Năm Thứ 4889




KHÁI HƯNG TRẦN KHÁNH GIƯ (1896-1947?):

Nỗi buồn người trí thức trong cuộc đổi đời đầy bạo lực, xương máu.


Nguyên Vũ




Khái Hưng Trần Khánh Giư (1896-1947?)
(ảnh của Wikipedia)
 

Khái Hưng gốc làng Cổ Am, Vĩnh Bảo, Hải Dương–nơi chính quyền Bảo hộ Pháp từng dùng bom đạn san bằng sau cuộc khởi nghĩa mùa Xuân năm 1930 của Việt Nam Quốc Dân Đảng [VNQDĐ]. Thân phụ là Trần Mỹ, Tuần phủ Phú Thọ [Thái B́nh?]. Trong số 4 anh em, Trần Tiêu cũng đi vào đường văn bút, tác giả Con Trâu. Nhạc phụ ông, Lê Văn Đinh, từng nắm Tổng đốc Bắc Ninh, Theo học chương tŕnh Pháp tại lycée Albert Sarraut Hà Nội, ông bỏ ngang việc học sau năm Đệ Nhất (ban Cổ điển). Dạy học tại trường tư thục Thăng Long.

Khái Hưng khởi nghiệp bằng đường báo chí, từ khoảng năm 1930. Tác phẩm đầu tay là Hồn Bướm Mơ Tiên (1933), nhưng tiểu thuyết nhiều người đọc nhất là Nửa Chừng Xuân (1934), từng được dùng làm tài liệu giáo khoa Việt văn tại miền Nam. Đây là chuyện t́nh đầy lăng mạn giữa Lộc, con một quan huyện, và Mai, một thiếu nữ xinh đẹp, tài đức, nhưng cha chỉ đậu Tú tài, không bước được vào hàng “danh gia, thế phiệt.” Trước sự chống đối của mẹ, Lộc thuê người làm đám cưới giả với Mai, và hai người sinh hạ được một trai. Khi biết sự thực, mẹ Lộc hết sức chống đối, bày kế ly gián, rồi thuyết phục Lộc cưới một người vợ chính thức con quan. Ít lâu sau, biết được mưu kế của mẹ, Lộc đề nghị Mai mang con theo ḿnh đến một nơi thật xa, sống bên nhau đến trọn đời. Mai từ chối, khuyên Lộc nên trở lại với gia đ́nh, dù vẫn c̣n thương yêu Lộc, v́ như thế mới giúp mối t́nh giữa hai người cao thượng hơn. Lộc chẳng c̣n biện pháp nào khác, nhưng tự hứa sẽ dành phần đời c̣n lại để phục vụ xă hội.

Trong những tác phẩm kế tiếp như Trống Mái (1936), Cái Ve (1936) cùng những tuyển truyện ngắn Giọc đường gió bụi (1936), Tiếng Suối Reo (1937), Đồng Xu (1939), Đợi chờ (1939), tiểu thuyết Thoát Ly (1936), Thừa Tự (1940), Hạnh (1940), hay ba tác phẩm viết chung với Nhất Linh trong năm 1934-1935–Anh Phải Sống, Gánh Hàng Hoa, Đời Mưa Gió–Khái Hưng tiếp tục khai thác sự tương phản giữa “cựu và tân,” “gia đ́nh với cá nhân,” “thị dân và nông dân,” “thượng lưu với cùng đinh,” “học thức với vô học,” v.. v... Đây là những vấn nạn đối đăi của xă hội Việt trong thập niên 1930, giữa tiến tŕnh toàn cầu hóa, trong khuôn khổ “khai hóa thuộc địa” của Pháp và sự đe dọa của những lượn sóng thần ư thức hệ–từ quân phiệt Đức-Nhật, tới vô sản quốc tế–đang xâm nhập, phá vỡ và cải biến Việt Nam “cổ truyền.”

Trên bối cảnh này, giới thanh niên nam nữ của tiểu thuyết và truyện ngắn Khái Hưng hướng về mục tiêu tự trau luyện tinh thần và thể chất, tham gia cải cách xă hội, và nếu cần, gia nhập một tổ chức bí mật nào đó. Từ Tiêu Sơn Tráng Sĩ (dă sử tiểu thuyết) tới Giọc đường gió bụi, v.. v... Khái Hưng phản ánh những tư tưởng “cách mạng lăng mạn” tương tự như Nhất Linh Nguyễn Tường Tam (1908 [1906]-1963) trong Đôi Bạn (1937). (1)

So với giấc mộng “phi Cao đẳng bất thành phu phụ” giai đoạn này, nhân vật tiểu thuyết Khái Hưng quả thực lăng mạn, không tưởng. Nhưng so với phong trào “thoát ly” của Đảng CSĐD–tiêu biểu bằng Nguyễn Thị Vịnh (Minh Khai) trốn qua Trung Hoa “kết hôn với kách mệnh,” Nguyễn Thị Thập bỏ chồng con lên Sài G̣n hoạt động–hay Cô Giang, cô Bắc của VNQDĐ, nhân vật nữ của Khái Hưng chưa bước đủ những bước dấn thân cần thiết. Và, đă hẳn, với những người chủ trương nam nữ b́nh quyền, giải phóng phụ nữ [feminists] khó thể chấp nhận cảnh Nửa Chừng Xuân, thắt bụng nuôi con. Ngay trong giới người Việt tị nạn, những nhân vật Khái Hưng đă quá lỗi thời. Không thiếu cảnh vợ bảo trợ chồng, nhưng ngay buổi tái ngộ ở phi trường, nhẹ nhàng thông báo đă có người trăm năm mới. Chân ướt chân ráo qua Mỹ, vị hôn thê của Việt kiều bỏ đi t́m người t́nh cũ. Người Việt ở San Jose, California, chưa quên việc một bà vợ hiền thục một thời, ngay sau khi được chồng bảo trợ qua Mỹ, đột ngột bỏ rơi người t́nh đầu đời đă thoái hóa thành anh chồng vô tư cách. Dù đă ba bốn mặt con, người thiếu phụ không hẳn đă nuốt nước mắt lấy một người Mỹ để dạy chồng cũ bài học “trả thù dân tộc.” [Nhưng chưa biết nhục, gă chồng giả điên, giả tỉnh, tiếp tục lê đuôi theo cống rănh, t́nh nguyện qua một trại tị nạn ở Đông Nam Á, và bị trục xuất khỏi trại].

Sự ngưỡng mộ của độc giả dành cho Khái Hưng ở thập niên 1930 chứng tỏ ông đă phần nào nắm giữ được tâm lư thị dân thượng lưu miền Bắc. Dù khó thể tránh khỏi những phiền toái với chính thế giới thượng lưu xuất thân của ông. Điều đáng ghi nhận khác là thái độ ôn ḥa của Khái Hưng khi tiếp cận các vấn nạn xă hội-kinh tế của thời ông. Nhân vật của Khái Hưng tỉnh táo đối mặt hầu giải quyết vấn đề. Khác với tính chất bi kịch của Tố Tâm, hay cay sót, châm biếm của Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, v.. v...

Viết về Khái Hưng không thể không nhắc đến Nhất Linh Nguyễn Tường Tam. Dù cách biệt nhau một thập niên về tuổi tác, hai người có những liên hệ vượt ngoài làng văn, làng báo. Trước hết do họ cùng dạy tại trường Thăng Long, và trong ban biên tập Phong Hóa (bộ mới, số 14 ngày 22/9/1932), rồi Ngày Nay (30/1/1936). Đầu năm 1933, Nhất Linh lập ra Tự Lực Văn Đoàn, ṇng cốt có Khái Hưng, Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo, Tứ Ly), Nguyễn Tường Lân (Thạch Lam), rồi thêm Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Cát Tường, Thế Lữ, Tú Mỡ, Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Vũ Đ́nh Liên, v.. v... Sau đó, tổ chức nhóm Ánh Sáng (thêm Dương Đức Hiền, Nguyễn Cao Luyện, v.. v...). Một số trí thức trẻ, kể cả Vũ Đ́nh Hoè, giữ liên hệ thân hữu, dù không gia nhập, v́ mến “tính trung thực và ḷng thành yêu nước” của Nhất Linh. (2)

Từ khoảng năm 1939-1940, nhóm Tự Lực Văn Đoàn ngả về khuynh hướng thân Nhật. Môi giới có thể là Lư Đông A, Vũ Đ́nh Dy. Và, cuối cùng, tổ chức thành đảng Đại Việt Dân Chính do Nguyễn Tường Tam làm Tổng thư kư. Người ta không biết nhiều về chủ thuyết của Đảng này. Cán bộ vỏn vẹn ít chục người, phần lớn cư trú ở các thành thị, nhất là Hà Nội. Nó mới chỉ có tính cách một nhóm chính trị, với những quan điểm tương đồng, hơn một đảng cách mạng. Đây là đặc tính chung của hầu hết đảng phái Việt Nam trong thập niên 1930-1940–tức sự thiếu vắng một tổ chức chặt chẽ, một lực lượng vũ trang, và thế tựa quần chúng. Tháng 10/1940, dưới áp lực Mật Thám Pháp, Nhất Linh phải nhờ Đại tá Koike trong Đoàn Kiểm Soát Quân Sự Nhật đưa qua Quảng Châu (Canton, hay Guangzhou). Sau một thời gian tá túc với nhóm Kiến Quốc Quân của Hoàng Lương và Lương Văn Ư, Nhất Linh liên hệ đến vụ ám sát Trần Phước An (Shibata, hay Trần Hy Thánh) ngày 22/7/1943, nên trốn qua Quảng Tây c̣n do chính phủ Tưởng Giới Thạch kiểm soát.(3)

Bị bắt giam cùng vài thuộc hạ v́ t́nh nghi làm gián điệp cho Nhật, nhưng sau đó được Nguyễn Hải Thần đưa vào Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội (gọi tắt là Việt Cách hay Đồng Minh Hội), cánh tay phụ lực của Đệ tứ quân khu Trung Hoa Dân Quốc trong kế hoạch “Hoa quân nhập Việt.” Cuối năm 1944, sau khi Nhật chiếm Liễu Châu (11/11/1944), Nguyễn Hải Thần, Trương Bội Công, Nghiêm Kế Tổ, Vũ Hồng Khanh, Nông Kính Du và Trần Báo lưu lạc qua Côn Minh hay Quí Châu. Nhất Linh tới Vân Nam, tham gia chi nhánh VNQDĐ của Hồng Khanh-Kế Tổ, dưới sự chỉ huy và trợ giúp của Trung Hoa Quốc Dân Đảng. (4)

Theo Vũ Đ́nh Hoè, cuối năm 1940, đầu 1941, Nguyễn Tường Tam cùng Khái Hưng, Nguyễn Gia Trí, v.. v... mời Hoè gia nhập Đại Việt Duy Dân, có khuynh hướng thân Nhật. (5) Chi tiết này cần t́m hiểu thêm. Theo giới hoạt động chính trị Việt, Đại Việt Duy Dân Đảng do Lư Đông A, bí danh của Nguyễn Hữu Thanh, thành lập. Lư Đông A, một thành viên Tự Lực Văn Đoàn(?), gia nhập Phục Quốc của Cường Để, rất thân cận với Hoàng Lương, cố Vấn của Kiến Quốc Quân tại vùng Lạng Sơn. Sau khi Trần Trung Lập nổi dạy vào mùa Thu 1940, nhưng thất bại, bị Pháp xử tử ngày 28/12/1940, Đông A lập Duy Dân ở Trung Hoa, nhưng không mấy ai rơ chi tiết về hoạt động của Đảng này. Về lư thuyết, chỉ có vài luận lư rất đại cương với khẩu hiệu “lấy dân làm gốc.” Cuối năm 1944, Đông A về nước, bắt đầu tuyên truyền trong giới sinh viên, học sinh. Hai cộng sự viên đắc lực là Lê Quang Luật và Nghiêm Xuân Hồng. Theo Luật, Luật cũng như Hồng gia nhập tổ chức thuần v́ t́nh bạn. Ngày 1/9/1945, Việt Minh vây đánh một căn cứ ĐVDD ở Nga My, Xích Thổ, thuộc Gia Viễn, Ninh B́nh, giết 8, bắt 26. Năm 1946, VM tàn sát Đông A và ĐVDD ở Hoà B́nh v́ “mưu đảo chính.” Chỉ c̣n 3 cán bộ là Luật, Hồng và Phạm Xuân Ninh, tức Nguyễn Đức Chinh, Giám đốc Thể Thao và Thanh Niên Bắc Việt năm 1947. Hồng thiên về Phật giáo, và Luật, giáo dân Ki-tô, Bí thư cho Giám mục Lê Hữu Từ. (6)

Cách nào đi nữa, tổ chức của Nguyễn Tường Tam chính thức mang tên Đại Việt Dân Chính. Khái Hưng gia nhập, nhưng theo một một lănh tụ Đại Việt Quốc Xă, Khái Hưng thân với Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long) hơn Nhất Linh. Ngày 15/9/1941, khi đại quân Nhật tiến vào Đông Dương, mật thám vây bắt nhóm Tường Long, Khái Hưng, Gia Trí đưa lên an trí ở Vụ Bản, Sơn La. Nhiều lănh tụ không Cộng Sản như Trương Tử Anh cũng bị an trí tại đây. (7) Năm 1943, v́ lư do sức khoẻ, Khái Hưng được đưa về quản thúc ở Hà Nội.

 

Cuối năm 1944, đầu 1945, để chuẩn bị chiến dịch Mago (sau đổi thành Meigo, 9-10/3/1945), Nhật khuyến khích các tổ chức tôn giáo, thanh niên Việt đoàn ngũ hóa, chuẩn bị giành độc lập từ tay Pháp. Một số trí thức và cựu quan lại được tập họp ở Sài G̣n, lập ra Ủy Ban Kiến Quốc do Ngô Đ́nh Diệm và Nguyễn Xuân Chữ cầm đầu. Ủy ban này có nhiệm vụ của một nội các tương lai dưới quyền Cường Để. Một số nhân vật nổi danh khác–như Trần Trọng Kim, Trần Văn Ân, v.. v... hay Tráng Liệt, Tráng Cử con Cường Để–được đưa qua Chiêu Nam Đảo (Singapore) hoặc Thái Lan. Nhưng đầu năm 1945, quan Tướng Nhật đổi ư, muốn giữ Bảo Đại tại vị. Diệm và Chữ bị loại bỏ. Trọng Kim, đang tị nạn ở Bangkok được đưa về làm Tổng lư Nội các đầu tiên trong khối Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á từ tháng 4 đến tháng 8/1945. (8)

Tại Hà Nội, từ tháng 2/1945, Nhật cũng tổ chức các đoàn thể Việt vào kế hoạch lật đổ chính quyền Jean Decoux (1940-1945). Lực lượng thanh niên được chọn làm xung kích. Về chính trị, Nhật qui tụ hầu hết những khuôn mặt nổi danh nhất miền Bắc vào Đại Việt Quốc Gia Liên Minh. Gồm có nhóm Đại Việt Quốc Xă (Nguyễn Xuân Tiếu), Đại Việt Dân Chính (Nguyễn Tường Long), Đại Việt Quốc Dân Đảng (Trương Tử Anh), VNQDĐ (Ngô Thúc Địch, Bùi Như Uyên, Nguyễn Thế Nghiệp, Nguyễn Ngọc Sơn, Nhượng Tống), Nguyễn Đăng Đệ, Nguyễn Xuân Dương tức Lạc Long. Ngày Chủ Nhật, 11/3/1945, báo Tin Mới đăng “Tuyên Cáo” của ĐVQGLM. Lúc 17G00 cùng ngày–sau khi Bảo Đại tuyên bố độc lập, hủy bỏ Hoà ước 1884 và hứa hợp tác toàn diện với Khối Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á–ĐVQGLM ra mắt tại Bờ Hồ Hoàn Kiếm dưới tên Đại Việt Quốc Gia Cách Mệnh Ủy Viên Hội. Tuyên bố thành lập Ủy Hội Hành Chính Lâm Thời (vào lúc 9 giờ sáng cùng ngày), sau đổi thành Ủy Ban Chính Trị Bắc Kỳ. Nhưng sáu ngày sau, 19/3, Ủy Hội Hành Chính Lâm Thời ra “Tuyên Cáo Quốc Dân” tự giải tán v́ “nhân lúc giao thời đă ra đảm nhận mấy công việc cần cấp như trật tự, cứu tế, v.. v... Nay t́nh thế đă tạm yên, chúng tôi tự thấy nhiệm vụ đă hết, xin tuyên bố giải tán, để nhường các ngài có thực tài, thực đức ra cáng đáng những công việc quan hệ hơn.

Lư do chính là sự thay đổi chính sách Đông Dương của Nhật. Toàn quyền Nhật quyết định trực trị ở Hà Nội và Sài G̣n. Tới tháng 4/1945, chính phủ Trần Trọng Kim mới được phép cử Phan Kế Toại, cựu Tuần phủ Thái B́nh, làm Khâm sai Bắc Kỳ.

Ngày 5/5/1945, Hoàng Đạo, Nguyễn Tường Bách, Khái Hưng xuất bản tuần báo Ngày Nay: Kỷ Nguyên Mới. Khái Hưng phụ trách mục Tiếng Vang.

Trung tuần tháng 5/1945, Khái Hưng có tên trong Tân Việt Nam Đảng, chính thức thành lập ngày 16/5, “để đoàn kết chặt chẽ dân tộc VN và củng cố nền độc lập của Tổ quốc.” Gồm nhiều nhân vật thành danh như Đào Duy Anh, Phan Anh, Đỗ Đức Dục, Ngô Thúc Địch, Trần Khánh Giư (Khái Hưng), Vũ Văn Hiền, Vũ Đ́nh Hoè, Ngô Tử Hạ, Ngụy Như Kontum, Vũ Đ́nh Liên, Phan Huy Quát, Ngô Bích San, Hoàng Phạm Trấn (Nhượng Tống), Bùi Như Uyên, Nguyễn Xiển, Nghiêm Xuân Yêm. Theo báo Thanh Nghị, Tổng thư kư ban vận động thành lập là Vũ Đ́nh Hoè. Ngày 2/6/1945, chi bộ số 1, ở Thuận Hóa ra mắt, với Tôn Quang Phiệt làm Bí thư. Sau đó, Phiệt làm Tổng thư kư của Tân Việt Nam. Ngày 22/7/1945, tự động giải tán. (9) Vai tṛ Khái Hưng không rơ ràng. Ông chuyên về báo chí, tuyên tuyền hơn tham gia tranh đấu bằng vơ lực với phe Việt Minh–tức mặt trận thống nhất ngoại vi của Đảng CSĐD, với một “đảng” mới được Cộng Sản khai sinh từ giữa năm 1944 là Dân Chủ, cùng các hội truyền bá quốc ngữ, nông dân cứu quốc, công nhân cứu quốc, v.. v... (10)

Thời gian này, trước viễn ảnh bại trận của Nhật, có những nỗ lực móc nối giữa nội địa và Hoa Nam. Ngày 12/4/1945, Y sĩ Nguyễn Tiến Hỷ (Phan Châm, 1916-1992), bạn học Trương Tử Anh, dẫn một phái đoàn qua Trung Hoa. Y sĩ Hỷ cùng Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam đạt thỏa ước lập ra Quốc Dân Đảng hay Việt Quốc–sử dụng chiêu bài VNQDĐ ở hải ngoại để xin THDQ giúp đỡ, trong khi tại nội địa tiếp tục dùng tên Đại Việt. Phái đoàn Y sĩ Hỷ, Tường Tam và Hồng Khanh được Trung Hoa Quốc Dân Đảng khoản đăi nồng nhiệt ở Trùng Khánh.

Việt Minh thế lực cũng ngày một gia tăng. Lợi dụng nạn đói lan tràn ở miền Bắc, cán bộ Việt Minh tổ chức những cuộc đánh phá kho thóc, nêu cao uy tín trong dân chúng. Các toán vũ trang tuyên truyền và ám sát đoàn–dưới sự chỉ huy của cán bộ từng được t́nh báo Bri-tên huấn luyện như Lê Giản (Giám đốc Công An Trung Ương), Hoàng Đ́nh Rong, Dương Công Hoạt (Bí thư Cao Bằng), Pallat Nguyễn Văn Minh (cựu Bí thư Bắc Kỳ), Nguyễn Văn Ngọc (Giám đốc Công An Trung Bộ), Vũ Văn Địch (Cục trưởng t́nh báo quân đội), Phan Bôi (Hoàng Hữu Nam), v.. v...– hoạt động hầu như công khai ở Hà Nội và các vùng ven thị trấn. Chu Văn Tấn và Vơ Nguyên Giáp thành lập an toàn khu ở vùng Tuyên Quang-Bắc Kạn, trải tới Cao Bằng. Tháng 5/1945, sau khi nhận lời hợp tác với t́nh báo Mỹ, Hồ di chuyển từ Pác Bó xuống Kim Lộng, Tuyên Quang. Toán Con Nai [Deer Team] của Thiếu tá Allison K. Thomas từng nhảy dù xuống Kim Lộng, giúp huấn luyện khoảng 100 “bộ đội Việt-Mỹ” và cứu Hồ thoát khỏi cơn bệnh mười chết một sống. Thomas c̣n hành xử như Ban Ngoại Giao của Hồ, chuyển ra ngoài lập trường kháng Nhật và tranh đấu cho độc lập của Việt Minh. Việc cơ quan t́nh báo Mỹ và Trung Hoa chấp thuận sử dụng Việt Minh để thu thập tin t́nh báo về Nhật c̣n tạo cho Việt Minh sức mạnh tinh thần và một vũ khí tuyên truyền sắc bén.(11)

 

Tháng 8/1945, sau khi Nhật đầu hàng, nhóm Trương Tử Anh mưu cướp chính quyền Hà Nội, nhưng không thành công. Ngày 18-19/8, Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội. Chỉ trong ṿng 10 ngày kế tiếp, hầu hết các tỉnh đă ngả theo Việt Minh. Ngày 25/8, Bảo Đại chấp thuận thoái vị. Ngày 2/9/1945, Hồ tuyên bố độc lập ở Hà Nội. Trong giai đoạn mà Y sĩ Nguyễn Xuân Chữ mệnh danh là “cắt tiết, mổ bụng” này, khó thể kể xiết những thủ đoạn Việt Minh nhằm trung lập hóa và tiêu diệt đối thủ, thực hay giả. Cán bộ CS bắt chước rất thành thạo các thủ thuật của thực dân Pháp, đó là vu cáo nạn nhân của họ bằng những tội h́nh sự như trộm cắp, hiếp dâm, hay gây rối loạn trật tự công cộng. Khi được chất vấn, Trần Huy Liệu thản nhiên trả lời báo chí: tất cả những người bị bắt giữ đều nguy hại cho chính quyền. Năm ngày sau, HCM kư sắc lệnh cho phép bắt giữ và cô lập bất cứ ai nguy hiểm cho chế độ. (12)

Thực tế, HCM và thuộc hạ quan tâm đặc biệt đến VNQDĐ và Đại Việt. Giáp cho lệnh tấn công một số căn cứ Đại Việt ở Phúc Yên và Sơn Tây. Ba ngày sau lời hiệu triệu đoàn kết, Giáp kư sắc lệnh giải tán Đại Việt Quốc Gia Xă Hội ĐảngĐại Việt QDĐ, hiệu lực từ ngày 5/9/1945. Ngày 12/9, Giáp đặt ra ngoài ṿng pháp luật Việt Nam Thanh Niên Ái Quốc Hội của Vơ Văn Cầm tại Hà Đông, và Thanh Niên Hưng Quốc của Lê Ngọc Vũ. Thanh trừng diễn ra khắp ba kỳ. Hầu hết chính khách tên tuổi bị tắm máu, với tội danh chung chung là “Việt Gian, phản động.” Trường Chinh, Tổng thư kư Đảng CSĐD không dấu ác tính của ḿnh qua những bài báo trên Cờ Giải Phóng, cơ quan ngôn luận của Đảng CSĐD. “Nhân tài quí thật,” Trường Chinh viết, nhưng nếu cần cũng phải thẳng tay triệt hạ đi, đó mới là đại đoàn kết thực sự. (13)

Ngoài ra, Ban Thường vụ Đảng CS qui nạp thêm vào Việt Nam Dân Chủ Đảng, một số trí thức trung lập, đặc biệt là nhóm Thanh Nghị. Khả năng và uy tín của nhóm luật gia này được khai thác tối đa trong lănh vực dân vận, đặc biệt là hai cơ quan ngôn luận Độc LậpLa République. Vũ Đ́nh Hoè và Dương Đức Hiền cũng được chia hai ghế trong chính phủ lâm thời đầu tiên.

Nghị quyết Hội nghị toàn quốc Đảng CSĐD (14-15/8/1945) ngày 15/8, ngoài việc vận động các giới và đảng phái thành lập “bạn Việt Minh,” “Quan trường yêu nước,” “Việt Nam viên chức cứu quốc hội,” c̣n có ư tái lập VNQDĐ với những cán bộ đă theo Cộng Sản và giúp đỡ Việt Nam Dân Chủ Đảng. Ngày 18/8, Dương Đức Hiền thành lập Ủy ban Dân tộc Giải phóng ở Hà Nội với Trần Đ́nh Long làm Cố vấn. Cán bộ CS c̣n móc nối Phan Kế Toại, qua con Toản, Phan Tư Nghĩa, và Phan Anh, qua Phan Mỹ. Kế hoạch tái lập VNQDĐ chưa kịp thực hiện th́ quốc quân Trung Hoa đă nhập Việt, mang theo hai cánh tiền tiêu VNQDĐ từ Vân Nam, và Việt Cách từ Liễu Châu (Quảng Tây). (14)

Cuộc tranh chấp quyền lực chưa ngă ngũ. Về số lượng, phe chống Cộng rất đông đảo. Lực lượng Việt Cách của Vũ Kim Thành từng tấn công Móng Cái trong mùa Hè 1945. Những đơn vị tiền tiêu Việt Cách tiến sát biên giới, dưới quyền chỉ huy của Bồ Xuân Luật, Trương Trung Phụng. Khoảng 2,000 VNQDĐ cũng ở sát biên giới Lào Cai và Hà Giang.

Mặc dù sau này tài liệu tuyên truyền Pháp và CSVN tŕnh diện quốc quân Trung Hoa dưới góc cạnh xấu xí nhất–như tai hại hơn bom nguyên tử–ở thời điểm này, hơn 150,000 quốc quân Trung Hoa phần nào giúp một số cán bộ Đại Việt và VNQDĐ thoát cảnh cắt tiết, mổ bụng, hay “ṃ tôm” trong tay những kẻ kiêu hănh lấy sự giết người làm thành tích cách mạng. Phe chống Cộng–nhờ thế tựa quốc quân TH–tăng gia hoạt động. Họ không chỉ chống Cộng mà c̣n chống cả Pháp. Tháng 9/1945, Hoàng Đạo tái tổ chức Đại Việt Dân Chính, xuất bản Việt Nam Thời Báo. Tháng 2/1946, Đại Việt hợp nhất với VNQDĐ, được giao tổ chức chiến khu Vĩnh Yên (Khu 3).


Những cuộc bạo động và công kích trên báo chí giữa Việt Minh và liên minh VNQDĐ-Đồng Minh Hội diễn ra hàng ngày. Tại Hà Nội, phe VNQDĐ-Đồng Minh Hội thành lập được khu tự trị tại vùng Quan-Thánh/Ngũ Xă, mở trận chiến tuyên truyền chống Việt Minh, tố cáo gốc Cộng Sản của Hồ cùng các tay chân thân tín. Khái Hưng và các chiến hữu sử dụng vũ khí sở hữu–tức ng̣i bút và lương tâm ḿnh–không ngừng đả kích, mỉa mai các lănh tụ Cộng Sản. Nhân Tết Trung Thu, báo Trẻ Em [B́nh Minh], từng viết về tuổi ấu thơ ưa ném sấu, chèo me, đánh đinh, đánh đáo của HCM. Hai tờ Việt NamĐồng Minh nhấn mạnh đặc tính Vẹm tức giảo hoạt, dối trá viết tắt từ tên Việt Minh [VM]. Dưới bút hiệu “Chàng Lẩn Thẩn,” Khái Hưng viết những bài phiếm luận trên Việt Nam (9/1945) khiến cán bộ CS và thành phần hoe hoethân Việt Minh không khỏi nhức đầu. Các toán cảm tử VNQDĐ cũng chống lại chiến dịch khủng bố của Việt Minh bằng cách ám sát “Ba” [Đại úy Nguyễn Văn] Viên, một “đảng viên” phản bội, mưu sát Bồ Xuân Luật, bắt cóc Trương Trung Phụng, một lănh tụ Đồng Minh Hội. Có lần, VNQDĐ c̣n bắt cóc được Vơ Nguyên Giáp. Trần Đ́nh Long bị bắt cóc rồi thủ tiêu đầu năm 1946. (15)


Phe Việt Minh, qua các tờ Cứu QuốcĐộc Lập ra sức phản công. Nhưng như trong bất cứ cuộc mưu bá đồ vương nào, luật kẻ mạnh thống trị. Quân đội Việt Minh thiện chiến hơn Việt Quốc hay Việt Cách. Cán bộ Việt Minh kiểm soát hầu hết nông thôn và khu vực ven tỉnh thị. Đáng sợ hơn nữa, Hồ là một lănh tụ kinh nghiệm về chính trị và ngoại giao. Lên cầm quyền khi ngân quĩ hầu như trống rỗng, cán bộ CS các cấp hô hào và ép buộc dân chúng “đóng góp” vàng bạc qua Quĩ Độc Lập, hay các Tuần lễ Vàng, Tuần lễ Văn Hóa, v.. v... để tiêu dùng và hối lộ quan tướng Trung Hoa, nhất là Lư Hán, Tiêu Văn, Chu Phúc Thành, v.. v.... Cuối năm 1949, Lê Văn Hiến c̣n giữ được số vàng lấy từ cung điện Nguyễn và các cuộc thu góp trong năm 1945-1946, nấu thành vàng ṛng, chuẩn bị cho một đợt “ngoại giao hối lộ” khác.


Đối diện viễn tượng có thể bị tiêu diệt trong tay Quốc quân Trung Hoa, từ tháng 11/1945, Hồ bắt đầu mềm dẻo hơn. Hành động độc đáo nhất của Hồ là giải tán Đảng CSĐD–một quyết định đến nay vẫn chưa được đánh giá đúng mức. Theo Cờ Giải Phóng, cơ quan ngôn luận của Đảng CSĐD, Ban Chấp hành trung ương Đảng họp ngày 5/11/1945, “nghị quyết tự động giải tán Đảng Cộng Sản Đông Dương từ ngày 11/11/1945. Những tín đồ của Chủ nghĩa CS muốn tiến hành việc nghiên cứu chủ nghĩa sẽ gia nhập Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mă Khắc Tư [Marxist] ở Đông Dương.” Trường Chinh–người chống đối việc giải tán Đảng–được cử làm Tổng Thư kư. (16)


Động cơ của việc giải tán Đảng CSĐD thường được biết như tránh bị quốc quân Trung Hoa tiêu diệt, giải tỏa sự nghi ngờ của dư luận quốc tế, đặc biệt là Liên bang Mỹ, và “đoàn kết tinh thành” với các phe nhóm để bảo vệ độc lập, tự do. Hoàng Tùng (Trần Thọ)–cựu Bí thư Hải Pḥng, rồi chánh văn pḥng của Trường Chinh, Tổng biên tập báo Nhân Dân–cho rằng Đảng CSĐD chỉ muốn “đánh lừa” phe tư sản; nhưng địch không bị lừa, mà chính “phe ta” (Nga và CS Pháp) nghi ngờ, nên không ủng hộ VNDCCH trong giai đoạn 1946-1949. Nếu tin được Linh mục/Cao ủy d’Argenlieu, chiều ngày 22/2/1946, Maurice Thorez từng khuyến khích Cao Ủy Đông Dương: “Quốc kỳ của chúng ta trên hết! Vậy nếu cần đánh, cứ đánh, nện cho nặng vào.” (17) Theo một cựu nhân viên ngoại giao Hungary, mùa Thu 1950, Thorez tuyên bố cuộc cách mạng 1945 của HCM đi ngược với chính sách của Stalin: Stalin muốn Đảng CS Pháp cướp chính quyền trước, và tuyên bố cho VN độc lập sau. Stalin không tin tưởng Hồ: Hợp tác quá lộ liễu với t́nh báo Bri-tên và OSS Mỹ, giải tán Đảng CSĐD, không tham khảo ư kiến Stalin. (18) T́nh báo Pháp cũng ghi nhận quyết định giải tán Đảng CSĐD của Hồ tạo nên sự bất măn và nghi ngờ của Văn pḥng Ban Phương Đông [Dalburo] Thượng Hải, đưa đến những cáo buộc như “bán ḿnh cho đế quốc,” “phản bội” dân tộc Việt Nam và giai cấp công nhân vào mùa Hè 1946. Vẫn theo t́nh báo Pháp, tháng 9/1946, Dalburo Thượng Hải c̣n gửi phái đoàn bí mật qua Hà Nội để điều tra về quyết định rất “phản động” trên. (19)


Nhưng để hiểu rơ hơn quyết định lịch sử này, không thể không xét lại kinh nghiệm cá nhân của HCM trước ngày lên cầm quyền. Sự tiếp cận với chủ thuyết Cộng Sản của HCM, cần nhấn mạnh, không do sự quyến rũ hay thâm sâu của Marxist-Leninism–một h́nh thái Nga hóa sơ khởi thuyết Karl Marx–mà ngày đó HCM chưa nghiên cứu kỹ lưỡng. Hồ đă đến với Đảng Cộng Sản Pháp và rồi Đệ Tam QTCS từ năm 1921-1924 phần lớn v́ thời điểm này chỉ có Mat-cơ-va bày tỏ thiện cảm với các nước bị Tây phương xâm chiếm, gọi chung là các nước thuộc địa hay bán thuộc địa. Hồ nhiều hơn một lần, khẳng định điểm này.


nhiên, chủ nghĩa Cộng Sản tự nó có sức quyến rũ của một thứ giả tôn giáo (pseudo-religion), chẳng xa lạ với Đông phương: đó là lấy tài sản phi nghĩa của tham quan, ô lại, hay cường hào, ác bá (kẻ giàu có, gian ác), chia cho đám đông đói khổ. Những anh hùng/tướng cướp phổ thông trong dân gian tại Trung Hoa hay Việt Nam là 108 anh hùng Lương Sơn Bạc (Thủy Hử), Nguyễn Nhạc hay Đơn Hùng Tín. Và viễn tượng của một xă hội cộng sản, đại đồng–ở đó mỗi người hưởng theo nhu cầu, làm theo khả năng; nhà nước tức guồng máy thư lại tự tan biến đi [withering away] mà Marx hay Engels hoang tưởng đă từng hiện hữu trong các xă hội nguyên thủy, dù chẳng hề hoặc chưa được chứng nghiệm–mang sức quyến rũ chẳng kém ǵ cơi thiên đường sau khi chết của các tôn giáo Đông Tây. (20)


Nhưng vào đường hoạt động, HCM dần dần khám phá ra sự thực phũ phàng ở hậu trường sân khấu. Quốc gia nào cũng có quyền lợi tư riêng ẩn dấu sau những chiêu bài truyền đơn, khẩu hiệu đẹp đẽ. Việc khai tử bí danh Nguyễn Ái Quốc tại Mat-scơ-va vào mùa Hè 1932 (và dưới chính ng̣i bút của Thống đốc Hong Kong ngày 19/1/1933, v́ “ho lao và nghiện thuốc phiện”)–tám năm ăn không ngồi rồi, chẳng được giao nhiệm vụ nào v́ đă lầm lỗi khai sinh Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 6/1/1930–viết nên những tài liệu bị chính đồng chí ḿnh tại Đại học Phương Đông chỉ trích là nặng tinh thần cải lương quốc gia, đầu cơ–không được ra công khai với những vợ con cách mạng, v.. v...– lời tuyên bố tâm đắc của Hồ, “Tôi thuộc Đảng Việt Nam,” lư lịch tự khai “Đảng Quốc Gia” khi công bố danh sách chính phủ lâm thời vào ngày 2/9/1945, hay tranh cử Quốc Hội năm 1946, cần được hiểu dưới ánh sáng lịch sử khách quan hơn lư luận giáo điều hay những lời nguyền rủa, chỉ trích đầy xúc động.


Quyết định giải tán QTCS của Josef V. Stalin năm 1943 cũng ảnh hưởng trên quyết định của Hồ. Từ ngày này, v́ lư do sinh tồn, Hồ nghiên cứu Tam dân chủ nghĩa của Tôn Dật Tiên và hệ thống chính trị dân chủ Mỹ. Không chỉ dịch tác phẩm của Tôn Dật Tiên và Tưởng Giới Thạch qua Việt ngữ cho cán bộ học tập, Hồ dùng ngay câu mở đầu của Bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ để bắt đầu Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 của ḿnh. Ngày 13/9/1946, Hồ c̣n khẳng định với nhân viên ngoại giao Mỹ tại Paris ḿnh không phải là Cộng Sản. Và tại Hội trường Nhà Hát lớn Hà Nội ngày 3/11/1946, Hồ thêm một lần nhấn mạnh câu “Tôi thuộc Đảng Việt Nam.” Nhưng t́nh báo Mỹ vẫn tin Hồ là tay Cộng Sản lăo luyện, và Đông Dương không có vị thế chiến lược cao nên chính phủ Harry Truman (1945-1953) quyết định “hands-off” (không can thiệp). (21) D’Argenlieu và cơ quan tuyên truyền Pháp không ngừng khoét sâu sự nghi ngờ của Mỹ hay Trung Hoa về gốc gác QTCS của Hồ. Thảm kịch Việt Nam trong hạ bán thế kỷ XX phần nào khởi phát từ những thành kiến [perceptions] trên.


Cho tới khi có tài liệu chứng minh ngược lại, kết luận khả tín là Hồ chỉ “tả khuynh” và t́m đến nước Nga xin cầu viện đánh thực dân Pháp giành độc lập hơn thành tâm tin tưởng ở thuyết Marxist-Lennism hay Stalinism. Điều đó không có nghĩa Hồ không bị ảnh hưởng bởi lư luận duy vật biện chứng và phương cách tổ chức một đảng chính trị, cùng kiểu mẫu chính quyền Liên Sô Nga.

Dưới áp lực Trung Hoa và Pháp, Hồ c̣n phải dàn xếp với các tổ chức thân Trung Hoa, chống Cộng, để thành lập một chính phủ liên hiệp. Sau khi Hồ tuyên bố giải tán Đảng CSĐD, từ ngày 24/11/1945, Tiêu Văn áp lực ba phe Việt Minh, Việt Cách và VNQDĐ ngồi lại thành lập chính phủ Liên hiệp, và bầu cử Quốc Hội để kư Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946, giúp quốc quân Trung Hoa an tâm nhường miền Bắc vĩ tuyến 16 cho Pháp.     

Dù các đơn vị Phục Quốc trên thực tế chiếm đóng một số địa điểm ở duyên hải vào cuối tháng 2/1946, HCM vẫn triệu tập Quốc Hội, công bố chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến ngày 2/3/1946. (22) Để chứng tỏ tinh thần đoàn kết của ḿnh, HCM c̣n yêu cầu Quốc Hội nghiên cứu và biểu quyết việc lựa chọn một quốc kỳ khác. (23)


V́ lư do nào đó, Khái Hưng không được cử làm đại biểu Quốc Hội năm 1946, trong khi cả ba anh em Nguyễn Tường Tam, Tường Long, Tường Bách đều được tặng ghế.

Phần v́ t́nh trạng lụt lội, Nguyễn Tường Tam về tới Hà Nội ngày 12/1/1946, vừa là lănh tụ Đại Việt Dân Chính, vừa là VNQDĐ. Định xuất bản báo Dân Chính, nhưng rồi trở thành Chủ bút báo Đồng Minh của Việt Cách. Ngày 21/2, Tường Tam làm Ủy viên Ngoại giao của VNQDĐ. V́ áp lực Trung Hoa, Tường Tam miễn cưỡng nhận chức Bộ trưởng Ngoại Giao, tháp tùng HCM ra Vịnh Hạ Long gặp d’Argenlieu và tham dự Hội nghị trù bị Đà Lạt. Nhưng sau khi HCM lên đường qua Pháp, Tường Tam lại “mất tích.(24)


Phần Nguyễn Tường Long phụ trách tổ chức các chiến khu Vĩnh Yên, Yên Bái, Lào Cai dưới quyền Vũ Hồng Khanh. Nhưng sau ngày quân Trung Hoa triệt thoái, t́nh thế phe chống Cộng ngày một tuyệt vọng. Từ tháng 6/1946, Việt Minh thanh toán dần các căn cứ VNQDĐ. Trong hồi kư gần cuối đời, Y sĩ Nguyễn Tường Bách ghi nhận:


Tôi gặp anh Lê, người cầm đầu Bộ chỉ huy [chiến khu 3 tại Vĩnh Yên] lúc đó. Sau bữa cơm rau dưa thanh đạm với anh em, chúng tôi đi dạo trong thành phố và ra cả ngoài thị trấn nhưng không thể đi xa được nhiều v́ chung quanh làng mạc đều do Việt Minh kiểm soát. Có cách nào để phát triển ra vùng nông thôn? Anh Lê cũng chịu bó tay v́ không có người biết cách tuyên truyền nông dân. Mà dùng vơ lực th́ chỉ có vài chục tay súng. Muốn giữ vững thị trấn cũng đủ hụt hơn rồi. Tất cả anh em, kể cả đảng viên và các anh em khác, không quá vài trăm người. Về tài chánh lại quá eo hẹp. Quân đội chủ yếu do đám lính khố xanh cũ hợp thành. . .( 25)

 

Tháng 7/1946, Nguyễn Tường Long phải rút lên Yên Bái. Ít lâu sau, chạy qua Côn Minh, sau vụ thảm sát cán bộ huấn luyện Nhật của trường Lục quân Trần Quốc Tuấn ở gần Hồ Kiều, cây cầu biên giới qua Hà Khẩu (Vân Nam). (26)


Trong khi đó, với sự tiếp tay của Huỳnh Thúc Kháng và Vũ Trọng Khánh, Việt Minh phát động hàng loạt những cuộc thanh trừng phe chống Cộng. Giáp c̣n mở những phiên ṭa h́nh sự, xét xử các đối thủ chính trị qua những tội danh tưởng tượng như trộm cắp, hiếp dâm. Ngay tại Hà Nội, số phận cán bộ VNQDĐ không kịp thoát thân cực kỳ bi thảm, thường được biết như “vụ án Ôn Như Hầu.” Những người cầm đầu công an Việt Minh–kể cả Bùi Đức Minh–vu cáo VNQDĐ mưu toan bắt tay Pháp làm đảo chính đúng ngày Quốc Khánh Pháp (14/7/1946). Sau đó, trong hai ngày 12-13/7, tấn công vào các trụ sở VNQDĐ khắp nơi, đặc biệt là trụ sở số 7 Ôn Như Hầu [nay là Nguyễn Gia Thiều], bắt giữ Dân biểu Phan Kích Nam, rồi ngụy tạo ra vũ khí, dụng cụ tra tấn và “7 tử thi” để bôi nhọ Việt Quốc đă bắt cóc, giết người, cướp của. Ngày 16/7, Thúc Kháng họp báo, bênh vực việc làm của Giáp và Việt Minh, đả kích VNQDĐ nặng nề. (27)


Cuối tháng 10/1946, tại phiên họp Quốc Hội thứ hai, Tiến sĩ Kháng phái biểu “Lỗi tại tôi,” nhưng không nói thêm được điều ǵ. Cù Huy Cận đại diện Bộ Nội Vụ tuyên bố: Các đại biểu VNQDĐ như Lê Ninh, Hoàng Ngọc Bách, Phan Kích Nam, Vũ Đ́nh Tri trực hay gián tiếp nhúng tay vào những vụ tống tiền như vụ án Ôn Như Hầu. Bùi Vĩnh Liên ghi tên định hỏi về việc 6 đảng viên QDĐ bị bắt, nhưng cuối cùng cũng đổi đề tài. (28)


Phần Khái Hưng, chẳng hiểu tại sao không xuất ngoại. Sau ngày 19/12/1946, Việt Minh lại phát động đợt thanh trừng mới, v́ anh em Nguyễn Tường Tam ở Hoa Nam đang vận động thành lập một chính phủ chống Cộng. Tại miền Trung, Việt Minh bắt giữ một số lớn cán bộ VNQDĐ như Phan Trung Thuyết (Liên Hiệp Quốc Dân), Trần Thanh Mại, Ngô Han (?), Bửu Viêm, Nguyễn Khoa Phong v.. v... Vơ Như Nguyện và Nguyễn Đôn Duyến chạy thoát. Bửu Hiệp [Hạp?] cùng Nguyễn Khoa Toàn, Ưng Du, Tôn Thất Tu (?),Nguyễn Đôn Duyến và Vơ Như Nguyện hoạt động dưới chiêu bài VNQDĐ. Nguyện ra Hà Nội nhưng không liên lạc đựợc với Tường Tam. Tại Lào Cai, các khóa sinh trường Lục Quân Trần Quốc Tuấn bị vây hăm, tấn công liên tục, phải vượt qua biên giới. (29)

 

Rất ít thông tin khả tín về những ngày cuối đời Khái Hưng được bạch hóa. Có tin từ Hà Nội về Nam Định, Khái Hưng bị VM bắt giam tại Liên Khu III (Lạc Quần, Trực Ninh). Rồi thủ tiêu ở bến đ̣ Cựa Gà, phủ Xuân Trường cuối năm 1946 hay 1947. (30)

Cái chết bi thảm, uẩn ức của người trí thức và văn nghệ sĩ Khái Hưng mới chỉ là nửa sự thực lịch sử trong cuộc Tam Thập Niên Chiến (1945-1975). Ở phía đối diện–tức phe Quốc Gia hay Cộng Ḥa–cũng chẳng vui vẻ ǵ hơn. Biết bao người chết tối tăm từ Thừa Phủ tới Côn Đảo, từ các trung tâm thẩm vấn Mật Thám Pháp tới Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia. Ngọn lửa sinh đăng cúng dường Phật pháp của Thượng tọa Quảng Đức (11/6/1963) chỉ là một bằng chứng của bạo lực “cách mạng Nhân Vị.” Cái chết tự nguyện của Nhất Linh ngày 8/7/1963–không chấp nhận cho thứ công lư Ki-tô Trung cổ của chế độ Ngô Đ́nh Diệm (1954-1963) xét xử ḿnh–là một chứng từ khác. Trong di chúc, Nhất Linh viết:

“Đời tôi có lịch sử xử, tôi không chịu để ai xử cả. Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập Quốc Gia là một tội nặng sẽ làm cho nước mất về tay Cộng Sản. Tôi chống đối sự đó và tự hủy ḿnh cũng như Ḥa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những người trà đạp mọi thứ tự do.(31)

 

Bản di chúc của người đă dâng trọn đời ḿnh cho đất nước–cũng một nhà văn tài hoa, cựu thủ lĩnh Tự Lực Văn Đoàn–hiệu nghiệm như lời tiên tri. Cái chết trong ḷng Thiết Vận Xa của Diệm-Nhu sáng ngày 2/11/1963, cuộc hành h́nh Cẩn trong khám Chí Ḥa ngày 9/5/1964, hay cái chết điên loạn của Thục năm 1984 tại Missouri, chỉ là hậu quả những tội ác chiến tranh diệt chủng (theo công pháp quốc tế) của họ Ngô. (32) Nhưng c̣n đó, nỗi cay đắng, chua sót của giới trí thức một quốc gia nhược tiểu đang bị chao đảo, rúng động từ rễ gốc bởi hai trào lưu ư thức hệ Tây phương–đen đỏ–cùng cơn điên cuồng tập thể của bầy âm binh chịu phù phép trong tay áo những phù thủy, trên sạn đạo đi t́m tự do, dân chủ và một tương lai đáng sống hơn cho dân tộc ḿnh.

 

Houston , mùa Đông 2008-2009

Nguyên Vũ


 

Phụ Chú:

1. Tài liệu Việt ghi Nguyễn Tường Tam sinh năm 1905, về nước năm 1930 hay 1931, và dạy học tại trường Thăng Long. Theo ông Nguyễn Tường Thiết, trên căn cước thiết lập năm 1951, sau khi thân phụ ông từ TH trở về, ghi ngày sinh 1/2/1906. (Phỏng vấn ngày 5/1/2009). Bản tiểu sử do an ninh Pháp lập năm 1946, ghi Tường Tam sinh ngày 1/2/1908 tại Cẩm Giàng, Hải Dương, du học tại Pháp từ 1930 tới 1936, đậu Cử nhân Vật lư. Về nước, làm Lục sự Toà án Hà Nội. Chủ trương Tự lực Văn đoàn. Năm 1940, bỏ việc, làm báo và xuất bản. Thành lập Đại Việt Dân Chính; CAOM (Aix), GGI, 14 PA [Hồ sơ Decoux], c. 2. Đáng lưu ư là tài liệu Pháp trong năm 1946 về các lănh đạo Việt, v́ lư do nào đó, có nhiều hoang tưởng. Vơ Nguyên Giáp, chẳng hạn, được phong làm Khoa trưởng trường Luật Hà Nội năm 1937, từng qua Nga huấn luyện trong thời gian 1939-1940, rồi gặp Hồ ở Trung Hoa, gia nhập Việt Minh, về nước năm 1944; Amiral Thierry d’Argenlieu, Chronique d’Indochine, 1945-1947 (Paris: Albin Michel, 1985), tr. 254 (dẫn tin t́nh báo ngày 11/4/1946). Vơ Giáp tốt nghiệp năm thứ hai luật [chương tŕnh 3 năm].

2. Vũ Đ́nh Hoè, Hồi kư Vũ Đ́nh Hoè (Hà Nội: 2004), 63-64, 692. Xem thêm nhận xét về sự đổi mới văn chương, thời trang phụ nữ và tranh hoạt kê (Lư Toét-Xă Xệ) của nhóm Tự Lực Văn Đoàn trong Nguyễn Xuân Chữ, Hồi Kư (Houston: Văn Hóa, 1996), tr. 210-212.

3. Trần Phước An (1898-1943) sinh vào khoảng từ 1895 tới 1898 tại Tường Lộc, Vĩnh Long. 1906, du học Nhật trong phong trào Đông Độ. 29/11/1933, tham dự Đại Hội thanh niên (Seinen Kyodan) do Nhật bảo trợ với tư cách đại diện An-Nam; CAOM (Aix), Amiraux [GGI], 42469. 1937-1943, sĩ quan trong quân đội Hoàng Gia Nhật. 1939, trung ủy Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội [Phục Quốc]. 12/8/1940, được Cường Để ủy lập Kiến Quốc Quân, với sự phụ tá của Trần Trung Lập và Hoàng Lương; Cuộc đời cách mạng Cường Để, 1957:134. Tháng 9/1940, Kiến Quốc Quân tiến vào Lạng Sơn. 10/1940, cùng Koike giúp Tường Tam thoát qua Quảng Châu. 6/10/1941, Bộ trưởng Thuộc Địa Charles Platon yêu cầu Bộ Ngoại giao phản đối Nhật về những hành động của An. 22/7/1943, bị ám sát ở Quảng Châu. Tường Tam tự nhận sai người giết An; CAOM (Aix), GGI, 7F29 (2), tr.1.

4. Theo Lê Tùng Sơn, Hồ đưa ra ư kết nạp Nhất Linh với hy vọng lôi kéo nhóm Tự Lực Văn Đoàn; Nhật kư một chặng đường (Hà Nội: 1978), tr. 140.

5. Vũ Đ́nh Hoè, 2004:63-64, 692. Theo Giáo sư Hoè, đầu năm 1941, ông nhắn tin cho Nhất Linh là chỉ chú tâm vào báo Thanh Nghị, không chính trị.

6. Cứu Quốc [CQ], 12/9/1945; SHAT (Vincennes), 10H. Các cán bộ Duy Dân thường hoạt động bí mật. V́ thế không thiếu người mạo xưng là đảng viên Duy Dân, kể cả một cựu Trưởng ty Công An Nam Định, từng bị cách chức v́ bắt các tăng ni Phật giáo làm t́nh trong khi tra tấn lấy khẩu cung năm 1952. (Theo tài liệu gia đ́nh Nhất Linh, “Duy Dân” là một học thuyết chống Cộng của một nhóm năm người, do Lư Đông A mang vào nội địa, để thành lập một Mặt trận chống Cộng)

7. Trương Tử Anh (1917-1946) sinh tại Tuy Ḥa, Phú Yên. C̣n có tên khác là Trương Khán. Con Trương Bội Hoàng và Nguyễn Thị Miên. Năm 1940, học sinh tư thục ở Hà Nội. Thành lập Đại Việt Quốc Dân Đảng. Ngày 4/10/1941, bị Pháp bắt, đưa đi tập trung. Tháng 7/1942, được phóng thích, quản thúc ở miền Trung. Tháng 1/1943, trốn ra Bắc. Ngày 21/7/1944, Thống sứ Bắc Kỳ cho lệnh bắt, Tử Anh tuyệt thực phản đối. Nhật lại can thiệp, phải trả tự do. Ngày 2/9/1944, trốn khỏi nhà thương René Robin (Hà Nội). Tháng 3/1945, tái xuất hiện ở Hà Nội; CAOM (Aix), GGI, 7F 29.

8. Thông Tin, “Loại tranh đấu” số 11, ngày Chủ Nhật, 10/6/1945, đăng h́nh Vũ Văn An, Vũ Đ́nh Dy, Ngô Đ́nh Diệm, Nguyễn Xuân Chữ và Lê Toàn, với lời chú thích họ thuộc “Ủy Ban Kiến Quốc,” “lập nên để gánh vác việc kiến thiết nước Việt Nam mới;” Vũ Ngự Chiêu, Phía bên kia cuộc cách mạng 1945: Đế quốc Việt Nam (3-8/1945) (Houston: Văn Hóa, 1996).

9. Tin Mới, 9/6/1945; Sài G̣n, 12/6/1945; Tin Tức, 30/7/1945; Hải Pḥng, 31/7/1945; L’Opinion-Impartial, 1/8/1945.

10. Dân Chủ Đảng do Dương Đức Hiền, chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên, làm Tổng thư kư. Giống như Nguyễn Hữu Thọ và Huỳnh Tấn Phát với Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam sau này, Hiền chỉ giữ vai “phỗng đá,” nhận lệnh ra công khai ngày 30/6/1944. Chủ chốt là Pehznef Trần Đ́nh Long (1904-1946), từ Nga về năm 1931, được Văn pḥng Đông Dương của Ban Phương Đông Quốc Tế Cộng Sản dự trù sẽ thay Lê Hồng Phong nếu có chuyện bất trắc. “Báo cáo của LHP tại Đại Hội VII QTCS (15/1/1935);” Lê Hồng Phong, 2002: 685 [685-697], & “Thư ngày 7/2/1932, Vera I. Vasilyeva gửi Litvinov [LHP];” LHP, 2002:742-743. Cuối thập niên 1930, tham gia mặt trận báo chí ở miền Bắc. Thực sự nắm Đảng Dân Chủ từ tháng 8/1945. Nhân vật tích cực khác là Hoàng Minh Chính, Thư kư Đảng Đoàn Thanh Niên, Lê Trọng Nghĩa (Đoàn Xuân Tín), cán bộ t́nh báo. Do đề cử của những ngưới này, Hoè và Hiền được đại diện Đảng Dân Chủ trong chính phủ lâm thời ngày 28/8/1945; Độc Lập, 4/9/1945; Vũ Đ́nh Hoè, 2004:718, 795, 797-798. Đầu năm 1946, Long bị Việt Cách giết; Lê Tùng Sơn, 1978:186; Anatoli A. Sokolov, Quốc Tế Cộng Sản và Việt Nam, bản dịch Đào Tuấn (Hà Nội: CTQG, 1999), tr. 269-270.

11. Lê Tùng Sơn, 1978:110-112 [Mỹ thả 2 đợt, gần 80,000 truyền đơn của Việt Minh xuống Hà Nội, Huế và Việt Bắc]; René Defourneaux, “Secret Encounter with Ho Chi Minh;” Look (NY), 8/9/1966, tr. 32-33; Robert Sharplen, The Lost Revolution (NY: Harper & Row, 1965), tr. 30; Báo cáo ngày 22/8/1945, William J. Donovan gửi Byrnes; Bộ Quốc Pḥng, US-Vietnam Relations, 1947-1967 (Washington, DC: GPO, 1971), Bk I, C 58-59, 67; The Pentagon Papers (Gravel), vol. I, pp. 17, 20, 50, 51; Lê Giản, “The Story of An Exile;” Vietnam Courrier, 1980:17-20; US Congress. Senate. Causes, Origins, and Lessons of the Vietnam War. Hearings before the Committee on Foreign Relations, 92nd Congress, 2nd Session, May 1972 (Washington: GPO, 1973), tr. 249; Charles Fenn, Ho Chi Minh: A Biographical Introduction (New York: 1973), 71-75, 76-7, 78, 81; Archimedes L. Patti, Why Viet-Nam? Prelude to America's Albatros (Berkeley, Cal.: Univ of California Press, 1980), tr. 29-30, 46, 50, 51; 31; Tonnesson, Vietnamese Revolution, 238, 337 (quoted USNA ngày 19/3/1945); Chính Đạo, Hồ Chí Minh: Con người & huyền thoại (Houston: Văn Hóa, 1993,1997), II, 1993:356; David G. Marr, Vietnam 1945: The Quest for Power (Berkeley, Cal.: Univ. of California Press, 1995), tr. 227-229, 241, 282-285, 288-291, 304n33, 476-479, 482-490, 498-501, 538-539; Raymond P. Girard, “City Man Helped to Train Guerillas of Ho Chi Minh;” Evening Gazette (Worcester, MA), 14 & 15/5/1968; dẫn trong Marr, 1995:209n189; Phùng Thế Tài, Bác Hồ những kỷ niệm không quên (Hà Nội: QĐND, 2002), tr. 57-63, 82-87;.

12. Cứu Quốc [CQ], 12/9/1945; Cờ Giải Phóng, số 18, 20/9/1945; Dân Chủ (Hai Pḥng), 20/9/1945; Nguyễn Xuân Chữ, 1996:278, 280, 284-289; Hoàng Văn Đào, Việt Nam Quốc Dân Đảng (Sài G̣n: 1971), tr. 254-255; Trần Huy Liệu, Tài liệu nghiên cứu Cách Mạng Tháng Tám, 3 tập (Hà Nội: 1956), I:34-38; Marr, 1995:chương 8 [539ff].

13. SL số 8, CQ, 9/9/1945; SL số 30 ngày 5/9/1945; Dân Chủ (Hải Pḥng), 19/9/1945; Cờ Giải Phóng (Hà Nội), số 21, 30/9/1945; Nguyễn Xuân Chữ, 1996:294-304;

14. Văn Kiện Đảng Toàn Tập [VKĐTT], 7:1940-1945, (Hà Nội: CTQG, 2000), tr. 431-433.

15. Nguyễn Tường Bách, Việt Nam những ngày lịch sử (Québec, Canada: NNCSĐ, 1981), tr. 80-83; Vũ Đ́nh Hoè, 2004:750-812.

16. CGP (Hà Nội), số 33, 18/11/1945. Năm 2000, Đảng CSVN sửa lại là BCH Đảng họp ngày 11/11/1945, quyết nghị tự giải tán, thành lập “Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương;” VKĐTT, 8:1945-1947, 2000:19-20.

17. D’Argenlieu, Chronique, 1985:168.

18. János Radványi, Delusion and Reality: Gambit, Hoaxes, & Diplomatic One-Upmanship in Vietnam (South Bend, Indiana: Gateway, 1978), tr. 4-5, 20, 269n1; Theo Nikita S. Khrushchev, Stalin rất lạnh nhạt với Hồ trước 1950; Khrushchev Remembers, trans. and ed. by Strobe Talbott (Boston: 1970), tr. 482.

19. République francaise, S.D.E.C.E., “Notice technique de contre-espionnage: Extrême-Orient, Les services spéciaux sovietiques en Extrême-Orient” (20 mai 1947); Annexe II,” tr. 12; CAOM [Aix], INF, c. 138-139, d. 1245.

20. V. I. Lenin, State and Revolution (New York: International Publishers, 1974), tr. 15-20.

21. TTLTQG 3 (Hà Nội), QH, HS 1; “Đường Kách Mệnh” (1929), VKĐTT, 1:1924-1930, 2000:13-82; Marr, 1981:131n, 374-376; Idem., 1995:289n191; Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu, I-A: 1939-1946, (1996); Idem., “Báo Tiếng Dân: Vài tư liệu mới;” Hợp Lưu (Fountain Valley, CA), số 86 (Xuân Bính Tuất, 2006), tr. 25-26, 28; William J. Duiker, Ho Chi Minh (New York: 2000), tr. 618ns13,15. Tuy nhiên, theo cựu Thiếu tá OSS Thomas, trong bữa tiệc chia tay ở Hà Nội, Hồ nh́n nhận ḿnh là Cộng Sản; Wesley Fishel (ed), Vietnam: Anatomy of a Conflict (Itasca, IL, 1968), tr. 7; Về việc khai tử Nguyễn Ái Quốc, xem “Biographie de Ho Chi Minh (1949);” CAOM (Aix), GGI, 19 PA, c. 4, d. 62.

22. La République (Hà Nội), 10/3/1946; DPSG, Rapport mensuel, Déc 1945 (7/1/1946); CAOM (Aix), Conseiller Politique [CP], c. 125; “T́nh h́nh và chủ trương, ngày 3/31946;” VKĐTT, 8:1945-1947, 2000:42-43. Ngày 2/3/1946, 70 đại biểu VNQDĐ và Việt Cách mới được chính thức giới thiệu ; TTLTQG 3 (Hà Nội), Kho QH, HS 1; Quốc Hội Việt Nam, Lịch sử QHVN, 2 vols, (Hà Nội: 2000), I:369-372. Theo Vơ Nguyên Giáp, Hồ đă bàn về việc thành lập chính phủ Liên Hiệp với Tiêu Văn; v́ các đảng phái chống đối; Những Năm Tháng Không Thể Nào Quên, Hữu Mai viết, tái bản lần thứ 5 (Hà Nội: QĐND, 1974, 2001), 1974:142-144, 149-50; 2001: 129-131, 136-137; Nguyễn Tường Bách, 1981:80-87.

23. Báo cáo của Nguyễn Văn Tố và HCM trả lời chất vấn; TTLTQG 3 (Hà Nội), Kho QH, HS 5. Năm năm sau, trong báo cáo chính trị tại Đại hội kỳ II Đảng CSVN (11-19/2/1951), Hồ giải thích việc giải tán Đảng CSĐD là một trong những biện pháp đau đớn–để cứu văn t́nh thế. Đảng tự giải tán (rút vào bí mật) là đúng. Dẫn lời Lênin: “Nếu có lợi cho cách mạng, th́ dù thỏa hiệp với bọn kẻ cướp, chúng ta cũng thoả hiệp;” VKĐTT, Tập 12:1951, 2001:22 [12-39].

24. Chính Đạo, “Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946,” Hợp Lưu, số 88, 4-5/2006, tr. 95-148.

25. Nguyễn Tường Bách, 1981:91-92.

26. Phạm Văn Liễu, Trả Ta Sông Núi, 3 tập (Houston: Văn Hóa, 2002), I:121-151. Ngày 15/6/1946, quân TH rút khỏi Hà Nội. Tháng 10/1948, từ Quảng Châu, Tường Long cùng Hồng Khanh qua Nam Ninh nối kết THQDĐ. 1948, chết trên chuyến xe lửa Hong Kong-Quảng Châu; CAOM (Aix), Gougal [GGI], 7F 29; Hứa Bảo Liên, Nguyễn Tường Bách và Tôi (Westminster: 2005), tr. 109-112.

27. VKĐTT, tập 8:1945-1947, 2001:104; Vơ Nguyên Giáp, KTNQ, 2001:256-257, 258-259.

28. TTLTQG 3 (Hà Nội), QH, HS 4: Khoá họp thứ hai của QH nước VNDCCH tại thủ đô Hà Nội (từ 28/10 đến 9/11 năm 1946). [56 trang. Sao lục lại ngày 1/4/1954] Tả có 83 người (14 Mac-xít, 24 xă hội, 45 dân chủ); Đứng giữa có 170 người (80 Việt Minh, 90 vô đảng phái); Cánh hữu có 37 người (17 Việt Cách, 20 QDĐ) [tr. 5] Đại diện QDĐ: Phạm Gia Độ; Việt Cách: Nguyễn Cao Hách; Dân Chủ: Lê Trọng Nghĩa.

29. CAOM (Aix), INF, c. 138-139/d. 1245; L’Humanité (Paris), 29 & 30/12/1946; Phạm Văn Liễu, I, 2002:153-156, 192-201.

30. Trịnh Văn Thanh, Thành ngữ điển tích, Danh nhân từ điển (Sài G̣n: 1966), I:577-578. Ông Nguyễn Tường Triệu, con nuôi Khái Hưng, tiết lộ “papa” mất tích sau Tết Đinh Hợi (22/1/1947).

31. TTLTQG II (TP/HCM), Kho Phủ Tổng thống Đệ I Cộng Ḥa [PTT/Đ1CH], HS 8500. Nhất Linh nhập viện lúc 17G45 ngày 7/7/1963, khi Diệm đưa ông ra ṭa Mặt Trận xét xử vụ đảo chính hụt ngày 11/11/1960. Chết tại bệnh viện Grall lúc 10G10 hôm sau, 8/7; Điện văn số 1252 ngày 8/7/1963, BNV gửi Đổng lư VP/BT tại PTT. Theo Ban Giảo nghiệm của Tổng Nha CSQG, trong máu của Nhất Linh có chất độc “Véronal.” Ngày 13/7/1963, đám tang cử hành trọng thể. Linh cữu đưa từ nhà thương Grall tới chùa Xá Lợi, làm lễ cầu hồn, rồi tiến về nghĩa trang Giác Minh (G̣ Vấp) của Thượng Tọa Trí Dũng. Hàng ngàn học sinh, sinh viên tham dự. (HS 8500) Kể từ ngày này, học sinh, sinh viên bắt đầu tham gia những cuộc tranh đấu chống Diệm.

 

3. A Classification of the SRVN’s International Crimes:

 

It is undeniable that SRVN authorities, in general, and the VCP leaders, in particular, persistently and maliciously violated international law during the period studied. In the following section, I shall attempt to

discuss briefly the categories of international crimes that the SRVN was committing inside Viet-Nam in the 1970s and 1980s. Although there is an overlap of the five major categories of international crimes—i.e., genocide, politicide, war crimes, crimes against humanity, and human rights crimes [100]—I shall attempt to analyze the SRVN offenses within these categories rather than each kind of offenses such as killing, torture, rape, etc. Redundancy of facts and criminal offenses is inevitable. Additionally, I shall focus on the SRVN’s violations of human rights after 1975 rather than during the wars.

100. For a comprehensive treatment, see Jordan J. Paust, M. Cherif,  et al., INTERNATIONAL CRIMINAL LAW: CASES AND MATERIALS, 823-832, 967-1025, 1028-1080, 1081-1112, 1115-1134  (Durham, N.C.: Carolina Academic Press, 1996) [hereinafter INT’L CRIMINAL LAW (1996)]. One may also consider “cultural genocide” committed by the SRVN.

 

a. Genocide:

 

The term genocide is derived from the Greek word “genos” (race, tribe) and the Latin word “caedo” (to kill). Adolf Hitler’s Nazi has been often credited for inspiring Raphael Lemkin, a Polish jurist, to coin the term during World War II (1939-1945). Genocide, however, is as old as the history of humankind. The General Assembly Resolution 95(I) of December 11, 1946 classifies genocide as “a crime under international law that is condemned by the civilized world,” whether the perpetrators are "private individuals, public officials or statesmen."[101] Article II of the Convention on the Prevention and Punishment of the Crime of Genocide (1948 Genocide Convention) defines genocide as one of the following acts when committed "with intent to destroy, in whole or in part, a national, ethnical, racial or religious group, as such":  (a) killing members of the group; (b) Causing serious bodily or mental harm to members of the group; (c) Deliberately inflicting on the group conditions of life calculated to bring about its physical destruction in whole or in part; (d) Imposing measures intended to prevent births within the group;(e) Forcibly transferring children of the group to another group.[102] The full scope of the jus cogens prohibition clearly expresses in the original and unanimous General Assembly resolution condemning the crime of genocide that was to serve as a foundation for the Genocide Convention. Since the resolution was unanimous, it is certainly consistent with jus cogens norms. For example, the International Court of Justice (ICJ) cited Resolution 95(I) as evidence of the General Assembly's intention to "condemn and punish genocide as a crime under international law involving a denial of the right of existence of entire human groups, a denial which shocks the conscience of mankind.”[103] Section 702 of the Restatement (Third) of Foreign Relations Law of the United States also lists “genocide” on the top of acts  genuinely violating against customary international law of Human Rights.[104] Comments d and n and Reporters note 1 of Restatement, 3rd, §702 explain further that “an agreement to commit or tolerate genocide would be trumped by the jus cogens prohibition of genocide, and such an agreement would be void in ab initio as a matter of law.”[105]

101. G.A. Res. 95(I), 1 U.N. GAOR, U.N. Doc. A/64/Add.1 at 188-189. For an illustrative  discussion, see Jordan J. Paust, Book Review: Individual Criminal Responsibility for Human Rights Atrocities and Sanction Strategies; TEX. INT’L L. J.  631-641 (Summer 1998).

102. Art. III of the Convention on the Prevention and Punishment of the Crime of Genocide,  adopted Dec. 9, 1948 (G.A. Res. 2670), 3 GAOR, Part 1, U.N. Doc A/810, p. 174); entered into force on January 12, 1951,  78 U.N.T.S. 277, 280 (1951). Deliberately taken out of the Genocide Convention were the categories of “political groups” and “universal jurisdiction.” Due to the elimination of the political term, not until 1987 did the U.S. ratify the Genocide Convention (effective on February 23, 1989). This Convention Implementation Act of 1987, 18 U.S.C. §1091 (1988), criminalizes acts of genocide without regard to whether the offender is acting under color of law. By 1995, the Genocide Convention was ratified by 120 nations, including Viet-Nam. For debates on the Genocide Convention, see Beth Van Schaack, Note: The Crime of Political Genocide: Repairing the Genocide Convention’s Blind Spot; 106 YALE L.J. 2259, 2260-2269 (May 1997) (arguing that the Genocide Convention curtails the full scope of the customary jus cogens prohibition of genocide, and that it should be without legal consequences)..

103.  Advisory Opinion on Reservations to the Convention on the Prevention and Punishment of the Crime of Genocide, 1951 I.C.J. 15, 23 (amy 28); Paust et al., INT’L CRIMINAL LAW, supra note 100, at 1082 (1996). Also see Bosnia-Herzegovina v. Yugoslavia (Serbia and Montenegro), 1993 I.C.J. 3, 23 (Apr. 8).

104. Restatement (Third) of the Foreign Relations Law of the United States, §702 (3d. ed., 1987) [hereinafter, Restatement,3d, of Foreign Relations §702]. The Restatement is published by the American Law Institute, a non-government body, to “express the law as it would be pronounced by a disinterested tribunal.” The following acts are considered by  the Restatement,3d, of Foreign Relations, §702, as violating  the Human Rights customary international law: (a) genocide;  (b) slavery or slave trade; (c) murder or causing disappearance of individuals; (d) torture or other cruel, inhuman, or degrading treatment or punishment; (e) prolonged arbitrary detention; (f) racial discrimination; (g) a consistent patterns of gross violations of internationally recognized human rights.”

105. Comment n of Restatement,3d, §702 states: “Not all human rights norms are peremptory norms (jus cogens), but those in clauses (a) to (f) of this section are, and an international agreement that violates them is void; Id. Also see §331(2).

 

The Chinese Vietnamese or Hoa formed an ethnic-cultural group not only within the scope of the U.N. Charter, or Article II of the 1948 Genocide Convention, but also customary international law. They were members of an ethnical group distinguishable from the majority of the Vietnamese. By forcing the Chinese Vietnamese to leave the country en masses, the SRVN’s “Chinese resolution” was genocidal in character. The Chinese nationals were overloaded in the small boats heading into the open sea, regardless of whatever dangers might occur. They were in fact victimized by any imaginable sufferings, from dehydration for lack of sweet water to sea storms, from malnutrition to rape, torture, looting and killing by the Thai and Malay pirates. It is impossible to account the number of women being raped, or children and adults were tortured and/or murdered.  Long after reports of the traumatic experiences of the boat people were publicized, the VCP leaders continued to export the Hoa refugees. The VCP activities thus satisfy not only paragraph (b) of Article II of the Genocide Convention (i.e., “causing serious bodily or mental harm to members of the group”) but also properly matches the description of paragraph (c) of the said Article, (“deliberately inflicting on the group conditions of life calculated to bring about its physical destruction in whole or in part”).[106]

106. Convention Implementation Act of 1987, 18 U.S.C. §1091 (1988), supra note 103. See also Kadic v. Karadzic , 70 F.3d 232, 239-243 (2d Cir. 1995). Even with the narrower definitions of the U.S. Implementation Act—such as “specific intent to destroy” and the omission of the term “mental harm”—the SRVN perpetrators are still qualified for genocide crimes.

 

These activities, on the one hand, were intended to liquidate the Chinese nationals in the SRVN, and, as a result, numerically reduced the Hoa population by about one-half. On the other hand, Hanoi recklessly and intentionally placed the Chinese nationals into imminent and foreseen dangers of mental and physical sufferings and even death. Conservative reports have estimated that only about 50 percent of the boat people reached the shores of the first asylum countries.  To justify its policy of mass expulsion of the Hoa, the SRVN propaganda machine harped on the threat of the Chinese fifth column in advancing Beijing’s “great nation’s expansionism” (chu nghia banh truong ba quyen nuoc lon), as well as the perennial danger of Chinese nationals’ domination of the Vietnamese economy. This line of argument, however, is irrelevant. Even assuming that Hanoi’s allegations against the Hoa were correct, one could not right a wrong by another wrongful act. Additionally, the reprisals on the Chinese civilian sector during wartime or conflicts with the PRC were in themselves punishable war crimes.  The SRVN authorities might also contend that they simply did the Chinese nationals a favor because a majority, if not all, of the Hoa would like to escape from the “iron-curtained” country and seek freedom in democratic societies. Whatever the portion of truth in this line of self-preservation, the specific intent of liquidating the Chinese nationals was too apparent to ignore. In comparison to Pol Pot’s “yuon [Vietnamese] cleansing” policy, Hanoi’s export of the boat people was no less inhumane and cruel. The difference was simply a matter of pathos, not ethos. Hanoi’s acts should have been addressed as crimes, whether or not the perpetrators—i.e., the VCP Politburo and the SRVN authorities—were acting under color of law. Both the mens rea and actus reus for genocide existed. Both the Genocide Convention and the ICCPR do not provide any derogation in case of crimes of genocide.

 

Meanwhile, the massive detention of the SRVN civilians, especially religious practitioners, was committed "with intent to destroy, in whole or in part, a . . . religious group, as such," and entitled the SRVN to the category of genocide under Article II of the  Genocide Convention. Religious persecutions in Vietnam have been well documented. Hundreds of Vietnamese Buddhist monks, Catholic priests, Cao Dai and Hoa Hao dignitaries and laymen have been harassed, arrested, imprisoned or placed in house-arrest. Shortly after the collapse of South Viet-Nam, Hanoi ordered the dissolution of the United Buddhist General Association (UBGA) of Viet-Nam and required all Buddhist monks to join the party-controlled Central Buddhist General Association (CBGA) of Viet-Nam. Such well-known Buddhist monks as Thich Tri Quang, Thich Huyen Quang, Thich Thien Minh and Thich Quang Do were isolated, or detained and reeducated. Thich Thien Minh—the most influential monk who had been once accused by the South Vietnamese government as “pro-Communist” and sentenced to hard labor twice, when the Americans decided to return to the policy of promoting new Catholic leadership in South Viet-Nam in the late 1960s—died in a reeducation camp. Thich Tri Quang, the Buddhist leader once described by the international media as "the man who shakes America," has been isolated in a pagoda in Saigon for decades. Thich Huyen Quang, the new leader of the sanctioned UBGA, was placed under strict surveillance in Quang Ngai (Central Viet-Nam) and not allowed to visit even his home town of Hue. Thich Quang Do, the northern anti-Communist monk who had left for the South in 1954 after witnessing his mentor’s summary execution in the 1940s, was detained for his public protests of the government's anti-Buddhist policy and expatriated to the North.

Catholic priests and many Catholic adherents—the most dominant, organized and politicized religious group since the French occupation of Viet-Nam, despite its numerical minority, about seven percent of the whole population—did not fare better. They were forced to join the government-controlled Catholic Patriotic Association under the umbrella of the Fatherland Front. All Vatican appointments must be approved by the VCP religious authorities. The most controversial issue was the appointment of Nguyen Van Thuan—a nephew of former President Ngo Dinh Diem, also a founder of the Catholic-based Viet Nam Nhan Xa Cach Mang Dang (Vietnamese Humanist Social Revolutionary Party) in the 1960s [107]—to the office of Bishop of the Saigon diocese. After a long, bitter protest, Thuan finally fled to Roma, where he has been very active in bringing down the SRVN. Meanwhile, all anti-Communist priests were either detained, or put in house-arrest. Their properties were confiscated. Leaders of the Cao Dai and Hoa Hao suffered the same fate. Their religious rituals were banned or restricted. Furthermore, all religious groups faced difficulty in obtaining and publishing teaching materials, expanding training facilities, or the clergy. Religious organizations must obtain permission to hold training seminars, conventions, and celebrations outside the religious calendar, to build or remodel places of worship, to engage in charitable activities or operate religious schools, and to train, ordain, promote, or transfer clergy.[108]

107. For details, see Weekly Report No. 49, Bunker to the President, May 2, 1968; Lyndon B. Johnson Library (Austin), National Security File, Country File, Vietnam, 8B(3) [hereinafter, LBJ Library, NSF, Vietnam]. This party regrouped former members of Ngo Dinh Diem’s ruling party, the Can Lao Nhan Vi Cach Mang Dang (Workers’ Personalist Revolutionary Party), which had been dismembered since 1963.

108. See, e.g., U.S. Dep’t State, VIETNAM COUNTRY REPORT ON HUMAN RIGHTS PRACTICES FOR 1997, at 7 (1998) [hereinafter, VIETNAM COUNTRY REPORT 1997]. My information are based on various interviews with the Vietnamese religious leaders since 1975. I am especially grateful to Supreme Monks Thich Ho Giac and Thich Tam Chau for their revealing information.

 

The SRVN leaders might contend that its policy was justified by national security or an emergency situation—i.e., the aftermath of a prolonged war. There is no excuse for the crime of genocide, however. ICCPR Articles 4, 5 and 6 reiterate the obligations under Article V of the Genocide Convention that there is no immunity for genocide, and all contracting nations “undertake to enact . . . the necessary legislation to give effect to the provisions of the present Convention and, in particular, to provide effective penalties for persons guilty of genocide.”[109]

109. Genocide Convention, Art. V, supra note 102; ICCPR, Arts. 4, 5 and 6, supra note 15.

 

Hanoi might also argue that nearly all South Vietnamese religious leaders were politically oriented. The Cao Dai and Hoa Hao religious sects have been well-known for their anti-Communism since the 1940s, when  the French organized them into semi-autonomous armed units to fight Communists. The same reasoning may be alluded to the Catholics whose collaboration with the French colonialists could be dated as far back as the 1850s. Meanwhile, the southern Buddhists have also been politicized since 1963, and their uprisings in the summer of 1963 substantially contributed to the fall of the Catholic-based Ngo Dinh Diem regime. The political act exemption, however, is not available for genocide. H. Hannum’s comments on Pol Pot’s purge of the Cambodian Buddhist monkhood and the Cham nationals—that “the targeted destruction of religious and ethnical groups . . . is the kind of ‘odious scourge’ the Genocide Convention is intended to prohibit”[110]—can be applied in the case at hand.

110. H. Hannum, International Law and Cambodian Genocide: The Sounds of Silence, 11 HUMAN RIGHTS Q. 82 (1989).

 

Even if the VCP leaders may not be strictly accused of genocide per se, their policy constituted all of the following punishable acts: (a) Conspiracy to commit genocide; (b) Direct and public incitement to commit genocide; (c) Attempt to commit genocide; and (d) Complicity in genocide as dictated by Article III of the 1948 Genocide Convention.[111] All the SRVN officials, especially the military and police authorities, were liable. Also, it should be noted that the Statute of Limitations is not applicable in case of genocide.

111. Genocide Convention, Art. III, supra note 102.

 

b. War Crimes:

 

A universal consensus is that war crimes are violations of the laws or customs of war which include, but are not limited to, murder, ill-treatment of prisoners of war or of persons on the seas, killing of hostages, plunder of public or private property, wanton destruction of cities, towns, or villages, or devastation not justified by military necessity. Generally, the "grave breach" and any breach of any of the international humanitarian law, conventions relating to the laws of warfare, or any relevant protocol or convention that the committing state is a party constitute war crimes.[112]

112. For details, see Paust et al, INT’L CRIMINAL LAW, supra note 100, chapter 9 (1996). On August 21, 1996, Congress passed the War Crimes Act of 1996, 18 U.S.C. §2401, which criminalizing any "grave breach of the Geneva conventions" relating to the laws of warfare or any protocol to any such convention, to which the United States is a party.

 

The SRVN’s treatments of the American POWs and the South Vietnamese officers, public servants and civilians during and after the war, as mentioned earlier, are authentically classified as various war crimes. The SRVN egregiously ignored all major obligations of the POW Geneva Convention. It violated Articles 70 (prohibiting torture and killing of  POWs), 71 (prohibiting public display and humiliation of POWs), 122 (failure to report their names), and  125 (denial of the right to exchange letters or receive visits from international humanitarian agencies). It also violated Article 10 of the ICCPR. In brief, Hanoi disregarded the very purposes and spirit of the U.N. Charter, the UDHR, and customary humanitarian obligations. After the conclusion of the 1973 Paris Peace Accords, Hanoi continued to violate Article 118 of the 1949 POW Convention (i.e., prisoners of war shall be released and repatriated without delay after the cessation of active hostilities), and Article 8 of the 1973 Paris Peace Accords—which specifies that all parties have to return all military and civilian POWs within 60 days. Additionally, Hanoi did not honor their pledge to cooperate in resolving the fate of remaining MIAs and assist in retrieving the remains of the KIA/BNR. The VCP leaders, then, violated even the spirit of the whole 1973 Peace Treaty—they occupied South Viet-Nam by force in 1975, thus violating the principle of resolving the Vietnam war by peaceful solution. In so doing, they also failed the obligation of “peace-loving” dictated by Article 2(4) of the U.N. Charter.

The expulsion of the Chinese-Vietnamese, including women and children, confiscation of their properties,  and extortion of exit fees during the Sino-Vietnamese conflict, constituted other acts of war crimes (and genocide crimes  also). The reprisals on the Chinese civilians during the conflicts with the PRC were in themselves punishable war crimes. It is impossible to account the number of women being raped, or children and adults murdered along their tormenting sea routes to the neighboring countries. Ignoring the world opinion and concerns after the first wave of “boat people,” the SRVN continued to export the refugees until 1989. The VCP activities, in fact, satisfied the description of “persecutions on racial ground” listed in the IMT Charter.

 

c. Crimes Against Humanity (Dilicti Jus Gentium):

 

Although there is an overlap between Crimes Against Humanity and War Crimes, the former is much broader than the latter. There are two sets of Crimes Against Humanity. First, it includes but not limited to murder, extermination, enslavement, deportation, torture, rape, or other inhumane acts against any civilian population before or during a war. Second, it encompasses “persecutions on political, racial, or religious grounds in execution . . ., whether or not in violation of the domestic law of the country where perpetrated.”[113]

113. Art. II(1)(c)(1945) of the Control Council Law No. 10. It should be noted that Art. 6(c) of the Charter of the International Military Tribunal (Aug. 8, 1945) omitted the categories of “imprisonment, torture, rape”; 59 Stat. 1544, 1547, 82 U.N.T.S. 279, 288 [hereinafter, the IMT Charter].

 

The mass exodus of the Chinese-Vietnamese occurred in 1978-1979, when the PRC and the SRVN were involved in a border and strategic conflicts. The SRVN leaders, for whatever reasons, forced a substantial part of the Chinese Vietnamese to depart from the country. This act was properly confined to the categories listed in Article 6(c) of the Charter of the International Military Tribunal in Nuremburg and Article 5(c) of the Charter of the International Military Tribunal in Tokyo. The Chinese nationals in Viet-Nam formed a civilian group, ethnically distinguishable from the majority of the Vietnamese. Their expulsion via the small boats into the open seas was itself an inhumane act—these boat people could be victimized of any imaginable sufferings. It is impossible to account the number of women being raped, or children and adults murdered on the threshold of “freedom.” Long after reports of the sufferings of the boat people were publicized, the VCP leaders continued to export the Hoa refugees. The VCP policy thus constituted not only “inhumane acts,” but also amounted to “persecutions on racial ground” as listed in the IMT Charter.

The same may be asserted regarding the situations of the religious monks, priests, and sect leaders. The VCP religious policy amounted to “persecutions on religious grounds.”

 

d. Politicide (Crimes Against Political Groups):

 

Professor Jordan Paust advances the following observation about Politicide:

 “[It is] a new international instrument to further sanctify criminal proscription and to provide additional guidance concerning the contours of present prohibitions. . . . Politicide, as a useful rallying term, can encompass more odious forms of aggression against authority, the crime against self-determination, the crime of political oppression, and so forth, while providing a logically related focus on supplementation of the Genocide Convention.”[114]

114. See Jordan J.  Paust, Aggression Against Authority: The Crime of Oppression, Politicide and Other Crimes Against Human Rights, 18 CASE W. RES. J. INT’L L. 283 (1986); cited in Paut et al., INT’L CRIMINAL LAW, supra note 100, at 960-965, 1086-1088 (1996); See also In re Extradition of Demjanjuk, 612  F.Supp. 544, 555, n11 (N.D. Ohio, 1985).

 

Generally speaking, politicide has been a common crime in the third world countries, where the golden rule is "the winner becomes King; the losers, bandits." This habit of liquidating groups of political dissents has been quite well-entrenched in Vietnamese history. Between 1975 and 1979, the SRVN worked hard on the feudalists, counterrevolutionaries and reactionaries, Chinese and Cambodian agents and spies, and the alleged CIA agents (xia). When those subjects were exhausted, the VCP leaders turned upon the southern “Viet Cong” and its own cadres. Conflict with the PRC prompted full-scale purges aimed at all party leaders, local official, military officers, and citizens supposedly associated with the Chinese (as in cases of Hoang Van Hoan, former Ambassador to China, and General Chu Van Tan, former Commander of the Northeast Autonomous Military Zone) and political "opposition."[115] Friends and family members of the accused were instantly guilty by association, and children were encouraged to denounce their parents. The intensified repression that followed was justified on the ground that the revolution was at all times in jeopardy of sabotage by counter-revolutionary forces. The massive detention of South Vietnamese civilians—including though not limited to Vu Hong Khanh, a leader of the Vietnamese Nationalist Party (Viet Nam Quoc Dan Dang or VNQDD) since the 1930s, and members of other political parties—and the persecutions of the two pseudo-political, religious Cao Dai and Hoa Hao sects constituted the SRVN’s Politicide offenses.  Dozens of thousands of South Vietnamese political activists, it should be noted, were liquidated by the SRVN authorities. Many individuals were punished simply because of their alleged “counter-revolutionary thoughts.” These summary oppressions may escape the strict definition of genocide or war crimes, but can be encompassed in the category of politicide.

115. Hoang Van Hoan was one of Ho Chi Minh’s close associates in the 1940s and 1950s. General Chu Van Tan, of Tay origin, was one of the first Communist guerrilla commanders during World War II. In 1979, Hoan escaped to Bangkok and spent his last years in Beijing, publicly challenging Le Duan’s rule. See, e.g., Hoang Van Hoan, SU THUC VE TINH HUU NGHI CHIEN DAU VIET TRUNG KHONG THE XUYEN TAC [THE TRUTH ABOUT THE SINO-VIETNAMESE FIGHTING FRIENDSHIP CANNOT BE DISTORTED] (Beijing 1979). Chu Van Tan was put in house arrest until his death.

 

e. Crimes Against Human Rights:

 

The U.N. Charter of June 26, 1945 is the foundation of modern human rights. In its Preamble, the contracting nations “reaffirm faith in human rights, in the dignity and worth of the human person, in the equal rights of men and women and of nations large and small.” Article 1(3) encourages “international cooperation in solving international problems of an economic, social, cultural, or humanitarian character, and in promoting and encouraging respect for human rights and for fundamental freedoms for all without distinction as to race, sex, language, or religion.” Article 55(c) encourages “universal respect for, and observance of, human rights and fundamental freedoms for all without distinction to race, sex, language or religion.” Article 56 indicates that “All Members pledge themselves to take joint and separate action in co-operation with the Organization for the achievement of the purposes set forth in Article 55,”[116] which creates a duty to respect and ensure respect for human rights.

116. U.N. Charter, supra note 16.

 

Another foundation of Human Rights is the Universal Declaration of Human Rights of Dec 10, 1948. In its Preamble, the General Assembly proclaims:

 

This Universal Declaration of Human Rights as a common standard of achievement for all peoples and all nations, to the end that every individual and every organ of society, keeping this Declaration constantly in mind, shall strive by teaching and education to promote respect for these rights and freedoms and by progressive measures, national and international, to secure their universal and effective recognition and observance, both among the peoples of Member States themselves and among the peoples of territories under their jurisdiction.[117]

117. G.A. Res. 217 (III), U.N. Doc. A/810, at 71 (1948).

 

Article 1 of the UDHR proclaims that, “All human beings are born free and equal in dignity and rights. They are endowed with reason and conscience and should act towards one another in a spirit of brotherhood.” Article 3 of the UHDR adds: “Everyone has the right to life, liberty and the security of person.”[118]

118. Id.

 

Another pillar of Human Rights is the International Covenant on Civil and Political Rights of December 19, 1966. Article 26 of the ICCPR recognizes that “the law shall prohibit any discrimination on any ground such as race, colour, sex, language, religion, political or other opinion, national or social origin, property, birth or other status.” Article 1(1) emphasizes the concept of individual self-determination, but not that of state.[119]

119. ICCPR, supra note 15.

 

Section 702(g) of the Restatement (Third) of Foreign Relations Law of the United States also lists “a consistent patterns of gross violations of internationally recognized human rights” as a violation of the Customary International law.[120]

120. Restatement, 3d, §702, supra note 104. For an instructive account on this matter, see Jordan J. Paust, INTERNATIONAL LAW AS LAW OF THE UNITED STATES, chap. 5 (1996).

 

1. Extrajudicial Killings:

 Extrajudicial killing is defined as a deliberate killing not authorized by a previous judgment pronounced by a regularly constituted court affording all the judicial guarantees which are recognized as indispensable by civilized people.[121] Although it may be argued that the SRVN authorities did not directly commit extrajudicial killings, their prolonged arbitrary detention of hundreds of thousands South Vietnamese civilians and officers proximately caused thousands of extrajudicial killings in the reeducation camps or prisons, and numerous unresolved disappearance of prisoners.[122]

121. Torture Victim Protection Act (TVPA) of, § 3(a), 106 Stat. 73 (1991) [hereinafter, TVPA (1991)]. This is a criminal code (not civil one as ATCA), establishing a civil action for recovery of damages from an individual who engages in torture or extrajudicial killing.

122. For details, see  Vietnam Human Rights Practice, 1992; DOS Dispatch, Mar. 1993.

 

2. Torture:

Torture is defined as "any act by which severe pain and suffering, whether physical or mental, is intentionally inflicted by or at the instigation of a public official on a person for such purpose as  obtaining from that individual or a third person information or a confession,  punishing that individual, intimidating or coercing him or other persons."[123] Article 13 of the  ICCPR proclaims that "no one shall be subjected to torture."[124] It constitutes basic principles of international law; prohibiting any state from permitting the dastardly and totally inhuman act of torture.[125] The Convention Against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment of December 10, 1984 also outlaws any form of torture.[126] Section 702(d) of the Restatement (Third) of Foreign Relations Law of the United States, lists “torture or other cruel, inhuman, or degrading treatment or punishment” as a violation of customary Human Rights. The landmark case law is Filartiga v. Pena-Irala,  holding that torture is a violation of the law of nations and can be redressed in U.S. courts (i.e., allowing federal courts to hear civil claims by non-citizens alleging acts committed in violation of the law of the nations or a treaty of the United States when the wrongdoer can be found in the United States).[127]

123. TVPA (1991), § 3(b), supra  note 121.

124. ICCPR (1966), supra note 15.

125. GA Res. 3452.

126. The U.S. Senate advised and consented, with reservations, on Oct. 29, 1990.

127. See Filartiga v. Pena-Irala, 630 F.2d 876 (U.S. Ct of App., 2nd Cir. 1980); Filartiga v. Pena-Irala, 577 F.Supp. 860 (E.D.N.Y. 1984). Also see,  Torel-Oren v. Libyan Arab Republic, 726 F.2d 774, 781, 819-820 (D.C. Cir. 1984) (torture is violation of customary international law; the proscription of official torture [is] a principle that is embodied in numerous international conventions and declarations, that is ‘clear and unambiguous’…); Forti v. Suarez-Mason, 672 F. Supp. 1531, 1541 (N.D. Cal. 1987) (prohibition against official torture is “universal, obligatory, and definable”). Also see Xuncax v. Gramajo, 886 F. Supp. 162 (D. Mass. 1995); Hilao v. Marcos (In re Estate of Ferdinand E. Marcos Human Rights Litigation), 25 F.3d 1467 (9th Cir. 1994), cert. denied, 115 S. Ct. 934 (1995); Hilao v. Estate of Ferdinand Marcos (In re Estate of Ferdinand E. Marcos Human Rights Litigation),  94 F.3d 539 (1996) (recognized state sovereignty immunity in torture cases); Hilao v. Estate of Ferdinand Marcos, 103 F.3d 767 (1996) (rejected former head of state’s immunity in torture cases and human rights abuses).

 

Although the SRVN’s laws prohibited physical abuse and conditions of the re-education camps have improved since 1989, there have been continued credible reports of police brutalities during interrogation of suspects and the severity of conditions to those confined in prisons. These reports indicated that beatings and ill-treatments were still a common practice and a means of punishment in prisons, despite legal safeguards. In general, detainees faced substantial malnutrition, poor or non-existent medical care, and severe and often arbitrary punishment for minor infractions of camp rules.[128]

128. U.S. Department of State, HUMAN RIGHTS COUNTRY REPORT, 1993.

 

3. Arbitrary Detention:

 

Article 9 of the 1966 International Covenant (ICCPR) provides in part:

 

“Everyone has the right to liberty and security of person. No one shall be subjected to arbitrary arrest or detention. No one shall be deprived of his liberty except on such grounds and in accordance with such procedure as are established by law.”[129]

129. ICCPR (1966), supra note 121.

 

Detention is arbitrary “if it is not pursuant to law; it may be arbitrary also if it is incompatible with the principles of justice or with the dignity of the human person.”[130] Detention is arbitrary if “it is not accompanied by notice of charges; if the person detained is not given early opportunity to communicate with family or to consul counsel; or is not brought to trial within a reasonable time.”[131] Applying these principles, one district court has held that individuals imprisoned for years without being charged were arbitrarily detained.[132] A number of courts have also recognized the international norm against arbitrary arrest and detention.[133]

130. Rest,3d, of Foreign Relations § 702, comm. h (1987), supra note 104.

131. Id.

132. See Forti,  672 F. Supp. at 1541. See also Fernandez-Roque v. Smith, 622 F. Supp. 887, 903 (D.C. Ga. 1985) (indefinite detention without periodic hearings violates international law).

133. De Sanchez v. Banco Central de Nicaragua, 770 F.2d 1385, 1397 (5th Cir. 1985); Xuncax, 886 F. Supp. at 185; Forti, 672 F. Supp. at 1541.

 

As a police state—or, more precisely, a socialist totalitarian state—the SRVN’s acts of arbitrary arrest and detention have been the rule than exception. The massive detention of the South Vietnamese in 1975 was an example. Domestic courts, according to various credible testimonies, were no more than theatrical shows of justice. Rights to due process allocated by Article 14 of the ICCPR have been no more than theaterical.

 

4. Rape:

 

Rape is expressly prohibited in Article 27 of the Geneva Convention Relative to the Protection of Civilian Persons in Time of War of August 12, 1949, a prohibition based on customary international law.[134] It is implicitly prohibited in common Article 3. It has been punished as a war crime under the U.S. Lieber Code (1863),[135] and was cited on the List of War Crimes prepared for the Paris Conference in 1919.[136] It has also been punished as Crime Against Humanity.[137] Even rape or sexual offenses on an aircraft (or vessel) is punishable by the U.S. law.[138] Rape can be punishable as a Crime Against Human Rights under Articles 1 and 26 of the Convention Against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment of December 10, 1984.[139]

134. Geneva Convention Relative to the Protection of Civilian Persons in Time of War, signed on Aug. 12, 1949; 75 U.N.T.S. 287, 6 U.S.T. 3516, T.I.A.S. No. 3365; Paust et al., INT’L CRIMINAL LAW, supra note 100, at 1014 (1996).

135. Id., at 1011 (1996).

136. Id., at 24 (1996).

137. The Prosecutor of the Tribunal v. Radovan Karadzic, Ratko Mladic, Indictment: The International Criminal Tribunal Tribunal for the former Yugoslavia (July 24, 1995); Id., at 64-65, 761; Report of the Secretary General Pursuant to Paragraph 2 of Security Council Resolution 808 (1993), UN. Doc S/25704 (May 3, 1993), Id., at 1075-1080 (1996).

138. United States v. Georgescu, 723 F. Supp. 912 (E.D.N.Y. 1989); Paust et al, INT’L CRIMINAL LAW, supra note 100, at 158 (1996).

139. 39 U.N. GAOR, Supp. No. 51, at 197, U.N. Doc. A/39/51; Paust et al., INT’L CRIMINAL LAW, supra note 100, at 1115-1119 (1996). Also see Kadic v. Karadzic, 70 F.3d 232 (2d Cir. 1995) (upholding jurisdiction over ATA claim against individuals for alleged violations of law of nations involving genocide, war crimes, and violations of humanitarian law, and rejecting forum non conveniens defense in suit against individual alien).

 

Although  there has been so far no allegation concerning the SRVN ‘s rape crime, accounts are abundant about the rapes of the Vietnamese “boat people” on the open seas, remote islands or even in transit camps.[140] The SRVN leaders are jointly and severally liable for these crimes because their policy of exporting refugees was implementing during or after the Sino-Vietnamese conflicts. Their expulsion of the boat people was carried out despite the fact that they foresaw all kinds of dangers and degradation which would have not happened to the victims in the open seas but for their crimes. The intentional export of these refugees, whether for economic gains, ethnical hatred,  or political and ideological motives, proximately caused the rape incidents.

140. See, for instance, “Anti-Piracy in Southeast Asia,” in Paut et al., INT’L CRIMINAL LAW, supra note 100, at 1238-1239 (1996). According to the U.S. State Department source, in 1982, the UNHCR had to operate an anti-piracy program under the auspices of the Royal Thai Government. Even so, the annual attack rate for boats arriving in South Thailand was still very high: 80% of the arriving boats were attacked by pirates in 1981, 69% in 1982, 71% in 1983, 64% in 1984, 58% in 1985. During the first 9 months of 1986, 35 out of 80 refugee boats were pirated (44%). In the same period, Thai authorities arrested 36 suspects in 13 cases, more than in the previous three years combined. Id., at 1239. Worse, even girls at the ages of twelve and thirteen were also victimized.

 

5. Looting and Destruction of Property:

 

Article 17 of the UDHR confirms both the right to own property and the protection of such right, mandating that “No one shall be arbitrarily deprived of his property without just compensation.” The same rights are reaffirmed in the International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights of December 19, 1966.[141] The SRVN authorities egregiously violated this article by nationalizing all private businesses and some residential properties without any compensation. According to an authentic account, in Saigon alone the Communist authorities nationalized 230 private properties, 400 industrial plants, and 14,000 artisan properties between 1975 and 1976, and the total value of expropriated properties amounted to 19 billion dong (piasters) of 1970 exchange rate (equivalent to $US19 billion).[142] Nearly all homesteads of former South Vietnamese officers and government officials were also expropriated during their prolonged detention. Their families were forced to move out of their residence with very little or without compensation. In Saigon alone, over 400,000 inhabitants were forced to return to the countryside, whereas 285,000 being sent to the New Economic Zones (NEZ). Due to horrible conditions in those NEZs, only one-third of the relocated city-dwellers stayed and about 150,000 came back to Saigon without a legal residence.[143]

141. See, e.g., Arts. 1(2), 2(2), 4, 5, International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights of December 19, 1966, entered into force on Jan. 3, 1976; 999 U.N.T.S. 3.

142. Nguyen Van Linh, 10 YEARS, supra note  89, at 68, 88 (1986).

143. Id., at 165. See also Nhan Dan, June 26, 1987 about the deplorable living conditions of the NEZ settlers.

 

6. Racial Discrimination:

Article 2 of the UDHR proclaims that  “Everyone is entitled to all the rights and freedom set forth in this Declaration, without distinction of any kind, such as race, colour, sex, language, religion, political and other opinion, national or social origin, property, birth or other status.” Article 7 of the UDHR mandates: “All are entitled to equal protection against any discrimination in violation of this Declaration and against any incitement to such discrimination.”[144]

144. G.A. Res. 217 (III) A, 2 U.N. GAOR (183d plen. mtg.) at 71 (1948); Jordan J. Paust, INTERNATIONAL LAW AS LAW OF THE UNITED STATES, at 313 (1996).

 

Article 6 of the Agreement and Charter Establishing the Nuremberg War Crimes Tribunal (1946), it should be repeated, condemned and punished "persecution on political, racial, or religious grounds," regardless of whether the offenders acted as "individuals or as members of organizations."[145] Article 20 of the ICCPR calls for the banning of advocacy or war propaganda indicating racial or religious hatred or violence.[146] Racial discrimination is also denounced by the 1966 International Convention on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination.[147]

145. IMT Charter, supra note 113.

146. ICCPR (1966), supra note 15. Also see GA General comment 11/19, 38 U.N. GAOR Supp. (No. 40), Annex VI, at 109, U.N. Doc. A/38/40 (1983).

147. RACIAL DISCRIMINATION CONVENTION (1966), supra note 53.

 

The SRVN leaders in particular and the Vietnamese people in general are under a perennial constant fear of the Chinese southward hegemony. The discovery of oil and gas in the South Sea has intensified this  fear as both the PRC and Taiwan have forwarded their claims on sea territories, spreading as far as the whole Spratleys archipelago. In the heat of the Sino-Vietnamese conflicts, the SRVN leaders alleged that some ethnic Chinese in Viet-Nam are "soldiers" in disguise (fifth column). Moreover, the Chinese dominated all economic activities in the South and the myths of Chinese tycons and Mafia-like organizations—supported by the Hongkong-produced, popular videos regarding the Chinese underground world and gangsters in Shanghai, Hongkong and Canton—were widespread. Additionally, during the campaigns of “socialist transition,” the Chinese businessmen strongly resisted and even waged some economic measures against the VCP authorities. All of these factors led the SRVN leaders to “resolve” the Chinese problem, by expelling the ethnic Chinese group between 1975 and 1979. These atrocities factually reduced by half the number of Chinese nationals from over one million in South Vietnam before 1975.

Racial discrimination acts were also waged against the Tay and Nung ethnic groups in the North, and the E-de (Rhade) in Central Viet-Nam. The Tay and Nung are historically connected with some related ethnic tribes in south China. The E-de, better known as montagnards (mountain people) in the Central Highlands, especially in the provinces of Ban-me-thuot and Pleiku, have created an autonomous movement since the 1960s, under the umbrella of United Front for the Liberation of the Oppressed Races (FULRO).[148]

148. For further details, see Douglas Pike (ed), THE BUNKER PAPERS: REPORTS TO THE PRESIDENT FROM VIETNAM, 1967-1973, at 5, 65, 77, 103, 535, 544, 656, 658, 769 (1990).

 



Giới Thiệu Tác Giả Nguyên Vũ


Tiến Sĩ Vũ Ngự Chiêu
(ảnh của PBase.com)

                                               

Chính Đạo là một trong hai  bút danh của  Vũ Ngự Chiêu. Bút danh kia là Nguyên Vũ, rất nổi tiếng ở Miền Nam trước năm 1975.  Trước 1975, Vũ Ngự Chiêu phục vụ trong binh chủng Pháo Binh Dù, QLVNCH, và đă có hơn 20 tác phẩm xuất bản. Sau khi ra hải ngoại, ông vừa tiếp tục cầm bút vừa đeo đuổi việc học. Tốt nghiệp Tiến Sĩ Sử tại Đại Học Wisconsin-Madison năm 1984, sau khi cùng gia đ́nh di chuyển về Houston, ông là Giám Đốc nhà xuất bản Văn Hóa và tốt nghiệp Tiến Sĩ Luật tại Đại Học Houston năm 1999.  

    Những tác phẩm của Vũ Ngự Chiêu xuất hiện trước năm 1975 dưới bút danh Nguyên Vũ gồm có  Đời Pháo Thủ (bút kư), Những Cái Chết Vô Danh (tập truyện), Trở Về Từ Cơi Chết (truyện), Ṿng Tay Lửa (trường thiên), Thềm Địa Ngục (truyện), Đêm Hưu Chiến (truyện), Sau Bảy Năm Ở Lính (bút kư), Đêm Da Vàng (trường thiên), v.v.  Tại hải ngoại, Vũ Ngự Chiêu đă in thêm các tập Xuân buồn thảm: Cuộc Sụp Đổ của Nam Việt Nam (bút kư), Trận Chiến Chưa Tàn (truyện), Giặc Cờ Đỏ (trường thiên), cùng hai tâm bút Paris: Xuân 1996, và Ngàn Năm Soi Mặt.  

    Về nghiên cứu sử học, ông đă in ba tác phẩm bằng tiếng Anh dưới tên thực, và 10 biên khảo bằng Việt ngữ với bút danh Chính Đạo. Biên khảo duy nhất bằng Việt ngữ kư tên thực của ông là bộ Các Vua Cuối Nhà Nguyễn, 1883-1945, gồm ba tập. Những tác phẩm kư tên Chính Đạo thường được viết cho độc giả không chuyên môn, dễ đọc hơn, không quá khô khan như các biên khảo đúng yêu sách bác học.  

   Ông vừa xuất bản tác phẩm mới nhất với tựa đề Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng, 1945-1975, tập I, gồm 5 phần: Sơ lược tiểu sử Tổng thống Jean Baptiste Ngô Đ́nh Diệm (1897-1963); Từ Điện Biên Phủ tới Geneva; Cuộc truất phế Bảo Đại; Mùa Phật Đản đẫm máu (1963); và “Phiến Cộng” trong Dinh Gia Long.  

    Sau năm 1975 ở hải ngoại, có những ḍng thác ngụy tạo ngụy biện nhằm vặn méo sử kiện để chạy tội và biện minh cho sự vô minh của ḿnh, Vũ Ngự Chiêu đă dần dần xuất hiện như  một nhà sử học khai sáng và can trường. Giá trị tinh thần của người trí thức không chỉ là tôn trọng sự thật mà c̣n nói lên sự thật và chấp nhận hậu quả của quyết định can trường đó. Đó là một sự đổi đời tâm linh có ư nghĩa đă h́nh thành nơi Vũ Ngự Chiêu. Huyền thoại và huyễn mị lịch sử đă làm cho người Việt xa nhau, chỉ có sự thật mới làm cho người Việt gần lại với nhau, trong t́nh dân tộc, nghĩa đồng bào. Những tác phẩm mới của Vũ Ngự Chiêu là một đóng góp sáng giá và có ư nghĩa trong chiều hướng đó.   


Trích Từ : http://www.chuyenluan.net







Nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang: Khai Hưng Trần Khánh Giư
www.vietnamvanhien.net
Email: thuky@vietnamvanhien.org

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc
.Thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống Văn Hiến hầu phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" của Việt tộc.



Trở lên đầu trang

Trở Lại Trang Mặt