Năm Thứ 4888
www.vietnamvanhien.org
 www.vietnamvanhien.net


Liên Hệ Việt Nam Và Pháp Trước 1858
(Phần 1)



  Tiến Sĩ Vũ Ngự Chiêu
(ảnh của PBase.com)

 Thứ Ba, Ngày 25 tháng 11-2008


Dẫn Nhập:


 Hạnh phúc biết bao cho một người không có quá khứ, hay một dân tộc không có lịch sử–nhiều người quan niệm như thế. Nhưng con người, mỗi người trong chúng ta, đều có quá khứ, vui, buồn hay buồn vui trộn lẫn. Một dân tộc luôn luôn có lịch sử, vinh quang, tủi buồn, hay vinh nhục đủ mùi vị. Quá khứ luôn luôn là tấm gương cho mỗi người tự sửa ḿnh, rút cho ḿnh một kinh nghiệm sống, chuẩn bị cải thiện tương lai. Lịch sử một quốc gia, nếu được ghi chép trung thực, là kho tàng kinh nghiệm cho việc ích quốc, lợi dân, và phát huy t́nh nhân loại cho một thế giới đáng sống hơn.

Việt Nam không phải là một đại cường, nhưng cũng chẳng là một tiểu quốc. Với lănh thổ trên 300,000 cây số vuông, cùng ư chí và quyết tâm giữ vững nền độc lập của trên 80 triệu quốc dân, Việt Nam đă sinh tồn tới thế kỷ XXI, tự thiết lập vị thế riêng biệt không chỉ ở vùng châu Á-Thái b́nh dương, mà c̣n giương danh khắp thế giới. Tuy nhiên, người chép sử–đại đa số là sử quan hay sử công của chế độ, mà chưa phải sử gia, với huấn luyện chuyên biệt–thường chỉ nỗ lực uốn nắn các sử kiện vào khuôn thước quốc thống và chính thống của các chế độ cầm quyền, như thứ tài liệu huấn luyện giai tầng cai trị và trung gian. Sử quan và sử công thường im lặng, hoặc tảng lờ những dữ kiện đi ngược lại hoặc không phục vụ mục tiêu chính trị giai đoạn của chế độ. Và, nếu cần, ngạo mạn đánh giá các tác nhân lịch sử như anh hùng hay gian ngụy theo đúng luật "được làm vua, thua làm giặc." Sử văn c̣n bị biến thành một thứ tài liệu tuyên truyền, đủ màu sắc ư thức hệ và tôn giáo. Sự thực sử học bị phủ khuất dần. Hậu thế nh́n vào quá khứ chỉ thấy những rừng rậm nhá nhem đủ loại bóng tối, cây cổ thụ bị giây leo chằng chịt vây phủ. Ba mươi hai năm sau ngày Sài G̣n thất thủ, chẳng hạn, c̣n bao người biết rằng h́nh ảnh chiếc xe tăng Bắc quân húc vào cánh cổng Dinh Độc Lập (đang được trưng bày tại nội viên dinh Thống Nhất hiện nay) là kết quả của một màn đạo diễn phim tuyên truyền? (Một sử gia Việt Nam, xin tạm dấu tên, đă cho tác giả biết chi tiết này) Có soạn giả kết thúc biên khảo về cái chết của anh em Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm (1897-1963) bằng cách kêu gọi độc giả hùng hồn hô to "Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng thống, Ngô Tổng thống, Ngô Tổng thống muôn năm;"tảng lờ việc các Tướng tá Việt Nam Cộng Ḥa, trước hành động bội phản của họ Ngô, và v́ đă chán ngấy lời xướng tụng "muôn năm," quyết định sửa lại thành "muốn nằm" sáng ngày 2/11/1963. Nói chi những thứ gọi là "sứ mệnh khai hóa" hay "gánh nặng của người da trắng" trong các thế kỷ XIX-XX–cùng giai tầng trung gian bản xứ–được tô lục, chuốt hồng trong khối văn sử Tây phương và thuộc địa. Và, xa hơn nữa, là khối cổ sử của người Việt và người Hoa, đă và đang bị xách nhiễu bởi mặc cảm tự tôn hoặc tự ti, cùng những vách đá dựng đứng, tối tăm lạnh lẽo của những nhà tù ư thức hệ dân tộc chủ nghĩa và "thánh giáo"–với những hoang tưởng về "rồng vàng," những giấc mơ điềm mộng về danh vọng tương lai, hay những lời sỉ nhục nặng nề như giống người "lúc đứng hai ngón chân cái chạm vào nhau," giống "tinh tinh" ở đất Cửu Chân, và chỗ tận cùng của văn hóa, nơi "mặt trời mọc ở phương Nam."

Song song và dưới ảnh hưởng của các kỹ thuật bẻ cong hoặc nhất thống lịch sử trên là vấn đề tư liệu, hoặc thiếu sử liệu khả tín. Cho tới đầu thế kỷ XXI, chẳng hạn, vấn đề tư liệu c̣n nổi cộm. Không chỉ giới hạn trong giai đoạn tiền sử, cổ sử mà ngay cả giai đoạn lập quốc vào thế kỷ IX-X, hay giai đoạn phong kiến Trung cổ. Biết bao giấy mực đă hao tốn v́ những chữ "Lạc" với "Hùng" trong nỗ lực đi t́m nguồn gốc dân tộc và thời kỳ dựng nước–những nỗ lực vô vọng, hoang phí, trong những cuộc tranh luận "sẩm sờ voi." Hay, h́nh ảnh một xă hội Đại Cồ Việt ở thời khai sinh như một quốc gia độc lập, tự chủ vào thế kỷ thứ IX và thứ X. Hành động mọi rợ văn hóa [cultural barbarism] của nhà Minh khi tịch thu, phá hủy các tư liệu của Đại Việt trong giai đoạn 1407-1427 khiến vấn đề tư liệu sử học càng thêm nổi cộm, đưa đến những truyền thuyết "100 trứng, trăm con" trong các bộ quốc sử "định hướng Khổng Giáo." Thời kỳ cận đại và hiện đại cũng chẳng khiến khích lệ trước những tội ác văn hóa quen thuộc của các giới chức cầm quyền–như tịch thu, thiêu đốt văn hóa phẩm của phe bại trận, gạn lọc và thiêu hủy một số tư liệu văn khố, phổ biến những ngụy thư cùng tin tức truyền khẩu (kiểu, Việt Nam có bốn anh hùng, Tường gian, Viêm láo, Khiêm khùng, Thuyết ngu; hay Petrus Key, một chủng sinh tại Penang bỏ tu đi làm thông ngôn cho quân viễn chinh Pháp, là một "thiên tài, thông thạo 26 thứ tiếng," kể cả những ngôn ngữ chưa bao giờ được huấn luyện, và cũng chẳng có người bản xứ nào giúp học nhái theo). Bởi thế, mới chỉ có những nỗ lực đơn lẻ, cá nhân hoặc một nhóm các chuyên viên, bỏ công sức đời ḿnh t́m đọc các kho tài liệu văn khố rải rác năm châu–trong sự hờ hững của đám đông, đố kị và thù nghịch của một số thế lực và chính quyền. Đó là chưa kể những tṛ trộm cắp tim óc của những người nghiên cứu chuyên nghiệp để giải đáp những "bí ẩn lịch sử" với giọng điệu ngụy biện của những khối óc tù túng trong sự ngu dốt sặc sỡ và điêu ngoa hào nhoáng.

Các kho tài liệu văn khố thế giới liên quan đến Việt Nam cũng chưa hoàn toàn mở rộng. Ngoài ra, c̣n sự hạn chế về phương tiện du khảo cùng qui tắc của một số văn khố quốc gia. Văn khố Đảng Cộng Sản Trung Hoa và Liên Sô Nga là vài thí dụ cụ thể. Tại Việt Nam, chỉ một số nhà nghiên cứu ngoại quốc được phép làm việc tại ba Trung tâm Lưu trữ Quốc Gia ở Hà Nội và Sài G̣n. Thủ tục xin tham khảo hay làm phóng ảnh cũng rất khe khắt và tốn thời gian. Đó là chưa nói đến khả năng ngoại ngữ cần thiết về chữ Hán và chữ Nôm để nghiên cứu các kho tài liệu Nguyễn Triều Châu Bản.

Ở lần tái bản thứ nhất này–nhờ được vài học bổng nghiên cứu tại các văn khố và thư viện Việt Nam, thu thập thêm sử liệu mới, phỏng vấn quí ông Vũ Đ́nh Hoè, Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng cùng rất nhiều vị khác từ Bắc chí Nam, cũng như tham quan các địa danh miền Bắc mà tác giả chỉ giữ được những ấn tượng thiếu niên rất mơ hồ–chúng tôi tu chỉnh lại một số chi tiết kỹ thuật trong ấn bản 1999-2000, đặc biệt là giai đoạn trước 1883, và thập niên 1930, nhờ sự phát hiện một số tư liệu mới.

Chúng tôi cũng may mắn được sự trợ giúp nhiệt t́nh của một số chuyên viên, học giả trong nước suốt thời gian du khảo năm 2004-2005 cũng như giai đoạn hậu du khảo. Xin ghi nhận sự ân cần của quí vị Hiệu trưởng cùng nhân viên Đại học Khoa Học & Xă Hội Nhân Văn thành phố Hồ Chí Minh, quí vị Giám đốc và nhân viên các trung tâm lưu trữ Quốc gia, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, và Ban học bổng Fulbright Ṭa Đại sứ Mỹ tại Việt Nam.

Houston, 4/8/2007

Vũ Ngự Chiêu

 

Việc Pháp đánh chiếm và "bảo hộ" Việt Nam hay Đại Nam từ 1858 tới 1945 có nguyên động lực chính là phong trào "thực dân" [colonialism] đương thời. Phong trào "ăn dân" này có nhiều nguyên do, nhưng căn bản là nhu cầu thương mại/kinh tế và sự đột tiến về khoa học/kỹ thuật của Tây phương. Tuy nhiên, nó thường được ngụy trang dưới những chiêu bài như "khai hoá" hay "gánh nặng của người da trắng."(1)

Trường hợp Đại Nam, người Pháp đă che dấu tham vọng vật chất của họ bằng sứ mệnh Phúc âm hoá và Pháp hoá những sắc dân "bán khai." Dẫu vậy, những yếu tố nội tại của Đại Nam, từ chính trị qua quân sự, văn hoá, kinh tế, xă hội dưới bốn triều vua Nguyễn đầu tiên ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch xâm lăng của Pháp. Chính sách tự cô lập ngoại giao [self-isolationism] với các nước Âu Châu, và bách hại đạo Ki-tô từ triều Minh Mạng (1820-1841) tới Tự Đức (1848-1883),(2) đă tạo cơ hội cho Pháp phái chiến hạm và binh đội sang Đông Dương thị uy, rồi bốn thập niên sau xây dựng nên một lănh thổ Pháp quốc hải ngoại "giàu có nhất" ở Á Châu.

Khởi đầu từ năm 1858 dưới triều Louis Napoléon, tức Napoléon III (1852-1871),(3) phần v́ địa thế xa xôi, phương tiện giao thông chậm chạp, phần v́ những biến đổi chính trị, quân sự và kinh tế tại Pháp cũng như Đại Nam, người Pháp cần tới một phần tư thế kỷ mới đặt xong nền Bảo hộ.

I. VIÊT NAM TRONG TIẾN TR̀NH TOÀN CẦU HÓA:

Trước năm 1858, Pháp và Việt Nam đă có quan hệ khá sâu đậm và phức tạp. Quan hệ đa phương này, giữa hai quốc gia cách nhau gần nửa ṿng địa cầu, nẩy nở và đan kết qua ba phong trào đặc thù của thời Trung Cổ: thám hiểm và khai phá những vùng đất xa lạ bên ngoài Âu châu và vùng lân cận; đánh chiếm những vùng đất khác chủng tộc và văn hóa cho những lợi nhuận vật chất; và, truyền bá đạo Ki-tô. Trên cơ bản, động lực chính do bản năng loài người, ở giai đoạn luật kẻ mạnh thống trị. Những xă hội cổ thời ở lục địa Á Châu chẳng xa lạ ǵ với kinh nghiệm cá lớn nuốt cá bé này. Tuy nhiên, phong trào thực dân Âu Châu từ thế kỷ XV đă bộc phát với cường độ và biên độ mà Việt Nam và các nước lân bang Á Châu chưa bao giờ đối diện. Nó thách thức và đe dọa hủy diệt mọi hệ thống giá trị xă hội, văn hóa, chính trị và kinh tế hiện hữu. Ngay đến hệ thống ngoại giao "thông hiếu," "định hướng Khổng giáo," qui tâm về Yên Kinh cũng bị sụp đổ. Ngắn và gọn, nó là sự áp đặt bằng sức mạnh họng súng, những hệ thống giá trị và trật tự xă hội của người Tây phương.

A. "TRUNG QUỐC MIỀN NAM":

Những người có dịp viếng thăm Việt Nam vào thập niên đầu của thế kỷ XXI khó thể h́nh dung ra cảnh vật vương quốc Đại Nam vào giữa thế kỷ XIX. Hiện tượng đô thị hóa, kế hoạch công nghệ hóa, sự phát triển các hệ thống trục lộ, hải cảng và trung tâm du lịch, cùng sự gia tăng dân số trên hai phần trăm mỗi năm khiến ruộng đồng, rừng núi ngày một thu hẹp. Nhưng khoảng 150 năm trước, từ những mắt nh́n dài theo ṇng hải pháo đen bóng hay qua ống viễn kính trên boong các chiến hạm Tây phương, Việt Nam vẫn c̣n là một xứ nông nghiệp, dân cư thưa thớt, núi rừng hoang dă, những quặng mỏ mới chỉ được khai thác theo các phương pháp thủ công nghiệp, thô sơ. Những hải cảng sầm uất như Hải Pḥng, Đà Nẵng, Hà Tiên ngày nay chỉ gồm những xóm nhà lá tiêu điều hay những cộng đồng ngư dân nghèo nàn. Giải cao nguyên miền Trung hay vùng thượng du Bắc và Tây Bắc Bắc Kỳ vẫn c̣n là vùng đất "mọi rợ," đầy rẫy những "ma lai," "ma só," hay những thày phù thủy trong ống tay áo đầy rẫy đủ loại ma thuật. Sử sách Việt chép về những dân Man ở Hoàng gia động, dân Tày, Nùng, Thái, Mường, cùng những tiểu vương quốc Thủy Xá, Hỏa Xá của dân Gia Rai, giặc Man Thạch Bích ở vùng Quảng Ngăi, v.. v... Từ triều Gia Long mới có những nỗ lực đặt các sắc tộc thiểu số trên vào ṿng "giáo hóa định hướng Khổng học." Dẫu vậy, bức bản đồ Đại Nam của các giáo sĩ Pháp hoàn tất năm 1838 chỉ bao gồm châu thổ các sông Hồng, sông Mă chạy men theo chân rặng Trường Sơn, kéo dài tới Hà Tiên, tức tỉnh cực Nam.

Mặc dù các vương triều Việt đă đặt ra những quốc hiệu như Đại Việt, Việt Nam, hay Đại Nam, và các vua đầu nhà Nguyễn (1802-1945) kiêu hănh tự xưng là "Trung Quốc miền Nam," các địa danh này chỉ được biết trong giới thiểu số sĩ phu nội địa. Sử sách Trung Hoa, tức Trung Quốc miền Bắc, thường ghi tên An Nam, Giao Chỉ, hay Giao Châu. Người Hán hoặc bị Hán hóa phương Bắc từ Vân Nam tới Lưỡng Quảng vẫn thường dùng tiếng "di địch" hay "Nam Man" khi đề cập đến "người Hán ở Huế."

Ranh giới vương quốc cũng rất linh động, tỉ đối với sức mạnh quân sự giữa các lân bang, trong khuôn khổ hệ thống ngoại giao "thông hiếu" [tributary network]–tức nước nhỏ thờ nước lớn, cống lễ định kỳ, xin phong vương tước, cho tới ngày bị tận diệt và được an ủi bằng một miếu thờ, cùng ít ruộng đất hương hỏa. Trước ngày tiếp cận văn hóa Tây phương, Việt Nam đă nhiều lần cắt đất đổi ḥa b́nh với Trung Hoa. Trong khi đó, các vua Việt cũng xâm lấn dần các tiểu quốc miền Nam, xóa tên nước Chiêm Thành, cưỡng chiếm phần hạ lưu sông Cửu Long (Mekong) của dân Khmer, và đă có lần muốn biến phần lănh thổ c̣n lại của Kampuchea làm "Trấn Tây thành." Tằm ăn dâu là một thông lệ hơn biệt lệ trong hệ thống thông hiếu Á châu.

Đối với Đại Nam, du khách và thông dịch Tây phương, kể cả các giáo sĩ Pháp, thoạt tiên đặt ra những địa danh như "Ton Quin" (hay Tonkin, Tonqueen) và "Cochin Chine" (hay Cochin China) để chỉ hai vùng lănh địa của chúa Trịnh và chúa Nguyễn. Theo thời gian, họ mượn những tên trong sách sử Trung Hoa như "Giao Chỉ""An Nam" khi đề cập đến xứ nằm về "cực Đông của thế giới cổ xưa có người ở" này. Địa danh An Nam được phổ biến nhất, nhưng chẳng hiểu những nhà thông thái trên đă dựa trên thuật ngữ "An Nam Đô hộ phủ" đời Đường (679), tước "An Nam quốc vương" của các vua Việt từ năm 1164 (đời Nam Tống, 1127-1279), hay thuật ngữ "An Nam" của người Thanh cùng người Hoa Nam đương thời. (4)

Cách nào đi nữa, người Portuguese dùng tiếng "Onam" để gọi người Việt, và v́ tiếng Portuguese trở thành một thứ ngôn ngữ thông dụng tại Đông Nam Á, Việt Nam chỉ xuất hiện trong văn sử thế giới như Onam hay Cochin Chine. Các giáo sĩ Pháp c̣n khai sinh thêm từ "annamite" để chỉ người Việt và những ǵ thuộc về nước Việt; nhưng những từ này chỉ trở thành phổ thông từ thập niên 1860. Cho tới năm 1857, hai thuật ngữ Cochin Chine và Tonkin vẫn thông dụng trong giới ngoại giao Pháp. Quốc hiệu Việt Nam từ 1804 tới 1838 (và từ 1945 trở đi), hay Đại Nam (từ 1838 tới 1945) biến dạng. Cũng ch́m vào lăng quên là quốc hiệu Đại Việt từ thời Lư Thánh Tông (1054-1072) tới Tây Sơn (1778-1802). Măi tới giữa thập niên 1920, những người Việt kháng Pháp mới t́m nguồn hứng khởi cho tinh thần quốc gia mới bằng cách tái khám phá ra hai quốc hiệu cổ thời Việt Nam và Đại Việt. Khởi đầu là tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng của Phan Bội Châu tại Quảng Châu, rồi đến Việt Nam Thanh Niên Kách Mệnh Đồng Chí Hội của nhóm Lư Thụy-Hồ Tùng Mậu. Trong nội địa, xuất hiện Tân Việt Cách Mạng Đảng, Việt Nam Quốc Dân Đảng (nhóm Nguyễn Thái Học). Qua thập niên 1930, quốc hiệu Đại Việt mới được sử dụng trong tên một số đảng như Đại Việt Xă Hội, Đại Việt Quốc Dân, Đại Việt Dân Chính, Đại Việt Phục Hưng, v.. v... bên cạnh tổ chức Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội của Hoàng thân Cường Để, Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội của Việt kiều hải ngoại tại Hoa Nam. Phong trào Cộng Sản chỉ sử dụng tên Đảng Cộng Sản Việt Nam từ tháng 1 tới tháng 10/1930, và từ năm 1975 tới nay. Riêng tên Việt Minh, tức Việt Nam Độc Lập Đồng Minh, vốn do nhóm Hồ Học Lăm, Nguyễn Hải Thần lập ra năm 1936 tại Nam Kinh. Năm năm sau, Lin tức Trần Quang, mới lấy tên này làm cơ quan ngoại vi cho Đảng Cộng Sản Đông Dương. (5)

Ngoài địa danh An Nam, các giáo sĩ Tây phương c̣n đặt tên cho Đàng Ngoài và Đàng Trong–tức hai phần lănh thổ Bắc và Nam sông Gianh dưới thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, 1620-1775–là "Tonqueen" hay "Tong-quin" (Tonkin) và "Cochin-chine." Tới năm 1858, tức hơn nửa thế kỷ sau ngày Gia Long (1802-1820) thống nhất vương quốc, hệ thống hành chính của các Hội truyền giáo vẫn tiếp tục dùng sông Gianh (Linh giang) làm biên giới hai nhóm giáo khu Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Trong khi đó, v́ ngôn ngữ khác biệt, quốc hiệu "France" được ghi trong văn khố triều Nguyễn là "Phật Lan Tây" hay "Phú Lăng Sa." Măi tới năm 1883, Tự Đức mới bắt chước nhà Thanh, cho lệnh dùng quốc hiệu tiêu chuẩn là "Pháp."

Tham vọng t́m thuộc địa ở Á Châu của Pháp, dĩ nhiên, không chỉ khởi đầu từ Napoléon III mà âm ỉ từ lâu. Năm 1778, nếu không phải sớm hơn, một số viên chức Pháp ở Viễn Đông đă đề nghị Toàn quyền Pondichéry thực hiện một cuộc viễn chinh giúp chúa Nguyễn đánh dẹp anh em nhà Tây Sơn. Tuy nhiên, việc Bri-tên chiếm Pondichéry từ tháng 10/1778 tới 1785, và Pháp can thiệp vào cuộc chiến giành độc lập của Liên bang Mỹ (1777-1783), rồi đến những cuộc chiến liên miên tại Âu và Mỹ châu khiến Paris chưa có cơ hội nḥm ngó vào xứ "Onam" mà Linh mục Pierre Poivre (1719-1786) từng ca ngợi là "không hề có một tên ăn mày, và chưa hề biết đến chuyện cướp bóc hay sát nhân," trong khi dân chúng rất "nhă nhặn, tiết kiệm, bao dung và chăm chỉ" [gentle, frugal, hospitable and industrious]. (6)

Cuối thế kỷ XVIII, trong ư định "chín đời báo thù mới là đại nghĩa," Nguyễn Chủng (tức Gia Long) ủy thác Giám mục Pierre Pigneau de Béhaine (1741-1799) mang Hoàng tử Cảnh cùng ấn tín và giấy ủy quyền của Hội đồng gia tộc tối cao qua tận Pháp xin cắt đất cầu viện. Tuy nhiên, Paris và các viên chức thuộc địa không thi hành những điều khoản kư kết. Chỉ có một nhóm lính đánh thuê Pháp theo Pigneau qua Sài G̣n, tham gia đạo quân Lê dương đủ quốc tịch của Nguyễn Vương. Tới cuối thập niên 1810, Paris mới tái khám phá "Onam," nhưng Gia Long và rồi Minh Mạng từ chối thông thương, cự tuyệt mọi đ̣i hỏi thực thi Hiệp ước Versailles ngày 28/11/1787 mà Gia Long đă chính thức bác bỏ từ năm 1890.

Sau ngày thôn tính Algérie ở Bắc Phi (1830-1840)–đặc biệt từ khi "chiến tranh nha phiến" ở Trung Hoa (1834-1942) chấm dứt, mang lại cho Bri-tên đảo Hong Kong cùng nhiều ưu quyền kinh tế khác như tự do ra vào các hải cảng Hoa Nam, và Singapore [Sư tử thành] phát triển thành trung tâm thương mại ở Đông Nam Á–tự ái và quyền lợi quốc gia khiến người Pháp nôn nóng hơn trong sứ mệnh khai hoá. Nhưng giống như các nước Âu Châu đương thời, thoạt tiên Pháp chỉ quan tâm đến Trung Hoa, một vương quốc rộng lớn với 400 triệu dân cùng kho tài nguyên thiên nhiên và thị trường hầu như vô tận. Sau đó, khi được lệnh đi t́m một căn cứ tiếp vận ngoài khơi Thái B́nh Dương, các sĩ quan Pháp chỉ lưu tâm đến quần đảo "San Lazaro" (Philippines, tức Phi Luật Tân), hờ hững trước những lời kêu cứu thống thiết, bi phẫn của các giáo sĩ Pháp ở Đại Nam. Măi tới thập niên 1850, khi chỉ c̣n bán đảo Đông Dương và Xiêm La là vùng lục địa Á Châu chưa bị cường quốc nào xâm chiếm,(7) và lực lượng Hải quân Pháp tại Viễn Đông đă đủ mạnh để bảo vệ quyền tự do hút thuốc phiện và truyền giáo cho dân Á Châu, Paris mới chợt nhận thức được trách nhiệm bảo vệ các "thừa sai" cùng giáo hữu người Việt tại vùng đất mà "Thượng đế đă ban ơn riêng" cho Pháp.

B. TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA:

Vào thế kỷ XIX, Việt Nam là một xă hội đa thần và đa tôn giáo. Hầu hết tôn giáo lớn nhỏ trên thế giới đều hiện hữu, từ đạo Phật tới Islam. Cả 5 thuật ngữ dùng để chỉ tôn giáo đều mượn từ tiếng Hán: tôn giáo, từ tung chiao, có nghĩa "lư thuyết về niềm tin" hay "hướng dẫn niềm tin;" giáo, từ tiếng chiao, có nghĩa "dạy bảo" hay "học thuyết hướng dẫn;" đạo từ tiếng tao (dao), tức "đường," hay "cách sống;" và tông, nghĩa là "cửa," hay "cửa dẫn đến sự giác ngộ và giải thoát [the door leading to enlightment and salvation.]

V́ Islam chỉ có một thiểu số tín đồ gốc Chàm hoặc Malay, chúng tôi sẽ chỉ lược nhắc đến ba đạo lớn nhất là Phật, Lăo và Khổng.

1. Đạo Phật:

Đạo Phật thành lập vào khoảng thế kỷ thứ VI trước Tây lịch (TTL), tại Nepal, Bắc India (Ấn Độ). Người khai đạo là Guatalama Siddharta (Tất Đạt Đa), một hoàng tử, sống trong khoảng 563-483 TTL. (8) Nền tảng của đạo Phật là "tứ diệu đế" (sinh, chết, già và bệnh) của đời người, trong ṿng "luân hồi" (karma) vô cùng tận. Muốn thoát khỏi ṿng luân hồi ấy, cần tu đạo, hầu đạt "chính quả," vào cơi "niết bàn" (nirvana), tức chốn cực an, cực tịnh. Thế kỷ thứ 3 TTL, vua Ashoka đặt Phật giáo làm quốc giáo. Sau đó bị Hồi giáo (Hinduism) đẩy bật ra khỏi lănh thổ. Nhưng Phật giáo được quảng bá khắp Á Châu.

Khoảng đầu Tây lịch, Phật giáo chia làm hai nhánh lớn: Nam Tông (c̣n gọi là "nguyên thủy") hay "tiểu thừa" [Hinayana] và Bắc Tông (tức "đại thừa" [Mahayana] hay "đại chúng"). Phái Nam Tông thiên về giải thoát cá nhân, tồn tại và phát triển ở Sri Lanka (Ceylon hay Tích Lan) cùng vùng Nam và Đông Nam Á (Diến Điện, Thái Lan, Cao Miên v.. v...). Phái Bắc Tông, thiên về việc "phổ độ chúng sinh" (đưa người qua biển mê), với mẫu người Bồ tát (boddhisatva) biến thái theo từng địa phương, mạnh nhất ở Tibet (Tây Tạng), Mông Cổ, Trung Hoa, Đại Hàn, Nhật Bản và Việt Nam. Du nhập Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ I hoặc thứ II, đạo Phật lên cao độ vào thế kỷ thứ X-XIII, sau khi được nhà Đinh (968-980) và rồi nhà Lư, nhà Trần nhận làm quốc giáo. Cả hai chi nhánh Bắc và Nam tông đều hiện hữu ở Việt Nam. Có thể nói trên 50% dân Việt, đặc biệt là giới phụ nữ và những người lớn tuổi, ít nhiều theo đạo này.

Trên phương diện thực hành, đa số Phật tử thường chỉ thắp hương, niệm Phật hay đi lễ chùa vào ngày mồng một hay rằm âm lịch. Có người chỉ đến chùa trong các đại lễ Phật đản (mồng 8 tháng tư âm lịch) hay Vu Lan (rằm tháng 7 âm lịch). Trong giới tăng lữ cũng chỉ có một thiểu số được huấn luyện và nghiên cứu thâm sâu về Phật pháp. Phái Bắc tông đặc biệt phát triển về thiền hay thuyền học [dhyana, ch’an hay Zen], do Bodhidharma [Bồ Đề Đạt Ma] mang từ India vào Trung Hoa dưới triều Lương Vũ Đế (520-549). Chủ đích của thiền học là t́m hiểu và khám phá ra tinh túy của lời Phật giảng dạy, ẩn dấu phía sau và vượt trên những kinh điển được chép lại. Sự tích cơ bản của phái này là "Niêm hoa vi tiếu"–tức nh́n hoa sen mà mỉm cười của Mahakasyapa [Ma-ha-ca-nhiếp-gia], người được Thích ca Mâu ni truyền thụ tâm ấn [hsin-yin hay seal-of-mind].

Việt Nam có bốn chi nhánh thiền: T́ Ni Đa Lưu Chi [Vinitaruci hay Hsih-ni-to-liu-chih] (khoảng năm 580, tại chùa Pháp Vân, Hà Đông); Vô Ngôn Thông [Wu yen-t’ung] (khoảng năm 820, chùa Kiến Sơ, làng Phù Đổng, Bắc Ninh); Thảo Đường; vàợ Trúc Lâm Yên Tử. Phái T́ Ni Đa Lưu Chi cung cấp những lănh đạo Phật giáo từ Tiền Lê tới nhà Lư, như Pháp Thuận, triều Lê Hoàn (980-1005), Vạn Hạnh, cố vấn của Lư Công Uẩn (1009-1028), hay Huệ Sinh, Tăng Thống triều Lư Thánh Tông (1054-1072). Phái Vô Ngôn Thông có Ngô Chân Lưu được Đinh Tiên Hoàng (969-979) cử làm Tăng thống; Viên Chiếu, một học giả uyên bác, vua Lư Thái Tông (1028-1054); Quốc sư Thông Biện; cùng các danh tăng Không Lộ; và Thường Chiếu, tác giả Nam Tôn Pháp Đồ.

Do t́nh trạng "vệ tinh" của Việt Nam trong trật tự chính trị và văn hóa "thông hiếu" với Trung Hoa, Phật giáo Việt cũng bị Hán hóa dần, ngày một thiên về trường phái Đại thừa. Các tăng ni bắt đầu mặc áo nâu, cầy cấy ruộng và tham dự vào sinh hoạt xă hội qua các tang lễ hay nghề thuốc để mưu sinh.

Trong khi đó, phái Nam Tông hay Nguyên thủy, tuyệt đối trung thành với mọi và mỗi lời Phật giảng dạy c̣n được ghi chép. Các tăng mặc áo vàng, chỉ ăn ngày một bữa và khất thực, nên không nhất thiết phải ăn chay như phái Bắc tông. Tại miền Bắc, các thiền viện Nam Tông dần dần bị giảm thiểu, rồi không để lại dấu vết nào của những nhà sư như Khang Tăng Hội, hay trường phái Giáo Tông, v.. v... Tại miền Nam, khoảng đầu thế kỷ VII, phái Nam Tông phát triển khá mạnh ở Lâm Ấp hay Chiêm Thành. Trong một cuộc đánh cướp nước Chiêm năm 605, quan tướng Tùy (589-618) mang về Trung Hoa 18 pho tượng vàng và hơn 1,350 bộ kinh [sutras] Phật. Trong khi đó người Việt gốc Khmer ở vùng châu thổ Cửu Long cũng lập nên những cộng đồng theo hệ phái Nam Tông, tiêu biểu bằng những chùa chiền hùng vĩ với mái thiếp vàng, cùng những pho tượng vàng trấn tự. Các lục cả [tăng] giữ vai tṛ lănh đạo tinh thần của các thôn xă [sóc hay láng]. Tại nhiều nơi, việc giáo dục thanh thiếu niên được hoàn toàn giao cho hàng tăng lữ.

2. Đạo giáo hay Lăo giáo:

Xuất phát từ Trung Hoa, do Lăo Đam (Lăo tử) thành lập vào khoảng thế kỷ thứ VI TTL. Những chi tiết về Lăo tử đầy tính cách thần thoại và tập Đạo Đức Kinh c̣n lưu truyền đến nay là do nhiều người ghi chép trong khoảng thế kỷ thứ III TTL.

Nền tảng của trường phái này là hai chữ "Đạo" (đường) và "Đức" (quyền lực). Bậc chân nhân có quyền lực nhờ đă tri nghiệm được "Đạo"–tức nguyên lư hằng cửu của vũ trụ. Cũng trong khoảng thế kỷ thứ III TTL xuất hiện một tư tưởng gia lỗi lạc khác của Đạo giáo là Trang Châu (Trang tử), với tác phẩm Nam Hoa Kinh. Hai tư tưởng xuất sắc nhất của Trang Châu là tự do tuyệt đối (tiêu dao du) và b́nh đẳng (tề vật luận), theo trật tự sẵn có của vũ trụ (tự nhiên như nhiên). (9)

Trong đời sống thường nhật, Đạo giáo bị đại chúng hoá nhằm thoả măn nhu cầu niềm tin về sức mạnh huyền bí của vũ trụ. Các đạo sĩ hay chân nhân, sau một thời gian tu luyện trên núi cao, rừng sâu, trở lại các làng mạc, thị trấn để trừ ma, diệt quỉ, cải biến thiên tai với bùa chú hay lễ đàn hô phong, hoán vũ. Du nhập Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ II TTL, Đạo giáo tiếp tục hiện hữu cho tới thế kỷ XX với h́nh ảnh những "ông Đạo," thày tử vi, địa lư, hay những hội kín của người Việt gốc Hoa (Thiên địa Hội, Hồng Liên Giáo, v.. v...).

3. Khổng hay Nho giáo:

Dù không được coi như một tôn giáo, Khổng giáo là học thuyết chính trị của Khổng Khâu [Khưu], một học giả người Hoa sống trong khoảng từ 551 tới 479 TTL. Lúc bấy giờ, Trung Hoa c̣n theo chế độ phong kiến, Hoàng đế nhà Châu (1122-247 TTL) chỉ có hư vị, 5 nước chư hầu mạnh nhất (Tề, Tấn, Tần, Sở và Ngô-Việt) tranh nhau ngôi bá chủ (Xuân Thu). Xuất thân nước Lỗ, một trong những vương quốc yếu nhất (thuộc địa phận tỉnh Sơn Đông, ngày nay), Khổng Khâu kêu gọi phải trở về với đức hạnh, tiêu biểu bằng ḷng nhân (jen), và rao giảng phép trị nước dựa trên sự hoà đồng giữa người với Trời, gia đ́nh và vương quốc. Khổng Khâu muốn những nhà cai trị hăy bỏ sự dị đoan để trở lại với những vấn đề thiết thân của xă hội và quốc gia. Sự kêu gọi trở về với "văn hoá của nhà Chu" này là do các nhà cai trị thời bấy giờ tin tưởng vào tính cách tiên tri của các giấc mộng, sự hữu hiệu của các thần linh, sức mạnh của người chết, tục chôn người sống sau cái chết của người cai trị. (10)

Khổng Khâu tin ở trật tự thiên nhiên, cũng là trật tư đạo đức. Con người làm tṛn bổn phận ḿnh, đạt được đỉnh cao đời sống, nếu hành động theo ư muốn của Trời hay Thiên mệnh (T’ien-ming). Quân tử là mẫu người tiêu biểu của giai tầng trung gian, tức lớp văn thân hoặc nho sĩ, có nhiệm vụ giúp vua trị an dân chúng. Quân tử trước hết phải đạt được chính tâm, rèn luyện bản thân (tu thân), xây dựng gia đ́nh (tề gia), rồi mới có thể cai quản đất nước (trị quốc) hay trị an (b́nh) thiên hạ. Phép tu thân có "ngũ thường" là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Trong gia đ́nh th́ hiếu với cha mẹ, thờ cúng tổ tiên, duy tŕ bổn phận giữa chồng-vợ, cha-con, anh-em. Ra ngoài, tiến về việc trị quốc, nền tảng là "tam cương"–quân, sư và phụ. Tuy nhiên, Khổng Khâu tin rằng chỉ một thiểu số có thể đạt được tiêu chuẩn của mẫu người quân tử . Kẻ "tiểu dân" trong đám đông ở đáy xă hội, cần được chăm sóc, dạy bảo và hướng dẫn. Một cách nào đó, học thuyết Khổng Khâu tương tự như Plato của cổ Greece (Hy Lạp).

Những lời dạy bảo của Khổng Khâu–chưa hẳn đă là nhân vật Khổng-Khâu-lịch-sử–được chép lại thành bộ Luận ngữ. Khổng Khâu c̣n được ghi là tác giả bộ Xuân Thu (Yinxu, lịch sử nước Lỗ, 722-481), và người chú giải Kinh Dịch.

Trong số các đệ tử, người được Khổng Khâu thương yêu nhất là Nhan Hồi [Yen Hui]. Khâu nói về Hồi như sau:

Hiền tai, Hồi dă! Nhất đôn tự, nhất biều ẩm, tại lậu hạng, nhân bất kham kỳ ưu. Hồi dă bất cải kỳ lạc. Hiền tai, Hồi dă! [Hiền thay Nhan Hồi! Một chén tre lúa mạch để ăn, một bầu nước để uống, sống trong ngơ hẻm–những kẻ khác thấy ắt phải chán chường, nhưng niềm vui của Hồi chẳng hề bị ảnh hưởng. Hiền thay Nhan Hồi!] (11)

Khi Hồi chết, Khâu than thở:

Y! Thiên táng dư, thiên táng dư! [Hỡi ơi! Trời hại ta! Trời hại ta!] (12)

Vào thế kỷ IV TTL, Mạnh Kha diễn giải lại tư tưởng Khổng Khâu, tạo thành hệ thống chính trị nhân bản khá chặt chẽ. Sau khi Trung Hoa thống nhất, Khổng Khâu được tôn sùng lên hàng Thánh từ đời Hán Vũ Đế (140-86 TTL), nhưng cũng từ đó Khổng học chia làm nhiều hệ phái–như Hán Nho, Tống Nho, Minh Nho, hay Thanh Nho–tùy theo sự triển biến của tri thức và vũ trụ quan của người Trung Hoa.

Năm 637, Đường Thái Tông phong Khổng Khâu làm Tiên thánh, Nhan Hồi làm Tiên sư, cùng thờ với Chu Công Đán ở nhà Thái học. Năm 739, Đường Huyền Tông thăng lên chức Văn Tuyên Vương. Tống Chân Tông (998-1002) từng đến thăm miếu Khổng Khâu, truy tặng là Chí Thánh Văn Tuyên vương. Ngoài ra, c̣n phong 72 đệ tử Khâu và 27 nho sĩ khác các chức công, hầu, bá. (13)

Du nhập cổ Việt dưới thời Bắc thuộc (207 TTL-939), Khổng học không vượt ra ngoài phạm vi giới quan chức bảo hộ và giai tầng thượng lưu. Từ thời Vương Măng, một số nho sĩ Trung Hoa đă qua Giao Chỉ tị nạn. Trong số con cháu những người này có Sĩ Nhiếp, đỗ Mậu Tài, sau trở thành Thái thú Giao Chỉ nắm quyền tự trị suốt 39 năm, từ 187 tới 226. Những cuộc tranh giành quyền lực ở Trung Hoa cũng khiến hàng trăm "danh sĩ" người Hán qua Giao Chỉ lánh nạn, phụ giúp Sĩ Nhiếp. Năm 318 [Mậu Dần], Lưu Trầm, tú tài đất Giao Châu, cùng Vương Cơ và Đỗ Thục nổi dạy. Thứ sử Quảng Châu là Đào Khản sai quân qua đánh thắng. Năm 541-542, Tinh Thiều, một nho sĩ giỏi văn chương từng ứng tuyển ở Trung Hoa nhưng Thượng thư bộ Lại nhà Lương là Thái Tổn cho rằng tổ tiên Tinh Thiều tầm thường, chỉ cho một chức quan nhỏ (Quảng dương môn lang), nên hổ thẹn, bèn phụ giúp Lư Bôn khởi binh. V́ Thứ sử Tiêu Tư (tôn thất của Lương Vũ đế, 502-549), hà khắc, làm mất ḷng dân, hai người liên kết được vài châu, các tay hào kiệt đều hưởng ứng. Chiếm được Long Biên, lập nên nhà Tiền Lư trong sử Việt. (14)

Măi tới nhà Trần (1226-1400) và Hậu Lê (1427-1527, 1593-1789), Nho Giáo mới dần dần thống trị triều chính và các sinh hoạt văn hóa tại Đại Việt. Năm 1247 [tháng 2 Đinh Mùi], Trần Thái Tông mở khóa thi Thái học sinh chọn nhân tài. Đặt ra tam khôi (Trạng nguyên, Nguyễn Hiền; Bảng nhăn, Lê Văn Hưu; Thám hoa, Đặng Ma La). C̣n 48 người khác đều cho đồng xuất thân, theo thứ tự trên dưới khác nhau. (15)

Vào thế kỷ XV, khi ghi lại việc Lê Quí Ly dâng bản điều trần 14 điểm vào tháng Chạp Nhâm Thân [1392], đ̣i giáng Khổng Khâu xuống hàng "tiên sư" (xếp hạng sau Chu Công Đán trong miến thờ), và nêu lên bốn nghi vấn trong Luận ngữ, Ngô Sĩ Liên viết:

Đạo của tiên thánh trước nếu không có Khổng tử th́ không rơ được; đạo của bậc thánh sau nếu không có Khổng tử th́ không thể làm khuôn phép được. Từ khi có sinh dân đến nay chưa có ai hơn Khổng tử; thế mà dám khinh xuất bàn đến, cũng là chẳng biết lượng ḿnh đấy. (16)

Ba thế kỷ sau, Ngô Th́ Sĩ c̣n nặng lời hơn nữa, gọi việc làm của Lê Quí Ly là "người mù chê mặt trăng, mặt trời không có ánh sáng," "cái ngu của Quí Ly th́ tội không kể xiết." (17)

Từ thế kỷ thứ IX-X, đă có khuynh hướng muốn "cùng tồn tại" rồi tổng hợp cả ba đạo lư trên. Các vua Việt độc lập đầu tiên sử dụng các sư, đạo sĩ và nho sĩ vào các chức vụ quốc sư và cố vấn tôn giáo. Từ thời Lư Cao Tông bắt đầu mở những kỳ thi tam giáo (1195) để chọn những người kiêm thông cả ba đạo Thích, Lăo, Nho ra làm quan. Trần Thái Tông cũng mở thi tam giáo. Tháng 8 Đinh Mùi [1247], lấy Ngô Tần đỗ giáp khoa. Đào Diễn, Hoàng Hoan, Đỗ Vị Phủ, ất khoa. (18)

Ngay trong cuộc sống thường nhật, ba tư tưởng, đạo lư Phật, Lăo, Nho dung hoà một cách thoải mái với phong tục tế lễ cổ truyền của người Việt.

Ở một cái nh́n phiến diện, khuynh hướng tam giáo đồng nguyên có vẻ cũng chỉ là một thứ vay mượn của văn hóa Trung Hoa. Sự kiêu hănh chủng tộc và gia tài truyền thống văn hóa của người Hán khiến cuộc tranh chấp ảnh hưởng tại các triều đ́nh Trường An, Nam Kinh và Yên Kinh khá gay cấn, đưa đến hiện tượng tổng hợp tôn giáo [religious syncretism]. Để tự bảo vệ trước sự tấn công không ngừng nghỉ hay khoan nhượng của đạo Lăo và Khổng, các học giả Phật giáo viết ra nhiều tác phẩm bằng Hán ngữ, kể cả những ngụy thư về chuyến đi India [Thiên Trúc] của Lăo tử, hay Khổng Khâu im lặng đón nhận đại thánh [Thích Ca Mâu Ni] từ phương Tây. Những nỗ lực này giúp đưa Phật giáo lên đỉnh cao quyền lực dưới triều Đường (họ Lư). Các lănh đạo Phật giáo không chỉ được vua Đường nghe theo mà c̣n giữ một địa vị thống trị trong lănh vực văn chương. Vào năm 845, toàn nước Trung Hoa có trên 265,00 tăng và 44,600 chùa cùng thiền viện.

Phật giáo tại Việt Nam, dĩ nhiên, cũng tăng trưởng đồng nhịp với các trào lưu ở mẫu quốc. Từ thế kỷ thứ VII tới thế kỷ IX, các tăng Trung Hoa và kinh điển Phật Bắc tông tràn ngập An Nam đô hộ phủ. Tuy nhiên, sự thay đổi văn hóa không bao giờ đồng nhất hay theo một đường thẳng. Người Việt và xă hội Việt luôn có những giá trị truyền thống với khả năng đề kháng lại sức đồng hóa của Hán tộc. Bởi vậy, vào khoảng thế kỷ thứ IX, hệ thống ngai vị trên đài sen của Việt Nam có vẻ đông đúc và mở rộng hơn người Trung Hoa. Hàng ngũ thần linh của người Việt không chỉ có Phật, Bồ Tát, mà c̣n Ngọc hoàng Thượng đế và chư Tiên, Thánh Khổng cùng thần thánh địa phương, từ Ông Giời hay Ông Trời (Cao Xanh) tới đủ loại thần. Trong khi đó các đạo sĩ rút về những vùng rừng núi hoang dă để tu luyện pháp thuật có thể giúp họ vào cơi trường sinh bất tử. Sau đó, họ trở lại trần thế, lấy việc hô phong, hoán vũ, trừ tà, đuổi ma hay nghiên cứu phong thủy kiếm sống. Các "bà hay cô dí" cũng sống khá ung dung nhờ những người chẳng may mất mát người thân, muốn t́m hiểu linh hồn người đă mất đang vui hay buồn, sướng hay khổ. Trong khi đó, nhà chùa hay thiền viện thường biến thành trung tâm sinh hoạt văn hóa nông thôn. Một số tăng sĩ không ngần ngại hy sinh sự giải thoát cho chính ḿnh–qua việc rũ bỏ cảnh trần thế đầy hệ lụy–bằng cách dùng Phật pháp trừng trị hung thần, ác quỉ.

Trên đỉnh xă hội, Khổng giáo thống trị các thành thị và trang trại, nơi các quan chức và dân Hoa cư ngụ, xen lẫn với các viên chức bản xứ Việt. Những năm biến loạn trong hai thế kỷ VIII-IX loại bỏ dần người Hán khỏi giai tầng cai trị. Cư dân người Hoa lập nghiệp ở An Nam tích cực đóng góp vào phong trào tự trị này. Nhưng họ sớm đối diện và bị thách thức bởi những thổ hào bản xứ. Măi tới đầu thế kỷ thứ XI, nhờ sự trợ giúp của Phật Giáo, nhà Lư mới thiết lập được một chế độ tương đối vững chăi, ổn định. Dẫu vậy, các vua quan Việt–phần do nhu cầu "đổi mới" để sinh tồn trong trật tự thông hiếu qui tâm về kinh đô Trung Hoa–lại tái khám phá chính giáo Khổng học, tức đào tạo nên một tầng lớp trung gian bản xứ mới làm trái độn giữa các gịng họ cầm quyền và đại đa số dân chúng bị trị. Dù luôn luôn nghi kỵ và chỉ trích Phật giáo–t́m cách kiểm soát và giảm thiểu quyền lực tăng ni–vua quan Việt chấp nhận trên thực tế sự đồng hiện hữu của ba tôn giáo Phật, Lăo và Khổng.

Tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh, tức Truyện Kiều, của Nguyễn Du có ghi lại một chứng tích tiêu biểu của khuynh hướng "tam giáo đồng nguyên" này trong dân gian. (19) Trong khi đó, mặc dù từ năm 1825 đă đặt tên Khổng Khâu làm quốc húy, 15 năm sau Minh Mạng vẫn cho lệnh bộ Lễ t́m các nhà sư, đạo sĩ, thuật sĩ và người làm thuốc giỏi, gác bỏ ngoài tai lời can ngăn của bọn khoa đạo Bạch Đông Ôn, tuyên bố "tam giáo, cửu lưu nếu không phải tà thuật th́ vẫn dùng." Nhờ vậy, vua khám phá ra sư Nguyễn Giác Ngộ ở Phú Yên, một cao tăng tu theo thuật tịnh cốc (không ăn) đă gần 10 năm. (20)

4. Ki-tô Giáo:

Ki-tô giáo, tôn giáo thứ năm du nhập vào Việt Nam, xuất xứ từ vùng Trung Đông, với thánh địa Jerusalem (vùng tranh chấp giữa Israel [Do Thái] và dân Arab [Ả Rập] ngày nay). Giáo chủ là Giê-Xu (hay Giê-duưt: Jesus, Joshua, Jeshua), một người Jews bị chính quyền Roma hành h́nh vào khoảng năm 30 Tây lịch. Tín đồ không biết và có lẽ cũng chẳng quan tâm đến nhân vật Giê-Xu-lịch-sử, chỉ tôn thờ Giê-Xu Đấng-Cứu-Thế (Messiah hay Christ), người đă tái sinh sau khi chết và có thể ban cho tín đồ ngoan đạo đời sống hằng cửu, bất kể tội lỗi của họ. Người ta tin Giê-Xu là hiện thân của một "chúa" [god] mà người Jews thờ kính. Chúa là "ngôi" toàn năng, đă sáng tạo ra vũ trụ trong 6 ngày vào khoảng năm 7,000 TTL, và sẽ trở lại trần thế để tuyên đọc phán quyết cuối cùng cho nhân loại. Nhân loại–gịng dơi của Adam và Eva, chiếc xương sườn cụt của Adam–được truyền tụng sẽ bị tận diệt vào khoảng năm 1000 hay 2000, hoặc sau ngày Israel tái lập quốc (1948).

Thần học Ki-tô dựa trên ḷng "bác ái" (love), khuyên làm điều lành, tránh điều dữ. Trước thập niên 1990, Ki-tô giáo dạy rằng sau khi chết, linh hồn sẽ về hai cơi khác nhau: Thiên đường (Heaven) cho người lành cùng cựu thánh binh, và Địa ngục (Hell) cho kẻ dữ.

Những câu chuyện kể về Giê-Xu Đấng-Cứu-Thế [Gospels] và Giáo hội tiên khởi [Acts] được chép lại khoảng giữa thế kỷ thứ II, và lưu truyền cùng những lá thư của Paul [Bảo Lộc]. Măi tới cuối thế kỷ thứ IV, việc biên soạn Thánh Kinh [Bible] mới hoàn tất. Tuy nhiên, cũng có thuyết cho rằng Thánh Kinh đă được tuyên đọc khoảng năm 1,500 TTL ("10 Lệnh Trời," hay Ten Command-ments). Phe này được gọi là Cựu Ước Kinh. Một bằng chứng của họ là những cuộn Kinh t́m thấy ở vùng Biển chết. V́ thế họ gọi Thánh Kinh biên soạn vào thế kỷ thứ IV là Tân Ước Kinh. Có sự khác biệt khá xa giữa cách diễn giải Cựu Ước và Tân Ước của hai phe Ki-tô Vatican [Catholicism] và Tin lành [Protestanism]. Cuộc tranh luận c̣n kéo dài. (21)

Vào thế kỷ thứ II, một trường đào tạo giáo sĩ (chủng viện) được thành lập tại Alexandria. Các giảng sư (Origen, 182-251) đặt xuống nền tảng thần học Ki-tô và rao giảng niềm tin theo kiểu triết học Greece (Hy Lạp). Trường phái Tân Plato [Neo-Platoism] để lại dấu tích sâu đậm trong các tác phẩm thần học như Augustine (354-430). Những người ẩn tu [hermits], phần lớn từ giai cấp nghèo khổ, bắt đầu hợp tác với các chủng viện, trước hết tại Egypt (St. Pachonimus, 290-345), rồi tới những vùng đất phía Đông và Tây (Luật St Benedict, 529). Dưới triều Constantino (306-337), Ki-tô trở thành quốc giáo của đế quốc Roma [La Mă]. Những đền thờ truyền thống (Pagan) bị phá bỏ, ngân quĩ dùng để xây cất những nhà thờ bề thế và trợ cấp hàng giáo phẩm. Luật pháp bị sửa đổi theo quan điểm thần học Ki-tô. Vào cuối thế kỷ thứ IV, mọi tôn giáo khác, kể cả Do Thái giáo (Judaism), bị tuyệt cấm và đặt ra ngoài ṿng pháp luật.

Nhiều bậc "Thánh" bắt đầu được thêm vào các buổi tế lễ. Đáng kể nhất có Maria, mẹ Giê-Xu, thường được biết như "Mẹ Đồng Trinh" hay "Mẹ Vô Nhiễm." (22)

Trong số người khai đạo có Paul of Tarsus; hoạt động tích cực trong giới người Jews, nhằm chống lại giáo luật nghiêm khắc của dân Jews. Giới thẩm quyền Roma đàn áp mạnh–như vua Nero [Néron] vào năm 64–nhưng không thành công.

Giáo dân tổ chức rất chặt chẽ. Mỗi cộng đồng do một Giám mục [Bishop] cầm đầu, với sự trợ giúp của những người lớn tuổi [prebyters hay linh mục], cùng các phụ tá [deacons].

Đứng đầu giáo hội là giáo hoàng (pope hay pape). Giáo hoàng đại diện chúa trời diễn giải luật Thánh (canons), và tự xưng là Giám mục Roma, Sứ giả của Giê-Xu Cứu Thế (Vicar of Jesus Christ). Tông đồ (Thánh) Peter–đến Roma vào khoảng năm 42, và chết năm 67–được tôn làm giáo hoàng tiên khởi. Giáo hoàng một thời c̣n cai trị vương quốc Vatican, rộng 16,000 dặm vuông. Luật ngày 13/5/1871 hủy bỏ vương quốc trên, và giáo hội chỉ c̣n lại lâu đài Vatican và Lateran ở Roma, cùng biệt thự Castel Gandolfo. Hơn nửa thế kỷ sau, Mussolini và Hồng y Gasparrini kư Hiệp ước Lateran ngày 11/2/1929, theo đó vương quốc độc lập Vatican chỉ c̣n 108.7 acres [mẫu Bri-tên]. Đổi lại, chính phủ Italia nh́n nhận Ki-tô làm quốc giáo và được độc quyền giáo dục. Hiệp ước này được viết vào điều 7 của Hiến pháp Italia năm 1947. Gần ba thập niên sau nữa, năm 1976, chính phủ Italia và Giáo Hội mới đạt qui ước hủy bỏ điều khoản nh́n nhận Ki-tô giáo làm quốc giáo cùng độc quyền giáo dục.

Dưới giáo hoàng là một triều đ́nh, chia làm nhiều ban. Ban Ngoại giao lo việc liên hệ với các nước.( 23)

Từ thế kỷ XII, Hội đồng Hồng Y (College of Cardinals) phụ tá giáo hoàng việc đạo, và bầu ra tân giáo hoàng khi người tiền nhiệm chết, bị truất phế, hay không c̣n khả năng làm việc. Hồng y (mặc áo đỏ, đội mũ đỏ) thoạt tiên không nhất thiết phải là tu sĩ. Từ năm 1918, điều kiện tiên quyết phải là từng là giáo mục, rồi từ năm 1962, thêm điều kiện phải từng giữ chức giám mục. Năm 1959, số hồng y tham dự Hội đồng Hồng y (để bầu giáo hoàng) tăng lên 120 người. Từ năm 1971, các hồng y trên 80 tuổi phải về hưu và không được dự cuộc bầu cử giáo hoàng (dù vẫn được hưởng những quyền lợi khác).

Giáo hội sớm bị phân hóa dài theo ranh giới địa phương và chủng tộc trong nội bộ cũng như ngoài biên cương đế quốc Roma. Những "phường rối đạo" đáng kể nhất là nhóm chối bỏ tính thánh của Giê Xu (Arianism), phủ nhận sự đồng hoá giữa quốc gia và giáo hội (Donatism); và phủ nhận bản chất nửa người, nửa thánh của Giê Xu (Monophysite). Đầu thiên kỷ thứ hai, vào năm 1054, Ki-tô giáo chia thành hai giáo hội Đông và Tây. Hậu thân giáo hội Đông là giáo hội truyền thống (Orthodox) tại Greece [95%], Nga (Ukraine), Roumania, Georgia và một số nước như Syria [50% trong số 2 triệu tín đồ Ki-tô]. Măi tới ngày 3/5/2001, John Paul II (1978-2005), mới qua thăm Greece [trong chuyến du hành theo dấu chân Thánh Paul], và chính thức xin lỗi [mea culpa] giáo hội truyền thống Greece về những tội ác của Vatican, đặc biệt là cuộc tàn phá Constantinople năm 1204. (24)

Trong thế kỷ XIV và XV, giáo hội chia thành hai giáo hội Avignon và Vatican. (Xem Avignon Registers, 1315-1415,Vatican Registers trong giai đoạn tương ứng)

Thoạt tiên, đạo Ki-tô chống bạo lực và hiếu ḥa. Việc bài xích tṛ chơi "giác đấu" [gladiators] là một thí dụ cụ thể. Nhưng từ thời Constantino, chủ trương bạo lực gia tăng. Từ 1095 tới 1291, các giáo hoàng mở khoảng 10 cuộc "thánh chiến" [crusades] tấn công vương quốc Byzantine (theo đạo Islam hay Muslim). Dân Jews bị thảm sát tại Rhineland (1096), England [Bri-tên] (1290), và Pháp (1306). Các cuộc chinh phạt "kẻ phản đạo" cũng tạo nên nhiều cơn binh lửa như tại Pháp năm 1229.

Sang thế kỷ XV, thần quyền Vatican lùi bước dần trước thế quyền. Dân trí ngày một dâng cao qua những phát kiến khoa học và kỹ thuật, cùng kiến thức mới về những phần đất khác trên thế giới cũng như vũ trụ. Trong khi đó giáo hoàng, hồng y hay giám mục, linh mục–những lănh đạo tinh thần mà ai cũng đoan chắc vô cùng thánh thiện, đạo đức, tự nguyện cắt bỏ đời sống t́nh dục, dù không do bẩm sinh hay giải phẫu trên thân thể–tạo nên nhiều tai tiếng. Họ tham nhũng, hối mại thần quyền, có hầu thiếp, con rơi, hay ngoại t́nh. Eugene IV (1431-1439), Sixtus IV (1471-1484) hay Alexander VI (1492-1503) mang tai tiếng nhất. Dẫu vậy, Vatican vẫn c̣n ảnh hưởng tại các quốc gia có truyền thống Ki-tô mạnh. Các giáo hoàng đầu tiên thời Phục Hưng [Renaissance] c̣n dùng thần quyền để phân phối những vùng đất "mọi rợ" mà Portugal và Espania xâm chiếm ở duyên hải Tây Phi Châu (1416) hay Mỹ châu. (25)

Từ thế kỷ XIV, những cuộc tranh luận thần học–chống Vatican–ngày một mạnh. Đáng kể nhất có Wycliffe (1320-1384) ở England và John Huss ở Bohemia (bị đốt cháy năm 1415). Martin Luther (1483-1546) chủ trương chỉ có niềm tin đạo mới mang đến sự giải thoát, chẳng cần trung gian của giáo hội. Luther tấn công quyền lực của giáo hoàng, chống điều kiện độc thân của giáo sĩ, và thúc dục mọi người tự nghiên cứu thánh kinh (một điều đang bị cấm đoán), rồi bản thân dịch thánh kinh qua tiếng Đức vào khoảng năm 1525. Tác phẩm 95 Luận Đề Chống Lại Sự Tha Tội (Ninety-Five Theses Against Indulgences, 1517) [của giáo hội] khiến Luther bị "rút phép thông công" năm 1520. (Indulgences, tức Sự Tha Tội, là độc quyền của giáo hoàng. Trong thời Trung cổ, v́ cần tiền, một số giáo hoàng đă cho phép con chiên tội lỗi chuộc bằng tiền để được lên thiên đường, tránh cơi địa ngục. Có giáo hoàng c̣n cho phép dùng tiền chuộc tội cho cả người chết)

Các phong trào chống lại độc quyền của giáo hội liên lũy lan rộng. Khởi đi là cuộc nổi dạy của nông dân Germany năm 1524, rồi đến những cuộc giao tranh liên miên suốt hơn một thế kỷ kế tiếp. Cao điểm của phong trào này là học thuyết của Charles R. Darwin (1809-1882), tức thuyết tiến hóa, và nhất là Karl Marx (1818-1883), sau này thường được biết như communism, dịch qua tiếng Việt thành "Cộng Sản" (góp chung tài sản). Thuyết tiến hóa chống lại thuyết sáng tạo của Ki-tô và như thế phủ nhận chúa hay "Tạo vật." Marx, dựa theo vật bản, cáo buộc tôn giáo nói chung và Ki-tô nói riêng như "thuốc phiện tinh thần." Trong khi đó, một số học giả và văn nghệ sĩ nêu lên khía cạnh kinh tế, kể cả thương mại, của tôn giáo. Đă có nhiều tác phẩm nói về dịch vụ xây thánh đường hay khả năng quyên góp tài sản của những người sắp chết, v.. v... như thành tích thăng tiến trong giáo hội. Và, dĩ nhiên, c̣n những thông tin chẳng mấy trong lành về sự đối đăi các đoàn thể hay cá nhân hành hương đến thánh địa.

Giáo hội t́m mọi cách phản ứng. Trong khi các nhà thần học lo biện bạch rằng Mỹ châu là "lục địa đă mất," nên không được chép trong thánh kinh, các giáo mục triều cấm đoán, dọa nạt, hạ ngục và đầy ải những nhà toán học và thiên văn học cùng lư thuyết bị kết án "sai lầm" của họ. Trường hợp nhiều người biết nhất là thuyết "trái đất quay quanh mặt trời", v́ điều này trái ngược lời giảng dạy của giáo hội, tức "mặt trời quay quanh trái đất" theo thuyết của nhà thiên văn và địa lư học Ptolemy (thế kỷ II). Hàng triệu sách vở, tài liệu "rối đạo" bị thiêu hủy, ngăn cấm. Những "Inquisition" [Ṭa án dị giáo] tạo nên bao thảm kịch đẫm máu trong ba thế kỷ XVI-XVIII. Hàng ngàn người bị hạ ngục, tra tấn, hay thiêu sống. Người Jews, dĩ nhiên, trở thành đối tượng chính. Giáo hoàng Pius XII (1939-1958) ít nhiều liên hệ đến việc Adolf Hitler và đảng Nazi thảm sát hàng triệu dân Jews trong Thế chiến thứ II (1939-1945). Măi tới John Paul II (1978-2005) mới xóa bỏ tội giết Chúa của dân Jews. Nhưng tinh thần bài Jews [anti-Semitism] chưa chấm dứt. Những đại trí thức của thế giới–nhất là Darwin và thuyết tiến hóa–bị công kích mănh liệt. Vatican cũng phát động nhiều cuộc thánh chiến chống cộng sản vô thần. Tinh thần bài trí thức trở thành một đặc điểm của Ki-tô giáo từ thời điểm này. (V́ trí thức là giai tầng duy nhất đủ can đảm và khả năng tấn công vào những thành tŕ dầy phủ rong rêu, sỉn tanh dấu máu nạn nhân bao quanh những trung tâm thần quyền).

Vào đầu thế kỷ XXI, những trường phái nghiên cứu cổ thư xuất hiện trước thế kỷ thứ III, đă bị giáo hội thiêu hủy và nghiêm cấm, như Da Vinci Codes, hay việc diễn giải các tư liệu khảo cổ khai quật tại hang mộ gia đ́nh Jesus of Nazareth ở Jerusalem năm 1980 qua cuốn phim tài liệu The Lost Tomb of Jesus [Ngôi mộ đă mất của Jesus]–những tư liệu phủ nhận thuyết thăng thiên [ascension] và phục sinh [resurrection] nền tảng của tín lư Ki-tô Vatican–từng gây sôi nổi dư luận. Những vụ án xách nhiễu t́nh dục của các tu sĩ tại Mỹ, khiến nhiều hơn một giáo khu đầy quyền lực phải tuyên bố phá sản để trốn trách nhiệm dân sự (hộ) là những giọt nước tràn ly đầu tiên của hiện tượng thoái trào của thần quyền Vatican.

Các vương triều Việt trước Pháp thuộc dùng tiếng "Ba Lan," "Hoa Lan," "Hoa Lang," "Gia-tô" (Da-tô) để gọi đạo này. Cũng có người đặt tên đạo Ki-tô là Thiên Chúa, Thập tự giáo hay Cơ đốc. Thông thường giáo dân Ki-tô tự xưng là người bên đạo, có đạo hay đi đạo, hoặc, người công giáo. Sau khi kư Hiệp ước Việt-Pháp 1874, Tự Đức đặt ra danh từ "Giáo dân" để gọi người theo đạo Ki-tô (thay cho từ dữ dân); và "B́nh dân" để chỉ những người khác. (26)

Người đầu tiên đưa Ki-tô giáo đến Đại Việt là giáo sĩ Portugal. Năm 1510, Portugal chiếm Goa ở India, và năm sau, Malacca tại bán đảo Malaya, trung tâm truyền đạo Muslim ở Viễn Đông. Từ hai địa bàn này, các giáo sĩ theo thuyền buôn tới Á Châu. Gaspard de Santa de Cruz, thuộc ḍng Dominican (St Dominique), có thể đă đến Đại Việt vào khoảng năm 1550-1555. (27)

Những chuyến truyền giáo đầu tiên đến Đàng Trong (1580) và Đàng Ngoài (1581) thường ngắn hạn, mang tính cách ḍ dẫm, khai phá. Qua thế kỷ XVII, công tác truyền giáo mới thường trực, từ ba trung tâm Macao, Manila và Malacca. Dù đế quốc Portugal, và rồi Espania, suy yếu dần, mở đường cho sự thăng tiến của Bri-tên, Holland [Dutch, hay Ḥa Lan], Pháp và Prussia (Phổ), mức độ truyền giáo ngày càng gia tăng.

Những cuộc nội chiến liên miên tại Đại Việt trong thế kỷ XVI-XVIII tạo cơ hội cho các cố đạo mở rộng hoạt động. Đây là sự trao đổi hàng hóa/kỹ thuật chiến tranh Trung cổ Tây phương với giới chức cầm quyền. Ngoài ra, cuộc bài đạo ở Nhật khiến giáo sĩ và giáo dân Nhật t́m đến nampo [biển Nam], tạo nên một cộng đồng Ki-tô ở Hội An. Theo giáo sĩ Christoforo Borri, vào thập niên 1620, Hội An khá lớn; có 2 dăy phố–một của quan chức nhà Minh chạy trốn nhà Thanh; một của giáo dân Nhật tị nạn chiến dịch bài đạo. (28)

Trong khi truyền đạo, các giáo sĩ mang vào Đại Việt những cụm văn hoá Ki-tô, cùng một số kiến thức mới về thiên văn, khoa học và y dược thường thức. Nhiều linh mục ḍng Jésuites như Siebert (Germany), Slamenski (Hungary), Sébastien Piès (Portuguese), Jean Koffler (Espania), cùng Duff (Bri-tên) từng phục vụ tại Huế như y sĩ riêng của chúa Nguyễn hoặc phụ trách thiên văn. Có người c̣n tham gia chiến dịch tấn công Chân Lạp (Kampuchea). Được ưa chuộng nhất là khí giới cùng quân nhu, quân cụ. Tuy nhiên, cuộc giao lưu–hay, nếu muốn, xâm lăng–văn hoá này thường phát triển ở vùng duyên hải, cùng những địa phương có mật độ dân số quá cao, đông người nghèo khổ.

Trở ngại ngôn ngữ và văn hoá biến giáo sĩ thành những nhà nhân chủng [anthropologist] và ngôn ngữ [linguist] đầu tiên nghiên cứu về dân tộc Việt, dẫu tài tử nhưng thực dụng. Sau thời gian dài giảng đạo bằng h́nh ảnh, hay ra dấu bằng tay chân cùng những ngôn ngữ thân thể, rồi dạy tiếng Latin cho thày kẻ giảng [cathechists] bản xứ, giáo sĩ [cố đạo] Portugal và Italia sáng chế ra lối chữ viết sử dụng mẫu tự Latin (tức chữ quốc âm) để huấn luyện các cộng sự viên. Gaspar d’Amaral (Portugal) soạn tự điển Việt-Bồ, và Antonio Barbosa (Italia), hoàn thành tự điển Bồ-Việt. Loại chữ viết này–như con gnoo muon bau tlom laom hoalaom chiam [con nhỏ muốn vào nằm ḷng Hoa Lang chăng]–được cải thiện dần.

Thừa hưởng công tŕnh làm việc liên lũy của các đồng nghiệp tiền phong, Rhodes cải thiện loại chữ viết mới, và giới thiệu về đất nước Việt với Âu Châu. Trong thập niên 1650, Rhodes hoàn tất một số tác phẩm như lịch sử xứ Đàng Ngoài, tự điển tam ngữ Việt, Latin, Portuguese [Dictionarium Annamiticum - Lusitanum et Latinum], hay tập giáo lư bằng tiếng Latin và Việt [Cathechismus/ Phép giảng tám ngày], đă lưu hành từ năm 1624.

Tác phẩm cùng sự vận động của Rhodes khiến năm 1659, Alexandre VII (1655-1667) cử Francois Pallu (1626-1684) và Pierre Lambert de la Motte (1627-1693) làm đại diện Vatican tại Trung Hoa và vùng lân cận–một bước cơ bản cho việc thiết lập Hội truyền giáo hải ngoại Pháp năm 1663. Tuy nhiên, Lambert de la Motte đặt căn cứ ở Xiêm, chỉ ghé thăm Đại Nam ba lần vào các năm 1669, 1671 và 1676. Linh mục Bénigne Vachet (1641-1720) và Guillaume Mahot (1630-1684) mới thực sự sống ở Đàng Trong. Vachet truyền giáo tại Đàng Trong từ 1673 tới 1684, rồi qua Xiêm, và dẫn sứ đoàn Xiêm tới Paris. Mahot chết ở Hội An khoảng năm 1684. (29)

Khi Ki-tô giáo truyền vào Đại Việt, giai tầng văn thân-nho sĩ–đă nắm ưu thế từ triều Lê Thánh Tông (1460-1497) và giữ độc quyền giáo dục cùng chính trị–ra công bài bác. Từ huyền thoại phục sinh và thăng thiên của Giê-Xu, lời rao giảng b́nh đẳng trước "Chúa Bl’ời," tới cách tổ chức các cộng đồng giáo dân, và vai tṛ lănh đạo nhiệt thành của các giáo sĩ, hàm chứa một thách thức trực diện sự hiện hữu của chính giai tầng văn thân. Trong ba thế kỷ XVI-XVIII có tới hơn 15 dụ cấm đạo của các chúa Trịnh, Nguyễn và nhà Tây Sơn. (30)

Ngoài ra, Ki-tô giáo chống lại những phong tục cổ truyền như thờ cúng tổ tiên, hoặc thịnh hành đương thời như đa thê, v.. v... Clement XI (1700-1721) từ năm 1715, và Benedict XIV (1740-1758), qua sắc dụ Ex quo Singulari năm 1742, tuyệt cấm giáo dân lễ kính tổ tiên, cho đó là dị đoan. Năm 1939, Pius XII mới ra Summi Pontificus, cho phép tín đồ dự những lễ nghi kể trên nhưng dụ này chỉ áp dụng tại Nam Việt Nam từ năm 1974–khi viễn ảnh chiến thắng của Cộng Sản đă rơ ràng. (31)

Theo tài liệu truyền giáo, một số người trong các gịng chúa Nguyễn và Trịnh đă theo đạo. Thành tích này có thể khiến ngộ nhận rằng Ki-tô giáo du nhập Đại Việt từ thượng tầng xă hội rồi quảng bá dần xuống đại chúng. Thực tế, đạo Ki-tô phát triển theo chiều hướng thượng–từ dưới lên trên. Với duyên hải hơn 2,000 cây số, Đại Việt mở ra cho các nhà truyền giáo nhiều cửa ngơ ven biển mà đại đa số dân cư sống bằng nghề chài lưới. Sau đó, tới những thị trấn đặt các sở buôn Âu châu. Vận tốc truyền giáo chậm lại khi muốn phát triển vào những vùng đất trù phú, hay các thành thị. Một trong những lư do là sau hơn ngàn năm Bắc thuộc và 600 năm độc lập, nền văn hoá cổ truyền Việt đă tổng hợp ba nguồn tư tưởng ngoại nhập khác là Phật, Lăo, và Khổng thành một thể khối khá vững. Từ triều Lư (1009-1226), Trần (1226-1400) đă có những kỳ thi tam giáo để chọn nhân tài (1195, 1247). Trong khi đó, thần học nhất nguyên của Ki-tô coi bất cứ ai không theo Ki-tô là "ngoại đạo" hay "ác quỉ" (paiens hay demons). Thuật ngữ "Infidels" hàm ư một thứ tội lỗi tinh thần và đạo đức. Bởi thế, tại Đại Việt, sự phân chia Giáo (người theo đạo Ki-tô, hay dữ dân) và Lương (không theo đạo Ki-tô) khá rơ ràng. Thập niên 1860, một giáo sĩ Pháp từng nhận xét các tín đồ Ki-tô Việt sống như những người ngoại quốc trên chính quê cha, đất tổ của họ.

Cho tới thập niên 1850, các cộng đồng Ki-tô phát triển về bề sâu hơn bề rộng. Tổng số giáo dân Ki-tô chẳng bao giờ vượt quá 5% dân số. Vào hạ bán thế kỷ XIX, các giáo sĩ vẫn phải dùng tiền mua trẻ mồ côi hay con các gia đ́nh nghèo khổ để tăng gia tín đồ. (32)

Về tổ chức, trước năm 1844, chỉ có ba giáo khu [vicariat apostolique]: Đàng Trong, Tây Đàng Ngoài và Đông Đàng Ngoài. Ranh giới giữa hai giáo khu do Pháp và Espania cai quản ở Đàng Ngoài là sông Hồng và sông Lô. Năm 1844, giáo khu Đàng Trong chia thành Tây (bao gồm Sài G̣n và Kampuchea), và Đông (trụ sở tại Qui Nhơn). Năm sau nữa, giáo khu Đàng Ngoài Tây cũng tách đôi làm Tây và Nam. Vào đầu triều Tự Đức, toàn quốc có 8 đơn vị. Đàng Ngoài gồm 4 giáo khu: Tây và Nam, do Pháp điều khiển; Trung (Giữa) và Đông, do Ḍng Đa Minh (St Dominique) Espania trách nhiệm. Tại Đàng Trong chia làm Cambodge [Kampuchea], Tây, Đông và Bắc. Cả 4 khu đều thuộc Hội truyền giáo Pháp. Mỗi giáo khu có ngân sách riêng, và không ngừng được tăng cường cán bộ mới từ mẫu quốc. Đại đa số các Giám mục và "cha xứ" (linh mục chánh xứ) là người Âu. Rất ít người bản xứ được thụ phong linh mục. Phần lớn chỉ được tước hiệu phó tế hay thày kẻ giảng. Không ít người chỉ được dạy học thuộc ḷng những câu thần chú bằng tiếng Latin để rửa tội cho người sắp chết.( 33)

(C̣n tiếp )

Vũ Ngự Chiêu

[Trích: Các Vua Cuối Nhà Nguyễn, 1883-1945]

Phụ chú:

1. Có 3 khuynh hướng chính trong việc diễn giải chính sách thực dân của Pháp ở Đông Dương: chính trị, kinh tế và văn hoá (truyền giáo). Chúng tôi nghĩ cả ba yếu tố trên đều có những tác động mạnh, tùy theo từng thời điểm.

2. Tự Đức lên ngôi ngày 3/10 năm Đinh Mùi, tức 10/11/1847, nhưng niên hiệu Tự Đức chỉ có hiệu lực từ Nguyên đán Mậu Thân (5/2/1848); Quốc sử quán, Đại Nam Thực Lục Chính Biên, bản dịch Viện sử học, 38 tập (Hà Nội: 1963-1978),. Đệ tứ kỷ [IV], tập 28, tr. 35-36 [Sẽ dẫn: ĐNTLCB]. Chính xác hơn, nên ghi theo miếu hiệu Nguyễn Dục Tông (1848-1883). V́ khối sử văn thế giới thường chỉ biết đến niên hiệu Tự Đức, chúng tôi tạm dùng tên này. Đa tạ Giáo sư Mai Quốc Liên đă mua giúp tập Lịch Vạn Niên: Âm lịch Dương lịch đối chiếu, 0001-2060 của Lê Quí Ngưu biên soạn (3 tập, ấn bản 2004), giúp điều chỉnh lại một số ngày tháng chính xác hơn, khi chuyển từ lịch Trung Hoa sang Tây lịch.

3. Napoléon III, cháu của Napoléon Bonaparte (1799-1804), đắc cử Tổng thống Đệ Nhị Cộng Hoà Pháp năm 1848. Cuối năm 1852, Napoléon tự lập làm vua, và cai trị tới năm 1870 th́ bị bắt trong trận chiến Pháp-Phổ (1870-1871). Sau trận này, Napoléon III phải từ chức và cắt đất Alsace-Lorraine cho Phổ. Napoléon III chết năm 1873, hai năm sau ngày "Paris công xă," đưa đến việc thiết lập nền Đệ tam Cộng Hoà Pháp (1871-1940).

4. Năm 1164, Hiếu Tông nhà Nam Tống mới cho Đại Việt hưởng vị thế một quốc gia, do một quốc vương cầm đầu; Đại Việt Sử Kư Toàn Thư (1679) bản dịch Cao Huy Giu (Hà Nội), I, tr. 289; Quốc sử quán, Khâm Định Việt Sử thông giám cương mục (1884), bản dịch Việt ngữ của Viện sử học, 2 tập (Hà Nội: Thuận Hóa, 1998), CB V:12-13, 1998, I:412-413. [Sẽ dẫn: KĐVSTGCM]. Theo Tống thư [Sung shu], năm 1174 Lư Cao Tông (1176-1210) mới được chức An-nan kuo wang [An Nam Quốc vương]; Ibid., I, p. 351, chú 25; Lê Tắc, An Nam Chí Lược (Huế: 1961), tr. 67. Ngô Thời Sĩ ghi là tháng 2 năm Ất Mùi (23/2-23/3/1175); Đại Việt Sử Kư Tiền Biên (1800), bản dịch Dương Thị The et al. (Hà Nội: Viện nghiên cứu Hán Nôm, 1997), tr. 293. Về những địa danh khác, xem KĐVSTGCM, TB V:17-18, CB III:20, V:12, 1998:I:183, 337. Xem thêm "Cochin China;" The North American Review, vol. 18, no. 42 (Jan 1824), tr. 141-142; Alexander B. Woodside, Vietnam and the Chinese Model, A Comparative Study of Nguyễn and Ch’ing Civil Government in the First Half of the Nineteenth Century (Cambridge, MA: Harvard Univ Press, 1971), tr. 120-121 [Sẽ dẫn: Woodside 1971].

5. Xem, Vũ Ngự Chiêu, "The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Vietnam (April-August 1945);" Journal of Asian Studies (Ann Arbor, MI), Feb 1986; Idem, "Vài vấn nạn lịch sử thế kỷ XX;" Hợp Lưu (Fountain Valley, CA), số 84, 8-9/2005, tr.155.

6. Thư ngày 12/2/1778 và 15/2/1778, Chỉ huy trưởng Chandernagor gửi Bellcombe; Tài liệu 2 và 3, trong Gaudart, "Les archives de Pondichéry et les entreprises de la Compagnie Francaise des Indes en Indochine, au XVIIIè siècle;" Bulletin des Amis de Vieux Hué [Đô thành hiếu cổ], XXV:4 (10-12/1937), tr. 364-370; Encyclopedia Britanica; dẫn trong The North American Review, vol. 18, no. 42 (Jan 1824), tr. 141. Poivre để lại nhiều di cảo, gom thành Oeuvres complètes [Toàn tập] (Paris: Fuchs, 1797). Chúng tôi chưa được tham khảo tập này. Xem thêm H. Cosserat, "La route mandarinale de Tourane à Hué;" BAVH, VIII, no. 1 (1-3/1920), p. 6].

7. Quốc hiệu Xiêm La (Thái Lan từ năm 1938) chính thức ghi vào sử Trung Hoa đời nhà Minh (1368-1628). Nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo của ḍng vua Chakri, tức Mongkut hay Rama IV (1851-1868) và Chulalongkorn (1868-1910), Xiêm được Bri-tên và Pháp chọn làm quốc gia trái độn qua Hoà ước 1896.

8. Ba nghiên cứu hữu dụng về Phật Giáo Việt Nam gồm Tran Van Giap, "Le Bouddhisme en Annam," Bulletin de l’Ecole Francaise d’Extreme-Orient [B.E.F.E.O.] (1932), XXXII, pp. 191-268; sẽ dẫn Giap (1932); Thích Mật Thể, Việt Nam Phật Giáo Sử Lược (Đà Nẵng: 1960 Thich Thien An, Buddhism and Zen in Viet-Nam in Relation to the Development of Buddhism in Asia (Tokyo: 1975). Xem thêm Nguyễn Tài Tư, et al., Lịch sử Phật Giáo Việt Nam (Hà Nội: Khoa học Xă hội, 1991); Erik Zurcher, The Buddhist Conquest of China, revised ed., 2 vols (Leiden: 1972), pp. 10, 13-15.

9. Đă có nhiều nghiên cứu về Lăo-Trang trên thế giới.

10. De Barry, Sources, I:17.

11. Analects, VI:9; DeBary, I:24; Nguyễn Hiến Lê, Luận ngữ, tr. 84.

12. Analects, XI:8; DeBary, Sources, I:22; Siêu, tr. 138. Xem thêm những lời Hồi ca ngợi Khâu trong Analects, IX:10; DeBary, Sources, I:24-5; Siêu, 119.

13. Trần Trọng Kim, Nho Giáo, II:80-81, 96.

14. KĐVSTGCM (Hà-nội), TB III:17-19, IV:1-2, 1998, I:151-152 [Lưu Trầm],167-168; [Sài-g̣n 1970], II:138-141; ANCL, 1961:94, 159, 240-241;

15. KĐVSTGCM, VI:29-30, 1998, I:470.

16. ĐVSK Tiền biên, 1997:497.

17. Ibid. [ĐVSK Tiền biên, 1997:497].

18, KĐVSTGCM V:26, 1998, I:425 [Tháng 2 năm Ất Măo [14/3-11/4/1195], Lư Cao Tông bắt đầu mở kỳ thi tam giáo chọn người ra làm quan]; ĐVSKTB, 1997:323 [1227 [Đinh Hợi]: Trần Thái Tông mở khoa thi Tam giáo tử [Thích, Lăo, Nho]. Tháng 8 Đinh Mùi [1247]: Trần Thái Tông cho thi tam giáo]. CM, VI:30, 1998, I:470-471.

19. Xem, chẳng hạn, đoạn Tam Hợp đạo cô luận về 15 năm truân chuyên của Kiều; Vân Hạc, Nguyễn Du, Truyện Kiều Chú Giải, tr. 519-529.

20. ĐNTLCB, II, 7:179, 22:265, 284.

21. Lưu ư là chúng tôi không dùng thuật ngữ "công nguyên" để chỉ năm khởi đầu Tây lịch. Thuật ngữ này hàm ư loại bỏ mọi giá trị văn hóa trước ngày Giê-Xu ra đời.

22. Maria (Mary), vợ Joseph, khác với Mary Magdalane mà nhiều tác giả cho là vợ Jesus, sinh ra cho Jesus một con trai là Judah. Tên ghi trên sáu trong mười b́nh đựng hài cốt của "gia đ́nh Jesus, con Joseph" t́m thấy năm 1980 tại phía Nam Jerusalem–được trắc nghiệm theo DNA, là những nhân danh quen thuộc trong Tân Ước Kinh: Jesus, Maria, Matthew (Matia), Joseph, Mary Magdalane và Judah. [Nhà sản xuất James Cameron cùng đạo diễn Simcha Jacobovici thực hiện thành bộ phim tài liệu The Lost Tomb of Jesus [Ngôi Mộ Bị Bỏ Quên của Jesus], chiếu trên Discovery Channel ngày Chủ Nhật, 4/3/2007]

23. Năm 1984, Liên bang Mỹ chính thức nối lại bang giao với Vatican, sau khi Quốc Hội Mỹ rút lại đạo luật năm 1867 (cấm liên hệ ngoại giao với Vatican). Israel và Vatican cũng b́nh thường hóa ngoại giao từ ngày 30/12/1993. (Năm 2007, Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chưa có bang giao với Vatican)

24. NYT, 3/5/2001; AP, 5/5/2001.

25. Xem Phụ Bản I.

26. ĐNTLCB, IV, 33:122-123. Có nhiều cách giải thích. "Truyện ngoại quốc" trong Minh Sử cho rằng "Hoa Lang [di]" là Ḥa Lan [Holland], tập tục đọc sai thành Hoa Lang; KĐVSTGCN, q. 33, 5-6; II:300-301. Trần Trọng Kim giải thích bốn chữ "học Hoa Lan đạo" khắc lên trán giáo dân Ki-tô từ năm 1712 xuất xứ từ "Hoà Lan" [Holland]; Việt Nam Sử Lược, ấn bản Hoa Kỳ (1980?), II:100 [Sẽ dẫn VNSL]. Xem thêm Huồn, 1965, I:46-47. Giáo sư Woodside nghĩ rằng "Hoa Lang" là tiếng dùng chung cho các nước Tây phương, có lẽ mượn từ tiếng "farang" của Xiêm la, có nghĩa "người da trắng;" Woodside, 1971:246. Một tác giả Pháp cho rằng Ba Lan là do cách đọc chữ Hoa thành "Ba" của người thiểu số Việt ở vùng biên giới. Trong một thư gửi công sứ Nhă Nam bằng chữ Nôm, Hoàng Hoa Thám cũng tự xưng là Hoàng Ba Thám. Có người cho rằng đây là kỵ húy nhà Nguyễn (mẹ Thiệu Trị tên Hoa, nên phải đổi tên Thanh Hoa thành Thanh Hoá!)

27. Bonifacy, Le débuts du Christianisme en Annam: Dès origines au 18è siècle [Sự khởi đầu của Ki-tô giáo tại An-Nam: Từ nguyên thủy tới thế kỷ thứ XVIII] (Hanoi: 1930), tr. 16; dẫn trong Hồng Lam, Lịch sử đạo thiên chúa ở Việt Nam, thế kỷ XVI-XVIII (Huế: Đại Việt, 1944), tr. 4. Léonard Cadière, người chú giải sách Hồng Lam, cho rằng Santa de Cruz tới Lovek (kinh đô Chân Lạp) và Đàng Trong năm 1555; Ibid., 1944:116, 154-158. Những nghiên cứu về sự du nhập của Ki-tô (Gia tô) giáo vào Đại Nam khá nhiều. Xem, chẳng hạn, Nicole Dominique Lê, Les missions étrangères et la pénétration francaise au Vietnam (Paris: Mouton, 1975); Cao Huy Thuần, Les missionnaires et la politique coloniale francaise au Vietnam (1857-1914) (New Haven: Council on Southeast Asia Studies, 1990); Patrick J. N. Tuck, French Catholic Missionaries and the Politics of Imperialism in Vietnam, 1857-1914: A Documentary Survey (London: Liverpool Univ. Press, 1987); Piero Gheddo, The Cross and the Bo-Tree, trans. by Charles U. Quinn (New York: Sheed & Ward, 1970); David G. Marr, Tradition on Trial, 1981:82-88, 121-122, 145-146, 266-267, 403; Nguyên Vũ, "Góp phần vào việc nghiên cứu Petrus Key;" trong Ngàn Năm Soi Mặt (Houston: Văn Hóa, 2002), tr. 157-269, và Phụ bản; Ibid., 2002:389-396; Chính Đạo, Cuộc thánh chiến chống Cộng (Houston: Văn Hóa, 2004). Về quan điểm của các nhà truyền giáo, xem F. Romanet du Caillaud, Essai sur les Origines du Christianisme au Tonkin et dans les autres pays annamites [Bàn về nguồn gốc Ki-tô giáo ở Đàng Ngoài và những vùng đất An-nam-mít khác] (Paris: Challamel, 1915); Adrien Launay, Histoire générale de la Société des Missions étrangères, 3 tập (Paris: 1884), và Histoire de la mission de Cochinchine, 1658-1823; documents historiques, 3 tập (Paris: 1923); Vơ Đức Hạnh, La place du catholicisme dans les relations entre la France et le Vietnam, 2 tập (Leiden: Brill, 1969). Về quan điểm của Cộng Sản, xem Etudes vietnamiennes, No. 53 (1978). Tài liệu chúng tôi sử dụng phần lớn gồm tài liệu văn khố Pháp, kể cả văn khố Hội Truyền giáo Pháp [ASME (Paris)].

28. Christoforo Borri, Cochin-China: A Relation of the Kingdome of Cochin-China (London: 1633), reprinted by Da Capo Press in 1970.

29. Léonard Cadière, "Le Voyage en ‘Sinja’ sur les côtes de Cochinchine au XVIIè siècle;" BAVH, VIII, nos. 1-4 (1921), pp. 15-29; Cao Huy Thuần, 1990:9-11. Vachet để lại hồi kư Mémoires de Bénigne Vachet (Paris: 1865), nhưng chúng tôi chưa được tham khảo bản gốc.

30. KĐVSTGCM, q. 33, 5-6; II:300-301 [Chúa Trịnh, 1663], II:373 [Trịnh 1696], q.34:35, XVI:63; (1698), II:373); q.35:10-11, II:400-401 [Trịnh 1712], Ibid., q.41:24, II:626-627 [Trịnh 1754], q.44:9, II:708-709 [Trịnh 1773]; ĐNTLTB, 1:68 [Nguyễn 1635] I:153 (Nguyễn 1698), I:154 [Nguyễn, 1699]. Tài liệu truyền giáo ghi thêm: [Trịnh, 1630] (Rhodes 1650:187-188); (Trịnh, 1643); [Nguyễn, 1625], [Nguyễn, 1629], [Nguyễn, 1639], [Nguyễn 1705], [Nguyễn 1750].

31. Rhodes 1650:187-188; Huồn, 1965, I:90, 319.

32. Năm 1857, Pellerin ước lượng rằng Cochinchine (hiểu theo nghĩa Đại Nam) có 32 triệu dân, mà 600,000 người là Ki-tô; SHM (Vincennes), GG2 44, carton 3. Đáng lưu ư là gần một thế kỷ sau nữa, năm 1933–tức 400 năm sau ngày đạo Ki-tô du nhập vào Đại Việt và hơn một thế kỷ sau ngày vua Minh Mạng cấm đạo–Việt Nam mới có Giám mục đầu tiên là Jean Baptiste Nguyễn Bá Ṭng (quê ở G̣ Công, Nam Kỳ, nhưng cai quản Phát Diệm tới năm 1945)

33. ASME (Paris), Lettre commune [LC] 14/4/1850. Xem thêm Yoshiharu Tsuboi, Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa, 1847-1885 [L’Empire vietnamien face à la France et à la Chine], bản dịch Nguyễn Đ́nh Đầu (Sài G̣n: 1990), tr. 61-62. [Sẽ dẫn: Tsuboi 1990]. Một số tác giả Việt đă lầm lẫn dịch chữ "Tonkin" trong tên đặt các giáo khu thành "Bắc Kỳ."

Phụ Bản I:

Tóm Lược Các Thánh Lệnh Phân Chia Thế Giới

Dudum cum ad nos (1436) và Rex Regum (1443) của Eugene IV (1431-1439, 1439-1447 [antipope Felix V (1439-1447]); Divino amore communiti (1452) và Romanus Pontifex (8/1/1454) của Nicholas V (1447-1455), Inter caetera (1456) của Callistus III (1455-1458), Aeterni Regis (1481) của Sixtus IV (1471-1484); và nhất là những giáo lệnh (Papal bulls) của Alexander VI (1492-1503) trong hai năm 1493-1494, như Inter caetera ngày 3-4/5/1493, và Dudum siquidem ngày 23/9/1493. (Inter caetera ngày 4/5/1493 in trong Corpus của Luật ṭa thánh Ki-tô, tức the Catholic canon law); H. Vander Linden, "Alexander VI and the Demarcation of the Maritime and Colonial Domains of Spain and Portugal, 1493-1494" [Alexander VI và sự phân chia lănh hải và thuộc địa giữa Es-pa-ni-a và Pooc-tiu-gơn, 1493-1494];" American Historical Review [AHR], Vol. XXII, No. 1 (Oct 1916), pp. 1-20; John Fiske, The Discovery of America, 2 vols (Boston: Houghton, Mifflin & Co., 1892), I:324-6, 454-68; Phụ bản B, II:580-93.

Sắc lệnh ngày 8/1/1454, ban cho vua Portuguese tất cả những lănh thổ khám phá ra "trong vùng đại dương tới những vùng phía Nam và Đông" mà các vua theo đạo Ki-tô chưa hề t́m thấy hay sở hữu. (Alguns Documentos do Archivo Nacional da Torre do Tombo [Lisbon: 1892], tr. 15-6; dẫn trong Linden 1916, tr. 12)

Sắc lệnh ngày 21/6/1481 của Sixtus IV lập lại những sắc lệnh kể trên, và phê chuẩn ḥa ước Alcacovas năm 1479 giữa Espania và Portugal (Linden 1916, tr. 12n28)

Sắc lệnh của các giáo hoàng (bulls) ban cho vua Ki-tô người Portuguese những "quyền" sau tại các vùng đất chiếm đóng được ở Africa: (1) chủ quyền lănh thổ tại những vùng mới khám phá ra hoặc chiếm đóng; (2) quyền được giáo hội ban phép lành; (3) quyền được thu thuế [tithes] tại những vùng đất mới; (4) quyền được truyền giảng đạo Ki-tô; và (5) quyền bắt thổ dân làm nô lệ. Ngoại trừ điều khoản bắt thổ dân làm nô lệ trong các sắc lệnh trên, nội dung của các sắc luật Alexander V ban phát (grant and donation) cho Espania cũng tương tự. Có 3 khuynh hướng diễn giải về vai tṛ của Giáo Hoàng và Giáo Hội: (a) Giáo hoàng chỉ là người trọng tài trong cuộc tranh chấp Espania-Portuguese; (b) Giáo Hoàng là chánh án tối cao giải quyết sự tranh chấp giữa Espania và Portugal; và (c) Giáo hoàng chẳng có quyền lực ǵ, chỉ chấp nhận một thực tế. Tuy nhiên, do hiệp ước ngày 7/6/1494, Espania đồng ư nhượng cho Portugal xứ Brazil (Brê-ziêu); tức đường ranh giới thế giới dời về hướng Tây 10 kinh độ (từ khoảng 36’30 Tây tới 46’30 Tây, tương đương với 270 hải lư), cách bờ Tây quần đảo Cape Verde khoảng 370 hải lư]

Machiavelli, trong The Prince, nhận định: "Alexander VI luôn luôn, và ông ta chỉ luôn nghĩ tới, lừa bịp người ta, và ông ta luôn luôn t́m thấy nạn nhân cho sự lừa bịp của ḿnh." ( Chúng tôi sử dụng bản dịch George Bull (Baltimore: Penguins Books, 1961), chapter 18, tr. 100.


Liên Hệ Việt Nam Và Pháp Trước 1858 (phần 2)

 

II. NHỮNG NGƯỜI PHÁP ĐẦU TIÊN TỚI VIỆT NAM:

Dĩ nhiên, liên quân Pháp-Espania (Y Pha Nho hay Tây Ban Nha) và 13 chiến hạm dưới quyền Phó Đô Đốc Charles Rigault de Genouilly tiến vào vụng Trà Sơn (Đà Nẵng) cuối tháng 8/1858 không phải là những người Pháp đầu tiên đặt chân tới nước Việt. Từ thế kỷ XVII, các nhà phiêu lưu Pháp đă t́m tới. Họ gồm 4 nhóm chính: giáo sĩ Ki-tô, lính đánh thuê, thương gia, và sĩ quan hải quân mang sứ mệnh "ngoại giao chiến thuyền." Dù muốn chăm lo cho linh hồn người bản xứ, đam mê làm giàu hay thỏa măn chí khí của thế hệ ḿnh, những người Pháp trên đă trực hoặc gián tiếp giúp các chính phủ Paris thiết lập nền bảo hộ Đại Nam.

A. GIÁO SĨ:

Dưới thời Pháp thuộc, Alexandre de Rhodes (A Lịch Sơn Đắc Lộ, 1591-1660), thuộc ḍng Tên (Jesuite), được xưng tụng có công đầu trong việc giảng đạo và thành lập Hội truyền giáo hải ngoại Pháp, hay Hội thừa sai. Rhodes đến Đại Việt năm 1626, khi cuộc nội chiến giữa hai họ Trịnh và Nguyễn vừa bùng nổ. Ở Đàng Trong khoảng một năm, Rhodes ra Đàng Ngoài. Năm 1630, Trịnh Tráng trục xuất Rhodes v́ nghi làm gián điệp, liên hệ với gịng dơi họ Mạc (1527-1593) ở Cao Bằng cùng họ Nguyễn ở phía Nam. Mười năm sau, Rhodes trở lại Đàng Trong. Nguyễn Phúc Nguyên (Chúa Săi, 1613-1635) trục xuất, nhưng Rhodes vẫn trở lại thêm ba lần, trước khi rời Hội An năm 1645. (34)

Như đă lược nhắc, nhiều giáo sĩ Ki-tô người Âu đă tới Đại Việt trước Rhodes. Quốc sử nhà Nguyễn c̣n ghi từ triều Mạc một giáo sĩ Portuguese [Bồ Đào Nha] là I-nê-xu (Ignatio hay Ignace) đă đến truyền đạo tại miền ven biển thuộc Giao Thủy và Nam Chân, tỉnh Nam Định ngày nay.(35)

Người ghi công đầu trong việc đưa Ki-tô giáo từ ngoại vi xă hội vào sâu sinh hoạt chính trị và văn hoá Việt Nam là Pierre [Pedro] Pigneau de Béhaine (1741-1799). Thụ phong Giám mục Adran năm 1774 khi đang điều khiển một tiểu chủng viện ở Kampuchea, từ năm 1777 [hoặc 1780] Pigneau đă đầu tư vào Nguyễn Chủng (c̣n có tên Noăn, hay Ánh), trong cuộc nội chiến với nhà Tây Sơn (1778-1802). (36) Năm 1783, Nguyễn Chủng ủy thác Pigneau mang con trai lớn là Cảnh, lúc ấy mới 4 tuổi, đi cầu viện Pháp. V́ nhiều lư do, Pigneau và Cảnh phải sống ở Kampuchea gần 2 năm mới qua được Pondichéry vào tháng 2/1785. Tại đây, hai Quyền Thống đốc Coutenceau d’Algrains và Tử tước [Vicomte] de Souillac chống lại tham vọng chính trị của Pigneau. Cuối cùng, tháng 7/1786, Đại tá Charpentier de Cossigny mới thuận cho Pigneau đưa Cảnh qua Pháp. Ngày 5/5/1787, Louis XVI tiếp Pigneau và Cảnh tại Versailles. Hơn 6 tháng sau, Pigneau nhân danh Nguyễn Chủng kư với Ngoại trưởng Armand-Marc de Montmorin-St-Hérem (2/1787-7/1789) Hoà ước 28/11/1787, cắt cho Pháp bán đảo Tourane [Đà Nẵng] và Poulo Condore [Côn Sơn]; cho Pháp thiết lập trạm buôn và căn cứ Hải quân dài theo bờ biển; đổi lại, Pháp sẽ giúp 1,500 quân, chiến hạm, khí giới để đánh nhau với Tây Sơn. (37)

Ngày 27/12/1787, Pigneau rời Lorient qua Isle de France (Maurice). Ngoại trưởng Pháp tặng tiền, và tăng phái cho một ít sĩ quan. Pigneau thành lập ở đây một đạo thánh chiến quân, mang sang giúp Chủng. Ngày 18/5/1788, Pigneau trở lại Pondichéry. Nhưng Bá tước, Trung tướng Thomas de Corway [Conway]–từng tham chiến ở Mỹ và bị dính líu vào một âm mưu phế lập tại đây–từ chối cấp binh thuyền cho Pigneau. Quyết định này dựa trên mật lệnh từ Louis XVI ngày 2/12/1787, là "Tùy nghi hành động để thành lập một cơ sở ở Đại Việt; làm sao để vừa ít tốn kém vừa được nhiều lợi nhuận." Đồng ư với de Conway, tháng 7/1788, Tổng Giám đốc thuộc địa De Vaires cho ngưng cuộc viễn chinh. Ngày 16/11/1788, Bộ trưởng Hải quân De la Luzerne cũng tán thành, đề nghị cấp một tàu hạng trung đưa Hoàng tử Cảnh đến bất cứ nơi nào ông ta muốn; phần Pigneau có thể cho về nước. Louis XVI chấp thuận. (38)

Trong thời gian Pigneau t́m phương tiện giúp Nguyễn Chủng, tại Đại Việt t́nh h́nh cực kỳ sôi động.

1. Ngày 18/1/1785, Nguyễn Huệ đánh tan chiến thuyền Xiêm do Nguyễn Chủng cầu viện về ở Trà Suốt (Mỹ Tho). Ngày 9/4/1785, Chủng chạy sang Xiêm cầu viện lần thứ hai; nhưng Rama I chẳng c̣n hùng tâm giúp đỡ. Xiêm La lại đang hiềm khích với Diến Điện. Năm 1786, khi Diến Điện sai 3 đạo quân sang đánh Xiêm, Rama I phải nhờ Chủng đi chống cự. (39)

2. Mùa Hè 1786, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc, nêu danh nghĩa "pḥ Lê, diệt Trịnh." Ngày 21/7/1786, chiếm Hà Nội. Trịnh Khải [Đống] tự tử. Huệ đưa Lê Duy Kỳ (Chiêu Thống, 1786-1788) lên ngôi. Hai năm sau, do gịng giơi chúa Trịnh muốn khôi phục quyền lực, rồi đến Nguyễn Hữu Chỉnh và Vơ Văn Nhậm [Sĩ?] lộng quyền, Huệ lại ra Bắc. Duy Kỳ bỏ chạy, xuống hịch chống Tây Sơn; mẹ trốn qua Trung Hoa cầu viện. Tháng 10/1788, vua Thanh sai Tôn Sĩ Nghị đưa Duy Kỳ về nước. Mang quân thuộc bốn tỉnh Hoa Nam, chia làm 2 cánh tiến vào đất Bắc. Ngày 17/11/1788, Nghị vào tới kinh đô. Được tin, ngày 22/12/1788 (25/11 Mậu Thân) Nguyễn Huệ tự xưng Hoàng đế ở Phú Xuân, lấy niên hiệu Quang Trung, rồi mang quân ra Bắc. (Một tài liệu khác ghi ngày 8/11/1788, tức 11/10 Mậu Thân) Trong dịp Tết Kỷ Dậu (1789), Huệ đánh tan liên quân Thanh-Lê, nhất thống lại lănh thổ Đại Việt cũ. (40)

3. Trong khi đó, nhân cơ hội anh em Tây Sơn bất ḥa, ngày 13/8/1787 Nguyễn Chủng trốn khỏi Bangkok về nước. Lực lượng xung kích là đạo quân "lê dương," qui tụ đủ loại hải tặc, thổ phỉ người Âu, Hoa, Miên, Xiêm, Tagals. Kiệt hiệt nhất có Hà Hỉ Văn, người Tứ Xuyên, Trung Hoa, thuộc Bạch Liên giáo, lúc ấy làm ăn ở vùng Côn Lôn và Vịnh Xiêm La. Ngoài ra, c̣n Nguyễn Văn Tồn, gốc Trà Vinh, một cựu nô lệ ở Nam Vang, đóng góp khoảng 3,000 lính Khmer, và Vinh Ma Ly, một hải tặc Xiêm. Tháng 12/1787, Chủng mang chiến thuyền đánh Cần Thơ. Nguyễn Lữ chạy lên Biên Ḥa, rồi về Qui Nhơn. Ngày 7/9/1788, Chủng chiếm lại Sài G̣n. Thái bảo Tây Sơn là Phạm Văn Sâm [Tham] rút giữ Ba Thắc, rồi xin hàng. Chủng làm chủ miền Nam từ đó. (41)

4. Một trong những lư do giúp Nguyễn Chủng hồi phục mau chóng là thế lực Tây Sơn ngày một suy yếu. Sau khi từ Bắc trở về, anh em Tây Sơn bắt đầu bất ḥa. Nguyễn Huệ mang quân đánh Qui Nhơn. Nguyễn Nhạc phải lên thành kêu gọi, Huệ mới lui binh. Lấy Bến Ván làm ranh giới. Huệ cai trị từ phủ Thăng, phủ Điện ra Phú Xuân. (42)

Thực tế Đại Nam hẳn ít nhiều ảnh hưởng trên quyết định của các viên chức Pháp. Ngày 15/3/1789, sau khi nhận được báo cáo của thuộc viên được gửi qua Đại Việt thám thính, Conway tŕnh lên Bộ Hải Quân rằng đảo Poulo Condore và Hội An vô giá trị; phí tổn viễn chinh khó thể đền bù bằng thu nhập trong một thời gian ngắn. Bởi thế, ngày 16/4/1789, Bộ Hải Quân thông báo cho Pigneau biết không thể có cuộc viễn chinh Đại Việt. Thư này không đến tay Pigneau v́ ngày 15/6/1789, Pigneau đă lên tàu Méduse qua Gia Định. (43)

Tiếp đó, tại Pháp cách mạng 1789 bùng nổ. Dân chúng truất phế Louis XVI, thành lập chế độ Quân chủ lập hiến [cho tới ngày 10/8/1792]. Tháng 10/1789, Hội Đồng Quốc Gia (Conseil d’Etat) Pháp bác bỏ việc yểm trợ Chủng theo đề nghị của Charpentier de Cossigny, cựu Thống đốc Pondichéry.

Tại Đại Việt, Pigneau và Hoàng tử Cảnh về tới Gia Định ngày 24[28?]/7/1789. Nguyễn Chủng phong Pigneau làm Đạt Mệnh Điều Chế Tần Thủy Bộ Viện Binh, Giám mục thượng sư. Lính đánh thuê Pháp lục tục kéo tới, tăng cường cho đạo Lê dương đủ quốc tịch của Chủng. (44)

Sự đóng góp lớn nhất của Pigneau là hệ thống các giáo sĩ và giáo dân Ki-tô. Bởi thế, sau cái chết đột ngột của Quang Trung ngày 14/9/1792–cái chết khiến có người nghi các giáo sĩ Ki-tô đă nhúng tay–ngày 26/3/1795, Giám quốc Bùi Đắc Tuyên lại cấm đạo. Nhà thờ Ki-tô bị biến thành trại lính. Lệnh này chỉ bị bỏ sau khi Vơ Văn Dũng làm đảo chính, buộc tội Tuyên chuyên quyền, giết đi. (45)

Nhờ ảnh hưởng Pigneau, năm 1793 Cảnh được phong chức Đông Cung Thái tử. Nhưng hiềm khích giữa Pigneau cùng các đại thần Việt, kể cả một thân vương em Nguyễn Chủng, cũng gia tăng. Cái chết bệnh của Pigneau tại cửa biển Thị Nại ngày 9/10/1799–một năm sau ngày công bố "phép lạ La Vang"–và rồi chứng bệnh đậu mùa lấy đi mạng sống Cảnh tại Gia Định gần hai năm sau (20/3/1801), bóp tắt giấc mộng tạo nên một vua Ki-tô hoặc thân Ki-tô của Pigneau và các nhà truyền giáo.( 46)

Nhưng công lao của Pigneau phần nào được đền bù–trong ba thập niên đầu của nhà Nguyễn, các cộng đồng Ki-tô có dịp phát triển mạnh. Tại Tây Đàng Ngoài, giáo dân tăng gần gấp đôi từ 1795 tới 1825 (hơn 100,000 lên khoảng 200,000); Đông Đàng Ngoài tăng từ 133,751 năm 1804 tới 163,101 năm 1825, tức 22%; Đàng Trong tăng từ 47,000 năm 1795 lên 60,000 năm 1821.(47)

Dĩ nhiên, các giáo sĩ chưa thỏa măn. Họ không hài ḷng với chính sách tôn giáo của Gia Long tại Bắc Kỳ, khi vua cho lệnh phải xin phép quan địa phương nếu muốn sửa chữa nhà thờ, chùa chiền v.. v.. "để bớt tổn phí cho dân, mà giữ phong tục thuần hậu." Riêng về đạo Ki-tô, "dân các tổng xă nào có nhà thờ đổ nát th́ phải tŕnh quan trấn mới được tu bổ, dựng nhà thờ mới th́ đều cấm." (48)

Họ cũng chẳng hài ḷng việc Gia Long chấn hưng Khổng giáo để tạo thế chính thống tại nội địa, trước tinh thần hoài Lê của sĩ phu miền Bắc. Họ ngầm ủng hộ con Cảnh là Hoàng tôn Đán lên chức Thái tử, và chống lại Hoàng tử thứ tư là Đảm, người được sự yểm trợ của phe nho sĩ bảo thủ trong triều. (49)

Trong khi các nhà truyền giáo từng trải qua thời kỳ bài đạo vui hưởng giai đoạn ḥa b́nh mới, những giáo sĩ trẻ–v́ những lư do khác nhau–không ưa Thái tử Đảm (Minh Mạng). Họ luôn luôn báo động về một lệnh bài đạo sắp ban hành và sự "vô ơn" của Thái tử. Những Jean Taberd, Francois Régéreau, rồi Pierre Retord, Joseph Marchand, Cuénot, Havard, v.. v... đưa Minh Mạng và người kế vị vào thế một mất một c̣n với Ki-tô giáo.

B. LÍNH ĐÁNH THUÊ PHÁP:

Dù không phải là những lính đánh thuê Âu châu đầu tiên đến Đại Việt–nhóm thánh chiến quân do Pigneau tuyển mộ vào cuối thế kỷ XVIII thủ diễn vai tṛ khá quan trọng trong cuộc nội chiến Nguyễn-Tây Sơn. (50)

Pigneau tiến cử cho Nguyễn vương nhóm người Âu ưa phiêu lưu, mạo hiểm này từ thập niên 1780. Ba người đầu tiên là Manuel (Mạn Hoè), Gia Đố Bi và Ma Nộ E, gốc Portuguese. Năm 1782, Manuel tự tử khi chiến thuyền bị Tây Sơn vây đánh. Gia Đố Bi và Ma Nộ E chết trên đường đi Philippines. Pigneau đă dùng cái chết của họ để khích động dư luận trong chuyến qua Pháp cầu viện năm 1787.

Dẫn đầu đợt lính đánh thuê thứ hai là Victor Olivier (Ô-li-vi) de Puymanel–một binh nh́ đào ngũ mới 20 tuổi, được Chủng cho chức Khâm sai cai đội (ngũ phẩm) và quốc tính (họ tên do vua ban) Nguyễn Văn Tín. Ngày 15/9/1788, Thống đốc Pondichéry cử Olivier cùng linh mục Paul [Bảo Lộc] Hồ Văn Nghị theo tàu Dryade thám thính miền Nam. Sau khi Chủng chiếm lại Sài G̣n, Olivier và Paul Nghị mang 1000 khẩu súng tới tăng viện. Từ năm 1789, Olivier phụ trách pháo và công binh. Mùa Hè 1792, được phong Thuộc nội Vệ úy (chánh tam phẩm), đi sát bên Pigneau và Cảnh. Năm 1794, cùng Phan Văn Triệu, Lê Văn Duyệt theo Đông cung đi Diên Khánh. Ba năm sau, theo Cảnh tới Quảng Nam, đóng thuyền tam bản đánh hỏa công. Hai lần được tước Khâm sai đi mua vũ khí ở Hồng Mao (1795) và Hạ châu (1799). (51)

Cùng tháp tùng Pigneau qua Sài G̣n năm 1789 có 14 sĩ quan và khoảng 80 binh. Đáng kể nhất là Philippe Vannier (Nguyễn Văn Chấn, 1762-1842, hạm trưởng tàu Phụng), Félix d’Ayot, Dominique Desperles, Godefoy de Forcanz (Lê Văn Lăng, coi tàu Bằng Phi), Jean Marie d’Ayot (chỉ huy tàu Đồng Nai và tàu Prince de Cochindrine, đặc trách vận tải và mua tàu, 27/6/1790), Julien Girard de l’Isle Sellé (hạm trưởng Prince de Cochindrine, 27/6/1790), Théodore Lebrun, Guillaume Gouilloux. Trong hai năm 1791-1792, một số người bỏ đi Macao hay Pondichéry, như Lebrun (1791), Félix d’Ayot (em J.M. d’Ayot), Gouilloux, v.. v... Năm 1793, Olivier chỉ huy bộ binh, và J.M. d’Ayot, de Rhedon, Vannier, d’Auray ngành thuyền.

Năm 1795, toán Lê-dương gốc Âu c̣n khoảng 40 người. Những người mới gồm Jean Baptiste Chaigneau (Thắng toán hầu Nguyễn Văn Thắng, hạm trưởng tầu đồng Phi Long, 1794), Trung úy Charles Stanislas Lefèbvre [Le Fèvre], cháu Pigneau, cùng nha sĩ Jean Marie Despiau (1795). Nhưng tháng 3/1795, d’Ayot bị trục xuất qua Manila. (52)

Ngoài ra, c̣n hai người Bri-tên, Ba-lang-hi và Laurent Barizy (Ba-la-di hay Nguyễn Văn Mân). Barizy–Lorient Barisy, người Pháp, theo tài liệu truyền giáo–là tay phiêu lưu chuyên nghiệp, có khả năng sáng tạo của một nhà văn, ghi lại sống động những trận hải chiến giữa Tây Sơn và nhà Nguyễn. Nhưng công việc chính yếu của Barizy là t́m mua khí giới và quân cụ ở các thuộc địa Tây phương như Singapore, Goa và Malacca. "Khâm sai thuộc nội cai đội" Barizy hợp tác làm ăn với các công ty Bri-tên ở Madras, và kiếm được một số vốn đáng kể. (53)

Theo tài liệu Pháp, đóng góp quan trọng khác của nhóm người Âu là xây đắp thành tŕ. Tháng 4/1790, Olivier, Lebrun và Vannier giúp xây thành Gia Định, trên bờ phải sông Sài G̣n, từ Rạch Bến Nghé (Arryoro Chinois) tới Rạch Thị Nghè (Arryoro de l’Avalanche). Thành xây theo kiểu Vauban, nhưng pha chế kiểu "bát quái" (tám cửa) của Trung Hoa. Hơn 60 năm sau, thành này giúp nhóm phản loạn Bế Văn Cận (bị Minh Mạng đổi tên thành "Lê Văn" Khôi), Joseph Marchand, Nguyễn Văn Chắm, cầm cự với quân triều đ́nh hơn hai năm, từ 1833 tới 1835. (54) Vẫn theo tài liệu Pháp, nhóm Olivier c̣n giúp xây các thành Diên Khánh, Châu Đốc, Hà Tiên, Biên Ḥa, Bà Rịa, v.. v...

Phần nhờ sự tiếp tay của đạo lính đánh thuê này, phần v́ cả hai vua Quang Trung và Thái Đức nối tiếp nhau từ trần trong hai năm 1792 và 1793, đưa đến sự tranh quyền giữa gịng giơi Tây Sơn, Nguyễn vương dần dần đả bại được đạo tinh binh từng đuổi Xiêm (1785), phá Thanh (1789), lừng lẫy khắp Đông Nam Á.

Sau khi Pigneau chết, nhóm Olivier, Chaigneau, Vannier, và de Forcanz tiếp tục ở lại. Ít lâu sau, Olivier chết tại Malacca v́ bệnh kiết lị (dysentery).

Tháng 2/1800, nghĩ rằng người Bri-tên giỏi thủy chiến, Nguyễn vương cho Barizy tập họp binh thuyền, chuẩn bị quân nhu, chiến cụ để mở chiến dịch giải vây Qui Nhơn. Nhưng ít tháng sau, Barizy bị tố cáo tham ô, ăn chặn lễ vật và mưu sát hạm trưởng người Bri-tên Henderson, bị đeo gông, hạ ngục ở Gia Định. Nhờ sự can thiệp của Thái tử Cảnh, Barizy được miễn tội. Cai đội Chaigneau, Vannier và de Forcanz theo trung quân đánh giặc, tham dự những trận hải chiến ở Thị Nại và Thuận An, khi Tây Sơn có chiến thuyền trang bị từ 50 tới 60 đại bác. Sau khi Chủng tái chiếm Phú Xuân ngày 13/6/1801, Vannier, Chaigneau và de Forcanz đều được thăng cai cơ. Phần Barizy được phái đi mua súng đạn, chuyến công tác cuối cùng. Ngày 17/9/1803, Giám mục Labartette cho Paris biết là Barizy đă chết một năm trước. (55)

Từ năm 1803, Chaigneau và Vannier, với chức Chưởng Cơ, phụ tá Nguyễn Đức Xuyên coi ngoại thương (cai tàu vụ). Vai tṛ Chaigneau có vẻ vượt thắng, sau khi dịch sách toán Tây phương và thiên văn cho Gia Long vào mùa Thu 1804. Ít năm sau, Chaigneau c̣n dịch sách Macao và lịch Pháp. (56)

Là những tín đồ Ki-tô bảo hoàng, Chaigneau và Vannier ước mơ thắt chặt quan hệ Pháp-Việt và không dấu sự bất măn với thái độ bài Ki-tô của giới thân cận Thái tử Đảm. Vannier cũng chỉ trích Đảm thiếu tín nghĩa, đa nghi và bài đạo. Sau ngày Gia Long chết, Minh Mạng c̣n bị buộc tội là vô ơn, và bần tiện. Chiến dịch tuyên truyền chống Minh Mạng và Khổng giáo–được đại diện bằng những quan lại mồm bỏm bẻm nhai trầu, hút thuốc rê, móng tay dài cong, ít khi tắm rửa hay thay quần áo, cộng thêm hành động gian tham, xách nhiễu quyền lực với khách buôn Tây phương–khiến thiên đường hạ giới Onam một thời bị hạ cấp thành một xứ "giáp ranh sự mọi rợ." (57)

Do việc Minh Mạng từ chối nhận Chaigneau làm Lănh sự của vua Louis XVIII, Chaigneau và Vannier xin về nước. Ngày rời Việt Nam bị đ́nh hoăn tới cuối năm 1824 v́ chiến tranh Pháp-Espania, và phần nào v́ Vannier muốn kiếm thêm ít lợi tức dưỡng già qua phần hoa hồng mà công ty ở Bordeaux hứa hẹn. Minh Mạng cho cả hai hàm Chưởng cơ, và mỗi người 6,000 quan tiền. Hơn một năm sau, Vannier giới thiệu Cormier [Cormière hay Cốt Tu Mi], hạm trưởng Le Courrier de la Paix, mang hàng hoá tới Đà Nẵng. Triều thần muốn gửi trả, nhưng Minh Mạng vẫn nhận, trả đủ 7,680 lạng, v́ "Chấn [Vannier] là tôi tớ nay nghỉ việc về nước mà c̣n nghĩ đến ơn nuôi dưỡng mấy chục năm của triều đ́nh, nay cách xa muôn dặm dâng ḷng thành, hiền lao vẫn như thuở trước." Lại giảm 50% thuế cảng; cùng gửi quà tặng và thư cho Vannier và Chaigneau. (58)

Chưởng cơ Forcanz chết năm 1811. Y sĩ Despiau chết v́ dịch tả (cholera) tại Huế vào cuối năm 1824.

Ở thời điểm này, nhóm phục hưng chính giáo đă thống trị triều chính. Nguyễn Đức Xuyên xin hồi hưu rồi từ trần ít tháng sau. Trịnh Hoài Đức thay nắm ty Thương Bạc được ít tháng cũng từ trần, Trần Văn Năng lên thay. Sự nghi kỵ người ngoại quốc và chiến dịch bài Minh Mạng của các giáo sĩ khiến vua không tuyển mộ thêm các cố vấn Âu châu. V́ nhu cầu thông dịch ngoại ngữ, năm 1826, vua mời ba giáo sĩ tới Huế để làm việc trong Hành nhân ty–nhưng bị đánh giá như dấu hiệu đàn áp Ki-tô giáo.

C. THƯƠNG GIA:

Nhiều thập niên sau khi thuyền buôn Portuguese ghé hải cảng Đại Việt, thương gia Pháp mới t́m đến. Năm 1672, dưới triều Trịnh Tạc (1657-1682), một công ty Pháp hoạt động ở Phố Hiến (Hưng Yên). 14 năm sau, Verret lập trạm buôn trên Côn đảo, chỗ ngừng chân của thuyền buồm đi lại giữa Trung Hoa và vùng biển Nam. Nhưng từ đầu thế kỷ XVIII, hầu hết thương gia ngoại quốc đều rời Đại Việt.

Suốt hơn thế kỷ kế tiếp, thương gia Pháp chỉ quan tâm đến Âu châu, Mỹ Châu, India, Trung Hoa cùng những hải đảo thuận lợi cho việc khai khẩn quặng mỏ hay đồn điền (plantation) để cung cấp các nông phẩm mang lại lợi nhuận cao như thuốc lá, ớt, hồ tiêu, cà-phê hay cao su. Trung Hoa, dưới ng̣i bút và chuyện kể của những người phiêu lưu mạo hiểm như Marco Polo, trở thành địa đàng [Eldorado] của những tay muốn làm giàu–nguồn tài nguyên thiên nhiên vô tận, và một thị trường đầy cám dỗ. Chỉ cần mỗi người Trung Hoa mỗi năm tắm một lần bằng xà-pḥng thơm, hay đánh răng bằng loại kem ngoại hóa, chẳng hạn, số xà-pḥng và kem đánh răng tiêu thụ mang lại lợi tức khổng lồ. Nếu mỗi người Hoa hút một điếu thuốc thơm mỗi ngày, số thuốc cần nhập cảng lên tới 7.3 tỉ gói hàng năm. Bởi thế, Việt Nam chỉ ở vai tṛ thứ yếu, một thứ trạm ngừng chân tiếp tế lương thực và nước ngọt. Năm 1744, chi nhánh Công ty Ấn Độ Pháp [Compagnie Francaise des Indes] ở Canton gửi Jacques O’Friell tới Huế, mua được giấy phép buôn bán của Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) với giá 9600 roupies. Tuy nhiên, O’Friell không thuyết phục được Dupleix, Tổng Giám đốc công ty ở Pondichéry, hay Roth, cấp chỉ huy trực tiếp ở Canton, vào Đại Việt làm ăn. Những năm kế tiếp, các giáo sĩ thường kiêm chức đại diện thương mại của công ty Pháp. Sau chuyến đi thất bại của Linh mục Poivre năm 1749-1750, Dupleix gửi Giám mục Bénnetat mang thư riêng qua Huế, với một cựu thông ngôn của Poivre, và được phép lập sở buôn ở Tourane. (59)

Măi tới năm 1776 liên hệ giữa Pondichéry và Đại Việt mới được nối lại. Năm 1777-1778, đại diện Pháp trên tàu DiligenteLe Lauriston có dịp chứng kiến cảnh quân Tây Sơn tàn phá Quảng Nam. Một đại diện Bri-tên, Charles Chapman, cũng hiện diện cùng tàu Rumbold, mang về Calcutta Linh mục Jean de Laureiro (Loreiro), y sĩ riêng của Nguyễn Vương, cùng một đại thần Đàng Trong. Nhưng cả Calcutta lẫn Madras không tán thành việc giúp chúa Nguyễn.

Trong thời nội chiến Tây Sơn-Nguyễn (1773-1802), thương gia Âu châu làm giàu bằng cách bán vũ khí cho cả hai phe. Hưởng nhiều lợi nhuận nhất là các công ty Bri-tên ở Madras, Johore và Penang, Dutch ở Djakarta và Portuguse ở Macao (nhượng địa của Portugal từ năm 1555). Các thuyền buôn Thanh và Xiêm cũng thường xuyên tới Sài G̣n. V́ t́nh h́nh chính trị nội địa và việc tranh chấp ảnh hưởng ở Phi và Mỹ Châu, thương gia Pháp chỉ giữ vai tṛ thứ yếu. Từ năm 1778, sau khi Bri-tên chiếm Pondichéry, tàu Pháp không đến Đại Việt nữa. (60) Thư tín trao đổi với các giáo sĩ ở Macao và Philippines phản ánh một thực trạng khá ngộ nghĩnh: vào cuối thế kỷ XVIII, trong khi nhóm Lê dương Pháp dần dần thao túng việc ngoại thương của Nguyễn Chủng–nhất là các dịch vụ mua vũ khí và quân nhu–họ đă kiếm được tiền hoa hồng từ các giáo sĩ và thương gia Bồ hay Bri-tên mà không phải người Pháp. (61)

Sau khi nhất thống sơn hà, v́ nhiều lư do, Gia Long thay đổi hẳn chính sách ngoại thương: Đó là đồng ư buôn bán, nhưng không cho ngoại quốc đặt trụ sở trên đất liền. Từ năm 1803, vua nhiều lần từ chối tiếp các sứ đoàn Âu Mỹ đến xin kư thương ước, v́ "hải cương là nơi quan yếu sao cho người nước ngoài được." (62) Năm sau, khi đại diện công ty Đông Ấn [East India Company] của Bri-tên hai lần tới Đà Nẵng, Gia Long lại từ chối, tuyên bố với các cận thần:

"Tiên vương kinh dinh việc nước, không để người Hạ lẫn với người Di, đó thực là cái ư đề pḥng việc từ lúc c̣n nhỏ. Người Hồng Mao gian giảo, trí trá, không phải ṇi giống ta, ḷng họ hẳn khác, không cho ở lại." (63)

V́ vậy sau này sử quan Nguyễn đă ca tụng "khước đồ hiếu của Tây di" như công lao để đời hàng đầu của vua, trên cả những việc "cẩn thận pḥng nước Xiêm, yêu nuôi nước Chân Lạp, vỗ về nước Vạn Tượng, uy danh lừng phương xa, nhân đức trùm nước nhỏ. . . ." (64)

Đây là một thay đổi quan trọng, cắt đứt dần quan hệ với phương Tây mà Gia Long từng tiếp cận nhiều thập niên–sự tiếp cận có lẽ quá gần với những "tôi tớ" đủ quốc tịch, ưa say sưa, ẩu đả; các lái súng mà sự lương thiện là những dấu hỏi lớn; và, các nhà truyền giáo tham vọng.

Tư liệu Nguyễn không giúp biết rơ chi tiết những chuyến ghé Đà Nẵng năm 1777-1778 của Cuny và Chapman, hay Đà Nẵng của Lord Macartney năm 1793. Các chuyến đi của John Barrow trong thời khoản 1792-1793 cũng không được ghi nhận. (65)

Từ năm 1797, Nguyễn Chủng đă lănh đạm dần với Bri-tên, một đại cuờng quốc thời gian này. Hơn một lần Nguyễn vương dùng những tiếng như "lông tóc đỏ""quỉ quyệt" để đánh giá người Bri-tên. Năm 1798, có tàu Bri-tên đến "dâng phương vật," nhưng rồi xảy ra biến cố Barizy đi mua vũ khí, bị chiến thuyền Bri-tên Non Such bắt giữ. Mặc dù tàu và thủy thủ được trả lại an toàn, Chủng có thêm lư do để nghi ngờ Bri-tên. (66)

Sự thay đổi thái độ này phần nào do dịch vụ cung cấp vũ khí và đạn dược trong thời chiến không cấp thiết nữa. Trong khi đó, vua không khỏi nhức đầu v́ những chủ nợ cũ. Sau cái chết của Barizy, đại diện công ty Abbott & Miatland ở Madras ít nhất ba lần đă tới Huế đ̣i thêm tiền bán khí giới. (67) Thêm nữa, từ Manila, anh em d’Ayot liên lạc lại với Huế–rao giảng tin đồn Napoléon Bonaparte đang liên kết các nước Âu châu đánh Bri-tên.

Tưởng nên nhấn mạnh, triều đ́nh độc quyền việc ngoại thương. Vua nhập cảng những ǵ cần thiết cho chế độ như vũ khí, vải vóc, dược phẩm cùng vật dụng dành riêng cho giới quí tộc và quan lại. Đồng thời độc quyền thu mua và xuất cảng những mặt hàng mà thị trường ngoài nước ưa thích. Đại đa số dân chúng phải sử dụng hàng nội hóa, ngoại trừ thuốc "Bắc," trà, sâm, sách, giấy mực, v.. v... Thuế cảng (nhập bến), thuế đánh trên hàng hóa và tiền "ba lễ" [dâng hoàng thái hậu, dâng vua, dâng hoàng thái tử] quá cao. Các thuyền buôn ngoại quốc đến làm ăn–chủ yếu là Bri-tên, Macao, Xiêm và Thanh–phải theo luật lệ mới. Đó là chưa nói đến khoảng cách lớn giữa luật pháp và việc thực thi, linh động theo nhu cầu "cải thiện" cho các viên chức và môi giới. Từ năm 1803, ngoại thương chỉ c̣n diễn ra tại các hải cảng chọn lọc: Nam Định, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Sài G̣n và Hà Tiên. Riêng tàu Âu châu chỉ được ghé Đà Nẵng và Sài G̣n. Mọi giao tiếp với dân chúng bị tuyệt cấm. Bởi thế, gần cuối đời Gia Long, việc ngoại thương giảm hẳn. Tàu Macao không đến nữa. (68)

Để điền vào chỗ trống, vua sử dụng "Thanh nhân" làm giai tầng trung gian (lănh trưng) mọi lĩnh vực–từ khai mỏ, thầu thuế chợ, chuyên chở, tới cung cấp nhu yếu phẩm như thuốc Bắc, vải vóc, v.. v... (69)

Riêng với Pháp, Gia Long cũng xa cách dần. Đầu năm 1790, đă viết thư cho chính phủ Pháp, trách móc Tướng de Conway và phủ nhận giá trị của ḥa ước Versailles 1787, giao cho chính Pigneau dịch qua Pháp ngữ. (70) Từ 1817 tới 1819, một số tàu Pháp mới tới buôn bán ở Đà Nẵng và Sài G̣n. Đó là các tàu Le Henry [Henri?] của công ty Philippon et Cie. (tới Đà Nẵng tháng 12/1817 và 11/1819), La Rosse của hăng Balguerie, Sarget et Cie., Le Courrier de la Paix, v.. v... Các tàu này đều được Chaigneau và Vannier tiếp và giúp đỡ, nhưng Gia Long không tiếp kiến.

Đăng quang ngày 14/2/1820–đúng Tết Canh Th́n–Minh Mạng chỉ tiếp tục chính sách người "Trung Quốc" không ở lẫn với di địch. Những nỗ lực của Pháp xin kư thương ước–trên bối cảnh bành trướng ảnh hưởng của Bri-tên (qua công ty East India) tại Diến Điện (Burma), Xiêm, Malaya và Hoa Nam–đều thất bại. Khi Chaigneau từ Pháp trở về Huế ngày 17/5/1821, Minh Mạng đồng ư cho ở lại; nhưng không công nhận vai tṛ lănh sự của Chaigneau, và không muốn quan hệ với một nước Đại Tây nào. Vua chỉ nhận thư Louis XVIII, và trả lời bằng Hán ngữ, sau khi Vannier và Chaigneau đe dọa xin hồi hương. (71)

Mọi nỗ lực ngoại giao của Pháp sau ngày Chaigneau và Vannier về nước đều không thành công. Đầu năm 1825, Nam tước Henri de Bougainville và chiến hạm Thétis mang theo thư Louis XVIII tới Cửa Hàn; có hải pḥng hạm Espérance tháp tùng, Minh Mạng không cho tiếp kiến. Vua giải thích:

Nước Phú Lăng Sa cùng Anh Cát Lợi thù nhau, năm trước nước Anh Cát Lợi đă nhiều lần dâng lễ, trẫm đều từ chối không nhận, nay chẳng lẽ lại cho Phú Lăng Sa thông hiếu! Song nghĩ khi đức Hoàng khảo ta [Gia Long] bước đầu bôn ba từng sai thái tử Anh Duệ [Cảnh] sang nước họ, cũng có ơn cũ, nếu vội cự tuyệt th́ chẳng phải là ư mến người xa. Rồi sai làm thư của thương bạc và thưởng cho mà khiến về. "Quốc thư và lễ vật th́ không cho tŕnh dâng." (72)

Tháng 1/1826, Pháp lại cử Eugene Chaigneau, cháu của Jean B. Chaigneau, làm Lănh sự, đáp tàu tới Việt Nam. Dù Eugène từng qua Huế năm 1821 và ở lại phụ tá cho J. Chaigneau, Minh Mạng không tiếp. Bốn năm sau, Minh Mạng vẫn từ chối tiếp kiến khi Eugène trở lại Huế. (73)

Đại diện thương mại không chính thức của Pháp là Edouard Borel, có cơ sở ở Đà Nẵng. Borel cung cấp hàng hóa cho triều đ́nh, nhưng cũng đồng thời tiếp tay đưa các giáo sĩ xâm nhập Việt Nam (như trường hợp Cuénot, Phụ tá Giám mục Qui Nhơn). (74)

Các sứ đoàn Bri-tên và Mỹ chẳng may mắn ǵ hơn. Năm 1822, sứ đoàn John Crawfurd [Cả-la-khoa-thắc] từ Bangkok qua Gia Định, được Lê Văn Duyệt tiếp ngày 28/8, và thông báo về Huế. Nhưng tại kinh đô, Minh Mạng không tiếp, v́ không có thư của Quốc vương Bri-tên. Sai Thương bạc thư cho biết điều lệ buôn bán ở kinh đô, Quảng Nam và Gia Định, nhưng không cho buôn bán ở miền Bắc. (75) Năm sau, sứ đoàn Diến Điện do George Gibson–một người Bri-tên lai India [Ấn độ]–cầm đầu chỉ đến được Gia Định. (76) Một sứ giả Mỹ, Edmund Roberts cũng hai lần ghé Việt Nam, mang theo quốc thư của Tổng thống Andrew Jackson (1829-1837), để điều đ́nh kư thương ước. Tuy nhiên cả hai lần đều thất bại. (77)

Hơn bốn năm sau, Minh Mạng giải thích chính sách ngoại thương của ḿnh một cách rơ ràng hơn:

Bản triều ta, đối với người Tây dương: họ đến cũng không cự, họ đi cũng không theo, chỉ đối đăi coi như người di địch thôi. Thuyền Tây phương đến, không cho tiếp xúc với dân địa phương, bán hàng xong th́ đi. Kiểm soát chặt chẽ, không để sơ hở, họ có ḷng xảo quyệt cũng không làm được ǵ. (78)

Sự hùng hổ đi t́m thuộc địa của các cường quốc Âu Châu–qua việc Bri-tên chiếm Diến Điện (Hiệp uớc Yandabo vào tháng 2/1826, theo đó vua Bagyidaw cắt cho Bri-tên các tỉnh Assam và Manipur, trả chiến phí 5 triệu, kư Hiệp ước thương mại, và đặt đại diện ngoại giao), cùng một số đảo tại bán đảo Malaya, và hiệp ước với Xiêm La–không đủ thức tỉnh Minh Mạng khỏi cảm giác phiêu diêu của lời xưng tụng như "Văn th́ thần, vơ th́ thánh, rực rỡ như trăng sao vận hành ở trên trời, cuồn cuộn như sông ng̣i mông mênh ở mặt đất." (79)

Điều khó thể chối căi là sau Gia Long, Minh Mạng có khả năng nhất trong các vua Nguyễn. Vua ư thức được nhu cầu hiện đại hóa cũng như nhận hiểu sức mạnh kỹ thuật và quân sự Tây phương. Khám phá ra cái hay của "Tây địch," từ năm 1826 Minh Mạng đă chê trách một số đ́nh thần là "thô lậu," không hiểu được rằng "bậc vương giả là người biết lấy cái hay của người làm cái hay của ḿnh"–cho chế xe kiểu Tây phương, tự ḿnh khám phá ra cách sử dụng kính thiên văn, mua phong vũ biểu và hàn thử biểu, mua tàu, đại bác, máy móc và nuôi ảo vọng tự chế biến những mặt hàng này bằng cách mua tàu cũ về tháo ra để học hỏi. "Bậc vương giả" chỉ không biết một điều: cái hay về khoa học, kỹ thuật Tây phương không dễ lấy làm của ḿnh. Nó đ̣i hỏi sự tích lũy kiến thức nhiều thế kỷ, sự hy sinh của các nhà bác học và khoa học miệt mài nghiên cứu, sự phát triển của kỹ nghệ và giai tầng chuyên viên. (80)

Những sách dịch của các giáo sĩ và nhất là sách báo Trung Hoa do thương thuyền đi Quảng Đông trở về giúp vua phần nào mở mang kiến thức phổ thông. Vào cuối thập niên 1820, vua bắt đầu bàn về những vấn đề nan giải từ thời Khổng Khâu, như trái đất vuông hay tṛn, mặt trời gần trái đất vào buổi trưa hay buổi sáng. Năm 1839, vua chê các đại thần chẳng biết ǵ về hiện tượng nguyệt thực. Nhưng những cuộc trao đổi ư kiến về việc sét đánh cháy Văn Miếu, hay chôn tượng Khổng Khâu, chỉ thờ bài vị phản ánh sự hiểu biết b́ phu của vua về khoa học. (81)

Cuộc xâm lăng của Xiêm đầu năm 1834 và việc chiếm đóng Kampuchea tiếp đó khiến nhu cầu chiến cụ gia tăng. Vua đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát triển hải quân (hải sư), đóng nhiều tàu và mua một số tàu "đại hiệu" bọc đồng, chạy bằng "máy đốt lửa" (hơi nước). Các tàu buôn và "ghe chiến" được cung cấp địa bàn, ống viễn kính, đồng hồ cát, cùng các loại đại bác mới bán trên thị trường.

Vua cũng có vẻ bớt bài Bri-tên hơn. Quan chức tuần hải Quảng Nam được lệnh đối xử ḥa nhă, thân thiện với các thương thuyền Bri-tên ghé Đà Nẵng, kể cả việc miễn thuế, để chứng tỏ "đức ư" "vỗ yên thân mến người xa." (82)

Vua liên tục phái thương đoàn trung ương tới các cảng lân bang mua bán và thăm ḍ tin tức. Chánh Tuần hải đô dinh Hoàng Trung Đồng, một cựu hải tặc, và Phó tuần hải Thái Vân Quí từng đi Hạ Châu nhiều lần. Từ 1823 tới 1840, vua gửi hơn 10 đoàn thuyền đến Batavia (Đông Ấn thuộc Ḥa Lan, tức Indonesia hiện nay) và "Hạ châu" tức Singapore và các hải cảng gọi chung là Straits Settlements của Bri-tên như Riau, Penang (Tân Lang hay Đảo Cau). Nhiệm vụ chính nhằm thực nghiệm đường biển, đồng thời mua bán vật dụng cần thiết, và thăm thú t́nh h́nh. Trung b́nh mỗi đoàn có 3 tới 5 thuyền. Thông ngôn đa số là giáo dân Ki-tô đă bỏ đạo. Nổi danh nhất có lẽ là Philippe, con Vannier. (83) Các chuyến đi Quảng Đông cũng khá thường xuyên. (84)

Trong khi đó, tại Bắc Thành và Gia Định Thành, Tổng trấn Lê Chất và Lê Văn Duyệt đều có những chuyến công tác do thám lân bang. (85)

Lớn khôn lên trong không không khí tương đối thanh b́nh–giữa cảnh sống xa hoa, vương giả–Minh Mạng không đủ kinh nghiệm ngoại giao quốc tế như Gia Long để học hỏi và thu nhập kiến thức kinh tế, chính trị phương Tây–một cách thực nghiệm như Rama III (1824-1851), trong cuộc chơi cân bằng quyền lực và văn hóa. Minh Mạng và các đ́nh thần không tri nghiệm được sự thay đổi cán cân quyền lực Đông Nam Á–b́nh chân như vại trước việc Bri-tên chiếm Diến Điện, hay nỗ lực hiện đại hóa của Xiêm La (muang Thai), qua việc kư thương ước với Mỹ, Bri-tên, sử dụng người Hoa để phát triển kỹ nghệ đường trắng (từ năm 1816), và bắt đầu chu tŕnh tằm thực các tiểu vương láng giềng. Với sự xúi dục của các nhà truyền giáo và lái buôn súng, chỉ một năm sau, chiến thuyền và binh đội Xiêm sẽ ồ ạt tấn công Việt Nam theo lời yêu cầu của nhóm Bế Văn Cận và Marchand, đồng thời tiến qua Kampuchea và Lào, buộc Minh Mạng phải quên đi lời trối trăng của Gia Long là "chớ nên gây hấn ngoài biên," uổng phí bao tính mạng trai tráng Việt và ngân khố quốc gia trong những cuộc chiến bất tận tại Kampuchea kéo dài tới gần cuối triều Thiệu Trị. (86)

Lên ngôi ngày 11/2/1841, Thiệu Trị không c̣n phong thái văn th́ thần, vơ th́ thánh của Minh Mạng. Vua chỉ mơ ước theo đúng đường lối Minh Mạng đă đặt ra, và vui vẻ khen ngợi những lời xưng tụng như "đức cao hơn những đời chuộng văn, đạo thịnh hơn những đời chuộng vơ;" từ khi lên ngôi, "phong hóa lan khắp, đạo trị quang minh, trong th́ nhân dân nhảy múa mừng Xuân, ngoài th́ phương xa lặn lội đến cống, đùn đùn như mây Đường Nghiêu bay, sang sảng như đàn Ngu Thuấn gẩy." (87)

Mối quan tâm hàng đầu của vua là "Trấn Tây Thành" (Kampuchea) và Xiêm, một di sản văn hóa/quân sự. Từ tháng 7/1840, quân Xiêm đă đưa Ang Duong về lănh đạo cuộc chiến kháng yuon [duồn]. Rồi đến lượt người Việt gốc Khmer tại vùng châu thổ Cửu Long, thường được biết như "Thổ dạy." Được trang bị vũ khí Bri-tên và Mỹ, quân Xiêm gây cho quân Nguyễn nhiều thiệt hại. Tháng 9/1841 Thiệu Trị quyết định rút khỏi Kampuchea để ổn định sáu tỉnh miền Nam. Rồi sau một cuộc chiến ngắn với liên quân Xiêm-Khmer, từ 1845 tới 1846, vua gác giấc mộng thôn tính "Cao Miên;" kư hiệp ước với Xiêm, chấp nhận Kampuchea và một số tiểu vương Lào nằm trong vùng ảnh hưởng Xiêm. Đổi lại, Ang Duong thuận chia quyền lực với Ang Mey (Ngọc Vân, con Ang Chan). Từ năm 1848, Kampuchea trở lại t́nh trạng "phiên thuộc," ba năm cống một lần qua cửa An Giang. Ang Duong làm vua ở Oudong (Long Úc), trong khi Ang Mey làm quận chúa tại Nam Vang. (88)

Với Tây phương, ảnh hưởng cuộc chiến tranh nha phiến và sự xâu xé thị trường Trung Hoa khiến Thiệu Trị ḥa hoăn hơn, dù vẫn nối tiếp chính sách tự cô lập, không cho nước ngoài đặt cơ sở trên lănh thổ Việt và bài đạo Ki-tô.

Thương thuyền Việt tiếp tục đi Batavia, Singapore và Quảng Đông trao đổi thổ sản lấy hàng hóa. Từ 1841 tới 1847, có nhiều chuyến buôn bán với Batavia và Hạ Châu. (89) Chuyến đi Batavia, Riau và nhất là Singapore–mới xuất hiện như trung tâm thương mại và tài chính của Đông Nam Á với nguyên tắc tự do giao thương, không thu thuế–khiến những người có viễn kiến như Cao Bá Quát (1809-1855) đă bi phẫn thốt lên: "Giật ḿnh khi ở xó nhà; văn chương chữ nghĩa khéo là tṛ chơi." Nên chẳng có ǵ đáng ngạc nhiên khi một thập niên sau, Cao Bá Quát bị liên hệ vào cuộc nổi dạy của Lê Duy Cự, rồi chịu cảnh tru di tam tộc–một trong những bản án đầy nghi hoặc của thứ pháp luật quân chủ chuyên chế có hơn ngàn năm kinh nghiệm "đao bút." (90) Ngoài ra, vẫn c̣n những chuyến thường xuyên đi Quảng Đông, vừa ngoại giao, vừa buôn bán. (91)

Lên ngôi ngày 10/11/1847, Tự Đức được di chiếu là phải theo đúng đường lối của tổ tiên và lắng nghe lời khuyên của Phụ chính đại thần Trương Đăng Quế, Vơ Văn Giải, Nguyễn Tri Phương và Lâm Duy Thiếp [Hiệp]. Việc làm đầu tiên là nghiêm chỉnh thi hành chính sách của Thiệu Trị và Minh Mạng. Nhưng thời thế đă đổi thay. Chiến hạm Tây phương hoành hành khắp biển Đông, cho thấy hải quân Trung Hoa cũng trở thành "tṛ chơi của con trẻ trong vũng nước cạn," nói chi dăm chiếc thuyền đồng trang bị nhiều nhất là 32 khẩu đại bác bằng đồng pha gang tự chế biến.

Những năm đầu triều Tự Đức, việc buôn bán với ngoại quốc bị tạm ngưng. Có ba lư do chính. Thứ nhất, là cuộc pháo kích Đà Nẵng năm 1847 của chiến hạm Pháp. Mối nhục này khiến các đại thần quyết định cắt đứt ngoại thương với Tây phương. Thứ hai là vụ án "tham ô" mà Đào Trí Phú bị liên hệ năm 1848–một vụ án nặng tính chất chính trị hơn h́nh sự. Một trong những người tín cẩn của Thiệu Trị, Trí Phú bị mất chức, phạt trượng, đồ. Nhiều quan viên khác bị liên hệ. Năm năm sau, Trí Phú cùng một người trong Hoàng tộc, Tôn Thất Bật, c̣n bị liên lụy vào vụ án "phản nghịch" của Hường Bảo (1825-1854)–tức con lớn của Thiệu Trị, đă bị mất ngôi vào tay Hường Nhiệm tức Tự Đức. (92) Cách nào đi nữa, năm 1848, khi một thương gia đến giao hàng mà Trí Phú đă đặt mua cho vua, với giá trên 166,000 thuẫn (florin, tiền Dutch = 1 shilling, 7 Bri-tên, hay 2 francs Pháp), các đại thần đă khúm núm, nhưng cương quyết phản đối. Tự Đức chịu nhận lỗi. (93)

Những nỗ lực xin thông thương cuối cùng của Pháp–qua sứ đoàn Louis Charles de Montigny vào cuối năm 1856, sau màn hải pháo dằn mặt lần thứ hai tại Đà Nẵng–khiến một số viên chức Pháp nghiêng về nhận định của các giáo sĩ là triều đ́nh Tự Đức chỉ c̣n nghe được tiếng đại bác. Ngày 4/5/1857, tại phiên họp thứ ba của Ủy Ban Cochin-Chine Chủ tịch Brenier de Montmorand tuyên bố rằng chỉ nguyên việc triều Nguyễn từ chối kư ḥa ước đă đủ mang quân tấn công. (94)

Những nỗ lực xin thông thương của Bri-tên trong mùa Thu 1847, và Liên bang Mỹ vào tháng 2/1850 cũng đều thất bại. Ngày 9/10/1847, Sir John Davis từ Hongkong tới Tourane với hai chiến thuyền, biếu quà tặng, và tuyên bố không theo Ki-tô Vatican, chỉ muốn làm thương mại; nhưng Thiệu Trị từ khước. Sau hơn 10 ngày thảo luận với Tham tri bộ Hộ Tôn Thất Thường, người đă tham gia sứ đoàn 1839-1841, ngày 27/10 Davis rời Tourane. (95) Sứ giả Mỹ, Joseph Balestier–người vận động giao thương với Đại Nam từ thập niên 1830, đến Đà Nẵng ngày 25/2/1850 trên chiến hạm USS Plymouth. Mang theo thư của Tổng thống Zachary Taylor (1784-1850), xin lỗi việc John Percival bắn phá Đà Nẵng năm 1845 và thảo luận kư thương ước–bị từ chối v́ "thuyền nước ấy [Mỹ] từ trước đến nay không có việc trái phép giết người nào cả;" dân Việt "chuyên nghề làm ruộng, trồng dâu, không thích chơi của lạ, nếu có lại buôn không lợi ǵ;" và không hài ḷng việc thư Tổng thống Mỹ có vẻ đe dọa. (96)

D. SĨ QUAN HẢI QUÂN VÀ SỨ MỆNH NGOẠI GIAO:

Như đă lược nhắc, từ đầu thế kỷ XIX, Pháp đă thất bại trong nỗ lực nối lại quan hệ với nhà Nguyễn. Dẫu vậy sự hiện diện của Chaigneau, Vannier cùng các cộng sự viên của Pigneau de Béhaine–như Giám mục La Bartette, Jacques Liot, v.. v... gần kinh đô–khiến Pháp vẫn tự nhận có một thứ "quyền" bán chính thức đối với Việt Nam.

Tham vọng chiếm đóng Việt Nam–để giương cao ngọn cờ Đại Pháp, và ngăn chặn ảnh hưởng Bri-tên–là lập luận quen thuộc của các nhà ngoại giao và giới sĩ quan Pháp ở Viễn Đông. Hai lá thư hiếm hoi c̣n sót lại tại văn khố Pondichéry vào tháng 2/1778, của Chỉ huy trưởng Chandernagor gửi Toàn quyền Pondichéry de Bellecombe phản ánh quan điểm này. Theo Chevalier, chỉ cần chiến hạm Brillant, 150 lính Âu châu và 300 lính India (cipayis), cùng ít pháo đội đủ sức đánh chiếm Đàng Trong. (97) Tuy nhiên, Tướng de Conway, thống đốc Pondichéry từ 1787 tới 1789, không có tinh thần bài Anglo-Saxon quá khích như người tiền nhiệm. Nhận được chỉ thị của Louis XVI, de Conway quyết định không cấp binh thuyền cho Pigneau mang tới Sài G̣n–bất kể những ngón đ̣n thù của Hội truyền giáo và nhóm lính đánh thuê, kể cả tin đồn kiểu Conway ngoại t́nh với vợ một sĩ quan hầu cận. Và, dĩ nhiên, là những lời dèm xiểm với Nguyễn Vương, khiến Chủng nặng lời chỉ trích de Conway trong thư ngày 31/1/1790 gửi Louis XVI. (98)

Năm 1815, sau cuộc đại bại của Napoléon, triều đ́nh Bourbons có ư đ̣i Gia Long thực thi Hiệp ước 1787. Tham tâm của Pháp bộc lộ qua thư Ngoại trưởng Richelieu gửi Chaigneau năm 1817, và chỉ thị cho Đại tá Achille de Kergariou, hạm trưởng tàu Cybèle đến Đà Nẵng đầu năm 1818–viếng thăm thân hữu, mang theo thư Richelieu yêu cầu Chaigneau báo cáo t́nh h́nh, kiểm kê lại bản đồ do Jean-Marie D’Ayot vẽ, đồng thời trao tặng Chaigneau và Vannier Bắc đẩu Bội tinh. (99)

Những sứ đoàn của Thiếu tá Courson de la Ville Hélio năm 1822, hay Nam tước Henri de Bougainville năm 1825 đều thất bại. Tháng 12/1830, chiến hạm Favorite lại cặp bến Đà Nẵng, xin gặp quan Thương bạc. Vua phái Nguyễn Tri Phương rồi Trương Đăng Quế tới ḍ hỏi. Thuyền trưởng nói Pháp muốn giao hiếu, v́ quân Hồng Mao đang uy hiếp Quảng Đông, thế nào cũng tấn công Việt Nam. Lời cảnh tỉnh của sĩ quan hải quân Pháp về mối đe dọa của Bri-tên (và hàm ư cả sự đe dọa của Pháp) không đủ khiến Minh Mạng quan tâm. Vua sai Tri Phương trả lời là việc Quảng Đông chẳng liên quan ǵ đến Việt Nam. Thuyền trưởng vẫn chưa chịu đi, tự động lên núi Tam Thai [Non Nước] ḍ xét. Lại xin cho hoa tiêu đưa ra Bắc vẽ bản đồ. Tri Phương dĩ nhiên cự tuyệt. Sau đó, vua cách chức những người phụ trách hai đài An Hải và Điện Hải cùng thủ ngự và hiệp thủ Đà Nẵng. (100)

Lập trường của Minh Mạng là chỉ cần giữ lấy lẽ phải cho ḿnh, và pḥng giữ nghiêm ngặt các cửa biển, sẽ chẳng có ǵ bất trắc xảy ra. Vua cố gắng canh tân hải lực, lo "pḥng giữ," nhưng khoảng cách kiến thức khoa học và kỹ thuật với Âu Mỹ quá xa. Những tàu thuyền, máy móc, đại bác, súng đạn trên thị trường thường là đồ phế thải của các cường quốc. Những trận hải chiến đầu năm 1834 cho thấy hải lực Việt thua kém cả Xiêm. Trong khi đó dù đang bối rối với nội loạn trong nước–từ Gia Định tới Bắc Kỳ–vua quên lời di chiếu chớ nên gây hấn ngoài biên, nuôi tham vọng diệt Kampuchea. Mọi nỗ lực canh tân đều bị đ́nh trễ trong khi quốc khố vơi hụt v́ chiến phí ngày một gia tăng.

Măi đến cuối triều Minh Mạng, khi những tàu chạy hơi nước của Tây phương bắt đầu giương oai ở Thái B́nh Dương–trong nỗ lực của liên minh Pháp-Bri-tên nhằm bảo vệ tự do buôn bán thuốc phiện và quyền hưởng thụ ma-túy của dân Trung Hoa–vua mới bắt đầu quan tâm, lo lắng. Ngoài việc chôn dấu bớt kho tàng, vua không ngừng t́m hiểu t́nh h́nh nhà Thanh từ các quan viên thân cận được gửi đi ngoại quốc, theo dơi sách báo Quảng Đông về phương lược đánh chiến hạm Tây phương, hay cho lệnh huấn luyện các pháo thủ cách bắn phá hữu hiệu chiến thuyền (bánh lái, cột buồm, tướng chỉ huy).

Sự xuất hiện của chiến hạm BoniteArtémise ngoài khơi sau khi Marchand bị xử tử năm 1836 và cuộc hành h́nh hơn 10 giáo sĩ, kể cả Francis Jaccard, cùng giáo mục bản xứ trong mùa Hè 1838 khiến vua nghĩ đến việc cải thiện bang giao với Tây phương. Cuối năm 1839, vua cử một sứ đoàn qua Pháp và Bri-tên. Nhưng quá trễ. Hội truyền giáo Pháp, Vatican và các sĩ quan Hải quân đă tiếp cận nhau hơn về các chiêu bài màu cờ vinh quang và ánh sáng văn minh. Từ năm 1838, Đô Đốc Martin Fourichon (năm 1875 trở thành Bộ trưởng HQ&TĐ) đă đề nghị đánh chiếm Tourane. Tháng 5/1857, Fourichon cảm thấy c̣n cần thiết hơn nữa. (101)

Suốt thập niên 1840 thêm nhiều chiến hạm Pháp ghé Đà Nẵng. Năm 1842, Ngoại trưởng Francois-Pierre Guizot cho lệnh hải quân Pháp đi t́m một căn cứ ở Viễn Đông. V́ Trung Hoa là mục tiêu chính của tư bản Pháp, Paris chưa có th́ giờ lắng nghe những lời kêu van ai oán của các giáo sĩ, tạm giao cho các sĩ quan tùy nghi hành động. Trong năm 1843 và 1845, Thiệu Trị đồng ư trao trả một số cố đạo cho các tàu chiến Pháp. (102)

Sau khi đạt được ḥa ước Hoàng Phố với nhà Thanh năm 1844, các sĩ quan Hải quân Pháp chuyển sang chính sách khiêu khích và ngoại giao hải pháo. Tháng 1/1847, một tàu Tây bỏ neo ở cửa biển Khánh Ḥa, bắt giữ tra tấn quan tỉnh xuống tàu khám xét, hơn 10 ngày mới trả tự do. Tháng 3/1847, hai chiến hạm Victorieuse của Đại tá Augustin Lapierre và Gloire của Trung tá Charles Rigault de Genouilly tới Quảng Nam, có 5, 6 giáo sĩ tháp tùng, đ̣i phóng thích giáo sĩ cùng tự do giảng đạo. Theo ĐNTLCB:

Vua sai Lư Văn Phức xuống ḍ xét, cùng Tuần phủ Nguyễn Đ́nh Tân, Lănh binh Nguyễn Đức Chung giải quyết. Hai bên định ngày họp bàn. Đầu mục Phật Lan Tây [Pháp] là Lập Biệt Nhĩ [Lapierre] đem vài mươi tên đồ đảng, đeo gươm, đeo súng, đến thẳng ngay công quán, ngăn lại không được. Chúng đưa ra một bức thư bằng chữ Hán, lời lẽ phần nhiều ngông càn. Phức không chịu tiếp nhận, đầu mục Tây dương quát to để dọa nạt, đặt lá thư lên trên ghế rồi bỏ đi. Phức và Đ́nh Tân bàn với nhau rằng: "Nhận lấy thư là có tội, mà đốt thư đi cũng có tội, không ǵ bằng cho chạy trạm về đệ tâu lên." Phức về kinh đợi lệnh. Vua nổi giận, đóng gông, tống giam v́ làm mất quốc thể.

[Phần người Pháp] lại càng rông càn, ngày thường lên bờ, đi lại chỗ làng xóm. Những người nước ta vẫn theo tả đạo, phần nhiều đi lại nom ḍm, thông tin tức kín. Những thuyền quân đi tuần biển bị chúng bắt giữ lại ở cửa biển. Có 5 chiếc thuyền bọc đồng ở kinh phái đi nam (Kim ưng, Phấn bằng, Linh phượng, Thọ hạc, Vân bằng) chưa kịp ra biển, c̣n đậu ở vụng Trà sơn, bị chúng sấn đến cướp thuyền và dây buộc....

Vua sai bọn Đô thống Hữu quân Mai Công Ngôn, Đào Trí Phú mang theo 3 vệ Vũ Lâm, Hổ Uy, Hùng Nhuệ tới ngay cửa biển. Lại cử Nguyễn Bá Nghi tạm thời tăng bổ lănh chức Bố chính Quảng Nam, Phó vệ úy Nguyễn Nghĩa Thịnh làm Lănh binh, cùng nhiều vơ quan tăng viện. Lại sai 4 thuyền bọc đồng tới cửa Trà Sơn để xa làm thanh ứng. Lệnh "đánh giết không để sót mống nào." Lại ngăn cấm những người theo đạo Gia tô không được lui tới để tuyệt tăm hơi. (103)

Nào ngờ, xuất đội Vơ Văn Điểm, một giáo dân Ki-tô, ngầm báo cho Pháp. Bởi vậy, Lapierre vờ ḥa hoăn, rồi đột ngột bắn phá các pháo đài Nguyễn. Năm thuyền đồng "đại hiệu" bị đánh đắm. Hơn 100 người bị chết, kể cả hai đại quan. Mười năm sau, Giám mục Huế tường tŕnh trước Ủy Ban Cochin-Chine rằng quan Việt mưu tổ chức một bữa tiệc khoản đăi sĩ quan Pháp, rồi phục kích; bởi thế, Lapierre mới ra tay. Cuénot (Thể), Giám mục Qui Nhơn, th́ cho rằng cuộc bắn phá này nhằm trả đũa âm mưu bắt cóc sĩ quan Pháp. (104) Lư do nào đi nữa, hải pháo Pháp chính thức dập tắt tiếng đàn hát Ngu-Thuấn, cắt đứt cảnh "trong th́ nhân dân nhảy múa mừng Xuân, ngoài th́ phương xa lặn lội đến cống" dưới triều Thiệu Trị. (105)

Cái chết đột ngột của Thiệu Trị it tháng sau trút mọi gánh nặng di sản lên vai Tự Đức. Tuy nhiên, măi tới năm 1851 Tự Đức mới áp dụng các biện pháp do Thiệu Trị đề xướng–tức bắt giết giáo sĩ người Âu, và tập trung giáo dân vào những vùng xa duyên hải. Bá tước Roussel de Courcy, chánh văn pḥng đại biện Pháp ở Yên Kinh, bèn được lệnh tập trung và phân tích các khiếu nại của giáo sĩ để Paris có biện pháp thích ứng.

Dẫu vậy, Paris vẫn muốn cho Tự Đức thêm một cơ hội–qua việc gửi Charles de Montigny, thuộc Nha Thương Mại, cựu lănh sự Thượng Hải, đến Bangkok và Huế thảo luận hoà ước. Ngày 9/7/1856, Montigny tới Bangkok, và vua Xiêm đồng ư gửi sứ qua Pháp. Nhưng khi Montigny ghé Kampot đón thông ngôn, Giám mục Jean Claude Miche (1805-1873) dàn xếp cho Montigny gặp Ang Duong. Trong khi đó các sĩ quan hải quân có vẻ đồng ư với các giáo sĩ rằng Tự Đức chỉ c̣n nghe được tiếng đại bác, đưa chiến hạm Catinat vào Đà Nẵng, chuyển thư Montigny. Khi các quan Nguyễn không nhận, ngày 19/9/1856, hạm trưởng William Lelieur de Ville-sur-Arce sai một toán quân đổ bộ lên Thuận An, đặt thư trên băi biển. Một tuần sau, pháo kích đồn lũy Đà Nẵng, cho 1 trung đội đổ bộ lên bờ. Giữa lúc này, t́nh h́nh Trung Hoa bỗng căng thẳng. Đề Đốc Guérin cho lệnh tàu Catinat lên tăng viện. Hơn một tháng sau, ngày 24/10, thuyền buồm Capricieuse của Collier vào vịnh Đà Nẵng. Đại diện Hội truyền giáo ở Huế, tức Pellerin–người ít nhiều liên hệ đến việc bắn phá Đà Nẵng–lên tàu này về Pháp vận động. Ba tháng sau, Montigny tới Đà Nẵng và, dĩ nhiên, không đạt được hoà ước. Ngày 7/2, Montigny bỏ dở sứ mệnh, để lại một đ̣i hỏi 22 điều. (106)

Mùa Hè 1857, giữa lúc triều đ́nh Napoléon III đang thảo luận việc biểu dương lực lượng, các Đề đốc Pháp lại có cơ hội ra oai. Ít nhất hai chiến thuyền Pháp và Espania kéo tới duyên hải Đại Nam sau khi José Maria Diaz Sanjuro (tên Việt là Cố An)–Khâm mạng ṭa thánh tại miền Bắc, giám mục Đàng Ngoài Giữa (Bùi Chu)–bị bắt vào tháng 5/1857 rồi xử tử 2 tháng sau. Được thư cấp cứu của Lănh sự Espania từ Ma Cao, ngày 4/9/1857, Nam tước Gros, đại sứ Pháp ở Yên Kinh, sai Rigault de Genouilly cho tàu CatinatLilly (của Portugal cho Espania thuê) đưa Bá tước De Kleczkowski qua Đại Nam xin tha Diaz. Tài liệu nhà Nguyễn ghi ngày 8/9/1857, hai tàu Tây dương hạ neo tại hải phận Quảng B́nh, và khoảng 30 người đổ bộ lên bờ, cướp trâu ḅ, lợn gà, t́m người theo đạo Thiên chúa. Sau đó, ra Bắc, t́m giáo sĩ và giáo dân. (107)

Điểm đáng ghi nhận là vào thời điểm này, cả ba giới giáo sĩ, sĩ quan hải quân và thương mại–dù có những dị biệt về quan điểm và được thúc đẩy bởi những động lực khác nhau–đă t́m được những điểm tương cận trong chính sách đối với Việt Nam. Hai trong những mẫu số chung thời thượng là uy danh nước Pháp và bảo vệ các nhà thừa sai. Và, phương tiện là một cuộc biểu dương lực lượng uy hiếp triều Huế. Nhưng những yêu sách của Pháp không chỉ thuần túy có tự do truyền giáo. Bên cạnh, dù phụ thuộc hay chính yếu, c̣n điều kiện cắt đất và bồi thường chiến phí. Thực thể sần sùi, tanh máu này thường bị tảng lờ hay che dấu khá kỹ với những bảng hiệu rực rỡ như "bảo vệ tự do tín ngưỡng" hay "màu cờ, sắc áo." Và, hai đ̣i hỏi rất thế tục trên khiến chiêu bài "khai hóa" cao thượng của Pháp chẳng những khó hiểu mà c̣n gây phẫn nộ trong hàng ngũ vua quan Việt.

Vũ Ngự Chiêu

[Trích: Các Vua Cuối Nhà Nguyễn, 1883-1945]


Phụ chú:

34. Thông tin về Rhodes cùng các giáo sĩ Tây phương hầu hết dựa vào tác phẩm của Rhodes như Histoire du royaume du Tonkin et des grands progrès que la prédication y a fait en la conversation des infidèles depuis l’année 1627 jusqu’à l’année 1646, do Albi dịch từ tiếng Portuguese qua tiếng Pháp (Lyon: 1651), và Divers voyages et missions du Père Alexandre de Rhodes en la Chine et autres royaumes de l’Orient, avec son retour en Europe par la Perse et l’Aménie (Paris: 1654). Xem thêm, Tường tŕnh về Đàng Trong 1645, bản dịch Hồng Nhuệ (Escondido, CA: 199?). Về những nhận định trái ngược nhau quanh Rhodes, xem Giu-se Vũ Thành, Ḍng máu anh hùng, 3 tập (Franklin, LA: 1987), I:260, và Nguyễn Mạnh Quang, Việt Nam Đệ Nhất Cộng Ḥa Toàn Thư, 1954-1963 (Tacoma, WA: 1998). Sẽ dẫn: Thành 1987, Quang 1998. Tư liệu Việt không nhắc đến Rhodes.

35. V́ lư do chính thống, sử Nguyễn ghi là từ đời Lê Trang Tông (1533-1548); KĐVSTGCM, 41:25; 1998, II:626-627. Theo sách Dă Lục, Y-nê-xu giảng đạo tại xă Ninh Cường, Quần Anh, và Trà Lũ huyện Giao Thủy [Nam Định] năm 1533, tức đầu niên hiệu Nguyên Ḥa; q. 33, 5-6; II:300-301.

36. Đă có quá nhiều tài liệu về Pigneau, với lời xưng tụng như Pigneau là "vua thực sự Đàng Trong." Xem H. Cosserat, "Notes biographiques sur les francais au service de Gia Long;" BAVH, IV, no. 3 (7-9/1917), tr.165-206; Léonard Cadière, "Les Francais aux service de Gia Long: XI. Nguyen Anh et La Mission, Documents inédits;" BAVH, XIII, no. 1 (1-3/1926), tr.1-49. Cosserat sử dụng tài liệu văn khố Hội truyền giáo, và Cadière so sánh tài liệu truyền giáo với tư liệu Việt Nam. Trong Châu Bản Tự Đức có một sưu tập những thư của Gia Long gửi các nhà truyền giáo này. Cuối thế kỷ XIX, xuất hiện ở Đại Nam tập Annales annamites [Sử Kư Đại Nam Việt] (Sài-g̣n: Nhóm Nghiên Cứu Sử Địa, 1974) về Pigneau. Tài liệu nhà Nguyễn ghi Pigneau qui phục Nguyễn Chủng từ năm Bính Tí (1780); Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện, bản dịch Việt ngữ của Viện sử học Hà Nội (Huế: Thuận Hoá, 1993), tập II, tr. 476-477. [Sẽ dẫn ĐNCBLT]. Cần nhấn mạnh là sự đóng góp thực sự của Pigneau cho chiến thắng của Gia Long rất giới hạn. Khối thông tin truyền giáo và thuộc địa Pháp, như Wooside nhận định, đă thổi phồng quá đáng vai tṛ và tầm quan trọng của Pigneau cùng đệ tử [the role of the Chaigneaux and Oliviers and Behaines in Vietnamese history has been grossly exaggerated. Financial and judicial and political and administrative and educational matters in the Gia Long period never concerned the French. They were encouraged to live in Hue merely to give military advice and to serve as a shield against others of their kind who might go to Vietnam seeking trade. . . .]; Idem, Chinese Model, 1971:16-17.

37. ĐNCBLT, I, 2:49-50, 98; SHAT (Vincennes), 10H 1, d. 3; AMAE (Paris), Mémoires et Documents, Asie, vol. 19, tr. 103 & vol. 21, tr. 64; CAOM (Aix), GGI [Amiraux], 11704. Xem thêm đoạn III của chương này.

38. AMAE [Paris], Correspondances générales, vol. VII, tr. 662; Georges Taboulet, La geste francaise en Indochine: Histoire par les textes de la France en Indochine des origines à 1914, 2 tập (Paris: Maisonneuve, 1955-1956), I:191-194, 208-209. Trong thư gửi de Conway và d’Entrecasteaux, de Montmorin khẳng định Conway được tùy nghi hành động.

39. ĐNTLCB, I, 2:57-58, 61; Thư ngày 25/1/1785, Nguyễn Ánh gửi Jacques Liot, trong Cadière, "XI. Nguyen Anh et la Mission;" BAVH, XIII, no. 1 (1-3/1926), tr. 20-21.

40. ĐNTLCB, I, 2:62-63, 70-71, 72; KĐVSTGCM 1998, II:786, 837-838; Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện, Ngụy Tây, bản dịch Tạ Quang Phát (Sài G̣n: 1970), tr. 30B [125] [sẽ dẫn: Liệt truyện]. Thực ra, người thống nhất Đại Việt là Trịnh Sâm, vào năm 1775. Vương quốc Đại Việt của Quang Trung (1788-1892) chỉ gồm lănh thổ cũ của nhà Lê. Lănh thổ của Thái Đức (Nguyễn Nhạc) kéo dài từ Nam Quảng Nam vào đồng bằng Cửu Long, nhưng từ năm 1788, Nguyễn Chủng đă chiếm Nam Kỳ. V́ chiến công này, các vua Nguyễn khẳng định nhà Nguyễn đă lấy đất nước từ Tây Sơn, không cướp ngôi nhà Lê. Phần Pigneau, khi cặp bến Port Louis, Isle de France, năm 1788 mới được tin Nguyễn Huệ diệt họ Trịnh, rồi gây nên cuộc tương tàn; Taboulet, La geste francaise, I:207.

41. ĐNTLCB, I, 2:53-54 [Nguyễn Văn Tồn], 65-66, 67, 68-69, 72, 73, 90-91; ĐNCBLT, II:471-76, 477-78; Woodside 1971:17-18. Xem thêm thư ngày 19/1/1789, Nguyễn Chủng gửi Jacques Liot; L. Cadière, "Nguyễn Ánh et la Mission;" BAVH, XIII, 1, 1926: 47-48. Thư này được chép lại ngày 19/6/1827 (25/5 MM VIII)

42. ĐNCBLT, q. 30; (1970), 13B-14B [tr. 60-62]. Liệt Truyện ghi việc này vào cuối năm 1786, sau khi Nhạc đă xưng đế, phong đất cho hai em, trước ngày Chủng từ Xiêm về nước lần thứ hai; Ibid., q. 30, tờ 13B-14A. Theo Thực Lục, anh em Tây Sơn giao chiến từ tháng 7 năm Bính Ngọ (25/7-23/8/1786); ĐNTLCB, I, 2:63, 65. Các nhà truyền giáo ghi vào đầu năm Đinh Mùi (18/2-18/3/1787), Thư ngày 6/6/1787, Doussain gửi Le Blandin; BEFEO, 1912, tr. 19; Hoàng Xuân Hăn, Toàn Thư, II:1297. Theo các giáo sĩ, Huệ dùng từ 60,000 tới 100,000 quân vây thành Đồ Bàn; Thư ngày 6/6/1787, Doussain gửi Le Blandin; BEFEO, 1912, tr. 19; Thư ngày 3/5/1787, Longer gửi Boiret; RI, XIV, 1910, tr. 46; Thư ngày 21/5/1787, GM Jean de Labartette gửi Letondal; A. Launay, III:129; Tạ Chí Đại Trường, Lịch sử nội chiến ở Việt Nam, 1771-1802 (Los Angeles: An Tiêm, 1991), tr. 148.

43. Launay, III:199.

44. ĐNTLCB, I, 2:98 [viet] I, q. 4, tr. 14-15 [nho]; ĐNCBLT, q.28, II:476; Thư ngày 17/8/1789, Pigneau (Sàig̣n) gửi [Claude Francois] Létondal (Macao); ASME [Paris], vol. 801, tr. 283; Cadière, BAVH, 1926.

45. Thư ngày 31/3/1795, La Mothe gửi Letondal; ASME (Paris), Tonkin 692. Ngày 18/1/1792, Le Labousse viết thư báo cáo Girard đang phục vụ Tây Sơn từ năm 1791. Ngày 29/3, vợ Quang Trung chết, Girard hoặc v́ hoảng sợ hoặc v́ một lư do nào đó, bỏ trốn qua Macao; Thư ngày 25/11/1792, Guérard gửi Boiret; ASME (Paris), Tonkin 692, tr. 397-399. Từ Macao, ngày 25/11/1792, Guérard báo cáo khá đầy đủ về t́nh h́nh Phú Xuân trong hai năm 1791-1792; Ibid. Sau ngày Quang Trung từ trần (14/9/1792 tức cuối tháng 7 Nhâm Tí)–cái chết đầy bí ẩn, v́ bị thần nhân đánh trọng thương trong giấc mơ do dám phá hủy lăng tẩm cho nhà Nguyễn, theo sử nhà Nguyễn; v́ bị đầu độc trong tay các giáo sĩ hay nhà Thanh, theo lời đồn–các giáo sĩ ngả hẳn về phe "ông Chủng." Xem thêm thư ngày 6/6/1793, của Guérard viết từ Bố Chính gửi cho Boiret báo tin Nguyễn Nhạc đă chết; Ibid., tr. 426-429; và, thư ngày 13/12/1793 của La Mothe gửi Boiret; Ibid., tr. 539-541; Đặng Phương Nghi, "Triều Đại vua Quang Trung dưới mắt các nhà truyền giáo Tây phương;" Tạ Chí Đại Trường et al., Một vài sử liệu về Bắc B́nh Vương Nguyễn Huệ (Glendale, CA: Đại Nam, 1992), tr. 244; Idem., 1991:200-208ff.

46. ĐNTLCB, I, 2:331 [Pigneau], 386 [Cảnh]; ĐNCBLT, II:477, 48; QTCBTY 1971:35, 37 ; Annales, 1847. 19:268 ; ASME (Paris), vol 746, tr. 839.

47. Vũ Thành 1987, III:8-9. Theo một tác giả Pháp, năm 1800, số tín đồ Ki-tô tại Đại Việt như sau: 3 Giám mục, 15 cố đạo, 320,000 giáo dân; Louvet, tr. 207; Phan Phát Huồn 1960:269. (Giáo khu Đông Đàng Ngoài: 1 Giám mục, 4 cố đạo, 41 linh mục bản xứ, và 140,000 giáo dân; Giáo khu Tây Đàng Ngoài: 1 Giám mục (Jacques Benjamin Longer, 1752-1831), 6 cố đạo, 65 linh mục bản xứ, 120,000 giáo dân; Đàng Trong: 1 Giám mục (Le Labousse, chết ngày 28/5/1801), 5 cố đạo, 15 linh mục bản xứ, 60,000 giáo dân).

48. ĐNTLCB, I, 3:166-169; Phan Phát Huồn 1960, I:267-268.

49. Hoàng tử Đảm, tức Minh Mạng, chịu ảnh hưởng của Đặng Đức Siêu, gốc Bồng Sơn, B́nh Định, nhưng lập nghiệp ở Hương Trà, Thừa Thiên, và Trịnh Hoài Đức (1760-1825), tổ tiên gốc Phúc Kiến. Xem ĐNCBLT, q. 10, II:173-179, và q. 11, II:186-192.

50. Mùa Hè 1672, khi mang vua Lê và 180,000 quân vào đánh Đàng Trong, Trịnh Căn trưng dụng cả các tay xạ thủ người Ḥa Lan và Âu châu; Lê Quí Đôn, Phủ Biên Tạp Lục, 1972, I:92-94; Quốc sử quán Nhà Nguyễn, Đại Nam Thực Lục, Tiền Biên [TB] (Hà Nội: 1962), 1:121.

51. Xem ĐNTLCB, I, 2:158, 194, 208, 264, 294. Xem thêm Cosserat, "Notes biographiques sur les francais au service de Gia Long;" BAVH, IV, no.3 (7-9/1917), tr. 165-206.

52. Sau này phụ trách thương mại cho chính phủ Philippines. Trở lại thăm Huế năm 1804. Chết trong một vụ đắm tàu ở Vịnh Bắc Việt năm 1809. Năm 1818, chính phủ Pháp in bộ bản đồ bờ biển Việt Nam của D’Ayot, với tựa Le Pilote de Cochinchine; Alastair Lamb, The Mandarin Road to Old Hue (London: Archon Books, 1970), tr. 179n1.

53. ĐNTLCB, I, 2:247, 423). Xem thêm thư ngày 11/4/1801, 16/4/1801, 16/7/1801, 15/6/1802, trong Cadière, "Les francais au service de Gia Long: XII. Leur correspondance;" BAVH, XIII, no. 4 (10-12/1926), tr. 373-416.

54. Theo sử Nguyễn, thành h́nh vuông, mỗi cạnh dài 131 trượng, 2 thước. Mở ra 8 cửa (bát quái). Tường cao 13 thước [ta], chân dày 7 trượng 5 thước. Phía ngoài thành là hào, hào rộng 10 trượng 5 thước, sâu 14 thước, có cầu treo bắc ngang. Chu vi ngoài thành là 794 trượng; ĐNTLCB, I, 2:112-113; Wooside, 1971:30. Tuy nhiên, không nhắc ǵ đến Olivier.

55. ĐNTLCB, I, 2:345, 355, 415, 423; QTCBTY 1971:28; Thư ngày 2/3/1801, Chaigneau gửi Barisy; Cadière, "XII. Leur correspondance;" BAVH, XIII, no. 4 (10-12/1926), tr. 372-373; Thư ngày 11/4/1801, Barisy gửi Letondel; Ibid., tr. 359-447; Cosserat, "Notes biographiques;" BAVH, IV, no.3 (7-9/1917), tr. 183-186.

56. ĐNTLCB, I, 3:131, 218, 4:183; ĐNCBLT, II:477; QTCBTY, 1971:35. Ngày 12/11/1811, Vannier lập gia đ́nh với một người Việt, Nguyễn Thị Sen hay Magdeleine Sen, con gái Nguyễn Văn Dũng, Thuyền tả cai đội, một giáo dân Ki-tô ở Phường Đúc, hay Thợ Đúc. Năm 1824, Vannier đưa vợ con về nước và chẳng bao giờ trở lại. Ngày 5/10/1863, vợ và con gái Vannier từ Lorient tới thăm sứ đoàn Phan Thanh Giản. Thị Sen (Liên) nhắc lại chuyến thăm đột ngột của Tôn Thất Thường (Văn Liễu) và Dũng năm 1840 hoặc 1841. Ngày 7/10, trở lại dự tiệc với con trai, con gái. Mặc quốc phục. Trần Xuân Toạn (dịch), "L’Ambassade de Phan Thanh Gian, (1863-1864);" BAVH, 1921, tr. 174-176, 178-180 [147-187]. Xem thêm "Documents A. Salles, III: Philippe Vannier;" BAVH, XXII, No. 2 (Avril-Juin 1935), tr. 159.

57. Thư ngày 3/6/1819, Chaigneau gửi Baroudel (Macao); Cadière, "XII: Leur correspondance;" BAVH, XIII, no. 4 (10-12/1926), tr. 422-423á; Thư ngày 15/6/1819 Vannier gửi Baroudel (Macao); Ibid., 423-425; "Cochin China;" The Northern American Review (Jan 1824), tr. 145. Xem thêm Nguyên Vũ, "Góp phần nghiên cứu về Petrus Key;" Ngàn Năm Soi Mặt (Houston: Văn Hóa, 2002).

58. ĐNTLCB, II, 7:79, 8:86.

59. Gaudart, "Les archives de Pondichéry et les entreprises de la Compagnie Francaise des Indes en Indochine, au XVIIIè siècle;" BAVH, XXIV, no. 4 (10-12/1937), tr. 355 [353-380]; A. Launay, Histoire de la Mission de Cochinchine, II:344, 345; H. Cosserat, "La route mandarine de Tourane à Hué;" BAVH, VIII, no. 4 (1-3/1920), pp. [1-27];

60. ĐNTLCB, I, 2: 78, 86-87, 95, 106, 129, 137, 183, 251, 257; Mục lục châu bản triều Nguyễn, Tập I: Gia Long (Huế: Viện Đại học Huế, 1960), tr. 27; dẫn trong Đỗ Bang-Nguyễn Minh Tường, Chân dung các vua Nguyễn, tập I (Huế: NXB Thuận Hóa, 1996), tr. 74; Cadière, "III. Leurs noms;" BAVH, VII, no.1 (1-3/1920).

61. Barizy kiếm được một tài sản khá lớn, khoảng 12,000 francs qua các dịch vụ này.

62. ĐNTLCB, I, 3:134. Miller, 1990:3-5. Xem thêm Vũ Ngự Chiêu, "Nguyễn Ái Quốc: Người Việt đầu tiên đến Mỹ?" Hợp Lưu (Fountain Valley, CA), số 93 (tháng 2-3/2007), Phần I, tr. 5-38.

63. ĐNTLCB, I,3:193; Lamb, 1970:Part V; Cadière, "XI. Nguyễn Ánh et la Mission;" BAVH (Hà Nội), XIII, no. 1 (Jan-Mars 1926), tr. 1-49.

64. ĐNTLCB, I, 4:400.

65. John Barrow, A Voyage to Cochinchina in the Years 1792 and 1793 (London: Strahan & Restow, 1806).

66. ĐNTLCB, I, 2:269, 282; 3:134.

67. ĐNTLCB, I, 3:348-9; 4:157; thư ngày 18/9/1803, La Bartette gửi Chaumont (Paris); Cosserat, "Notes biographiques;" BAVH, IV, no.3 (7-9/1917), tr. 183-186.

68. ĐNTLCB, I, 3:131. Từ tháng 7/1818 tàu ngoại quốc muốn nạp thuế cảng và thuế hàng hóa bằng loại tiền nào cũng được; Ibid., 4:352. Từ đầu năm 1819, tiền "ba lễ" và tiền cai tàu được giữ ở kho dinh Bắc thành và Gia Định thành, cuối năm chia cho các quan; Ibid., 4:364-365. Về sinh hoạt buôn bán ở Gia Định thành năm 1819, dưới mắt một Thiếu tá hạm trưởng Mỹ, xem John White, History of A Voyage to the China Sea (Boston: Wells & Lilly, 1823; reprint London, 1924, 1972); bản dịch Pháp ngữ của P. Midan, "Les Européans qui ont vu le vieux Hué: John White;" BAVH (Ha Noi), XXIVè année, nos. 2-3 (Avril-Sept 1937), tr. 93-322; "Cochin China;" The North American Review, vol 18, no. 42 (Jan 1824), pp. 140-157; Miller, 1990:6-14. Tuy nhiên, báo cáo của White có vài ba thiếu sót quan trọng. Thí dụ như White không nhắc ǵ đến cái chết của Tổng trấn Nguyễn Huỳnh Đức, và Hữu quân Nguyễn Văn Nhân lên thay trong dịp White ở Sài G̣n; ĐNTLCB, I, 4:390-391. Tổng trấn Gia Định mà White được gặp cũng không thể là Chưởng Tả quân Lê Văn Duyệt. Duyệt chỉ được cử làm Tổng trấn nhiệm kỳ hai (1820-1832) khoảng nửa năm sau ngày White rời Sài G̣n, và tới Gia Định khoảng ngày 28/8/1820 [20/7 Canh Th́n]; Ibid., 4:398; Mục lục Châu Bản triều Nguyễn, tập II: Minh Mạng [MLCBMM], Cheng ch’ing-ho [Trần Kính Ḥa], Nguyễn Phương, et al. dịch (Huế: Đại học Huế, 1962), CB 1:56; tr. 12.

69. Woodside, 1971, tr. 261ff.

70. Thư ngày 31/1/1790 [17/12 Kỷ Dậu], Nguyễn Ánh gửi vua Pháp, bản dịch của Pigneau de Béhaine; Service historique de la Marine [SHM], (Vincennes), GG2-44, carton 3, d.1; và Archives du Ministère des Affaires Etrangères [AMAE] (Paris), Mémoires et Documents, Asie, vol 64, tờ 21. Về Hoà ước 1787, xem CAOM (Aix), GGI [Amiraux], 11704. Mặc dù năm 1857, Giám đốc chính trị Bộ HQ & TĐ Cintrat đă nhắc đến lá thư quan trọng này, các nhà truyền giáo hầu như im lặng. Nó là một trong những nguyên do khiến Pigneau đôi lần muốn bỏ đi, và một số lính đánh thuê rời Đại Việt trong thời gian 1791-1793.

71. Thư ngày 28/7/1821, Frédéric Despiau gửi Baroudel (Macao); L. Cadière, "Leur correspondance;" BAVH, XIII, No. 4 (Oct-Dec 1926), tr. 428-429, & Thư ngày 2/8/1821, Vannier gửi Baroudel, Bề trên [Procureur] Hội truyền giáo ở Manila; Ibid., tr. 429-432 & Documents A. Salles, III: Philippe Vannier; Ibid., XXII, No. 2 (Avril-Juin 1935), Tài liệu 36, tr. 146. Xem thêm thư ngày 10/10/1821, Chaigneau gửi Antoine Breluque (Paris); BAVH, XIII, No. 4 (Oct-Dec 1926), tr. 432-433; thư tháng 12/1821, Chaigneau gửi de la Bissachère, Ibid., tr. 434-435; Michel Đức Chaigneau, Souvenirs de Huế (Paris: Imprimerie impériale, 1867), tr. 240.

72. ĐNTLCB, II, 7:101 [tháng 12 Giáp Thân]. Ngày 17/2/1825, chiến hạm Thétis L’Espérance rời Tourane.

73. ĐNTLCB, II, 8:86.

74. Thư ngày 12/11/1834, Cuénot (Bangkok) gửi các Giám đốc (Paris): "Documents A. Salles, III: Philippe Vannier;" BAVH, XXII, No. 2 (Avril-Juin 1935), tài liệu 60, tr. 150.

75. ĐNTLCB, II, 6:85-86; BAVH, X, no. 1, 1923:89; CMMM, CB 1:211-212, 214-215; MLCBMM, II, 1962:48, 49. Xem, John Crawfurd, Journal of An Embassy from the Governor General of India to the Courts of Siam and Cochinchina (London: 1830); George Finlayson, Mission to Siam and Hue, the Capital of Cochinchina, in the Years 1821-1822 (London: 1826). Thư ngày 23/5/1823, Chaigneau gửi [JJ Louis] Baroudel (Macao); Cadière, "XII. Leur correspondance;" BAVH, XIII, no. 4 (10-12/1926), tr. 439-440. Ngày 31/10/1822, Crawfurd rời Việt Nam. Nhận định về Việt Nam, Crawfurd cho rằng thư lại, giấy tờ quá nhiều, trong khi ở Syam người ta ít khi viết điều ǵ xuống giấy trắng mực đen. So với Trung Hoa, thương mại Việt Nam quá kém cỏi. Phần Y sĩ George Finlayson, người Scottish, đặc biệt kính phục nền văn minh Việt. Tuy nhiên, Finlayson cũng ngạc nhiên khi thấy một dân tộc đông đảo như thế mà nền thương mại lại quá giới hạn ; Woodside, 1971:30. Xem J. H. Peysonneaux, "Vie, Voyage et Travaux de Pierre Médard Diard;" BAVH, XXII, no. 1 (1-3/1935), tr. 47-50.

76. ĐNTLCB, II, 6:252-254; Crawfurd, Jounal of An Embassy, 1830: Phụ bản sứ đoàn Gibson; Wooside, 1971:239; Peysonneaux, "Pierre Médard Diard;" BAVH, XXII, no. 1 (1-3/1935), tr. 51-56.

77. ĐNTL,CB, II, 11:231; Léon Sogny, "Notulettes: II. Une mission américaine en Annam sous Minh Mang;" BAVH, XXIV, No. 1 (Jan-Mars 1937), tr. 64-66; Miller, 1990:19-40.

78. ĐNTLCB, II, 22:294-295.

79. ĐNTLCB, II, 17:25-26.

80. ĐNTLCB, II, 8:75, 94-96, 99, 20:139; 21:227.

81. ĐNTLCB, II, 8:99, 132, 250, 21:100-102, 22:222-224.

82. ĐNTLCB, II, 8:97, 14:90-91; 22:216-217.

83. ĐNTLCB, II, 6:83,146 (1823), 7:105 (1825), 7:237 (1826), 9:162 (1829), 10:145 (1830), 10:386 (1831), 11:247 (1832), 19:302 (1838), 20:247-250 (1839), 21:227-229 (1840), 22:328 (1840); Thư ngày 16/2/1834, Taberd (Xiêm) gửi Barantin, Giám đốc truyền giáo Singapore; "Documents A. Salles, III: Philippe Vannier;" BAVH, XXII, No. 2 (Avril-Juin 1935), Tài liệu 58, tr. 149; Thư ngày 12/11/1834, Cuenot (Bangkok) gửi các Giám đốc (Paris): Ibid,. tài liệu 60, tr. 150; Thư ngày 17/3/1835, Cuenot (Singapore) gửi các Giám đốc (Paris): Ibid,. tài liệu 64, tr. 153; Thư ngày 6/6/1835, Gilles de La Motte (Nhu Ly) gửi các Giám đốc (Paris) ; Ibid,. tài liệu 61, tr. 150-151; Thư ngày 29/9/1835, Jaccard (Cam Lộ) gửi Vannier, Ibid,. tài liệu 62, tr. 151-152.

84. ĐNTLCB, II, 6:252, 7:175, 8:66, 258.

85. ĐNTLCB, II, 6:83.

86. ĐNTLCB, I, 4:396, 13:336-410, 14:6-20, 26-29, 32-51. V́ di chúc của Gia Long, Minh Mạng nhiều lần ḥa hoăn với Xiêm. Năm 1827-1828, chẳng hạn, Minh Mạng phó mặc Chao Anu [A Nỗ]–vua Vạn Tượng [Vientianne] từ 1804 tới 1829, thường được coi như anh hùng đấu tranh giành độc lập, thống nhất của Lào–cho Xiêm bắt làm tù binh, rồi thảm sát ở Bangkok đầu năm 1829. Người giao nạp Anu cho quân Xiêm là Chiêu Nội, tù trưởng Trấn Ninh; bị Minh Mạng sai bắt giết năm 1830; Ibid., II, 6:167; 8:260, 273; 10:20, 69. Xem thêm Mayoury Ngaosyvathn & Pheuiphanh Ngaosyvathn, Paths to Conflagration: Fifty Years of Diplomacy and Warfare in Laos, Thailand, and Vietnam, 1778-1828 (Ithaca: Cornell, SEAP, 1998). Một tác phẩm xuất sắc về Anu, sử dụng tài liệu Thái và Lào. Phần tư liệu Việt có chỗ thiếu sót. Xem thêm Dụ của Minh Mạng gửi Tổng trấn Lê Văn Duyệt, thường được các tác giả thế giới gọi là "Phó vương" [Vice-Roi]. (Dưới triều Gia Long và Thiệu Trị, không hề có chức vụ "Phó vương" này).

87. ĐNTLCB, III, 26:369.

88. ĐNTLCB, III, 26:369-374; Ibid., IV, 27:68.

89. ĐNTLCB, III, 23:115 (1841), 24:424 (1843), 447-448 (1844), 25:183 (1844). Tháng Giêng năm Giáp Th́n [18/2-18/3/1844] mới ra biển thao diễn ở mặt nước, trước khi khởi hành.

90. Dưới triều Tự Đức xảy ra nhiều vụ án khiến nhức đầu những người nghiên cứu về luật pháp tại Việt Nam. Ngoài vụ án Cao Bá Quát, c̣n những vụ án của Đào Trí Phú hay Hường Bảo. Mặc dù từ tháng 7/1848, Trí Phú bị mất chức–v́ lư do nào đó–Phú c̣n bị buộc vào vụ Hường Bảo tư thông ngoại quốc và Lê Duy Huân, cháu Lê Duy Cự, minh chủ "loạn cào cào hay châu chấu." Tháng 1-2/1854, Phú bị lăng tŕ xử tử v́ là đồng phạm trong việc Hường Bảo "mưu làm phản, mưu ngầm thông với Tây dương;" ĐNTLCB, IV, 27:106, 28:9-10. Tháng 6/1859, sau khi tra xét giặc Lê Duy Huân– tức Ḥa, con Duy Đạo, cháu Duy Cự, Duy Uân ở Sơn Tây–Bùi Quĩ lên án Mỹ, con Phú, Thành, con Hồ Đ́nh Hỷ, Nhạ, con Cao Bá Đạt, Phùng, con Cao Bá Quát, đều pḥ Duy Huân. Vua cho lệnh điều tra kỹ, v́ chẳng biết đâu là sự thực. Tuy nhiên, vẫn treo giải thưởng bắt Mỹ, Thành, Nhạ, Phùng; Ibid., 29:43].

91. ĐNTLCB, III, 24: 371-372, 424-425, 26:14.

92. ĐNTLCB, 27:106. Xem thêm chi tiết trong chương III.

93. ĐNTLCB, 27:117-118. Dẫu vậy, ba năm sau, nhân dịp đưa một quan Thanh bị đắm tàu về nước, tháng 3/1851, Tự Đức sai bọn Lê Bá Đĩnh chất thổ sản lên thuyền Thụy Hồng để trao đổi hàng hóa Tây phương. Khi Các thần Mai Anh Tuấn dâng sớ can ngăn, vua giận, đ̣i đánh đ̣n. Trương Đăng Quế và Lâm Duy Thiếp can ngăn không được, Tuấn vẫn bị cách chức; bổ làm án sát Lạng Sơn, cách lưu làm việc, và bị thổ phỉ bắn chết ít tháng sau; Ibid., IV, 27:272-273, 278-279.

94. SHM (Vincennes), GG2 44, Carton 3.

95. ĐNTLCB, III, 26:388-389. Bri-tên c̣n cử sứ đoàn Bowring tới Đà Nẵng vào tháng 9/1855 và một phái đoàn khác năm 1857; nhưng cũng không thành công.

96. Miller, 1990:48-53; ĐNTLCB, IV, 27:215; TTLTTƯ 2 (TP/HCM), CBTĐ, 24/1 TĐ III, CB 156:239-242; dẫn trong Vũ Thanh Hằng, Trà Ngọc Anh, Tạ Quang Phát, Châu Bản Triều Tự Đức (1848-1883) (TP/HCM: Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Học, 2003), tr. 30.

97. Thư ngày 12/2/1778 & 15/2/1778, Chevalier (Chandernagor) gửi De Bellecombe (Pondichéry); Gaudart, "Les archives de Pondichéry et les enterprises de la Compagnie Francaise des Indes en Indochine au XVIIIè siècle;" BAVH, XXV, no. 4 (10-12/1937), tr. 364-366, 368-370.

98. Hơn nửa thế kỷ sau, tại các phiên họp của Ủy Ban Cochinchine, de Conway vẫn chưa được giải oan! V́ lư do nào đó, Cintrat không đề cập ǵ đến những chỉ thị của Louis XVI cho de Conway, qua Ngoại trưởng Walewski.

99. Vannier xuống chiến hạm Cybèle gặp. Chaigneau dịch hai lá thư của de Kergariou, nhưng Gia Long từ chối tiếp kiến, nêu lư do không có quốc thư; ĐNTLCB, I, 4:336-337; MLCBGL, tr. 196-197; AMAE (Paris), Mémoires et documents, Asie, vol. 27, tr. 136-137; Đỗ Bang-Nguyễn Minh Tường, 1996:75. Theo Tsuboi, nêu lư do vua bệnh, tr. 94-95. Lamb ghi de Kergariou tới Tourane ngày 30/12/1817, tr. 229. Có lẽ Lamb sử dụng tài liệu của Pierre de Joinville [1914] và Cordier [T’oung Pao, 1904 và 1908]). Ngày 22/1/1818, de Kergariou rời Tourane. Về tới Brest vào tháng 10/1818. [18/6/1815: Napoléon thua trận Waterloo. Bị lật đổ. Ḍng họ Bourbons trở lại].

100. ĐNTLCB, II, 10:181-183; Thư ngày 25/6/1822, Chaigneau gửi Baroudel; BAVH, Xè, no. 1 (1923), tr. 87; Thư ngày 20/7/1822, Vannier gửi Baroudel (không nên trở lại gặp Minh Mạng; vua không ưa Ki-tô giáo và chỉ chờ cơ hội bài đạo); Cadière, "XII: Leur correspondance;" BAVH, XIII, no. 4 (10-12/1926), tr. 438-439.

101. SHM (Vincennes), GG2 44, Carton 3 [Tuyên bố ngày trong phiên họp thứ ba của Ủy Ban Cochinchine vào tháng 5/1857].

102. ĐNTLCB, III, 23:397, 24:288, 25:173-174. (Guizot làm Bộ trưởng Ngoại giao từ ngày 29/10/1840 tới 24/2/1848).

103. ĐNTLCB, IV, 26:243-5.

104. ĐNTLCB, 26:79, 243-245, 255-256; AMAE (Paris), Mémoires et documents, Asie, hộp 27-bis; SHM (Vincennes), GG2-44, carton 3; Nguyên Vũ, Paris Xuân 1996, tr. 210-211; Abbé Chevroton, Vie de Mgr. Cuénot (Paris: 1870), tr. 234-235. Xem thêm Gosselin 1904:123.

105. ĐNTLCB, III, 26:329.

106. ĐNTLCB, IV, 28:294, 296, 307 [Montigny], 309 [Montigny bỏ đi], 313 [Đào Trí xin tu sửa pḥng lũy]; LTTƯ 2, CBTĐ, 3/1 TĐ X, 1-2, CB 190:1-2; & 6/1 TĐ X, 1-2, CB 190:3-4 [2003:48]; SHM (Vincennes), GG2 44, Carton 3; Louvet II:256; Milton E. Osborne, The French Presence in Cochinchina and Cambodia, Rule and Response (1859-1905) (Ithaca, NY: Cornell Univ Press, 1969), tr. 27-28. Sẽ dẫn: Osborne 1969.

107. ĐNTLCB, IV, 28:340, 361; TTLTTƯ II (TP/HCM), CBTĐ, 29/8 TĐ X [6/11/1857], 8-9, CB 210:95-97; Cao Huy Thuần, 1990:49-50; Nguyễn Xuân Thọ 1995:20.

Copyright 2007, by Chieu Ngu Vu & Van Hoa Publishing Co. All Rights Reserved.

Nguồn: http://www.hopluu.net





Giới Thiệu Sử Gia Vũ Ngự Chiêu


  Tiến Sĩ Vũ Ngự Chiêu
   
(ảnh của PBase.com)

Chính Đạo là một trong hai  bút danh của  Vũ Ngự Chiêu. Bút danh kia là Nguyên Vũ, rất nổi tiếng ở Miền Nam trước năm 1975.  Trước 1975, Vũ Ngự Chiêu phục vụ trong binh chủng Pháo Binh Dù, QLVNCH, và đă có hơn 20 tác phẩm xuất bản. Sau khi ra hải ngoại, ông vừa tiếp tục cầm bút vừa đeo đuổi việc học. Tốt nghiệp Tiến Sĩ Sử tại Đại Học Wisconsin-Madison năm 1984, sau khi cùng gia đ́nh di chuyển về Houston, ông là Giám Đốc nhà xuất bản Văn Hóa và tốt nghiệp Tiến Sĩ Luật tại Đại Học Houston năm 1999.  

    Những tác phẩm của Vũ Ngự Chiêu xuất hiện trước năm 1975 dưới bút danh Nguyên Vũ gồm có  Đời Pháo Thủ (bút kư), Những Cái Chết Vô Danh (tập truyện), Trở Về Từ Cơi Chết (truyện), Ṿng Tay Lửa (trường thiên), Thềm Địa Ngục (truyện), Đêm Hưu Chiến (truyện), Sau Bảy Năm Ở Lính (bút kư), Đêm Da Vàng (trường thiên), v.v.  Tại hải ngoại, Vũ Ngự Chiêu đă in thêm các tập Xuân buồn thảm: Cuộc Sụp Đổ của Nam Việt Nam (bút kư), Trận Chiến Chưa Tàn (truyện), Giặc Cờ Đỏ (trường thiên), cùng hai tâm bút Paris: Xuân 1996, và Ngàn Năm Soi Mặt.  

    Về nghiên cứu sử học, ông đă in ba tác phẩm bằng tiếng Anh dưới tên thực, và 10 biên khảo bằng Việt ngữ với bút danh Chính Đạo. Biên khảo duy nhất bằng Việt ngữ kư tên thực của ông là bộ Các Vua Cuối Nhà Nguyễn, 1883-1945, gồm ba tập. Những tác phẩm kư tên Chính Đạo thường được viết cho độc giả không chuyên môn, dễ đọc hơn, không quá khô khan như các biên khảo đúng yêu sách bác học.  

   Ông vừa xuất bản tác phẩm mới nhất với tựa đề Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng, 1945-1975, tập I, gồm 5 phần: Sơ lược tiểu sử Tổng thống Jean Baptiste Ngô Đ́nh Diệm (1897-1963); Từ Điện Biên Phủ tới Geneva; Cuộc truất phế Bảo Đại; Mùa Phật Đản đẫm máu (1963); và “Phiến Cộng” trong Dinh Gia Long.  

    Sau năm 1975 ở hải ngoại, có những ḍng thác ngụy tạo ngụy biện nhằm vặn méo sử kiện để chạy tội và biện minh cho sự vô minh của ḿnh, Vũ Ngự Chiêu đă dần dần xuất hiện như  một nhà sử học khai sáng và can trường. Giá trị tinh thần của người trí thức không chỉ là tôn trọng sự thật mà c̣n nói lên sự thật và chấp nhận hậu quả của quyết định can trường đó. Đó là một sự đổi đời tâm linh có ư nghĩa đă h́nh thành nơi Vũ Ngự Chiêu. Huyền thoại và huyễn mị lịch sử đă làm cho người Việt xa nhau, chỉ có sự thật mới làm cho người Việt gần lại với nhau, trong t́nh dân tộc, nghĩa đồng bào. Những tác phẩm mới của Vũ Ngự Chiêu là một đóng góp sáng giá và có ư nghĩa trong chiều hướng đó.   

 Trích Từ : http://www.chuyenluan.net



Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang Liên Hệ Việt Nam và Pháp
www.vietnamvanhien.net
email: thuky@vietnamvanhien.net

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi lưu trữ và phổ biến những biên khảo, sáng tác và ư kiến của quư vị và các bạn nhằm mục đích bảo tồn di sản văn hóa và phục hồi nền an lạc & tự chủ của Việt tộc.


Trở lên đầu trang

Trở Lại Trang Mặt