Việt Nam Văn Hiến
Năm Thứ 4890

www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com



NẠN HÁN HÓA

 ***XÃ HỘI CỦA NHỮNG CON NGƯỜI  VÔ CẢM VÀ SEXY

 

Bài viết của tuổi trẻ VN

 

Thùy Linh - Posted on 24/06/2011 

 

 - Bây giờ bạn có thể biết đến tận giường ngủ của những người nổi tiếng, hơi nổi tiếng, nổi tiếng chút chút, tự mình làm nổi tiếng… với căn nhà cỡ triệu đô, hơn triệu đô và nhiều triệu đô. Bởi tất cả được phơi bày trên các trang mạng. 
 

Bạn có thể tưởng tượng hình bóng người đẹp ngâm mình trong các bồn tắm sang trọng của một phần giá trị trong những căn nhà đắt tiền đó. Bởi tất cả được phơi bày trên các trang mạng. 

 

Bạn có thể mất ngủ nhiều ngày về sự giàu sang phô trương của các sao và tự hỏi họ kiếm đâu ra ngần ấy tiền giữa lúc một người trí thức (chưa kể dân đen) kiếm được đồng tiền nuôi gia đình hết sức chật vật? 

 

Bạn có thể khó chịu vì hàng ngày mở tờ báo và các trang mạng chỉ thấy chuyện tốc váy, yêu đương, ly hôn, cặp bồ…của những người nổi tiếng và được coi là nổi tiếng. Thậm chí đám cưới của sao nào đó cũng chiếm mất khá nhiều giao diện trên trang mạng với không có thông tin gì cả ngoài các chân dài tới dự lễ thành hôn. Giữa lúc xã hội nơi tôi đang sống có quá nhiều việc cần phải lên tiếng. 

 

Bạn có thể cười nhạt vì một party sinh nhật phù phiếm và hết sức sành điệu của ai đó cũng là người nổi tiếng được tổ chức linh đình và lôi kéo sự chú ý của các phóng viên và nhiều độc giả. Giữa lúc nhiều người dân nước tôi đang thiếu dù chỉ một bữa cơm no bụng. 

 

Bạn có thể kinh ngạc về tội ác diễn ra hàng ngày được "trình diễn" trên các báo và mạng internet như là phần không thể thiếu của cuộc sống trên mảnh đất này. Những vụ án đốt con, đốt chồng, những thây người bị giết cắt rời từng mảnh, những vụ bắn nhau chỉ vì va chạm trên đường, những vụ hiếp dâm trẻ nhỏ và chính con cái mình…Tội ác dường như là chuỵên bình thường khi mọi giá trị nhân văn mang tính người đã bị đẩy ra khỏi cuộc sống. 

 

Bạn có thể bị kinh động bởi những vụ tham ô, thất thoát số tiền lên đến nhiều tỷ tỷ đồng mà người bình thường không biết đó là bao nhiêu chữ số, nhưng vẫn chỉ "rút kinh nghiệm". Thử hình dung nếu có một Bao Tự* thay vì thích xé lụa mà xé tiền thì mất bao nhiêu năm mới xé hết số tiền ấy với mệnh giá 500.000 VND? Nhưng đất nước tôi vẫn bao dung, nhẫn nhịn…cho qua.

 

Trong khi vẫn rất nhiều đứa trẻ phải bỏ học vì không có tiền. Ngày ngày trẻ con vẫn đu dây vượt sông lũ đến trường. Vô vàn đứa trẻ vùng cao phải ở lán dựng tạm trống hoác nơi núi cao rét buốt để nhọc nhằn bám theo con chữ. Vẫn nhiều người phát bệnh tâm thần do nghèo đói, bệnh tật…Chuyện đó ai cũng biết vì tất cả phơi bày trên báo chí. 

 

Bạn có thể thất vọng đau đớn khi thấy thiểu số lãnh đạo cả dân tộc bằng tư duy không thể nói là lạc hậu, mà phải nói là lẩm cẩm, điên khùng. Vậy mà dân tộc tôi vẫn cúi đầu cam chịu, nhẫn nhục cắn răng…Tất cả cũng hiển hiện trên các trang báo và mạng không hề dấu diếm, hàng ngày...

 

Sự thô bỉ, vô liêm sỉ, vô minh, trắng trợn, giả dối, độc ác diễu hành từ mấy chục năm nay và vẫn đang tiếp tục. Sự nhẫn nhục, vụ lợi, bàng quan, lạnh nhạt của triệu triệu người dân cũng chẳng hề dấu diếm… 

 

Có thể phơi bày tất cả, trừ sự thật.

Có thể phơi bày tất cả trừ sự liêm sỉ, tử tế.

Có thể phơi bày tất cả trừ công bằng.

Và đau đớn hơn, có thể phơi bày tất cả trừ lòng yêu nước.

 

Tôi đã thấy điều đó qua cuộc biểu tình vì Trường Sa - Hoàng Sa - Vịêt Nam vào ngày 12/ 6 / 2011 vừa qua. Nhưng chủng tử của lòng yêu nước trong thời đại mới sẽ gieo mầm vào lòng người từ bây giờ, giây phút này… 

 

Và tôi tin, chỉ một dúm người bày tỏ lòng yêu nước so với gần 90 trịêu dân nước Việt thì cũng đã bắt đầu thổi làn gió dân chủ, tự do vào cuộc sống ngột ngạt hôm nay. 

 

Tôi tin tuổi trẻ, dù là số không nhiều, sẽ truyền năng lượng, nhiệt huyết của họ đến tư duy ù lỳ của rất đông người khác đang bị mắc căn bệnh thời đại "parkinson thể xơ cứng". Sự thay đổi của cái mới chưa bao giờ bắt đầu từ số đông, thậm chí từ vài con người…Chỉ cần họ tìm ra một điểm tựa là có thể bẩy cả trái đất này. 

 

Nếu có cô gái đẹp nào đã dám khỏa thân vì môi trường (hay vì gì gì đó) thì xin hãy một lần sexy lòng yêu nước để người dân được một lần ngưỡng mộ? 

 

Xin tất cả mọi người hãy sexy lòng yêu nước và sự tử tế, còn những gì thuộc về riêng tư xin hãy kín đáo, lựa lời… 

 

Đừng để các bạn trẻ chỉ thấy sự phồn hoa, phù phiếm mà quên đi hơi thở nặng nhọc của người dân và đời sống nghèo nàn, cực khổ của bao kiếp người đang vật lộn mưu sinh, trong đó có thể là cha mẹ họ. 

 

Đừng để họ bị lóa mắt về tiền bạc, vật chất, đánh mất tính người mà gây tội ác. 

 

Đừng để họ nhiễm sự ích kỉ, vụ lợi, cơ hội để tiếp bước lối sống mặc định trong xã hội: tranh đua học hành; dành giật, mua bán chức quyền; kiếm tiền bằng mọi giá; giàu sang chẳng kém ai; đừng để "giấc mơ con đè nát cuộc đời con"… 

 

Đừng để sự giả dối thoải mái sexy và lên ngôi, thống trị đất nước này.

 

Thùy Linh 

http://buudoan.blogspot.com/2011/06/sexy-tat-ca-tru-long-yeu-nuoc.html

 

 

Thư gửi nhà văn Thùy Linh

 

Nguyễn Thị Hồng Ngát - Posted on 25/06/2011

 

 -  Mình đã định (và đã viết lời khai mở blog này) rằng chỉ viết cho mình thôi không đụng chạm đến chuyện xã hội bởi… rất mệt. Nhưng hôm nay đọc được bài viết của nhà văn Thùy Linh (TL) Sexy tất cả trừ lòng yêu nước trên blog của Thùy Linh (do trannhuong.com đưa lại) mình thấy rất xúc động và thấy TL nói rất thẳng, rất đúng và rất dũng cảm.

  
 Mình đọc và xem Thùy Linh viết nhiều, bạn hiện lại là Phó GĐ TTSX phim
TH thuộc VTV, có quyền hành đưa nhiều tập KB vào SX nhưng từ trước đến giờ hầu như mình và TL rất rất ít chào hỏi trò chuyện dù cả hai đôi khi đều có mặt trong một cuộc họp nào đó. Ngày trước biết nhau cùng học ở Nga, mình bên VGIK, bạn bên Goorki nhưng cũng chẳng có quan hệ gì… Nói vậy để thấy sự cảm phục bạn, đồng tình với những ý kiến của bạn trong bài viết là rất khách quan. Là xúc động và cảm phục từ đáy lòng mình. 

 

Tất cả những điều bạn nói thực sự đang tràn ngập trên mạng. Cứ vào mục xã hội sẽ thấy thật kinh khủng. Nào vợ đốt chồng, cắt của quí của chồng rồi mẹ ném con xuống giếng, rồi CA đánh cháu 11t toét cả đít, cháu phát sốt lên phải nhập viện, nào cảnh phạm tội tuổi teen bị phạt tù 12 năm, 20 năm… Cảnh trót nhỡ sinh con rồi ném bỏ con ở cửa chùa, bỏ con vào thúng vẫn còn nguyên dây rốn đem đi rao… Nhỡn tiền cảnh bé Thiện Nhân đấy, chỉ vì sự nông nổi dẫn đến vô lương tâm của người mẹ trẻ vứt con sơ sinh ở ngoài vườn để súc vật ăn mất 1 chân và mất cả bộ phận sinh dục của bé dẫn đến cảnh mấy năm nay mẹ nuôi của bé - chị Trần Kim Anh - một phụ nữ từ bi và dũng cảm đã cùng cả xã hội gồng mình xúm vào chạy chữa cho Thiện Nhân mà cũng chỉ khôi phục cho cháu được phần nào…

 

Những cụ già không nơi nương tựa vẫn phải nhọc nhằn mưu sinh…Mới đây thôi trên Cảnh sát toàn cầu có bài viết cũng rất xúc động và thương tâm về 3 bố con người dân tộc Mông sống nghèo khổ,cơ cực trên núi cao, cháu bé không quần áo, thằng anh 7 tuổi đã phải còng lưng cõng củi xuống núi bán lấy 10,000d mua được 2 gói mì tôm mang về nuôi cả nhà. Người đọc đặt câu hỏi: Chính quyền nơi đây không có ư? Sao không một chút quan tâm nào đến gia đình khốn khổ đó? Ủy ban bảo vệ thiếu niên và nhi đồng ở đâu? Họ biến đi đâu hết cả rồi?

 

Hay thành lập ra các ủy ban này cốt để họ kiếm tí chức vinh thân phì gia để lấy cớ leo cao hơn vào những vị trí khác có bổng lộc hơn? Cũng bao nhiêu cảnh các cô gái trẻ của chúng ta bỏ quê hương đi lấy chồng xứ người. Gặp người tốt thì ít mà đa phần toàn ông già, tâm thần , nghèo kiết ế vợ bên nước họ…Đã vậy còn bị đánh đập, giết chết… Chao ôi, các Hội phụ nữ từ xã, huyện, tỉnh đến T.Ư họ có biết? Họ đã làm được những gì để hạn chế những vấn nạn đó? Những cảnh đời lầm than ấy nhìn và gặp nhiều lắm ở ngoài xã hội.

 

Sao vậy?Khoảng cách giàu nghèo ngày một nhiều. Thật chua xót. Nhưng chua xót hơn là sự CẢM của con người. Giết người - vô cảm (giết người đã kinh, còn có gan ngồi xẻ thịt, chặt từng khúc… thì sự vô cảm , nhẫn tâm còn phải gọi bằng cụ!!).Lấy nhau - vô cảm (lấy là lấy, nhắm mắt nhắm mũi vào lấy, đui què mẻ sứt cũng được, chẳng quen biết gì cũng không sao!). Trước một hiện tượng tham nhũng, làm thất thoát vài chục tỷ đồng của Nhà nước- vô cảm. Không ai được nói đến, đụng đến để giữ sự yên bình giả vờ cho các vị có chức sắc không bị ảnh hưởng đến uy tín và cái ghế.

 

Vô cảm đến mức sợ cả những kẻ xấu, kẻ có tội vì sợ bị trả thù. Hèn đến mức đã không dám lên tiếng lên án kẻ ăn cắp, mà hèn hơn, còn dám quay lại trách người đã nhìn thấy kẻ ăn cắp và kêu toáng lên nó ăn cắp kìa!? Sao lại kêu? Kêu để làm gì? Người Việt với nhau cả, xấu chàng hổ ai? Nó ăn cắp của Nhà nước chứ có ăn cắp của anh đâu? Những đảo lộn về đạo đức như thế có được loại vào dạng sexy 100% không hở Thùy Linh? Sexy này còn kinh sợ hơn các em trẻ đẹp lộ hàng một tí để câu móc độc giả ở trên mạng nhiều. Sexy một cách trần trụi về nhân cách, về sự thoái hóa xuống dốc cần báo động cấp số nhân!!! 

 

Mấy ngày liền mình thấy mọi người đi biểu tình biểu thị lòng yêu nước chống TQ xâm phạm chủ quyền ở biển đông.Thấy các anh chị ấy thật dũng cảm. Các bloger đưa tin rất cập nhật. Mình nhìn thấy hình ảnh anh CA mặc thường phục cắp nách bạn trai trẻ vì đi biểu tình đưa về đồn. Trông vừa giận vừa buồn cười. Nói điều này với anh bạn bên ngành CA, anh ấy bảo các anh ấy buộc lòng phải diễn như thế vì còn ngoại giao với bạn!!! Chứ lòng vả có khác gì lòng sung!! Nói thì biết vậy! Ôi, mong sao CA không nên làm như thế với đồng bào mình thì vẫn tốt hơn. 

 

Mình, như đã nói, nhiều lúc cũng muốn yên thân, co mình lại để chỉ làm thơ tình thôi, những bài thơ nặng về thất vọng, trách móc anh anh em em một tí cho đỡ buồn. Nhưng phải nói là bài viết của bạn đã làm mình bừng tỉnh đấy. Các bạn văn xuôi có khác, sắc bén hơn đám làm thơ nhiều. À quên, bác Nguyễn Trọng Tạo tuy làm thơ viết nhạc nhưng cũng hay có ý kiến sắc bén đấy chứ! Âu cũng là do tùy từng tạng người. Mong TL đưa những ý kiến đó vào các bộ phim TH nhiều tập nhé. Mình cũng đang tập viết KB đây.  

 

24.6.2011 

Nguyễn Thị Hồng Ngát 

http://nguyenthihongngat.blogspot.com/2011/06/sexy-sexy-va-sexy.html

 

Lạm bàn

Khi con Người mất Nhân Tính nghĩa là mất “ Tình Nhân ái và Lý Công chính”  thì trở nên Vô Cảm. Cái Loạn sexy ở VN hiện nay  là do tình trạng “ No cơm ấm cật, dậm dật mọi nơi “.      Con ngưòi khi đã có tiền bạc rủng rỉnh trong túi, bất cứ thủ đắc theo lối nào, nhất là bất lương ( bằng cách tham nhũng lừa đảo nhau mà thủ đắc ) mà quên Tình người và lẽ công bằng xã hội tất sa vào đường dâm loạn.

Đảng CSVN đang ru ngủ nhân dân theo  đường hướng này để nhân nhân quên đi cái tội tham nhũng và bán nước của đảng CSVN.

Đây là nan đề của đất nước Việt Nam hiện nay, những nan đề này là do con người Bất Nhân cũng như xã hội Bất Công tạo mà nên.  Trước tiên là phải sửa lại con Người, Gia đình và Xã hội cùng một trật thì mới mong ổn định, chứ cứ chạy quanh các hiện tượng rối ren mà la hét thì  chỉ tổ làm cho rối loạn thêm.  Làm sao mà xây dựng được con người Nhân chủ, có Tư cách và khả năng làm chủ vận hệ mình, Gia đình mình và Đất nước mình, và nhất là biết sống Hòa với mọi người mà cùng nhau chung Lòng, Chung Trí, chúng Sức mà xây dựng mọi thứ.

 

 ***LỜI CẢNH BÁO HÁN HÓA

 


Một bài trong và ngoài nước nên đọc.
 Kính yêu cầu phổ biến rộng rãi.

Lời cảnh báo về nguy cơ Hán Đại Đông Á

Nguồn: http://ttxva.vanganh.info/loi-canh-bao-ve-nguy-co-han-dai-dong-a/

Lý Đông A, một tư tưởng gia thâm viễn của Việt tộc, từ những năm 1940, trong tập Chu Tri Lục (bàn về sự biết chu toàn) tập 3, đã phân tích và trưng ra những nguy cơ của kế hoạch Đại Hán của Tầu, dù là Tầu Quốc hay Tầu Cộng.

Description:http://ttyxva.vanganh.info/vp-content/uploads/2011/05/hán- hóã70x352.png

 

 

 

Lý Đông A đã nhìn rõ, từ 1943, sau đệ nhị Thế chiến, thế giới 1950-2000 sẽ chuyển mình sang chế độ mới, với các liên minh quốc tế. Tại thời điểm 1940, Căn bản lập trường dân tộc qua Cương Lĩnh 2, đối Tầu, gồm vài điểm quan trọng sau:

1- Quy luật lịch sử Tầu là : Lấy Tài Hoá Thu Nhân Tâm (thoát nghĩa Hữu đức giả hữu thổ), Hưng Hoa diệt Di, thiên hạ đại đồng theo lối Hán mà vũ khí và thủ đoạn chủ yếu là chủng tộc xâm lược.

2- Tam Dân chủ nghĩa của Tôn Văn cũng là một chủ nghĩa đế quốc: Tôn Văn từng nói với cụ Phan Bội Châu: “Các ông bất tất phải làm, chỉ là một tỉnh của Tầu, chúng tôi làm xong thì xong”, và sau này Tưởng Giới Thạch cũng nói: “Việt Nam là Tầu, Việt Nam để người Tầu làm giúp cho”.

3- Năm 1911, Tôn Văn đề xướng Ngũ Tộc Cộng Hoà, gồm 90% là nhân khẩu Tầu, 10% là Mãn, Mông, Tạng, Miêu (là Việt núi). Năm 1916 Tôn Văn luận Quốc Tộc tức đúc các dân tộc vào một lò mà thống nhất thế giới, chia toàn quốc ra Tỉnh, Quận, Huyện, khoảng 1921-22, Tôn Văn nói: Ta phải đem các dân tộc Thái, Việt… liên hợp lại cùng chống đế quốc.

4- Năm 1940, Chính Trị Địa Lý Bộ của chính phủ Trùng Khánh, ra tập Đông Á Địa Lý, quy định 8 con đường phát triển của nòi Hán sau này:
-1/Tây Bá Lợi Á- 2/ Tây Tạng, Ba Tư- 3/Tân Cương- 4/Ấn Độ- 5/Việt, Thái, Miến, Tân Gia Ba- 6/Nam Dương liệt đảo- 7/Úc châu- 8/Thái Bình Dương liệt đảo & Hàn quốc.

Để đạt mục đích, Tầu dùng cách:  (lấy vợ An Nam) - (tiêu tiền An Nam) -(ở đất An Nam).

Lý Đông A còn trưng rõ: tờ Đại Lộ Nguyệt San ở Thượng Hải, số ngày 1-5-1933 đã đăng bài Nam Dương Hoa Kiều Cộng Hoà Quốc Vận Động, chủ trương lấy Hoa kiều làm chủ lực xâm lược, biến Nam Dương thành Hoa kiều Cộng hoà quốc. Về Việt Nam: Bắc kỳ quy về mẫu quốc, Trung kỳ và Nam kỳ thuộc về Hoa kiều thống trị. Trên tờ Quảng Tây Nhật Báo số ngày 26-11-1942 đề xướng “Hoa kiều thổ hoá vận động” qui định bề mặt phải thổ hoá nghĩa là Hoa kiều ăn mặc theo thổ dân, nói tiếng thổ dân, ảnh hưởng văn hoá thổ dân để bề trong tăng tác dụng Hán hoá.

Lý Đông A còn nhấn mạnh: “Đối riêng VN, họ đang nghiên cứu cách nào lập thành một Tỉnh, nuôi Việt gian thế nào, diệt chữ quốc ngữ thế nào, tiễu trừ dân tộc ý thức cách nào, làm sao cho người Việt tưởng mình là Hán, khôi phục chữ Nho thế nào… thống trị thế nào…”

5- Tầm quan trọng của đất nước Việt Nam đã được viễn kiến Lý Đông A kết tinh hùng hồn như sau: “Đất ta là đất cơ sở của Thái Bình Dương, trung tâm của Đông Nam Á, tư lệnh đài của quốc tế, được ta thì tiến lên xưng bá loài người, lui về thì tự thủ muôn thuở… đứng vào thiên hiểm của trung tâm… đời nay nếu ta muốn sống phải hết sức mạnh mà ta hững hờ là thì tất diệt. Lại đời nay, diệt tức là toàn diệt đó, Ta chớ hòng làm Hoà Lan hay Thuỵ Sĩ… ta là cái xương hóc giữa cổ họng chú chiệc…”

LẠM BÀN

1- Đối Tầu, phân tích cặn kẽ của Lý Đông A, 70 năm sau, vẫn còn nguyên vẹn giá trị và vẫn làm kim chỉ nam cho cuộc vận động toàn dân sinh tồn phòng vệ. Nhật, Pháp chỉ là đối thủ chóng qua, Tầu trước sau vẫn là đối thủ truyền kiếp.

2- Trung Cộng đã chiếm Tân Cương, Tây Tạng, từng đánh Ấn Độ 1962, mưu toan ở Nam Dương 1965… đúng như dự liệu của Lý Đông A, và so với tiết lộ của Wikileaks gần đây, thì mưu lược của Tầu trước sau vẫn là mở đường xuống Đông Nam Á, qua VN, lối tằm ăn dâu, thuê đất thuê rừng, khai Bâuxít, mỏ quặng, lấn đảo, biển, dùng tài hoá đầu tư khắp VN nhất là đang nhắm vùng biên giới Móng Cáy (ngũ niên kế hoạch đầu tư hơn 400 tỷ từ nay tới 2015). (1)

3- Lý Đông A nhìn rõ thế giới từ 1950-2000, hậu Thế chiến II, đổi mới theo hướng quốc tế liên minh, mà VN trong liên minh Đại Nam Hải, phải thật mạnh để đối kháng Tầu.

4- Cảnh báo về âm mưu Hán hoá: nuôi Việt gian, làm sao cho người mình tưởng mình là Hán, diệt trừ chữ quốc ngữ, khôi phục chữ Nho thế nào… vẫn còn nguyên giá trị. Hiện tại vẫn không thiếu người vì lòng yêu chữ Nho-chữ Nôm, vô tình tuyên truyền cho âm mưu đó mà quên rằng, cổ ngữ như LaTinh, Hy Lạp vẫn chỉ là cổ ngữ và quốc ngữ abc mới là nét đặc sắc của Văn hoá linh động cấp tiến Việt, tách rời bóng trùm Hán học. ( Lời bàn của người chuyển Mail : Nông nổi vì Quên gốc: Quên Chữ Nho là đánh mất hết tinh hoa của Đại chủng Việt, vì Chữ Nho là Văn trường chung của Đông Nam Á ??? )

***

Tiếc rằng Lý Đông A đã khuất bóng sớm, từ 1946, không kịp nhìn thấy những chuyển biến rất lớn của thế giới: Tầu Cộng chiếm Hoa lục từ 1949, Tưởng chạy ra Đài Loan, Quốc Cộng VN 1954, VN 1975, Nga sô Đông Âu xụp đổ 1990, thế giới Hồi giáo bừng dậy, cuộc cách mạng điện tử mở rộng thông tin toàn cầu từ 1980….

Nam Dương, nhờ 90% Hồi giáo đã đẩy ngã Cộng sản Hoa kiều xuống biển.

Hàn, Nhật, trở thành cường quốc kinh tế, đối kháng mạnh mẽ với tiềm năng kinh tế của Tầu.

Ấn Độ cũng trở thành một cường quốc, không dễ gì Tầu có thể xâm chiếm (2)

Úc châu, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân, Mã Lai, Singapore, Đài Loan… những đảo quốc này với hải quân và hạm đội Hoa Kỳ, không dễ gì hải quân mới lớn của Tầu có thể áp đảo, Tầu chưa từng có kinh nghiệm về hải chiến và đại chiến.

Hai khâu yếu nhất hiện tại là Lào và Việt Nam. Nếu VN biết nghiêng hẳn sang khối ASEAN và đại cường Hoa Kỳ, vận động yểm trợ của quan thầy cũ là Nga Sô tạo áp lực miền Tây-Tây Bắc Trung Hoa, thì VN có thể thoát hiểm và làm chùn chân hồ đội lốt hổ Tầu.

Tại sao Tầu lại là hồ đội lốt hổ? Phân tích ta thấy dân Tầu 1.3 tỷ là loại dân hỗn tạp, nam Dương Tử vốn là giống Bách Việt, cả 56 bộ tộc, dân Hán từng bị Mông Cổ đô hộ 99 năm, Mãn Thanh thống trị 300 năm, binh hùng tướng mạnh, Tống, Minh… sang đánh VN lần nào cũng tan tành đại bại, đầu thế kỷ XX Nhật Bản vũ bão đánh chiếm Mãn Châu, Trung nguyên Tầu, Bát quốc xâu xé bắt nhượng địa, vì sao? có thể kê ra những nhược điểm của Tầu như sau:

* Dân Tầu không phải là loại dân chiến sĩ -warriors- như Nhật, Mông, đa số là dân buôn bán, trí thức nhào nặn trong Nho Khổng cả ngàn năm, ô hợp, cúi mình theo cấp trên, làm việc lấy lệ, dối trá cho yên thân, trọng tiểu lợi, đầy dẫy những tiểu nhân tài bất cập chí, đầu óc còn phong kiến lạc hậu, chưa nhìn ra thế toàn cầu, vẫn lúi húi trong trò chơi chính trị Chiến quốc Tam quốc. Dân tình dân trí như thế làm sao bá chủ hoàn cầu?

* Khối người Tầu theo hướng Tự Do Dân chủ, chống Cộng, khá đông vòng quanh thế giới, Đài Loan, Tân Gia Ba, Mỹ, Gia Nã Đại… Lý Quang Diệu từng cảnh tỉnh Đặng Tiểu Bình về đầu óc thực dân lấy mạnh hiếp yếu của Tầu Cộng. Khối này, cộng với những người đối kháng thức thời trong Hoa lục, không để Trung Cộng yên ổn khi có đại biến cố xẩy ra.

* Vũ khí nguyên tử mới không còn nể sợ biển người của Tầu, chưa kể loại quân Tầu phù, ngay cả 200 năm trước cũng đã bị Nguyễn Huệ phá tan trong một tuần lễ. Miếng ăn, nạn đói luôn luôn ám ảnh dân Tầu, dân xấu xí uý tử tham sinh hơn là bền gan sắt đá.

* Âm mưu của Trung Cộng lấy kinh tế bao vây Âu Mỹ, không qua mặt được bậc thầy kinh tài Nữu Ước Luân Đôn, bậc thầy chứng khoán, bonds Do Thái. Giỏi về thương mại, quen hối lộ, gian thương, sau 30 năm canh tân từ 1979 tới nay Tầu vẫn chưa có nổi một thương hiệu quốc tế như Đại Hàn với Samsung, Hyundai, LG…có nghĩa là một nền kinh tế chậm tiến gia công cho Nhật, Âu, Mỹ… Cựu thủ tướng Anh, M.Thatcher từ 2002 cho rằng phải mất 40 năm nữa Tầu mới tân tiến, giải quyết xong cấu trúc hạ tầng xã hội. Hiện tại Tầu công kích Mỹ lấy Đô La làm loại tiền thống trị thế giới, nhưng đến bao giờ đồng Yuan của Tầu mới có uy tín bằng đô la để được quốc tế chấp nhận?

* Trước trào lưu dân chủ tự do lan tràn toàn thế giới, sách lược Tâm Công của Nguyễn Trãi, từng làm quân Minh tan hàng, có thể dùng để làm rã ngũ quân cán Trung Cộng nếu phối hợp được với các lực lượng đối kháng của chính người Tầu trên thế giới và người Bách Việt, người trí thức khát vọng tự do dân chủ ngay trong đất Tầu.

CHÚ THÍCH

1- Năm 1965, cùng với chiến tranh VN, đảng CS Nam Dương với 3.5 triệu đảng viên và 20 triệu người ủng hộ, là đảng mạnh nhất trong 18 đảng, họ toan nắm quyền ở Nam Dương. Khi ấy TT Sukarno lại bỏ Âu Mỹ, nghiêng về Trung Cộng, với lạm phát 650% kinh tế kiệt quệ, Sukarno từng chửi rủa Mỹ: “Go to Hell with your aid ” đuổi đoàn thiện chí Peace Corp Mỹ, ông bị bệnh, không chịu giải phẫu ở Vienna mà lại quay về với Đông Y Tầu… May nhờ giới quân nhân chống Cộng quyết liệt và khối Hồi giáo thuần thành vốn chống vô thần, đảng CS Nam Dương bị triệt hạ, quần chúng nổi lên giết người Hoa mà họ cho là đứng sau đảng CS (CS Tầu đã chuyển vũ khí cho CS Nam Dương), họ trả lại đất cho điền chủ bị CS địa phương tước đoạt… Theo Đại sứ Mỹ năm 1966 cho biết khoảng 400,000 CS và thân CS bị tàn sát, Đại sứ Thuỵ Điển cho rằng số bị giết ít nhất là 1 triệu người. Hoa Kỳ khi ấy quyết tâm chặn đứng sức bành trướng của Trung Cộng ở biển Đông, từ Mã Lai-Nam Dương-tới Nam VN. Ngày nay, khu Tầu ở Nam Dương không dám đề chữ Hán trên bảng hiệu ! (Sukarno bị truất 1967, mất năm 1970-tướng Suharto lên thay).

2- Xung đột biên giới Ấn-Tầu 1962 làm Thủ Tướng Nerhu tỉnh ngộ: Huynh đệ Ấn-Tầu-India-China Brothers- chỉ là trò hề, ngay sau đó Ấn tăng cường quân đội gấp đôi để phòng Tầu, cùng vụ hoả tiễn ở Cuba năm ấy, Mỹ và Âu châu nhìn ra tham vọng bành trướng của CS và riêng Nga cũng bắt đầu nghi ngại mối hoạ láng giềng Tầu (tài liệu tra cứu từ Google).

Nguồn: Hạ Long Bụt Sĩ, Diễn Đàn Thế Kỷ
http://ttxva.vanganh.infoEmail: dongtran.vktn@gmail.com

/loi-canh-bao-ve-nguy-co-han-dai-dong-a/

Sent by DONG TRAN

VĂN KHỐ THUYỀN NHÂN VIỆT NAM

Web: www.vktnvn.com

Ph: (+1) 714 982 9300 (xin ghi lời nhắn và số điện thoại)

       (+61) 403 578 467 (Australia)

 

 

 ***ĐẢNG CỦA NHỮNG CON NGƯỜI

VONG THÂN, VONG GIA, VONG QUỐC, VONG NÔ

LŨ VIỆT GIAN RƯỚC VOI VỀ DÀY MẢ TỔ
CHÚNG ĐÃ ĐOẠN MẠI ĐẤT NƯỚC CHO TÀU

DÂN VIỆT NAM SẮP GÁNH CHỊU HAI TRÒNG NÔ LỆ

 

 

Trương Tấn Sang đã thừa nhận bầy sâu của đảng đã làm rách nát cơ đồ, làm nhục dân tộc. Đấy là hình ảnh của 14 con sâu róm VGCS.

Ngày 26/5 Tàu cộng ngang nhiên xâm phạm chủ quyền của VN bằng một hành động gây hấn kiểu kẻ cướp… Chỉ mấy ngày sau khi Lương Quang Liệt tuyên bố tại Manila – Philipin rằng “Trung quốc không có tham vọng bá chủ và lập trường của Trung Quốc là gìn giữ hòa bình của khu vực,và tình hình hiện nay là ổn định “.

Tại sao Tàu cộng lại hành động phiêu lưu hiếu chiến như vậy? Có một vài ý kiến cho rằng Tàu cộng làm vậy là để “nắn gân” Việt Cộng và Hoa Kỳ.

“Nắn gân” Hoa Kỳ là mục đích chính. Tàu cộng muốn biết quan điểm và phản ứng của Hoa Kỳ như thế nào? Có kiên quyết bảo vệ quyền lợi của Mỹ ở Biển Đông hay không? Như lời Ngoại trưởng Hillarry Clinton đã tuyên bố trong Diễn đàn An ninh khu vực tại Hà Nội tháng 7/2010 rằng: Biển Đông là quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ.

Tàu cộng muốn biết Hoa Kỳ sẽ làm gì nếu họ mạnh tay tại Biển Đông. Để thăm dò phản ứng của phía Mỹ, Tàu cộng bắt đầu tấn công vào chỗ yếu nhất trong vùng đó là VN.

Theo các nhà quan sát thì tại Hội nghị Shangri-la lần này, Hoa Kỳ đã có một lập trường mềm dẻo hơn với Trung Quốc. Tuy Hoa Kỳ vẫn kiên quyết bảo vệ quyền tự do hàng hải tại Biển Đông nhưng không trực tiếp lên án những hành động thô bạo của Trung Cộng đối với các nước trong khu vực như Philipin và đặc biệt là VN. Mới đây, cuộc gặp của hai bộ trưởng quốc phòng Mỹ – Trung bên lề Hội nghị đã diễn ra trong bầu không khí “thân thiện”.

Đây là một bước đi có tính toán của người Mỹ, họ không dại gì đóng vai trò “từ thiện’ về an ninh trong khu vực , một thứ Lục Vân Tiên “giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha”.

Nước Mỹ đang phải vật lộn với nhiều khó khăn kinh tế nên việc cắt giảm ngân sách quốc phòng trong những năm tới là không thể tránh được. Hơn nữa đối với Hoa Kỳ thì VC là gì? Câu trả lời: Chẳng là gì cả.

Giữa VN và Hoa Kỳ không có hiệp ước phòng thủ chung như Mỹ – Hàn , Mỹ – Nhật hay được Quốc hội Mỹ bảo vệ như Đài Loan.

VC đang ở vào thế đơn độc đối đầu với tham vọng bá quyền của TC cho nên sự thiệt hại đối với đất nước và dân tộc là không thể tránh được. Tập đoàn CSVN hiện nay cũng hiểu điều đó nên không dám đương đầu với TC để bảo vệ đất nước, nhưng họ cũng không thể để nhân dân VN biết được họ hoàn toàn đơn độc và bất lực và một kịch bản có thể xảy ra là để bảo vệ chế độ CSVN sẽ “đi đêm ” với TC, nhưng họ sẽ làm việc này với sự khéo léo tinh vi. Họ “vờ” chống ngoại xâm để làm yên lòng dân và tiếp tục san nhượng quyền lợi quốc gia cho Tàu cộng.

Đó là cảm giác mà nhiều người quan tâm đến vận mệnh đất nước cảm nhận được trong thời gian vừa qua.

Việc Bộ trưởng Quốc phòng VC Phùng Quang Thanh “cứng rắn” hơn trong vấn đề Biển Đông tại diễn đàn an ninh khu vực tại Shangri-la vừa qua và việc nhà cầm quyền CSVN cho xây dựng “Cung hữu nghị Việt – Trung “là việc làm khó hiểu. Hoàn toàn không thích hợp trong tình hình hiện nay. Nhưng điều này lại cho chúng ta hiểu thêm về cái gọi là “nhận thức chung” giữa lãnh đạo cấp cao hai nước. Những ai còn quan tâm đến vận mệnh quốc gia nên tập trung nghiên cứu phân tích về quan hệ giữa hai tập đoàn hắc ám này để kịp thời cảnh báo dư luận, báo động cho người dân VN biết được những toan tính nguy hiểm phiêu lưu của tập đoàn CSVN.

Chỉ có cách vận dụng sức mạnh của cả dân tộc mới có thể áp lực và ngăn chặn được những mưu đồ đen tối mãi quốc cầu vinh của những tên cầm đầu trong Đảng CS ngày hôm nay. Không nên ảo tưởng vào Đảng CS, với  những nhân vật điển hình như: Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Phùng Quang Thanh v v.. lại đứng về phía dân tộc để bảo vệ đất nước.

Từ trước đến nay Đảng CSVN và Tập đoàn lãnh đạo luôn luôn gắn bó quyền lợi của mình với Tàu cộng. Họ không thể và không bao giờ đồng hành với dân tộc

Theo tôi việc Tàu cộng tấn công vào ngư dân VN từ lâu nay và bây giờ là tấn công vào quyền lợi nhà nước của VC là tập đoàn dầu khí PetroVN, những nhà lãnh đạo VC không phải là không được báo trước. Vấn đề ở chỗ cho dù lãnh đạo VC có đồng ý với kịch bản này hay không thì quan thầy Tàu cộng vẫn thực hiện, có điều Tàu cộng cho phép VC lần này được phản ứng mạnh hơn lần trước để xoa dịu sự bất bình và phẫn nộ của người dân VN, đánh lạc hướng công luận trong và ngoài nước và sau đó mọi chuyện sẽ “lớn hóa nhỏ, nhỏ thành không có gì” mà theo cách nói của người Nam bộ là “chìm xuồng”.

Tàu cộng vẫn biết rằng tấn công vào chủ quyền  của VN chắc chắn sẽ vấp phải phản ứng dữ dội từ nhân dân VN, như vậy sẽ đẩy VC vào chân tường. Chế độ  CSVN hiện nay đang bị một mối đe dọa  “kép “ vì làn sóng dân chủ đang lan tràn khắp thế giới, nhất là đang sối động ở Bắc phi và Trung đông. VC sẽ lãnh đủ hậu quả nếu người dân VN nhận thấy sự bất lực yếu hèn của CSVN chứ chưa nói đến chuyện người dân VN ý thức được ý đồ đen tối của Tàu cộng và Việt cộng trong cái gọi là “nhận thức chung” của lãnh đạo hai nước.

Người ta tự hỏi tại sao nhà cầm quyền CSVN và Tàu Cộng không thể đạt đến một Hiệp định hay Hiệp ước được nhân dân hai nước ủng hộ và phù hợp với luật pháp quốc tế. Có sự ràng buộc pháp lý hẳn hoi và khả tín, mà chỉ có “nhận thức chung” của lãnh đạo. Như vậy vai trò của người dân VN với tư cách là người chủ của đất nước nằm ở đâu?

Chúng ta cũng có thể phán đoán được “nhận thức” của một bên là một Thế lực bá quyền đang trổi dậy, là người bảo trợ, là quan thầy, là đàn anh còn bên kia là một thế lực được bảo trợ, là người phụ thuộc, là học trò, là đàn em.

Trong một tương quan bất bình đẳng như thế thì điều tất nhiên là “nhận thức” cũng bất bình đẳng. Cho nên cái “nhận thức chung” này sẽ đẻ ra một kịch bản để làm sao nhân dân VN không nhận diện được chân dung và ý đồ của kẻ phản quốc. Mục tiêu chiến lược của quan thầy vẫn tiếp tục thực hiện mà không gặp khó khăn gì. Theo tờ Hoàn cầu thời báo (một tờ báo con của Nhân dân nhật báo) – Cơ quan ngôn luận của Đảng CS TQ thì Biển Đông là “Vịnh Ba tư” thứ hai với trữ lượng dầu mỏ ước chừng 50 tỉ tấn và trên 300 tỉ mét khối khí đốt.

Với trữ lượng dầu cực lớn như thế, với giá cả loại vàng đen này mỗi ngày một cao ngất ngưỡng vì thế giới mỗi ngày một phát triển và nhu cầu mỗi ngày một lớn. Trong khi nguồn cung cấp truyền thống hiện đang suy giảm và sẽ suy giảm nữa trong tương lai gần. Nếu Tàu cộng làm chủ được nguồn tài nguyên vô giá này, họ sẽ là người quyết định tương lai của Thế giới. Đó là về chiến lược trường kỳ, còn về kinh tế, nguồn dầu tại Biển Đông biến Tàu cộng thành một quốc gia cực kỳ giàu có. Và với sự giàu có vô cùng này, Tàu cộng sẽ trở thành ông chủ của mọi ông chủ. Họ sẽ đầu tư vào lĩnh vực công nghệ quân sự để tạo nên sức mạnh mà không có đối trọng.

CSVN đang thực hiện chiến dịch chống “Trung Quốc xâm lược” một cách có kiểm soát. Họ cho phép các tờ báo như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Dân Trí…phản đối trong chừng mực, còn những tờ báo lớn của Đảng như Nhân Dân, Tạp chí CS, Công an, và Quân đội vẫn còn giữ thái độ “bình tĩnh” và công an được lệnh cấm tuyệt đối những cuộc biểu tình chống Tàu cộng xâm lược

Nếu CSVN thực tâm muốn bảo vệ đất nước thì họ phải có những hành động có thể kiểm chứng được như: Tôn trọng quyền biểu tình (và những hình thức bày tỏ ôn hòa khác) của người dân mà không bị ngăn cấm bắt bớ,dọa nạt. Vì đó là những hành động yêu nước và tinh thần trách nhiệm với quốc gia dân tộc.

Chống Tàu cộng xâm lược không phải là độc quyền của VC, mà VC cũng không thể đơn độc chống xâm lược được. Chống xâm lược là trách nhiệm của toàn dân và chỉ có sức mạnh tổng lực của cả dân tộc mới có thể ngăn chận được nguy cơ mất nước. Trong lịch sữ nhân loại chưa bao giờ có một nhà cầm quyền nào độc quyền chống ngoại xâm mà thành công. Điển hình là nhà Minh đã bị nhà Thanh thôn tính.

Để cứu nước trước nguy cơ xâm lược từ Bắc triều,VC phải ngay lập tức chấp nhận một chế độ Dân chủ – Tự do, Đa nguyên – Đa đảng. Chỉ có một chế độ Dân chủ pháp trị thực sự mới tạo nên một không gian,một cơ hội bình đẳng cho nhân dân cả nước và sĩ phu hào kiệt đóng góp tài năng và trí tuệ của mình cho sự nghiệp bảo vệ đất nước.

Chỉ có một chế độ Dân chủ Pháp trị mới có thể tạo được niềm tin, sự tôn trọng và ủng hộ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước dân chủ lớn như Mỹ, Âu châu, Úc châu . Đối với một siêu cường trong khu vực Châu Á như Trung Cộng, VN chúng ta không phải là đối thủ, muốn chống Tàu cộng,bảo vệ quốc gia chúng ta phải có một liên minh bền vững và khả tín với siêu cường số một thế giới là Hoa Kỳ. Đây là chiến lược cấp bách  để quốc gia,dân tộc chúng ta  tồn tại.

Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia giàu mạnh và tiến bộ hơn hẳn VN về mọi phương diện, nhất là về quân sự mà họ còn phải liên minh với Hoa Kỳ để bảo vệ sự độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia cho họ. VC muốn độc quyền “chống Tàu để bảo vệ đất nước” trong tình thế đơn độc và yếu đuối như hiện nay là một trò hề. Nói trắng ra là họ không hề có ý định bảo vệ đất nước, họ đang mưu tính cùng Tàu cộng một kế sách đen tối nhằm mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho Đảng CS, cho bọn lãnh đạo chóp bu.

CSVN đang ở vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Để bảo vệ chế độ họ phải nương tựa vào Tàu cộng. VC không thể “can thiệp” hoặc làm thay đổi chiến lược Bá chủ Biển Đông của Tàu cộng được. Họ chỉ còn cách âm thầm san nhượng quyền lợi quốc gia cho giặc để mưu cầu sự thống trị và quyền lợi trên đất nước VN được lâu dài. Cho nên họ giả vờ chống Tàu xâm lược theo cái kịch bản như chúng ta đã thấy. Những  trò hề này liệu có thể lừa dối nhân dân VN được bao lâu? Một thời gian nữa thôi – khi nhân dân VN nhận thức được bộ mặt thật của VC thì ngày tàn của chế độ sẽ đến rất nhanh và cực kỳ thê thảm – “gặp thời thế thế thời phải thế”. Cho nên CSVN mới trình diễn một vở kịch ấu trĩ và nông cạn đến như vậy. Không ai cứu mình được – chỉ có quý vị tự cứu mình. Cứu mình không gì hơn là đồng hành cùng dân tộc.

Tàu cộng chỉ là một mối đe dọa đối với dân tộc Việt Nam, nhưng sự câu kết giữa VC và TC sẽ là một hiểm họa thực sự cho đất nước.

Huỳnh ngọc Tuấn.

 

***LỜI CẢNH BÁO ĐƯỢC HIỆN THỰC

ĐÔNG ĐÔ ĐẠI PHỐ: ĐẠI HỌA DIỆT VONG?

 

Con Ngựa Thành Troie” nằm trong thiên Anh Hùng Ca Illiade của Homère.

Theo truyền thuyết, đoàn quân anh hùng của Hy Lạp, với hàng ngàn binh mã và hàng trăm chiến thuyền, đã bao vây kinh thành Troie suốt một năm ròng, nhưng không sao lọt vào đuợc thành Troie.

Họ bèn bầy quỷ kế: rầm rộ chiêng trống rút quân khỏi thành Troie. Họ để lại truớc cửa thành Troie con ngưạ khổng lồ. Con ngựa này đuợc làm bằng gỗ quý. Một đội cảm tử vằo nằm trong bụng con ngưạ.

Quân thành Troie tuởng mình đắc thắng, reo hò vang cả một đại dương. Ban đêm họ cho kéo con ngựa vào trong thành, để ăn mừng. Đêm ấy họ say sưa nhảy múa. Và đêm ấy, đội quân cảm tử của Hy Lạp mở toang bụng con ngựa, nhẩy vào chém giết. Và kinh thành Troie đã thất thủ”.

“Cờ Trung Quốc treo rợp Bình Dương: Dân Việt có nguy cơ mất đất”

Tiếp theo sau bài báo ở trong nước tố cáo bọn Việt gian nối giáo cho giặc khi xây dựng Đông Đô Đại Phố tại Bình Dương theo lối kiến trúc của Tàu, tờ Việt Báo tại hải ngoại vừa có bài viết có tựa đề như trên.

Theo bài báo thì “Cờ TC treo tưng bừng tại Bỉnh Dương để mừng Quốc Khánh lần thứ 90 của TC bởi vì người Hoa đang cư ngụ đông đảo ở Phố Tàu nơi đây.

Bản tin từ thông tấn VietInfo, một cơ quan thông tấn có trụ sở tại Hà Nội đã phổ biến tin này vào ngày Chủ Nhật 3-7-2011 còn kèm theo hình ảnh cho thấy cờ TC treo dọc “khu phố người Hoa” ở Bình Dương.

Bài viết có tựa đề “Phố người Hoa, Rừng người Hoa, sòng bạc người Hoa,… người Hoa” còn đưa ra quan ngại rằng “trong một tương lai không xa, con cháu người VN sẽ không còn được sống trên quê hương mình”.

Bài báo viết tiếp:

“Sau Casino của người Hoa ở Đà Nẳng chỉ dành cho người nước ngoài, lại đến khu phố dành riêng cho người Hoa ở Bình Dương, nơi mà người Việt cũng không được bén mảng tới. Vậy trong tương lai, người Việt sẽ chỉ được sử dụng một phạm vi bao nhiêu bởi vì, biển, rừng, đô thị đều có bóng dáng của người Hoa.

Bài báo cũng viết rằng , theo báo cáo của Ủy Ban Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường trình Quốc Hội tháng 8 năm 2010, tổng diện tích đất lâm nghiệp cho nhà đầu tư nước ngoài thuê để trồng rừng 100% vốn nước ngoài được GCN đều tư là gần 289.000 hecta và hơn 21.600 hecta liên doanh liên kết giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư trong nước. (1ha = 1 mẫu = 10.000 mét vuông).

Tổng số các công ty nước ngoài đã được phép đầu tư, chỉ riêng Innov Green (Hongkong, TQ) đã thuê tới 274.848 ha, chiếm 87% diện tích đất thuê”.

“Mới đây, BD cho phép xây dựng một khu phố mới toanh đặc biệt chỉ dành cho người Hoa như khu Đông Đô Đại Phố đang được triển khai xây dựng ngay giữa Trung Tâm Thành Phố Mới ở BD, thực sự đang gây nhiều quan ngại.

Ngày nay, làn sóng di cư người TQ sang VN vẫn không ngừng gia tăng. Không giống như trước đây, người TQ đang di cư sang VN bằng nhiều con đường khác nhau nhưng chủ yếu là lao động phổ thông từ các gói thầu EPC.

Theo thống kê không chính thức hiện có khoảng 90% gói thầu EPC đang được các nhà thầu TQ thực hiện, trong đó, ngoài các nguyên vật liệu, thiết bị cần thiết thì ngay cả lực lượng lao động phổ thông cũng được các nhà thầu này xuất khẩu sang VN. TQ là sắc dân di cư đông nhất ở VN”.*

Như chúng tôi đã báo động trong các bài viết trước, chuyện xây dựng các “khu phố Tàu giữa tỉnh Việt” nằm trong âm mưu mai phục “những con ngựa thành Troie” tại các tỉnh thành của VN, lực lượng này sẽ ùa ra hợp đồng tác chiến với đoàn quân xâm lăng của bọn thực dân phương Bắc để nuốt trọn VN - như đã nuốt trọn Tây Tạng cách đây 61 năm. Đó là chưa kể việc TC từng bước, từng bước đẩy lùi dân VN về miền nông thôn, ngoại vi thành phố như chúng đã thực hiện để xâm chiếm Tây Tạng.

Sau khi chiếm đất, lấn biển, TC đã tràn ngập các thành phố của VN để thu mua hải sản, hồ tiêu, gia súc nhằm làm điêu đứng đời sống của người dân VN vì sinh hoạt mắc mỏ.

Nhìn chung, chúng ta thấy TC đã từng bước chuẩn bị xâm chiếm VN qua bọn tay sai là Đảng và Nhà Nước CSVN kết hợp với những tên Việt gian “nối giáo cho giặc”.

TC đã viện trợ một số tiền khổng lồ để xây ký túc xá cho các trường đào tạo đảng viên CS, xây dựng đền Khổng Tử.

Chúng cũng đã chi ra 350 triệu đô-la cho việc xây dựng Trung Tâm Hữu Nghị Việt Trung ngay tại Hà Nội để thanh niên, học sinh, sinh viên tới sinh hoạt giải trí tìm hiểu văn hoá Hán, đọc sách báo tuyên truyền của TC, nghe nhạc TC, xem phim TC… và bất cứ ai đến Hà Nội cũng muốn ghé thăm trung tâm đồ sộ nguy nga này.

Chúng ta đã thấy nguy hại của phim TC ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân VN như thế nào.

Chúng ta cũng đã thấy rõ những hàng hoá rẻ, thực phẩm rẻ của TC đã tràn ngập thị trường VN khiến cá thương buôn VN điêu đứng. Đó là chưa kể những hàng hoá, thực phẩm có những hoá chất độc hại gây nguy hại cho sức khoẻ của người dân VN.*

“Tổ chức Wikileaks công bố một tài liệu “tuyệt mật” động trời liên quan đến VN. Đó là biên bản họp kín giữa ông Nguyễn Văn Linh, Tổng bí thư đảng CSVN, ông Đỗ Mười, Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, đại diện cho phía VN và Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư và Lý Bằng, Thủ Tướng TC trong 2 ngày 3,4 tháng 9-1990 tại Thành Đô.

Thông tin này nằm trong số 3.100 các bức điện đánh đi từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh của cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ tại VN gửi chính phủ Hoa Kỳ.

“Vì sự tồn tại của sự nghiệp thành công chủ nghĩa CS, đảng CSVN và Nhà Nước VN đề nghị phiá TQ giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phiá VN xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ và VN bày tỏ lòng mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận đề nghị phiá TQ để VN được hưởng quy chế KHU TỰ TRỊ TRỰC THUỘC CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG TẠI BẮC KINH như TQ đã dành cho Tây Tạng, Nội Mông, Quảng Tây. Phía TQ đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, cho phía VN thời hạn 30 năm (1990-2020) để đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc” (ĐấtViệtonline ngày 20-6-2011).

Qua tài liệu trên cho thấy chưa có “một triều đại” nào khốn nạn bằng “triều đại Hồ Chí Minh” và cái đảng Cộng Sản của ông ta.

Những người lãnh đạo Đảng và Nhà Nước CSVN thừa kế ông ta lại tiếp tục sự nghiệp đem dâng đất đai, sông núi, biển trời do cha ông dày công gầy dựng đem cống nạp cho bọn thực dân phuơng Bắc để đổi lấy quyền lực và quyền lợi cho cá nhân và gia đình của bọn chúng.

Đau đớn thay, chính chúng nó là những thằng, những con đã đem đặt “những con ngựa thành Troie” để bọn thực dân phương Bắc tiến hành một cuộc xâm lăng theo kế hoạch mà bọn chúng đã đề ra.*

Xin mượn bài thơ “Bà con ơi, đất nước lâm nguy” của nhà thơ Đả Cẩu Bổng “đả… con cẩu Hồ Chí Minh” để kết luận bài viết này.

“Chúng sang lập phố, lập làng

Cao nguyên ổ Chệt, Nam làm Đông Đô

Ninh Bình, Phú Khánh ô hô

Việt Nam thành đất Tàu ô mất rồi!

Bây giờ bọn Khựa khơi khơi

Tràn qua biên giới không người cản ngăn.

Thương gia của Khựa lùng săn

Hải sản tôm cá phải chăng hết rồi?

Việt Cộng lũ chúng mày ơi

Kinh tế Khựa nắm hết rồi còn đâu!

Con gái chúng cũng mua, hầu

đem về làm vợ, làm dâu thế là

Thằng Tàu nó biến nước ta

Thành nhà của nó á à Việt Nam

Tiền nhân gìn giữ giang san

Bây giờ Việt Cộng bưng mang hiến Tàu

Cứu nước thì phải mau mau

Triệt tiêu đảng Cộng Sản hầu cứu dân.

Cứu nước mà lại để quân

lưu manh Việt Cộng lòn chân, lòn đì

Quang Trung chỉ mặt Chính Mi:

“Mày thằng cẩu tặc mặt lì láo gian

Mày làm hại cả giang san

Xấu hổ có hạng Việt gian là mày

Bây giờ hậu hoạn dưa dây

Biến Đại Nam Quốc bầy hầy như ri

Chính mày cẩu tặc Chính Mi!”

 

LÃO MÓC

 

Hình ảnh Đông Đô của Tàu ở  Bình Dương

Đang trêu gan cùng Nhân Dân Việt Nam

Mời tất cả đọc tin sau, quan trọng không kém Biển Đông dậy sóng đâu!

 

 

Bình Dương là nơi tập trung sác dân Khác Giả (Hakka), hay còn gọi là người Hẹ từ Hoa lục di dân sang từ thời  Pháp thuộc.  Cha của Lý Quang Diệu hồi đó cũng đã từng chân tại Bình Dương trước khi cha của họ Lý này chuyển sang làm dân đồn diền trồng mía của thực dân Anh tại Singapore.

Vì có liên hệ sắc dân Hẹ, nên Hoa kiều tại Singapore đổ đầu tư vào Bình Dương để hỗ trợ Hoa kiều tại các tỉnh sát Bình Dương như Biên Hoà. Toàn xã Tân Vạn Biên đều là người gốc Hẹ từ Trung quốc di dân sang từ nhiều đời trước đây.

 

Than chuyen de quy vi thay bon Tau Cong coi day nhu dat nha cua bon chung nen bo bao nhieu la tien ra de xay dung . Chinh sach tam an dau cua chung that tham doc ma bon Cong Viet vi quyen loi rieng tu ma nham mat ban dat (ban bien) .

Quy vi thay loi quang cao cua bon no sao ma tro tren , vo liem si the .Xay Pho Tau ma bao la gin giu sac mau van hoa Viet Nam . Than oi ! Than oi!

 

 

 

 

Đông Đô Đại Phố, khu trung tâm thương mại sầm uất bậc nhất dành cho Hoa kiều giữa lòng thành phố mới Bình Dương, một thiên đường mua sắm, giải trí và ẩm thực đặc sắc, góp phần tạo dựng và gìn giữ vẻ đẹp văn hóa đa sắc màu của dân tộc Việt Nam cho thế hệ mai sau.

Tiềm năng dự án

Lần đầu tiên một dự án được xây dựng dành riêng cho cộng đồng người Hoa sinh sống, kinh doanh và phát triển, với tên gọi ấn tượng “Đông Đô Đại Phố” đã được khởi công xây dựng. Đây không phải là một cụm nhà phố nhỏ lẻ mà là một khu thương mại lớn, có diện tích lên đến 26 ha, thể hiện sự đầu tư quy mô và đặc biệt chú trọng của chủ đầu tư đến phân khúc khách hàng người Hoa đầy tiềm năng, hiện vẫn còn bỏ ngỏ. Dự án sẽ được đầu tư với nhiều hạng mục như nhà phố liến kế, văn phòng, thương mại, kết hợp hài hòa giữa phong cách hiện đại, sang trọng mà vẫn mang đậm dấu ấn kiến trúc Trung Hoa.

 

Vị trí

Dự án Khu thương mại Đông Đô Đại Phố của Becamex IJC, tọa lạc bên cạnh Chùa Bà Thiên Hậu, sẽ là nơi mua bán tấp nập, nhộn nhịp của bà con người Hoa tại Bình Dương cũng như thu hút đầu tư của người Hoa từ khắp nơi, là điểm gắn kết và hình thành cộng đồng Hoa kiều sung túc, thịnh vượng.

 

Tiện ích

Sinh sống và kinh doanh tại Đông Đô Đại Phố đồng nghĩa với việc tận hưởng toàn bộ tiện ích xã hội của thành phố mới Bình Dương mà không phải di chuyển đâu xa như trung tâm hành chính chính trị tập trung, trường đại học quốc tế Miền Đông, bệnh viện quốc tế, khu phức hợp thể thao, trung tâm hội nghị-tiệc cưới, sân golf và các trung tâm thương mại, giải trí…phần lớn đã được khởi công xây dựng và một số đã được đưa vào sử dụng, đặc biệt lễ động thổ xây dựng Chùa Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu diễn ra vào ngày 11/2/2011 là một trong những tiêu điểm nổi bật giúp định hình nên một khu vực mang đặc trưng của cộng đồng người Hoa.

Đến với Đông Đô Đại Phố, bạn sẽ có cơ hội khám phá nền văn hóa Trung Hoa đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử, từ phong tục tập quán đến những nét văn hóa cổ truyền về lối sống, cách sinh hoạt hàng ngày và đặc biệt là phong cách ẩm thực, tất cả sẽ được tái hiện tại Đông Đô Đại Phố.

 

SÂN KHẤU NHẠC NƯỚC

MỘT GÓC CÔNG VIÊN TRUNG TÂM THÀNH PHỐ

 

KHU CÔNG NGHIỆP VSIP II


CÔNG VIÊN TRUNG TÂM THÀNH PHỐ RỘNG 120ha ĐÃ HOÀN THÀNH 100%

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ MIỀN ĐÔNG ĐÃ HOÀN THÀNH

TRUNG TÂM VĂN HÓA

 

BỆNH VIỆN QUỐC TẾ VỚI QUY MÔ 1000 GIƯỜNG

 

Lạm bàn

Miền Bắc VN là nước Tàu vĩ đại, có thác Bản Dốc có Nam quan cũa Tàu , Miền Đông  VN  có lưỡi bò 9 khúc, Miền  Tây VN các khu rừng cũng như các mỏ khoáng sản đang được Tàu khai thác, Miền Trung có Đà Nẵng China beach, Miền Nam có Đông Đô, mọi sinh hoạt  về  kinh tế , chính trị, xã hội đều bị Tàu lũng đoạn tận nền móng, thử hỏi Nhân dân VN còn gì?   Xin Nhân dân VN đừng trốn sự thật đang mất nước!

 

***  KẺ THÙ TRUYỀN KIẾP VỀ VĂN HÓA

 

  THẮC MẮC VỀ VĂN HÓA

 

From: Ba Tran <tran_ba@hotmail.com>
To: Thanh Khanh Vu <anvietuk@aol.com>
Sent: Sat, 2 Jul 2011 19:37
Subject: Ý Kiến Bạn Đọc

Nhiều năm nay tôi cũng thường ghé qua trang mạng chuyên nghiên cứu về Nho Học của " VIỆN NGHIÊN CỨU VIỆT NHO VÀ ĐÔNG NAM Á " , rồi càng đi tìm tòi sâu vào trang mạng này thì tôi càng thất vọng , hình như người Việt mình đang tự tạo ra cho mình một lịch sử , nào là Viêm Việt , Việt Nho , rồi cho là mình mới là nguồn gốc của Nho Giáo , người Hán ở phương bắc cũng là nhánh rễ của Người Việt mình , sự thực có phải như vậy không ? nếu như mình có một lịch sử lâu dài như vậy thì tôi có một số vấn đề mà bấy lâu nay khi tôi đưa ra nhờ giải thích thì chưa có người Việt nào trả lời và giải đáp được , vì tôi không quen viết lách và cũng hơi hấp tấp trong thời gian , nên kết quả sẽ gây ra cho nhiều người đọc khó chịu và không đồng ý , tôi xin mọi người thứ lỗi và cho tôi những lời chỉ dạy thẳng thắn .

 

1.  Cái gọi là " Chữ Quốc Ngữ " là chữ Latin rõ nét , và nguồn gốc của nó thì ai có học sử thì đều biết tại sao mà có lọai chữ ngọai xâm này , vậy người Việt Cổ của tổ tiên ta đã dùng văn tự gì ? kể cả trên Trống Đồng cổ xưa cũng không có vết tích văn tự nào cả , xung quanh dân tộc ta thì người Thái Lan , người Lào , người Miến Điện và người Kherme , dân tộc nào dù lớn dù nhỏ bé họ đều có văn tự , tiếng nói riêng biệt cả , thì tại sao dân tộc ta lại không có ?

 

2.  Tại sao một Dân Tộc Việt vĩ đại như vậy mà không có bộ sử giá trị cổ xưa bằng ngôn ngữ của mình mà khi nói đến lịch sử của Việt Nam thì cứ dẫn trích từ những bộ sách nằm tận bên Paris xa xôi do những kẻ thực dân xâm lược viết ra chưa kể là họ có thể ngụy tạo vài sự kiện theo nhu cầu thống trị .

 

3.  Khi nói nguồn gốc Việt tộc ta thì thường hay xuất hiện những từ như " Viêm Đế " " Thần Nông " " Động Đình Hồ " " Bách Việt " V.V... sự thực thì những cái này chẳng quan hệ gì với nguồn gốc dân tộc ta cả , Tư Mã Thiên sọan bộ sách sử đầu tiên trong " Nhị thập tứ sử " của người Hán là bộ sử " Thái sử công thư "( hay thường gọi là "Sử Ký" ) năm TCN 109 , thì trong đó có nói thời kỳ truyền thuyết kéo dài từ 6000 TCH - 4000TCN có xuất hiện những nhân vật  "Tam Hòang Ngũ Đê" , trong đó có Thần Nông , Viêm Đế v. vv..Tổ tiên của người Việt ta .

 

4.  Còn Bách Việt là gì ? là một cái từ gọi chung của người Hán đối với nhiều nhóm dân tộc không phải người Hán đang sống dọc theo hoặc phía nam sông Dương Tử

( Trường Giang hiện nay ) , vậy thì tại sao mình là một dân tộc vĩ đại xuất hiện trên lưu vực Sông Hồng thì cớ gì mà cứ tự nạp mình vào nhóm dân thiểu số này , ( trong sử ghi của người Hán có lúc họ ghi " Trên vùng hạ lưu Hồng Hà có xuất hiện nhóm dân Lạc Việt " ).

 

5.  Tôi cũng xin hỏi hai chữ "Việt Nam" mà ngày nay ta lấy làm hảnh diện có ai biết nó xuất hiên trên văn bản lịch sử của nước ta từ lúc nào không ?

     Năm 1802 Vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh thống nhất đất nước lập ra Triều Nguyễn , đóng đô tại Phú Xuân ( Huế ) dựng tên nước là "Nam Việt" ( vì cho là nước mình nằm phía nam vùng Bách Việt ) , rồi liền gởi một phái bộ sang Trung Hoa xin Vua Mãn Thanh lúc bấy giờ là Vua Gia Khánh để được sách phong chính thức hợp thức hóa cho ngôi Vua của mình , và theo sự ghi chép lại trong sử nhà Thanh " Gia Khánh Trùng Tu Nhất Thống Chí " quyển 553 (《嘉庆重修一统志》卷五五三 记载) có ghi lại đại ý như sau :

     [ Khi nhận được việc xin sách phong của Nguyễn Phúc Ánh thì các quan có cho ý kiến là tên "Nam Việt" nó quá bao quát , nghiên cứu tiền sử thì bao gồm cả Quãng Đông và Quãng Tây , Nguyễn Phúc Ánh dù đã có "An Nam" thì phạm vi cũng chỉ là đất xưa "Giao Chỉ" mà thôi , sao được xưng là "Nam Việt" ? vã lại trước đây vùng đất này cũng đã từng có nước "Nam Việt" rồi , thôi Thiên Triều nay sẽ dùng hai chữ "Việt Nam" phong cho làm Quốc hiệu , chữ " Việt " đi trước là cho tên cương vực truyền thế và chữ "Nam" đi sau là cho tên của một vùng đất mới ở phía nam Bách Việt , việc sách phong này sẽ ghi vào " Thời Hiến Thư " đem " Nam Việt " đổi là " Việt Nam " ].

     Do đó trong lòng tôi , bất cư lúc nào tôi cũng muốn một ngày nào đó tên nước của mình đổi thành " Văn Lang " " Âu Lạc " hay " Đại Cồ Việt " gì đó mà đừng có những cái tên người ta sách phong cho .

 

6.  Nho Học đúng là không phải được thành lập hay tạo dựng bởi một người nào cả , nó trãi qua một thời gian dài và kết hợp và thu lượm mọi tinh hoa của nhiều nhà Tư tưởng trên đường phát triển , nhưng mình không thể nào nói Nho Học không xuất nguồn từ Trung Hoa mà là từ Việt Nam như trong trang web này giao truyền , mình học hỏi và nghiên cứu một tư tưởng lớn từ một dân tộc khác hoặc nước khác , dù dân tộc đó lớn hoặc nhỏ thì chã có ảnh hưởng gì cả đến vấn đề học hỏi , thì tại sao phải cố dựng nên cái gọi là " Việt Nho " và có mòi nó là nguồn gốc của " Nho Học " thế giới , Đã nói là " Việt Nho " thì muốn nghiên cứu ta cần có một tủ sách " Kinh Điển " , như vây "Việt Nho" có bộ sách nào để tham khảo ? hay là tìm đọc " Tứ Thư Ngũ Kinh " " Thập Tam Kinh " của hậu sinh Hán Tộc Trung Hoa .

     Khi người ta học và nói English thì người Mỹ, người Úc , người Canada hay người Tân Tay Lan có ai nói ngược lai là tiếng English là của họ đâu mà chỉ có mang giọng ( accent ) khác biệt chút ít thôi , do đó người Nhật , Hàn Quốc , Singapore đều yêu thích Nho Học và tôn sùng Nho Giáo , nhưng họ không có cái gọi là "Nhật Nho" "Hàn Nho" hay " Sing Nho" gì cả , có lúc tôi thiết nghĩ đây có phải là kết quả của một sự "Tự Ti" và "Thiếu tư tin" của một dân tộc mà bị độ hộ quá lâu .

 

7.   Cuối cùng còn một vấn đề tôi suy nghĩ mãi không biết có nên đem ra để nói ở đây không , nhưng nó đã nằm trên "Trang Chủ" tự bao giờ mà không một người nào thấy chăng , hay là mình sai , trên dòng đầu của "Trang Chủ" có một đề mục :

       

TỰ HỌC CHỮ NHO  ( 研究葡萄字 )

    

Có ai biết 5 chữ Hán  đó là gì không ? xin thưa đó là 5 chữ :

 

= Nghiên     = Cứu     = Bồ     = Đào

 

 

Vài điều cần trao đổi

Những thắc mắc của Ông Trần Bá là những vấn đề rộng lớn, lại rất phức tạp và nhiêu khê, không dễ gì mà giải đáp cho thật rõ ràng khúc chiết được. Theo những thám quật của triết gia Kim Định chúng tôi chỉ nêu lên một số vấn đề chính quan trọng để thấy được được vấn đề nền tảng mà xưa nay chưa ai đề cập tới. Những vấn đề này có  khi nghe ra rất nghịch lý với niềm tin xưa nay: Rằng là không những Việt Nam có Văn hoá mà là Văn hoá siêu việt, người Tàu cùng chung với chúng ta nền văn hoá Đông Nam này, người Tàu đã có công công thức hoá thành Kinh Điển  ( qua Khổng Mạnh ), nhưng cũng chính người Tàu đã làm cho nền văn hoá Vương Đạo biến thành Bá đạo.Nền Văn hoá mà Cha ông chúng ta học được trước đây là một mớ hổ lốn giữa Nho giáo và Hán Nho, nghĩa là giữa Vương đạo và Bá đạo. Vì thế triết gia Kim Định đã phải tìm cách Gạn đục khơi trong, mà trích ra Vương đạo và nhất là tìm cho ra mối Nhất quán để thấy được tinh tuý của nền Văn hoá đó.

Có đọc kỹ hết bộ sách 32 tác phẩm của Kim Định thì chúng ta mới có được những kiến thức cần thiết để vững lòng tin vào công trình, chứ chỉ lướt qua thì không thể nắm được gì, khi đó thì chúng ta không thể bàn với nhau.

Chúng tôi đã gắng công hệ thống hoá lại thành hai cuốn Văn hoá Đông Nam là Đạo trường chung, Văn trường cho Đông Nam Á, và cuốn Văn hiến Việt Nam để chứng minh Việt Nam có nền Văn hoá rất cân đối. Còn cuốn thứ ba là Đạo lý Xử thế tức là tìm cách đêm Đạo lý vào Đời để sống Hòa với nhau.

Những câu giải đáp thắc mắc sau đây chúng tôi chỉ nêu ra một cách tổng quát để chúng ta có cái hướng chung, cần phải đào bới rộng, sâu và hoàn chỉnh thêm cho được thuyết phục, Đó là nhiệm vụ của toàn dân Việt nam nhất là các nhà làm Văn hoá.

 

 

C.- GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ VĂN HÓA

 

C I.- NGUỒN GỐC DÂN TỘC

 

TÌM GỐC GÁC VÀ NIÊN ĐẠI HÙNG VƯƠNG

 

 Hà Văn Thùy

 

Dẫn nhập.

 

Vào thập niên 70 thế kỷ trước, từ những phát hiện mới về văn hóa Đông Sơn, giới sử học Việt Nam đã đưa thời đại Hùng Vương từ truyền thuyết vào chính sử. Tuy nhiên, vì chưa đủ tự tin, các sử gia đã nương theo cổ thư Trung Hoa, bỏ niên đại truyền thuyết (2879 TCN) để cho rằng thời Hùng vương vào khoảng 1000 – 800 năm TCN. Mặt khác cũng chưa cho biết, nguồn gốc các vua Hùng từ đâu ra. Vì vậy, thời Hùng Vương vẫn gây hoài nghi, như nhận xét có phần mỉa mai của nhà sử học người Mỹ gốc Việt Tạ Chí Đại Trường trên tạp chí Xưa&nay số 378, tháng 4 năm 2011:

“Các biến động mới cùng sự thất bại không thú nhận của việc nối kết thành quả khảo cổ học với thời Hùng Vương ở miền Bắc, khiến cho vấn đề lại buông thả cho cảm tính, cho những khẩu hiệu chính trị cấp thời của sử học…”

Công bằng mà nói, hạn chế trên không chỉ thuộc riêng các nhà khoa học Việt Nam mà là giới hạn của tri thức nhân loại ở thế kỷ cũ. Ngay cả Meacham (1), của Hội Khảo cổ học Hồng Kông, trong công trình lớn về Bách Việt cũng chưa lý giải thỏa đáng vấn đề.

Chỉ sang thế kỷ XXI, nhờ công nghệ di truyền, nhiều vấn đề về tiền sử loài người dân dần được sáng tỏ.

Kết nối những tri thức di truyền học mới nhất về cội nguồn dân cư Đông Á với những tài liệu khảo cổ, cổ nhân và văn hóa học đã có, tôi  đưa ra nhận định sau về gốc gác vua Hùng và niên đại thời Hùng Vương.

 Rất mong được nghe lời thảo luận của các sử gia.

 

 

Từ truyền thuyết…

 

Dường như chúng ta ai cũng thuộc nằm lòng truyền thuyết Đế Minh phong vương chia đất cho con. Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ, người con trưởng của Lạc Long Quân là Hùng vương lập nước Văn Lang, “phía bắc là Động Đình Hồ, tây giáp Ba Thục, phía đông giáp biển Đông, nam giáp nước Hồ Tôn,” đóng đô ở Châu Phong.

 

Ngọc phả đền Hùng ghi: “Những người từ biển đổ bộ vào vùng Rào Rum, Ngàn Hống. Họ rất hiền lành nên được mọi người tiếp đón rồi bầu người tài giỏi nhất trong bọn họ làm vua, hiệu là Hùng vương, lúc đầu đóng đô ở Nghệ An, sau dời lên vùng Hạc Trắng.”

 

Một câu ca phổ biến trong dân gian Việt:

 

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong Nguồn chảy ra.

 

Truyền thuyết không phải là lịch sử nhưng là ký ức của cộng đồng dân cư về những sự kiện quan trọng xảy ra trong quá khứ. Như vậy, có dấu vết trong ký ức dân tộc cho thấy, cội nguồn người Việt gắn bó với đất Trung Hoa, từ Ngũ Lĩnh tới vùng Sơn Đông. Ký ức cũng ghi nhận có cuộc di cư bằng thuyền của tổ tiên chúng ta vào Nghệ An.

 

Tới khảo cổ…

 

Khảo sát sưu tập 76 sọ cổ phát hiện ở Việt Nam từ thời Đồ Đá tới thời Đồ Đồng, giới nhân chủng học xác nhận:

  1. Thoạt kỳ thủy, trên đất nước ta có mặt hai đại chủng người tiền sử Australoid và Mongoloid. Họ lai giống với nhau, cho ra bốn chủng người Việt cổ: Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid, đều thuộc nhóm loại hình Australoid.
  2. Suốt thời kỳ Đồ Đá, từ di chỉ Sơn Vi 32000 năm trước, trên toàn Đông Nam Á không có người Mongoloid mà độc tôn nhóm loại hình Australoid.
  3. Sang thời Đồ Đồng, người Australoid biến dần khỏi nước ta. Người Mongoloid xuất hiện và giữ vai trò chủ thể, không biết do nhập cư hay đồng hóa? (2)

Tại khu mộ cổ Mán Bạc tỉnh Ninh Bình, khai quật đầu năm 2005, phát hiện 30 di hài của người Australoid và Mongoloid được chôn chung. Các nhà khảo cổ kết luận: “Cho tới 2000 năm TCN, quá trình Mongoloid hóa dân cư Việt Nam hoàn thành.” (3)

 

Như vậy là, có sự xâm nhập của người Mongoloid vào Việt Nam. Họ từ đâu tới và vào thời gian nào? Cho đến nay chưa có câu trả lời thỏa đáng. Nhiều người đoán định là từ phương Bắc. Nhưng từ nơi chốn cụ thể nào còn là bí ẩn. Chính điều này dẫn tới ý tưởng: người Hán đồng hóa người Việt vào thời Bắc thuộc!

 

Di truyền học vào cuộc…

 

Ngày 19. 9. 1998, tờ Los Angeles Times đưa bản tin làm chấn động giới khoa học Mỹ: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, người tiền sử từ châu Phi theo ven biển Nam Á tới Việt Nam khoảng 60 -70000 năm trước. Sau đó họ đi lên Trung Quốc rồi vượt eo Berinh sang châu Mỹ.” (4)

 

Đó là những dòng trích từ Dự án Đa dạng di truyền người Trung Quốc, của nhóm 14 nhà nghiên cứu do Giáo sư Y. Chu, nhà di truyền học gốc Hoa của Đại học Texas, lãnh đạo, sau nhiều năm làm việc bằng số tiền 1.00.00 USD do Quỹ Phát triển Khoa học tự nhiên Trung Quốc tài trợ.

 

Cụ thể hơn, Giáo sư Y. Chu cho biết: “Tới Việt Nam, họ hòa huyết, tăng số lượng. Khoảng 50000 năm trước, di cư tới châu Úc và các hải đảo Đông Nam Á. Khoảng 40000 năm trước, khi khí hậu phía bắc thuận lợi hơn, họ đi lên Trung Quốc và 30000 năm trước, vượt qua các cầu đất của eo Berinh, sang chiếm lĩnh châu Mỹ.” (5)

Một nghiên cứu khác của S.W. Ballinger cho thấy: “Người Mông Cổ cũng từ Đông Nam Á đi lên.” (6)

 

Từ thông tin này, có thể đoán rằng, ngoài những nhóm gặp gỡ, hòa huyết với người Australoid, còn có những nhóm nhỏ Mongoloid di cư riêng rẽ tới Tây Bắc Việt Nam rồi khi thời tiết ấm lên, đã theo đường Ba Thục tới sống ở Tây Bắc Trung Quốc, bảo tồn nguồn gen Mongoloid, sau này được gọi là chủng Mongoloid phương Bắc. Việc khảo cổ học phát hiện di cốt chủng Mongoloid phương Bắc (North Mongoloid) 40.000 năm tuổi trên đất Mông Cổ xác nhận điều này. Từ săn bắn hái lượm, khoảng 10.000 năm trước, khi băng hà tan, vùng Gô-bi thành đồng cỏ, họ chuyển sang du mục.

 

 Nối kết những thông tin trên với tư liệu nhân chủng sẵn có, ta nhận thấy:

  1. Người tiền sử từ châu Phi di cư tới Việt Nam 70.000 năm trước gồm hai đại chủng Australoid và Mongoloid. Con số 70.000 năm là chắc chắn vì phát hiện bộ xương người Mongoloid ở Lưu Giang, Quảng Tây 68.000 tuổi.
  2. Người Mongoloid và Australoid hòa huyết cho ra bốn chủng người Việt cổ Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid. Về nguyên lý, chủng Indonesian phải là Mongoloid điển hình. Nhưng do số lượng Australoid áp đảo, sự hòa huyết giữa con cháu họ diễn ra tiếp tục sau đó khiến cho yếu tố Mongoloid lặn, còn Australoid trội, trở thành độc tôn suốt thời Đồ Đá. Do tỷ lệ máu Mongoloid cao trong chủng Indonesian nên khi đo sọ xảy ra lầm lẫn, cho là thuộc chủng Mongoloid. (7)

 

Do thời Đồ Đá ở Đông Nam Á, cả đất liền, hải đảo, lẫn châu Úc và tiểu lục địa Ấn Độ không có người Mongoloid nên có thể khẳng định, người Mongoloid chỉ có thể từ phía bắc xuống. Vấn đề là từ địa điểm cụ thể nào?

 

Khảo sát bản đồ dân cư Đông Á cổ đại, ta thấy, ngoài chủng Mông Cổ phương Bắc (North Mongoloid) sống ở Tây Bắc Trung Quốc và đất Mông Cổ, còn có hai địa điểm xuất hiện chủng Mông Cổ phương Nam (South Mongoloid) khoảng 5000 năm TCN là ở di chỉ Ngưỡng Thiều, huyện Thằng Trì tỉnh Hà Nam và Hà Mẫu Độ vùng cửa sông Chiết Giang. 

 

Câu hỏi tiếp: trong bối cảnh toàn bộ vùng Đông Á độc tôn chủng Australoid thì hai khối dân cư khác chủng này từ đâu ra?

   

    Giả định sự hình thành hai khối dân cư này như sau:

Ngưỡng Thiều, vùng hoàng thổ nam sông Hoàng Hà, có người Việt sinh sống từ rất sớm. Tại di chỉ Bán Pha 2 gần Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây, người ta tìm thấy bình gốm 12.000 năm tuổi, có khắc chữ cổ, gần về tự dạng với chữ trên giáp cốt đời nhà Thương. Rất có thể từ thời này, tổ tiên chúng ta đã đưa cây kê lên trồng ở đây.

Mùa khô, một bộ phận dân du mục Mông Cổ tập trung về bờ bắc Hoàng Hà chăn thả gia súc. Như bản tính dân du mục, họ thường xuyên vượt sông cướp phá dân Việt phía nam. Cố nhiên sự hiếp tróc xảy ra và những đứa trẻ lai Mông-Việt ra đời. Qua hàng ngàn năm như thế, số lượng người lai tăng lên và khoảng 5000 năm TCN chiếm ưu thế trong dân cư Ngưỡng Thiều. (6)

 

Ở Hà Mẫu Độ có thể điễn ra tình hình sau: khoảng 40.000 năm trước, có những nhóm riêng lẻ Mongoloid, từ Việt Nam theo ven biển đi tới vùng cửa sông Dương Tử (8) rồi dừng lại, sống biệt lập thời gian dài bằng săn bắn, hái lượm mà nghề quan trọng là đánh cá. Khoảng 5000 năm TCN, người Việt Indonesian (Lạc Việt) mở rộng cư trú ra vùng này, đem nghề nông tới. Họ gặp người Mongoloid bản thổ, hòa huyết, cho ra lớp người Mongolod phương Nam. Cũng như trên vùng Ngưỡng Thiều, nhân số người lai Mongoloid phương Nam tăng lên, trở thành chủ nhân văn hóa Hà Mẫu Độ.

 

Truyền thuyết cũng như chính sử Trung Quốc ghi nhận, khoảng 2600 năm TCN, họ Hiên Viên thống lĩnh các bộ lạc du mục Mông Cổ tấn công liên quân Việt của Đế Lai và Lạc Long Quân ở Trác Lộc trên sông Hoàng Hà. Lãnh tụ quân Việt Đế Lai (Si Vưu) tử trận, quân du mục tràn vào chiếm vùng hoàng thổ, tôn Hiên Viên làm Hoàng đế với nghĩa vua của vùng hoàng thổ.

 

Nối kết sự kiện này với những tư liệu hiện có, ta hình dung kịch bản sau:

 

Việc xâm lăng của quân du mục diễn ra dai dẳng hàng nghìn năm. Quân Việt thường xuyên đánh trả, ngăn bước kẻ xâm lược. Trác Lộc là trận lớn, mang tính chiến lược quyết định. Sự bại trận của dân nông nghiệp như là hệ quả tất yếu của cuộc sống. Nhận thức được điều này, Lạc Long Quân, trị vì nước Xích Quỷ, chuẩn bị phương án chiến lược là chuyển về hậu phương phía nam lập kế lâu dài. Vì vậy, sau khi Đế Lai hy sinh, ông và bộ phận tinh hoa của quân dân Việt lên thuyền xuôi Hoàng Hà ra biển rồi theo gió mùa đông bắc xuống phía nam, đổ bộ vào vùng Nghệ An. Do cùng nòi giống và tiếng nói – có lẽ là ngôn ngữ Môn-Khmer như khoa học xác định sau này, đoàn thuyền nhân của Lạc Long Quân được người bản địa tiếp nhận, như được ghi trong Ngọc phả Đền Hùng.

Trong đoàn quân của Lạc Long Quân có người Mongoloid phương Nam. Tại Việt Nam, họ hòa huyết với người Australoid địa phương, sinh ra lớp người Mongoloid phương Nam mới. Việc lai giống xảy ra như phản ứng dây chuyền, khiến cho số lượng người Mongoloid phương Nam tăng lên. Về mặt di truyền học, ta biết rằng, người Indonesian, chủng đa số trong dân cư Việt (Lạc Việt), vốn có tỷ lệ máu Mongoloid cao. Sau nhiều năm bị lặn dưới ưu thế  của yếu tố Australoid, nay được bổ sung, dù chỉ lượng không nhiều gen Mongoloid, cũng làm cuộc lội ngược dòng, dẫn tới sự trội của gen Mongoloid. Vì vậy, sự chuyển hóa sang Mongoloid trở nên dễ dàng.

Một vấn đề được đặt ra: người Mongoloid phương Nam này là người Ngưỡng Thiều hay Hà Mẫu Độ? Trong một vài bài viết trước, tôi cho là người Ngưỡng Thiều. Nhưng sau khi tham khảo nhiều nghiên cứu di truyền học về sự hình thành người Austranesian, cho thấy, đó chính là người Hà Mẫu Độ (9). Người Hà Mẫu Độ là chủ nhân của nền nông nghiệp lúa nước phát triển cao, đồng thời cũng là những tay đi biển cừ khôi, tham gia mạng lưới buôn bán ngọc quanh Biển Đông, tới Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Mã Lai, Indonesia khoảng 5000 năm trước (10). Khoảng thời gian này, họ di cư theo bờ biển xuống Việt Nam rồi tới Mã Lai, Indonesia. Việc phát hiện văn hóa kiểu Hà Mẫu Độ ở Philippine ủng hộ những khám phá di truyền học, khẳng định có sự di cư này (11).

Hà Mẫu Độ thuộc địa bàn nước Xích Quỷ của Lạc Long Quân. Người Hà Mẫu Độ vốn là dân đi biển giỏi, sẽ giữ vai trò chủ lực trong hạm đội của liên quân Việt. Vì vậy, việc họ có mặt trong đoàn di dân của Lạc Long Quân là điều dễ hiểu. Nhiều tài liệu di truyền học cho thấy khoảng 5000 năm trước đã có sự di cư của người Hà Mẫu Độ xuống phía nam. Cuộc xâm lăng của Hiên Viên đẩy nhanh quá trình này.

 

Những phân tích trên cho thấy, lịch sử tộc Việt có hai thời kỳ:

-          Thời kỳ đầu, khoảng 40.000 năm trước, người Việt cổ Australoid từ đất Việt đi lên khai phá Trung Hoa.

-          Thời kỳ sau, khoảng 2.600 năm TCN, người Việt từ lưu vực Hoàng Hà và Dương Tử trở về Việt Nam dựng nước Văn Lang. Người trở về mang theo nguồn gen Mongoloid phương Nam, làm chuyển hóa đại bộ phận dân cư Việt Nam thành người Việt hiện đại. Do vậy, có thể kết luận là,

     “người trở về đã chuyển hóa di truyền dân cư Việt mà không phải là sự     

      đồng hóa.”

 

Sự kiện này phù hợp với câu ca Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong Nguồn chảy ra. Khi trở về Việt Nam, tổ tiên của chúng ta ghi nhớ nơi phát tích trực tiếp là Núi Thái, sông Nguồn vùng Sơn Đông nên đặt thành câu ca truyền đời cho con cháu. Cũng như truyền thuyết, câu ca mang vẻ bí ẩn. Nhưng về mặt tâm linh, một số người trong chúng ta cảm nhận rằng, núi ấy, sông ấy có gì đó gắn bó với tổ tiên mình. Nay tôi đoán rằng, do sống quá lâu, khoảng 40.000 năm trên đất Bắc, tổ tiên trực tiếp của chúng ta Kinh Dương vương, Lạc Long Quân chỉ biết tới Phục Hy, Thần Nông vùng Thái Sơn mà không biết tới gốc gác xa hơn. Nay, trong điều kiện mới của trí tuệ nhân loại, ta khám phá ra dòng chảy liên tục của lịch sử nòi giống Việt, bắt đầu từ 70.000 năm trước…

 

    Kết luận

  

 Có thể nhận định như sau:

-          Vua Hùng là người Việt cư trú ở vùng Sơn Đông, nơi có Núi Thái, Sông Nguồn, một trong bốn trung tâm của người Việt trên địa bàn Trung Hoa cổ.

-          Vua Hùng về Việt Nam và lên ngôi khoảng 2600 năm TCN, tương đương với thời điểm họ Hiên Viên lập vương triều Hoàng đế. Niên đại này không xa với niên đại năm Nhâm Tuất 2879 trong truyền thuyết, là năm Kinh Dương Vương lên ngôi. Điều này cho thấy, truyền thuyết gần với sự thật lịch sử.

 

Phân trích trên chứng tỏ, từ Sơn Vi qua Hòa Bình, Phùng Nguyên, dân cư trên đất Việt Nam là người Việt cổ, thuộc nhóm loại hình Australoid. Sang thời Đồ Đồng, dân cư Việt Nam là người Việt hiện đại, chủng Mongoloid phương Nam. Sự chuyển hóa này do người Việt chủng Mongoloid phương Nam từ vùng Ngũ Lĩnh di cư xuống, hòa huyết với người tại chỗ trong thời gian lâu dài. Hoàn toàn không có chuyện người Mongoloid nhập cư lớn, chiếm đất, tiêu diệt, xua đuổi người bản địa Nguyên Đông Dương như có ý kiến đề xuất trước đây.

 Như vậy, cả về dân cư, cả về văn hóa trên đất Việt Nam là liên tục hơn 30.000 năm qua. Điều này cũng chứng tỏ, không hề có chuyện người Việt bị Hán hóa trong thời kỳ Bắc thuộc. Sự thật là, hơn 2000 năm, trước khi quân của Lộ Bác Đức tiến vào Nam Việt, người Việt và người Hoa Hạ đã cùng chủng Mongoloid phương Nam.

 

                                               Tháng Tư năm 2011

                                                          H.V.T

 

Tài liệu tham khảo:

 

  1. William Meacham. Defining the Hundred Yue. Hong Kong Archaeological Society.
  2. Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á, Hà Nội, 1983
  3.  Rosslyn Beeby. Research, Conservation and Science Reporter. The Canberra Times, 10 Feb. 2005,  http://www.iol.co.za/index.php?set_id=1&click_id=588&art_id=qw1108019521878B213
  4. Jin Li. Los Angeles Times  29.9.1998.
  5.  Chu, J. Y. et al, Genetic relationship of populations in China, Proc. Natl. Acad. Sci, USA 95, 11763-11768 (1998).
  6.  S. W. Ballinger et al: Southeast Asian mitochondrial DNA Analysis reveals genetic continuity of ancient Mongoloid migration. Genetic 1992 số 130 Tr.139-45
  7. Hà Văn Thùy. Hành trình tìm lại cội nguồn. Văn học, 2008
  8. Stephen Oppenheimer - Out of Eden Peopling on the World http://www.bradshawfoundation.com/journey/introduction.html
  9. Wilhelm G. Solheim II, The Nusantao hypothesis: The origins and spread of Austronesia speakers, Asian Perspective XXVI, 1984-1985, pp. 77-78.
  10. Wilhelm G. Solheim II, Taiwan, Coastal South China, and Northern Vietnam and The Nusantao Maritime Trading Network, Journal of East Asian Archeology, JEAA, Vol. 2, No. 1-2, 2000, pp. 273-284.

Stephen Oppenheimer, The ‘Express Train from Taiwan to Polynesia’: on the congruence of proxy lines of evidence, World Archaeology Vol. 36(4): 591 – 600 Debates in World Archaeology, 2004

 

CII .- VIỆT NHO

Triết lý Nhân sinh của Dân tộc ( Confucéisme )

( Một giải đáp cho khủng hoảng thời đại )

 

A.- Vào đ

Thiển nghĩ những khuynh hướng đảo điên về con Người và Xã hội gây ra khủng hoảng trầm trọng trên thế giới hiện nay là do nếp sống của mọi người trái với Thiên lý, Thiên lý    lại được tìm thấy trong Văn hóa Việt, cho nên vấn nạn con người và xã hội chúng ta là thuộc vấn đề Văn hóa. Vì thế mà có lời cổ nhân cảnh cáo : “ Làm văn hoá sai thì có hại cho nhiều thế hệ !“. Chúng tôi mạo muội nêu lên ít nét về Văn hoá Tổ tiên  được xem như là nhiệm vụ và phần đóng góp nhỏ mọn của một công dân Việt.

Thường người ta làm văn hoá chỉ chú trọng đến văn học nghệ thuật, tức là phần ngọn, mà không quan tâm nhiều đến phần gốc của văn hoá là triết lý nhân sinh. Mục đích của văn hoá là dùng lời Văn vẻ để giúp Cảm hoá nhau mà cùng giúp nhau Vi Nhân. 

Nói đến triết thì phải triệt: cả triệt Thượng lẫn  triệt Hạ.

            Triệt Thượng hay “ Đầu đội Trời: Cao minh phối Thiên “ là phải đi cho đến tận nguồn gốc Đạo, tức là thế giới Tâm linh – nguồn Sống và nguồn Sáng- 

            Còn triệt Hạ hay “ chân đạp Đất: Bác hậu phối Địa “ là phải tìm cho ra cái Thiên tính trong con Người Nơi Đây và Bây Giờ hầu tìm cách thoả mãn những nhu yếu thâm sâu của con người, giúp con người phát triển toàn diện, mà “ Ở Đời “ cho sung mãn theo “ Nghịch số chi lý : Chân lý  ngược chiều của Dịch “, để thuận Thiên lý hầu đạt tới cuộc sống thái hòa, nhờ đó mà cuộc sống  được Phong Lưu.

Thi sĩ Nguyễn Khắc Hiếu đã ví von:

 

Đội Trời đạp Đất Ở Đời

Sa cơ thất thế quê Người Chiếc Thân

( Cảm thu tiễn thu: Nguyễn Khắc Hiếu )

 

Đội Trời là triệt Thương, đạp Đất là triệt Hạ, Sa cơ thất thế là sống trái nhịp với Thiên lý, giống như Thiên thần gãy cánh, nên quê Người Chiếc Thân, con người mất mối liên hệ tham thông cùng Thiên, Địa, Nhân, nên bơ vơ lạc lỏng.

 

Dịch lý hay Thiên lý là nền tảng của Nho. Nho là Nhân đạo, là sự giao hòa của Thiên Địa đạo, là đại Đạo “Âm ( Địa ) Dương ( Thiên ) hòa “.  

Trên thế giới chỉ có Việt Nam là có hai Vật biểu: “ Tiên Rồng” được Nho công thức hóa thành Âm Dương, Tiên Rồng là nền tảng của đạo “ Thuận Vợ thuận Chồng, tát bể Đông cũng cạn “, tức là đạo Thái hòa.

Trong nền Văn hóa  Việt, ta tìm thấy có 5 điển chương, mà  nét Lưỡng hợp Tiên Rồng ( Âu Cơ và Lạc Long gặp nhau trên cánh đồng Tương hay Tình Lý tương tham ) này là sợi chỉ hồng xuyên suốt, nên Nho này được T.G. Kim Định gọi là Việt Nho: Nho có nguồn gốc từ đại chủng Việt.( 5 điển chương Việt: Huyền thoại, Làng xã, Trống Đồng, Dịch Việt và Trung Dung bao hàm cơ cấu và nội dung của Việt Nho và triết lý An vi )  đã được bàn trong cuốn “ Văn Hiến  Việt Nam”  của tác giả, sắp xuất bản ).

 

B.- Tòa nhà Văn hóa Thái hòa Việt Nho

 Toà nhà Văn hoá Việt gồm ba phần:

            1.-Tòa nhà  ba móng:  Thực, Sắc, Diện

            2.-Tòa Nhà ba gian : Thái hòa, Nhân Chủ &Tâm linh

            3.-Tòa nhà hai mái: Cuộc sống Phong Lưu như Gió thoang thoảng trên không, như Nước lững lờ trôi dưới suối.

 

I.- Tìm về gốc Đạo

Đạo đây là Nhân đạo, là tổng hợp của Thiên, Địa Đạo. ( Tam Tài giả: Thiên Địa Nhân ) Thiên là những gì Phi thường, Địa là Thường thường, con Người là tổng hợp tinh hoa của cả Trời lẫn Đất, nên con Người có sẵn trong mình cả Phi thường ( Thời gian ) lẫn Thường thường ( Không gian ), nên có khả năng  tìm cái Phi thường trong những cái Thường thường trong cuộc sống hàng ngày. Nhờ cung cách biết tìm cái Phi thường trong cái Thưòng thường,( trong Âm có Dương ) do đó mà cái Thưòng thường là Đời, cái Phi thường là Đạo được liên kết chặt chẽ với nhau ” nhờ đó mà “ Đạo bất viễn nhân: Đạo không xa con người “, nghĩa là Đạo có thể giúp con người sống sung mãn trong những việc nhỏ nhặt  hàng ngày, mà cũng vươn tới những giá trị cao cả được. Đạo mà xa con người thì Đạo không thể ảnh hưởng tới con người, nên không thể là Đạo thật.

Thái cực viên đồ diễn tả Đạo lẫn Đời làm Một.

Phần Đen ( -  ) là Đạo, u linh man mác, ( tức Nguồn Tình ) , trong đen có nốt trắng ( + ), để chỉ trong Âm có Dương, Phần trắng là Dương (  + ) , cái gì cũng rõ ràng khúc chiết  ( Thuộc Lý ), trong phần trắng lại có nốt Đen ( - ), để chỉ trong Dương có Âm (Âm trung hữu Dương căn và ngược lại ). Phần Đen tượng trưng cho Vô, cho Đạo,( ion +: Thể Âm, Diện Dương ) phần trắng tượng trưng cho hữu , cho Đời, ( ion - : Thể Dương Diện Âm ) nhờ sức hút Âm Dương, Đạo với Đời được kết làm Một, nên  Đạo Đời luôn luôn khăng khít với nhau. ( 1 )

Nho còn bảo:” Nhân nhân vật vật giai hữu Thái cực: ngườì nào vật nào cũng mang Thái cực trong mình, Thái cực cũng là “ Đại đạo Âm ( ion + ) Dương ( ion - ) ( 2 )  hoà “ tức là Lý Thái cực. Thái cực    chân lý Mẹ, Lý của “ Nhất lý thông vạn lý minh”.  Nhất lý là  nguồn gốc của mọi lý, tức là Thiên lý, Lý của thái hoà: nguồn gốc của tiến bộ và trường tồn.   Khi vươn lên khỏi cặp tương đối Âm Dương thì Thái cực trở thành Vô cực, ( Thái cực nhi Vô cực )  tức là  Thượng Đế.    Mặt khác Đạo Vợ chồng” Quân tử chi đạo, tạo đoan hồ phu phụ “ cũng là Đạo Âm Dương hòa. Do đó mà Đạo rất xa mà cũng thật gần.

 

 Ngoài ra chúng ta cũng nhận biết “ vạn vật đồng nhất thể và vạn vật tương liên: mọi vật trên đời  đều có cùng bản thể như nhau ( đều được cấu tạo bởi Vật chất và năng lượng, đều có mang theo những thái cực cả )  và có mối liên hệ cơ thể  với nhau, nhờ giao liên với nhau bằng tần số, do đó mà tất cả đem lòng “ Yêu thương, Kính trọng và  Tương dung “. Cũng nhờ tinh thần này mà  mọi mối liên hệ trong ba cõi: Trời, Người, Đất  được tham thông hay “ tam gia tương kiến:

 

Đạo cũng nằm ngay trong Tâm mình ( điểm linh quang con người được nối kết với vũ trụ ), trong của ăn vật uống, trong đạo vợ chồng, trong các mối giao liên xử thế.Tổ tiên chúng ta tìm Đạo từ trong cái Thường thường, từ gần ra xa, từ nhỏ tới to, từ thấp lên cao, tìm cái vĩ đại trong cái tinh vi, đó là cuộc sống siêu việt ( ẩn chứa trong tên Việt ) của nòi giống Việt.

 

II- Toà Nhà ba móng

Tiên Nho đã bảo: Thực, Sắc, Diện: Thiên tính dã: Cái ăn, Dục Tính và Thể diện là Bản Tính con Người được bẩm thụ từ Trời Đất. Ngôi nhà văn hoá Việt có ba móng Thiên tính này. Ai biết cách ăn ở trong ngôi nhà này ( thất )  thì có thể nhập Thái Thất ( tức là đạt Đạo ).

 

1.- Thực

Sự Thực gắn chặt với con Người nhất là cái Ăn.

“ Có thực mới vực được Đạo “. Không Ăn là chết, không ai khước từ được cái ăn, trời đã buộc con người vào cái ăn, nên ăn là một Thiên tính, không ai từ chối nổi, vì thế cho nên phải hết sức giữ lấy, bối đắp nó, không để cho ai cướp mất.  Cái ăn không chỉ để nuôi vật chất mà còn để nâng cao tinh thần. Cái ăn  gồm cặp đối cực Ngon / Lành, hai yếu tố này không thể tách rời và thay đổi liều lượng

theo từng người và tuổi tác. Khi nhỏ thì yếu tố Ngon trội hơn, đến tuổi già khi cơ thể đã suy nhược, thì yếu tố Lành phải trội hơn.

Cái ăn là  Chân lý đầu tiên đươc Trời gắn chặt vào con Người.

 

Cái ăn không chỉ để nuôi Vật chất mà còn để nâng cao Tinh thần và Tâm linh, nên các món ăn phải được chọn từ các vật liệu chọn lọc, phải được gia vị, pha chế thật tinh vi  để  cho món nào cũng được khi khẩu, các bà nội trợ Việt đã chế biến ra vô vàn món ăn ngon và lành. Các bà không dừng lại đó, mà còn phải làm sao cho mọi thứ trên mâm cỗ phải được bày biện một cách hết sức đẹp mắt, hết sức mỹ thuật, và thật hấp dẫn. Sự hấp dẫn kích thích dịch vị tiết ra nhiều hơn, nên đồ ăn được tiêu hóa tốt hơn.

Đây là phương cách thực tiễn Mỹ hóa suốt đời Người.

 

Cha ông chúng ta cũng không vụ quá thực tiễn, mỗi người một đĩa thực phẩm ăn liền để khỏi mất thì giờ mà tăng gia sản xuất. Mọi người trong gia đình lúc nào cũng dùng bữa ăn chung, chia sẻ những  thực phẩm với nhau trong những các địa thức ăn chung. Trong bữa ăn người trẻ và người già được ưu đãi hơn ( do thói quen kính già yêu trẻ ) , về chỗ ngồi, về các thức ăn, về cung cách ăn, người lớn hướng dẫn  cho trẻ em  biết cách thi lễ, biết tự chế  trong những cái  nhỏ  nhặt  nhất, như việc tự gắp lấy thức ăn  cho mình ( ăn xem nồi ngồi xem hướng là ví dụ ) một cách thích hợp, không dành hết những thực phẩm mình thích mà bỏ lại những thứ không ưa, nhất là những gia đình nghèo khó phải nhường nhịn cho nhau, đây là  dịp huấn luyện con cáí “ tập dữ tính thành “ về cách chia cơm sẻ áo để vi nhân từ lúc còn bé trong những việc bé nhỏ hàng ngày. Khinh thường điều bé nhỏ này, cho là câu thúc trẻ em vào những cái bần tiện không đâu, chính là bỏ quên điều quan trọng tế vi về  “ Vi nhân” cực kỳ khó khăn. Cái quan trọng nhất không phải là chuyên lớn mà là những việc tế vi nhỏ nhặt “ làm người “ bằng cách “ có biết Thực đúng cách mới vực được Đạo”.   Khinh thường cái Thực là khinh khi Đạo ( làm người ), lạm dụng cái thực là làm hoen ố Đạo.

Đây là phương thế thữc tiễn Thiện hoá suốt đời con Người.

 

Câu nói: “ Có thực mới vực được Đạo “, giúp mọi người nâng mình từ vật chất lên tinh thần, để đạt những giá trị ” Chân,Thiện, Mỹ “. Mọi người  phải vươn lên, siêu hóa cuộc sống như loài Chim  ( Hồng ) bay bổng trên không, ( Cao minh phối Thiên),bằng cách giảm lượng đạt chất, và ngược lại  như  loài Rồng ( Lạc ) lặn sâu đáy biển ( Bác hậu phối Địa ) để tăng thêm số lượng, siêu việt làm sao cho Chất, Lượng hài hòa. Khi thể hiện được cả Chân, Thiện, Mỹ trong cái ăn, thì thức ăn trở nên Quốc hồn quốc tuý.

 

2.- Sắc

Sắc là sắc dục, tính  dục là chuyện của Vợ Chồng. Không Tính dục thì không còn là Vợ chồng, không Vợ chồng  thì đâu còn nhân loại mà luận bàn những chuyện cao cả khác.

 

Sự Thực gần thứ hai là cặp đối cực Vợ / Chồng.  Luật Thiên nhiên buộc chặt đối cực Trai Gái thành Vợ chồng nên Một.

 

Vợ chồng  được kết hợp làm Một khi con Người đã trưởng thành.   Không có Vợ / Chồng, Cái / Đực. Mái / Trống. Nhị cái/ Nhị Đực là nguồn sinh sinh hoá hóa của vũ trụ,  thì quả đất của chúng ta biến thành bãi sa mạc mênh mông.

 Có Sắc giúp cặp đối cực Trai Gái nối kết làm Một trong lãnh vực Tiểu ngã, còn trên bình diện hoàn vũ thì các tiểu Ngã  cũng phải Kết hợp làm Một với Đại Ngã, Trang Tử gọi là Huyền Đồng với vụ trụ để thành Tiên.     Khi kết hợp với nhau cả Thể chất lẫn Tâm hồn để sáng tạo ra những ” Tạo hóa con “ nối dòng, hầu con người tiếp tục khám phá ra những tinh vi và vĩ đại của Tạo hóa, thì mới nhận ra bất cứ cái gì ở đâu đâu cũng là những vũ trụ huyền vi.

Khi kết hợp với nhau, con người được khoái cảm tột độ, một thứ quà sinh thú để đền bù cho công khó nhọc mà Vợ chồng phải sinh nở và nuôi dạy con cái cho đến lúc trưởng thành, đây cũng là dấu chỉ dẫn đường cho con người nhận biết cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu khi hợp nhất được với Đại ngã.

 

 Vợ chồng là Chân lý thứ hai về công thể đầu tiên của loài Người.Công thể này gọi là Gia đinh. Gia đình là nền tảng vững chắc của xã hội, nhờ nó thuận thiên.

 

Kết hợp thể xác với tinh thần làm một để hưởng khoái cảm trong thời gian ngắn thì dễ, nhưng để sống hòa hợp với nhau hàng ngày để làm ăn và nuôi dạy con cái nên Người thì khó hơn nhiều. Muốn thế, con Người phải sống thuận theo Thiên lý để đạt thế Hòa quân bình động hầu được” Thuân Vợ thuận Chồng tát bể Đông cũng cạn “, vì công việc nuôi dưỡng và dạy dỗ con Người thì đòi hỏi nhiều công sức của Tâm Trí nên khó khăn như tát biển Đông.

 Cái Dịch lý đó là sự giao hòa của cặp đối cực Tính / Lý để tạo ra mối Hòa. Có Tình  ( yêu thương, tôn trọng nhau ) mới lôi cuốn hai người kết lại với nhau, có Lý ( cư xử công bằng với nhau ) mới giữ được lẽ công bằng  giữa hai người mới Hòa điệu gọi là cuộc

sống “ Tình Lý tương tham “.  Tình và Lý luôn phải khăng khít với nhau không được tách rời trong cung cách xử thế, nếu tách rời là gây ra  mất thăng bằng, bất hòa.

Tình là Đạo Nhân ( từ Trời ), tức là lòng yêu thương không điều kiện, còn  Lý là Đức Nghĩa,( con Người thủ đắc nhờ Đạo ) là bổn phận đối xử công bằng với nhau kể cả đối với mình, Nghĩa có thể chi tiết thành  Lễ, Trí, Tín, tức là lẽ công bằng. Lễ là trọng Mình và trọng Người, Trí là hiểu Mình và hiểu Người, Tín là tin Mình và tin Người , đấy là  lối ăn ở theo lối lưỡng hành để tao ra mối liên hệ hòa.

Đây là nghệ thuật sống theo Dịch lý để hòa nhịp với tiết nhịp Hòa chung của vũ trụ.

Đó là đối với cặp Vợ Chồng, còn đối công thể xã hội thì phải tùy theo các cặp khác nhau mà có mối liên hệ Hòa khác nhau , nhưng  nói chung vẫn là Tình / Lý.  Đó là mối liên  hệ giữa Cha Mẹ và con cái  ( phụ mẫu từ, tử hiếu ), Anh Chị em với nhau ( Huyng kính đệ cung ), cũng như Chính  quyền và Nhân dân ( Điều hòa giữa Nhân quyền/ Dân quyền).

 

3.- Diện

Diện là bộ mặt, Thể là bản chất của con người được hiện ra bên ngoài đặc biệt qua bộ mặt. “ Hữu ư trung tất hình ư ngoại:bề trong thế nào thì hiện rõ ra bộ mặt ngoài như vậy “, người hiền thì nét mặt khoan nhu dễ thương, người dữ thì bộ mặt đằng đằng sát khí.  Muốn có Diện hòa nhã, thì phải tu dưỡng cái Thể, giúp cho cái Tâm được tẩm nhuận Đạo Nhân, khi có Nhân thì  sắc mặt khoan nhu đầy Hòa khí. Muốn tu  thì phải quy tư, bỏ hết mọi suy tư mà đón nhận ánh linh quang từ Thánh linh về Đạo Nhân và Đức Nghĩa.

Sự Thực gần thứ ba là Thể Diện của con Người.

Do đó mà con Người mới là Nhân linh hơn vạn vật.

Khi cặp Thể / Diện được hoà hợp ( tức là hợp Nội Ngoại chi đạo ) thì con người  đạt Đạo, giữ được nhân cách, và có đời sống Vật chất và Tâm hồn cân bằng giúp cho cuộc sống được an hòa..

Muốn có cái Diện Đẹp thì phải trau dồi cái Thể cho Tốt. Đó là công cuộc “ Vi Nhân “. Mà “ Vi Nhân nan hĩ ! Cha ông chúng ta đã dùng lời cực mạnh để cảnh báo chúng ta” “ Làm Người  ( Vi Nhân ) thì khó, làm Chó thì dễ! “

Trước hết ta phải nhận diện ra Nhân hay con Người là gì trong vũ trụ ?Không định vị

 được vị trí của mình trong vũ trụ thì con người không thể hoàn thành sứ mạng “ Nhân linh ư vạn vật “ của mình. Đại khái là có nhiều quan niệm định vị về con Người:

 

     Con Người duy Tâm là con người nô lệ cho Thần linh ( duy Thiên ), là con người mê tín dị đoan, con người trở nên yếu xìu, vì luôn sợ Trời đánh thánh vật, thường chỉ biết nài nỉ cầu xin.

     Con Người Duy vật là con Người mê mải nô lệ vật chất ( Duy Địa ), coi Của trọng hơn Người,mê mải tranh danh đoạt lợi một cách bất công gây ra bao khổ đau cho nhân loại.

     Con Người Duy Nhân là con người  ( duy khoa học ), dọc ngang nào biết trên đầu có ai? Khoa học mà thiếu lương tâm thì gây đại tai họa. ( Science sans conscience: ruine de l’ âme ). Các cuộc đại chiến thế giới là ví dụ của những nhà khoa học hành động thiếu lương tâm.

    Con Người Nho giáo được định nghĩa: “ Nhân giả kỳ Thiên Địa chi đức, Âm Dương cho giao, Quỷ Thần chi hội  . . . “ : con người là cái Đức của Trời ( Vô biên ) Đất ( hữu hạn ), con Người là sự giao hòa của Âm ( Tâm linh ) Dương ( Thế sự ), là nơi hội tụ của Quỷ (Ác ) Thần ( Thiện ) ,. . .”. Con Người này không bị Trời kéo lên để trở nên Duy Tâm, không bị Đất đè xuống thành duy Vật, cũng không sống trơ trọi,”  trên đầu không chằng dưới chân không chịt “, để trở thành Duy Nhân, mà là một Tạo hóa con ( là  tinh hoa của Trời Đất ), con Người luôn được Trời che Đất chở, biết cách Tự chủ, tự Lực và tự Cường, đó là con người Nhân chủ, biết cách làm chủ vận hệ mình, gia đình mình và đất nước mình, để mọi người sống trong hòa khí. ( Thiên sinh Địa dưỡng Nhân hòa )

 

III.- Tòa Nhà ba gian

 

1.- Thái hòa

 Khi nói đến hòa, thì là hòa với ai, nghĩa là ít nhất phải có hai người, mà hai người này còn mâu thuẫn với nhau. Cặp đối cực sơ nguyên của Viêt tộc là Tiên Rồng. Các đối cực như Tiên / Rồng, Vợ / Chồng hay Âm / Dương luôn luôn níu kéo xô đẩy nhau để đạt trạng thái quân bình động, như hai đối cực Ly Tâm và quy Tâm tạo nên thế quân bình động mà các thiên thể được treo lơ lửng trong khôngian. Cặp đối cực này là nền tảng của Dịch Việt. Không phải hai đối cực nào cũng giao thoa được, chỉ khi nào đạt tỷ lệ co dãn ( Trời Đất: 3 / 2: Tham Thiên lưỡng Địa ) thì mới đạt trạng thái quân bình động mà Hòa. Hai đối cực có cách biệt nhau thì mới biến hóa được, có cách biệt vừa đủ thì mới tạo được thế quân bình  động.   Cái hòa này cũng được thể hiện  khắp mọi cảnh vực trong vũ trụ, nên gọi là Thái hòa, nhờ hòa được trong thế quân bình động nên luôn Tiến hóa và Trường tồn, cái hòa do thuận với thiên lý. Từ Đại Đạo Âm Dương hoà ta có thể tìm ra sự Hòa trong tất cả mọi cặp đối cực tương ứng:

      1.- Con Người phải Hoà được Tâm với Vật, Tình với Lý ( nhờ Ngũ thường: Đạo đức cá nhân: Tiêu chuẩn yêu thương, tôn trọng  và cư xử công bằng với tất cả mọi người, kể cả trẻ con và những người hèn kém ), nhờ đó mà mọi người được Tâm an, Thân lạc.

     2.- Gia đình và xã hội được Hòa là nhờ vào Công lý xã hội ( sống Hòa theo tiêu chuẩn Ngũ luân: tiêu chuẩn công bằng  ), thì mọi người được hòa giúp cho cuộc sống an vui.

     3.- Trong các cơ chế xã hội như:

         a.- Chính trị: Phải điều hòa được hai đối cực Nhân quyền ( thuộc Nhân ) và Dân quyền ( thuộc Dân ) . Nhờ nhân quyền mà mọi người có cơ hôi và điều kiện phát triển toàn diện, cũng nhờ Nhân quyền được tôn trọng mà Dân quyền được nâng cao, nhờ đó mà dân được giàu, nước mạnh.

        b.- Giáo dục: Phải điều hòa được hai đối cực Thành Nhân và thành Thân. Thành Nhân nhờ un được Đức, thành Thân nhờ luyện thành Tài. Đào luyện cho mọi người đầy đủ Đức Tài là nhiệm vụ chính yếu và vẹn toàn của Giáo dục. hiện nay nền Giáo dục thế giới vẫn còn chập chững một chân “ thành Thân “ như người thọt.    

      c.- Kinh tế: Có điều hòa được hai đối cực Công hữu và Tư hữu, thì mới giúp sự cách biệt Giàu Nghèo trong xã hội không quá chênh lệch. Việc này tương đối giải quyết nạn bất Công làm rối loại xã hội.

       d.- Xã hội: Phải điều hòa hai đối cực Dân Sinh và Dân Trí. Nhờ Dân Sinh được nâng cao mới thoát được cái khó, vì cái khó ngăn cản sự phát triển của Dân Trí. Hai đối cực này phải được phát triển  đồng bộ để nâng đỡ lẫn nhau. Không thể viện cớ  lo phát triển kinh tế trước mà lờ đi công việc giải quyết đồng thời các nan đề Dân Sinh và Dân Trí của xã hội, đó là lối nguỵ biện của nhà cầm quyền bất lực mà gian tham.

     4.- Trên bình diện quốc tế  thì phải  thực hiện “ Tứ hải giai huynh đệ ” để cho thế giới hòa bình. Trên thế giới hiện nay đã có “ Thị trường chung’, nói là để giúp nhau ăn nên làm ra, nhưng

cần phải có Đạo trường chung để giúp sự phân phối quyền lợi cho được tương đối công bằng hầu tránh khủng hoảng do sự bất Công.

     5.- Trên cấp siêu hình:Thì phải hoà được giữa Hữu vi và Vô vi để đạt An vi ( Kim Định ) để cuộc sống được phong lưu.

Tỷ lệ Hòa Vài Ba ( 2- 3 ) hay Tham Thiên lưỡng Địa nhi ỷ  số  ( 3 – 2) là Cơ cấu của nền Văn hoá Đông Nam ).

Thế giới hôm nay đã đánh mất sự sống Hoà giữa con người với nhau, do sự bất Công, cũng như làm đảo lộn Tiết nhịp vũ trụ do sự ô nhiễm mọi thứ Môi trường. Đó là hậu quả của sự  sống của loài Người đang ngược chiều với Dịch lý, ( Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong )

 

2.- Nhân chủ

Con người Việt tộc là “ Thiên Địa chi giao, quỷ thần chi hội. .”  Con người này không Duy tâm, nên không bị Trời kéo lên làm nô lệ Thần linh ( mà Thần linh đâu cần nô lệ ), cũng không bị Đất lôi xuống làm nô lệ vật chất, ( vật chất vô tri, nên chẳng đòi hỏi gì  ) mà luôn giữ được thế quân bình giữa hai đối cực Thiên Địa, nên đạt tính chất Tự chủ. Muốn giữ được thế tự Chủ thì phải tự Lực, tự Cường. Đây là con Người biết trực diện với nhiệm vụ “ vi Nhân “, nên đủ khả năng làm chủ trong mọi tình huống. Không xây dựng được con người Nhân chủ thì không đủ khả năng và tư cách sống hòa, không thể giải quyết những khuynh hướng và khủng hoảng  thời đại gây nên bất hòa. Không có con người này thì lấy khả năng và tư cách nào mà giữ cho nhà khỏi tan nước khỏi mất! Khi một đất nước mà đa số con dân mất tính chất tự chủ cách này hay cách khác thì trước sau gì cũng bị nô lệ.

Vì bị nô lệ lâu dài mà đất nước chúng ta đã đánh mất con người Phù Đổng, Bà Trưng Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung. . . Con Người Nhân chủ là vấn đế quan trọng bậc nhất. Nói cứu nhà cứu nước mà không lo xây dựng con người Nhân chủ, mà bàn những chuyện bì phu ngoài hiện tượng, thì chỉ là bàn chuyện lạc đề.  Không có con người tốt thì làm sao được những việc tốt. Nói cứu nhà cứu nước, mà không lưu tâm xây dựng lại con người và phương cách xây dựng các cơ chế xã hội cho được công bằng tốt đẹp, mà chỉ chuyên bàn chuyện vạch lá tìm sâu nhau thì phỏng có ích gì. Khi muốn xây dựng thì phải biết rõ xây dựng những gì và cách nào mới được, việc phá hoại và xây dựng  phải được giải quyết đồng thời thì mới có tác dụng.

Cộng sản thắng Quốc gia đương nhiên phải nhận là ta bị thua, ta thua là vì ta kém hơn, dù bất cứ lý do gì, ta kém là vì ta chưa đủ Đức thiếu Tài để thắng mọi trở lực,  chỉ lo diệt cộng mà quên xây dựng Đức Tài cho chính ta thì phỏng ta có làm được gì tốt đẹp sau đó không? Cộng sản đã sai trăm phần trăm, nhưng phỏng chúng ta có khả năng làm được nhiều việc tốt hơn không ? Có vô số vấn đề về phía chúng ta mà mọi người phải lưu tâm. Trong thời đại khoa học kỹ thuật này, không việc nào mà  chúng ta có thể nói khơi khơi được!

 

3.-Tâm linh

Con người là nơi giao thoa của cặp đối cực Thiên Địa. Khi hướng Ngoại về Địa thì phải suy tư, khi hướng Nội về Thiên thì phải quy tư, nên phải biết suy tư lẫn quy tư. Suy tư để để ra sống với thế sự, quy tư để trở về nguồn Tâm linh.  Quy tư về Nguồn để được  tiếp liệu Nhân Nghĩa mà ra sống sung mãn trên đời. Nguồn Tâm linh là Thượng đế, tức là nguồn Sống  ( Bác ái ) và nguồn Sáng ( công bằng ) hay là Nhân với Nghĩa.

 Vấn đề rối loạn của nhân loại ngày nay là do nạn quên lảng nguồn gốc Tâm linh. Khi cái Nguồn nhựa Sống này bị tắc nghẹn thì bao nhiêu ngành ngọn liên quan cũng đều héo khô tàn tạ. Do đó con Người đánh mất nguồn Tình thâm và Lý công chính thì là mất Gốc.

Bệnh của thời đại là bệnh quên nguồn gốc Tâm linh, quên Tâm linh là quên nguồn Tình và nguồn Lý công chính. Quên Tình yêu và Lý công bằng thì rồi ra mọi người cứ dẫm đạp lên nhau mà sống.  Vong Tâm linh sẽ kéo theo vong Thân, vong Gia, vong Quốc và vong Nô.

 

IV.- Tòa nhà  hai mái: Nơi Gió thoảng trên Trời, chốn Nước lững lờ trôi dưới suối

Khi con Người biết sống thuận Thiên nghĩa là theo Dịch lý  thì có khả năng dàn hoà mọi mâu thuẫn của cặp đối cực, nên loại trừ được các khuynh hướng đảo điên, do đó không tạo ra khủng hoảng, Đó là nền văn hoá thái hoà hay là nền Văn hoá “ Bất đảo Ông “, vì luôn lập được thế quân bình động.

Trong nền văn hoá này, con người chọn sống nơi rộng nhất của Thiên hạ, đó đạo Nhân, và hành động kiên trì công bằng nhờ đức Nghĩa, nghĩa là luôn biết chiết trung, hay chấp kỳ lưỡng đoan để đạt thế quân bình động.

Tam cương : Nhân, Trí, Dũng là hành trang sống ở đời. Có Nhân thì gần được với mọi người, đủ Nghĩa thì biết hành xử  “ phải Người phải Ta “ mà hòa với nhau, nhờ đức Dũng mà duy trì được Nhân Nghĩa, nên luôn lập được mối giao với lân nhân trong mọi hoàn cảnh. Trong cách vi nhân “ suốt đời cố gắng hoàn thiện mọi việc từ nhỏ đến việc to, từ việc gần tới xa, cũng như hoàn thiên các mối liên hệ với lân nhân theo tiêu chuẩn “  Dĩ hòa vi quý”.    Nhờ sống theo Dịch lý, nhận  biết mọi sự trên đời này là  “ Thực nhược hư, hữu nhược vô : có không không có “, mọi vật trong thế giới hiện tượng biến đổi không ngừng, không thể bám vào, nên hành động không quá theo lối Lợi hành mà lạm dụng như tư bản, cũng không Cưỡng hành mà bất cập như CS, mà là An hành trong tiết độ , nghĩa là hành động theo Nhân Nghĩa, làm mọi việc đến cùng cực, vui lòng chấp nhận mọi đắc thất ở đời, phó thác mọi sự cho Trời cao ( Tận nhân lực, tri Thiên mạng ) để cho cõi lòng luôn được an nhiên tự tại, hầu đạt tới cuộc sống phong lưu: tâm hồn lâng lâng như làn gió thoảng qua, như dòng nước lững lờ bên bờ suối vắng. Đó là phong thái an vi của cuộc sống phong lưu.   

Con người không bao giờ cảm được hạnh phúc chân thực khi chưa đạt tới đời sống phong lưu.

 

C.- Cung cách Vi Nhân của Tổ tiên

 

1.- Quan niệm Vi Nhân theo Lối Lương hợp

Là một “ Tạo hóa con” được bẩm thụ anh linh tú khí của Trời Đất, nên  “ Nhân linh ư vạn vật : con người linh thiêng hơn vạn vật “, vì con Người từ gốc Tâm linh mà ra , đó là nguồn Sống và nguồn Sáng tự Trời cao, khi ra sống ở đời bị tiêu hao năng lượng, nên phải trở về nguồn để tiếp nhận thêm sức sống ( Tình Yêu ) và nguồn sáng ( Lý công chính ).  Các nhà huyền niệm cho biết năng lượng mà ta thu được trong giấc ngủ mỗi đêm còn nhiều hơn năng lượng từ thức ăn ban ngày.

Vậy muốn trở thành con Người Nhân chủ, thì con người phải sống thuận Thiên, nghĩa là phải sống theo Dịch lý.  Mà Dịch là “ nghịch số chi lý: Dịch là chân lý ngược chiều như thở ra ( hướng ngoại ) và thở vào ( hướng nội ). Hướng Ngoại là ra sống ở Đời, để khám phá vũ trụ vật chất để giúp con người phát triển toàn diện, đây là lãnh vực của Lý trí, cái gì cũng rõ ràng khúc chiết, hầu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.    Tây phương phát triển cao độ về lãnh vực này.

Còn  hướng Nội là trở về với Đạo, Đạo là đường về nguồn u linh man mác của Tâm linh  tức là Thượng Đế, cũng là nguồn Bác ái và công bằng ( Kitô giáo ), hay Nhân, Trí ( Nho giáo ) hay Bi, Trí ( Phật giáo ), nói chung là Tình và Lý. Có đi về nguồn để un đúc đủ hành trang về Tính và Lý thì con người mới sống hoà với nhau cũng như kết hợp với thiên lý mới  an vui được. Đông phương trổi vượt về lãnh vực này.

 

2.- Đường về Tâm linh: Nghịch lý với Thế sự

Tâm linh là lãnh vực của Tình, là những gì u linh man mác, không thể lý giải, chỉ có thể cảm   nghiệm và thể nghiệm được mà thôi. Đông phương trổi vượt về lãnh vực này, người ta  đã bảo qua 25 thế kỷ nay Tây phương chưa chú ý về con đường Tâm linh. Muốn đi về nguồn Tâm linh thì phải phá chấp bỏ hết mọi sự thủ đắc ở đời, kể cả tôn giáo cũng như luân thường đạo lý,( vì những thứ đó chỉ để sống ở đời mà thôi ), có thế mới trần trụi như lúc vừa mới ra đời hầu mong qua cửa hẹp được, vì đây là lãnh vực của Vô, của cõi Tĩnh.

Muốn đi  vào cõi  Tĩnh thì phải  theo lối:“ Dịch nghịch số chi lý, vô tư, vô vi dã, tịch nhiên bất động nhi cảm thông thiên hạ chi cố: Dịch là chân lý ngược chiều, bỏ hết mọi suy tư ( no – mind ), sống thuận theo thiên lý, ngồi bất động để được Định và Tĩnh mới cảm thông được lẽ Biến dịch của Trời Đất “

Lối tu của Phật giáo phải trải qua ba giai đoạn: Giới, Định, Tuệ. Gới để thanh tẩy hết trần cấu, bỏ hết ngã chấp để được Định mà vén màn vô minh ( Tham, Sân, Si ), hầu lãnh nhận ánh sáng của Tuệ giác tức là giác ngộ.

 Còn Nho giáo thì qua 5 giai đoạn: Định, Tĩnh, An, Lự, Đắc.( Định nhi hậu năng Tĩnh, tĩnh nhi hậu năng an, an nhi hậu năng lự, lự nhi hậu năng đắc )

Còn Kitô giáo thì qua ba giai đoạn: Purgartoire ( Thanh lọc ), Unitive ( kết hợp với Chúa ), Illuminative ( Nên Thánh ).

 Có điều quan trọng là muốn trở về gốc Đạo thì phải qua cửa ngõ ( portal ) Tâm: ( Thân Tâm hợp nhất,)  Tâm là cửa ngõ để vào nguồn Tình, nên mới gọi là Tâm Tình, không có Tình thì hết là con người ( mất Nhân tình ). Tâm không phải là con Tim, mà là điểm linh quang con người được nối kết với vũ trụ gọi là “ vũ trụ chi Tâm “, không biết có phải là giao điểm của huyệt đan điền ( Trọng tâm của thể chất ) và Huệ nhãn  ( trọng tâm của tinh thần ). Huệ nhãn  ở giữa cầu nối corpus callossum của bán cầu nào bên phải  và bên trái chăng?Không biết có phải là giao điểm Thân Tâm  nối kết với Singularirty của Big Bang không?

Biết được đường về Nguồn là rất khó, mà tu luyện cho đạt Đạo lại muôn vàn khó khăn. Chỉ có  các bậc chân tu soi đường chỉ lối mới bớt công mò mẫm.

 

3.- Cung cách sống ở đời.

Là một Tạo hóa con nên con Người cũng có thể biết cách triệt thượng đi về nguồn gốc Tâm linh của mình và cũng phải triệt hạ để nhận ra trong mọi cái tinh vi đều chứa cái vĩ đại mà trong vĩ đại nào cũng có sẵn cái tinh vi, vì “ nhân nhân vật vật các hữu Thái cực ( 2 ) : Người nào vật nào cũng đều chứa Thái cực ( cũng là Âm - , Dương + như các nguyên tử ) “, mà “ Thái cực nhi Vô cực: Âm Dương hòa ” tức là Thượng Đế ( phải vượt lên khỏi cặp tương đối phân chia Nhĩ Ngã  ở thế giới hiện tượng, mới đạt tới vô biên được ). Nhờ ‘ Vạn vật đồng nhất thể nên có thể tương liên qua các tần số mà mọi vật cảm thông với nhau được. Và cũng nhờ đó mà  ở đâu trong trần thế chúng ta cũng nhận ra những công trình  tinh vi và vĩ đại của Thượng Đế, chứ không thể biết Thượng Đế ra sao, theo Nho thì Ngài là “  vô hình, vô tướng, vô sắc, vô thanh, vô xú “, làm sao chúng ta có thể tượng tượng ra mà gán cho Ngài một Nhân hình.

 

4.- Sống Huyền đồng với Thượng Đế theo nhịp Thiên lý ( Dịch lý )

Ai cũng biết rằng chúng ta đang sống trong Không gian và Thời gian. Vào thế kỷ thứ 19, Einstein đã nhận ra Không và Thời gian là hai mô nguyên thủy đan kết với nhau ( hay hai sợi Canh và Chỉ dệt với nhau ) mà sinh ra vạn vật. Còn Tổ tiên Lạc Việt từ ngàn xưa đã biết hai số Chẵn  ( Không gian )  và Lẻ ( Thời gian ) đã đan kết với nhau theo Hướng và Phương của chữ Vãn và Vạn mà sinh ra vạn vật. Vậy con Người chúng ta cũng đã được cấu tạo bởi Không và Thời gian.  Tuy linh hơn vạn vật, nhưng  con Người vẫn bị định vị trong Không gian ( Nơi Đây ) và Thời gian ( Bây Giờ ).  Vì ở trong Không gian nên bị giới hạn, nhưng nhờ chứa yếu tố Thời gian mà con người vươn lên vô biên được.

Để cảm nhận được vẻ Đẹp, sự Uy linh, và Huyền diệu của Tạo hoá, trong một đêm tĩnh mịch sáng trong, ngước mắt nhìn lên trời cao, chúng ta bị kinh ngợp bởi sự bất động tuyệt đối và bao la của vũ trụ.     Có bao giờ chúng ta nghe được tiếng suối róc rách đêm vắng trong rừng sâu, mới cảm nhận được sự uy linh huyền nhiệm?

 Khi ngủ trong rừng thẳm giữa Việt Nam và Lào, tôi được nghe đôi chim Từ quy ( nghe người ta nói và nghe tiếng chim kêu, chứ không biết hình dạng chúng ra sao ), từ nửa đêm, con đực từ bên đỉnh núi này, con cái ở bên đỉnh kia, hai con cứ từng lúc vừa kêu ứng đáp cầm canh, mỗi lúc mỗi xuống mái núi gần nhau hơn, cho đến lúc hai con tới hai mái núi giáp nhau, thì cùng nhau vụt bay đi, đó là lúc trời vụt sáng.  Không biết chúng sẽ gặp nhau, hay bay xa nhau, nhưng phỏng đây có phải là tiếng gọi của Âm Dương hoà ? Trong mỗi khoảnh  khắc của từng tiếng kêu đó chúng ta cảm nhận sâu xa được cái u linh  tĩnh mặc của trời cao trong rừng sâu đêm vắng.

Không gian là chỗ để cho mọi vật hiện diện, vì không có “ vật hình “ thì Không gian chẳng được hiển lộ.  Cũng vậy  khi  âm thanh phát ra, thì  ta mới nhận thức được sư im lặng ( tĩnh mịch ) từ cõi xa xăm.. 

Các thiên thể có hiện diện trên trời cao, ta mới nhận được sư bao la của không gian, có tiếng động trong đêm vắng lặng ta mới nhận được sự tĩnh mịch của thời gian. Nhờ sự bất động và im lặng hoàn toàn, nghĩa là khi chúng ta không còn suy tư, thì  ta mới cảm thông được với vũ trụ, hầu cảm nhận được luồng ) linh lực )sinh sinh hoá trong vũ trụ, đó chính là lúc chúng ta  hiện hữu hoàn toàn Nơi Đây ( Không gian ) và Bây Giờ ( Thời gian ).  Các thiên thể to lớn bay lơ lững trên Trời cao, các hạt bụi nhỏ nhoi trên không, những cọng rau ngọn cỏ dưới mặt Đất, ngay chính với cơ thể ta cũng vậy, đang từng sát na liên tục triển diện chu trình tiểu diễn: sinh, thành, suy, huỷ theo Dịch lý.

Sống bắt nhịp được với các tần số của sự sinh sinh hóa hoá đó thì ta mới cảm ứng, mới kết hợp được với vũ trụ, tức là ăn nhập vào trong tiến trình sáng tạo, thì khi đó ta mới cảm nhận  được nguồn vui.( creation and joy )   Đó thực sự là phép lạ của Tạo hóa đang xẩy ra không ngừng khắp mọi nơi trong “ Hiện tại miên trường : ever present “. Phép lạ của Thượng Đế xẩy ra triền miên Nơi Đây  và Bây Giờ, chứ không cần phải tìm đâu xa? Không cảm nhận được những phép lạ trong ta cũng như các vật quanh ta thì làm sao chúng ta cảm nhận được phép lạ của Thượng Đế nơi xa xăm nào? Một cái hạt nhỏ xíu nảy mầm thành một cây to với thân cành hoa quả xum xuê, với cơ thể con người mấy chục ký, cũng như ức hà sa số vạn vật đều là những vũ trụ nhỏ nhoi với vô vàn biến hóa vô cùng huyền diệu đó sao?

Ngay đến một hạt bụi cho là vô sinh cũng biến hoá không ngừng ! Có phép lạ nào to lớn hơn những phép lạ kỳ diệu xẩy ra liên lỉ quanh và trong ta.

Vây không đi về Tâm trong môi trường bất động ( stillness ) và im lặng ( Silence ) thì không thể cảm nhận được sự biến hoá, không thể kết hợp được với tần số biến hoá của vũ  trụ.   Nói Nhân linh là nói con người cũng linh thiêng, mà linh như Thần, Thần lại vô phương, nghĩa là ở đâu Thần cũng hiện diện,( ubiquitous ), tuy chậm hay nhanh, vật nào vật đều phát ra được những tần số, nhờ những tần số truyền ra và giao thoa nhau trong vũ trụ mà Thiên, Địa, Nhân có thể tham thông hội ngộ.

 Ta thường nói : Cầu xin Hồn thiêng Sông Núi, thì phải hiểu Hồn Thiêng Sông là Trí ( Cha nước Trí ) , Hồn Thiêng Núi là Nhân ( Mẹ Non Nhân ). Muốn bắt gặp Hồn thiêng Sông Núi  thì ta phải suy tư, ăn ở theo Nhân Trí để phát ra những tần số “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu “mới mong hội ngộ.

 

5.- Vi Nhân:  ở Nơi Đây và Bây Giờ

Nho quan niêm “ Con Người là Qủy Thần chi hội. . . “ , trong mỗi con Người, hai yếu tố Quỷ và Thánh kề sát lưng nhau, vì ở trong thế giới hiện tượng nhị phân, con người cũng như cây biết Lành và Dữ. Thường người ta chỉ nghĩ công tác Vi nhân bắt đầu từ khi mới sinh, rồi học hành cho có nghề nghiệp, đến khi lập gia đình là chấm dứt, sau đó cứ thản nhiệm lo ăn lo làm mà sống. Thực ra, con người không là “ đã thành “ , mà là luôn luôn “ đang thành “, và con Người dòn mỏng lắm yếu đuối lắm, trong con người Quỷ Thánh kề sát lưng nhau, phút này là Thánh, giây sau đã là Quỷ rồi, khó mà lường được, người tu trì càng ở trên cao, gió càng lay mạnh, không dễ gì mà giữ được lành thánh dài dài, vì thế cho nên phải Vi Nhân liên lỉ: Vi Nhân nan hĩ ! Liên lỉ cho đến lúc nhắm mắt buông tay mới thôi!

Khởi đầu của những vấn nạn con người và xã hội là tại nơi đây. Nơi đây đang rối loạn, đang cần Tình người, đang cần sự công chính. Không Vi Nhân thì không có Nhân Tình, Không còn Tình thì đánh mất Nhân Tính, không có Nhân Tính, thì không thể ăn ở công bằng vói nhau,  nên mới dành miếng ăn với nhau theo Vật Tính của lang sói, do đó mà xã hội rối loạn.

Mặt khác Vi Nhân để cải thiện môi trường sống Nơi đây và Bây Giờ cho được hoàn hảo hơn theo tiết nhịp cũa vũ trụ. Có hoàn thiện được đời sống ngay Nơi Đây và Bây giờ trong hiện tại miên trường thì mới mong kết hợp được với Thượng Đế ở đời sau. Bỏ quên cuộc sống rắc rối đời nay, tức là bỏ cái Hiện tại đang sống này, bỏ cái Nơi Đây và Bây Giờ, thì làm sao mà có được cái Tương lai, vì Tương lai phải là kết quả cố gắng vi Nhân  của từng giây phút sống trong Hiện tại, tự mình phải tạo dựng lấy, vì con Người là một tác hành, một Tạo hóa con, không thể xin xỏ ai được, ngay với Thượng Đế, vì mọi sự Ngài đã hoàn tất rồi, Ngài không thể thỏa mãn đơn đặt hàng cầu khẩn của nhân thế mà sáng tạo thêm nữa!

 

6.- Vi Nhân: Bám sát vào Hiện tại miên trường

Vì ai ai cũng phải vi nhân cả, từ người cao nhất đến kẻ thấp cổ bé miệng nhất đều phải vi nhân  cả  ( Tự thiên tử chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản ), để mà biết cách sống Hòa với nhau, nên

cách Vi nhân trước hết  là phải Dễ và Đơn giản ( Dĩ, tắc dĩ Tri, Giản, tắc dĩ Tòng:  Cần phải Dễ để ai cũng nhận biết được, phải Đơn giản để ai cũng có thể làm theo được ) để cho ai ai cũng Vi Nhân được.  Khi nào Vi Nhân cũng bắt đầu từ cái Gần đến cái Xa, từ cái Nhỏ đến cái To, từ cái Dễ đến cái Khó, từ cái Đơn giản đến cái Phức tạp, làm từ lúc Nhỏ mới sinh cho tới lúc Già lìa đời, và Vi nhân liên lỉ theo hiện tại miên trường.  Hiện tại miên trường là lúc nào cũng để hết Tâm Trí vào sự sống hiện hữu của mình trong mọi khỏanh khắc, giây phút nào cũng sống, hành xử mọi việc trọn vẹn trong Hiên tại, chứ  không mê mãi theo Thời gian Tâm lý, chia Thời gian ra Quá khứ, Hiện tại và Tương lai, để người ta  bị giam hãm trong những thời gian vàng son hay lầm lỡ của Quá khứ, rồi lại tìm cách thoát ly bằng cách  mộng tưởng vào hy vọng hảo huyền Tương lai, mà quên mất Hiên tại, như vậy là quên mất cái “ Hiện tại miên trường Vi nhân “.  

Do đó mà con người quên mất cái Đây ( không gian đang sống ) và  cái Bây ( từng giây phút đang hiện diện ). Quên lãng cái Đây và cái Bây là quên mất sự hoạt động của cuộc  sống, thì làm sao mà phát triển toàn diện con người, vì tương lại được kết thành bởi những thành quả của hiện tại. Giây phút nào cũng sống tròn đầy trong hiện tại thì làm sao mà chẳng có tương lai. Còn quá khứ là những gì đã qua, ôm lấy quá khứ là ngừng sống, mơ mộng tương lai chỉ là ảo tưởng.  Giây phút nào cũng sống sung mãn với hiện tại, đó là hiện tại miên trường. Quên hiện tại miên trưòng là quên sống, quên sống thì làm sao bắt  được tiết nhịp sinh hoá của vũ trụ mà cảm thông với Thượng Đế, để mà phát triển toàn diện con người, giúp cho cuộc sống đầy sinh thú, vì có sống sung mãn thì phải hoạt động triền miên, mà có hoạt động thì mới sáng tạo, khi có sáng tạo ngay trong những việc nhỏ nhoi hàng ngày đều đem lại nguồn vui, nguồn sống từ đấng trời cao.

 

Vi Nhân : Hoàn thiện mọi việc làm và mọi  giao liên Xử thế

Để được phát triển toàn diện, hàng ngày con Người phải hoàn thiện  hai lãnh vực: Hoàn thiện  mọi việc làm ( thành Thân ), và hoàn thiện các mối giao liên ( thành Nhân ) để cho cuộc sống mọi người giao hòa với tiếp nhịp Hòa của Vũ trụ, tức là đạt Thể Hòa trong thế quân bình động, như sự cân bằng động của sức Ly và Quy Tâm của các Thiên thể cũng như sự thở Ra và Thở Vào nhịp nhàng nơi con người.

       **Hoàn thiện mọi việc từ Nhỏ tới Lớn, bắt đầu từ thuở ấu nhi, phải tập dữ tính thành, tức là tập lấy tính tốt thành thói quen, để rồi dùng thói  quen tốt thắng tính  xấu.  Hoàn thiện Cái gì? Cha ông chúng ta đã bảo: “ Học Ăn, học Nói, học Gói, học Mở “. 

    Học Ăn   để thủ đắc những giá trị Chân , Thiện, Mỹ ( như đã bàn trên );.

    Học Nói để thực hiện lời  dạy “ Lời Nói chẳng mất tiển mua, liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau “ đây chẳng qua là cách cư xử để luôn lập được mối giao hòa với mọi người,”, lấy Tiêu chuẩn : “ Dĩ Hòa vi quý “ mà sống với nhau.

    Học Gói ( Vào ), học Mở ( Ra) “ là học sống theo lưỡng hành, giúp sống hòa với  nhịp “ Lưỡng hợp “ của Dịch lý..

Tuy là việc nhỏ nhưng lại vô cùng khó khăn: ví dụ khi đánh răng, ta phải đánh thế nào với kỹ thuật và nghệ thuật trong những việc nhỏ nhất: tốn ít kem răng, ít nước, ít thì giờ, ít công sức, mà hiệu quả giúp răng được bảo vệ tốt nhất, làm sao cho công việc này liên tục ngày một tăng tiến hoàn hảo hơn. Ngay đến cái việc lau nhà, quét sân, nấu ăn, cày bừa, học hành, làm bất cứ việc gì, nhất là việc tu thân . .   đều phải Học và Làm với tinh thần hoàn hảo nhất, khinh thường điều đó  là quên cung cách vi nhân tích cực, cái gì cũng làm với tinh thần tiết độ, không hơn không kém ( no more , no less ). Đó là perfect of things.

       **Còn hoàn thiện mối giao liên tức là perfect for being thì trong cách giao tiếp với mọi người trong nhà cũng như mọi người khác cũng bằng cách thể hiện lòng “ Yêu thương. Kính trọng và cư xử Công bằng với nhau”  hầu làm hòa với nhau  theo” tinh thần Tương dung”  để “ Dĩ Hòa vi quý “, kề

cả những trẻ em, đừng có xem thường trẻ em chưa biết gì. Nhân loại đang thất bại trong hai vấn đề  hoàn thiện  này!

Nho giáo thì bảo mỗi cá nhân phải  “ tu trì theo Ngũ thường: Đạo Đức cá nhân ”  và mọi người phải “ cử xử công bằng” với nhau theo mối giao liên “ Ngũ luân: Công lý xã hội”  Hán Nho ( confucianisme ) đã làm cho luân thường đạo lý Nho bị sa đoạ, nên chúng ta dè bĩu lầm vào Nho, vì Hán Nho chỉ tầm chương trích cú, đã không nhận ra sự quan trong và tinh hoa của vấn đề Vi Nhân,

vì không rõ được sự quan trọng của hành Thổ ( Tức là Tâm linh ).   Ngày nay nhắc tới vần đề Vi Nhân  thì người ta cho là cổ hủ lạc hậu, nhưng việc “ Làm Người: vi Nhân “ thì “ bao giờ còn là Người “ thì vẫn phải làm và  làm hết mình, lấy cớ văn minh mà quên làm người thì vô tình để mình dần hoá ra  ngợm mà không hay, do đó xã hội mới loạn.  Bỏ mất Tình mà chỉ cứ thiên lý vạn lý kèn cựa  nhau, khích bác nhau thì mọi sự đều bị nát bấn như tương thì làm gì mà không loạn!

 Nếu hoàn thiện  được hai mục tiêu trên thì không những xã hội được an vui, mà nhất là sẽ đem lại cho mỗi một chúng ta những nguồn vui mới , tức cuộc sống chúng ta đã kết hợp được nguồn sống của Thượng Đế, nguồn hạnh phúc an  bình miên viễn. Được như vậy thì cuộc đời này thật đáng sống và cũng là một đảm bảo cho cuộc sống hạnh phúc đời sau, đây là cuộc sống vẹn toàn.

Để được sống như thế chúng ta phải vượt qua những khó khăn gian nguy ở đời, biết vượt qua  lượng số nặng nề để đạt tới những phẩm chất ngày càng tinh vi  như lối sống của Mẹ Âu cơ bay bổng trên trới cao, vì đối với vật chất càng nhiều càng quý, nhưng với tinh thần thì càng ít mới có thể đạt Đạo.

Do đó mà Tổ tiên chúng ta mới có cái tên Việt, nghĩa la siêu việt.

 

7.- Vi nhân: Tận nhân lực và Tri Thiên mạng ( Phó thác )

Phong là gió thoảng trên Trời cao, Lưu là dòng nước lửng lờ trôi dưới suối ( Đất ). Đây là hiện tượng thiên nhiên nhịp theo vận hành của vũ trụ, cuộc sống phong lưu là cuộc sống an nhiên tự tại nghĩa là theo tiết nhịp của Trời Đất, cuộc sống an trụ bất động Tâm.  Muốn có cuộc sống bất động Tâm thì con Người phải sống nhịp nhàng với cuộc sống Chấp Phá.   Phật giáo cho thời gian là nguyên nhân gây ra vô thường, làm cho cho con người  khổ đau, cho mọi sự trên  đời đều là ảo hóa,  nên phải xuất thế.

Còn Nho giáo nhận ra Dịch lý tức là tiết nhịp biến hóa của Vũ trụ, do  mọi vật chất đều biến đổi không ngừng, mọi vật đều  có một tần số khác biệt, vật có tần số thấp thì nặng, vật có tần số cao thì nhẹ, các vật có cùng tần số thì hội tụ với nhau theo luật “ Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu “, còn các loại tần số khác nhau thì cũng hòa theo nhịp vận hành chung của vũ trụ ( Đại diễn: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh ) gọi là cosmic rhythm. Sống hợp theo tiết nhịp đó là cuộc sống thuận Thiên.

Nho giáo coi Thời và Không gian là phương thế để lập công Vi nhân, nên lao mình vào con đường Xử thế.

Công việc Vi Nhân khó là vì con người phải làm sao điều hòa được hai lối sống ngược chiều: một Động, một Tĩnh. Khi ra Thế sự thì phải Động để mà thủ đắc vật chất mà vui sống, nhưng nhận thấy vật chất biến đổi không ngừng ,”  có đó mà không đó, một đời ta , ba bảy đời nó: Thực nhược hư , hữu nhược vô “, nếu cuộc sống cứ bám vào sự vật biến đổi thì không bao giờ ngừng được để đi về cõi Tĩnh, là nguồn  gốc của sự sống. Không trở về nguồn để tiếp nhận thêm sức sống thì mất Gốc,mất Gốc là  mất Tình Người và lý công chính.  Con Người không thể đi một chân hoặc chỉ Chấp hay chỉ Phá, điều này sẽ làm cho cuộc sống mất quân bình, nên gây ra khủng hoảng. Vậy con Người phải sống điều hòa giữa ba động nhịp nhàng của Chấp và Phá mới an trụ được trong thế quân bình động.Muốn Tâm đượcTĩnh, thì phải dẹp cái Động  của Tư tưởng lẫn Hành động.

Mặt khác, trong cuộc sống con người phải hành động thuận theo Thiên lý, không để bị Cưỡng hành như trong các chế độ độc tài làm mất Tự do, cũng không quá Lợi hành  như trong chế độ Tư bản, làm cho con người vong thân, sa vào tình trạng vật chủ, mà phải An hành, thấy việc hợp theo Đạo Nghĩa của Thiên lý là gắng sức làm, rồi mọi sự phó thác cho Thiên ý, không quan tâm nhiều đến thành quả đắc thất, vì chính sự tận nhân lực đã mang theo kết quả thích hợp rồi.  Khi Tâm không bị giao đông trong cuốc sống hàng ngày thì được an nhiên tự tại, nên có niềm vui và hạnh phúc an bình. Đó mới

là niềm hạnh phúc thật, vì luôn được an bình nội tâm, còn hạnh phúc trần gian thì phải có điều kiện vật chất của thế giới động.

Cuộc sống Phong Lưu là cuộc sống thuận Thiên lý, cuộc sống hòa điệu với tiết nhịp vũ trụ.

 

D.- Kết luận

Tiên Nho đã bảo: “ Thể  Dụng nhất Nguyên, Hiển Vi vô gián “, nên  “ Cố ly vật cầu Đạo giả, vọng nhi dĩ hĩ : Đạo Đời cùng một gốc, Đạo với Đời là cặp đối cực xoắn xít lấy nhau, nên tìm Đạo ngoài sự vật là vọng tưởng vậy “

 

Nhưng thói thường con người lại luôn ham Thanh mà lánh Tục, thích Xa mà ghét Gần, ham To mà quên Nhỏ, mê Lý mà bỏ Tình, tìm cái Vĩ đại mà bỏ qua cái Tinh vi.

Khốn nỗi, mọi sự đều là những cặp đối cực xoắn xít vơi nhau, nên bỏ Nhỏ thì mất To, bỏ Tục thì lấy gì mà  tạo nên Thanh, bỏ Tình  thì mất cận thân, chỉ duy Lý thì gây chia cách,  không nhận ra Tinh vi thì để vụt  mất Vĩ đại, vì Vĩ đại tiềm ẩn trong cái Tinh vi, bỏ Gần thì quên cả chính mình và các nhu yếu của đời mình, đó là vong Thân. Đó là khởi đầu cho vong Gia, vong Quốc và vong Nô.”  Cái sảy  “ khuynh hướng thiên lệch “ nảy cái ung “ Khủng hoảng thời đại ”  là thế!

Khốn cho dân tộc ta tuy có nền văn hoá cân đối như thế, chưa có nền văn hoá nào sánh kịp, nhưng vì bị nô lệ lâu ngày phải sống trong nghèo nàn và u tối, bỏ quên mất gốc Tổ tiên, vô ý thức rước vào nhiều thứ ngoại lai thiếu chọn lọc, nên gây tai họa, nhất là nạn phân hóa, vì “ Dị khí tương thù “.  Bỏ xa gốc Tính tương cận ( Tình người ) của cha ông  mà theo sát “ Tập tương viễn” của các nền văn minh khác nên gây ra  Dị khí mà tương thù.

  Nền Văn hoá này có một chủ đạo Hòa để đoàn kết toàn dân, và có đủ phương thế thuận Thiên lý ( Dịch lý ) để giúp cho mọi cơ chế xã hội được tiến bộ và trường tồn. Phải làm sao cho các cặp đối cực trong các cơ chế xã hội luôn được cân bằng thì  xã hội mới ổn định được .

Điều này rất đáng cho chúng ta phải quan tâm phục hoạt lại nền Văn hoá thái hòa mà vươn lên vực dậy. Ngày nay người ta đang giải quyết vấn nạn con người và xã hội bằng cách chạy quanh các hiện tượng rối ren của các cơ chế xã hội, chẳng khác nào đem dầu cù là mà chữa bệnh nội thương, mà không quan tâm sửa chữa nan đề con Người và Xã hội từ bản chất, đó là con người bất Nhân và xã hội bất Công. Nếu chỉ sửa hiện tượng, thì khi sửa được hiện tượng này, các hiện tượng rối ren tinh vi hơn khác lại xuất hiện, xã hội lại càng rối ren hơn, càng sửa lại càng sai.  Người ta đang cố tâm lấy một số tiến bộ về vật chất  để lấy thúng úp voi, cái thúng ( vài tiến bộ vật chất ), úp con voi ( khủng hoảng Tâm linh ) chắc là không ổn, vì lấy cái hữu hạn ( của vật chất ) để che đậy cái vô biên ( của Tâm linh ) thì rõ là “ Dã tràng xe cát biển Đông”!. Bao lâu con người còn giữ mầm Hận thù trong đáy lòng, lòng còn chất chứa  đầy Tham, Sân, Si, thì con người không ngừng gây ra bất công xã hội, hậu quả là muôn đời con người vẫn khổ đau và đau khổ! Do vậy mà càng sửa thì càng sai, càng sai lại càng không thể sửa, nên cứ chạy quanh và chạy lộn vòng! Cây đũa thần là mọi người phải sống thuận theo Thiên lý, chứ không thể chỉ có sống một chiều “ Duy Lý  “ mà Thượng hạ giao tranh lợi. Có “ Thị trường chung”  mà không có “ Đạo trường chung” làm cái thắng để giữ thăng bằng, thì khuynh hướng đi một chân của thế giới không chóng thì chầy sẽ gặp đại khủng hoảng ở cấp hoàn vũ.

 

Nói tóm lại:   Con Ngưòi phải  dựa theo Thiên lý tức là Dịch lý mà tìm cách bồi dưỡng

và làm phát triển tính Thiên bẩm để hoàn thiện mọi việc Làm và hoàn thiện các mối Giao liên  để sống Hòa với nhau  mà xây dựng con Người Nhân chủ, xây dựng Gia đình “ Thuận Vợ thuận Chồng “ cũng như Xã hội  biết sống Hoà với nhau mà mưu hạnh phúc  chung.

 

( 1 ): Thái cực viên đồ cũng cho ta  hình ảnh của một nguyên tử trung tính ( Cân bằng ), có cái nhân ( Tĩnh )  mang điện tích Dương ( + ) và  điện tử ( Động ) mang điện tích  Âm ( - ).       

( 2 ): Theo Thái cực viên đồ thì Âm trung hữu Dương căn và ngược lại. Do đó mà  người Đàn Ông có Thể lả Dương ( + ), nhưng Diện lại Âm ( - ), còn Người đàn bà có  Thể  là Âm (  - ) nhưng Diện lại là Dương ( + ) .  Hai ion - và + cuốn hút nhau , nên Đối cực Trai Gái dễ kết hợp thành Một.

( Trích trong cuốn  Đạo Lý Xử  thế “ của Nguyễn Quang )

 

 

CIII.- TRIẾT LÝ AN VI

Ít nét đại cương

Triết lý An Vi được xây dựng trên hai Phạm trù và ba Nguyên lý.

I.- Hai Phạm trù

1.- Phạm trù thứ nhất: Bái vật, Ý hệ, Tâm linh.

Tâm thức con Người được tiến triển qua ba mức độ:

                        a.-Bái vật : Giai đoạn con người còn mê tín dị đoan

                        b.- Ý hệ : Giai đoạn lý trí con người đã phát triển, nhưng còn bỏ quên Đời sống Tâm linh.

                        c.- Tâm linh: Giai đoạn con người  đã nhận ra Chân lý ngược chiều của Dịch lý: Thế sự và Tâm linh kết hợp

2.- Phạm trù thứ hai: Ý, Từ, Dụng, Cơ.

Nhờ tinh thần triết, mà giúp chúng ta nhìn các vấn đề một cách thấu triệt từ Gốc tới Ngọn: Gốc là Cơ, Ngọn

là Dụng, còn Ý , Từ là giai đoạn trung gian nối Ngọn Dung tới Gốc Cơ. Gốc như máy Phát điện, Cơ như các bóng đèn, cái quạt. .., Ý , Từ như các dây chuyền điện.

 

a.- :Là nguyên lý cùng tột.

                        b.- Ý :  Ý tưởng,triết học ( hệ thống của ý )

                        c.- Từ : Là lời nói, văn học.

                        d.- Dụng: Là việc làm, định chế, thói tục.

 

Ta có thể hiểu Phạm trù trên một cách khác.

 

Đạo Nghĩa.

                        ÝTriết lý Đạo học.

Từvăn học nghệ thuật, cũng tuân theo Đạo lý.

Còn Dụng là sự áp dụng triết học vào đời sống gọi là Định chế, là Thói

tục, mà từ vua tới dân đều cố theo.

II.- Ba Nguyên lý

1.- Nguyên lý Lưỡng hợp

Là sợi chỉ Hồng xuyên suốt  nền Văn hóa Việt.  Đó là “ Nghịch số chi lý “của “Đại Đạo Âm Dương hòa” của Nho, hay “ Tiên Rồng gặp nhau trên cánh đồng Tương “ của Văn gia Việt, hay “ Thuận Vợ thuận Chồng, tát bể Đông cũng cạn” của Chất gia Việt.

2.-Nguyên lý Nhân chủ

Con người Bàn Cổ, Phù đổng là con Người tự Lực tự Cường để duy trì thế Tự chủ, đó là Nhân chủ.

 

3.-Nguyên lý An vi

Với Ba Phạm trù:

                       a.- Cưỡng hành: Hành động vì bị bắt buộc, bị áp chế như trong chế độ Nô lệ

                                    b.- Lợi hành: Hành động vì lợi lộc như trong chế độ Tư bản

                                    c. An hành : Hành động theo Đạo nghĩa giúp Đời sống được an nhiên tự tại để được phong lưu của Việt..

 

III.- Cách trình bày Nho triết

 

Để trình bày Nho triết cho được rốt ráo, triết gia Kim Định đã theo 4 bước: Từ, Tượng, Số, Chế.

 

1.- Từ giúp cho có một ngôn ngữ sắc bén, thâu tóm cả hai đường Nội Ngoại.

            2.- Tượng giúp cho Nho triết nhìn ra vị trí Hòa giải của mình thật bao la.

            3.- Số giúp cho đi sâu vào gốc rễ để thấy những Chân lý ngược chiều làm nên nét đặc trưng không ai có thể phủ nhận.

            4.- Chế giúp cho thấy Nho vào Đời một cách đặc sắc.

 

  

Trả lời một số điểm thắc mắc của Ông Trần Ba

 

Danh từ Việt Nho

Ta nên biết có vô số thứ Nho như Hoàng Nho ( Thời Tam hoàng Ngũ đế ) Di Nho , ( của Tứ Di ),  Chu Nho ( của nhà Chu ), Nguyên Nho ( Khổng giáo ) Hán Nho ( của nhà Hán ) , Tống Nho ( của nhà Tống ). . . Khổng  giáo thực ra cũng là Nho giáo thuộc Nguyên Nho ... Xưa nay chưa ai nói đến Việt Nho, chỉ có triết gia Kim Định là người đầu tiên dùng danh từ Việt Nho là Nho có nguồn ngốc từ đại chủng  Việt ( yue people ) tức là những chủng tộc ở vùng Đông Nam Á khi xưa sống bằng nghề Nông nghiệp. Những chủng naỳ gốm các sắc tộc khắp vùng Đông Nam Á gồm Tàu, Nhật, Hàn Việt, Mên,  Lào, Thái Lan Mã lai, Phi Luật Tân, Nam dương, các sắc dân thuộc vùng đa dảo tạo Thái Bình Dương.

Bách Việt

Những chủng Việt định cư ở vùng trung nguyên của Tàu ngày nay, theo các học giả ngoại quốc có đến 800, một nước thời đó cũng lớn hơn  một tổng hay huyện trước đây. Những chủng này được gọi là Bách Việt, bách đây  không phải là chỉ đúng một trăm, mà chỉ số nhiều như trăm họ, - bách tính -

Sau này  chỉ có Tàu Việt, Hàn Nhật là còn chung nguồn gốc Nho giáo, Nho là văn trường chung. . ., còn các sắc dân như Việt Mên, Lào, Mã Lai, Nam Dương,. . . đều bị ảnh hưởng của Ấn Độ nên xa dần.

Nền tảng của Văn hoá

Theo triết gia Kim Định thì một nền Văn hoá giống như một cái cây có Gốc Rễ, Thân cành và Hoa quả. Một nền Văn hoá cũng vậy  có Gốc rễ là cơ cấu, phần thân cành và Hoa quả.     Gôc rễ là cơ cấu của nền Văn hoá, đó là bộ Huyền số 2 – 3, 5.    Thân cành Là 3 cột trụ: Nhân chủ ( 3 ) , Thái hoà (2 ) và Tâm linh ( 5 ), còn Hoa quả là nếp sống Phong Lưu nhờ  sinh hoạt theo tinh thần triết lý An vi ( Chấp kỳ lương đoan: doãn chấp quyết trung ).

 

Nguyên Nho  và Hán Nho

Đức Không Tử thuật lại Nguyên Nho ( Tổ thuật Nghiêu Thuấn, thuật nhi bất tác ) của phương Nam từ  Tổ Nghiêu Thuấn , là tổ của nền Văn hoá Nông nghiệp, tức là nền Văn hoá “ “ Khoan nhu dĩ giáo bất báo vô đạo, Nam phương chi cường dã, quân tử cư chi “

Vì Đức Khổng chưa tìm ra cơ cấu nên Nguyên Nho là Vương đạo mới bị nhà Hán xuyên tạc thành Nho bá đạo.   Thứ Nho Tàu truyền bá cho cha ông chúng ta là Hán Nho là Nho bá đạo. Nho vương đạo là Nho của nền Văn hoá nhu thuận, sống theo nguyên lý Mẹ gần với thiên nhiên, chuộng hoà bình của Nông nghiệp, còn Nho Bá đạo là Nho theo có tính  chất bạo động, chuộng võ lực, gây chiến tranh cướp bóc và bành trướng theo tinh thần của nền văn hoá Du mục. Nho không những có gốc từ Tổ Nghiêu Thuấn mà cơ cấu đã được khởi sáng từ nền văn hoá Hoà bình cách nay 12 ngàn năm đến 30 ngàn năm.

 

Phương pháp tìm ra cơ cấu

Muốn tìm ra cơ cấu, triết gia Kim Định phải dùng đến khoa Tân nhân văn như Tâm lý miền sâu để đi vào các huyền thoại mà tìm ra các sơ nguyên tượng tức là bản tính đồng nhiên của Nhân loại, từ đó tìm ra hai tiêu điểm Văn hoá Nông nghiệp và Du mục để gạn đục khơi trong  giữa mớ hổ lốn của Nho Vương và Bá đạo, cũng như dùng Cơ cấu luận đi vào nền Văn hóa Nông nghiệp để tìm ra mối nhất quán của nền Văn hoá.Mối Nhất quán đó là nét Lưỡng Nhất  hay  nét Gấp đôi hay là “ lý Thái cực “ . Lý Thái cực là “ Nhất Lý thông vạn lý minh” của “ Đại Đạo Âm Dương hòa “.

 

Tên Việt Nho

Danh từ Việt của đại chủng Việt nay chỉ còn Việt Nam giữ lại  cái tên Việt mà thôi tất cả đã bỏ quên, cái ý nghĩa của  Tên Việt  là Vượt qua mọi trở ngại khó khăn hàng ngày mà vươn lên để sinh tồn và phát triển hay là phải từ cái nhỏ vươn lên cái to, cái tục tới cái thanh, tứ cái thường thướng vươn lên cái phi thường . . . nên Việt có nghĩa là siêu việt.

 

Muốn biết Nho có gốc từ Việt để xứng tên là Việt Nho, chúng ta phải đi vào trong 5 điển chương Việt như Huyền thoại kinh Hùng ( 1 ), Làng xã ( 2 ) , Dịch Việt ( 3: gốc Tiên Rồng ), Trung Dung ( 4 )  và Trống Đồng ( 5 )  để nhận ra mối Nhất quán, tức là nét Lương nhất  vì Việt Nho là triết lý Nhân sinh, nên triết đã thấm sâu vào sự sống, vào hơi thở vào cách ăn tiếng nói cũng như sinh hoạt cùng phong tục tập quán Việt .

 

Việt tộc có Bộ sách dân tộc không ?

( Kinh Hùng khải triết : 6  Kim Định )

 

“ Thưa là : Không mà lại Có:

1.- Không

Vì chưa có văn tự riêng, không có chữ viết thì hẳn là không có sách.

2.- Có

Là vì có Kinh vô tự tức là những văn kiện được biểu hiện bằng dăm ba bộ Số, với một mớ Huyền thoại và vô số Tục ngữ Ca dao . Các số này được gọi là Huyền số, nó không dùng để đo đếm, nhưng để biểu thị cái khác, vì thế chúng làm nên những tiêu điểm khách quan nhưng câm nín, nên cần đến huyền thoại làm như những lời nói lên có ý nghĩa . Tuy không có chữ, nhưng còn có Truyền khẩu mà nội dung là Huyền thoại, nên kể là có.

3.- Bộ Huyền số

Những số đó ( huyền số ) có đủ giá trị chăng ?   Thưa là quá đủ, vì đây là đang nói về giá trị văn hoá thuộc tinh thần, mà tinh thần đi ngược với vật chất.

Với vật chất càng to càng hay, còn tinh thần càng bé lại càng quý : bé cho đến số Không thì quý vô cùng .  Vì tất cả triết lý Ðông phương đều đặt trên số Không : Ấn Ðộ là Thái Hư, Lão Tử là Cốc Thần ( hang trống ) Nho là vô Thanh vô Xú , Việt là Trống ( trong chữ Trống Ðồng ) , muốn nói theo Nho thì đó là Hư Tâm , Hư Linh, tức cái Tâm có trống rổng thì đạt được linh thiêng .  Ðó là bí quyết làm cho nước nên văn hiến tức là có nền văn hoá giàu chất Tâm linh.

4.- Sách Dân tộc

Có bao nhiêu sách dân tộc và những sách nào ?  Sách dân tộc Việt toàn là những Kinh không có Chữ chỉ biểu hiện bằng bộ Số Vài Ba . Sau khi đã nghiên cứu mới thấy bộ số đó quả là con chấm chủ quyền đã đóng vào vô số văn kiện, điển chương, lược đồ, di vật, hiện vật, nên có thể nói đó là bấy nhiêu sách dân tộc Tuy nhiên con chấm đóng hẳn xuống đã biến dạng nhiều cách nên khó nhận diện, chỉ sau khi đọc toàn bộ mới thấy rõ. “

a .- Sách có tên : Kinh Hữu tự

Ở đây xin kể tạm vài ba quyển thôi:

* Sách Ước, gậy Thần của Hùng vương

* Sách Tản Viên, Ba Vì

*Lạc Thư.

b .- Sách không tên : Kinh Vô tự: Kinh Dịch

Sách không Tên thi vô số, như: Cái Trống, cái Ðình, cái nhà Sàn, cái Giếng và vô số vật dụng khác đều hàm tàng các số 2 , 3 đôi khi cả 5 , 9 nữa .   Cũng phải kể đến Huyền thoại mà nét đặc trưng là vắn tắt hết sức chỉ một vài dòng như chuyện “ Nữ thần Mộc dạy anh em Lộ Bàn, Lộ Bộc biết làm nhà chữ Ðinh “, vắn tắt như thế nhưng ý nghĩa lại bao la vô tận . Quả đúng như câu châm ngôn triết : “ nội hàm càng nhỏ ngoại hàm càng to”. Nội hàm rút vào cùng cực thì toả ra cũng cùng cực . Nội hàm rút vào còn có một chữ Trống thì toả ta muôn vàn.  Trong các Kinh Vô tự, phải kể đến Kinh Dịch. Nó có một địa vị đặc biệt ở chỗ có chân trên cả hai bình diện Văn và Tự, tức là không có Chữ mà chỉ có Số, vì thế gọi là Văn, vừa có Chữ , nên gọi là Tự ( tức là các hệ từ ).

c.- 5 giai đoạn của  Kinh Dịch

Truy tầm theo lối sinh thành thì thấy Kinh Dịch có 5 giai đoạn ( theo Tam phần thư ) :

* Giai đoạn I .- Dịch thiên nhiên hay Ðạo Dịch của Trời Ðất. 

 

Tức hồn Dịch gặp được trong các Huyền thoại đầy chất Lưỡng Hợp như truyện Ông Cồ Bà Cộc, Núi Sông, Nước Lửa, Tiên Rồng . . .

* Giai đoạn II .- Dịch của Phục Hy

Thành bởi nét Đứt ( - - ) nét Liền (― ) ghép thành 8 quẻ đơn , mỗi quẻ có 3 nét . Ðó là bộ số 2 , 3 , 5 .

* Giai đoạn III .- Dịch của Ông Ðại Vũ đúc 9 đỉnh

Tức là thêm vào vòng Trong 5 số Sinh 4 số Thành nữa là 9, cũng gọi là Cửu Lạc ( số 9 của dân Lạc ) .

* Giai đoạn IV .- Dịch của Văn Vương

Bắt đầu có Văn tự, đó là những lời giải nghĩa 64 quẻ gọi là Hào từ.

* Giai đoạn V .- Dịch của Khổng Tử có thêm Thập Dực

Nổi nhất trong đó là Hệ từ đại truyện có giá trị triết lý siêu hình .   =Xưa nay người ta chỉ biết có giai đoạn IV và hầu hết nó đã trở thành sách bói toán và tán nhảm . Giai đoạn V được chú ý chút ít . Chí như 3 giai đoạn trước thì hầu như không có ai nói gì tới và đấy là chỗ cắt nghĩa sự sa đoạ của Nho là vì Ðạo là cái gì linh thiêng siêu việt không thể dùng ngôn từ hữu hạn mà nói được, “ nói được thì không phải Ðạo thường hằng nữa ”, mà chỉ là Ðạo phù phiếm thuộc xã hội.

Vì thế “ Tri giả bất ngôn ” người biết Ðạo không nói mà chỉ dùng một hai dấu hiệu, vài ba con số để chỉ thị rồi yên lặng .  Ðó là lý do tại sao các đạo lý Ðông phương quý chữ Trống rổng, Hư tâm, Vô thể. Vì thế Kinh Dịch khởi đầu chỉ có số 2 và 3, đến sau mới thêm lời vào. Vậy mà các thế hệ sau lại chú ý nhiều về lời thành ra chỉ chuyên ngành mà bỏ gốc. Nay muốn tìm lại Ðạo Uyên Nguyên thì phải học về các số trong Kinh Dịch.

d .- Ý nghĩa các Huyền số

Muốn tìm ý nghĩa các số ta hãy căn cứ trên Kinh Dịch . Kinh Dịch chia các số theo những lối cần phải biết để sau đoán ý .

* Số Ðất

Chỉ bằng các số Chẵn là 2 , 4 , 6 , 8 , nếu vẽ ra hình sẽ là nét Ngang — hoặc hình vuông □ .

* Số Trời

Chỉ bằng các số Lẻ 1 , 3 , 5 , 7 , 9 . Vẽ ra là hình nét Dọc ( │ ) hoặc hình tròn ○ .

*Vòng Trong, vòng Ngoài

Các số trên được chia ra vòng trong và vòng ngoài :

Vòng trong ( xếp theo ngũ hành ) : gồm 5 số từ 1 – 5 , được gọi là số Sinh .

 

2

|

3 ─ 5 ─ 4

|

1

 

Vòng Ngoài : gồm 4 số từ 6 – 9 , được gọi là số Thành.

 

7

|

2

|

8 ─ 3 ─ 5 ─ 4 ─ 9

|

1

|

6

 

( 5+1=6 ; 5+2=7; 5+3=8 ; 5+4=9 : Số thành )

 

Vòng Trong ( tại Thiên thành Tượng ) là Linh Tượng, vòng Ngoài ( tại Địa thành hìnht) là Sinh Tượng ( Cá biệt hoá mà thành vạn vật ).  Văn hoá nào có nhiều số 4 là thiên về Ðịa có thể gọi là Duy vật với hình Ngang hay Vuông. Chính trị đặt trên mẫu Du mục : có Giai cấp, liên hệ người là Chủ Nô .   Còn thiên về số 1 là nghiêng về Thiên có thể gọi là duy Tâm linh, hình là nét Dọc hay Tròn .  Ðây chỉ là sự phân loại Tiên thiên chưa được áp dụng, chỉ cần nói rằng trong thực tế văn hoá nào cũng có rất nhiều sửa sai nên nó làm cho khó nhận diện.  Lại theo luật hai Thái cực ở liền ngõ ( les extrêmes se touchent ), nên văn hoá ưa dùng số 4 cũng dùng số 1 ( nguyên lý đồng nhất ), còn văn hoá ưa dùng số 1 cũng lại dùng số Ðất như số 4 . Vì thế có những bộ số ; 1 – 4 hay 4 – 1 .

Việt Nho thì dùng bộ số 2 - 3 . Việt nói Vài Ba ( 2 – 3 ); Tàu nói Tham Lưỡng ( 3 – 2 ) . Hai số cộng với nhau thành 5, số Ngũ hành.

Ðó là bộ số chỉ trỏ sự Quân bình Vũ Trụ : Trời 3 , Ðất 2. Vẽ ra là hình Thập tự nhai ┼ gồm nét Ngang là 2 Ðất, cộng với nét Dọc là 3 Trời thành ngũ hành là số 5 . Hoặc cùng vẽ là hình tức là Tròn trên Vuông hay Tròn bao lấy Vuông .   Xã hội theo quy chế Bình sản không có chế độ nô lệ . Hỏi ai là chủ bộ số 2 – 3 này trước thì đó là Việt . Vì cả khảo cổ ( nét song trùng ) lẫn huyền thoại ( Tiên , Rồng ) đều nói lên điều đó. Ðây chì nói có số 2, vì nó là đầu mối cho các số nền tảng sau:

Thí dụ:

Số 3 = 1 + 2

Số 5 = 2 + 3

Số 9 = 5 + 4

Các bộ số cứ đi đôi ( 2 ) như vậy vừa căn bản lại vừa đặc trưng để nhận diện . Trong thực tế thì phải nói cả Việt lẫn Tàu đều là chủ.   Việt chủ ở đợt số Sinh gọi là Văn Hoá; Tàu chủ ở đợt số thành gọi là Văn Minh.

Nói khác đi Việt thai nghén ra những tượng ý, thí dụ bánh Dầy bánh Chưng. Còn Tàu thì hoàn chỉnh tượng ý đó bằng đổ khuôn lời gọi là công thức hoá bánh Dầy bánh Chưng Việt trở thành câu “ Thiên viên Địa phương ” của Nho .

Còn Rắn với Thuồng luồng của Việt trở thành con Long của Tàu , nhà Sàn trở thành Tam tài . Do đó mà đặt thứ tự Việt Nho tức là Việt trước Nho ( khi hiểu Nho là Tàu ) .

Ðây là vấn đề rắc rối sẽ phải nhờ đến sự trợ lực của các khoa Tân nhân văn như Khảo cổ, Dân tộc học, Cổ sử để phân xử.   Ðể đi đến hệ quả là muốn tìm ra đâu là Nho trung thực tức là Nho chưa xa lìa số sinh của nó thì phải kể đến yếu tố Việt . Nói cụ thể là phải kể đến Huyền thoại và Huyền Số nữa , nếu không dễ trật đường .   Trên đây ta đã nói bộ số nền tảng của Việt Nho là Vài Ba.

5.- Vài thí dụ đi trật đường

a.- Chữ Chân Chim, Con Quăng với chữ Lệ

Trong thời gian thai nghén văn tự thời còn là chữ Chân Chim (Điểu tích tự ) hay chữ con Quăng ( Khoa đẩu ) thì số 2 Ðất được biểu thị bằng 2 nét Ngang , còn số 3 Trời được biểu thị bằng 3 gạch Thẳng , cả hai hợp lại thành chữ kỳ ( căn = radial ) : Căn ( 2/3 : 5 nét ). Vì hai bộ số này là linh thiêng nên dùng căn “ kỳ “ đi với các chữ nào thì linh thiêng như :

Chữ tế : Chữ lễ: Chữ thần: Chữ thiền: Chữ kỳ: .  Nhưng về sau người ta quen viết tháo ( chữ viết cho nhanh ) thì chữ kỳ chỉ còn 4 nét ().  Vậy là sa đoạ ra số  Ðất lúc nào rồi mà không một ai ý thức điều đó.

 

(Chữ Điểu tích tự hay Chân Chim là của phái Chim Tiên Âu Cơ, còn chữ Khoa đẩu hay con Quăng thuộc của dòng Rồng Lạc Long. Tuy chưa tìm ra sự đóng góp của Việt Tộc vào việc hình thành chữ Lệ tức chữ Nho nhưng nên tảng văn hoá Đông Nam lại nằm trong chữ kỳ ở trên: ( hai nét trên chỉ Đất, 3 nét dưới chỉ Trời, Trời  Đất  giao thoa : 2 +3 = 5. 2-3, 5 là bộ Huyền số  của nền Văn hoá Đông Nam của Việt tộc. Theo triết gia Kim Định thì Thương Hiệt là người Việt được giao cho việc  hình thành chữ Lệ  )

b.- Hủ Nho bỏ số Sinh mà chuyên nhiều về số Thành là Bát quái và 64 quẻ.

Do thế Nho là một đạo quân bình siêu đẳng đi lần vào chỗ suy vi bị bẻ quặt. Nay muốn tìm ra mối Ðạo Uyên nguyên, thì đó là cả một công trình bao la đòi phải có sự đóng góp nhiều ngành chuyên môn. Về phía triết chúng tôi cố gắng tìm lại phần nào bằng chú tâm đến bộ số “ Vài Ba, Tham Lưỡng ” như ( 2 – 3 ) và ( 5 – 9 ) .

Cái bí quyết thành “ Văn hoá chi bang ” nằm trong mấy con Huyền Số nọ. Nói khác đi đây là nhằm khai quật phần Tâm linh trong nền văn hoá nước nhà.

Riêng về Tàu và Việt khi nói tới Việt Nho thì chỉ xin hiểu là 2 thực thể hoàn toàn văn hóa, xin gảy ra ngoài mọi suy luận thuộc chủng tộc hay chính trị, để chỉ chú ý đến văn hoá mà thôi.

Theo đó, thì Việt chỉ tất cả các dân đã cư ngụ trong nước Tàu trước khi có dân tộc Tàu, Việt Nam chỉ là một chi trong cái khối lớn lao đó.

Có chăng Việt là chi được coi như kế thừa nền văn hoá của khối Ðại Việt, đối với Tàu xuất hiện về sau. Cả hai nơi đều tổ chức xã hội theo mẫu nông nghiệp,Việt thì còn giữ nguyên chất nhiều hơn, hãy tạm gọi Việt là 9 nông 1 du, còn Tàu thì 6 Nông 4 Du.

Do đó có một số nét khác biệt làm cho Tàu nói chung không quân bình bằng Việt. Thí dụ về vật biểu Tàu chỉ có Rồng, đang khi Việt có cả Rồng lẫn Tiên, nhân đó Việt trọng bên Tả, nổi về văn hoá Tinh thần, Tàu trọng bên Hữu nổi về văn Minh ( vật chất ). Còn rất nhiều chi tiết sẽ đề cập sau .”

 

( Tóm lại khi đã hình thành được những nền tảng vững chắc trên thì nền Văn hoá về  Thiên lý hay Dịch lý trở nên  bao la và thâm sâu vô cùng chứ không chỉ có Tứ thư và Ngũ kinh của  Khổng Mạnh . Lời bàn thêm của người trích )

 

Phân  biệt Viêt Nho với Hán Nho

  Tiêu chuẩn gạn đục khơi trong

Ðể việc gạn lọc được kết quả, chúng ta cần phải có tiêu điểm để y cứ , đó là  Văn minh du mục và văn hoá nông nghiệp, và từ đó ta tinh lọc Hán Nho để tìm ra tinh hoa của Việt Nho . 

I .- Văn Minh du mục

( Cơ cấu Việt Nho : Kim Ðịnh )

1.- Hai nền Văn hoá

“ Văn hoá loài người có muôn sắc thái, nhưng khi xét tận căn cơ lại chia ra được hai nguồn đã được đổ khuôn tự xa xưa do hai trào sống: một là Du mục, hai là Nông nghiệp.  Hai tiếng này phải hiểu cách rộng rãi:  Du mục bao gồm những miền đất mênh mông tự Cận Ðông đến Viễn Ðông và ta sẽ gọi là Tây Bắc.  Còn Nông nghiệp tuy có nhiều nơi nhưng ở đây có ý chỉ những miền mênh mông đủ sức gây ảnh hưởng lâu dài vào văn hoá như miền bình nguyên Ba Thục, hay đồng bằng Hoàng Hà, Hoài Giang, Dương Tử giang. . .   Ðây là hai miền để ấn tích sâu đậm trên văn hoá loài người nên chia thành hai luồng tư tưởng khác nhau, nhưng lâu ngày pha trộn vào nhau.  Và tuy ngày nay không còn nền văn hoá nào thuần chất nông hay du, nhưng cần đơn giản hoá để có vài tiêu điểm giúp cho việc nghiên cứu được dễ dàng.  Vậy nên chúng tôi tạm dùng hai nét đó để phân loại các nền văn hoá, miễn phải hiểu trên đại cương và cách co dãn uyển chuyển.

2.- Đời sống Du mục

Riêng về lối Du mục đã mang tính chất nước đôi, gắn yếu tố Du thuộc thời săn với yếu tố Mục đã đi vào Nông nghiệp.  Tuy nhiên nói về đại để thì du mục còn mang nhiều yếu tố thời săn lượm ( Civ. I . 36 ). Ở thời này việc săn lượm chưa là truyện giải trí hay tuỳ phụ như sau này, nhưng là vấn đề sinh sống, ngoài việc săn lượm không còn nghề nào khác.      Vì thế để cho được sống tất phải đi săn. 

Ðã săn là có truyện đổ máu. Thế rồi sự kiện thường xuyên đó ngấm dần vào tiềm thức gây ra sự thích thú làm cho con vật hay tha nhân đau khổ ( Civ. I . 76 ).  Tha nhân càng đau khổ càng sướng đó là căn do những hình khổ kéo dài: đốt bằng lửa bé, đóng đanh treo cho hấp hối cả mấy ngày, đóng cọc đít dựng ngồi lên nhưng không cho cọc đâm sâu lên bụng để thủng thẳng mà chết. . .   Chính đó là căn do của sự tàn nhẫn đã trở nên dấu hiệu của giai đoạn du mục nên sau này khi đã bước vào văn minh phải lâu lắm con người mới bỏ dần đi được. 

Thời du mục có thể coi như đoạn cuối cùng của săn hái nên còn mang yếu tố chung với săn hái: cũng ở lều cũng tôn thờ Tù trưởng đến cùng độ, rồi lại thêm bắt người làm nô lệ và đàn áp nông nghiệp để kiếm đồng cỏ ( Civ. I. 41 ).  Vì thế chúng ta có thể dùng danh từ mục để chỉ thời tiền văn minh, rồi đến cửa văn minh là nông nghiệp.

3.- Đời sống Nông nghiệp

Nông nghiệp là cuộc cách mạng lớn nhất của con người đã xảy ra cách đây hàng chục ngàn năm, nó biến đổi toàn triệt đời sống và đưa ra một lối mới khác hẳn trước: lấy việc ưa thích nghệ thuật và đời sống dễ dãi thanh bình thế vào đời sống cam go và hiếu chiến ngày xưa. 

4.- Sự giao thoa giữa hai trận tuyến

Do đó mà đã thành một thứ định luật trong lịch sử là du mục thắng nông nghiệp để rồi bị nông nghiệp cải hóa, trở nên văn minh thuần phục. lúc ấy lại bị du mục đợt mới đánh quỵ ( Civ.I. 308 ).

Ðó là một sự kiện xẩy ra thường xuyên trong mọi nền văn minh, mọi thời đại:

      * Người Doriens đuổi người Mycéens.

      * Người Hyksos đuổi dân Ai Cập.

      * Người Cro-magnon đuổi người Néanderthal.

Tức ở đâu và bao giờ cũng có sự xâm lăng, nên sự đối chọi giữa du mục và nông nghiệp là một tiêu điểm có giá trị phổ quát.

Lấy đó mà nhìn vào nền văn hoá nước nhà chúng ta rất dễ nhận ra một phía ưa dùng bạo lực pháp hình, còn một bên thì ưa dùng những đường lối nhu thuận tìm cách cải hoá bằng lễ giáo thí dụ Nhu đạo phát xuất từ chữ Nhu, tức đi lối “ Khoan nhu dĩ giáo ”, nên kể là đại biểu cho nông nghiệp .  Ðiều này ít được nhận ra vì Nho giáo đã hết chính truyền từ lúc những yếu tố du mục mọc trùm lên trên.  Tuy nhiên nếu chịu khảo sâu thì cũng còn nhìn ra được sự nối kết đó, vì không bao giờ nét hàn xì đi đến cùng triệt, nhưng vẫn để lại dấu vết được biểu lộ qua cuộc vật lộn cam go giữa hai nền văn hoá.  Có khi giao tranh ác liệt, có khi hoà hoạn ảnh hưởng lẫn vào nhau.

Lịch sử nhân loại chính là sự giao thoa của hai trận tuyến đó: Khi bên này thắng thế, lúc đên lượt bên kia, xoắn xuýt pha trộn khiến cho sự nhìn ra trở thành khó khăn nhưng lại cần thiết để có một quan niệm bớt mung lung về nguồn gốc văn hoá. 

Muốn phân ra cần phải đi tới cơ cấu mới đạt những yếu tố tương đối đơn thuần để dễ phân biệt.

II .- Cơ cấu Du Nông

Ðiều nhận xét đầu tiên là bất cứ ở đâu thô bạo cũng thắng được tế vi ( Partout le délicat est vaincu par le grossier . Journal . Keyserling 169 ). Ðó là du mục khởi đầu thắng nông nghiệp. Tại sao vậy ?   Thưa như đã nói vì nó dựa trên sức mạnh.  Ðó là điều bó buộc trong thời săn hái.      Muốn bảo tồn sinh mạng không những con người phải chống chọi thú vật, mà còn phải giết chúng để làm lương thực.  Lâu ngày sự bạo hành đó quen đi, ngấm vào tiềm thức gây nên cơ cấu du mục, là cơ cấu xây bằng võ lực.  Ðịa vực của du mục hầu hết  là những cánh đồng hoang bát ngát nằm trong vùng Cận Ðông Tiểu Á lan tới vùng thảo nguyên bát ngát của Á Châu.  Ðó là quê hương du mục với những đoàn người sống theo phương thức đoàn vật do một người chăn.  Ờ đoàn người đi săn tâm thức cá nhân thiếu cơ hội nảy nở: người ta chỉ khuyến khích sự phục tòng tuyệt đối trước quyền uy của một Tù trưởng thường được thần thánh hoá để duy trì tinh thần hồn khóm , hầu trở nên đoàn quân hùng mạnh. 

Và đó là điểu giải nghĩa tại sao mỗi khi đụng chạm với nông nghiệp thì hầu hết là du mục thắng thế .

Là vì phía nông nghiệp tuy cũng có kỷ luật, nhưng thường mền dẻo và nhất là còn để lại quảng trống rất rộng cho lối sống riêng rẽ từng gia tộc đầy tình cảm.  Văn hoá lại khuyến khích lối sống “ Doãn chấp kỳ trung ”,  như với Lễ Gia Quan là lễ vun tưới óc trách nhiệm cá nhân.    Ngược lại trong lối sống du mục đã không có sự khuyến khích như vậy.  Hơn nữa lối sống chung đụng từng đám không để giờ cho những sự tư riêng vi tế nảy nở, nhưng cổ võ đời sống tập thể . Vì thế mà triết thuyết nghiêng về pháp hình và lý trí gạt bỏ tình cảm.  Vật Tổ thì thích dùng các con mạnh thú như hùm, beo, hổ , báo. . . biểu thị bằng lông mao.

Trong lối tổ chức xã hội thì có đẳng cấp dựa trên dòng tộc hoặc giàu sang. Loại tâm thức này sẽ giữ vai trò văn minh chinh phục thiên nhiên, mở đầu khoa học, ưa số chẵn, số Ðất : 2, 4, 6, 8.  Ngược lại bên phía nông nghiệp  đề cao quan văn, đề cao đức độ .

Vua chỉ có giá trị vì đức chứ không vì thế .  Vật biểu là Tiên ( tức yếu tố nữ ) đi với Chim ( lông vũ ), tức vật hiền lành và biết bay cao.  Xã hội không có đẳng cấp, nhưng nhấn mạnh trên tuổi tác và công thể, như Hội đồng kỳ mục tức không dành riêng cho một đẳng cấp nào.   Cai trị bằng Lễ ( tục ) .    Triết lý thỉ giàu tình cảm và  nghệ thuật. Loại tâm thức này sẽ chuyên về văn hoá nhằm làm đẹp tình người, tô điểm cho những mối nhân luân bằng Lễ.

Tóm lại mà nói thì cơ cấu du mục chuyên về văn minh tìm chinh phục thiên nhiên và trấn hai phương Tây Bắc 4 – 1.      Nông nghiệp nghiêng về văn hoá tìm làm đẹp những mối nhân luân, trấn hai phương Ðông và Nam 3 – 2.    Sau đây là vài thí dụ điển hình:

III .- Hoàng Ðế đại biểu Du mục,Thần Nông đại biểu Nông nghiệp.

Ðã biết rằng cơ cấu thuộc tiềm thức không có đường viền rõ rệt. Vì thế khi chúng tôi đưa Hoàng Ðế ra làm đại biểu thì chỉ nên coi như một sơ nguyên tượng mà không là nhân vật lịch sử. Nói vậy nghĩa là những điều thuộc Hoàng Ðế có không đúng hẳn với lịch sử cũng không quan trọng.

Quan trọng là làm nổi bật lên vai trò Du mục y như Thần Nông là đại biểu cho Nông nghiệp vậy.

Si Vưu là con cháu Thần Nông đã phải chiến đấu với Hoàng Ðế thì hiểu là văn minh nông nghiệp phải chống với du mục. Nông nghiệp đi vào văn minh trước nên cháu Thần Nông chống với du mục Hoàng Ðế.

Chữ Ðế mang ý nghĩa chinh phục hay là ăn sẵn: dùng võ lực để săn con thú, lưới con cá sẵn có đó rồi.  Lối sống này sẽ đưa đến chinh phục, cướp đoạt, nói vắn là Ðế.  Ban đầu Ðế có nghĩa là ăn sẵn, ăn cướp, tước đoạt nhưng vì do vua làm nên mang ý nghĩa tốt, theo thế thái ăn trộm cái lưỡi câu là thằng cướp, còn ăn trộm một nước thì lại là vua, và trong trường hợp sau này việc chinh phục được kêu là Ðế và chữ Ðế mất tính chất du côn để trở nên cao cả.    

Vì thế nên gọi là Ðế theo nghĩa Ðế là chinh phục, chiếm đoạt.  Ðế quốc là nước dùng sức mạnh để chiếm đoạt các nước khác. 

Người được gọi là Ðế đầu tiên trong huyền sử Việt Nho là Hoàng Ðế, có nghĩa là người đã chiếm đoạt văn minh Hoàng tức của nông nghiệp: bao nhiêu phát kiến nông nghiệp đều quy cho mình, thí dụ “ Hoàng Ðế nội kinh ” tuy bảo là của Hoàng Ðế mà thực ra là cuốn sách thâu lượm kinh nghiệm y dược của Thần Nông, đặt trên khung Âm Dương của Phục Hy.  Như vậy Hoàng Ðế quả là đại biểu cho một nền văn hoá khác xây trên vũ lực về văn hoá, còn ở trên hai đợt bái vật và Ý hệ. Nếu biểu thị bái vật bằng số 1, còn ý hệ bằng số 4  ( 4 - 1 )  thì chúng ta sẽ thấy được du mục là nền văn hoá chú trọng đến hình thức ( là số 4 ), Ðịa phương  cũng như sức mạnh đi theo đường khắc: Hoả ( 2 ) khắc Kim ( 4 ) , Kim khắc Mộc ( số 3 )  và choán hai phương Tây bắc với số phá, số chẵn.  Ngược lại với văn hoá nông nghiệp ở Ðông Nam số lẻ, vì số lẻ là số hoá ưa chuộng uyển chuyển nhu thuận .  Ta hãy xét thêm một điểm then chốt nữa là nhà cai trị của Tàu cũng thấy đến quá nửa là du mục. Toàn thể lịch sử Trung Quốc được dệt nên bằng những cuộc xâm lăng của du mục, khởi đầu mãi tự ngàn xưa, từ Hoàng Ðế dẫn đến nhà Chu, rồi đến nhà Tần, nhà Hán cả thảy hơn hai ngàn năm, sau này vẫn còn tiếp nối .  Có thể chia sự tiếp nối đó ra làm hai đợt:

            *Ðợt nhất gọi là xâm nhập gồm ba triều Bắc Nguỵ thuộc giòng Thát Bạt ( Topa ) từ năm 385 – 556 tức 170 năm.

            *Ðợt hai kêu là chinh phục gồm 4 nhà :

                        Liêu  907 – 1125 ( 218 năm )

                        Kim 1165 – 1234 ( 165 năm )

                        Nguyên 1206  -  1326  ( 120 năm )

                        Thanh  1644 – 1911 ( 267  năm )

Cộng cả là 974 năm chinh phục nhập với 170 năm xâm nhập vị chi là 964 năm. Vo tròn lại là 1000 năm, cộng với 2000 năm trước nữa là 3000 năm, một nước bị du mục thống trị đến 3000 năm như vậy, có nói Trung Quốc mang tính chất du mục quả là có nền  tảng ngay trên phương diện sử .

IV.- Phân biệt Hán Nho và Nguyên Nho hay Việt Nho

Sau đây là một số nét khác biệt về Hán Nho và Việt Nho: Khi nói tới Việt Nho và Hán Nho là ta chỉ nói tới khía cạnh văn hoá, mà không nói tới chủng tộc hay chính trị . . .

Văn hoá mà ta đề cập tới là văn hoá nông nghiệp và văn hoá du mục.

Tính chất của văn hoá Du mục là bạo động, hiếu chiến, chiếm đoạt và bành trướng, trọng võ hơn văn , trọng lý hơn tình . . . Ðại diện nổi nhất là Hiên Viên Hoàng Ðế, Tần Thuỷ Hoàng, rồi

tới các triều đại từ nhà Hán về sau.  Còn văn hoá Nông nghiệp thì nhu thuận ( Nho ) ưa hoà bình, trọng văn hơn võ, phù yểu nên trọng nữ, coi tình nặng hơn lý, bề ngoài là lý nhưng trong là tình . . . Thuỷ tổ của nền văn hoá này là Phục Hy làm ra Dịch tiên thiên, Nữ Oa nấu đá ngũ sắc, Thần Nông khai sáng nông nghiệp. Ðó là loạt Tổ đầu tiên lập ra Nho giáo, tức cũng là Việt Nho.

1 .- Chủ trương của Việt Nho

Chủ trương của Việt Nho là Thân thân, nghĩa gần gủi là thân cận với tất cả.  Ðây là tinh thần văn hóa nông nghiệp được xây dựng trên tình thâm.

Ðối với Vợ Chồng thì gọi là mình, nhà tôi, đối với con cái thì gọi là quý tử, đối với cha me thì gọi là song thân nên không có khoảng cách thế hệ, vua quan được gọi là phu mẫu chi dân làm cho vua quan không có cách biệt với dân chúng.

Cai trị dân theo phương châm hiệt củ, nghĩa là yêu điều dân yêu, ghét điều dân ghét . Ðối với mọi người thì gọi là bà con cô bác . . .      Mọi người đều lấy Nhân Nghĩa để đối xử với nhau .

2 .- Chủ trương của Hán Nho

Chủ trương của Hán Nho là Tôn tôn nghĩa là đề cao cái uy thế của vua lên mây xanh, tôn vua lên ngôi Thiên tử, vua ở trên hết và cách biệt với mọi người, người dân không được nhìn vào mặt vua, nếu không là mang tội phạm nhan. Về con người thì trọng nam khinh nữ ( nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô ).   Cha mẹ được gọi là nghiêm đường, nên giữa cha mẹ và con cái có sự cách biệt, đối với vua thì phải trung quân, vua bảo chết thì phải chết, nếu không chết là bất trung, và lấy trung quân để đè bẹp chữ hiếu.

Vế cách cai trị thì chủ trương dùng người gian xảo: khiến dân thân với luật pháp, tránh dùng người hiền ( vương dụng thiện tắc dân thân kỳ thân, dụng gian tặc tắc dân thân kỳ chế . Thượng Ưởng . Need II 208 ) 

Cai trị dân theo phương pháp xích thốn, nghĩa là dùng thước tấc để đo người. Chính sách quản lý hộ khẩu, chế độ tem phiếu, ngũ gia liên báo đều bắt nguồn từ nguồn tư tưởng trên.

Nhà Chu đã đem vào Nho giáo mấy yếu tố sau:

          1 .- Luật hình .

          2 .- Hoạn quan.

          3.- Quan niệm Thiên mệnh và quan niệm nước Tàu là trung tâm của thiên hạ  ( Trung quốc : lại thêm đề cao tư tưởng dẫn tới thói thượng Lễ đời Hán . Creel 333, 337, 350, 352 ), trước đó chưa có quan niệm này, vì nhà Thương cũng chỉ mới rộng chừng 115 000 cây số vuông 9 Creel 131 ).

          4 .- Sự chuyển biến tư sản làng xã sang tư sản phong kiến  ( Need . II 1056 ), mà Eberhard gọi là giai cấp quý tộc ( Gentry ), và kêu là bách tính để phân biệt với lê dân ( dân tóc đen khác với dân tóc vàng từ Tây Bắc qua ) , ( Eberhard 27 ).

Bốn yếu tố đó có tính cách du mục, nặng về lý trí đem lại sự minh bạch.

Vì thế nhà Chu kể là có công đặt để một khuôn mẫu cho nền văn hoá Việt Nho chưa thành hình rõ rệt ở hai đời trước, mà các học giả gọi là thời lên men của ý tưởng ( Creel 209 ).

Nhưng rồi tính chất du mục hiện rõ từ nhà Chu, sẽ được phát triển tột độ ở nhà Tần, rồi truyền qua nhà Hán để in dấu rõ rệt trên nền văn hoá nước Tàu.

Mặc dầu nhà Chu ngay tự buổi đầu đã xưng mình thuộc dòng nông nghiệp, nhưng các học giả vẫn gọi là văn hoá du mục ( nomadisme patriarcal hay pastoral, ngược với vegetal của Ðông Nam ( Need II 576 ) , tức khác hẳn với văn hoá phương Nam của Viêm Việt, luôn trung thành với các yếu tố nông nghiệp: nhu thuận, bình sản, tự do, ưa hồn nhiên, đột khởi hơn công ước, sính lễ, trọng tình cảm hơn lý trí.  Vì thế đã trở thành hai khuynh hướng chống đối nhau xuyên qua 4000 năm lịch sử, mà ba chặng lớn có thể kể tới là Long Sơn, Ðông Chu và Tần Hán ( Arché. 444 ).

 

3 .- Giải nghĩa các hiện tượng

Do nhận xét trên mới giải nghĩa được các hiện tượng sau:

            a .- Nếu bảo Nho là của Tàu, thì tại sao mấy triều đại chính của Tàu lại phá Nho mạnh nhất: nhà Chu tận diệt sách nhà Thương  ( Need I  86 ), nhà Tần đốt sách chôn Nho, nhà Hán xuyên tạc Kinh văn. Sau này tuy nhận Nho nhưng vẫn còn lưu lại hai yếu tố phát xuất tự Tây Bắc là hoạn quan và pháp hình để kiểm soát Nho sĩ.

            b .- Tại sao nước Việt Nam, thực tế là các làng mãi từ xa xưa luôn luôn trốn văn minh Tàu ( nhận xét của Paul Mus 334 ), thế mà hằng số của Nho gia lại nằm sâu trong lòng dân Việt Nam, còn sâu xa hơn cả bên Tàu.

Lý tưởng của Việt Nho là bảo vệ nền tự trị xã thôn với chế độ bình sản và tự do con người, ít ra theo chủ trương triết cũng như trên phương diện lễ tục.

Xét về nội dung là một thứ liên bang tinh thần, nó đã được đỡ đầu bởi nhiều hiền triết như Thần Nông, Phục Hy, Nữ Oa, Nghiêu, Thuấn, Ðại Vũ . . . , tất cả những tên đó đều thuộc giai đoạn Viêm Việt, giai đoạn đã thành lập được nền văn minh nông nghiệp mà sau này mang tên là vương đạo.

Nhưng rồi với thời gian và sự thấu nhập của các làn xâm lăng từ Tây Bắc, nền văn hoá này đã bị lung lay, và từ cuối đời Xuân Thu mấy nước lớn như Tề, Tấn,Tống, Sở, Ngô, Việt, Tần tranh bá đồ vương không phải để làm sống lại tinh thần vương đạo, mà cốt để thôn tính các nước nhỏ cho tới khi toàn thắng để đặt nền thống trị toàn lãnh thổ ( H. Maspéro  p.323 ).   Tứ đó có gọi là Nho giáo cũng chỉ là mượn danh hiệu, vì chính đó là pháp gia, hình gia, chứ đâu còn là Nho là nhu, vừa có nghĩa là nhu yếu, vừa có nghĩa là đạo của nhu thuận, hiền hậu . Từ đời Hán về sau, thì nặng màu chính trị du mục mà thôi.

Nên mỗi khi nói Việt Nho thì phải hiểu vào thời Xuân Thu trở về trước, còn từ thời Chiến Quốc về sau thì là thứ Nho khác ( xem câu chuyện nước Lỗ bắt được con Kỳ lân què chân trái ( tả nhậm ).”   ( Hết trích )

 

Những nhân vật Huyền sử

Đây là những nhân vật Văn hoá, chứ không phải là nhân vật lịch sử, đừng nên ngộ nhận.

Xưa nay chúng ta cứ tin những nhân vật thời Tiền sử như Bàn Cổ, Phục Hy, Nữ Oa, Thần nông, Toại nhân, Hữu Sào, Viêm Đế,  Nghiêu, Thuấn, đều là của riêng Tàu, thực ra họ thuộc về đại chủng Việt.

Bàn Cổ còn có tên là Ông Bành Tổ sống 18000 năm thuộc dân tộc Dao trong bách Việt, hiện nay mộ còn ở vùng rừng núi Quảng Đông, đây là nhân vật  Sắp Thế ký ( danh từ của Kim Định ) nghĩa là người được sinh ra trong Trời Đất tìm sắp xếp vị trí cho mình làm sao để cho mọi sự được êm xuôi. Đó là con Người Nhân chủ, tự Chủ, tự Lực, tự Cường.. .

Phục Hy  là nhân vật tạo ra kinh Dịch  ( hai nét: đứt ─ ─ , liền  ━ )  và thuốc men, có tên là Thanh tinh là con Rồng xanh. Nữ Oa là nhân vật đội đá vá trời, nấu đá ngũ sắc vá lại Trời, còn có tên là Chim Tinh vệ thuộc nòi Tiên; Thần Nông tạo ra nghề trồng trọt thuộc Nông nghiệp. Toại Nhân tạo ra lửa để nấu nướng, và đốt rẫy làm nghề nông. Hữu Sào biết cách làm nhà trên cây để tránh thú dữ, là hình ảnh của thuyết Tam tài, Viêm đế là vua của Viêm Bang, Viêm là lửa với ba chữ Hỏa là Lửa thuộc Hỏa của phương Nam, Nghiêu , Thuấn đều làm nghề Nông,( Các nhân vật đều thuộc nòi Tiên Rồng  như Âu Cơ là chim Tiên, Lạc Long là nòi Rồng) . Các nhân vật trên đều là những nhân vật thuộc nền Văn hoá Nông nghiệp.

 Còn những Nhân vât  như Hoàng Đế, Tần Thuỷ Hoàng, các nhân vật cầm quyền trong các nhà Hán, Tấn, Tuỳ,  Đường Tống, Nguyên, Minh, Thanh, cũng như Trung cộng với  Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, và đồng đảng hiện nay đều là nhân vật lịch sử, họ theo nền Văn hoá Du mục, chuyên dùng bạo lực gây chiến tranh cướp bóc và bành trướng. Cac nhà chính quyền thuộc văn hoá Du mục chuyên gây chiến tranh cướp đoạt đất đai nhân dân cùng với những phát minh, nhất là nền tảng Văn hoá của chủng Việt, sau đó cạo sửa và xoá vết tích làm của riêng mình. Các người sống bằng nghề Du mục suốt ngày chỉ rong ruổi trên lưng ngựa điều khiển súc vật, làm gì có thì giờ tìm ra Văn để hoá nhau.

Các nhân vật văn hoá trên đều được lần lượt đem vào sử sách Tàu, các nhân vật càng lâu đời như Bàn Cổ lại được đem vào sau.

Các nhà cầm quyền Tàu đang làm gì đối với VN, và Đông Á và giấc mộng bành trướng khắp thế giới nay đã ló dạng một cách trắng trợn. Chúng ta chỉ chống  cái “tham tàm và cường bạo “ của các nhà cầm quyền Tàu xưa nay, đa số dân Tàu ( thuộc thành phần sĩ nông ) đều thuộc chủng Việt là anh em của chúng ta, hơn nữa văn hoá của cha ông chúng ta là Tử hải giai huynh đệ, không có kẻ thù giai cấp.

 

Mỗi người dân Việt Nam nên ghi lòng tạc dạ rằng kẻ thù truyền kiếp phương Bắc không bao giờ ngưng nghỉ việc tàm thực mà đồng hoá Việt Nam. Những khổ đau và nhục nhã  qua hơn 1000 đô hộ, 6 cuộc đại xâm và nhất là 70 năm cai trị độc chuyên của tập đoàn nô lệ Bắc phương đã quá đủ cho nhân dân Việt Nam rồi .

 

Mong rằng một số điểm trên giúp Ông Ba giải toả được phần nào thắc mắc. Kính chúc vạn an.

 

Tóm lại

Chúng ta đang trực diện với nhiều kẻ thù:

            1.- Kẻ thù bất Nhân trong mỗi chúng ta, vì chúng ta đang còn quá bất toàn mà không ý thức cùng giúp nhau sửa đổi, lối sống cá nhân chủ nghĩa vô trách nhiệm đang chia mỗi chúng ta ra từng xứ cô đơn!

            2.- Kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc là nền văn hóa bá đạo cùng với những nhà Cầm quyền Tham tàn và Cường bạo liên tiếp ngàn đời của Bắc phương, (  cũng như thực dân Tây phương) luôn luôn tìm cách để kìm hãm dân tộc chúng ta trong “ Cái khó bó cái khôn và  bần cùng sinh đạo tặc “để  cho chúng dễ  tàm thực mà  đồng hoá  “ .

            3.-  Kẻ Nội thù tập thể - Đảng CSVN- đã liên kết chặt chẽ với Trung Cộng gần thế kỷ nay để tàn phá nền tảng con Người và Xã hội hầu dọn đường cho Trung Cộng nô lệ hóa Dân tộc ta.

 Cái Quốc nạn chính là nhân dân chúng ta đã bị sa đoạ vì Thù trong Giặc ngoài, nên đánh mất sức sống Nhân, Trí, Dũng mà Tổ tiên đã dày công un đúc để xây dựng và giữ nước.

Muốn Chống với tất cả nhửng kẻ thù trên thì cả dân tộc chúng ta phải thực sự là những Trai hùng Gái đảm, nghĩa là những con người Nhân chủ, luôn đóng  trọn vai trò tự Chủ tự Lực tự Cường, biết sống Hòa với nhau để đoàn kết toàn dân, mà chung Lòng, Chung Trí và Chung Sức với nhau mà lo việc Gia đình và việc Nước. Đừng có ảo tưỡng mà chạy quanh đi tìm cây gậy Thần ngoài con Người mình và Dân tộc mình.

Chúng ta không thể cứ ôm cái quá khứ anh hùng để tự ru ngủ niềm đau nhức nhối mà bất động, cũng như  không chỉ có viết lách chủi bới nhau cho sát ván để giải quyết quốc nạn và quốc nhục!  Chúng ta hãy lay hồn Thiêng thiên cổ dậy cùng nhau thức tỉnh giấc Mê ngàn năm mà cùng nhau vực lại sức sống làm Người mà vùng lên để tự cứu và cứu dân tộc. Mong mỏi thay!

 

 Việt Nhân

 

Nhóm mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang : Nạn Hán Hoá
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com

Email: thuky@vietnamvanhien.net

"Bất chiến tự nhiên thành" chi kế
Văn Hiến ngàn năm sử đã đề
  Giải trừ quốc nạn bằng Tâm lực
"Nhân Chủ (tự chủ) - An Vi (an lạc)" khai lối về


Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi bảo tồn di sản văn hóa của Việt tộc. Thắp sáng niềm tin Diên Hồng và nếp sống Văn Hiến hầu phục hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.