Việt Nam Văn Hiến
Năm Thứ 4889

www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com



NHỮNG XUNG ĐỘT ĐẪM MÁU GIỮA TỰ DO VÀ ĐỘC TÀI

TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM  ĐẾN TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG HIỆN NAY

 VÀ GIẢI PHÁP HÒA BÌNH ĐÔNG NAM Á  

Nguyễn Anh Tuấn

 

  Từ một cái nhìn tổng thể về thực trạng chính trị tại Việt Nam, tức ở mức độ địa phương của một quốc gia đến thực trạng chính trị tại vùng Đông Nam Á, và cuối cùng là thực trạng chính trị toàn cầu hiện nay để từ đó nhìn vào những tranh chấp tại biển Đông giữa Hoa Lục và 15 quốc gia khác có chung biên giới với Hoa Lục và kế đó là sự tranh chấp giữa Việt Nam và Hoa Lục về Hoàng Sa và Trường Sa.

 Những tranh chấp đó không chỉ làm cho 86 triệu người dân Việt lo lắng, băn khoăn và uất hận tột cùng trước những thái độ ngang ngược ỷ mạnh hiếp đáp kẻ yếu đuối của đế quốc “Tân Thực Dân Đại Hán” đối với quốc gia lân bang mà những tranh chấp nầy còn đang đe dọa trực tiếp tới nền an ninh, hòa bình và ổn định của cả khu vực Á Châu và đe dọa luôn đến hòa bình và trật tự mới của thế giới.

 Ngày nay nhân loại đã bước qua thập niên đầu của thế kỷ 21 để cùng nhau tiến bước về tương lai. Trong lúc nhân loại tiến bước về tương lai họ đã nhìn lại quá khứ bao thế kỷ qua để thấy bao cuộc chiến tranh đẫm máu và kinh hoàng đã xảy ra, từ đệ I Thế Chiến đến Đệ II Thế Chiến, rồi chiến tranh lạnh, bao trăm triệu người đã ngã gục, bao quốc gia từ Đông qua Tây đã bao lần mấp mé bờ vực thẳm, và con người và bao quốc gia chỉ thấy đổ vỡ, tan nát tơi bời khắp nơi. Lịch sử của nhân loại là lịch sử của những xung đột và tranh chấp triền miên. Thực ra xung đột và mâu thuẩn là bản chất tự nhiên của xã hội con người. Khi con người sống với nhau trong xã hội thì sự xung đột và mâu thuẩn dẫn đến tranh chấp là những gì không thể nào tránh được.

 Vấn đề chính yếu là chúng ta sẽ giải quyết những xung đột và mâu thuẩn bằng phương tiện hòa bình hay chiến tranh mà thôi. Đặc biệt là những xung đột và tranh chấp của kẻ thống trị và những kẻ bị trị, và những tranh chấp và xung đột giữa quốc gia nầy và quốc gia khác luôn luôn xảy ra. Những kẻ gây ra chiến tranh tương tàn đẫm máu thường có khuynh hướng ác độc hung tàn của bạo lực muốn giải quyết những xung đột, mâu thuẩn và tranh chấp bằng cách tiêu diệt đối phương mà họ coi như kẻ thù. Vì thế mà lịch sử  nhân loại chứa đầy những trang quá đẫm máu và đau thương từ Đông qua Tây, đặc biệt là vào thế kỷ 20.

 Ngày nay (2011), những con người Việt Nam nhìn lại trang sử của dân tộc, họ chỉ thấy những trang sử đẫm máu không chỉ trong thế kỷ 20 mà trong suốt chiều dài hơn 2000 năm lịch sử do những cuộc chiến tranh tàn khốc, bẩn thỉu, chất ngất đau thương, từ lòng tham dục vô độ của các triều đại Hán-Đường-Tống-Nguyên-Minh-Thanh liên tục gây nên. Và hôm nay lòng tham dục vô độ đó giờ đây vẫn còn đây- vẫn còn đây như một thách đố với lương tâm con người thời đại và còn đây như một lời nguyền rủa lịch sử truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc Việt. Làm sao và làm thế nào những con người vừa đi rao giảng về nền văn minh Đạo học vĩ đại của Trung Hoa, lại chính là những con người đang cưu mang lòng tham dục vô độ để đe dọa sự sống còn của lân bang và đe dọa đến hoà bình, an ninh và ổn định của cả vùng Đông Nam Á và thế giới?

Văn minh Trung hoa còn có nghĩa gì không?

 Ngoài ra Hoa lục còn là một cường quốc ngồi trong Hội Đồng Thường Trực của Bảo An Liên Hiệp Quốc, tại sao lại quay lưng với trách vụ pháp lý, trách vụ đạo đức và trách vụ chính trị của một đại cường quốc một cách vô trách nhiệm  như thế, khi họ vi phạm trầm trọng luật pháp quốc tế và đe dọa trực tiếp nền an ninh, hòa bình và ổn định của vùng Đông Nam Á và thế giới?

Trong lúc Hoa Kỳ từ gần 200 năm nay qua bao đời Tổng Thống đều đã nổ lực không ngừng đưa Hoa Lục vào  trong cộng đồng quốc tế và đứng vào vị trí lãnh đạo thế giới để chia xẻ những quyền lợi, gánh nặng và trách nhiệm với các cường quốc khác như Hoa Kỳ, Âu Châu, Nhật Bản hay Ấn Độ và cộng đồng quốc tế trên căn bản pháp lý là Hiến Chương Liên Hiêp Quốc để bảo vệ nhân quyền, bảo vệ tự do và độc lập, quyền tự quyết và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.

 Bất hạnh và đáng tiếc thay Bắc kinh đã không bao giờ hay chưa bao giờ tôn trọng luật lệ quốc tế chân chính đó để bảo vệ an ninh, hòa bình và ổn định cho chính Trung hoa lục địa và các quốc gia khác tại vùng Đông Nam Á. Quan trọng là trong Hiệp Ước Thượng Hải được ký kết giữa Tổng Thống Nixon và Châu Ân Lai  vào năm 1972, chính Bắc Kinh đã xác nhận trong tài liệu lịch sử lớn lao nầy rằng:

 “ Về phía Trung cộng thì họ đã nhấn mạnh, ở đâu có đàn áp ở đó có sự vùng dậy chống đối lại. Các quốc gia muốn độc lập, muốn được giải phóng và người dân muốn cách mạng, đây là hướng đi bất khả phản hồi của lịch sử. Tất cả mọi quốc gia, lớn hay nhỏ, phải được đối xử bình đẳng: những quốc gia lớn không được gây tổn thương đau khổ cho những nước nhỏ và những quốc gia mạnh mẽ hùng cường không được hiếp đáp gây đau thương thiệt thòi cho nước nhỏ. Trung hoa sẽ không bao giờ là siêu cường và Trung hoa chống lại quyền bá chủ và quyền lực chính trị bạo ngược bất cứ loại nào. Về phía Hoa Lục đã nhấn mạnh rằng sẵn sàng hổ trợ mạnh mẽ những cuộc tranh đấu của tất cả con người bị đàn áp ức chế và hổ trợ các quốc gia tìm kiếm tự do và sự giải phóng và rằng tất cả mọi người, ở tất cả mọi quốc gia có quyền để chọn lựa hệ thống xã hội theo ước muốn của họ, và chống lại những thái độ hiếu chiến của ngoại bang, chống lại sự can thiệp, kiểm soát và phá hoại . Tất cả lực lượng quân sự phải rút về lãnh thổ riêng của họ“ . . . . . .(Trích Shanghai Communique 1972).

Những lời mà chính Chu Ân Lai đã nhân danh cả nước Trung hoa để long trọng tuyên bố và ký kết trong Hiệp Ước Thượng Hải với Hoa Kỳ là công ước quốc tế, là căn bản của trật tự pháp lý (legal order) và trật tự chính trị quốc tế Hoa Lục không được phép vi phạm và phải luôn luôn tuyệt đối tôn trọng.

 Trên thực tế Hoa Lục luôn luôn đàn áp người dân Trung hoa và áp chế các nước nhỏ sống bên cạnh họ. Xã hội Trung hoa từ bao ngàn năm qua là một xã hội bất bình đẳng vì nó chia con người thành tiểu nhân và quân tử. Và những người cầm quyền tại Trung Hoa luôn luôn gây nên bao cảnh binh đao hãi hùng cho các nước nhược tiểu từ bao ngàn năm qua. Trung hoa lục địa luôn luôn tự coi mình là” Thiên Triều” đối với các chủng tộc khác, nhưng ngày nay lại nói “chống lại quyền lực bá chủ” và “quyền lực chính trị bạo ngược” trong công ước quốc tế là Hiệp Ước Thượng Hải.

Nếu Chu Ân Lai và Bắc Kinh đã nói trong Hiệp Ước Thượng Hải là”các quốc gia có quyền để bảo vệ nền độc lập, quyền tối thượng và quyền toàn vẹn lãnh thổ trong quốc gia của họ chống lại những thái độ hiếu chiến của ngoại bang, chống lại sự can thiệp, kiểm soát và phá hoại, thì tại sao Hoa Lục lại đi chiếm lãnh thổ, lãnh hãi và chiếm cả Hoàng Sa và Trường Sa của nước Việt Nam? Tại sao?- Tại sao lại có chuyện như thế nầy?

 Khi đề cập đến những căn bản pháp lý của Hiến Chương LHQ và Hiệp Ước Thượng Hải chúng ta chỉ muốn nhắc nhở Hoa Lục rằng thực trạng chính trị của Hoa Lục đã phản ảnh trọn vẹn tập quán chính trị của quân chủ chuyên chế và Nho quan hủ bại từ bao ngàn năm qua cộng với bản chất lừa đảo và thuần túy bạo lực của chủ nghĩa Maxism-Leninism và Machavellism của thời Phục hưng nay đã lỗi thời và đã hoàn toàn thoái hóa trước trật tự mới của thế giới (New order  of the world). Tai sao Hoa Lục không vứt bỏ đi.?

 Trên thực tế của lịch sử tập quán chính trị Bắc Phương đã tạo nên bao bi kịch não nề cho Việt Nam và các quốc gia nhỏ bé tại Đông Phương từ bao ngàn năm qua. Vào thời hiện đại thì Mao Trạch Đông đã theo phong trào cách mạng cộng sản vô thần của Tây Phương để làm một cuộc cách mạng đầy thảm họa (disastrous revolution) cho chính dân tộc Trung hoa, cho Việt Nam và các dân tộc khác tại Á Châu. Vì thế phong trào Cộng Sản tại Á Châu là con đẻ của hai dòng văn minh thoái hóa và sa đọa của cả hai nền văn minh Đông Phương và Tây Phương. Sự thoái hóa và sa đọa của hai nền văn minh nầy đều có chung một bản chất: Đó là Bản Chất Bạo Lực Mù Quáng và Trí Trá Lừa Đảo của Chính Trị Bá Đạo.

 Bản chất chính trị đầy tính cách yêu ma quý quái và độc ác nầy đả làm nên thực trạng chính trị của Việt Nam và làm thành thực trạng chính trị Á Châu kể từ khi Á Châu nhập cảng sản phẩm trí tuệ hắc ám của Tây Phương là chủ nghĩa Cộng Sản vào Á Châu.Đây là một thứ đôc dược cực mạnh có khả năng làm cho tình cảm, lý trí, tâm hồn và trí tuệ của con người lụn bại, u ám và suy liệt bại vong từ từ nhân tính và thiên tính nơi những con người nắm quyền lực trong xã hội con người. Đó là lý do tại sao những con người  đó trí trá khôn lường và độc ác phũ phàng như thú dữ trước sự đau khổ tột cùng của cả một xã hội mà vẫn dửng dưng lạnh lùng như gỗ đá. Những con người nắm quyền lực chính trị tại Trung hoa đã làm cho Trung hoa càng ngày càng u ám, bệnh hoạn. Văn minh, Văn hóa và Đạo lý Đông Phương tàn tạ héo úa và suy liệt vì độc tố cực mạnh của ý thức hệ vô thần của Cộng Sản nhập cảng từ Tây Phương vào các nước nghèo và lạc hậu tại Á Châu để gây bao tang tóc đau thương cho Á Châu. Hoa Lục chính là vấn nạn lớn nhất của Á Châu.

 Vào thời hiện đại khi Hoa Lục, Việt Nam và các nước Đông Phương khi đi vào hiện đại hóa truyền thống chính trị quan liêu của Nho quan hủ bại từ bao ngàn năm qua vẫn bám chặt tâm tư và bản chất của những người cầm quyền hành chính trị và tầng lớp trí thức, dù họ tự nhận là “cách mạng cộng sản” hay không. Tầng lớp trí thức hay được mô tả là trí thức thường không đứng về phía quần chúng hay quyền lợi chung của xã hội. Họ thường đi với những kẻ nắm quyền hành quốc gia nên đa số quần chúng đã bị tất cả bỏ rơi và bơ vơ lạc lỏng và sống triền miên trong cô đơn và đói nghèo cùng cực.

Đúng như Tổng Thống Nixon đã nhận thấy sự giàu mạnh của một quốc gia tùy thuộc vào Tài nguyên Nhân lực, Tài nguyên Thiên nhiên, Ý Chí của toàn dân và Tầm nhìn xa trông rộng của lớp Trí Thức. Từ những tiêu chuẩn chính xác đó mà xét lại thực trạng chính trị, tôn giáo, văn hóa, xã hội, kinh tế Á châu thì sẽ thấy rõ tại sao cách mạng cộng sản tại Á châu là một cuộc cách mạng đầy thảm hoạ, tang tóc và đau khổ. Thảm họa do cách mạng cộng sản gây ra cho dân tộc Trung Hoa, cho dân tộc Việt Nam và các quốc gia Đông Phương quá khủng khiếp, quá sâu dày và nó kéo dài quá lâu.

 Thảm họa cách mạng cộng sản đã gây ra cho Việt Nam và thảm họa nầy còn tiếp nối qua những xung đột và tranh chấp tại Biển Đông giữa Hoa Lục và Việt Nam, giữa Hoa Lục và các quốc gia khác tại Đông Nam Á. Rõ ràng đây là tham vọng bành trướng và tham vọng bá chủ của Tân Thực Dân Đại Hán.

 Trên mức độ quốc gia tại Việt Nam chủ trương bạo lực và hận thù giai cấp đã phá hoại và hủy diệt toàn diện và triệt để Tài Nguyên, Nhân Lực của quốc gia và dân tộc Việt Nam. Thứ đến trên phương diện kinh tế thì Tài Nguyên thiên nhiên đã bị những người cầm quyền hành quốc gia là đảng Cộng Sản Việt Nam khai thác, trục lợi và vơ vét tất cả vào túi của họ- nên đã tạo ra sự khánh kiệt, phá sản toàn diện tài nguyên thiên nhiên của quốc gia tức thuộc về toàn dân. Kế tiếp là trên phương diện chính trị với chủ trương thống trị bằng bạo lực đã gây kinh hoàng lo sợ thường xuyên- và vì thế đã thui chột toàn diện ý chí của toàn dân, tức ý chí của quốc gia.. Cuối cùng tầng lớp trí thức tượng trưng cho ngọn đèn trí tuệ của quốc gia cũng bị đe dọa, thù ghét, giam cầm, mua chuộc hay dụ dỗ đểũ phục vụ quyền lực bạo ngược của quyền hành chính trị nên ngọn đèn trí tuệ và ngọn đèn tâm thức của một quốc gia đã lịm tắt nên không tìm ra một con người có viễn kiến để có thể có cái nhìn chiến lược dự phóng cho tương lai. Bởi những hậu quả đó cộng với những hậu quả của chiến tranh đã 36 năm qua đi mà không giải quyết được nên đời sống quốc gia bất ổn định, trật tự quốc gia và trật tự xã hội cũng không làm sao xây dựng được. Và dưới thời của Mao xã hội của Hoa Lục có chung căn bịnh với xã hội cộng sản Việt Nam.

 Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt 36 năm qua mà nguyên nhân đưa đến chiến tranh vẫn còn đó . . . Tại sao?

Thượng Nghị Sĩ Sam Nuun trong một công trình nghiên cứu đặc biệt để sửa soạn cho chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ vào thế kỷ 21. Chương trình nầy đã tập trung những khuôn mặt tinh hoa nhất của cộng đồng chính trị và cộng đồng trí thức Hoa Kỳ tại Đại Học Oklahoma vào năm 1997. Trong dịp nầy Ông đã đưa ra một nhận xét bất ngờ và sâu sắc “Chiến tranh VN đã chấm dứt từ lâu, nhưng ngày nay cái nguyên nhân đưa đến chiến tranh vẫn còn đó, cộng thêm những hậu quả của chiến tranh cho đến giờ vẫn không ai giải quyết được gì cả.?

 Từ những thực trạng chính trị đó, công trình nghiên cứu nầy sẽ đặt ra những tra vấn (research question) để tìm kiếm sự thật của lịch sử bằng những chứng liệu lịch sử sẵn có mới hy vọng khai thông những bế tắc của lịch sử để tìm ra một sinh lộ cho Việt Nam, Hoa Lục và Á Châu và tìm kiếm một Giải Pháp Hòa Bình Ổn Định và Tiến Bộ cho VN, Hoa Lục và các nước Đông Nam Á đang phải đối mặt với những tranh chấp tại Biển Động hiện nay.

Nhận định của TNS Sam Nuun có phản ảnh đúng thực trạng chính trị tại VN không?          Thực trạng nầy có liên quan như thế nào đến thực trạng chính trị của Hoa Lục và các nước lân bang tại Á Châu?                                                                          

Nguyên nhân đưa đến Chiến tranh VN là nguyên nhân gì?                                  

 Những xung đột trong chính trị VN và những tranh chấp tại Biển Đông hiện nay giống nhau và khác nhau như thế nào?                                                                

Tại sao bài học về chíến tranh VN lại cần thiết cho hòa bình và ổn định tại VN và thế giới?                                                                                                                                

Bản chất của chiến tranh  VN là gì? Tại sao cái chết của một quốc gia lại đến với Miền Nam VN, lỗi tại ai?

Tại sao Hoa Kỳ đã thất bại tại VN? Vai trò, Vị trí và Chánh sách của Hoa Kỳ  tại VN và Đông Nam Á có khác nhau không? Chánh sách của Nga, Tàu đối với chính trị VN ra sao? Quốc gia nào thực sự đe dọa hòa bình, ổn định và tiến bộ tại Đông Nam Á khi Hoa Kỳ đến với Chánh sách Ngăn Chặn? Hoa Kỳ, Liên Bang Sô viết và Hoa Lục, ai thực sự là đế quốc Tân Thực Dân xâm lược để cướp đoạt và phá tan quyền tự do, tự chủ, độc lập và quyền tự quyết của các quốc gia Đông Nam Á vừa được các đế quốc thực dân trao trả độc lập vào sau đệ II thế chiến?

Tại sao cách mạng cộng sản trở thành những đại thảm họa cho VN, Hoa Lục và các nước Á Châu? Nếu nguyên nhân đưa đến chiến tranh VN vẫn còn đó thì cuộc tương tranh ý thức hệ giữa Miền NamTự Do và Miền Bắc độc tài Cộng sản đến khi nào mới chấm dứt? Nếu bản chất của chiến tranh lạnh là chiến tranh ý thức hệ thì ai sẽ giải phóng ai, cách mạng vô sản đầy bạo lực và dối trá của Miền Bắc VN hay cách mạng dân chủ bất bạo động? Đâu là bạn, đâu là thù? Đâu là lẽ phải và sự thật, đâu là giả dối điêu ngoa? Đâu là lẽ sống và đâu là sự chết? Đâu là đạo lý của chính trị vương đạo, và đâu là sự vô luân của chính trị bá đạo?

 Trên đây là tất cả những tra vấn mang cái tầm nhìn của thời đại, thời đã toàn cầu hóa. Nhưng trong những tra vấn nầy cần có những câu trả lời không bởi những suy luận riêng tư ( personal speculation) mà bằng những chứng liệu và chứng tích  của lịch sử (historical facts and Evidences) đáng tin cậy. Tất cả sự thật sẽ liên hệ với hai chủ đề căn bản nhất- Đó là Nhân tâm con ngưởi và Thực trạng chính trị (Human conscience and political realities) Nguyên nhân của xung đột, mâu thuẩn và tranh chấp trong chiến tranh VN và tranh chấp Biển Đông và Hoàng Sa và Trường Sa là sự xung đột, mâu thuẩn và tranh chấp giữa chính trị Vương Đạo (political Idealism) và Chính Trị Bá Đạo. Nếu Chính Trị  Vương Đạo chủ trương xây dựng xã hội con người, con người có tự do, có tình thương, đạo đức và công lý thì bản chất chính trị bá đạo luôn luôn là bạo lực và dồi trá, không tôn trọng quyền sồng, quyền tự do, quyền tìm kiếm hạnh phúc của người dân và luôn luôn ôm ấp những âm mưu độc ác, quỷ quái và thâm độc để bành trướng xâm lăng các nước yếu hơn mình để xưng hùng, xưng bá trước sự đau khổ lầm than và uất nghẹn của các dân tộc khác.     

Đây là Bản Chất và Thực Trạng Chính Trị của Đại Đế Quốc Bạch Nga và Đế Quốc Đại Hán đã có từ ngàn xưa và vào thời hiện đại hai đế quốc nầy đã sử dụng chủ nghĩa cộng sản với bản chất bạo lực và dối trá như một phương tiện hữu hiệu để họ tiếp tục theo đuổi tham vọng bành trướng và bá chủ, chứ tuyệt đối cả hai quốc gia nầy chẳng bao giờ có lý tưởng cách mạng gì cả. Cả hai và cả Cộng Sản Việt Nam chỉ đội lốt lý tưởng cách mạng bằng những chiếc mặt nạ để lừa đảo mọi người mà bao thế hệ trí thức từ Đông qua Tây  kể cả tầng lớp trí thức gọi là “thiên tả” tại Hoa Kỳ đã ngây thơ nhẹ dạ tin vào những chiếc mặt nạ lý tưởng đó mà không có khả năng phân biệt gỉả chơn nên đã làm cho Hoa Kỳ thất bại tại VN .
Thực ra muốn biết nhân là gì thì cứ nhìn vào quả thì sẽ thấy. Hai đế quốc Nga và Tàu  đã xuất cảng “cách mạng cộng sản” qua 27 quốc gia từ  Đông sang Tây từ gần một thế kỷ qua  (1917-1989) kết quả là 142 triệu người vô tội đã bị giết, trong đó Mao đã sát hại 65 triệu người dân Trung hoa vô tội và bay giờ Hoa Lục vẫn bắt dân Trung hoa thờ phượng tôn thờ Mao như một vị “đại Thánh” của Hoa Lục. Tại VN thì đảng cộng sản đem hình Hồ Chí Minh vào các chùa chiền ngồi chung với Đức Phật để bắt Phật Tử VN thờ lạy và tôn vinh. Đây là sự thật của lịch sử cần làm sáng tỏ.

 Ngược lại tại quê hương và tổ quốc đã khai sinh ra phong trào quốc tế cộng sản các tượng của Lenine và Staline đã bị dân Nga đạp đổ vì phẩn uất, đau khổ và ghê tởm. Và quan trọng hơn mơí đây (2010) Quốc hội Nga đã chính thức bỏ với đa số phiếu là 342 và 57 phiếu chống để xác nhận tội diệt chủng của Staline tại Ba Lan. Chỉ riêng tại Hoa Lục và VN những con người đã sát hại với tội diệt chủng bao triệu người như Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh thì người cộng sản Á Châu không chỉ tạc tượng mà còn đem vào chùa chiền để khách thập phương thờ lạy như Trời Phật.

 Từ những sự thật và hậu quả lịch sử đó, bản chất đích thực của cộng sản VN và cộng sản Hoa Lục trong chính trị VN cũng như tại Đông Nam Á đã tự lộ nguyên hình là lừa đảo dối trá từ lúc khởi đầu cho đến ngày nay. Lừa đảo và dối trá đầu tiên và trên hết là khoác chiếc mặt nạ lý tưởng của cách mạng vô sản để lừa dối người dân, lừa dối các nước lân bang và lừa dối cả thế giới để che dấu bản chất tham tàn bạo ngược của đế quốc Tân Thực Dân Đại Hán và Tân Thực Dân cộng sản, nhưng lại đổ vạ cho Hoa Kỳ là đế quốc tân thực dân.

 Theo nhận định của William Bundy từ 1950 Hoa Lục đã cố gắng ngăn cản các nước lân bang đi với Mỹ. Cách mạng cộng sản Hoa Lục là chính sách của họ muốn nhuộm đỏ cá Á Châu. Bắc kinh cổ suý tổ chức đảng Marxism-Leninism để tranh đấu võ trang. Và các đảng ấy phải nắm lấy quyền lực để có đủ quyền lực thi hành chính sách độc tài chuyên chính vô sản.

 Bắc Kinh không tôn trọng nền độc lập của các quốc gia Á Châu và muôn áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên các quốc gia này đã làm thành thảm họa cho Đông Phương. Họ muốn cưỡng bách các quốc gia lân bang phải đầu hàng vô điểu kiện trước những đòi hỏi của Hoa Lục. Những chánh sách của cộng sản Hoa Lục mang đặc tính của một truyền thống của một nước lớn lấy cường quyền và bạo lực hiếp đáp kẻ yếu từ ngàn xưa. Hoa Lục dùng cộng sản như một phương tiện chứ không có lý tưởng cách mạng gì cả.

 Hoa Lục tìm kiếm đồng minh để tạo sức mạnh để đẩy Mỹ ra khỏi Á Châu bằng phương tiện cộng sản và bằng tinh thần dân tộc cực đoan của tân thực dân Đại Hán. Hoa Lục nuôi dưỡng tham vọng làm bá chủ Á Châu và cả thế giới ( Trích Vietnam and American foreign Policy 1968 page 52-53).

 Nguyên nhân đưa đến xung đột đã làm thành chíến tranh VN không khác gì chủ trương, đường lối, chính sách và chiến lược của Hoa Lục, nhuộm đỏ Miền Nam VN, Lào và Kampuchia rồi tràn qua các quốc gia khác. Cộng sản VN cũng như Hoa Lục họ đã khai sinh ra phong trào cộng sản tại Á Châu để gây ra chiến tranh xâm lược để phá tan các nền độc lập của các quốc gia vừa mới được các đế quốc thực dân trao trả độc lập, và Hoa Kỳ là người đến để bảo vệ nền độc lập của Miền Nam Việt Nam và tất cả các  quốc gia Đông Nam Á đang bị đe dọa trực tiếp bởi Hoa Lục và Cộng sản việt Nam. Vì thế Hoa Kỳ trở thành kẻ thù của Hoa Lục và cộng sản Việt Nam. Đây là sự xung đột giữa chính trị bá đạo và chính trị vương đạo. Chính William Bundy đã nói rõ mục tiêu của Hoa Kỳ tại Việt Nam và Đông Nam Á như sau:

 “Cái mà chúng ta tìm kiếm là một tình trạng mà ở đó những quốc gia nhỏ cũng như lớn có khả năng để phát triển cũng như có tự do, độc lập, bảo đảm an ninh không bị các lực lượng ngoại nhập xâm lấn và phá hoại. Chúng ta trông vào sự phát triển và lớn mạnh về kinh tế, chính trị, xã hội. Chúng ta hy vọng vào sự phát triển sẽ dẫn đến một chiều hướng sẽ làm tăng trưởng những cơ cấu dân chủ . . . . . sự xung đột dữ dội xảy ra trong vùng Đông Nam Á, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào mà ở đó một quốc gia hay một số quốc gia tìm cách khống chế kiểm soát quốc gia khác trong vùng này hoặc kiểm soát về chính trị đối với các quốc gia liên bang.

 Những mục tiêu của chúng ta được kiên định trong tinh thần của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, cùng với những khát vọng chân chính của con người, và những chính quyền của khu vực với các quốc gia liên kết lại với nhau, và các vùng khác sẽ chia sẻ với chúng ta về mối ưu tư lo lắng cho những gì xảy ra tại Á Châu và các thế hệ sắp tới. Chúng ta tin tưởng rằng những mục tiêu của chúng ta sẽ phù hợp với tất cả làn sóng như một trào lưu mới của lịch sử. Đây không phải những nguyên tắc trừu tượng. Đây là nền móng vững chắc làm thành căn bản cho chính sách của chúng ta trên toàn thế giới. Các quốc gia phải tự cai trị lấy đất nước của họ đúng như ước muốn của họ . . . Điều mà chúng ta tìm kiếm là trợ giúp những quốc gia đó vì họ đang cố gắng bảo vệ và duy trì nền độc lập của họ, đang phát triển cho chính họ. Và vì vậy điều cần thiết mà chúng ta cố gắng là chống lại các thế lực đang tìm cách đi ngược lại với trào lưu của lịch sử hiện nay.(Trích William Bundy Vietnam and American Foreign Policy 1968 page 118-119).

 Vào năm 1918 Tổng Thống Woodrow Wilson đã kêu gọi mọi quốc gia Âu Châu và Á Châu cùng Hoa Kỳ thành lập nên Hội Quốc Liên (The League of Nations) nên đã đưa ra 14 điểm để đặt viên đá đầu tiên cho Trật Tự Mới của Thế Giới và xây dựng một nền Hòa Bình công Chính (just peace) với sự góp mặt của hơn 50 quốc gia. Đây là bước đầu cho tiến trình để giải phóng gần 70 quốc gia trên toàn thế giới đang bị các đế quốc thực dân đô hộ.

 

Sự hy sinh đầu tiên cho trật tự mới của thế giới không chỉ tiền bạc ,mồ hôi và nước mắt của Hoa Kỳ mà còn cả máu xương của tuổi trẻ Hoa Kỳ, là 53.402 người đã nằm xuống để hy sinh cho hòa bình của Âu Châu và thế giới.

 Trong 14 điểm mà Tổng Thống Woodrow Wilson đưa ra thì điểm 14 là:” Hội Liên Hiệp các quốc gia phải được đặt trên nền tảng của một giao ước (covenant) với mục đích là đưa ra những bảo đảm hỗ tương của nhiều quốc gia cho nển độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia lớn cũng như nhỏ . . .”

 

HIẾN CHƯƠNG BẮC ĐẠI TÂY DƯƠNG

Vào năm 1941 khi quân đội Đức Quốc Xã xâm lăng Ba Lan và sau đó Pháp bỏ bom nước Anh, vai trò của Hoa Kỳ đối với Âu Châu và thế giới không mấy tích cực mà còn lưỡng lự không muốn dính vào Âu Châu. Trong lúc đó Tổng Thống Roosevelt và Thủ Tướng Winston Churchill đã gặp nhau để nói về hiểm họa độc tài và phá hoại của Đức Quốc Xã. Vì thế cả hai lãnh tụ đồng ý phải thiết lập một hệ thống bảo vệ an ninh rộng lớn, sau nầy được gọi là “Liên Hiệp Quốc” Trước khi Hoa Kỳ đóng vai trò quyết định một phần của Đệ II Thế Chiến, Tổng Thống Roosevelt và Thủ Tướng Churchill đã thỏa thuận đưa ra Hiến Chương Bắc Đại Tây Dương trong đó có những nguyên tắc chung về những chính sách trong quốc gia của họ và các chính sách nầy có một căn bản nền tảng đầy hy vọng cho một thế giới tốt đẹp hơn cho tương lai của Âu Châu và thế giới.

Hiến Chương có 8 điểm như sau:

 1-Những quốc gia của họ không tìm cách để mở rộng lãnh thổ của họ qua lãnh thổ của các quốc gia khác.

 2-Họ ao ước không muốn nhìn thấy những thay đổi lãnh thổ mà lại không có sự đồng ý với quyền tự do để được bày tỏ của những người khác

.3-Họ tôn trọng quyền của tất cả mọi người để tự lựa chọn hình thức xây dựng chính quyền mà trong chính quyền đó họ sống cuộc sống của họ, và muốn nhìn thấy quyền tối thượng với một chính quyền của dân, do dân và vì dân để cai trị lấy chính họ (self government). Quyền nầy phải được phục hoạt bởi vì quyền nầy trước đây đã bị cưỡng bách cướp đoạt của dân.

 4-Họ sẽ nổ lực với sự tôn trọng trách nhiệm hiện thời mở rộng quyền mà họ được hưởng của tất cả các quốc gia, dù chiến thắng hay bại trận, phải có – trong ý nghĩa của sự bình đẳng về thương mại, tài nguyên thiên nhiên trên thế giới, đó là những gì cần thiết cho sự phồn vinh thịnh vượng cho nền kinh tế của họ.

 5- Họ ao ước đưa đến một sự hợp tác toàn diện giữa tất cả các quốc gia trong lãnh vực kinh tế và những mục tiêu an ninh cho các quốc gia để cải thiện tất cả mọi tiêu chuẩn của lao động, tiến bộ kinh tế và an sinh xã hội.

            6-Sau sự phá hoại tàn tệ của chế độ độc tài Nazi, họ hy vọng nhìn thấy một nền hòa bình được thiết lập và sẽ làm cho tất cả các quốc gia có đủ những phương tiện để sống an toàn trên lãnh thổ của họ, và sẽ có sự bảo đảm cho tất cả mọi người  trên tất cả mọi phần đất có thể sống với cuộc sống của họ trong tự do no ấm mà họ thường ước mơ là không còn phải sống trong lo sợ nữa.

 7-Một nền hòa bình như thế sẽ cho phép tất cả mọi người được tự do đi lại trên biển cả và trên các đại dương mà không phải trốn tránh che đậy.

 8-Họ tin tưởng rằng tất cả mọi quốc gia trên thế giới với những lý do thực tiễn cũng như lý do tinh thần- phải từ bỏ sử dụng vũ lực và bạo lực, khi mà không có nền hòa bình nào có thể duy trì, nếu vùng đất, vùng biển và vùng trời nào có những đe dọa bởi võ khí quân sự bởi các quốc gia đem đến. Những sự đe dọa, sự xâm lấn bên ngoài biên giới của họ, họ tin tưởng rằng phải thành lập một cách rộng rãi và thường trực một hệ thống an ninh bao quát để giải giới các quốc gia có sự đe dọa. Đó là điểm then chốt phải thực hiện. Họ sẽ viện trợ và khuyến khích tất cả mọi người để cùng nhau đưa ra những tính toán cân nhắc thực tiễn để soi sáng cho tất cả con người yêu chuộng hòa bình bằng cách dẹp sạch đi những nổi đe dọa quân sự đang đè nặng trên đôi vai của họ.(Trích Common principle   in . . .   .national policy” The Atlantic Charter (1941), Jerome B. Agel).

 

CHÍNH SÁCH HOA KỲ 

TRONG HIỆP ƯỚC THƯỢNG HẢI 1972  

Trong Hiệp Ước Thượng Hải (Shanghai Communique 1972) Hoa Kỳ đã nhấn mạnh: Hòa bình ở Đông Nam Á và hòa bình của thế giới đòi hỏi những nổ lực của cả 2 phương diện, đó là những căng thẳng trực tiếp và loại trừ những mầm mống căn bản của sự xung đột. Hoa Kỳ làm việc cho một nền hòa bình công chính và bảo đảm: Công chính vì nó sẽ thỏa mãn đầy đủ những khát vọng của người dân và khát vọng của những quốc gia cho tự do và tiến bộ, bảo đảm, bởi vì nó dời bỏ được những nguy hiểm của quốc gia ngoại bang hiếu chiến.

 Hoa Kỳ hổ trợ cho quyền tự do của mỗi cá nhân và trợ giúp cho sự tiến bộ xã hội, cho tất cả mọi người trên thế giới không bị áp lực và sự can thiệp từ bên ngoài. Hoa Kỳ tin tưởng rằng những nổ lực để giảm thiểu những căng thẳng được tiến hành bằng những trao đổi tốt đẹp giữa các quốc gia có những ý thức hệ khác nhau để giảm thiểu những rủi ro bất trắc với cuộc đụng độ xảy ra như một tai nạn, không có quốc gia nào dám nói mình không có những lầm lạc sai quấy và mỗi quốc gia nên sẵn sàng để tự duyệt xét lại những thái độ của chính mình để cùng tiến đến một sự tốt đẹp chung. Hoa Kỳ đã nhấn mạnh rằng những người dân ở Đông Dương phải được phép quyết định về định mệnh của riêng họ mà không có sự xâm phạm từ bên ngoài vào, mục tiêu trên hết của họ đã từng được thương thuyết về một giải pháp, một đề nghị 8 điểm mà Việt Nam Cộng Hoà và Hoa Kỳ đã đưa ra ngày 27-01-1972 đã cho thấy những điều căn bản để đạt đến mục tiêu đó. Khi thấy có sự dàn xếp đã được thương thuyết là cuối cùng Hoa Kỳ sẽ triệt thoái các lực lượng quân sự ra khỏi khu vực với mục tiêu nhắm tới là quyền tự quyết (self-determination) cho những dân tộc tại Đông Dương, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục duy trì mối liên hệ chặt chẽ và hổ trợ nước Cộng Hoà Nam Hàn. Hoa Kỳ sẽ hổ trợ những nổ lực của Nam Hàn, tìm kiếm sự hòa hoãn trước sự căng thẳng và có thêm sự trao đổi, đối thoại tại bán đảo Đại Hàn. Hoa Kỳ sẽ đặt gía trị cao nhất trong mối tương quan thân thiện với Nhật Bản và tiếp tục phát triển mối giao hảo gắn bó với Nhật hiện đang có. Kiên định nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngày 01-12-1971 Hoa Kỳ hổ trợ sự ngưng bắn giữa Ấn Độ và Pakistan và cả hai phải rút các lực lượng quân sự về lãnh thổ của họ và phía của họ phải ngưng bắn tại Jammu và Kashmir. Hoa Kỳ hổ trợ cho nhân quyền của tất cả người dân tại Đông Nam Á để tự lo liệu lấy quốc gia của họ trong hòa bình mà không bị đe dọa bởi các lực lượng quân sự và không có sự thù nghịch do các thế lực muốn làm bá chủ (hegemony) tại Đông Nam Á.

Trong phần kết luận của Hiệp Ước Thượng Hải đã nhấn mạnh rắng hiện đang có sự khác biệt sâu xa giữa Hoa Lục và Hoa Kỳ trong hệ thống xã hội của họ và những chính sách đối ngoại. Tuy nhiên cả hai phía đã đồng ý với nhau rằng các quốc gia, không cần biết hệ thống xã hội của họ, nên tuân theo mối liên hệ trên nguyên tắc tôn trọng quyền tối thượng và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia, không được có sự hiếu chiến chống lại các quốc gia khác, không xen vào nội bộ của các quốc gia khác, tất cả đều bình đẳng, đồng hưởng lợi và chung sống hòa bình. Tất cả những tranh cãi quốc tế sẽ được dàn xếp trên căn bản nầy mà không được sử dụng quân sự để đe dọa. Hoa Kỳ và nhân dân Cộng Hòa Hoa Lục đang sửa soạn để áp dụng những nguyên tắc ngoại giao song phương.

Với những nguyên tắc nầy mối quan hệ ngoại giao quốc tế trong tâm tư của mỗi phía là:

 • Tiến đến sự bình thường hóa giữa Hoa Lục và Hoa Kỳ là quyền lợi cho tất cả các quốc gia.

 • Cả hai phía đều muốn giảm thiểu sự nguy hiểm về những xung đột quân sự quốc tế.

 • Cả hai nước không tìm kiếm để làm bá chủ tại khu vực Á Châu Thái Bình Dương và mỗi bên sẽ chống lại những nổ lực của bất cứ quốc gia nào, hay một nhóm quốc gia nào thiết lập quyền bá chủ tại đây. (Trích Jerome B. Age/ Words of America Great 1997, page 468)

 KẾT LUẬN

Chiến tranh Việt Nam (VN) quá thảm khốc, sự hy sinh và thất bại của Hoa Kỳ tại chiến trường VN quá lớn lao và nhục nhã. Đau đớn hơn cả là cái chết của một quốc gia Việt Nam Cộng Hòa. Cuối cùng là sự chiến thắng của cộng sản Việt Nam. Họ không chiến thắng như những vị anh hùng có đũ nhân-trí-dũng của những người quân tử và bậc trượng phu của Đông Phương để an bang tế thế, đem đến sự thanh bình an lạc cho dân tộc và tổ quốc của họ sau những cơn mua bão tơi bời của bom đạn và hận thù chiến tranh. Thực ra trong hòa bình giả tạo sau 30-04-1975 họ đã tự để lộ nguyên hình qua chủ trương, đường lối, sách lược và đời sống cá thể và tập thể của những người nắm quyền hành và vận mệnh quốc gia VN 36 năm qua rằng dân tộc VN đã ngồi chờ đợi những con người nhân – trí - dũng của đảng cộng sản VN đứng ra lo lắng cho đời sống của toàn dân. Nhưng 36 năm qua đi mà người dân Việt vẫn chưa thấy được một người nắm quyền hành và vận mệnh của cả một dân tộc có đủ ba gía trị căn bản đó của văn hóa VN và văn minh Trung Hoa của Hoa Lục. Tại sao? Tại sao? “Lý tưởng cách mạng” mà đảng cộng sản VN không đào tạo nổi một người có đủ nhân-trí-dũng cho dân cho nước nhờ.

 Trái lại những con người Bất Nhân, Bất Trí, Bất Dũng thì từ thượng từng quốc gia đến hạ tầng cơ sở thì đông đảo lúc nhúc khắp nơi để lục lọi, vơ vét tài sản của nhân dân. Vì thế bốn gíá trị rường cột và nền tảng của quốc gia là Tài nguyên nhân lực, Tài nguyên thiên nhiên, Ý chí toàn dân và Ngọn đèn trí tuệ của người trí thức hay Quốc sĩ như tổng Thống Nixon đã đưa ra để làm cho dận giàu nước mạnh thì đã bị những kẻ chiến thắng tàn phá, hủy hoại toàn diện và triệt để từ ngày họ chiến thắng đến nay.

Đây có phải sự thật không thì những người cộng sản hay chạy theo cộng sản, cũng như 86 triệu người dân Việt đau khổ đều đã biết. Do đó, nguyên nhân đưa đến chiến tranh vẫn còn đó, bởi vì cuộc xung đột, mâu thuẩn và tranh chấp giữa tự do và độc tài vẫn còn đó, cộng với hậu quả của chiến tranh đã không giải quyết được gì cả, mà còn cộng thêm những hậu quả trong 36 năm hòa bình nữa. Hậu quả của 36 năm hòa bình là gì, phải chăng là bốn gía trị căn bản nền tảng để làm cho quốc gia hùng cường và thịnh vượng đã bị chính “những người chiến thắng mùa Xuân năm 1975” liên tục phá hủy.

 Cộng thêm những thảm họa đó, lãnh thổ, lãnh hải bị Hoa Lục xâm lấn, cướp đoạt. Hoa Lục còn muốn cướp cả Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như cướp luôn quyền độc lập chính trị, quyền tối thượng của quốc gia và quyền toàn vẹn lãnh thổ cũng đang vượt khỏi tầm tay của một quốc gia mà đành chịu chết hay sao? Vì thế trong cuộc đấu tranh hiện nay, người dân Việt không chỉ có kẻ thù là đảng cộng sản VN mà luôn cả đảng cộng sản Hoa Lục. Chúng ta- tất cả chúng ta và cả dân tộc đau khổ nầy không có một tấc sắt trong tay nhưng trong chiến tranh ý thức hệ, chúng ta không cần bom đạn mà cần những sức mạnh của tinh thần, cần có Linh Kiếm của Thiên Chúa và Huệ Kiếm của Đức Phật. Đúng như Đức Phật đã dặn dò:” hãy nương tựa vào Đại Ngã và hảy lấy Giáo Luật làm đuốc soi đường, ngoài ra đừng tin vào ai cả”

 Đó là tất cả lý do mà chúng ta phải sử dụng những gía trị của Công Ước quốc tế đang sẵn có như tinh thần của Hội Quốc Liên, tinh thần của Hiến Chương Bắc Đại Tây Dương, tinh thần của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và tinh thần của Hiệp Ước Thượng Hải làm đuốc soi đường để tranh hùng với những kẻ thù quá vĩ đại, quá hung hỉểm, quá gian manh và quá nhiều tiền bạc.

 Và chúng ta phải khôn ngoan sáng suốt tin tưởng mạnh mẽ vào lời dạy của Đức Thê Tôn “hãy nương dựa vào Đại Ngã” tức bầu năng lực của cả vũ trụ nầy, mà chúng ta gọi là Đấng Tạo Hóa, Trời, Thượng Đế hay Thiên Chúa. Tên gọi khác nhau nhưng chân lý tối thượng chỉ có Một . Đó là nơi duy nhất con người có thể tìm kiếm và xây dựng sức mạnh tinh thần cho cuộc chiến thắng sau chót nầy.

 Trong cuộc chiến tranh khó khăn và thiêng liêng nầy chúng ta sẽ chiếm trọn Nhân Tâm của con người khắp nơi qua sự tin tưởng vào Công Ước quốc tế của chúng ta, và chúng ta được lòng người thì cũng phải hợp lòng Trời thì chiến thắng vẻ vang và chân chính nhất sẽ thuộc về chúng ta. Chiến tranh VN với sự xung đột đẩm máu của tự do và xiềng xích nô lệ của Tân Đế Quốc Thực Dân cộng sản, giữa độc tài đảng trị và giữa hữu thần và vô thần. Và tranh chấp, xung đột tại Biển Đông hiện nay là sự xung đột, mâu thuẩn, tranh chấp giữa tham vọng bá chủ của Tân Thực Dân Đại Hán với quyền tự do, quyền tự quyết, quyền độc lập, quyền tối thượng của quốc gia và quyền toàn vẹn lãnh thổ, cũng như quyền bình đẳng giữa VN và Trung Hoa lục địa.

 Trên một quan điểm của đại thể thì sự xung đột và tranh chấp tại Biển Đông là sự xung đột, mâu thuẩn, tranh chấp giữa truyền thống chính trị bá đạo thoái hóa của Tân Thực Dân Đại Hán với truyền thống chính trị vương đạo toàn cầu hiện nay của tất cả gia đình nhân loại (global family). Đây là cuộc tranh đấu pháp lý (legal struggle) theo tinh thần của luật pháp quốc tế mà các Công Ước quốc tế là nền tảng, và đây cũng là cuộc tranh đấu của Mặt trân không tiếng súng theo tinh thần Bất Bạo Động của Gandhi và tinh thần Kitô giáo trong cách mạng dân chủ xây dựng quốc gia của Hoa Kỳ.

 Cuộc cách mạng dân chủ để xây dựng quốc gia sẽ chú tâm vào tất cả những vấn nạn của VN và đông phương như chính trị quan liêu phong kiến của Nho quan hủ bại, văn hóa hủ lậu, lạc hậu và thoái hóa, cũng như tôn giáo xa rời thực tế của đời sống, luật pháp rừng rú, trí thức bị tụt hậu và dân trí thì quá thấp kém. Tất cả phải thay đổi- bởi vì nhân tâm và thực trạng chính trị sẽ được thay đổi và chuyển hóa thì tất cả sẽ được thay đổi và chuyển hóa.

 Đây mới thực sự là ý thức cách mạng chân chính nhất vì nó sẽ xây dựng trật tự chính trị quốc gia, trật tự chính trị Đông Nam Á và trật tự chính trị toàn cầu.

 

GIẢI PHÁP CHO CÁC VẤN ĐỀ TRANH CHẤP TẠI BIỂN    
 (Tóm Lược)

Đứng trước trào lưu của dân chủ toàn cầu, trật tự mới của thế giới, cũng như trước âm mưu và tham vọng vô độ của Hoa Lục và đứng trước nhân tâm cùng thực trạng chính trị tại Đông Nam Á (ĐNA) và những tranh chấp. Chúng ta cần đưa ra một giải pháp với những mục tiêu sau:

  1. Cần sự hợp tác tích cực chân thành và chặt chẽ giữa Hoa Lục và các nước Đông Nam Á.
  2. Phải hiểu rõ đường lối, chính sách, chiến lược, quyền lợi, giá trị của Hoa Kỳ  tại ĐNA để có sự thông cảm hiểu biết giữa Hoa Kỳ và các quốc gia ĐNÁ
  3. Đề cao và cổ súy trật tự chính trị, và trật tự pháp lý trên căn bản luật Quốc tế  và các Công Ước Quốc Tế, để chấm dứt tình trạng vô luật pháp tại Hoa Lục và Việt Nam.
  4. Các quốc gia ĐNÁ phải cùng với Hoa Kỳ thành lập ngay một tổ chức quân sự và chính trị như khối NATO để bảo vệ và duy trì An Ninh,Ổn định và Hòa Bình  cho ĐNÁ phát triển và tiến bộ.
  5. Vận động và xiển dương Dân chủ hóa Hoa Lục  và Việt Nam bằng cuộc cách mạng Dân chủ đáy tầng (Grass Root democracy)  cho Hoa Lục và các quốc gia ĐNÁ.
  6. Để đạt đến giá trị tiến hóa, Hoa Lục, Việt Nam và các quốc gia ĐNA phải cải cách thay đổi, chuyển hóa tích cực và triệt để phục hoạt lại tinh tuý của các tôn giáo và văn hóa dân tộc để tiến về thời kỳ Phục Hưng văn Minh Tinh Thần Đông Phương và tổng  hợp với văn minh Tây Phương để có một nền văn minh Toàn cầu cho Đông Phương trong thời đại dân chủ toàn cầu.

                                                                             

                  Nguyễn Anh Tuấn (Xuân 2011)

 

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang : Giải Pháp Đông Á
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com
Email: thuky@vietnamvanhien.net

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc. Thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống Văn Hiến hầu phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.


Trở lên đầu trang

Trở Lại Trang Mặt