Việt
Nam
Văn
Hiến
Năm Thứ 4889 www.vietnamvanhien.org www.vietnamvanhien.net www.vietnamvanhien.info www.vietnamvanhien.com Giỗ Hai Bà Trưng Ngày 6 Tháng 2 Âm Lịch Ngô Nguyễn Trần Hai Bà Trưng Ngô Nguyễn Trần CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA HAI BÀ TRƯNG ĐỖ HUY
Hai Bà Trưng
“Vợ Thi Sách là Trưng Trắc, con gái quan Lạc Tướng ở huyện Mê Linh cùng em gái là Trưng Nhị nổi lên đem quân về đánh Tô Định. Bọn Tô Định phải chạy trốn về quận Nam Hải. Lúc bấy giờ những quận Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố cùng nỗi lên theo về với Hai Bà Trưng. Chẳng bao lâu quân Hai Bà hạ đựoc 65 thành trì. Hai Bà bèn tự xưng làm vua, đóng dộ ở Mê Linh là chỗ quê nhà. Năm Tân Sửu
(41) vua Quang Vũ sai Mã Viện làm Phục
Ba tướng
quân sang đánh Trưng Vương. Mã
Viện
Khi Hán Vũ Đế sai Lộ Bác Đức đánh chiếm Nam Việt thì nước ta cũng bị đô hộ từ đó, cho đến khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa là được 150 năm (111 tr.CN-40 dl.). Trong 150 bị đô hộ, dân Việt của nước Nam Việt tức là Lĩnh Nam, ngày nay là tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Việt Nam đã phải chịu biết bao khổ cực, bóc lột, tù đầy, chém giết của bọn Thái thú tàn bạo. Các tài liệu viết về Hai Bà Trưng rất ít. Sử ta cũng chỉ dựa theo các tài liệu cùa Tàu mà viết theo nên truyện Hai Bà rất hạn chế. Chúng ta thử tìm hiểu tiểu sử Hai Bà và cuộc khởi nghĩa của Hai Bà dựa theo các tài liệu trong dân gian và các thần phả ở các đền thờ Hai Bà và các tướng của Hai Bà, củng các tài liệu ngoại sử cùa Tàu và ngoại quốc. TRƯNG TRẮC, TRƯNG NHỊ. Theo thần phả làng Hạ Lôi, phủ Yên Lãng, tỉnh Phúc Yên thì sinh quán Hai Bà ở tại Hạ Lôi. Hạ Lôi thời Hai Bà Trưng có tên là Cổ Lai, thuộc huyện Mê Linh. Lạc tướng họ Trưng giữ chức huyện lệnh Mê Linh, hai tiểu thơ song sinh ra đời tại đây, đó là ngày 1 tháng 8 năm Giáp Tuất (năm 14 Dương Lịch). Nguyên quán của Lạc tướng họ Trưng lại là làng Lâu Thượng thuộc Châu Phong. Nguyên phu nhân của Lạc tướng họ Trưng làm nghề nuôi tằm, ươm tơ, người làm nghề này vẫn gọi kẻn dày là kén chắc, kén mỏng là là kén nhì, nên phu nhân đặt tên cho hai cô con gái song sinh là Chắc và Nhì. Tên Hai Bà về sau bị người Tàu viết chệch ra thành Trắc và Nhị để phỉ báng can tội đánh đuổi quân Tàu đi là phản trắc và nhị tâm. Mẹ của Hai Bà Trưng thuộc dòng dõi vua Hùng nên Hai Bà là cháu ngoại cùa Hùng Vương. Theo thần phả ở đền Đồng Nhân thì Bà Trưng Trắc sinh năm Ất Hợi (15 dl.) và Bà Trưng Nhị nhỏ hơn 5 tuổi (20 dl.). Làng Đồng Nhân là nơi thờ tượng Hai Bà. Thần phả làng Đồng Nhân kể rằng, khi Hai Bà nhảy xuống sông Hát tự trầm thì biến thành đá trôi về địa phận bãi Đồng Nhân, dân chúng lập đền thờ Hai Bà ngay trên bãi sông, sau đê vỡ nước to nên di vào trong đê là nơi có đền ngày nay. Làng Đồng Nhân ở ngay sát Hà Nội về phía nam. Xã Hát Môn thuộc tỉnh Sơn Tây, nơi Hai Bà trầm mình ngay bên bờ Hát giang cũng có đền thờ Hai Bà gọi là Miếu Hát. Vậy theo thần phả làng Hạ Lôi thì Hai Bà song sinh vào năm 14 dương lịch, năm trầm mình trên sông Hát là năm 43, như thế Hai Bà thọ 28 tuổi. Còn theo thần phả làng Đồng Nhân thì Bà Trưng Trắc sinh năm 15 và Bà Trưng Nhị sinh năm 20. Theo cổ sử thỉ quê Hai Bà ở Mê Linh. Mê Linh ở đâu ? Mê Linh nghĩa là gì ? Theo ông Trần Quốc Vượng giải thích : “ Một dải sông Hồng, từ cửa Lấp sông Cà Lồ đến bến phà Chèm. Một dải sông Cà Lồ, bao quanh huyện từ tây sang bắc, sang đông, chừa lại một mủi nhọn, đâm nhô vào miền đồi gò Xuân Hòa, qua hồ Đại Lải tới miền rừng núi Ngọc Thành dưới chân núi Tam Đảo, nơi cư trú của đồng bào Trại (dân tộc Sán Dìu)… Hôm qua đó là đất đai Yên Lãng và một phần Kim Anh của tỉnh Phúc Yên rồi Vĩnh Phúc và Vĩnh Phú. Ngày xưa đó là phần cực nam của đất Văn Lang, bảo hộ nhà Hùng. Đến đời Hai Bà Trưng, người tự xưng là cháu ngoại vua Hùng là mục đích của cả đời mình là dựng lại nghiệp xưa họ Hùng, thì đó đất đai của bộ, rồi của huyện Mê Linh. Để rồi với biến thiên của lịch sử còn mang tên Gia Minh thời Lý Nam Đế rồi Minh Lãng, Yên Lãng thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn…để ngày nay trở về cội nguồn với Mê Linh.” Ông Vượng liên hệ các địa danh Văn Lang, Mê Linh, Gia Linh, Yên Lãng với “cái từ cổ Việt lấp láy Bling – Blang, Mling - Mlang, chỉ một loài chim : chim Bling của Tây Nguyên hay chim Kláng, chim Tráng của người Mường.” (Trần Đình Vượng, Theo Dòng Lịch Sử, nxb Văn Hóa, Hà Nội) Ông Nguyễn Xuân Quang cho chim Mling, Bling là chim Bổ cắt, hợp với chim biểu Lang, Chàng của Hùng Vương, hợp với truyền thuyết Bà Trưng là cháu chắt bên ngoại cùa Hùng Vương. (Nguyễn Xuân Quang, Khai Quật Cổ Sử Hừng Việt) Ông THI SÁCH. Các sử gia của ta đều viết chồng Bà Trưng Trắc là Thi Sách. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết :“Tên húy là Trắc, họ Trưng. Nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, Phong Châu, vợ của Thi Sách ở huyện Chu Diên”. Toàn Thư đã dựa vào “Chú thích bộ Hậu Hán Thư” của Thái tử Lý Hiền đời nhà Đường đã chú thích về Hai Bà Trưng của “Thủy Kinh Chú” rằng : “ Trưng Trắc giả, Mê Linh huyện Lạc tướng chi nữ dã, giá vị Châu Diên nhân Thi Sách thê, thậm hùng dũng”. (nghĩa là : Trưng Trắc là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh được gả làm vợ một người huyện Châu Diên là Thi Sách, bà rất hùng dũng) Tác giả “Thủy Kinh Chú” là Lệ Đạo Nguyên. Lệ Đạo Nguyên vào thế kỷ thứ 6 đã du lịch sang Giao Chỉ đến thăm vùng Mê Linh thu thập tài liệu, khi về nước ông viết sách “Thủy Kinh Chú” nói về Hai Bà Trưng và chồng bà Trưng như sau “ …Châu Diên Lạc tướng tử danh Thi sách Mê Linh lạc tướng nữ tử danh Trưng Trắc vi thê. Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc, Mã Viện tương binh thảo, Trắc Thi tẩu nhập Cẩm Khê…” (nghĩa là : Con trai của lạc tướng Châu Diên tên là Thi hỏi [sách] con gái lạc tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ…[Bà] Trắc là người can đảm, cùng [ông]Thi nổi dậy làm giặc, Mã Viện đem quân đánh, [ông bà] Trắc Thi chạy vào Cẩm Khê…) Còn “Hậu Hán Thư” thỉ chỉ nói hai chị em bà Trưng khởi nghĩa chiếm hơn 60 thành trì ở Lĩnh Nam mà không nói đến chồng Bà Trưng Trắc. Vậy đúng ra tên chồng bà Trưng Trắc là Thi chứ không phài là Thi Sách. “Sách thê” có nghiã là cưới vợ (sách lập là lễ lập hoàng hậu). Thủy Kinh Chú của Lệ Đạo Nguyên viết rõ : “Châu Diên lạc tướng tử danh Thi sách Mê Linh lạc tướng nữ tử danh Trưng Trắc vi thê” nghĩa là con trai của Lạc tướng Châu Diên tên là Thi hỏi [sách] con gái lạc tướng Mê Linh là Trưng Trắc làm vợ… Chỉ tại ông thái tử Lý Hiền chú thích Hậu Hán Thư viết : “Trưng Trắc giả, Mê Linh huyện, lạc tướng chi nữ dã, giá vi Châu Diên nhân Thi Sách thê, thậm hùng dũng” nghĩa là con gái lạc tướng huyện Mê Linh được gả làm vợ một người huyện Châu Diên là Thi Sách, bà rất hùng dũng. Và các sử gia của ta theo đó cũng gọi chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách. Các sử gia của ta cũng nói rằng ông Thi [Sách] bị Tô Định giết nên Bà Trưng cùng em nổi lên đánh đuổi Tô Định để báo thù chống. Nhưng theo ông Lệ Đạo Nguyên trong “Thủy Kinh Chú” thì chồng bà Trưng Trắc không bị giết mà cùng bà khởi nghĩa. Ông viết : “Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc, Mã Viện tương binh thảo, Trắc Thi tẩu nhập Cẩm Khê”. Nghĩa là [Bà] Trắc là người can đảm cùng ông Thi nổi dậy làm giặc, Mã Viện đem quân sang đánh, [ông bà] Trắc Thi chạy vào Cẩm Khê. Theo đó thì Ông Thi [Sách] chồng Bà Trưng Trắc không hề chết vì bị Tô Định giết mà hai Ông Bà Thi và Trắc cùng khởi nghĩa và khi Mã Viện đem quân đánh thì hai Ông Bà chạy vào Cẩm Khê. Cẩm Khê là vùng tỉnh Sơn Tây ngày nay. Tại sao sử gia ta lại viết ông Thi[Sách] bị giết ? Ông Trần Gia Phụng trong bài viết “Hai Bà Trưng khởi Nghĩa” đã giải thích như sau : “…Một tài liệu khác đã giải thích vì sao chồng Bà Trưng bị khai tử trong khi ông vẫn còn sống và cùng vợ khởi nghĩa. Đó là quyển The Birth of Vietnam (Việt Nam khai sinh) của tác giả K.W. Taylor. Trong sách này tác giả Taylor cho rằng do thành kiến trọng nam, các nhà viết sử người Việt của những thế kỷ sau thời Hai Bà Trưng không thể chấp nhận truyện một người phụ nữ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa và trở thành vua trong khi ông chồng vẫn còn sống, nên họ đã viết rằng Tô Định đã giết chồng Bà Trưng. Trong khi đó, cũng theo Taylor, những tài liệu Trung Hoa cho thấy rằng ôngThi đã theo Bà Trưng khởi nghĩa.” Các tài liệu Trung Hoa, trong đó có quyển Thủy Kinh Chú của Lệ Đạo Nguyên viết : “Con trai của Lạc tướng Châu Diên tên là Thi hỏi con gái Lạc tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ.. Bà Trắc là người can đảm, cùng ông Thi nổi dậy làm giặc, Mã Viện đem quân đánh, ông bà Trắc Thi chạy vào Cẩm Khê…” Nếu chồng Bà Trưng không chết mà cùng Bà khởi nghĩa thì tại sao Bà Trưng làm vua mà ông Thi, chồng Bà Trưng thì không ? Chúng ta sẽ bàn chuyện đó ở mục “Nguyên Do Cuộc Khởi Nghĩa Của Bai Bà Trưng”. MÃ VIỆN. Người được Hán Quang Vũ sai đi đánh Hai Bà Trưng là Mã Viện. Mã Viện là một vị tướng giỏi đã từng phò trợ Hán Quang Vũ, lập được nhiều công lớn “lảm cỏ nước Tiên Lĩnh, phá tan dất Tham Lang” (Ngô Thời Sĩ, Việt Sử Tiêu Án). Khi đã về già, được 70 tuổi thì ở Lĩnh Nam Hai Bà Trưng nổi lên đánh đuổi Tô Định, xưng vương. Quang Vũ phải vời Mã Viện ra cầm quân và phong cho tước “Phục Ba Tướng Quân”. Chinh phụ ngâm có viết : Săn Lâu Lan rằng theo Giới Tử, Tới Man khê bàn sự Phục Ba. Phục Ba đây chỉ Mã Viện, tướng đã từng tiến đánh các dân tộc thiểu số ở Vân Nam, đó là nước Đại Lý, Nam Chiếu của dân tộc Thái, của người Miêu (Hmong) ở Hồ Nam, Quý Châu. Tước Phục Ba cũng đã được Hán Vũ Đế phong cho Lộ Bác Đức khi tướng này đem quân đánh nước Nam Việt. Mã Viện đánh thắng Hai Bà Trưng rồi, thấy đất Giao Chỉ có nhiều đồng, nào trống đồng, thạp đồng, nồi đồng, chiêng cồng cũng bằng đồng bèn trưng thu các đồ đồng đem đúc “đồng trụ” cắm ở ranh giới và đưa ra câu thề : “Đổng trụ chiết Giao Chỉ diệt” nghĩa là Cột đồng mà gãy thì xứ Giao Chỉ bị diệt. Dân ta vì thế ai đi qua cũng bỏ vào một cục đá cho đồng trụ khỏi bị gãy. Nay thì đồng trụ đó không biết ở đâu. Có thuyết cho rằng đồng trụ đó ở Hợp Phố, nơi có đồi cỏ “Phân Mao, cỏ rẽ”, cỏ nơi đây một phía quay đầu về phương Bắc, một phía quay đầu về phương Nam, coi như đây là ranh giới Nam Bắc, ngày nay do sự xâm lấn của Bắc phương đồi cỏ và quận Hợp Phố đã bị Tàu xâm chiếm. Ông Lê Quý Đôn trong Vân Đài Loại Ngữ viết : “Sách Thủy Kinh Chú nói Mã Văn Uyên (Mã Viện) dựng cây nêu bằng kim loại (kim tiêu) để đánh dấu giới han cực Nam (của Trung Quốc). Nêu ấy gọi là Kim tiêu tức cột đồng”….”cách Khâm Châu hơn 300 dặm có Phân mao lĩnh (núi cỏ mọc rẽ đôi hàng), lưng chừng núi ấy có cột đồng trụ lớn hơn 2 thước, không biết ai dựng”. Lại có thuyết nói Mã Viện dựng đồng trụ ở ranh giới Lâm Ấp, ông Lê Quý Đôn lại dẫn sách Thông Giám chép : “Đời Tùy, Lưu Phương đi đánh Lâm ấp vượt sông Chà lệ, phá tan quân Lâm ấp, rồi đuổi quân Lâm ấp quá chỗ Mã Viện dựng cột đồng” …Đỗ Hựu nói : “Về phía nam Lâm ấp, vừa thủy bộ, đi hơn 2.000 dặm, có nước Tây Đồ Di là nơi Mã Viện dựng hai cột đồng để nêu rõ địa giới..”….Tống Bạch nói : “Mã Viện đánh Giao Chỉ đi từ Nhật Nam, đi về phía Nam hơn 400 dặm đến Lâm ấp, lại đi về phía nam hơn 200 dặm đến Tây Đồ Di. Viện đến đấy đúc và dựng ba cột đồng ở biên giới Tượng Lâm để phân biệt địa giới với nước Tây Đồ Di. Kể tử Giao Chỉ đến chỗ cột đồng trụ là 5.000 dặm.” Sẵn đồng cướp được của dân Giao Chỉ, “Mã Viện đúc tượng mình (Mã Viện), một tay cầm gươm, một tay nắm tóc Bà Trưng để tại Liễu Châu”. (Toan Ánh, Hội Hè Đình Đám) Vì bị Mã Viện lấy đồng để đúc khí giới, trụ đồng nên dân Giao Chỉ đã phải chôn dấu các đồ đồng, trống đồng suốt ngàn năm đô hộ, cho mãi đến hai ngàn năm sau, các nhà khảo cổ mới đào thấy các trống đồng, tìm lại nền văn minh Đông Sơn hùng tráng của dân tộc ta. Sử ta chấm dứt nói về Mã Viện đánh Hai Bà Trưng khi đuổi theo tướng Đô Dương tới huyện Cự Phong thuộc Cửu Chân (Thanh Hóa), buộc Đô Dương phải đầu hàng. Nhưng truyện Mã Viện đánh Lỉnh Nam chưa chấm dứt ở đây mà Hậu Hán Thư lại viết tiếp: Mã Viện “bình định Tây Đồ Di”. Tây Đồ Di ở đâu ? Theo ông Bình Nguyên Lộc trong cuốn “Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam” thì Tây Đồ Di là nước của người Chàm nằm ở vùng Quảng Nam. Cũng theo ông Bình Nguyên Lộc thì Mã Viện ngoài việc đánh Hai Bà Trưng còn có một sứ mạng khác rất bí mật, bí mật quốc gia, là đi tìm mỏ Đơn sa. Đơn sa (cát đỏ) y giới gọi là Châu sa, Thần sa dùng để trị bệnh. Chất đơn sa rất cần cho việc luyện Kim đơn (alchemy, alchimie). Nước Tàu không có châu sa, cứ phải xuống phương nam tìm mua của người Chàm qua trung gian của dân Giao Chỉ. Nay Mã Viện muốn chiếm đoạt mỏ đơn sa. Mã Viện đã tìm thấy mỏ Đơn sa ở Cù lao Chàm và ông ta đã để lại một toán lính để khai thác mà sử gọi là để giữ đổng trụ (đồng trụ chiết Giao chỉ diệt). Đến đời nhà Tấn thì đám lính này lấy vợ bản xứ sinh con đẻ cháu đông được 4 động tức 4 làng. (Hậu Hán Thư, thiên Địa lý) Lại có một tài liệu khác nói về Mã Viện lúc trở về Tàu và bị thất sủng. Ông Trương Nhân Tuấn trong tài liệu “Tìm hiểu về Ải Nam Quan qua một vài tài liệu nước ngoài” trích nhật ký “Lộ trình từ Hà Nội qua ngã Lạng Sơn, Quảng Tây, sông Tây giang để đến Canton năm 1837 của Tsai Tin Lang” : “…Ngày 20, sau khi đi được 13 lý, ông Tsai đến Quỷ Môn Quan. Truyền thuyết của dân địa phương cho rằng mười người đi vào cửa Quỷ Môn Quan thì chỉ có một người ra.. Dân chúng tin rằng ngày nay tại đó vẫn còn một khu chợ ma. Các hồn ma đêm hôm tụ họp ở đó để mua bán, người nào đến quấy rầy họ thì sẽ bị trù mà sinh bệnh. Ông Tsai ngừng chân tạm nghỉ dưới tường của Quỷ Môn Quan, nhưng thình lình cả người ông run lên bần bật, tóc trên dầu dựng đứng, ông Tsai phải vội vả đứng dậy. Kế bên Quỷ Môn Quan là đền thờ Phuc Ba, biệt danh của tướng Mã Viện. Viên tướng này cầm quân xâm chiếm Giao Chỉ vào năm 41. Tất cả các viên quan triều đình đi qua đền thờ nổi tiếng này đều vào đề thắp nhang khấn vái. Phía ngoài đền có loại lương thào Y dze (ý dĩ, bobo) mọc. Loại lương thào bo bo được quân lính của Mã Viện đem làm lương thực. Nó có hiệu lực trừ được chướng khí và nước nôi độc địa. Dân địa phương gọi loại lương thảo đó là cô của đời sống và sức khỏe. (theo tự điển của W. Williams, cho rằng Y dze được dịch từ Pearl-barley from de Coix, là một loại lúa mạch có hạt như ngọc trai. Còn theo ông Legrand de la Liraye thì cắt nghĩa vấn đề như sau : người ta tìm thấy trong sử sách của Kouang-Vou rằng Mã Viện đau bệnh vì do phong thổ độc địa không thích hợp. Để chữa trị, Mã Viện đã ăn một lượng lớn Ydze, mà ta đã biết dưới một tên (Ấn độ) là nước mắt của Job (larmes de Job). Loại này người An Nam gọi là bo bo. Khi Mã Viện trở về Tàu thì có cho xe kéo chở theo một số lượng lớn. Nhưng Mã Viện bị trách tội vì không đem nó dâng cho nhà vua. Ông phải chết vì việc này và vợ ông không dám làm lễ an táng cho ông !) Đi khoảng 2 lý về phía đông nam của đền thờ, người ta sẽ gặp một ngọn núi đá. Trên đỉnh núi ấy có một trụ đồng tương tự như trụ đồng được cắm trên đỉnh núi Phân Mao thuộc địa phận Khâm Châu (Kin tcheou) Canton (Quảng Đông). Trụ đồng cao khoảng 10 trượng và dầy khoảng 10 phân. Từ xa màu sắc của đồng trụ giống như màu đá vì bao phủ bởi phân chim. Dân địa phương kể rằng người ta thấy những con chhim thần đậu trên trụ đồng….” Mã Viện đánh Hai Bà Trưng chiếm Giao chỉ, Cửu Chân xong, không ngừng ở đó mà còn tiến xuống Chiêm Thành. Ông ấy bất phục thủy thổ, bị bệnh phải ăn bo bo chống bệnh. Bo bo hột tròn trằng trông như ngọc trai. Lúc trở về Tàu, Mã Viện cho xe chở về một số lớn bo bo. Ông vua Quang Vũ tưởng Mã Viện chở ngọc trai về mà không trình lên vì Giao Chỉ và Hợp Phố vốn có rất nhiều ngọc trai. Mã Viện vì thế bị tội chết đến nỗi vợ con sợ không dám làm ma chay an táng cho ông ấy. Mã Viện bị chết như thế nào ? Theo ông Trần Trúc Lâm viết trong bài “Lịch sử của một dân tôc lưu vong” nói về người Miêu thì : “Năm 41 vua Quang Vũ nhà Đông Hán sai tướng Mã Viện (Ma yuan) sang đánh dep cuộc nổi loạn của Hai Bà Trưng ở quận Giao Chỉ rồi dựng cột đồng ở biên giới. Hai mươi năm sau, quân Hán mở thêm một trận càn quét cuộc nổi loạn của Miêu tộc ở phía nam Hồ Nam và tướng già Mã Viện đã chết cùng trên 2 vạn quân vì bệnh ôn dịch trong khi hành quân ( Mã Viện lúc đánh Hai Bá Trưng đã 70 tuổi. 20 năm sau lại cầm quân đi đánh người Miêu (Hmong), lúc đó ông ta đã 90 tuổi hơn, chắc phải chống gậy hay nằm võng cho lính khiêng đi. Đó là cách trừng phạt Mã Viện của ông vua Quang Vũ vì tội đã không dâng bobo lên cho nhà vua ngự lãm !) Mã Viện
đã hủy diệt hệ thống Lạc tướng, Lạc hầu, triệt
tiêu nền
văn hóa, lề luật của dân Lac Việt (cổ
Việt Nam). Mã
Viện đã tàn phá nền văn minh
Trống đồng khi cướp
đoạt đồ đồng để đúc ngựa, đúc cột đồng,
cốt khoe khoang
thành tích của mình. Kể từ
Mã Viện,
dân ta hoàn toàn bị đô hộ
và phải theo
mọi quy chế văn hóa của Hoa tộc. Hai Bà Trưng Khởi Nghĩa (Tranh Vi Vi) Nguyên Do Cuộc Khởi Nghĩa của Hai Bà Trưng. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nói lý do cuộc khởi nghĩa của Bà Trưng Trắc vì chồng bị Tô Định giết : “Mùa xuân tháng hai (Canh Tý), vua (Trưng Trắc) khổ vì Thái thú Tô Định dùng pháp luật trói buộc, lại thù Tô Định giết chồng mình, mới cùng em gái là Trưng Nhị nõi binh đánh hãm trị sở ở châu.” Hậu Hán Thư không nói lý do cuộc khởi nghĩa của Hai Bà, nhưng thái tử Lý Hiền đởi nhà Đường chú thích quyển Hậu Hán Thư viết : “…Giao Chỉ thái thú Tô Định dĩ pháp thằng chi, Trắc oán nộ cố phản…” (…Thái thú Giao Chỉ là Tô Định dùng luật pháp trói buộc nên (bà) Trắc làm phản…) Ông Lệ Đạo Nguyên trong Thủy Kinh Chú viết chồng Bà Trưng Trắc không bị giết mà cùng Bà khởi nghĩa : “Bà Trắc là người cam đảm cùng ông Thi nổi dậy làm giặc. Mã Viện đem quân sang đánh, ông bà Trắc Thi chạy vào Cẩm Khê”. Theo các sử gia thì cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng có 2 lý do : 1- Bị luật pháp ràng buộc. 2- Chồng bị giết nên trả thù chồng. Lý do thứ 2, chồng Bà Trưng Trắc là Thi(Sách) bị giết, không đứng vững, chỉ có sử ta nói thế còn sử Tàu thì nói trái lại là ông Thi (Sách) không có bị giết mà cùng vợ là Bà Trưng Trắc khởi nghĩa. Dân ta, sau một ngàn bị Tàu đô hộ đã theo chế độ phụ hệ, mọi quyền hành từ trong nhà ra ngoài xã hội đều do người đàn ông chủ trương, các sử gia nay thấy cuộc khởi nghĩa dánh đuổi quân Tàu rồi Bà Trưng Trắc xưng vương còn ông Thi thì không nên đã viết chồng Bà Trưng bị Tô Định giết, vừa có một lý do cho cuộc khởi nghĩa của Bà, vừa giữ thể diện cho phái nam nhi. Lý do chồng bị giết không đứng vững, vậy chỉ còn lý do bị pháp luật ràng buộc. Thứ pháp luật gì đã ràng buộc khiến cho Hai Bà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa và được toàn dân hưởng ứng nhiệt liệt như vậy ? Hậu Hán Thư viết ; “Điều tấu Việt luật dữ Hán luật bác giả thập dư sự’ nghĩa là luật dân Việt và luật nhà Hán khác nhau trên mười điều. Khác nhau trên mười điều có nghĩa khác nhau nhiều lắm, có thể là hoàn toàn khác nhau. Điều đó chứng tỏ người Việt xưa đã có tổ chức đời sống xã hội riêng, có luật pháp, phong tục riêng. Vì thế mà người cai trị muốn xóa bỏ luật Việt để thay thế bằng luật người Hán. Sử còn ghi Nhâm Diên và Tích Quang là thái thú Cửu Chân và Giao Chỉ dạy dân biết theo lễ nghĩa và cưới xin theo lễ phép giá thú. Dạy dân theo lễ nghĩa tức là dạy dân ta theo khuôn phép của người Tàu. Dân Lạc Việt hẳn là có lễ nghĩa hôn thú của riêng mình, nhưng người cai trị cho là không được, phải theo lề lối của người Hán mới đúng. Việc cưới hỏi theo khuôn phép giá thú Tàu tức là bắt dân Việt phải theo chế độ phụ hệ mà cho đến bấy giờ dân Việt vẫn theo chế độ mẫu hệ. Các thái thú Tàu bắt dân ta phải bỏ chế độ mẫu hệ để theo chế độ phụ hệ, phụ quyền. Tần Thủy Hoàng khi đánh xuống lưu vực sông Trường Giang, thấy dân Việt ở đó thuộc các nước Sở, Ngô, Việt, Mân…vẫn còn theo chế độ mẫu hệ nên ông ta tức giận cho là man di, ra lệnh bắt các chàng rể ở nhà vợ (gọi là rể thừa) phải xung công làm quân dịch tải lương theo quân đánh xuống Lĩnh Nam. Người Hoa thời đó đã theo chế độ phụ hệ, phụ quyền nên bắt các sắc dân Việt, Thái, Mèo…phải bỏ chế độ mẫu hệ mà theo chế độ phụ hệ như họ. Các thái thú cai trị Giao Chỉ, Cửu Chân cũng thi hành lệnh bắt dân bản xứ theo lễ phép nhà Hán, cưới hỏi theo tục lệ phụ hệ. Những thái thú Nhâm Diên, Tích Quang còn áp dụng chính sách một cách nhẹ nhàng, lấy tiền bổng mà giúp người nghèo cưới hỏi nên chưa xẩy ra phản ứng gì. Đến khi Tô Định cai trị thì ra tay áp đặt một cách cương quyết thẳng tay. Bà Trưng và Ông Thi [Sách] ở trong trường hợp này. Ông Thi [Sách] đã về nhà vợ là Bà Trưng Trắc như tập tục mẫu hệ. Tô Định áp dụng một cách máy móc luật phụ hệ, bắt tất cả các chàng rể, trong đó có có Ông Thi [Sách] phải rời nhà vợ và bắt các bà vợ phải về nhà chồng làm dâu, trong đó có Bà Trưng Trắc. Lệnh ban ra lập tức bị phản ứng ngay. Bà Trưng Trắc cùng Ông Thi [Sách] và em gái là Trưng Nhị nổi lên được sự hưởng ứng nhiệt liệt của toàn dân, đánh đuổi Tô Định. Vì Bà Trưng Trắc là cháu gái của Hùng Vương và để chứng tỏ chế độ mẫu hệ là tập tục của Việt tự ngàn xưa, nên mọi người tôn Bà lên làm vua. Đó là lý do vì bị “pháp luật ràng buộc” mà Hai Bà Trưng nổi lên đánh đuổi Tô Định. Chế độ mẫu hệ đến nay còn được nhiều sắc dân ở Việt Nam tuân giữ như người Chàm, người Rađê (Rhadé), Rơlai (Rơglai), Giarai (Djarai) v.v… Cuộc khởi nghĩa được sử sách nói đến công lao không chỉ một mình bà Trưng Trắc mà còn nói đền bà Trưng Nhị nữa. Tại sao hai chị em cùng sánh vai đuổi giặc ? Đó là vì hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị cùng lấy chung một chồng là ông Thi [Sách]. Sử sách không nói rõ việc hai chị em Bà Trưng cùng lấy ông Thi nhưng theo phong tục xưa dưới chế độ mẫu hệ có thể hai chị em cùng lấy chung một chồng, nhất là hai chị em song sinh như bà Trưng Trắc Trưng Nhị. Ta hãy theo rõi “Trường ca Đamsan” của sắc tộc Rhadé, một sắc tộc ở Cao Nguyên Trung Phần (Tây Nguyên) còn theo chế độ mẫu hệ để thấy hai chị em H’Ni và H’Bi lấy chung một chồng là Đamsan : Ngày cưới chồng : “… Trong lúc ấy ở nhà H’Ni ông Tổ trên trời hiện ra, tay phải chống gậy trúc, tay trái chống gậy lê, lần bước xuống để thu xếp cuộc hôn nhân của hai chị em H’Ni và H’Bi lấy Đamsan. Trời hỏi : Này cháu, bớ cháu, chẳng hay chồng cháu nó đã về tới chưa ? B’Ni : Làm sao cháu biết mà trả lời được. Không biết đàng trai có nhận lời về với hai chị em chúng cháu không. Các anh cháu đã đi hỏi lại việc đó rồi. Trời : Việc không xong đâu, cháu ạ, nếu cháu chỉ trông cậy vào các anh cháu. Hai cháu phải thân hành đi lấy mới được, có thế mới thành vợ chồng được. H’Bi (gọi tôi tớ) : Bớ các con, sáng mai mặt trời vừa mọc, các con sắm sửa voi cho sẳn sàng nghe. Một người tôi tớ : Thưa bà phải bắt voi nào đi ? H’Bi : Bắt con voi đực đuôi dài, có đôi ngà đẹp, với lại con voi hùng hổ nhất, từ sáng tới tối chạy không biết mệt. Sáng sớm, voi đã từ rừng đánh trở về nhà, được sắm sửa đàng hoàng. Ba con : voi đực, voi cái và voi một ngà. Trên mình voi, đặt một cái bành thật sâu, có lọng che đầu dựng lên. Trong khi đó, H’Ni và H’Bi đang sửa soạn.Hết mặc chiếc váy này vào, không ưng lại tháo ra, thay chiếc khác, cuối cùng mới quyết định chon cái váy rực rỡ nhiều màu có dệt hoa kau cùng áo huyền có thêu hoa ê-mê. Cái váy có hoa, chính là báu vật gia truyền do ông Tổ giòng họ xưa kia, khi về trời, từ trên trời thả xuống đất, ban cho con cháu, nay tới tay các nàng…” (Hoàng Trọng Miên, Vệt Nam Văn Học Tòan Thư) Thế là hai chị em H’Ni và H’Bi cưởi voi đi đón chồng là Đamsan về nhà. Thời Hai Bà Trưng, dân Việt còn theo chế độ mẫu hệ, rất có thể Hai Bà cùng lấy một chồng là ông Thi và bị Tô Định bắt phải : 1) Hai Bà Trưng phải về làm dâu nhà ông Thi theo phong tục người Hán. 2) Ông Thi phải bỏ Hai bà Trưng. 3) Nếu không thì bị tù tội, khổ sai hoặc bị giết. Và có thể ông Thi [Sách] đã bị Tô Đinh giết, vì thế Hai Bà nổi lên khởi nghĩa đánh đuổi Tô Định để được giữ phong tục cổ truyền dân Việt. Ông Lệ Đạo Nguyên mãi đến thế kỷ thứ 6 đi du lịch xứ Giao Chỉ thu thập tài liệu về Hai Bà Trưng nói là ông Thi [Sách] không có bị giết mà cùng bà Trưng Trắc khởi nghĩa, nhưng sử Tàu không nói đến nên không lấy đâu làm bằng chứng khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa ông Thi [Sách} có còn sống hay không. Năm Mã Viện cầm quân với tước hiệu Phục Ba thì đã 70 tuổi, điều đó chứng tỏ khì thế của Hai Bà rất mãnh liệt khiến Quang Vũ lo lắng phải sai viên tướng khai quốc đi đánh dẹp. Theo truyền thuyết của ta thì Hai Bà thua trận đã nhảy xuống sông Hát tự trầm còn sử Tàu thì nói Hai Bà bị Mã Viện giết và gởi đầu Hai Bà về Tàu. Hai đầu dó , có thật sự là đầu của Hai Bà hay không ? Diễn Biến Cuộc Khởi Nghĩa của Hai Bà Trưng. Nước Văn Lang của Hùng Vương mất về An Dương Vương. An Dương Vương đổi tên nước là Âu Lạc. Nước Âu Lạc bị Triệu Đà đánh chiếm và sáp nhập vào nước Nam Việt. Triệu Đá vẫn để cho quý tộc Văn Lang được tự trị với các Lạc tướng, Lạc hầu, như vùng Tây Vu (Phú Thọ, Phong Châu) có Tây Vu Vương cai trị. Nhà Hán chiếm nước Nam Việt, vùng đất Văn Lang, Âu Lạc cũng bị nhà Hán đô hộ, chia nước Văn Lang cũ (Âu Lạc) làm các châu : Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, đặt các thái thú cai trị. Các thái thú này bắt dân Việt phải bỏ tục lệ cũ mà theo khuôn khổ luật lệ Tàu, nhất là bắt dân Việt phải bỏ chế độ mẫu hệ mà theo chế độ phụ hệ, phụ quyền. Thời thái thú Nhâm Diện, Tích Quang đem thi hành chính sách cải cách này nhưng còn nhẹ tay, dân Việt tuy có bất mãn nhưng chưa có sự chống đối đáng kể. Đến thời Tô Định thì tỏ ra thẳng tay đàn áp, áp dụng chính sách Tần Thủy Hoàng là bắt tất cả các chàng rể (rể thừa) về ở nhà vợ phải đi làm khổ sai, bị tù hoặc đày biệt xứ, hoặc bị giết. Bắt các cô gái phải về nhà chồng làm dâu. Ở đất Mê Linh, Lạc tướng Thi [Sách] lấy bà Trưng Trắc và về ở nhà vợ đúng như phong tục Lạc Việt. Ông Thi [Sách] bị Tô Định bắt phải bỏ vợ nếu không sẽ bị đi đày hoặc bị giết chết. Bà Trưng Trắc nổi giận cùng chồng và em gái là Trưng Nhị nổi lên phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi Tô Định dành quyền tự chủ cho dân Việt để được tự do sống theo luật pháp Việt tộc. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được sự hưởng ứng nhiệt liệt không những chỉ ở phạm vi nước Văn Lang cũ mà ở toàn cõi Lĩnh Nam. Bà Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua. Khí thế của Hai Bà Trưng rất hăng say khiến vua nhà Hán là Quang Vũ phải cử tướng Mã Viện đi đánh. Mã Viện là viên tướng nổi tiếng của nhà Hán, ông có công đánh Vương Mãng là người đã cướp ngôi nhà Hán để đưa Quang Vũ lên làm vua dựng lại cơ nghiếp nhà Hán (Hậu Hán). Mã Viện đã từng có kinh nghiệm đánh các nước của dân tộc Thái, Di ở vùng rừng núi Vân Nam. Mã Viện cũng là xuôi gia với Hán Quang Vũ. Năm Mã Viện nhận chức Phục Ba đi đánh Hai Bà Trưng đã 70 tuổi, điều đó chứng khí thế của Hai Bà Trưng rất lớn lao làm Hán Quang Vũ rất lo sợ đến phải đưa một viên tướng khai quốc đi đánh dẹp. Mã Viện tiến quân qua Quỷ Môn Quan, phá rừng vượt suối phải mất từ tháng 4 năm Tân Sửu (41) đến tháng 5 năm Quý Mão (43) mới chiếm được đất Văn Lang cũ. Theo truyền thuyết của ta thì Hai Bà Trưng khi thua trận đã nhảy xuống sông Hát giang tự trầm. Còn sử Tàu thì nói Mã Viện chém đầu Hai Bà gởi về Tàu. Hai đầu mà sử Tàu nói đó có thật là của Hai Bà Trưng không ? Kể từ khi Hai
Bà Trưng thua thì Mã Viện
và các
thái thú kế tiếp đã áp
dụng chính
sách hà khắc, bãi bỏ các
chức tước Lạc
tướng Lạc hầu để quan Tàu trực trị, bắt
dân ta tuân
theo luật pháp Tàu, bỏ chế độ mãu
hệ, bắt theo chế
độ phụ hệ. Tuy vậy hàng trăm năm sau, Bà
Triệu Thị Trinh
lại nổi lên đánh quân Tàu,
chứng tỏ chế độ
mẫu hệ vẫn còn được dân Việt ấp ủ
nuôi dưỡng để cho
một nữ nhi đủ sức tung hoành. Hai Bà Trưng Khởi Nghĩa (Tranh dân gian Đông Hồ) Quân Tướng của Hai Bà và Địa bàn hoạt động. Sử Tàu đã không nói đến các tướng lãnh của Hai Bà, nhất là các nữ tướng. Họ chỉ nói đến một tướng mà lại là nam nhân vì tướng đó đã đầu hàng Mã Viện, đó là tướng Đô Lương. Nhưng căn cứ vào các thần phả và di tích thì có nhiều các vị anh hùng cùng nổi lên với Hai Bà, tính ra có đến 162 vị, nguyên chỉ ven sông Đáy có đến 94 vị được thờ kính. Các vị nữ tướng có Bà Lê Chân, đem chiến thuyền từ Hải Dương đến. Thánh Thiên Công Chúa đem binh tới gia nhập nghĩa quân của Hai Bà. Bà Lê Thị Hoa lập chiến khu ở vùng Nga Sơn Thanh Hóa. Bà Trần Vĩnh Huy khởi binh gần Hà Nội. Bát Nàn Công Chúa ở vùng Thái Bình, chồng Bát Nàn Công chúa cũng bị Tô Đinh giết. Bà Man Thiện là Mẹ Hai Bà cũng đã cùng con tham gia đánh quân Tàu. Các nam tướng có tướng Trần Công Minh, Đặng Công Hoán… Về địa bàn hoạt động của Hai Bà thì sử Trung Hoa, sau này sử ta chép lại chỉ ghi phạm vi ảnh hưởng ở các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, đây là vùng đất cũ của nước Văn Lang. Nhưng địa bàn hoạt động của Hai Bà không chỉ trong phạm vi nước Văn Lang cũ mà còn lan rộng trên khắp vùng đất Lĩnh Nam tức là nước Nam Việt của Triệu Đà. “ Các chiến tích của nghĩa quân Việt tại Hoa Nam chẳng những được các thần phả ghi chép, các sách ngoại sử của Trung Hoa nói đến, mà hiện nay, gần hai ngàn năm sau, vẫn còn nhiều di tích chiến trận, nhiều đền thờ Đức Trưng Nữ Vương và các danh tướng đương thời, tại bờ Hồ Động Đình cũng như tại nhiều nơi ở các tỉnh Hồ Nam. Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và đảo Hải Nam của Trung Quốc”. (Nam Thiên, Kinh Việt) “ …Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết năm 1479 dl, thì ở Phiên Ngung, thủ đô của Triệu Đà đời xưa, cũng có đền thờ Đức Trưng Nữ Vương. Gần đây, năm 1793 dl, vào thời Tây Sơn, khi đặc sứ Ngô Thời Nhiệm cùng phái đoàn đi ngang phía nam Hồ Động Đình, ông đã đến viếng đền thờ Đức Trưng Nữ Vương. Ông cũng ghi : quân Đức Trưng Nữ Vương đã đánh với quân Mã Viện ở Hồ Nam. “ Tại Khúc Giang, Quảng Đông, hiện có đền thờ Nữ tướng Đàm Ngọc Nga, tước Nguyệt Điện Công Chúa. Tại đây còn nhiều di tích của trận đánh long trời lở đất của Bà với quân Mã Viện. Cũng tại Khúc Giang, có đền thờ Nữ tướng Trần Thị Phương Châu, tước Nam Hải Công Chúa. Bà tuẫn quốc tại đây vào đầu cuộc khởi nghĩa, năm 39 dl. Sử ta ghi là năm 1288 dl, vua Trần Nhân Tôn đã sai đại thần Đoàn Nhữ Hài qua Khúc Giang trùng tu đền thờ Ngài. “ Tại Quảng Tây và Quảng Đông có nhiều đền thờ Nữ tướng Nguyễn Thánh Thiên, tức Thánh Thiên Công Chúa. Bà đã hy sinh tại vùng này năm 42 dl. Tại suốt dọc bờ biển Quảng Đông, Phúc Kiến và đảo Hải Nam, hiện còn rất nhiều đền thờ Bà Trần Quốc, tước Gia Hưng Công Chúa. Dân trong vùng tin Bà là Giao Lomg Tiên Nữ giáng trần. “ Tại vùng Hồ Động Đình và thủ phủ Trường Sa của tỉnh Hồ Nam, cho đến ngày nay, gần hai ngàn năm sau, người dân địa phương còn nhắc nhở và khiếp sợ trận đánh của Nữ tướng Phật Nguyệt. Hiện nay tại vùng này còn bốn nơi thờ Ngài. Tại cửa Thẩm Giang chảy vảo Hồ Động Đình, lại còn có miếu thờ liệt nữ Trần Thiếu Lan. Suốt cả ngàn năm qua, mỗi lần các sứ thần nước ta đi ngang qua đây, đều đến tế lễ Ngài. Hiện nay ở đó vẫn còn mộ của Ngài. “ Chúng ta cũng còn di tích của các trận đánh lớn, như trận chiếm giữ thủ phủ Trướng Sa của Hồ Nam; trận đánh kinh hồn của Nử tướng Phật Nguyệt chiến thắng Mã Viện, Lưu Long, Đoàn Chí ở Hồ Động Đình; trận thủy chiến lừng lẫy của Nữ tướng Trần Quốc ở Uất Lâm; trận Vĩnh Hoa Công Chúa đánh thắng đại tướng Ngô Hán ở Độ Khẩu, Vân Nam; trận Khúc Giang, trận đảo Hải Nam… “ Tất cả đều chứng tỏ binh lực của Đức Trưng Nữ Vương đã tung hoành khắp vùng Lĩnh Nam và đã có lúc Đức Trưng Nữ Vương là Hoàng Đế toàn thể Lĩnh Nam.” (Nam Thiên, Kinh Việt) Tàn Quân của Hai Bà Trưng đi đâu ? Sử viết rằng, khi Hai Bà thua ở Cẩm Khê thì tàn quân chạy vào phía nam, đến Cư Phong (Cửu Chân, Thanh Hóa ngày nay), tướng Đô Dương phải đầu hàng. Hai Bà Trưng bị thua, tướng Đô Dương đầu hàng, chưa hẳn quân tướng còn lại của Hai Bà đã chịu thúc thủ dưới tay Mã Viện. Một số lớn đã ẩn lánh vào rừng, một số chạy xuống phía nam, cũng có một số chạy lên phía bắc ở Vân Nam hay Quảng Tây. Số người ẩn lánh lên rừng núi là tổ tiên của những người Mường, người Tày. Họ còn giữ được chế độ Lạc tướng Lạc hầu như thời Văn Lang của Hùng Vương. Những nhà quý tộc Mường hay Tày đều mang tước hiệu Tạo (Thao) sử ta gọi là Phụ Đạo tức là Phu Tạo, tương đương chức Lord của Anh hay Seigneur của Pháp. Các nhà quý tộc, phú tạo, hay địa chủ (thổ ty, landlord) đều mang họ Lang. Họ còn giữ được gốc Lang của các con Hùng Vương, được cho đi trấn giữ các địa phương, các trang, sách tức các mường, các bản. Những cuộc khởi nghĩa chống xâm lăng, những dòng vua chúa Việt Nam, phần lớn là người Mường: Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lê Lợi, Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng. Quân của Hai Bà không những chỉ chạy lên rừng, lên phía bắc mà phần lớn chạy suôi nam lập nên nước Phù Nam ở vùng sông Cửu Long và nước Lâm Ấp sau này là nước Chiêm Thành. một số khác lên vùng Cao nguyên Trung phần (Tây nguyên) thành người Thượng (Ra đê, Ba na, Ma, Koho v.v…), họ cũng xuống bán đảo Mã Lai, Indonesia, các đảo Thái Bình Dương v.v… Đặc điểm của cuộc di tản lớn lao này là họ cố duy trì nếp sống thời Văn Lang và mang theo Trống Đồng nếu có thể mang theo được, vì thế ta thấy Trống Đồng rải rác trên khắp vùng Đông Nam Á từ Quảng Tây, Vân Nam xuống tới Indonesia. Ông Phạm Việt Châu viết về số người lập ra nước Lâm Ấp như sau : “Khi đại quân của Hai Bà Trưng tan vỡ ở Cẩm Khê (Vĩnh Yên) và thế bức Hai Bà phải tự vận (năm 43) thì bọn tùy tướng còn lại dẫn tàn quân chạy về quận Cửu Chân (vùng Thanh-Nghệ). Sau Mã Viện đem quân vào đánh, một số tướng lãnh trong đó có Đô Dương bị thua đành phải ra đầu hàng, còn một số khác lui về phía cực nam, giữ huyện Tượng Lâm và tiếp tục kháng cự. Mãi 59 năm sau (năm Nhâm Dần đời Hòa Đế nhà Đông Hán, tức năm 102), nhà Đông Hán mới đặt xong nền cai trị ở đất này. Tuy nhiên, Tượng Lâm vẫn còn là đất quật khởi. Năm 192 dưới sự lãnh đạo của Khu Liên (Ch’u Lien hay K’iu Lien) dân Tượng Lâm (Hsiang Lin) khởi nghĩa đánh chiếm huyện đường và giết được viên huyện lệnh người Hán.Thứ sử đất Giao Chỉ là Phàn Diễn thống lãnh binh đội Giao Chỉ và Cửu Chân hơn một vạn người xuống đàn áp, nhưng quân sĩ không những không tuân lệnh mà lại còn tỏ ra ủng hộ phe khởi nghĩa và trở lại chống kẻ đô hộ. Trước tình thế cực kỳ rối ren, Hán triều đành cử Chúc Lương xuống làm thái thú Cửu Chân, Trương Kiên làm thứ sử Giao Chỉ để lo việc bình định. Tuy nhiên sau nhiều cuộc giao tranh, quân Hán vẫn không lấy lại được phần đất nam quận Nhật Nam (Jenan) do Khu Liên chiếm giữ. Khu Liên mong Bắc tiến đoạt lại toàn thể đất Lạc Việt cũ, nhưng với một lực lượng quá nhỏ, mộng lớn không thành, ông đành dừng lại phía Nam mà xưng vương. Vùng đất được giải phóng mệnh danh là Lâm Ấp (Lin Yi) gồm huyện Tượng Lâm và một vài huyện khác cũng thuộc quận Nhật Nam, bao gồm khu Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên ngày nay. Sau khi xưng vương, một mặt Khu Liên lo chỉnh đốn nội trị để làm vững mạnh căn cứ và một mặt xếp đặt công cuộc thâu đoạt lại Giao Châu và truyền ý chí đó lại cho con cháu. Năm 270 dòng dõi Khu Liên thất truyền, Phạm Hùng (Fan Hsiang) là cháu ngoại lên ngôi, lại khởi binh đánh phá Nhật Nam và Cửu Chân. Việc đã khiến cho Đào Hoàng, thứ sử Giao Châu phải dâng sớ về triều đình nhà Tấn trình bày tự sự để xin giữ nguyên binh số khi nhà Tấn có ý định giảm quân ở các châu huyện. Năm 349, Phạm Văn (Fan Wen) mang quân đánh vào tới tận miền nam đồng bằng sông Hồng. Nhưng không may ông mất trên đường hành quân nên thứ sử Giao Châu là Nguyễn Phu đã đoạt lại tất cả đất đai ông chiếm được, Năm 399, Phạm Hồ Đạt (Fan Hu Ta) mang quân chiếm Nhật Nam, Cửu Chân rồi đánh thốc vào Giao Chỉ, nhưng bị thái thú Đỗ Viện đánh bại năm 413. Phan Hồ Đạt một lần nữa lại tấn công Cửu Chân, song rốt cuộc cũng bị đánh bại và lần này bị thứ sử Giao Châu là Đỗ Tuệ Độ mang quân sang tận Lâm Ấp chém giết tàn hại (năm 420). Sử dụng quân sự mãi không xong, đã có lần người Lâm Ấp dùng ngoại giao để xin lĩnh lại Giao Châu với Tống triều. Việc không những không đạt được kết quả mà lại gây thêm sự chú ý cho Bắc phương, nên chẳng bao lâu sau quân Tống không dưng tiến quân đánh sâu vào nội địa Lâm Ấp, tàn sát, đốt phá khủng khiếp và cướp mất trên 100.000 cân vàng (năm 446). Từ đó Lâm Ấp không còn dịp nào gây rối dược quân đô hộ nữa. Những nhà lãnh đạo Lâm Ấp bèn tính đường tiến xuống phía nam. Xứ Lâm Ấp cũng có thời được gọi là Hòan Vương (Huan Wang) nhưng từ năm 808 về sau thì đổi hẳn là Chiêm Thành (Champa). (Trăm Việt trên vùng định mệnh, Phạm Việt Châu) Về nước Phù Nam, ông Phạm Việt Châu viết : “Thời kỳ Phù Nam lập quốc tương ứng với thời kỳ Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Khi Hai Bà thất thế, có thể có nhiều toán rút về Nam bằng đường biển, vậy biết đâu họ lại chẳng là những người sáng lập ra một tân quốc gia ở bán đảo này là Phù Nam. (Phạm Việt Châu, bài đã dẫn) Nước Chiêm Thành thành lập bởi nhiều bộ tôc, trong đó có hai bộ tộc lớn nhất là bộ tộc Cây Dừa (Narikelavamca) ở vùng Indrapura và bộ lạc Cây Cau (Kramukavamca) ở phía nam vùng Panduranga. Bộ tộc Cây Dừa tức Lâm Ấp và bộ tộc Cây Cau là Tây Đồ Di. Ngoài hai bộ tộc lớn đó, còn có các bộ tộc Churu, Djarai, Rhadé v.v…Tuy hợp nhất với nước Chiêm Thành nhưng các bộ tộc ở vùng Cao Nguyên này vẫn tự trị. Ngoài Lâm Ấp do tàn quân của Hai Bà Trưng thành lập, các sắc tộc ở Cao Nguyên Trung Phần (Tây Nguyên) cũng là những di dân của người Đông Sơn (Lạc Việt). Tại vùng này người ta đã khám phá ra nhiều trống đồng Đông Sơn. Hẳn là khi quân Bai Bà tan vở, tàn quân của Hai Bà và dân chúng không chịu khuất phục đã di cư vào đây mang theo cả Trống Đồng để không bị lọt vào tay Mã Viện. (Năm 1996, người ta lại tìm thấy một trống đồng ở xã Ea Pau, huyện Ea Ka, tỉnh Đắc Lắc. Trống có đường kính 0,8 m. cao 0,8 m. Trống có 3 vòng tròn, vòng ngoài có hình 4 con cóc, vòng thứ hai có hình 6 con hạc, vòng trong cùng có hoa văn hình ngôi sao 10 cánh. Trong lòng trống có một xác người và nhiều đồ trang sức bằng đồng và gốm. (TVTS. số 558. 4.12.1996). Những người Đông Sơn (Lạc Việt) không những chỉ đi xuống ở bán đảo Đông Nam Á mà còn đi xuống quần đảo Nam Dương, Phi Luật Tân, các đảo Thái Bình Dương và đến tận Mỹ châu và đảo Madagasca ở Phi chấu. Ông Olov R.T. Janse, nhà khảo cổ đã chứng minh người Inca ở Mỹ châu là người Việt Nam : “Did the Dongsonian mariner reach the South American mainland ?” của tác giả Olov R.T. Janse đăng trên quý san Southeast Asian số 3, phát hành mùa hè năm 1973 ờ Singapore, tác giả cho rằng người Da Đỏ ở Bắc Mỹ chính là người Việt Nam, gốc Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Tác giả căn cứ vào những khai quật ở tỉnh Bahia xứ Ecuador miền Nam Mỹ châu và những khai quật ở Óc Eo và Đông Sơn của Việt Nam. Bài báo dài và đầy đủ dẫn chứng khoa học. Bahia có thể là Bà Hai hay Bà Hia gì đó. (Trà Lũ. Miền Đất Hứa, Da Đỏ Việt Nam). Mới đây các nhà khoa học lại chứng minh tổ tiên dân ở các đảo Thái Bình Dương là người Việt : “Giả thuyết trước đây cho rằng các nền văn hóa Polynesi và Châu Đại Dương có nguồn gốc từ Đài Loan và từ đó phát triễn nhanh chóng ra khắp các đảo ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên trong bài báo trên tạp chí Proceeding of the National Academy of Science, nhóm nhà khoa học thuộc Đại học Durham và Oxford đứng đầu là tiến sĩ Keith Dobney cho biết sau khi nghiên cứu loại gene của 781 con heo ngày nay và gene heo sống từ thời xa xưa lấy từ các viện bảo tàng, đã khám phá thấy có mối liên quan về gene rõ ràng giữa heo hiện nay ở Việt Nam và heo ở các đảo Sumatra, Java, New Guinea, New Oceania cùng nhiều đảo nam Thái Bình Dương. Từ đó các vị kết luận phần lớn các cư dân sống ở trên các đảo này có nguồn gốc từ Việt Nam chứ không từ Đài Loan. Tiến sĩ Gregor Larson nói rằng heo tuy bơi giỏi, nhưng không đến nước có thể bơi đến tận Hawaii. Chúng phải được người di cư chuyên chở đến đó. Theo ông, tổ tiên các cư dân trên các hòn đảo xa xôi đã rời Việt Nam cách dây khoảng 3.600 năm, đi qua nhiều hòn đảo trước khi đến các đảo nam Thái Bình Dương”. (TiVi tuần san số 1096, 23.3.2007) Và từ các đảo ở Thái Bình Dương, người Đông Sơn (Việt Nam) đã cập bến ở Mỹ châu. Tài đi biển của người dân các đảo Thái Bình Dương đã được kiểm chứng qua cuộc hành trình của họ từ đảo Maui trong quần đảo Hawaii đến Haiti, nam Thái Bình Dương, dài 3.000 mile (khoảng 4.600 cây số). Họ đi trên con tàu đóng theo sự mô tả của thuyền trưởng James Cook thấy hồi năm 1770 khi ghé Tahiti, trong cuộc thám hiểm ở Thái Bình Dương. Đó là con tàu được ghép bởi hai chiếc ghe với hai cột buồm, dài 60 foot (khoảng hơn 30 m.). Con tàu chở 17 người gồm 13 người Hawaii, 2 người Mỹ da trắng, 1 người New Zeland, 1 người Micronesian, mang theo thực phẩm gồm khô cá, dừa, khoai lang, chuối, trứng và chó, gà, heo sống. Con tàu mang tên Kokule’a, khởi hành ngày 3 tháng 6 năm 1976, đến dích ngày 4.7.1976. Hai người Mỹ đi dể chụp hình và tường trình có đem theo dụng cụ đo đạc hải hành nhưng không dùng đến mà để cho toán người Polynesia hoàn toàn định hướng, hướng dẫn con thuyền theo phương cách cổ truyền của cha ông họ là theo sao, mặt trời, mặt trăng hướng gió mà đi. (National Geographic, David Lewis, Hokule’a follows the stars to Hahiti, october 1976) Một chứng minh khác do ông Thor Heyerdahl, người Thụy Điển thực hiện để chứng tỏ người thổ dân Mỹ châu đến từ các đảo ở Thái Bình Dương. Năm 1947, ông Thor đóng một bè gỗ có cột buồm, đặt tên là Kon-Tiki, xuất phát từ Peru đi ngang qua Thái Bình Dương để tới Tahiti. Ông đi gần tới thì bị đụng phải đá ngầm ở đảo san hô Raroia gần Tahiti. 39 năm sau, cháu ông Thor là Olav Heyerdahl lại thực hiện một chuyến vượt Thái Bình Dương theo gương ông nội. Chiếc bè gỗ của Olav tên là Tangaroa, ra đi cũng từ Peru vào tháng 4 năm 2006 và 70 ngày sau đó đến Tahiti bình yên. (National Geographic, Alan Maison) Với tài đi biển, người Việt Đông Sơn đã đổ bộ lên Mỹ châu để trở thành người Thổ dân, người Inca, người Maya.. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã tạo nên một chấn động làm nức lòng dân tộc dành tự chủ cho đất nước, khiến triều đình nhà Hán lo sợ phải phái một viên thượng tướng như Mã Viện đi đánh Hai Bà. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà không chỉ gây tiếng lớn lao nơi người Việt mà trong lịch sử nhân loại Hai Bà Trưng là người đàn bà đầu tiên và cho đến nay chưa thấy có người đàn bà nào can đảm dũng lược cầm đầu một cuộc khởi nghĩa như vầy. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng tuy thất bại, nhưng đã un đúc khí phách người Việt để nghìn năm sau dành lại tự chủ tự do cho đất nước. Cuộc thất trận của Hai Bà lại là dịp để Việt tộc trải dài xuống phương Nam, tới các đảo Nam Dương, tới đảo Madagasca ở phía tậy, tới các đảo Thái Bình Dương ở phía dông và cả ở Mỹ châu. Hai ngàn năm sau cuộc di tản của Việt tộc hồi Hai Bà Trung, một lần n ữa dân tộc Việt lại có một cuộc di tản lớb lao trải dân tộc Việt khắp mặt địa cầu khi cộng sản xâm chiếm miền Nam Việt Nam. Những lần thất trận lại là những khúc anh hùng ca của dân tộc Việt vươn mình ra khắp hành tinh trái đất này. Cha Lạc Long đem 50 con xuống biển, hình như vẫn tiềm tàng tiếng réo gọi của biển cả kêu gọi dân Việt vượt biển khơi đi chinh phục vùng đất mới. Nguồn:
http://www.taphopdongtam.org/baiviet/haibatrungkhoinghia.html
Diễn hành ngày lễ tưởng niệm Hai Bà Trưng ở Sài Gòn (Ảnh không rõ tác giả) Hai Bà Trưng Khởi Nghĩa (Không rõ tác giả) Hai Bà Trưng Khởi Nghĩa (không rõ tác giả) Hai Bà Trưng Đuổi Giặc (không rõ tác giả) Đền Thờ Hai Bà Trưng tại Vĩnh Phú (không rõ tác giả) Đền Thờ Hai Bà Trưng tại Mê Linh- Vĩnh Phúc (không rõ tác giả) Đền Thờ Hai Bà Trưng - Mê Linh, Hà Nội (không rõ tác giả) Lạc Hùng Chính Thống - Bức hoành phi trên bàn thờ Hai Bà Trưng Đền Hai Bà Trưng (Đền Hát Môn), Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Nội (Kimmai PhotoArtshop) Nữ Trung Hào Kiệt - Bức hoành phi trên bàn thờ các nữ tướng của Hai Bà Trưng - Đền Hai Bà Trưng, Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Nội (Kimmai PhotoArtshop) Cuộc
Khởi Nghĩa Của GS
Nguyễn
Lý-Tưởng
Người Việt Nam chúng ta từ ngàn xưa đã có truyền thống tôn sùng các bậc anh hùng đánh đuổi xâm lăng, giải phóng dân tộc. Trong các anh hùng của dân tộc Việt Nam, thì Hai Bà Trưng và Trần Hưng Đạo đã được xem như các bậc thần thánh và được người dân lập đền thờ, có Hội Đền Đức Thánh Trần, Hội Đền Hai Bà Trưng. Sự sùng bái của nhân dân đối với các Ngài đã đi quá giới hạn bình thường, với niềm tin và sinh hoạt đặc biệt chẳng khác gì các tôn giáo. Tuy nhiên, với tư cách một người nghiên cứu sử học, chúng tôi có nhiệm vụ đi tìm sự thật lịch sử khách quan, gạt ra ngoài những tình cảm và sự sùng kính đặc biệt như đã có từ lâu đời trong dân tộc chúng ta. Nhân ngày kỷ niệm Hai Bà Trưng, chúng tôi xin cống hiến quý vị độc giả những tài liệu lịch sử vốn rất quen thuộc với những nhà nghiên cứu lịch sử xưa nay, nhưng cũng có thể là mới mẻ đối với một số người vì không thuộc lãnh vực chuyên môn của họ. 1. Nước Lạc Việt Trong các sách cổ của Trung Hoa có nói đến một dân tộc gọi là Lạc Việt. Hậu Hán Thư, quyển 54, phần nói về Mã Viện, danh tướng của nhà Hán, có chép rằng: "Viện hảo kỵ, thiện biệt danh Mã, chinh Giao Chỉ, đắc Lạc Việt đồng cổ, nải chú vi mã thức" (Viện cưỡi ngựa giỏi, nên có biệt danh là Mã, khi sang đánh Giao Chỉ, ông đã lấy được trống đồng của người Lạc Việt, đem đúc thành con ngựa). Thế kỷ thứ 6, có một người tên Lệ Đào Nguyên, đã từng đến đất Lạc Việt xưa (vùng Mê Linh) và đã ghi lại những điều nghe thấy qua sách Thủy Kinh Chú như chuyện Trưng Trắc, Trưng Nhị, v.v...Lệ Đào Nguyên cũng có nhắc đến một sách cổ tên là "Giao Châu ngoại vực ký". Sách nầy được sử gia Pháp là Aurousseau cho rằng có thể do Cố Vi vào đời nhà Tấn (205- 420), trong đó có một đoạn nói đến đời sống của dân Lạc Việt như sau: "Giao Chỉ tích hữu quận, huyện chi thời, thổ địa hữu Lạc Điền. Kỳ điền tòng thủy triều thượng hạ. Dân khẩn thực kỳ điền, nhân các vị Lạc dân. Thiết Lạc vương, Lạc hầu, chủ chư quận huyện. Đa vi Lạc tướng, đồng ấn thanh thụ" (Lệ Đào Nguyên, Thủy Kinh Chú, quyển 7, tờ 4b), dịch nghĩa: "Ngày xưa khi đất Giao Chỉ chưa trở thành quận, huyện của nhà Hán, ở đó có ruộng gọi là ruộng Lạc. Ruộng đó tùy theo nước thủy triều lên xuống (ruộng ngập nước), dân khai khẩn ruộng đó nên gọi là ruộng Lạc. Họ lập ra các chức Lạc vương, Lạc hầu để làm chủ các quận huyện. Có nhiều Lạc tướng có ấn đồng lụa xanh". Tư Mã Trinh khi chú giải Sử Ký của Tư Mã Thiên có nhắc đến một sách khác của họ Đào là "Quảng Châu Ký" trong đó có nói đến đời sống của dân Lạc. Lê Tắc, trong An Nam Chí Lược (viết vào khoảng năm 1333) trang 24 cũng có nhắc đến đời sống của dân Lạc... Thế kỷ 15, Ngô Sĩ Liên, trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư cũng nhắc đến Lạc vương, Lạc hầu, Lạc tướng... Thế kỷ 17, Cao Hùng Trưng, trong "An Nam Chí Nguyên" và thế kỷ 19, sách "Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục" cũng nhắc lại chi tiết đó... Nhiều học giả cho rằng các sách nầy đều lấy lại tài liệu của "Giao Châu ngoại vực ký" nói trên vì tất cả các tác giả đều lặp lại những chi tiết mà sách Giao Châu Ngoại Vực Ký đã nói đến. Qua đoạn văn trên chúng ta biết được dân lạc Việt đã có đời sống nông nghiệp, biết khai thác ruộng ngập nước (ruộng Lạc), họ có vua gọi là Lạc vương và dưới vua có Lạc hầu, Lạc tướng...Vua cấp cho các tướng con dấu bằng đồng, có giải lụa xanh,v.v... hoặc là các tướng tự đúc ra con dấu bằng đồng, có giải lụa xanh. Như vậy thời đó họ đã dệt được lụa hoặc mua lụa của người Trung Hoa (nhà Tần nổi tiếng về tơ lụa). Xã hội thời đó đã có tổ chức, kinh tế phát triển và họ cũng có luật pháp riêng. Theo Phạm Việp, tác giả Hậu Hán Thư, thì: "Luật của người Lạc Việt và luật của nhà Hán khác nhau đến mười điều vì thế Mã Viện phải giải thích luật pháp cũ cho họ và bắt họ từ này về sau phải tuân giữ" (Hậu Hán Thư, quyển 54, trang 747, cột 2: "Điều tấu Việt luật dữ Hán luật bác giả thập dư sự. Dữ Việt nhân minh cựu chế dĩ ước thúc chi, tự hậu Lạc Việt cử hành Mã tướng quân cổ sự"). Những chi tiết trên đây là hình ảnh của dân Lạc Việt trước khi bị người Trung Hoa xâm chiếm, thế kỷ thứ I trước Công nguyên. Sử liệu có sớm nhất cũng xuất hiện vào thế kỷ thứ IV, nghĩa là sau các biến cố nói trên mấy trăm năm và do người Trung Hoa ghi chép. Sử gia Việt Nam khi nói về thời kỳ nầy cũng dựa vào sử sách của Trung Hoa là chính. Khi viết về người Lạc Việt người Trung Hoa dùng Hán tự để phiên âm những tên người, tên đất hoặc diễn tả ý nghĩa của sự việc. Do đó những từ "Lạc vương", "Lạc hầu", "Lạc tướng" là ngôn ngữ của Trung Hoa chỉ các chức vụ của người Trung Hoa tương đương với chức vụ của người Lạc Việt. Nói tóm lại, người Lạc Việt đã có một xã hội, có tổ chức, có người lãnh đạo, có luật pháp, có văn hóa nghệ thuật, kinh tế phát triển so với các dân tộc khác cùng thời. (Ở đây, chúng tôi xin lưu ý một điều: Người Mường và người Việt ở miền Trung từ Nghệ An vào đến Quảng Trị là vùng đất cổ của tổ tiên chúng ta trước thế kỷ thứ 10, thường phát âm chữ "Nước" thành chữ "Nác" (nước uống). Chữ nầy rất gần với "Ruộng Nước", "Ruộng Nác", chúng tôi nghĩ rằng người Trung Hoa đã phiên âm chữ "Nác" thành chữ Lạc có nghĩa là một dân tộc chuyên làm ruộng nước, cấy lúa trên ruộng ngập nước chứ không gieo hạt lúa trên nương rẫy. Đó là điểm đặc biệt của người phương Nam khác với người phương Bắc (Bắc kinh). 2. Chính Sách
Thực Dân Của Nhà Tần (Danh từ "thực dân" được hiểu là đem dân từ nơi nầy đến lập nghiệp nơi khác và không cho họ trở về quê cũ, nơi sinh quán nữa. "Thực" ở đây theo Hán tự có nghĩa là "Trồng" như trồng cây). Sau khi Lữ Chính diệt được 6 nước nhỏ (lục quốc), thống nhất thành một nước lớn và lên ngôi tức Tần Thủy Hoàng (221-206 trước Công Nguyên). Nhà Tần có một chính sách thực dân rất quy mô. Sử gia Tư Mã Thiên (thế kỷ thứ I trước Công Nguyên) đã cho chúng ta biết một số chi tiết về chính sách đó như sau: "Năm thứ 33 đời Tần Thủy Hoàng (tức năm 214 trước Công Nguyên), vua bắt tất cả những kẻ lang thang vô thừa nhận, bọn ăn dưng ở nể và bọn con buôn đi chiếm đất Lục Lương. Ông lập ra các quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận, và đày những người có tội đến ở để giữ" (Sử Ký, quyển 6, tr. 25, cột 2). Đạo quân thực dân thời Triệu Đà từ phương Bắc đến trong đó có cả lính tráng và dân thường lên đến nửa triệu người. Để thực hiện chính sách đó, nhà Tần cho đào sông, bắc cầu, xẻ núi, mở đường, sai Sử Lộc chế ra lâu thuyền để vận tải hàng hóa, binh khí...Bọn người nầy vượt Ngũ Lĩnh đi về phương Nam, chiếm đất mới và lập nghiệp ở đó, không trở về. Khi chiếm được đất rồi, họ cho những người nầy đến ở lẫn lộn với người Lạc Việt. Sách Sử Ký đã dùng chữ "tạp xư" (ở lẫn lộn) cho thấy chính sách đồng hóa thâm độc của nhà Tần. Nhưng người Lạc Việt chống lại chính sách đó bằng cách trốn vào rừng, bất hợp tác. Trong sách "Nhân Gian Huân", quyển 18, tờ 18, Lưu Ẩn cho biết thêm một chi tiết sau đây: "Tất cả người Lạc Việt rút vào rừng rậm, sống chung với cầm thú chứ không chịu làm tôi nhà Tần" (Việt nhân nhập tùng bạc trung dữ cầm thú xử, mạc khẳng vi Tần lỗ). Sử Ký của Tư Mã Thiên, quyển 118 trang 260 còn ghi lại một chi tiết như sau:"Triệu Đà đã sai sứ mang thư về cho vua Tần xin gởi đến cho ông ba vạn đàn bà góa chồng hoặc con gái ế chồng để cho lính của ông cưới làm vợ" (Sử nhân thượng thư cầu nữ vô giá giả tam vạn nhân dĩ vi sĩ tốt y bố). Điều đó chứng minh rằng không những người Lạc Việt tìm cách xa lánh người Tàu, mà chính người Tàu cũng không muốn làm bà con với người Lạc Việt. Cũng có thể vì trình độ văn hóa, văn minh của hai giống người đó quá chênh lệnh, khó hòa đồng được. Sự hiện diện của ba vạn đàn bà, con gái góa, hoặc ế chồng vào thời đó đã thành lập được ba vạn gia đình và họ sinh con đẻ cháu từ thế hệ nầy qua thế hệ khác đã tạo nên con số đông đảo người phương Bắc tại vùng đất của người Lạc Việt. Trong số những tướng của nhà Tần sai đi thực hiện cuộc Nam tiến có quan Đồ Thư, Nhâm Ngao và Triệu Đà... là những người được sử sách nhắc đến nhiều nhất. Đồ Thư đem quân đến đánh nước Âu Lạc, buộc Thục Phan phải khuất phục nhà Tần. Nhưng sau đó, nhà Tần suy yếu, dân Âu Lạc nổi dậy giết Đồ Thư, giành lại độc lập. Quan nhà Tần ở quận Nam Hải là Nhâm Ngao muốn đem quân lấy lại đất Âu Lạc, nhưng việc chưa thành thì bị bệnh mất. Trước khi chết, ông trao quyền lại cho Triệu Đà. Lúc bấy giờ Triệu Đà đang trấn giữ đất Long Xuyên được kiêm chức Lệnh Úy Nam Hải. Năm 208 trước Công nguyên, Triệu Đà đem quân đánh nước Âu Lạc của An Dương Vương (Thục Phán) lập ra nước Nam Việt. Sử Ký của Tư Mã Thiên có một chương nói về Triệu Đà rất lý thú. Sau khi Tần Thủy Hoàng mất, nhà Tần suy yếu, xã hội loạn lạc...Lưu Bang diệt được nhà Tần, thắng được Hạng Vũ, thống nhất thiên hạ, lập ra nhà Hán, xưng là Hán Cao Tổ. Trong thời gian đó, Triệu Đà lấy được nước Âu Lạc của Thục Phán, hợp nhất Âu Lạc và Nam Hải thành một nước độc lập gọi là nước Nam Việt, tự xưng làm vua, lập ra nhà Triệu, tức là Triệu Vũ Vương (207-137 trước Công nguyên), đóng đô ở Phiên Ngung (nay thuộc Quảng Châu bên Trung Quốc). Năm 196 trước Công nguyên, Hán Cao Tổ sai sứ là Lục Giả sang Nam Việt kêu gọi Triệu Đà về thần phục nhà Hán. Lúc bấy giờ Triệu Đà làm vua Nam Việt đã được 12 năm rồi và Lưu Bang mới lên ngôi được 11 năm. Triệu Đà tự xem mình là anh hùng trong thiên hạ, sánh ngang với Hán Cao Tổ Lưu Bang, nên khi tiếp sứ nhà Hán ông đã có thái độ ngang nhiên tự đắc. Nhưng Lục Giả cũng đã thuyết phục được Triệu Đà về thần phục nhà Hán vì Triệu Đà vốn là người Tàu, quan của nhà Tần. Về sau, nhân khi Hán Cao Tổ mất, Lữ Hậu chuyên quyền, có sự xích mích biên giới với Triệu Đà nên Triệu Đà tự lập làm Hoàng đế và đem quân đánh chiếm đất của nhà Hán. Từ đó thanh thế của Triệu Đà lừng lẫy và ông đã dùng mọi nghi vệ như vua nhà Hán. Sau khi Lữ Hậu qua đời, Hán Văn Đế lên nối ngôi, lại viết thư qua kêu gọi Triệu Đà thần phục nhà Hán, từ đó Triệu Đà mới chịu từ bỏ đế hiệu. Triệu
Đà
làm vua nước Nam Việt được
70 năm, thọ 121 tuổi, truyền ngôi cho
cháu nội (con của
Trọng Thủy) tên là Triệu Hồ, tức Triệu
Văn Vương. Văn
Vương là người tầm thường, không nối được
chí của
ông nội là Triệu Đà, nên bị
nhà
Hán chèn ép. Văn Vương làm
vua được 12 năm
thì mất (137-125 trước Công
nguyên). Con là
Anh Tề nối ngôi tức Triệu Minh Vương, được 12
năm (125-113 trước
Công nguyên), lấy vợ người Hán
là Cù
Thị, lập làm Hoàng hậu. Minh Vương chết,
con là
Hưng nối ngôi tức Triệu Ai Vương (113) được 01
năm thì mất
nước. Mẹ là Cù Thị lấy sứ nhà
Hán là
An Quốc Thiếu Quý và đem nước Nam Việt
của Triệu
Đà dâng cho nhà Hán. Lữ Gia
là tướng
của nhà Triệu (nước Nam Việt) giết Cù
Thị, Thiếu
Quý và Ai Vương, lập Thái tử Kiến
Đức con của Minh
Vương, mẹ là người Nam Việt, lên
làm vua tức Triệu
Dương Vương. Được một năm thì vua Hán
sai tướng Lộ
Bác Đức đem quân đánh lấy Nam
Việt, vua và
quan của Nam Việt bị giết. Năm 11 trước Công
nguyên, nước
Nam Việt bị đổi tên là Giao Chỉ bộ, chia
làm 9 quận
do các quan của nhà Hán cai trị.
Từ năm 111 trước
Tây lịch cho đến năm 939, Ngô Quyền
giành được độc
lập, sử gọi là thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất.
3. Anh Hùng Lạc Việt: Cuộc Khởi Nghĩa Của Trưng Trắc, Trưng Nhị Năm 40 Nước Nam Việt của Triệu Đà bao gồm lãnh thổ của Triệu Đà và lãnh thổ của An Dương Vương Thục Phán trong đó có hai bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt gọi chung là người Việt như đã nói ở phần trên. Sau khi nhà Triệu mất ngôi, nước Nam Việt được đổi thành Giao Chỉ bộ và được chia thành quận huyện đặt dưới quyền cai trị của quan lại nhà Hán. Người Lạc Việt phải chịu nhiều sự áp bức, bất công, nhất là dưới thời Thái thú nhà Hán là Tô Định. Do đó, hai vị nữ anh hùng của Lạc Việt là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị đã nổi lên chống lại nhà Hán, diệt Tô Định, đánh đuổi quân xâm lăng ra khỏi đất nước, giành lại độc lập cho dân tộc. Khi đề cập đến biến cố nầy, sử gia Trung Quốc không xem thường những anh hùng của Lạc Việt. a. Lý Lịch Trưng Trắc Phạm Việp, tác giả Hậu Hán Thư (sử nhà Hán) đã viết về Trưng Trắc, Trưng Nhị với lời lẽ rất cảm phục: "Hựu Giao Chỉ nữ tử Trưng Trắc, cập nữ muội Trưng Nhị phản công đầu kỳ quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, man di giai ứng chi, khấu lược Lĩnh Ngoại lục thập dư thành. Trắc tự lập vi vương" (Hậu hán Thư, quyển 54, trang 747 trong Nhị Thập Ngũ Sử). Dịch: "Ở quận Giao Chỉ, có người đàn bà tên Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị nổi lên làm loạn, đánh phá trong quận. Dân man di ở các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, cướp phá hơn 60 thành ở vùng Lĩnh Ngoại. Trắc tự xưng làm vua". Theo đoạn văn trên đây, Hai Bà Trưng nổi lên ở quận Giao Chỉ, phong trào lan rộng ra các nơi và dân man di (chỉ dân Lạc Việt lúc đó) hưởng ứng và cùng nổi lên đánh phá quân Tàu (Hán), chiếm được 60 thành. Không một lãnh tụ nào của các nhóm mà sử Tàu gọi là man di dám xưng vương, ngoại trừ Trưng Trắc. Như vậy, Trưng Trắc là người kiệt hiệt nhất trong số đó. Con số hơn 60 thành trì nói đây, so với hoàn cảnh 1lúc đó, chúng ta có thể hiểu rằng đây không phài là thành trì to lớn như ở Việt nam hay ở Trung Hoa mà chúng ta thấy trước đây. Có thể đây chỉ là những công sự chiến đấu do người phương Bắc (người Hán) xây dựng lên để tự vệ trước sức tấn công của người bản xứ (Lạc Việt). Số người Hán nầy đã di dân đến đất Lạc Việt thời Triệu Đà, theo chính sách thực dân của nhà Tần. Cho đến thời nhà Hán, số người đó càng ngày gia tăng và họ lập được hơn 60 căn cứ gọi là "thành". b. Chồng Trưng Trắc là Thi Hay Thi Sách? Theo sách Thủy Kinh Chú của Lệ Đào Nguyên, khoảng thế kỷ thứ 6, tác giả đã từng đến vùng Mê Linh, đã ghi lại được những điều nghe thấy như sau: "Châu Diên Lạc tướng tử, danh Thi, sách Mê Linh Lạc tướng nữ, danh Trưng Trắc, vi thê. Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc. Mã Viện tương binh thảo. Trắc, Thi tẩu nhập Cấm Khê" (quyển 37, tờ 6 a). Chúng ta để ý trong Hán văn xưa, không có chấm, phẩy...Tùy theo mạch văn mà ngừng lại cho trọn nghĩa của câu. Trong đoạn văn trên nếu ngừng ở chữ Sách thì câu văn sẽ như sau: "Châu Diên Lạc tướng tử danh Thi Sách", nghĩa là: "Con trai Lạc tướng huyện Châu Diên tên là Thi Sách", và câu sau: "Mê Linh Lạc tướng nữ danh Trưng Trắc vi thê", nghĩa là: "Con gái Lạc tướng huyện Mê Linh tên là Trưng Trắc là vợ". Nhưng Thái tử Hiền, con vua Cao Tông nhà Đường, khi bị bà Võ Tắc Thiên đày ra vùng quan ngoại, vào thế kỷ thứ 8, ông đã ngồi đọc lại sách sử và chú thích như sau: "Cứu Triêu Nhất Thanh viết Sách thê do ngôn thú thê" (tra cứu theo Triêu Nhất Thanh thì chữ Sách Thê là cưới vợ). Do đó câu văn trên phải ngừng ở chữ Thi: "Châu Diên Lạc tướng tử danh Thi" (con trai Lạc tướng huyện Châu Diên tên là Thi) và: "Sách Mê Linh Lạc tướng nữ danh Trưng Trắc vi thê" (đi hỏi con gái Lạc tướng huyện Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ). Đọc tiếp đoạn Hán văn trên, chúng ta thấy: "Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc. Mã Viện tương binh thảo, Trắc, Thi tẩu nhập Cấm Khê". (Trắc là người có can đảm và dũng lược, cùng với Thi nổi lên làm giặc. Mã Viện đem quân đánh đuổi. Trắc, Thi chạy vào Cấm Khê). Do chỗ sai lầm đó mà về sau các sách sử viết tên chồng của Trưng Trắc là Thi Sách. Sự lầm lẫn nầy khởi từ sử gia Trung Quốc là Phạm Việp trong sách Hậu Hán Thư, quyển 54 trang 747, cột 3, ông viết: "Trưng Trắc giả, Mê Linh Lạc tướng chi nữ giả, giá vi Châu Diên nhân Thi sách thê, thậm hùng dũng". (Trưng Trắc là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh được gả làm vợ cho một người huyện Châu Diên là Thi Sách, bà rất hùng dũng). Dựa vào đó, các sử gia Việt Nam như Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư hoặc Lý Tế Xuyên trong Việt Điện U Linh Tập (một chuyện hoang đường) cũng gọi chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, họ đều trích dẫn từ sách hậu hán Thư của Phạm Việp, nhưng họ không để ý đến phần chú thích của Thái tử Hiền ở phần cuối sách. Từ đó mới xuất hiện tên Thi Sách trong lịch sử. Cho đến nay, không ai có thể đính chính được ngoại trừ nah nước ra lệnh sửa lại điều sai lầm đó trong sách vở. c. Nguyên Nhân Cuộc Khởi Nghĩa: Vì Thù Chồng Hay Vì Lý Do Chính Trị? Theo sử Việt Nam mà chúng ta học từ nhỏ thì Trưng Trắc nổi lên đánh đuổi quân Tàu vì chồng bà là Thi sách bị Thái thú nhà Hán là Tô Định giết. Điều đó có đúng hay không? Lý do đó có thể vận động dân chúng căm hờn cùng đứng lên đánh đuổi xâm lăng được hay không? Vào thế kỷ thứ 8, khi chú thích hậu Hán Thư của Phạm Việp, Thái tử Hiền có nói đến một chi tiết khác, chúng tôi cho đó là một yếu tố rất quan trọng, là nguyên nhân đưa đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Ông viết: "Giao Chỉ Thái thú Tô Định, dĩ pháp thằng chi, Trắc oán nộ, cố phản". (Thái thú Giao Chỉ là Tô Định lấy luật pháp mà ràng buộc, nên Trắc tức giận, chống lại) (Chữ "thằng" là sợi giây, cũng có nghĩa là cột buộc). Qua chi tiết trên đây, chúng ta thấy rằng Trưng Trắc là người Lạc Việt, một giống người bản xứ, có phong tục tập quán riêng. Khi Tô Định đến cai trị dân nầy, ông đã đem luật pháp của người Hán (Tàu) bắt dân Lạc Việt phải thi hành. Việc đó có thể đụng chạm đến cả tín ngưỡng của họ nữa. Đó là điều rất dễ gây căm phẫn trong nhân dân. Đó là chưa kể chính sách bóc lột về mặt kinh tế đối với họ. Cả Hậu Hán Thư và Thủy Kinh Chú đều nói rằng: Trắc cùng với Thi nổi lên làm giặc và khi bị Mã Viện đánh đuổi thì cả hai người chạy vào Cấm Khê. Vậy khi Trưng Trắc khởi nghĩa thì chồng bà là Thi vẫn còn sống và cùng chiến đấu bên cạnh bà. Lý do khởi nghĩa là vì quyền lợi dân tộc và được cả dân tộc làm hậu thuẫn chứ không phải vì báo thù chồng. Có thể về sau người chồng bị chết dưới tay quân thù, nhưng giai đoạn đầu chồng vẫn còn sống. Lý do vì chống lại chế độ, chống lại luật pháp hà khắc nên Trưng Trắc khởi nghĩa đã được chứng minh bằng sự thay đổi chính sách cai trị của nhà Hán sau khi Mã Viện thắng được Trưng Trắc. Việc cử Mã Viện là một tướng già, bách chiến bách thắng và được gọi là "phục ba tướng quân" (vị tướng làm cho sóng gió phải yên lặng) qua đánh Trưng Trắc chứng tỏ tầm mức quan trọng của cuộc chiến. Mã Viện không những là một tướng có tài về quân sự mà còn là một tướng có tài về chính trị. Ông cùng Phó tướng là Lưu Long, Lâu thuyền tướng quân Đoàn Chí với một lực lượng hai vạn quân. Đến Hợp Phố, Đoàn Chí bị bệnh chết nên ông phải gánh vác trách nhiệm nặng nề hơn. Ngoài ra, ông còn tuyển thêm 12.000 quân tại Giao Chỉ nữa và phải mở đường, xẻ núi, phá rừng mà đi. Lúc bấy giờ phong trào chống đối người Tàu lan rộng rất nhanh. Chỉ trong một thời gian ngắn mà cả một vùng rộng lớn gồm các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều nổi dậy. Không cần tổ chức lãnh đạo, dân các nơi đều hưởng ứng, chứng tỏ cuộc khởi nghĩa hợp lòng dân. Hậu Hán Thư, quyển 54 trang 747 (trong Nhị Thập Ngũ Sử) chép: "Thập bát niên, Xuân, quân chí Lãng Bạc, dữ tặc chiến, phá chi, trảm thù sổ thiên, cập hàng giả vạn dư nhân. Viện truy Trưng Trắc đẳng, chí Cấm Khê, sổ bại chi, giặc toại tán tẩu" (Năm thứ 18 -hiệu Kiến Vũ nhà Hán- tức năm 42, mùa Xuân, quân đi đến vùng Lãng Bạc, cùng giặc đánh nhau, phá được chúng, chém đầu cả ngàn tên, bọn ra hàng có đến cả vạn. Viện đuổi theo bọn Trưng Trắc đến Cấm Khê, giặc bị thua liền mấy trận, bỏ chạy tán loạn). Mã Viện còn đuổi theo dư đảng của Trưng Trắc đến tận Cửu Chân, giết được hơn 5.000 người nữa. Vừa đánh, vừa cũng cố, đến huyện nào Viện cũng xây thành đắp lũy, tổ chức lại đơn vị hành chánh, dạy cho dân biết canh tác làm ăn. Sau đó mới giải thích cho dân hiểu luật pháp, dân mới dần dần nghe theo lời ông. Những quan của nhà hán cử sang cai trị dân Lạc Việt sau vụ Trưng Trắc đều ra sức giáo hóa dân, dạy cho dân biết cày cấy, biết lễ nghĩa. Trước thời Tô Định cũng đã có hai quan Thái thú có tiếng tốt đối với dân, đó là Tích Quang ở quận Giao Chỉ và Nhâm Diên ở quận Cửu Chân. Phần nói về Nhâm Diên trong sách Hậu Hán Thư cho biết dân Giao Chỉ thích săn bắn chứ không biết dùng bò để cày. Dân Cửu Chân thì đốt cỏ rồi gieo giống làm ruộng. Nhâm Diên truyền đúc các thứ điền khí (lưỡi cày, lưỡi cuốc,v.v...) dạy cho dân cày bừa, khẩn ruộng để trồng chọt. Dân lạc Việt thời đó không biết cưới hỏi như người Hán. Họ không quen sống chung với nhau, nên không biết đạo cha con, đạo vợ chồng. Nhâm Diên phải gởi thư đi các huyện thuộc quyền ông truyền cho đàn ông từ 20 tuổi đến 50 tuổi, đàn bà từ 15 đến 40 tuổi phải tùy tuổi tác mà cưới hỏi nhau..cùng một lúc có đến 2.000 người tổ chức cưới hỏi...năm đó trời cho mưa thuận gió hòa, lúa má được mùa, dân đẻ con ra biết họ biết dòng...có người lấy tên Nhâm đạt cho con để tỏ lòng biết ơn... Những việc này xảy ra vào năm 29 đời Kiến Vũ nhà Hán, trước khi Tô Định đến cai trị Giao Chỉ. Vì Tô Định không chịu cai trị dân theo chính sách của các vị tiền nhiệm mà lại quá hà khắc nên dân nổi loạn. Sử Tàu nói rõ lý do của cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là vì chế độ hà khắc, nhưng sử gia Việt Nam lại gom cả hai làm một: vừa thù chồng, vừa chống chính sách. Đọc đoạn văn sau đây của Ngô Sĩ Liên, chúng ta thấy rõ điều đó: "Canh Tý nguyên niên, Hán Kiến Vũ thập lục niên, Xuân, nhị nguyệt, vương khổ Thái thú Tô Định thằng dĩ chính, cập thù Định sát kỳ phu, nải dữ kỳ muội Nhị, cử binh công hãm châu trị" (Năm Canh Tý (40) năm đầu, năm thứ 16 hiệu Kiến Vũ nhà Hán, mùa Xuân, tháng Hai. Vương đau lòng vì Tô Định lấy chính pháp ràng buộc, lại căm thù vì Định đã giết mất chồng, bèn cùng em gái là Nhị cử binh đánh phá châu trị). Theo ý của câu trên thì chồng phải bị giết trước khi khởi nghĩa, vừa thù chồng, vừa nợ nước! Trong phần nói về Mã Viện (Mã Viện liệt truyện), sử gia Tàu đã nói đến Trưng Trắc vì có liên quan đến công trạng của Mã Viện. Nhờ chỗ có liên quan đó mà dời sau mới biết đến Trưng Trắc. Nếu sử Tàu khôgn nói đến thì sử gia Việt Nam như Ngô Sĩ Liên khó mà có tài liệu để viết lại thời quá khứ. Sử Tàu nói rõ Trưng Trắc cùng chồng nổi lên đánh đuổi Tô Định. Vậy không phải vì thù chồng mà Trưng Trắc nổi dậy. Đưa yếu tố thù chồng vào sử sách đã làm lu mờ chính nghĩa vì dân tộc của cuộc khởi nghĩa của Trưng Trắc đi. d. Cái Chết Của Trưng Trắc Sử Việt mà chúng ta học từ bậc tiểu học nói rằng Trưng Trắc, Trưng Nhị nhảy xuống sông Hát (Hát giang) tự tử. Và chúng ta có bài "dòng sông Hát..." ca tụng cái chết bất khuất của hai Bà. Nhưng Hậu Hán Thư lại nói một câu rất vắn gọn: "Minh niên, chính nguyệt, trảm Trưng Trắc, Trưng Nhị, truyền thủ Lạc Dương". (Năm sau (42) tháng Giêng, chém Trưng Trắc, Trưng Nhị, gửi đầu về Lạc Dương). Lạc Dương là kinh đô nhà Hán lúc đó. Tuy vắn gọm nhưng gồm đủ mấy chi tiết ngày, tháng, lý do chết và gởi đầu về để làm chứng cho vua Hán biết. Về chi tiết nầy, ông Ngô Thời Sĩ trong sách Việt Sử Tiêu Án trang 40 viết rằng: "Trong đền thờ Hai bà Trưng, những đồ thờ tự, tất cả đều sơn đen, tuyệt không có sơn đỏ, dân địa phương không dám mặc áo đỏ, những khi đến yết cáo, có ai mặc áo đỏ đều cởi bỏ đi, không ai dám xúc phạm đến cấm lệ. Tục truyền rằng Trưng Vương chết vì việc binh đao, nên kiêng sắc đỏ vì giống như máu". Điều đó phù hợp với lời thuật của Hậu Hán Thư. Trong hai sử liệu thì Hậu hán Thư có trước Đại Việt Sử Ký Toàn Thư cả ngàn năm. Chắc chắn Toàn Thư đã lấy từ Hậu Hán Thư các dữ kiện nầy. Có sách nói rằng người nhảy xuống sông tự tử là bà Mang Thiện, mẹ của Trưng Trắc. Sau khi Trần Hưng Đạo thắng quân Mông Cổ ở trận Bạch Đằng, Lê Tắc chạy theo giặc lưu vong qua Trung Hoa. Thời gian sống ở đây, ông có nghiên cứu nhiều sách vở và có viết một cuốn sách nhan đề "An Nam chí lược". Ông là người Việt Nam đồng ý rằng Trưng Trắc bị Mã Viện chém đầu. Sách "Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục" do Quốc Sử Quán triều Nguyễn cũng nói: "Trưng Vương và em gái chống với quân Hán bị binh lính bỏ trốn, lại thế cô, cả hai thất trận chết". Chết trận, có nghĩa là bị chém, không phải tự tử. Xin lưu ý một điều, vào thế kỷ 19, thời nhà Nguyễn, sự tiến bộ về khoa nghiên cứu sử học (phương pháp sử học) ở Trung Quốc đã hơn hẳn thời xưa vì lúc đó trí thức bên Tàu đã có nhiều tiếp xúc với Tây phương và họ đã đặt lại vấn đề, xem xét lại các điều ghi chép thời xưa có hợp lý và đáng tin hay không. Do đó, sử gia nhà Nguyễn cũng đã học được từ nhà Thanh nhiều tiến bộ trong phương pháp nghiên cứu sử học. Sách "Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục" do Quốc Sử Quán nhà Nguyễn biên soạn thời Tự Đức đã được đánh giá cao hơn so với các sử sách của nước ta ra đời trước đó. Kết Luận Người Việt Nam đã xem Hai Bà Trưng thực sự là anh hùng của dân tộc mình. Từ Lý, Trần trở về sau, sử sách đã hết lời ca tụng Hai Bà. Hình ảnh Hai Bà đã đi vào lòng người Việt Nam như là những thần thánh, khắp nơi nhân dân lập đền thờ Hai Bà. Ý thức độc lập đã có từ lâu đời với dân Lạc Việt thời Hai bà Trưng cũng như với những người di dân từ phương Bắc tới, tranh đấu để tự mình làm chủ giang sơn của mình. Từ Lý Cầm, Lý Tiến thời nhà Hán đến Triệu Thị Trinh, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng cho đến Khúc Thừa Mỹ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền...Từ thế kỷ thứ mười trở đi, tổ tiên chúng ta đã vĩnh viễn giành được độc lập, đánh đuổi xâm lăng, tạo nên truyền thống tự chủ, tự cường của dân tộc Việt Nam chúng ta, giống dân làm chủ vùng đất phương Nam như Lý Thường Kiệt đã khẳng định: "Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư..." (Nước Việt Nam của người Việt Nam). Nguồn: http://www.lenduong.net Đài kỹ niệm Hai Bà Trưng tại công trường Mê Linh, Sài Gòn. Khánh thành ngày 11-3-1962 (ghi lại từ: Viettouch) Đại Nam quốc sử diễn ca có đoạn kể về cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng đã trở thành quen thuộc đối với người Việt: Bà Trưng
quê ở Châu Phong
Đánh giá Sử gia Lê Văn Hưu viết:
Sử gia Ngô Sĩ Liên viết:
Hoàng đế Tự Đức viết trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục:
Nguồn: Bách khoa toàn thư Wikipedia Trang
mạng
Việt
Nam
Văn
Hiến
Trang : Hai Bà Trưng www.vietnamvanhien.net www.vietnamvanhien.org www.vietnamvanhien.info www.vietnamvanhien.com Email: thuky@vietnamvanhien.net Trang
mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản
văn hóa của
Việt tộc. Thắp sáng niềm tin Diên Hồng
và nếp sống
Văn Hiến hầu phục hồi nền "An Lạc
& Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.
|