HOÀNG
HẬU NAM PHƯƠNG
Nguyễn
Phú Thứ
Viết theo tài
liệu của người bí thư của
bà, ông Nguyễn Tiến Lăng,
con rể của cố học giả Phạm
Quỳnh và một số tài liệu
khác thu thập trong cuốn
hồi kư của cựu hoàng Bảo
Đại và của hai sử gia Pháp
là Jean Renaud và Daniel
Grandclément như dưới đây:
Nam Phương
Hoàng Hậu, khuê danh Nguyễn Hữu
Thị Lan hay là Marie Thérèse, sinh
năm 1914 tại G̣ Công Nam phần, con
của đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào và
là cháu ngoại của ông Lê Phát Đạt,
tức huyện Sỹ, một trong những
người giàu có nhất miền Nam, có
thể sánh ngang hàng với gia đ́nh
Bạch công tử ở Bạc Liêu. Ông huyện
Sỹ là người đă bỏ tiền ra xây cất
ngôi thánh đường nguy nga ở cuối
đường Vơ Tánh Sài G̣n thường được
gọi là nhà thờ huyện Sỹ mà đến nay
vẫn c̣n tồn tại.
Năm 1926,
Marie Thèresa Nguyễn Hữu Thị Lan,
12 tuổi, được gia đ́nh cho sang
Pháp ṭng học tại trường Couvent
des Oiseaux, một trường nữ danh
tiếng thuộc loại nhà giàu ở Paris
do các nữ tu điều hành. Sau khi
thi đậu Tú tài vào năm 1932, cô
gái miền Nam theo chuyến tàu
D'Artagnan của hăng Messagerie
Maritime trở về nước. T́nh cờ trên
chiếc tàu nầy có ông vua Việt Nam
hồi loan sau khi hoàn tất việc
học, đó là vua Bảo Đại mà hồi đó
giới sinh viên ở Pháp thường gọi
một cách thân mật là Prince Vĩnh
Thụy.
Tuy cùng
trên một chiếc tàu bồng bềnh giữa
đại dương một thời gian khá lâu
(khoảng 1 tháng) nhưng Nguyễn Hữu
Thị Lan đă có cơ hội làm quen với
vị Vua trẻ tuổi sơ sơ. Tháng 9 năm
1932, tàu cặp bến Cap Saint
Jacques de Conpostelle (Vũng Tàu).
Tại đây, Hoàng Đế Bảo Đại đổi sang
chiến hạm Dumont D'Urville để đi
Huế.
Măi cho đến
gần một tháng sau, nhân dịp vua
Bảo Đại nghỉ mát tại Đà Lạt và do
sự sắp đặt của Toàn quyền Đông
Dương Pierre Pasquier, viên Đốc Lư
(tức Thị Trưởng sau nầy) thành phố
Đà Lạt tổ chức một buổi dạ tiệc
tại khách sạn Palace (sau gọi là
khách sạn Langbian) để t́m cách
cho hai người gặp nhaụ Tối hôm đó,
trong chiếc áo lụa màu thiên
thanh, Nguyễn Hữu Thị Lan đă xuất
hiện trước Hoàng đế Bảo Đại để rồi
chiếm gọn trái tim của một người
có địa vị cao nhất nước.
Lẽ tất
nhiên, một vị vua trẻ tuổi và hào
hoa như vua Bảo Đại th́ làm sao
ông có thể không xiêu ḷng trước
sắc đẹp mỹ miều của Nguyễn Hữu Thị
Lan. Và chuyện sẽ đến đă đến: đám
cưới của vị thiếu quân hào hoa với
một nữ lưu tràn trề hương sắc miền
Nam đă diễn ra tại Huế ngày
20-3-1934. Ngay ngày hôm đó Nguyễn
Hữu Thị Lan được tấn phong làm
Hoàng hậu với danh hiệu Nam
Phương. Sự kiện Nguyễn Hữu Thị Lan
được tấn phong Hoàng hậu ngay sau
khi cưới là một biệt lệ đối với
các bà vợ Vua thuộc triều Nguyễn.
V́ mười hai đời vua Nguyễn trước
kia, các bà vợ Vua chỉ được phong
tước Vương phi hay Chánh Phi, đến
khi chết mới được truy phong Hoàng
hậu.
Nhắc đến
cuộc nhân duyên với Hoàng hậu Nam
Phương, cựu hoàng Bảo Đại đă ghi
lại trong cuốn CON RỒNG VIỆT NAM:
"Sau lần hội ngộ đầu tiên ấy,
thỉnh thoảng chúng tôi lại gặp
nhau để trao đổi tâm t́nh. Marie
Thérèse thường nhắc đến những kỷ
niệm ở trường Couvent des Oiseaux
một cách thích thú. Cũng như tôi,
MarieThérèse rất thích thể thao và
âm nhạc. Cô ta có vẻ đẹp dịu dàng
của người miền Nam pha một chút
Tây phương. Do vậy mà tôi đă chọn
từ kép Nam Phương để đặt danh hiệu
cho nàng. Các vị Tiên Đế của tôi
cũng thường hướng về người đàn bà
miền Nam. Nếu tôi nhớ không sai
th́ trước Hoàng hậu Nam Phương, có
đến bảy phụ nữ miền Nam đă từng là
chủ nhân của Hoàng thành Huế . Khi
chọn phụ nữ miền Nam làm vợ, h́nh
như các Tiên Đế và tôi đều nghĩ
rằng trước kia đức Thế Tổ Cao
Hoàng (tức vua Gia Long) đă được
nhân dân miền Nam yểm trợ trong
việc khôi phục giang sơn. Chính đó
là sự ràng buộc t́nh cảm giữa
Hoàng triều Huế với người dân miền
Nam".
Về phần
Hoàng hậu Nam Phương, bà đă nhắc
lại "cái thuở ban đầu lưu luyến
ấy" như sau:
"Hôm đó ông
Darle, Đốc Lư thành phố Đà Lạt gởi
giấy mời cậu Lê Phát An tôi (Lê
Phát An là anh ruột bà Nguyễn Hữu
Hào) và tôi đến. dự dạ tiệc ở
Hotel Palace. Tôi không muốn đi
nhưng cậu An tôi năn nỉ và hứa với
tôi là chỉ đến tham dự một chút và
vái chào nhà Vua xong là về nên
tôi phải đi một cách miễn cưỡng và
tôi cũng chỉ trang điểm sơ sài
thôi. Chúng tôi đến trễ nên buổi
tiệc đă bắt đầu từ lâu. Cậu tôi
kéo ghế định ngồi ngoài hiên th́
ông Darle trông thấy, ông ta chạy
đến chào chúng tôi rồi nắm tay cậu
tôi kéo chúng tôi vô nhà. Vừa đi
ông vừa nói: "Ông và cô phải đến
bái yết Hoàng thượng mới được".
Khi cánh cửa pḥng khách vừa mở,
tôi thấy vua Bảo Đại ngồi trên
chiếc ghế bành chính
giữa nhà. Ông Darle bước tới bên
cạnh Vua rồi nghiêng ḿnh cúi chào
và kính cẩn nói:
-Votre
Majesté, Monsieur Lê Phát An et sa
nièce, Mademoiselle Marie Therése.
(Tâu Hoàng thượng, đây là ông Lê
Phát An và người cháu gái, cô
Marie Thérèse).
Nhờ các nữ
tu ở trường Couvent des Oiseaux
từng chỉ dạy nên tôi biết phải làm
ǵ để tỏ ḷng tôn kính đối với bậc
Quân Vương, v́ vậy tôi đă không
ngần ngại đến trước mặt Hoàng Đế,
qùy một gối và cúi đầu sát nền nhà
cho đến khi thấy bàn tay cậu tôi
kéo tôi dậy tôi mới đứng lên. Vua
gật đầu chào tôi đúng lúc tiếng
nhạc vừa trổi theo nhịp điệu
Tango, Ngài ngỏ lời mời và d́u tôi
ra sàn nhảy rồi chúng tôi bắt đầu
nói chuyện.
Về sau, khi
đă trở thành vợ chồng, Ngài mới
cho tôi biết hôm đó Ngài rất chú ư
cách phục sức đơn sơ của tôi. Tôi
nghĩ rằng tôi được nhà Vua lưu ư
một phần do trong suốt buổi dạ
tiệc chỉ có tôi là người đàn bà
Việt Nam duy nhất nói tiếng Pháp
và theo đúng cung cách lễ nghi Âu
tây đối với Ngài".
Sau lễ cưới,
vua Bảo Đại cùng hoàng hậu Nam
Phương dọn về ở tại điện Kiến
Trung thuộc khu vực cấm thành.
Điện nầy xây cất từ thời vua Khải
Định nhưng được sửa chữa và tân
trang các tiện nghi Tây phương vào
đầu triều vua Bảo Đại.
Tại điện
Kiến Trung, Hoàng hậu Nam Phương
đă lần lượt hạ sanh 5 người con
gồm có:
- Thái tử
Bảo Long, sinh ngày 4-1-1936
- Công chúa
Phương Mai, sinh ngày 1-8-1937
- Công chúa
Phương Liên, sinh ngày 3-11-1938
- Công chúa
Phương Dung, sinh ngày 5-2-1942
- Hoàng tử
Bảo Thắng, sinh ngày 9-12-1943
Thường ngày,
ngoài việc chăm sóc dạy dỗ con
cái, thỉnh thoảng hoàng hậu Nam
Phương phải cùng các quan ở Bộ Lễ
bàn thảo các lễ lạc trong cung
đ́nh, lo việc cúng giỗ các Tiên đế
và đi vấn an sức khỏe các bà Tiên
cung và Hoàng thái hậu Từ Cung,
tức mẹ vua Bảo Đại. Tóm lại, bà
rất chu toàn bổn phận làm dâu.
Ngoài việc quản trị nội cung như
đă nóitrên đây, hoàng hậu Nam
Phương c̣n tham gia các việc xă
hội và từ thiện. Như đi thăm
trường nữ Trung học Đồng Khánh ở
đường Jules Ferry (tức Lê Lợi sau
nầy), bà thường tiếp xúc với các
Giáo sư, nhắc nhở họ cố gắng làm
tṛn thiên chức của một nhà mô
phạm; đi thăm Nữ Công Học Hội ở
đường Khải Định (tức đường Nguyển
Huệ ngày nay). Theo lời nữ sĩ Đạm
Phương sau nầy kể lại th́ có lần
Hoàng hậu Nam Phương bảo bà làm
đơn xin phép Bộ Giáo Dục đem môn
nữ công gia chánh vào học đường.
Hàng năm bà đều tham dự các buổi
phát giải thưởng cho các học sinh
giỏi tổ chức tại trung tâm Accueil
gần nhà ḍng Cứu Thế.
Ngày nay,
không ai c̣n lạ lùng khi trông
thấy quư vị đệ nhất phu nhân xuất
hiện nơi công cộng để giúp chồng
trong việc ngoại giao, nhưng cách
đây sáu mươi năm, Hoàng hậu Nam
Phương giúp vua Bảo Đại trong việc
tiếp kiến các nhà ngoại giao là
một điều quư hiếm. Vào thời đó,
nhiều người ở kinh đô Huế đều biết
trong những lần vua Bảo Đại tiếp
đón các quốc khách như Thống Chế
Tưởng Giới Thạch của Đài Loan,
Quốc Vương Soupha Vangvong Lào
quốc hoặc Quốc vương Sihanouk của
Cao Mên v.v.đều có sự hiện diện
của hoàng hậu Nam Phương. Lần vua
Bảo Đại tự ḿnh lái xe hơi đi thăm
Nam Vang cũng có mặt Hoàng hậu
tháp tùng.
Chi tiết
đáng kể nhất là việc Hoàng hậu Nam
Phương đă đem lại ḥa khí giữa các
chức sắc đạo Thiên Chúa ở Việt Nam
với Hoàng tộc nhà Nguyễn. V́ như
chúng ta đă biết, đạo Thiên Chúa
với các vị vua triều Nguyễn vốn có
những căng thẳng lịch sử th́ Nam
Phương hoàng hậu, như một làn gió
mát, đă thoa dịu sự căng thẳng
lịch sử tưởng chừng như không bao
giờ thay đổi. Bà Hoàng hậu cuối
cùng của triều Nguyễn đă trút hơi
thở cuối cùng tại làng Chabrignac,
một vùng quê thuộc miền Bắc nước
Pháp theo như lời thuật lại sau
đây:
Ngày 14
tháng 9 năm 1968, vào khoảng 5 giờ
chiều, cựu hoàng hậu Nam Phương
cảm thấy mệt bèn cho người nhà đi
mời Bác sỹ đến thăm mạch. Sau khi
chẩn khám, Bác sĩ cho biết bà bị
viêm họng nhẹ, chỉ uống thuốc vài
hôm là khỏi. Nhưng không dè, Bác
sĩ vừa rời khỏi nhà chừng vài
tiếng đồng hồ th́ bà cảm thấy khó
thở. Ngướ nhà bèn nhờ một người
Pháp hàng xóm đi mời một Bác sĩ
khác, nhưng người Bác sĩ thứ hai
chưa đến kịp th́ cựu Hoàng hậu Nam
Phương đă êm ái ĺa đời ngay trong
đêm đó khi vừa tṛn 49 tuổi. Ngoài
hai người giúp việc trong nhà,
không có một người ruột thịt nào
có mặt bên cạnh bà trong giờ phút
lâm chung, v́ các con bà đều ở tận
Paris để làm việc và đi học.
Đám tang của
bà Hoàng hậu Viêt Nam lưu vong
được tổ chức một cách sơ sài lặng
lẽ như những năm tháng cuối đời
của bà. Hôm đưa đám, ngoài hai
Hoàng tử và ba Công chúa đi bên
cạnh quan tài của mẹ không có một
người bà con nào khác. Về phía
quan chức Pháp th́ chỉ có ông quan
đầu Tỉnh Brive la Gaillarde và ông
Xă Trưởng Chabrignac. Trong suốt
thời gian tang lễ cựu Hoàng Bảo
Đại cũng không có mặt mà sau nầy,
kẻ viết bài nầy trong thời gian ở
Pháp được nghe kể lại th́ khi hay
tin mẹ chết, công chúa Phương Liên
tức tốc đánh điện tín báo tin cho
cựu Hoàng. Nhưng bà Mộng Điệp đă
dấu bức điện tín đó, v́ vậy mà cựu
Hoàng Bảo Đại không hay biết ǵ
nên đă vắng mặt trong ngày đám
tang của một người mà có thời đă
cùng ông đầu ấp tay gối. Sự kiện
đó đă gây sự hiểu lầm khiến về sau
các Hoàng tử và Công chúa đă ôm
ḷng oán hận người cha mà họ nghĩ
là một người chồng không trọn
nghĩa thủy chung!
Mộ bà chôn
tại làng Chabrignac, cách tỉnh
Brive la Gaillarde ba mươi cây số.
Đó là một ngôi mộ đơn sơ với tấm
bia đá hai mặt ghi hai hàng chữ
bằng hai thứ tiếng khác nhau, mặt
trước viết chữ Hán, mặt sau viết
chữ Pháp nhưdưới đây:
Bia chữ Hán:
ĐẠI NAM NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU CHI
MỘ có nghĩa là: "Mộ phần của bà
Hoàng hậu nước Đại Nam là Nam
Phương".
Bia chữ Pháp:
ICI REPOSE L'IMPÉRATRICE
D'ANNAMNÉE MARIE THÉRÈSE NGUYEN
HUU THI LAN có nghĩa là: "Đây là
nơi an nghỉ của bà Hoàng hậu Việt
Nam tên là Marie Thérèse Nguyễn
Hữu Thị Lan".
Căn cứ theo
quyển NGUYỄN PHÚC Tộc Thế Phả đă
xuất bản tại Huế (Việt-Nam), phát
hành năm 1995: Bà NGUYỄN THỊ LAN
c̣n tên thánh là Marie Thérèse tức
Nam Phương Hoàng Hậu. Bà là con
của Long Mỹ Quận Công Nguyễn Hữu
Hào, người tỉnh G̣ Công. Bà sanh
ngày 17 tháng 10 âm lịch năm Giáp
Dần nhằm ngày thứ tư 04 tháng 12
dương lịch năm 1914. Năm Đinh Măo
(1927) bà du học tại Pháp, học tại
trường Couvent des Oiseaux ở
Paris. Năm Nhâm Thân (1932) bà trở
về nước và gặp vua Bảo Đại trong
một chuyến nghỉ mát ở Đà Lạt. Ngày
6 tháng 2 năm Giáp Tuất
(20-3-1934) bà tấn cung vào ở điện
Kiến Trung. Ngày 10 tháng 2 năm
Giáp Tuất (24-3-1934) được phong
là Nam Phương Hoàng Hậu, lễ tấn
phong được cử hành long trọng tại
điện Dưỡng Tân. Năm Kỷ Măo (1939)
bà theo vua Bảo Đại sang Pháp cùng
với ba con. Trong chuyến đi này bà
cùng vua ghé La Mă và được Đức
Giáo Hoàng đón tiếp. Sau khi vua
Bảo Đại thoái vị, bà sang sống tại
Pháp và ở đấy với các con cho đến
lúc mất. Bà sinh được 2 Hoàng Tử
và 3 Công Chúa :
- Nguyễn Phúc Bảo Long, sinh năm
Ất Hợi (1936) được phong Hoàng
Thái Tử vào năm Kỷ Măo (1939),
hiện sống tại Pháp.
- Nguyễn Phúc Bảo Thắng, sinh năm
Quư Mùi (1943).
- Nguyễn Phúc Phương Mai, sinh năm
Đinh Sửu (1937).
- Nguyễn Phúc Phương Liên, sinh
năm Mậu Dần (1938).
- Nguyễn Phúc Phương Dung, sinh
năm Tân Tỵ (1942).
Được biết thêm, Bà Nguyễn Thị Lan
con của Ông Nguyễn Hữu Hào, theo
đạo Thiên Chúa Giáo từ lâu đời,
thuộc thành phần đại điền chủ rất
giàu có danh tiếng và trí thức.
Ông Nguyễn Hữu Hào không những có
ruộng đất ở G̣ Công thuộc tỉnh
Long An (Nam Phần Việt Nam) mà c̣n
nhiều đồn điền trồng Trà và Cà Phê
ở Lâm Đồng, Đà Lạt nữa. Bà Nguyễn
Thị Lan là cháu Ngoại của Ông Lê
Phát Đạt tức Huyện Sỹ một trong
những nhà giàu có nhất Nam Phần,
là người đă bỏ tiền ra xây cất nhà
thờ rất nguy nga ở cuối đường Vơ
Tánh Sàig̣n trước kia, thường gọi
là nhà thờ Huyện Sĩ măi đến nay
vẫn c̣n. Ngôi mộ của Ông Ngoại Bà
được chôn trong khu vực nhà thờ
này. Năm 1926, Bà Nguyễn Thị Lan,
mới 12 tuổi được gia đ́nh cho sang
Pháp du học tại trường Couvent des
Oiseaux, là một trường nữ danh
tiếng dành cho những gia đ́nh giàu
có tại Pháp, để đào tạo nhiều bậc
mệnh phụ phu nhân, do các nữ tu
điều khiển. Bà là một trong những
nữ sinh học giỏi tại trường này,
đến năm 1930, Bà được bầu Hoa Hậu
khi mới 16 tuổi trăng tṛn, nhân
dịp hội chợ do trường tổ chức. Có
người kể rằng chính vua Bảo Đại
khi c̣n du học tại Paris (Pháp
Quốc) cũng đến tham dự hội chợ
này, nên chứng kiến tận mắt sự
thành công và danh tiếng của Bà.
Mùa Hè năm 1932, sau khi đậu tú
tài xong, Bà trở về nước bằng
chuyến tàu Pháp tên D'Artagnan,
của hăng Messagerie Maritime và
gặp vua Bảo Đại cũng hồi loan sau
khi hoàn tất việc học, để tiếp nối
vua cha Khải Định trị v́ thiên hạ.
Trong một buổi dạ vũ được tổ chức
trên tàu, Ông Lê Phát An là cậu
của Bà đă từng quen biết vua Bảo
Đại (Hoàng Đế), nên dẫn Bà đến yết
kiến nhà vua. Bà đă làm đúng nghi
thức triều yết Hoàng Đế mà Bà đă
được nhà trường hướng dẫn từ
trước. Bà đă quỳ gối và xưng tên
của ḿnh trước khi nói lời chúc
tụng Hoàng Đế (chi tiết này chính
Bà Nam Phương Hoàng Hậu kể lại cho
Ông Nguyễn Tiến Lăng). Hoàng Đế
Bảo Đại rất cảm động trước tư cách
và nhan sắc của Bà. Từ đó, ngài
thường t́m dịp nói chuyện với Bà.
... Trong những năm cuối cùng của
Bảo Đại ở Pháp, vào lúc đă ở tuổi
trưởng thành, họ cho một nữ sinh
tên là Marie Thérèse Nguyễn Thị
Lan, con một nhà phú hộ theo Thiên
Chúa Giáo là Ông Nguyễn Hữu Hào ở
Nam Kỳ, đi Pháp du học. Tất nhiên
Cô Marie Thérèse phải là một tiểu
thư dù không hoàn toàn sắc nước
hương trời th́ vẫn có được cái đẹp
kiều diễm đài các để có thể làm
rung động trái tim của một nhà vua
trẻ đang đến tuổi rạo rực t́nh yêu
đôi lứa. Trong thời kỳ Bảo Đại c̣n
bận học hành, họ chưa cho đôi trai
tài gái sắc gặp nhau mà đợi đến
khi Bảo Đại thấy ḿnh đă trưởng
thành và có trách nhiệm với quốc
dân th́ họ mới tổ chức cho Marie
Thérèse Nguyễn Thị Lan gặp Bảo
Đại. Ban đầu họ cho Cô Lan lân la
gần Bảo Đại mỗi khi Ông đứng một
ḿnh trên boong tàu nh́n ngắm sóng
nước trùng dương. Cho đến khi hai
người đă vượt khỏi giai đoạn khách
sáo th́ họ bắt đầu tổ chức cho đôi
uyên ương khắng khít nhau hơn
trong những buổi dạ hội trên
chuyến tàu xuyên đại dương bất
tận.>>
Đây là chứng
minh Bà Nguyễn Thị Lan gặp được
vua Bảo Đại trên tàu, qua hai tác
giả đă dẫn thượng, từ đó đưa đến
hôn nhân.
Theo Ông Tôn
Thất An Cựu viết bài Nam Phương
Hoàng Hậu Bà Hoàng Cuối Cùng của
triều Nguyễn đă được đăng trong
Việt Báo Giai Phẩm Xuân Tân Tỵ
2001 nơi trang 23, tại Nam
California Hoa Kỳ, xin trích dẫn
như sau : <<... Măi cho đến
gần một năm sau (tức khoảng năm
1933), nhân dịp vua Bảo Đại nghỉ
mát tại Đà Lạt và do sự sắp đặt
của Toàn Quyền Đông Dương, viên
Đốc Lư (tức Thị Trưởng sau này)
thành phố Đà Lạt tổ chức một buổi
dạ tiệc tại khách sạn Palace (sau
gọi khách sạn Lang bian) để t́m
cách cho hai người gặp nhau. Tối
hôm đó, trong chiếc áo lụa màu
thiên thanh, Nguyễn Thị Lan đă
xuất hiện trước Hoàng Đế Bảo Đại
để rồi chiếm trọn trái tim của một
người có địa vị cao nhất
nước.>>
Trong khi
đó, quyển Việt Nam Máu Lửa Quê
Hương Tôi của Hoành Linh Đỗ Mậu,
viết như sau :
<<...
Chỉ tội nghiệp cho Bà Từ Cung Thái
Hậu, v́ trong lúc con ḿnh ở nơi
đất khách quê người, th́ Bà đă lo
nghĩ đến tương lai của ḍng họ, đă
nghĩ đến việc t́m bạn trăm năm cho
con. Tại Huế, Bà đă cho ḍ xét
thân thế, phẩm hạnh, sắc đẹp của
bao nhiêu tiểu thư khuê các con
những vị đại thần để Bà có lựa
chọn một nàng dâu cho Hoàng Tộc,
một Hoàng Hậu tương lai cho nước
An Nam. Bà đă chọn được một nữ
sinh con một vị đại quan có sắc
đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà
Bà mẹ của tiểu thư đó cũng sùng mộ
Đạo Phật như Bà (tiểu thư này sau
lấy chồng họ Phạm, giáo sư trường
Quốc Học Huế). Bà chỉ đợi con ḿnh
ngự giá hồi loan chính thức điều
khiển việc nước là làm lễ thành
hôn cho đôi lứa. Cuộc đời của Bà
xuất thân từ nơi dân giả, phúc đức
Cha Ông đẩy đưa Bà được tiến cung
làm Hoàng Hậu, nên Bà cố học hỏi
cho thành người đài các chốn cung
vi, cố trau giồi đức hạnh cho
thành người vợ hiền dâu thảo.
Nhưng chẳng may chồng mất sớm. Bà
chỉ có một mụn con trai nên Bà
thiết tha mong cho con trưởng
thành để nối nghiệp vua Cha và nối
dơi tông đường. V́ thế, đối với
Bà, việc t́m kiếm một nàng dâu đức
hạnh mọi bề là điều quan trọng
thiết yếu nhất. Quan trọng v́
không phải chỉ thương con mà c̣n
v́ danh dự triều đại nhà Nguyễn
nữa. Bà không ngờ rằng trong lúc
Bà đang sống những giây phút rộn
ràng của bất kỳ một người mẹ nào
đang lo chuyện trăm năm cho con,
th́ người Pháp ở trong những văn
pḥng của các thế lực giáo quyền
và thế quyền, cũng âm thầm thực
hiện âm mưu vượt quyền hạn và giết
giấc mơ của Bà để cưới vợ cho Bảo
Đại dựa vào những tiêu chuẩn chính
trị của chánh sách bảo hộ lâu dài.
Bảo Đại về nước được thời gian,
việc triều đ́nh tạm yên, th́ vợ
chồng Ông Charles người giám hộ
của Bảo Đại bắt đầu lo chuyện
thành hôn cho Ông. Vào khoảng cuối
năm 1933, Ông Bà Charles rủ Bảo
Đại đi Đà Lạt, tại khách sạn Lang
Bian huy hoàng tráng lệ, Bà
Charles dẫn tiểu thơ Marie Thérèse
Nguyễn Thị Lan giới thiệu với nhà
vua trẻ tuổi trước sự chứng kiến
của quan Toàn Quyền Pierre
Pasquier. Tất nhiên, khi đă có phù
phép của chúa tể thực dân tại Đông
Dương, th́ cuộc hôn nhân chính trị
giữa vua Bảo Đại và Cô Nguyễn Thi
Lan nhất định phải thành. Nó phải
thành trên nỗi đau khổ cay đắng
của Bà Từ Cung, của những vị đại
thần trong Tôn Nhân Phủ và của cả
Hoàng gia. Đó là lần đầu tiên
trong lịch sử nước nhà, triều đ́nh
Việt Nam có một vị Hoàng Hậu theo
Thiên Chúa Giáo qua sự sắp đặt của
các thế lực phương Tây. Sau 400
năm, công tác truyền giáo đạt đến
cao điểm bằng sự có mặt của một nữ
tín đồ trong chốn thâm cung của
triều đ́nh Việt Nam. Và Cô Marie
Thérèse từ nay được mang danh hiệu
là Nam Phương Hoàng Hậu.>>
Theo giáo sư
Nguyễn Lư Tưởng viết trong quyển
Thuyền Ai Đợi Bến Văn Lâu, như sau
: Trong cuốn hồi kư Le Dragon
d'Anam. Bảo Đại có nhắc đến cuộc
gặp gỡ đầu tiên với một cô gái
người miền Nam, theo đạo Công
Giáo, nhân chuyến đi nghỉ mát tại
Đà Lạt vào cuối năm 1932, Ông viết
:
" Một biến
cố khác lại xảy ra, làm cho cuộc
đời tôi có sự thay đổi quan trọng
:
Số là khi
tôi vừa từ Pháp trở về, đă có
tiếng x́ xầm trong hoàng cung để
tuyển Hoàng Hậu cho tôi. Đức Thái
Hậu, cũng như các vị thượng quan
trong triều ai nấy đều có sẵn
người của ḿnh để tiến dẫn. Nhiều
lần, tôi đă nhận thấy có sự sóng
gió xa xôi, nhưng tôi không để ư
mấy. Biết rằng về vấn đề này, việc
lựa chọn của Vua chỉ có thể đưa
vào đề nghị của triều đ́nh, tôi
đợi người ta cho những đề nghị rơ
ràng. Ngược lại, như tôi đă từng
nói, tôi đă quyết định là phá tan
chế độ đa thê đang thịnh hành ở
Việt Nam. Khi đề cử tôi lên làm
Đông Cung Thái Tử, không có ǵ là
khó khăn, v́ tôi là con trai độc
nhất của cha tôi, nhưng tôi từng
biết, có nhiều tấn bi kịch đẫm máu
xảy ra v́ chuyện tranh chấp kế vị,
nhiều khi có tính cách hèn hạ xấu
xa, giữa anh em ruột, hay anh em
khác mẹ, mà tôi muốn tránh vết xe
đổ ấy. Hai cụ Charles cũng rất
quan tâm đến sự t́m cho tôi một
người vợ. Họ mong rằng vị Hoàng
Hậu này phải có một nền học vấn
như tôi. V́ vậy, nhân dịp cuối
năm, tôi đi nghỉ mát ở Đà Lạt vài
ngày, con gái của quan toàn quyền
Pierre Pasquier cũng nghỉ mát ở
đó. Tại đại sảnh đường khách sạn
Lang Bian, quan toàn quyền có giới
thiệu với tôi một thiếu nữ Việt
Nam cùng đi với cụ Bà Charles, cô
Marie Thérèse Nguyễn Hữu Hào, con
gái nhà điền chủ Nguyễn Hữu Hào,
theo đạo Công Giáo, cô này mới
mười tám tuổi, vừa măn khóa ở
Couvent des Oiseaux ở Pháp. Sau
lần gặp gỡ đầu tiên ấy, thường
thường chúng tôi gặp lại nhau một
cách bất ngờ. Marie Thérèse rất
thích thú ngày du học tại Pháp.
Cũng như tôi, cô rất yêu âm nhạc
và các môn thể thao. Cô có vẻ đẹp
yểu điệu của người miền Nam. Trong
triều đại của chúng tôi, v́ t́m
kiếm người vợ cho Vua, hướng nhiều
vào con gái miền Nam. Bởi v́, đối
với người Trung hay Bắc Kỳ vẫn
được coi như "đất hứa". sau vài
lần tṛ chuyện, một t́nh cảm êm
dịu đă nẩy nở ra giữa chúng tôi,
và chúng tôi hứa hẹn sẽ gặp lại
nhau"
Trên đây là
nguyên văn bản dịch do Hội Nguyễn
Phước Tộc xuất bản Hoa Kỳ, trang
97...
Sau khi cuộc
gặp gỡ tại Đà Lạt đă được Hoàng Đế
Bảo Đại nhắc đến trong hồi kư của
Ngài, xin trích dẫn nơi trang 98
như sau :
" Khi trở về
Huế, tôi có kể lại cho mẫu thân
tôi chuyện này, và ư định của tôi.
Bà không mấy hoan nghênh, khi biết
cô theo đạo Công Giáo và cũng Tây
học như tôi. Bà muốn rằng tôi nên
lấy được người vợ biết tôn cổ,
biết đạo tam ṭng tứ đức. Mặt
khác, bà cũng rất quan tâm về vấn
đề giáo dục con cái theo đạo Thiên
Chúa. Thế nhưng, đây không phải
chỉ là vấn đề hoàn toàn tôn giáo,
mà là một vấn đề quốc gia. Bởi v́,
nếu trẻ con sinh ra do cuộc hôn
nhân này, lại theo đạo Công Giáo,
th́ nay mai đây, người kế vị lên
làm vua, làm sao mà có thể biết
phụng thờ tôn miếu, và làm lễ tế
Nam Giao? Triều đ́nh cũng rất bỡ
ngỡ. các vị Tứ Trụ triều đ́nh bàn
căi sôi nổi. Lần gặp gỡ về sau,
với cô Marie Thérèse, tôi ngỏ ư
muốn lấy cô, tôi quyết định bất
chấp cái thủ tục cổ lổ kia, và sẽ
báo cho triều đ́nh ư định này "
Về phía Cô
Marie Thérèse (Nguyễn Hữu Thị
Lan), cô là người theo đạo Công
Giáo. Luật đạo không cho cô lấy
chồng là người ngoại đạo nếu không
được phép của Giáo Hội. Đây là vấn
đề tế nhị, cô phải yết kiến Đức
Thánh Cha tại Vatican để xin phép.
Và sự chấp thuận của Giáo Hội cũng
kín đáo, không phổ biến ra ngoài,
đến nỗi nhiều vị Giám Mục, Linh
Mục ở Việt-Nam lúc đó đă cho rằng
Nam Phương Hoàng Hậu đă vi phạm
luật của Giáo Hội (Theo luật Công
Giáo, hai bên nam, nữ phải đến nhà
thờ làm lễ thành hôn, nếu khác tôn
giáo th́ phải có phép của Giáo
Hội, phải thề hứa một vợ, một
chồng, các con sinh ra phải theo
Công Giáo. Ai không tôn trọng luật
đó th́ bị "dứt phép thông công",
nghĩa là bị khai trừ ra khỏi Giáo
Hội (excommunication = tuyệt
thông) như vua Henri 8 nước Anh và
Napoléon nước Pháp).
Vua Bảo Đại
đă cam kết với cô : - Giữ luật một
vợ, một chồng - Giải tán tam cung
lục viện - Phong cho cô làm Hoàng
Hậu - Cô được tự do về tôn giáo.
Nhà Nguyễn
từ Gia Long trở về sau, có truyền
thống không phong Hoàng Hậu. Đây
là lần đầu tiên, nhà Nguyễn đă
phong cho một người làm Hoàng Hậu.
Đám cưới của
vua :
Trang 99,
vua Bảo Đại đă viết về đám cưới
của Ngài như sau : " Ngày cưới là
ngày 20 tháng 3 năm 1934. Đám cưới
được cử hành trước triều đ́nh và
các đại diện của Pháp. Đó là một
vấn đề mới mẻ, v́ xưa tới nay chưa
bao giờ như vậy. Tôi cũng có quyết
định tấn phong ngay cho vợ tôi,
tước hiệu là Hoàng Hậu, sau khi
cưới, điều mà từ xưa, mẫu thân tôi
chỉ được phong sau khi phụ hoàng
đă chết. Tôi tấn phong cho vợ tôi
là Nam Phương Hoàng Hậu, có nghĩa
là "hương thơm của miền Nam", đồng
thời cũng theo một sắc dụ, tôi cho
phép Hoàng Hậu được mặc áo màu
vàng da cam, vốn chỉ dành riêng
cho hoàng đế"
Theo báo chí
thời đó cũng như lời thuật lại của
những vị cao niên th́ triều đ́nh
phải cử đại diện vào Long An, quê
của Nam Phương Hoàng Hậu để rước
dâu. Dọc đường từ trong Nam ra tới
Huế, các địa phương đặt bàn thờ,
hương án và quan dân tức trực để
đón cho đám rước Hoàng Hậu đi qua.
Tiếng pháo chào mừng nổ liên tục
từ trong Nam ra tới kinh đô Huế.
Trước đây tôi có được xem ảnh của
Nam Phương Hoàng Hậu chụp trong
ngày bà được tấn phong Hoàng Hậu,
ảnh màu rất đẹp. Những h́nh ảnh
đó, có lẽ không bao giờ phai mờ
trong kư ức của Hoàng Đế Bảo Đại.
Nhà vua đă kể lại như sau : "Lễ
tấn phong được cử hành ngay ở điện
Cần Chánh, là nơi vẫn dùng để
thiết đại triều. Trước sân chầu có
trải thảm đỏ và vàng, vẫn dùng để
Hoàng Đế bước lên. Các quan triều
thần đều tập họp đủ mặt. Hoàng Hậu
vận trào phục màu vàng, đầu đội mũ
kết trân châu bảo ngọc, đi hia mũi
nhọn, tay cầm hốt ngà, từ từ tiến
và vào, qua hai hàng quan triều
thần chào đón, để tiến tới trước
ngai vàng tôi đang ngồi đợi. Đây
là lần đầu tiên trong lịch sử nước
tôi, một thiếu nữ đă một ḿnh tiến
cung như vậy. Khi đến trước mặt
tôi, Hoàng Hậu khấn đầu làm lễ vái
ba vái, rồi ngồi sang bên phải
tôi, trên chiếc ngai vàng thấp
hơn. Lễ tấn phong hoàn tất rất
nhanh chóng. Tôi đưa Hoàng Hậu về
điện Kiến Trung và ở đấy với tôi.
Đến chiều, Hoàng Hậu tới triều
kiến Đức Hoàng Thái Hậu. Đức bà
rất hoan hỷ và tiếp đón niềm nở.
Một kim sách được lập cho Hoàng
Hậu, và sắc chỉ tấn phong được đem
ra niêm yết ở ṭa sắc chỉ"
Sự kiện
Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong
Hoàng Hậu ngay sau cưới là một
biệt lệ đối với các bà vợ vua
thuộc triều Nguyễn. V́ mười hai
đời vua Nguyễn trước kia, các bà
vợ Vua chỉ được phong tước Vương
phi, đến khi chết mới được truy
phong Hoàng Hậu. Nhắc đến cuộc
nhân duyên với Hoàng Hậu Nam
Phương, cựu hoàng Bảo Đại đă ghi
lại trong cuốn CON R-NG VIệT NAM
(đă được tác giả Tôn Thất An Cựu
viết như sau) :
" Sau lần
hội đầu tiên ấy, thỉnh thoảng
chúng tôi lại gặp nhau để trao đổi
tâm t́nh. Marie Thérèse thường
nhắc đến những kỷ niệm ở trường
Couvent des Oiseaux một cách thích
thú. Cũng như tôi, Marie Thérèse
rất thích thể thao và âm nhạc. Cô
ta có vẻ đẹp dịu dàng của người
miền Nam pha một chút Tây phương.
Do vậy mà tôi đă chọn từ kép Nam
Phương, để đặt danh hiệu cho nàng.
Các vị Tiên Đế của tôi cũng thường
hướng về người đàn bà miền Nam.
Nếu tôi nhớ không sai th́ trước
Hoàng Hậu Nam Phương, có đến bảy
phụ nữ miền Nam đă từng là chủ
nhân của hoàng thành Huế. Khi chọn
phụ nữ miền Nam làm vợ, h́nh như
các Tiên Đế và tôi đều nghĩ rằng
trước kia đức Thế Tổ Cao Hoàng
(tức vua Gia Long) đă được nhân
dân miền Nam yểm trợ trong việc
khôi phục giang sơn. Chính đó là
sự ràng buộc t́nh cảm giữa Hoàng
triều Huế với người dân miền Nam"
Về phần
Hoàng Hậu Nam Phương, bà đă nhắc
lại "cái thuở ban đầu lưu luyến
ấy" như sau :
" Hôm đó Ông
Darle, Đốc Lư thành phố Đà Lạt gởi
giấy mời cậu Lê Phát An tôi (Lê
Phát An là anh ruột bà Nguyễn Hữu
Hào) và tôi đến dự dạ tiệc ở Hotel
Palace. Tôi không muốn đi nhưng
câu An tôi năn nỉ và hứa với tôi
là chỉ đến tham dự một chút và vái
chào nhà Vua xong là về nên tôi
phải đi một cách miễn cưỡng và tôi
cũng chỉ trang điểm sơ sài thôi.
Chúng tôi đến trễ nên buổi tiệc đă
bắt đầu từ lâu. Cậu tôi kéo ghế
định ngồi ngoài hiên th́ Ông Darle
trông thấy, Ông ta chạy đến chào
chúng tôi rồi nắm tay cậu tôi kéo
chúng tôi vô nhà. Vừa đi Ông vừa
nói : "Ông và cô phải đến bái yết
Hoàng Thượng mới được". Khi cánh
cửa pḥng khách vừa mở, tôi thấy
vua Bảo Đại ngồi trên chiếc ghế
bành chính giữa nhà. Ông Darle
bước tới bên cạnh Vua rồi nghiêng
ḿnh cúi chào và kính cẩn nói :
- Votre
Majesté, Monsieur Lê Phát An et sa
nièce, Mademoiselle Marie Thérèse.
(Tâu Hoàng Thượng, đây là Ông Lê
Phát An và người cháu gái, cô
Marie Thérèse).
Nhờ các nữ
tu ở trường Couvent des Oiseaux
từng chỉ dạy nên tôi biết phải làm
ǵ để tỏ ḷng tôn kính đối với bậc
Quân Vương, v́ vậy tôi đă không
ngần ngại đến trước mặt Hoàng Đế,
quỳ một gối và cúi đầu sát nền nhà
cho đến khi thấy bàn tay cậu tôi
kéo tôi dậy tôi mới đứng lên. Vua
gật đầu chào tôi đúng lúc tiếng
nhạc vừa trổi theo nhịp điệu
Tango, Ngài ngỏ lời mời và d́u tôi
ra sàn nhảy rồi chúng tôi bắt đầu
nói chuyện. Về sau, khi đă trở
thành vợ chồng, Ngài mới cho tôi
biết hôm đó Ngài rất chú ư cách
phục sức đơn sơ của tôi. Tôi nghĩ
rằng tôi được nhà Vua lưu ư một
phần do trong suốt buổi dạ tiệc
chỉ có tôi là người đàn bàViệt Nam
duy nhất nói tiếng Pháp và theo
đúng cung cách lễ nghi Âu Tây đối
với Ngài".
Được biết
Hoàng Hậu Nam Phương đă sống với
Vua Bảo Đại và sanh được 5 quư tử
như đă dẫn, từ khi có các con Bà
thường chăm sóc và dạy dỗ cho các
con nên người. Sau khi vua Bảo Đại
thoái vị, bà sang Pháp sống với
các con cho đến trút hơi thở cuối
cùng tại làng Chabrignac, một vùng
quê thuộc miền Bắc nước Pháp theo
như lời thuật lại sau đây :
Ngày 14
tháng 9 năm 1963, vào ngày 5 giờ
chiều, cựu Hoàng Hậu Nam Phương
cảm thấy mệt bèn cho người nhà đi
mời bác sĩ đến thăm mạch. Sau khi
chẩn khám, bác sĩ cho biết bà bị
viêm họng nhẹ, chỉ uống thuốc vài
hôm là khỏi. Nhưng không dè, bác
sĩ vừa rời khỏi nhà chừng vài
tiếng đồng hồ th́ bà cảm thấy khó
thở. Người nhà bèn nhờ một người
bác sĩ khác, nhưng người bác sĩ
thứ hai chưa đến kịp th́ cựu Hoàng
Hậu Nam Phương đă êm ái ĺa đời
ngay trong đêm đó khi vừa tṛn 49
tuổi. Ngoài hai người giúp việc
trong nhà, không có một người ruột
thịt nào có mặt bên cạnh bà trong
giờ phút lâm chung, v́ các con bà
đều ở tận Paris để làm việc và đi
học. Đám tang của bà cựu Hoàng Hậu
Việt Nam lưu vong được tổ chức một
cách sơ sài lặng lẽ như những năm
tháng cuối đời của bà. Hôm đưa
đám, ngoài hai Hoàng Tử và ba Công
Chúa đi bên cạnh quan tài của mẹ
không có một bà con nào khác. Về
phía quan chức Pháp th́ chỉ có Ông
quan đầu Tỉnh Brive la Gaillarde
và Ông Xă Trưởng Chabrignac. Trong
suốt thời gian tang lễ cựu Hoàng
Bảo Đại cũng không có mặt, mà sau
này kẻ viết bài này trong thời
gian ở Pháp được nghe kể lại, th́
khi hay tin mẹ chết, Công Chúa
Phương Liên tức tốc đánh điện tín
báo tin cho cựu Hoàng, nhưng gặp
lúc cựu Hoàng vắng nhà v́ bận đi
chơi xa với Bà Mộng Điệp, v́ vậy
mà cựu Hoàng Bảo Đại không hay
biết ǵ, nên đă vắng mặt trong
ngày đám táng của một người mà có
thời đă cùng Ông đầu ấp tay gối.
Sự kiện đó đă gây sự hiểu lầm
khiến về sau các Hoàng Tử và Công
Chúa đă ôm ḷng oán hận người cha
mà họ nghĩ là một người chồng
không trọn nghĩa thủy chung!
Trong lần
trở lại Pháp vào tháng 4 năm 1999,
do đề nghị của một người bạn
thường giao thiệp với Hoàng Tử Bảo
Long, từ Paris tôi theo người bạn
đi về làng Chabrignac, cách Tỉnh
Brive la Gaillarde ba mươi cây số
để viếng mộ Hoàng Hậu Nam Phương.
Gió chiều nghĩa trang lồng lộng
thổi, trước mắt tôi là một ngôi mộ
đơn sơ với tấm bia đá hai mặt ghi
hai hàng chữ tiếng khác nhau, mặt
trước viết chữ Hán, mặt sau viết
chữ Pháp như dưới đây:
Bia chữ Hán
: Đại Nam Nam Phương Hoàng Hậu Chi
Mộ, có nghĩa là : "Mộ phần của Bà
Hoàng Hậu nước Việt Nam"
Bia chữ Pháp
: ICI REPOSE l'impératrice d'Anam
Née Marie THÉRèse NguyEn HUu Thi
Lan, có nghĩa là : "Đây là nơi an
nghỉ của Bà Hoàng Hậu Việt Nam tên
là Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị
Lan"...v.v.
Ngoài ra,
tôi đă được học giả Hương Giang
Thái Văn Kiểm đề tặng quyển Việt
Nam Anh Hoa vào dịp lễ Quốc Khánh
Pháp, ngày 14 tháng 7 năm 2001 vừa
qua, do Làng Văn ấn hành, trong đó
có bài viết VUA Hàm nghi và Nam
Phương Hoàng Hậu, bài này có liên
quan từ bịnh cho đến từ trần của
cựu Nam Phương Hoàng Hậu, xin
trích dẫn để quư bà con đồng hương
tường lăm như sau : "... Kế cận
lâu đài này có một nông trại khác
mang tên "Domaine de la Perche" do
Hoàng Hậu Nam Phương mua với tài
chánh riêng Bà, vốn giàu có từ
trước. Nông trại này không có lâu
đài, nhưng chỉ có một ngôi nhà dài
khá lớn, hơn 30 pḥng, chung quanh
là vườn Nho và cây ăn trái như Cam
Lê và Táo, xen kẻ với vườn hoa đủ
màu thi nhau nẩy nở. Bà Nam Phương
đă cho mua cơ sở xinh đẹp này từ
năm 1958. Lúc Bà Bá Tước Như Lư de
la Besse hay tin này, Bà ấy làm
ngạc nhiên, nhưng không hỏi hoặc
thăm viếng Bà Nam Phương, có lẽ v́
một bà thuộc gịng Vua cách mạng,
một bà th́ thuộc gịng Vua thân
Pháp. Tuy gần nhà mà xa cửa ngơ,
suốt 5 năm trời hai Bà không hề
gặp nhau. Măi cho tới năm 1963 Bà
Nam Phương lâm bệnh nặng v́ một
cơn nghẹt thở (diphtérie) rất ngặt
nghèo, khiến Bà phải trút linh hồn
tại nhà bà trong nông trại La
Perche (Cá Mang Giổ), nhằm ngày 14
tháng 9 năm 1963, lúc Bà mới có 49
tuổi! Vua Bảo Đại và các Hoàng Tử
Bảo Long, Bảo Thăng, các Công Chúa
Phương Mai, Phương Liên và Phương
Dung, các quan chức địa phương đều
có mặt. Và đặc biệt nhất là lần
này bà Như Lư (con Vua Hàm Nghi)
là láng giềng, cũng sang dự đám
tang. Lễ được long trọng cử hành
tại nhà thờ Chabrignac. Xong lễ,
quan tài được đưa ra nghĩa địa gần
bên mai táng, dưới tấm bia cẩm
thạch khắc phương danh :
Ici repose l'Impératrice d'Anam,
née Jeanne- Mariette
Nguyễn Hữu Hào
(4-12-1914 - 15-9-1963)
Tên thông
thường của bà Nam Phương là Nguyễn
Thị Lan.
Mùa Thu năm
ấy (1993) hoa rơi lá rụng đầy
đường như nhớ thương người tài hoa
bạc mệnh, khách viễn du từ Paris
xuất hành trong cảnh vật đổi sao
dời theo chim ô thước Nam Phi, đă
t́m về nơi đồng quê nước Pháp,
chen lẫn với núi rừng, hang động
âm u, khắc họa h́nh hài người và
vật thời tiền sử Lascaux, ẩn giấu
biết bao di tích của tiền nhân,
cùng với tinh hoa của giống ṇi
Lạc Việt lạc bước nơi Tây Phương,
mà chưa t́m ra lối về quê hương
trăm thương ngàn nhớ !
Trong lúc
viếng thăm mộ địa của người xưa đă
in dấu tích đậm đà trong lịch sử
Việt Nam, khách viễn du ngậm ngùi
hướng tâm tư về những người đă âm
thầm tạo nên lịch sử ấy, đồng thời
cảm xúc ghi lại hai câu thơ than
vắn thở dài của Tùng Thiện Vương
và nữ sĩ Tương Phố :
Tóc bạc gấm
mây sầu xă tắc,
Nước loạn
canh tàn khóc bể dâu!
Trích dẫn
hai tài liệu trên đây, nhằm để quư
bà con biết được cựu Hoàng Hậu Nam
Phương, thọ 49 tuổi, sau khi bị
bịnh ngặt nghèo bất thần rồi từ
trần ngày 14 tháng 9 năm 1963 tại
nhà ở nông trại La Perche, thuộc
Xă Chabrignac, Tỉnh Brive la
Gaillarde và được mai táng ngày
hôm sau tức 15 tháng 9 năm 1963.
Trở lại, mối
t́nh vương giả của Vua Bảo Đại với
Hoàng Hậu Nam Phương, tôi đă đọc
được bài viết của Ông Nguyễn Nam
Phổ, đăng trong nội san Thu Đông
tháng 11 năm 1999 do Hội Ái Hữu
Trung Học Trương Vĩnh Kư Paris
phát hành, xin trích dẫn từ trang
30 đến trang 32 như sau :
Tài liệu 1 :
Năm 1932, sau khi du học tại Pháp,
Hoàng Đế Bảo Đại hồi loan chấp
chánh, có một thiếu nữ con nhà
khuê các đồng hành trên chuyến tàu
d'Artagnan. Đó là, cô Mariette
Jeanne Nguyễn Thị Hữu Lan, ái nữ
Ông Pierre Nguyễn Hữu Hào và là
cháu ngoại Ông Huyện Sĩ, kêu Ông
Lê Phát An bằng cậu ruột. Cô LAN
học trường Couvent des Oiseaux bên
Pháp, vừa đậu tú tài toàn phần về
thăm quê hương nhân dịp nghỉ hè.
Có người cho biết, chính cựu Khâm
Sứ Trung Kỳ CHARLES cha đở đầu của
Hoàng Đế Bảo Đại đă sắp xếp để Cô
LAN đi cùng chuyến tàu với nhà
vua. Khâm Sứ CHARLES là bạn thân
lâu đời của gia đ́nh Pierre Nguyễn
Hữu Hào. Sau một tháng lênh đênh
trên biển cả, tàu d'Artagnan cặp
bến Vũng Tàu (Cap St Jacques). Cô
LAN được đại gia đ́nh xuống đón,
riêng Hoàng Đế Bảo Đại th́ sang
chiến hạm Dumont D'Urville để ra
Đà Nẵng (Tourane). Một tháng sau,
Ông Bà Khâm Sứ CHARLES đưa Hoàng
Đế Bảo Đại lên Đà Lạt dự tiệc để
gặp cô gái xinh đẹp và quí phái.
Tài Liệu 2 :
Mùa hè năm 1932, sau khi đổ tú tài
toàn phần, Cô Nguyễn Thị Lan ái nữ
của Ông Nguyễn Hữu Hào, bên Pháp
về nghỉ hè. Dịp này, Ông Lê Phát
An sắp xếp với Toàn quyền
P.Pasquier để vua Bảo Đại và cô
Lan gặp nhau trong dạ tiệc do Khâm
Sứ Trung Kỳ khoản đăi. Khách quư
gồm Hoàng Đế Bảo Đại vừa hồi loan
cùng hàng trăm tiểu thơ khuê các
con gái của các quan đại thần
trong triều đ́nh, t́m cách ra mắt
để được tiến cử. Cô Nguyễn Thị Hữu
Lan cùng cậu là Ông Lê Phát An tới
khách sạn rất sớm, Cô Lan ngồi
chơi trên băi cỏ trước khách sạn.
Khi Hoàng Đế Bảo Đại và đoàn tùy
tùng đi ngang, Cô Lan đứng dậy
chào theo phép xă giao tây phương.
Sững sờ trước vẻ đẹp quí phái và
dáng dấp thanh lịch của cô gái,
Hoàng Đế Bảo Đại dừng lại hỏi
chuyện. Sau đó hai người tiếp tục
tṛ chuyện suốt buổi dạ tiệc, cùng
nhau khiêu vũ và mối t́nh nẩy nở
từ đó.
Xin lưu ư :
Ngày xưa triều Nguyễn không đi hỏi
và cưới vợ, chỉ có con gái của các
vị đại thần tiến cử mà thôi. V́
vua là thiên tử không quỳ lại một
ai.
Cuộc hôn
nhân giữa Hoàng Đế Bảo Đại và Cô
Nguyễn Thị Hữu Lan lúc đầu gặp trở
ngại v́ hoàng tộc, nhứt là Đức Từ
Cung, Hoàng mẫu của Hoàng Đế không
tán thành. Lư do phản đối là v́ Cô
Lan có đạo Thiên Chúa, sợ rằng khi
trở thành Hoàng Hậu sẽ không chịu
thờ phụng các tiên đế. Cuối cùng
vụ này cũng được giải quyết thỏa
măn. Đức Giáo Hoàng chấp thuận cho
Cô Lan kết hôn với Hoàng Đế Bảo
Đại một người khác tôn giáo. Ai
giữ đạo nấy, nhưng các con sinh ra
phải được rửa tội. Sau hôn lễ,
Hoàng Đế Bảo Đại phong cho Ông Lê
Phát An tước An Định Vương và nhạc
phụ Ông Pierre Nguyễn Hữu Hào tước
Long Mỹ Quận Công. Đây là lần cuối
cùng của nhà Nguyễn phong cho một
người xuất thân từ hàng dân giả.
Xin lưu ư :
Kể từ vua Minh Mạng về sau, chức
tước Hoàng Hậu bị băi bỏ, v́ sợ
tiếm ngôi nên vua Minh Mạng đặt ra
"ngũ bất lập" là : 1.- Bất lập
Hoàng Hậu. 2.- Bất lập Đông Cung.
3.- Bất lập Tể Tướng. 4.- Bất
phong Vương Tước. 5.- Bất tuyển
Trạng Nguyên.
Từ đó, cấp
bậc các bà vợ vua được chia làm
"cửu giai" cũng như các cấp bậc
của ngạch quan lại được chia làm
"cửu phẩm". Người đứng đầu trong
cửu giai là Hoàng Quư Phi, đến đời
vua Bảo Đại mới lập lại chức vị
Hoàng Hậu tức là "Nam Phương Hoàng
Hậu". Phương ngữ này, trong Nam
Việt Nam thường nghe các cụ bô lảo
hay nói những nhà giàu có bậc
nhứt, nh́, ba, tư : 1.- Huyện Sĩ,
2.- Tổng Đốc Phương, 3.- Bá hộ
Xường tức là Lư Thành Nguyên, 4.-
Vua Khải Định. Nói tắc lại : Nhứt
Sĩ, nh́ Phương, tam Xuờng, tứ Định
(không biết có phải như vậy không?
Quư vị nào biết rơ hơn, xin vui
ḷng bổ túc cho được đầy đủ)...
Hoàng Đế Bảo
Đại là vị vua cuối cùng của triều
Nguyễn, do ảnh hưởng của đời sống
và văn hóa tây phương, đă thay đổi
hẳn cách ăn uống cũng như nghi lễ
phức tạp cổ truyền và không khí
gia đ́nh trong bửa ăn được đặc
biệt chú ư. Nhà vua cũng ngồi ăn
chung với Hoàng Hậu Nam Phương và
các Hoàng Tử cùng Công Chúa. Đây
quả thật là một cuộc canh tân lớn
chưa từng có trong hoàng tộc các
vua chúa đời xưa...
Như chúng ta
đă biết, trong quyển CON Rồng Việt
Nam của Vua Bảo Đại, do Ông Tôn
Thất An Cựu viết, mà tôi đă trích
dẫn ở trước "... Nếu tôi nhớ không
sai th́ trước Hoàng Hậu Nam
Phương, có đến bảy phụ nữ miền Nam
đă từng là chủ nhân của Hoàng
thành Huế ..."
Để hiểu biết
thêm tận tường những phụ nữ miền
Nam được tiến cung, xin trích dẫn
từ trang 30 đến trang 31, bài viết
của Ông Nguyễn Nam Phổ được đăng
trong Nội San Xuân 2001 của Hội Ái
Hữu Trung Học Trương Vĩnh Kư Paris
phát hành như sau :
Tám
Vị Phụ Nữ Miền Nam Việt Nam
Trong Cung Đ́nh Huế
Sau khi bị
quân Tây Sơn truy đuổi, Thái Tử
Nguyễn Ánh phải bôn tẩu ra Phú
Quốc chiêu binh măi mă với ư chí
phục quốc. Nhờ những di dân gốc
miền Trung trước kia theo chân các
Chúa Nguyễn vào Nam, khai khẩn đất
hoang lập làng lập ấp, hưởng ứng
lời kêu gọi, nên chẳng bao lâu
Thái Tử Nguyễn Ánh tập hợp được
lực lượng khá hùng mạnh, để từ đó
cho đến 25 năm sau đánh chiếm Quy
Nhơn, rồi Thuận Hóa, thống nhứt
sơn hà và tức vị lên ngôi Hoàng Đế
năm 1802. Là một nhân vật đa tài
văn vơ kiêm toàn, nhưng cũng rất
đa t́nh, vị Vua sáng lập triều
NGuyễn có hai mươi mốt bà vợ,
nhưng có một điều rất lạ là một
người tài hoa lỗi lạc và đam mê
như Thái Tử Nguyễn Ánh mà suốt 25
năm lặn lội ở miền Nam, gần gũi
các cận thần người Nam như các Ông
: Nguyễn Huỳnh Đức, Lê Quang Định,
Phạm Đăng Hưng ...v.v. Ngài lại
không có mối t́nh nào gắn bó ở
miền Nam, nơi đă cưu mang ḿnh và
cũng chính nhờ đất và người miền
Nam, Ngài đă thành công viên măn
và dựng nên cơ nghiệp lớn lao.
Trái lại,
hậu duệ của Ngài là vua MINH Mạng
ở tại miền Trung, trong khi đă có
nhiều bà vợ lại có bốn phụ nữ miền
Nam được tiến cung để hầu hạ ḿnh
rồng là các bà :
1.- Tả Thiên
Nhân Hoàng Hậu Hồ Thị Hoa (1791 -
1801), người Huyện B́nh An, Tỉnh
Biên Ḥa. Con gái của Phúc Quốc
Công Hồ Văn Bôi. V́ tên Bà là Hoa,
cho nên những ǵ có chữ HOA đều
phải nói trại ra. Chẳng hạn cầu
HOA ở Gia Định phải gọi là cầu
BÔNG. Cửa Đông Hoa ở Huế phải gọi
là cửa Đông Ba. Tuồng hát bội Phàn
Lê Hoa phải đổi thành Phàn Lê Huê
...v.v Bà Hoàng Hậu này không có
con.
2.- Thục Tấn
Nguyễn Thị Bảo (1801 -1851), người
Gia Định. Con của Ông Quan Tư
Không Nguyễn Khắc Thiệu. Bà sinh
hạ được một Hoàng Tử là Miên Thẩm
(1818-1904) và ba Công Chúa là
Vĩnh Trinh (1816-1892), Trinh Tân
(1824-1904) và Tỉnh Ḥa
(1830-1882). Về sau cả bốn người
con này đều trở thành những nhà
thơ nổi tiếng ở thần kinh với các
biệt hiệu : Tùng Thiện Vương, Quy
Đức, Mai Am và Huệ Phố, đă để lại
cho đời nhiều bài thơ rất giá trị.
3.- Hoà Tấn
Nguyễn Thị Khuê tự Bích Chi, người
Huyện Phú Lộc, Tỉnh Gia Định; Con
gái quan Chưởng Cơ Nguyễn Văn
Thanh, trấn thủ Tỉnh Quảng Nam. Bà
sinh được bốn Hoàng Tử và sáu Công
Chúa.
4.- Cung Tần
Nguyễn Thị Xuân, người Gia Định.
Con gái Chinh Đội Nguyễn Văn Châu.
Bà sinh được một Hoàng Tử là Miên
Kư, người giỏi văn chương dưới
triều Tự Đức, được phong tước Cẩm
Quốc Công
Hậu duệ vua
MINH Mạng là vua THIệu TRị có ba
bà vợ người miền Nam là :
1.- Hoàng
Thái Hậu TỪ DŨ (1810-1901) tức là
Bà PHạm Thị Hằng tự Nguyệt (theo
Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức
viết Phạm Thị Hàng tự Hào), người
Huyện Tân Ḥa, Tỉnh G̣ Công. Con
quan Lễ Bộ Thượng Thơ Phạm Đăng
Hưng. Bà là người hiền thục, đoan
trang nên được Thuận Thiên Cao
Hoàng Hậu tuyển vào cung làm vợ
cho Hoàng Tử Miêng Tông tức vua
Thiệu Trị sau này. Bà sinh được
hai Công Chúa và một Hoàng Tử là
Hồng Nhậm tức vua Tự Đức sau này.
Bà sống qua 10 đời vua, kể từ Gia
Long là thời gian Bà chào đời cho
đến lúc băng hà năm 1901 đời vua
Thành Thái năm thứ 13. Một Bà
Hoàng đă chứng kiến nhiều sự việc
lịch sử xảy ra trong cung đ́nh
cũng như trên đất nước.
2.-Lệnh Phi
Nguyễn Thị Nhâm, người An Giang.
Con của Quận Công Nguyễn Văn Nhân.
Bà Nhâm được tuyển vào cung cùng
một thời gian với Bà Phạm Thị
Hằng, nhưng v́ Bà chỉ sinh hạ một
Hoàng Nữ là An-Thạnh Công Chúa,
nên chỉ đưọc phong tước Lệnh Phi.
3.- Đức Tần
NGuyễn Thị Huyền, người miền Nam
nhưng gốc Thừa Thiên. Con của Cai
Cơ Nguyễn Đức Xuyên. Bà sinh được
một Hoàng Tử là Hồng Diêu
(1845-1875) là Hoàng Tử thứ 25 của
vua Thiệu Trị.
Hậu duệ vua
Thiệu Trị là vua Tự Đức có một Bà
vợ miền Nam là Học Phi Nguyễn Thị
Hương, người Vĩnh Long. Bà không
có sinh được con nên nhận công tử
Ưng Hạo tự Đăng, sinh năm 1870,
con Mệ Hường Cai làm con nuôi. Sau
khi vua Tự Đức băng hà , Ưng Hạo
được tôn làm vua tức vua Kiến
Phúc.
Người phụ nữ
miền Nam sau cùng vào cung đ́nh
Huế là Bà Nguyễn Hữu Thị Lan
(1941-1963), người G̣ Công. Con
của đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào.
Bà là Hoàng Hậu sau cùng triều
Nguyễn...
Tám vị phụ
nữ miền Nam trong cung đ́nh triều
Nguyễn, như đă kể trên đây, th́ Bà
Từ Dũ được sử sách nhắc nhở đến
nhiều nhất, v́ Bà là người có
nhiều ảnh hưởng đối với các vua :
Thiệu Trị, Tự Đức, Hiệp Ḥa, Kiến
Phúc, Hàm Nghi. Trong số các phi
tần, Bà được Hoàng Tử Miên Tông
khi lên ngôi vua, phong làm Chánh
Phi và được phép ngồi phía sau bức
màn nghe những lời vua bàn bạc với
các Quan Đại Thần. Ngoài việc giúp
vua về chánh trị, Bà c̣n trông nom
sắp đặt mọi việc trong cung với tư
cách một nữ quan cao cấp. Bà rất
nhân từ với các phi tần dưới
quyền, không bao giờ ganh tỵ hay
đố kỵ và thương yêu con của các
phi tần khác như chính con của Bà,
nên vua Thiệu Trị thường ban lời
khen ngợi. Theo sách "Đại Nam
Chính Biên Liệt Truyện" th́ trước
khi băng hà, vua Thiệu Trị đă nói
với các đại thần : Quí Phi là
nguyên phối của Trẫm, công, dung,
ngôn, hạnh rất mực đoan trang,
phước đức hiển minh, sau này con
cháu ắt hưởng phúc dài lâu, lại
tận tụy giúp Trẫm trong bảy năm
cầm quyền. Ư Trẫm muốn sắc lập
Hoàng Hậu cho chính vị trong cung,
nhưng tiếc thay chưa kịp. V́ vậy,
năm 1848 vua Tự Đức làm lễ tấn tôn
Bà là HoàngThái Hậu. Bà Từ Dũ
Hoàng Thái Hậu mất ngày mùng năm,
tháng tư năm Tân Sửu (1901), năm
Thành Thái thú 13, thọ 93 tuổi. Bà
được an táng bên phải lăng vua
Thiệu Trị (Bệnh viện sản khoa ở
đường Cống Quỳnh Sàig̣n được đặt
tên Từ Dũ là để ghi nhớ công đức
của Hoàng Thái Hậu Từ Dũ.
Đúng ra tên hiệu của Bà là Từ Dụ,
theo nghĩa chữ Hán là Nhân từ và
Độ lượng. Nhưng về sau, không hiểu
do một sự lầm lẫn nào đó, người ta
viết chũ Dụ thành Dũ và trở thành
thói quen không thay đổi ?).
Để hiểu thêm cuộc đời
của Bà Nam Phương Hoàng Hậu,
chúng ta đă thấy Bà sanh ngày 17
tháng 10 âm lịch, năm Giáp Dần,
nhằm ngày thứ sáu, 4 tháng 12
dương lịch năm 1914 và Bà từ
trần lúc giờ Dậu, ngày 27 tháng
7 âm lịch, năm Quư Măo, nhằm
ngày thứ bảy, 14 tháng 9 dương
lịch năm 1963 khoảng 5 giờ
chiều. Căn cứ tổng quát dành cho
những người có năm sanh 1914
Giáp Dần như Bà, có hành thuộc
Đại Khê Thủy tức mạng Thủy và
theo luật thuận hạp hay khắc kỵ
của Ngũ Hành, tuổi Giáp Dần, có
Can tức Trời là Giáp thuộc hành
Mộc và có Chi tức Đất là Dần
cũng thuộc hành Mộc. Do vậy,
người có tuổi Giáp Dần như Bà,
có cùng hành Mộc, xem như Trời
và Đất tương ḥa, tương đắc với
nhau, cho nên những người có
tuổi Giáp Dần thuộc phái Nam rất
vững vàng cho sự sống của cuộc
đời, bởi v́ tuổi Giáp Dần này
thuộc Dương. Trái lại, những
người có tuổi Giáp Dần thuộc
phái Nữ như Bà, th́ không thuận
hạp như phái Nam, từ đó cuộc đời
của những người phái Nữ không
được ổn định như ư.
Về màu sắc th́ người
tuổi Giáp Dần nên dùng là màu
Vàng chen lẫn màu Đỏ. Trái lại,
màu xanh lá cây rất khắc kỵ. V́
thế, cuộc đời của Bà khi sống
trong Hoàng Thành Huế với Vua
Bảo Đại rất thuận hạp vương lên,
bởi v́ trong cung điện thường
dùng đa phần dùng màu Vàng và
màu Đỏ.
Khi Bà sang Pháp, Bà lập nông
trại để trồng các loại trái cây
đủ loại và nhiều hoa kiểng rất
đẹp. Nhưng khổ thay! xung quanh
Bà rất nhiều màu xanh lá cây, là
màu độc hại khắc kỵ với tuổi
Giáp Dần của Bà.
Ngoài ra, Bà lập gia
đ́nh với Vua Bảo Đại, sanh năm
1913 Quư Sửu, có hành thuộc Tang
Đố Mộc tức mạng Mộc và căn cứ
theo luật thuận hạp hay khắc kỵ
của Ngũ Hành, th́ Bà tuổi Giáp
Dần sanh năm 1914 kết hợp với
tuổi Quư Sửu sanh năm 1913, th́
được tương sanh rất tốt cho đôi
vợ chồng, v́ không bị khắc kỵ.
Nhưng khổ thay! Người tuổi có
mạng Thủy sanh người tuổi có
mạng Mộc. V́, mạng Thủy bị sanh
xuất và mạng Mộc được sanh nhập.
V́ thế, tuổi của Bà không được
tốt, mà chỉ làm lợi cho Vua Bảo
Đại, để rồi Bà không thể chống
lại số mạng, một đời tài hoa
trọn vẹn thủy chung với chồng,
nhưng bạc mệnh của Bà. Đó là,
tuổi tổng quát dành cho những
người có tuổi Giáp Dần như Bà
Nam Phương Hoàng Hậu.
Xuyên qua những dẫn
chứng vừa qua, để tạm kết thúc
bài này, có thể tóm lược như sau
: Bà Nam Phương Hoàng Hậu có tên
thánh Marie Thérèse, họ Nguyễn,
húy danh Thị Lan, con nhà Nguyễn
Hữu, thân phụ của Bà là Long Mỹ
Quận Công Nguyễn Hữu Hào.
Bà sanh ngày 17 tháng
10 âm lịch, năm Giáp Dần, nhằm
ngày thứ sáu, 4 tháng 12 dương
lịch năm 1914, quê quán G̣ Công
thuộc Tỉnh Long An, miền Nam
Việt-Nam.
Năm Đinh Măo (1927) Bà
sang Pháp khi được 13 tuổi (có
báo viết năm 1926 Bà sang Pháp
khi được 12 tuổi, không biết hư
thật thế nào?), để học tại
trường Couvent des Oiseaux ở
Paris.
Mùa Hè năm Nhâm Thân
(1932) sau khi đậu tú tài, Bà
trở về nước, có người cho biết,
chính cựu Khâm Sứ Trung Kỳ
CHARLES cha đở đầu của Hoàng Đế
Bảo Đại đă sắp xếp để đi cùng
chuyến tàu với vua Bảo Đại. Khâm
Sứ CHARLES là bạn thân lâu đời
của gia đ́nh Pierre Nguyễn Hữu
Hào. Sau đó, gặp vua Bảo Đại
trong chuyến nghỉ mát ở Đà Lạt.
Ngày 6 tháng 2 năm Giáp
Tuất (20-3-1934) bà tấn cung vào
ở điện Kiến Trung, (có sách viết
ở điện Cần Chánh, không biết hư
thật thế nào?). Ngày 10 tháng 2
năm Giáp Tuất (24-3-1934) được
phong là Nam Phương Hoàng Hậu,
có nghĩa là "hương thơm của miền
Nam", lễ tấn phong được cử hành
long trọng tại điện Dưỡng Tân.
Bà sinh được 2 Hoàng Tử
và 3 Công Chúa :
- Nguyễn Phúc Bảo Long,
sinh năm Ất Hợi (1936) được
phong Hoàng Thái Tử vào năm Kỷ
Măo (1939), hiện sống tại Pháp.
- Nguyễn Phúc Bảo
Thắng, sinh năm Quư Mùi (1943).
- Nguyễn Phúc Phương
Mai, sinh năm Đinh Sửu (1937).
- Nguyễn Phúc Phương
Liên, sinh năm Mậu Dần (1938).
- Nguyễn Phúc Phương
Dung, sinh năm Tân Tỵ (1942).
Năm Kỷ Măo (1939) bà
theo vua Bảo Đại sang Pháp cùng
với ba con. Trong chuyến đi này
bà cùng vua ghé La Mă và được
Đức Giáo Hoàng đón tiếp.
Sau khi vua Bảo Đại
thoái vị, Bà sang sống tại Pháp
với các con và Bà từ trần lúc
giờ Dậu, ngày 27 tháng 7 âm
lịch, năm Quư Măo, nhằm ngày thứ
bảy, 14 tháng 9 dương lịch năm
1963 khoảng 5 giờ chiều, thọ 49
tuổi, sau khi bị bịnh ngặt nghèo
bất thần tại nhà ở nông trại La
Perche, thuộc Xă Chabrignac,
Tỉnh Brive la Gaillarde và được
mai táng ngày hôm sau tức 15
tháng 9 năm 1963.
Một đặc điểm khác biệt
như đă dẫn ở các trang trước là
tên Thánh đặt nơi mộ phần của Bà
khác nhau :
Năm 1993 là Jeanne
Mariette (xin xem lại trang 258
trong quyển Việt Nam Anh Hoa của
học giả Hương Giang Thái Văn
Kiểm), giống như tác giả Nguyễn
Nam Phổ đă viết nơi trang 123
dẫn thượng.
Tháng 4 năm
1999, Ông Tôn Thất An Cựu đến
thăm mộ phần của Bà, th́ thấy
là Marie Thérèes.
Nhưng thiết nghĩ dù có
hai tên Thánh, nhưng chỉ có một
Bà Nam Phương Hoàng Hậu duy nhất
mà thôi. Hơn nữa, chúng ta không
có ở cận kề bên Bà, th́ không
thấu đáo được vấn đề việc thay
đổi hay thêm một tên Thánh khi
Bà mong muốn, chỉ có các Hoàng
Tử hay các Công Chúa con của Bà
hoặc những người thân trong
Hoàng Tộc mới biết đâu là sự
thật.
Mùa Thu Pháp Quốc năm 2004 Giáp
Thân
Viết để tưởng nhớ 41 năm
Bà Nam Phương Hoàng Hậu từ trần
với sự thương kính của tác giả
Hàn Lâm Nguyễn-Phú-Thứ
Nguồn:
http://www.art2all.net/tho/nguyenphuthu/namphuong_nphuthu.htm