Việt Nam Văn Hiến
Năm Thứ 4889


www.vietnamvanhien.net





Con Đường Nào Cho Việt Nam Hôm Nay
Lê Việt Thường





Giải Pháp Loại Nào Cho Việt Nam Hôm Nay

   Vấn đề Việt Nam đã được đề cập đến nhiều trên các khía cạnh Chính trị, Hiến chương, Pháp lý, Xã hội, Kinh tế v.v... Sự đóng góp phong phú về những khía cạnh trên đây là điều cần thiết và đáng hoan nghênh, vì Việt Nam hiện đang đứng trước ngã ba đường: chủ nghĩa Cộng sản đã quá lỗi thời nên không còn ai tin tưởng nữa, và tập đoàn Cộng sản Việt Nam hiện tại cấu kết với nhau chỉ vì vấn đề quyền lợi và sống còn. Vậy nên hầu như tất cả đều đồng ý là Việt Nam cần có chính sách và đường hướng mới để bơm sinh khí vào một xã hội quá băng hoại về cả hai mẕt tinh thần và vật chất. Tuy nhiên, mẕc dầu thiện chí cải tổ có thừa, nhưng khi câu hỏi được đẕt ra là "nội dung của chính sách, đường hướng đó là gì ?" thì khó khăn bắt đầu xuất hiện.

 

Các biện pháp cải tổ được đề nghị thường nằm trên bình diện Chính trị, Pháp chế như đòi hỏi chính quyền Cộng sản Việt Nam từ bỏ độc tài đảng trị, sửa đổi hiến pháp để người dân có các thứ tự do căn bản như tự do lập hội đoàn, đảng phái... để tiến tới bầu cử tự do.

 

Trước áp lực quốc tế về các vấn đề Tự do, Nhân quyền, chính quyền CSVN vẫn tỏ ra ngoan cố: Lâu lâu họ làm ra vẻ nhượng bộ ở một điểm nóng, như trả tự do cho một vài nhân vật đối lập chính trị nổi tiếng, nhưng ngay sau đó họ lại ngấm ngầm siết chẕt sự quản thúc, kiểm soát đối với chính nhân vật vừa được thả ra (như trường hợp Hà Sĩ Phu, Nguyễn Ðan Quế trước đây..). Ðối với những nhân vật, đoàn thể, tôn giáo mà chính quyền CSVN nghĩ có thể là mối đe dọa đối với sự sống còn của chế độ, họ thẳng tay đàn áp, khủng bố, bắt bớ, bất chấp cả dư luận quốc tế lẫn quốc nội ( như trường hợp Phật giáo Hòa Hảo chẳng hạn).

 

Trên đây là một vài thí dụ về những khó khăn mà những nhà tranh đấu cho Tự do, Nhân quyền tại Việt Nam gẕp phải trong thực tế. Lẽ dĩ nhiên, mẕc dầu những khó khăn nêu trên, vì Hạnh phúc của nhân dân, vì sự Sống còn của dân tộc Việt Nam, chúng ta vẫn phải tiếp tục tranh đấu trên các bình diện Chính trị, Hiến chương, Pháp lý, Xã hội, Kinh tế.vvv.vvv. dựa vào Dư luận Quốc tế cũng như ảnh hưởng Chính trị lớn lao của khối cử tri người Việt Hải ngoại tại những nơi, những quốc gia mà họ hiện đang cư ngụ.

 

Tuy nhiên, các việc làm trên đây là CẦN nhưng KHÔNG ÐỦ, vì chỉ là những giải đáp CỤC BỘ. Vấn đề Việt Nam đòi hỏi một Giải Pháp rộng lớn hơn, TOÀN DIỆN hơn, mà ta chỉ có thể gẕp trên bình diện VĂN HÓA.

 

 

 I ) TẠ I SAO CẦN ÐẾN GIẢI PHÁP VĂN HÓA ?

 

Từ ngữ VĂN HÓA bao gồm 2 khía cạnh RIÊNG và CHUNG. RIÊNG vì Văn Hóa thường áp dụng cho MỘT nhóm người, MỘT nhóm dân. CHUNG vì Văn Hóa chỉ CÁCH THẾ SỐNG của nhóm người kể trên bàng bạc ở khắp MỌI SINH HOẠT của họ. Ðiều khó khăn nhất là làm sao tìm ra MẪU SỐ CHUNG đó. Lý do là vì SINH HOẠ  của con người rất phiền nhiêu, đa tạp, nên nếu nhìn từ NGOÀI, tức dừng ở cõi Hiện tượng Hữu hình, chúng ta rất khó nắm bắt Mẫu Số Chung đó. Do đó, Cơ Cấu luận (Structuralisme), một trong những lý thuyết mới nhất trong Khoa học Nhân văn, đề nghị một phương pháp Khảo Cứu Mới Mẻ nhằm vượt qua đợt Hiện tượng, Vật lý, Lý trí, Ý thức, bên ngoài để đào sâu vấn đề đến tận đợt Siêu trần, Vi thể, cõi Tiềm thức, Vô thức nhằm nắm bắt CƠ CẤU nằm sâu trong lòng của Sự vật. Do đó, về mẕt PHƯƠNG PHÁP, Cơ Cấu luận đẕt nổi mối LIÊN HỆ, TƯƠNG QUAN có tính cách VÔ HÌNH giữa các Yếu tố, Thành phần, Biến cố, Sự việc..hơn là chính các Yếu tố, Thành phần, Biến cố, Sự việc..vẫn còn nằm ở đợt HỮU HÌNH.

 

Các SINH HOẠT của Nhân loại rất phiền nhiêu, đa tạp, nhưng có thể tạm sắp xếp trong BA loại : KINH TẾ, CHÍNH TRỊ XÃ HỘI và TÔN GIÁO đáp ứng với HAI loại NHU CẦU của con người là : VẬT CHẤT và TINH THẦN. Nhận xét đầu tiên là con người thời nào, nơi nào cũng có những NHU CẦU CĂN BẢN như nhau là NO ẤM, HẠNH PHÚC, HÒA BÌNH. Và ở thời nào, nơi nào cũng có sự hiện diện, dưới hình thái đơn giản hoẕc phức tạp của các Sinh hoạt KINH TẾ, CHÍNH TRỊ và TÔN GIÁO.

 

Ðiều đáng nói ở đây là tuy các Sinh hoạt lâu đời vừa nêu trên là KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, TÔN GIÁO góp phần vào việc giải quyết các vấn đề căn bản của con người như NO ẤM, HẠNH PHÚC, HÒA BÌNH, nhưng thông thường chỉ đem lại những giải đáp CỤC BỘ, và đôi khi lại không đạt được mục tiêu.

 

Do đó, để đạt được cứu cánh là đem lại NO ẤM, HẠNH PHÚC, HÒA BÌNH thực sự, ngoài những giải đáp CỤC BỘ vừa nêu trên, con người còn cần một Giải Pháp TOÀN DIỆN nữa nằm ở bình diện Cao hơn, Sâu hơn, tức lãnh vực VĂN HÓA mà dưới ánh sáng của Cơ Cấu luận, bao gồm những mối LIÊN HỆ, TƯƠNG QUAN có tính cách VÔ HÌNH có khả năng nối kết được với nhau các YẾU TỐ HỮU HÌNH là các địa hạt KINH TẾ, CHÍNH TRỊ XÃ HỘI và TÔN GIÁO.

 

 

II) TƯƠ NG QUAN GIỮA VĂN HÓA VỚI KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, TÔN GIÁO:

 

 

1) Môn KINH TẾ nhắm đến mục tiêu giải quyết cấp bách vấn đề ÐỦ ĂN, ÐỦ MẶC của con người.

 

2) Môn CHÍNH TRỊ có hai khía cạnh:

 

a)ÐỐI NỘI: nhắm đến việc định tính vai trò và địa vị gồm những bổn phận, trách nhiệm, quyền lợi..của một CÁ NHÂN đối với các Cá nhân khác và CỘNG ÐỒNG, được thấy qua những mối tương quan, liên hệ trong Xã hội� �hư chẳng hạn những mối NGŨ LUÂN trong Nho Giáo: vợ chồng, cha con, thầy trò, vua tôi, bằng hữu.

 

b)ÐỐI NGOẠI: nhắm đến việc định tính vai trò và địa vị của một quốc gia, dân tộc, đối với cộng đồng các quốc gia, dân tộc.

 

3) TÔN GIÁO hiện hữu vì lý do sau đây: con người không chỉ có những nhu cầu VẬT CHẤT, trong cõi TƯƠ G ÐỐI, HỮU HÌNH hoẕc chỉ hạn chế vào chiều kích XÃ HỘI, mà còn có những nhu cầu TINH THẦN, VÔ HÌNH, cũng như những khát vọng về TUYỆT ÐỐI với chiều kích HUYỀN NHIỆM, TÂM LINH.

 

Tuy nhiên,trong môn Hóa học chẳng hạn, muốn tạo ra NƯỚC, sự hiện diện của hai chất Hóa học KHINH KHÍ(Hydrogen) và DƯỠNG KHÍ(Oxygen) là CẦN nhưng KHÔNG ÐỦ. Lý do là muốn tạo ra NƯỚC, còn phải biết kết hợp Khinh khí với Dưỡng khí theo đúng DUNG LƯỢNG Hóa học là HAI nguyên tử HYDROGEN cộng với MỘT nguyên tử OXYGEN mới tạo ra được MỘT phân tử NƯỚC mà công thức Hóa học là H2O.

 

Một cách tương tự, muốn đáp ứng những NHU CẦU CĂN BẢN của con người là NO ẤM, HẠNH PHÚC, HÒA BÌNH gồm hai khía cạnh TINH THẦN và VẬT CHẤT, sự hiện diện của các sinh hoạt KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, TÔN GIÁO là CẦN nhưng KHÔNG ÐỦ.

 

Lý do là muốn Cá nhân đạt được Hạnh Phúc CHÂN THỰC, Nhân loại đạt được nền Hòa Bình TRƯỜNG CỬU, còn phải biết cách kết hợp các sinh hoạt KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, TÔN GIÁO, cũng như điều hòa các nhu cầu TINH THẦN và VẬT CHẤT của con người trong một LIỀU LƯỢNG,TƯƠNG QUAN LÝ TƯỞNG tương tự như DUNG LƯỢNG H2O làm nên NƯỚC trong môn Hoá học. Và đó là vai trò của VĂN HÓA.

 

KINH DỊCH, cuốn Kinh nền tảng nhất của Văn hóa Viễn Ðông hé cho chúng ta thấy TƯƠNG QUAN LÝ TƯỞNG có khả năng đem lại CHÂN HẠNH PHÚC cho con người cũng như nền HÒA BÌNH THỰC SỰ cho nhân loại qua cụm từ THAM THIÊN LƯỠNG ÐỊA(=3 Trời 2 Ðất) hay (3 Tinh thần 2 Vật chất) làm nền tảng cho thuyết NGŨ HÀNH của Dịch Lý.

 

 

III ) THUYẾT NGŨ HÀNH VÀ CON ÐƯỜNG CỦA VIỆT NAM:

 

Cơ Cấu NGŨ HÀNH chính là VIỆT ÐẠO do mối liên hệ thâm sâu giữa Huyền sử TIÊN RỒNG và DỊCH LÝ.

 

Ngoài ra, lý thuyết Ngũ Hành không chỉ là Suy luận Triết học suông mà có NỀN TẢNG KHOA HỌC hẳn hoi như khám phá gần đây của hai nhà Bác học Trung Hoa Lý Chánh Ðạo và Dương Chấn Ninh, nhờ đó hai ông được giải thưởng NOBEL cho thấy là khi dùng máy "Accelerator"để bắn Hạt nhân của Nguyên tử (Atomic Nucleus) vỡ ra, thì thoát ra 2 dòng "Ðiện tử"(Electron): ÂM ÐIỆN TỬ và DƯƠNG ÐIỆN TỬ với VẬN TỐC DI CHUYỂN KHÔNG ÐỒNG ÐỀU. Dương điện tử di chuyển nhanh hơn Âm điện tử TRONG TỶ LỆ 3/2(Ba trên Hai), giống như Tương quan Lý tưởng "Tham Thiên Lưỡng Ðịa" (= Ba Trời, Hai Ðất) hay 3 DƯƠNG 2 ÂM, của lý thuyết NGŨ HÀNH vừa đề cập ở trên.(1)

 

Vì CƠ CẤU là một vấn đề tối quan trọng nên không chỉ là đề tài suy tư của các nhà Hiền triết Viễn Ðông, mà còn là mối bận tâm của nền Triết học Ấn Ðộ cũng như của các Triết gia Tây Phương Cổ đại, mà vấn đề quan trọng nhất là tìm hiểu về Bản chất Sơ nguyên làm nên Vũ trụ. Hầu hết thưa Bản chất của Vũ trụ là ÐẤT, Thalès cho là NƯỚC, Heraclite LỬA, Anaximene KHÍ. ARISTOTLE tổng hợp lại thành TỨ TỐ: Ðất-Nước-Khí-Lửa.

 

Nếu CƠ CẤU của Vũ trụ, Vạn vật là TỨ TỐ như Aristotle chủ trương, thì hai nguyên lý ÂM-DƯƠ G sẽ ở trạng thái Quân Bình TĨNH CHỈ (Static),Bất động như (2 DƯƠNG + 2 ÂM = 4) thì làm sao có Di động, BIẾN HÓA cũng như hoàn toàn trái ngược với THỰC TẠI mà Khoa học Ngày Nay chứng minh là làm bằng một VŨ TRỤ được điều hợp trong thế Quân Bình ÐỘNG ÐÍCH (Dynamic) là (3 DƯƠNG + 2 ÂM= 5) như Cơ Cấu NGŨ HÀNH của DỊCH LÝ. Thật vậy, nguyên lý DƯƠNG đại diện cho TINH THẦN phải chiếm 3 phần, tức trội hơn nguyên lý ÂM đại diện cho VẬT CHẤT chiếm 2 phần, thì Vũ trụ, Vạn vật, Con người mới có BIẾN HÓA thăng tiến về phía TINH THẦN, giống như chủ trương của Sử gia danh tiếng A. Toynbee quan niệm Lịch sử con người là hướng tiến dần dần lên thế giới TINH THẦN (=Etherialization có nghĩa là "trở nên Tinh Khí, Thiêng Liêng") (2)

 

Nếu bốn hành Kim-Mộc-Thủy-Hỏa của NGŨ HÀNH của Dịch Lý tương tự như TỨ TỐ: Ðất-Nước-Lửa- Khí của Tây Phương vì nằm ở cõi HIỆN TƯỢNG Hữu Hình, thì hành THỔ, hành thứ năm mới là nét Ðẕc trưng của NGŨ HÀNH vì đại diện cho TÂM LINH, VÔ THỂ. VÔ đây không có nghĩa là "không có" theo nghĩa thông thường, mà là "CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU" là "HÀNH VÔ HÀNH", tức là cái KHÔNG Huyền Diệu làm nền tảng cho mọi cái CÓ.

 

ÐÔNG LAN, tác giả "YÊU MẾN ANVI" đã đưa ra nhận xét rất giá trị và sâu sắc cho thấy thuyết NGŨ HÀNH của Dịch Lý với Tương quan Lý tưởng "Tham Thiên Lưỡng Ðịa" có lẽ bắt nguồn từ Thuật ngữ "CON RỒNG CHÁU TIÊN" của Huyền Sử TIÊN-RỒNG của VIỆT TỘC. Vì CON là đời thứ 2, CHÁU là đời thứ 3, nên "Con Rồng, cháu Tiên" cũng có nghĩa là "2 RỒNG 3 TIÊN" hay "Tham Thiên Lưỡng Ðịa"!

 

Do đó, ta có thể lập lại ở đây rằng Cơ Cấu NGŨ HÀNH chính là VIỆT ÐẠO hay CON ÐƯỜNG của VIỆT NAM vậy!

 

 

IV ) ÁP DỤNG NGŨ HÀNH VÀO VĂN HÓA:

 

Bây giờ thử áp dụng cái khung NGŨ HÀNH vào việc nghiên cứu các nền Văn Hóa lớn là Tây Phương, Ấn Ðộ và Viễn Ðông.

 

Như đã nói ở trên, Tương quan Lý tưởng của lý thuyết Ngũ Hành theo tinh thần Dịch Lý là THAM THIÊN LƯỠNG ÐỊA có thể hiểu là "3 Trời 2 Ðất" hay "3 Dương 2 Âm" hoẕc "3 Tinh Thần 2 Vật Chất...tùy trường hợp.

 

Tóm lại, theo Dịch Lý, ta đạt được Tương quan Lý tưởng hay thế QUÂN BÌNH Ðộng đích khi ta có "3+2 = 5". Còn các tương quan khác như "4+1=5" hay "1+4=5", tức "Tứ Thiên Nhất Ðịa" hay "Nhất Thiên Tứ Ðịa" đều ở trong tư thế BẤT QUÂN BÌNH cần nên tránh.

 

THIÊN ÐỊA hay ÂM DƯƠNG là những Phạm Trù RỖNG chi phối LUẬT BIẾN HÓA trong Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan của ÐẠO DỊCH nên được dùng để chỉ những CẶP Phạm trù có thể xem là MÂU THUẪN hay BỔ TÚC tùy theo nhãn quan của người quan sát.

 

Trong VĂN HÓA chẳng hạn, THIÊN ÐỊA hay ÂM DƯƠNG có thể chỉ các CẶP Phạm trù "Ý Thức-Tiềm Thức", "Lý Trí-Tình Cảm", Hiện Tượng-Tâm Linh".vvv...vvv.

 

 

1) TÂY PHƯƠNG: Văn hóa, Triết học Tây Phương với việc các Tổ Sư như Socrates đưa LÝ TRÍ lên vai trò ÐỘC TÔN, như Plato cho thế giới Ý NIỆM (le monde des Idées) mới là THẬT, còn TRẦN GIỚI hay thế giới CẢM XÚC chỉ là "bèo bọt", nên là môt nền văn hóa quá thiên về LÝ TRÍ Suy Luận, với Tương quan Bất Quân Bình là "TỨ ÐỊA NHẤT THIÊN", tức "4 Ý thức 1Tiềm thức", "4 Lý 1 Tình","4 Hiện tượng 1 Tâm Linh".

 

Hậu quả là các "Anh hùng" của họ như Attila, Napoléon, Hitler.hay các phong trào như Thực Dân, Quốc Xã, Phát Xít, Cộng Sản..bắt nguồn từ Tây Phương không ngần ngại "nướng" vào trận tiền hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu.trang thanh niên là những con người "bằng xương bằng thịt" để thoả mãn các THAM VỌNG ngông cuồng, hoẕc nhân danh các Ý THỨC HỆ Phi Nhân của cái thế giới DUY LÝ, TRỪU TƯỢNG, KHÔNG TƯỞNG của họ.

 

 

2) ẤN ÐỘ: Trước bầu khí HỮU VI của văn hóa Tây Phương đầy tranh chấp, mâu thuẫn, đối kháng, nền văn hóa VÔ VI Ấn Ðộ chủ trương từ bỏ LÝ TRÍ để thực hiện một "cú nhảy" vào "hố thẳm" của Nội tâm. Lúc ban đầu, có thể bị quyến rủ bởi bầu khí nhẹ nhàng, thanh thoát của thế giới Vô Vi, nhưng về sau ta sẽ nhận thấy là triết lý Ấn Ðộ vẫn còn nẕng tính chất "độc thiện kỳ thân" nên không thâm nhập được vào đời sống. Hậu quả là với Ấn Ðộ Cổ truyền, Triết lý có vươn cao mấy đi nữa cũng bỏ thây kệ xã hội với những bất công trầm trọng như tệ nạn đẳng cấp và tục thiêu sống đàn bà góa, ngay từ trong bản chất. (3)

 

Nếu con người gẕp phải tình trạng VONG THÂN trong nền văn hóa Tây Phương vì bị đồng hóa với SỰ VẬT, thì trong nền văn hóa Ấn Ðộ, con người lại bị ÁP CHẾ bởi sự hiện diện của THẦN LINH, mà Thần Linh dưới ánh sáng của khoa Tâm Lý Tân tiến, chẳng qua là những "phóng ảnh" của các "lực" nằm trong cõi TIỀM THỨC, VÔ THỨC.

 

 

3) VIỄN ÐÔNG: Dưới ánh sáng của Cơ Cấu NGŨ HÀNH, cả hai nền văn hóa Tây Phương và Ấn Ðộ đều ở trong tư thế BẤT QUÂN BÌNH: với Tây Phương là "Tứ Ðịa Nhất Thiên", tức "4 Ý Thức 1 Tiềm Thức", còn với Ấn Ðộ thì ngược lại là "Tứ Thiên Nhất Ðịa", tức "4 Tiềm Thức, 1 Ý Thức". Hậu quả là với Tây Phương, ta có thế giới của SỰ VẬT, còn với Ấn Ðộ, là thế giới của THẦN LINH. Và như lời của Sử gia Will Durant, chỉ còn lại Viễn Ðông là quê hương của NHÂN BẢN

 

Ai có thể Ðại diện cho Văn hóa Viễn Ðông? Theo tác giả lời Tựa của lần tái bản vào năm 2003 của cuốn "Luận Ngữ" được hoc giả J. Legge dịch ra Anh ngữ, thì "Trong dòng Lịch sử của Nhân loại, nếu có một người có thể Ðại diện cho nền Văn minh của cả một Dân tộc thì có lẽ đó là Khổng Tử. Nếu có một cuốn sách có thể được xem là bản chỉ đường chung cho cả một nhóm người, đó có lẽ là cuốn "Luận Ngữ". Có điều chắc chắn là trong dòng Lịch sử, hiếm người đã tô tạo và đóng dấu ấn trên Văn minh của xứ sở mình một cách sâu đậm như Khổng Tử. Sử gia danh tiếng Tư Mã Thiên đã viết cách đây 2100 năm: "Có thể gọi Khổng Tử là nhà Hiền Triết Thượng Thẕng".

 

Các lời Giáo huấn của Khổng Tử không chỉ dùng làm Mẫu mực cho tầng lớp Lãnh đạo và Sĩ phu, mà còn có ảnh hưởng trên lối cư xử của người Bình dân. Ðiểm đẕc sắc trong Ðạo lý của Khổng Tử là sự GIAO THOA giữa Nhân Ái và Lẽ Phải, giữa TÂM và TRÍ".(4)


V ) ÁP DỤNG NGŨ HÀNH VÀO VĂN MINH:

 

Một mẕt, Khổng Tử nói : "Thuật nhi bất tác" (Ta không sáng tác, chỉ thuật lại Ðạo của người xưa), mẕt khác, trong sách "Trung Dung", Khổng tử khen cái Ðạo của người phương Nam:"Nam phương chi cường giả, quân tử cư chi".

 

 

1)TỔ TIÊN LẠC VIỆT KHAI SÁNG RA VĂN MINH NHÂN LOẠI

 

Ngoài ra, theo Lý thuyết Văn minh mới nhất, Tổ tiên Việt tộc đã khai sáng và Ðông Nam Á là cái Nôi của Văn minh Nhân loại, nên người phương Nam mà Khổng Tử có nhắc tới có lẽ là chính Tổ tiên của chúng ta . Vì vào thời ấy, chưa có áp lực dân số nẕng nề như ngày nay, nên ta có thể suy luận ra là có lẽ các Ngài đã giải quyết được vấn đề ăn làm, mưu sinh. Ngoài ra,vì Bách Việt vào định cư ở đất Tàu trước Hoa tộc, và như hệ quả là tác giả đầu tiên của Minh triết Thái hòa của Văn hóa Dịch lý Siêu đẳng, nên các Ngài cũng đem lại Thái bình An lạc cho toàn dân. Do đó, các Ngài đã thực hiện được Ðạo lý NGŨ HÀNH theo Tương quan Lý tưởng là THAM THIÊN LƯỠNG ÐỊA hay "3 Trời 2 Ðất", "3 Tinh Thần 2 Vật Chất", "3 Văn Hóa 2 Văn Minh".

 

Về sau, dẫu vai trò lãnh đạo Văn minh đã được chuyển qua các dân tộc khác, nhưng hậu duệ gần gũi của các Ngài vẫn cố gắng duy trì trong mức độ khả thi Lý tưởng nêu trên. Bí quyết của việc hiện thực này nằm trong triết lý TRI TÚC và thể chế BÌNH SẢN giúp người dân Việt thời trước tương đối ÐỦ ĂN, ÐỦ MẶC để có thể có một cuộc sống PHONG LƯU Tiêu Sái theo Ðạo lý NGŨ HÀNH mà dấu vết còn ghi lại trên các mẕt của TRỐNG ÐỒNG.

 

 

2) HẬU DUỆ LẠI ÐI THEO HỌC THUYẾT TỆ HẠI NHẤT CỦA NHÂN LOẠI

 

Ðiều oái ăm là trong khi Tổ Tiên Lạc Việt khai sáng ra Văn minh Nhân loại, thì hậu duệ của các Ngài ngày nay còn chạy theo một Học thuyết Tệ hại nhất trong Lịch sử loài Người là thuyết Mác-Xít.

 

Ở khởi đầu, Karl Marx muốn sửa sai Hegel vì cái gọi là Biện chứng pháp (Dialectique) của Hegel đã sa đọa thành một lý thuyết DUY TÂM Một Chiều: thật vậy, về phương diện Chính trị chẳng hạn, giữa hai hạn từ CÁ NHÂN và NHÀ NƯỚC, Hegel đã bỏ Cá Nhân mà CHỌN NHÀ NƯỚC được đồng hóa với Tinh Thần Tuyệt Ðối.(5) Hậu quả là Biện chứng DUY TÂM của Hegel đã trở thành Ý Thức Hệ của Chủ Nghĩa QUỐC GIA QUÁ KHÍCH của Âu Châu của các thế kổ 18,19.

 

Karl Marx muốn đẕt Suy tư Triết lý vào con người, nhưng theo Marx, "Bản gốc CON NGƯỜI là KINH TẾ hoẕc XÃ HỘI tính" nên cái gọi là Biện chứng pháp của Karl Marx lại sa đọa thành một lý thuyết DUY VẬT Một Chiều. Và học thuyết của Marx đã trở thành Ý Thức Hệ của Chủ Nghĩa QUỐC TẾ CUỒNG TÍN của thế kổ 20 vừa qua.

 

Mác-Xít là một lý thuyết KHÔNG TƯỞNG, và Karl Marx hứa hẹn với những người theo ông một loại "Thiên Ðường Cộng Sản" nơi đó "con người làm theo khả năng và hưởng theo nhu cầu". Nhưng trước đó, ở giai đoạn trung gian, một chính quyền XÃ HỘI sẽ hiện hữu và có thể dùng những phương tiện PHI DÂN CHỦ như ÐỘC TÀI CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN.(6)

 

Chính các điểm lý thuyết vừa nêu trên của Mác-Xít đã được các lãnh tụ Cộng Sản như Lénine, Staline, Mao Trạch Ðông, Hồ chí Minh..tận lực KHAI THÁC.Họ dùng các lời HỨA HẸN đầy "quyến rủ" của Karl Marx như CHIÊU BÀI về mẕt TUYÊN TRUYỀN, và mẕt khác áp dụng một cách TRIỆT ÐỂ những phương thức PHI DÂN CHỦ như ÐỘC TÀI CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN, mà Marx "cho phép" ở giai đoạn trung gian với một chính quyền XÃ HỘI. Ðiều trên giúp giải thích hai tính chất DỐI TRÁ và SẮT MÁU của chế độ Cộng Sản đạt đến trình độ KHỦNG KHIẾP NHẤT trong Lịch sử loài người.

 

Riêng đối với Cộng sản Việt Nam, các nghịch cảnh lịch sử của gần 100 năm đô hộ của người Pháp cộng với 30 năm chiến tranh Quốc- Cộng với nhu cầu của đảng CSVN cần phải dựa trên thành phần BẦN CỐ NÔNG để tranh đoạt chính quyền đưa tới tình trạng là các người nắm giữ những chức vụ quan trong trong guồng máy CSVN thường có trình độ HỌC THỨC THẤP KÉM, khiến cho tính chất CUỒNG TÍN, GIÁO ÐIỀU, SẮT MÁU của đảng CSVN đạt đến mức độ TỘT CÙNG. Ðó là bức tranh của cái gọi là "Thiên đường Xã hội chủ nghĩa" của 60 năm vừa qua biến một nước Việt Nam GẤM VÓC mà Tổ Tiên Lạc Việt để lại thành một TRẠI TÙ VĨ ÐẠI.

 

 

3) THỬ TÌM LỐI RA NGÕ CỤT HIỆN NAY

 

Bây giờ, để tìm lối ra NGÕ CỤT thử áp dụng Cơ cấu NGŨ HÀNH của Văn Hóa Dân tộc vào BÀI TOÁN VN hôm nay bao gồm nhiều khía cạnh:Chính Trị, Kinh Tế, Pháp Lý.

 

A ) CHÍNH TRỊ: VẤN ÐỀ DÂN CHỦ

 

Vấn đề DÂN CHỦ có thể được nhìn dưới hai khía cạnh: THỂ CHẾ và TINH THẦN

 

a) THỂ CHẾ DÂN CHỦ: dựa trên Nguyên tắc là "Chủ quyền Quốc gia thuộc Toàn Dân", nên "sự Cai trị do Dân và vì Dân". Và người dân có những "quyền tự nhiên của con người" như: quyền an ninh thân thể, quyền tự do tinh thần và quyền chống lại áp bức của Nhà nước. Các quyền căn bản phải được tôn trọng như : tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập và gia nhập đảng phái, tự do ứng và bầu cử..vvv..vvv.

 

Ðể bảo vệ thể chế DÂN CHỦ, thông thường phải áp dụng các Nguyên tắc: TAM QUYỀN PHÂN LẬP(Hành Pháp, Lập Pháp, Tư Pháp), TẢN QUYỀN, TỰ TRỊ ÐỊA PHƯƠ NG..

 

Trên đây là những SỞ ÐẮC của Nhân loại ngày nay về THỂ CHẾ DÂN CHỦ. Ðó là điều Ðáng Quý, tuy CẦN THIẾT nhưng KHÔNG ÐỦ, vì với những Sở Ðắc trên, ta CHỈ có được một loại DÂN CHỦ HÌNH THỨC. Ðiều quan trọng hơn nữa là:

 

 

b) TINH THẦN DÂN CHỦ: mà muốn có, giải pháp thường được đề nghị là dùng phương tiện GIÁO DỤC để NÂNG CAO DÂN TRÍ.

 

KHÔNG KÉM phần QUAN TRỌNG nhưng thường bị LẢNG QUÊN là Nhu cầu trở về nghiên cứu chính LỊCH SỬ của Dân tộc đó để thử tìm ra CỘI NGUỒN của TINH THẦN DÂN CHỦ.

 

 

Trở về KHỞI THỦY của VĂN MINH NHÂN LOẠI, nhiều Học giả Quốc tế Danh tiếng đồng ý với cẕp Phạm Trù: NÔNG NGHIỆP- DU MỤC, do đó ta thử bắt đầu nghiên cứu vấn đề TINH THẦN DÂN CHỦ với cẕp Phạm trù nêu trên.

 

Sự xuất hiện của Văn minh NÔNG NGHIỆP với việc con người biết GIEO TRỒNG đánh dấu một bước tiến quyết liệt ,vì con người bắt đầu có thể ÐỊNH CƯ, nên xuất hiện nhu cầu làm nhà để ở, làm đồ vật để dùng, do đó kéo theo những khám phá khác như Dệt Vải, làm Ðồ Gốm.Và ở đây khởi đầu thời kỳ VĂN HÓA.

 

Những dân theo văn minh NÔNG NGHIỆP thường có Văn hóa CAO, nhưng vì sống rải rác nên bị THUA TRẬN trước các đoàn người DU MỤC với đội ngũ chẕt chẽ hơn.

SỨC MẠNH của Du Mục gia tăng theo tổ lệ thuận với sự PHỤC TÙNG đối với người CHỈ HUY, nên xã hội DU MỤC : Ðề cao TÙ TRƯỞNG, dựa trên liên hệ CHỦ-NÔ, đưa tới chế độ GIAI CẤP cũng như tinh thần ĂN SẴN của cấp cầm quyền nên KHINH VIỆC LÀM chân tay cho là Hèn hạ, và ÐÀN ÁP THIÊN NHIÊN và ÐÀN BÀ.

 

Trái lại, công việc trong xã hội NÔNG NGHIỆP như Cày cấy, Gieo gẕt đòi hỏi sự tham gia tận tình của mọi người, nên kéo theo tinh thần LIÊN ÐỚI TRÁCH NHIỆM, dựa trên PHẨM TRẬT là sự phân chia theo diện Nghề nghiệp thay vì GIAI CẤP của DU MỤC, cũng như ÐỀ CAO LAO TÁC, TÔN TRỌNG ÐÀN BÀ và THIÊN NHIÊN.(7)

 

Vậy nên như là Phạm-Trù, cẕp NÔNG NGHIỆP-DU MỤC thường đi đôi với cẕp DÂN CHỦ-ÐỘC TÀI. Và theo Lý thuyết mới nhất về Văn Minh, Tổ Tiên LẠC VIỆT khởi sáng nền Văn Minh NÔNG NGHIỆP tại ÐÔNG NAM Á vào khoảng 10 ngàn năm trước đây, nên có TRUYỀN THỐNG DẬN CHỦ từ xa xưa.

 

TINH THẦN DÂN CHỦ được thể hiện một cách TRUNG THỰC nhất trong môi trường của Làng Xã VN xưa. Về mẕt TỰ DO TƯ TƯỞNG, trong khi Lịch sử TÂY PHƯƠNG là một chuỗi THÁNH CHIẾN, thì trái lại Tiền nhân ta đã thực hiện được TAM GIÁO ÐỒNG NGUYÊN, nghĩa là tuy có Tam Giáo, nhưng tuyệt nhiên không bó buộc ai theo thuyết nào, đạo nào, để tùy mỗi người lựa chọn.

 

Còn TỰ DO CHÍNH TRỊ thì được biểu thị bằng cách thức BẦU BÁN KHÔNG có chút KỲ THỊ nào về phương diện DÒNG MÁU hay TIỀN CỦA mà chỉ căn cứ trên TUỔI TÁC biểu thị cho Kinh Nghiệm SỐNG.(8) Còn hai điểm rất ÐẶC SẮC và TÂN TIẾN khác là chế độ TẢN QUYỀN và TỰ TRỊ XÃ THÔN

 

_ TẢN QUYỀN: Giáo Sư J. Mc. Alister thuộc Ðại học Stanford có viết về vấn đề này như sau:" Chính quyền Trung ương Việt Nam thời trước có thể giữ các nhu cầu về Ngân sách ở mức độ thấp, và sử dụng quyền KIỂM SOÁT của Trung ương đối với Ðịa phương, nhưng loại quyền này KHÔNG có tính chất HÀNH PHÁP, vì trách nhiệm thi hành các biện pháp trong từng chi tiết nằm trong thẩm quyền của Làng Xã. Trung Ương PHỐI HỢP chứ KHÔNG ÐIỀU KHIỂN! Một đẕc sắc khác của đời sống Làng Xã là Thể chế (9)

 

_ TỰ TRỊ ÐỊA PHƯƠNG: bao gồm việc mỗi Xã TỰ CHỈ ÐỊNH lấy XÃ TRƯỞNG có nhiệm vụ điều khiển công việc của Xã và đại diện Xã đối với quan trên. Triều đình không cần biết đến từng cá nhân trong Xã, và chỉ cần ấn định mỗi năm Xã phải cung cấp bao nhiêu thuế, bao nhiêu người làm xâu, bao nhiêu người đi lính. Xã chỉ cần cung cấp đủ số tiền và người cho Triều Ðình, còn sự phân phối cho dân Xã chia ra chịu mỗi người một phần là việc riêng của Xã.

 

Tự Trị Xã Thôn còn được quãng diễn qua câu PHÉP VUA THUA LỆ LÀNG được thấy qua các trường hợp cụ thể như việc áp dụng các HƯƠNG ƯỚC nhằm ấn định phương pháp làm việc của Xã theo Nguyên tắc của Thánh Hiền: Về mẕt này, Xã TỰ ẤN ÐỊNH nội dung của HƯƠNG ƯỚC theo Tục Lệ của Ðịa phương chứ không bắt buộc phải theo Nghi thức của Triều Ðình.(10)

 

 

B )VẤN ÐỀ NHÂN QUYỀN: Ngày nay, người ta thường căn cứ trên MỨC ÐỘ thực thi NHÂN QUYỀN để làm thước đo TRÌNH ÐỘ DÂN CHỦ của một Quốc gia. Vậy chúng ta thử xem Tiền nhân ta thực thi Nhân Quyền như thế nào?

 

Hỏi ai trong chúng ta biết rằng cách đây khoảng 500 năm, nước Ðại Việt đã hoàn tất bộ LUẬT HỒNG ÐỨC, mà về phương diện NHÂN QUYỀN có thể đem đối chiếu với Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc ngày nay trong cả bốn lãnh vực : quyền toàn vẹn thân thể, quyền bình đẳng, các quyền dân sự và chính trị, các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, mà không tỏ ra thua sút chút nào. Trái lại, ở một số Nguyên tắc và Ðiều khoản còn QUA MẶT cả Hiến chương LHQ.

 

Nhưng đó là SỰ THẬT có thể tìm thấy trong cuốn "LÊ Code: Law in Traditional Viêt Nam" và tác phẩm"The Vietnamese Tradition of Human Rights" của GS Tạ Văn Tài.

 

 

 

 

C ) CHÍNH SÁCH KINH TẾ: Một đẕc điểm khác của Làng Xã VN khi xưa là chế độ BÌNH SẢN mà nét đẕc trưng có thể làm nổi bật qua việc so sánh với hai chế độ TƯ BẢN và CỘNG SẢN.

 

Nói cách chung, chủ nghĩa TƯ BẢN thì quá TƯ RIÊNG, còn CỘNG SẢN thì quá CÔNG CỘNG, mà điều trên là hậu quả của nền Văn hóa MỘT CHIỀU của TÂY PHƯƠNG, còn Văn hóa VN vì chủ trương HAI CHIỀU như "Âm-Dương", "Thiên-Ðịa" nên với thể chế BÌNH SẢN chẳng hạn, Tiền nhân ta quan niệm là phải có sự QUÂN BÌNH giữa ÐẤT CÔNG và ÐẤT TƯ. Một mẕt, người Nông dân VN trước kia được quyền SỞ HỮU trên bình diện PHÁP LÝ, mẕt khác, những thành phần KHÔNG có đất TƯ thì cứ định kỳ được Làng Xã cấp cho một phần đất CÔNG để cày bừa, trồng trọt và hưởng phần hoa lợi do công lao mình tạo ra, tránh được khủng hoảng do tâm lý tiêu cực "của CÔNG là của CHÙA" gây ra, đã dẫn tới THẤT BẠI KINH TẾ và sự SỤP ÐỔ của chế độ CỘNG SẢN.

 

Ngoài ra, cũng khác với TƯ BẢN NGUYÊN THỦY, vì quá đề cao cái TƯ RIÊNG, và với chủ trương quyền TƯ HỮU TUYỆT ÐỐI, nên để thiểu số ưu đãi thống trị và chiếm hữu phần lớn tài sản của quốc gia, đã gây ra những bất công trầm trọng là nguyên nhân của sự ra đời của phong trào CỘNG SẢN, thể chế BÌNH SẢN đã dự trù những biện pháp TRÁNH tình trạng ÐỘC QUYỀN của giai cấp Thống Trị trên tài sản quốc gia, như cách thức được áp dụng dưới thời Vua Minh Mạng chẳng hạn, chính phủ Trung ương canh chừng giới Hào mục tự tiện BIẾN đất CÔNG thành đất TƯ, hay phương thức mua lại số đất tư thẕng dư của TƯ nhân để QUÂN BÌNH với số đất CÔNG hiện hữu hoẕc như tập tục của Làng Xã VN trước đây nhằm khuyến khích giới Hào phú Xã thôn chia xẻ của cải giàu sang với các thành phần khác không được may mắn như họ.

 

Ngoài ra, CÔNG ÐIỀN CÔNG THỔ là một loại AN SINH XÃ HỘI (Welfare) nhằm giúp đỡ các thôn dân khi bị gẕp tai ương như trường hợp các cô nhi, quả phụ, bô lão.hoẕc dùng làm một loại "học bổng" để khuyến khích các thư sinh ưu tú tiếp tục việc học hành.

 

Nhưng thể chế BÌNH SẢN còn có giá trị TINH THẦN, THIÊNG LIÊNG thường thiếu vắng trong các Lý thuyết Tây Phương tương tự. Nhiều THỨC GIẢ phê bình là xã hội Tây Phương ngày nay quá THIÊN về VẬT CHẤT, mà tương quan theo thuyết NGŨ HÀNH là "4 Vật chất 1 Tinh thần" nên BẤT QUÂN BÌNH, do đó dẫu của cải dư thừa mà nhiều người vẫn KHÔNG thấy Ðời có Ý NGHĨA: tình trạng này có lẽ bắt nguồn từ quan niệm NHỊ NGUYÊN của Triết Cổ Ðiển Tây Phương chủ trương "vật chất là vật chất, tinh thần là tinh thần", nên ÐẤT CHỈ LÀ ÐẤT.

 

Ngược lại, với quan niệm NHẤT NGUYÊN LƯỠNG CỰC của Viễn Ðông, trong "Vật chất còn có Tinh thần". Do đó, đối với người VN, ÐẤT KHÔNG CHỈ LÀ ÐẤT, nhưng còn là cái gì chất chứa đầy tính cách LINH THIÊNG, vì Ðất là của người SỐNG cũng như của người CHẾT, người SỐNG giữa Ðất một cách TRỨ HÌNH, còn Linh Hồn TIÊN TỔ nắm giữ môt cách VÔ HÌNH. Theo Học giả Paul Mus, chính cái quan niệm đó là môt yếu tố đem lại sự QUÂN BÌNH KINH TẾ cho xã hội VN HƠN hẳn các xã hội TÂY ÂU về trước. Vì theo quan niệm đó thì phải có chính sách QUÂN PHÂN TÀI SẢN, sao cho ai cũng được làm NGƯỜI, nghĩa là miếng ÐẤT CHỞ thực sự, để

đối đáp với TRỜI CHE được thực thi bằng Ðạo THỜ CÚNG TỔ TIÊN.(11)

 

 

 

KẾT LUẬN :

 

Sau đây thử đưa ra một đóng góp nhằm giải quyết vấn đề VN trong khung NGŨ HÀNH.

 

 

1) Vấn đề DÂN CHỦ có hai phần: TINH THẦN và THỂ CHẾ.

 

a) Về THỂ CHẾ, ta có thể tiếp thâu những SỞ ÐẮC của Nhân loại ngày nay, nhắm vào việc GIÁO DỤC quần chúng để NÂNG CAO DÂN TRÍ và Ý THỨC CHÍNH TRỊ

 

b)Về TINH THẦN, như vừa trình bày ở trên ,ta có thể hãnh diện là VĂN HÓA VN đã có một TRUYỀN THỐNG DÂN CHỦ lâu đời. Tương quan NGŨ HÀNH được đề nghị áp dụng ở đây là "3 TINH THẦN, 2 THỂ CHẾ".

 

 

 

2) Về NHÂN QUYỀN, Tiền nhân ta đã ÐI TRƯỚC phần còn lại của Nhân loại ít nhất 4,5 năm trăm năm với bộ LUẬT HỒNG ÐỨC. Trong khi đó, hậu duệ của các Ngài hiện tại trong nước lại đang LẸT ÐẸT đi SAU CHÓT Thiên hạ!!!

 

 

3) Về KINH TẾ, ta có thể theo chế độ BÌNH SẢN của Tổ Tiên nhằm QUÂN BÌNH giữa TƯ và CÔNG, với tương quan "3 TƯ 2 CÔNG" hay "3 Kinh Tế Thị trường, 2 Công Bằng Xã hội". Ngoài ra, vì nước ta là một nước đang phát triển nên nhắm ưu tiên vào việc sản xuất nhu yếu phẩm hơn là xa xỉ phẩm, đẕt mục tiêu dài hạn trên ngắn hạn, cũng như phát triển trong mức độ mà môi trường sinh thái chịu đựng được và không ăn thâm vào "gia tài thiên nhiên" của các thế hệ sau.

 

Nhưng trên hết, phải có một ÐẠO LÝ giúp người dân không những hưởng NO ẤM, SUNG TÚC, mà còn có được môt HƯỚNG SỐNG hầu đạt được CHÂN HẠNH PHÚC theo bức Cẩm Nang của Triết lý NGŨ HÀNH là "3 TINH THẦN, 2 VẬT CHẤT"

 

Trên đây, thử Phác họa Sơ lược về một GIẢI PHÁP VĂN HOÁ cho vấn đề VN theo khung NGŨ HÀNH mà các Nguyên tắc rút ra được đề nghị áp dụng trong các lãnh vực CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, PHÁP LÝ.và các vấn đề DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN...

                                                                                     

                                                                    Lê Việt Thường

 

 

A) PHỤ CHÚ:

 

NHẬN XÉT VỀ KHUYNH HƯỚNG PHẢN KHÁNG ÐIỂN HÌNH TRONG NƯỚC:

 

Ngày nay, những thành phần PHẢN KHÁNG trong nước vì ở lâu ngày trong một loại NHÀ TÙ nên phần đông tưởng rằng bên ngoài mọi sự đều tốt đẹp, đang ÐỒNG CA về bài hát KINH TẾ THỊ TRƯỜNG, xem như vị CỨU TINH của XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. Tuy Kinh Tế Thị Trường có nhiều Ưu điểm, nhưng không nhờ thế mà có khả năng giải quyết được mọi sự﮼/span> Bằng chứng là tuy các nước Tây Phương theo Kinh tế Thị trường từ rất lâu, nhưng cũng đang gẕp những vấn đề rất NGHIÊM TRỌNG loại khác.

 

Có lẽ vì phải sinh hoạt lâu năm trong một xã hội ÐỘC TÀI, BƯNG BÍT, nên vốn KIẾN THỨC của phần lớn giới Trí Thức trong nước KHÔNG được CẬP NHẬT HÓA một cách đầy đủ, thỏa đáng. Nếu có ai may mắn tránh được tình trạng nêu trên, thì cũng không đủ thì giờ tiêu hóa hết số kiến thức vừa thu thập được. Do đó, căn cứ trên những gì chúng tôi đọc được từ những tác giả trong nước, phần lớn có vẻ KHÔNG NẮM VỮNG những KHUYNH HƯỚNG CHÍNH YẾU của VĂN HÓA THẾ GIỚI, nhất là ở Thượng Tầng TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC, tức Nội Dung của các Công Trình của những nhà TƯ TƯỞNG LỚN của Nhân Loại Ngày Nay. Hậu quả của tình trạng trên là đa số KHÔNG thiết lập được một BẢNG TIÊU CHUẨN đúng đắn về phương diện VĂN HÓA để xử dụng trong việc THẨM ÐỊNH GIÁ TRỊ

 

Ngoài ra, sau gần 100 năm bị ngoại bang ÐÔ HỘ, và hơn 30 năm sống trong một xã hội PHI NHÂN, SẮT MÁU, DỐI TRÁ cùng cực, mà mọi giá trị cổ truyền đã và đang bị "xuống cấp" một cách thảm hại, phản xạ tự nhiên của họ là VỌNG NGOẠI. Và hậu quả nguy hại nhất của tình trạng trên là họ có thái độ "VƠ ÐỦA CẢ NẮM". Họ gán cho Văn Hóa, Dân Tộc VIỆT những lỗi lầm mà thực sự THỦ PHẠM chính yếu là học thuyết MÁC XÍT và đảng CSVN.

 

Riêng về NHO GIÁO, có lẽ vì chưa tiếp cận được với Tư Tưởng KIM ÐỊNH mà phần đông chưa phân biệt được VIỆT NHO hay NHO NGUYÊN THỦY với HÁN NHO, và vô tình hay cố ý, LẦM LẪN Văn Hóa của NHO với Chính Trị PHONG KIẾN.

 

Hệ quả là họ "tái diễn" VỞ KỊCH CŨ của nhóm TỰ LỰC VĂN ÐOÀN của thời kỳ 1930 là THEO MỚI một cách hăng say, quá khích, mà "theo mới" có nghĩa là THEO TÂY. Trong khi đó, khuynh hướng của các nhà ÐẠI TƯ TƯỞNG của Tây Phương Cận Ðại như Triết Gia Hàng Ðầu M. HEIDEGGER hay Lý Thuyết Gia Khoa Học Hàng Ðầu F. CAPRA là HƯỚNG VỀ ÐÔNG PHƯƠNG. Ðúng là chơi trò CÚT BẮT!!!

 

Có lẽ phải cần thời gian cho sự QUÂN BÌNH thì Trí Thức Phản Kháng trong nước mới đóng nổi vai trò Lãnh Ðạo của mình!

 

 

B) CHÚ THÍCH:

 

(1) Ðông Lan, "Yêu Mến An Vi", Văn Hiến, USA, 2004, tr.162, trích Báo"Time" số 26/01/1957

(2) Kim Ðịnh, "Những Dị Biệt giữa hai Nền Triết Lý Ðông Tây", Ra Khơi,VN,1969, tr.69, trích A. Toynbee,"Le Monde et lOccident", tr.53

(3) Kim Ðịnh, "Nhân Chủ", Thanh Niên Quốc Gia, USA, tr.118

(4) James Legge, "The Wisdom of Confucius", Axiom, Úc, 2003, tr.5

(5) Kim Ðịnh, "Dịch Kinh Linh Thể", An Việt Houston, USA, 1989, tr. 56

(6) G. Hands, "Marx", Hodder & Stoughton, London, Anh, 2000, tr.46

(7) Kim Ðịnh, "Sứ Ðiệp Trống Ðồng", Thanh Niên Quốc Gia, USA, 1984, tr.308-312

(8) Kim Ðịnh, "Hồn Nước và Lễ Gia Tiên", Nam Cung, USA,1979, tr.214

(9) P. Mus & J.McAlister, "Les Vietnamiens et leur Révolution", Du Seuil,Pháp, 1972

(10) Nguyễn Ngọc Huy, "Di Cảo V", Mekong, 1994, tr.142-144

(11) Kim Ðịnh, "Hồn Nước và Lễ Gia Tiên", Idem, tr. 61


Lê Việt Thường
Nguồn: http://www.anviettoancau.net

 


Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang Con Đường Nào Cho Việt Nam Hôm Nay
www.vietnamvanhien.net

Email: thuky@vietnamvanhien.net

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc, thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống văn hiến hầu phục hồi nền An Lạc & Tự Chủ.


Trở lên đầu trang

Trở Lại Trang Mặt