ông “
yêu nước trước hết là phải cứu dân”.
Trước đây, khi Mỹ đ̣i ném bom trên đê
sông Hồng, chính ba tôi đă phản đối hành
động này của Mỹ, họ làm như vậy chính là
nhằm hủy diệt Hà Nội, sát hại nhân dân
Việt Nam…!
***
Kỹ
sư Dương Minh Đức cho biết ông có ư định
trở về sống hẳn ở Việt Nam. Quê nhà đă
thực sự làm ông thoải mái khi luôn được
nghe tiếng mẹ đẻ, hiểu rơ tâm tư và được
tṛ chuyện, san sẻ nhiều điều với bạn
bè.
Hiện tại, ông tham gia hoạt động làm từ
thiện cùng NSƯT Kim Cương trong việc hỗ
trợ máy vi tính cho chương tŕnh đào tạo
nghề cho người mù ở Xuân Thới Thượng –
Hóc Môn.
Ông
bày tỏ: Hồi nhỏ, sống ở dinh Hoa Lan,
chúng tôi chịu ảnh hưởng má ở tính hay
làm từ thiện. Má tôi chủ trương công
việc làm từ thiện thật căn cơ, cụ thể.
Nếu muốn giúp đỡ ai th́ phải làm sao đỡ
đầu cho đến khi họ tự lực được. Má tôi
giúp trẻ mồ côi bằng cách mua ḷ bánh ḿ
và tạo điều cho trẻ học nghề. Các em khi
biết làm bánh ḿ, sẽ tự xoay xở sống
bằng chính tay nghề của ḿnh.
Lâu
nay tôi muốn góp phần trang bị kiến
thức, đào tạo kỹ năng, dạy nghề thiết
thực về vi tính, về kỹ thuật làm phim
ảnh cho người khuyết tật để họ có thể
phát huy óc sáng tạo, làm ra sản phẩm và
sống được bằng nghề nghiệp chuyên môn
của họ. Tôi đă có dự án đào tạo và t́m
đầu ra cho sản phẩm. Trong tương lai,
nếu được phép, tôi nghĩ địa điểm dinh
Hoa Lan sẽ là nơi góp phần hỗ trợ hữu
hiệu nhất cho hoạt động từ thiện này.
|
Nguồn:
http://honvietquochoc.com.vn/Tu-lieu/Tu-lieu-lich-su/Tro-chuyen-voi-con-trai-Duong-Van-Minh.aspx
Hồ
sơ về Tướng Dương Văn Minh |
|
|
|
Phạm Mạnh Hùng
THÂN THẾ VÀ
GIA Đ̀NH
- Ông Dương Văn
Minh sinh năm 1916 ở tỉnh Mỹ Tho. Cha là
ông Dương Văn Huề, khi đi học mướn lấy tên
là Dương Văn Mau (tên của người bà con),
làm thầy giáo, sau làm tri phủ, rồi đốc
phủ sứ (hàm).
Ông Dương Văn Huề và bà Nguyễn Thị Kỹ có
bảy người con: bốn trai, ba gái. Ông Minh
là con cả. Dương Thanh Nhựt là con trai
kế, có tham gia hoạt động cách mạng từ
trước Cách mạng tháng Tám (năm 1944) và
suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ, là đại tá Quân đội nhân dân Việt
Nam. Dương Thanh Sơn, em trai thứ năm, là
sĩ quan chế độ cũ.
Gia đ́nh ông Minh theo đạo Phật, lễ giáo,
nề nếp.
- Năm 1940, Dương Văn Minh học trường đào
tạo hạ sĩ quan và sĩ quan dự bị của Pháp.
Năm 1942 vào quân đội Pháp.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Dương Văn
Minh tham gia lực lượng vũ trang cách mạng
chống Pháp xâm lược. Pháp trở lại, gia đ́nh
ông Minh tản cư về Chợ Đệm (Tân An). Lần đó,
ông về thăm nhà, đơn vị rút đi, ông bị kẹt
lại chưa t́m được đơn vị th́ bị Tây bắt,
buộc ông trở lại làm việc cho quân đội Pháp.
Năm 1946, Dương Văn Minh là thiếu úy, đại
đội phó quân đội Pháp. Lần lượt lên đến cấp
tá, rồi qua Pháp học trường vơ bị, là một
trong những sĩ quan đầu tiên của quân đội
“Việt Nam Cộng Hoà”.
Ông Minh cũng theo đạo Phật, nhân từ, thương
người. Sợ sát sinh, sợ phải giết người. Thấy
ai bị nạn th́ ra tay cứu như can thiệp cho
em trai bà Bùi Thị Mè (1) là thiếu tá
chế độ cũ bị t́nh nghi hoạt động cho “Việt
Cộng” được thả ra; giúp ông Nguyễn Minh
Triết (Bảy Trung), cán bộ của ta và là em
bạn d́ ruột bị địch bắt giam ở nhà lao Phú
Lợi, được ra tù…
- Ông Minh là người rất tự trọng. Sau ngày
30/4/1975, ông được về nhà (98 đường Hồng
Thập Tự, nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai,
Quận 3) sống với tư cách một “công dân của
một nước độc lập” (2). Đời sống khó khăn,
ông lại bị bệnh tiểu đường, bị đau dạ dày.
Có lúc lănh đạo Thành phố (đồng chí Vơ Văn
Kiệt) nhờ bà Bùi Thị Mè gợi ư khéo là Đảng
và chính quyền thành phố muốn hỗ trợ ông
trong cuộc sống. Nhưng ông Minh từ chối với
lư do: “Các anh các chị sống được th́ tôi
cũng sống được nếu chưa quen th́ phải tập
lại cho quen”.
Năm 1983, ông Minh được Chính phủ ta chấp
thuận để ông sang Pháp trị bệnh và thăm con.
Toà Tổng Lănh sự Pháp ở Thành phố Hồ Chí
Minh đề nghị Bộ Ngoại giao Pháp giúp ông
Minh vé máy bay và tiền gửi hành lư nhưng
ông Minh từ chối, nói rằng “đă có Chính phủ
Việt Nam lo rồi”.
Khi đi, ông Minh chỉ xin mang theo một ít đồ
cổ trong nhà. Sang Pháp, ông không nhờ vả ǵ
Chính phủ Pháp, không xin trợ cấp xă hội
Pháp.
QUÁ
TR̀NH BINH ĐỊCH VẬN ĐỐI VỚI TƯỚNG DƯƠNG
VĂN MINH
Công tác binh địch vận
đối với tướng Dương Văn Minh bắt đầu từ
năm 1962, với nhiều lực lượng, nhiều ban
ngành tham gia: Binh vận Trung Ương Cục,
T́nh báo, An ninh T4 (Sài G̣n - Gia Định),
Trí vận…
1/ Ban binh vận Trung Ương Cục miền Nam
Năm 1960, theo yêu cầu của Ban binh vận Xứ
ủy Nam bộ (sau này là Trung Ương Cục miền
Nam), đồng chí Vơ Văn Thời, Cục trưởng Cục
địch vận Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân
dân Việt Nam đề nghị và được cấp trên đồng
ư điều động đồng chí Dương Thanh Nhựt (3)
về Cục để giao nhiệm vụ về miền Nam vận
động Dương Văn Minh. Đồng chí Nhựt được
đặt bí danh là Mười Ty. Cuối tháng
12/1960, đồng chí Mười Ty lên đường.
Tháng 8/1962, đồng chí Mười Ty móc được
với gia đ́nh, trước hết là với ông Nguyễn
Văn Di, cậu ruột; qua cậu, móc vợ là Sử
Thị Hương, nhắn vợ về thăm mẹ và t́m hiểu
thái độ của anh hai Dương Văn Minh. Sau đó
Mười Ty thăm em trai là Dương Thanh Sơn,
sĩ quan quân đội Sài G̣n và em thứ tám là
Dương Thu Vân.
Thấy t́nh h́nh thuận lợi, đồng chí Mười Ty
hướng dẫn cán bộ mật đem ư kiến của lănh
đạo trao đổi với Dương Văn Minh về việc
đảo chính Chính phủ Ngô Đ́nh Diệm. Trong
lúc Tướng Minh đang bực tức Ngô Đ́nh Diệm
độc tài, gia đ́nh trị, phủ nhận công lao
của ḿnh (tảo thanh B́nh Xuyên và các giáo
phái Hoà Hảo). Tướng Minh hứa sẽ t́m cách
làm.
Ngày 01/01/1963, Trung tướng Dương Văn
Minh nhân danh Chủ tịch Hội đồng quân nhân
cách mạng phát lệnh đảo chính Chính phủ
Ngô Đ́nh Diệm và lên làm Quốc trưởng Việt
Nam Cộng Ḥa lần thứ nhất. Đồng chí Mười
Ty nắm được ư định Tướng Minh chuẩn bị đảo
chính Diệm và có báo cáo về Ban binh vận
Trung Ương Cục.
Sau cuộc đảo chính Ngô Đ́nh Diệm một thời
gian, đồng chí Mười Ty có vào nhà Dương
Văn Minh (98 Hồng Thập Tự, nay là đường
Nguyễn Thị Minh Khai), sau đó qua nhà em
là Dương Thanh Sơn ở mười ngày. Qua nhiều
lần gặp và trao đổi với Dương Văn Minh,
đồng chí Mười Ty cho rằng Tướng Minh trước
đây mơ hồ về Mỹ là tên xâm lược, nay th́
hết tranh căi về điều này, nhưng vẫn c̣n
cho là Mỹ có giúp đỡ miền Nam. Tướng Minh
hứa hủy bỏ ấp chiến lược, cho nhân dân về
nhà cũ với ruộng vườn, mồ mả ông bà.
Trong thời gian làm Quốc trưởng lần thứ
nhất. Dương Văn Minh có một số hành động
tiến bộ có lợi cho cách mạng:
+ Quyết định hủy bỏ 16.000 ấp chiến lược.
Đại sứ Mỹ Cabot Lodge hỏi Dương Văn Minh
v́ sao làm thế? Ông trả lời, đại ư: Người
Việt Nam có phong tục tập quán riêng,
không người nào muốn xa rời mảnh đất đă
gắn bó đời ḿnh và mồ mả ông cha. Dồn dân
vào ấp chiến lược là chủ trương sai, v́ lẽ
đó tôi giải tán ấp chiến lược để người dân
trở về quê cũ của ḿnh.
+ Bộ trưởng quốc pḥng Mỹ Mc Namara và
Tướng Harkin yêu cầu Quốc trưởng Dương Văn
Minh để cho Hoa Kỳ ném bom ra miền Bắc,
không ném ồ ạt mà ném bom nổ chậm trên đê
sông Hồng. Miền Bắc sẽ bị lũ lụt mất mùa,
người dân sẽ đói… Dương Văn Minh lắc đầu
từ chối.
+ Tháng 1/1964, Đại sứ Cabot Lodge yêu cầu
Quốc trưởng Dương Văn Minh nghiên cứu,
chuẩn y và thực hiện kế hoạch 34A (hoạt
động gián điệp, biệt kích chống miền Bắc).
Dương Văn Minh không trả lời.
+ Theo lời kêu gọi của Mặt trận dân tộc
giải phóng miền Nam (4) Dương Văn Minh tỏ
ư muốn thương lượng để tuyển cử tự do,
thực hiện một chế độ trung lập, lập Chính
phủ liên hiệp. Nhưng Mỹ cự tuyệt ḥa đàm,
chống mọi xu hướng trung lập.
- Do những chủ trương và hành động của
Dương Văn Minh không theo đúng ư đồ “Bắc
tiến” của Mỹ, theo chỉ thị của Tổng thống
Mỹ Johnson, cuối tháng 01/1964, chính
quyền Mỹ đă đưa Nguyễn Khánh lên làm Chủ
tịch Hội đồng quân nhân cách mạng kiêm Thủ
tướng Chính phủ Cộng Ḥa Việt Nam bằng một
cuộc đảo chính. Nguyễn Khánh tuyên bố:
“Tôi đảo chánh Dương Văn Minh để cứu đất
nước này khỏi rơi vào tay Cộng sản”.
Mỹ thấy Dương Văn Minh có hậu thuẫn ở miền
Nam, nhưng khó điều khiển nên chỉ thị cho
Chính quyền Sài G̣n phong Dương Văn Minh
làm đại tướng và cử làm đại sứ lưu động ở
Đài Loan. Mỹ mời ông Minh qua Mỹ một thời
gian rồi cho lưu vong ở Thái Lan (từ đầu
năm 1965) có sự giám sát của CIA, làm con
bài dự trữ.
Cuối năm 1967, theo chỉ đạo của đồng chí
Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh, Phó Bí thư
Trung Ương Cục miền Nam) và Ban binh vận
Trung Ương Cục, đồng chí Mười Ty có chuyến
qua Pháp, ở nhà em rể là Charlot để móc
người em gái thứ 8 là Dương Thu Vân qua
Pháp. Có thời gian Mười Ty ở nhà Dương
Minh Đức (con trai Dương Văn Minh). Được
biết, khi người em gái thứ 6 Dương Thu Hà
bị ung thư chết, Dương Văn Minh có qua
Pháp dự đám tang em gái, sau đó ở lại Pháp
hơi lâu, có ư chờ tin của Mười Ty. Nhưng
v́ bọn CIA bảo trung tá Đẩu (sĩ quan tùy
viên của Tướng Minh) kêu ông Minh về Thái
Lan, nên không ở lâu hơn được nữa.
Khi chị Dương Thu Vân qua Paris gặp Mười
Ty cho hay là ông Minh không thể qua Pháp
được nữa, th́ Mười Ty mới chuyển kế hoạch
qua em (Dương Thu Vân) và cháu (Dương Minh
Đức) truyền đạt ư kiến của cấp trên cho
Dương Văn Minh. Sau đó Đức báo lại ư kiến
của cha anh với Mười Ty như sau: “Lập
Chính phủ ba thành phần là khó lắm, cần
đánh cho văng Thiệu, Mỹ phải rút đi là hết
chiến tranh. Tôi có ra làm chính phủ ba
thành phần khi bầu cử th́ ông Thọ (Luật sư
Nguyễn Hữu Thọ) cũng thắng cử, tôi có thất
cử cũng không nghĩa lư ǵ, miễn có lợi cho
đất nước là hơn”. Dương Minh Đức nói thêm:
Ba cháu không c̣n lực lượng, không biết
làm chính trị, không giỏi bằng ông Thọ; ra
ngoài (ra khu) lúc này là không có lợi, ở
trong này khi cần có lợi hơn…
Sau đó, đồng chí Mười Ty về Hà Nội, được
đồng chí Lê Duẩn gặp và mời cơm (với đồng
chí Vơ Văn Thời). Sau khi nghe đồng chí
Mười Ty báo cáo đầy đủ chuyến đi công tác
ở Pháp, đồng chí Lê Duẩn khen và nói:
“Dương Văn Minh trả lời như vậy là thành
thật, nói như vậy là làm được, chứ hứa hết
có khi không làm được…”
Cuối năm 1970,… theo chỉ đạo của Trung
Ương và Trung Ương Cục miền Nam, Ban binh
vận Trung Ương Cục t́m một người khác, để
tiếp cận vận động Dương Văn Minh. Đó là
chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, cơ sở của ta
trong sĩ quan là bạn bè và thầy tṛ có thể
tiếp cận được với Dương Văn Minh. Đồng chí
Nguyễn Tấn Thành (tức Tám Vô Tư), bác của
Nguyễn Hữu Hạnh, được Ban binh vận Trung
Ương Cục giao nhiệm vụ trực tiếp nắm và
bồi dưỡng cho Nguyễn Hữu Hạnh.
Tháng 3 và 4/1975, đồng chí Tám Vô Tư
thường gặp ông Nguyễn Hữu Hạnh. Sau khi
Nguyễn Văn Thiệu từ chức, đồng chí Tám Vô
Tư gợi ư ông Hạnh nên tiếp cận và vận động
Dương Văn Minh nếu lên làm Tổng thống th́
t́m cách kết thúc cuộc chiến có lợi cho
nhân dân.
Khi được tin ông Dương Văn Minh lên làm
Tổng thống, ngày 28/4/1975, từ Cần Thơ,
ông Nguyễn Hữu Hạnh bằng mọi cách, vượt
mọi khó khăn lên Sài G̣n gặp Dương Văn
Minh và được ông giao làm phụ tá Tổng tham
mưu trưởng, thay Tổng tham mưu trưởng ở
bên cạnh ông, sau đó là Quyền Tổng tham
mưu trưởng. Với các cương vị này, ông Hạnh
đă góp phần quan trọng vào việc thực hiện
lệnh của Tổng thống Dương Văn Minh làm cho
quân đội Sài G̣n “án binh bất động”, tan
ră tại chỗ, không nổ súng và thúc đẩy
Chính phủ Dương Văn Minh sớm bàn giao
chính quyền cho cách mạng.
2/ Thâm nhập vào “nhóm Dương Văn Minh”
Tháng 9/1972, Ban An ninh T4 (Thành phố
Sài G̣n - Gia Định) thành lập Cụm điệp báo
mới, bí số là A10, với nhiệm vụ xây dựng
lực lượng điệp báo bí mật trong một số đối
tượng, trong đó có lực lượng thứ ba, đặc
biệt là “nhóm Dương Văn Minh”… (các thành
viên bộ tham mưu nhóm Dương Văn Minh, ban
biên tập bản tin nội bộ nhóm Dương Văn
Minh, thư kư ṭa soạn báo Điện Tín, báo
Đại dân tộc…).
Đầu năm 1975, đồng chí Trần Quốc Hương
(Mười Hương), Trưởng Ban An ninh T4, chỉ
đạo A10 t́m cách thâm nhập vào lực lượng
thứ ba và nhóm Dương Văn Minh để tác động,
vận động lực lượng này chống đối, cô lập,
chia rẽ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu.
Thời gian này, Cụm điệp báo A10 tiếp cận,
bám sát “nhóm Dương Văn Minh”, có lúc họa
sĩ Ớt (Huỳnh Bá Thành) ở luôn trong nhà
Dương Văn Minh; tham gia viết và in tuyên
cáo “chống Chính phủ Thiệu không có
Thiệu”, đ̣i Trần Văn Hương từ chức (Tổng
thống).
Ngày 01/3 và cuối tháng 3/1975, đồng chí
Huỳnh Bá Thành (lần sau có thêm các đồng
chí Trần Thiếu Bảo, Huỳnh Huề…) vào căn cứ
báo cáo với đồng chí Mai Chí Thọ (Bí thư
thành ủy), Trần Thanh Vân (Phó trưởng Ban
An ninh T4). Đồng chí Mai Chí Thọ chỉ đạo:
“…Phải bằng mọi cách để Dương Văn Minh
thay Nguyễn Văn Thiệu, rồi giao chính
quyền cho cách mạng. Đó là chủ trương của
Đảng nhằm tránh đổ máu, tránh tổn thất cho
nhân dân”.
3/ Tác động vào Chính phủ Dương Văn Minh
Cụm điệp báo VĐ2 thuộc pḥng t́nh báo
chiến lược M22, cục tham mưu Miền cũng có
chỉ đạo vận động tác động nội các Dương
Văn Minh đầu hàng thông qua kỹ sư Tô Văn
Cang trong những ngày cuối cùng của chế độ
Sài G̣n. Theo ông Tô Văn Cang, sáng ngày
28/4/1975, ông Cang đến gặp Đại tá Nguyễn
Văn Khiêm (Sáu Trí) ở nhà ông Ba Lễ (cơ sở
t́nh báo) hẻm đường Triệu Đà, Sài G̣n, để
báo ư kiến của ông Nguyễn Văn Diệp (trong
Chính phủ Dương Văn Minh) muốn t́m gặp đại
diện Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng ḥa
miền Nam để xin ư kiến xử trí t́nh h́nh
Sài G̣n. Đồng chí Sáu Trí phân tích t́nh
h́nh và “khuyên Chính phủ Dương Văn Minh
chấp nhận đầu hàng vô điều kiện”. Ư kiến
này được ông Cang phản ánh lại cho ông
Diệp và sau đó ông Diệp có báo cáo lại cho
bộ ba Dương Văn Minh – Nguyễn Văn Huyền –
Vũ Văn Mẫu.
4/ Xây dựng lực lượng thứ ba ở đô thị
Sau hiệp định Paris (1973), Hội nghị lần
thứ 21 Ban chấp hành Trung Ương (tháng
7/1973) đề ra nhiệm vụ: “Xây dựng lực
lượng thứ ba ở đô thị”; “mở rộng hơn nữa
Mặt trận dân tộc Giải phóng gồm mọi giai
cấp, tôn giáo, lực lượng ḥa b́nh, độc
lập, dân chủ ở miền Nam và Việt kiều ở
nước ngoài”.
Năm 1974, theo chỉ đạo của đồng chí Mười
Cúc (Nguyễn Văn Linh), Phó Bí thư Trung
Ương Cục miền Nam, đồng chí Quốc Hương
(Mười Hương), Ủy viên Thường vụ, Trưởng
Ban An ninh T4 đă chọn một số thanh niên,
sinh viên cài vào hoạt động trong lực
lượng thứ ba.
Trên thực tế th́ lực lượng ta đă h́nh
thành trước khi có hiệp định Paris qua tổ
chức “Lực lượng quốc gia tiến bộ” do luật
sư Trần Ngọc Liễng và nhà tư sản dân tộc
(ngành vật liệu xây dựng) Phan Văn Mỹ
thành lập tháng 6/1969 với mục tiêu là:
đ̣i các lực lượng ngoại nhập (Mỹ và đồng
minh) phải rút khỏi miền Nam, thành lập
chính phủ ḥa giải dân tộc. Sau đó, lợi
dụng lúc Thiệu đi nước ngoài, luật sư Trần
Ngọc Liễng lập “Lực lượng hoà giải dân
tộc”. Sau hiệp định Paris, tháng 02/1974,
nhóm luật sư Trần Ngọc Liễng lập “Tổ chức
nhân dân đ̣i thi hành hiệp định Paris”,
xác định ḿnh là lực lượng thứ ba, mục
tiêu chính là đ̣i thi hành hiệp định
Paris, Mỹ rút quân, thành lập Chính phủ
hoà giải dân tộc.
Thành viên của “nhóm Dương Văn Minh” gồm
một số trí thức, dân biểu đối lập, kư giả,
tướng lĩnh . Hằng tuần, nhóm họp bàn về
t́nh h́nh thời sự chính trị (lúc t́nh h́nh
sôi động mỗi tuần họp hai lần). Cạnh tướng
Dương Văn Minh có Văn pḥng báo chí. Lúc
báo Điện tín bị đóng cửa, “nhóm Dương Văn
Minh” ra bản tin bán công khai để phát cho
các tổ chức, đoàn thể, báo chí trong và
ngoài nước.
- Theo ông Lư Quư Chung (Hồi kư),
tuần lễ đầu tháng 4/1975, tướng Dương Văn
Minh và “nhóm Dương Văn Minh” đă họp tại
Dinh Hoa Lan (nhà ông Minh) bàn và quyết
định công bố ư định thay thế Nguyễn Văn
Thiệu để góp phần chấm dứt chiến tranh.
5/ Phối hợp phong trào đấu tranh chính trị
của nhân dân Sài G̣n
Với các khẩu hiệu “đuổi Mỹ, lật Thiệu”,
đ̣i Nguyễn Văn Thiệu từ chức, đ̣i thi h́nh
hiệp định Paris, ḥa b́nh, chấm dứt chiến
tranh, đ̣i dân chủ, cải thiện dân sinh…
các cuộc xuống đường diễn ra liên tục,
mạnh mẽ thu hút hàng ngàn, hàng vạn người.
Như cuộc xuống đường của 200 kư giả Sài
G̣n ngày 10/10/1974, ngày “kư giả đi ăn
mày” lôi cuốn gần hai vạn quần chúng tham
gia đă có tiếng vang lớn cả trong và ngoài
nước. Cuộc tuần hành ngày 20/4/1974 của
hàng vạn công nhân lao động, sinh viên,
học sinh, trí thức, thương phế binh… đ̣i
Nguyễn Văn Thiệu từ chức, đ̣i thi hành
hiệp định Paris, đ̣i ḥa b́nh, cơm áo,
chống sa thải, chống thuế VAT…, là cuộc
đấu tranh lớn nhất từ sau hiệp định Paris.
MỸ,
PHÁP VỚI TƯỚNG DƯƠNG VĂN MINH
* Mỹ: Năm 1971, Mỹ yêu
cầu Dương Văn Minh ra tranh cử Tổng thống
với Nguyễn Văn Thiệu để tỏ ra chế độ Cộng
ḥa miền Nam có dân chủ, nhưng phải thất
cử để trở thành lănh tụ của phe đối lập
trong nghị viện. Tướng Dương Văn Minh từ
chối. Đại sứ Mỹ Bunker c̣n trắng trợn hỏi
ông Minh cần bao nhiêu đô-la cho cuộc
tranh cử. Ông Minh cố nén giận, nhưng giữ
lịch sự, đưa tay chỉ đại sứ Mỹ về phía cửa
pḥng (không tiếp đại sứ Mỹ nữa). Cuộc bầu
cử đó, Tướng Dương Văn Minh có ra ứng cử,
nhưng đến giờ chót quyết định rút lui, chỉ
c̣n Nguyễn Văn Thiệu trở thành ứng cử viên
Tổng thống “độc diễn”, làm bẽ mặt Mỹ –
Thiệu.
Sau khi Thiệu từ chức, Phó tổng thống Trần
Văn Hương lên thay tổng thống, tuyên bố
“cương quyết tử thủ dù phải hi sinh đến
nắm xương tàn”, đă bị nhân dân và báo chí
Sài G̣n đấu tranh đ̣i Chính phủ Trần Văn
Hương từ chức ngay lập tức. Trần Văn Hương
tŕ hoăn việc giao quyền cho Dương Văn
Minh, măi đến ngày 26/4/1975, lưỡng viện
Sài G̣n đă bầu Dương Văn Minh làm Tổng
thống Việt Nam Cộng ḥa với 147/151 phiếu.
* Pháp: Theo đồng chí Phan Nhẫn, ngày 27
(hoặc 28/4/1975), Bộ Ngoại giao Pháp gặp
đồng chí Phạm Văn Ba (Giám đốc Trung tâm
thông tin Chính phủ cách mạng lâm thời
Cộng Ḥa miền Nam) gợi ư Chính phủ Cách
mạng lâm thời nên đi vào đàm phán. Lúc đó,
Pháp hi vọng “giải pháp Dương Văn Minh” và
khả năng thương lượng với Mặt trận dân tộc
giải phóng miền Nam.
Theo chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh và ông Lư
Quư Chung, sáng ngày 30/4/1975, tướng t́nh
báo Pháp Vanuxem đến Phủ thủ tướng (số 7
Thống Nhất, nay là đường Lê Duẩn) gặp Tổng
thống Dương Văn Minh, gợi ư ông Minh nên
kêu gọi Trung Quốc can thiệp để cứu miền
Nam không rơi vào tay Cộng sản Bắc Việt.
Ông Minh từ chối, nói rằng: “Tôi đă từng
làm tay sai cho Pháp rồi cho Mỹ, đă quá đủ
rồi. Tôi không thể tiếp tục làm tay sai
cho Trung Quốc”.
TƯỚNG DƯƠNG
VĂN MINH VỚI 3 NGÀY LÀM TỔNG THỐNG
15 giờ chiều ngày 28/4/1975, Tướng
Minh làm lễ nhậm chức Tổng thống, cử
Nguyễn Văn Huyền làm Phó tổng thống, Vũ
Văn Mẫu làm Thủ tướng.
Tổng thống Dương Văn Minh cử một số Bộ
trưởng và người phụ trách quân đội, cảnh
sát, trong đó có đảng viên và cơ sở của ta
là: Luật sư Triệu Quốc Mạnh, Giám đốc Nha
cảnh sát đô thành, và chuẩn tướng Nguyễn
Hữu Hạnh, phụ tá Tổng tham mưu trưởng sau
là quyền Tổng tham mưu trưởng.
Về Bộ quốc pḥng, Tổng thống Dương Văn
Minh chỉ định Giáo sư Bùi Tường Huân, Giáo
sư Đại học Huế (không phải tướng tá) làm
Bộ trưởng. (Theo ông Lư Quư Chung, việc
Tổng thống Dương Văn Minh chỉ định ông Bùi
Tường Huân làm Bộ trưởng quốc pḥng để
chứng tỏ chính phủ này không muốn chiến
tranh).
17 giờ ngày 28/4/1975, phi đội 5 chiếc A37
của Nguyễn Thành Trung ném bom sân bay Tân
Sơn Nhất.
Theo ông Hồ Ngọc Nhuận (Hồi kư), tối hôm
đó, Tướng Minh giao cho ông chuẩn bị chiếm
đài phát thanh (đề pḥng Nguyễn Cao Kỳ làm
đảo chính).
Đêm 28/4, Tướng Dương Văn Minh và gia đ́nh
dời đến ở nhà một người bạn của tướng Mai
Hữu Xuân ở đường Phùng Khắc Khoan do sợ
Nguyễn Cao Kỳ ném bom dinh Hoa Lan (nhà
ông Minh).
Theo cựu dân biểu Dương Văn Ba (Hồi kư),
đêm 28/4/1975, hai đại tá phi công lái hai
máy bay trực thăng phục vụ tổng thống đậu
trên nóc dinh Độc Lập, gặp Tổng thống
Dương Văn Minh đề nghị đưa Tổng thống và
tất cả những người trong bộ tham mưu tổng
thống và gia đ́nh bay ra Đệ Thất Hạm Đội.
Ông Minh trả lời: “Hai em có thể yên ḷng
lái máy bay ra Đệ Thất Hạm Đội, bất cứ ai
có mặt ở đây muốn đi theo th́ có thể ra
đi. Phần tôi, tôi nhất quyết không đào ngũ
bỏ chạy; không thể nào bỏ dân chúng Sài
G̣n, không thể nào bỏ miền Nam như con rắn
mất đầu”.
Ngày 29/4/1975
Tổng thống Dương Văn Minh, Phó tổng thống
Nguyễn Văn Huyền và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu
bàn và ra lệnh cho Giám đốc Nha cảnh sát
đô thành Triệu Quốc Mạnh thả tù binh chính
trị; gửi công văn yêu cầu Đại sứ Mỹ Martin
cho cơ quan Viện trợ quân sự Mỹ (DAO) rời
khỏi Việt Nam trong ṿng 24 giờ để giải
quyết ḥa b́nh ở Việt Nam.
Đến 16 giờ chiều ngày 29/4, đă thực hiện
xong việc trả tù binh chính trị (trong đó
có Huỳnh Tấn Mẫm). Chỉ huy các ban và cảnh
sát 18 quận, huyện đă tan ră (trừ bộ phận
biệt phái).
Tổng thống Dương Văn Minh chỉ thị không
được di chuyển quân, không được phá cầu.
Dựa vào chỉ thị trên, chiều ngày
29/4/1975, phụ tá Tổng tham mưu trưởng
Nguyễn Hữu Hạnh đă ra lệnh cho các đơn vị
không được phá cầu. Đơn vị nào muốn phá
cầu phải có lệnh của Bộ Tổng tham mưu.
Sau đó, khoảng 15 giờ, phái đoàn do Luật
sư Trần Ngọc Liễng cầm đầu có Linh mục
Chân Tín, Giáo sư Châu Tâm Luân vào Trại
David, được đồng chí Vơ Đông Giang, Phó
trưởng phái đoàn ta tiếp. Ông Liễng đă
thông báo với phái đoàn ta về chủ trương
“không chống cự” của Tổng thống Dương Văn
Minh, mà ông coi là niềm vui sướng nhất
trong đời ông, v́ đă thông báo cho bên
trong biết “Sài G̣n không chống cự” vào
giờ chót của cuộc chiến tranh. Theo Luật
sư Liễng, Tổng thống Dương Văn Minh đă
chấp nhận đầu hàng từ buổi trưa hôm đó
(ngày 29/4/1975).
Từ chiều và tối ngày 29/4, cũng có một số
người tác động Tổng thống Dương Văn Minh
hướng “Thành phố để ngỏ”, đầu hàng. Như
ông Lư Quư Chung, họa sĩ Ớt (Huỳnh Bá
Thành). Thông qua ông Phan Xuân Huy và ông
Đoàn Mai, thượng tọa Thích Trí Quang nói
điện thoại trực tiếp với Tổng thống Dương
Văn Minh: “c̣n chờ ǵ nữa mà không đầu
hàng” .
Ngày 30/4/1975
- 6 giờ, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh quyền
Tổng tham mưu trưởng (tướng Vĩnh Lộc, Tổng
tham mưu trưởng đă chuồn) và tướng Nguyễn
Hữu Có đến báo cáo với Tổng thống Dương
Văn Minh về toàn bộ t́nh h́nh quân sự. Sau
đó, ông Minh (cùng các ông Hạnh và Có) đến
Phủ Thủ tướng (số 7 Thống nhất, nay là
đường Lê Duẩn).
Tổng thống Dương Văn Minh họp với Phó Tổng
thống Nguyễn Văn Huyền, Thủ tướng Vũ Văn
Mẫu và một số người trong nội các “nhóm
Dương Văn Minh”, bàn và quyết định không
nổ súng và giao chính quyền cho Chính phủ
Cách mạng lâm thời Cộng Ḥa miền Nam. Thủ
tướng Vũ Văn Mẫu soạn bản thảo tuyên bố
này.
- 9 giờ, Tổng thống Dương Văn Minh đọc vào
máy ghi âm.
Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh đề nghị và
được Tổng thống Dương Văn Minh đồng ư có
nhật lệnh cho quân đội. Ông Hạnh soạn thảo
nhật lệnh này. Đồng thời tướng Nguyễn Hữu
Hạnh gọi điện thoại cho tướng Nguyễn Khoa
Nam, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu cố gắng
thi hành lệnh của Tổng thống trên đài phát
thanh.
9 giờ 30: Đài phát thanh phát tuyên bố của
Tổng thống Dương Văn Minh: “Đường lối của
chúng tôi là ḥa giải và ḥa hợp dân tộc”;
“yêu cầu tất cả anh em chiến sĩ Cộng Ḥa
ngưng nổ súng, và ở đâu th́ ở đó”; “Chúng
tôi chờ gặp Chính phủ Cách mạng lâm thời
Cộng Ḥa miền Nam Việt Nam để thảo luận về
lễ bàn giao chính quyền trong ṿng trật
tự, tránh sự đổ máu vô ích cho đồng bào”.
Sau đó, cả các ông Dương Văn Minh, Nguyễn
Văn Huyền, Vũ Văn Mẫu cùng nội các đến
Dinh Độc Lập để chờ bàn giao chính quyền
cho cách mạng.
Sau khi đọc tuyên bố “đầu hàng” xong,
Tướng Dương Văn Minh nói với mọi người
(trong Chính phủ): “Mọi việc coi như đă
xong. Bây giờ ai muốn đi hay ở th́ tùy”.
11 giờ 30, xe tăng quân giải phóng vào
Đinh Độc Lập. Xe quân giải phóng đưa ông
Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu đến đài
phát thanh để đọc tuyên bố đầu hàng vô
điều kiện.
KẾT
LUẬN
1/ Tướng Dương Văn
Minh là người có tinh thần dân tộc, yêu
nước. Từ chỗ lúc đầu c̣n mơ hồ về việc Mỹ
xâm lược miền Nam, cho rằng Mỹ có giúp đỡ
miền Nam, dần dần tỏ thái độ chống Mỹ:
chống Mỹ đưa quân viễn chinh Mỹ và đồng
minh vào miền Nam, kéo dài và mở rộng
chiến tranh, muốn có ḥa b́nh, độc lập và
ḥa hợp dân tộc.
2/ Theo ông Nguyễn Hữu
Hạnh và ông Lư Quư Chung, Tướng Dương Văn
Minh lên làm Tổng thống không có ư để
thương thuyết với cách mạng v́ đă thấy
không c̣n khả năng thương thuyết; cũng
không có ư để tiếp tục chiến tranh v́ lâu
nay ông Minh chủ trương hoà b́nh, chấm dứt
chiến tranh. Điều này thể hiện rơ ở Tổng
thống Dương Văn Minh chỉ định hai cơ sở
của ta (chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh và
luật sư Triệu Quốc Mạnh) nắm hai lực lượng
vũ trang: quân đội và cảnh sát; cử một
người dân sự (giáo sư Bùi Tường Huân) làm
Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng; chưa đầy một ngày
sau khi nhậm chức th́ ngày 29/4/1975, đă
ra lệnh thả tù chính trị, đuổi phái đoàn
DAO của Mỹ; không di chuyển quân, không
phá cầu v.v..
3/- Trong điều kiện
cuộc tổng tiến công quân sự của các binh
đoàn chủ lực kết hợp với cuộc tiến công và
nổi dậy của các lực lượng vũ trang và quần
chúng ở thành phố Sài G̣n – Gia Định đă
tạo sức ép quân sự lớn; công tác vận động,
binh địch vận của nhiều lực lượng ta với
Tướng Dương Văn Minh; được sự đồng t́nh,
tác động tích cực của những người chủ yếu
trong nội các, lực lượng thứ ba và “nhóm
Dương Văn Minh”; Tổng thống Dương Văn Minh
đă quyết định “không chống cự”, tuyên bố
“ngưng nổ súng và ở đâu ở đó vào 9g30 (sau
đó tuyên bố “đầu hàng vô điều kiện” vào
11g30) ngày 30/4/1975 là hành động thức
thời, làm giảm ư chí đề kháng của đại bộ
phận quân đội Sài G̣n vào những giờ chót
của cuộc chiến tranh, tạo thuận lợi cho
quân giải phóng tiến nhanh vào giải phóng
hoàn toàn thành phố Sài G̣n c̣n nguyên vẹn
và không đổ máu. Nhiều thành phố và thị xă
khác cũng được giải phóng nguyên vẹn, ít
tổn thất. Chúng ta biết rơ giành được
thắng lợi to lớn này, cuộc tổng tiến công
của các quân đoàn kết hợp với các cuộc
tiến công và nổi dậy của lực lượng vũ
trang và quần chúng địa phương đóng vai
tṛ quyết định. Tuy nhiên, công bằng mà
nói, hành động thức thời của Tổng thống
Dương Văn Minh và nội các của ông đă góp
phần làm cuộc chiến kết thúc sớm, tránh đổ
nhiều xương máu của binh sĩ và nhân dân,
thành phố Sài G̣n và nhiều đô thị c̣n
nguyên vẹn. Đó là nghĩa cử yêu nước,
thương dân của ông Dương Văn Minh.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày
30/10/2004
____________
(1) Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế – xă hội –
thương binh Chính phủ Cách mạng lâm thời
Cộng ḥa Miền Nam.
(2) Phát biểu của ông Dương Văn Minh trong
cuộc Thượng tướng Trần Văn Trà, Chủ tịch
Ủy ban quân quản TP. Hồ Chí Minh tuyên bố
trả quyền công dân cho toàn bộ viên chức
Chính phủ “Việt Nam Cộng Hoà”.
(3) Bộ đội Nam bộ tập kết ra Bắc, ở Sư
đoàn 330. Sau đó chuyển ra nông trường
quân đội.
(4) Sách “Gởi người đang sống” (tr
334-335) của Thượng tướng Trần Văn Trà.
(Nguồn: Tạp chí Hồn
Việt. Website: http://honvietquochoc.com.vn)
|
30/4/1975, Dương Văn Minh và tôi
Nguyễn Hữu Thái
3/2008
Tác giả bài
viết là người giới thiệu lời đầu hàng của Đại
tướng Dương Văn Minh Tổng thống cuối cùng Việt
Nam Cộng Ḥa tại đài phát thanh Sài G̣n vào trưa
ngày 30/4/1975. Anh nguyên là Chủ tịch Tổng hội
Sinh viên Sài G̣n (1963-64) từng có nhiều dịp
tiếp xúc với tướng Minh và cũng là một nhân
chứng trong ngày giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước.
Bản thân tôi đă từng gặp gỡ tướng
Dương Văn Minh vào nhiều thời điểm và t́nh huống
lịch sử khác nhau trong những năm 50-70 của thế kỷ
trước. Thời học sinh năm 1955, lần đầu tôi nh́n
thấy ông như người hùng diệt B́nh Xuyên. Năm 1963
làm Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài G̣n, tôi có
dịp tiếp cận nhiều lần với Trung tướng Dương Văn
Minh, Chủ tịch “Hội đồng Quân nhân Cách mạng” lật
đổ chế độ Ngô Đ́nh Diệm. Năm 1971 tôi ra tranh cử
Quốc hội Việt Nam Cộng ḥa (VNCH) dưới chiêu bài
ḥa b́nh ḥa giải dân tộc trong nhóm Dương Văn
Minh. Vào ngày lịch sử 30/4/1975, chính tôi
là người giới thiệu lời đầu hàng của Đại tướng
Dương Văn Minh, Tổng thống cuối cùng của chế độ
VNCH trên đài phát thanh Sài G̣n.
Người hùng lật đổ chế độ
độc tài Ngô Đ́nh Diệm 1963
Lần đầu tiên nh́n
thấy tướng Dương Văn Minh rất trẻ ở tuổi chưa tới
40 là vào năm 1955 khi tôi c̣n là một học sinh
trường Taberd Sài G̣n. Vị Đại tá mới vinh thăng
Thiếu tướng Dương Văn Minh oai phong dẫn đầu đoàn
quân chiến thắng quân B́nh Xuyên của Bảy Viễn từ
Rừng Sát quay về, trong cuộc duyệt binh lớn trên
đường Catinat (nay là Đồng Khởi) vào những ngày
đầu chế độ Ngô Đ́nh Diệm ở miền Nam.
Bẳng đi một thời
gian không nghe nhắc đến tên ông. Tên tuổi Dương
Văn Minh bỗng lại nổi lên như cồn vào năm 1963 khi
ông lănh đạo “Hội đồng Quân nhân Cách mạng” lật đổ
chế độ độc tài Ngô Đ́nh Diệm. Báo chí phương Tây
thường gọi ông là “Big Minh” (Minh Lớn). Tuy vóc
dáng dềnh dàng rất nhà binh, ông là một Phật tử có
tâm, ăn nói điềm đạm, ôn tồn và chất phát kiểu một
“bon papa” (người cha hiền lành dễ chịu).
Ông sinh năm 1916 tại Mỹ
Tho, đang là sinh viên trường thuốc, th́ bị gọi
thi hành nghĩa vụ quân sự vào hàng sĩ quan trừ bị
quân đội Pháp khi nổ ra Thế chiến II. Có lẽ ông
không đồng chính kiến với người em đi theo Việt
Minh chống Pháp v́ quan niệm rằng Việt Nam có thể
được trao trả độc lập nằm trong khối Liên hiệp
Pháp. Vào năm 1954, Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm sử
dụng ông để diệt các nhóm chống đối vũ trang B́nh
Xuyên và giáo phái ly khai ở miền Tây Nam Bộ.
E ngại ảnh hưởng của ông
quá lớn, Ngô Đ́nh Diệm không dám giao ông chức vụ
ǵ quan trọng, chỉ cử ông sang Mỹ học một khóa
tham mưu cao cấp rồi phong quân hàm trung tướng,
giữ một chức vụ hữu danh vô thực “Cố vấn quân sự
của Tổng thống”, ngồi chơi xơi nước!
Tướng Dương
Văn Minh ngày lật đổ Ngô Đ́nh Diệm, 1963
Tôi được tập thể
sinh viên Sài G̣n đề cử làm chủ tịch đầu tiên ngay
sau ngày chế độ Ngô Đ́nh Diệm sụp đổ. Chính Hội
đồng Quân nhân Cách mạng lúc đó đă kư giấy
giao ṭa nhà số 4 đường Duy Tân (nay là Nhà Văn
hóa Thanh niên đường Phạm Ngọc Thạch), nguyên là
trụ sở Thanh niên Cộng ḥa của Ngô Đ́nh Nhu cho
sinh viên làm nơi hoạt động và tôi là người đích
thân đứng ra nhận lănh.
Tuy
vậy, trong nội bộ tướng lănh lại sớm lục đục nhau.
Chỉ ba tháng sau ngày lật đổ Ngô Đ́nh Diệm, vào
đầu năm 1964, Trung tướng Nguyễn Khánh từ Quân
đoàn II ở Tây Nguyên bay về hợp cùng nhóm Đại Việt
thân Mỹ làm cuộc “Chỉnh lư” (đảo chính êm thắm)
bắt giữ hầu hết những người chung quanh tướng
Minh. Họ tố cáo nhóm ông thân Pháp và âm mưu đưa
miền Nam Việt Nam vào con đường trung lập do Tổng
thống De Gaulle chủ xướng, tuy họ vẫn phải giữ ông
lại ngôi vị bù nh́n Chủ tịch Hội đồng Quân nhân
(tương đương vai tṛ Quốc trưởng) do uy tín ông
c̣n quá lớn trong nhân dân và quân đội
Tết
năm đó, tôi đại diện sinh viên Sài G̣n dự buổi
tiếp tân Tất niên tại dinh Gia Long của Quốc
trưởng. Trung tướng Minh chỉ làm v́, quyền hành
thực sự nằm trong tay tướng Nguyễn Khánh và nhóm
tướng lănh trẻ, người Mỹ gọi là “Junta”.
Cuộc đảo chính của tướng Khánh mới xảy ra,
nên cuộc vui cũng không trọn. Các tướng lănh,
chính khách, đại diện các đoàn thể nhân dân, tôn
giáo đều có mặt. Lần đầu tiên tôi gặp mặt hầu hết
các tướng lănh VNCH. Tôi chỉ góp chuyện xă giao
với tướng Minh và các nhân vật đang lên vào lúc đó
là các tướng Nguyễn Văn Thiệu và Trần Thiện Khiêm.
Tôi c̣n nhớ Nguyễn
Văn Thiệu mới được vinh thăng thiếu tướng và đảm
trách chức vụ tham mưu trưởng Quân lực VNCH, được
tướng Minh nhắc nhở, nửa đùa nửa thật: “Hăy coi chừng!
Việt Cộng hoạt động dữ lắm trong mấy ngày Tết!” Cuộc họp mặt
cuối năm diễn ra khá h́nh thức và buồn tẻ.
Tôi đứng chụp h́nh chung với một số tướng lănh và
Tổng giám mục Công giáo Nguyễn Văn B́nh rồi rời
dinh Gia Long, trong ḷng không vui.
Do công tác, sinh
viên chúng tôi lại có dịp hội kiến Quốc trưởng
Dương Văn Minh. Nhân phút nhàn đàm về viễn tượng
chiến tranh và ḥa b́nh, tướng Minh tâm t́nh:
“...Bộ các em không muốn nước Việt Nam ḿnh trung
lập như Thụy Sĩ hay sao?” Có lẽ do những ư hướng
ḥa b́nh, trung lập kiểu đó mà tướng Minh từ năm
1964 đă sớm bị nhóm tướng Nguyễn Khánh cùng người
Mỹ chủ trương leo thang chiến tranh đẩy ra khỏi
chính trường miền Nam và bị lưu đày nhiều năm ở
nước ngoài.
Vào thời đó, tôi không
biết đích xác sự việc bên trong ra sao, chỉ nghe
tin đồn là Dương Văn Nhựt, người em ruột tướng
Minh theo Việt Minh tập kết ra Bắc nay quay vào
Nam bắt liên lạc và tác động tướng Minh ngả về chủ
trương trung lập hóa miền Nam để chấm dứt chiến
tranh.
Con đường ḥa giải dân tộc
Phật giáo
Sau vụ chính biến
Phật giáo Miền Trung đấu tranh chống “Nội các
chiến tranh” Nguyễn Cao Kỳ năm 1966, tôi bị bắt.
Ra tù đầu năm 1968, tôi bị đưa thẳng vào quân
trường đi lính. Nhờ được công tác tại Sài G̣n, tôi
quan hệ với nhiều anh em tiến bộ tán thành lập
trường ḥa b́nh, ḥa giải dân tộc trong số dân
biểu đối lập chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và nhóm
trí thức tiến bộ tập hợp chung quanh tướng Minh
vừa từ Bangkok quay về cuối năm 1968. Chúng tôi
chủ yếu hoạt động trong tờ báo Tin Sáng do dân
biểu đối lập Ngô Công Đức chủ biên.
Năm 1971, VNCH tổ
chức bầu cử Quốc hội và tiếp theo là bầu cử Tổng
thống. Người của Mặt trận Dân tộc Giải phóng đề
nghị tôi ra tranh cử với lập trường ḥa b́nh đứng
giữa, chuẩn bị cho “Thành phần thứ ba”. Hội nghị
Paris về vấn đề Việt Nam tuy chưa ngả ngũ nhưng
người ta đang bàn luận đến việc lập chính phủ ba
thành phần, trong đó có thành phần đứng giữa làm
trung gian ḥa giải trong chính phủ liên hiệp
tương lai. Thật khó khăn nếu tự ra ứng cử đơn
thương độc mă một ḿnh. Tên tuổi của tôi tuy cũng
có một thời được nhiều người biết đến, nhưng nay
chắc không ai c̣n nhớ đến trong cái Sài G̣n rộng
lớn và bận rộn làm ăn này. Dẫu có tự do bỏ phiếu
th́ tranh cử kiểu không tiền bạc, không thế lực
nào hậu thuẩn như tôi chỉ là chuyện vô ích.
Yểm trợ Nguyễn Hữu
Thái ra tranh cử Quốc hội Sài G̣n, 1971
Phải t́m hậu thuẩn
nơi khối đông đảo quần chúng đô thị, lúc này không
ai khác hơn là lực lượng Phật giáo, nhất là ở miền
Trung. Tôi bàn bạc với người Mặt trận Giải phóng
sẽ về Đà Nẵng quê tôi để tranh cử. Bấy giờ tôi có
thuận lợi là vừa được sự ủng hộ của nhóm tướng
Dương Văn Minh, người sẽ ra tranh cử Tổng thống
với chiêu bài ḥa b́nh lẫn sự hỗ trợ của Thượng
tọa Thích Trí Quang. Nhà lănh đạo Phật giáo uy tín
nhất miền Nam lúc đó đang bị Thiệu-Kỳ cô lập ở Sài
G̣n đă đích thân gửi thư yêu cầu vị sư đại diện
tỉnh hội Phật giáo Đà Nẵng là Thích Minh Chiếu sắp
tên tôi vào danh sách những người được Phật giáo
ủng hộ công khai. Nhưng việc đó không thành, do
lủng củng bên trong nội bộ lănh đạo giáo hội. Phe
chống Cộng như các Thương tọa Thiện Minh, Huyền
Quang không chấp nhận tôi, nghi ngờ là người của
Giải phóng, nên tôi đă thất cử. Tướng Minh vào giờ
chót cũng rút lui ra khỏi cuộc tranh cử Tổng thống
và chuẩn bị lực lượng cho một vận hội mới vào một
thời điểm thích hợp hơn.
Tôi ngày càng gắn bó hơn
với nhóm trí thức trẻ hoạt động chung quanh tướng
Minh, đặc biệt với các dân biểu đối lập và tiến bộ
như Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Dương Văn Ba, Lư
Quí Chung, Phan Xuân Huy, Nguyễn Văn Binh… Tôi trở
thành một trong các cây bút chủ lực báo Điện Tín
do nhóm Dương Văn Minh chủ trương, sau khi tờ Tin
Sáng quyết liệt chống Nguyễn Văn Thiệu bị đóng cửa
và nhiều dân biểu chủ trương ḥa hợp ḥa giải bị
loại ra khỏi Quốc hội.
Thay người khác mà vác cờ
trắng
Tôi lại
bị chính quyền Sài G̣n bắt giam trước ngày kư
kết Hiệp định Paris về ḥa b́nh Việt Nam vào
cuối năm 1972 do bị tố cáo là thuộc Thành phần
thứ ba thân Cộng. Khi ra tù năm 1974, t́nh h́nh
đă biến chuyển nhanh theo hướng chấm dứt chiến
tranh. Chính quyền Sài G̣n ráo riết đàn áp đối
lập và những ai kêu gọi ḥa b́nh ḥa giải dân
tộc. Tôi phải trốn tránh, rút lui vào hoạt động
bí mật.
Về
t́nh h́nh trong tháng tư năm 1975 liên quan đến
việc tướng Minh ra nhận chính quyền VNCH, sau
này tôi đọc được trong tập hồi ức của Thượng tọa
Trí Quang ghi rằng: “...Ấy thế mọi việc diễn ra
có lúc đến chóng mặt. Cho đến mùa xuân 2519 (1975) th́ một
ngày mà có người ba lần đến vận
động tôi đừng chống việc ông Dương Văn Minh đứng
ra, “v́ chính quyền của ông ấy sẽ
có bảy phần mười là người tiến bộ ”. Tôi không nói lại ǵ cả,
chỉ quan tâm lời thầy Trí Thủ nói, rằng chim cá
c̣n mua mà phóng sinh, lẽ nào đồng bào mà không hy
sinh cấp cứu. Rồi ông Dương Văn
Minh gặp tôi, đưa ra hai mảnh giấy báo cáo
mật cho thấy ngân hàng trống rỗng và quân sự nguy
ngập, và nói ông không vụ lợi v́ lợi không c̣n ǵ,
không cầu danh v́ danh đến quốc trưởng là cùng,
ông chỉ không nỡ ngồi nh́n chết chóc. Tôi nói, nếu
ḷng ông như thế là ông làm như lời thầy Trí Thủ
nói, và có nghĩa ông thay người khác mà vác cờ
trắng !“
Tôi đang trốn tránh
trong nhà dân biểu Lư Quí Chung do Thượng tọa Trí
Quang gửi gắm và biết anh là một trong những người
thân cận nhất của tướng Dương Văn Minh vào thời
điểm đó. Tôi chú ư thấy tướng Minh thường ghé nhà
anh bàn bạc. Sau này, anh nói rằng sự thật th́ từ
giữa tháng 4/1975, nhóm Dương Văn Minh đă quyết
tâm ra nắm chính quyền với mục tiêu t́m mọi cách
chấm dứt cuộc chiến, nếu cần phải cầm cờ trắng đầu
hàng. Anh cho rằng: “quyết định làm người cầm cờ
đầu hàng cũng là một sứ mạng lịch sử”! Cụ thể là
đă có đến ba phần tư những người trí thức hoạt
động chính trị chung quanh tướng Minh đă quan hệ
với Mặt trận Giải phóng hoặc là cán bộ Cách mạng
rồi. Đó là những người như thẩm phán Triệu Quốc
Mạnh, bộ trưởng Nguyễn Văn Diệp, chuẩn tướng
Nguyễn Hữu Hạnh, dân biểu Hồ Ngọc Nhuận, giáo sư
Lư Chánh Trung,... Tướng Dương Văn Minh dẫu sao
cũng đại diện cho một phần nhân dân miền Nam và là
vị tướng lănh có uy tín cuối cùng không bỏ chạy
khỏi miền Nam Việt Nam vào lúc đó.
Bản thân Lư Quí
Chung không trực tiếp quan hệ với cách mạng,
nhưng anh có những bạn bè gần gũi như các nhà báo
Huỳnh Bá Thành (họa sĩ Ớt, sau này là Tổng biên
tập báo Công An TP.HCM), Nguyễn Vạn Hồng (Cung
Văn), Trương Lộc… mà anh biết là người của Mặt
trận Giải phóng.
Tướng Dương Văn
Minh và Lư Quí Chung
Tuy vậy, sự việc cụ
thể diển biến không mấy b́nh thường như Lư Quí
Chung suy nghĩ và viết ra trong hồi kư của ḿnh.
Đă thật sự xuất hiện không ít âm mưu kéo dài t́nh
trạng nhập nhằng với sức ép đàng sau của cả bạn
lẫn thù của phe cách mạng. Không ít người trong
nhóm Dương Văn Minh đă t́m nhiều cách, vận động
nhiều hướng, nhiều phía để t́m kiếm sự ủng hộ nước
ngoài. Cho đến giờ chót, họ vẫn ấp ủ hy vọng chính
quyền Dương Văn Minh tồn tại lâu dài và được công
nhận như một chính phủ hoặc một thành phần quan
trọng trong “Chính phủ Liên hiệp” mà họ tự nghĩ ra
!
Chúng tôi ở đây chờ gặp Chính phủ Cách
mạng…
Sáng tinh mơ ngày
30/4, từ cơ sở chuẩn bị nổi dậy của sinh viên ở
Đại học Vạn Hạnh (gần chợ Trương Minh Giảng),
tôi bàn với Nguyễn Trực người thân cận với
Thượng tọa Trí Quang rồi chạy vội lên chùa Ấn
Quang (đường Sư Vạn Hạnh) gặp vị sư lănh đạo Phật
giáo có ảnh hưởng lớn trên nhóm Dương Văn Minh
này. Lâu nay tôi vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp với
ông, tuy ông biết rơ tôi đến từ phía nào rồi. Tôi
báo ngay: “T́nh h́nh cấp bách quá rồi, xin Thầy
làm sao tác động gấp nhóm ông Minh chủ động t́m
cách chấm dứt ngay cuộc chiến để tránh đổ máu và
tàn phá Sài G̣n. Các đường giây liên lạc với bên
kia nay đă đứt hết rồi, không c̣n th́ giờ đưa giải
pháp này nọ nữa đâu…”
Thượng tọa Trí Quang hiểu
ngay và choàng áo sang pḥng bên gọi điện thoại.
Tôi nghe vị Thượng tọa nói chuyện qua lại một hồi,
rồi quay về cho biết:
-Thái cứ yên tâm, Thầy
không gặp được ông Minh (Tổng thống mới nhậm
chức), nhưng đă nói chuyện với ông Mẫu (Vũ Văn
Mẫu, Thủ tướng nội các mới), có lẽ họ cũng nhanh
chóng hành động theo hướng đó…
Tôi quay về Đại học
Vạn Hạnh và khoảng hơn 9 giờ (giờ Sài G̣n thời đó,
sớm hơn nay một giờ), th́ nghe tướng Dương Văn
Minh tuyên bố trên đài phát thanh Sài G̣n: “Đường
lối chủ trương của chúng tôi là ḥa giải và ḥa
hợp dân tộc để cứu sinh mạng đồng bào. Tôi tin
tưởng sâu xa vào sự ḥa giải của người Việt Nam
để khỏi thiệt hại xương máu của người Việt Nam.
V́ lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả anh em chiến sĩ
Việt Nam Cộng ḥa hăy b́nh tĩnh, không nổ súng
và ở đâu ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em
chiến sĩ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng ḥa
Miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng. Chúng tôi ở đây
chờ gặp Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng ḥa
Miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận lễ bàn
giao chính quyền trong một trật tự, tránh đổ máu
vô ích của đồng bào”.
(Theo
băng ghi âm Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh nay c̣n
cất giữ).
Sinh viên chúng tôi bèn chia làm 2 mũi lên
đường hướng về các đài phát thanh và truyền h́nh
nhắm chiếm đài, phát đi tiếng nói Cách mạng. Một
nhóm anh em sinh viên có trang bị vũ khí nhẹ lên
xe ca đến đại học Nông lâm súc, áp sát chuẩn bị
xâm nhập vào các đài. Tôi cùng nhà báo Nguyễn Vạn
Hồng và giáo sư Huỳnh Văn Ṭng (tiến sĩ sử học
tiến bộ ở Pháp về, giảng dạy báo chí ở các đại
học) vào dinh Độc Lập nhắm thuyết phục những người
quen biết trong chính quyền tướng Minh bàn giao
chính quyền VNCH cho phía Mặt trận Dân tộc Giải
phóng một cách êm thắm nhất.
Khoảng 10 giờ, chúng
tôi lên chiếc xe Renault 8 màu xanh của Hồng. Nhà
báo có giấy phép đặc biệt vào ra Phủ Tổng thống
nên chắc không có ǵ trở ngại. Nhưng khi xe chạy
vào cửa hông đường Nguyễn Du, thấy vắng tanh nên
tiến thẳng luôn vào thềm dinh. Tôi vội vàng đi t́m
Lư Quí Chung, lúc đó là Tổng trưởng Thông tin duy
nhất được chỉ định chính thức trong Nội các mới.
Chung đồng ư ra đài phát thanh ngay với chúng tôi
trên một công xa, nhưng không một tài xế nào chịu
lái đi v́ sợ bị bắn.
Chúng tôi đang loay
hoay th́ bỗng mọi người cùng hướng nh́n về đại lộ
Thống Nhất (Lê Duẩn ngày nay). Một cảnh tượng hùng
tráng diễn ra: một đoàn xe tăng rầm rộ tiến về
hướng dinh. Bổng chốc cổng dinh bị húc đổ, đoàn
tăng cày lên thảm cỏ, tiến thẳng đến thềm dinh.
Tôi và anh Huỳnh Văn Ṭng giúp người bộ đội xe
tăng cầm cờ Giải phóng cắm lên nóc Dinh.
Phải ra ngay đài phát
thanh, tôi tháp tùng xe của Chính ủy Bùi Văn Tùng
cùng các nhà báo Tây Đức Von Boric Gallasch và Hà
Huy Đĩnh đưa Tổng thống Dương Văn Minh, Thủ tướng
Vũ Văn Mẫu và Tổng trưởng Thông tin Lư Quí Chung
ra đài phát thanh.
Xin giới thiệu lời
kêu gọi của ông Dương Văn Minh về vấn đề đầu
hàng
Anh em sinh viên đă
cùng bộ đội chiếm giữ đài rồi nhưng không vận hành
được cũng như không biết phát đi nội dung ǵ.
Chúng tôi t́m được anh Trần Văn Bảng kỹ thuật viên
phát thanh vận hành lại đài, c̣n nhà báo Đức th́
cho mượn chiếc cát xết thu lời đầu hàng của tướng
Minh và lời chấp nhận đầu hàng của chính ủy Bùi
văn Tùng, do chính ông Tùng soạn thảo.
Tướng Minh nh́n thấy
tôi trong đám người này có vẻ cũng yên ḷng. Trông
ông mệt mơi và không mấy vui. Thân h́nh ông vẫn to
lớn nhưng mặt ông hơi hốc hác. Dẫu sao ông cũng đă
hy sinh danh dự của một tướng lănh (dù là một
tướng bại trận) để thực sự cứu thành phố này khỏi
cảnh tàn phá và đổ nát. Sau này tôi mới biết là
ông và bộ tham mưu từ mấy ngày qua đă quyết định
đầu hàng dẫu có bị đối xử không tương xứng của
phía đối nghịch. Đó cũng là một hành động can đảm
và đáng ca ngợi của một Phật tử vào cuối đời. Có
lẽ ông chưa bao giờ thành công trong hoạt động
chính trị. Ông chỉ là nhân vật cần thiết của t́nh
thế nhưng không nắm được quyền lâu dài. Vào năm
1963, không ai ngoài ông trong số tướng lănh đủ uy
tín đứng ra lănh đạo cuộc đảo chính lật đổ Tổng
thống Ngô Đ́nh Diệm. Lần này, có lẽ chính quyền
VNCH cũng không c̣n con bài nào khác để chấm dứt
cuộc chiến một cách êm thắm. Ít ra ông c̣n giữ
được nguyên vẹn Sài G̣n và phần c̣n lại của miền
Nam tránh khỏi đổ nát và đổ máu thêm một cách vô
ích trong cuộc thư hùng cuối cùng giữa những người
anh em ruột thịt.
Tôi nh́n sang Giáo
sư Vũ Văn Mẫu, ông có vẻ b́nh thản trong bộ complê
màu xanh nhạt luôn chỉnh tề của một nhà giáo đại
học. Khi c̣n học ở khoa Luật, tôi rất thích lối
giảng các bài pháp chế sử, mạch lạc, hùng biện và
cả hóm hỉnh của ông. Tuy xuất thân trong gia đ́nh
quan lại miền Bắc và di cư vào Nam năm 1954, khi
nổ ra vụ tranh đấu Phật giáo năm 1963, đang giữ
chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao VNCH ông can đảm từ
nhiệm và cạo trọc đầu phản kháng Ngô Đ́nh Diệm đàn
áp Phật giáo. Nay ra lănh chức vụ Thủ tướng tôi
nghĩ ông không có ước mong ǵ khác hơn là đem lại
ḥa b́nh, ḥa hợp ḥa giải thật sự cho dân tộc.
Về nội dung bản
tuyên bố đầu hàng, tôi nh́n thấy giữa tướng Minh
và chính ủy Tùng có lời qua tiếng lại. H́nh như
tướng Minh không muốn nêu chữ “Tổng thống” mà dùng
tiếng “Đại tướng” quen thuộc hơn. Ông Tùng cương
quyết không chịu v́ cho rằng dẫu sao th́ tướng
Minh cũng đă làm Tổng thống cuối cùng của chính
quyền Sài G̣n, nay phải tuyên bố với tư cách đó
mới ra lệnh được cho cả bên dân sự lẫn quân sự.
Thu băng thử đi thử lại mấy lần mới xong. Lời phát
biểu của Thủ tướng Mẫu th́ ông được nói trực
tiếp.
Loay hoay đến gần
hai giờ chiều (giờ Sài G̣n lúc đó, sớm hơn hiện
nay một giờ) chúng tôi mới phát đi được tiếng nói
cách mạng đầu tiên trên đài phát thanh Sài G̣n.
Nguyên văn tiếng nói mở đầu của tôi:
“Chúng tôi là những
người đại diện cho Ủy ban nhân dân cách mạng Sài
G̣n-Chợ Lớn-Gia Định. Chúng tôi là những người
đầu tiên tới dinh Độc Lập trước 12 giờ và đă
cùng anh em quân đội giải phóng cắm cờ trên dinh
Độc Lập. Chúng tôi là giáo sư Huỳnh Văn Ṭng và
cựu chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài G̣n Nguyễn
Hữu Thái… Đời sống b́nh thường đă trở lại Sài
G̣n - Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố mà Bác Hồ
đă mong đợi, nay đă được giải phóng… Xin giới
thiệu lời kêu gọi của ông Dương Văn Minh và Vũ
Văn Mẫu của chính quyền Sài G̣n về vấn đề đầu
hàng ở thành phố này…”
Tướng Dương Văn
Minh chuẩn bị tuyên bố đầu hàng
tại đài phát thanh Sài G̣n trưa ngày 30/4/1975,
tác giả thứ 2 (cầm tập giấy) kể từ phải
(bức
ảnh do nhà báo Kỳ Nhân,phóng viên
ảnh hăng thông tấn AP Mỹ, thực
hiện)
Đại tướng Dương Văn Minh
đọc lời đầu hàng theo bản văn do Chính ủy Bùi Văn
Tùng soạn thảo:
“Tôi, Đại tướng Dương
Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài G̣n, kêu
gọi Quân lực Việt Nam Cộng ḥa hạ vũ khí đầu
hàng không điều kiện quân Giải phóng Miền Nam
Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài G̣n từ
trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn
toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho
Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam”
Giáo sư Vũ Văn Mẫu
phát biểu trực tiếp:
“Trong tinh thần ḥa
giải và ḥa hợp dân tộc, tôi, Giáo sư Vũ Văn
Mẫu, Thủ tướng, kêu gọi tất cả các tầng lớp đồng
bào hăy vui vẻ chào mừng ngày ḥa b́nh của dân
tộc, và trở lại sinh hoạt b́nh thường. Chuyên
viên của các cơ quan hành chính quay trở về vị
trí cũ dưới sự hướng dẫn của chính quyền cách
mạng”.
Tiếp đó là lời Chính
ủy Bùi Văn Tùng:
“Chúng tôi đại diện lực
lượng quân Giải phóng miền Nam Việt Nam long
trọng tuyên bố Thành phố Sài G̣n đă được giải
phóng hoàn toàn, chấp nhận sự đầu hàng không
điều kiện của ông Dương Văn Minh, Tổng thống
chính quyền Sài G̣n”
Và tôi tiếp tục dẫn chương
tŕnh: “…Quân Giải phóng đă tiến vào dinh Độc
Lập và đă làm chủ hoàn toàn các điểm chốt quân
sự cũng như dân sự của vùng Sài G̣n-Chợ Lớn-Gia
Định…”
(Các lời tuyên bố trên đài
phát thanh đều c̣n giữ lại được trong một băng ghi
âm do Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhă thu trong chiều
30/4/75)
Sau đó, bộ đội đưa
đoàn tướng Minh về lại Dinh Độc Lập. Tôi đích thân
đứng ra điều hành buổi phát thanh cho đến 4 giờ
chiều th́ giao lại cho nhóm anh em sinh viên đại
học Khoa học Sài G̣n, do tôi phải lên trường
Petrus Kư (nay là trường Lê Hồng Phong) nơi đóng
quân của ban chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài G̣n
gặp ông Mai Chí Thọ. Sinh viên chỉ giao lại đài
phát thanh cho ban phát thanh Giải phóng vào tối
hôm đó.
Tôi đă góp phần tránh
một cuộc đổ máu vô ích cuối cùng cho Sài G̣n
Những người thân cận tướng
Dương Văn Minh ở Dinh Độc Lập nhớ lại mấy sự kiện
này. Vào sáng sớm có một đơn vị thiết giáp đến vây
quanh dinh, viên chỉ huy đề nghị tướng Minh tử
thủ. Ông từ chối và thuyết phục họ rút đi. Ông
cũng làm như vậy với nhóm biệt kích Lôi Hổ đằng
đằng sát khí. Cuối cùng, một số sĩ quan cao cấp
hải quân đến mời tướng Minh xuống tàu chạy đi, ông
cũng từ chối. Lát sau viên tướng Pháp đội lốt kư
giả Francois Vanuxem hối hả vào xin gặp tướng Minh
và nói với họ: “Hăy rút về Cần Thơ, cố thủ Vùng 4
chiến thuật, chỉ vài ngày nữa thôi th́ Trung Quốc
sẽ áp đặt giải pháp trung lập hóa Miền Nam”. Tướng
Minh than: “Hết Tây đến Mỹ, chẳng lẽ bây giờ c̣n
đi làm tay sai cho Tàu nữa sao !”
Việc Tổng thống VNCH Dương
Văn Minh đầu hàng ở cái “nút” ấy, một người trong
cương vị ông Minh có thể có nhiều quyết định. Nếu
quyết định khác đi, sẽ là máu đổ, sẽ là nồi da xáo
thịt, cốt nhục tương tàn. Sài G̣n sẽ tan tành...
Lúc đó có nhiều người nói ông Dương Văn Minh yêu
nước thương dân nhưng cũng có người hoài nghi cho
rằng ông Minh đă ngầm theo Cách mạng? Sau những
Phạm Ngọc Thảo, Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Xuân Ẩn cùng
nhiều nhà t́nh báo vĩ đại khác, suy nghĩ trên
không phải không có cơ sở.
Tướng Dương Văn Minh
nguyên là một sinh viên miền Nam ra học trường
thuốc ở Hà Nội cùng thời với kiến trúc sư Huỳnh
Tấn Phát, một trong các lănh đạo Mặt trận Dân tộc
Giải phóng miền Nam. Khác chính kiến với người em
trai tham gia phong trào Việt Minh, ông đă trở
thành sĩ quan trong quân đội Pháp và nghĩ rằng
Việt Nam có thể độc lập trong khối Liên hiệp Pháp.
Phải chăng do sai lầm đó mà nay tại Dinh Độc Lập
ông đă quyết tâm quên ḿnh chấp nhận sự đầu hàng
vô điều kiện để cứu người thôi đổ máu theo tinh
thần của một Phật tử.
Trong buổi lễ, Chủ
tịch Ủy ban Quân quản tướng Trần Văn Trà đă phát
biểu: “Trong cuộc chiến đấu lâu dài này không có
ai là kẻ thắng ai là kẻ bại. Toàn quân và toàn dân
Việt Nam là người chiến thắng, chỉ có đế quốc Mỹ
xâm lược là kẻ chiến bại. Nhân dân Việt Nam là dân
tộc duy nhất trong lịch sử nhân loại đă đánh bại
quân Mông Cổ. Vào năm 1954, chúng ta đă đánh bại
Pháp ở Điện Biên Phủ, và nay chúng ta đă đánh bại
Hoa Kỳ, nước tự hào cho ḿnh là hùng mạnh nhất thế
giới. Đây là niềm hănh diện chung của tất cả nhân
dân Việt Nam chúng ta”.
Buổi trả tự do cho
nhóm Dương Văn Minh
tại Dinh Độc Lập tối ngày 2/5/1975
Tướng Dương Văn Minh
đă trả lời thật chân t́nh: “Ngày hôm nay, đại
diện cho các anh em có mặt tại đây, tôi nhiệt
liệt hoan nghênh sự thành công của Chính phủ
cách mạng trong công cuộc văn hồi ḥa b́nh cho
đất nước. Với kỷ nguyên mới này, tôi mong rằng
tất cả anh em có mặt tại đây, cũng như các
tầng lớp đồng bào, sẽ có dịp đóng góp tích cực
cho công cuộc xây dựng đất nước...
Tôi nghĩ rằng với hành động của ḿnh, tôi đă góp
phần tránh một cuộc đổ máu vô ích cuối cùng cho
Sài G̣n. Đó là phần đóng góp cụ thể của tôi trong
cuộc chiến đấu này. Riêng cá nhân tôi, hôm nay tôi rất hân
hoan khi được 60 tuổi, trở thành một công dân
của một nước Việt Nam độc lập”.
(Theo
băng ghi âm buổi trả tự do cho nhóm Dương Văn
Minh tối ngày 2/5/1975 tại Dinh Độc Lập)
Ba
mươi ba năm đă trôi qua sau sự kiện lịch sử giải
phóng miền Nam và thống nhất đất nước, tôi ghi
lại những ǵ chính bản thân ḿnh đă tai nghe mắt
thấy về nhân vật Dương Văn Minh, mong cung cấp
một số tư liệu sống về diễn biến các hoạt động
của một vị tướng VNCH nổi tiếng và từng gây
nhiều tranh cải nhất liên quan đến ngày
30/4/1975.
Nguồn:
http://www.viet-studies.info/kinhte/NguyenHuuThai_DuongVanMinhVaToi.htm
Trích kết
luận của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam
...
“2 –
Về
việc bắt Tổng thống Dương Văn Minh
cùng nội các chính quyền Sài G̣n ở
dinh Độc Lập và áp giải Dương Văn
Minh, Vũ Văn Mẫu sang đài phát thanh
để tuyên bố đầu hàng:
Trong mũi tiến công thọc
sâu bằng sức mạnh tổng hợp của quân đoàn
2 (gồm Lữ đoàn xe tăng 203, Trung đoàn
bộ binh 66 và các lực lượng phối hợp)
vào sào huyệt cuối cùng của chính quyền
Sài G̣n, Đại đội 4 xe tăng (thuộc Lữ
đoàn 203) là đơn vị tiến công, đột nhập
vào dinh Độc Lập đầu tiên và đồng chí
Bùi Quang Thận là người thực hiện việc
kéo cờ giải phóng trên nóc Dinh.
Cùng lúc đó, một số cán
bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66 do Trung đoàn
phó Phạm Xuân Thệ chỉ huy tiến vào dinh
Độc Lập, lên tầng 2 bắt Tổng thống Dương
Văn Minh cùng nội các ở pḥng họp và áp
giải Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu sang đài
phát thanh để tuyên bố đầu hàng.
3 – Về
việc thảo lời tuyên bố đầu hàng và
tuyên bố chấp nhận sự đầu hàng của
Dương Văn Minh:
Tại đài phát thanh đồng
chí Phạm Xuân Thệ cùng các cán bộ, chiến
sĩ Trung đoàn 66 tổ chức soạn thảo lời Tuyên
bố đầu hàng cho Dương
Văn Minh. Văn bản đang được soạn thảo,
th́ Trung tá Bùi Văn Tùng – Chính ủy Lữ
đoàn xe tăng 203 xuất hiện. Từ đó, bộ
phận cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66 dưới
sự chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Tùng
tiếp tục soạn thảo và hoàn chỉnh lời
Tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh đọc
vào máy ghi âm để phát trên đài phát
thanh.
Riêng lời Tuyên
bố chấp nhận đầu hàng
của Tổng thống Dương Văn Minh do đồng
chí Bùi Văn Tùng soạn thảo và trực tiếp
đọc trên đài phát thanh”.
Lê Xuân Sơn
(theo tài liệu của Viện
Lịch Sử Quân Sự )
|
|
Thư của
Tướng Dương văn Minh viết cho
Tướng Nguyễn chánh Thi
15-4-87
Thi,
Được
tin Thi tôi rất mừng. Lúc nào tôi cũng nhớ
anh em thuở xưa, mà tôi c̣n lưu lại rất
nhiều kỷ niệm.
Từ khi
tôi đến nước Pháp tới nay, lật bật đă gần
sáu năm rồi, sống với một cuộc đời réfugié
tuy có thong thả nhưng lúc nào cũng bận
tâm. Thoát được chế độ Cộng sản với hai
bàn tay không – Pháp chẳng giúp đỡ ǵ –
ḿnh sống ẩn thân trong một đô thị thật
nhỏ, kể ra cũng tạm yên.
Nghe
Thi kể chuyện các anh em quân nhân, tôi
rất khổ tâm. Lúc đó tôi bị đày ở Bangkok
cho nên có nhiều việc tôi không được rơ
hết.
Anh em
có đọc sách của anh Đỗ Mậu kể chuyện lại
cho tôi nghe; tôi phải công nhận anh Đỗ
Mậu kể chuyện như vậy là rất can đảm. Lên
án Cần-lao và Công-giáo đến mức đó là
cùng. Ngoài ra, anh Đỗ Mậu có trách tôi
không biết tự tử như các bực tiền bối,
cũng có phần đúng. Nhưng đây chỉ là một
vấn đề quan niệm mà thôi.
Theo tôi, tự tử không
phải lúc nào cũng là đúng. Đôi khi ḿnh
phải dám sống để hứng nhận những hậu quả
cho sự quyết định của ḿnh gây ra. Có lẽ
anh Đỗ Mậu (cũng như nhiều người) không rơ
là tôi lấy quyết định cuối cùng sau khi đă
tham khảo ư kiến với một số những vị dân
biểu và nghị sĩ c̣n lại, với những anh em
quân nhân đến gặp tôi vào giờ chót, với
các thầy mà trong đó thầy Trí Quang và Trí
Thủ đă nói và đă nhắn nhủ để cứu dân.
Riêng
tôi, tôi không tự tử không phải v́ thiếu
can đảm, nhưng v́ những lư do rất đơn sơ :
- Tôi không tự sát v́
thân thể ḿnh do Trời Đất (Ân trên) kết
tạo, cha mẹ sanh dưỡng, ḿnh không có
quyền hy sinh.
- Ḿnh có quyền hy
sinh : tên tuổi, uy tín, tài sản, công
nghiệp v…v Tóm tắt ḿnh chỉ có quyền hy
sinh những ǵ ḿnh tạo ra mà thôi.
Đây là
một lư thuyết tôi đă hấp thụ từ khi biết
khôn và áp dụng suốt đời, đối với tôi cũng
như đối với tất cả người khác. Hôm nay tôi
nói ra để cho Thi hiểu, v́ lúc nào tôi
cũng xem Thi như một người em trên mọi
mặt, chớ không phải nói ra để phân trần
chi chi. Tôi đă dám làm th́ tôi cũng dám
chấp nhận những búa ŕu bất cứ từ đâu tới.
Không có ǵ thắc mắc cả, và tôi coi đây
chỉ là một giai đoạn thôi. Cầu xin dân ta
và anh em giữ vững tinh thần th́ có ngày
xum họp trên quê cha đất tổ.
Tôi đă
nói nhiều quá ! Lúc nào tôi cũng nhớ anh
em, nhờ Thi gởi lời thăm tất cả. Tôi không
mong ǵ hơn được gặp lại các bạn.
Thân mến
Dương văn Minh
|
Nam
Phong tổng hợp
Ngày 28/8/2011
Cập nhật ngày 28/3/2014
Nhóm mạng Việt Nam Văn
Hiến
Trang
: Dương Văn Minh
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com
Email:
thuky@vietnamvanhien.net
"Bất
chiến tự nhiên thành"
chi kế
Văn Hiến ngàn năm sử
đă đề
Giải trừ quốc nạn bằng Tâm lực
"Nhân
Chủ (tự chủ) - An Vi (an lạc)" khai
lối về
|
Lấy Tâm Lực thay cho vũ
lực để giải trừ quốc nạn là phục hoạt nếp sống Văn
Hiến và phục
hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.
|