Việt Nam Văn Hiến
Năm Thứ 4889

www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com



Hiệp Định Geneva 1954
Ngày 20 tháng 7 năm 1954

Hiệp định Genève, 1954

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Tạ Quang Bửu, trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đang ký Hiệp định Genève.

Hiệp định Genève 1954 là hiệp định để khôi phục hòa bìnhĐông Dương. Hiệp ước bãi bỏ quyền cai trị của người Pháp trên bán đảo Đông Dương, công nhận nền độc lập của ba quốc gia Việt Nam, Lào, và Campuchia, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương.

 Nguyên ủy, Hội nghị Genève khai mạc ngày 26 tháng 4 năm 1954 để bàn về vấn đề khôi phục hoà bình tại Triều Tiên và Đông Dương. Do vấn đề Triều Tiên không đạt được kết quả nên từ ngày 8 tháng 5 vấn đề Đông Dương được đưa ra thảo luận.

Mục lục

Thành phần tham dự

      Hai đồng chủ tịch Hội nghị là Liên Xô và Anh.

Lập trường 8 điểm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

  1. Pháp công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, LàoCampuchia.
  2. Ký một hiệp định về việc rút quân đội nước ngoài ra khỏi 3 nước trong thời hạn do các bên tham chiến ấn định. Trước khi rút quân, đạt thỏa thuận về nơi đóng quân của lực lượng Pháp hay Việt Nam trong một số khu vực hạn chế.
  3. Tổ chức tổng tuyển cử tự do trong 3 nước nhằm thành lập chính phủ duy nhất cho mỗi nước.
  4. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố ý định xem xét việc tự nguyện gia nhập Liên hiệp Pháp và những điều kiện của việc gia nhập đó.
  5. 3 nước thừa nhận các quyền lợi kinh tế, văn hóa của Pháp tại mỗi nước. Sau khi chính phủ duy nhất được thành lập, các quan hệ kinh tế và văn hóa được giải quyết theo đúng các nguyên tắc bình đẳngcủng cố.
  6. Hai bên cam kết không truy tố những người hợp tác với đối phương trong thời gian chiến tranh.
  7. Trao đổi tù binh và dân thường bị bắt trong chiến tranh
  8. Các biện pháp nói trên sẽ được thực hiện sau khi đình chỉ chiến sự.

  Diễn biến

Sau Hiệp định, hơn 1 triệu người đã rời miền Bắc Việt Nam theo chương trình Passage to Freedom (Con đường đến Tự Do) hay di cư (tháng 8 năm 1954)

Vào ngày 26 tháng 4 năm 1954, Hội nghị Genève về Đông Dương chính thức được khai mạc. Từ ngày 8 tháng 5 đến ngày 23 tháng 6, các bên trình bày lập trường của mình về cách giải quyết vấn đề Việt Nam và Đông Dương. Do lập trường giữa các đoàn có một khoảng cách khá lớn nên các cuộc đàm phán tiến triển rất chậm chạp. Tuy nhiên, sự nhân nhượng lẫn nhau chỉ xuất hiện trong các cuộc thảo luận riêng. Cuối cùng, PhápTrung Quốc đã thỏa thuận một giải pháp chung cho vấn đề Đông Dương: giải quyết vấn đề quân sự trước, tách rời giải pháp chính trị tại ba nước Đông Dương.

Từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 20 tháng 7, phái đoàn Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đàm phán trực tiếp để giải quyết các vấn đề cụ thể, xoay quanh các vấn đề: quyền tham gia hội nghị của các đại biểu chính phủ kháng chiến Làochính phủ kháng chiến Campuchia; chọn vĩ tuyến để khẳng định giới tuyến quân sự tạm thời và thời hạn tổ chức tổng tuyển cử tự do để thống nhất Việt Nam.

Ngày 21 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Genève về Đông Dương bắt đầu được ký kết với nhiều văn kiện, chủ yếu là:

  1. Ba hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam, Lào và Campuchia
  2. Bản tuyên bố cuối cùng của hội nghị
  3. Bản tuyên bố riêng ngày 21 tháng 7 của Mỹ tại Hội nghị Genève
  4. Bản tuyên bố của chính phủ Pháp ngày 21 tháng 7, trong đó nêu rõ Pháp sẵn sàng rút quân ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, Lào, Campuchia theo lời yêu cầu của chính phủ những nước có liên quan trong một thời gian do các bên thoả thuận.
  5. Các công hàm trao đổi giữa Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng và Thủ tướng Pháp Pierre Mendès-France.

Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam và Lào được ký bởi đại diện của hai lực lượng quân sự chính có liên quan, đó là Thiếu tướng Delteil, thay mặt cho Tổng Tư lệnh Quân đội Liên hiệp Pháp ở Đông Dương, và Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thay mặt cho Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Phái đoàn Hoa Kỳ từ chối công nhận Hiệp định Genève nhưng tuyên bố rằng nước này "sẽ coi mọi sự tái diễn của các hành động bạo lực vi phạm hiệp định là điều đáng lo ngại và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh quốc tế"[1]. Chính phủ Quốc gia Việt Nam thì không ký Hiệp định. [2]. Trần Văn Đỗ, trưởng đoàn Quốc gia Việt Nam lên tiếng phản đối sự chia cắt đất nước.

 Nội dung cơ bản của Hiệp ước Genève về Việt Nam

  • Các nước tham gia hội nghị tôn trọng quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
  • Ngừng bắn đồng thời ở Việt Nam và trên toàn chiến trường Đông Dương.
  • Sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết quân sự. Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung về miền Bắc; Chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam.
  • 300 ngày là thời gian để chính quyền và quân đội các bên hoàn thành việc tập trung. Dân chúng được tự do đi lại giữa 2 miền.
  • Hai năm sau, tức ngày 20 tháng 7 năm 1956 sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất nước Việt Nam.
  • Thành lập hai cơ quan kiểm soát:

 Tuyên bố cuối cùng ngày 21 tháng 7 năm 1954

  1. Các đại biểu tham dự hội nghị đã ký hiệp định đình chiến tại Việt Nam, Lào và Campuchia; tổ chức cơ quan quốc tế giám sát việc thực hiện các điều khoản trong hiệp định.
  2. Hội nghị bày tỏ sự hài lòng trước việc chấm dứt chiến sự tại 3 nước Việt Nam, Lào và Cạmpuchia. Hội nghị tin rằng việc thực hiện những điều khoản trình bày trong tuyên bố này và trong những hiệp định đình chiến sẽ tạo điều kiện giúp Việt Nam, Lào, Campuchia có được nền độc lập, tự chủ hoàn toàn.
  3. Tại hội nghị, chính phủ Lào và Campuchia đã đưa ra các tuyên bố về việc áp dụng quy tắc cho phép công dân tham gia kỳ tổng tuyển cử dự kiến được tổ chức trong năm 1955 phù hợp với hiến pháp của mỗi nước, thông qua hình thức bỏ phiếu kín và với điều kiện tôn trọng quyền tự do cơ bản.
  4. Hội nghị ghi nhận các điều khoản trong hiệp định đình chiến tại Việt Nam, cấm các nước đưa quân đội và nhân viên quân sự cũng như tất cả các loại vũ khí, đạn dược vào Việt Nam. Hội nghị cũng ghi nhận các tuyên bố chung của chính phủ Lào và Campuchia về việc không yêu cầu viện trợ nước ngoài, cả thiết bị chiến tranh, nhân viên hay người hướng dẫn, trừ trường hợp yêu cầu được đưa ra vì mục đích phòng thủ lãnh thổ của họ.
  5. Hội nghị ghi nhận những điều khoản trong hiệp định đình chiến tại Việt Nam: không thiết lập căn cứ quân sự mới tại vùng tập kết, mỗi bên có trách nhiệm canh chừng những khu vực tập kết của mình để đảm bảo không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào và không sử dụng khu tập kết vì mục đích tiếp tục chiến sự hoặc phục vụ cho một chính sách hiếu chiến. Hội nghị ghi nhận tuyên bố của chính phủ Lào và Campuchia về việc không tham gia bất kì hiệp định nào với nước khác nếu hiệp định này bao gồm điều khoản phải tham gia liên minh quân sự trái với Hiến chương Liên hiệp quốc.
  6. Hội nghị công nhận mục đích chính của hiệp định liên quan tới Việt Nam là để giải quyết vấn đề quân sự theo hướng chấm dứt xung đột và các bên không nên coi đường ranh giới quân sự là biên giới lãnh thổ hay chính trị. Hội nghị bày tỏ sự tin tưởng rằng việc thực hiện những điều khoản đề ra trong hiệp định đình chiến sẽ tạo cơ sở cho việc đạt được một giải pháp chính trị tại Việt Nam trong tương lai gần.
  7. Hội nghị tuyên bố, giải pháp cho những vấn đề chính trị ở Việt Nam dựa trên cơ sở tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ sẽ cho phép người dân Việt Nam được hưởng nền tự do cơ bản thông qua kết quả tổng tuyển cử tự do.
  8. Những điều khoản trong hiệp định đình chiến nhằm đảm bảo sự an toàn cho người dân và tài sản phải được tuân thủ một cách nghiêm túc và phải cho phép mỗi người dân Việt Nam được quyền tự do quyết định nơi họ sinh sống.
  9. Các bên không được phép trả thù những cá nhân đã hợp tác với đối phương trong thời chiến cũng như gia đình của những người này.
  10. Hội nghị ghi nhận tuyên bố của chính phủ Pháp về việc sẵn sàng rút quân khỏi lãnh thổ Việt Nam, Lào và Campuchia theo yêu cầu của chính phủ những nước liên quan trong thời gian do các bên lựa chọn.
  11. Hội nghị ghi nhận tuyên bố của chính phủ Pháp về giải pháp khôi phục và củng cố hoà bình tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Chính phủ Pháp sẽ tôn trọng sự tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước.
  12. Trong quan hệ với Việt Nam, Lào, Campuchia, mỗi thành viên tham dự Hội nghị Genève sẽ tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước; không can thiệp vào công việc nội bộ của 3 nước.
  13. Các thành viên tham dự hội nghị đồng ý hỏi ý kiến nhau về bất kỳ vấn đề nào Uỷ ban Giám sát quốc tế đưa ra.

 Các sự kiện hậu hiệp định

Một ngày sau khi Hiệp định được ký kết, tức ngày 22 Tháng Bảy, Thủ tướng Ngô Đình Diệm ra lệnh treo cờ rủ toàn Miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào để bày tỏ quan điểm chống đối sự chia đôi đất nước.[3]

Kết quả của Hiệp định

  • Quân đội Nhân dân Việt Nam, lực lượng vừa giành được thắng lợi quan trọng trên chiến trường, tập kết về miền Bắc.
  • Lực lượng Quốc gia Việt Nam, trong đó có những người mong muốn độc lập cho Việt Nam nhưng bác bỏ lý luận đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản của những người Cộng sản, theo quân đội Pháp tập kết về miền Nam. Trên 1 triệu người dân từ miền Bắc đã di cư vào Nam (trong đó có khoảng 800.000 người Công giáo, chiếm khoảng 2/3 số người Công giáo ở miền Bắc), và 140.000 người từ miền Nam tập kết ra Bắc[4].
Những người Công giáo Việt Nam năm 1954 ở miền Bắc
  • Quân đội Pháp dần dần rút khỏi miền Nam và trao quyền lực cho chính quyền Quốc gia Việt Nam. Chính quyền này từ chối hiệp thương tổng tuyển cử tự do với lý do mà Tổng thống Ngô Đình Diệm đưa ra là: không thể có bầu cử tự do với những người cộng sản[5]. Cuộc tổng tuyển cử tự do cho việc thống nhất Việt Nam đã không bao giờ được tổ chức.

Không công nhận kết quả Hiệp định Genève và thấy trước kết quả sẽ thiên về phe Cộng sản nếu tổng tuyển cử được thi hành[6], Mỹ bắt đầu các hoạt động tại Việt Nam, chuẩn bị cho sự can thiệp sâu rộng hơn. Năm 1954, đội bán quân sự của Mỹ do Edward Lansdale, người của CIA và đã làm cố vấn cho Pháp tại Việt Nam từ 1953, chỉ huy đã thực hiện các hoạt động tuyên truyền tâm lý chiến để khuyến khích dân chúng miền Bắc di cư vào Nam[7]; chọn và gửi người Việt tới các căn cứ quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương để huấn luyện; huấn luyện các lực lượng vũ trang của Quốc gia Việt Nam (sau là Việt Nam Cộng hòa); xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ quân sự tại Philippines; bí mật đưa một lượng lớn vũ khí và thiết bị quân sự vào Việt Nam; phát triển các kế hoạch "bình định Việt Minh và các vùng chống đối"[8].

Trong khi chính phủ Việt Nam Cộng hòa từ chối hiệp thương tổng tuyển cử tự do và ra sức củng cố quyền lực, đàn áp khốc liệt những người cộng sản còn lại ở miền Nam bằng những chiến dịch "tố cộng, diệt cộng", miền Bắc vẫn chuẩn bị cho tổng tuyển cử và cố gắng theo đuổi các giải pháp hòa bình[cần dẫn nguồn]. Hà Nội tìm kiếm hỗ trợ quốc tế, kêu gọi các đồng chủ tịch Hội nghị Genève, nhắc nhở Pháp về trách nhiệm đối với hiệp định. Tháng 7 năm 1956, sau khi yêu cầu đàm phán không được chính quyền Ngô Đình Diệm trả lời, Hà Nội yêu cầu các đồng chủ tịch Hội nghị Genève tổ chức một cuộc hội nghị mới, yêu cầu này lại được lặp lại vào tháng 8. Các yêu cầu đàm phán với chính phủ Ngô Đình Diệm tiếp tục được gửi vào tháng 6 và tháng 7 năm 1957, tháng 3 và tháng 12 năm 1958, tháng 7 năm 1959 và tháng 7 năm 1960, nhưng đều bị từ chối. Trong khi tiến trình yêu cầu và từ chối đàm phán vẫn tiếp diễn, miền Bắc còn cố tái lập quan hệ thương mại với miền Nam[cần dẫn nguồn], để giúp "nhân dân hai vùng trao đổi kinh tế, văn hóa và xã hội, nhằm tạo thuận lợi cho việc khôi phục cuộc sống bình thường của người dân". Nhưng cũng như vấn đề bầu cử, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thậm chí còn từ chối cả việc thảo luận.

Trong khi Hà Nội theo đuổi chính sách ôn hòa hướng tới việc tái thống nhất trong hòa bình[9], chiến dịch "tố cộng", "diệt cộng" mà chính phủ Việt Nam Cộng hòa thực hiện từ mùa hè năm 1955 đã gây thiệt hại lớn cho lực lượng Việt Minh tại miền Nam, hàng nghìn người bị bắt, bị giết, số còn lại phải chạy về các vùng chiến khu chống Pháp cũ để sống sót. Đến cuối năm 1959, lực lượng Cộng sản ở miền Nam đã phát động chiến tranh du kích khắp nơi. Cũng trong năm 1959, đoàn cán bộ đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bí mật vượt Trường Sơn vào chi viện cho miền Nam.

Tháng 9 năm 1960, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức ủng hộ các hoạt động đấu tranh vũ trang và chính trị của lực lượng Cộng sản miền Nam[10]. Đến thời điểm này, sự căng thẳng của lực lượng Cộng sản miền Nam đã lên đến mức mà nếu chính phủ Hà Nội không ủng hộ thì họ có thể mất ảnh hưởng của mình đối với các sự kiện sẽ xảy ra ở phía Nam vĩ tuyến 17. Năm 1960 trở thành một năm có biến động lớn, mở ra một giai đoạn mới của Chiến tranh Việt Nam.

Chú thích

  1. ^ Washington had indicated at Geneva that "it would view any renewal of the aggression in violation of [the agreement] with grave concern and as seriously threatening international peace and security". Nguồn: Duiker, William, Ho Chi Minh - A Life, Hyperion, 2000, tr. 470
  2. ^ Bernard B. Fall, The Two Vietnams: A Political and Military Analysis (New York: Praeger, 1964). Theo Fall thì phái đoàn Quốc gia Việt Nam không có quyền tham gia ký do lực lượng quân sự của chính quyền này quá nhỏ
  3. ^ Nguyễn Văn Lục. Lịch sử còn đó. Garden Grove, CA: Tân Văn, 2008. Trang 125.
  4. ^ Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, Flight from Indochina [1], tr. 80-81
  5. ^ Denis Warner, Certain victory - How Hanoi won the war, Sheed Andrews and McMeel, Inc, 1978, tr. 110 (phỏng vấn của tác giả với Ngô Đình Diệm)
  6. ^ Tổng thống Mỹ Eisenhower tin rằng khoảng 80% dân số Việt Nam sẽ bầu cho Hồ Chí Minh nếu cuộc tổng tuyển cử được thi hành. Nguồn: Dwight D. Eisenhower, Mandate for Change, 1953-56 (Garden City, NY: Doubleday & Compnay, Inc., 1963), tr. 372 [2]
  7. ^ Bernard B. Fall, The Two Vietnams (New York: Praeger, 1964) pp. 153-4
  8. ^ Trích tại The CIA: A Forgotten History; All other actions: The Pentagon Papers, Document No. 15: 'Lansdale Team's Report on Covert Saigon Mission in '54 and '55,' pp. 53-66.
  9. ^ Nghị quyết tháng 3 năm 1955 của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động chính thức tuyên bố chính sách đặt ưu tiên cao nhất cho việc xây dựng miền Bắc trong khi sử dụng ngoại giao để kêu gọi một giải pháp hòa bình cho miền Nam. Nguồn: Duiker, tr. 470-471
  10. ^ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng Lao Động Việt Nam, phần Niên biểu toàn khoá Website Đảng cộng sản Việt Nam, truy cập ngày 6-9-2007

Liên kết ngoài

Tiếng Anh:

Tiếng Pháp:

Tiếng Việt:

Nguồn: http://vi.wikipedia.org

---000OOO000---


AGREEMENT ON THE CESSATION OF HOSTILITIES IN VIET-NAM, JULY 20, 1954


(The Genera Agreements theoretically ended the war between French Union forces and the Vietminh in Laos, Cambodia, and Vietnam. These states were to become fully independent countries, with the last-named partitioned near the 17th parallel into two states pending reunification through "free elections" to be held by July 20, 1956. The United States and Vietnam are not signatories to these agreements.)


CHAPTER I-

PROVISIONAL MILITARY DEMARCATION LINE AND DEMILITARIZED ZONE

Article 1

A provisional military demarcation line shall be fixed, on either side of which the forces of the two parties shall be regrouped after their withdrawal, the forces of the People's Army of Viet-Nam to the north of the line and the forces of the French Union to the south.

The provisional military demarcation line is fixed as shown on the map attached (omitted).

It is also agreed that a demilitarized zone shall be established on either side of the demarcation line, to a width of not more than 5 kms. from it, to act. as a buffer zone and avoid any incidents which might result in the resumption of hostilities.

Article 2

The period within which the movement of all the forces of either party into its regrouping zone on either side of the provisional military demarcation line shall be completed shall not exceed three hundred (300) days from the date of the present Agreement's entry into force.

Article 3

When the provisional military demarcation line coincides with a waterway, the waters of such waterway shall be open to civil navigation by both parties wherever one bank is controlled by one party and the other bank by the other party. The joint Commission shall establish rules of navigation for the stretch of waterway in question. The merchant shipping and other civilian craft of each party shall have unrestricted access to the land under its military control.

Article 4

The provisional military demarcation line between the two final regrouping zones is extended into the territorial waters by a line perpendicular to the general line of the coast.

All coastal islands north of this boundary shall be evacuated by the armed forces of the French union, and all islands south of it shall he evacuated by the forces of the People's Army of Viet-Nam.

Article 5

To avoid any incidents which might result in the resumption of hostilities, all military forces, supplies and equipment shall be withdrawn from the demilitarized zone within twenty-five (25) days of the present Agreement's entry into force.

Article 6

No person, military or civilian, shall be permitted to cross the provisional military demarcation line unless specifically authorized to do so by the Joint Commission.

Article 7

No person, military or civilian, shall be permitted to enter the demilitarized zone except persons concerned with the conduct of civil administration and relief and persons specifically authorized to enter by the Joint Commission.

Article 8

Civil administration and relief in the demilitarized zone on either side of the provisional military demarcation line shall be the responsibility of the Commanders-in-Chief of the two parties in their respective zones. The number of persons, military or civilian, from each side who are permitted to enter the demilitarized zone for the conduct of civil administration and relief shall be determined by the respective Commanders, but in no case shall the total number authorized by either side exceed at any one time a figure to be determined by the Trung Gia Military Commission or by the Joint Commission. The number of civil police and the arms to be carried by them shall be determined by the Joint Commission. No one else shall carry arms unless specifically authorized to do so by the joint Commission.

Article 9

Nothing contained in this chapter shall be construed as limiting the complete freedom of movement, into, out of or within the demilitarized zone of the Joint Commission, its joint groups, the International Commission to be set up as indicated below, its inspection teams and any other persons, supplies or equipment specifically authorized to enter the demilitarized zone by the Joint Commission. Freedom of movement shall be permitted across the territory under the military control of either side over any road or waterway which has to be taken between points within the demilitarized zone when such points are not connected by roads or waterways lying completely within the demilitarized zone.

CHAPTER II-

PRINCIPLES AND PROCEDURE GOVERNING IMPLEMENTATION OF THE PRESENT AGREEMENT

Article 10

The Commanders of the Forces on each side, on the one side the Commander-in-Chief of the French Union forces in Indo-China and on the other side the Commander-in-Chief of the People's Army of Viet-Nam, shall order and enforce the complete cessation of all hostilities in Viet-Nam by all armed forces under their control, including all units and personnel of the ground, naval and air forces.

Article 11

In accordance with the principle of a simultaneous cease-fire throughout Indo-China, the cessation of hostilities shall be simultaneous throughout all parts of Viet-Nam, in all areas of hostilities and for all the forces of the two parties.

Taking into account the time effectively required to transmit the cease-fire order down to the lowest echelons of the combatant forces on both sides, the two parties are agreed that the cease-fire shall take effect completely and simultaneously for the different sectors of the country as follows:

Northern Viet-Nam at 8:00 a. m. (local time) on 27 July 1954
Central Viet-Nam at 8:00 a. m. (local time) on 1 August 1954
Southern Viet-Nam at 8:00 a. m. (local time) on 11 August 1954

It is agreed that Pekin mean time shall be taken as local time.

From such time as the cease-fire becomes effective in Northern Viet-Nam, both parties undertake not to engage in any large-scale offensive action in any part of the Indo-Chinese theatre of operations and not to commit the air forces based on Northern Viet-Nam outside that sector. The two parties also undertake to inform each other of their plans for movement from one regrouping zone to another within twenty-five (05) days of the present Agreement's entry into force.

Article 12

All the operations and movements entailed in the cessation of hostilities and regrouping must proceed in a safe and orderly fashion

(a) Within a certain number of days after the cease-fire Agreement shall have become effective, the number to be determined on the spot by the Trung Gia Military Commission, each party shall be responsible for removing and neutralizing mines (including river- and sea-mines), booby traps, explosives and any other dangerous substances placed by it. In the event of its being impossible to complete the work of removal and neutralization in time, the party concerned shall mark the spot by placing visible signs there. All demolitions, mine fields, wire entanglements and other hazards to the free movement of the personnel of the Joint Commission and its joint groups, known to be present after the withdrawal of the military forces, shall be reported to the Joint Commission by the Commanders of the opposing forces;

(b) From the time of the cease-fire until regrouping is completed on either side of the demarcation line:

(1) The forces of either party shall be provisionally withdrawn from the provisional assembly areas assigned to the other party.

(2) When one party's forces withdraw by a route (road, rail, waterway, sea route) which passes through the territory of the other party (see Article 24), the latter party's forces must provisionally withdraw three kilometres on each side of such route, but in such a manner as to avoid interfering with the movements of the civil population.

Article 13

From the time of the cease-fire until the completion of the movements from one regrouping zone into the other, civil and military transport aircraft shall follow air-corridors between the provisional assembly areas assigned to the French Union forces north of the demarcation line on the one hand and the Laotian frontier and the regrouping zone assigned to the French Union forces on the other hand.

The position of the air-corridors, their width, the safety route for single-engined military aircraft transferred to the south and the search and rescue procedure for aircraft in distress shall he determined on the spot by the Trung Gia Military Commission.

Article 14

Political and administrative measures in the two regrouping zones, on either side of the provisional military demarcation line:

(a) Pending the general elections which will bring about the unification of Viet-Nam, the conduct of civil administration in each regrouping zone shall be in the hands of the party whose forces are to be regrouped there in virtue of the present Agreement

(b) Any territory controlled by one party which is transferred to the other party by the regrouping plan shall continue to be administered by the former party until such date as all the troops who are to be transferred have completely left that territory so as to free the zone assigned to the party in question. From then on, such territory shall be regarded as transferred to the other party, who shall assume responsibility for it.

Steps shall be taken to ensure that there is no break in the transfer of responsibilities. For this purpose, adequate notices shall be given by the withdrawing party to the other party, which shall make the necessary arrangements, in particular by sending administrative and police detachments to prepare for the assumption of administrative responsibility. The length of such notice shall he determined by the Trung Gia Military Commission. The transfer shall he effected in successive stages for the various territorial sectors.

The transfer of the civil administration of Hanoi and Haiphong to the authorities of the Democratic Republic of Viet-Nam shall be completed within the respective time-limits laid down in Article 15 for military movements.

(c) Each party undertakes to refrain from any reprisals or discrimination against persons or organizations on account of their activities during the hostilities and to guarantee their democratic liberties.

(d) From the date of entry into force of the present agreement until the movement of troops is completed, any civilians residing in a district controlled by one party who wish to go and live in the zone assigned to the other party shall be permitted and helped to do so by the authorities in that district.

Article 16

The disengagement of the combatants, and the withdrawals and transfers of military forces, equipment and supplies shall take place in accordance with the following principles:

(a) The withdrawals and transfers of the military forces equipment and supplies of the two parties shall be completed within three hundred (300) days, as laid down in Article 2 of the present Agreement;

(b) Within either territory successive withdrawals shall be made by sectors, portions of sectors or provinces. Transfers from one regrouping zone to another shall be made in successive monthly installments proportionate to the number of troops to be transferred;

(c) The two parties shall undertake to carry out all troop withdrawals and transfers in accordance with the aims of the present Agreement, shall permit no hostile act and shall take no step whatsoever which might hamper such withdrawals and transfers. They shall assist one another as far as this is possible

(d) The two parties shall permit no destruction or sabotage of any public property and no injury to the life and property of the civil population. They shall permit no interference in local civil administration;

(e) The Joint Commission and the International Commission shall ensure that steps are taken to safeguard the forces in the course of withdrawal and transfer:

(f) The Trung Gia Military Commission, and later the Joint Commission, shall determine by common agreement the exact procedure for the disengagement of the combatants and for troop withdrawals and transfers, on the basis of the principles mentioned above and within the framework laid down below:

1. The disengagement of the combatants, including the concentration of the armed forces of all kinds and also each party's movements into the provisional assembly areas assigned to it and the other party's provisional withdrawal from it, shall be completed within a period not exceeding fifteen (15) days after the date when the cease-fire becomes effective.

The general delineation of the provisional assembly areas is set out in the maps annexed to the present Agreement.

In order to avoid any incidents, no troops shall be stationed less than 1,500 metres from the lines delimiting the provisional assembly areas.

During the period until the transfers are concluded, all the coastal islands west of the following lines shall be included in the Haiphong perimeter:

-meridian of the southern point of Kebao Island
-northern coast of the Ile Rousse (excluding the island), extended as far as the meridian of Campha-Mines
-meridian of Champha-Mines.

2. The withdrawals and transfers shall be effected in the following order and within the following periods (from the date of the entry into force of the present Agreement)

Forces of the French Union........ Days

Hanoi perimeter....... 80
Haiduong perimeter....... 100
Haipbong perimeter....... 300

Forces of the People's Army of Viet-Nam.......Days

Ham Tan and Xuyeninec provisional assembly area....... 80
Central Viet-Nam provisional assembly area-first instalment..... 80
Plaine des Jones provisional assembly area....... 100
Point Camau provisional assembly area........ 200
Central Viet-Nam Provisional assembly area-last installment.. 300

CHAPTER III-

           BAN ON INTRODUCTION OF FRESH TROOPS, MILITARY PERSONNEL, ARMS AND MUNITIONS, MILITARY BASES

Article 16

With effect from the date of entry into force of the present Agreement, the introduction into Viet-Nam of any troop reinforcements and additional military personnel is prohibited.

It is understood however, that the rotation of units and groups of personnel, the arrival in Viet-Nam of individual personnel on a temporary duty basis and the return to Viet-Nam of individual personnel after short periods of leave or temporary duty outside Viet-Nam shall be permitted under the conditions laid down below:

(a) Rotation of units (defined in paragraph (c) of this Article) and groups of personnel shall not be permitted for French Union troops stationed north of the provisional military demarcation line laid down in Article l of the present Agreement, during the withdrawal period provided for in Article 2.

However, under the heading of individual personnel not more than fifty (50) men, including officers, shall during any one month be permitted to enter that part of the country north of the provisional military demarcation line on a temporary duty basis or to return there after short periods of leave or temporary duty outside Viet-Nam.

(b) "Rotation" is defined as the replacement of units or groups of personnel by other units of the same echelon or by personnel who are arriving in Viet-Nam territory to do their overseas service there;

(c) The units rotated shall never be larger than a battalion-or the corresponding echelon for air and naval forces;

(d) Rotation shall be conducted on a man-for-man basis, provided, however, that in any one quarter neither party shall introduce more than fifteen thousand five hundred (15,500) members of its armed forces into Viet-Nam under the rotation policy.

(e) Rotation units (defined in paragraph (c) of this Article) and groups of personnel, and the individual personnel mentioned in this Article, shall enter and leave Viet-Nam only through the entry points enumerated in Article 20 below:

(f) Each p arty shall notify the Joint Commission and the International Commission at least two days in advance of any arrivals or departures of units, groups of personnel and individual personnel in or from Viet-Nam. Reports on the arrivals or departures of units, groups of personnel and individual personnel in or from Viet-Nam shall be submitted daily to the Joint Commission and the International Commission.

All the above-mentioned notifications and reports shall indicate the places and dates of arrival or departure and the number of persons arriving or departing.

(g) The International Commission, through its Inspection Teams, shall supervise and inspect the rotation of units and groups of personnel and the arrival and departure of individual personnel as authorized above, at the points of entry enumerated in Article 20 below.

Article 17

(a) With effect from the date of entry into force of the present Agreement, the introduction into Viet- Nam of any reinforcements in the form of all types of arms, munitions and other war material, such as combat aircraft, naval craft, pieces of ordnance jet engines and jet weapons and armoured vehicles, is prohibited.

(b) It is understood, however, that war material, arms and munitions which have been destroyed, damaged worn out or used up after the cessation of hostilities may be replaced on the basis of piece-for-piece of the same type and with similar characteristics. Such replacements of war material, arms and munitions shall not he permitted for French Union troops stationed north of the provisional military demarcation line laid down in Article 1 of the present Agreement during the withdrawal period provided for in Article 2.

Naval craft may perform transport operations between the regrouping zones.

(c) The war material, arms and munitions for replacement purposes prov ided for in paragraph (b) of this Article, shall be introduced into Viet-Nam only through the points of entry enumerated in Article 20 below. War material, arms and munitions to be replaced shall be shipped from Viet-Nam only through the points of entry enumerated in Article 20 below;

(d) Apart from the replacements permitted within the limits laid down in paragraph of this Article, the introduction of war material, arms and munitions of all types in the form of unassembled parts for subsequent assembly is prohibited;

(e) Each party shall notify the Joint Commission and the International Commission at least two days in advance of any arrivals or departures which may take place of war material, arms and munitions of all types.

In order to justify the requests for the introduction into Viet-Nam of arms, munitions and other war material (as defined in paragraph (a) of this Article) for replacement purposes, a report concerning each incoming shipment shall be submitted to the Joint Commission and the International Commission. Such reports shall indicate the use made of the items so replaced.

(f) The International Commission, through its Inspection Teams, shall supervise and inspect the replacements permitted in the circumstances laid down in this Article, at the points of entry enumerated in Article 20 below.

Article 18

With effect from the date of entry into force of the present Agreement, the establishment of new military bases is prohibited throughout Viet-Nam territory.

Article 19

With effect from the date of entry into force of the present Agreement, no military base under the control of a foreign State may be established in the regrouping zone of either party; the two parties shall ensure that the zones assigned to them do not adhere to any military alliance and are not used for the resumption of hostilities or to further an aggressive policy.

Article 20

The points of entry into Viet-Nam for rotation personnel and replacements of material are fixed as follows:

-Zones to the north of the provisional military demarcation line: Laokay, Langson, Tien-Yen, Haiphong, Vinh, Dong-Hoi, Muong- Sen;

-Zone to the south of the provisional military demarcation line: Tourane, Quinhon, Nhatrang, Bangoi, Saigon, Cap St. Jacques, Tanchan.

CHAPTER IV-

PRISONERS OF WAR AND CIVILIAN INTERNEES

Article 21

The liberation and repatriation of all prisoners of war and civilian internees detained by each of the two parties at the coming into force of the present Agreement shall be carried out under the following conditions:

(a) All prisoners of war and civilian internees of Viet-Nam, French and other nationalities captured since the beginning of hostilities in Viet-Nam during military operations or in any other circumstances of war and in any part of the territory of Viet-Nam shall be liberated within a period of thirty (30) days after the date when the cease-fire becomes effective in each theatre.

(b) The term "civilian internees" is understood to mean all persons who, having in any way contributed to the political and armed struggle between the two parties, have been arrested for that reason and have been kept in detention by either party during the period of hostilities.

(c) All prisoners of war and civilian internees held by either party shall be surrendered to the appropriate authorities of the other party, who shall give them all possible assistance in proceeding to their country of origin, place of habitual residence or the zone of their choice.

CHAPTER V-

MISCELLANEOUS

Article 22

The commanders of the Forces of the two parties shall ensure that persons under their respective commands who violate any of the provisions of the present Agreement are suitably punished.

Article 23

In cases in which the place of burial is known and the existence of graves has been established, the Commander of the Forces of either party shall, within a specific period after the entry into force of the Armistice Agreement, permit. the graves service personnel of the other party to enter the part of Viet-Nam territory under their military control for the purpose of finding and removing the bodies of deceased military personnel of that party, including the bodies of deceased prisoners of war. The Joint Commission shall determine the procedures and the time limit for the performance of this task. The Commanders of the Forces of the two parties shall communicate to each other all information in their possession as to the place of burial of military personnel of the other party.

Article 24

The present Agreement shall apply to all the armed forces of either party. The armed forces of each party shall respect the demilitarized zone and the territory under the military control of the other party, and shall commit no act and undertake no operation against the other party and shall not engage in blockade of any kind in Viet-Nam.

For the purposes of the present Article, the word "territory" includes territorial waters and air space.

Article 25

The Commanders of the Forces of the two parties shall afford full protection and all possible assistance and co-operation to the Joint Commission and its joint groups and to the international Commission and its inspection teams in the performance of the functions and tasks assigned to them by the present Agreement.

Article 26

The costs involved in the operations of the Joint Commission and joint groups and of the International Commission and its inspection Teams shall be shared equally between the two parties.

Article 27

The signatories of the present Agreement and their successors in their functions shall be responsible for ensuring and observance and enforcement of the terms and provisions thereof. The Commanders of the Forces of the two parties shall, within their respective commands, take all steps and make all arrangements necessary to ensure full compliance with all the provisions of the present Agreement by all elements and military personnel under their command.

The procedures laid down in the present Agreement shall, whenever necessary, he studied by the Commanders of the two parties and, if necessary, defined more specifically by the Joint Commission.

CHAPTER VI-

JOINT COMMISSION AND INTERNATIONAL COMMISSION FOR SUPERVISION AND CONTROL IN VIET-NAM

28. Responsibility for the execution of the agreement on the cessation of hostilities shall rest with the parties.

29. An International Commission shall ensure the control and supervision of this execution.

30. In order to facilitate, under the conditions shown below, the execution of provisions concerning joint actions by the two parties, a Joint Commission shall be set up in Viet-Nam.

31. The Joint Commission shall be composed of an equal number of representatives of the Commanders of the two parties.

32. The Presidents of the delegations to the Joint Commission shall hold the rank of General.

The Joint Commission shall set up joint groups the number of which shall be determined by mutual agreement between the parties. The groups shall be composed of an equal number of officers from both parties. Their location on the demarcation line between the regrouping zones shall he determined by the parties whilst taking into account the powers of the Joint Commission.

33. The Joint Commission shall ensure the execution of the following provisions of the Agreement on the cessation of hostilities:

(a) A simultaneous and general cease-tire in Viet-Nam for all regular and irregular armed forces of the two parties.

(b) A re-groupment of the armed forces of the two parties.

(c) Observance of the demarcation lines between the regrouping zones and of the demilitarized sectors.

Within the limits of its competence it shall help the parties to execute the said provisions, shall ensure liaison between them for the purpose of preparing and carrying out plans for the application of these provisions, and shall endeavor to solve such disputed questions as may arise between the parties in the course of executing these provisions.

34. An International Commission shall be set up for the control and supervision over the application of the provisions of the agreement on the cessation of hostilities in Viet-Nam. It shall be composed of representatives of the following States: Canada, India and Poland.

It shall be presided over by the Representative of India.

35. The International Commission shall set up fixed and mobile inspection teams, composed of an equal number of officers appointed by each of the above-mentioned States. The fixed teams shall be located at the following points: Laokay, Langson, Tien-Yen, Haiphong, Vinh, Dong-Hoi, Muong-Sen, Tourane, Quinhon, Nhatrang, Bangoi, Saigon, Cap St. Jacques, Tranchau. These points of location may, at a later date, he altered at the request of the Joint Commission, or of one of the parties, or of the International Commission itself, by agreement between the International Commission and the command of the party concerned. The zones of action of the mobile teams shall be the regions bordering the land and sea frontiers of Viet-Nam, the demarcation lines between the re-grouping zones and the demilitarized zones. Within the limits of these zones they shall have the right to move freely and shall receive from the local civil and military authorities all facilities they may require for the fulfilment of their tasks (provision of personnel, placing at their disposal documents needed for supervision, summoning witnesses necessary for holding enquiries, ensuring the security and freedom of movement of the inspection teams etc. . .). They shall have at their disposal such modern means of transport, observation and communication as they may require. Beyond the zones of action as defined above, the mobile teams may, by agreement with the command of the party concerned, carry out other movements within the limits of the tasks given them by the present agreement.

36. The International Commission shall be responsible for supervising the proper execution by the parties of the provisions of the agreement. For this purpose it shall fulfill the tasks of control, observation, inspection and investigation connected with the application of the provisions of the agreement on the cessation of hostilities, and it shall in particular:

(a) Control the movement of the armed forces of the two parties, effected within the framework of the regroupment plan.

(b) Supervise the demarcation lines between the re-grouping areas, and also the demilitarized zones.

(c) Control the operations of releasing prisoners of war and civilian internees.

(d) Supervise at ports and airfields as well as along all frontiers of Viet-Nam the execution of the provisions of the agreement on the cessation of hostilities, regulating the introduction into the country of armed forces, military personnel and of all kinds of arms, munitions and war material.

37. The International Commission shall, through the medium of the inspection teams mentioned above, and as soon as possible either on its own initiative, or at the request of the Joint Commission, or of one the parties, undertake the necessary investigations both documentary and on the ground.

38. The inspection teams shall submit to the International Commission the results of their supervision, their investigation and their observations, furthermore they shall draw up such special reports as they may consider necessary or as may be requested from them by the Commission. In the case of a disagreement within the teams, the conclusions of each member shall be submitted to the Commission.

39. If any one inspection team is unable to settle an incident or considers that there is a violation or a threat of a serious violation the international Commission shall be informed; the latter shall study the reports and the conclusions of the inspection teams and shall inform the parties of the measures which should be taken for the settlement of the incident, ending of the violation or removal of the threat of violation.

40. When the Joint Commission is unable to reach an agreement on the interpretation to be given to some provision or on the appraisal of a fact, the International Commission shall be informed of the disputed question. Its recommendations shall be sent directly to the parties and shall be notified to the Joint Commission.

41. The recommendations of the International Commission shall be adopted by majority vote, subject to the provisions contained in article 42. If the votes are divided the chairman's vote shall be decisive.

The International Commission may formulate recommendations concerning amendments and additions which should he made to the provisions of the agreement on the cessation of hostilities in Viet-Nam, in order to ensure a more effective execution of that agreement. These recommendations shall be adopted unanimously.

42. When dealing with questions concerning violations, or threats of violations, which might lead to a resumption of hostilities, namely:

(a) Refusal by the armed forces of one party to effect the movements provided for in the regroupment plan;

(b) Violation by the armed forces of one of the parties of the regrouping zones, territorial waters, or air space of the other party;

the decisions of the International Commission must be unanimous.

43. If one of the parties refuses to put into effect a recommendation of the International Commission, the parties concerned or the Commission itself shall inform the members of the Geneva Conference.

If the International Commission does not reach reach unanimity in the cases provided for in article 42, it shall submit a majority report and one or more minority reports to the members of the Conference.

The International Commission shall inform the members of the Conference in all cases where its activity is being hindered.

44. The International Commission shall be set up at the time of the cessation of hostilities in Indo-China in order that it should lie able to fulfill the the tasks provided for in article 36.

45. The International Commission for Supervision and Control in Viet-Nam shall act in close co-operation with the International Commissions for Supervision and Control in Cambodia and Laos.

The Secretaries-General of these three Commissions shall be responsible for co-ordinating their work and for relations between them.

46. The International Commission for Supervision and Control in Viet-Nam may, after consultation with the International Commissions for Supervision and Control in Cambodia and Laos, and having regard to the development of the situation in Cambodia and Laos, progressively reduce its activities. Such a decision must be adopted unanimously.

47. All the provisions of the present Agreement, save the second sub-paragraph of Article 11, shall enter into force at 2400 hours (Geneva time) on 22 July 1954.

Done in Geneva at 2400 hours on the 20th of July 1954 in French and in Viet-Namese, both texts being equally authentic.

For the Commander-in-Chief of the French Union Forces in Indo-China

Brigadier-General DELTEII.

For the Commander-in-Chief of the People's Army of Viet-Nam

TA-QUANG BUU, Indo-China
Vice-Minister of National Defence of the Democratic Republic of Viet-Nam


Source: U.S. Congress, Senate, Committee on Foreign Relations, 90th Congress, 1st Session, Background Information Relating to Southeast Asia and Vietnam (3d Revised Edition) (Washington, DC: U.S. Government Printing Office, July 1967), pp. 50-62


Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang : Hiệp Định Geneva 1954
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com
Email: thuky@vietnamvanhien.net

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc. Thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống Văn Hiến hầu phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.


Trở lên đầu trang

Trở Lại Trang Mặt